You are on page 1of 16

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VI SINH

BÀI 2 CẤY VI SINH VẬT

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC TUẤN


Người thực hiện: HỒ TRẦN THÁI THỤY_619H0102
VÕ NHƯ NAM PHƯƠNG_617H0077
NGUYỄN MINH DUY_619H0112
MS nhóm : C8-N02

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Báo cáo thí nghiêm
̣ vi sinh bài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................2
Giới thiêu..........................................................................................2
̣
1.1 Định nghĩa:.................................................................................................................2
1.2 Mục đích.......................................................................................................................2
1.3 Điều kiêṇ thực hiêṇ ..............................................................................................2
1.4 Phương pháp cấy...................................................................................................2
1.5 Mối quan hê ̣ của vi khuẩn với oxi.............................................................3
1.6 Nuôi cấy vi khuẩn kị khí..................................................................................3
CHƯƠNG 2: CẤY VI SINH VẬT....................................................4
2.1 Cấy vi khuẩn...............................................................................4
2.1.1 Cấy vào môi trường lỏng.............................................................................4
2.1.2 Cấy vào môi trường rắn...............................................................................5
2.2 Cấy nấm men..............................................................................6
2.3 Cấy nấm mốc..............................................................................6
2.4 Quan sát kết quả........................................................................6
2.4.1 Cấy vi khuẩn.........................................................................................................6
2.4.2 Cấy nấm men......................................................................................................10
2.4.3 Cấy nấm mốc......................................................................................................13

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Giới thiêụ
1.1 Định nghĩa:
Cấy là sự chuyển vi sinh vật từ môi trường chúng đang sống vào môi trường thức ăn mới đã
được khử trùng, từ đó các vi sinh vật tiếp tục phát triển trong những điều kiện thuận lợi nhất.

1.2 Mục đích


Cấy vi sinh vâ ̣t nhằm các mục đích sau:

 Phát hiện sự có mặt của các vi sinh vật trong các vật liệu nghiên cứu.
 Ly trích hay phân lập giống vi sinh vật có trong thiên nhiên, trong đất, nước, thực
phẩm ... từ đó nghiên cứu sâu hơn.
 Nhân giống vi sinh vật.
 Cấy chuyền để bảo quản giống vi sinh vật.

1.3 Điều kiêṇ thực hiêṇ


Để tránh nhiễm các vi sinh vật khác trong khi cấy cần thực hiện ở một nơi đã được vô trùng:

a. Thực hiện thao tác cấy trong phòng cấy hay tủ cấy vô trùng.
b. Hoặc chọn một nơi:
 Sạch, không bám bụi hay mầm vi sinh vật.
 Kín gió.

Trong khi cấy cần thực hiện:

 Cấy nhanh.
 Cấy gần đèn cồn (trong bán kính từ 5-10 cm)
 Tiệt trùng dụng cụ thật kĩ.

1.4 Phương pháp cấy


Trong khi cấy cần phải thực hiê ̣n các công viê ̣c sau:

a. Chuẩn bị
- Lau bàn và rửa tay.
- Khử trùng lại bằng cồn.
- Ngồi đối diện trước ngọn đèn cấy.
2
- Giá ống nghiệm nên để bên trái nếu thuận tay phải. Tất cả các dụng cụ còn lại
nên để bên phải.
- Ghi tên vi khuẩn cần cấy và ghi ngày cấy.
b. Cách cấy
- Tay phải cầm que cấy đốt cho thật đỏ để khử trùng, khử luôn đoạn dài của cán,
ít nhất là phần đưa vào ống nghiệm.
- Tay trái cầm ống nghiệm xuôi theo lòng bàn tay, tay phải nắm nút bông giữa
ngón út và cạnh bàn tay, tay trái xoay nhẹ ống nghiệm, hơ miệng ống nghiệm
trên ngọn lửa đèn cồn.
- Cho đầu que cấy đã khử trùng vào trong và tiếp xúc thành ống, dùng ngón cái
chạm vào thành ống nghiệm thăm dò xem que cấy đã nguội hay chưa. Khi que
cấy nguội, chấm đầu que vào nơi có vi khuẩn, rút que cấy ra, khử trùng miệng
ống nghiệm và đóng nút bông lại.
- Lấy ống môi trường, mở nút bông, khử trùng miệng ống.
- Thực hiện sự cấy.
- Cấy xong, khử trùng que cấy trước khi đặt xuống bàn.

1.5 Mối quan hê ̣ của vi khuẩn với oxi


Tùy nhu cầu của vi khuẩn đối với oxi mà có thể chia thành vi khuẩn hiếu khí, kị khí, hiếu khí
tùy tiê ̣n, vi hiếu khí và chịu khí.

Hình 1.5.1 Mối quan hê ̣ giữa vi sinh vâ ̣t và Oxi

1.6 Nuôi cấy vi khuẩn kị khí


Có nhiều cách để nuôi vi khuẩn kị khí:

a. Nuôi cấy ở đáy môi trường thạch sâu (vùng C) hoặc thêm một lớp dầu khoáng trên

3
mặt môi trường để ngăn cản sự khuyếch tán của oxi.

b. Dùng môi trường có chất khử oxi như bột gan, sodium formaldehyde sulfoxylate,

cystein, muối chloride của heme, sodium thioglucolate (HSCH2COONa). Hợp chất

này phản ứng với oxi và tạo điều kiện kị khí trong môi trường.

c. Dùng dụng cụ như bình thủy tinh hoặc nhựa kín trong đó oxi có thể được loại ra

bằng các phương pháp sau:

- Cho các đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn vào một lọ kín, cung cấp hydro vào và dùng điện

cực platin để đun nóng, xúc tác sự kết hợp giữa hydro và oxi thành nước, nước sau đó

được loại bỏ bằng CaCl2.

- Dùng túi khử oxi, trong túi chứa bicarbonate natri, borohydride natri và xúc tác. Cho

túi này vào các bình kín đã chứa các đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn. Cho nước vào túi, khí

CO2 và H2 được tạo thành khi có sự hiện diện của nước. Hydro được tạo ra sẽ kết hợp

với oxi tạo nước.

- Đặt các hộp petri vào lọ, đốt một ngọn đèn cầy nhỏ, đậy kín nắp lại. Bên trong thiếu

oxi đèn sẽ tắt.

CHƯƠNG 2: CẤY VI SINH VẬT


2.1 Cấy vi khuẩn
2.1.1 Cấy vào môi trường lỏng
- Cấy từ môi trường lỏng sang lỏng: Dùng que cấy vòng, cấy chuyền dịch nuôi cấy

B.subtilis sang môi trường lỏng cao thịt - pepton mới, lắc nhẹ.

- Từ môi trường rắn sang lỏng: Dùng que cấy vòng chạm nhẹ vào vân cấy B.subtilis

trên môi trường đặc rồi cấy vào môi trường cao thịt – pepton lỏng bằng cách cạ nhẹ

vào thành ống nghiệm nơi có chất lỏng. Sau đó lắc nhẹ ống nghiệm để vi khuẩn phân

tán đều.

4
2.1.2 Cấy vào môi trường rắn
+ Thạch đứng: Đun chảy 3 ống môi trường thạch cao thịt peptone đứng ở 100C, giữ tiếp 10
phút để đuổi oxi hòa tan, làm nguội môi trường còn khoảng 45 – 500C, cấy vài giọt vi khuẩn
Bacilus subtilis, E.coli, Clostridium; mỗi loại vào một ống thạch. Để cho môi trường đặc lại
(không lắc). Đem ủ ở 370C sau 2 ngày, lấy ra quan sát kết quả.

+ Thạch nghiêng: Sử dụng que cấy vòng lấy một ít vi khuẩn Bacillus subtilis (từ môi trường
lỏng hay đặc), để dưới đáy ống nghiệm, cà nhẹ để tạo huyền trọc với một ít nước đọng ở đáy
ống nghiệm. Kế đó, ta cấy những đường thật khít theo hình zích zắc khoảng 1/3 chiều dài mặt
thạch nghiêng rồi nghiêng que cấy để cấy những đường thưa hơn về phía trên để tạo các
khuẩn lạc rời nhau ra.

+ Thạch đĩa: Phương pháp cấy trên thạch đĩa thường dùng để phân lập vi sinh vật, kiểm tra
độ thuần khiết của giống vi sinh vật đã phân lập, tạo ra các khuẩn lạc riêng lẽ từ một quần thể
vi sinh vật trong thiên nhiên. Để cấy hay phân lập vi sinh vật trên thạch đĩa có thể sử dụng
phương pháp cấy ria hoặc phương pháp trải đĩa.

Phương pháp trải đĩa: Chuyển 0.1 ml mẫu hoặc dịch nuôi cấy đã pha loãng lên bề mặt
thạch đĩa. Dùng que trải, trang đều trên bề mặt thạch đĩa. Ủ ở nhiệt độ thích hợp, sau một thời
gian ta có thể nhận được các khuẩn lạc riêng rẽ.

Phương pháp cấy ria: Có nhiều kiểu cấy ria vi sinh vật, không có kỹ thuật nào là hoàn hảo
tuyệt đối. Ngoài ra hiệu quả của kỹ thuật còn phụ thuộc vào người thao tác. Một số kỹ thuật
ria thường dùng như kỹ thuật ria chữ T, kỹ thuật ria bốn góc, kỹ thuật ria tia, kỹ thuật ria liên
tục, ria hình rào.

Hình 2.1.2.1 Ria chữ T Hình 2.1.2.2 Ria bốn gốc

5
2.2 Cấy nấm men
Phương pháp cấy nấm men giống như cấy đối với vi khuẩn.

Thực hành cấy giống S.cerevisiae từ ống giống sang:

- Môi trường Hansen nghiêng.

- Môi trường thạch đĩa Hansen.

2.3 Cấy nấm mốc


Dùng que cấy móc lấy một ít khuẩn ty hoặc bào tử A.oryzae từ ống giống rồi cấy sang ống
môi trường PGA nghiêng. Có thể cấy thành những điểm trên mặt thạch (thường cấy 3 điểm)
hoặc gõ nhẹ đầu que cấy trên thành ống nghiệm hay trên nắp hộp petri để bào tử nấm mốc
phân tán vào môi trường mới.

2.4 Quan sát kết quả


2.4.1 Cấy vi khuẩn
Cấy chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và chủng Escherichia coli (Ngày bắt đầu cấy: 10
/01/2021)

6
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.1.1 Chủng vi khuẩn Bacillus subtillis qua các ngày cấy trong môi trường lỏng
cao thịt – pepton

Nhâ ̣n xét: Vi khuẩn Bacillus của nhóm cấy qua 2 ngày vẫn chỉ có hiê ̣n tượng đục môi
trường. Không có các hiê ̣n tượng đóng ván trên mă ̣t nước như đã dự tính. Đến ngày thứ 6 mới
xuất hiê ̣n những hạt li ti trong ống nghiê ̣m. Cho thấy vẫn có vi khuẩn sinh trưởng và phát
triển nhưng không nhanh.

7
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.1.2 Chủng vi khuẩn Bacillus subtillis qua các ngày tuổi trong môi trường thạch
nghiêng

Nhâ ̣n xét: Chủng Bacillus sau 6 ngày được cấy trong môi trường thạch nghiêng thấy rõ các
vân vi khuẩn. Sau 1 ngày đã thấy rõ vân. Cho thấy Bacillus sinh trưởng và phát triển tốt trong
môi trường thạch nghiêng.

8
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.1.3 Chủng vi khuẩn Bacillus subtillis (Đĩa 1 từ trên xuống) và vi khuẩn E.coli
(Đĩa 2;3 từ trên xuống) qua các ngày tuổi trong môi trường thạch pepton cao thịt

Nhâ ̣n xét: Vi khuẩn Bacillus và E.coli được nuôi cấy trong môi trường thạch đĩa pepton cao
thịt sinh trưởng và phát triển tốt. Đĩa 1 từ trên đếm xuống không xuất hiê ̣n khuẩn lạc như lý
thuyết cho thấy trong quá trình ria chữ T đường ria thứ 3 nhóm đã ria mâ ̣t đô ̣ vi khuẩn thấp.

Đĩa số 3 từ trên đếm xuống cấy theo kỹ thuâ ̣t cấy trang cho kết quả sau 6 ngày là vi khuẩn
phân bố tâ ̣p trung thành từng mảng lớn.

9
2.4.2 Cấy nấm men
Cấy chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae (Ngày bắt đầu cấy: 10/01/2021)

10
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.2.1 Nấm men Saccharomyces cerevisiae được nuôi cấy trong môi trường
Hansen lỏng

Nhâ ̣n xét: Nấm men được nuôi trong môi trường Hansen lỏng sinh trưởng và phát triển
nhanh. Trong ống nghiê ̣m xuất hiê ̣n những bợn trắng xuất hiê ̣n xung quanh thành ống nghiê ̣m
ở trên mă ̣t chất lỏng. Có sinh bọt khí và kết tủa dưới đáy ống nghiê ̣m từ ngày 2 trở đi.

11
10/01/2021 11/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.2.2 Nấm men được cấy trong môi trường thạch nghiêng acetat

Nhâ ̣n xét: Sau 6 ngày nuôi cấy trong môi trường thạch nghiêng thấy nấm men phát triển bởi
những đường vân rõ rê ̣t. Đường vân của nhóm không được đẹp do khi cấy tay của thành viên
trong nhóm bị run.

12
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021

Hình 2.4.2.3 Nấm men được nuôi cấy trong môi trường Hansen AGA

Nhâ ̣n xét: Nâm men được nuôi trong môi trường Hansen AGA qua ngày 1 đã nhìn thấy rõ
rê ̣t các đường vân và khuẩn lạc. Cho thấy môi trường này là môi trường thuâ ̣n lời cho sự sinh
trưởng và phát triển của nấm men. Đĩa số 3 từ trên đếm xuống mâ ̣t đô ̣ nấm men dày do cấy
sai kĩ thuâ ̣t.

13
2.4.3 Cấy nấm mốc
Cấy nấm mốc (Ngày bắt đầu cấy: 10/01/2021)

14
10/01/2021 11/01/2021 12/01/2021 16/01/2021
Hình 2.4.3.1 Ba chủng nấm mốc được nuôi cấy trong môi trường PGA (Tên chủng ghi
trên đĩa)

Nhâ ̣n xét: Nấm mốc sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường PGA. Chủng Penicilin
sau 6 ngày tụ thành mô ̣t đốm đám mây nhỏ giữa đĩa. Chủng Aspirgilus lan rô ̣ng bao trùm hết
đĩa. Chủng Rhizopus phát triển toàn đĩa có tạo thêm sợi tơ trắng. Trong 3 chủng nấm mốc thì
Aspirgilus phát triển nhanh nhất.

15

You might also like