You are on page 1of 6

BÀI TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU POLYAMIDE(PA) VÀ

POLYURETHANE(PU)
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN (NHÓM 8)
Hoàng Thị Hương
Nguyễn Thị Hương Ly
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Thùy
Trần Thị Thu Trang
A. POLYAMIDE
Định nghĩa: Sợi polyamide được hình thành từ phản ứng ngưng tụ của một nhóm amin
và axit cacbonxylic hoặc nhóm axit clorua. Các nhóm amin và nhóm axit cacbonxylic
có thể được trên cùng một monomer.

I. Đặc điểm cấu tạo


Trong mạch đại phân tử PA chứa nhóm metylen lien kết với nhau bằng
nhóm amit (-CH2-)n-(CO-NH)-(-CH2-)n
Tên thương mại của PA rất khác nhau : Antron, Anso, Tacrel, Caprolan,
Chilen, Ultron, Capron,…nhưng tên gọi phổ biến nhất là Nylon
PA gồm 1 số loại như sau:
+ Nylon-6: [NH –(CH2)5 –CO]n được tạo ra từ caprolactam.
+ Nylon-7: được chế tạo từ aminoacide enatic
+ Nylon 6-10: được chế tạo từ hexametylen điamin và axit xebasic
II. Các tính chất cơ bản
1. Tính chất cơ lí
- Sợi PA có độ bền đứt khá cao, gấp từ 1,5 – 2 lần so với visco, xơ ở
trạng thái ướt chỉ giảm 10% độ bền so với trạng thái khô
- Sợi PA có độ co dãn cao, khi kéo dãn đến 25% ở trạng thái khô nó có
khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu
- PA bền với ma sát, chịu mài mòn tốt
- PA là vật liệu dẻo
- Khả năng hút ẩm của mỗi loại PA thấp dần theo tỷ lệ tăng nhóm
metylen trong mạch và chúng thay đổi (4-8%) theo độ ẩm của môi
trường
- Sợi PA có đặc điểm kém đồng nhất theo chiều dài mạch, thường bị
co mạnh (6-14%) khi xử lí nhiệt hoặc xử lí trong nước
- Khi sản xuất nhất thiết phải tiến hành quá trình nhiệt định hình cho
sản phẩm
- Nhược điểm của PA là kém thoáng khí, kém thoát mồ hôi, dễ sinh
tĩnh điện
- Độ bền cơ học cao, độ cứng lớn
- Ít bị ăn mòn hóa học, có độ bền dưới nhiệt độ thấp
- Cách nhiệt tốt, quá trình gia công xử lí nhanh
- PA kém bền dưới tác dụng quang hóa, khi bảo quản và sử dụng dưới
tác dụng của ánh sang và oxi không khí PA bị vàng
2. Tính chất hóa học
- PA có 2 nhóm chức (-NH2 và –COOH) ở 2 đầu mạch nên PA là hợp
chất lưỡng tính nhưng tính axit trội hơn ---> có thể ứng dụng được
chất này để nhuộm PA bằng thuốc nhuộm axit trong môi trường axit
yếu
- PA có chứa 1 số nhóm có khả năng trương nở trong nước nên PA có
thể được nhuộm bằng một số loại thuốc nhuộm tan trong nước
- Xơ PA tương đối bền với dung dịch axit loãng ở nhiệt độ thấp. Trong
dung dịch axit có nồng độ cao nhiệt độ cao các nhóm amit bị ion hóa
và ở mức độ cao hơn nó sẽ bị thủy phân
- PA bị hòa tan trong axit đậm đặc. VD Nylon-6 bị hòa tan trong axit
HCOOH 80%, trương nở mạnh H3PO4 20%........Nylon-66 bị trương
nở mạnh trong H2SO4 và HNO3 ở nhiệt độ 90˚C
- PA tương đối bền với dung dịch kiềm
- PA không có phản ứng gì với các chất khử
- PA không bền với oxi hóa đặc biệt là các chất có oxi hóa có chứa Cl+
(NaClO)
- PA bị trương nở mạnh và hòa tan trong phenol và m.cresol
- PA bền dưới tác dụng của vi sinh vật
III. Phạm vi sử dụng
+ Trong may mặc:
- Xơ PA được sử nhiều để dệt găng tay, tất chân
- Rèm đăng ten, các loại vải valide
- Dung để may quần áo thể thao, quần áo tắm, đồ lót nữ
- Vải trang trí, thảm, vải dù, dây dù, vải lông thú nhân tạo
- PA có thể pha Len hoặc pha với Bông (16% PA), PES/PA dùng dệt
hàng dệt kim mặc ngoài
+ Vải dung trong kỹ thuật:
- Dây thừng
- Vải lót lốp ô tô chịu mài mong cao làm dây cu-ra
- Băng thuyền, băng tải
- Vải Nylon để lọc hóa chất, dệt vải lưới in, lưới đánh cá,…vv..vv
B. POLYURETHANE
Polyurethane là vật liệu tạo màng, chống thấm bên ngoài (chống thấm
thuận), chống thấm có độ bền cao, chống tia UV, khả năng bám dính cao
trên nhiều loại bề mặt, độ đàn hồi cao, tuyệt vời trong việc che phủ các vết
nứt cho cấu trúc.
I. Đặc điểm cấu tạo
Loại sợi này có nhiều tên gọi như: Spandex, Lycra, Acelan, Espa,………
Mạch đại phân tử PU có cấu trúc từ các phần cơ bản sau:
- Phần linh động gọi là phần mềm kéo dài trong cả mạch đại phân tử
có tác dụng tạo tính đàn hồi cho xơ
- Phần kém linh động hơn gọi là phân đoạn cứng có tác dụng tạo nên
các mắt xích giữ liên kết các cụm trong xơ chặt chẽ
- Phần mở rộng có tác dụng các liên kết hidro nội phân tử làm tăng 1
số tính chất cơ lí cho xơ
- Mạch đại phân tử có cấu tạo dạng cuộn, không chứa các nhóm có
cực, lực tương tác giữa các mạch yếu cho nên khi bị kéo chúng dễ
chuyển động trượt lên nhau
II. Các tính chất cơ bản
1. Tính cơ lí
- Có độ co dãn rất cao tương đương như cao su, ở trạng thái khô khả
năng dãn dài 400-800% và phục hồi biến dạng gần như thuận nghịch,
nhưng ở trạng thái ướt khả năng này bị giảm đáng kể, co dãn chỉ còn
100%
- Có đọ bền cao dưới tác dụng của ánh sáng, thời tiết và vi sinh vật
- Có độ bền cơ học cao hơn PA và khả năng chống tĩnh điện rất tốt
- Có khả năng hút ẩm thấp (0,4-0,6%) và kém bền nhiệt: ở nhiệt độ
150˚C PU bị vàng và nhiệt độ cao hơn bắt đầu bị nhiệt hủy. Khi là ủi
và khi xử lí sản phẩm có chứa PU cần tránh hiện tượng làm “chết
chun”
2. Tính chất hóa học
- Có thể hòa tan trong phenol, cresol, demetylfomarmid và bị hòa tan
phân hủy trong các dung dịch axit đậm đặc
- Tương đối bền với các chất oxi hóa, nó chỉ bị phá hủy mạnh dưới tác
dụng của các hóa chất có chứa Clo (như NaClO)
- Có khả năng bắt màu thuốc nhuộm axit và thuốc nhuộm phân tán ở
nhiệt độ cao
III. Phạm vi sử dụng
- Một lớp Polyurethane phủ lên lớp vải nhưng vẫn làm cho vải có độ
bền cao, chống mài mòn nhưng vẫn mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng
khí, Vì vậy mà chúng được sử dụng để tạo ra các loại quần áo phù
hợp với từng điều kiện làm việc, như quần áo cho ngành thể thao, áo
mưa, áo che nắng...
- Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật Polyủethane, có thể tạo ra các loại
dây nịt giả da rất tốt, các hàng may mặc thể thao
- Sản xuất đồ bơi, tất dạng ống dài, áo lót,…
- Sản xuất vải chuyên dụng trong y tế và các loại chun
- PU còn được sử sụng tạo màng hoàn tất cho nhiều loại vải chuyên
dụng như vải chống thấm
- Sản phẩm PU chuyên dung phủ, lót nhà thi đấu, sân cỏ nhân tạo,
- Sản phẩm yên xe đạp và yên xe đạp điện được làm từ PU, sản phẩm
có thể là dạng đúc nguyên khối không cần gia công may lại lần nữa
- Sản xuất bánh xe đạp trẻ em, xe nôi, xe đẩy, sản xuất vô lăng xe ô
tô,…vv..vv…

You might also like