You are on page 1of 15

Bài 1 : Cyclin

1. Các bạn hay nếu tính chất cảm quang đặc biệt của các kháng
sinh Cyclin? Tính chất này liên quan đến đặc điểm cấu trúc
nào?
- Các cyclin là bột kết tinh màu vàng
- Tính chất lquan : do có các nối đôi liên hợp.
2. Hãy nêu tính acid bazo của cyclin và giải thích?
- các cyclin có tính lưỡng tính : tính acid do có OH- phenol, tính
bazo là do nhóm dimetinlamin.
3. Vì sao lại bảo quản các cyclin trong bao bì kín và tránh ánh
sáng?
- Nhóm cyclin có nhóm OH- phenol nên dễ bị oxy hóa dưới tác
động của ánh sang
4. Các bạn hãy nêu tên các phản ứng định tính nhóm cyclin ?
(2p.ư)
- Phản ứng định tính chung :
+ p. ứng màu với FeCl3
+ p. ứng khử với thuốc thử Fehling
- Phản ứng định tính phân biệt
+ p. ứng màu với H2SO4 đ.đ
+ p.ứng phát huỳnh quang.
5. Cấu trúc nào tác dụng vs FeCl3 tạo ra màu nâu sậm?
- Đây là p.ứng tạo phức Chelat do cyclin có nhóm ceton, enon
liền kề.
6. Hãy nêu thành phần của thuốc thử Fehling AB?
Tt Fehl A chứa Đồng 2 sulfat
Tt Fehl B chứa NaOH vs muối tartrate của Na và K
7. Cấu trúc nào của cyclin p.ứng vs tt Fehling cho ra màu xanh
lá cây?
- Đây là p.ứng tạo phức Chaylat do cyclin có nhóm ceton vs enon
liền kề
8. ở p.ứng màu vs H2SO4 đậm đặc tại sao cho 2,5ml dd lại
chuyển thành màu vàng?
- Tetra, Oxytetra, Clotetra có p.ứng tách nước ở nhóm OH-R3.
9. P.ứng huỳnh quang để phân biệt các cyclin để cho các hiện
tưởng ntn?
- Tetracyclin , oxytetracyclin, doxycyclin: cho huỳnh quang vàng
- Clotetracyclin : huy quang xanh lơ.
10.Thử nghiệm huỳnh quang được soi dưới đèn nào?
- Đèn tử ngoại 360nm
11. P.ứng với AgNO3 trong HNO3 dùng để định tính phần nào
trong cyclin?
- Để định tính muối Hydroclorid

BÀI 2: CLORAMPHENICOL

1. Vai trò của NaOH trong p.ứng định tính cloramphenicol là


gì?
- NaOH có vai trò phân tách nhánh bên và vô cơ hóa 1 phần
2. P.ứng vs AgNO3 dùng để đính tính phần cấu trúc nào trong
chloramphenicol? Và vì sao k dùng trực tiếp chế phẩm mà
phải đùng vs NaOH 10% trước rồi mới p.ứng AgNO3?
- P.ứng vs AgNO3 dùng để đính tính nhóm thế clorom ở nhóm
Bên
- Vì clo đó ở dạng hữu cơ và không p.ứng trực tiếp vs AgNO3
được, phải đun để clo nó tách ra dưới dạng CL- mới tủa được
với AgNO3.
3. trong p.ứng định tính cloramphenicol vì sao acid hóa bằng
HNO3 loãng trước khi cho AgNO3 vào?
- Vì nếu k acid hóa bằng HNO3 loãng thì NaOH dư tác dụng vs
AgNO3 cho ra tủa đen Ag2O
4. Có thể định tính trực tiếp clo trong cloramphenico bằng
thuốc thử AgNO3 trong HNO3 được hay không ? hãy giải
thích?
- Không vì Vì clo đó ở dạng hữu cơ và không p.ứng trực tiếp vs
AgNO3 được, phải đun để clo nó tách ra dưới dạng CL- mới tủa
được với AgNO3.
5. Cloramphenicol hấp thu cực đại ở bước song 278nm , vậy
bước sóng đó nằm ở vùng bức xạ nào? Tính chất này lquan
đến đặc điểm cấu trúc nào của chloramphenicol ?
- ở bước song 278nm nằm ở cung tử ngoại UV
- lquan tới cấu trúc các nối đôi liên hợp
6. khi đo quang chloramphenicol sử dụng cốc đo bằng vật liệu
gì ?
- curves thạch anh vì nếu sử dụng nhựa hay thủy tinh thì sẽ hấp
thu các bước sóng trong vùng UV
7. ý nghĩa của gtri E11 ?
- E11 là độ hấp thu riêng của chloramphenicol, xác định bằng
cách đo quang dd chloramphenicol 1% bằng cuver dày 1cm.
8. Đề nghị mốt số phương pháp khác để định lượng
chloramphenicol?
- Pp vô cơ hóa sau đó xác định hàm lượng CL-
- Pp sắc kí lỏng
- Pp vi sinh vật.

Bài 3: PENICILLIN

1. Các kháng sinh penicillin có cấu trúc chung là gì?


- Đều có khung beta-lactam
2. Hãy kể tên 3 kháng sinh thuộc nhóm Penicillin?
- Penicillin G, Penicillin V, Ampicillin
3. Trong bài thực tập các p.ứng Penicillin được chia làm mấy
loại? là gì?
- 2 nhóm p.ứng : p.ứng định tính chung, p.ứng định tính phân biệt
4. Em hãy kể tên p.ứng phân biệt trong bài penicillin?
- P.ứng vs H2SO4 đậm đặc
- P.ứng vs formaldehy/H2SO4
- P.ứng với thuốc thử Fehling
5. Trong pưng định tính chung penicillin nếu đúng penicillin
thì hiện tượng là gi?
- Xuất hiện tủa màu xanh ngọc
6. Hình dung cách làm thí nghiệm này?
7. E hãy cho biết vai trò của NH2OH.HCL + NaOH, Cu2+?
- NH2OH.HCL + NaOH giups mở vòng sau đó tham gia p.ứng vs
Cu2+
8. Giải thích tại sao các Penicillin cho màu sắc khác nhau khi
p.ứng formaldehy/H2SO4 đ.đ?
- Các Penicillin khác nhau có nhóm R khác nhau ở nhánh bên dẫn
đến khi thực hiện cùng 1 p.ứng vs tác động của các nhóm R
khác nhau sẽ cho các sp khác nhau.
9. Kể tên 3 thí nghiệm định tính Streptomycin sulfat?
- P.ứng do nhóm guanidine
- P.ứng do nhóm streptose
- P.ứng do nhóm sulfat
10. Trong p.ứng do nhóm Guanidine cho biết tiêu chuẩn
là gì?
- Quỳ ẩm hóa xanh
11. Trong cấu trúc của Streptomycin sulfat có bao nhiêu
nhóm Guanidine?
- 2 nhóm
12. Trong p.ứng nhóm Streptose hãy cho biết hiện tượng?
Giải thích hiện tượng và màu sắc ?
- Khi đun vs NaOH thì đường Strepto sẽ chuyển hóa thành đường
Mantose có màu vàng , sau đó mantose tạo phức màu tím vs Sắt
3+ trong mt acid.
13. Trong p.ứng nhó Sulfat , kết tủa màu trắng là gì?
- Là nhóm BaSO4
14. Pp định lượng Streptomycin sulfat ?
- Đo mật độ quang hay đo độ hấp thu quang
15. Khi pha mẫu trắng và mẫu thử có cần đun 2 cái cùng
lúc k và tại sao ?
- Cần đun cùng 1 lúc để đảm bảo cùng điều kiện thí nghiệm để
khi đi đo quang kết quả của mẫu thử trừ đi mẫu trắng mới chính
xác .
- Nếu k cùng điều kiện sẽ xảy ra sai số.

Bài 3: Tổng hợp acid benzoic và kiểm định acid benzoic


Câu 1: hãy nêu các tác dụng của acid benzoic
- Là chất kháng nấm, chất bảo quản, thuốc sát khuẩn
Câu 2: nêu nguyên tắc điều chế acid benzoic ở trong bài tập
- Acid benzoic được điều chế từ sự oxy hóa benzyl alcol bằng kali
permanganat trong mt trung tính
Câu 3: hãy so sánh khả năng oxy hóa của KMnO4 trong mt pH
khác nhau
- Trong mt acid khả năng oxy hóa là mạnh nhất từ Mn +7 về Mn+2
- Trong mt trung tính từ Mn+7 về Mn+4
- Trong mt kiềm từ Mn+7 về Mn+6
Câu 4: hãy nêu thứ tự cho các hóa chất trong bài tổng hợp acid
benzoic
- Nước cất-> kali permanganat-> benzyl alcol
Câu 5: vì sao phải đun hỗn hợp pư đến sôi nhẹ trong vòng 90 phút
- Cung cấp nhiệt cho pư xảy ra nhanh hơn
- Đun đến sôi nhẹ vì để tránh hỗn hợp sôi bùng và trào ra ngoài
- Time 90 phút là time pư xảy ra hoàn toàn
Câu 6: vì sao phải đun hồi lưu trong bài tổng hợp acid benzoic
- Đun để cách nhiệt cho pư xảy ra nhanh hơn dùng sinh hàn để
hồi lưu để giữ lại dung môi của pư (dung môi là nước)
câu 7: khi đun hh pư trong bình cầu time 90 phút sản phẩm acid
benzoic bắt đầu ở phút thứ mấy
- Ko có, chỉ có dạng kali benzoac
Câu 8: hãy nêu tên các sản phẩm của tổng hợp acid benzoic
- C6H5COOK + KOH+MnO2+H2O
- Kali benzoac, kali hydroxid, mangan hydroxid, nước
Câu 9: sau pư tổng hợp acid benzoic , trong bình cầu có những
chất nào, chất nào dễ loại bỏ nhất và phương pháp là gì
- C6H5COOK+KOH+MnO2+H2O
- Chất dễ loại bỏ là MnO2
- Loại bỏ bằng cách lọc
Câu 10: sau khi lọc bỏ MnO2 cái hh còn lại có màu gì? Đó là chát
gì? Loại bỏ ntn?
- Màu hồng
- KMnO4 dư
- Cách loại bỏ: khử bằng Na2SO3 trong mt acid HCL
Câu 11: hãy nêu vai trò HCLdd trong tổng hợp acid benzoic
- Trung hòa KOH
- HCL đẩy acid benzoic ra khỏi muối
- HCL dư để mt acid cho pư khử KMnO4 bằng Na2SO3
Câu 12: cho HCL dd vì sao phải đến ph 1-2
- Để đảm bảo HCL đẩy hết acid benzoic ra khỏi muối kali
benzoac
- Phải dư để làm mt acid cho pư khử KMnO4 bằng Na2SO3
Câu 13: hãy đề xuất 1 pp khác để loại bỏ MnO2 mà ko cần lọc
- Cũng có thể khử MnO2 bằng NA2SO3 trong mt acid HCL
Câu 14: hãy nêu 1 pp làm sạch sinh hàn và bình cầu sau khi làm

- Rửa bằng NA2SO3 và HCL
Câu 15: pp tinh chế acid benzoic trong bài thực tập là gì? Đề xuất
1 pp khác có thể dùng để tinh chế acid benzoic
- Pp tinh chế trong bài là pp kết tinh lại
- Pp khác: thăng hoa
Câu 16: dung môi đc sử dụng trong tinh chế acid benzoic là gì? Vì
sao lại chọn dung môi này
- Dung môi là nước vì acid benzoic tan trong nc sôi và nó kết tinh
lại trong nc lạnh, các tạp chất ko tính chất này, ko bị phân hủy
trong dung môi là nước
Câu 17: vì sao phải đun nhẹ và cần phải khuấy đều acid benzoic
trc khi lọc nóng
- Tránh acid benzoic thăng hoa
- Khuấy đều cho pư thô màu tan trong nc nóng
Câu 18: hãy nêu 3 yêu cầu về thao tác lọc nóng
- Sp thô phải tan hoàn toàn trong nc nóng
- Giấy lọc và phễu lọc phải tráng trc bằng nc sôi
- Lọc nhanh hh còn nóng qua giấy lọc xếp nếp
Câu 19: vì sao sấy 60 độ?
- Tránh sản phẩm bị thăng hoa
Câu 20: hãy nêu 1 vài tính chất đặc trưng acid benzoic
- Tinh thể hình kim hay mảnh, ko màu or bột kết tinh màu trắng,
ko mùi or thoảng mùi cánh kiến trắng. khó tan trong nc, tan
trong nc sôi, tan trong cồn 96
Câu 21: hãy nêu thuốc thử định tính acid benzoic
- FeCL3 và NaOH
Câu 22: nêu vai trò NaOH trong phần định tính acid benzoic
- Chuyển acid benzoic thành natri benzoat
Câu 23: trong pư định tính cho quá thừa NaOH có ảnh hưởng ko?
- Có, tạo ra tủa màu nâu đỏ của FeOH3
Câu 24: nêu nhiệt độ nóng chảy của acid benzoic
- 121-124 độ C
Câu 25: vì sao phải vô cơ hóa trong phẩn kiểm giới hạn hợp chất chứa
clor
- Chuyển hóa để clo hữu cơ thành clo vô cơ có thể kiểm đc
- Clo hữu cơ ở đâu? Trong diều chế acid benzoic có thể có hợp
chất hữu cơ chứa clo
Câu 26: tủa tạo thành trong phần các hợp chất chứa clo là chất gì
- Tủa trắng xuất hiện là AgCL (bạc clorid)
Câu 27: hãy nêu cách so sánh 2 ống thử và ống chuẩn trong “ các hợp
chất chứa clo”
- So độ đục, trên nền đen, nhìn từ trên xuống
Câu 28: thuốc thử để kiểm các hợp chất dễ bị oxy hóa
- KMnO4
Câu 29: vai trò H2SO4 trong phần các hợp chất dễ bị oxy hóa
- Tạo mt acid cho pư
Câu 30: trong phần các h/c dễ bị oxy hóa (thử tinh khiết): vì sao phải
dùng mt acid sulfuric
- Khả năng oxy hóa KMnO4 là cao nhất trong mt acid và acid phù
hợp là H2SO4, ko dùng HCL vì bản chất HCL có tính khử,
HNO3 có tính oxy hóa
Câu 31: trong phần h.c dễ bị oxy hóa: giải thích hiện tượng sau 5 phút
dd vẫn còn màu hồng
- Đây là tiêu chuẩn của thử nghiệm, dd vẫn còn màu hồng vì chế
phẩm có chất khử ko vượt quá giới hạn để khử hết màu KMnO4
- Nếu dd mất màu hồng vì lượng chất khử ở trong chế phẩm quá
nhìu và đã khử hết KMnO4
Câu 32: tiêu chuẩn sau 5 phút vẫn còn màu hồng là tiêu chuẩn nào
- Tiêu chuẩn các h/c dễ bị oxy hóa
Câu 33: nêu 1 vài ví dụ về kim loại nặng
- Chì, asen, thủy ngân,..
Câu 34: nêu cách pha 50ml dd chế phẩm 5% trong ethanol 96% trong
phần “kim loại nặng”
- Cân chính xác 2,5g acid benzoic cho vào BĐM 50ml cho cồn
96% để hòa tan
- Lấy 50ml x 5% = 2,5g
Câu 35: hãy nêu thuốc thử của giới hạn kim loại nặng của acid
benzoic
- Thioacetamid
Câu 36: hãy nêu cách so sánh ống thử và ống chuẩn trong kim loại
nặng
- So màu, nền trắng, nhìn từ trên xuống
Câu 37: sản phẩm chính tạo ra màu trong giới hạn kim loại nặng là
chất gì
- Kết tủa của các kim loại nặng với gốc sulfua hay sulfit
Câu 38: trong giới hạn kim loại nặng acid benzoic thì mẫu kiểm
nghiệm đạt khi nào
- ống thử ko đậm màu hơn ống chuẩn
câu 39: trong phần kim loại nặng: vì sao trong ống chuẩn có chứa 2ml
dd chế phẩm
- để tạo màu tương đồng giữa 2 ống dễ so sánh
câu 40: nêu pp định lượng acid benzoic
- pp acid base vs dd NaOH
câu 42: nêu phương trình xảy ra trong phần định lượng acid benzoic
- C6H5COOH+NaOH -> C6H5COONa+ H2O
Câu 43: vì sao phải trung tính hóa alcol trước khi định lượng acid
benzoic
- Vì alcol lẫn acid dẫn đến sai số thừa
Câu 44: màu ở điểm tương đương trong phần định lượng acid benzoic
- Màu hồng nhạt
Câu 45: trong định lượng acid benzoic: 1ml NaOH 0,1N tương ứng
bao nhiêu gam acid benzoic
- 0,01221g acid benzoic
Bài 4: điều chế và kiểm định nước Javel
Câu 1: vì sao nước Javel có màu vàng nhạt
- Vì có lẫn khí clo
Câu 2: hãy nêu pp điều chế nc Javel trong bài thực tập
- Pp điện phân dd NaCL ko màng ngăn
Câu 3: người ta sd NaCL 15% để điều chế nc Javel bằng pp điện
phân, giả sử muốn 500 ml dd có nồng độ nói trên ta cần NaCL là bao
nhiêu gam
- 500ml x 15%= 75g
- 22,5g x 500ml/150ml=75g
Câu 4: trong điều chế nc javel, time 2 giờ có ý nghĩa là gì
- Thời gian 2h là để phù hợp bài buổi thực tập
Câu 5: vì sao phải tải nhiệt trong quá trình điện phân
- Giảm sự bay hơi của khí Clo
- Ngăn cản sự phân hủy NaCLO thành NaCLO3
Câu 6: nguồn điện đc sd trong điện phân là gì
- Nguồn điện 1 chiều 6 vol
Câu 7: trong quá trình điều chế javel, điện cực nào có khí sủi nhìu hơn
và đó là khí gì
- Cực âm-khí H2
Câu 8: trong điều chế nc javel, điện cực dg xảy ra quá trình gì, cực âm
xảy ra quá trình gì
- Cực dg: quá trình oxy hóa khí clo
- Cực âm: quá trình khử khí H2
Câu 9: sau khi điều chế xong nc javel thì nc javel cần xử lý ntn
- Đc lọc qua bông thủy tinh và đc bảo quản trong chai màu, đậy
kín để nơi mát
Câu 10: trong phần độ kìm tổng cộng, hãy nêu ý nghĩa “ko đc quá
1,8% (kl/kl)tính theo NaOH”
- Tất cả các loại kiềm lẫn trong nc javel đều đc qui về NaOH và
đc tính nồng độ % kl/kl giới hạn cho phép ko đc quá 1,8%
Câu 11: vì sao đc gọi là độ kiềm tổng cộng
- Vì trong nc javel có thể chứa nhìu loại kiềm ko riêng NaOH
Câu 12: dụng cụ để xđ khối lg mỗi ml nc javel
- Cân picnomet
Câu 13: ta có picnomet sạch và khô: 30,0028g , picnomet chứa nc
javel: 80,2305g. Xđ kl mỗi ml nc javel
- d= T2-T1/50= 80,2305-30,0028/50= 1,0046g/ml
câu 14: trong phần “xđ độ kiềm” dùng chỉ thị là gì
- methyl da cam
câu 15: oxy già 20 thể tích (H202) tương đg mấy %
- 6%
Câu 16: vai trò H2O2
- Phân hủy nc javel để tránh nc javel pư HCL or mất màu chỉ thị
Câu 17: clo hoạt tính là gì? đơn vị clo hoạt tính là gì?
- Là lg clo tương ứng vs lg iod mà người ta có thể định lg đc bằng
natri thiosulfat vs sự hiện diện của kali iodid trong mt acid
acetic
- Đơn vị: g/l
- Biểu thị: khả năng sát khuẩn của nc javel
Câu 18: cho hồ tinh bột lúc nào
- dd có màu vàng nhạt cho hồ tinh bột
câu 19: nêu thứ tự cho hoạt chất trong phần định lg clo hoạt tính
- nc cất, KI, CH3COOH, chế phẩm
câu 20: V NA2SO3= 10ml. tính clo hoạt tính
- clo hoạt tính= nx 0,709 (g/l)
ko cần đổi đơn vị
kiểm tra cuối kỳ
Câu 1: Tủa tạo thành trong kiểm giới hạn các hợp chất chứa clo của
acid benzoic
- Tủa AgCl
Câu 2: Trong bài điều chế nước Javel, ở quá trình điện phân dung
dịch NaCl, ở điện cực âm xảy ra quá trình gì và sản phẩm là gì?
- Khử – khí hydro
Câu 3: Trong bài điều chế nước Javel, thời gian điện phân là 2 giờ để
Phù hợp với thời gian buổi học
Câu 4: Trong phản ứng định tính gốc benzoat cho quá thừa NaOH sẽ
tạo ra tủa có màu
- Nâu đỏ (Fe(OH)3)

Câu 5: Thuốc thử để kiểm Giới hạn kim loại nặng của acid benzoic
- Thioacetamid
Câu 6: Trong kiểm định nước Javel, phần “Định lượng clor hoạt
tính”: thể tích natri thiosulfat đã dùng là 10 mL thì clor hoạt tính của
chế phẩm bằng bao nhiêu?
- Clor hoạt tính = n x 0,709 (g/L)= 7,09 g/L
Câu 7: Trong bài kiểm định acid benzoic, “Sau 5 phút vẫn còn màu
hồng” là tiêu chuẩn của thí nghiệm kiểm tinh khiết
- Các chất dễ bị oxy hóa
Câu 8: Sản phẩm chính tạo thành trong giới hạn kim loại nặng
- Tủa của kim loại nặng với gốc sulfua
Câu 9: Tải nhiệt trong quá trình điện phân để điều chế nước Javel
nhằm mục đích: (1) Gia tăng hiệu quả của sự điện phân; (2) Giảm sự
bay hơi của khí H2; (3) Giảm sự bay hơi của khí Cl2; (4) Ngăn sự
phân hủy NaClO thành NaClO3
- (3) và (4)
Câu 10: H2O2 20 thể tích là dung dịch có nồng độ
- 6%
Câu 11: Clor hoạt tính” cho biết nước Javel có tính chất
- Oxy hóa (sát khuẩn)
Câu 12: Trong kiểm định nước Javel, thứ tự cho các hóa chất trong
phần “Định lượng clor hoạt tính” là
- Nước cất, KI, CH3COOH, chế phẩm
Câu 13: Trong bài kiểm định nước Javel, khối lượng của mỗi ml nước
Javel được xác định bằng dụng cụ
- Picnomet
Câu 14: Trong giới hạn các hợp chất chứa clo, mục đích của giai đoạn
vô cơ hóa
- Tạo ra clor vô cơ
Câu 15: Nhiệt độ nóng chảy của acid benzoic là
121-124 độ C
Câu 16: Trong điều chế nước Javel, sau khi điện phân ổn định, điện
cực nào có khí sủi nhiều hơn và đó là khí gì?
Cực âm, khí H2
Câu 17: Phương pháp so sánh hai ống thử và chuẩn trong Giới hạn
các hợp chất chứa clor của acid benzoic
- So độ đục, trên nền đen, nhìn từ trên xuống
Câu 18: Trong thí nghiệm kiểm Kim loại nặng của acid benzoic, mẫu
kiểm nghiệm đạt khi
- Ống thử không đậm màu hơn ống chuẩn
Câu 19: Nước Javel có thể có màu vàng nhạt thường là do lẫn
Khí clo
Câu 20: Vai trò của NaOH trong phản ứng định tính gốc benzoat
- Chuyển acid benzoic thành natri benzoat

You might also like