You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM


SINH HỌC PHÂN TỬ TẾ BÀO

Lưu hành nội bộ


2015 – 2016
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

ĐIỂM 20%: TRUNG BÌNH CÁC BÀI KIỂM TRA ĐẦU GIỜ
ĐIỂM 30%: TRUNG BÌNH CÁC BÀI BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
ĐIỂM 50%: THI TRẮC NGHIỆM CUỐI KỲ

LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY


TUẦN NỘI DUNG GIẢNG DẠY SỐ TIẾT TÀI LIỆU
LT BT TH
1 Bài 1: Kính hiển vi quang học và cách sử 6 Giáo trình
dụng
2 Bài 2: Một số thiết bị thông dụng và thao 6 Giáo trình
tác cơ bản trong thí nghiệm sinh học tế
bào – phân tử
Bài 3: Vận chuyển nước qua màng
3 Bài 4: Thành phần hữu cơ của tế bào 6 Giáo trình
eukaryotae
4 Bài 5: Hô hấp – quang hợp 6 Giáo trình
5 Bài 6: Mô phỏng các kỹ thuật công nghệ 6 Giáo trình
sinh học
Tổng cộng 30
Bài 1
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Hình 1.1. Cấu tạo kính hiển vi


1. CẤU TẠO KÍNH HIỂN VI
Gồm có giá kính và hệ thống quang học
1.1 Giá kính
a. Chân kính
b. Trụ mang ống kính
c. Bàn kính (bàn mang mẫu vật)
d. Các ốc điều chỉnh sơ cấp (ốc chỉnh thô)
e. Các ốc điều chỉnh vi cấp (ốc chỉnh tinh): để điều chỉnh rõ nét ảnh của vật
1.2 Hệ thống quang học
a. Thị kính
b. Vật kính
c. Tụ quang: để tập trung ánh sáng vào vật
d. Hệ thống đèn chiếu sáng hoặc gương phản quang
Về mặt lý thuyết, kính hiển vi quang học cho phép nhìn thấy một vật có kích
thước từ 0,2m. song thực tế, chỉ có thể nhìn thấy vật có độ lớn từ 0,3m – 0,5m.
Các vật kính sử dụng trong kính hiển vi quang học có độ phóng đại x10, x20,
x40, x60, x90, và x100.
Thị kính thường có độ phóng đại x10 hoặc x15.
Vì vậy, độ phóng đại của kính được tính như sau:
Độ phóng đại kính = độ phóng đại vật kính x độ phóng đại thị kính.
2. CÁCH SỬ DỤNG
Sử dụng kính hiển vi để quan sát mẫu vật ở trạng thái sống
Độ rõ của vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nguồn sáng. Nguồn
sáng có thể là nguồn sáng tự nhiên (dùng gương phản xạ), hoặc nguồn sáng điện.
Trong trường hợp dùng gương phản xạ ta điều chỉnh gương để có nguồn sáng tốt.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính, nâng bàn kính lên sát vật kính có độ phóng đại nhỏ (x10,
x20), sau đó vừa nhìn qua thị kính, vừa điều chỉnh ốc sơ cấp, từ từ hạ vật kính xuống
cho đến khi thấy mẫu vật trong tiêu bản. Sau đó, chỉnh ốc thứ cấp để thấy rõ ảnh của
vật.
- Khi đã xác định vị trí cần xem, đổi vật kính sang độ phóng đại lớn hơn (x40 hoặc
x60). Sau đó điều chỉnh ốc thứ cấp để nhìn thấy rõ ảnh của vật.
3. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
- Không đụng tay vào các thấu kính. Khi thấu kính bẩn, lau nhẹ bằng vải bông mềm,
sạch, tránh làm xước thấu kính.
- Bỏ tiêu bản ra khỏi kính hiển vi khi đã sử dụng xong. Lau sạch đầu kính trên vật kính
bằng xylen (lưu ý không sử dụng quá nhiều xylen để lau vì xylen độc hại và làm tan
chất gắn vật kính).
- Bảo quản kính hiển vi ở trạng thái sạch và khô.
- Không xoay các ốc điều chỉnh quá nhanh và mạnh.
4. TẾ BÀO EUKARYOTE VÀ PROKARYOTE
4.1 Tế bào Eukaryote: còn gọi là sinh vật nhân thực, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh
vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các
tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc.
Sinh vật nhân chuẩn gồm có động vật, thực vật và nấm - hầu hết chúng là sinh vật đa
bào - cũng như các nhóm đa dạng khác được gọi chung là nguyên sinh vật (đa số là
sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh).

Hình 1.2 Cấu trúc tế bào động vật điển hình


4.2 Prokaryote: hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là
nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số
loài Planctomycetales, ADN được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để
phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng
là trình tự gene mã hóa cho rRNA.

Hình 1.3. Cấu trúc tế bào thực điển hình


5. MẪU VẬT, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ (cho 1 nhóm)
- Xanh methlene 1 lọ
- Glycerine 1 lọ
- Củ hành đỏ (Allium cepa) 1 củ
- Lá lẻ bạn 2 lá
- Que cấy, kim mũi mác, đèn cồn 1 bộ
- Tăm
- Lame, lamelle 10 bộ
- Tiêu bản nhuộm nấm men S.cerevisiae, vi khuẩn Bacillus subtilis
6. THỰC HÀNH
6.1 Quan sát tế bào hành là
Cho một giọt glycerine (hoặc nước cất) lên lame
Dùng đầu kim mũi mác lách nhẹ và bóc lấy một lớp mỏng biểu bì củ hành. Đặt lớp
biểu bì chìm trong một giọt glycerine (hoặc nước cất)
Đậy lamelle, quan sát dưới kính hiển vi
Hình 1.4. Thao tác lấy mẫu tế bào hành lá
Các bước thực hiện:

Hình 1.5. Thao tác tạo tiêu bản


Dưới vật kính nhỏ, ta thấy những tế bào biểu bì có hình thoi dài, xếp liền nhau. Dịch
chuyển tiêu bản, chọn những điểm nào sáng và rõ nhất để quan sát ở vật kính lớn
Với vật kính lớn (x40) ta thấy:
Vách tế bào: dưới kính hiển vi, ta thấy một đường ngăn cách giữa hai tế bào cạnh
nhau tạo thành
Tế bào chất: nằm ở xung quanh nhân và sát màng tế bào
Không bào: là những khoảng trống trong tế bào chất, rất khó nhận biết vì không bào
thường chứa đầy dịch tế bào nên không phân biệt được ranh giới giữa tế bào và tế
bào chất.

Hình 1.6. Tế bào biểu bì hành tím Hình 1.7. Quá trình nguyên phân của
rễ hành

6.2 Quan sát tế bào biểu bì lá lẻ bạn


Cho một giọt glycerine (hoặc nước cất) lên lame
Dùng đầu kim mũi mác lách nhẹ và bóc lấy một lớp mỏng biểu bì mặt dưới lá. Đặt
lớp biểu bì chìm trong một giọt glycerine (hoặc nước cất)
Đậy lamelle, quan sát dưới kính hiển vi
Kết quả quan sát: thấy có vách ngăn giữa các tế bào rõ, không bào to, các hạt lục lạp
và khí khổng của lá.
Hình 1.8. Khí khổng lá lẻ bạn

Hình 1.9. Lục lạp lá lẻ bạn

6.3 Quan sát tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae


Nấm men Saccharomyces cerevisiae là một loại sinh vật đơn bào. Có kích
thước từ 7 – 10 m. Tế bào nấm men có hình cầu hoặc hình trứng. Sinh sản vô tính
bằng càch nẩy chồi, ngoài ra còn có thể sinh sản hữu tính. Nấm men được ứng dụng
trong công nghệ lên men rượu, cồn, bia, bánh mì. Hiện nay, chúng được sử dụng như
một công cụ đắc lực để mang các DNA tái tổ hợp phục vụ cho sản xuất các sản phẩm
thế hệ mới của kỹ thuật di truyền (Artificial chromosomes – Nhiễm sắc thể nhân tạo).
Quan sát tiêu bản sống:
- Nhỏ một giọt nước cất lên lame sạch.
- Sử dụng que cấy đã được khử trùng lấy nấm men trong ống nghiệm cho vào giọt
nước cất trên lame.
- Từ từ đậy lamelle, tránh tạo bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi.
Hình 1.10. Tế bào nấm men S. cerevisiae
6.4 Quan sát tế bào vi khuẩn Bacillus subtilis
Bacillus subtilis là một vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn hình que, thường được tìm
thấy trong đất. Nó có thể được sử dụng để tạo ra các protease và enzyme amylase.
Đã có thời điểm Bacillus subtilis đã được sử dụng rộng rãi như là một kháng sinh
phổ rộng. Bên cạnh nhiều công dụng và ứng dụng, Bacillus subtilis đã trở thành mô
hình nghiên cứu rộng rãi trong phòng thí nghiệm vì các thao tác di truyền dễ dàng
của nó.
Quan sát tiêu bản sống:
- Nhỏ một giọt nước cất lên lame sạch.
- Sử dụng que cấy đã được khử trùng lấy vi khuẩn trong ống nghiệm cho vào giọt nước
cất trên lame.
- Từ từ đậy lamelle, tránh tạo bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi.

Hình 1.11. Tế bào Bacillus subtilis


Bài 2
MỘT SỐ THIẾT BỊ THÔNG DỤNG VÀ THAO TÁC
CƠ BẢN TRONG THÍ NGHIỆM SH TẾ BÀO – PHÂN
TỬ
1. Mô tả và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm
Ngoài các dụng cụ thường dùng cho các thao tác vi sinh, sinh hóa như dụng
cụ thủy tinh (ống nghiệm, ống hút, becher, đĩa petri...), que cấy, giá đỡ ống nghiệm...,
trong thao tác sinh học phân tử người ta còn sử dụng một số dụng cụ đặc trưng sau:
1.1. Ống eppendorf: là loại ống nghiệm bằng nhựa polyethylene hay polypropylene, dùng
để chứa những thể tích dung dịch nhỏ. Có nhiều cỡ thể tích 0,2ml; 0,5ml; 1,5ml và
2ml. Các eppendorf có thể được khử trùng ở điều kiện thông thường (1 atm, 120 0C,
20 phút), chịu được nhiệt độ thấp (- 200C) và các dung môi hữu cơ như chloroform...
trong những thí nghiệm cần độ an toàn cao, tránh sự thất thoát mẫu chứa, người ta
sử dụng eppendorf có ngấn an toàn.

Hình 2.1. Eppendorf


1.2. Micropipette (pipetman): là dụng cụ dùng để thu nhận những thể tích nhỏ, cần độ
chính xác cao; thường được chia thành 4 cỡ tùy theo thể tích dung dịch tối đa cho
mỗi lần hút:
Cỡ nhỏ: thể tích tối đa 10l - 20l - 50l
Cỡ trung bình: thể tích tối đa: 100l - 200l
Cỡ rất lớn: thể tích tối đa 5000l (ít sử dụng)

Hình 2.2. Micropipette


Lưu ý: Cần rất thận trọng khi hút các dung môi hữu cơ không để gần nguồn nhiệt
(đèn cồn), không hấp khử trùng (trừ khi có chỉ định của hãng sản xuất), tuyệt đối
không điều chỉnh thể tích dưới ngưỡng tối thiểu và trên ngưỡng tối đa cho phép.
Các micropipette luôn luôn được sử dụng với các đầu tip. Các tip này thường
chỉ được sử dụng một lần và cũng gồm 4 loại tương ứng với 4 cỡ thể tích đã nêu. Các
tip được tiệt trùng bằng hấp khử trùng ở điều kiện thông thường.
Hình 2.3. Đầu típ

1.3. Pipet: Dùng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Có rất nhiều loại
pipet thủy tinh khác nhau như pipet Pasteur, pipet có chia vạch thông thường... được
thiết kế cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Hiện nay trong các phòng thí nghiệm
nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh đều nghiêm cấm việc hút pipet bằng mồm, thay
vì thế người ta dùng quả boa bằng cao su, quả bóp hút an toàn 3 van, hoặc dùng pipet
hút tự động (pipet aid).

Hình 2.4. Pipet

1.4. Burét: Chủ yếu dùng trong các thí nghiệm chuẩn độ để xác định nồng độ các chất.
Khi dùng cần lưu ý khoá của burét nên bôi vaselin để không bị rít, tuyệt đối không
để có bọt khí khi chuẩn độ (nếu có nên mở khoá cho dung dịch chảy xuống một cốc
đặt ở dưới). Nên cầm khoá burét bằng tay trái còn tay phải cầm bình để lắc lúc chuẩn
độ. Khi đọc thể tích dung dịch thì mắt phải nhìn thẳng và burét phải được kẹp thẳng
trên giá để tránh sai số.

Hình 2.5. Burét các loại


Thí nghiệm về cách sử dụng burét.
Hút 10 ml dung dịch H2SO4 0.1 N cho vào erlen 100 ml, sau đó nhỏ 3 giọt
phenolphtalein vào erlen, dung dịch chuyển sang màu hồng. Sử dụng burét chứa
dung dịch NaOH 0.1 N, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào erlen trên, lắc đều cho đến
khi dung dịch mất màu. Đọc thể dích dung dịch NaOH 0.1 N đã sử dụng.
2. Một số thiết bị thông dụng
2.1. Máy lắc ổn nhiệt
Được sử dụng cho các phản ứng cần nhiệt độ ổn định (phản ứng enzyme, lai...). Máy
bao gồm một bể nước có nhiệt độ điều chỉnh được đi kèm với bộ phận lắc.
2.2. Tủ hút khí độc
Sử dụng trong các thí nghiệm với hóa chất bay hơi độc như phenol, chloroform...
3. Tủ cấy vô trùng
Được sử dụng khi cần thao tác trong điều kiện vô trùng. Tủ phải luôn được giữ sạch,
bề mặt thí nghiệm được khử trùng bằng cồn. Trước và sau khi sử dụng phải thanh
trùng bên trong tủ bằng cách bật đèn tử ngoại (đèn UV) trong ít nhất 15 phút.
2.3. Tủ lạnh
Là tủ mát (40C) hoặc tủ lạnh sâu (- 200C) dùng để giữ các sinh phẩm, hóa chất cần
giữ ở nhiệt độ lạnh.
2.4. Máy ly tâm
Dùng để phân tách và thu nhận các phần tử khác nhau trong một dung dịch.
Nguyên tắc:
Sự phân tách các phần tử khác nhau trong một dung dịch được thực hiện dựa trên
vận tốc lắng khác nhau của chúng dưới tác động của một lực ly tâm. Tùy thuộc vào
đặc điểm dùng để phân tách (khối lượng hay tỷ trọng của các phần tử vật chất) mà
người ta chia làm hai loại: lt tâm phân đọan (ly tâm vùng) và ly tâm đẳng tỷ trọng.

Ly tâm phân đọan (ly tâm vùng)


Phương pháp này cho phép phân tách các phần tử vật chất dựa vào khối lượng của
chúng. Các phần tử vật chất sẽ di chuyển về phía đáy ống ly tâm với vận tốc tùy
thuộc lực ly tâm, khối lượng, sự khác biệt tỷ trọng giữa các phần tử này với dung
dịch ly tâm và sự ma sát giữa chúng với dung dịch ly tâm (tức là tùy thuộc hình dạng
các phần tử). Như vậy trong ly tâm vùng, để thu nhận một loại phần tử nhất định cần
sử dụng một lực ly tâm và thời gian ly tâm nhất định phù hợp.
Ly tâm đẳng tỷ trọng
Đây là phương pháp phân tách các phần tử vật chất dựa vào tỷ trọng của chúng.
Phương pháp này cho hiệu quả phân tách rất cao, các phân đoạn được phân tách rất
thuần khiết. Ong ly tâm chứa một cột dung dịch có tỷ trọng tăng dần từ miệng đến
đáy ống tạo nên một gradient tỷ trọng. Tỷ trọng các phần tử cần phân tách phải nằm
trong vùng gradient tỷ trọng này. Trong quá trình ly tâm, các phần tử vật chất sẽ lắng
xuống đáy ống, khi xuống vùng có tỷ trọng tương đương, phân tử se dừng lại do đã
đạt trạng thái cân bằng. Trạng thái này không thay đổi dù tăng thời gian hay lực ly
tâm. Các loại phân tử thường được sử dụng để thiết lập gradient tỷ trọng là saccharose
hay glycerol khi cần phân đọan các bào quan, cesium chloride (CsCl) khi cần phân
tách các protein và nucleic acid.
Bài 3
VẬN CHUYỂN NƯỚC QUA MÀNG

I. Mục tiêu
Bài học trang bị cho sinh viên các kiến thức:
Tính bán thấm của màng nguyên sinh, các kiến thức về dung dịch ưu trương, nhược
trương, đẳng trương.
Quan sát và ghi nhận hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
Cách xác định nồng độ dung dịch đẳng trương dựa trên sự thay đổi kích thước mô.
II. Nguyên tắc
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta chọn màng nguyên sinh là màng tế bào hồng
cầu. Hồng cầu cũng như nhiều loại tế bào khác có màng bán thấm. Hồng cầu cho nước,
đường và anion thấm qua nhưng ít thấm đối với cation. Chất điện phân (chủ yếu là NaCl)
là nguyên nhân chủ yếu tạo ra áp suất thẩm thấu trong hồng cầu. Ap suất của huyết tương
và áp suất của hồng cầu tương quan cân bằng nhau. Vì vậy khi pha chế dung dịch sinh lý
cần đảm bảo áp suất P của dung dịch sinh lý bằng áp suất trong hồng cầu. Nồng độ của
chất điện giải trong huyết tương là 0.9%.
Đặc điểm màng bán thấm (Màng thấm chọn lọc)
Màng bán thấm là 1 loại màn sinh học cho phép 1 số phân tử hay ion qua màng bởi cơ chế
khuếch tán và đôi khi chuyên biệt bằng khuyếch tán có trợ lực. Giáo sư Sidney Loeb và
Srinivasa Sourirajan sáng chế ra phương pháp tổng hợp màng bán thấm.
Tốc độ vận chuyển qua màng tùy thuộc vào áp suất, nồng độ và nhiệt độ của phân tử hay
chất tan cũng như độ thấm của màn đối với mỗi chat tan. Tùy thuộc vào màn và chất tan,
độ thấp có thể thay đổi theo kích cỡ, độ tan, tính chất hóa học của chất tan. Tốc độ thấm và
độ thấm của màng được xác định tùy vào cấu trúc của màng. Nhiều vật liệu tự nhiên hay
tổng hợp dày hơn màng cũng mang tính chất bán thấm. Ví dụ như lớp màng mỏng bên
trong của quả trứng.
Một ví dụ cụ thể của màng bán thấm là đó là màng 2 lớp lipid. Một nhóm phospholipid
(bao gồm đầu phosphate và 2 đuôi acid béo) được sắp xếp thành 2 lớp, màn phospholipid
là màn bán thấm rất có chọn lọc. Đầu phosphate ưa nước thì nằm trong lớp bên ngoài và
tiếp xúc với nước bên trong và ngoài tế bào. Đuôi lipid kị nước thì nằm ở mặt trong của
màn. Màn phospholipid 2 lớp cho phép hầu hết những phân tử nhỏ và không mang điện
tích đi qua. Kênh protein nổi trong màn phospholipid và vì thế mà mô hình này được biết
đến như mô hình khảm động. Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phospholipid
và protein có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt
giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phospholipid là
các liên kết yếu. Một số protein có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị
gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.

Co nguyên sinh và phản co nguyên sinh


Co nguyên sinh là một quá trình diễn ra trong tế bào thực vật, trong đó tế bào chất bị co rút
lại và tách khỏi thành tế bào thông qua quá trình thẩm thấu. Quá trình ngược lại là phản co
nguyên sinh, xảy ra khi tế bào ở trong môi trường nhược trương, tức áp suất thẩm thấu của
môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào và điều này khiến nước thấm từ ngoài vào trong
tế bào. Thông qua việc quan sát sự co và phản co nguyên sinh thì có thể xác định được tính
trương của môi trường tế bào cũng như mức độ dung môi thẩm thấu qua màng tế bào.
Hình minh họa. Tế bào thực vật trong các môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược
trương.
Nếu một tế bào thực vật được đặt trong dung dịch ưu trương, nó sẽ bị mất nước ra
môi trường ngoài và áp suất trương nước của nó cũng sẽ sụt giảm, dẫn đến trạng thái mềm
nhũn của tế bào. Thực vật với tế bào trong tình trạng như vậy sẽ trở nên héo rũ. Nếu quá
trình mất nước tiếp tục thì co nguyên sinh sẽ xảy ra: áp suất trương nước tiếp tục giảm cho
đến khi chất nguyên sinh của tế bào tách rời khỏi vách tế bào, tạo ra những khoảng không
giữa vách tế bào với màng tế bào. Cuối cùng, đến cả vách tế bào cũng sụp đổ, gây ra hiện
tượng tóp bào (cytorrhysis). Thật ra, thực vật có dự phòng sẵn vài biện pháp để ngăn ngừa
sự mất nước cũng như hấp thu quá trớn, tuy nhiên quá trình co nguyên sinh hoàn toàn có
thể bị đảo ngược nếu tế bào được đặt vào một môi trường nhược trương. Lỗ khí trong các
lá cây cũng đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh lượng nước thất thoát không vượt
quá mức cho phép, và lớp sáp trên bề mặt lá cũng có tác dụng chống mất nước hiệu quả.
Ở tế bào động vật, việc mất nước như vậy gây ra hiện tượng co nguyên sinh răng
cưa: phần chất lỏng bên trong tế bào sẽ thất thoát ra ngoài qua quá trình khuếch tán, cấu
trúc tế bào sụp đổ và tế bào co dúm lại, hình thành các bề mặt nhăn nheo lồi lõm như bề
mặt hình răng cưa.
Co nguyên sinh chỉ xảy ra trong những điều kiện cực kì khắc nghiệt - nói đúng ra
nó rất hiếm khi xảy ra trong tự nhiên. Việc co nguyên sinh được tiến hành theo phương
pháp nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách đặt tế bào trong một dung dịch ưu trương
(có nồng độ muối hay đường cao) để gây ra tình trạng thấm lọc ra ngoài của tế bào. Đối
tượng thí nghiệm thường là các thực vật thuộc chi Elodea hay các tế bào biểu bì hành tây
vì nguyên sinh chất của chúng có màu sắc và điều này giúp hiện tượng co nguyên sinh có
thể được nhìn thấy rõ mà không cần phải nhuộm tế bào.

Có hai dạng co nguyên sinh nếu xét theo bề mặt khoảng không giữa màng tế bào và
vách tế bào, đó là co nguyên sinh lồi và co nguyên sinh lõm. Co nguyên sinh lõm thường
có thể bị đảo ngược nếu như tế bào được đặt trở lại trong môi trường nhược trương, còn
đối với co nguyên sinh lồi thì chuyện này là không thể - nguyên do là khi ở trong tình trạng
co nguyên sinh lồi thì tế bào đã co rút vì mất nước quá lâu và vì vậy phục hồi là chuyện
không thể.

a. Trong dung dịch ưu


trương, nước thoát ra ngoài
qua hiện tượng thẩm thấu,
tế bào co lại.
b. Tế bào động vật co lại
khi chúng mất nước.
c. Tế bào thực vật giảm áp
lực khi màng plasma co lại
khỏi thành tế bào.

a. Trong dung dịch đẳng


trương, các phân tử nước di
chuyển ra vào tế bào với tốc
độ cân bằng, tế bào giữ
nguyên hình dạng.
b. Hình dạng dĩa lõm 2 mặt
của tế bào hồng cầu.
c. Tế bào thực vật với hình
dạng áp lực bình thường.

a. Trong dung dịch nhược


trương, nước đi vào tế bào
bằng thẩm thấu. Tế bào
trương lên.
b. Tế bào động vật có thể tiếp
tục trương nước và vỡ ra.
c. Tế bào thực vật nở ra, lớn
hơn hình dạng thơng thường
khi áp lực tăng.

III. Hóa chất, dụng cụ


Hoá chất (cho 4sv/ nhóm)
- KNO3 5% 1 lọ
- CaCl2 các nồng độ 1 lọ (0,02M ; 0,08M ; 0,15M ; 0,3M)
- Nước cất 1 bình
- Khoai tây 2-3 củ
- Củ hành tím 1 củ
- Trứng gà 2 quả
- Acetid acid 5%
- Dung dịch nước muối 5%
- Nước cất
1. Dụng cụ (cho 4sv/ nhóm)
- Ống nhỏ giọt 2 cái
- Dĩa Petri 3 cái
- Lame 6 cái
- Lamelle 6 cái
- Kính hiển vi 1 cái
- Dao nhỏ 1 cái
- Thớt 1 cái
- Kim mũi mác 2 cái
- Giấy thấm

IV. Thí nghiệm


1. Thí nghiệm 1: Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
Dùng kim mũi mác tách lấy một lớp tế bào biểu bì hành có màu đỏ đặt lên lame
với 1 vài giọt nước, đậy lamelle.
Xem kính ở bội giác nhỏ, tất cả tế bào có màu đỏ đồng đều. Tại một phía của
lamelle ta nhỏ giọt dung dịch KNO3 5% và phía đối diện đặt miếng giấy thấm
để rút nước. Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết qủa và giải thích.
Sau đó, tại một phía của lamelle, nhỏ vài giọt nước cất và phía đối diện đặt miếng
giấy thấm để rút nước, lập lại vài lần, quan sát, ghi nhận hiện tượng và giải thích.
2. Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương dựa trên sự biến đổi kích
thước mô
Đổ các dung dịch CaCl2 có nồng độ khác nhau (0,02M ; 0,08M ; 0,15M ; 0,3M)
vào các dĩa petri có nắp đậy và ghi số để tránh nhầm lẫn.
Cắt khoai tây thành các đoạn bằng nhau dài 3cm, rộng 1cm, dày 0,5cm. Mỗi
dung dịch ngâm 3 đoạn mẫu. Ngâm trong 45 phút.
Lấy các đoạn ra, đo lại kích thước. Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương

2. Thí nghiệm 3: cho 2 quả trứng vào cốc thủy tinh, cho thêm dung dịch acetic acid
5% vào cốc thủy tinh. Để qua 24h. Vớt trứng ra cân khối lượng và ghi nhận lại. Cho
2 quả trứng vào 2 cốc thủy tinh. Cho nước muối vào cốc thủy tinh 1, nước cất vào
cốc thủy tinh 2. Sau 8h, cân trọng lượng trứng và ghi nhận. Kết quả: trứng để trong
môi trường hypertonic (ưu trương) sẽ bị mất nước và nhẹ hơn khối lượng ban đầu,
trứng để trong môi trường hypotonic (nhược trương) sẽ nhận thêm nước và nặng
hơn khối lượng ban đầu.
Khối lượng Khối lượng Khối lượng trứng Khối lượng trứng
trứng ban đầu trứng sau ngâm trong nước muối trong nước cất
acetic acid
Bài 4
THÀNH PHẦN HỮU CƠ CỦA TẾ BÀO
EUKARYOTAE
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống. Trong tế bào gồm có nhân, DNA, các bào
quan và các thành phần hữu cơ cần thiết cho sự sống như protid, lipid và glucid.
I. Protid
Protid là đại phân tử cấu tạo gồm những monomere là các acid amin nối với nhau
bằng liên kết peptid ( - CO - NH -). Protein trong tế bào hiện diện ở cả tế bào chất lẫn trong
nhân liên kết với DNA. Do cấu tạo đặc trưng mà protein có thể được nhận biết theo các
phản ứng tạo màu khác nhau.
* Phản ứng Xanthoproteic: phản ứng xanthoproteic là một phương pháp có thể dung để
xác định lượng protein hòa tan trong dung dich bằng cách sử dụng nitric acid cô đặc.
Thử nghiệm cho kết quả dương tính với những acid amin mang vòng thơm, đặc biêt
là với sự hiện diện của tyrosine. Nếu kết quả là dương tính, phản ứng sẽ chuyển sang
màu vàng đậm trong môi trường kiềm. Màu vàng là do quá trình nitrat hóa của một
vài acid amin nhất định, mà ví dụ điển hình nhất là tyrosine và tryptophan. Đây là
một thử nghiệm định tính để xác định sự hiện diện của protein.
Nguyên tắc: amino acid (nhân thơm)  phức màu vàng  phức màu da cam
Hiện tượng: khi đun dung dịch có màu vàng của dẫn xuất nitro. Trong môi trường
kiềm, sản phẩm này chuyển thành muối có màu da cam đặc trưng.
Kết luận: Phản ứng xanthoproteic là phản ứng đặc trưng để phát hiện acid amin nhân
thơm.
* Phản ứng Biuret:
Nguyên tắc:Protein  phức màu xanh tím
Hiện tượng:dung dịch có màu xanh tím
Giải thích: Các phân đoạn protein có từ hai liên kết peptid trở lên trong môi trường
kiềm đậm sẽ cùng với Cu++ tạo thành một phức hợp màu hồng tím Biuret – Cu.
Kết luận: + Phản ứng Biuret là phản ứng màu đặc trưng để phát hiện liên kết peptide.
+ Độ tím của phản ứng phụ thuộc vào độ dài của liên kết peptide và lượng
muối CuSO4.
1. Vật liệu – hóa chất
* Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn (dùng chung cả lớp):
Lòng trắng trứng đã đánh, lọc qua giấy lọc
Đậu trắng tẩm nước
acid HNO3 đậm đặc
NH4OH
* Một nhóm 3-4 sinh viên:
Ống nghiệm: 2 ống
Đèn cồn: 1 cái
Kẹp ống nghiệm 1 cái
Lame + lamel 1 bộ
CuSO4 5% 1 lọ
NaOH 30% 1 lọ
Giấy thấm

2. Thực hành
a. Phản ứng Xanthoproteic
- Cho vào mỗi ống nghiệm 3ml dd albumin + 1ml acid HNO3 đđ.
- Khi thấy xuất hiện tủa trắng, đun nhẹ cho đến khi tủa vàng và cuối cùng hòa tan.
- Để nguội, thêm 3 giọt NH4OH, xuất hiện màu vàng cam.

b. Phản ứng Biuret


- Cắt một lát mỏng đậu trắng đặt lên lame, nhỏ 2 giọt CuSO4 5%.
- Sau 30 phút, thấm hết CuSO4 5%, rửa mẫu với nước cất.
- Dùng giấy thấm thấm hết nước, nhỏ lên mẫu 2 giọt NaOH 30%.
- Quan sát màu xuất hiện trên lát cắt.
Mô tả, giải thích hiện tượng.

II. Glucid
Glucid là nhóm hợp chất hữu cơ phổ biến ở Động Thực vật và Vi sinh vật. Glucid
là thành phần cấu tạo nên tế bào của các sinh vật, tùy loài mà chúng chiếm những tỷ lệ
khác nhau. Dựa vào cấu tạo mà glucid được chia thành 2 loại chính:
Glucid đơn giản: cấu tạo gồm một đơn vị đường đơn, được gọi là monosaccharid,
gồm có glucose, fructose, . . .
Glucid phức tạp: gồm 2 loại
- Oligosaccharid: cấu tạo từ 2 phân tử đường đơn, nối với nhau bằng liên kết glucoside,
gồm có lactose, maltose, saccharose, sucrose, . . .
- Polysaccharid: cấu tạo từ (n) phân tử đường đơn, nối với nhau bằng liên kết
glucoside, gồm có tinh bột, cellulose, pectin. . .
1. Vật liệu – hóa chất
* Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn ( dùng chung cả lớp)
- Khoai tây, đậu xanh, giá, củ cải trắng
* Một nhóm 3-4 sinh viên:
- dd Lugol 1 lọ
- Fehling 1 1 lọ
- Fehling 2 1 lọ
- H2SO4 75% 1 lọ
- Lame + lamel 3 bộ
- Kính hiển vi 2 nhóm/cái
- Kim mũi giáo 1 cái
- Cốc 250ml 1 cái
- Ống nghiệm 3 cái
- Cối – chày 1 bộ
- Phễu 1 bộ
- Vải mùng 1 miếng
- Pipet 10ml 1 cái
- Ống bóp cao su 1 cái
- Ống nhỏ giọt 1 cái
- Giấy thấm

2. Thực hành
a. Tinh bột
Tinh bột là dạng glucid dự trữ trong Thực vật. Tinh bột khi kết hợp với Iod trong thuốc
thử Lugol sẽ tạo màu xanh dương.
- Dùng kim mũi giáo cạo nhẹ một lát khoai tây để vào giọt nước trên lame.
- Dùng giấy thấm hút bớt nước, nhỏ 1-2 giọt dd Lugol lên mẫu, đậy lamel rồi quan sát dưới
kính hiển vi x10, x40.
- Vẽ hình hạt tinh bột.
b. Đường khử
Khi hạt bước sang giai đoạn nẩy mầm, glucid dự trữ ở dạng tinh bột của hạt sẽ được
thủy phân thành đường đơn (monosaccharid) để cung cấp cho hoạt động biến dưỡng. Các
đường đơn này ( mang gốc C=0) có tính khử, khi tiếp xúc với thuốc thử Fehling ở nhiệt độ
cao sẽ khử Cu++ thành Cu+ tạo trầm hiện đỏ (Cu2O) hay màu vàng ( CuOH).
- Thực hiện 3 loạt ống nghiệm sau :
Ống 1: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml nước cất.
Ống 2: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml dịch lọc giá ( giã 10 cọng giá + 10 ml nước,
lọc).
Ống 3: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml dịch lọc hạt đậu xanh ( giã 10 hạt đậu xanh
đã ngâm nước 1 giờ + 10 ml nước, lọc).
- Đặt 3 ống nghiệm vào becher có nước sôi trong 5-10 phút.
- Quan sát hiện tượng từng ống nghiệm.
c. Cellulose
Cellulose là dạng glucid phức tạp, cấu tạo từ sự trùng hợp của -glucose, là cấu tạo
chính của vách tế bào Thực vật. Bản chất của cellulose sẽ không tạo màu được với Iod
nhưng khi bị thủy phân bởi H2SO4 thành các phân tử nhỏ hơn gọi là hidrocellulose thì sẽ
tạo màu xanh dương với Iod trong dung dịch Lugol.
- Dùng kim mũi giáo cắt một lát mỏng củ cải trắng, đặt lên lame, nhỏ 1 giọt dd Lugol lên
mẫu.
- Dùng giấy thấm thấm hết Lugol, đậy lamel lên mẫu. Sau đó nhỏ từ mép lamel H2SO4
75% để thấm dần vào mẫu củ cải (10 phút).
- Quan sát dưới kính hiển vi 10x, 40x và vẽ hình vách tế bào củ cải trắng.
III. Lipid
Trong tế bào, lipid tồn tại ở các dạng khác nhau như triglycerid, phospholipid,
glycolipid, steroid, cholesterol. Mỗi dạng đóng vai trò khác nhau trong sự sống chung
của tế bào.
1. Vật liệu – hóa chất
* Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn ( dùng chung cả lớp), đậu phộng đã ngâm nước.
* Một nhóm 3-4 sinh viên:1 lọ Soudan III,1 lọ Glycerin,1 lọ Rượu 20%,2 lame - 2 lamel
2. Thực hành
- Cắt 1 lát mỏng đậu phộng đã tẩm nước, đặt lên giọt Soudan III trên lame.
- 15 phút sau dùng giấy thấm thấm hết Soudan, rửa lại với rượu 20%.
- Dùng giấy thấm thấm hết rượu, nhỏ 1 giọt glycerin lên mẫu, đặt lamel lên, quan sát dưới
kính hiển vi.
- Vẽ hình, nhận xét vị trí các giọt dầu trong tế bào hạt đậu phộng.
IV. Sắc tố
Dùng kim mũi giáo tách một lớp mỏng mô ớt (xanh và đỏ) đặt lên lame, nhỏ một giọt
nước cất lên mẫu, đậy lamel, quan sát dưới kính hiển vi x10, x40. Vẽ hình tế bào ớt với các
sắc tố (xanh, đỏ).
Bài 5
QUANG HỢP – HÔ HẤP
I. Nguyên tắc
a. Quang hợp
Thực vật xanh có khả năng quang tự dưỡng đó là khả năng sử dụng năng lượng ánh
sáng mặt trời và các chất vô cơ đơn giản là CO2 và nước để tạo ra những chất hữu cơ giàu
năng lượng, cơ chế này gọi là sự quang hợp. Khả năng quang hợp tùy thuộc vào sự có mặt
của hệ sắc tố đặc biệt – diệp lục tố chứa trong lục lạp có cấu trúc tinh vi để thực hiện chức
năng quang hợp
Phản ứng tổng quát của quang hợp

6CO2 + 12H2O ánh sáng C6H12O6 +6O2 + 6H2O


diệp lục tố

Mục đích:
- Xác định tính chất và phân tích thành phần sắc tố lá cây bằng phương pháp sắc kýgiấy
- Xác định cường độ quang hợp qua lượng oxi thoát ra do quang hợp.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nồng độ CO2 đến khả năng quang
hợp.
b. Hô hấp
Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ tạo các sản phẩm đơn giản hơn tạo ra
năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình phân hủy háo khí các chất
hữu cơ kèm theo tổng hợp ATP được gọi là hô hấp tế bào. Trong quá trình hô hấp tế bào
có sự khử hidro các chất hữu cơ nhờ enzym dehyrogenase. Các enzym này có coenzym là
NAD hoặc FAD nhận hidro và trở thành chất khử NADH2, FADH2. Trong điều kiện háo
khí các coenzym khử sẽ được oxy hóa trở lại do oxy của không khí qua chuỗi chuyển điện
tử hô hấp. Để chứng minh các phản ứng oxi hóa khử này phải dùng những chất có đặc tính
đổi màu khi chuyển từ oxi hóa sang trạng thái khử hoặc ngược lại như dùng phẩm xanh
metilen, có thể thay oxi làm chất nhận hidro. Sự mất màu của xanh metilen khi tiếp xúc
mô chứng minh sự hoạt động của dehyrogenase có trong mô.
Ở gần cuối chuỗi của quá trình hô hấp, chuỗi chuyển điện tử hô hấp từ NADH  oxi
dẫn đến sự hình thành peroxid hydrogen H2O2 nếu chất này tích tụ sẽ trở thành chất độc
đối với mô. Do đó H2O2 được nhanh chóng phân giải bởi enzym catalase:
2H2O2  H2O + O2
Catalase là 1 enzyme rất phổ biến, được tìm thấy trong hầu hết các cơ thể sống có
tiếp xúc với oxy (các loại rau cải, trái cây hay động vật). Enzyme này xúc tác cho quá trình
phân hủy hydrogen peroxide thành nước và khí oxy. Nó là 1 enzyme rất quan trọng giúp
tế bào tránh khỏi sự oxy hóa bởi các gốc oxy hóa tự do (Reactive oxygen species). Ngoài
ra, catalase là 1 trong những enzyme to hiệu suất cao nhất; 1 phân tử catalase có thể chuyển
hóa hàng triệu phân tử hydrogen peroxide thành nước và oxy mỗi giây.
Catalase là tứ phân của 4 chuỗi polypeptide với chiều dài mỗi chuỗi hơn 500 amino acid.
Nó bao gồm 4 nhóm prophyrin heme (sắt) cho phép enzyme tương tác với hydrogen
peroxide. Độ pH tối ưu của catalase từ cơ thể người khoảng 7 trong khi ở các loài khác rơi
vào khoản 4 đến 11 tùy theo loài. Tương tự như vậy, nhiệt độ tối ưu cũng thay đổi tùy vào
nguồn gốc của catalase. Catalase từ người hoạt động tối ưu ở 450c trong khi đó catalase
tách chiết từ archaeon Pyrobaculum calidifontis hoạt động tốt nhất ở 900c.
Cơ chế phân tử trong sự xúc tác của catalase đối với H2O2
H2O2 + Fe(III)-E -> H2O + O=Fe(IV)-E(.+)
H2O2 + O=Fe(IV)-E(.+) -> H2O + Fe(III)-E + O2
Fe(III) biểu thị cho nguyên tử sắt trung tâm của nhóm heme bám vào enzyme. Fe(IV)-E(.+)
là dạng cộng hưởng của Fe(V)-E, có nghĩa là nguyên tử sắt chưa bị oxy hóa hoàn toàn
thành +V, nhưng nó sẽ nhận những electron hỗ trợ từ heme ligand.
Hô hấp ở sinh vật có thể chia thành 3 dạng chính sau:
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp yếm khí
Lên men
Trong hô hấp hiếu khí cần có oxy, các chất dinh dưỡng được phân hủy hoàn toàn thành
CO2 và H2O, một trong những con đường chung của hô hấp là phân hủy đường glucose
theo phương trình tổng quát như sau:
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O  6CO2 + 12 H2O + năng lượng (36 hoặc 38 ATP)
Hô hấp yếm khí thường gặp có ở những loài vi khuẩn, một số loài vi khuẩn thì oxy là
chất độc và chỉ sống được trong điều kiện kỵ khí (vi khuẩn kỵ khí bắt buộc) nhờ quá trình
hô hấp yếm khí. Lên men xảy ra khi không có oxy hoặc không cung cấp đầy đủ oxy thì tế
bào chỉ phân giải một phần của phân tử glucose đến acid pyruvic thì có sự chuyển hóa yếm
khí acid pyruvic thành nhiều chất khác nhau như acid lactic, rượu etanol …
II. Thực hành
Thí nghiệm1: Sự cần thiết của ánh sáng trong quang hợp
Dụng cụ, hóa chất cho 4 sv/nhóm
- Chậu nước có cây thủy sinh 1 cái
- Chậu nước có pha vài giọt phenol đỏ 1 chậu
- Giấy bạc bọc ống nghiệm 1 miếng
- Giấy bạc bọc kín miệng ống nghiệm 2 miếng
- Giá ống nghiệm 1 cái
- Đèn neon 100 W 2 cái
- Đũa thủy tinh 1 cái
- Ống nghiệm 2 cái
Lấy 2 nhánh cây thuỷ sinh có kích thước bằng nhau. Đặt mỗi nhánh vào một ống
nghiệm đã chứa nước cũng có thể tích nước bằng nhau. Một ống nghiệm được phủ kín
bằng giấy kim loại chắn sáng và cho vào mỗi ống 5 giọt phenol đỏ (mỗi lần nhỏ một giọt
vào phải đợi dung dịch chuyển sang màu vàng rồi nhỏ tiếp). Đậy nhẹ nắp lên mỗi ống. Đặt
cả 2 ống nghiệm trên dưới ánh sáng trắng. Quan sát sự thay đổi màu của ống nghiệm không
bị che tối. Khi màu bị thay đổi hoàn toàn thì lấy miếng giấy kim loại chắn sáng ở ống
nghiệm kia ra và so sánh màu ở cả hai ống với nhau.
Giải thích hiện tượng: tại sao phenol red chuyển sang màu vàng trong thí nghiệm này?
(Gợi ý: khi môi trường có CO2, phenol red sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu vàng do CO2
sinh ra làm giảm pH của môi trường.)
Ngưỡng chuyển màu của phenol red: màu của phenol red sẽ chuyển từ vàng sang đỏ trong
khoảng pH từ 6.8 đến 8.2. Nếu cao hơn pH 8.2, phenol red sẽ chuyển sang màu hồng nhạt.
Thí nghiệm 2: Tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy
Hệ sắc tố quang hợp: Màu xanh của lá cây là do hỗn hợp nhiều sắc tố: diệp lục tố a, diệp
lục tố b và caroten, xanthophin. Các thành phần này có thể được tách bằng phương pháp
sắc ký giấy.
- Nhóm sắc tố chính-chlorophyll:
Chlorophyll a: C55H72O5N4Mg
Chlorophyll b: C55H70O6N4Mg
- Nhóm sắc tố phụ - Carotenoid
Carotene: C40H56
Xanthophyll: C40H56O(1-6)
* Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp:
- Nhóm chlorophyll hấp thụ ánh sang chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển
năng lượng thu được từ các photon ánh sang cho quá trình quang phân ly H 2O và
cho các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
- Nhóm carotenoid sau khi hấp phụ ánh sang, đã truyền năng lượng thu được dưới
dạng huỳnh quang cho chlorophyll.
Dụng cụ, hóa chất cho 4 sv/nhóm
- Aceton 1 chai
- Bồn sắc ký có sẵn dung môi (9 ete dầu hỏa: 1 aceton) 1 cái
- Bông không thấm 1 miếng
- Chỉ 1 cuộn
- Kim 1 cái
- Cốc loại 50 ml 1 cái
- Cối, chày sứ 1 bộ
- Cồn 96o 1 chai
- Dao 1 cái
- Giấy lọc 1 cái
- Giấy lọc 1 cái
- Giấy sắc ký (12 x 3 cm) 2 miếng
- Lá cây xanh 3g
- Đũa thủy tinh 1 cái
- Ống mao quản 1 cái
- Ống nghiệm khô 1 cái
- Ống đong loại 25 ml 1 cái
- Phễu thủy tinh 1 cái

Giã 3 g lá sạch trong một cối sạch và khô cùng với 5 ml cồn, nghiền kỹ và cho tiếp
20 ml aceton rồi nghiền tiếp, để ít phút cho bã lắng xuống rồi lọc qua giấy lọc xếp, dịch lọc
hứng ở ống nghiệm sạch và khô. Đậy nút kín và quan sát màu của dung dịch dưới ánh sáng
truyền suốt và ánh sáng phản xạ.
Cắt một mẩu giấy sắc ký 12 x 3 cm, dùng bút chì kẻ nhẹ một đường thẳng theo chiều
rộng cách đầu giấy sắc ký 1 cm. Dùng ống mao quản chấm sắc tố theo vạch chì từ bên này
sang bên kia của tờ giấy sắc ký. Sau mỗi lần chấm làm khô bằng máy sấy (mát) hoặc bằng
quạt máy, mỗi lần chấm với đường kính vệt chấm < 3 mm rồi mới chấm tiếp. Sau khi đã
chấm hết dọc theo tờ giấy sắc ký, dùng kim chỉ cột lại và cho vào bình chạy sắc ký đã có
sẵn dung môi 9 ether dầu hỏa : 1 aceton. Đậy kín bình khoảng 15 – 20 phút (vệt chạy sắc
ký cách đầu mép trên của giấy sắc ký khoảng 1 – 1,5 cm) sau đó mang giấy sắc ký ra sấy
khô, sắc tố sẽ được tách riêng ra từng loại như sau:
- Diệp lục tố a (chlorophyll a) có màu xanh đậm
- Diệp lục tố b (chlorophyll b) có màu xanh nhạt
- Caroten, xantophyll có màu vàng
- Vị trí của các sắc tố trên giấy được biểu thị bằng trị số Rf:
Rf = đoạn đường di chuyển của sắc tố
đoạn đường di chuyển của dung môi

Quan sát, ghi nhận tính Rf của từng sắc tố.

Thí nghiệm 3: Xác định cường độ quang hợp của cây


Thí nghiệm 3, 4, 5: Dụng cụ, hóa chất cho 4 sv/nhóm
- Chậu nước có cây thủy sinh 1 cái
- Chậu nước 1 chậu
- Cốc loại 50 ml 1 cái
- Đèn neon 100 W 2 cái
- Đũa thủy tinh 1 cái
- Ống nghiệm 4 cái
- NaHCO3 0,5% 1 chai
- NaHCO3 1% 1 chai
- NaHCO3 1,5% 1 chai
Các cây thủy sinh khi quang hợp tạo khí oxi thoát ra trong môi trường nước, ta có
thể thấy được qua những bọt khí nhỏ thoát ra ngoài qua qua mặt cắt của cây. Dựa vào số
bọt khí thoát ra, xác định cường độ quang hợp.
Cách tiến hành:
Để ngược một nhánh rong đã được cắt ngang thân cho vào ống nghiệm và đổ đầy
nước sao cho mặt nước cách phần trên cùng của cành rong từ 3- 4 cm. Đặt 2 ngọn đèn điện
100W cách cành lá rong chừng 15 cm.
Đếm số bọt khí thoát ra mặt cắt của cành rong trong 10 phút. Tính cường độ quang
hợp qua công thức.
Tính cường độ = Số bọt khí thoát ra/ thời gian thực hiện

Hình 1. Bọt khí thoát ra từ cây thủy sinh

Thí nghiệm 4: Enzym trong quá trình hô hấp


Dụng cụ, hóa chất cho 4 sv/nhóm
- Bình nước cất 1 bình
- Chậu nước 1 chậu
- Cốc loại 250 ml đựng nước ấm 1 cốc
- Cốc loại 50 ml 1 cái
- Cối, chày sứ 1 bộ
- Củ cải 1/2 củ
- Dầu hỏa 1 chai
- Dao 1 cái
- Giấy lọc 2 miếng
- Giá ống nghiệm 1 cái
- H2O2 1% 1 chai
- Khoai tây 10 g
- Đũa thủy tinh 1 cái
- Ống nghiệm 2 cái
- Ong nhỏ giọt 1 cái
- Phễu 1 cái
- Pipet loại 10 ml 1 cái
- Pipet loại 2 ml 2 cái
- Thớt 1 cái
- Xanh metilen: 0,005% 1 chai

Định tính một số enzym có trong chuỗi chuyển hóa của quá trình hô hấp:
Dehydrogenase
Cho vào ống nghiệm những miếng củ cải mỏng 3 - 4 mm thêm vào dung dịch xanh
metilen 0,005 % ngập quá những lát củ cải ngập khoảng 1 cm. Đổ thêm lớp dầu 4 – 5 mm
lên trên mặt chất lỏng. Đặt ống nghiệm trong nước ấm 35 – 40oC trong 30 phút.
- Quan sát, ghi nhận các hiện tượng xảy ra.
Catalase
Nghiền 10 g khoai tây trong cối. Thêm 10 ml nước, dùng chày nghiền nát, nước lọc
cho vào trong ống nghiệm sạch. Lấy 0,5 ml dịch này vào 2 ml H2O2 1%
- Quan sát, ghi nhận các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 5: Xác định cường độ hô hấp theo phương pháp Boysen – Jense
Thí nghiệm 3: Dụng cụ, hóa chất cho 4 sv/nhóm
- Cốc loại 50 ml 2 cái
- Hạt nảy mầm 4g
- Hạt nảy mầm đã bị luộc chín 4g
- Túi vải sô 2 miếng
- Chỉ 1 cuộn
- Bịch nylon đen 2 cái
- Erlen có nắp loại 250 ml 2 cái
- Phenolphtalein 1 chai
- Ong nhỏ giọt 1 cái
- Dung dịch H2SO4 0,1N 1 chai
- Dung dịch Ba(OH)2 0,1N 1 chai
- Buret 1 cái
- Pipet loại 10 ml 2 cái

Cường độ hô hấp được tính theo lượng CO2 được giải phóng trong hô hấp (mg) ở
một lượng mẫu nhất định (g) trong một đơn vị thời gian (giờ). Để xác định cường độ hô
hấp này thường dùng phương pháp Boysen – Jense, phương pháp này dựa trên phản ứng
của Ba(OH)2 và CO2:
Ba (OH)2 + CO2 = BaCO3+ H2O
Định lượng Ba(OH)2 còn lại sau phản ứng từ đó tính được lượng CO2 được giải
phóng trong hô hấp.
Thí nghiệm:
- Dùng 2 erlen có thể tích bằng nhau, mở nắp, lắc erlen để không khí bên trong và bên
ngoài cân bằng và cho vào mỗi erlen 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1N
- Lấy 4 g hạt nảy mầm cho vào túi vải sô và cột lại bằng sợi chỉ dài, sau đó cho vào erlen
thứ nhất và đậy nắp lại, chú ý không cho túi đậu tiếp xúc với dung dịch Ba(OH)2. Erlen
thứ hai cũng thực hiện tương tự nhưng khác là hạt nảy mầm đã được đun sôi. Tiếp đó
đặt cả hai erlen vào chỗ tối ở nhiệt độ phòng. Sau 25 phút kéo túi hạt sát nút erlen và
lắc đều 2 lọ để Ba(OH)2 hấp thụ hoàn toàn CO2
- Mở nắp và cho vào mỗi lọ vài giọt phenolphtalein và chuẩn độ bằng H2SO4 0,1N
Tính cường độ hô hấp theo công thức sau:
A = (V1 –V2) x 2,2 x 60
Pxt
Với A: cường độ hố hấp (mgCO2/gmẫu/giờ)
V1: thể tích acid dùng dể chuẩn độ ở erlen thứ hai (ml)
V2: thể tích acid dùng để chuẩn độ ở erlen thứ nhất (ml)
2,2: hệ số đương lượng, cứ 1 ml H2SO4 0,1 N được dùng để chuẩn độ Ba(OH)2 tương
ứng với 2,2 mg mẫu
P: trong lượng mẫu (g)
t: thời gian thí nghiệm (30 phút)
BÀI 6
MÔ PHỎNG CÁC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SINH HỌC

I. Mô tả và cách sử dụng phần mềm mô phỏng: Ngày nay, việc nghiên cứu không
còn bắt buộc việc thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm. Cùng với sự phát triển của khoa
học và công nghệ, các phần mềm mô phỏng đã được xây dựng ngày càng nhiều hơn. Điền
này đã đáp ứng một số thí nghiệm không thể tiến hành trên thực tế và còn đáp ứng được
nhu cầu dậy và học của xã hội ngày nay. Các phần mềm mô phỏng này không chỉ cung cấp
kiến thức mà con cung cấp cái nhìn khái quát cho người học, giúp người học có những nhìn
nhận ban đầu về việc thí nghiệm. Từ đó giúp giảm thiểu chi phía nghiên cứu và học tập.
II. Thực hành:
Sinh viên sử dụng máy tính để truy cập trang web: http://vlab.amrita.edu/?sub=3

Vào trang web: http://vlab.amrita.edu/

 Tiến hành đăng ký account. Chọn Login → Create an account

 Điền thông tin vào biểu mẫu đăng ký (* = bắt buộc).


 Sau khi đăng ký thành công, các bạn đăng nhập vào sau đó chọn Home →
Biotechnology and Biomedical Engineering.

 Tại cửa sổ hiện ra. Chọn Cell biology Virtual Lab I hoặc II
 Tại cửa sổ Cell biology Virtual Lab I hoặc II chọn các bài thí nghiệm thực hành mô
phỏng.

Giới thiệu bài học

Thí nghiệm 1: Basic of Plant Tissue Culture - Kĩ thuật cơ bản trong nuôi cấy mô
thực vật.

Lý thuyết:

Thuật ngữ “Plant tisse culture – nuôi cấy mô thực vật” được sử dụng khi chúng ta nuôi
cấy tế bào, mô và cơ quan thực vật (gọi là các explant) trong môi trường dinh dưỡng
nhân tạo trong điều kiện in vitro. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả trên thực vật vì tất cả
các tế bào thực vật đều có tính “toàn thế - totipotent” được hiểu rằng tất cả explant đều
có khả năng tái tạo lại thành cây hoàn chỉnh khi được nuôi cấy ở điều kiện thích hợp
(đa lượng, vi lượng, nguồn carbon, chất điều hòa tang trưởng thực vật …).

Nuôi cấy mô sẹo là khâu rất quan trọng trong nuôi cấy mô thực vật. Mô sẹo là nguyên
liệu khởi đầu cho các nghiên cứu quan trọng khác như: phân hóa mô và tế bào, chọn
dòng tế bào, nuôi cấy tế bào trần, nuôi cấy tế bào đơn, nuôi cấy phôi soma, sản xuất các
chất thứ cấp có hoạt tính sinh học…Mô sẹo là một khối tế bào không có tổ chức, hình
thành từ các mô và các cơ quan phân hóa dưới các điều kiện đặc biệt (có vết thương,
xử lý các chất điều hoà sinh trưởng thực vật (auxin).

Mục đích bài học:

- Tìm hiểu kỹ thuật thao tác cơ bản trong nuôi cấy mô thực vật.
- Tạo mô sẹo từ mẫu cà rốt.
- Khảo sát sự phát sinh rễ và chồi từ mô sẹo.

Thí nghiệm 2. Light microscope - Sử dụng kính hiển vi quang học

Kính hiển vi quang học được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm để quan
sát những mẫu vật có kích thước nhỏ từ 0.2 µm. Bài học giới thiệu về cấu tạo của kính hiển
vi quang học cũng như hướng dẫn phương pháp sử dụng kính hiển vi để quan sát các mẫu
vật: vi sinh vật gram âm, gram dương, tế bào rễ hành,... Sinh viên sẽ tự thực hành thí
nghiệm mô phỏng trên máy tính cách sử dụng kính hiển vi để quan sát các mẫu vật và ghi
lại các bước thực hiện.

Thí nghiệm 3. Lignin staining - Nhuộm lignin

Lignin là phức hợp polymer có trong vách tế bào thứ cấp ở thực vật. Lignin nằm trong
khoảng trống giữa cellulose, hemicelluloses và pectin của vách tế bào. Lignin hình thành
các liên kết cộng hóa trị với hemicelluloses, đồng thời cũng liên kết với các polysaccharide
khác giúp nâng cao sức bền cơ học, rắn chắc trong chống đỡ và bảo vệ thành tế bào. Lignin
là các polymer kỵ nước nên không bị thấm nước và chiếm 30% trọng lượng khô ở các thực
vật thân gỗ. Bài học giới thiệu phương pháp nhuộm lignin và quan sát dưới kính hiển vi.
Sinh viên thực hành thí nghiệm mô phỏng trên máy và ghi lại thao tác thực hiện.

Thí nghiệm 4- Đếm tế bào

MỤC TIÊU: Khảo sát nồng độ tế bào có trong mẫu

Ý nghĩa: Đối với vi sinh vật, nuôi cấy tế bào và nhiều ứng dụng yêu cầu huyền phù
tế bào nên cần phải biết nồng độ tế bào. Thiết bị dùng để đếm số lượng tế bào mỗi một đơn
vị thể tích huyền phù gọi là buồng đếm. Buồng đếm được dùng phổ biến, vì nó đã được
thiết kế để đếm tế bào hồng cầu. Ngày nay nó được dùng để đếm các loại tế bào khác cũng
như các vi hạt khác.

Thí nghiệm 5 – Nguyên phân ở tế bào chop rễ hành

MỤC TIÊU: hiểu được quá trình và các giai đoạn khác nhau của nguyên phân, quan
sát các chu kỳ khác nhau của nguyên phân.

Ý nghĩa: quá trình mà tại đó tế bào bố mẹ phân chia thành 2 hay nhiều hơn tế bào con
gọi là sự phân chia tế bào. Sự phân chia tế bào là 1 phần của chu kỳ tế bào. Ở tế bào
eukaryote, sự phân chia tế bào gọi là nguyên phân. Một loại phân chia tế bào nữa ở
eukaryote là giảm phân. Chu kỳ tế bào chủ yếu phân thành hai phân đoạn: kỳ M và kỳ
trung gian. Interphase là khoảng thời gian dài phân chia tế bào. Trong giai đoạn này các tế
bào chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mình.

Sinh viên viết lại quá trình thí nghiệm và phân tích kết quả mà mình quan sát

You might also like