You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


BÁO CÁO

MÔN: VẬT LIỆU NHIỆT LẠNH


Đề tài: GỐM CÁCH NHIỆT VÀ VẬT LIỆU NHIỆT
LẠNH HIỆN ĐẠI

GVHD: TS. Đặng Hùng Sơn

Danh sách thành viên nhóm:

S Họ và tên MSSV
TT
1 Nguyễn Quỳnh 18147229
2 Hồ Phi Anh Sơn 18147231
3 Nguyễn Hùng Sơn 18147233
4 Lê Phước Tài 18147235
5 Lê Minh Tâm 18147237
6 Nguyễn Xuân 18147240
Thạnh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2020


Nhận xét của giảng viên

................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bảng phân công công việc

STT Họ và tên MSSV Công việc Tỷ lệ hoàn


thành
1

3 Phan Thanh Điền 19147093 Phần 1.1 và 100%


2.1
4

6
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Sợi gốm xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1941, và trong suốt quá trình
phát triển từ thời điểm đó đến nay, các loại vật liệu cách nhiệt sản xuất từ sợi gốm đã
trở nên phổ biến không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt
Nam. Với các ưu điểm nối bật như đa dạng chủng loại, khối lượng riêng nhỏ, hệ số
dẫn nhiệt thấp, khả năng hoạt động ở nhiệt độ cao, độ bền tốt …, vật liệu gốm cách
nhiệt được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như hóa dầu, cơ khí, sản xuất thủy tinh,
ô tô…
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch trên thế giới dần cạn kiệt, yêu cầu về
việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả cũng tăng cao, với hiệu quả cách nhiệt tốt
hơn 10-13% so với các loại vật liệu cách nhiệt truyền thống, việc ứng dụng vật liệu
gốm cách nhiệt vào việc hạn chế tổn thất năng lượng ngày càng tăng cao. Chính vì
những đặc điểm ưu việt kể trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài về vật liệu
gốm cách nhiệt để tìm hiểu rõ hơn về các đặc tính kỹ thuật của loại vật liệu này, từ đó
đánh giá được tính hiệu quả của gốm cách nhiệt và các ứng dụng của nó trong thực
tiễn đời sống và sản xuất, góp phần nâng cao kiến thức và mở rộng sự hiểu biết về các
loại vật liệu trong mảng nhiệt - lạnh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao kiến thức và mở rộng sự hiểu biết về các loại vật liệu trong mảng nhiệt
- lạnh và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu bao gồm gốm cách nhiệt, vật liệu nhiệt lạnh phổ biến hiện
nay có trong nước và nước ngoài.
4. Phương pháp đánh giá:
Để có thể đạt được những mục đích đã đề ra như trên, nhóm đã áp dụng những
phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu từ các trang
mạng, kênh tài liệu có liên quan đến vật liệu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để hiểu được ý nghĩa, chức năng, phạm vi sử
dụng của vật liệu.
- Phương pháp thống kê: Nhằm xử lí các thông tin thu được một cách chính xác
để đưa ra phương hướng đề xuất sử dụng vật liệu nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI GỐM CÁCH NHIỆT,
VẬT LIỆU NHIỆT LẠNH

1.1. Định nghĩa, cấu tạo gốm cách nhiệt :


Vật liệu gốm cách nhiệt là loại vật liệu được tạo hình từ khối ceramic đã tạo rỗng
không có cốt liệu, hoặc từ khối ceramic đặc (hoặc tạo rỗng) chứa các cốt liệu khó chảy
hoặc chịu lửa, sau đó được nung đế ốn định cấu trúc. Tuỳ thuộc vào nguyên vật liệu
ban đầu, công nghệ chế tạo vật liệu gốm cách nhiệt được phân thành hai nhóm chính
đó là: vật liệu cách nhiệt ceramic và vật liệu chịu lửa nhẹ.
Các sản phẩm cách nhiệt ceramic được thành hình từ khối ceramic, sau đó được
sấy, nung ở điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt độ nung của sản phẩm có ảnh hưởng quyết
định đến nhiệt độ sử dụng của sản phẩm: t sd= 900 – 1000 oC khi sản phấm tạo hình từ
đất sét dễ chảy và tsd= 1000-1200 oC khi sản phẩm tạo hình từ đất sét chịu lửa.
Vật liệu gốm cách nhiệt chịu lửa nhẹ, có thành phần chủ yếu là Alumina và
Silica (Al2O3 - SiO2). Tỉ lệ phần trăm của Silica và Alumina trong vật liệu có thể thay
đổi, thông thường tỉ lệ là 43-54% Alumina và 43.5-54% Silica. Sợi gốm có thể được
sản xuất từ các loại đất sét hình thành trong tự nhiên như cao lanh hoặc từ các loại
nguyên liệu tổng hợp có độ tinh khiết cao. Đối với sợi gốm được sản xuất từ các
nguyên liệu tự nhiên, có tồn tại sẵn trong nguyên liệu các chất khoáng hóa như TiO 2,
Fe2O3, CaO, MgO, Na2O, K2O và B2O3, trong khi đó các nguyên liệu tổng hợp cần
phải được thêm vào các oxit này hoặc một số oxit khác cho các mục đích riêng biệt.
Vai trò của từng thành phần chưa được hiểu rõ, nhưng sự tồn tại của B 2O3 và các oxit
bazơ có thể làm giảm nhiệt độ hóa lỏng của hỗn hợp Alumina-Silica, do đó chúng
đóng vai trò như chất trợ chảy trong quá trình sản xuất.
Các dạng sản phẩm gốm cách nhiệt phổ biến: chăn (blanket), giấy, dải (strip),
dây, foam, vải nỉ (felt), tấm … Các dạng sản phẩm này có các đặc tính tương đương
nhau, phụ thuộc trực tiếp vào các đặc tính của sợi gốm được sử dụng để sản xuất.
Hình 1. Bông sợi gốm[1]
Hình 4. Tấm cách nhiệt sợi
gốm[2]

Hình 2. Chăn gốm [1]

Hình 3. Dải gốm cách nhiệt[2]


CHƯƠNG 2: CÁC TÍNH CHẤT CỦA GỐM CÁCH NHIỆT VÀ VẬT
LIỆU NHIỆT LẠNH
2.1. Tính chất gốm cách nhiệt:

2.1.1.Nhiệt độ sử dụng:

Các sản phẩm gốm cách nhiệt có độ bền nhiệt rất tốt, do đó thường được lựa
chọn để cách nhiệt cho các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao như đường ống hơi, lò
lửa, lò hơi, tuabin khí... Nhiệt độ nóng chảy của vật liệu gốm cách nhiệt thông thường
là trên 1700°C. Nhiệt độ tối đa mà gốm cách nhiệt có thể chịu được thông thường là
khoảng 1000- 1315°C, trong một số trường hợp sản phẩm gốm cách nhiệt có thêm
thành phần ZrO2, nhiệt độ hoạt động tối đa lên đến 1425°C. Tuy nhiên, trong điều
kiện tiếp xúc liên tục với nhiệt độ cao, gốm cách nhiệt có thể chịu đựng nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ sử dụng tối đa khoảng 100°C, thông thường nằm trong khoảng 900-
1325°C.

Bảng 1. Nhiệt độ sử dụng một số loại chăn gốm từ Nutec Maxwool Blanket [3]

Tính chất vật lý điển hình LTS HPS HTZ

Giới hạn sử dụng tối đa, °F (°C) 1832 (1000) 2400 (1315) 2600 (1425)

Giới hạn sử dụng liên tục, °F (°C) 1652 (900) 2200 (1204) 2417 (1325)

Điểm nóng chảy, °F (°C) 3200 (1760) 3200 (1760) 3200 (1760)

2.1.2. Hệ số dẫn nhiệt:

Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu


gốm cách nhiệt rất thấp,thông
thường khoảng 0.05 - 0.06
W/m.K ở nhiệt độ 260°C , khi nhiệt độ tăng thì hệ số dẫn nhiệt cũng sẽ tăng theo. Hệ
số dẫn nhiệt của vật liệu gốm còn phụ thuộc vào tỉ trọng của vật liệu, tỉ trọng càng lớn
thì hệ số dẫn nhiệt càng nhỏ. Mối quan hệ này đúng cho tới khi tỉ trọng đạt khoảng
200 kg/m3, vượt qua mức này, hệ số dẫn nhiệt gần như không đổi, tuy nhiên, khi tỉ
trọng đạt khoảng 400 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt bắt đầu tăng.

Hình 5. Quan hệ giữa hệ số dẫn nhiệt với nhiệt độ và tỉ trọng[6]

Hệ số dẫn nhiệt của gốm cách nhiệt cũng phụ thuộc vào các đặc tính của lưu chất
tiếp xúc hoặc nằm xen kẽ trong các lỗ trống của vật liệu. Hệ số dẫn nhiệt và áp suất
của lưu chất là hai thông số quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ số dẫn nhiệt
của gốm cách nhiệt, hai thông số này tăng sẽ dẫn đến hệ số dẫn nhiệt của vật liệu tăng.

2.1.3.Độ bền sốc nhiệt:

Các vật liệu gốm cách nhiệt không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt và có thể hoạt
động dưới điều kiện khắc nghiệt đột ngột, tính toàn vẹn của vật liệu được giữ nguyên,
dẫn đến tính ổn định hoàn toàn của vật liệu cách nhiệt có sử dụng sợi gốm. Một ví dụ
cho tính chất này đó là việc sử dụng nỉ gốm ướt (wet felt) để quấn đầu đốt khí dư của
các nhà máy lọc hóa dầu hoặc các giàn khoan trên biển, bộ phận này được đặt ở ngoài
trời, có thể tiếp xúc với mưa hoặc tuyết và đột ngột hoạt động ở nhiệt độ xấp xỉ
1000°C khi cần đốt khí dư khẩn cấp.
2.1.4. Khả năng phân bố nhiệt:

Khả năng phân bố nhiệt của vật liệu gốm cách nhiệt tương đối tốt phù hợp cho
các công trình mà ở đó cần vật liệu có thể chịu được sự chênh lệch nhiệt độ lớn.Thực
tế có thể thấy nhất là các công trình nhà máy nhiệt điện sử dụng sợi gốm cách nhiệt
ceramic cho các tuabin khí và các ống hơi.

Hình 6. Bọc cách nhiệt tuabin,đường ống nhà máy nhiệt điện bằng sợi gốm ceramic[4]

2.1.5.Độ bền cơ học:

Các sợi gốm thông thường có độ dài dao động từ hàng micromet đến khoảng 250
mm. Đặc tính này không có mối quan hệ xác định với hệ số dẫn nhiệt, nhưng sợi gốm
dài và có định hướng tự do cho phép sản xuất các loại nỉ gốm không sử dụng chất kết
dính và chăn gốm. Các loại chăn gốm cách nhiệt có độ bền cơ học rất tốt trong khoảng
nhiệt độ hoạt động. Gốm cách nhiệt có khả năng giữ vững được độ bền cơ học trước
và thậm chí sau khi gia nhiệt. Sợi gốm không bị thấm ướt bởi kim loại nóng chảy,
thường được dùng trong các ứng dụng tiếp xúc trực tiếp với các kim loại nóng chảy
như nhôm, chì, kẽm, đồng và các hợp kim của chúng. Sợi gốm còn được dùng trong
các ứng dụng “một lần dùng” với sắt nóng chảy và hợp kim niken/crôm.
Bảng 2.Độ bền kéo một số loại chăn gốm của hãng Morgan Avanced Materials[5]

2.1.6. Độ bền hóa học:

Gốm cách nhiệt hoàn toàn không bị oxi hóa và có độ bền rất tốt khi tiếp xúc với
các chất thải công nghiệp. Gốm cách nhiệt cũng chịu được tốt khi tiếp xúc với axit
sulfuric ở nhiệt độ thấp, và vì lý do này, gốm cách nhiệt ngày càng được sử dụng
nhiều như lớp cách nhiệt hỗ trợ cho lò lửa hoặc buồng đốt mà các sản phẩm cháy có
chứa khí SOx có thể ngưng tụ lại trên vỏ buồng đốt dưới dạng axit sunfuaric. Gốm
cách nhiệt có thể chống lại tốt sự tác động của dầu nhớt, hơi nước và hầu hết các chất
hóa học, trừ các loại axit flohydric, axit photphoric và các bazơ mạnh. Hầu hết các ưu
điểm của gốm cách nhiệt thu được khi chúng không được sử dụng với chất kết dính,
trong một số trường hợp cần thiết phải sử dụng chất kết dính, các chất này phải đảm
bảo có thành phần hóa học tương thích với vật liệu gốm cách nhiệt.

2.1.7. Khả năng cách âm và chịu rung động:

Vật liệu gốm cách nhiệt ở dạng chăn gốm có đặc tính hấp thụ âm rất tốt, quy luật
chung đó là tỉ trọng thấp thì hấp thụ âm ở tần số cao và ngược lại, tỉ trọng cao hấp thụ
âm ở tần số thấp.
Khả năng chịu đựng rung động rất tốt đối với các sản phẩm gốm cách nhiệt có
sợi gốm dài và có định hướng ngẫu nhiên. Các sản phẩm này bảo toàn tính nguyên
vẹn trong một số điều kiện mà bông khoáng hay sản phẩm gốm cách nhiệt có sợi ngắn
có thể bị phá hủy. Nhờ các đặc tính trên mà chăn gốm cách nhiệt có thể được sử dụng
để cách nhiệt cho hệ thống xả khí thải của các loại động cơ đốt trong. Chăn gốm cách
nhiệt cũng thỏa mãn các điều kiện thử nghiệm về khả năng hoạt động trong môi
trường nhiều tiếng ồn và rung động của các nhà máy điện.
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG THỰC CỦA GỐM TRONG LÒ
NUNG TUYNEL

4.1 Sơ lược về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của lò nung TUYNEL:
4.1.1 Cấu tạo lò nung TUYNEL:

Lò nung tuynel di dộng hay lò nung tuynel kiểu xoay hiện đại là loại lò nung
đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay. So với các lò nung gạch tuynel truyền thống
trước đây thì loại lò di dộng này tiết kiệm thời gian, công sức, năng lượng tiêu thụ hơn
rất nhiều trong khi sản lượng cũng như chất lượng gạch tạo ra lại tốt hơn.

Hình 10. Sơ đồ cấu tạo lò nung


tuynel[10].

1. Nền lò nung dạng tròn.

2. Đường ray tròn.

3. Vỏ lò nung.

4. Hệ thống bánh xe.

5. Không gian bên trong lò.

Bảng 10. Các thông số cơ bản của lò.[10]


Dài 168m

Rộng lòng lò 8.6m

Cao lòng lò 1.420 mm

Số tầng gạch xếp 10 tầng

Đường kính đường trung tâm 117.7m

Đường kính ray đường ngoài 130m


Hình 10. Mặt cắt ngang mô tả kích thước và cách xếp lò.[10]

4.1.2 Nguyên lý hoạt động của lò nung tuynel di động:

Hình 10. Nguyên lý hoạt động của lò nung tuynel.[10]


4.1.3 Bông gốm trong lò nung TUYNEL:

Bông gốm cách nhiệt 126 °C được ép thành khối dày khoảng 250mm, sau đó
ghép chặt vào khung lò để bảo ôn nhiệt độ trong lò nung. Khả năng hấp thụ nhiệt, độ
dẫn nhiệt, dẫn điện thấp giúp đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn ở mức quy định. Bông
gốm cách nhiệt có khả năng không thấm nước và chống ẩm giúp không ảnh hưởng
đến nhiệt độ bên trong lò nung.

Hình 10. Gốm cách nhiệt trong lò nung.[10]

Lò nung là một thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao, nhiệt độ trên vách ngoài lò
nung luôn cao hơn nhiệt độ môi trường gây nên tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi
trường, làm giảm hiệu suất lò nung. Chính vì lý do trên mà việc cách nhiệt cho lò
nung đóng vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu của
lò nung. Đối với loại lò nung tuynel gạch đi vào các khoang và sinh ra nhiệt sao khi
được gia nhiệt bởi các sản phẩm cháy bên ngoài lò nung và được đưa đến khâu khác.

Cho nên việc tính toán lớp cách nhiệt cho lò nung tuynel này về cơ bản là bài
toán truyền nhiệt qua vách phẳng, nhiệt lượng tổn thất được tính theo công thức sau.

t f 1−t f 2
q=
1 δ 1 δ 2 1 [W/m2]
+ + +
α 1 λ 1 λ2 α 2

Trong đó :
q - Nhiệt lượng tổn thất. (W/m2)
t f 1, t f 2 - Nhiệt độ của khói trong lò hơi và nhiệt độ không khí bên ngoài. (C)
α 1, α 2 - Hệ số tỏa nhiệt của lưu chất bên trong và ngoài lò hơi. (W/m2.K)
λ 1, λ 2 - Hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt và vách lò hơi. (W/m.K)
δ 1, δ 2 - Chiều dày lớp cách nhiệt và vách lò hơi. (m)

Với điều kiện các thông số t f 1, t f 2 , α 1, α 2, λ 2 và δ 2 cho trước, nhiệt lượng tổn thất
δ1
sẽ càng nhỏ khi tăng. Việc tăng chiều dày lớp cách nhiệt sẽ làm tăng kích thước lò
λ1
hơi và chi phí lắp đặt, tuy nhiên, gốm cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, chỉ
khoảng 0.3-0.4 W/m.K ở nhiệt độ 1200C, do đó không cần sử dụng lớp cách nhiệt
quá dày mà vẫn duy trì tổn thất nhiệt ở mức thấp, đồng thời giảm nhiệt độ ở vách
ngoài lò nung đến mức an toàn cho con người khi tiếp xúc.
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích như trên, chúng ta có thể thấy vật liệu gốm cách nhiệt là
một loại vật liệu tuyệt vời với trọng lượng nhẹ, chịu nhiệt cao, ổn định nhiệt tốt, hệ số
dẫn nhiệt thấp, nhiệt dung riêng và rung động cơ học thấp, dễ gia công và thi công
thuận tiện. Do đó, các sản phẩm sợi gốm đã được sử dụng rộng rãi trong cơ khí, luyện
kim, hóa chất, dầu khí, gốm, thủy tinh, điện tử và các ngành công nghiệp khác. Các
sản phẩm làm từ sợi gốm được sản xuất bởi công nghệ và thiết bị đặc biệt có độ bền
kéo cao, chống rung và chống va đập ở nhiệt độ cao, đặc biệt hiệu quả tiết kiệm năng
lượng đáng chú ý.
Mặt khác chúng tôi còn nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ
gốm cách nhiệt là một phần để tiết kiệm năng lượng trong nỗ lực kiềm chế sự nóng
lên toàn cầu. Điều này cho thấy rằng không có kết thúc trong việc cải thiện chất lượng
của vật liệu cách nhiệt. Do đó chúng ta cần phát triển các loại vật liệu cách nhiệt mới
để giúp bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, vì tài nguyên thiên nhiên để tạo ra
năng lượng không phải là vô hạn.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like