You are on page 1of 5

DÙNG VẬT LIỆU POLYME LÀM VẬT LIỆU MÀNG MỎNG

1. Khái niệm
- Màng mỏng (Thin film) là một hay nhiều lớp vật liệu được chế tạo sao cho chiều dày nhỏ hơn rất
nhiều so với các chiều còn lại (chiều rộng và chiều dài) [1]. 
2. Nguyên tắc – cơ chế bao phim
2.1. Nguyên tắc
Dịch phun (chứa các polymer) đi từ bình chứa dịch qua bơm nhu động đến vòi phun, dưới tác dụng
của dòng khí nén chúng bị cắt nhỏ thành các giọt. Các giọt này di chuyển từ súng phun đến bề mặt
viên nhân, va chạm và lan rộng, kết hợp với nhau tạo thành lớp màng mỏng phủ trên bề mặt. Dưới
tác dụng của nhiệt sấy, lớp dịch này dần khô lại và tạo một lớp màng film khô.
2.2. Cơ chế [2]
- Chuẩn bị chất nền: Các viên nén hoặc viên nang trước tiên được làm sạch và sấy khô để loại bỏ bất
kỳ mảnh vụn, bụi hoặc hơi ẩm nào có thể cản trở quá trình phủ.
- Phân tán polyme: Một polyme được hòa tan hoặc phân tán trong dung môi để tạo thành dung dịch
phủ. Polyme có thể là dẫn xuất xenluloza (ví dụ: hydroxypropyl metylxenluloza, etyl xenluloza),
nhựa acrylic (ví dụ: Eudragit) hoặc các vật liệu khác.
- Bổ sung chất hóa dẻo: Một chất hóa dẻo được thêm vào dung dịch phủ để tăng tính linh hoạt và độ
bền của màng polyme. Các chất hóa dẻo phổ biến bao gồm polyetylen glycol, propylen glycol và
triacetin.
- Bổ sung chất tạo màu và chất làm mờ: Chất tạo màu và chất làm mờ được thêm vào dung dịch phủ
để mang lại màu sắc, độ mờ và nhãn hiệu mong muốn của sản phẩm.
- Dung dịch lớp phủ được áp dụng cho viên nén hoặc viên nang bằng súng phun hoặc chảo phủ. Lớp
phủ này thường được thi công thành nhiều lớp, mỗi lớp được để khô trước khi thi công lớp tiếp theo.
Trong quá trình phủ, các viên nén hoặc viên nang được xoay để đảm bảo lớp phủ đồng nhất.
- Sấy khô: Sau khi phủ lớp phủ cuối cùng, các viên nén hoặc viên nang được sấy khô để loại bỏ dung
môi còn sót lại và để làm cứng màng polyme.
3. Nguyên liệu dùng trong bao phim
Các nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất phủ phim bao gồm:
* Polyme: Polyme là thành phần chính của phủ phim, chúng thường được sử dụng để tạo ra lớp phim
bảo vệ và bảo quản. Các loại polyme thông dụng bao gồm hydroxypropyl methylcellulose (HPMC),
ethyl cellulose (EC), polyvinyl alcohol (PVA), và Eudragit.
* Dung môi: Dung môi được sử dụng để hòa tan polyme và tạo ra dung dịch phủ phim. Các dung
môi thông dụng bao gồm nước, ethanol, isopropyl alcohol, acetone và chloroform.
* Chất làm mềm (chất hóa dẻo): Chất hóa dẻo được sử dụng để làm cho phủ phim dẻo dai và dễ uốn
cong, giúp cho viên thuốc bao phim dễ dàng nuốt xuống. Các chất làm mềm phổ biến bao gồm
propylene glycol, triacetin, polyethylene glycol và dibutyl phthalate.
* Chất tạo màu và chất làm trắng: Chất tạo màu và chất làm trắng được sử dụng để tạo màu sắc và
độ trắng cho phim bao. Các chất tạo màu thông dụng bao gồm titan dioxide, iron oxide và các loại
hợp chất hữu cơ.
* Ngoài ra còn: chất cản quang, chất chống dính, dung môi.
3.1 Polymer bao màng mỏng:
Polymer bao màng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nhân bao khỏi tác nhân môi trường như ẩm,
không khí, ánh sáng và che dấu mùi vị. Các polymer điển hình là cellulose (HPMC, HPC, MC, EC),
vinyl (PVP), Glycol (PEG), polymerthacrylat (eudragit E, NE).
VD: HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose là một tá dược được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc
uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi và bôi ngoài da. Có thể kể đến một số ứng dụng quan trọng như sau:

Ứng dụng bào chế viên nén, viên nang: HPMC thường được dùng làm tá dược dính với nồng độ từ
2-5% để tạo hạt khô hoặc ướt. Với HPMC có độ nhớt cao có thể được sử dụng trong công thức viên
nang, viên nén giải phóng kéo dài với tỉ lệ từ 10-80% [6]. HPMC có độ nhớt thấp được dùng làm tá
dược dính hoặc bao chống ẩm như E3, K3, E6, E15,…

Ứng dụng bào chế nhũ tương: HPMC có tác dụng ổn định nhũ tương do làm tăng độ nhớt pha
ngoại, hoặc hấp phụ lên bề mặt phân cách pha, cân bằng tỷ trọng hai pha, ngăn các giọt tiểu phân
hợp nhất nên tránh hiện tượng tách lớp.

Ứng dụng bào chế hỗn dịch: HPMC đóng vai trò chất gây thấm: tạo lớp áo ngoài thân nước giúp dễ
dàng phân tán đều các tiểu phân dược chất vào môi trường phân tán là nước. 

Trong các chế phẩm nhãn khoa: HPMC dạng dung dịch trong nước có độ trong nên thường được áp
dụng vào các công thức thuốc dùng cho nhãn khoa như thuốc nhỏ mắt,  nước mắt nhân tạo [7].

Một số thuốc ứng dụng HPMC trong polymer bao màng quy ước như thuốc điều trị tăng huyết áp và
suy tim captopril, thuốc điều trị khô mắt hydromellose...
3.2 Polymer bao màng tan trong ruột
Các polymer này ngoài các chức năng chung của các polymer bao màng, chúng còn có khả năng
bảo vệ nhân bao [4] (dược chất) khỏi tác dụng bất lợi ở dạ dày do pH thấp của acid dịch vị và chỉ
giải phóng dược chất tại ruột non (nơi có pH cao hơn). Các loại polymer này được dùng với các dược
chất nhạy cảm với acid như omeprazon, esomeorazone, pantoprazon, hoặc các thuốc gây kích ứng
niêm mạc dạ dày như aspirin hoặc duy trì dạng thuốc đến vị trí đích tác dụng tại đường tiêu hóa như
sulfasalazin trong điều trị bệnh corn…. Các polymer điển hình là: CAP; CAT, PVAP, HPMCAS, các
polymethacrylat (eudragit L, S), HPMCP
VD: CAP

 Cellulose Acetate Phthalate ở dạng bột hoặc hạt trơn chảy tốt, hút ẩm, màu trắng đến không màu.
Nó là chất không vị, không mùi (đôi khi có mùi nhẹ của acid acetic)
Cellulose Acetate Phthalate (CAP) được sử dụng làm polyme bao tan trong ruột tạo thành một màng
film bảo vệ và kiểm soát giải phóng cho viên nén và viên nang. Các màng film này có độ bền lâu dài
khi tiếp xúc lâu dài với dịch vị của dạ dày- nơi có pH rất thấp, nhưng lại hòa tan rất nhanh trong ruột
có tính axit nhẹ hoặc trung tính để giải phóng viên nhân.

Cellulose Acetate Phthalate thường được phủ lên bề mặt viên nhân bằng cách phun từ hệ thống dung
môi hữu cơ hoặc dung môi nước (kỹ thuật bao film), hoặc bằng cách nén trực tiếp (trong kỹ thuật
bao dập). Nồng độ thường được sử dụng là 0,5–9,0% trọng lượng của viên nhân. Việc bổ sung chất
làm dẻo giúp cải thiện đặc tính sơ nước của tá dược bao màng này, và các công thức sử dụng chất
hóa dẻo cho thấy hiệu quả bao film tốt hơn so với chỉ sử dụng công thức có chứa  Cellulose Acetate
Phthalate.

Ứng dụng trong điều trị, phthalate cellulose acetate gần đây đã được được báo cáo cho thấy khả năng
tiêu diệt vi sinh vật thực nghiệm chống lại mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục, sản xuất vaccin
tả uống (hạt micro Cellulose Acetate Phthalate chứa vi khuẩn vibro cholera)

3.3: Polymer bao màng giải phóng kéo dài


polymer giúp giải phóng dược chất chậm hơn, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc. Các polyme hay
được sử dụng là các chất béo hoặc sáp (như sáp ong, carnauba, alcol cetylic, alcol cetostearylic…),
shellac, zein, các ester của cellulose (như HPMC độ nhớt cao hơn, HPC, EC,…), silicon thể đàn hồi,
polymethacrylat (eudragit RL, RS)
VD: HPC
Hydroxypropyl cellulose giúp kiểm soát giải phóng, khi tiếp xúc với nước sẽ trương nở tạo hệ
matrix giúp kiểm soát giải phóng của dược chất, thông qua lớp phủ polyme ưa nước (hydroxypropyl
cellulose) kết hợp với chất sủi bọt (natri bicacbonat) để đạt được sự kiểm soát đồng thời tốc độ giải
phóng và vị trí của ofloxacin [5]
4. Mục đích - ứng dụng của việc bao phim
Bao phim giúp bảo vệ hoạt chất không bị biến chất do các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh
sáng. Lớp phủ cũng làm cho viên nén hoặc viên nang dễ nuốt hơn, đồng thời cải thiện hình thức và
mùi vị của chúng. Ngoài ra, màng bao có thể tạo ra tác dụng giải phóng chậm hoặc bao phủ trong
ruột, có thể cải thiện sinh khả dụng của thuốc

5 . Thiết bị bao phim 


Có nhiều loại thiết bị bao phim dùng cho ứng dụng này như Nồi bao cổ điển,  Nồi bao
pelligrini, Nồi bao strunck, Nồi bao đục lỗ, Thiết bị tầng sôi. Những thiết bị này đều có
chung 4 hệ thống: 
- Hệ thống chứa viên và đảo viên 
- Hệ thống phun dịch bao: phun bằng khí cao áp hoặc sử dụng khí nén, phun  siêu âm 
- Hệ thống cung cấp khí nóng, sấy khô viên trong quá trình bao
- Hệ thống hút bụi và loại dung môi ra khỏi nồi bao

Tài liệu tham khảo


[1] Cole G., Hogan J. Autol M. (2002), Pharmaceutical Coating Technology- Taylor  and francis,
London

[2] Tài liệu thực tập học phần bào chế công nghiệp 2- bài ”bao màng bảo vệ cho pellet paracetamol”-
trường Đại học Dược Hà Nội

[3] astor M, Esquisabel A, Marquínez I, Talavera A, Pedraz JL. Cellulose acetate phthalate
microparticles containing Vibrio cholerae: steps toward an oral cholera vaccine. J Drug Target. 2014
Jul;22(6):478-87. doi: 10.3109/1061186X.2014.888071. Epub 2014 Apr 14. PMID: 24731056.
[4] Sogra F. Barakh Ali, Hamideh Afrooz, Rachel Hampel, Eman M. Mohamed, Raktima
Bhattacharya, Phillip Cook, Mansoor A. Khan, Ziyaur Rahman, Blend of cellulose ester and enteric
polymers for delayed and enteric coating of core tablets of hydrophilic and hydrophobic drugs,
International Journal of Pharmaceutics, Volume 567,2019,118462, ISSN 0378-5173,
[5] Xiaole Qi, Haiyan Chen, Yao Rui, Fengjiao Yang, Ning Ma, Zhenghong Wu, Floating tablets for
controlled release of ofloxacin via compression coating of hydroxypropyl cellulose combined with
effervescent agent, International Journal of Pharmaceutics, Volume 489, Issues 1–2, 2015
[6] J. Siepmann, N.A. Peppas, Modeling of drug release from delivery systems based on
hydroxypropyl methylcellulose (HPMC), Advanced Drug Delivery Reviews,Volume 64,
Supplement, 2012, Pages 163-174
[7] Toda, Ikuko M.D.; Shinozaki, Naoshi Ph.D.; Tsubota, Kazuo M.D.. Hydroxypropyl
Methylcellulose for the Treatment of Severe Dry Eye Associated with Sjogren's Syndrome. Cornea
15(2):p 120-128, March 1996.

You might also like