You are on page 1of 14

Câu hỏi ôn tập QT&TB TN

CHƯƠNG: CÔ ĐẶC

Câu 1 : . Nguyên tắc và điều kiện cô đặc nhiều nồi


Nồi 1 được đun bằng hơi đốt, hơi thứ của nồi 1 làm hơi đốt cho nồi 2, hơi

thứ của nồi 2 làm hơi đốt cho nồi 3,... hơi thứ nồi cuối cùng vào thiết bị

ngưng tụ.

- Dung dịch đi từ nồi nọ sang nồi kia, qua mỗi nồi đều được bốc hơi một

phần nên nồng độ tăng dần.

b. Điều kiện

Trong mỗi nồi phải có chênh lệch nhiệt độ giữa hơi đốt và dung dịch sôi

hay là phải có sự chênh lệch áp suất giữa hơi đốt và hơi thứ trong các nồi.

Nghĩa là áp suất làm việc trong các nồi phải giảm dần vì hơi thứ của nồi

trước làm hơi đốt cho nồi sau.

Câu 2 :
 Lượng hơi đốt được sử dụng tất cả là:
(i '  C .tc ) Gđ Cđ (tc  t đ )  Qcđ Qtt
D W   (3.14)
i  C. i  C. i  C.

D1 D2 D3

D1: chi phí hơi đốt để bốc hơi thực sự.

D2: chi phí hơi đốt để thay đổi nhiệt hàm dung dịch.

D3: chi phí hơi đốt để bù trừ tổn thất nhiệt ra môi trường
D3
(   : tỷ lệ tổn thất hơi đốt).
D

Từ phương trình (3.14) ta rút ra kết luận sau:

1/ Muốn giảm lượng tiêu hao hơi đốt ta cần đun nóng dung dịch đến nhiệt độ

sôi tc trước khi vào nồi cô đặc (tđ = tc) bằng thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài.

Như vậy sẽ giảm chi phí năng lượng (vì hơi dùng để đun nóng dung dịch có

thể dùng hơi phụ).

2/ Muốn giảm lượng hơi đốt tiêu hao ta phải cách nhiệt tốt bề mặt ngoài của

thiết bị cô đặc và đường ống dẫn.

Câu 3 : sơ đồ ưu nhược điểm của hệ thống cô đặc nhiều nồi


xuôi chiều, ngược chiều.
 Ưu nhược điểm của hệ thống cô đặc nhiều nồi xuôi
chiều:
Ưu điểm:

- Dung dịch tự di chuyển từ nồi trước ra nồi sau nhờ chênh lệch áp suất giữa

các nồi.

- Do nhiệt độ sôi của nồi trước lớn hơn nồi sau, do đó, dung dịch đi vào mỗi

nồi (trừ nồi đầu) đều có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, kết quả là dung dịch

sẽ được làm lạnh đi và lượng nhiệt này sẽ làm bốc hơi thêm một lượng nước

gọi là quá trình tự bốc hơi.

Nhược điểm:
Nhiệt độ các nồi sau thấp dần, nhưng nồng độ lại tăng dần làm cho độ nhớt

của dung dịch tăng nhanh, dễ xảy ra hiện tượng đóng cặn (tạo lớp cao), kết

quả là hệ số truyền nhiệt giảm từ nồi đầu đến nồi cuối.

 Ưu nhược điểm của hệ thống cô đặc nhiều nồi ngược


chiều:
Ưu điểm:

- Khi cô đặc ngược chiều thì dung dịch có nồng độ cao sẽ được lấy ra ở nồi

đầu, ở đó nhiệt độ là lớn nhất, do đó độ nhớt không tăng mấy, ít đóng cặn.

Kết quả là hệ số truyền nhiệt trong các nồi hầu như không giảm mấy.

- Lượng nước bốc hơi ở nồi cuối sẽ nhỏ hơn khi cô đặc xuôi chiều (vì tại nồi

này có nhiệt độ thấp), do đó lượng nước dùng để làm ngưng tụ hơi trong

thiết bị ngưng tụ sẽ nhỏ hơn.

Khuyết điểm:

Khuyết điểm chính của cô đặc ngược chiều là phải có bơm để vận chuyển

dung dịch.

Câu 4: phân loại thiết bị cô đặc


Người ta có thể phân loại thiết bị cô đặc theo:
 Nguyên lí làm việc: thiết bị làm việc gián đoạn; làm việc liên tục
 Theo áp suất làm việc bên trong thiết bị: áp suất dư; áp suất khí quyển;
áp suất chân không.
 Theo phương pháp cấp nhiệt: thiết bị dùng hơi nước (thường được sử
dụng nhiều hơn cả); thiết bị dùng nước nóng, dầu nóng; thiết bị dùng
điện; thiết bị dùng khói của phản ứng cháy.
Theo cấu tạo thiết bị: thiết bị có buồng đốt là giàn ống đứng, nằm ngang, nằm
nghiêng; buồng đốt treo.

Câu 5 : . Yêu cầu về thiết bị

 Cấu tạo chung:


Thiết bị cô đặc thường có ba bộ phận chính như sau:
- Bộ phận truyền nhiệt (buồng đốt).
- Không gian để phân ly (buồng bốc để phân ly lỏng - hơi).
- Bộ phận phân ly (thu hồi các hạt dung dịch bị hơi thứ mang theo, làm
sạch hơi thứ cấp để tránh hiện tượng bám cặn cho bộ phân truyền nhiệt
sau).
 Yêu cầu về thiết bị:
- Thích ứng với tính chất đặc biệt của dung dịch: độ nhớt, tính dễ bị trào,
tính ăn mòn kim loại, dễ kết tinh, ...
- Đảm bảo theo yêu cầu sản phẩm: chất lượng, nồng độ, ...
- Khả năng truyền nhiệt lớn, phân bố đều.
- Tách hơi thứ tốt, đảm bảo hơi thứ sạch.
- Đảm bảo tách khí không ngưng tốt.
- Dễ dàng vệ sinh các ống truyền nhiệt.

Câu 6 : Mục đích và phạm vi sử dụng thiết bị cô đặc

1. Mục đích
Cô đặc nhằm mục đích chuẩn bị sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, để chế biến
hoặc mục đích tăng thời gian bảo quản.
2. Phạm vi sử dụng
- Trong sản xuất đường, mì chính.
- Trong công nghiệp chế biến sữa.
- Trong sản xuất đồ hộp, rau quả, ...
- Trong công nghệ sản xuất muối khoáng, phân bón, các hợp chất vô cơ
cơ bản, ...
Câu 7 : các loại thiết bị cô đặc
1) Thiết bị cô đặc dung dịch tuần hoàn tự nhiên

a. Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn ở tâm (Hình 3.11)


Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa và làm sạch
Nhược điểm: Vận tốc tuần hoàn bị giảm vì ống tuần hoàn cũng bị đốt nóng.

Khi làm việc dung dịch ở trong ống truyền nhiệt sôi tạo thành hỗn hợp hơi
– lỏng có khối lượng riêng giảm đi và bị đẩy từ dưới lên trên miệng ống. Dung
dịch trong ống tuần hoàn có thể tích theo một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn
so với ống truyền nhiệt do đó lượng hơi tạo ra ít hơn nên có khối lượng riêng lớn
hơn trong ống truyền nhiệt, sẽ bị đẩy xuống dưới. Vận tốc tuần hoàn càng lớn thì
hệ số cấp nhiệt phía dung dịch càng tăng và quá trình đóng cặn trên bề mặt truyền
nhiệt được giảm đi. Bộ phận tách bọt dùng để tách các giọt lỏng do hơi thứ mang
theo.
b. Thiết bị cô đặc phòng đốt treo (Hình 3.12)

Khoảng trống vành khăn ở giữa phòng đốt và vỏ đóng vai trò ống tuần
hoàn. Phòng đốt có thể lấy ra ngoài khi cần sửa chữa hoặc làm sạch. Khuyết điểm
của thiết bị này là cấu tạo phức tạp, kích thước lớn do có khoảng trống hình vành
khăn.
Vận tốc tuần hoàn của loại có ống tuần hoàn ở tâm thường không quá 1,5
m/s, của loại phòng đốt treo lớn hơn vì vỏ ngoài không bị đốt nóng.
c. Thiết bị cô đặc phòng đốt ngoài kiểu nằm ngang (Hình 3.14)

Loại nằm ngang có ống truyền nhiệt chữ U. Dung dịch ở nhánh dưới
của ống truyền nhiệt chuyển động từ trái qua phải, còn ở nhánh trên thì từ
phải qua trái. Loại này có vận tốc tuần hoàn lớn hơn loại ống trung tâm và
phòng đốt treo, dễ dàng tháo phòng đốt để sửa chữa và làm sạch.
d. Thiết bị cô đặc phòng đốt ngoài kiểu đứng (Hình 3.18

Dung dịch đi vào phòng đốt 1 được đun sôi tạo thành hỗn hợp lỏng hơi đi
qua ống 5 vào phòng bốc hơi, ở đây hơi thứ được tách ra đi lên phía trên , dung
dịch còn lại đi về phòng đốt 1 theo ống tuần hoàn 3. Các ống truyền nhiệt có thể
làm dài (đến 7m) nên cường độ tuần hoàn lớn, do đó cường độ bốc hơi lớn. Đôi
khi người ta ghép vài phòng đốt vào một buồng bốc hơi để đảm bảo thiết bị vẫn
làm việc liên tục khi cần làm sạch hay sửa chữa.
2) Thiết bị cô đặc dung dịch tuần hoàn cưỡng bức

Dung dịch đưa vào phòng đốt 1 bằng bơm tuần hoàn, dung dịch đặc đi ra ở phần
dưới của phòng bốc hơi, còn phần chính chảy về ống 3 do bơm tuần hoàn hút và
trộn lẫn với dung dịch đầu đi vào phòng đốt.
Khuyết điểm của loại này là tốn năng lượng cho bơm, thường ứng dụng khi cường
độ bay hơi lớn.
CHƯƠNG : QT LẠNH
Câu 1 : Quá trình đun nóng kèm theo sự tăng entropi còn quá trình lạnh kèm theo
sự giảm entropi. Nghĩa là:
Nếu nhiệt truyền từ vật lạnh đến vật nóng thì entropi của vật lạnh sẽ giảm
Q0
một lượng (T2 nhiệt độ của vật lạnh) và entropi của vật nóng sẽ tăng một
T2

Q0
lượng (T1 nhiệt độ của vật nóng). Trong đó sự biến đổi entropi của hệ thống
T1

Q0 Q0
là: S   0
T1 T2

nghĩa là quá trình tự nó không xảy ra được.


Vậy để thực hiện quá trình truyền nhiệt từ vật thể lạnh sang vật thể nóng
cần thiết phải kết hợp với quá trình làm tăng entropi (tiêu hao công) để bù vào sự
giảm entropi.

Câu 2 : Nguyên nhân quá lạnh ,Nguyên nhân quá nhiệt

 Nguyên nhân quá lạnh là do:


- Có bố trí thêm thiết bị quá lạnh lỏng sau thết bị ngưng tụ.
- Thiết bị ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt ngược dòng nên lỏng môi chất
được quá lạnh ngay trong thiết bị ngưng tụ.
- Do lỏng môi chất tỏa nhiệt ra môi trường trên đoạn đường ống từ thiết
bị ngưng tụ đến thiết bị tiết lưu.
 Nguyên nhân quá nhiệt là do:
- Sử dụng van tiết lưu nhiệt, hơi ra khỏi thiết bị bay hơi bao giờ cũng có
một độ quá nhiệt nhất định.
- Do tải nhiệt quá lớn và thiếu lỏng cấp cho thiết bị bay hơi.
- Do tổn thất lạnh trên đường ống từ thiết bị bay hơi đến máy nén.
Câu 3 :
Định luật nhiệt động I được phát biểu như sau: Trong tự nhiên năng lượng
không tự tạo ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể biến đổi từ dạng này
sang dạng khác
Định luật nhiệt động II được phát biểu như sau: Nhiệt không thể truyền từ
vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
Hay: Muốn lấy năng lượng từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ
cao hơn cần phải có năng lượng bên ngoài khác tác động vào.
Từ định luật nhiệt động II ta có:
dq
dS 
T

Câu 3: Phân loại máy lạnh


a. Theo số cấp làm lạnh, có: 1 cấp, 2 cấp, nhiều cấp
b. Theo nguyên tắc làm việc: cơ năng, nhiệt năng
c. Theo tác nhân lạnh: NH3, Freon, CO2, không khí,….
-------

END---------

You might also like