You are on page 1of 6

Phạm Xuân Trọng

MSSV: 20180581
Giảng viên hướng dẫn: Ts Phạm Tuấn Anh

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


 
BÀI 1: MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG – CÁC PHƯƠNG
PHÁP GIEO CẤY VI SINH VẬT. 

I. Mục đích thí nghiệm. 
- Biết cách chuẩn bị môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật. 
- Biết cách gieo cấy vi sinh vật theo các phương pháp khác nhau.  

II. Dụng cụ và phương pháp thí nghiệm. 
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Canh trường chứa vi sinh vật 
- Bình tam giác 
- Ống nghiệm 
- Đĩa Petri 
- Que cấy 
- Que trang 
- Đèn cồn 
- Hoá chất pha môi trường Czapek 
- Cân điện tử 

2. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng.
2.1. Pha chế môi trường Czapek: 
- Nguyên liệu pha 250 ml môi trường Czapek:
 Saccharose: 7,5g
 NaN O3 : 0.5g
 KCl: 0.125g
 K H 2 P O 4: 0.25g
 MgS O 4: 0.125g
 FⅇS O 4 1%: 0.0025g ≈ 0,25 ml
 Nước: 250 ml
 pH 7,3 ± 0,2
Cân các chất trên cho vào bình sạch khô
2.2. Phương pháp tiến hành
Hòa tan các chất ở trên (dùng lượng nước còn lại để tráng cổ bình, phễu, ) thành
250ml dung dịch ở trên. Chia dung dịch vừa pha thành 2 phần:
-Phần 1: 60ml chất lỏng chia vào 6 ống thí nghiệm, mỗi ống lượng chất lỏng
được chia là 1/4 chiều cao của ống
-Phần 2: Cân thêm 4g Agar 2% theo khối lượng cho vào 190ml dung dịch còn
lại rồi đun nóng chảy hỗn hợp tạo dung dịch đặc. Chia dung dịch vừa đun vào:
 6 ống thí nghiệm với lượng dung dịch chiếm 1/4chiều cao của ống (thạch
nghiêng)
 6 ống thí nghiệm với lượng dung dịch chiếm 1/3 chiều cao của ống (thạch
đứng)
 Lượng dịch còn lại cho vào bình tam giác
Lưu ý: Rót nhanh để tránh môi trường bị đông khi nguội
2.3. Thanh trùng môi trường
 Sau khi môi trường đã phân phối xong, tiến hành thanh trùng môi trường
nhằm loại bỏ các vi sinh vật có thể có trong quá trình tiến hành các thao
tác.
 Môi trường (trong ống nghiệm và bình tam giác) được nút kín bằng đầu
bông và bọc bằng giấy báo đưa vào nồi thanh trùng 2 vỏ để tiến hành
thanh trùng (môi trường đặt trong lồng).
 Kiểm tra mực nước trong nồi trước khi tiến hành đặt chế độ thanh trùng
và bắt đầu quá trình thành trùng.
 Khi kim áp kế đạt chế độ thanh trùng thì bắt đầu tính thời gian, duy trì
chế độ thanh trùng trong 30 phút và 0,5at (nhiệt độ thanh trùng khoảng
110˚C)
 Sau thời gian thanh trùng, tiến hành ngắt cầu giao điện; đợi kim áp kế về
0˚, xả van đáy, nhiệt độ thiết bị giảm xuống mới mở nắp thiết bị và lấy
môi trường ra.
 Bảo quản môi trường: giữ môi trường ở 0-50 C tránh khô nóng và ánh
sáng.
2.4. Tạo môi trường thạch đứng, thạch nghiêng và hộp peptri.
- Thạch đứng : đặt 6 ống nghiệm với lượng dung dịch chiếm 1/3 chiều cao của
ống nên giá để ông nghiệm , đợi môi trường nguội  thu được môi trường
thạch nghiêng
- Thạch nghiêng : đặt 6 ống thí nghiệm với lượng dung dịch chiếm ¼ chiều cao
của ống sao cho lượng môi trường cách nút bông tối thiểu 2 cm; đợi môi trường
nguội  thu được môi trường thạch nghiêng
- Hộp peptri : thực hiện phân phối môi trường trong khu vực ngọn lửa đèn cồn,
tay thuận cầm bình tam giác, tay không thuận cầm hộp peptri  đổ dung dịch
trong bình tam giác vào 2/3 hộp peptri  trải đều dung dịch ra khắp mặt hộp 
mở hé nắp để bay sau đó đậy nắp bọc giấy báo cất đi bảo quản.
2.5. Cách gieo cấy vi sinh vật.
Khử trùng tay, bật ngọn lửa đèn cồn (mọi thao tác sẽ làm xung quanh đèn cồn
20cm để tránh ảnh hưởng của vi sinh vật ngoài không khí), hơ đỏ que cấy để
khử trùng và làm nguội trước khi đưa vào canh trường.
 Gieo cấy trên mặt thạch nghiêng: sử dụng que cấy tròn hoặc que cấy
thẳng lấy vi sinh vật từ canh trường cấy vào môi trường thạch nghiêng
theo đường zig-zac. Dịch chuyển que cấy trên mặt thạch cho đến khi cách
miệng ống nghiệm 0,5- 1,0 cm. Đây là phương pháp cấy vết cạn dần.
 Gieo cấy trong ống thạch đứng: dùng que cấy thẳng lấy vi sinh vật và
đâm sâu xuống rồi rút nhanh khỏi lớp thạch.
 Gieo cấy trong ống nghiệm lỏng: Từ canh trường đặc, sử dụng que cấy
vòng hoặc que cấy thẳng lấy một lượng nhỏ canh trường, chuyển sang
môi trường dinh dưỡng lỏng lắc que cấy hoặc cọ vào thành ống nghiệm
hoặc bình tam giác chứa môi trường dinh dưỡng lỏng để sinh khối từ que
cấy đi vào môi trường. Từ canh trường lỏng, sử dụng pipet (với đầu tip
vô trùng) hút một lượng canh trường lỏng rồi bơm vào môi trường lỏng
vô trùng.
 Gieo cấy vi sinh vật trên thạch hộp petri: Sử dụng que cấy vòng, cấy theo
bốn đường zig-zag ở bốn góc hộp, hoặc theo các đường song song, sao
cho mật độ tế bào vi sinh vật được cấy giảm dần từ góc cấy đầu tiên đến
góc cấy cuối cùng.
III. Nhận xét và kết quả:
3.1. Kết quả:
a Nuôi cấy khuẩn lạc trên môi trường hộp peptri

b, Nuôi cấy nấm men trên môi trường thạch nghiêng


c, Nuôi nấm mốc trên môi trường thạch đứng

3.2. Nhận xét.


 Tất cả thao tác nuôi cấy phải nhanh, làm việc trong điều kiện và dụng cụ
gần như vô trùng (quanh ngọn lửa đèn cồn)
 Các ống nghiệm khi đưa vào khử trùng đều phải được đậy nút bông thật kín
 Tùy vào từng môi trường nuôi cấy mà thời gian xuất hiện vi sinh vật sẽ
khác nhau.
 Sau buổi thí nghiệm, sinh viên đã hoàn thành mục đích thí nghiệm đề ra:
Nắm rõ các bước tạo môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Làm quen với các
phương pháp, thao tác nuôi cấy vi sinh vật.
 Khuẩn lạc trong đĩa petri không phát triển, do thao tác cấy chưa đúng, que
cấy còn nóng làm chết khuẩn lạc.

You might also like