You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI CUỐI KÌ

MÔN LÒ HƠI & MẠNG NHIỆT

LÒ HƠI ỐNG LÒ - ỐNG LỬA


NĂNG SUẤT HƠN 10 TẤN HƠI/H
ÁP SUẤT LÀM VIỆC P = 10AT
ĐỐT GHI CỐ ĐỊNH
(Học phần: LÒ HƠI & MẠNG NHIỆT )

Giảng viên: Lê Hùng Tiến

Sinh viên : Hồ Bảo Thịnh MSSV-187KN14226

Lớp K24NL1
Nước ta là nước đang phát triển, công nghiệp năng lượng là ngành được quan tâm
hàng đầu và đang trong thời kì phát triển rất cao do đó công việc tính toán, thiết kế và chế
tạo lò hơi, lắp ráp các lò hơi sử dụng trong công nghiệp và trong các nhà máy nhiệt điện
cũng đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức để đáp ứng được tương xứng với tốc độ phát
triển kinh tế của đất nước. Hiện nay lò hơi được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp
thuộc ngành công nghệ thực phẩm ( sản xuất đường, rượu bia, chế biến thực phẩm …),
trong các ngành công nghiệp khác như các nhà máy, xí nghiệp dệt, giấy, cao su … hơi nước
từ lò hơi được dùng cung cấp cho các quá trình công nghệ như đun sôi, chưng cất, cô đặc,
sấy ….Trong các nhà máy nhiệt điện, hơi nước được sản xuất để cung cấp cho tuốc bin hơi,
làm quay tuốc bin kéo máy phát điện để sản xuất điện năng. Thiết bị chính để sản xuất hơi
nước là lò hơi.. Phần lớn là các lò có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, nên lượng khí độc
hại do đốt nhiên liệu phát thải vào môi trường là rất cao và kém hiệu quả về mặt kinh tế.
Tình hình này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao
hiệu suất, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành các lò hơi của cơ sở mình. Nền
kinh tế Việt Nam hiện đang sử dụng hàng ngàn lò hơi các loại trong đó chủ yếu thuộc ngành
công nghiệp. Các lò hơi này có công suất từ 1tấn /giờ đến 300 tấn /giờ.

Theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp cho thấy, do công nghệ lò hơi lạc hậu nên
mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cao. Vì vậy, việc nâng cao
hiệu suất, tiết kiệm năng lượng của lò hơi, và giảm thiểu tác động đến môi trường đang
là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, nhất là trong thời điểm hiện nay khi giá
nhiên liệu đang có xu hướng ngày càng tăng cao…
Lò hơi kiểu bình

Năm 1790 người ta đã chế tạo được lò hơi kiểu bình đầu tiên dùng đinh tán . Đây là loại lò
hơi đơn giản nhất. Khói đốt nóng bên ngoài bình và chỉ đốt ở nửa dưới của bình. Lò có khối
lượng nước lớn. Tỷ số giữa bề mặt đốt của lò và lượng nước F/G là tương đối nhỏ, khoảng
1 m2 /t, khói ra có nhiệt độ rất cao, đến 300oC và lớn hơn.

Hình 2.1 Lò hơi kiểu bình

1 – bao hơi, 2 – đáy bao hơi, 3 – đôm hơi, 4 - ống dẫn hơi ra, 6 – tấm đỡ,
7 – nắm lỗ vệ sinh, 8 – áp kế, 9 - ống thủy, 10 – van an toàn, 11 – van hơi chính,
12 – van cấp nước, 13 – van một chiều, 14 – van xả, 15 – ghi lò, 16 – buồng lửa,
17 – ngăn chứa tro,18 - cửa cấp than, 19 – cửa cấp gió, 20 – đường khói, 21 –
gạch chịu lửa, 22 – lớp cách nhiệt, 23 – móng lò, 24 – khói vào ống khói, 25 -
ống khói, 26 – tấm điều chỉnh khói.

Nhược điểm là bề mặt truyền nhiệt nhỏ, tối đa bằng 25 – 30 m2, thân bình bị đốt nóng trực
tiếp do đó sinh ra ứng suất nhiệt phụ trong kim loại thành bình. Do đốt nóng và giãn nỡ
không đều của phần trên và dưới mà trong thành bình có ứng suất cao hơn. Tuần hoàn của
nước không rỏ rệt. Để tăng bề mặt truyền nhiệt F (m2) người ta dùng nhiều bình. Hơi sản
xuất ở lò hơi này là hơi bão hòa. Sản lượng nhỏ khoảng 200  500 kg/h.Tiêu hao

nhiều kim loại 250 300 kg/ m3.


Lò hơi ống lò
Với mục đích tăng F (m2) người ta dùng lò hơi có cấu tạo mới năm (1802) là lò hơi ống lò.
Bên trong thân lò có thể đặt 1, 2 đến 3 ống lò có đường kính  = 400  900 mm, ống lò
được nối với thân lò bằng 2 mặt sàng. Buồng lửa đặt bên trong ống lò nên truyền nhiệt bức
xạ mạnh.
Lò hơi ống lửa

Lò hơi ống lửa xuất hiện vào khoảng năm 1829. Ống lửa có đường kínhbằng 50  80 mm.
Bề mặt truyền nhiệt tăng lên 3  3,5 lần, áp suất làm việc đến 1,5  2,0 Mpa.

Ưu điểm của lò hơi ống lửa là bề mặt truyền nhiệt lớn hơn, suất tiêu hao kim loại giảm

Lò hơi phối hợp ống lò - ống lửa


Lò hơi ống lò ống lửa có suất sinh hơi lớn hơn (D/F = 25 kg/m2h). Truyền nhiệt bức xạ tốt ở
ống lò và truyền nhiệt đối lưu mạnh trong các ống lửa, do khói đi trong các ống nhỏ có tốc
độ lớn. Tuy nhiên kiểu ống lò ống lửa nằm ngang có chiều dài khá lớn, do đó người ta đã
chế tạo lò nằm cho khói đi quặt trở lại. Lò hơi kiểu dòng khói đi quặt trở lại đã giúp giảm
chiều dài của lò và gọn hơn, ở đây khói ra khỏi ống lò đi quặt vào các ống lửa một lần hay
nhiều lần
Vai trò của lò hơi

Vai trò của lò hơi trong nền kinh tế

Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra từ quá
trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến thành hơi. Nghĩa là thực hiện quá trình biến
đổi hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng của dòng hơi.

Lò hơi là thiết bị rất phổ biến trong các xí nghiệp nhà máy. Trong các nhà máy công nghiệp
như nhà máy hóa chất, đường, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, dệt, chế biến thực phẩm
…, hơi nước phục vụ cho quá trình công nghệ như đun nấu, chưng cất các dung dịch, cô đặc
và sấy sản phẩm… Hơi ở đây thường là hơi bão hòa, có áp suất hơi tương ứng với nhiệt độ
bão hòa cần thiết cho quá trình công nghệ, có áp suất hơi thấp sản lượng nhỏ. Trong nhà
máy nhiệt điện, lò hơi sản xuất ra hơi làm quay tuốc bin, phục vụ cho việc sản xuất điện
năng, đòi hỏi phải có công suất lớn, hơi là hơi quá nhiệt có áp suất và nhiệt độ cao, loại này
được gọi là lò năng lượng.

Nhiên liệu đốt trong lò hơi có thể là nhiên liệu rắn như than, gỗ, bã mía, có thể là nhiên liệu
lỏng như dầu nặng (FO), dầu diezen (DO) hoặc nhiên liệu khí.

Phân loại lò hơi

Ta có thể phân loại lò hơi theo nhiều cách :

* Theo nhiệm vụ của lò hơi :

Theo nhiệm vụ của lò hơi trong sản xuất ta có : lò hơi năng lượng, lò hơi công nghiệp, lò
hơi dân dụng.

+ Lò hơi năng lượng là loại lò có công suất lớn, thông số hơi cao được đặt trong các nhà
máy nhiệt điện có nhiệm vụ sản xuất hơi nước để cung cấp cho tuốc bin hơi, làm quay tuốc
bin kéo máy phát điện để sản suất điện năng. Loại lò hơi này sản xuất ra hơi quá nhiệt,
thường có công suất trên 50 t /h, áp suất thường lớn hơn 2,0 Mpa và nhiệt độ hơi trên
3500C.
+ Lò hơi công nghiệp là loại lò có công suất vừa và nhỏ đặt trong các nhà máy , xí nghiệp
thuộc ngành công nghiệp thực phẩm ( sản xuất đường, rượu, bia, chế biến thực phẩm…),
trong ngành công nghiệp nhẹ như các nhà máy, xí nghiệp dệt, giấy, cao su … sản xuất hơi
cung cấp cho các quá trình công nghệ như đun sôi, chưng cất, cô đặc, sấy … hơi ở đây
thường là hơi bão hòa, áp suất hơi không vượt quá 2,0 Mpa, nhiệt độ t = 2500C.

+ Lò hơi dân dụng là loại lò có công suất nhỏ đặt trong các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện
sản xuất hơi phục vụ việc giặt là, sấy, tắm hơi … sản xuất hơi bão hòa có áp suất hơi không
vượt quá 0,5 Mpa và nhiệt độ hơi không quá 1500C.

* Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa

Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa ta có: Lò hơi ghi thủ công; lò hơi ghi nữa cơ khí;
lò hơi ghi xích ( ghi cơ khí); lò hơi đốt nhiên liệu lỏng, lò hơi đốt nhiên liệu khí; lò hơi đốt
bột than thải xỉ khô hay xỉ lỏng, lò hơi buồng lửa xoáy; lò hơi buồng lửa tầng sôi.

* Theo chế độ tuần hoàn của nước trong lò:

Lò hơi tuần hoàn tự nhiên, lò hơi tuần hoàn cưỡng bức, lò hơi trực lưu.

Tuy nhiên cách phân loại này chỉ thể hiện một vài đặc tính nào đó của lò hơi nên thực tế khi
gọi tên lò hơi thường người ta kết hợp nhiều kiểu phân loại

* Sản lượng hơi của lò :

Sản lượng hơi của lò là lượng hơi mà lò sản xuất ra được trong một đơn vị thời gian ( kg/h
hoặc t/h hoặc kg/s). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng.

- Sản lượng hơi định mức ( Ddm ) :là sản lượng hơi lớn nhất lò có thể đạt được, đảm bảo
vận hành trong thời gian lâu dài, ổn định với các thông số hơi đã cho mà không phá hủy
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của lò.
- Sản lượng hơi cực đại (Dmax): là sản lượng hơi lớn nhất mà lò có thể đạt được, nhưng chỉ
trong thời gian ngắn, nghĩa là lò không thể làm việc lâu dài với sản lượng hơi cực đại được.

Nhiên liệu và quá trình cháy


Nhiên liệu là những vật chất khi cháy phát ra ánh sáng và nhiệt năng. Trong công nghiệp thì
nhiên liệu phải đạt các yêu cầu : có sẵn trong thiên nhiên với trữ lượng lớn, dễ khai thác,
giá thành rẻ, khi cháy không sinh ra các chất nguy hiểm.
Nhiên liệu có thể phân chia thành hai nhóm chính : nhiên liệu vô cơ và hữu cơ.

Nhiên liệu hữu cơ :


Nhiên liệu hữu cơ là nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên do quá trình phân hủy hữu cơ tạo
thành. Nhiên liệu hữu cơ thường dùng trong lò hơi công nghiệp và năng lượng có 3 loại :
- Khí thiên nhiên
- Nhiên liệu lỏng : dầu nhẹ (diezen DO), dầu nặng (dầu đen FO).
- Nhiên liệu rắn : theo tuổi hình thành nhiên liệu ta có gỗ, than bùn, than
nâu, than mỡ, than đá, nữa antraxit và antraxit (cám).
Nhiên liệu vô cơ
Nhiên liệu vô cơ là nhiên liệu hạt nhân, được dùng trong các lò phản ứng của nhà máy điện
nguyên tử. Nó sinh nhiệt do phản ứng phân hủy hạt nhân của một số đồng vị các nguyên tố
nặng

Thành phần nhiên liệu rắn

Tương tự như nhiên liệu lỏng, trong nhiên liệu rắn có : cacbon (C ), hydro (H ), oxi (O), nitơ
(N), lưu huỳnh (S), độ tro (A), và độ ẩm (W). Các nguyên tố hóa học trong nhiên liệu đều ở
dạng liên kết các phân tử hữu cơ rất phức tạp nên khó cháy.

- Cacbon : là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn, có thể chiếm 95% khối lượng
nhiên liệu. Khi cháy 1 kg các bon tỏa ra một nhiệt lượng khá lớn khoảng 34150 kJ/kg, gọi là
nhiệt trị các bon.

- Hydro : Hydro là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn, chiếm khoảng 10% khối
lương nhiên liệu, nhưng nhiệt trị của hydro rất lớn, 1kg hydro tỏa ra một nhiệt lượng
khoảng 144.500 kJ/kg.

- Lưu huỳnh : Tuy là thành phần cháy nhưng lưu huỳnh là một chất có hại trong nhiên liệu
vì khi cháy tạo thành SO2 thải ra môi trường rất độc và SO3 gây ăn mòn kim loại rất mạnh,
đặc biệt SO2 tác dụng với nước tạo thành axit H2SO4. Đồng thời sự có mặt của các chất
này sẽ làm tăng đáng kể nhiệt độ đọng sương của khói.

- Nitơ : Nitơ là thành phần vô ích trong nhiên liệu vì sự có mặt của nó trong nhiên liệu sẽ
làm giảm các thành phần cháy được của nhiên liệu, do đó làm giảm nhiệt trị chung của
nhiên liệu. Ở nhiệt độ trên 1000 0 C thì nitơ cháy và tạo thành oxytnito NOx gây nguy hại
cho môi trường.

- Oxi : Tuy là thành phần cháy nhưng có rất nhiều trong không khí, nên sự có mặt trong
nhiên liệu sẽ làm giảm các thành phần cháy được của nhiên liệu, do đó làm giảm nhiệt trị
chung của nhiên liệu.
- Độ ẩm : Độ ẩm kí hiệu W, là lượng nước chứa trong nhiên liệu, vì lượng nước này nên
nhiệt trị nhiên liệu giảm xuống.

- Độ tro : Độ tro ký hiệu A, tro của nhiên liệu là phần rắn ở dạng chất khoáng còn lại sau khi
nhiên liệu cháy. Thành phần của nó gồm một số hỗn hợp rắn như đất sét, cát, pyrit sắt, oxit
sắt … Sự có mặt của nó làm giảm thành phần cháy được của nhiên liệu, do đó giảm nhiệt trị
của nhiên liệu.

Nhiên liệu rắn

Theo tuổi hình thành từ thấp lên cao ta có các loại nhiên liệu rắn theo thứ tự sau: Gỗ, than
bùn, than nâu, than đá, than nữa antraxit và antraxit. Nhiên liệu càng già thì lượng chất
bốc càng ít, càng khó cháy nhưng lượng cacbon chứa ở than càng nhiều nghĩa là nhiệt trị
càng cao. Khi đốt nhiên liệu ít chất bốc như than antraxit, cần thiết phải duy trì nhiệt độ ở
vùng bốc cháy cao, đồng thời phải tăng chiều dài buồng lửa để đảm bảo cho cốc cháy hết
trước khi ra khỏi buồng lửa.
Trấu và công nghệ khí hóa trấu trong sản xuất

Cơ lý tính của trấu ( nguồn internet )

Vỏ trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được ghép
liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh của vỏ
trấu chuyển thành đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu (awn).
Tuỳ theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ 5 – 10mm, chiều ngang bằng 1/2 -1/3 chiều
dài, góc nghỉ của trấu từ 35 – 50 độ tuỳ theo ẩm độ và điều kiện nhiệt độ môi trường.
Thành phần thực tế của vỏ trấu thay đổi tùy theo giống lúa và có liên quan tới các điều kiện
đất đai mà cây lúa được trồng Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp do đó nguồn nguyên
liệu sinh khối ( biomass ) rất dồi dào. Trong đó có thể nói lượng sinh khối từ trấu là đáng kể
nhất. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa tại Nam Bộ năm 2010
ước đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so kế hoạch đề ra. Sản lượng tăng nói trên chủ yếu
tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng lúa năm 2020 tại đây ước đạt 24,3 triệu tấn,
chiến 57,4% sản lượng lúa cả nước. Trong thực tế hiện nay, trấu được sử dụng làm nguồn
chất đốt cho các hộ gia đình nông dân ở nông thôn. Ngoài ra, còn được sử dụng cho việc
lót, ủ phục vụ cho nông nghiệp. Riêng khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, trấu
còn được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nung gạch, gốm…

Các tính chất chủ yếu của trấu được tra trong bảng sau :
Công nghệ khí hóa trấu trong sản xuất

Công nghệ khí hoá đã được dùng rất phổ biến ở Việt Nam trong thập kỷ 70 -80, giai đoạn
khó khăn về nguồn năng lượng từ dầu mỏ. Tuy nhiên, do kỹ thuật lạc hậu, công nghệ này
đã bị lãng quên. Gần
đây, với sự tiến bộ
của khoa học cộng
với mối quan tâm về
môi trường, công
nghệ này đang trở lại.
Ở đây chúng ta sẽ mô
tả quá trình khí hoá
và vấn đề sử dụng
công nghệ này trong
việc sản xuất năng lượng từ trấVới nguồn nguyên liệu sinh khối dồi dào sẵn có ở nước ta,
tiềm năng sản xuất năng lượng từ sinh khối được đánh giá là rất đáng kể. Việc tận dụng tốt
nguồn năng lượng này sẽ góp phần giải quyết các vấn đề năng lượng và môi trường cho
nông thôn, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn đề khó khăn hiện tại là
việc tập trung các nguồn sinh khối để đảm bảo vận hành ổn định và hiệu quả các hệ thống
chuyển đổi năng lượng.

Đặc điểm của quá trình cháy nhiên liệu rắn

Quá trình cháy nhiên liệu rắn xảy ra theo các giai đoạn là : sấy ẩm, bốc chât bốc, cháy chất
bốc, cháy cốc còn lại và tạo xỉ, trong đó giai đoạn cháy cốc là chủ yếu. Lúc đầu chất bốc
thoát ra và bắt lửa tạo thành lớp học xung quanh hạt nhiên liệu, lớp này sẽ hạn chế sự
khuếch tán trực tiếp của oxy từ ngoài tới bề mặt hạt than. Sau đó chuyển sang cháy cốc
còn lại, trước hết quá trình cháy xảy ra trên bề mặt sau đó phát triển vào sâu trong hạt
nhiên liệu. Quá trình cháy càng tốt thì nhiệt sinh ra càng nhiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình cháy rất nhiều như : lượng không khí tham gia quá trình cháy, nhiệt độ của buồng
lửa, tính chất của hỗn hợp
Buồng lửa lò hơi và thiết bị đốt nhiên liệu

Những yêu cầu đối với buồng lửa và đặc tính công nghệ

Buồng lửa là không gian để đốt nhiên liệu hay nói cách khác là nơi để biến hóa năng cúa
nhiên liệu thành nhiệt năng, nhiệt năng này sẽ truyền cho nước chuyển động bên trong
ống đặt trong buồng lửa để sinh ra hơi nước. Dưới đây là các yêu cầu đối với buồng lửa lò
hơi.

Những yêu cầu đối với buồng lửa lò hơi

1. Phải đảm bảo cháy hết nhiên liệu cấp vào với hệ số không khí thừa nhỏ nhất.
2. Phải thỏa mãn được một chương trình nhiên liệu rộng nhất có thể mà không giảm
hiệu suất hoặc chu kỳ vận hành khi thay đổi nhiên liệu đốt.
3. Sản phẩm cháy không được phép rút ngắn chu kỳ vận hành do đóng xỉ hay bám tro.
Sản phẩm cháy đi ra khỏi buồng lửa chứa ít tro nhất và chứa ít các chất độc hại.
4. Tường buồng lửa phải được sử dụng tốt để sản xuất và phải đảm bảo làm lạnh khói
đến mức cần thiết trước khi ra khỏi buồng lửa.
5. Không gian cần thiết cho buồng lửa phải nhỏ nhất đến mức có thể.
6. Các phần của buồng lửa và các trang bị phụ của nó phải có khối lượng nhỏ nhất có
thể, không yêu cầu nhiều vật liệu hợp kim đắt tiền.
7. Năng lượng tự dùng của buồng lửa và các thiết bị phụ của nó như máy nghiến, các
quạt, … phải ở mức tối thiểu.
8. Có thể điều chỉnh tốt và nhanh các quá trình trong buồng lửa, đồng thời công suất
tối thiểu của buồng lửa phải thấp nhất có thể.
9. Buồng lửa không hạn chế sản lượng của lò hơi và không cản trở sự tăng sản lượng lồ
hơi.
10. Phải đảm bảo độ tin cậy cao trong vận hành.
11. Chi phí đầu tư và vận hành buồng lửa phải thấp nhất l. Buồng lửa cho phép dùng
những phương pháp quen biết để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía khói.

Người ta phân buồng lửa theo dạng nhiên liệu dùng để đốt và phương pháp đốt thành ra
buồng lửa ghi (nhiên liệu rắn cháy theo lớp ), buồng lửa phun nhiên liệu rắn, lỏng, khí
(nhiên liệu cháy trong dòng, cháy lơ lửng ), buồng lửa xoáy và buồng lửa cháy trong lớp sôi

Phân loại buồng lửa ghi

Buồng lửa ghi ( đốt nhiên liệu trong lớp ) được phân loại theo chế độ cấp nhiên liệu và
không khí, việc tổ chức quá trình tạo thành hỗn hợp, việc chuẩn bị nhiệt và đặc điểm cấu
tạo. Vận hành buồng lửa ghi gồm những công việc sau đây

+ Cấp nhiên liệu vào buồng lửa.

+ Trang than (cời than ).

+ Thải xỉ ra khỏi buồng lửa.

Căn cứ vào mức độ cơ khí hóa những công việc nói trên để phân buồng lửa ghi thành :
+ Buồng lửa ghi thủ công ( không được cơ khí hóa ), ở đây cả ba công việc đều được làm
thủ công (bằng tay ).

+ Buồng lửa ghi bán cơ khí, trong đó có một hay hai công việc được cơ khí hóa.

+ Buồng lửa ghi cơ khí hóa là buồng lửa cả ba công việc đều được cơ khí hóa.

Theo chế độ cấp nhiên liệu lên ghi người ta phân biệt buồng lửa được cấp nhiên liệu theo
chu kỳ và cấp liên tục. Đặc điểm cấp nhiên liệu lên ghi ( vào buồng lửa) có ảnh hưởng quyết
định công suất và độ kinh tế thiết bị buồng lửa.

Theo việc tổ chức quá trình chuẩn bị nhiệt và bốc cháy nhiên liệu người ta phân biệt buồng
lửa có bốc cháy từ phía dưới, bốc cháy từ phía trên và bốc cháy hỗn hợp. Quá trình bốc
cháy từ phía dưới có hiệu quả nhất vì khi cấp nhiên liệu lên lớp nhiên liệu đang cháy sẽ
đảm bảo được cường độ cao của việc chuẩn bị nhiệt cho nhiên liệu.

Trong thực tế thường gặp bốc cháy hỗn hợp. Theo biện pháp tạo thành hỗn hợp giữa nhiên
liệu với không khí trong lớp người ta phân biệt thành hai dòng đi ngược chiều nhau, hai
dòng đi song song, đi ngang, và các dòng hỗn hợp. Hiệu quả cháy và công suất của thiết bị
buồng lửa ghi phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức hợp lý quá trình chuẩn bị nhiệt của nhiên
liệu, sự bốc cháy và cháy nhiên liệu.
Đốt ghi cố định

Trong buồng lửa ghi thủ công ghi cố định và lớp nhiên liệu cấp vào lò nằm cố định trên ghi,
xỉ được thải ra khỏi lò qua cửa, không khí được cấp qua cửa và được phân phối qua lớp
nhiên liệu.

Điểm đặc trưng của buồng lửa ghi thủ công là cấp nhiên liệu theo chu kỳ. Do đó quá trình
cháy cũng có tính chu kỳ. Nhược điểm chủ yếu của buồng lửa cấp nhiên liệu theo chu kỳ là
giảm công suất nhiệt của thiết bị một cách chu kỳ, kể cả trong thời kỳ cấp nhiên liệu vào
buồng lửa vì lúc đó buồng lửa bị mở ra ( kéo dài từ 5 - 10 phút ).

Buồng lửa thủ công yêu cầu nhiều lao động chân tay nặng nhọc của người công nhân đốt lò
và công nhân thải xỉ. Đối với buồng lửa ghi thủ công phải cời than theo chu kỳ để san phẳng
lớp nhiên liệu, làm mất các ổ gà xuất hiện trong lớp. Khi cời lớp nhiên liệu theo từng chu kỳ
thì trở lực của lớp giảm xuống một ít nhưng xu hướng chung là tăng lên.
Yêu cầu thiết kế lò hơi :
+ Sản lượng định mức của lò hơi : D = 10 tấn /h
+ Áp suất làm việc : p = 10 at. Chuyển đổi sang 10 bar thuận tiện tính toán

Nhiên liệu đốt : Chọn nhiên liệu đốt dùng cho lò hơi là trấu vì trấu cho nhiệt lượng cao lại.
Bên cạnh đó, nhiên liệu trấu còn các ưu điểm sau :

 Nguồn nhiên liệu dồi dào có sẵn quanh năm và là phụ phẩm trong nông sản xuất lúa
gạo.
 Giải quyết vấn đề lớn về môi trường.
 Giá thành nhiên liệu rẻ

Nguyên lý làm việc :

Trấu từ bồn chứa được hút vào đường ống và sau đó trấu được phun trực tiếp vào buồng đốt
dưới dạng bay lơ lửng. Không khí từ bên ngoài sau khí được sấy nóng đến nhiệt độ có khả năng
cháy được phần lớn trấu bay lơ lửng trong buồng đốt. Quá trình cháy xảy ra, sinh ra lượng nhiệt
khá lớn. Nhiệt lượng do đốt trấu dùng để cấp nhiệt cho dàn ống sinh hơi tăng lên.Và nhiệt lượng
đó làm nước được cấp từ bên ngoài vào trong dàn ống sinh hơi, tạo ra hơi nước và được đi vào
ống góp cung cấp đến các thiết bị công tác. Trong quá trình cháy xảy ra, lượng khói thải từ buồng
đốt được quạt hút vào ống lò, sau đó khói tiếp tục quặt ngược trở lại đi trong vào ống lửa . Khói
thải khi ra khỏi ống lửa, được quạt hút mạnh đi qua bộ hâm nước và bộ sấy nhằm tiết kiệm nhiệt
độ của khói thải. Khỏi thải tiếp tục bơm sục vào bồn nước để rửa bụi trong khói thải và được thải
ra ngoài không khí.
Nhiệm vụ cho thiết kế và chọn các số liệu ban đầu để tính nhiệt
1.1. Tính toán các thành phần nhiên liệu và tính nhiệt trị nhiên liệu theo các giá trị độ ẩm
Wlv và độ tro Alv đã cho
- Chọn công suất lò hơi là : D = 10 tấn/ h
- Chọn hệ số không khí thừa  = 1,1 [Đào Ngọc Chân – Hoàng Ngọc Đồng, 2008 ]
- Thành phần nhiên liệu trấu :

- Nhiệt trị thấp của nhiên liệu : Qtlv

= 418,6 (81,3 Clv + 243Hlv +15Nlv + 45,6Slv – 23,5Olv – 10W)


= 418,6 (81,3. 35,63% + 243.4,65% +15.0,26% + 45,6.0,01% - 23,5.34,90% - 10.6,1%
= 13,185 MJ / kg

Tiến hành tính toán với 1 kg nhiên liệu rắn ở điều kiện tiêu chuẩn.
- Lượng không khí khô Lthuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu ( = 1) :
VoKK = 8,89 .Clv + 26,67 .Hlv + 3,33 .Slv – 3,33. Olv
= 8,89. 35,63% + 26,67.4,65% + 3,33. 0,01% - 3,33. 34,90%
= 3,25 m3tc/kg .
- Lượng không khí khô thực tế :
Vkk =  . VoKK = 1,1. 3,25 = 3,275 m3tc/kg
- Thể tích các thành phần sản phẩm cháy lý thuyết :
VoCO2 = 1,866. Clv
= 1,866. 35,63%
= 0,665 m3tc/kg
VoSO2 = 0,7. Slv
= 0,7. 0,01%
= 7.10-5 m3tc/kg
VoN2 = 0,79. VoKK + 0,8. Nlv
= 0,79. 3,25 + 0,8.0,26%
= 2,57 m3tc/kg
VoH2O = 11,2. Hlv + 1,24. Wlv + 0,0161. VoKK
= 11,2. 4,65% + 1,24. 6,1% + 0,0161. 3,25
= 0,65 m3tc/kg
Trong đó hỗn hợp ( CO2, SO2, N2 ) gọi chung là khói khô, ký hiệu V0KKhô.
Lượng không khí khô thực tế :
VKK =  . VoKK = 1,1. 3,25 = 3,275 m3tc/kg
- Thể tích các thành phần sản phẩm cháy lý thuyết :
VoCO2 = 1,866. Clv = 1,866. 35,63% = 0,665 m3tc/kg
VoSO2 = 0,7. Slv = 0,7. 0,01% = 7.10-5 m3tc/kg
VoN2 = 0,79. VoKK + 0,8. Nlv = 0,79. 3,25 + 0,8.0,26% = 2,57 m3tc/kg
VoH2O = 11,2. Hlv + 1,24. Wlv + 0,0161. VoKK
= 11,2. 4,65% + 1,24. 6,1% + 0,0161. 3,25
= 0,65 m3tc/kg
Sản phẩm cháy bao gồm : CO2, SO2, N2 và H2O. Trong đó hỗn hợp ( CO2, SO2, N2 ) gọi
chung là khói khô, ký hiệu VoKKhô.
- Vì khi phân tích khói CO2, SO2 được phân tích chung với nhau nên ta ký hiệu chung
là RO2.
- Vậy ta có thể tích khói lý thuyết :
VoKhoi= VoKhoiK + VoH2O
- Xác định thể tích khói khô lý thuyết VoKhoiK
VoKhoiK = VoRO2 + VoN2
= 0,665 + 7.10-5 + 2,57 = 3,235 m3tc/kg
 VKhoi K =  . VoKhoiK = 1,1 . 3,235 =3,56 m3tc/kg

- Thể tích Nitơ thực tế:


VN2 = VoN2 + 0,79. ( - 1). VoKK = 2,57 + 0,79. (1,1 – 1). 3,25 = 2,83 m3tc/kg
- Thể tích hơi nước thực tế :
VH2O = VoH2O + 0,0161. ( - 1).VoKK = 0,65 + 0,0161. (1,1 – 1).3,25 = 0,655 m3tc/kg.
- Oxy thừa trong khói :
0,21. (1,1 – 1).3,25 = 0,06825 m3tc/kg
- Thể tích khói thực tế :
VKhoi = VKhoi K + VH2O = VRO2 + VN2 + VH2O + VO2 = 3,56 + 0,655 + 0,06825 = 4,28
m3tc/kg.
1.3. Entanpi của không khí và sản phẩm cháy
 Enthanpy của không khí lý thuyết

IoKK = VoKK. (C. )KK


Ta chọn nhiệt độ của không khí là : KK = 300C  (C. )KK = 39 kJ/m3tc ( Bảng 2.4 trang
81 Entanpi của không khí, các khí và tro )  IoKK = 3,25. 39 = 126,75 kJ/kg nhiên liệu
Trong đó :
VoKK : Thể tích riêng của không khí lý thuyết (m3tc/ kg)
C : Nhiệt dung riêng thể tích của không khí (kJ / m3tc)
KK : Nhiệt độ của không khí , ( 0C)
 Enthanpy của sản phẩm cháy

 Chọn nhiệt độ khói thải là th = 2500 C.[ Theo kinh nghiệm thực tế chế tạo lò
hơi ở các nhà máy. Nguồn tham khảo]
Tra bảng 2.4 trang 81 Entanpi của không khí, các khí và tro ta được : (C.  )RO2 = 458
kJ /m3tc
(C.  )N2 = 326 kJ /m3tc
(C.  )H2O = 383,5 kJ /m3tc
IoRO2 = VoRO2. (C. )RO2 = (0,665 + 7.10-5 ). 458 = 304,6 kJ/kg
IoN2 = VoN2. (C.  )N2 = 2,57. 326 = 837,82 kJ / kg
IoH2O = VoH2O. (C.  )H2O = 0,65 . 383,5 = 249, 28 kJ /kg
 Enthanpy của khói lý thuyết
Iokhoi = IoRO2 + IoN2 + IoH2O = 304,6 + 837,82 + 249, 28 = 1391,7 kJ/ kg
 Enthanpy khói thực tế
Ikhoi = Iokhoi + ( - 1). IoKK = 1391,7 + (1,1 – 1).126,75 = 1404,4 kJ/ kg
2. Xác định cấu trúc và cân bằng nhiệt lò hơi
2.1 Nhiệt lượng đưa vào của nhiên liệu
 Nhiệt đưa vào của nhiên liệu : Qlvt = 13,185 MJ /kg.
2.2 Các thành phần trong cân bằng nhiệt
Lập phương trình cân bằng nhiệt cho lò hơi là xây dựng phương trình biểu diễn sự
cân bằng giữa lượng nhiệt đưa vào lò với lượng nhiệt sử dụng hữu ích và các tổn
thất nhiệt của lò. Nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu trong lò hơi chính là
lượng nhiệt do nhiên liệu và không khí mang vào và nhiệt lượng giải phóng từ
chúng khi xảy ra quá trình cháy.
Nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu trong lò hơi có thể phân chia làm hai
thành phần : một phần nhiệt được sử dụng để sinh hơi (gọi là nhiệt lượng hữu ích)
và một phần nhiệt bị mất đi trong quá trình làm việc ( gọi là tổn thất nhiệt của lò ).
Như vậy ta có phương trình cân bằng nhiệt :
Qđv = Qnl + Qkk = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6
Trong đó :
Qđv – Nhiệt lượng đưa vào lò , kJ/kg.
Q1 – Nhiệt lượng hữu ích để sinh hơi, kJ/kg.
Q2 - là lượng tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi, kJ/kg.
Q3 - là lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hóa học, kJ/kg.
Q4 – là lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học, kJ/kg.
Q5 - là lượng tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt từ mặt ngoài tường lò ra không khí
xung quanh, kJ/kg.
Q6 – là lượng tổn thất nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài, kJ/kg.
+ q2 lượng tổn thất do khói thải mang ra ngoài lò hơi :
I kkl = IoKK = 3,25. 39 = 126,75 kJ/kg
Ith = Iokhoi = IoRO2 + IoN2 + IoH2O = 304,6 + 837,82 + 249, 28 = 1391,7 kJ/ kg

( , , )( )
= = 8,2%  ( 4  8%)

thỏa mãn yêu cầu.[ Đào Ngọc Chân – Hoàng Ngọc Đồng, 2008]
 q3 = 0,5% là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học
 q4 = 14 % là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học vì dạng buồng
lửa là buồng lửa tầng sôi thải xỉ khô nhiên liệu là trấu
 Tổn thất nhiệt do tỏa ra môi trường xung quanh q5 = 2,4 %. [ Đỗ Văn Thắng -
Nguyễn Công Hân – Trương Ngọc Tuấn, 2007 ]
 Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài lò hơi q6 :

0,7.116,5.24,56
=
13185
= 0,15%

ax = 0,7 tỉ lệ tro bay theo khói [ Đào Ngọc Chân –Hoàng Ngọc Đồng]
 ( . ) C  x = 116,5 kJ/kg với nhiệt độ tro xỉ ra lò là 140oC.

 Hiệu suất của lò hơi

100 - 8,2 - 0,5 – 14 - 2,4 - 0,15 =74,75%


2.3 Hệ số giữ nhiệt (bảo ôn )
Phần lớn tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh trên đường khói, để cho đơn giản
người ta coi như tỉ lệ thuận với nhiệt lượng do khói truyền lại trong đường khói và
đưa vào công thức tính nhiệt lượng do khói truyền cho bề mặt đốt một hệ số bảo
toàn nhiệt năng  , xác định theo công thức :

𝟐,𝟒
=
𝟕𝟒,𝟕𝟓% 𝟐,𝟒
=0,969
2.4 Lượng tiêu hao nhiên liệu
Phụ tải nhiệt của lò hơi xác định theo công thức :
Q1 = Dqn (iqn – inc) + Dbh (i” – inc) + Dtg(i”tg – i’tg) + Dx (i’ – inc)
Dqn lượng hơi quá nhiệt ra khỏi lò. Vì sản xuất hơi bão hòa nên Dqn = 0.
iqn entanpi của hơi quá nhiệt
Dbh lượng hơi bão hòa dẫn đi cung cấp trực tiếp không qua bộ quá nhiệt.
i’’ entanpi của hơi bão hòa, xác định theo áp suất trong bao hơi.
Dx và i’ lượng nước xả lò và entanpi của nó xác định theo áp suất trong bao hơi.
Lượng nước xả lò rất ít nên Dx = 0.
inc entanpi nước cấp cho lò
D tg lượng hơi đi quá nhiệt trung gian. Không có quá nhiệt trung gian nên Dtg = 0.
i’tg và i’’tg entanpi của hơi vào và ra khỏi bộ quá nhiệt trung gian.
 Q1 = Dbh (i” – inc)
Ta chọn áp suất làm việc p = 10 bar, tra bảng nước và hơi nước bão hòa theo áp
suất ta có :
i” =2777,8 kJ/Kg
Với tnc = 30oC và p = 10 bar , tra bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt ta có :
inc = 124,9 kJ/Kg
 Q1 = 6000.( 2777,8 – 124,9 ) = 15917400 kJ/kg

 Lượng tiêu hao nhiên liệu tính toán của lò :

𝟏𝟓𝟗𝟏𝟕𝟒𝟎𝟎
=
𝟏𝟑𝟏𝟖𝟓.𝟎,𝟕𝟒𝟕𝟓

Tính toán thiết kế buồng lửa và thiết bị đốt


3.1 Thể tích buồng lửa Vbl

Thể tích buồng lửa Vbl cần được chọn sao cho ứng suất nhiệt của buông lửa qv không lớn hơn
một giá trị cho phép 200 – 250 kW/m3. Để xác định thể tích buồng lửa thì trước hết ta cần phải
xác định nhiệt thế thể tích buồng lửa

Khi bề mặt hấp thu nhiệt bằng bức xạ trong buông lửa quá bé, nhiệt độ khói thải ra buồng lửa sẽ
lớn. Nếu nhiệt độ này lớn hơn nhiệt độ chảy của tro thì tro sẽ bám lại trên bề mặt hấp thu nhiệt
của buồng lửa. Khi kích thước của buồng lửa càng lớn thì vốn đầu tư cho buồng lửa càng tăng, khi
ấy phải tăng chi phí cho việc bảo ôn, khung lò …Vì vậy, để giảm giá thành của buồng lửa cần phải
giảm Vbl đến mức tối thiểu, nghĩa là phải chọn qv tới mức lớn nhất cho phép. Nhưng qv quá lớn thì
q3, q4 sẽ tăng lên. Do đó việc lựa chọn qv phải dựa trên tiêu chuẩn kinh tế là chính. Ta chọn qv
=230 kW/ m3. [ Theo kinh nghiệm thực tế chế tạo lò hơi các nơi ].

Vbl= 25,71 ( m3 )
Thể tích buồng lửa giới hạn bởi mặt trong của các tường buồng lửa.
3.2. Xác định kích thước buồng lửa
Diện tích ghi được xác định theo nhiệt thế diện tích bề mặt cháy của ghi q R, đó là
lượng nhiệt sinh ra từ 1m2 bề mặt ghi có nhiên liệu đang cháy trong
Trong đó : Rgh là diện tích mặt ghi có lớp nhiên liệu đang cháy, m2
Ta chọn qR = 800 kW/m2 ,[ Hoàng Ngọc Đồng, 2008]

= 7,39 m3
Chiều cao buồng lửa :

= 3,47 m
Ta chọn chiều dài 3,5m và chiều rộng 2,8 m.
Đặc tính cấu tạo của dàn ống sinh hơi và độ đặt ống
trong buồng lửa
Chọn đường kính ống d = 51 mm
Chiều dày  = 3,2 mm.
Bước ống tương đối có thể chọn như sau : S = 1,3 dng =1,3 . 51
= 66,3 ( mm )
Khoảng cách từ tâm ống đến tường e = ( 0,8  1 ).d .Ta chọn e
=d
Số ống ở mỗi tường bên là :
.
=> n= =44
,

Ta chọn một dãy là 44 ống. Như vậy số ống trong buồng lửa gồm 2 dãy nên : số ống
là 88 ống.
Tính khoảng cách giữa hai ống là :
Tổng chiều dài của ống là :
L = 1900mm + 100mm + 1400 = 3400 mm = 3,4 m
3. 4 Xác định diện tích tiếp nhiệt của buồng lửa :
Chu vi của một ống : C = 2 r = 2.  . 25,5 = 160,2 mm = 0,1602 m
Diện tích của ống : 0,1602 . 3,4 = 0,54468 ( m2 )
Tổng diện tích tiếp nhiệt trong buồng lửa là : Fv = 0,54468 . 88 = 47,9 ( m2 )

4. Xác định quá trình trao đổi nhiệt trong buồng lửa
4.1. Diện tích bức xạ
Bề mặt hấp thụ bức xạ Hb, m2 xác định như là một mặt phẳng liên tục có
khả năng hấp thu nhiệt tương đương với bề mặt dàn ống không bị làm bẩn và
không bị che kín theo công thức :

[ Trần Thanh Kỳ, 1997 ]


Trong đó : F diện tích vách do dàn ống choán chổ, m2
x hệ số góc dàn ống.
Diện tích F xác định bằng tích số giữa khoảng cách hai trục của hai ống
ngoài cùng của dàn ống b và chiều dài bức xạ của các ống L.
F = b.L [ Trần Thanh Kỳ, 1997 ]
 b = s( n - L )= 0,0663 (44 – 3,4 ) = 2,7 ( m)

[ Tính Nhiệt Lò Hơi Công Nghiệp Đỗ Văn Thắng – Nguyễn Công Hân – Trương
Ngọc Tuấn, 2007 ]
 F = b.L = 2,7. 3,4 = 9,18 (m2 )
Vì dàn ống bức xạ từ hai phía nên :
Hệ số góc của dàn ống x xác định như là tỉ số giữa nhiệt lượng do dàn ống hấp thụ
được và nhiệt lượng hấp thụ trong trường hợp dàn ống là một mặt phẳng liên tục
có nhiệt độ bằng nhiệt độ dàn ống. Hệ số góc của dàn ống x tùy thuộc vào đặc
điểm cấu tạo được xác định theo đường cong trong trường hợp có kể đến sự bức
xạ của lớp bảo ôn e > 1,4d
[ Hình 5.7, trang 56, Trần Thanh kỳ, 1997 ]
  x 0,93
 Hb = 18,36 . 0,93 = 17,07 m2

4.2. Bề dày hiệu quả của lớp bức xạ trong buồng lửa :
Bề dày hiệu quả của lớp bức xạ trong buồng lửa xác định theo công thức :

,
= 3,6 = 1,93 m
,

[Đào Ngọc Chân - Hoàng Ngọc Đồng , 2008]


Trong đó : Vbl thể tích buồng lửa, m3
Fv diện tích tiếp nhiệt, m2

Nhiệt lượng hữu ích tỏa ra trong buồng đốt


Nhiệt lượng do không khí mang vào buồng lửa Q kk được xác định theo
công thức sau :
Qkk =

Trong đó :

 - hệ số không khí thừa


 - lượng không khí lọt vào buồng lửa. Ta chọn  = 0,1 [ Trần Thanh Kỳ, 1990 ]
I0” – entanpi của không khí lý thuyết ở nhiệt độ ra khỏi bộ sấy.

Ta chọn nhiệt độ 1300 C  I0” = 643,72 kJ/kg


Ikkl - entanpi của không khí lạnh ở 300C. Ikkl =126,75 kJ/kg

Nhiệt lượng sinh ra hữu ích trong buồng lửa Qbl được xác định theo công thức sau
, ,
= 13185 + 656,4 = 𝟏𝟑, 𝟕𝟓𝟓 MJ/Kg

Độ đen của buồng đốt


Độ đen hiệu dụng của ngọn lửa a’ phụ thuộc vào độ đen của môi trường
trong buồng lửa a, sắc thái và đặc điểm của trường nhiệt độ trong buồng lửa.
Ảnh hưởng của sắc thái ngọn lửa và đặc điểm trường nhiệt độ đối với độ
đen hiệu dụng của ngọn lửa a’ được tính bằng hệ số  , tức là

Hệ số  phụ thuộc vào sắc thái ngọn lửa, còn sắc thái ngọn lửa phụ thuộc
vào nhiên liệu và phương pháp đốt. Giá trị  được tra theo bảng sắc thái ngọn
lửa ( trang 50, Trần Thanh Kỳ, 1990 )    0,65
Độ đen của môi trường buồng đốt a = 0,3  0.5. Ta chọn a = 0,4.

Độ đen của buồng đốt khi không đốt nhiên liệu trên ghi ta có công thức :

[ Trần Thanh Kỳ, 1990 ]


 là tỉ số giữa diện tích mặt cháy và bề mặt hấp thụ bức xạ.
Ta chọn  =1.
Độ dày của dàn ống trong buồng lửa phun :

Năng lượng hấp thu trong buồng đốt


Nhiệt lượng hấp thu trong buồng đốt đối với 1 kg nhiên nhiệu xác định như sau :

= 0,969(13755 – 1404,4)= 11967,7 kJ/kg


Tính toán, thiết kế bộ hâm nước
Bộ hâm nước là bề mặt truyền nhiệt đặt phía sau lò để tận dụng nhiệt của khói thải.
Bộ hâm nước có tác dụng nâng cao hiệu suất lò hơi nên còn có tên gọi là bộ tiết
kiệm. Trong thiết kế này ta sử dụng ống thép SB410 để chế tạo. Người ta thường
chọn ống thép có đường kính 28  38mm [ Trần Thanh Kỳ, 1990 ]. Ta sử dụng ống
thép có đường kính dng = 32 mm, dày 3,2 mm. Nước đi trong ống từ dưới lên, còn
khói đi ngoài ống từ trên xuống. Như vậy sẽ có độ chênh lệch lớn lớn nhất. Lượng
nhiệt nước hấp thu được trong bộ hâm nước sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ nước cấp
vào lò, nhiệt độ nước cấp ra khỏi bộ hâm nước và độ sôi của nước trong bộ hâm.

5.1. Sơ bộ thiết kế đặc tính cấu tạo


Để tăng cường độ truyền nhiệt, ta bố trị bộ hâm nước theo kiểu so le đặt nằm
ngang, khói bao phủ bên ngoài và cắt ngang qua chùm ống. Bước ống ngang tương
đối :
S1/d = 2  3 để hạn chế sự bám bẩn [ Trần Thanh Kỳ, 1990].
Bước ống dọc tương đối : S2/d =1  1,5
Tốc độ khói qua bộ hâm nước theo tiêu chuẩn thiết kế phải đảm bảo < 13m / s.
[ Trần Thanh Kỳ, 1997 ]
Tốc độ nước chảy trong ống không được quá 0,3 m/s. Theo kinh nghiệm ta chọn tốc
độ nước 0,6 m/s
5.2. Tính truyền nhiệt bộ hâm nước cấp
Tra bảng nước và hơi bão hòa của nước theo áp suất ở p = 10 bar.
Ta có ts =179,92 0C
[ Tra bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt ].
Nhiệt độ của nước vào bộ hâm nước tnc = 300 C  Entanpy của nước vào bộ hâm
nước inc = (124,9 kJ/kg )
[ Tra bảng nước và hơi nước trên đường bão hòa theo nhiệt độ ].
Nhiệt độ của nước ra bộ hâm nước ta chọn tr = 900C
 Entanpy của nước ra bộ hâm nước ir = 377 ( kJ/kg )

 Xét về phía nước cấp :


Nhiệt độ trung bình của nước cấp :
ttb = 0,5 ( tnc + tr ) = 0,5. ( 30 +90 ) = 600C.
Với ttb = 600C, tra bảng “ Thông số nhiệt vật lý của nước trên đường bão hòa “ ta
có :
 = 983,2 kg / m3 ,
 = 65,9 .10-2 W /m. độ ,
cp = 4,179 kJ /kg. độ,
 =0,478. 10-6 m2 /s,
Pr = 2,98
Nhiệt lượng nước nhận từ khói :
Qnước = G. cp. (tr – tnc ). [ Hoàng Đình Tín, 2007 ]

Chế độ nước chảy trong ống :

[Hoàng Đình Tín, 2007 ]


Trong đó :
 - tốc độ nước chảy trong ống
 - độ nhớt động học
Dtr - đường kính trong của ống

 Nu = 0,021.Re0,8. Pr0,43, [ Hoàng Đình Tín, 2007 ]

= 0,021.[ 3,615.104]0,8.[2,98]0,43 = 149


Nhiệt trở tỏa nhiệt về phía nước :
 Về phía khói :
Với ttbk = 2500C tra bảng “ thông số nhiệt vật lý của khói ” :   0,7 / kg m3
Lưu lượng khói :
Gk = Vkhoi.Btt = 4,28 . 1590 = 6805 ( m3tc / h )
  Gk 6805.0,7= 4763 (kg/ h ) = 1,32 (kg/s)

Nhiệt độ khói ra khỏi bộ hâm thường 130 - 1800C. Ta chọn 1500C.


Nhiệt độ trung bình của khói :
ttbk = 0.5 ( 250 +150) = 2000C.
Với ttbk = 2000C tra bảng “ thông số nhiệt vật lý của khói ” :

Pr=0,68

Nhiệt trở tỏa nhiệt

5.3 Tính toán ống lửa cho lò hơi :


Nhiệt độ của khói vào ống lửa tkhoi = 2500 C  ikhoi = 1404,4 (kJ/kg )
[ Tra bảng nước và hơi nước trên đường bão hòa theo nhiệt độ ].
Lưu lượng khói Gk = 1,89 m3/s
Chọn ống lửa có dng = 75mm, dày 5mm
Xác định tiết diện khói đi vào :

Tiết diện của một ống lửa :


Số ống lửa :

Diện tích tiếp nhiệt của 1 ống lửa :

Tổng diện tích truyền nhiệt :


Fl = 14.43 = 602 m2
Lượng khói Gk sinh ra sau khi đốt nhiên liệu là :
Gk = 6805 m3tc /h = 1,89 m3/h
Tốc độ khói k 10 / m s

Tính đường kính ống lò

 Ta lấy: d = 0,5m = 500 mm. Ta chọn d = 700mm vì để giảm ma sát trong đường
ống và độ ồn. Tiết diện của ống lò :

Tiết diện nước trong balong :


Tiết diện của balong là :
F = F + F2 +F3 = 0,189+0,385+2,83.10-3 = 0,6 m2
Đường kính balong :

Vậy ta chọn đường kính balong là 2,5 m.


Tính toán thiết kế bộ sấy không khí
Để tăng cường hiệu quả quá trình cháy, đảm bảo quá trình bốc cháy nhanh và cháy
ổn định, không khí cấp vào lò cần sấy nóng đến nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ không
khí nóng yêu cầu tùy thuộc vào nhiên liệu đốt. Không khí nóng không cần phải có
nhiệt độ cao, thường khoảng 130 0C . [ Đào Ngọc Chân - Hoàng Ngọc Đồng , 2007 ]
Để sấy nóng không khí cấp cho lò đồng thời tận dụng nhiệt để nâng cao hiệu suất lò,
người ta đặt thêm ở đường khói bộ sấy không khí.

6.1. Đặc tính cấu tạo bộ sấy không khí


Bộ sấy không khí được làm bằng các ống thép có đường kính d2 = 51 mm.
Chiều dày 2 mm. d1 = 49mm [ Đào Ngọc Chân - Hoàng Ngọc Đồng , 2007 ]
Thiết kế bộ sấy không khí theo kiểu một đường khói, bố trí theo kiểu so le với bước
ống : S1 = S2 = 1,3d
Trong quá trình bố trí ống, cần phải đảm bảo kích thước đường khói của bộ sấy
không khí bằng đường khói của bộ hâm nước. Tốc độ tốt nhất của khói qua bộ sấy là
k   10 14 / m s . Ta chọn k 10 / m s vì như thế sẽ không có hiện tượng đóng tro xỉ
trên bề mặt đốt và tỉ số giữa tốc độ khói và không khí là
[ Trần Thanh Kỳ, 1997 ]
6.2. Tính truyền nhiệt của bộ sấy không khí
Nhiệt độ trung bình của không khí :
t2 = 0,5 (t’2 + t’’2 ) [ Hoàng Đình Tín, 2007 ]
Trong đó : t2 là nhiệt độ trung bình của không khí, 0C
t’2 là nhiệt độ không khí vào, t’2 = 300C  kk 1,165 kg/ m3
t’’2 là nhiệt độ không khí ra khỏi bộ sấy, t’’2= 1300C  t2 = 0,5 ( 30 +130 ) = 80 0C
Ứng vơi nhiệt độ tính toán t2 = 800C, tra phục lục “ Tính chất nhiệt vật lý của không
khí khô “ ta có :

Pr = 0,692
Lưu lượng của không khí
G2 = 3,275 . 1590 = 5207 m3tc / h
  G2 5207 .1,165 = 6066 (kg /h ) = 1,69 (kg/s)

Nhiệt lượng không khí nhận được :


Q2 = G2.cp2.(t2’’ – t’2 ) [ Hoàng Đình Tín, 2007 ]
G2 - lưu lượng không khí vào, ( kg /s)
cp2 – nhiệt dung riêng của không khí
 Q2 = 1,69.1,009 .(120 – 30 ) = 153,5 ( kW )

Với các thông số nhiệt vật lý của không khí ta tính được :
 Xét về phía khói :
Nếu cách nhiệt tốt có thể bỏ qua tổn thất nhiệt ra môi trương xung quanh, thì
nhiệt lượng khói nhả ra Q1 bằng nhiệt lượng không khí nhận được Q2. Từ phương
trình cân bằng nhiệt ta tìm được nhiệt độ ra của khói :

[ Hoàng Đình Tín, 2007 ]

Muốn biết cp1 cần phải biết nhiệt độ trung bình của khói, để dễ tìm sơ bộ ta nhận
xét thấy giá trị (G.cp ) của khói và không khí gần tương đương nhau :

vì khói sau khi ra khỏi bộ hâm nước, và được hút vào bộ sấy không khí xem hao
hụt không đáng kể

Nhiệt độ trung bình của khói là : 0,5 (150 +35 ) = 92,50C


Với nhiệt độ trung bình của khói 92,5 0C tra bảng “ Tính nhiệt vật lý của
khói ” ta có:
 Hệ số truyền nhiệt k:

Tính toán chọn quạt cho hệ thống :


 Chọn các số liệu kỹ thuật để tính toán thiết kế đường ống hút
 Nồng độ không khí  = 2 [Bùi Trung Thành, Luận văn Thạc sĩ khoa học kĩ thuật –
2003, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh ]
 Khối lượng riêng của không khí trong đường ống hút là: kk = 1,2 kg/m3.
 Vận tốc không khí trong ống hút: Vkk chọn = 15 m/s.
 Năng suất yêu cầu của hệ thống là: G = 1,61 tấn/h. Để đảm bảo khả năng hoạt
động ổn định của hệ thống, chúng ta sẽ tính toán hệ thống với năng suất lớn hơn
yêu cầu khoảng 30-40%, tức là: Gt = 1,3 .G = 1,3 . 1,61 = 2,093 tấn/h.
 Tính toán lưu lượng không khí Qkk cần thiết để vận chuyển lượng trấu với năng
suất là Gt = 2,093 tấn/h,

,
= = 872 𝑚3 /h
, . , .

Qkkh = 872 (m3/h); với kk = 1,2 kg/m3.

Tính đường kính ống hút


 Ta lấy: d = 0,14m = 140 mm
 Từ hai thông số trên ta có thể kiểm tra lại vận tốc không khí xem có thỏa mãn
cho quá trình vận chuyển không.
 Vận tốc không khí Vkk

  Trong đó :
  : là hệ số phụ thuộc độ lớn của vật liệu, đối với dạng mảnh vụn đồng
nhất thì  = 17 - 20.
 Ta chọn  = 20
  : Khối lượng riêng của trấu  = 0,120 tấn/m3.
  : Hệ số kể đến sự thay đổi khối lượng riêng của không khí liên quan đến sự
thay đổi vận tốc tuyệt đối của nó ở giai đoạn đầu.  = (2 - 5).10-5.
 Ta chọn  = 5.10-5
 L : Tổng chiều dài vận chuyển tính toán (m).
L = l + ltđ
 Trong đó:
 l - tổng chiều dài các đoạn ống thẳng không kể 2m ống mềm (thẳng đứng hoặc
nằm ngang): l = 5 m, ltđ = 2m
Do đó: L = 7 m
Để đảm bảo tính chính xác của chiều dài đường ống đo đạc trong thực tế có khả
năng lớn hơn ta sẽ lấy thêm hệ số dự trữ là: c = 1,15
 Vậy: Lhút = 1,15 x 7 =8,05 m
 Kiểm nghiệm vận tốc Vkk
 Tính Vkk :

= 7,25 m/s
Vận tốc Vkk= 7,25 m/s < 15 m/s đã đủ thoả mãn cho việc vận chuyển. Như vậy, vận
tốc vận chuyển vât liệu trong đường ống Vkk chọn ban đầu là thỏa mãn.


Tính toán trở lực đường ống.
 Để thắng các trở lực trong quá trình vận chuyển trấu trong đường ống. Áp suất
quạt được tính theo:
p = pt + pđ + pc
 Trong đó:
 p - áp suất toàn phần;
 pt - áp suất tĩnh tính bao gồm cả phần hút và phần đẩy;
 pđ - áp suất động, tính chung cho toàn hệ thống;
 pc - tổng trở lực cục bộ;
 Áp suất tĩnh:
pt =  . kk . g . h
 Trong đó:
 h = 2 m, độ cao vận chuyển (tính tổng cộng);
 g = 9,81m/s2, gia tốc trọng trường;
 kk = 1,2kg/m3, khối lượng riêng của không khí;
 thay vào tìm được pt = 2 x 1,2 x 9,81 x 2 = 47 N/m2
 Áp suất động:

Trong đó:
 kk = 1,2kg/m3;
 Vkk = 25m/s;
 Hệ số K’ phụ thuộc vào vận tốc làm việc của không khí,
 Với Vkk = 15m/s; K’ = 0,58.
pc = 82,5 N/m2
 Vậy tổng trở lực của toàn bộ hệ thống vận chuyển là :
 p = 47+33,6+82,5 = 163,1 N/ m2
Dựa vào lưu lượng của không khí vận chuyển trấu, và tổng trở lực của hệ thống .
Ta tra đồ thị đặc tuyến của quạt ly tâm ta được :
 Hiệu suất động cơ :  = 0,7
 Vận tốc góc  = 80 vòng/ phút
 Tốc độ vòng của cánh guồng : 16,8 m/s
Xác định được số vòng quay của quạt là :

Công suất trên trục của quạt :

Công suất động cơ điện chạy quạt là :

Trong đó :
td hiệu suất của bộ truyền. chọn td = 0,8
 hệ số dự phòng của quạt.  = 1,3
Ta sẽ chọn động cơ 2 Hp
VẬN HÀNH LÒ HƠI
Nhiệm vụ chủ yếu khi vận hành lò hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy, an toàn của
lò hơi trong một thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao nhất khi sản xuất đủ
lượng hơi yêu cầu và tuân thủ đồ thị phụ tải. Việc vận hành lò hơi phải đúng quy
trình vận hành. Trong quá trình vận hành cho biết các thông số của hơi, nước, khói
và không khí ở công suất định mức, công suất tối thiểu, tối đa, trung gian và độ
chênh lệch cho phép của các thông số ấy.
Chế độ làm việc của lò hơi được đặc trưng bởi giá trị của phụ tải và tổ hợp các
thông số xác định mức độ kinh tế của quá trình sản xuất hơi.
Chế độ làm việc ổn định là chế độ mà giá trị của mọi thông số xác định sự làm việc
của lò hơi không thay đổi trong một thời gian dài. Tuy nhiên trong chế độ làm việc
ổn định vẫn cho phép các thông số có sự chênh lệch ít nhiều so với giá trị trung
bình vì có sự thay đổi nhiệt lượng sinh ra trong buồng lửa, lượng không khí cấp
vào lò.
Chế độ làm việc thay đổi là chế độ mà lò hơi làm việc với các công suất hơi của lò
khác nhau. Do công suất của lò phải thay đổi phù hợp với phụ tải của hộ tiêu thụ.
Quá trình quá độ hay không ổn định là quá trình mà khi chuyển từ một chế độ ổn
định này sang chế độ ổn định khác thì các thông số làm việc của nó cũng thay đổi
từ giá trị ổn định lúc đầu sang giá trị ổn định lúc sau.
Các công việc khi vận hành lò hơi bao gồm : chuẩn bị và khởi động lò hơi vào làm
việc; trông coi, điều khiển và điều chỉnh sự làm việc của lò hơi khi vận hành bình
thường; ngừng lò, bảo quản và bảo dưỡng lò hơi trong thời gian lò ngừng làm việc
BẢNG CÁC KÝ HIỆU
a0 – độ đen của buồng đốt n – số ống
Btt – Lượng tiêu hao nhiên liệu tính v – thể tích, m3
toán, kg/h Vbl – thể tích buồng lửa, m3
cp1 – Nhiệt dung riêng đẳng áp, kJ/ S – bước ống, m
kg.độ Q – Nhiệt lượng , kJ/kg
D - Sản lượng lò hơi, tấn /h  - khối lượng riêng , kg/m3
d – Đường kính, m  - Chiều dày, m
Fv – diện tích tiếp nhiệt, m2  - Hệ số dẫn nhiệt, W/m.0 K
G – Lưu lượng khối lượng, Kg/s  - Độ nhớt động học, m2 /s
H – Chiều cao, m  - Độ dày của dàn ống
Hb – Bề mặt hấp thụ bức xạ, m2  - tốc độ, m/s
qv – Nhiệt thế thể tích buồng lửa,  - Hiệu suất lò hơi, %
kW/m3 Re – tiêu chuẩn Reynolds
qr – Nhiệt thế diện tích tiết diện ngang Nu – Tiêu chuẩn Nusselt
của buồng lửa, kW/m2 Pr – Tiêu chuẩn Prandtl
Qtlv – Nhiệt trị thấp của nhiên liệu, kJ/  - lượng không khí lọt vào buồng lửa,
kg
 - hệ số không khí thừa
I – Entanpi, kJ/kg
x – hệ số góc dàn ống
k – Hệ số truyền nhiệt ,W/m2.K
Rgh - là diện tích mặt ghi có lớp nhiên
L - độ dài, m
liệu đang cháy, m2

You might also like