You are on page 1of 14

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO BÀI 4:

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN

NHÓM: 04, Tiểu nhóm: 05 Ngày:


07/02/2024
Thành viên:

1. Lê Thị Quỳnh Như MSSV: H2100444

2. Lê Quyền Trang MSSV: H2100211

3. Huỳnh Trần Hải Yến MSSV: H2100484

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


1
I. SOI BỘT RỄ CAM THẢO

Quan sát bột Cam thảo:

Hình 1. Mảnh bần ở vật kính 40X

Hình 2. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột ở vật kính 40X

2
Hình 3. Sợi kèm tinh thể calci axalat hình khối ở vật kính 40X

Hình 4. Hạt tinh bột ở vật kính 40X

3
Hình 5. Tinh thể calci oxalat ở vật kính 40X

Hình 6. Mạch mạng ở vật kính 40X Hình 7. Mạch chấm đồng tiền ở vật
kính 40X

4
II.ĐỊNH TÍNH SAPONIN TRONG BỘT RỄ CAM THẢO VÀ MẠCH MÔN

1. Thử nghiệm tính tạo bọt


- Tiến hành:
 Cho chén sứ đun cách thủy bốc hơi dung môi đến còn khoảng 5 ml. Hết cồn, chỉ
còn nước  Tạo bọt (vì cồn là chất phá bọt).
 Lấy dịch chiết đậm đặc cho vào một ống nghiệm có nắp đã có sẵn 10 ml nước cất.
 Đậy nắp ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều thẳng đứng của ống nghiệm trong 1
phút (30 lần lắc), để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt và đánh giá kết quả.
- Kết quả:

5
 Cam thảo

Hình 8. Cam thảo Hình 9. Cam thảo Hình 10. Cam thảo Hình 11. Cam thảo
sau khi lắc tạo bọt để yên 15 phút để yên 30 phút để yên 60 phút

Thời gian bọt bền (phút)

15 phút +

30 phút ++

60 phút +++

6
 Mạch môn

Hình 12. Mạch môn Hình 13. Mạch môn Hình 14. Mạch môn Hình 15. Mạch môn
sau khi lắc tạo bọt để yên 15 phút để yên 30 phút để yên 60 phút

Thời gian bọt bền (phút)

15 phút +

30 phút ++

60 phút +++

Nhận xét:
 Bọt bền trong 60 phút vì Cam thảo và Mạch môn đều chứa saponin.
 Saponin có cấu trúc phần đường thân nước và phần aglycone thân dầu nên khi hòa
với nước làm giảm sức căng bề mặt dung dịch, tạo bọt khi lắc.
2. Phản ứng Lierbermann – Burchard
- Tiến hành:
 Cho chén sứ cô trên bếp cách thủy đến cắn thật khô, để nguội.
7
 Cho vào cắn 1 ml anhydride acetic và 1 ml CHCl 3, khuấy kỹ cho tan. Lọc bằng
pipet Pasteur bịt bông, cho dịch lọc vào một ống nghiệm khô.
 Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric. Giữa 2 lớp chất
lỏng có vòng ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu
sẫm hoặc xanh lá, xanh rêu…
- Kết quả:

Hình 16. Phản ứng Hình 17. Phản ứng


Lierbermann – Burchard Lierbermann – Burchard
của Cam thảo của Mạch môn

Nhận xét:
 Saponin có phần aglycone sẽ dương tính với phản ứng Lierbermann – Burchard
(phản ứng đặc hiệu lên màu, cơ chế phản ứng là sự khử nước của acid mạnh).
 Giữa 2 lớp ngăn cách có vòng màu nâu đỏ. Lớp dung dịch phía trên có màu vàng
nâu (Cam thảo) và màu vàng nâu có ánh xanh (Mạch môn).
 Phản ứng dương tính và có chứa saponin trong mẫu.
3. Phản ứng với SbCl3
- Tiến hành:

8
 Cho chén sứ cô trên bếp cách thủy đến cắn.
 Nhỏ vào chén sứ 5 giọt SbCl3/CHCl3, soi chén sứ dưới UV 365 nm.
 Huỳnh quang xanh: saponin triterpene.
 Huỳnh quang vàng: saponin steroid.
- Kết quả:

Hình 18. Cam thảo sau khi soi dưới Hình 19. Mạch môn sau khi soi dưới
UV 365 nm UV 365 nm

Nhận xét:
Sau khi chiếu đèn UV 365 nm:
 Cam thảo có huỳnh quang xanh chứng tỏ Cam thảo chứa saponin triterpene.
 Mạch môn có huỳnh quang vàng chứng tỏ Mạch môn chứa saponin steroid.

III. CHIẾT XUẤT ACID GLYCYRRHIZIC TỪ CAM THẢO VÀ ĐỊNH TÍNH


ACID GLYCYRRHIZIC BẰNG SẮC KÍ LỚP MỎNG
1. Chiết xuất cao toàn phần
- Tiến hành:

9
 Cân 20 gam bột rễ Cam thảo vào bình cầu 500 ml.
 Thêm 200 ml methanol và đun hồi lưu trong 30 phút.
 Lọc dịch chiết qua bông và cho vào becher 500 ml.
 Lấy 100 ml dịch chiết cho vào 500 ml và cô cách thủy đến cắn (cắn A).
 Lấy 0.5 ml dịch chiết cho vào eppendorff mẫu thử toàn phần (TP) dùng cho sắc kí
lớp mỏng.
- Kết quả:

Hình 20. Dung dịch chiết của rễ Cam thảo sau khi đun hồi lưu 30 phút

2. Tinh chế saponin toàn phần


- Tiến hành:
 Hòa tan cắn (cắn A) với 100 ml nước cất và cho vào becher 250 ml.
 Tráng chén sứ với 50 ml nước cất và gộp chung vào becher.
 Acid hóa dịch chiết bằng cách cho từ từ HCl 10% vào becher và vừa cho acid vừa
khuấy đều đến khi đạt pH =1 - 2.
 Acid glycyrrhizic tự do sẽ kết tủa màu nâu dưới đáy becher.
 Lọc tủa bằng phễu Buchner thu tủa (cắn B).

10
 Cho tủa vào tủ sấy trong 5 phút.
 Lấy một ít cắn B hòa với 1 ml methanol cho vào eppendorff và thu được mẫu thử
(TP1) dùng cho sắc kí lớp mỏng.
- Kết quả:

Hình 21. Cắn A thu được sau khi cô cạn

Hình 22. Tủa màu nâu của acid glycyrrhizic lắng dưới đáy becher

11
Hình 23. Cắn B sau khi đã sấy khô

Tính toán:

 Khối lượng bì = 37.55 (g)


 Khối lượng bì và mẫu = 38.48 (g)

Với 100ml dịch chiết:

khốilượng bì và mẫu−khốilượng bì
 Hàm lượng saponin trong Cam thảo ¿ 20 ( g )

38.48−37.55
¿ ×100=4.65 %
20

3. Định tính acid glycyrrhizic trong Cam thảo


- Chuẩn bị:
 Pha động: Chloroform – Acid acetic – Methanol – Nước (18 : 9.6 : 3.6 : 2.4)
 Mẫu chuẩn: acid glycyrrhizic trong MeOH (C1)

12
 Mẫu thử saponin thô: Mẫu thử T1
 Dịch chiết dược liệu: Mẫu thử TP
- Tiến hành:
 Chuẩn bị bản mỏng.
 Chấm riêng biệt (dạng vạch) các mẫu C1, T1, TP trên bản mỏng.
 Cho bản mỏng chạy dung môi trong bình sắc kí.
 Lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng và quan sát dưới ánh sáng UV 254 nm.
 Nhúng vào acid sulfuric 10% trong ethanol và sấy trên bếp điện đến khi vết chuẩn
C1 hiện màu.
- Kết quả:

Hình 24. Bản mỏng sau khi đã để khô và soi dưới đèn UV 254 nm

13
Nhận xét:

 Dưới ánh đèn UV 254nm, mẫu C1, T1 và TP đều hiện vạch của acid glycyrrhizic.
 C1: hiện rõ vệt sắc kí của acid glycyrrhizic.
 T1: có vệt sắc kí của acid glycyrrhizic tuy nhiên hơi mờ do hàm lượng chấm
mẫu ít.
 TP: có vệt của acid glycyrrhizic và các vệt thành phần khác.
 Sau khi nhúng vào acid sulfuric 10% trong ethanol và sấy trên bếp điện, bản mỏng
hiện rõ các vệt màu sắc kí của acid glycyrrhizic.
4.5
 Rf ¿ 8 =¿ 0.56 (tuy nhiên đoạn đường dung môi đi chưa tới đích do hết dung môi

và thời gian)
Trong mẫu Cam thảo có chứa acid glycyrrhizic.

14

You might also like