You are on page 1of 8

Đề thi kết thúc học phần năm 2023-2024

Câu 1. (1.5 điểm) Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa chế tạo màng
mỏng bằng phương pháp dung dịch (bài 3) và phương pháp phún xạ (bài 4)

-Giống: Cả hai đều tạo một lớp màng để phủ lên trên bề mặt đế

-Khác

Tiêu chí Phương pháp dung dịch Phương pháp phún xạ

Khái niệm Phún xạ là hiện tượng những


nguyên tử trên bề mặt vật liệu
bị bứt phá ra ngoài khi bị bắn
phá bởi các ion có năng lượng
cao

Nguồn vật liệu Dạng dung dịch Dạng hơi


tạo màng

Nguyên lý Dung dịch của vật liệu cần tạo Vật liệu cần tạo màng được
màng được phủ lên bề mặt đế, nung nóng hoặc bắn phá bằng
sau đó được bốc bay hoặc ion để bay hơi, sau đó lắng
lắng đọng tạo thành màng đọng trên bề mặt đế
mỏng

Tốc độ lắng Phụ thuộc vào: nồng độ dung Phụ thuộc vào áp suất và công
đọng dịch, độ pH, nhiệt độ, tác suất phún xạ
động cơ học, tốc độ bay hơi
của dung môi,…

Độ dày màng Phụ thuộc vào tốc độ lắng đọng


và chọn thời gian lắng đọng
phù hợp

Chi phí Chi phí thấp Chi phí cao hơn so với phương
pháp dung dịch

Thiết bị Dễ dàng thực hiện trong Yêu cầu cần có thiết bị chuyên
phòng thí nghiệm dụng
Câu 2. Trình bày chi tiết quy trình chế tạo gốm mà bạn đã thực hành. Theo bạn
công đoạn nào là quan trọng nhất ảnh hưởng đến vật liệu gốm? Kể tên 5 loại vật
liệu gốm mà bạn biết (2 điểm)

-Chi tiết quy trình chế tạo gốm mà đã thực hành: ( Gồm 4 bước)

+ Chuẩn bị bột: Sử dụng cân điện tử và giấy cân để cân 5g NaCl+ 2g Fe2O3+ 1g Co2O3,
cho vào chén sứ và trộn đều

+ Trộn keo PVA:

• Nhỏ 10 giọt keo PVA vào chén sứ đã đựng hỗn hợp nguyên liệu
• Dùng muỗng nhựa trộn đều nguyên liệu với keo

+ Tạo hình sản phẩm

• Cân 1g hỗn hợp nguyên liệu đã trộn keo


• Đổ 1g hỗn hợp nguyên liệu vào khuôn ép
• Dùng máy ép thuỷ lực tiến hành ép nguyên liệu để tạo hình sản phẩm (có dạng
viên thuốc) (lực ép mẫu là 7 tấn, được duy trì trong thời gian 1 phút)
• Lấy mẫu sau khi ép xong ra khỏi khuôn
• Vệ sinh mẫu ép, dùng thước kẹp để đo độ dài và đường kính (3 lần) của mẫu
viên sau khi ép
• Vệ sinh khuôn ép và máy ép

+ Nung thiêu kết

• Đổ ít bột Al2O3 vào chén nung, dùng muỗng trải đều bột Al2O3 để tạo một bề
mặt bằng phẳng trong chén nung
• Nhẹ nhàng đặt mẫu sau khi ép vào chén nung
• Trải thêm một lớp Al2O3 phủ kín mẫu nung
• Đậy nắp chén nung, đặt chén nung vào lò nung
• Sử dụng lò nung để nung mẫu ở 10000C và duy trì nhiệt độ này trong vòng 120
phút trước khi hạ nhiệt lò nung
• Lấy sản phẩm ra khỏi lò nung. Tiến hành đo lại độ dày và đường kính mẫu nung

-Công đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến vật liệu gốm là nung thiêu kết. Vì nung
là quá trình biến đổi vật lý và hóa học của vật liệu gốm dưới tác dụng của nhiệt độ cao,
giúp tạo ra cấu trúc vững chắc và các tính chất cơ lý cần thiết cho vật liệu gốm. Đồng
thời công đoạn nung cũng quyết định đến các tính chất sau của gốm: độ bền, độ cưng,
độ chịu nhiệt, độ thấm nước và độ bền hoá học
- Tên của 5 loại gốm: Gốm sành, gốm sứ, gốm đất nung, gốm kỹ thuật, gốm thạch anh
(gốm silicat)

Câu 3. Đối với nhựa nhiệt rắn (Epoxy, Up,…) quá trình đóng rắn sẽ có sự góp mặt
của tác nhân đóng rắn. Tuy nhiên, hàm lượng tác nhân đóng rắn sẽ phụ thộc vào
hàm lượng của nhựa nhiệt rắn. Theo bạn, trong bài số 5 các bạn đã được khảo sát
hàm lượng chất đóng rắn trên nền nhựa nhiệt rắn là Epoxy (DGEPA) dựa trên sự
toả nhiệt của phản ứng khâu mạng. Bạn có thể mô tả lại cơ chế và giải thích nguyên
nhân thực hiện các kháo sát này và mục đích của nó

-Cơ chế đóng rắn:

↔ 𝐻2 𝑁 − 𝑅 − 𝑁𝐻2

-Mô tả cơ chế đóng rắn:

+Phản ứng bắt đầu khi nhóm amine TETA tấn công vào một trong các nhóm epoxy trên
phân tử nhựa Epoxy. Điều này dẫn đến việc mở vòng oxirane và tạo thành các nhóm
hydroxyl

(Hoặc Phản ứng mở vòng epoxy và tạo ra nhóm hydroxyl “-OH” được thực hiện thông
qua hydrogen “-H” linh động của amin. Hydrogen hoạt động cho phép phản ứng diễn
ra ở nhiệt độ phòng và đây là phản ứng toả nhiệt)
+Phản ứng khâu mạng được tạo bởi liên kết hoá học giữa các nhóm amin với nhóm
epoxy

-Nguyên nhân thực hiện khảo sát:

+Hàm lượng chất đóng rắn trong nhựa nhiệt rắn có ảnh hưởng lớn đến tính chất của
nhựa.

• Hàm lượng chất đóng rắn quá thấp sẽ khiến nhựa epoxy không đóng rắn hoàn toàn,
dẫn đến các tính chất cơ lý kém.

• Hàm lượng chất đóng rắn quá cao sẽ khiến nhựa epoxy đóng rắn quá nhanh, dẫn đến
các tính chất cơ lý kém và khó gia công.

-Mục đích của khảo sát: Để tối ưu hoá những tính chất của nhựa epoxy sau phản ứng
khâu mạng, đảm bảo sự khâu mạng là cực đại, giúp nhựa đạt được các tính chất mong
muốn.

Câu 4. Mục đích việc chế tạo composite với pha gia cường là dạng sợi (như sợi thuỷ tinh,
sợi cellulose, sợi carbon,…). Theo bạn, lí do sử dụng các pha gia cường với dạng sợi có
ưu điểm như thế nào trong chế tạo vật liệu composite trên nền nhựa nhiệt rắn?

Trong quá trình gia công chế tạo vật liệu composite nhựa nhiệt rắn, tại sao các bạn phải
chia nhỏ lượng nhựa Epoxy cũng như amin theo từng lớp? (2 điểm)

(đọc mấy chữ in đậm là được còn chữ bình thường là giải thích, dẫn dắt vô câu trả lời)

- Mục đích việc chế tạo composite với pha gia cường là dạng sợi: để tăng cường các
tính chất của vật liệu composite, chẳng hạn như độ bền kéo, độ cứng, độ chịu nhiệt,
độ dẫn điện. Đồng thời làm giảm trọng lượng của vật liệu composite và cải thiện
khả năng chống ăn mòn.

- Lý do để sử dụng pha gia cường dạng sợi trong việc chế tạo vật liệu composite trên
nền nhựa nhiệt rắn:

+ Để tăng cường độ dẻo, độ bền kéo, độ bền uốn, độ cứng, độ chịu nhiệt, độ chịu va
đập,... của vật liệu composite

+ Giảm trọng lượng của vật liệu composite

+ Tăng tính dẫn điện, dẫn nhiệt,... của vật liệu composite

- Ưu điểm khi sử dụng pha gia cường dạng sợi trong việc chế tạo vật liệu composite trên
nền nhựa nhiệt rắn:

+ Tăng cường các tính chất cơ lý của vật liệu composite


+ Giảm trọng lượng của vật liệu
+Tăng độ cứng và khả năng chịu nhiệt cao

+ Cải thiện khả năng chống ăn mòn cao

- Phải chia nhỏ lượng nhựa Epoxy cũng như amin theo tứng lớp vì:

+Khi trộn hai thành phần này với nhau, chúng sẽ phản ứng hóa học và tạo thành một
mạng lưới phân tử liên kết các sợi gia cường lại với nhau. Quá trình phản ứng hóa học
này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không sẽ ảnh hưởng
đến tính chất của vật liệu composite. Khi chia nhỏ sẽ giúp cho quá trình phản ứng hóa
học diễn ra đồng đều hơn, từ đó giúp vật liệu composite có tính chất tốt hơn.

+Giúp cho việc thi công diễn ra được dễ dàng hơn, dễ dàng kiểm soát quá trình
đóng rắn

+ Giảm thiểu các rủi ro như bị bỏng, cháy,.. cho người thực hiện

Câu 5. Trong bài thực hành chế tạo hạt nano từ tính Fe3O4 bằng phương pháp
đồng kết tủa, em hãy trình bày lại quy trình rửa mẫu chi tiết? Em hãy cho biết tại
sao lần rửa mẫu cuối cùng lại dùng ethanol mà không dùng nước cất? (1.5 điểm)

-Quy trình rửa mẫu chi tiết: Cho nước cất đã được đong bằng ống đong vào bình cầu
đáy sau đó đặt lên trên bếp từ và cố định ở một vị trí nào đó trong vòng 10 phút để mẫu
được lắng xuống. Sau đó dùng ống nhỏ giọt hút từ từ phần dung dịch và tạp chất được
nổi lên trên. Lặp lại thao tác trên thêm 2 lần bằng nước cất và 1 lần bằng ethanol ở lần
cuối cùng

- Lần rửa mẫu cuối cùng dùng ethanol mà không dùng nước cất vì:

+Ethanol có khả năng hòa tan các tạp chất hữu cơ tốt hơn nước cất. Các tạp chất hữu
cơ có thể ảnh hưởng đến các tính chất của hạt nano từ tính Fe3O4, vì vậy cần được loại
bỏ hoàn toàn.

+ Ethanol cũng có khả năng làm khô mẫu nhanh hơn so với nước cất. Điều này giúp bảo
vệ các hạt nano từ tính Fe3O4 khỏi bị oxy hóa.
- Khối lượng tiền chất Zn(CH3COO)2. 2H20

n= 0.05x 0.8= 0.04 mol

m= 0.04x 219.51= 8.7804g

-Khối lượng chất tạo phức DEA:

n= 0.05x 0.8= 0.04 mol

m= 0.04x 105.14= 4.2056g

-Thể tích chất tạo phức:


𝑚 4,2056
𝑉= = = 3.84𝑚𝑙
𝑑 1,095
Đề thi kết thúc học phần năm 2022-2023
Câu 2. Để tổng hợp hạt nano có dạng hình cầu bằng phương pháp sol-gel thì giá trị pH
em lựa chọn trong khoảng nào? Vì sao
-Giá trị pH lựa chọn khoảng từ 6 ->9. Vì
+Nếu dung dịch có độ pH thấp, những phần tử kim loại sản sinh ra rất ít ion mang điện nên có
thể liên kết lại tạo chuỗi gel dài (theo giáo trình nhưng trong giáo trình lại ko nhắc tới nó là
dạng hình cầu hay gì)
+ Trong khoảng pH này, các ion kim loại sẽ có xu hướng tạo thành các phức chất có kích
thước lớn. Khi các phức chất này tiếp xúc với nhau, chúng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành
các hạt nano có dạng hình cầu. (theo gg bard)
Câu 3. Cho biết điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp đồng kết tủa và phương pháp
dung nhiệt khi được dùng để tổng hợp hạt nano từ tính Fe3O4
*Phương pháp đồng kết tủa
- Ưu điểm:
+ Là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp (do không yêu cầu phương tiện chuyên
biệt nào)
+ Có thể điều chỉnh kích thước hạt bằng việc thay đổi độ pH, thay đổi lượng nước, nồng độ
dung dịch muối ban đầu, nhiệt độ trong lúc chế tạo
+ Hạt thu được có độ đồng nhất cao
- Nhược điểm: (tra chatgpt thấy câu trả lời có vẻ sai, gg bard ko ra)
*Phương pháp dung nhiệt ko thấy nhắc trong giáo trình
Câu 4. Khi chế tạo hạt TiO2 dính nano Ag (TiO2@Ag) nhằm ứng dụng trong lĩnh vực y
sinh (ví dụ: khử khuẩn). Em hãy đề ra các phương pháp phân tích để đánh giá xem vật
liệu chế tạo đã đạt được mục tiêu chưa? (cho biết tính năng tương ứng của mỗi phương
pháp trong phân tích đối tượng vật liệu này)
(PDF) Sol-Gel-Assisted Microwave-Derived Synthesis of Anatase Ag/TiO2/GO Nanohybrids
toward Efficient Visible Light Phenol Degradation (researchgate.net)
-Phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD): để xác định pha, kích thước, hình dạng, đỉnh
nhiễu xạ của hạt TiO2@Ag

- Kính hiển vi điện tử quét (SEM): Để quan sát hình dạng và phân bố của các hạt nano
TiO2@Ag.

-Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM): dùng để xác định kích thước, hình dạng và sự phân
bố của các hạt. Xác định khoảng cách giữa các tinh thể và sự phân bố của các tạp chất có
trong mẫu

- Phân tích quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis): Để xác định khả năng hấp thụ ánh sáng và
khử khuẩn của vật liệu
-Phương pháp phân tích quang phổ hồng ngoại (FT-IR): xác định các dao động đặc trưng của
các liên kết có trong vật liệu

Nội dung ôn theo lời nhắn của thầy cô

Bài 5. Phản ứng khâu mạng Epoxy bằng Amin

Cơ chế đóng rắn của epoxy với TETA và lý do tại sao mình phải đo nhiệt độ để xác định tỷ lệ
đóng rắn. Hoặc tại sao có thể xác định được tỷ lệ tối ưu qua việc đo nhiệt độ

You might also like