You are on page 1of 46

Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM


KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
BỘ MÔN VẬT LIỆU POLYME

Báo Cáo Thí Nghiệm Môn: Thí nghiệm Hóa học Polymer
Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE
Thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 2023

GVHD : TS. Phan Quốc Phú


Danh sách nhóm: 03
Tên MSSV
1/ Đinh Diệu Linh 2113897
2/ Nguyễn Tường Duy 2113029
3/ Doãn Huy Hoàng 2111226
4/ Hà Minh Đức 2113380
5/ Nguyễn Phúc Minh Khang 2110241
6/ Hồ Văn Hoàng Việt 2115269

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2023


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1. Tổng quan về vật liệu composite 1

1.2. Nguyên liệu chính 3

1.3. Tạo sản phẩm composite 7

1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá độ bền, tính chất của vật liệu composite 10

1.5. Tính chất hóa học 17

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM 18

2.1. Phương trình phản ứng 18

2.1.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất 18

2.1.2. Tính toán nguyên vật liệu 21

2.2. Quy trình thực nghiệm 21

2.2.1. Công đoạn 1: Ép nhựa Novolac với bột gỗ tạo thành sản phẩm
composite 22

2.2.2. Công đoạn 2: Tạo Composite từ UPE và bột gỗ bằng cách đổ khuôn 28

2.3. Kết quả thực nghiệm 30

PHẦN 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI 37

PHẦN 4: BÀN LUẬN 38

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Một số loại composite phân theo pha phân tán............................................2

Hình 2: Sợi gia cường định hướng theo một chiều (a), hai chiều (b) và ba chiều (c)
....................................................................................................................................3

Hình 3: MEKP...........................................................................................................4

Hình 4: Benzoyl peroxyde ........................................................................................4

Hình 5: Urotropin ......................................................................................................5

Hình 6: Quy trình gia công composite UPE – sợi thủy tinh ...................................10

Hình 7: Mẫu uốn trên gối đỡ ...................................................................................11

Hình 8: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu uốn ...............................................................12

Hình 9: Mẫu thử độ bền kéo ...................................................................................13

Hình 10: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu kéo .............................................................14

Hình 11: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu nén .............................................................15

Hình 12: Mẫu thử chịu va đập ................................................................................16

Hình 13: Đồ thị ứng lực của mẫu vật liệu polymer khi chịu va đập .......................16

Hình 14: 54,52g Novolac nghiền mịn .....................................................................22

Hình 15: Urotropin (trái) & bột gỗ (phải) ...............................................................22

Hình 16: Làm sạch khuôn .......................................................................................23

Hình 17: Hâm khuôn ...............................................................................................23

Hình 18: Trộn đều hỗn hợp .....................................................................................24

Hình 19: Đổ hỗn hợp đã trộn vào khuôn và dàn đều ..............................................24
Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 20: Đậy nắp khuôn .........................................................................................25

Hình 21: Tiến hành ép khuôn ..................................................................................25

Hình 22: Composite Novolac và bột gỗ..................................................................26

Hình 23: Cân nguyên vật liệu .................................................................................28

Hình 24: Trải đều hỗn hợp ra khuôn .......................................................................28

Hình 25: Che mặt trên sản phẩm.............................................................................29

Hình 26: Kết quả đo máy độ bền uốn UPE .............................................................32

Hình 27: Xác định giá trị điểm đầu đường tuyến tính mẫu đo độ bền uốn UPE ....33

Hình 28: Xác định giá trị điểm cuối đường tuyến tính mẫu đo độ bền uốn UPE ...33

Hình 29: Kết quả đo máy độ bền nén UPE .............................................................34

Hình 30: So sánh độ bền nén các mẫu Novolac sấy, Novolac trong cồn, Rezol tan
trong nước, UPE đổ khuôn, Rezol tan trong cồn .....................................................35

Hình 31: So sánh độ bền uốn các mẫu Novolac sấy, Novolac trong cồn, Rezol tan
trong nước, UPE đổ khuôn, Rezol tan trong cồn .....................................................36
Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về vật liệu composite

Vật liệu composite là hệ vật liệu dị thể, gồm hai hay nhiều thành phần khác
khác biệt về hình dạng và thành phần hóa, có bề mặt phân chia pha riêng, mỗi thành
phần tạo nên tính chất ưu thế mà thành phần kia không có.

Trong các pha thành phần, thường có một pha liên tục, lượng chất có thể nhiều
hơn, đóng vai trò chất kết dính hay trường phân tán (pha nền). Pha nền có thể là các
polymer (vô cơ hoặc hữu cơ), ceramic hay kim loại đóng vai trò chuyển ứng suất
sang pha khác và bảo vệ chống tác động môi trường. Các pha còn lại có lượng ít
hơn, gọi là pha phân tán, đóng vai trò cải thiện một số tính chất (gia cường) cho pha
nền. Pha phân tán có thể gọi là chất độn, thường có dạng sợi, dạng bột, dạng cầu ....

Một số ví dụ như composite từ polymer với sợi thủy tinh gia cường, cao su với
bột độn carbon, bê tông và bê tông cốt thép. Gỗ được xem như composite tự nhiên
gồm sợi cenllulose phân tân trong lignin, giấy là composite của sợi xenlulose, bột đá
trong các chất liên kết vô cơ hoặc hữu cơ...

Thép carbon là dung dịch rắn của carbon (C) phân tán trong nền sắt (Fe). Tuy
nhiên thép không được coi là composite, do dung dịch rắn C/Fe không tạo pha phân
tán vào pha nền (C trong nền Fe) một cách rõ ràng (không rõ bề mặt phân chia pha
và không thể hiện tính chất khác biệt rõ ràng của từng pha).

Nếu xét về cấu trúc pha, composite có thể là vật liệu với pha tinh thể phân tán
trong pha tinh thể (hệ bột ceramic phân tán trong kim loại, hoặc bột kim loại trong
bột ceramic - cermet), pha tinh thể phân tán trong pha vô định hình (gồm thủy tỉnh,
hay bột hoặc sợi ceramic phân tán trong polymer), pha vô định hình phân tán trong
pha vô định hình (sợi thủy tinh, carbon trong polymer, carbon trong carbon) hoặc

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 1/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

pha vô định hình phân tán trong pha tinh thể (trường hợp này rất ít gặp, ví dụ pha
thủy tinh làm bền khoáng steatite).

Hình 1: Một số loại composite phân theo pha phân tán


Trong vật liệu composite cần sự liên kết bền vững giữa pha nền và pha phân
tán. Các pha chỉ liên kết vật lý với nhau, đơn giản có thể chỉ là lực ma sát. Vì vậy,
trong quá trình bảo quản và sử dụng, cần đảm bảo pha nền không tương tác hóa học
với pha phân tán làm xấu đi sự liên kết giữa chúng. Trong quá trình chế tạo, các phản
ứng hóa học bề mặt có thể xảy ra, nhưng trong quá trình sử dụng, tương tác hóa học
không được làm xấu đi liên kết bền vững giữa pha nền và pha phân tán.

Tính chất của một composite được quyết định bởi ba yếu tố như sau:

1. Vật liệu dùng làm pha nền và pha phân tán.

2. Hình dạng hình học và phân bố không gian của các cấu tử thành phần.

3. Độ bền liên kết giữa pha nền và pha gia cường.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 2/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 2: Sợi gia cường định hướng theo một chiều (a), hai chiều (b) và ba chiều (c)
1.2. Nguyên liệu chính

1.2.1. UPE

UPE sau khi tổng hợp ở trạng thái lỏng nhớt, màu vàng hoặc hồng, độ nhớt
khoảng 1800 ÷ 2800 cp. Thời gian chảy qua cup 4 khoảng 120 ÷ 160s tùy thuộc vào
cấu tạo và hàm lượng monomer tương hợp.

Ở điều kiện bảo quản không tiếp xúc với không khí và nhiệt độ thường UPE có
thể sống 6 ÷ 8 tháng mà không bị gel. Khi có không khí và nhiệt độ trên 40°C chỉ
sống dưới 4 tháng.

Sau khi đóng rắn UPE có độ bền cơ khí khá cao, khi làm vật liệu composite có
khả năng chịu lực tốt, biến dạng đàn hồi khá cao. UPE chịu môi trường dung môi
tốt, chịu sương muối, tia tử ngoại, chịu được môi trường acid HCl 15%, HNO3 7%.
Kém chịu NaOH trên 2%.

UPE được sử dụng chủ yếu làm vật liệu composite, sản phẩm đúc... Trong môi
trường không khí, composite UPE có thể làm việc ở khoảng nhiệt độ 35 ÷ 75°C.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 3/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

1.2.2. Chất đóng rắn

MEKP: Là một peroxide hữu cơ, tồn tại dạng lỏng, không màu, tan nhiều trong
nước và nhạy cảm với nhiệt, có khả năng tạo gốc tự do lớn, nhiệt phản ứng tạo ra rất
mạnh.

Hình 3: MEKP

Benzoyl peroxyde: Là chất có khả năng khơi mào nhanh cho phản ứng đông
trùng hợp UPE ở điều kiện trên 80°C.

Hình 4: Benzoyl peroxyde

Urotropin: Hợp chất tinh thể màu trắng này hòa tan cao trong nước và dung
môi hữu cơ phân cực. Nó có cấu trúc giống như cái lồng tương tự như adamantane.
Công dụng chủ yếu của urotropin là sản xuất các chế phẩm dạng bột hoặc lỏng của
nhựa phenolic và các hợp chất đúc nhựa phenolic, trong đó nó được thêm vào như
một thành phần làm cứng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 4/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 5: Urotropin

1.2.3. Độn

a. Bột độn

Bột độn ở đây là bột gỗ, xơ dừa, trấu và giấy.

b. Sợi độn

Có thể sử dụng sợi độn là sợi thủy tỉnh hoặc sợi coton.

- Sợi thủy tỉnh có các dạng:

+ Mat 300: tấm sợi đa hướng, mỗi sợi đơn có kích thước 40 ÷ 60µm. Khối
lượng theo bề mặt 300g/m².

+ Mat 450: tấm sợi đa hướng, mỗi sợi đơn có kích thước 40 ÷ 60µm. Khối
lượng theo bề mặt 450g/m².

+ Rowing (vải) 400, 600, 800: tấm sợi nhị hướng, dệt từ những sợi đơn có khối
lượng theo bề mặt 400, 600, 800 g/m².

- Sợi coton: chủ yếu là loại vải dệt nhị hướng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 5/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

1.2.4. UF

UF là nhựa phân cực cao nên có khả năng tan trong nước. Sản phẩm có độ nhớt
rất thấp. UF sau khi tổng hợp ở dạng trong hoặc đục tùy theo độ trùng ngưng của
nhựa và mức độ của phản ứng.

Điều kiện bảo quản tốt nhất của sản phẩm UF là pH ≥ 7 ở nhiệt độ thường và
tránh tiếp xúc với không khí. Thời gian sống của UF có thể đạt tới 3 tháng. Khi pH
< 7 và tiếp xúc với không khí, UF chỉ có thể sống dưới 1 tháng. Trường hợp pH <
4,5 ÷ 5, UF chỉ có thể sống được trong thời gian 1 tuần.

1.2.5. PF

a. Novolac

Tồn tại ở dạng rắn, cứng, giòn, có khả năng hút ẩm cao, không màu hoặc màu
vàng đến nâu tùy thuộc vào độ dư phenol trong sản phẩm, có thể tan trong hỗn hợp
dung môi C2H5OH/acetone dễ dàng. Novolac sau khi đóng rắn có độ bền cơ rất cao,
chịu nhiệt tốt, cách điện và chịu môi trường KOH, dung môi. Novolac được sử dụng
chủ yếu làm các sản phẩm ép tectolit.

b. Rezol

Rezol là nhựa mạch nhánh, tồn tại ở dạng nhớt, có màu từ vàng sáng đến nâu
tùy thuộc vào lượng phenol dư trong nhựa.

Sau khi đóng rắn, nhựa rezol có tính chất tương tự như novolac đóng rắn. Rezol
được bảo quản tốt nhất ở dạng dung dịch. Rezol tan trong nước thì bảo quản ở dạng
ở dạng dung dịch 50% trong H₂O. Rezol tan trong cồn thì hòa tan 50% trong cồn.

Trong trường hợp nhiệt độ bảo quản lớn hơn 30°C, sản phẩm còn dư phenol
và formaldehyde, khi tiếp xúc không khi, formaldehyde dễ bị oxy hóa chuyển thành

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 6/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

acid. Rezol trong môi trường acid hoặc nhiệt độ cao hơn 100°C dễ xảy ra phản ứng
đa tụ sâu, tách formaldehyde và chuyển dần sang dạng retitol hoặc rezít có cấu trúc
mạng không gian.

Rezol tan trong cồn thường được dùng để làm chất dẻo lớp, composite với các
loại sợi độn như thủy tinh, caron... hoặc làm sản phẩm tectolit. Rezol tan trong nước
được sử dụng làm ván ép là chủ yếu.

1.3. Tạo sản phẩm composite

1.3.1. Ép UF với bột gỗ tạo thành sản phẩm composite

UF được tạo thành trộn với bột gỗ, xơ dừa, giấy, để tạo sản phẩm composite.

a. Tính toàn công thức ép

Composite sau khi ép có tỷ trọng khoảng 1 ÷ 1,2. Tùy vào dung tích của khuôn
ép má tính ra được khối lượng vật liệu cần sử dụng MA. Tỉ lệ bột độn và UF là 7,5/2.
Trong điều kiện thí nghiệm nên dùng tỉ lệ 6/4.

b. Ép

Khuôn được làm sạch và hâm trên máy ép ở nhiệt độ 110 ÷ 120°C trong 30
phút. Trong thời gian hâm khuôn, bột độn và UF được cần theo tỉ lệ đã tính toán rồi
trộn đều vào nhau.

Sau khi khuôn ép đã đạt nhiệt độ yêu cầu, xả máy ép, mở nắp khuôn và cho hỗn
hợp vừa trộn vào khuôn, dàn đều.

Ép giai đoạn đầu ở áp suất 7 kg/cm² tỉnh theo diện tích mặt của sản phẩm trong
3 phút. Sau đó xả áp về 0 để thoát hơi, rồi ép 10 ÷ 12 kg/cm². UF sẽ đóng rắn tạo sản
phẩm với với bột trộn thành composite ở điều kiện này trong thời gian 10 ÷ 25 phút
tùy thuộc vào độ dày của sản phẩm.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 7/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Sau khi ép xong, xả áp lấy khuôn và tháo sản phẩm ra.

c. Ổn định mẫu và kiểm tra mẫu

Mẫu sau ép được ổn định ở nhiệt độ thường tốt nhất là hai ngày. Sau đó, gia
công mẫu theo các tiêu chuẩn kiểm tra độ bền vật liệu composite (uốn, trương nở
trong nước).

1.3.2. Ép PF tạo thành sản phẩm composite

a. Ép với bột gỗ

Cách tính toán khối lượng vật liệu để ép mẫu tương tự như phần ép nhựa UF
tạo composite. Khối lượng lượng riêng của tấm ép từ nhựa PF lớn hơn, nằm trong
khoảng 1,2 ÷ 1,4 g/cm³. Tỷ lệ nhựa / độn khoảng: 3/7 hoặc 4/6.

b. Ép với sợi coton hoặc sợi thủy tỉnh (dùng rezol tan trong cồn)

Khối lượng riêng của composite sợi coton khoảng 1,5 ÷ 1.6 (tỷ lệ nhựa /sợi =
5/5).

Khối lượng riêng của composite sợi thủy tỉnh khoảng 1,7 ÷ 1,78 (nhựa/sợi =
5/5).

Tính toán khối lượng vật liệu để ép mẫu tương tự như bài ép UF. Cắt vải từng
tấm theo kích thước khuôn. Rezol tan trong cồn nồng độ 50%, cân dư lượng nhựa
so với tính toán 20%.

Dùng màng PE, PP lót trên mặt phẳng, sau đó dùng cọ nhúng dung dịch quét
đều lên từng tấm vải, sấy khô ở nhiệt độ 70 ÷ 80°C cho bay hết dung môi. Ghép từng
tầm vải đã tẩm và sấy khô lại với nhau thật đều.

Khuôn ép được làm sạch và hâm ở nhiệt độ 150°C từ trước. Đặt tấm vải đã
ghép vào khuôn và ép ở áp suất 7,5 kg/cm² mặt sản phẩm trong thời gian 12 ÷ 15

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 8/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

phút (tùy theo độ dày sản phẩm) ở nhiệt độ 150°C. Tháo khuôn lấy sản phẩm ra, làm
sạch khuôn.

c. Ép ván ép (dùng rezol tan trong nước)

Cát từng tầm ván bào theo kích thước của khuôn. Dùng cọ nhúng dung dịch
rezol quét đều lên từng tấm ván. Sau đó sấy khô ở nhiệt độ 70 ÷ 80°C cho bay hết
dung môi. Ghép từng tấm ván đã tẩm và sấy khô lại với nhau thật đều theo dạng
vuông góc thớ gỗ.

Khuôn ép được làm sạch và hâm ở nhiệt độ 130°C từ trước. Đặt tấm ván đã
ghép vào khuôn ép ở áp suất 7,5 kg/cm³ mặt sản phẩm trong thời gian 12 ÷ 15 phút
(tùy theo độ dày sản phẩm) ở nhiệt độ 130°C. Tháo khuôn lấy sản phẩm ra, làm sạch
khuôn.

d. Ổn định và kiểm tra mẫu

Mẫu được ổn định tốt nhất ở nhiệt độ thường trong 3 ngày. Sau đó gia công
mẫu và kiểm tra tính chất cơ lý theo các tiêu chuẩn.

1.3.3. Ép UPE tạo thành sản phẩm composite

a. Gia công mẫu composite

Composite UPE được gia công với sợi thủy tinh, có thể chọn hai loại Mạt 300.
Cắt 6 tấm sợi thủy tinh theo kích thước 200x250 mm².

Tỷ lệ UPE/ sợi = 6/4 thích hợp cho phương pháp gia công bằng tay. Dùng tấm
kính dày 5mm có kích thước 300x300 mm2 hoặc lớn hơn làm khuôn. Làm sạch
khuôn, bôi một lớp chống dính bằng sáp (paraffin).

Dùng cọ nhúng vào UPE đã trộn đóng rắn theo tỷ lệ 1 ÷ 1,4%, quét một lớp lên
khuôn, đặt lớp mat đầu tiên lên, dùng cọ quét tiếp cho nhựa thấm đều, đặt tiếp lớp

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 9/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

mat thứ hai và dùng cọ quét tiếp UPE lên thật đều. Dùng con lăn sắt lăn đều lên mặt
lớp sợi để đuổi bọt khí. Sau đó làm tiếp các lớp tiếp theo tương tự như trên cho đến
lớp cuối cùng, nếu làm nhiều lớp phải lưu ý nhiệt độ của sản phẩm.

Lưu ý: Thời gian gel của UPE ở tỷ lệ đóng rắn này khoảng 40 ÷ 55 phút nên
thời gian gia công tắm composite phải nhỏ hơn thời gian gel.

Hình 6: Quy trình gia công composite UPE – sợi thủy tinh

b. Ổn định mẫu và kiểm tra mẫu

Mẫu composite sau gia công được ổn định tốt nhất ở 70°C trong 6 giờ thì UPE
sẽ đóng rắn hoàn toàn. Gia công mẫu và kiểm tra các tính chất cơ lý.

1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá độ bền, tính chất của vật liệu composite
1.4.1. Độ bền uốn của vật liệu
Độ bền uốn của vật liệu có thể xác định theo tiêu chuẩn ASTM D790 hay ISO
178… trên máy đo kéo vạn năng.
Các khái niệm:
Ứng suất uốn gãy: ứng suất uốn đo được ngay tại thời điểm vật liệu bị gãy.
Độ biến dạng uốn lúc gãy (độ võng): khoảng cách sai lệch trong quá trình uốn
mẫu.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 10/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Xác định độ bền uốn theo tiêu chuẩn ISO 178 hay ASTM D790.
- Mẫu thử có dạng thanh chiều dài A ≥ 80mm.
Rộng b = 25 ± 0,5 mm.
Dày h = 2 ± 0,2 mm.
- Số lượng mẫu thử: 3 ÷ 5 mẫu.
- Điều kiện kiểm tra: ở nhiệt độ phòng.
- Xác định chiều rộng mẫu b và bề dày h, độ chính xác đến 0,05mm.
- Điều chỉnh khoảng cách L trong khoảng 15 ÷ 17h. Đối với mẫu thử quá dày
hoặc gia cường đa hướng với sợi thủy tinh nên sử dụng khoảng cách L lớn hơn để
tránh hiện tượng trượt. Đối với mẫu thứ quá mỏng, sử dụng khoảng cách L nhỏ hơn.
Đặt mẫu thử vào và đặt tải trọng lên tại điểm giữa của mẫu thử.

Hình 7: Mẫu uốn trên gối đỡ

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 11/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Phân tích đồ thị:

Hình 8: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu uốn


3L.Fmax
Ứng suất uốn lúc gãy tính theo công thức: σu =
2b.h2

Với F là tải trọng tại thời điểm mẫu bị uốn gãy.

Muốn xác định modul đàn hồi, phải thường xuyên đọc các giá trị lực và độ
võng theo các yêu cầu khác nhau.
L3 (FB − FA )
Modul uốn được tính: Eu =
4(xB − xA )b.h3

Lưu ý: xA, xB phải lấy trong đoạn biến dạng đàn hồi của vật liệu (đoạn mà
đường ứng lực tuyến tính nhất).

1.4.2. Độ bền kéo của vật liệu

Độ bền kéo của vật liệu có thể xác định theo tiêu chuẩn ASTM D638 hoặc ISO
3039… trên máy đo kéo vạn năng.

Các khái niệm:

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 12/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Ứng suất kéo căng: là tải trọng kéo căng cho một đơn vị diện tích mặt cắt ngang,
xác định tại vị trí có diện tích mặt cắt ngang bé nhất.

Modul đàn hồi: là tỉ số của ứng suất và biến dạng tương ứng trong phạm vi ứng
suất lớn nhất vật liệu có thể chịu được mà không làm lệch tỷ lệ của chúng trên biến
dạng.

Xác suất độ bền kéo theo tiêu chuẩn ISO 3039 hay ASTM D638.

Hình 9: Mẫu thử độ bền kéo

Tốc độ kéo: 2mm/phút.

Điều kiện kiểm tra: ở nhiệt độ phòng.

Phân tích mẫu: Hình 10.


FMax
Ứng suất kéo được tính: σk = b.h

C.(FB − FA )
Modul kéo được tính: Eu = (xB − xA )b.h

Lưu ý: xB , xA phải lấy ở đoạn biến dạng đàn hồi của mẫu.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 13/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 10: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu kéo

1.4.3. Độ bền nén của vật liệu

Độ bền nén của vật liệu polymer có thể xác định theo tiêu chuẩn ASTM D695,
mẫu đo có dạng hình hộp (càng gần lập phương cảng chính xác) có kích thước b, h,
L.

Các khái niệm:

Ứng suất nén: là tải trọng nén cho một đơn vị diện tích mặt cắt ngang của mẫu.

Modul đàn hồi nén: Là tỉ số của từng ứng suất và biến dạng tương ứng trong
phạm vi ứng suất lớn nhất vật liệu có thể chịu được mà không làm lệch tỷ lệ của
chúng trên biến dạng.

Xác định độ bền nén theo tiêu chuẩn ASTM D695:

- Kích thước mẫu: hình khối hộp chữ nhật hay lập phương, chiều dài mỗi cạnh
tùy thuộc vào chiều dày sản phẩm, thường từ 2÷5 mm.

- Điều kiện kiểm tra: ở nhiệt độ phòng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 14/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Phân tích mẫu:

Hình 11: Đồ thị ứng lực của mẫu chịu nén


FMax
Ứng suất nén: σn =
b.h

C.(FB − FA )
Modul nén được tính như sau: Ek = với L là kích thước theo
(xB − xA )b.h

phương nén.

1.4.4. Độ bền va đập của vật liệu polymer

Độ bền va đập của vật liệu polymer có thể xác định theo tiêu chuẩn ASTM
D256 hoặc 180/47 ... trên thiết bị đo va đập (Impact Instrument)

Các khái niệm:

Năng lượng va đập: là diện tích đường tác dụng lực ngay từ đầu đến thời điểm
vật liệu bị gãy.

Gradient: là hệ số góc của đường tác dụng lực.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 15/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Xác định độ bền va đập theo tiêu chuẩn ASTM D256:

- Mẫu thử có dạng thanh chiều dài L = 63,5mm

rộng b = 12,5 ± 0,5mm

dày h = 2 ± 4mm

Hình 12: Mẫu thử chịu va đập


- Số lượng mẫu thử: 3÷5 mẫu.

- Điều kiện kiểm tra: ở nhiệt độ phòng.

Phân tích mẫu:

Hình 13: Đồ thị ứng lực của mẫu vật liệu polymer khi chịu va đập

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 16/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

70
Lực phá hủy mẫu được tính: Fd = 100 FMax
𝑅.(𝐹𝐵 − 𝐹𝐴 )
Gradient được tính: 𝐺 = (𝑥𝐵 − 𝑥𝐴 ).ℎ

𝑥 𝐹𝑥
Năng lượng va đập được tính: 𝐸 = ∫𝑥 𝑑 ℎ
𝑑𝑥
0

1.5. Tính chất hóa học


Với những ưu điểm vượt trội, vật liệu composite đang ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như Lĩnh vực hàng không vũ trụ, đóng tàu thuyền,
oto, xây dựng, năng lượng, thể thao, quân sự,...
- Dùng để chế tạo một số bộ phận như là vỏ động cơ, tên lửa, máy bay, tàu vũ
trụ, khung xe máy, vỏ ô tô, lốp xe, … nhờ các ưu điểm như độ bền cao, nhẹ, giảm
trọng lượng, chịu được áp lực cao, nhiệt độ cao và tiết kiệm nguyên liệu.
- Nhờ khả năng kháng hóa chất, chống ăn mòn, chịu áp lực cao, vật liệu nhựa
composite được dùng để sản xuất ống dẫn nước thải, ống dẫn nước sạch, ống chạy
dưới biển, hầm biogas, ống dẫn xăng dầu, bồn đựng hóa chất, …
- Vật liệu composite còn được sử dụng để chế tạo các bộ phận của tàu thuyền,
như thùng tàu, mũi tàu, mái che, khung,... nhờ các ưu điểm như độ bền cao, nhẹ,
chống ăn mòn và chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Với khả năng cách điện tốt mà composite được dùng làm chất bán dẫn trong
hệ thống cách điện.
- Dùng làm vật liệu trang trí cho nhà cửa, văn phòng, ban công, sân vườn, ...
nhờ màu sắc đa dạng, hoa văn bắt mắt, ...

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 17/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM


2.1. Phương trình phản ứng
2.1.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất
a) Bảng kê dụng cụ

STT Tên dụng cụ Số lượng

1 Ống hút 02

2 Cốc nhưa 05

3 Đũa khuấy 03

4 Thau nhựa 01

5 Máy đo cơ tính 01

6 Máy ép composite 01

7 Găng tay cách nhiệt 01

8 Bộ cối và chày bằng sứ 01

b) Bảng kê hóa chất

STT Hóa chất Tính chất Mức độ nguy hiểm Biện pháp sơ cứu

- Tnc = 94°C - Gây kích ứng da, có - Tiếp xúc vào da: Cởi bỏ quần áo bị
thể gây ra phản ứng nhiễm bẩn ngay lập tức. Rửa sạch vùng
- Ts = 229,3°C
dị ứng da. tiếp xúc trực tiếp với hóa chất bằng xà
Phenol - Khả năng chịu nhiệt
phòng và nước sạch trong ít nhất 20
1 Formaldehyd - Chất ăn mòn.
tốt, cách điện tốt.
phút.
(PF)
- Khả năng hút ẩm cao, - Có thể gây ung thư.
- Khi bị dây vào mắt: phải rửa sạch
không màu hoặc màu - Gây kích ứng
bằng nước trong ít nhất 15 phút và phải
vàng. đường hô hấp.
để mí mắt mở. Chuyển nạn nhân đến y

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 18/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

- Độ bền cơ. - Gây dị tật di truyền tế gần nhất.

- Khả năng kháng hóa đi. - Khi hít phải: Đi đến những nơi có
chất. - Gây tổn thương nếu không khí trong lành, thoáng mát. Hô
tiếp xúc lâu dài. hấp nhân tạo khi bệnh nhân bắt đầu có
triệu chứng khó thở, suy hô hấp. Giữ
ngực nạn nhân ở tư thế thuận lợi cho
hô hấp.

- Nếu nuốt phải: nếu nạn nhân còn tỉnh


táo, cho uống sữa tươi, than hoạt tính
hay nước để trung hòa, phân giải hay
hấp phụ chất formol. Giữ nạn nhân ấm
và cho nghỉ ngơi. Nếu có nôn mửa, giữ
đầu thấp hơn hông. Sau đó, chuyển đi
cấp cứu ngay lập tức.

- Nhựa nhiệtrắn, - Gây kích ứng, tổn - Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập
Polyeste không no. thương da và mắt tức. (Ngay khi các triệu chứng có
- Cơ lý tính cao, cách nghiêm trọng. chuyển biến xấu đi).
điện tốt, khi khô tạo bề - Gây ra các vấn đề - Trường hợp tiếp xúc với da: Phải xả
mặt bóng, cứng, độ về hệ hô hấp. nước lạnh trong thời gian ít nhất 20
Nhựa bám dính tốt.
- Chất có khả năng phút.
Polyester
2 - Dễ gia công ở điều gây ung thu nếu tiếp - Trường hợp dây vào mắt: Phải rửa
Không no
kiện thường. xúc lâu dài. sạch bằng nước (kế cả dưới mí mắt)
(UPE)
- Có tính thẩm mỹ. - Ảnh hướng đối với trong ít nhất 20 phút.
- Có khả năng đóng hệ sinh thái thủy - Trường hợp hít vào: Phải ra khỏi khu
rắn tốt, kháng hóa chất sinh. vực ô nhiễm và đến nơi có không khí
cao, hấp thụ nước tốt. - Gây kích ứng da và sạch sẽ, trong lành.
- Dễ cháy. mắt nếu tiếp xúc trực - Nếu nuốt phải: Phải hạn chế tình

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 19/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

- Độ nhớt khá cao khi tiếp. trạng nôn mửa. Rửa miệng bằng nước.
chưa đóng rắn. - Nếu nuốt phải gây
- Khả năng chống độ ngộ độc, ung thu, đột
ẩm tốt. biến gen.

- Chất trơ hóa học. - Khi tiêm silicone


vào cơ thể có thể gây
- Độ nhớt cao.
ảnh hưởng nghiêm
- Có tính bôi trơn.
trọng đến sức khỏe,
- Chất thường được sử tử vong.
dụng làm ổn định nhiệt
độ hệ.

- Chống cháy, chống


lại bức xạ.

- Chống ăn mòn.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập


- Hợp chất tinh thể
tức. (Ngay khi các triệu chứng có
màu trắng này có khả
chuyển biến xấu đi).
năng hòa tan cao - Chất dễ cháy.
trong nước và các - Trường hợp tiếp xúc với da: Phải xả
- Gây kích ứng da
dung môi hữu cơ phân nước lạnh trong thời gian ít nhất 20
và mắt.
cực. phút.
- Nguy hiểm khi
3 Urotropin - Rất hữu ích trong - Trường hợp dây vào mắt: Phải rửa
nuốt phải.
việc tổng hợp các hợp sạch bằng nước (kế cả dưới mí mắt)
chất hữu cơ khác, bao - Gây chóng mặt, trong ít nhất 20 phút.

gồm nhựa, dược phẩm choáng váng, đau


- Trường hợp hít vào: Phải ra khỏi khu
và phụ gia cao su. ngực.
vực ô nhiễm và đến nơi có không khí
- Nó thăng hoa trong sạch sẽ, trong lành.
chân không ở nhiệt độ - Nếu nuốt phải: Phải hạn chế tình trạng

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 20/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

280°C. nôn mửa. Rửa miệng bằng nước.

- Hoà tan trong


chloroform, methanol,
etanol, benzene,
aceton, ete.

2.1.2. Tính toán nguyên vật liệu

a. Composite nhựa UPE với bột gỗ

Khuôn ép có kích thước dài 8cm rộng 8cm và dày 0,7cm.

- Thể tích khuôn ép là: V = 8 × 8 × 0,7 = 44,8 cm3

- Khối lượng hỗn hợp composite (d = 1g/cm3): m = V. d = 44,8.1 = 44.8g

Hỗn hợp composite gồm 50% bột gỗ và 50% nhựa UPE, 2% chất đóng rắn.

- Khối lượng bột gỗ là: mbột gỗ = 50% × 44,8 = 22,4g

5,03g nhựa = 1,2g bột gỗ


𝑥
𝑈𝑃𝐸 = 1,3. 44,8 = + 4,5𝑥
0,8
⇒ mbột gỗ = 10,13g.

⇒ mnhựa = 45,585g.

⇒ 2% chất đóng rắn: mcđr = 45,585 × 2% = 0,912g.

b. Composite của Novolac với bột gỗ.

- Nghiền lượng nhựa Novolac thu được 52,21g.

- Lượng Urotropin cần dùng tương ứng với 14% khối lượng nhựa.

⇒ m Urotropin = 52,21 × 14% = 7,0394g.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 21/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

- Tỷ lệ bột gỗ và nhựa là 5:5 ⇒ mbột gỗ = 52,21g

2.2. Quy trình thực nghiệm


2.2.1. Công đoạn 1: Ép nhựa Novolac với bột gỗ tạo thành sản phẩm composite

Tiến hành cân nhựa Novolac đã nghiền mịn, Urotropin và bột gỗ vào cho lần
lượt vào thau.

Hình 14: 54,52g Novolac nghiền mịn

Hình 15: Urotropin (trái) & bột gỗ (phải)

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 22/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Khuôn được làm sạch và hâm khuôn trên máy ép cho đến khi đạt nhiệt độ 150oC
thì lấy khuôn ra.

Hình 16: Làm sạch khuôn

Hình 17: Hâm khuôn

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 23/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Trộn đều hỗn hợp gồm Novolac đã nghiền mịn, Urotropin và bột gỗ.

Hình 18: Trộn đều hỗn hợp


Cho hỗn hợp đã trộn vào khuôn và dàn đều.

Hình 19: Đổ hỗn hợp đã trộn vào khuôn và dàn đều

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 24/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Đậy nắp khuôn lại cho khớp với khuôn.

Hình 20: Đậy nắp khuôn


Ban đầu ép ở áp suất 50 kg/cm3 trong 3 phút. Chú ý nâng khuôn lên từ từ để
tránh nhựa bên trong bị tràn ra ngoài.
Sau đó, xả khí và nâng áp suất lên 100 kg/cm3. Ép trong vòng 30 phút.
Sau 30 phút, xả khí, hạ khuôn và lấy sản phẩm.

Hình 21: Tiến hành ép khuôn

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 25/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Sản phẩm sau khi ép:

Hình 22: Composite Novolac và bột gỗ


Cưa sản phẩm thành những mảnh với kích thước L = 80 mm và b = 25 mm để
tiến hành đo độ bền uốn.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 26/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

*Sơ đồ quy trình tạo composite từ nhựa Novolac và bột gỗ:

Novolac

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 27/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

2.2.2. Công đoạn 2: Tạo Composite từ UPE và bột gỗ bằng cách đổ khuôn

Sau khi cân tất cả vật liệu cần thiết, ta lấy tất cả những vật liệu đó trộn đều với
nhau rồi trải đều ra khung được chuẩn bị sẵn có kích thước (0,7 x 8 x 8 cm) rồi lấy
nhựa để che mặt trên lại để tránh cho dung môi bị bay hơi.

Hình 23: Cân nguyên vật liệu

Hình 24: Trải đều hỗn hợp ra khuôn

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 28/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 25: Che mặt trên sản phẩm


Cưa sản phẩm thành những mảnh với kích thước L = 80 mm và b = 20 mm để
tiến hành đo độ bền uốn.

*Sơ đồ quy trình tạo Composite từ UPE và bột gỗ:

UPE MEKP CO2+ Bột gỗ

Trộn

Đổ vào khuôn

Đậy lại

Tháo khuôn

Composite

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 29/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

2.3. Kết quả thực nghiệm

2.3.1. Kết quả đo độ bền nén Composite làm từ nhựa Novolac sấy

Chiều dày Chiều rộng


Composite Fmax (N) FA(N) xA FB(N) xB(mm)
(mm) (mm)

Mẫu 1 2.5 10 10430,52 4000 0,2 10000 0,63


Fmax 10430,25
Ứng suất nén: σ = = = 417,2208 (N/mm3)
b×h 10×2,5

L(FB −FA ) 40⋅(10000−4000)


Modul nén : Ek = (x = = 22325,58 (N)
B −xA ).b.h (0,63−0,2).10.2,5

2.3.2 Kết quả đo độ bền uốn Composite làm từ nhựa Novolac sấy
Fmax: Force peak max.
FA và FB có giá trụ nằm trong vùng biến dạng đàn hồi của mẫu composite.
Chiều dày Chiều
Composite Fmax (N) FA(N) xA FB(N) xB(mm)
(mm) rộng (mm)
Mẫu 1 3 20 173,8 11,24 0,1 55,43 0,4
Mẫu 2 3 20 205,26 12,82 0,1 53,85 0,4
Mẫu 3 3 19 159,55 13,58 0,1 54,85 0,4

Mẫu 1: chiều dày h = 2.5mm, chiều rộng b = 20mm, L = 40mm

Ứng suất uốn lúc gãy tính theo công thức:


3⋅L⋅Fmax 3×40×114,74
σ= = = 55.075 (N/mm2)
2b⋅h2 2×20×2.5

L3 ⋅(FB −FA ) 403 (77,37−27,02)


Modul uốn được tính: Eu= ).b.h3
= = 8081,07 (N)
4(xB −xA 4(0,6−0,3)×20.2.53

Mẫu 2: chiều dày h = 2.2mm, chiều rộng b = 20mm, L = 40mm

Ứng suất uốn lúc gãy tính theo công thức:

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 30/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

3⋅L⋅Fmax 3×40×118,36
σ= = = 73,36 (N/mm2)
2b⋅h2 2×20×2,22

L3 ⋅(FB −FA ) 403 (53,85−12,82)


Modul uốn được tính: Eu = ).b.h3
= = 11460,05(N)
4(xB −xA 4(0,4−0,1)×20×2.23

Mẫu 3: chiều dày h = 2.5mm, chiều rộng b = 20mm, L = 40mm

Ứng suất uốn lúc gãy tính theo công thức:


3⋅L⋅Fmax 3×40×111.8
σ= = = 53,664 (N/mm2)
2b⋅h2 2×20×2.52

L3 ⋅(FB −FA ) 403 (99,5−50,69)


Modul uốn được tính: Eu = ).b.h3
= = 8330,24 (N)
4(xB −xA 4(0,6−0,3)×20×2.53

2.3.3. Kết quả đo độ bền uốn UPE

Chiều dày Chiều rộng Fmax FA


UPE xA FB (N) xB (mm)
(mm) (mm) (N) (N)

Mẫu 1 3 20 392,87 11,24 0,12 350,45 1,08


3.L.Fmax 3x40x392,87
Ứng suất uốn: σ = = = 130,957 (N/mm2)
2b⋅h2 2x20x32

L3 ⋅(FB −FA ) 403 (350,45−11,24)


Modul uốn: Eu= ).b.h3
= = 10469,4 (N)
4(xB −xA 4(1,08−0,12)×20.33

2.3.4. Kết quả đo độ bền nén UPE

Chiều dày Chiều rộng


UPE Fmax (N) FA (N) xA FB (N) xB (mm)
(mm) (mm)

2080,42 0,51 3956,29 0,72


Mẫu
10 10 15330,88 6691,56 1,45 8490,63 2,2
1
12090,15 3,45 14681,53 3,81

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 31/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Mẫu tương ứng xA= 0,51; xB= 0,72


Fmax 15330,88
Ứng suất nén: σ = = = 153,3088 (N/mm3)
b×h 10×10

L(FB −FA ) 40⋅(3956,29−2080,42)


Modul nén : Ek = (x ).b.h
= (0,72−0,51).10.10
= 3573,086 (N)
B −xA

Mẫu tương ứng xA= 1,45 ; xB= 2,2


L(FB −FA ) 40⋅(8490,63−6691,56)
Modul nén : Ek = (x ).b.h
= (2,2−1,45).10.10
= 959,504 (N)
B −xA

Mẫu tương ứng xA= 3,45 ; xB= 3,81


L(FB −FA ) 40⋅(14681,52−12090,15)
Modul nén : Ek = (x = = 2879,3(N)
B −xA ).b.h (3,81−3,45).10.10

Hình 26: Kết quả đo máy độ bền uốn UPE

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 32/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 27: Xác định giá trị điểm đầu đường tuyến tính mẫu đo độ bền uốn UPE

Hình 28: Xác định giá trị điểm cuối đường tuyến tính mẫu đo độ bền uốn UPE

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 33/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Hình 29: Kết quả đo máy độ bền nén UPE

2.3.6. Nhận xét

a. So sánh ứng suất nén của các mẫu:

Novolac trong cồn > Novolac sấy > Rezol tan trong nước > Rezol tan trong cồn
> UPE đổ khuôn.

b. So sánh modul nén của các mẫu:

Rezol tan trong nước > Rezol tan trong cồn > Novolac sấy > Novolac trong cồn
> UPE đổ khuôn.

Mẫu UPE đổ khuôn có ứng suất nén và modul nén bé nhất là do không được
nén dưới áp suất lớn khi gia công nên cơ tính kém hơn hắn so với các mẫu còn lại.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 34/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Mẫu Novolac hòa tan trong cồn và novolac sấy có ứng suất nén tốt hơn hai loại
rezol tan trong nước và rezol tan trong nước nhưng về modul nén thì hai loại Novolac
lại kém hơn so hai loại rezol.

Vì vậy Novolac sấy và Novolac hòa tan trong cồn đều có khả năng chịu nén
cao và được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm ép chịu nhiệt và cách điện. Rezol tan
trong cồn và rezol tan trong nước cũng được sử dụng để sản xuất tấm ép chịu nhiệt,
nhưng chúng có độ bền nén kém hơn so với Novolac. UPE đổ khuôn là một loại
nhựa polyester không no được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đúc khuôn.

Hình 30: So sánh độ bền nén các mẫu Novolac sấy, Novolac trong cồn, Rezol tan
trong nước, UPE đổ khuôn, Rezol tan trong cồn

c. So sánh ứng suất khi gãy của các mẫu:

Rezol tan trong nước > Novolac trong cồn > Novolac sấy > Rezol tan trong cồn
> UPE đổ khuôn.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 35/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

d. So sánh modul uốn của các mẫu:

Novolac sấy > Rezol tan trong nước > Novolac trong cồn > Rezol tan trong cồn
> UPE đổ khuôn.

Mẫu UPE đổ khuôn có ứng suất uốn và modul uốn bé nhất là do không được
nén dưới áp suất lớn khi gia công nên cơ tính kém hơn hắn so với các mẫu còn lại.

Mẫu Novolac sấy dù ứng suất đạt được khi gãy không cao bằng Novolac trong
cồn và Rezol tan trong nước, tuy nhiên Modul uốn lại cao nhất trong các mẫu cho
thấy mẫu có khả năng chống biến dạng tốt so với các mẫu còn lại.

Rezol tan trong nước có cấu trúc phân tử chặt chẽ hơn các mẫu khác do liên kết
hydro giữa các phân tử, khiến cho các phân tử khó tách rời hơn, dẫn đến ứng suất
khi gãy cao hơn. Novolac cũng có cấu trúc chặt chẽ tương tự, tuy nhiên việc tiến
hành pha trộn, cắt và thu đo mẫu do người thí nghiệm có thể xảy ra sai số nên số liệu
thực tế so sánh có thể bị ảnh hưởng.

Hình 31: So sánh độ bền uốn các mẫu Novolac sấy, Novolac trong cồn, Rezol tan
trong nước, UPE đổ khuôn, Rezol tan trong cồn

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 36/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

PHẦN 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1: Hãy nêu yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm ép trên cơ sở nhựa nhựa PF.

- Nhiệt độ và áp suất khi ép mẫu.

- Quá trình làm sạch khuôn ép đã hoàn toàn sạch hay chưa có (có còn lẫn, sót
tạp chất hay không).

- Tỷ lệ chất độn/ nhựa ảnh hưởng đến tính chất composite tạo thành.

- Thời gian thực hiện ép mẫu.

- Phụ thuộc vào chất lượng của mẫu nhựa chuẩn bị để thực hiện quá trình ép.

Câu 2: Vinylester tổng hợp từ epoxy 828 có độ nhớt thấp dễ cháy khi gia công
composite ở bề mặt thẳng đứng. Có phương pháp nào khắc phục ?

Tuy độ nhớt của nhựa kém, nhưng độ nhớt của nhựa chỉ thấp ở một mức nào
đó, ta vẫn có thể gia công ở bề mặt thẳng đứng được. Vì khi ta lăn trên tấm vải hoặc
sợi thì nhựa cũng đã thấm 1 phần trên tấm vải hoặc sợi .
Để khắc phục tình trạng này thì ta nên tính toán nhựa cần cân với 1 lượng vừa
phải tránh dư hoặc thiếu nhựa dẫn đến khó cán nhựa trên tấm vải hoặc sợi khi gia
công composite ở bề mặt thẳng đứng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 37/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

PHẦN 4: BÀN LUẬN


Nội dung 1: Tại sao nhựa PS có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường và cũng có thể
đóng rắn ở nhiệt độ cao ?

Nhựa PS có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường và cũng có thể đóng rắn ở nhiệt độ
cao do cấu trúc phân tử và quá trình sản xuất.

Khi PS được sản xuất monome styrene được tổng hợp thành chuỗi dài các đơn
vị styrene liên kết với nhau. Trong quá trình này các phân tử styrene sẽ đồng phân
hóa tạo liên kết polystyrene. Khi nhiệt độ giảm xuống, các chuỗi phân tử này sẽ
tương tác với nhau thông qua lực tương tác Van - der - Waals và do đó nhựa PS sẽ
đóng rắn.

Nội dung 2: Thế nào gọi là vật liệu composite ?

Vật liệu composite là vật liệu tồn tại 2 pha liên tục và pha phân tán. Mỗi thành
phần trong pha phân tán giữ vai trò riêng biệt và khi kết hợp lại chúng tạo thành vật
liệu mới có những thuộc tính và hiệu quả cơ học vượt trội hơn so với các vật liệu
gốc. Mục tiêu của việc tạo ra vật liệu composite là tận dụng những ưu điểm của từng
thành phần để tạo ra một vật liệu mới có các đặc tính tốt hơn, chẳng hạn như độ
cứng, độ bền, trọng lượng nhẹ, chống ăn mòn, chịu nhiệt độ cao, và nhiều tính chất
khác.
Nội dung 3: Hãy cho ví dụ về 1 vài loại composite trong thực tế ?
Composite sợi carbon (Carbon Fiber Reinforced Polymer - CFRP):

- Cấu thành: Sợi carbon được nhúng vào một ma trận polymer như epoxy.

- Ứng dụng: Sử dụng trong ngành hàng không để làm cánh máy bay, thân máy
bay, và các bộ phận cần độ bền và độ cứng cao.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 38/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Composite sợi thủy tinh (Glass Fiber Reinforced Polymer - GFRP):

- Cấu thành: Sợi thủy tinh được nhúng vào một ma trận polymer như polyester.

- Ứng dụng: Sử dụng trong sản xuất ô tô, tàu thuyền, các ứng dụng xây dựng,
nhằm cung cấp độ cứng và độ bền.

Composite gạch cẩm thạch (Ceramic Matrix Composite - CMC):

- Cấu thành: Gạch cẩm thạch được nhúng vào một ma trận composite chứa
ceramic.

- Ứng dụng: Sử dụng trong ngành hàng không và năng lượng để tạo ra các bộ
phận chịu nhiệt độ cực cao, như các lưỡi turbine máy bay và các bộ phận đốt cháy
trong lò hơi.

Composite gỗ nhựa (Wood-Plastic Composite - WPC):

- Cấu thành: Sự kết hợp giữa gỗ và nhựa.

- Ứng dụng: Sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, sàn nhựa, và các ứng dụng xây
dựng nhờ kết hợp độ bền của gỗ và tính linh hoạt của nhựa.

Composite kim loại (Metal Matrix Composite - MMC):

- Cấu thành: Sự kết hợp giữa kim loại và một hoặc nhiều vật liệu không kim
loại.

- Ứng dụng: Sử dụng trong sản xuất các bộ phận máy móc, động cơ và các ứng
dụng yêu cầu cả tính năng của kim loại và tính nhẹ của vật liệu không kim loại..

Nội dung 4: Hợp kim có được coi là composite không ?

Hợp kim và composite là hai loại vật liệu khác nhau về cả cấu trúc và tính chất.
Hợp kim thường được tạo thành từ sự kết hợp của hai hoặc nhiều kim loại khác nhau,

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 39/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

trong khi composite là sự kết hợp của ít nhất hai loại vật liệu có tính chất khác nhau,
một trong số đó thường là ma trận polymer.

Hợp kim thường chứa các nguyên tố kim loại và có thể bao gồm các pha hỗn
hợp của các kim loại này, tùy thuộc vào tỷ lệ và cách sắp xếp của chúng. Ví dụ về
hợp kim là thép (kết hợp giữa sắt và carbon), nhôm-lithium (kết hợp giữa nhôm và
lithium), và nhiều loại hợp kim khác.

Ngược lại, composite thường có một ma trận không kim loại (như polymer) kết
hợp với các sợi hoặc hạt cường khoáng như sợi thủy tinh, sợi carbon, hoặc các vật
liệu khác. Sự kết hợp này giúp tối ưu hóa các tính chất cơ học và vật lý của vật liệu.

Tổng kết, hợp kim và composite là hai loại vật liệu khác nhau và không thể
được coi là đồng nghĩa. Hợp kim tập trung vào sự kết hợp của các kim loại, trong
khi composite tập trung vào sự kết hợp của ít nhất hai loại vật liệu với tính chất khác
nhau, trong đó một là ma trận không kim loại.

Nội dung 5: So sánh kết quả của việc đo bằng máy và đo bằng tay

Việc so sánh kết quả đo bằng máy và bằng tay cho thấy sự khác biệt trong độ
chính xác và độ tin cậy:

Độ chính xác: việc đo máy thường có độ chính xác hơn so với đo bằng tay vì
nó dựa trên những phép đo và tính toán tự động.Máy đo có thể đưa ra kết quả chính
xác cao hơn và ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài

Tốc độ và hiệu suất: máy đo thường thực hiện quá trình đo nhanh hơn so với
đo bằng tay. Việc đo máy có thể tiết kiệm được thời gian và năng lượng, giảm thiểu
khả năng sai sót trong quá trình đo.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 40/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

Độ lặp lại: máy đo thường cho phép đo lặp lại những lần sau với độ tin cậy cao
hơn so với đo tay. Điều này có nghĩa kết quả đo được sẽ gần như nhau mỗi khi thực
hiện đo lại trên cùng 1 mẫu vật liệu novolac sấy.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 41/42


Bài 6: CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE Nhóm: 03

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 1907/2006/EC, Article 31. (04/02/2018). Safety Data Sheet. Truy cập từ:
https://www.qafco.qa/sites/default/files/SDS_Urea_Formaldehyde_Concent
rate_-_UFC-

[2] Hexion. Material Safety Data Sheet. Truy cập từ:


https://www.hoodindustries.com/wpcontent/uploads/2015/10/Hood_Hexion
_Resin_msds

[3] Huỳnh Đại Phú, Nguyễn Đắc Thành & La Thị Thái Hà. Hướng dẫn thí
nghiệm hóa học polyme. NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

[4] Synthepol. (03/2018). Safety data sheet: unsaturated Polyester Resin. Truy
cập từ:

https://www.hoodindustries.com/wpcontent/uploads/2015/10/Hood_Hexion
_Resin_msds

[5] Unites-wax. Material Safety Data Sheet. Truy cập từ: https://www.united-

wax.com/wd/pi/20161024-120125_2_msds_paraffin_wax_uw.pdf

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang 42/42

You might also like