You are on page 1of 36

Lời dẫn của Murakami:

Quyển sách này viết về ký ức của tôi với bố tôi.

Trong tôi tự nhiên đã có nhiều kỷ niệm về bố. Xét cho cùng, kể từ khi tôi được
sinh ra, cho đến lúc tôi rời khỏi nhà năm mười tám tuổi, tôi đã trải qua mỗi ngày
với bố qua mối quan hệ cha con, trong một ngôi nhà không quá rộng rãi, dưới
một mái nhà. Bố tôi và tôi, giống như hầu hết mọi ông bố và những thằng con trai
trên thế giới, có cả quá khứ hạnh phúc và cả những kỷ niệm khó chịu. Nhưng tôi
không biết tại sao, những hình ảnh thỉnh thoảng vẫn tỉnh thức trong tâm trí tôi và
rõ mồn một lại không phải là những điều gì to tát, mà chỉ là những mảnh vụn của
cuộc sống hàng ngày rất đỗi bình thường.
Ví dụ, đã có một chuyện như thế này.
Khi sống ở Shukugawa (thành phố Nishinomiya, tỉnh Hyogo), chúng tôi đã đem bỏ
một con mèo ra bãi biển. Không phải mèo con, mà là mèo cái đã trưởng thành.
Tại sao lại phải vứt bỏ một con mèo lớn như vậy? Tôi không nhớ rõ lắm. Ngôi nhà
tôi ở là một ngôi nhà biệt lập, có sân, có đủ chỗ cho mèo. Có thể bụng con mèo
hoang này ngày càng to sau khi đến nhà tôi, và bố mẹ lo lắng rằng sau này không
thể chăm sóc đàn con của nó, nhưng tôi không thể nhớ rõ chi tiết. Tóm lại, so với
hiện tại, việc bỏ rơi một con mèo vào thời điểm đó là rất bình thường, sẽ không bị
người đời chỉ trích. Dù sao, trong thời ấy, không ai cố tình đi triệt sản một con
mèo cả. Vào thời điểm đó, tôi có lẽ vẫn còn đang học lớp dưới của trường tiểu
học, có lẽ là trong vài năm đầu của thời đại Showa 30 (1). Tòa nhà ngân hàng bị
quân đội Mỹ đánh bom trong chiến tranh vẫn còn gần nhà tôi ở, hiện đã đổ nát.
Đó là thời đại mà những vết sẹo chiến tranh vẫn chưa biến mất.
Tóm lại, tôi và bố đã ra bãi biển bỏ rơi con mèo cái vào một buổi trưa hè nào đó.
Bố đạp xe đạp, còn tôi ngồi phía sau, tay ôm chiếc hộp đựng con mèo. Chúng tôi
đi dọc theo sông Shukugawa đến bãi biển Koroen, đặt chiếc hộp vào khu rừng
chắn gió, và vội vã trở về nhà mà không ngoảnh lại. Nhà tôi cách bãi biển khoảng
hai cây số. Vào thời điểm đó, việc cải tạo biển vẫn chưa bắt đầu, và bãi biển
Koroen vẫn là một bãi biển sôi động. Biển ở đó rất sạch, suốt kỳ nghỉ hè, hầu như
ngày nào tôi cũng đi bơi ở đó với bạn bè. Khi đó, bọn trẻ cứ thản nhiên đi tắm
biển, cha mẹ căn bản không quan tâm. Vì vậy, tự nhiên tôi có thể bơi nhiều hơn
và nhiều hơn nữa, và tôi có thể bơi bao lâu tùy thích. Có rất nhiều cá ở
Shukugawa, và tôi thậm chí còn bắt được một con lươn lớn ở cửa sông.
Rốt cuộc, bố tôi và tôi đặt con mèo trên bãi biển ở Koroen, nói "tạm biệt", và cưỡi
xe về nhà. Khi tôi bước xuống xe, tôi nghĩ: "Tội nghiệp nó quá, nhưng biết làm sao
bây giờ", rồi “Cạch” một tiếng mở cửa vào nhà. Thật bất ngờ, con mèo vừa bị ném
đi đã kêu “meo meo”, vểnh đuôi lên chào chúng tôi một cách trìu mến. Hóa ra nó
đã đi trước chúng tôi, sớm chạy về nhà rồi. Làm sao trong thời gian ngắn như vậy
nó có thể quay về rồi, tôi thật sự không hiểu nổi, dù gì hai chúng tôi cũng trực tiếp
đạp xe về nhà cơ mà. Bố tôi cũng không thể hiểu được. Thành ra chúng tôi không
nói nổi lên lời trong một lúc lâu.
Tôi vẫn nhớ như in nét kinh ngạc trên khuôn mặt của bố tôi. Nhưng sự ngạc nhiên
trong biểu hiện của ông đã sớm chuyển thành vẻ thán phục, và cuối cùng dường
như đã được giải tỏa. Vậy nên sau đó gia đình tôi vẫn nuôi chú mèo ấy, với một sự
bất đắc dĩ, đã làm đến cỡ đó rồi mà nó vẫn có thể tìm về nhà thì phải nuôi tiếp
thôi chứ sao.
Nhà tôi lúc nào cũng có mèo cả. Trong mắt tôi, gia đình chúng tôi có một mối giao
hảo với những con mèo. Hội mèo này luôn là bạn tốt của tôi. Tôi vốn không có
anh chị em gì, mèo và sách là những cộng sự quý giá nhất của tôi. Tôi thích phơi
nắng với những chú mèo trên hiên nhà (vào thời đó, phòng ốc rộng rãi nên hầu
hết mọi người đều có hiên nhà và hành lang). Đã như vậy, tại sao còn phải đi đến
tận bãi biển và vứt bỏ chú mèo đó đi? Tại sao tôi không phản đối chuyện này vào
thời điểm đó? Cho đến nay, những câu hỏi này, cùng với lý do tại sao cô mèo về
nhà trước chúng tôi một bước, vẫn là những bí ẩn không lời giải đáp.

CHƯƠNG 1:

Ngoài ra, còn có một điều rất ấn tượng liên quan đến bố tôi (nhân tiện, bố tôi tên
là Chiaki Murakami).
Mỗi sáng, trước khi ăn sáng, bố tôi đều nhắm mắt trước bàn thờ và chăm chú
tụng kinh niệm Phật rất lâu. Ồ, đó không phải là bàn thờ Phật thường thấy, mà là
một tủ kính nhỏ có tượng Bồ Tát. Tượng Bồ Tát nhỏ được chạm khắc tinh xảo,
đẹp mắt đặt giữa hộp kính hình trụ. Tôi không biết sau này chiếc hộp này đã đi
đâu. Sau khi bố tôi mất, tôi không bao giờ được nhìn thấy tượng Bồ Tát ấy nữa.
Pho tượng dường như đã biến mất ở đâu đó một cách vô tình, và chỉ lưu lại trong
ký ức của tôi đến tận bây giờ. Khi bố tôi tụng kinh mỗi sáng, tại sao ông không
đứng đối diện với bàn thờ Phật bình thường mà lại là chiếc hộp kính nhỏ? Đây
cũng là một trong những điều tôi không hiểu.
Nhưng tóm lại, đây là một thói quen quan trọng của bố tôi, mang ý nghĩa bắt đầu
một ngày mới. Theo như tôi biết, bố tôi không bao giờ bỏ qua "công khóa buổi
sáng" (như cách ông gọi thế), và không ai có thể làm gián đoạn nghi thức tụng
kinh hàng ngày này. Bóng lưng của bố toát ra một luồng hào quang người người
phải né xa ngàn dặm, và rất khó để người khác có thể nói chuyện thoải mái với
ông. Trong mắt tôi, có một ý niệm lạ thường và mạnh mẽ ẩn chứa trong đó,
không thể diễn tả bằng những từ đơn giản như "thói quen hàng ngày".
Khi tôi còn nhỏ, có lần tôi đã từng hỏi: “Ba đang tụng kinh cho ai thế ba?” Ông đã
nói với tôi rằng đó là dành cho những người đã chết trong cuộc chiến trước đây.
Là dành cho các lực lượng đồng minh đã chết trên chiến trường, và cả phe đối lập
là Trung Quốc vào thời điểm đó. Ngoài chuyện đó ra, bố tôi không giải thích gì
thêm, và tôi cũng không hỏi thêm. Dường như đã có một bầu không khí kỳ lạ
trong hoàn cảnh lúc ấy khiến tôi không dám hỏi nhiều. Nhưng tôi nghĩ không phải
chính bố cố tình che giấu. Nếu tôi tiếp tục hỏi, có lẽ ông sẽ giải thích vài chuyện.
Nhưng tôi không hỏi. Đúng hơn, có điều gì đó trong trái tim tôi đã ngăn cản tôi
đặt câu hỏi cho bố tôi.
Về bố tôi, tôi muốn giải thích sơ qua một chút. Bố của tôi sinh ngày 1 tháng 12
năm Taisho thứ sáu (1917), là con trai thứ hai của trụ trì tu viện Phật giáo Jodo (2)
tên là An Dưỡng Tự ở Awadaguchi, quận Sakyo, thành phố Kyoto. Thời đại đó chỉ
có thể được mô tả bằng từ "không may" để hình dung. Kể từ khi ông trở nên có ý
thức, thời kỳ ngắn ngủi của "Nền dân chủ Taisho" (3) đã kết thúc. Nhật Bản mở
đầu cho sự suy thoái kinh tế Showa tăm tối và đàn áp, nhanh chóng rơi vào vũng
lầy do Chiến tranh Trung-Nhật, đồng thời dần dần dính vào nỗi bi thảm trong
Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ai cũng phải cố gắng hết sức để tồn
tại trong thời kỳ đại hỗn loạn và nghèo đói. Bố tôi, giống như mọi người bình
thường khác, đã phải gánh vác một phần không nhỏ của thời đại bất hạnh đó.
Bố của bố tôi, tức ông nội tôi, ngài Benshiki Murakami, vốn là con trai của một
nhà nông ở tỉnh Aichi, vì ông không phải là con trai cả, nên khi cân nhắc kế hoạch
định cư trong tương lai, gia đình đã sắp xếp cho ông đi tu ở một tu viện gần đó.
Có lẽ ông là một đứa trẻ xuất sắc, nên đã làm việc như một chú tiểu và nhà sư tập
sự trong nhiều tu viện và tu tập chuyên sâu. Ngay sau đó, chùa An Dưỡng ở Kyoto
đã mời ông về làm trụ trì. Chùa An Dưỡng có từ bốn đến năm trăm nhà thí chủ,
được coi là một tu viện có quy mô lớn ở Kyoto, và có thể nói rằng ông nội tôi đã
trở nên nổi bật.
Khi Kyoshi Takahama (4) đến thăm chùa An Dưỡng, ngài ấy cũng để lại bài Haiku
này:
“Vẻ đẹp lộng lẫy phía xa
Nằm sau lưng núi, A, An Dưỡng Chùa!”
Tôi lớn lên ở Hanshinkan (5), và hiếm khi có cơ hội về thăm quê nhà của bố - ngôi
chùa Kyoto. Khi ông tôi mất, tôi vẫn còn nhỏ lắm, và ấn tượng của tôi về ông hầu
như rất mơ hồ. Nhưng tôi nghe nói tính tình của ông nội rất tự do và không bị gò
bó, nổi tiếng là uống rượu hào sảng, uống xong liền say. Tôi cũng nghe những
người khác nói rằng ông là một kỳ danh, ăn nói khéo léo, (6) trong số các nhà sư,
ông rất tài năng và có uy tín. Trong trí nhớ hạn hẹp của tôi, ấn tượng đầu tiên về
ông là một người hào phóng, lỗi lạc, rất có khí chất lãnh đạo, lúc nói chuyện giọng
nói vừa to vừa rõ.
Ông tôi có đến sáu người con trai (thậm chí một cô con gái cũng không có), ông
luôn có sức khỏe tốt, nhưng vào khoảng 8 giờ 50 sáng ngày 25 tháng 8 năm 1958,
ông đi ngang đường ray Keishin-Misasagi, nối liền Kyoto (lăng hoàng đế) và Otsu,
khi đi qua Giao lộ Yamada đã bị xe điện đâm phải. Ngã tư nằm ở Yamada-cho,
Kitakayama, Yamada, Higashiyama (nơi ở của ông nội vào thời điểm đó), và không
có nhân viên an ninh. Vào ngày hôm đó, một cơn bão lớn đã xảy ra ở khu vực
Kinki (7) (một phần của tuyến Tokaido tạm ngừng hoạt động vào ngày hôm đó),
mưa dữ dội, và ông tôi đang cầm ô, và có lẽ đã không nhìn thấy xe điện đang rẽ
lái. Có vẻ ông còn có chút nghễnh ngãng. Không biết tại sao, tôi luôn nghĩ rằng
ông tôi đã chết trên đường về nhà sau khi đến thăm người thí chủ vào đêm bão,
có thể ông đã uống một chút rượu vào đêm đó. Nhưng nhìn vào các tờ báo lúc
bấy giờ, nội dung bản tin lại hoàn toàn khác.
Tôi nhớ cái đêm khi biết tin ông nội tôi qua đời, bố tôi đang vội vã từ Sugawa đến
Kyoto, trong khi mẹ tôi ôm chặt lấy ông, vừa khóc vừa van xin: "Em không quan
tâm đến những thứ khác, nhưng ngôi đền ở Kyoto nhất định xin anh đừng tiếp
nhận!" Năm đó tôi chín tuổi, hình ảnh này vẫn còn in sâu trong tâm trí tôi, giống
như một cảnh không thể nào quên trong một bộ phim đen trắng chiếu trong rạp
cũ. Người bố đờ ra, chỉ im lìm lắng nghe và lặng lẽ gật đầu. Họ không nói bất cứ
điều gì về những điều cụ thể (ít nhất là tôi không nghe thấy gì), nhưng hầu hết
thời gian bố tôi đã quyết định. Tôi mơ hồ có cảm giác ấy.
Như đã nói trước đó, ông tôi có sáu người con, tất cả đều là trai. Ba người trong
số họ lên đường nhập ngũ, không biết là kỳ tích hay may mắn, khi chiến tranh kết
thúc, tất cả đều bình an vô sự, không ai bị thương nặng. Một trong số họ lao đến
chiến trường ở Miến Điện, lưu lạc giữa sự sống và cái chết; một người là người
sống sót trong số các học viên dự bị của đội đặc công (8); bố tôi cũng từng trải
qua thập tử nhất sinh, nghìn cân treo sợi tóc (phần này sẽ viết sau) . Tuy nhiên, ít
nhất mọi người đã giữ được mạng sống của chính họ. Và theo như tôi biết, hơn
một nửa trong số sáu người con đều đủ tiêu chuẩn làm nhà sư - bất kể trình độ
của họ. Ông nội để các con được giáo dục tương đương phù hợp. Chẳng hạn, cấp
bậc của bố tôi là thiếu tăng. Trong số các cấp bậc của nhà sư, là kiểu “bộ đội thiếu
úy”, nếu so sánh tương đương với cấp bậc của quân đội. Vào mỗi mùa hè trong Lễ
hội Obon (rằm xá tội vong nhân của người Nhật – ND), các anh em đều họp lại ở
Kyoto và chia nhau ra đến thăm nhà thí chủ. Điều này đã trở thành một thói quen
của gia đình. Đến tối, mọi người cùng nhau nhậu nhẹt, hình như cả nhà đều có
gen nghiện rượu thì phải. Trong thời gian đó, tôi đã theo bố đi đến Kyoto vài lần,
nhưng cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè ở Kyoto thực sự quá choáng ngợp.
Khoác lên mình bộ lễ phục, đạp xe hay đi từ nhà này sang nhà khác để tìm người
cúng dường là những công việc vô cùng vất vả.
Vì vậy, khi ông nội Benshiki của tôi qua đời, ai là người thừa kế ngôi chùa đã trở
thành một câu hỏi nặng nề không thể bỏ qua. Hầu như những người con của ông
tôi đều đã lập gia đình riêng và có sự nghiệp riêng. Thực lòng mà nói, không ai
nghĩ rằng ông nội lại ra đi sớm và vội vàng như vậy. Đối với tất cả mọi người, đây
thật sự là tiếng sét giữa trời quang. Mặc dù ông nội khi qua đời đã 70 tuổi, nhưng
sức khỏe và tinh thần rất tốt, trông ông không giống một người sắp chết - nếu
không tông phải xe điện vào buổi sáng có bão.
Tôi không biết sáu anh em thảo luận như thế nào sau khi ông nội mất. Vào thời
điểm đó, con trai cả là Cục trưởng Cục Thuế Osaka, và con trai thứ, bố tôi, đang
dạy quốc văn tại một trường tư thục có tên là Học viện Koyo ở Hanshin. Một số
anh em khác là giáo viên, và một số vẫn đang theo học tại Đại học Phật giáo. Hai
trong số sáu anh em trở thành con nuôi của người khác và đổi họ. Tóm lại, khi kết
thúc cuộc trò chuyện của họ, không ai chủ động đề xuất "Trong trường hợp này,
tôi sẽ kế thừa bố." Thừa kế một ngôi chùa tầm cỡ như thế này ở Kyoto không phải
chuyện đùa, đây cũng là gánh nặng lớn của gia đình, ai cũng biết rõ. Hơn nữa, bà
nội bị ông nội tôi bỏ lại, có tính tình rất hiếu thắng, thậm chí có thể nói là khó dây
vào, có là ai cũng có thể đoán ra được: Cô con dâu nào muốn hầu hạ mẹ chồng
cho tốt cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Huống chi, mẹ tôi còn là trưởng nữ
của một cửa hàng lâu đời ở Osaka Semba (9) (cửa hàng đã bị cháy rụi dưới trận
bom trong chiến tranh), mẹ không thích hợp làm con dâu ở chùa Kyoto. Nền tảng
văn hóa khi lớn lên quá khác biệt. Khi mẹ khóc lóc van xin bố đừng thừa kế ngôi
chùa, cũng có lý do của bà.

Tôi tự tiện phỏng đoán, tuy lúc đó không có ai mở miệng, nhưng đã có một ý kiến
chung nhất quán xung quanh, hoặc rằng cả gia đình đã kỳ vọng vô duyên vô cớ
rằng bố tôi là người thích hợp nhất để kế thừa vị trí trụ trì. Mỗi khi nghĩ đến đêm
ông tôi mất, nhớ lại giọng điệu quyết liệt của mẹ khóc với bố, tôi lại không khỏi
đoán già đoán non như thế này. Con trai cả của ông tôi, bác tôi, Shimei Murakami
ban đầu dường như muốn trở thành một bác sĩ thú y. Mặc dù về sau bác ấy đã
trải qua nhiều thăng trầm, và sau chiến tranh đã đến sở thuế đảm nhiệm chức vụ,
nhưng bác ấy cũng không vì thế mà ôm dự định sớm trở thành một hòa thượng.

Từ góc nhìn của một đứa con trai, bố tôi bản chất là một người nghiêm túc và có
tinh thần trách nhiệm cao. Tuy rằng ở nhà đôi khi vẻ mặt thâm trầm, nhất là sau
khi uống rượu, bố rất dễ tào lao, nhưng bố vẫn là người có khiếu hài hước, rất giỏi
ăn nói trước mặt người khác. Xét về mọi mặt, có lẽ ông rất thích hợp để đi tu.
Mặc dù bố không thừa hưởng tính cách mạnh mẽ rạch ròi của ông nội (tốt hơn là
nên nói rằng ông ấy hơi quá nhạy cảm), thì bố vẫn hiền lành và dịu dàng khiến mọi
người cảm thấy thoải mái, và cũng giữ vững tín ngưỡng trong sáng bẩm sinh của
mình. Có lẽ bố tôi cũng biết tính cách của ông nói chung rất thích hợp đi tu.

Bản thân ông ban đầu muốn ở lại trường cao học với tư cách là một học giả,
nhưng có thể ông đã nghĩ đến việc trở thành một nhà sư nếu con đường này
không thành công. Tôi đoán rằng nếu bố tôi còn độc thân, ông ấy có thể sẽ không
chống lại việc kế vị của chức trụ trì. Nhưng lúc đó ông đã có một thứ cần phải
canh giữ - ngôi nhà nhỏ của riêng mình. Nghĩ đến việc gia đình bàn bạc chuyện
này, vẻ mặt đau khổ của bố tôi như hiện ngay trước mặt.

Tuy nhiên, cuối cùng người con trai cả, bác của tôi là Shimei Murakami đã từ chức
ở sở thuế, chuyển gia đình vào tu viện và tiếp quản chùa An Dưỡng làm trụ trì.
Sau đó, con trai của bác ấy, anh họ tôi - Junichi, tiếp quản cơ nghiệp của cha mình
và trở thành trụ trì hiện tại của chùa An Dưỡng. Sáu người anh em của thế hệ bố
tôi, trong đó có bố tôi, đã qua đời. Người chú út - người trở về sau khóa huấn
luyện dự bị - cũng đã ra đi cách đây vài năm. Ông chú này rất thích thuyết giáo
những người trẻ tuổi, khi nhìn thấy một chiếc xe tuyên truyền của phe cánh hữu
trên đường phố Kyoto, chú sẽ bảo: "Mấy đứa bây chưa từng thấy chiến tranh
thực sự bao giờ nên mới dám rêu rao những lời nhảm nhí như rứa..."

Theo Junichi, cuối cùng chính bác Shimei, người đảm nhận trọng trách của con
trai cả, hoặc là nói theo sự sắp đặt của số phận, đã nhận nhiệm vụ kế vị trụ trì của
chùa An Dưỡng. Cần phải nói rằng không thể không tiếp nhận sứ mệnh này. Vào
thời điểm đó, áp lực từ các nhà tài trợ lớn hơn rất nhiều so với bây giờ, và có lẽ
thế đạo không cho phép họ hành động liều lĩnh.

...
(1) Kỷ nguyên Showa được sử dụng dưới thời trị vì của Hoàng đế Hirohito, từ ngày
25 tháng 12 năm 1926 đến ngày 7 tháng 1 năm 1989. Vào những năm 30 của kỷ
nguyên Showa, tức là từ năm 1955 đến năm 1965.

(2) Một trong mười trường phái của Phật giáo Hán, dựa trên niềm tin Tịnh độ
tông của Phật giáo Đại thừa, có nguồn gốc từ triều đại Bắc Ngụy và trở thành một
giáo phái độc lập vào thời nhà Đường và truyền bá sang Nhật Bản.

(3) Phong trào dân chủ trong thời đại Taisho (1912-1926) ở Nhật Bản. Trong thời
kỳ này, xã hội Nhật Bản tương đối ổn định và mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng
khác sau "Minh Trị Duy tân". Hơi thở của dân chủ và tự do rất mạnh mẽ, và sau
này nó được gọi là "Nền dân chủ Taisho".

(4) Takahama Kyoshi (1874-1959), nhà thơ Haiku. Ông có ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển của văn học Haiku hiện đại của Nhật Bản.

(5) Khu vực giữa hai thành phố lớn là thành phố Osaka thuộc tỉnh Osaka và thành
phố Kobe thuộc tỉnh Hyogo chủ yếu nằm về phía đông nam của tỉnh Hyogo.

(6) Trong phông chữ tiếng Nhật hiện tại, "弁" thay thế các ký tự đồng âm "bian"
và "bian". Tên "Ben" (Biện) của ông nội Murakami có nghĩa là "hùng biện".

(7) Khu vực ở trung tâm và phía tây của đảo Honshu, Nhật Bản, thường bao gồm
tỉnh Osaka, tỉnh Kyoto, tỉnh Hyogo, tỉnh Nara, tỉnh Mie, tỉnh Shiga và tỉnh
Wakayama.

(😎 Hệ thống đào tạo dự bị ban đầu được Hải quân Nhật Bản thành lập để đào
tạo phi công, và nó được gọi là "đào tạo dự bị". Khi Nhật Bản đang thất thế trong
Thế chiến thứ hai, ngày càng nhiều thực tập sinh thiếu kinh nghiệm được giao cho
các lực lượng đặc biệt để thực hiện các cuộc tấn công liều chết.

(9) Tên của khu vực nằm ở phường Chuo của thành phố Osaka, là trung tâm
thương mại của Osaka

CHƯƠNG 2:

Khi bố tôi còn trẻ, hình như ông đã được gia đình gửi đến một ngôi chùa ở Nara
để đi tu. Tôi e rằng việc gửi gắm bố cho người ta cũng mang hàm ý trao con nuôi.
Nhưng bố tôi chưa bao giờ nói với tôi về điều đó. Ông ấy không muốn nói thêm về
trải nghiệm trưởng thành của mình, đặc biệt là càng không muốn nói về nó với
tôi. Hoặc có thể ông không hề muốn kể với ai về những chuyện đó. Tôi có cảm
giác này. Chính anh họ của tôi là Junichi đã bảo với tôi điều này.

Theo kinh nghiệm của ông nội tôi là ngài Benshiki, vào thời đó, nhiều người đông
con đã đưa con cái không phải con lớn của mình đến nhà người khác làm con
nuôi, hoặc gửi vào chùa ở một số nơi làm chú tiểu để kiếm miếng cơm. Nhưng
không lâu sau khi bố tôi được gửi đến một ngôi chùa nào đó ở Nara, ông đã trở lại
Kyoto. Trong nhà nói với người ngoài rằng trẻ con dễ bị ốm vì thời tiết giá rét,
nhưng trên thực tế, nguyên nhân quan trọng hơn dường như là do bố gặp khó
khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. Sau khi được gửi về quê, bố tôi
không được gửi đi nơi khác và ở lại chùa An Dưỡng, lớn lên bình thường cạnh ông
bà nội tôi. Nhưng tôi có thể cảm thấy rằng trải nghiệm đó có lẽ đã để lại những
vết sẹo sâu hoắm trong trái tim non nớt của bố. Tôi không thể đưa ra chứng cứ
của toàn bộ sự tình, chỉ là bố tôi thực sự toát ra không khí như vậy.

Tôi chợt nhớ ra biểu cảm bố tôi trông như thế nào vào ngày ông ấy mang con mèo
đi bỏ: nhìn thấy con mèo cứ ngỡ là đã bị bỏ lại ở bãi biển đã đi trước chúng tôi và
trở về nhà, nỗi ngạc nhiên của ông ấy nhanh chóng chuyển thành sự ngưỡng mộ,
tiếp đến còn như thở phào nhẹ nhõm.

Và tôi chưa từng trải qua điều này. Tôi sinh ra trong một gia đình rất bình thường,
là con một nên bố mẹ tôi đã tỉ mỉ dưỡng dục tôi lớn lên tương đối cẩn thận. Trải
nghiệm ngắn ngủi bị cha mẹ “bỏ rơi” sẽ hằn bóng lên tâm trí đứa trẻ, tôi không
thể tự mình cảm nhận được. Tuy nhiên, loại ký ức này có thể trở thành một vết
sẹo vô hình, cho dù độ sâu và hình dạng có dần thay đổi, nó vẫn sẽ đeo bám
người ta suốt đời.

Đọc tiểu sử của đạo diễn điện ảnh người Pháp François Truffaut (10), tôi được
biết Truffaut cũng bị buộc phải rời xa cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ (cha mẹ ông gần
như coi ông là gánh nặng và bỏ rơi ông) và được người khác nhận làm con nuôi.
Trong suốt cuộc đời, ông tiếp tục khám phá chủ đề "sự bỏ rơi" thông qua các tác
phẩm của mình. Chắc hẳn ai cũng ít nhiều có những kỷ niệm nặng nề khó quên,
không thể nói hết được diện mạo chân thật của nó bằng lời với người khác, chỉ là
không có cách nào diễn tả tột cùng được, cứ sống như thế, rồi dần dần đi đến lúc
chết.

Các ngôi chùa của Tịnh Độ Tông ở Kyoto được chia thành hai phái Đền Tri Ân và
Trường Tây Sơn. Chùa An Dưỡng ở Kejo thuộc Trường Tây Sơn. Có lẽ chính xác
hơn nếu coi Tông Tịnh độ Tây Sơn và Tịnh độ Tông Tri Ân viện là hai nhóm tôn
giáo khác nhau với các học thuyết độc lập (mặc dù các chuyên gia rất khó giải
thích sự khác biệt giữa hai học thuyết). Trường Cao đẳng nghề Tây Sơn là một cơ
sở trực thuộc của chùa Quang Tự ở thành phố Nagaokakyo, hiện nay được đổi tên
thành trường Cao đẳng Tây Sơn Kyoto, có nhiều môn học khác nhau, nhưng trước
đây là cơ sở giáo dục chuyên biệt để nghiên cứu về Phật giáo. Nếu bạn muốn làm
trụ trì của tu viện, bạn phải được giáo dục chuyên nghiệp ở đây, và thực hành ba
tuần trong chùa Quang Minh bên cạnh trường học (kể cả vào mùa rét mướt, mỗi
ngày ba lần đều phải cầm một chậu nước lạnh xối lên đầu) để đạt được những
phẩm chất mà một nhà sư cần phải có.
Bố tôi tốt nghiệp trường cấp Đông Sơn cũ vào năm 1936 và học tại trường dạy
nghề Tây Sơn năm 18 tuổi. Tôi không biết lúc đó ông muốn phát triển như thế
nào, nhưng là con trai của vị trụ trì, ông ấy dường như không còn lựa chọn nào
khác. Trong bốn năm trước khi tốt nghiệp trường đó, bố tôi có quyền hoãn nhập
ngũ, nhưng ông đã quên làm thủ tục chính thức (là chính ông kể như thế). Vì vậy,
vào tháng 8 năm 1938, khi vừa tròn 20 tuổi, đang đi học giữa chừng, ông được gọi
đi nghĩa vụ quân sự. Dù chỉ là sai sót về thủ tục, nhưng một khi quy trình đã đến
thời điểm này thì không thể nói "Tôi xin lỗi, tôi đã làm sai rồi" và nó sẽ phát huy
tác dụng. Cái gọi là bộ máy hành chính và các tổ chức quân sự là như vậy, các
công văn chính là quan trọng nhất.

...

(10) François Truffaut (1932-1984): Đạo diễn, diễn viên, nhà biên kịch và nhà sản
xuất người Pháp. Ông được một y tá nuôi dưỡng khi mới sinh và sống với bà
ngoại. Các tác phẩm của ông mang đậm chất tài liệu và có màu sắc tiểu sử cá nhân
mạnh mẽ. Ông rất giỏi trong việc đẩy tình cảm của mọi người đến những tình
huống ngặt nghèo trong tác phẩm của mình để sắp xếp và nói lên số phận của các
nhân vật.

CHƯƠNG 3:

Bố tôi được bổ nhiệm vào Trung đoàn Bộ binh 20 (Fukuchiyama) thuộc Sư đoàn
16 (Fushimi). Trụ sở của Cánh Fukuchiyama hiện nay là nơi đóng quân của Tổng
bộ 7 thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, và biển hiệu "Cánh quân số 20" vẫn còn
được treo trên các trụ cổng. Hầu hết tất cả các tòa nhà từ thời quân đội cũ (11) đã
được bảo tồn, và bây giờ chúng đã trở thành "kho lưu trữ lịch sử".

Sư đoàn bộ binh 16 dựa trên ba đội, Trung đoàn bộ binh 9 (Kyoto), Trung đoàn bộ
binh 20 (Fukuchiyama) và Trung đoàn bộ binh 33 (thuộc thành phố Tsu tỉnh Mie).
Nơi sinh của bố tôi là thành phố Kyoto, nhưng ông không được chỉ định vào Cánh
số 9, mà là Đội Fukuchiyama xa xôi. Không ai biết tại sao.

Tôi đã từng nghĩ như vậy, nhưng sau khi điều tra, tôi thấy rằng tình hình thực tế
không phải như vậy. Bố tôi không thuộc Trung đoàn 20 Bộ binh mà là Trung đoàn
16 thuộc Sư đoàn 16 Bộ binh. Đơn vị này không đóng quân ở Fukuchiyama, mà
thuộc quyền quản lý của trụ sở đóng tại Fukakusa, quận Fushimi, thành phố
Kyoto. Và vì sao tôi lại tin rằng bố tôi thuộc Trung đoàn Bộ binh 20 của
Fukuchiyama? Điểm này sẽ được viết sau.

Nói tóm lại, vì tôi luôn một mực tin rằng bố tôi thuộc Cánh 20, nên phải mất một
thời gian dài tôi mới bắt đầu điều tra chi tiết về lịch sử quân sự của ông ấy; nói
cách khác, tôi đã phải mất một thời gian dài để quyết định. Bố tôi mất đã 5 năm
rồi, tôi nghĩ phải điều tra nhưng lâu rồi vẫn chưa thực hiện được.

Tại sao ư?

Đó là bởi vì Trung đoàn bộ binh 20 là đơn vị đầu tiên vào thời điểm Nam Kinh thất
thủ, và do đó rất “nổi tiếng”. Nhắc đến quân đội ở Kyoto, người ta luôn có ấn
tượng ổn định (quả thực người ta cười nhạo là “quân của triều đình”), nhưng điều
bất ngờ là hành động của lực lượng này luôn đẫm máu. Từ lâu, tôi luôn nghi ngờ
liệu bố tôi có tham gia trận Nam Kinh với tư cách là thành viên của đội này hay
không, vì vậy tôi luôn ngại kiểm tra lý lịch quân sự của ông ấy, hồi trước khi bố tôi
còn sống, tôi không muốn trực tiếp hỏi kỹ ông về chuyện chiến tranh. Cứ như thế,
tôi không hỏi, ông cũng không nói. Vào tháng 8 năm Heisei 20 (2008), bố tôi đã
trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Nishijin ở Kyoto do ung thư di căn nhiều lần
và bệnh tiểu đường nặng. Ông đã thọ chín mươi tuổi. Nhiều năm chống chọi với
bệnh tật khiến cơ thể suy nhược vô cùng, nhưng ông vẫn luôn tỉnh táo, ký ức rõ
ràng và nói chuyện rành rọt, đây là điều duy nhất còn lại khi về cuối đời.
Bố tôi nhập ngũ ngày 1 tháng 8 năm 1938. Trung đoàn bộ binh 20 đi đầu và đánh
chiếm Nam Kinh, và “gây tiếng vang lớn” vào năm trước, đó là tháng 12 năm
1937. Vì vậy, bố tôi có thể tránh được Trận Nam Kinh trước một năm. Nghe đến
đây, tôi thở phào nhẹ nhõm, trong lòng như trút được một tảng đá lớn.

Sau trận Nam Kinh, Cánh số 20 tiếp tục đánh những trận ác liệt trên khắp Trung
Quốc. Tháng 5 năm chiếm được Từ Châu, sau một trận giao tranh ác liệt đã chiếm
được Vũ Hán, đuổi quân rút chạy về phía tây, tiếp tục chiến đấu không ngừng.

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1938, bố tôi khởi hành từ cảng Ujina trên một con tàu
vận tải với tư cách là đặc nhiệm hạng hai của Cánh 16, và cập bến Thượng Hải vào
ngày 6 tháng đó. Sau khi đổ bộ, dường như ông đã hành quân với Trung đoàn 20
Bộ binh. Theo danh sách thời chiến của quân đội, ngoài việc chịu trách nhiệm
chính trong các nhiệm vụ tiếp tế và an ninh, ông còn tham gia vào trận truy đuổi
gần thị trấn Hà Khẩu (ngày 25 tháng 10) và chiến dịch An Lục ở Hán Thủy vào năm
sau (ngày 17 tháng 3) và hội chiến Jujube (30 tháng 4 đến 24 tháng 5).

Theo bước chân của bố tôi, tôi thấy rằng đó là một khoảng cách khá bất ngờ. Một
đơn vị chiến đấu thậm chí còn chưa được cơ giới hóa hoàn toàn, và khó có thể
mong đợi được cung cấp đủ nhiên liệu, ngựa gần như là phương tiện di chuyển
duy nhất, để đi một quãng đường dài như vậy hẳn là một sự khổ hạnh cực kỳ gian
truân. Người ta nói rằng trên chiến trường, tiếp tế không kịp, lương thực và đạn
dược thiếu thốn triền miên, binh lính ăn mặc rách rưới. Do môi trường không
đảm bảo vệ sinh và sự lây lan của hàng loạt bệnh dịch như dịch tả nên tình hình
khá trầm trọng. Vào thời điểm đó, các nha sĩ còn thiếu nhân lực, và nhiều binh
lính vẫn phải chịu đựng sự tra tấn của sâu răng. Với sức mạnh quốc gia hạn chế
của Nhật Bản, việc trấn áp đại lục rộng lớn của Trung Quốc đơn giản là sẽ không
hiệu quả. Cho dù có thể trấn áp hết thành phố này đến thành phố khác bằng vũ
lực, nhưng khách quan mà nói, không thể chiếm trọn một khu vực trong một thời
gian dài.
Đọc những dòng ghi chép của những người lính Cánh 20 khi đó, người ta mới cảm
nhận sâu sắc được hoàn cảnh khốn khó của họ như thế nào. Một số người thẳng
thắn để lại lời khai, cho rằng thật đáng tiếc khi những người lính thời đó đã gây ra
những vụ thảm sát. Nhiều người khác khẳng định không có vụ thảm sát nào cả mà
họ chỉ bịa chuyện. Dù thế nào đi nữa, người cha hai mươi tuổi đã được gửi đến
Trung Quốc đại lục máu chảy thành sông với tư cách là một người lính hạng nặng.
Nhân tiện, đội lính hạng nặng chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc ngựa
của quân đội và cũng tham gia vào các nhiệm vụ tiếp tế. Vào thời điểm đó, quân
đội Nhật Bản đã thiếu thốn ô tô và nhiên liệu trong một thời gian dài, và ngựa là
phương tiện di chuyển quan trọng của họ, có lẽ còn quan trọng hơn cả chính quân
đội. Về cơ bản, binh lính hạng nặng không trực tiếp tham gia các trận chiến tiền
tuyến, nhưng không có nghĩa là an toàn. Vì trang phục nhẹ nhàng (hầu hết mọi
người chỉ đeo một lưỡi lê), họ thường bị đối thủ tấn công từ phía sau, gây thương
tích nặng.

CHƯƠNG 4:

Bố tôi bắt đầu quan tâm đến thơ Haiku ngay sau khi ông nhập học trường Cao
đẳng nghề Tây Sơn, và gia nhập một hội giông giống kiểu “fanclub”, kể từ đó ông
đã sáng tác ra rất nhiều bài Haiku. Nói theo kiểu bây giờ, có thể gọi là “Đội Haiku
lên đầu”. Một số bài thơ Haiku ông viết khi đi lính đã được đăng trên tạp chí
Haiku của trường Cao đẳng Kỹ thuật Tây Sơn, có lẽ chúng đã được gửi từ chiến
trường đến trường học.

“Tiếng chim ríu rít gọi bầy


Đường về quê cũ giờ này nơi nao?
Là sư, là lính anh hào
Chắp tay trước ngực, vái chào ánh trăng”
Tôi không phải chuyên gia về Haiku nên không thể đánh giá được mức độ của
những câu này. Tuy nhiên, không khó để hình dung ra sự xuất hiện của một thanh
niên văn nghệ tuổi đôi mươi ngâm thơ Haiku như vậy. Bởi vì từ đầu đến cuối,
không phải là kỹ năng gieo thơ lục bát lên mấy câu này, mà là lối thẳng thắn bộc lộ
cảm xúc.

Ông đang học để trở thành một nhà sư tại một trường học trong núi lớn của
Kyoto. Vậy rất có thể bố tôi đã thành tâm thành ý cầu tiến học hỏi. Nhưng vì một
chút sai sót trong thủ tục, ông phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tiếp nhận một
cuộc giáo dục tuyển chọn khắc nghiệt, nhận lấy một khẩu súng trường loại 38, lên
tàu vận tải và bị đưa đến mặt trận khốc liệt của Trung Quốc. Đối mặt với những
binh lính và du kích Trung Quốc thà chết chứ không chịu đầu hàng, trằn trọc chiến
đấu không ngừng nghỉ. Thế giới đó hoàn toàn đối lập với những ngôi đền yên bình
trong núi sâu ở Kyoto, chắc chắn bố tôi đã phải chịu đựng những chấn động tâm
lý rất lớn và trải qua những mâu thuẫn làm dao động tâm hồn ông. Trong những
lúc khó khăn, bố tôi dường như chỉ muốn nhẹ nhàng ngâm thơ Haiku để tìm sự an
ủi. Đó là một dạng ký thác vào thơ Haiku, có lẽ cũng có thể nói là một kiểu ám
hiệu ẩn dụ tượng trưng nào đó, dường như chân thành và trực tiếp hơn, để bày
tỏ tin tức và nỗi lòng được viết bằng văn bản rõ ràng trên những bức thư ngay lập
tức bị kiểm duyệt. Đối với ông, có lẽ đây là nơi nương tựa duy nhất mang ý nghĩa
khác biệt. Suốt một thời gian dài sau chiến tranh, bố tôi vẫn kiên trì ngâm vịnh thơ
Haiku.

CHƯƠNG 5:

Chỉ có duy nhất một lần, bố tôi thẳng thắn thú nhận với tôi rằng quân đội của ông
đã xử tử những người lính Trung Quốc bị bắt. Tôi không biết vì nguyên cớ nào mà
ông lại tâm sự với tôi chuyện đó. Thời gian đã trôi qua quá lâu, chân tướng của
toàn bộ quá trình đều không còn rõ ràng, chỉ có điều sự việc này đã tồn tại cô lập
trong trí nhớ của tôi. Khi đó, tôi vẫn còn đang học lớp dưới của trường tiểu học,
và bố tôi thẳng toẹt kể về việc hành quyết một cách bình thản. Khi một người lính
Trung Quốc biết rằng mình sẽ bị xử tử, y vẫn không hề bối rối hay hoảng sợ, chỉ
nhắm mắt bất động và lặng lẽ ngồi đó. Người lính bị chặt đầu ngay sau đó. Thái
độ đó thực sự ấn tượng, bố tôi nói. Dường như bố tôi có sự kính trọng sâu sắc đối
với người lính Trung Quốc đã bị chặt đầu cho đến khi ông nhắm mắt xuôi tay.

Về việc các đồng chí trong cùng quân đội chỉ đứng theo dõi người lính bị hành
quyết, hay bị buộc phải tham gia nhiều hơn vào quá trình ấy, tôi cũng không rõ.
Có thể trí nhớ của tôi bị nhầm lẫn, hoặc có thể những lời của bố tôi đã mơ hồ khi
ông nói với tôi, mà bây giờ tôi không có cách xác nhận điều đó. Nhưng dù thế nào
đi nữa, thì sự việc ấy chắc hẳn đã để lại nỗi day dứt sâu sắc trong tâm hồn của
người đi tu buộc phải ra trận là ông.

Người ta nói rằng trong thời gian đó ở Trung Quốc đại lục, quân Nhật thường ra
lệnh cho lính mới hay lính bổ sung (12) xử tử những người lính Trung Quốc bị bắt
để họ dần quen với mùi chém giết. Tác giả Yoshida Hiroshi đã viết trong cuốn sách
"Những người lính Nhật Bản" (do Tân Trung Ương Công Luận xuất bản):

Theo hồi ức của Shigeru Fujita, khi ông còn là đội trưởng của Cánh kỵ binh 28 từ
cuối năm 1938 đến năm 1939, ông đã nhắc nhở tất cả các sĩ quan của Cánh kỵ
binh theo cách này: "Giết chóc là một cách để binh lính làm quen với chiến trường
càng nhanh càng tốt. Cũng là cách để kiểm tra bản lĩnh của họ. Chỉ cần sử dụng
con tin (tức là những người bị bắt) để thử là được. Vào tháng 4, chúng ta sẽ bổ
sung thêm một đợt tuyển binh sĩ mới. Chúng ta nhất định phải tạo cơ hội như vậy
càng sớm càng tốt để tôi luyện tân binh kiên cường và thích nghi nhanh với chiến
trường... Thay vì dùng súng bắn, thì sử dụng lưỡi lê càng hiệu quả hơn nhiều. "

Việc giết những tù nhân không chống cự đương nhiên là một hành động phi nhân
đạo, vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng quân đội Nhật Bản khi đó dường như cho
rằng cách làm này là vô cùng tự nhiên. Lý do chính là quân đội Nhật không còn
khả năng chăm sóc các tù nhân chiến tranh. Từ năm 1938 đến năm 1939, tình cờ
cũng là khoảng thời gian bố tôi được cử đến Trung Quốc đại lục để tuyển mộ,
không có gì ngạc nhiên khi những người lính cấp thấp bị buộc phải thực hiện
những nhiệm vụ như vậy. Trong ấn tượng của tôi, bố tôi nói với tôi rằng hầu hết
những vụ hành quyết này đều được thực hiện bằng lưỡi lê, nhưng lần đó chúng
được thực hiện bằng dao quân dụng.

Nói tóm lại, khung cảnh tàn nhẫn khi cứa vào cổ một người đàn ông bằng lưỡi dao
quân dụng mà bố tôi còn nhớ chắc chắn đã hằn lên trên trái tim non nớt của tôi
một vết sẹo đỏ tươi. Cảnh đó thậm chí còn có thể nói là một trải nghiệm mô
phỏng. Nói cách khác, quá khứ nặng nề đã đè nặng trong lòng bố tôi suốt nhiều
năm, mượn từ ngữ đương thời để mô tả thì nó chính là “chấn thương tinh thần”,
một phần tôi đã thừa hưởng với tư cách là con trai ông. Đây chính là thứ được gọi
là kết nối giữa trái tim và trái tim, và cái gọi là lịch sử cũng vậy. Bản chất của nó
nằm ở hành động “tiếp nhận”, hoặc là một nghi lễ sâu bên trong tiềm thức. Dù
khó chịu hay không muốn đối mặt với nội dung của nó, mọi người vẫn phải chấp
nhận nó như một phần của chính mình. Nếu không phải như vậy, thì ý nghĩa của
lịch sử là gì?

Bố tôi hầu như không kể với ai về những trải nghiệm của mình trên chiến trường.
Dù tự mình ra tay hay chỉ chứng kiến, có lẽ đó đều là quá khứ mà ông không hề
muốn nhắc lại hay đề cập đến. Nhưng chỉ riêng vấn đề này, có thể ông đã muốn
nói với đứa con trai thừa hưởng dòng máu của mình ở dạng thức nào đó, ngay cả
khi nó sẽ để lại vết sẹo trong tim của cả hai bên, ông vẫn phải làm như vậy. Đây
đương nhiên chỉ là suy đoán của tôi, nhưng tôi luôn không nhịn được mà nghĩ thế.

...

(12) Những người lính nhập ngũ vào quân đội Nhật Bản thông qua nghĩa vụ quân
sự bổ sung được gọi là "lính bổ sung." Nghĩa vụ quân sự bổ sung là một trong
những nghĩa vụ quân sự của Nhật Bản lúc bấy giờ. Những người đáp ứng một số
tiêu chuẩn về nghĩa vụ, nhưng hiện tại chưa phục vụ, sẽ tạm bị gọi nhập ngũ trong
một số trường hợp nhất định để bổ sung sức mạnh quân sự của họ.
CHƯƠNG 6:
Cánh 20 rút khỏi Trung Quốc về Nhật Bản vào ngày 20 tháng 8 năm 1939. Bằng
cách này, bố tôi đã kết thúc nghĩa vụ quân sự một năm của mình và trở lại Trường
dạy nghề Tây Sơn để tiếp tục đi học. Ngay sau đó, quân đội Đức tấn công Ba Lan
vào ngày 1 tháng 9, và chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu. Thế giới
mở ra một thời kỳ hỗn loạn dữ dội.

Khi đó, quân nhân tại ngũ đã phải nhập ngũ hai năm, nhưng chẳng rõ vì sao bố tôi
chỉ phục vụ có một năm. Tôi không biết lý do của việc này, có lẽ vì lúc đó ông ấy
vẫn còn là một sinh viên.

Sau khi đi nghĩa vụ quân sự trở lại trường, bố tôi dường như vẫn say sưa đọc
Haiku.

“Ngân nga hát với hươu sao


Trên đường du lịch xiết bao mong chờ
Cùng Đoàn Tuổi Trẻ Hít-lơ”

(Tháng 10 năm 1940)

Phần lớn bài thơ Haiku này được thực hiện trong chuyến thăm hữu nghị của Đoàn
Thanh Niên Hitler khi tới Nhật Bản. Lúc đó, Đức Quốc-xã là đồng minh của Nhật
Bản và chớp lấy cơ hội chiến đấu ở châu Âu, nhưng Nhật Bản chưa chính thức
tuyên chiến với Anh và Mỹ. Tôi không thể diễn giải được, nhưng cá nhân tôi rất
thích bài này. Từ góc độ mới lạ chứ không phải ở góc độ bình thường, bố tôi đã
cắt ngang một hình tượng lịch sử, một cảnh sắc ở nơi một nơi hẻo lánh. Sự tương
phản sâu sắc giữa chiến trường đẫm máu ở phía xa và đàn hươu (hoặc hươu của
Nara, nếu không có gì bất ngờ) rất ấn tượng. Những con người trẻ tuổi của Liên
đoàn Thanh niên Hitler đang vui vẻ ngắm cảnh ở Nhật Bản có thể sẽ sớm bỏ mạng
ở mặt trận phía đông trong mùa đông khắc nghiệt.

“Bồi hồi tưởng nhớ Issa


Những khi ta vịnh vần thơ của Người”

(Tháng 11 năm 1940)

Bài thơ này cũng làm tôi xúc động. Thế giới trong câu văn dường như tĩnh lặng và
ổn định vô hạn. Nhưng phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể xoa
dịu trái tim. Đằng sau bài Haiku, một bầu không khí hỗn loạn khủng hoảng lờ mờ
hiện lên.

Bố vốn là một người rất thích học hỏi, và việc học đôi khi dường như là ý nghĩa
sống còn của ông. Ông rất yêu văn học, và bố thường đọc sách một mình sau khi
trở thành giáo viên, và ở nhà luôn đầy sách. Tôi rất thích đọc sách khi còn là một
thiếu niên, và có lẽ tôi đã bị ảnh hưởng từ bố. Khi còn là sinh viên, điểm số của
ông rất tốt. Tất nhiên, ông đã thi đầu vào, phải biết rằng vào thời điểm đó, chắc
chắn việc vào Đại học Kyoto từ một trường Cao đẳng Phật học dù suốt ngày vùi
đầu vào nghiên cứu Phật pháp và tu tập không phải là một chuyện dễ xơi.

Mẹ tôi thường nói với tôi: “Đầu óc của bố rất tốt.” Tôi không biết bộ não của bố
tốt đến mức nào. Trước kia không biết, hiện tại cũng không. Ban đầu tôi không để
ý lắm đến những vấn đề này. Chắc đối với những người dấn thân vào nghề này
như tôi, não của một người có tốt hay không không phải là điều quan trọng. Trong
nghề nghiệp của tôi, sự tự do của tâm hồn và sự nhạy cảm của xúc giác hữu ích
hơn ánh sáng trong tâm trí, vì vậy, ít nhất là bản thân tôi, hầu như chưa bao giờ
đo lường một người bằng “liệu bộ não có hoạt động hay không” làm tiêu chuẩn.
Điều này rất khác so với thế giới học thuật. Nhưng không sao cả, không nên nghi
ngờ gì về thành tích học tập của bố tôi suốt thời gian qua.
Thật đáng tiếc (có lẽ phải nói như vậy), so với bố tôi, tôi chưa bao giờ là một đứa
ham học, điểm số ở trường cũng không có gì nổi bật. Tôi nỗ lực không ngừng để
theo đuổi những thứ mình thích, và gần như thờ ơ với những thứ mình không
thích. Tính cách của tôi trước đây là như vậy, và nó không thay đổi chút nào. Vì
vậy, điểm của tôi từ tiểu học đến trung học không phải là xấu, nhưng không có
nghĩa là một tấm gương tốt để mọi người xung quanh ngưỡng mộ.

Điều này dường như khiến bố tôi thất vọng. So với chính ông khi còn trẻ, ông có
thể cảm thấy tiếc khi thấy thái độ sống khó có thể nói là chăm chỉ của tôi - "Mày
đã được đẻ ra trong một thời đại yên bình như thế này, lại còn không bị quấy rầy
bởi bất cứ điều gì, mày có thể học bất cứ thứ gì mày muốn. Thế tại sao mà mày
không dành nhiều thời gian hơn cho việc học đi hả con? ” Tôi nghĩ, có lẽ ông
muốn tôi giành vị trí số một. Bố cũng mong rằng tôi có thể thay ông ngẩng cao
đầu bước đi với cuộc đời vốn đã bị thời gian trì hoãn và không thể tiến về phía
trước. Vì vậy, ông chắc chắn không ngại hy sinh tất cả những gì mình có.

Nhưng tôi đã phụ lòng mong đợi của bố, vì dù sao tôi cũng không thể dành hết
tâm sức cho việc học. Hầu hết các lớp học được giảng dạy trong trường học đều
nhàm chán và hệ thống giáo dục quá cứng nhắc gây chán nản. Kết quả là bố tôi
phải bất mãn lâu ngày, còn tôi cảm thấy đau đớn lâu ngày (nỗi đau chất chứa cả
sự tức giận vô thức). Khi tôi 30 tuổi, tôi ra mắt với tư cách là một tiểu thuyết gia,
bố tôi có vẻ rất mừng cho tôi, nhưng lúc đó mối quan hệ cha con của chúng tôi đã
rất nguội lạnh.

Cho đến tận bây giờ, thậm chí là cho đến tận giờ phút này, tiềm thức của tôi vẫn
nghĩ - hay vẫn còn mang dư âm của cảm xúc này - rằng tôi đã luôn làm bố tôi thất
vọng và phụ lòng mong đợi của ông. Mặc dù sau khi đi qua một độ tuổi nhất định,
tôi đã nghĩ thoáng ra nhiều: “Không quan trọng, mỗi người đều có đặc điểm
riêng.” Nhưng đối với tôi khi còn là một thiếu niên, một môi trường như vậy luôn
quanh quẩn cảm giác áy náy mơ hồ, không thể nào dùng từ thoải mái dễ chịu để
hình dung được. Cho đến lúc này, tôi vẫn thỉnh thoảng mơ thấy mình đang tham
gia các kỳ thi ở trường và thậm chí không có một câu hỏi kiểm tra nào trên tờ giấy
thi. Thời gian cứ thế trôi qua, tôi không thể nào chịu đựng được nữa. Nếu lần này
mà còn thi rớt, sẽ có chuyện chẳng lành... đại khái chính là kiểu giấc mơ như vậy.
Lúc tỉnh giấc người ướt đẫm mồ hôi, điều này khiến lòng tôi cảm thấy rất khó
chịu.

Nhưng lúc đó, tôi vẫn nghĩ rằng thay vì ngồi vào bàn giải quyết những vấn đề do
giáo viên đặt ra và đạt kết quả tốt hơn một chút trong kỳ thi, tốt hơn hết vẫn là
nên đọc những cuốn sách ta thích, nghe những bản nhạc ta mê, đi chơi thể thao
ngoài trời, và ra ngoài với bạn bè. Thậm chí ngồi xoa mạt chược hay hẹn hò với bồ
còn có ý nghĩa hơn. Tất nhiên, nếu bây giờ nhìn lại và nghĩ về nó, ta có thể tự
nhiên xác định một cách chắc chắn rằng suy nghĩ của mình vào thời điểm đó là
đúng.

Tôi e rằng mỗi người chúng ta chỉ có thể hít thở không khí của những thời đại
khác nhau, gánh vác sức nặng của chính thời đại mà sống, và chúng ta chỉ có thể
âm thầm trưởng thành trong dòng chảy của thời đại. Không có tốt xấu rạch ròi,
mà hãy thuận theo tự nhiên. Cũng giống như giới trẻ hiện nay, lũ trẻ đang không
ngừng làm đau đầu thế hệ cha mẹ của chúng.

Quay về chuyện chính nhé.

Mùa xuân năm 1941, sau khi tốt nghiệp Trường dạy nghề Tây Sơn, bố tôi nhận
lệnh tạm gọi vào cuối tháng 9 cùng năm, ông lại nhập ngũ vào ngày 3 tháng 10 và
đơn vị của ông là Binh đoàn 20. Sau đó, ông được hợp nhất vào Cánh thứ 53 của
Vũ khí hạng nặng.

Năm 1940, Sư đoàn 16 quyết định đóng quân thường trực tại Mãn Châu, và Sư
đoàn 53 với Sư đoàn 16 bị bỏ lại làm nòng cốt được tổ chức dưới sự quản lý của
Sư đoàn Kyoto. Cánh 53 cũng đã trở thành một đơn vị hạng nặng trực thuộc sư
đoàn. (Nhân tiện, người ta nói rằng vào cuối cuộc chiến, ông Mizuno (15) cũng là
một thành viên của cánh quân số 53 của những người lính hạng nặng.) Có lẽ bố
tôi đã được hợp nhất vào Lực lượng Fukuchiyama sau sự vội vàng như vậy và tổ
chức lại hỗn loạn. Và có lẽ vì tôi đã nghe câu chuyện này từ bố tôi, tôi nghĩ rằng
ông ấy đã phục vụ trong quân đội của Fukuchiyama kể từ lần nhập ngũ đầu tiên.

Năm 1944, Sư đoàn 53 được điều động đến Miến Điện khi chiến tranh kết thúc để
tham gia các chiến dịch ở Nepal.Trong Trận Ayeyarwady từ tháng 12 đến tháng 3
cùng năm, họ đã chiến đấu chống lại quân đội Khối thịnh vượng chung Anh, toàn
bộ trung đoàn đã bị truy đuổi. Gần như bị tiêu diệt. Bộ đội chủ lực của cánh quân
thứ 53 cũng tham gia trận chiến ác liệt này với sư đoàn.

Thầy Suzuka Nofuro, người dạy Haiku cho bố tôi (1887-1971, bạn văn thân thiết
với Kyoshi Takahama, người sáng lập tạp chí "Đỗ Quyên". Còn có một nhà tưởng
niệm Nofuro ở cố đô Kyoto) và trong nhật ký điều này đã được ghi lại vào ngày 30
tháng 9 năm 1941:

“Trên đường về, người tôi lấm lem bùn đất vì mưa (bên trong còn nhớp nháp).
Sau khi quay trở lại, tôi được biết mình đã nhận được quân công.

"Gió lạnh mùa thu


Những người trai chúng ta lại trở thành tấm khiên chắn của Tổ Quốc
Thiên Thu”

"Quân công" ở đây chắc là bố tôi đã nhận được giấy gọi nhập ngũ. Ý tứ bài Haiku
kia mang hàm ý, "Là một người đàn ông, tôi muốn thêm lần nữa trở thành một lá
chắn vì quốc gia đại sự." Với tình hình lúc đó, có lẽ bố không còn cách nào khác
ngoài việc tụng bài thơ Haiku yêu nước này. Nhưng từ câu chữ, đặc biệt là từ
"Lại", không khó để trải qua một loại chán nản nhất định. Bản thân bố hẳn đã
muốn trở thành một vị học giả không màng thế sự sống trong hòa bình. Nhưng
dòng chảy thời cuộc không cho phép ông có những hy vọng xa hoa như vậy.

...

(13) Một trong những tổ chức giáo dục đại học mạnh nhất ở Nhật Bản. Từ năm
1897 đến năm 1947, "Đại học Hoàng gia Kyoto" được sử dụng làm tên trường. Khi
Nhật Bản chính thức chuyển từ "Empire" ra khỏi quốc hiệu vào năm 1947, Đại học
Hoàng gia Kyoto cũng được đổi tên thành "Đại học Kyoto". Một người chưa bao
giờ được đánh giá bằng tiêu chuẩn “bộ não có sử dụng tốt hay không”. Điều này
rất khác so với thế giới học thuật. Nhưng không thành vấn đề, dù sao học lực của
ba tôi luôn ở mức xuất sắc, không nên nghi ngờ gì về điều này.

(14) Quản lý sư đoàn đề cập đến sự phân chia lục địa Nhật Bản bởi Quân đội Nhật
Bản ở cấp quân sự từ năm 1873 đến năm 1945. Các giám thị sư đoàn chịu trách
nhiệm về quản lý quân sự địa phương và các vấn đề an ninh. Sự phân chia phía
sau thường đề cập đến sự phân chia đứng được hình thành sau sự phân chia, như
một phần bổ sung cho phép chia.

(15) Minzuman (1919-2004), tiểu thuyết gia Nhật Bản. Ông đã cam kết giao lưu
văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều năm và đã đến thăm Trung
Quốc nhiều lần, ông từng là giám đốc thường trực và cố vấn hàng đầu của Hiệp
hội giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản. Hầu hết các tác phẩm của ông phản
ánh cuộc sống của tầng lớp thấp ở Nhật Bản, và lên án chiến tranh.
CHƯƠNG 7:

Không ngờ tình thế lại có diễn biến ngoài tưởng tượng, ngày 30/11, tức là chỉ hơn
hai tháng sau khi được chiêu mộ, bố tôi bất ngờ nhận được thông báo hủy triệu
tập. Nói cách khác, ông có thể kết thúc nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương của
mình. Vào ngày 30 tháng 11, tức là tám ngày trước cuộc tập kích vào Trân Châu
Cảng. Nếu đợi đến khi chiến tranh nổ ra, e rằng sẽ không có biện pháp “rộng rãi”
hơn thế này đâu.

Theo lời bố tôi, nhờ một cán bộ cao cấp mà ông đã giữ được một mạng sống. Lúc
đó, bố tôi chỉ là một binh nhất, có một lần, viên sĩ quan gọi bố ra ngoài và nói với
ông: "Anh là sinh viên của Đại học Hoàng gia Kyoto. So với việc ở trong quân đội,
chăm chỉ ra sức học tập rèn luyện vẫn có ích hơn cho đất nước." Sau đó, ông
được điều ra khỏi quân vụ. Tôi không biết liệu sự sắp xếp này có phải do một sĩ
quan quân đội quyết định thật hay không. Nhắc mới nhớ, bố tôi cũng không học
khoa học tự nhiên. Các sinh viên nghệ thuật tự do quay lại trường đại học và học
viết Haiku ở trường. Nhìn kiểu gì (trừ khi có tầm nhìn xa trông rộng) cũng không
giống như đang ra sức rèn luyện giúp ích cho Tổ Quốc. Bố tôi không cố ý nói
nhiều, có lẽ có một số ẩn tình ở giữa. Nhưng bất luận là như thế nào, từ đó về
sau, ông đã từ chức khỏi quân đội và lấy lại tự do của mình.

Đây là câu chuyện tôi đã nghe từ khi còn nhỏ, và tôi vẫn nhớ nó. Đó thực sự là
một giai thoại thú vị, nhưng tiếc là nó không tương ứng với các sự kiện. Kiểm tra
danh sách sinh viên của Đại học Kyoto, bố tôi chỉ vào Khoa Văn học của Đại học
Kyoto vào tháng 10 năm 1944. Theo cách này, cái câu "Anh là sinh viên của Đại
học Hoàng gia Kyoto" sẽ thành vô nghĩa. Có lẽ có điều gì đó không ổn trong trí
nhớ của tôi. Hoặc có thể tôi đã nghe câu chuyện này từ mẹ tôi, và trí nhớ của bà
đã có nhầm lẫn. Nhưng đến nay vẫn chưa có cách nào khẳng định được đâu là
đúng đâu là sai. Trí nhớ của mẹ bây giờ gần như hoàn toàn hỗn loạn.

Tóm lại, theo hồ sơ, bố tôi vào Khoa Văn học tại Đại học Kyoto vào tháng 10 năm
1944 và tốt nghiệp vào tháng 9 năm 1947 (trường đại học trước khi chiến tranh
kết thúc là hệ ba năm, và trong chiến tranh có nhiều sinh viên đã phá lệ nhập học
vào tháng 10, tốt nghiệp vào tháng 9 (16)). Lệnh nhập ngũ của bố tôi được bãi bỏ
vào mùa thu năm 1941. Trước khi bố vào Đại học Kyoto, tức là trong suốt 3 năm
từ 23 đến 26 tuổi, tôi không biết bố mình đang làm gì và ở đâu. Tôi đoán có thể
ông đã ở lại ngôi chùa nơi quê nhà để chiến đấu, làm thơ Haiku và học hành chăm
chỉ nhằm thi vào trường đại học. Tôi không biết tận cùng sự thật như thế nào.
Điều này lần nữa đã trở thành một bí ẩn.

Sau khi lệnh triệu tập của bố tôi được dỡ bỏ, ngay khi ông rời đội, Chiến tranh
Thái Bình Dương bắt đầu. Sư đoàn 16, đóng ở Mãn Châu, lên tàu vận tải tấn công
Philippines. Ngày 24 tháng 12 năm 1941, Cánh quân số 20 cố gắng đổ bộ vào Vịnh
Lamon ở phía đông đảo Luzon trước mặt kẻ thù, vấp phải sự kháng cự quyết liệt
của liên quân Mỹ-Philippines. Trung úy Yoshio Oe bị bắn vào ngực và hy sinh trong
trận chiến này. Tại Thế vận hội Berlin, ông đã từng giành được vị trí thứ ba và thứ
hai ở nội dung nhảy sào với vận động viên Shuhei Nishida. (17) Yoshio Oe quê ở
Maizuru (18), anh trai của ông là một bác sĩ quân y tình cờ có mặt khi ông bị bắn,
ông đã tắt thở trong khi được anh trai mình tận tình cứu chữa.

Sư đoàn 16, bị thương vong nặng nề, cuối cùng đã đổ bộ lên Luzon và ngay sau đó
được lệnh tấn công pháo đài quân sự trên bán đảo Bataan. Tuy nhiên, trước ưu
thế hỏa lực vượt trội của quân đội Mỹ, nó đã bị tàn phá nặng nề. Quân đội Mỹ đã
tránh được trận chiến quyết định ở Manila và phong cho Manila là "thành phố bất
khả chiến bại" đối với Nhật Bản mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào, cho phép 9
sư đoàn và 80.000 quân của họ được bảo tồn và phòng thủ trong rừng núi trên
bán đảo. Bộ Tổng tham mưu Nhật Bản đã đánh giá thấp hiệu quả chiến đấu được
triển khai chặt chẽ của quân đội Mỹ trên tuyến phòng thủ Bán đảo Bataan. Các
binh sĩ bị bao vây trong khu rừng rậm, hứng chịu hỏa lực pháo binh tập trung dữ
dội và bị tàn phá bởi những chiếc xe tăng mới nhất của Hoa Kỳ. Theo "Lịch sử của
Liên minh núi Fukuchi", vào ngày 15 tháng 2 năm 1942, chỉ còn lại 378 binh sĩ
trong Trung đoàn bộ binh 20, bao gồm cả lãnh đạo của đơn vị bộ binh. Các tài liệu
khác chỉ ghi đơn giản là sư đoàn "gần như bị tiêu diệt."

Một chiến sĩ viết: "(Trước đó) Do phán đoán sai tình hình và sai sót trong tác
chiến, vô số đồng đội trong quân ta hy sinh vô ích. Hết đạn dược, lương thực, bộ
binh lấy trận địa làm mồ chôn, còn pháo binh đã dùng hỏa pháo như bia mộ, biến
thành những bóng ma bảo vệ đất nước. Những người dân địa phương đã nuôi
dưỡng liên đội núi Fukuchi có lẽ sẽ không bao giờ quên bán đảo Bataan."
Trận chiến bán đảo Bataan rất gian khổ và cuối cùng đã kết thúc vào đầu tháng 4
cùng năm, Sư đoàn 16, vốn "gần như bị xóa sổ", được tổ chức lại thành một lực
lượng bổ sung mới. Trú quân Manila, thủ đô của Philippines, trở thành lực lượng
trấn thủ bảo vệ, chủ yếu chịu trách nhiệm chính trong việc chinh phục quân du
kích ở các vùng khác nhau của Philippines. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 1944, tình
hình chiến đấu xấu đi, sư đoàn được điều động đến pháo đài Đảo Leyte ở phía
nam Manila và trở thành lực lượng chính canh giữ khu vực địa phương.

Ngày 20 tháng 10 cùng năm, sư đoàn và lực lượng đổ bộ quy mô lớn của quân đội
Hoa Kỳ bước vào trạng thái giao tranh toàn diện, và họ gần như bị tiêu diệt hoàn
toàn vào ngày 26 cùng tháng. Trước cuộc tấn công của Mỹ vào Philippines, giữa
quân địa phương và căn cứ đã xảy ra tranh chấp gay gắt về việc nên bảo vệ đảo
Luzon hay đảo Leyte. Về sau toàn đội bị khẩn cấp bố trí đến đảo Leyte, tinh thần
binh lính chưa sẵn sàng đã phải lập tức lao vào chiến đấu. Đây thường được coi là
lý do quan trọng để rút lui.
Trong cuộc đọ súng quyết liệt của hải quân với bộ đội đổ bộ đường thủy, Sư đoàn
16 bị thiệt hại một nửa quân số, phải rút vào nội địa chống trả. Tuy nhiên, nguồn
cung cấp hoàn toàn bị cắt đứt, quân du kích tấn công từ phía sau, nhiều binh sĩ bị
thương và bại trận đã bị tách khỏi đội và ngã xuống đất vì đói hoặc sốt rét. Người
ta nói rằng nạn đói đặc biệt nghiêm trọng và thậm chí còn xảy ra nạn ăn thịt đồng
loại. Đó là một trận chiến bi thảm, chưa từng có tiền lệ, không có cơ hội chiến
thắng, Sư đoàn 16 ban đầu gồm 18.000 người, chỉ có 580 người sống sót, và tỷ lệ
tử vong thực sự vượt quá 96%, rất đúng với tên gọi "Ngọc nát” (19). Nói cách
khác, Trung đoàn bộ binh núi Fukuchi số 20 đã trải qua hai lần "gần như bị tiêu
diệt" trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của cuộc chiến. Có thể nói, đó là lực
lượng có những mảnh đời xấu số.
"Giữ được một mạng" mà bố tôi đề cập đến có lẽ chính là ông đã may mắn không
bị đưa đến mặt trận bi thảm của Miến Điện với tư cách là một thành viên của Sư
đoàn 53 khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, chắc hẳn ông chưa bao giờ quên
những người đồng đội của mình ở Sư đoàn 16 đã hy sinh trong trận chiến trên
bán đảo Bataan và đảo Leyte. Không khó để tưởng tượng rằng nếu bố tôi dấn
thân vào một con đường vận mệnh khác và được cử đến Philippines cùng với Sư
đoàn 16 do ông được chỉ định, thì bất kể ông đang ở chiến trường nào – không
phải bán đảo Bataan thì cũng là đảo Leyte, không phải đảo Leyte thì cũng là bán
đảo Bataan – ông chắc chắn sẽ chết trong trận chiến; trong trường hợp đó, đương
nhiên sẽ không có tôi trên thế giới này. Đây có lẽ phải gọi là "may mắn". Nhưng
đối với bố tôi, những người đồng đội cũ của ông đã hy sinh ở chiến trường miền
Nam xa xôi mà chẳng được gì (tôi e rằng nhiều người trong số họ vẫn còn phơi thi
cốt ngoài nơi hoang vu), ông lại là người duy nhất sống sót, điều đó chắc hẳn đã
gây nên rất nhiều đau thương trong tâm khảm, mà còn tạo ra cảm giác tội lỗi của
bản thân. Mỗi khi nghĩ đến điều này, tôi sẽ thấu cảm tâm trạng của bố tôi trước
khi ông mất, và hiểu rõ được tại sao mỗi sáng ông lại nhắm mắt thật lâu và chăm
chú đọc kinh.
Ngoài ra, bố tôi vẫn bị thơ Haiku ám ảnh trong thời gian học tại Đại học Kyoto, và
ông dường như là một người mộ điệu của "Câu lạc bộ hoa đỗ quyên Kyoto", rất
tích cực tham gia các hoạt động văn hóa. Hình như ông đã đích thân tham gia vào
việc phát hành tạp chí Haiku "Kyoshikako". Tôi vẫn còn nhớ rõ rằng các số báo của
tạp chí đó đã lấp đầy tủ quần áo âm tường của nhà tôi.

...
(16) Các trường học Nhật Bản thường bắt đầu vào tháng 4 và tốt nghiệp vào
tháng 3.
(17) Tại Thế vận hội Berlin 1936, vận động viên Shuhei Nishida và Yoshio Oe lần
lượt giành được vị trí thứ hai và thứ ba trong nội dung nhảy sào. Hai người đã cắt
huy chương bạc và đồng và trao cho nhau một nửa. Đây được gọi là "huy chương
của tình bạn".
(18) Thành phố Maizuru, tỉnh Kyoto, Nhật Bản, nằm ở phía tây bắc của thành phố
Kyoto.
(19) Từ "Ngọc nát" trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ câu tục ngữ của người Trung
Quốc "Thà là ngọc nát còn hơi ngói lành". Trong chiến tranh Thái Bình Dương,
trước sự thất bại của toàn quân, căn cứ địa của Nhật Bản đã cố tình chọn thuật
ngữ “ngọc nát” thay vì “hủy diệt toàn bộ”.
CHƯƠNG 8:
Sau khi bố tôi vào Đại học Kyoto, ông đã được tuyển dụng lại vào ngày 12 tháng 6
năm Showa 20. Đây là lần thứ ba ông ấy vào trong quân đội. Nhưng lần này đơn vị
của ông không phải là Sư đoàn 16, cũng không phải là Sư đoàn 53 được thành lập
sau này. Cả hai sư đoàn đã bị phá hủy vào thời điểm đó và không còn tồn tại từ
lâu. Lần này, tư cách của ông là một quân nhân cấp trên được hợp nhất vào đơn
vị 143 của đơn vị trung tâm.
Lực lượng này đóng trụ sở ở đâu trên nước Nhật thì tôi không rõ vị trí cụ thể,
nhưng nếu là lực lượng lái xe thì phải là một lực lượng rất cao tay. Nhưng hai
tháng sau, chiến tranh kết thúc vào ngày 15 tháng 8, và nghĩa vụ quân sự chính
thức được bãi bỏ vào ngày 28 tháng 10, và bố tôi trở lại khuôn viên trường đại
học một lần nữa. Bất kể có nói thế nào, bố tôi vẫn được coi là đã sống sót sau
cuộc chiến hùng tráng và bi thảm này. Lúc đó ông hai mươi bảy tuổi.
Tôi sinh vào năm Showa thứ hai mươi tư, tức là tháng Giêng năm 1949. Bố thi đậu
cử nhân vào tháng 9 năm Showa thứ hai mươi hai và đỗ vào cao học khoa văn thư
trường đại học Kyoto, tuy nhiên ông cũng không còn quá trẻ, đã lập gia đình, lại
còn có tôi nên ông không có ý định đi học nữa để mưu sinh nuôi gia đình, nên ông
đã đến học viện tư thục Koyo trong thành phố trở thành giáo viên dạy quốc văn.
Tôi không biết chính xác bố và mẹ đến với nhau như thế nào. Một người sống ở
Kyoto và người còn lại thì ở Osaka, có lẽ là do một người bạn chung giới thiệu. Lúc
đó, mẹ tôi có một người (là giáo viên dạy nhạc) muốn lấy bà làm vợ, nhưng người
kia đã hy sinh trong chiến tranh. Cụ thân sinh của mẹ tôi (tức là ông ngoại tôi) ban
đầu mở một cửa hàng trong xưởng đóng tàu, nhưng đã bị cháy rụi vì cuộc không
kích của Mỹ. Mẹ tôi đã từng chạm mặt làn đạn súng máy từ máy bay chiến đấu
của tàu mẹ Grumman, và phải ẩn náu trên đường phố Osaka. Điều này vẫn còn
nguyên trong ký ức của mẹ tôi. Cũng giống như bố tôi, chiến tranh đã làm thay
đổi sâu sắc cuộc đời mẹ. Nhưng chính vì điều đó, nôm na có thể nói như vậy, nên
mới có tôi ở đây bây giờ.
Tóm lại, tôi sinh ra ở phường Fushimi, thành phố Kyoto. Nhưng như tôi nhớ, gia
đình tôi đã chuyển đến Shukukawa, thành phố Nishinomiya, tỉnh Hyogo. Năm
mười hai tuổi, tôi chuyển đến thành phố Ashiya bên cạnh Nishinomiya. Vì vậy,
mặc dù tôi sinh ra ở Kyoto, nhưng tôi nên được coi là một người Hanshin về cảm
xúc và mức độ tinh thần của riêng tôi. Cùng là vùng Kansai, nhưng phương ngữ
của Kyoto, Osaka và Kobe (Hanshin) hơi khác nhau, góc độ và cách suy nghĩ cũng
khác nhau. Từ góc độ này, có thể nói cách nhìn nhận văn hóa địa phương của tôi
khác với bố tôi, người sinh ra và lớn lên ở Kyoto, và với mẹ tôi sinh trưởng ở
Osaka, cũng rất khác biệt.
Người mẹ 96 tuổi này từng là giáo viên dạy quốc văn. Bà tốt nghiệp khoa quốc văn
của Trường nữ sinh Shoin Osaka. Bà dạy tại trường cũ của mình (lẽ ra là trường
nữ sinh cấp cao hơn trường nữ Shoin Osaka) và từ chức sau khi kết hôn. Tôi nhớ
rằng khi Seiko Tanabe (20) đoạt giải Akutagawa năm 1964, mẹ tôi đã đọc báo và
nói: “À, mẹ biết rất rõ về cô nhóc này.” Hóa ra là Tanabe cũng đã tốt nghiệp
trường nữ sinh Shoin Osaka. Có thể là hai người họ đã từng gặp nhau trước kia.

Tôi nghe mẹ tôi kể rằng bố tôi có một cuộc sống khá khó tin khi ông còn nhỏ. Có lẽ
kinh nghiệm tàn khốc của chiến tranh vẫn còn trong máu thịt ông, và nỗi thất
vọng khi không thể nắm bắt được phương hướng của cuộc đời nhất định đã khiến
ông rất đau đớn. Dường như ông từng uống rất nhiều vào thời điểm đó, có những
lúc còn cư xử thô bạo với học sinh. Nhưng khi tôi lớn lên, tính khí và cách cư xử
của bố có vẻ dần trở nên hiền lành hơn. Mặc dù thỉnh thoảng, ông lại cảm thấy ủ
rũ, mặt mũi dàu dàu, hay uống rượu bia (mẹ rất hay phàn nàn về điều này) nhưng
bố chưa bao giờ để con trai phải nghĩ rằng gia đình đang có chuyện gì không hay.
Có lẽ mọi kỷ niệm đã lặng lẽ lắng đọng trong lòng ông, những sóng gió cũng dần
dần lặng xuống.
Trong tâm trí của tôi, tôi dám nói một cách không thiên vị rằng ông là một giáo
viên rất tốt. Khi bố tôi qua đời, rất đông học trò của ông đến chia buồn, con số
khiến tôi có phần ngạc nhiên. Điều đó cho thấy ông được học sinh yêu quý như
thế nào. Nhiều học trò của bố tôi đã trở thành bác sĩ, nhờ họ mà bố tôi đã nhận
được sự chăm sóc vô cùng ân cần trong suốt thời gian chống chọi với bệnh tật.
Mẹ tôi hình như cũng là một giáo viên rất giỏi, sau khi tôi sinh ra, bà trở thành
một bà nội trợ toàn thời gian. Tuy nhiên, những học sinh mà mẹ đã dạy trước đây
(nói là học sinh, nhưng thực tế là cùng tuổi với mẹ) thường đến nhà tôi chơi.
Nhưng tôi không biết tại sao, bản thân tôi dường như không thích hợp để làm
một giáo viên.
Nhắc đến những kỷ niệm liên quan đến bố tôi khi tôi còn nhỏ, đó là hai chúng tôi
thường đi xem phim cùng nhau. Sau khi thức dậy vào sáng Chủ nhật, chúng tôi lại
trải báo ra và xem những bộ phim nào đang chiếu ở rạp chiếu phim gần đó (có
một số rạp chiếu phim ở Nishinomiya vào thời điểm đó, nhưng bây giờ tôi không
biết chúng đã thế nào), và khi tìm thấy phim nào đó hay hay, chúng tôi sẽ cưỡi xe
đạp để đi xem. Đa số là phim Mỹ, và phần lớn là phim cao bồi viễn Tây hoặc phim
chiến tranh. Bố tôi không bao giờ đề cập đến cảm giác của ông trên chiến trường,
nhưng dường như ông không chống lại các bộ phim chiến tranh. Vì vậy, tôi đã phá
lệ nhớ rất rõ những bộ phim chiến tranh và phim cao bồi viễn Tây phát hành vào
những năm 1950. Về cơ bản, chúng tôi đã xem hết tất cả phim của John Ford (21).
Chỉ có mấy bộ phim như "Red Line Zone" (Khu vực xích tuyến) của Kenji
Mizoguchi và "Bí mật gia đình Shinhei", "Moto Kitan" của Toyota Shiro (23), nhị vị
phụ huynh đã viện cớ "không phù hợp với con nít con nôi đâu" và cùng ra rạp với
nhau, chỉ còn mình tôi ở lại trông nhà (nhưng lúc đó tôi vô cùng khó hiểu tại sao
nó lại không phù hợp với trẻ em cơ chứ).
Chúng tôi thường đến sân vận động Koshien để xem các trận đấu bóng chày cùng
nhau. Bố của tôi ấy, là một người hâm mộ trung thành của đội Hanshin Tigers
suốt cuộc đời mình, Hanshin mà thua một cái là ông ỉu xìu liền. Về sau tôi đã
ngừng ủng hộ đội Tigers, có lẽ cũng liên quan đến việc này.
Khi bố tôi trở thành một giáo viên, sự nhiệt tình của ông với Haiku vẫn không hề
giảm sút. Trên bàn làm việc của ông luôn có một bộ sưu tập thơ Kigo cổ (24),
được đóng gáy bằng da, và bố sẽ đọc nó một cách nhàn nhã khi có thời gian.
Dường như Kigo rất quý giá đối với bố tôi như Kinh Thánh đối với những người
theo đạo Thiên Chúa. Ông cũng đã xuất bản một số tuyển tập Haiku, nhưng hiện
nay tất cả đều đã bị mất tích. Tất cả những quyển sách đó nằm ở đâu? Khi bố tôi
dạy ở trường, ông đã tập hợp các học sinh lại với nhau, tổ chức các hoạt động
tương tự như câu lạc bộ Haiku, cố vấn những học sinh quan tâm đến Haiku và tổ
chức các đại hội về Haiku. Khi còn là học sinh cấp 1, tôi đã được ông đưa đi tham
gia vài lần. Trong đó có một lần thừa dịp đang dạo chơi ở ngoài thành, ông đã
mượn ngôi chùa cổ Ishiyama-dera trên núi đá để làm nơi tổ chức, nghe nói cụ
Matsuo Basho (25) đã từng sống ở ngôi chùa này một thời gian ngắn. Chẳng hiểu
vì sao, nhưng tôi vẫn nhớ rõ cảnh chiều tà đến tận bây giờ.

...
(20) Tanabe Seiko (1928-2019), tiểu thuyết gia Nhật Bản, người đoạt Huân
chương Ruy băng Tím và Huân chương Văn hóa. Tác phẩm của bà chủ yếu tập
trung vào tiểu thuyết ngôn tình. Năm 1964, tác phẩm “Du hành tình cảm” của bà
đã giành được giải thưởng Akutagawa lần thứ 50.
(21) John Ford (1894-1973), đạo diễn, nhà biên kịch và nhà sản xuất phim người
Mỹ. Những bộ phim cao bồi Viễn Tây do ông làm đạo diễn có sức truyền cảm
hứng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của những bộ phim như vậy với
những thành tựu nghệ thuật phi thường và đặc điểm phong cách mạnh mẽ.
(22) Mizoguchi Kenji (1898-1956), đạo diễn và biên kịch phim người Nhật. Sự
miêu tả bi thảm về số phận của những người phụ nữ cho thấy một mô hình thu
nhỏ của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ, giúp ông có chỗ đứng vững chắc trong giới
mộ điệu điện ảnh.
(23) Toyota Shiro (1906-1977), đạo diễn và biên kịch phim người Nhật. Với đề tài
hoài cổ và các tác phẩm nữ, anh đã dành được nhiều lời khen ngợi.
(24) Từ ngữ hoặc tên gọi của sự vật có thể phản ánh đặc điểm theo mùa là một
yếu tố không thể thiếu trong thơ Haiku.
(25) Matsuo Basho (1644-1694), một bậc thầy haiku vào thời Tokugawa của Nhật
Bản. Bài haiku của ông đã tồn tại ở Nhật Bản trong một thời gian dài, và ảnh
hưởng của nó đã lan rộng ra toàn thế giới.
CHƯƠNG 9: HỒI KẾT

Thế nhưng, bố tôi vẫn muốn ký thác những lý tưởng chưa hoàn thành trong cuộc
sống của ông lên tôi, đứa con duy nhất. Khi tôi lớn hơn, tính cách của tôi dần hình
thành, và xích mích trong tình cảm với bố tôi ngày càng mạnh mẽ rõ ràng hơn. Có
những phần khá cứng đầu trong tính cách của chúng tôi, đó là chúng tôi không dễ
dàng thể hiện bản thân và khó thể giải thích suy nghĩ của mình một cách thẳng
thắn. Bất luận tốt xấu, có lẽ ở điểm này, chúng tôi là đồng loại.
Về chi tiết mâu thuẫn giữa cha con chúng tôi, tôi không muốn nói quá nhiều nên
sẽ chỉ nói sơ qua ở đây. Nếu tôi thực sự muốn kể chi tiết, đó là một câu chuyện
dài, mà tất cả thực ra chỉ là chút chuyện riêng của nhà mà thôi. Nếu tôi chỉ nói về
kết quả, thì đó là do tôi kết hôn sớm, chuyện xong rồi thì quan hệ giữa tôi và bố
cũng trở nên xa cách. Đặc biệt là sau khi tôi trở thành một nhà văn chuyên nghiệp,
kính thưa các thể loại chuyện vặt vãnh tủn mủn thường xuyên xảy ra, mối quan
hệ của chúng tôi trở nên méo mó hơn, và cuối cùng gần như tan vỡ. Chúng tôi đã
không gặp nhau hơn 20 năm, về cơ bản cũng không có việc gì to tát nên không trò
chuyện, và cũng sẽ không liên lạc với nhau.
Bố tôi và tôi lớn lên trong những thời điểm và môi trường khác nhau, cách suy
nghĩ khác nhau và quan điểm khác nhau về thế giới. Điều này là tự nhiên. Nếu
chúng tôi có thể chăm chỉ bắt tay vào sửa chữa mối quan hệ của cả hai từ điểm
xuất phát trong một giai đoạn nhất định nào đó của cuộc đời, có thể tình hình sẽ
khác so với bây giờ. Nhưng đối với tôi lúc đó, thay vì dành thời gian tìm hiểu cách
kết thân với bố, tốt hơn hết là tôi nên tập trung làm những gì mình muốn làm
ngay lúc ấy. Vì tôi còn trẻ nên vẫn còn nhiều việc cần thiết đang chờ tôi bắt tay
vào làm, trong lòng tôi cũng có những mục tiêu rất rõ ràng. So với máu mủ ràng
buộc phức tạp, những thứ đó đối với tôi quan trọng hơn nhiều. Ngoài ra, tất
nhiên tôi cũng có tổ ấm nhỏ của riêng mình, mà tôi phải canh giữ.
Mãi cho đến trước khi bố tôi qua đời không lâu, cuối cùng tôi mới được nói
chuyện trực tiếp với ông ấy. Lúc đó tôi sắp bước vào độ tuổi lục tuần, còn bố tôi
đã gần 90 tuổi. Ông sống trong một bệnh viện ở Nishijin, Kyoto, và bị bệnh tiểu
đường nặng. Tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Ban
đầu cơ thể của ông vốn rất phốp pháp, nhưng giờ đã gầy rộc đi, trông như một
người khác so với trước đây. Bố tôi và tôi đã có một cuộc đối thoại khó xử - cuộc
đối thoại cuối cùng và cực kỳ ngắn ngủi trong cuộc đời của ông, và có được sự hòa
giải. Mặc dù cách nghĩ và cách nhìn thế giới khác nhau, nhưng những thứ Duyên
phận ràng buộc chúng tôi chắc chắn đã phát huy tác dụng trong trái tim tôi. Đứng
trước người cha gầy guộc, tôi không thể thốt nổi nên lời.
Ví dụ, có lần chúng tôi đạp xe cùng nhau để bỏ rơi con mèo mướp cái trên bãi
biển Koroen vào một trưa mùa hè, nhưng nó đã dễ dàng chạy về nhà trước. Dù có
nói thế nào đi nữa, đó cũng là một trải nghiệm chung quý giá và bí ẩn. Tôi vẫn còn
nhớ rõ tiếng thủy triều trên bờ và hương thơm do làn gió thổi đến thoảng qua
rừng thông chắn gió. Chính những điều nhỏ nhặt tích lũy không ngừng ấy đã giúp
cho con người của tôi trưởng thành như bây giờ.
Sau khi bố tôi qua đời, để truy tìm nguyên nhân sâu xa, tôi đã gặp rất nhiều người
mà bố quen và nghe chút chuyện liên quan đến ông.
Tôi không biết một bài viết riêng tư như vậy có thể kích thích hứng thú của những
độc giả bình thường hay không. Nhưng tôi là loại người phải tự mình làm và viết
các từ trên giấy để suy nghĩ (tôi không giỏi suy nghĩ trừu tượng hoặc có sức tưởng
tượng vượt ra ngoài không gian). Tôi cần nhìn lại quá khứ theo cách này, phóng
tầm mắt tới, biến chúng thành những văn bản cụ thể mắt thấy tai nghe. Và càng
viết, càng đọc đi đọc lại, tôi càng có một cảm giác kỳ lạ, dường như mình đang
dần trở nên trong suốt. Như thể tôi đưa tay lên mắt, nhưng tôi có thể nhìn thấy
ánh sáng lờ mờ từ phía bên kia xuyên thấu qua bàn tay.
Nếu thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của bố tôi không thuyên giảm, mà ông
vẫn bị gửi đến Philippines hoặc Myanmar… Nếu chồng sắp cưới của mẹ tôi, một
giáo viên dạy nhạc, không hy sinh trong một trận chiến... Nghĩ như vậy, tôi càng
thấy không thể tưởng tượng nổi. Bởi vì nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ không tồn tại
trên cõi đời. Tiếp theo, tất nhiên ý thức của tôi sẽ không tồn tại, và ngay cả những
cuốn sách tôi đã viết cũng sẽ không xuất hiện trên thế giới này. Bằng cách này,
việc trở thành một tiểu thuyết gia của tôi chỉ giống như một giấc mơ không đủ
thực. Ý nghĩa về sự tồn tại của tôi dần dần bị mờ đi, và không có gì phải ngạc
nhiên khi lòng bàn tay tôi hiện ra ánh sáng.
Trong thời thơ ấu của tôi, có một kỷ niệm khác liên quan đến mèo. Tôi dường như
đã viết nó như một tình tiết trong một cuốn tiểu thuyết (*), và bây giờ tôi muốn
viết lại. Lần này nó được viết như một trải nghiệm thực tế.
Chúng tôi đã từng nuôi một con mèo nhỏ màu trắng sữa. Tôi không nhớ tại sao
con mèo con đó lại được gia đình tôi nhận nuôi, dù sao khi tôi còn nhỏ, nhà tôi có
quá nhiều mèo ra vào. Nhưng tôi nhớ rất rõ rằng màu lông của mèo con rất đẹp
và rất dễ thương.
Một buổi tối, tôi đang ngồi trên hiên nhà, con mèo chui vào cây thông ngay trước
mắt tôi (có một cây thông rất cao trong sân nhà tôi), như muốn cho tôi thấy nó
dũng cảm và linh hoạt như thế nào. Con mèo con leo lên thân cây rất nhanh và
biến mất giữa những cành cây trên cùng. Tôi nhìn cảnh này trong im lặng. Nhưng
không mất nhiều thời gian, chú mèo con bắt đầu phát ra tiếng kêu mắc cỡ xin
được cầu cứu. Hầu hết bọn chúng đều leo lên chỗ cao, nhưng sợ quá không dám
xuống. Lũ mèo trèo lên cây một cách gọn trơn, có điều lại không giỏi trèo xuống.
Nhưng mèo con không hiểu điều này. Nó liều mạng lao lên ngọn cây, mới phát
hiện mình đã đến một chỗ cao như vậy, nhất định cả bốn chân đều đã nhũn như
con chi chi.
Tôi đứng dưới gốc thông nhìn lên nhưng không thấy con mèo đâu, chỉ có tiếng
kêu nhỏ bên tai. Tôi gọi cho bố, giải thích tình hình cho ông ấy và hỏi ông ấy có
thể tìm cách cứu con mèo con không, nhưng bố không làm gì được. Nơi ấy quá
cao để thang với tới. Cứ như thế, chú mèo con đã kêu cứu một cách tuyệt vọng,
mặt trời dần dần lặn xuống và bóng tối cuối cùng cũng bao phủ đặc quánh quanh
cây thông.
Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với con mèo con đó. Khi tôi thức dậy vào sáng
hôm sau, tôi không còn nghe thấy nó nữa. Tôi tiến về phía ngọn cây và gọi tên nó
nhiều lần, nhưng không có tiếng kêu đáp lại. Chỉ còn lại sự im lặng trong không
khí.
Có lẽ con mèo cuối cùng đã xuống khỏi cây vào ban đêm và sau đó chạy đi nơi
khác. (Nhưng mèo đã đi đâu?) Hoặc nó không thể xuống được, bị kiệt sức giữa
các cành cây thông, rồi không thể kêu gọi được nữa, và dần dần suy yếu và chết.
Sau này, tôi thường ngồi ở hiên nhà, nhìn lên cây thông và nghĩ về nó. Tôi tưởng
tượng cảnh con mèo con trắng muốt dang rộng đôi chân mỏng manh và bám vào
một cành cây. Tưởng tượng nó đã chết như vậy giữa các cành cây, dần dần khô
quắt.
Đây là một kỷ niệm rõ ràng khác về thời thơ ấu của tôi liên quan đến mèo. Nó đã
để lại một bài học sâu sắc cho tôi khi tôi còn trẻ: “Đi xuống khó hơn đi lên nhiều.”
Nói một cách tổng quát hơn - kết quả có thể dễ dàng nuốt chửng nguyên nhân và
khiến nguyên nhân mất đi sức mạnh ban đầu. Điều này đôi khi có thể giết chết
một con mèo, và đôi khi nó cũng có thể giết chết cả một người.
Dù như thế nào, chỉ có một điều tôi muốn nói nhất trong văn bản cá nhân này.
Một sự thật không thể nghi ngờ.
Đó chính là, tôi chỉ là một đứa con trai bình thường của một người bình thường.
Đây là một điều tự nhiên. Nhưng càng ngồi xuống và đào sâu vào sự thật này, sẽ
càng rõ ràng không chút sai biệt phát hiện ra rằng đó chẳng qua là sự tình cờ. Cuối
cùng, mỗi người chúng ta chỉ sống chung với sự tình cờ này như một chuyển động
duy nhất của kiếp người.
Nói cách khác, chúng ta chỉ là một giọt mưa lặng lẽ giữa vô vàn hạt mưa rơi xuống
mặt đất rộng lớn. Nó tồn tại, nhưng nó cũng là một giọt nước có thể thay thế
được. Nhưng giọt mưa này có một kỷ niệm độc nhất vô nhị. Là một hạt mưa có
lịch sử riêng, có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền lại lịch sử này. Chúng ta không
nên quên điều này. Ngay cả khi nó sẽ dễ dàng bị nuốt chửng, mất đi đường nét
của cá nhân, bị thay thế bởi một tổng thể nào đó, và dần dần biến mất. Không,
cần phải nói rằng chính xác là vì nó sẽ bị thay thế bởi một tổng thể nào đó và dần
biến mất, chúng ta càng nên ghi nhớ nó nhiều hơn.
Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đến cây thông cao vút và thẳng đứng
trong sân nhà của gia đình tôi. Nghĩ đến chú mèo con có thể đã hóa thành xương
trắng trên đó, nhưng vẫn bám chặt vào cành cây như một kỷ niệm không thể tiêu
tan. Rồi nghĩ đến cái chết, nghĩ đến sự khó khăn khi rơi thẳng đứng xuống đất từ
độ cao chóng mặt.

...
(*) Là tiểu thuyết "Cục cưng Sputnik"; truyện ngắn "Mèo ăn thịt người" và tạp bút
"Độ cao là điểm yếu của tôi" trong tuyển tập "Chú sư tử yêu rau xà-lách" mà tôi
đã dịch.
TÁI BÚT: Những mảnh vụn lịch sử
Tôi đã nghĩ rất lâu trước đây rằng tôi sẽ viết một áng văn tử tế về người cha đã
khuất của tôi. Thời gian trôi nhanh, nhưng nó vẫn chưa được viết. Viết về gia đình
(ít nhất là đối với tôi) là một nhiệm vụ rất nặng nề, tôi chưa tìm được hướng đi
phù hợp, chưa tìm ra mình nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Điều này
như cái gai trong cổ họng, cứa vào tim tôi bấy lâu nay. Tuy nhiên, tôi chợt nhớ
rằng khi còn nhỏ, tôi đã cùng bố đi ra biển để bỏ con mèo, không ngờ tôi bắt đầu
viết từ đây, viết ra một cách tự nhiên và trôi chảy.
Chiến tranh có thể thay đổi cuộc sống và tinh thần của một con người - một công
dân vô cùng bình thường và vô danh đến mức nào. Đây là một trong những điều
tôi muốn viết trong quyển sách này. Và kết luận là tôi bây giờ là ai. Chỉ cần có một
chút thay đổi trong định mệnh của bố tôi, tôi đã không thể tồn tại. Cái gọi là lịch
sử giống như thế này - một thực tế lạnh lùng duy nhất được sinh ra từ vô số giả
thuyết.
Lịch sử không phải là quá khứ. Nó tồn tại bên trong ý thức hoặc tiềm thức, chảy
vào bầu máu nóng của sinh mệnh, không nói không rằng sẽ được truyền đến thế
hệ tiếp theo. Từ góc độ này, những gì tôi đang viết ở đây là câu chuyện của một
người, đồng thời nó là một phần của câu chuyện tuyệt vời tạo nên toàn bộ thế
giới mà chúng ta đang sống. Tuy là một bộ phận rất nhỏ nhưng chắc chắn nó là
một trong số đó.
Tuy nhiên, tôi không muốn viết nó như một thứ gọi là "thông điệp". Tôi chỉ muốn
nó là một câu chuyện ít người biết đến ở một góc của lịch sử, càng thể hiện được
hình dáng ban đầu của nó càng tốt. Những chú mèo từng đồng hành cùng tôi đã
âm thầm ủng hộ hướng đi của câu chuyện này.
Những trang viết này lần đầu tiên được đăng trên tạp chí, và đã nhận được sự
giúp đỡ của ban biên tập tạp chí "Văn học Xuân Thu" về kiểm chứng nhiều sự kiện
lịch sử liên quan. Xin chân thành biết ơn sâu sắc.

Tháng 2 năm 2020,

Murakami Haruki

You might also like