You are on page 1of 13

-Lại Văn Tâm

-Nguyễn Văn Thuận


-Nguyễn Đình Thực

Đề cương

- Giới thiệu công trình: mô tả số lượng phòng và công năng sử dụng


- Xác định nhu cầu tiêu thụ nhiệt của hệ thống và phân tích lựa chọn
phương án cấp nhiệt
- Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên lý cấp nhiệt cho công trình: sử dụng
Autocad
- Tính nhiệt và tính chọn các thiết bị chính trong công trình.
- Bố trí mạng nhiệt và tính toán bù giãn nở
- Tính toán thuỷ lực mạng nhiệt

Tổng quan về khách sạn Nikko Hà Nội (Du Parc Hà Nội)


- 16 tầng
- 260 phòng
+ 2 phòng president suite 123m2
+ 10 phòng Consecutive suite 75m2
+ 21 phòng Park view delux 48m2
+ 180 phòng superior ( or deluxe) 36m2
+ 36 phòng nikko floor 36m2
+ 11 phòng corner 34m2

- Dịch vụ giặt ủi
- Dịch vụ spa, xông hơi, vật lý trị liệu
- Dịch vụ ăn uống : 3 nhà hàng
- Bể sục sauna
- Hồ bơi ngoài trời

Tiêu chuẩn sử dụng nhiệt năng

- Nhiệt độ nước lạnh : 20 o C


- Nhiệt độ nước sử dụng : 40 độ C
- Nhiệt độ nước nóng cấp đến các phòng : 80 độ C
- Lượng nước 1 phòng sử dụng trong giờ cao điểm : 200l/giờ
- Số phòng đồng thời được thuê : 75%
- Số phòng đồng thời sử dụng nước trong cùng một thời điểm : 80%
- Bể bơi dung tích : 150 m3
- Nhiệt độ nước bể bơi : 30 độ C
- Hệ số tổn thất nhiệt bể bơi : 1,1

- Dịch vụ spa, xông hơi : 30kg hơi/giờ


- Dịch vụ ăn uống : 20kg hơi/giờ/1 nhà hàng
- Dịch vụ giặt, ủi : 40kg hơi/ giờ

Tổng quan về lò hơi


Lò hơi đốt than

Hình 2.1: Hình minh họa của lò hơi


Nguyên lý chung Lò hơi đốt than:
Không khí cùng bột than phun vào buồng lửa qua vòi phun (3) và cháy,
truyền nhiệt lượng cho các dàn ống bố trí xung quanh buồng đốt (1).
Nước trong dàn ống sinh hơi (2) được đốt nóng, sôi và sinh hơi. Hỗn hợp
hơi nước sinh ra được đưa lên bao hơi (5). Bao hơi dùng để tách hơi ra
khỏi nước. Khối lượng riêng của hơi nhỏ hơn nước làm bay hơi lên.
Phần nước chưa bốc hơi có trong bao hơi được đưa trở lại dàn ống, qua
các ống xuống bố trí ngoài tường lò, có trọng lượng riêng lớn hơn hỗn
hợp hơi nước ở trong các dàn (vì không được hấp thu nhiệt) tạo nên độ
chênh trọng lượng cột nước. Do đó môi chất chuyển động tuần hoàn tự
nhiên trong một chu trình kín. Hơi ra khỏi bao hơi được chuyển tới bộ
phận quá nhiệt để tạo thành hơi quá nhiệt, cónhiệt độ cao. Khói thoát
khỏi bộ phận quá nhiệt, nhiệt độ còn cao, do đó bố trí bộ phận hâm
nước và bộ phận sấy không khí để tận dụng nhiệt thừa của khói.
Lò hơi đốt than thủ công

Hình 2.2: Lò hơi đốt than thủ công


Đây là loại lò hơi đơn giản nhất , lâu đời nhất ,đốt nhiên liệu rắn .Thông
thường loại lò hơi này gồm các bộ phận chính như sau: bao hơi (1) chứa
nước , hơi và cũng là bề mặt truyền nhiệt ; van hơi (2) để đóng mở va
điều chỉnh lượng hơi cung cấp ra ; van nước cấp (3) để đốn mở điều
chỉnh lượng nước đưa vào lò hơi ; ghi lò (4) được lắp cố định ,có nhiệm
vụ đỡ nhiên kiệu không bị rơi lọt, cho gió cấp một đi qua để đốt cháy
nhiên liệu và thải tro xỉ ; buồng lửa (5) là không gian để cháy các chất khí
và các hạt nhiên liệu nhỏ bay theo khói ; hộp tro xỉ (6) cũng là buồng cấp
gió ; của gió (7) cũng là cửa lấy tro xỉ ; cửa cấp nhiên liệu (8) có thể đóng
mở cấp nhiên liệu và ống khói(9) tạo thành sức hút để thải ra ngoài sản
phẩm cháy cùng một ít tro xỉ bay theo.
Lò hơi đốt than ghi xích

Hình 2.3: Lò hơi đốt than ghi xích


Đây là loại lò hơi thường có công suất nhỏ hoặc trung bình , gồm các bộ
phận chủ yếu sau : bao hơi (1) chứa hơi , một phần nước và không còn
làm nhiệm vụ bề mặt sinh hơi chính nữa ; van hơi chính (2) ; đường
nước cấp (3) ; ghi lò (4) có dạng một cái xích làm nhiệm vụ cấp nhiên liệu
rắn , cho gió cấp một đi qua để đốt cháy nhiên liệu và thải tro xỉ ra
ngoài ; buồng lửa (5) ; hộp tro xỉ (6) để chứa nhiên liệu và tro xỉ lọt ra
ngoài ; hộp gió (7) để cung cấp gió cấp một đi qua ghi cho lớp nhiên liệu
trên ghi;phễu than (8) để đựng và rot nhiên liệu xuống một đầu của ghi
xích ; ống khói (9) để thải sản phẩm cháy ra ngoài ; bboj sấy không khi
(10) để đốt nóng không khí trước khi đưa vào buồng lửa ; quạt gió (11)
để đưa gió vào ; quạt khói (12) tạo sức hút để thải sản phẩm cháy ra ; bộ
hâm nước(13) để đốt nóng nước trước khi được bơm nước (13a)đưa
vào lò ; dàn ống nước xuống (14) ;ống góp dưới (15) ;dàn ống nước lên
(16); dẫy pheston (17) cùng với bao hơi tạo thành vòng tuần hoàn tự
nhiên của nước và hơi ; và bộ phận quá nhiệt (18) để đưa bão hòa
chuyển thành hơi quá nhiệt cung cấp cho bộ tiêu dung.

Lò đốt than phun

Hình 2.4: Lò đốt than phun


Đây là loại lò hơi được sử dụng với công suất trung bình và lớn, có thể
đốt nhiên liệu rắn nghiền thành bột, nhiên liệu lỏng phun thành hạt hoặc
nhiên liệu khí. Lò hơi đốt phun thường gồm có các bộ phận sau: bao hơi
(1); van hơi chính (2); đường nước cấp (3); vòi phun nhiên liệu (4);
buồng lửa (5)c; là không gian để đốt cháy tất cả nhiên liệu phun vào lò;
phễu tro lạnh (6) để là ngội các hạt tro xỉ trước khi thải ra ngaoif trong
trường hợp thải xỉ khô; giếng xỉ (7) để hứng tất cả xỉ thải ra ngoài; bơm
cáp nước (8); ống khói (9); bộ sấy không khí (10); quạt gió (11); quạt khói
(12); bộ hâm nước (13); dàn ống nước xuống (14); dàn ống nước lên
(15); dãy pheston (17); và bộ qua nhiệt (18)
Lò hơi đốt tầng sôi

Hình 2.5: Lò hơi đốt tầng sôi


Lò hơi tầng sôi 
Là một trong những công nghệ, sản phẩm tân tiến hiện nay giúp người
dùng hạn chế được vấn đề tiêu hao năng lượng. Lò hơi tầng sôi có thể
đốt kiệt nhiều loại nhiên liệu rắn có đặc tính khác nhau, kích thước
tương đối thô thông thường dưới 10 mm. Nhiệt lượng cao do vậy tăng
hiệu suất cháy cũng như công suất trong quá trình sử dụng.
Theo nghiên cứu lò hơi đa tầng sôi giảm được nhiều khí thải độc hại
như: NOx giảm trên 30% so với lò than phun, có thể khử được SOx khi
đưa đá vôi vào buồng đốt.
Tuy nhiên, lò hơi tầng sôi thường xuất hiện hiện tượng mài mòn bề mặt
truyền nhiệt lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho hệ thống gió cấp 1 làm
mát.
_ Nguyên lý: Nhiên liệu sau khi sơ chế được đưa vào buồng lửa, gió cấp 1
được cấp vào từ phía dưới buồng đốt làm nhiệm vụ tạo lớp sôi. Tiếp đến
gió cấp 2 được cấp vào buồng lửa ở một độ cao nhất định. Các hạt nhiên
liệu chuyển động lên xuống trong buồng lửa và cháy cùng với hệ thống
gió luân chuyển giúp nhiên liệu cháy hết, tránh hiện tượng tiêu tốn
nhiên liệu.
Khi cháy gần hết thì nhiên liệu tạo xỉ và bụi, có trọng lượng nhẹ nên bay
theo khói ra khỏi buồng lửa. Tuy nhiên hỗn hợp này lại trải qua quá trình
phân ly hạt than lắng lại và được đưa trở về buồng lửa tiếp tục quá trình
cháy cho đến khi cạn kiệt thì thôi.
Trong quá trình cháy, người thợ tiến hành cho đá vôi trong buồng lửa để
khử lưu huỳnh phát sinh trong quá trình cháy.
Phân bổ lượng nhiệt tuần hoàn theo từng ngưỡng nhiệt cụ thể như:
800-900℃ được cấp cho các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không
khí, ... Khói thải ra dưới 200℃ cũng được tận dụng để lọc tro xỉ bay theo
khói trước khi đi qua ống khói vào môi trường.
Lò hơi đốt dầu

Hình 2.6: Lò hơi đốt dầu


Nguyên lý hoạt động chung lò hơi đốt dầu:
Nước cấp cho bồn chứa phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, được bơm
hút về và đẩy vào lò hơi. Bộ phận cung cấp nhiệt được đốt bằng dầu
mazut (có thể nhiên liệu khác) và nguồn nhiệt đạt được đến khoảng
1600 - 2200℃. Với mô hình thiết bị như trên, khói lò sau khi đi qua 3
pass và ra khỏi lò nhiệt độ hạ xuống còn 900 - 1300℃ (Hình vẽ bên
dưới). Hơi được cung cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt và sau khi ra
khỏi các thiết bị này sẽ bị ngưng tụ thành lỏng và quay trở lại bồn chứa
nước cấp cho lò hơi.

Hình 2.7: Cấu tạo lò hơi đốt dầu

Lò hơi đốt dầu dạng đứng


Hình 2.8: Lò hơi đốt dầu dạng đứng
Nồi hơi đốt dầu dạng đứng có thiết kế dạng hình trụ, được đặt thẳng
đứng khi vận hành. Đây là lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu đốt và khí gas
được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp...,có nhiệm vụ
chính là sinh hơi hỗ trợ các quá trình sản xuất, sấy, chế biến nông sản,
thủy sản, sấy gỗ...Các loại dầu đốt thường được dùng là dầu DO, FO và
khí gas...

Một số đặc điểm khác của nồi hơi đốt dầu dạng đứng: 
- Hiệu suất cao, tự động hóa hoàn toàn, diện tích lắp đặt nhỏ gọn.
- Thiết kế nhỏ gọn 
- Thân lò hơi được sản xuất bằng vật liệu thép cao cấp chịu áp lực
A515Gr60, có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét và chịu được nhiệt độ, áp
suất cao
- Ống sinh hơi được chế tạo bằng vật liệu thép chịu áp lực C20F51x3
- Thân nồi hơi đốt dầu dạng đứng được trang bị một lớp vật tư bảo
ôn, cách nhiệt tiêu chuẩn là bông khoáng và bông thủy tinh, bên ngoài
nồi hơi được bọc thêm một lớp inox sáng bóng để tạo tính thẩm mỹ cho
thiết bị
- Năng suất sinh hơi rất lớn, có thể đạt 1000kg/h 
- Vận hành theo cơ chế tự động hóa hoàn toàn nhờ bộ điều khiển đa
năng 
- Áp suất vận hành tối đa lên đến 8 kg/cm2 
Lò hơi đốt dầu dạng nằm

Hình 2.9: Lò hơi đốt dầu dạng nằm


Đặc điểm:
- Năng suất sinh hơi: 1 tấn/h đến 15 tấn/h.
- Áp suất làm việc: đến 16 bar.
- Chế độ vận hành: Hoàn toàn tự động.
- Nhiên liệu đốt: dầu FO, FO
- Ưu điểm: Vận hành an toàn đơn giản, hiệu suất nhiệt cao. Đảm bảo
duy trì cung cấp hơi với áp suất và lưu lượng chính xác.
Lò hơi đốt GAS
Về nguyên lý hoạt động thì lò hơi đốt gas cũng không khác nhiều so với
lò hơi đốt dầu. Phần khác biệt quan trọng nhất giữa hai lò hơi đó là phần
đầu đốt.
Cấu tạo than của lò gồm có 4 phần chính: ống là, ống lửa, 3 pass và hộp
khói ướt. Dung tích cối xay của lò hơi đốt gas tương đối lớn được làm từ
nhựa ABS cao cấp có khả năng chịu nhiệt đến 250 oC.

Hình 2.10: Lò hơi đốt gas

Một số ưu điểm của lò:


- Chi phí nhiên liệu rẻ, tiết kiệm năng lượng. Hiệu suất cao. Sản lượng
hơi ổn định, chất lượng tốt.
- An toàn khi vận hành. Không có khói bụi khi hoạt động.
- Diện tích truyền nhiệt lớn, tiêu hao nhiên liệu thấp. Ống lửa đường
kính nhỏ. Hàn tự động bằng que hàn chịu nhiệt và áp lực cao.
Bơm nhiệt
Một phương án khác là sử dụng bơm nhiệt cho hệ thống cung cấp nhiệt
tạo nước nóng cho khu chung cư. Khác với sử dụng năng lượng mặt trời
để cung cấp nước nóng, bơm nhiệt hoạt động ổn định, chủ động, chịu
ảnh hưởng ít hơn của thời tiết. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường khá
cao như ở nước ta, bơm nhiệt lại càng phát huy được hiệu quả do tránh
được hiện tượng bám băng, tuyết ở dàn lạnh như ở các nước ôn đới. Vì
vậy, trong 10 năm trở lại đây, công nghệ bơm nhiệt sản xuất nước nóng
ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng ứng dụng theo định
hướng: Tăng nhiệt độ đầu ra của nước nóng, hạn chế hiện tượng đóng
băng, tuyết ở dàn lạnh (nếu có), mở rộng phạm vi ứng dụng và tiếp tục
nâng cao hiệu quả năng lượng.

Hình 2.10 Chu trình bơm nhiệt


Bơm nhiệt bao gồm 4 bộ phận chính: máy nén (Compressor), máy ngưng
tụ (Heat Exchanger), dàn bay hơi (Evaporator) và van giảm áp (Valve) nối
với nhau tạo thành một vòng kín. Môi chất được nén lên nhiệt độ và áp
suất cao sau đó được đưa vào máy ngưng tụ, trao đổi nhiệt với nước để
gia nhiệt cho nước. Sau đó môi chất được đưa vào van giảm áp để
chuyển pha từ lỏng sang hơi bão hòa và được qua máy sấy để gia nhiệt
sơ bộ trước khi vào máy nén lặp lại chu trình.
Ưu điểm của bơm nhiệt:
• Tiết kiệm điện năng: Khi cung cấp cùng một lượng nước nóng, bơm
nhiệt chỉ sử dụng ¼ năng lượng điện so với các bình nước nóng.
• Có thể hoạt động liên tục, tạo ra nước nóng liên tục và không phụ
thuộc yếu tố thời tiết.
• Độ an toàn, độ bền cao: bơm nhiệt được chế tạo từ vật liệu cao cấp,
có khả năng chống chịu tốt.
• Có thể ứng dụng trong nhiều mục đích: nhà máy, trường học, bệnh
viện, khách sạn, chế biến, nuôi trồng, …
Nhược điểm của bơm nhiệt:
• Có thể gây ra tiếng ồn do sự hoạt động của máy nén và máy sấy.
• Do là thiết bị hiện đại, được chế tạo từ vật liệu cao cấp nên giá thành
cho một hệ thống dùng bơm nhiệt rất cao, thậm chí cao hơn cả năng
lượng mặt trời nên hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi cho các tòa
nhà, khu chung cư bình dân.
Do giá thành còn khá cao nên bơm nhiệt chưa được ứng dụng rộng rãi
cho các khu dân cư.

You might also like