You are on page 1of 15

A.

ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY


I. Vị trí địa lý
- Cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc (địa chỉ: 149 Đường Cầu Giấy – Phường Quan
Hoa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội) có diện tích mặt bằng khoảng 15 m2
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh thực phẩm chức năng.
* Vị trí cơ sở: cách công an Thị trấn Chờ khoảng 1,5 km; trung tâm khu công nghiệp
Yên Phong khoảng 7 km; cách trung tâm huyện Yên Phong khoảng 1,5 km. Cơ sở có các
hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp: Giáp đường tỉnh lộ 295.
- Phía Tây giáp: Giáp hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hoa.
- Phía Nam giáp: Giáp hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Toản.
- Phía Bắc giáp: Giáp cửa hàng quần áo Đẹp Độc Lạ.
 Sơ đồ mặt bằng cơ sở

1
II. Nguồn nước chữa cháy
Trữ lượng
Vị trí, khoảng cách
Stt Nguồn nước hoặc lưu Các điểm chú ý
nguồn nước (m)
lượng
I Bên trong

II Bên ngoài

III. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc


1. Đặc điểm kiến trúc và xây dựng
Cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc có diện tích mặt bằng 15 m2, bao gồm 01 khu vực
bán hàng đồng thời là khu vực chứa hàng. Thời gian làm việc khoảng từ 8h00 – 20h45 hàng
ngày tại đây số lượng người ra vào không cố định, thường có tối đa là 05 người. 02 tầng, kết
cấu bê tông cốt thép.
2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ
Chất cháy chủ yếu ở khu vực này là bìa carton, túi nilon, nhựa, bàn, ghế, kệ bày hàng
bằng gỗ,... Các loại chất cháy này có vận tốc cháy là rất khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện
trao đổi khí trong đám cháy, cách sắp xếp của chúng. Chẳng hạn đối với chất cháy là giấy trong
điều kiện cháy sự trao đổi khí diễn ra thuận lợi và nó được phân bố rải rác thì vận tốc cháy lan
của nó có thể lên tới 3 ¸ 4 m/phút nhưng nếu nó được xếp thành từng chồng hoặc cuộn tròn chặt
lại thì cũng trong điều kiện đó vận tốc cháy lan của chúng chỉ có thể đạt được từ 0,5 ¸ 0,8
m/phút. Đối với chất cháy là đệm mút vận tốc cháy lan phụ thuộc rất ít vào điều kiện trao đổi
khí ở đám cháy vì ngay trong bản thân chất cháy đã có các khoảng không chứa đầy khí đủ để
duy trì sự cháy phát triển mà không cần đến lượng oxi cung cấp từ bên ngoài, vận tốc cháy lan
của loại chất cháy này đạt từ 2 ¸ 5 m/phút.
Ảnh hưởng của sản phẩm cháy độc hại đến con người phụ thuộc vào loại chất cháy và
điều kiện cháy. Trong điều kiện cháy thiếu oxi thường tạo ra các sản phẩm cháy không hoàn
toàn như CO, H2S, NO, NO2, SO... Các loại khí này tác động đến con người không chỉ ở mức
độ làm ngạt mà nó còn gây tính độc hại ảnh hưởng đến hoạt động của con người ngay khi
nồng độ oxi vẫn ở nồng độ đảm bảo cho phép. Trong các chất cháy có trong khu vực đối với
các chất cháy là đệm mút, khi xảy ra cháy thường tạo ra nhiều khói khí độc nhất.
Về khả năng cháy lan: Do lượng chất cháy có trong các hạng mục công trình rất
nhiều loại và được phân bố không đồng đều nên khi cháy xảy ra tại các thời điểm khác
nhau, ở những vị trí khác nhau vận tốc cháy lan cũng khác nhau. Ở giai đoạn đầu đám
cháy bị giới hạn trong phòng khả năng cháy lan mạnh nhất theo xu hướng từ dưới lên trên
theo diện tích bề mặt cháy (nếu có), sau đó mới đến phương nằm ngang. Sau khi đám cháy
phát triển ra ngoài giới hạn của phòng bị cháy nó sẽ phát triển tự do như đám cháy ngoài.
Tuy nhiên, hiện tượng cháy lan theo kiểu cháy nhảy cóc ít có khả năng xảy ra vì tất cả các
hạng mục công trình đều được xây dựng có khoảng cách đảm bảo an toàn đối với các công
trình xung quanh. Đánh giá trong suốt cả quá trình vận tốc cháy lan trung bình của cơ sở

2
có giá trị từ 0,8 ¸ 1,2 m/phút. Giai đoạn đầu phát triển nhanh do cháy đệm mút, phông
màn và giấy trên bàn, sau đó nó sẽ cháy lan với vận tốc rất chậm do chất cháy (hồ sơ, giấy
tờ) được sắp xếp thành các chồng, cuộn chặt.
Khi cháy xảy ra tại một phòng làm việc bất kỳ nào đó,ngọn lửa nhanh chóng bao trùm
toàn bộ phòng làm việc và lan ra hành lang,cháy sang các phòng khác, lan lên các tầng trên do
bức xạ nhiệt và trao đổi nhiệt đối lưu.Tàn lửa bay xuống dưới hoặc bay ra xa gặp các vật dễ
cháy gây thêm đám cháy nhảy cóc.
3. Chất cháy khả năng cháy lan.
Cơ sở có chất cháy chủ yếu là nhựa, xốp, giấy, gỗ, vải, xăng dầu có vận tốc cháy lan
lớn sinh ra nhiệt lượng lớn, nhiều khói. Đặc biệt khi xảy cháy có khả năng cháy lan nhanh
giữa các tầng, các phòng do các sản phẩm cháy không hoàn toàn bay tới, do cháy lan theo
đường dây dẫn điện, theo hệ thống điều hòa trung tâm. Nếu không được cứu chữa kịp thời
đám cháy có khả năng cháy lớn gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trong khu vực.
a. Các sản phẩm từ bông vải sợi:
Trong cơ sở số lượng sản phẩm từ bông vải sợi (quần áo, rèm thảm, đệm...). Vải được
chế tạo từ bông thành phẩm hoặc từ sợi bông tổng hợp. Do đó, về đặc điểm cháy nó là nguyên
liệu dễ cháy, có vận tốc cháy lan lớn.
Vm = 0,36 kg/m2 phút , V1 = 0,33 m/phút
Vải bông có đặc điểm là khi nung nóng tới nhiệt độ lớn hơn 1000C thì vải sẽ bị
Cacbon hoá và thoát ra các loại khí như: cacbonoxit, Hidrocacbon, Cacbonnic, hơi nước, nhựa
axeton... Nhiệt độ bắt cháy, tốc độ lan truyền ngọn lửa và nhiệt độ cháy của vải bông phụ
thuộc vào độ ẩm của vải. Nhiệt độ cháy của vải có thể đạt tới 650 - 10000C trong điều kiện
thuận lợi. Nhiệt độ bốc cháy của vải là 210 0C, nhiệt độ tự bốc cháy là 4700C. Khi bị cháy 1kg
vải sẽ tạo ra nhiệt lượng Q= 4150 kcal, cháy hoàn toàn 1 kg vải sẽ tạo ra 4,46m 3 sản phẩm
chứa trong đó có: 0,83m3 CO2, 0,69 m3 hơi nước và 3,12m3 N2. Các sản phẩm từ bông vải khi
cháy sẽ thoát ra một lượng khói lớn và đặc biệt là tốc độ lan truyền của ngọn lửa cao.
Vận tốc cháy trung bình của vải là 0,84 kg/m2phút, vận tốc cháy theo bề mặt là 0,48
m/phút. Đối với vải tổng hợp, khi cháy tạo ra nhiều khí độc như: CO 2: 144g/m3; HCl: 1,5g/m3;
CO: 2g/m3.
Lượng khói khí độc trên gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, nếu mật độ khói
đạt tới 1,5 g/m3 thì tầm nhìn của con người rút ngắn dưới 3 m. Ngoài ra trong khói còn chứa
các khí có nhiệt độ cao mà mắt thường không nhìn thấy được.
Từ kết quả trên, nếu như trong khói có chứa 0,05% khí cacbonoxit (CO) đã có thể gây
nguy hiểm rất lớn đến sức khoẻ của con người, nếu nồng CO đạt tới 5,7 - 11,5 mg/l thì chỉ
trong 2-6 phút con người có thể chết ngay, trong thực tế ở các đám cháy nồng độ CO còn cao
hơn nồng độ trên rất nhiều lần dẫn tới khí CO rất nguy hiểm trong đám cháy.
b. Các chất cháy là giấy:
Giấy được phân bố với một số lượng rất lớn trong các phòng dưới dạng giấy tờ, sổ
sách…
- Giấy là loại rất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều giai đoạn
của quá trình công nghệ sản xuất.

3
- Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: T0tbc là 1840C, vận tốc cháy là 27,8
kg/m2.h, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833m3 CO2, 0,73m3 SO2,
0,69 m3 H2O, 3,12m3 N2. Sự bốc cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác
động.
- Với nguồn nhiệt có nhiệt lượng 53.400W/m2 giấy tự bốc cháy sau 3s, nguồn nhiệt có
nhiệt lượng 41.900 W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5s.
- Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khi bị tác động nhiệt từ
đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy.
- Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng lớp tro, cặn
này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá trình đối lưu không khí
cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình giấy cháy sẽ càng thuận lợi hơn.
Từ những điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với con người tham gia trong quá
trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.
c. Nhựa tổng hợp và các chế phẩm từ Polime:
Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa trong cơ sở dưới các dạng như: bàn ghế nhựa, các
đường ống kĩ thuật, hệ thống dây dẫn điện, máy vi tính, đồ điện tử,... Chúng tập trung nhiều
tại khu vực văn phòng của toà nhà với số lượng rất lớn, khi xảy ra sự cố về cháy nổ thì nhựa
và các sản phẩm của nó có những đặc điểm nguy hiểm về cháy như sau:
Nhựa tổng hợp là những chất Polyme được điều chế bằng các phản ứng trùng hợp.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong đám cháy Polyme sẽ bị cháy và phát sinh ra nhiều loại
khói và khí khác nhau.
Chúng ta có thể biết được đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp, khả năng nóng
chảy và đặc tính linh hoạt ở dạng lỏng. Qua các thí nghiệm, người ta khảo sát được rằng lớp
lỏng bình thường có bề dày 1- 2,10-3 (Với độ nghiêng và áp lực lớp lỏng không bị nó chảy đi)
khi bốc cháy. Trong quá trình cháy, lớp lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau.
Chính đặc tính chảy dẻo này tạo khả năng cháy lan và cháy lớn ngày càng nhanh của đám
cháy. Sản phẩm của các pôlyme có nhiều khí độc như: CO, Cl, HCl, andehit (-CHO).
Ngoài khả năng cháy của các loại nhựa còn phụ thuộc vào các chất phụ gia trong
thành phần nhựa (chất độn). Nếu chất độn này là chất dễ cháy thì nó sẽ làm tăng tính chất
cháy của nhựa và ngược lại. Vì sản phẩm cháy của nhựa có nhiều tính chất độc hại nên khi
xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn, Nguy hiểm cho sự thoát nạn cũng như công tác tổ chức
cứu chữa trong đám cháy.
d. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ:
Gỗ là loại vật liệu dễ cháy, trong cơ sở được sử dụng dưới dạng các vật dụng: giá kê
đồ, bàn ghế, giá sách, cửa,...
+ Thành phần cơ bản của gỗ là xenluloza, bán xenluloza và licnhin
- Xenlulo là các polixaccarit cao phân tử có công thức thực nghiệm là (C6H10O5)n.
- Bán xeluloza là hỗn hợp của pentozan( C5H8O4), hecxozan C6H10O5) và poliuronit.
- Licnhin: thành phần của nguyên tố licnhin bị thay đổi đáng kể do đó không có công
thức thống nhất.

4
Tuỳ thuộc vào nguồn gốc, loài và vị trí phân bố của gỗ, tỉ lệ của hợp phần này có thể
khác nhau, tuy nhiên trung bình gỗ bao gồm 25% bán xeluloza, 50% xeluloza, 25 % licnhin.
+ Về thành phần nguyên tố, gỗ chứa xấp xỉ 50% cácbon, 6% hidro, 40% oxy. Độ rỗng
của các chất chiếm khoảng 50 ¸70% thể tích của nó. Những chất tham gia vào các thành phần
của gỗ có cấu trúc khác nhau và có độ bền nhịêt khác nhau, khảo sát sự bền nhiệt của gỗ có
thể phân chia (đơn giản), sự phân huỷ nhiệt của gỗ ra thành một số giai đoạn đặc trưng sau:
- Khi nung nóng đến 120 ¸ 1500 C kết thúc quá trình làm khô gỗ (nghĩa là kết thúc quá
trình tách nước vật lý).
- Khi nung nóng đến nhiệt độ 150 ¸180o C xảy ra sự tác ẩm nội và ẩm liên kết hoá học
cùng với sự phân huỷ thành phần kém bền nhiệt của gỗ.
- Khi nung nóng đến nhiệt độ 250o C xảy ra sự phân huỷ của gỗ chủ yếu là bán
xenluloza làm thoát các khí như: CO, CH4, H2, CO2, H2O... Hỗn hợp khí tạo thành này có khả
năng bốc cháy bởi nguồn bốc cháy. Tương tự như chất lỏng, nhiệt độ này có thể coi là nhiệt
độ bắt cháy của gỗ.
- Ở nhiệt độ 350 ¸4500 C xảy ra sự phân huỷ mạnh của gỗ làm thoát ra chủ yếu khối
lượng khí cháy 40% số lượng lớn nhất có thể có trong thành phần phân huỷ đó số khí thoát ra
bao gồm 25% H2; 40% Cacbonhydro không no.
- Ở nhiệt độ 500 ¸5500C tốc độ phân huỷ của gỗ giảm mạnh, sự thoát chất bốc cháy
thực tế coi như dừng lại, ở nhiệt độ 6000C sự phân huỷ của gỗ thành sản phẩm khí và tro được
kết thúc.
* Một số thông số cháy của gỗ:
- Nhiệt lượng cháy thấp của gỗ: 15000kJ/kg
- Vận tốc cháy theo bề mặt: 0,5 ¸ 0,55 cm/phút
- Vận tốc cháy theo chiều sâu: 0,2 ¸ 0,5 cm/phút
- Vận tốc cháy khối lượng của gỗ: 7 ¸ 8 g/m3.s
Gỗ cháy là quá trình cháy không hoàn toàn, than tạo ra có thể cháy âm ỉ không thành
ngọn lửa bên trong, sản phẩm cháy gỗ là CO2, H2O, CO,...
2.2. Đặc điểm nguồn nhiệt gây cháy
a) Nguồn nhiệt phát sinh do sự cố hệ thống điện
+ Nguyên nhân cháy do quá tải.
+ Nguyên nhân cháy do điện trở tiếp xúc.
+ Nguồn nhiệt có thể phát sinh và gây cháy do tác động của các loại thiết bị chiếu
sáng sử dụng trong cơ sở.
b) Nguồn nhiệt gây cháy do vi phạm các nội dung an toàn PCCC khi sử dụng ngọn
lửa trần
+ Sử dụng ngọn lửa trần để đun nấu không đảm bảo khoảng cách an toàn.
+ Sử dụng diêm, hút thuốc vô ý vứt các tàn thuốc, que diêm đam cháy dở vào hàng
hóa.
+ Cố tình đốt vì mục đích phá hoại...

5
c) Nguồn nhiệt phát sinh do hiện tượng tự nhiên
+ Do hệ thống chống sét không đảm bảo nên khi sét đánh thẳng vào cơ sở gây nên
cháy.
+ Do động đất dẫn đến hệ thống điện trong cơ sở bị sự cố xảy ra hiện tượng ngắn
mạch tạo ra nguồn nhiệt gây cháy.
2.3. Khả năng cháy lan, cháy lớn
Khi cháy xảy ra ở cơ sở đầu tiên ngọn lửa sẽ lan truyền theo các loại chất cháy phân bố
trong cơ sở. Vận tốc lan truyền của đám cháy phụ thuộc vào từng loại chất cháy, cách sắp xếp,
bố trí, thời gian cháy, điều kiện trao đổi khí, trao đổi nhiệt giữa các gian khu vực bị cháy và môi
trường xung quanh. Trong khu vực bị cháy, ngọn lửa thường có xu hướng lan nhanh theo bề
mặt và về hướng cửa mở. Sau khi lan ra khỏi khu vực cửa mở ngọn lửa sẽ lan ra các khu vực,
công trình lân cận thông qua các yếu tố như: gió thổi mạnh...
Vì vậy, khi thời gian cháy kéo dài, dưới tác động nhiệt độ cao, một số cấu kiện xây
dựng có giới hạn chịu lửa thấp sẽ giảm dần tính chịu lực dẫn đến biến dạng hoặc sụp đổ.
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ
1. Tổ chức lực lượng
- Tổng số người làm việc tại Cơ sở: 02 người.
- Đội viên đội PCCC trong Cơ sở: 02 người.
2. Lực lượng thường trực chữa cháy
- Đội PCCC Cơ sở với sự tham gia của Nhân viên tại Cơ sở, được huấn luyện thường
xuyên.
- Đội viên đội PCCC cơ sở đều được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ về PCCC, CNCH. Đội PCCC được bố trí ở các vị trí khác nhau trong Cơ sở và luôn
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
VI. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy của cơ sở
- Bình chữa cháy xách tay.
- Nội quy an toàn PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, cấm hút thuốc,...
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất
- Nơi xảy ra cháy : Khu vực bán hàng
- Nguyên nhân cháy : Do vi phạm nội quy an toàn PCCC.
- Thời gian : 15 giờ 00" ngày ... tháng....năm... mùa Hè,
gió Đông Nam.
- Chất cháy chủ yếu : quần áo, vải vóc ....
- Diện tích đám cháy khoảng: 50 m2
- Khả năng cháy: Đám cháy phát triển nhanh đe dọa cháy lan ra toàn bộ khu vực.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy
* Bất kỳ ai, khi phát hiện ra cháy phải hô hoán báo động cho tất cả mọi người biết. Tất
cả các bộ phận làm việc trong cơ sở khi nhận được tin báo cháy phải dừng mọi hoạt động để
tập trung lực lượng, phương tiện chữa cháy về nơi xảy ra cháy. Nếu xảy ra cháy lớn, thì huy
động mọi người là dân cư xung quanh để hỗ trợ công tác cứu chữa.

6
* Thống nhất việc chỉ huy điều hành chữa cháy: Ai là người có chức vụ cao nhất có
mặt lúc xảy ra cháy thì người đó là chỉ huy chữa cháy. Tùy theo tình hình diễn biến của đám
cháy mà người chỉ huy chữa cháy ra mệnh lệnh điều hành các tổ như sau:
- Thông tin báo cháy, thông tin liên lạc:
+ Liên tục hô hoán báo động thông báo cho mọi người biết đang có sự cố. Trấn an mọi
người và hướng dẫn mọi người thoát nạn theo các lối thoát nạn của cơ sở đến khu vực an
toàn.
+ Gọi điện báo cháy ngay đến lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Bắc
Ninh theo số điện thoại 114 với nội dung: “Cháy tại hộ cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc có địa
chỉ: 149 Đường Cầu Giấy phường Quan Hoa quận Cầu Giấy Hà Nội”.
+ Gọi điện báo cháy cho Cán bộ Công an phường Quan Hoa quản lý cơ sở.
+ Gọi điện báo cháy cho Công an phường Quan Hoa, lực lượng y tế 115 để hỗ trợ công
tác đảm bảo ANTT và cấp cứu người bị nạn.
- Tiến hành: Cắt điện khu vực cháy (hoặc một số khu vực kế bên theo tình hình thực tế).
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy các loại phun vào
đám cháy, dập tắt các đám cháy nhỏ. Việc phun chất chữa cháy phải thực hiện liên tục, hướng
vòi phun phải hướng vào gốc lửa.
- Tổ chức di chuyển tài sản tạo khoảng cách chống cháy lan theo các hướng cửa ra vào
của cơ sở ra khu vực đường. Trong quá trình di chuyển, tài sản phải xắp xếp thành hàng lối,
không để bừa bãi để tạo thuận lợi cho việc thoát nạn và triển khai đội hình chữa cháy. Cắt cử
người trông coi, đề phòng kẻ gian lợi dụng trộm cắp, hôi của.
- Cơ sở nhanh chóng kết hợp với các lực lượng an ninh triển khai lực lượng chốt chặn
tại các khu vực xung yếu, đề phòng kẻ xấu lợi dụng để trộm cắp, bảo vệ tài sản, cách ly hiện
trường cháy.
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (Kèm theo)

4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH có mặt để chữa cháy
Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của Cảnh sát PCCC và CNCH đến, người chỉ
huy chữa cháy của cơ sở phải có trách nhiệm báo cáo sơ bộ tình hình diễn biến của đám cháy,
các công việc đã triển khai cho Chỉ huy chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp biết và nhận
lệnh phối hợp. Quyền chỉ huy chữa cháy lúc này thuộc về người chỉ huy chữa cháy của lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng
1. Tình huống
- Nơi xảy ra cháy : Khu vực bày sản phẩm bán hàng
- Nguyên nhân cháy : Do vi phạm nội quy an toàn PCCC.
- Thời gian : 09 giờ 00" ngày ... tháng....năm... mùa Hè,
gió Đông Nam.
- Chất cháy chủ yếu : bìa carton, tủ bàn ghế gỗ....
a. Tổ chức triển khai chữa cháy
7
* Bất kỳ ai, khi phát hiện ra cháy phải hô hoán báo động cho tất cả mọi người biết. Tất
cả các bộ phận làm việc trong cơ sở khi nhận được tin báo cháy phải dừng mọi hoạt động để
tập trung lực lượng, phương tiện chữa cháy về nơi xảy ra cháy. Nếu xảy ra cháy lớn, thì huy
động mọi người là dân cư xung quanh để hỗ trợ công tác cứu chữa.
* Thống nhất việc chỉ huy điều hành chữa cháy: Ai là người có chức vụ cao nhất có
mặt lúc xảy ra cháy thì người đó là chỉ huy chữa cháy. Tùy theo tình hình diễn biến của đám
cháy mà người chỉ huy chữa cháy ra mệnh lệnh điều hành các tổ như sau:
- Tổ thông tin báo cháy, thông tin liên lạc:
+ Liên tục hô hoán báo động thông báo cho mọi người biết đang có sự cố. Trấn an mọi
người và hướng dẫn mọi người thoát nạn theo các lối thoát nạn của cơ sở đến khu vực an
toàn.
+ Gọi điện báo cháy ngay đến lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Bắc
Ninh theo số điện thoại 114 với nội dung: : “Cháy tại hộ cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc có địa
chỉ: 149 Đường Cầu Giấy phường Quan Hoa quận Cầu Giấy Hà Nội”.
+ Gọi điện báo cháy cho Cán bộ Công an phường Quan Hoa quản lý cơ sở.
+ Gọi điện báo cháy cho Công an phường Quan Hoa, lực lượng y tế 115 để hỗ trợ công
tác đảm bảo ANTT và cấp cứu người bị nạn.
- Tiến hành: Cắt điện khu vực cháy (hoặc một số khu vực kế bên theo tình hình thực tế).
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy các loại phun vào
đám cháy, dập tắt các đám cháy nhỏ. Việc phun chất chữa cháy phải thực hiện liên tục, hướng
vòi phun phải hướng vào gốc lửa.
- Tổ chức di chuyển tài sản tạo khoảng cách chống cháy lan theo hướng cửa ra vào của cơ
sở. Trong quá trình di chuyển, tài sản phải xắp xếp thành hàng lối, không để bừa bãi để tạo thuận
lợi cho việc thoát nạn và triển khai đội hình chữa cháy. Cắt cử người trông coi, đề phòng kẻ gian
lợi dụng trộm cắp, hôi của.
- Cơ sở nhanh chóng kết hợp với các lực lượng an ninh triển khai lực lượng chốt chặn
tại các khu vực xung yếu, đề phòng kẻ xấu lợi dụng để trộm cắp, bảo vệ tài sản, cách ly hiện
trường cháy.
b. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (Kèm theo)

8
c. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH có mặt để chữa cháy
Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của Cảnh sát PCCC và CNCH đến, người chỉ
huy chữa cháy của cơ sở phải có trách nhiệm báo cáo sơ bộ tình hình diễn biến của đám cháy,
các công việc đã triển khai cho Chỉ huy chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp biết và nhận
lệnh phối hợp. Quyền chỉ huy chữa cháy lúc này thuộc về người chỉ huy chữa cháy của lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY


Nội dung Người xây dựng Người phê duyệt
TT Ngày, tháng, năm
bổ sung, chỉnh lý phương án ký phương án ký
1 2 3 4 5

         

         

9
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

Số người,
Ngày, Nội dung, hình thức Tình huống cháy Kết quả
phương tiện
tháng, năm học tập, thực tập giả điịnh (đạt, không đạt)
tham gia

1 2 3 4 5

         

       

Quan Hoa, ngày tháng năm 2022 Quan Hoa, ngày tháng năm 2022
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Nguyễn Thị Lan Hương Nguyễn Thị Lan Hương

10
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội
dung cụ thể.
(1) - Tên của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ
giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) - Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng
của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích
thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh.
(Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển
hình.
(3) - Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm
quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn
hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(4) - Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ
công tác chữa cháy.
(5) - Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp
phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh,
rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm
trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến
trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa,
diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần,
sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình
liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường
xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy,
vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng
cháy lan ra khu vực xung quanh.
(7) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ : Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người
phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng
cháy và chữa cháy. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(8) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí
phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định).
(9) - Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống
cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe
dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài
sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều
người và phương tiện mới có thể xử lý được. Cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi
xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy
mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ; dự
kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ
cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị
nạn trong khu vực cháy.
(10) - Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng
người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám
cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón
tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và
thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu
quả vụ cháy.
(11) - Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị
trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ
sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống
11
cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn công chính…
(Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định).
(12) - Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà
người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình
hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ
huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực
lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa
cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài.
(13) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống
cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác
nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình
huống 1, 2, 3…”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực
lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội
dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy
động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy
kèm theo).
(14) - Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên
quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung
phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung
phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
(15) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học
và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện
đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này.
(16) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(17) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với
phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.

12
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

13
14
15

You might also like