You are on page 1of 32

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT BF3703

Họ và tên: Lê Minh Khôi MSSV: 20190345


Nhóm:
Bài 1: Môi trường dinh dưỡng – các phương pháp gieo cấy vi sinh vật
1. Mục đích thí nghiệm
- Chuẩn bị các loại môi trường và khử trùng môi trường để gieo cấy vi sinh vật.
- Làm quen với các kỹ thuật thường quy trong các phòng thí nghiệm vi sinh vật
bao gồm việc chuẩn bị môi trường và các phương pháp gieo cấy vi sinh vật từ
nhiều loại canh trường khác nhau, cấy chuyền vi sinh vật từ canh trường vi khuẩn
và nấm men sang môi trường mới.
2. Dụng cụ và phương pháp nghiên cứu
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Canh trường chứa vi sinh vật
- Bình tam giác
- Ống nghiệm
- Đĩa Petri
- Que cấy
- Que trang
- Đèn cồn
- Hoá chất pha môi trường Czapek (xem phụ lục thành phần môi trường)
- Cân điện tử
b. Phương pháp nghiên cứu
b.1. Tạo môi trường Czapek
Tỉ lệ thành phần môi trường chuẩn Czapek (1L) và tỉ lệ ở 250ml
Thành phần g/l 250ml
môi trường
Saccharose 30 g 7.5 g
NaNO3 2g 0.5 g
K2HPO4 1g 0.25 g
MgSO4 0.5 g 0.125 g
KCl 0.5 g 0.15 g
FeSO4 0.01 g 0.0025 g
nước 1L 250ml

Quy trình tiến hành:


Cân tỉ lệ các thành phần vào bình tam giác.
Cho nước cất vào bình tam giác, lắc cho đến khi hòa tan hoàn toàn các chất.
Cho hỗn hợp từ bình tam giác vào ống định mức 250ml, sau đó cho nước cất
vào ống định mức đến 250ml
Bổ sung agar 2% khối lượng theo thể tích môi trường; gia nhiệt cho tan agar.
b.2. Phân phối môi trường
- Ống nghiệm lỏng: 1/3 thể tích
- Thạch đứng: 1/3 thể tích
- Thạch nghiêng: 1/4 thể tích
- Hộp petri tráng đều dày 3–5mm
Lưu ý: Lúc đổ phải nhanh tay tránh dung dịch bị đông lại

b.3. Khử trùng môi trường


Khử trùng bằng phương pháp hơi nước bão hòa áp suất:
- Đưa vật liệu, môi trường cần khử trùng vào nồi hấp, các vật liệu cần được bao
gói hợp lý.
- Đóng nắp nồi hấp, mở van xả đáy. Khi hơi nước thoát ra nhiều từ van xả đáy
khoảng 1 – 2 phút thì đóng van xả đáy lại.
- Khi van xả đáy đóng, hơi nước đi vào buồng hấp được giữ lại, áp suất tăng
cao đến 0,5 atm thì bắt đầu tính thời gian khử trùng 20 phút. Trong suốt thời
gian khử trùng, áp suất hơi nước bão hòa được duy trì ở áp suất đặt trước đó.
- Kết thúc thời gian khử trùng, tắt nồi hấp, đợi áp suất trong buồng hấp giảm về
0, mở van xả đáy, đợi nhiệt độ giảm xuống còn 70 – 80oC rồi mở nắp nồi hấp
và lấy dụng cụ, môi trường cần khử trùng ra.
*Bảo quản, kiểm tra: Giữ môi trường ở nhiệt độ thấp 0 – 5oC, tránh quá khô,
nóng, nhiều ánh sang.
b.4. Phương pháp gieo cấy vi sinh vật
- Bước 1: Vệ sinh khu vực cấy, bật ngọn lửa đèn cồn
- Bước 2: Khử trùng que cấy bằng cách đốt nóng đỏ đầu que cấy, lướt nhẹ phần
thân que cấy qua ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 3: Chờ que cấy nguội, đưa que cấy đã vô trùng vào ống nghiệm chứa
canh trường giống, chạm nhẹ đầu que cấy vào phần không chứa canh trường
của ống giống để làm nguội que cấy. Lấy canh trường từ ống giống và chuyển
vào ống nghiệm chứa môi trường vô trùng và thực hiện thao tác cấy như mô tả
chi tiết ở dưới đây.
- Bước 4: Lấy que cấy ra, khử trùng que cấy trên ngọn lửa đèn cồn và đặt tất cả
lên giá
*Chú ý: Sau khi mở ống nghiệm và trước khi đóng ống nghiệm, hơ miệng ống
trên ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 5: Gieo cấy
 Môi trường lỏng: Từ canh trường giống, sử dụng que cấy vòng hoặc que
cấy thẳng lấy một lượng nhỏ khuẩn lạc, chuyển sang môi trường dinh dưỡng
lỏng. Lắc que cấy hoặc cọ vào thành ống nghiệm hoặc bình tam giác chứa
môi trường để sinh khối từ que cấy đi vào môi trường. Từ canh trường lỏng,
sử dụng pipet (với đầu tip vô trùng) hút một lượng canh trường lỏng rồi bơm
vào môi trường lỏng vô trùng.
 Mặt thạch nghiêng: Từ canh trường giống, sử dụng que cấy vòng hoặc que
cấy thẳng lấy một lượng nhỏ khuẩn lạc. Đưa que cấy xuống đáy thạch
nghiêng. Dịch chuyển que cấy trên mặt thạch dần lên miệng ống nghiệm theo
đường zigzag đến khi cách phần thạch ở gần miệng ống nghiệm khoảng 0,5 –
1 cm.
 Thạch đứng: Từ canh trường giống, sử dụng que cấy thẳng lấy một lượng
nhỏ khuẩn lạc. Đưa que cấy vào ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng vô
trùng. Tại vị trí trung tâm của mặt thạch, đâm sâu xuống đáy ống nghiệm
bằng động tác dứt khoát rồi rút nhanh que cấy khỏi ống nghiệm.
 Cấy trên thạch hộp:
+ Sử dụng que cấy vòng, cấy theo bốn đường zigzag ở bốn góc hộp, hoặc
theo các đường song song, sao cho mật độ tế bào vi sinh vật được cấy giảm
dần từ góc cấy đầu tiên đến góc cấy cuối cùng. Nếu cần thiết, có thể đốt
nóng que cấy để diệt bớt vi sinh vật sau mỗi góc cấy. Que cấy vô trùng sau
đó dùng để kéo vi sinh vật từ góc cấy trước đó sang góc cấy tiếp theo (streak
technique).
+ Khi canh trường được cấy là nấm mốc, có thể sử dụng que cấy móc. Lấy
một lượng vi khuẩn trong canh trường giống rồi cấy chấm điểm lên 3, 4 hoặc
5 điểm trên môi trường trong hộp petri thành 3 cạnh của tam giác đều, 4 đỉnh
của hình vuông, hoặc 4 đỉnh của hình vuông và một điểm tâm hình vuông.
+ Khi cấy từ canh trường lỏng sang môi trường thạch trong hộp petri, dùng
pipet hút một lượng canh trường (50 – 100 µl) lên mặt thạch, rồi dùng que
trang vô trùng dàn đều đến khi mặt thạch se lại.

3. Kết quả và thảo luận

- Môi trường bị nhiễm tạp có chứa các loại vi sinh vật khác; vi sinh vật nuôi được
không nhiều, do có thể lấy mẫu không chuẩn, khi kéo từ góc bên này sang góc
bên kia chưa lấy đủ lượng vi sinh vật nên không xuất hiện vi sinh vật mới.
- Tạo được môi trường dinh dưỡng trong ống thạch đứng, thạch nghiêng và
đĩa petri theo đúng yêu cầu.
- Môi trường thạch nghiêng và trong hộp petri có nấm men phát triển tương
đối tốt, còn môi trường thạch đứng nấm men không phát triển.
- Trong quá trình thí nghiệm còn xảy ra nhiều sai sót:
+ Cân chưa chính xác, quá trình cân theo mẫu đơn tốn nhiều thời gian,
các thao tác không chuẩn;
+ Thao tác hay đưa ra xa so với ngọn lửa đèn cồn;
+ Thao tác lấy mẫu vi khuẩn chưa được tốt nên lấy được ít, khi cấy trên đĩa
petri còn chưa cấy đều được
+ Chưa đảm bảo môi trường vô trùng tốt khi gieo cấy.
Bài 2: Phân lập vi sinh vật
A. Phân lập vi sinh vật hiếu khí có khả năng sinh tổng hợp amylase
1. Mục đích thí nghiệm
- Phân lập chủng vi sinh vật hiếu khí có khả năng phân hủy tinh bột. Các chủng
phân lập được sẽ được sử dụng trong bài tuyển chọn chủng nấm có khả năng
sinh enzym amylase cao.
- Phương pháp phân lập sử dụng môi trường chọn lọc chứa tinh bột.
2. Dụng cụ và phương pháp nghiên cứu
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Mẫu phân lập: Tương bần, bánh men
- Môi trường phân lập: môi trường Czapek trên hộp petri thay đường
saccharose bằng tinh bột tan
- Dụng cụ:
+ Pipette 1000, 100, và hộp đầu côn (02/nhóm)
+ Bình tam giác: 02/nhóm + Effendorf: 20/nhóm
+ Hộp pettri nhựa: 3/nhóm + Falcon 50: 01/nhóm
+ Que trang
+ Votex
+ Tủ nuôi tĩnh
b. Phương pháp nghiên cứu
- Chuẩn bị dụng cụ và môi trường
+ 02 Bình tam giác chứa 99 mL nước muối sinh lý
+ 01 Ống falcon 50 mL chứa 40 mL nước muối sinh lý
+ 120 mL Môi trường Czapek đặc thay đường saccharose bằng tinh bột tan
+ Tất cả bình tam giác, ống falcon, môi trường, hộp đầu côn, ống effendorf,
que trang cần thanh trùng tại 110oC, 30 phút
+ Sau thanh trùng, chuẩn bị 06 hộp petri chứa môi trường Czapek-tinh bột -
Phân lập
+ Đối với mẫu bánh men cần nghiền nhỏ trước khi thực hiện 2
+ Lấy 1 lượng bánh men hoặc tương bần cho vào bình tam giác đã chứa sẵn
99 mL nước đã vô trùng, lắc đều
+ Pha loãng trong ống effendorf (nồng độ pha loãng thảo luận trên lớp). Pha
loãng theo hệ số 10.
+ Sử dụng pipette hút 100 L ra hộp petri chứa môi trường Czapek-tinh bột,
sử dụng que trang trang đều
+ Nuôi cấy trên trong tủ nuôi tĩnh tại 30oC, 2 ngày, quan sát khuẩn lạc, nhận
xét.
- Chú ý :
+ Sau các thao tác phân lập ở trên sẽ thu được canh trường tập trung chứa
các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột ; để thu được canh trường
thuần khiết cần tiến hành thêm bước cấy tách riêng từng khuẩn lạc vi sinh vật
quan tâm trên môi trường riêng và tiến hành kiểm tra độ thuần khiết.
+ Trong quá trình phân lập để hướng tới thu riêng từng loại vi sinh vật như
vi khuẩn, hoặc nấm có thể bổ sung kháng sinh để ức chế các loài không quan tâm:
bổ sung cycloheximide ức chế nấm ; bổ sung tetracycline ức chế vi khuẩn
3. Kết quả và thảo luận

a. Mẫu tương bần ( hiếu khí )


- Độ pha loãng 10-3:
+ Các khuẩn lạc phân bố khá riêng biệt để quan sát
+ Đa phần các khuẩn lạc có màu trắng đục và có hình tròn, hình cầu
- Độ pha loãng 10-4 và 10-5: không xuất hiện khuẩn lạc

B. Phân lập vi sinh vật yếm khí


1. Mục đích thí nghiệm
- Một trong những yếu tố quan trọng mà vi khuẩn và nhiều loại vi sinh vật khá
nhạy cảm đó là sự có mặt của oxy.
+ Những vi sinh vật chỉ phát triển khi có O2 được gọi là vi khuẩn hiếu khí
bắt buộc
+ Vi sinh vật kỵ khí tuỳ tiện sẽ phát triển ngay cả khi có O2 nhưng chúng
thường phát triển tốt hơn khi không có khí này
+ Vi sinh vật kỵ khí nghiêm ngặt sẽ chỉ phát triển khí không có O2.
- Làm quen với việc phân lập vi sinh vật yếm khí tuỳ tiện; sử dụng phương
pháp đổ thạch hai lớp.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Nguồn phân lập: Sữa chua uống Yakult (Lactobacillus caseii)
- Môi trường phân lập: Môi trường MRS
- Dụng cụ sử dụng
+ Pipette 1000, 100, và hộp đầu côn (02/nhóm)
+ Effendorf: 20/nhóm
+ Hộp Petri nhựa: 6/nhóm
+ Vortex
+ Bể ổn nhiệt
b. Cách tiến hành
Chuẩn bị dụng cụ và môi trường nuôi cấy:
- Chuẩn bị môi trường MRS cho 6 hộp Petri (~120 ml), thanh trùng
- Môi trường thạch Agar 1.5% (~ 60 mL), sau thanh trùng và giữ ấm tại 45-
500C trong bể ổn nhiệt
- Dụng cụ bao gồm effendorf, đầu côn, que trang, nước được thanh trùng trước
khi tiến hành thí nghiệm
- 40 ml nước muối sinh lý trong ống falcon 50 ml, thanh trùng
Phân lập:
- Hút vào các ống effendorf, mỗi ống 0,9 mL nước muối sinh lý đã vô trùng.
- Hút 0,1 mL sữa chua vào ống effendorf đã chứa 0,9 mL nước muối sinh lý vô
trùng; tiến hành pha loãng tới nồng độ 10^-1, 10^-2, 10^-3.
- Sử dụng pipette để cấy 100 l dịch đã pha loãng lên bề mặt hộp petri, sử dụng
que trang trang đều.
- Đổ lên trên lớp thạch dinh dưỡng thứ nhất, lớp thứ hai thach agar, đợi thạch
đông.
- Nuôi cấy 37oC trong vòng 2-4 ngày.
3. Kết quả và thảo luận

b. Mẫu tương bần ( hiếu khí )


- Độ pha loãng 10-3:
+ Các khuẩn lạc phân bố khá riêng biệt để quan sát
+ Đa phần các khuẩn lạc có màu trắng đục và có hình tròn, hình cầu
- Độ pha loãng 10-4 và 10-5: không xuất hiện khuẩn lạc
c. Mẫu yakult (yếm khí):
- Độ pha loãng 10-4:
+ Đã xuất hiện khuẩn lạc nhưng số lượng vẫn còn ít, quá trình thao tác
không chuẩn khiến khuẩn lạc nhìn không rõ
- Độ pha loãng 10-5: không xuất hiện khuẩn lạc
- Độ pha loãng 10-6: xuất hiện các khuẩn lạc lớn nhỏ khác nhau và có màu
vàng đục, các khuẩn lạc phân bố riêng biệt rất dễ quan sát

d. Thảo luận:
- Trong quá trình thao tác còn nhiều sai sót, đổ agar khi agar đã nguội hẳn dẫn
đến lớp thứ hai loang lổ không kín , làm vỡ bề mặt thạch trong quá trình trang,
thao tác xa đèn cồn, khi thao tác trang còn chưa chuẩn dẫn tới vỡ mặt thạch dinh
dưỡng
- Một số nồng độ chưa đạt, không xuất hiện khuẩn lạc
Bài 3: Định lượng vi sinh vật: Phương pháp đếm khuẩn lạc
1. Mục đích thí nghiệm
- Định lượng VSV hiếu khí dị dưỡng tổng số có trong mẫu đất, mẫu nước và
mẫu không khí bằng phương pháp định lượng gián tiếp.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Mẫu nghiên cứu cần xác định hàm lượng vi sinh vật ở trạng thái: rắn, lỏng và
khí
- Môi trường nuôi cấy: môi trường phổ dụng TSA
- NaCl
- Bình tam giác, micropipette 1 mL, 100 µL
- Ống Eppendorf 1.5 mL, đầu tip 1 mL, 100 µL vô trùng
- Que trang
b. Cách tiến hành
b.1. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng, vô trùng môi trường và dụng cụ cần thiết:
- Pha môi trường TSA và nước muối sinh lý để pha loãng như đã làm trong bài
2
- Các dụng cụ bao gồm ống Eppendorf, đầu tip, que trang đã được vô trùng
trong nồi hấp áp lực và sấy khô.
b.2. Định lượng vi sinh vật trong mẫu vật rắn và lỏng
Chuẩn bị và pha loãng mẫu:
- Hút 900 uL nước muối sinh lý đã vô trùng vào mỗi ống Eppendorf 1.5 mL.
Số lượng ống Eppendorf cần chuẩn bị phụ thuộc vào sơ đồ pha loãng được
thảo luận trên lớp.
- Cân 1 gram mẫu rắn hoặc hút 1 mL mẫu lỏng vào bình tam giác chứa 99 mL
nước muối sinh lý vô trùng, mẫu đã được pha loãng 1:100. Lắc để trộn đều
mẫu. Đối với mẫu sinh vật kỵ khí, để hạn chế vi sinh vật kỵ khí trong mẫu tiếp
xúc với oxy, bước pha loãng đầu tiên nên được thực hiện trong ống Eppendorf.
Mẫu trong bình tam giác được lắc đều cho vi sinh vật phân bố đồng đều trong
dịch pha loãng.
- Pha loãng lần lượt theo hệ số 10 vào các ống Eppendorf chứa sẵn nước muối
sinh lý bằng cách hút 100 uL của dịch pha loãng trước vào ống Eppendorf chứa
muối sinh lý mới. Trộn mẫu trên máy vortex ngay sau khi hút mẫu vào.
Cấy mẫu:
- Kí hiệu tên mẫu, độ pha loãng, tên nhóm thí nghiệm, ngày cấy mẫu vào đáy
của đĩa Petri chứa môi trường dinh dưỡng
- Hút 100 uL mẫu pha loãng vào trung tâm của đĩa Petri
- Sử dụng que trang vô trùng trải đều mẫu lên toàn bộ bề mặt môi trường dinh
dưỡng đến khi mặt thạch se lại
- Lật ngược đĩa Petri sao cho đáy hộp Petri hướng lên phía trên, đưa vào tủ ấm
để nuôi trong 24 – 48h để khuẩn lạc hình thành
Kiểm tra mẫu:
- Quan sát sự phát triển của vi sinh vật trên đĩa thạch, lựa chọn những đĩa có số
lương khuẩn lạc trong khoảng 30 – 300 để đếm chính xác số lượng khuẩn lạc,
ghi lại số lượng khuẩn lạc trên đĩa có độ pha loãng tương ứng vào sổ thí
nghiệm và sử dụng những giá trị này để tính toán.
- Tính toán mật độ vi sinh vật trong mẫu ban đầu dựa vào số lượng khuẩn lạc
và sơ đồ pha loãng.
b.3. Đối với mẫu không khí: sử dụng phương pháp lắng của Omelianxki
- Kí hiệu tên mẫu, tên nhóm, ngày thí nghiệm vào phần đáy của đĩa Petri chứa
môi trường dinh dưỡng vô trùng
- Đặt hộp Petri có môi trường đặc đã vô trùng ra chỗ không khí định nghiên
cứu. Chú ý lựa chọn những khu vực có không khí tĩnh, không có gió.
- Mở nắp hộp trong thời gian xác đinh (thường là 5 phút).
- Đậy nắp hộp, nuôi trong tủ ấm trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ
- Đếm số khuẩn lạc có được trên mỗi đĩa thạch
- Đo đường kính hộp petri (D cm) để tính diện tích (πD^2 /4) rồi suy ra lượng
vi sinh vật trong 1 lít hay 1 m3 không khí theo ước tính của Omelianxki.
3. Kết quả và thảo luận
a. Mẫu nước
- Mẫu pha loãng 10^-4: chỉ xuất hiện 1 khuẩn lạc do lỗi thao tác trong khi trang
mẫu lên đĩa petri.
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-4:
1/0.1 = 10 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu nước:
10 x 10^4 = 1 x 10^5 (CPU/ml/g)
- Mẫu pha loãng 10^-5: xuất hiện 20 khuẩn lạc
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-5:
20/0.1 = 200 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu nước:
200 x 10^5 = 2 x 10^7 (CPU/ml/g)
- Mẫu pha loãng 10^-6: chỉ xuất hiện 2 khuẩn lạc
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-6:
2/0.1 = 20 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu nước:
20 x 10^6 = 2 x 10^7 (CPU/ml/g)
Lượng tế bào trung bình có trong 1g mẫu nước ban đầu là 1.34 x 10^7
CPU/ml/g
Mẫu nước có sự xuất hiện của khuẩn lạc vi khuẩn, màu sắc trắng đục. Các
khuẩn lạc mọc trên bề mặt thạch, mọc riêng rẽ nhau, kích thước không đều
nhau.
b. Mẫu đất
- Mẫu pha loãng 10^-3: xuất hiện 14 khuẩn lạc.
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-4:
14/0.1 = 140 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu đất:
140 x 10^3 = 14 x 10^4 (CPU/ml/g)
- Mẫu pha loãng 10^-4: xuất hiện 56 khuẩn lạc
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-4:
56/0.1 = 560 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu đất:
560 x 10^4 = 56 x 10^5 (CPU/ml/g)
- Mẫu pha loãng 10^-5: chỉ xuất hiện 1 khuẩn lạc
Lượng tế bào có trong 1ml mẫu pha loãng 10^-5:
1/0.1 = 10 (CPU/ml)
lượng tế bào trong 1g mẫu đất:
10 x 10^5 = 1 x 10^6 (CPU/ml/g)
Lượng tế bào trung bình có trong 1g mẫu đất ban đầu là 2.25 x 10^6
CPU/ml/g
Với mẫu pha loãng 10^-4 có số lượng khuẩn lạc nằm trong khoảng 30-300.
c. Mẫu không khí
Mẫu 1: có 10 khuẩn lạc
Mẫu 2: có 8 khuẩn lạc
Khuẩn lạc mọc ít, mọc rời rạc nhau, màu trắng đục
Mọc trên bề mặt thạch, mọc riêng rẽ nhau, kích thước không đều nhau, có
khuẩn lạc hình dẹt và hình tròn.
=> Số lượng khuẩn lạc ít và không nằm trong khoảng ý nghĩa 30 – 300.
=> Ước tính đĩa petri có diện tích 60cm2 sau 5 phút sẽ có một lượng vi sinh
vật lắng xuống bằng lượng vi sinh vật có trong 600ml không khí, tương
đương 20 CFU/lít không khí. 
*thảo luận:
- Mẫu không khí và mẫu nước không đạt yêu cầu do số khuẩn lạc không nằm
trong khoảng tối ưu 30 – 300 khuẩn lạc
- Không trang kĩ dẫn đến khuẩn lạc phân bố không đều trên hộp petri
- Khuẩn lạc ít là do có lắc ống effendorf và bình tam giác không đều nên vi
khuẩn phân bố trong dung dịch không đều, dẫn đến khi quan sát chưa rõ
- Về cơ bản, chúng ta chưa đạt yêu cầu của bài thí nghiệm
- Cần chú ý thực hiện thao tác trong phòng thí nghiệm nhiều hơn để rèn luyện
- Phương pháp cấy trải trên đĩa thạch:
+ Ưu điểm: dễ thực hiện
+ Nhược điểm:
 Phải có tế bào sống thì mới phát triển thành khuẩn lạc
 Không bao giờ có môi trường hoàn hảo
 Nuôi cấy trong vòng 2 ngày, tốn thời gian và chỉ là tương đối
Bài 4: Định lượng vi sinh vật: Phương pháp MPN
1. Mục đích thí nghiệm
Định lượng nhóm vi khuẩn Coliform trong mẫu nước tự nhiên bằng phương
pháp MPN

2. Vật liệu và cách tiến hành


a. Vật liệu
- Mẫu nước
- Môi trường lỏng lactose nồng độ kép: 30 mL
- Môi trường lỏng lactose nồng độ đơn: 60 mL
- Môi trường được chứa trong các ống nghiệm có sẵn ống Durham úp ngược để
thu khí sinh ra trong quá trình lên men lactose
b. Cách tiến hành
b.1. Chuẩn bị môi trường (môi trường Lactose)

b.1.1. Thành phần môi trường

Thành phần Nồng độ kép Nồng độ đơn


Peptone 1.5g 1.25g
Lactose 1.5g 1.25g
Cao thịt bò 0.9g 0.75g
Nước 150ml 250ml

Các bình tam giác chứa môi trường đc đậy nút bông, bao lại bằng giấy, đem đi
thanh trùng bằng nồi hấp áp lực ở 0,5atm, thời gian khoảng 40p

b.1.2. Phân phối môi trường vào các ống nghiệm.

Phân phối môi trường vào các ống nghiệm có chứa ống Durham úp ngược

Tổ hợp ống Môi trường Thể tích phân phối Số lượng


F1 Nồng độ kép 10ml 3
F2 Nồng độ đơn 10ml 3
F3 Nồng độ đơn 10ml 3
b.2. Cấy mẫu

Mẫu nước thí nghiệm: mẫu nước hồ Tiền.

Trước khi cấy vào môi trường vô trùng, bình chứa mẫu nước được lắc đều để
đảm bảo vi sinh vật phân bố đồng đều.

- Dùng pipette 10 mL cấy 10 mL mẫu nước cần kiểm tra vào mỗi ống chứa
môi trường trong tổ hợp 3 ống F1.
- Dùng micropipette cấy 1 mL mẫu nước cần kiểm tra vào mỗi ống chứa môi
trường trong tổ hợp 3 ống F2.
- Dùng micropipette cấy 0.1 mL mẫu nước cần kiểm tra vào mỗi ống chứa
môi trường trong tổ hợp 3 ống F3.

b.3. Nuôi cấy

Nuôi các mẫu đã cấy mẫu nước trong tủ ấm 30-35oC trong 48 giờ.

3. Kết quả và thảo luận


Sau 48 giờ, kiểm tra số lượng các ống dương tính trong mỗi tổ hợp ống. Các
ống được coi là dương tính nếu ít nhất 3 mm khí được quan sát trong ống
Durham. Ghi lại số lượng ống dương tính trong mỗi tổ hợp ống, ta có bộ gồm 3
số:

- Tổ hợp các ống nghiệm F1: 2 ống


- Tổ hợp các ống nghiệm F2: 0 ống
- Tổ hợp các ống nghiệm F3: 0 ống
=> Dựa theo kết quả trên ta được bộ số 2-0-0. Tra bảng giá trị MPN ta thấy
MPN/100 mL là 9 mL và giới hạn MPN ở độ tin cậy 95% là khoảng từ 1 đến
36.
Như vậy, sau thí nghiệm giả định bằng phương pháp MPN ta thấy sự có mặt
của vi khuẩn lên men lactose sinh khí. Muốn biết có phải là Coliform hay
không thì phải thực hiện thêm 2 thí nghiệm xác nhận và thí nghiệm hoàn thành
mới đưa ra được kết luận cuối cùng.
Bài 5: Chỉ tiêu công nghệ
A. Đánh giá khả năng lên men – Phương pháp sử dụng ống Duham
1. Mục đích thí nghiệm
- Chuẩn bị môi trường lên men rượu chứa đường saccharose.
- So sánh, đánh giá định tính khả năng lên men của các chủng nấm men thông
qua khả năng tạo khí CO2 trong môi trường chứa đường saccharose.
- Lượng khí CO2 sinh ra được so sánh thông qua chiều cao cột khí trong ống
Duham.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Các chủng nấm men
- Môi trường nuôi cấy tế bào nấm men: môi trường Czapek
- Ống nghiệm, ống nghiệm Duham
- Tủ nuôi lắc
- Pipet và đầu côn, hộp đầu côn 1000 L; 100 L
b. Cách tiến hành
b.1. Chế tạo canh trường nấm men
- Pha chế môi trường Crapek lỏng, phân phối vào ống nghiệm mỗi ống nghiệm
chứa 10 mL. Thanh trùng môi trường tại 110oC trong 30 phút. Làm nguội môi
trường đến nhiệt độ phòng.
- Sử dụng que cấy, mỗi mỗi ống nghiệm 01 chủng nấm men, nuôi cấy trong tủ
lắc tại nhiệt độ 30oC trong vòng 24-36h.
b.2. Chế tạo môi trường lên men
- Pha chế môi trường lên men lỏng, phân phối vào ống nghiệm mỗi ống nghiệm
chứa 10 mL, mỗi ống nghiệm 01 ống Duham úp ngược. Thanh trùng môi
trường tại 110 oC trong 30 phút. Làm nguội môi trường.
- Sử dụng pipette lấy một lượng từ 5-10 % v/v thể tích canh trường nuôi cấy
nấm men chuyển vào ống nghiệm có ống Duham, nuôi cấy tĩnh tại nhiệt độ
30ºC từ 24h-48h; sử dụng thước đo xác định độ cao của cột khí trong ống
Duham.
3. Kết quả và thảo luận
Đánh giá khả năng tạo khí CO2 ở 2 chủng nấm men V3 và R5

Do điều kiện khách quan nên không thể theo dõi các ống nghiệm đúng thời
điểm 24-48h nuôi cấy mà chỉ theo dõi được sau hơn 2 ngày các chủng đều sinh
ra khối lượng khí CO2 vượt sức chứa của ống Duham nên không thể đánh giá
chủng nào có khả năng lên men tốt hơn.

B. Đánh giả khả năng sinh tổng hợp Enzym Amylases


1. Mục đích thí nghiệm
- So sánh, đánh giá khả năng sinh enzyme -amylase của các chủng vi sinh vật
sử dụng môi trường chọn lọc chứa tinh bột.
- Khả năng sinh tổng hợp enzyme được đánh giá thông qua xác định đường
kính vòng tròn thuỷ phân tạo ra trên môi trường tinh bột nhờ phản ứng màu
giữa tinh bột và iot.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Các chủng vi sinh vật cần đánh gía khả năng sinh tổng hợp amylase.
(B.subtilis và Natto)
- Môi trường đánh giá khả năng sinh tổng hợp enzyme amylase môi trường
Czapek, thay nguồn saccharose bằng tinh bột.
- Ống petri.
- Tủ nuôi tĩnh.
- Que cấy đầu móc.
- Đèn cồn.
- Dung dịch iot (1 g I2, 2 g KI, 300 mL nước cất)
b. Cách tiến hành
b.1 Chế tạo canh trường đánh giá hoạt tính emzyme amylase trong hộp petri:
- Pha chế môi trường Czapek thay thế nguồn đường saccharose bằng tinh bột.
Thanh trùng môi trường tại 110oC trong 30 phút. Đổ môi trường vào hộp petri.
b.2. Đánh giá khả năng sinh tổng hợp enzyme -amylase:
- Sử dụng que cấy đầu móc cấy chấm điểm các chủng vi sinh vật cần đánh giá
hoạt tính sinh - amylase
- Nuôi cấy trong tủ nuôi tĩnh 2 ngày tại nhiệt độ 30 oC.
- Quan sát đặc điểm khuẩn lạc của các chủng vi sinh vật trên hộp petri, sử dụng
dịch lugol hoặc iot 1 % đổ vào hộp petri sao cho bao phủ toàn bộ bề mặt hộp,
để yên trong 3-5 phút, loại bỏ dung dịch dư vào rửa lại bằng nước.
- Quan sát và ghi nhận đường kính vòng tròn phân giải, và đường kính khuẩn
lạc, so sánh tỉ lệ Đường kính vòng tròn thuỷ phân/đường kính khuẩn lạc.
3. Kết quả và thảo luận

Số liệu thu được:


Đường kính Đường kính
vòng tròn thủy khuẩn lạc d (cm) D/d D/d (tb)
phân D (cm)
Natto 0.2 0.2 1
0.3 0.3 1 1
0.2 0.2 1
THY 1.2 0.1 12
0.8 0.1 8 8.67
0.6 0.1 6

Tỷ lệ Đường kính vòng tròn thuỷ phân/đường kính khuẩn lạc của chủng THY
cao hơn so với chủng Natto.
Như vậy có thể kết luận khả năng sinh tổng hợp enzyme amylase của chủng
THY cao hơn so với chủng Natto.
Bài 6: Quan sát nấm men
1. Mục đích thí nghiệm
- Thực hành phương pháp làm tiêu bản giọt ép quan sát tế bào vi sinh vật sử
dụng kính hiển vi quan học
- Quan sát đặc điểm hình thái của một canh trường nấm men, qua đó đánh giá
một số chỉ tiêu của canh trường bao gồm:
+ Khả năng nhiễm tạp của canh trường nấm men: nếu tất cả tế bào trong
canh trường cùng đặc điểm về hình thái tế bào có thể sơ bộ kết luận khả năng
nhiễm vi sinh vật lạ của canh trường
+ Đánh giá nhanh tỉ lệ tế bào nấm men sống, tế bào nấm men chết của canh
trường nấm men: dựa vào khả năng thuốc nhuộm đi qua màng tế bào chết dễ dàng
hơn đi qua màng tế bào sống, có thể sử dụng thuốc nhuộm ước lượng nhanh tỉ lệ tế
bào sống chết của canh trường nấm men.
+ Đánh gía tỉ lệ tế bào nảy chồi của canh trường nấm men: trong canh
trường nấm men sử dụng lên men, tỉ lệ tế bào đang nảy chồi thường từ 10-15 %;
nếu canh trường đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, số tế bào này chổi có thể đạt
70-80 %.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Nấm men cần quan sát: Saccharomyces cerevisiae, Rhodotorula mulaginosa...
- Môi trường nuôi cấy tế bào nấm men: môi trường Czapek
- Thuốc nhuộm: xanh methylen 1% hoặc fusin 1%
- Dung dịch H2S04 10 % hoặc NaOH 10%
- Lá kính, phiến kính, que cấy
- Ống nghiệm, bông, que cấy
- Tủ nuôi lắc điều chỉnh được nhiệt độ và tốc độ lắc
b. Cách tiến hành
b.1 Tiêu bản giọt ép - đánh giá tỉ lệ tế bào sống chết của canh trường nấm men
- Chuẩn bị phiến kính và lá kính sạch khô, trong trường hợp cần thiết có thể sử
dụng bông tẩm cồn để làm sạch phiến kính và lá kính trước khi sử dụng
- Cho vài giọt canh trường nấm men (đã chuẩn bị ở trên) lên trên phiến kính,
thêm một giọt thuốc nhuộm lên phiến kính
- Sử dụng que cấy nhẹ nhàng trộn đều canh trường và thuốc nhuộm
- Lấy lá kính đặt lên phiến kính một góc 45o , đậy từ từ lá kính để tránh tạo bọt
khí, để yên trong 2 - 3 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi vật kính 40x.
- Quan sát tế bào nấm men sống và tế bào nấm men chết: tế bào chết bắt màu
của thuốc nhuộm còn tế bào sống không màu.
- Đếm lượng tế bào nấm men sống và tế bào nấm men chết ở 5 kính trường
- Tính toán:
+ Tỉ lệ tế bào nấm men chết
+ Tỉ lệ nấm men sống
b.2. Tiêu bản giọt ép - đánh giá tỉ lệ tế bào nấm men nảy chồi
- Chuẩn bị phiến kính và lá kính sạch khô, trong trường hợp cần thiết có thể sử
dụng bông tẩm cồn để làm sạch phiến kính và lá kính trước khi sử dụng
- Cho vài giọt canh trường nấm men lên trên phiến kính và một giọt NaOH
10% hoặc H2S04 10% nhuộm lên phiến kính
- Sử dụng que cấy nhẹ nhàng trộn đều
- Lấy lá kính đặt lên phiến kính một góc 45o , đậy nhẹ lá kính lại, để yên trong
2 - 3 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi vật kính 40x.
- Xác định tế bào nấm men nảy chổi, tế bào được xem là đang nảy chồi là
những tế bào có tế bào con bé hơn hoặc bằng 1/2 tế bào mẹ.
- Đếm lượng tế bào nấm men nảy chồi và tổng số tế bào nấm men ở 5 kính
trường
- Tính toán: Tỉ lệ tế bào nấm men nảy chồi
b.3. Tiêu bản giọt ép - đánh giá khả năng nhiễm tạp của canh trường nấm men
- Chuẩn bị phiến kính và lá kính sạch khô, trong trường hợp cần thiết có thể sử
dụng bông tẩm cồn để làm sạch phiến kính và lá kính trước khi sử dụng
- Cho vài giọt canh trường nấm men lên trên phiến kính
- Lấy lá kính đặt lên phiến kính một góc 45o, đậy nhẹ lá kính lại, để yên trong
2 - 3 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi vật kính 40x.
- Quan sát nếu thấy tất cả các tế bào trong canh trường có cùng đặc tính hình
thái thì có thể sơ bộ kết luận độ sạch của canh trường.
3. Kết quả và thảo luận
Số tế bào chết: 18 tế bào chiếm 27,69%
Số tế bào sống: 47 tế bào chiếm 72,31%
Số tế bào nảy chồi: 7 tế bào chiếm 10,8%
Nhận xét:
- Do trong tiêu bản, các tế bào trong canh trường đều có cùng đặc điểm hình
thái nên canh trường đảm bảo về độ thuần khiết.
- Nấm men có hình cầu hoặc bầu dục, kích thước nấm men khá bé, đồng đều
nhau, không có tế bào vi sinh vật khác, ít tế bào chết, tỉ lệ tế bào nảy chổi
khá cao.
- Đảm bảo chất lượng về canh trường nấm men giống.
Bài 7: Định lượng trực tiếp vi sinh vật – Phương pháp buồng đếm hồng
cầu
1. Mục đích thí nghiệm
Định lượng số lượng tế bào nấm men trong 1 ml canh trường bằng phương
pháp sử dụng buồng đếm hồng cầu.

2. Vật liệu và cách tiến hành


a. Vật liệu
- Canh trường nấm men
- Dung dịch H2SO4 10% hoặc NaOH 10%
- Buồng đếm hồng cầu, pipette thủy tinh, que cấy vòng, máy đếm cầm tay
- Kính hiển vi
b. Cách tiến hành
Lắc đều canh trường nấm men đến khi không còn thầy cặn sinh khối dưới đáy
ống canh trường, có thể dùng vortex nhưng cẩn thận không để canh trường bắn
lên nút bông.
- Làm việc trong điều kiện vô trùng, dùng pipet chia độ pha loãng canh trường
với H2SO4 10% hoặc NaOH 10%, tùy canh trường mà mức độ pha loãng
nhiều hay ít (10, 100...lần)
- Vệ sinh buồng đếm hồng cầu và lá kính bằng cồn 70o , để cồn bay hơi trước
khi tiến hành thao tác tiếp theo
- Dùng bông thấm nước, tẩm nước cất và phết nhẹ lên hai khoang bên của
buồng đếm, đặt lá kính lên rồi dùng ngón tay ấn nhẹ cho lá kính dính chặt vào
phiến kính. Lá kính được để 3 cách mép của buồng đếm một khoảng 1 – 2 mm
để có khoảng không gian đưa canh trường vào lưới đếm
- Đặt buồng đếm trên một mặt phẳng nằm ngang
- Dùng pipet hoặc que cấy vòng lấy canh trường đã pha loãng chạm vào mép lá
kính đã được chuẩn bị trước ở bước trên cho canh trường chảy từ từ vào lưới
đếm (Nếu dùng pipette, nên bỏ đi những canh trường đầu tiên)
Chú ý: lượng canh trường được đưa vào vừa đủ, không để canh trường tràn ra
ngoài, rơi xuống các rãnh và tránh sự hình thành các bọt khí trong lưới đếm.
- Đặt buồng đếm lên khay kính, để yên trong 3 - 5 phút
- Sử dụng vật kính 10X để tìm khu vực có lưới đếm
- Xoay vật kính 40X vào vị trí sử dụng, chỉnh khay kính sao cho một ô có kích
thước 0.2 x 0.2 mm nằm trọn trong kính trường.
- Đếm số tế bào trong 5 ô chéo nhau, mỗi ô có kích thước 0.2 x 0.2 mm. Hoặc
có thể đếm 4 ô ở góc và 1 ô ở trung tâm.
Chú ý: Nếu số lượng tế bào nấm men trong mỗi ô có kích thước 0.2 x 0.2 mm
nằm ngoài khoảng giá trị 25 – 250 thì cần pha loãng lại canh trường Với những
tế bào nằm trên đường gạch thì chỉ đếm những tế bào có hơn 1/2 phần nằm
trong ô đang đếm.
- Tính giá trị trung bình và sai số của số lượng tế bào nấm men trong mỗi ô.
Tính số tế bào trung bình trong mỗi ô.
- Tính mật độ tế bào nấm men trong canh trường theo công thức:
A×1000×𝐷𝑓/𝑆×ℎ (tế bào/mL)
Trong đó: A là số tế bào trung bình có trong 1 ô; Df là hệ số pha loãng của
canh trường; h là bề sâu của lưới đếm; S là diện tích của ô tương ứng với số
lượng tế bào trung bình đếm được; 1000 là hệ số chuyển đổi 1mL = 1000 mm3
3. Kết quả và thảo luận
5 kính trường hiển thị ô kích thước 0.2 x 0.2 mm
A = Số lượng tế bào mỗi ô deltaA
0.2x0.2mm
65 7.4
70 12.4
58 0.4
43 14.6
52 5.6
Atb = 57.6 (tế bào) deltaAtb = 8.08 (tế bào)
Buồng đếm hồng cầu có bề sâu h = 0,1 mm và diện tích S = 0,04 mm2 , thì số
tế bào trong 1 ml canh trường là:
Atb×1000×𝐷𝑓/𝑆×ℎ = 57.6 ×1000×1/0.04×0.1 = 1.44×10^7 (tế bào/ml)
Nhận xét:
- Tế bào nấm men quan sát phân bố không đồng đều, có hình bầu dục hoặc
hình tròn
- Do chưa được pha loãng nên nhận thấy số tế bào trong 1 ô vuông 0,2 x 0,2
mm rất nhiều và khó đếm khiến kết quả tính toán có thể sai số nhiều so với
thực tế. Vì thế, nên pha loãng mẫu trước khi đưa vào buồng đếm hồng cầu.
Bài 8: Quan sát vi khuẩn; nhuộm đơn + nhuộm Gram
1. Mục đích thí nghiệm
- Thực hành cách thức làm tiêu bản vi sinh vật cố định và nhuộm màu đơn giản
tiêu bản vi sinh vật để quan sát đặc điểm hình thái
- Quan sát đặc điểm hình thái tế bào của vi khuẩn của một số canh trường
- Thực hành cách thức nhuộm màu gram mẫu vi khuẩn và phân biệt vi khuẩn
gram dương và vi khuẩn gram âm.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
- Vi khuẩn Bacillus subtilis, Escherichia coli, Enterococcus sp., Lactobacillus
sp....
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: môi trường NA
- Thuốc nhuộm: bộ thuốc nhuộm Gram bao gồm:
+ Dung dịch tím tinh thể
+ Dung dịch lugol
+ Dung dịch tẩy màu
+ Dung dịch fusin
- Phiến kính, que cấy
- Ống nghiệm, bông, que cấy
- Tủ nuôi lắc
- Kính hiển vi trang bị vật kính 40x,100x, dầu soi vật kính, toluen.
b. Cách tiến hành
b.1. Làm tiêu bảo cố định vi sinh vật
Bước 1: Làm vết bôi
- Chuẩn bị một phiến kính sạch và khô
- Lấy canh trường vi sinh vật: thao tác tương tự như cách lấy giống vi sinh vật
- Nghiêng que cấy 10 - 15 độ, nhẹ nhàng dàn giọt canh trường ra phiến kính;
Làm xong, sát trùng que cấy để lên giá.
Chú ý:
- Lượng vi sinh vật lấy vừa phải
- Vết bôi tròn, gọn và thật mỏng.
- Các tế bào vi sinh vật được dàn đều.
Bước 2. Làm khô vết bôi
- Để vết bôi khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ trên phần không khí nóng của đèn cồn
cho nhanh. Tránh đốt nóng trực tiếp vì như vậy tế bào bị mất nước quắt lại, cấu
tạo của nó bị thay đổi. Vết bôi cần thật khô mới làm tiếp tục.
Bước 3. Cố định vết bôi
Mục đích: Việc cố định vết bôi nhằm các mục đích sau:
- Giết chết vi sinh vật để chúng dễ bắt màu và an toàn khi tiếp xúc (nếu là loại
vi sinh vật gây bệnh)
- Gắn chặt vi sinh vật và phiến kính để lúc nhuộm, rửa chúng không bị trôi.
Phương pháp dùng nhiệt: Kẹp phiến kính giữa hai ngón tay các và trỏ, hơ mặt
dưới của phiến kính qua lại trên ngọn đèn cồn, tránh không để tiêu bản nóng
quá.
b.2a. Nhuộm màu đơn giản tiêu bản vi sinh vật cố định
- Nhuộm màu: Nhỏ thuốc nhuộm phủ đều vết bôi. chú ý không cho thuốc
nhuộm nhiều quá và trong suốt thời gian nhuộm, trên vết bôi luôn có một lớp
thuốc nhuộm phủ đều. Thời gian nhuộm 10 tùy tính chất tiêu bản và loại thuốc
nhuộm đem dùng. Trong điều kiện nhiệt độ phòng, đối với thuốc nhuộm
Fuchsin Ziehl cần để yên 1 - 2 phút còn xanh metylen là 3 - 5 phút.
- Rửa màu: Khi nhuộm xong, đổ hết thuốc nhuộm đi, rửa sạch bằng các
nghiêng phiến kính và cho một dòng nước chảy nhẹ qua. Nước sẽ kéo thuốc
nhuộm đi. Chú ý không xối nước trực tiếp lên vết bôi để tránh bị trôi vi sinh
vật.
- Vẩy nước, dùng giấy thấm khô hoặc hơ nhẹ trên đèn cồn.
- Quan sát tiêu bản ử vật kính (x40) rồi chuyển sang vật kính (x100) soi dầu.
b.2b. Nhuộm màu Gram
- Nhỏ dung dịch tím tinh thể phủ kín vết bôi đã khô, để trong thời gian 1 phút
- Rửa nhẹ vết bôi bằng nước cất
- Nhỏ dung dịch lugol phủ kín vết bôi, để trong thời gian 1 phút
- Rửa nhẹ vết bôi bằng nước cất
- Ngâm trong dung dịch tẩy màu 15s, hoặc nhỏ từng giọt dung dịch tẩy màu lên
vết bôi đến khi dịch rửa có màu sáng
- Rửa nhẹ vết bôi bằng nước cất
- Nhỏ dung dịch màu thứ hai (fusin) phủ kín vết bôi, để từ 30-60s.
- Rửa nhẹ vết bôi bằng nước cất, sử dụng giấy thấm làm khô vết bôi
- Quan sát dưới kinh hiển vi bằng vật kính dầu (90x hoặc 100x)
3. Kết quả và thảo luận
Trực khuẩn có hình que, kích thước tương đồng nhau nhưng không xác định do
không có thước đo, phân bố rời rạc, riêng rẽ, một số vi khuẩn dính lại với nhau.
Vi khuẩn bắt màu hồng của fusin.

Cầu khuẩn có hình cầu, kích thước khá tương đồng nhau nhưng không xác định
do không có thước đo, phân bố đồng đều trên kính trường. Các cầu khuẩn bắt
màu tím của lugol và không bị bay màu do rửa trôi nên vi khuẩn thuộc Gram +.
Trực khuẩn trên bị mất màu lugol do rửa trôi bằng dung dịch tẩy màu rồi lại bắt
màu hồng của fusin nên là Gram -.
Bài 9: Quan sát nấm mốc
1. Mục đích thí nghiệm
Quan sát và phân biệt các đặc điểm hình thái của 4 loại nấm mốc điển hình:
Mucor, Rhizopus, Aspergilus, Penicillium.
2. Vật liệu và cách tiến hành
a. Vật liệu
4 mẫu nấm Mucor, Rhizopus, Aspergilus, Penicillium.
Kính hiển vi trang bị vật kính 40x, 10x.
b. Cách tiến hành
Quan sát các mẫu trên kính hiển vi vật kính 10x, 40x.
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả quan sát 4 loại nấm
a. Mucor

- Hệ sợi đơn bào (không có vách ngăn).


- Bào tử nang (bào tử được bọc trong nang nhìn thấy là hình tròn trơn).
- Cuống sinh bào tử phân nhánh, mọc lên ở vị trí bất kì của sợi nấm.
b. Rhizopus
- Hệ sợi đơn bào (không có vách ngăn).
- Bào tử nang (bào tử được bọc trong nang nhìn thấy là hình tròn trơn).
- Cuống sinh bào tử nang không phân nhánh, xuất phát từ 1 điểm tại đấy có
các rễ giả.
c. Aspergilus

- Hệ sợi đa bào (có vách ngăn tuy nhiên không nhìn thấy sợi nấm do bị che)
- Bào tử đính (các sợi bào tử không được bọc trong nang nên nhìn thấy là hình
tròn nhăn)
- Cuống sinh bào tử đơn bào, không phân nhánh. Hình khối bào tử hình tròn.
d. Penicillium

- Hệ sợi đa bào (có vách ngăn tuy nhiên do sợi nấm bé nên khó quan sát thấy)
- Bào tử đính
- Cuống sinh bào tử phân đốt và phân nhánh. Hình khối bào tử hình cành cây.

You might also like