You are on page 1of 20

Chương 1: Các Tính Chất Của Lưu Chất

1. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp không khí (gồm 79%Vol N2 và 21%Vol O2) ở áp
suất chân không 0,6 at (áp suất của dòng khí là 0,4 at), nhiệt độ - 40 oC. Pa = 1 at
2. Xác định độ nhớt của hỗn hợp khí nóng có thành phần thể tích 16% CO2; 5% O2; 79%
N2 ở nhiệt độ 300 oC và áp suất tuyệt đối bằng 1 at.

3. Xác định độ nhớt động học của hỗn hợp lỏng gồm 75% mol O2 và 25% mol N2 ở nhiệt
độ 84 K và áp suất tuyệt đối 1 at. Cho:
- Độ nhớt của O2 và N2 ở 84 K, 1 at: 23 x 10-6 kps/m2 và 12 x 10-6 kps/m2
(1 kps/m2 = 9,81 Pa s)
- Khối lượng riêng của O2 và N2 lỏng: 1180 kg/m3 và 780 kg/m3
Chương 2: Tĩnh học Lưu Chất
1. Một chất lỏng chứa trong bình có khối lượng riêng 1200 kg/m3. Một áp kế được gắn
vào thành bình chỉ áp suất 0.3 at. Tính chiều cao mức chất lỏng từ mặt thoáng đến điểm
đặt áp kế.
2. Chân không kế trong thiết bị ngưng tụ chỉ 600 mmHg. Áp suất khí quyển pa = 750
mmHg. Tính:
a) Áp suất tuyệt đối trong thiết bị ngưng tụ;
b) Chiều cao cột nước trong baromet của thiết bị ngưng tụ.
3. Nước trong bình kín chịu áp suất tại mặt tự do là p0= 1,06 at.
Xác định:
a) Độ cao của cột nước dâng lên trong ống đo áp (h);
b) Áp suất p0= ? at nếu h = 0,8 m.
Chương 3: Động Học Lưu Chất

1. Dầu chảy trong hai đoạn ống có bán kính r1 và r2 với vận tốc trung bình lần lượt
v1 = 1,5924 m/s và v2 = 6,3694 m/s. Biết r1 = 100 mm, xác định:
a) Lưu lượng dầu chảy trong ống;
b) r2.

2. Đường ống dẫn khí metan ở 30 oC gồm hai đoạn lớn nhỏ nối với nhau như hình vẽ.
Lưu lượng khí trong ống 1700 m3/h. Để đo áp suất ở hai đoạn, áp kế chữ U được dùng
và đoạn ống lớn có áp suất dư là 40 mmH2O. Bỏ qua trở lực ở ống nối, xác định:
a) Vận tốc khí qua hai đoạn ống;
b) Áp suất ở đoạn ống nhỏ và vẽ bổ sung hoàn thiện mực chất lỏng ở áp kế U2.

=200 mm

v =100 mm

h1

U2
U1
3. Một bể chứa hình trụ có đường kính 1 m, bên trong chứa dầu (tỉ trọng 0,8), mực dầu
cao h = 2 m, áp kế chỉ 0,1 at. Ở đáy bể có lỗ tháo dầu ϕ 25. Bỏ qua trở lực, xác định:
a) Vận tốc dầu chảy qua lỗ;
b) Thời gian để tháo hết dầu trong bể.
3. Một bể chứa hình trụ có đường kính 1 m, bên trong chứa dầu (tỉ trọng 0,8), mực dầu
cao h = 2 m, áp kế chỉ 0,1 at. Ở đáy bể có lỗ tháo dầu ϕ 25. Bỏ qua trở lực, xác định:
a) Vận tốc dầu chảy qua lỗ;
b) Thời gian để tháo hết dầu trong bể.

4. Lưu lượng kế Venturi với đường kính d1 = 0,2 m và d2 = 0,1 m được dùng để đo lưu lượng nước
chảy như hình vẽ. Áp kế thủy ngân hình chữ U chỉ giá trị h = 0,3 m. Bỏ qua tổn thất cột áp trong
ống Venturi. Xác định lưu lượng nước chảy trong ống? Cho biết tỉ trọng của thủy ngân là 13,6.
Chương 4: Động Lực Học Lưu Chất
1. Thiết bị hai vỏ có kích thước: đường kính vỏ trong di = 25 x 2 mm và vỏ ngoài
do = 51 x 2,5 mm. Lưu lượng chất lỏng chảy ở không gian giữa hai vỏ Q = 3,73 tấn/h.
Thông số về chất lỏng: khối lượng riêng, ρ = 1150 kg/m3; độ nhớt,  = 1,2 cP. Xác định
chế độ chảy của lưu chất.

2. Đường ống dẫn khí hydrogen có chiều dài l = 1000 m. Tổn thất áp suất tối đa
p = 110 mmH2O. Khối lượng riêng của hydrogen 0,0825 kg/m3. Hệ số ma sát  = 0,03.
Xác định đường kính ống dẫn d để đạt lưu lượng ṁ = 120 kg/h.
Chương 6: Máy Bơm

1. Xác định chiề u cao hút Zh của một máy bơm


có các thông số sau đây:
• Lưu lượ ng, v = 36 m3/h
• Chiề u dài ố ng hút, ℓ = 3,5 m;
• Đường kin ́ h ố ng hút, d = 75 mm
• Hệ số ma sát,  = 0,03
• Tổng hệ số trở lự c cục bộ,  = 6
• Hệ số hiệu chỉnh động năng, = 1
• Áp suấ t chân không vào bơm, pvac = 0,7 at

2. Máy bơm với các thông số : lưu lượ ng, v = 5 ℓ/s; áp suấ t
đầu hút, pvac = 0,4 at; áp suấ t đầu đẩy, Pe = 4 at; hiệu suấ t 
= 85%; đường kin
́ h ố ng hút bằ ng ố ng đẩ y; lưu chấ t là nước;
Tổn thất áp suất do ma sát đường ống và cục bộ là không
đáng kể, tin
́ h công suấ t của bơm và thời gian bơm đầ y bể
chứa có thể tích V = 20 m3, biế t hệ số chứa đầ y  = 90%.
3. Máy bơm dùng để bơm dầu (có tỉ trọng 0,85)
từ bể A có áp suất khí quyển lên bể B. Độ chênh
mức dầu ở hai bể là 10 m. Cho biết:
 Đường kính ống hút và ống đẩy là bằng
nhau;
 Tổn thất áp suất do ma sát trong đường ống
là 3 mH2O;(hoặc nếu tổn thất áp suất dưới
dạng cột áp là 3m, hoặc tổn thất áp suất là 3 mdầu)
 Bơm có công suất 2 kW, lưu lượng 18 m3/h và hiệu suất 90%;
Xác định: áp suất tại bể B?

4. Một máy bơm cho các thông số sau đây:


- Chiều dài đường ống hút: 4m
- Hệ số ma sát: 0,03;  = 1
- Đường kính ống hút và ống đẩy bằng nhau: 75 mm
- Áp suất chân không vào bơm: 0,4 at. Áp suất dư ra khỏi bơm: 3,5at
- Hiệu suất 85%; chiều cao hút: 1m
Tính công suất của bơm?
5. Bơm đặt cách mặt thoáng bể A độ cao hút 4m. Biết áp suất dư cửa ra ở cuối đường ống
đẩy là 2,5at, áp suất chân không cửa vào 0,5at. Đường kính ống hút 100mm, ống đẩy
75mm, chiều dài ống hút 10m, chiều dài ống đẩy 4m,  = 0,03. Hiệu suất 80%, tổng hệ số
trở lực cục bộ trên đường ống hút và ống đẩy lần lượt là 4 và 3, cho  = 1, lưu chất là
nước. Tính công suất bơm?
6. Dung dịch soda (natri cacbonat) từ bể chứa đặt 2
trên mặt đất được bơm vào tháp đệm ở độ cao
h = 16 m (xem hình vẽ). Dung dịch đi qua ống có
đường kính 102 x 3,75 mm; lưu lượng 700 l/phút;
khối lượng riêng 1100 kg/m3; độ nhớt 1,1 cP. Áp suất h

làm việc của tháp trên áp kế là 0,35 at.


Trên ống dẫn có 2 van và 4 chỗ cong 90o, ống dài 25
m, thành nhẵn, hệ số hiệu chỉnh động năng,
 = 1. Tính công suất cần thiết của bơm, biết hiệu 1

suất bơm là 0,6.


7. Đường đặc tuyến bơm:
Bơm ly tâm làm việc với số vòng quay n1 = 1200 vòng/phút có đường đặc tuyến cho
dưới đây.
Bảng 1: n1 = 1200 vòng/phút

Q1 (l/s) 2 4 6 8 10 12

H1 (mH2O) 15 16 15 13 11 8

 (%) 45 65 75 80 75 60

Bơm nước từ bể (A) lên bể (B) đề u thông với khí trời với Z = 8m. Chiề u dài đường ố ng
hút ℓh = 10m, đường kin
́ h ố ng hút dh = 100mm, chiề u dài ố ng đẩ y ℓđ = 30m, đường kin
́ h
ố ng dđ = 75mm, hệ số ma sát  = 0,03, tổ n thấ t cục bộ h = đ = 6, g = 9,81 m/s2,
α = 1.
́ h công suấ t của bơm?
a) Tin
b) Nế u số vòng quay giảm 10% tức là n2 = 1080 vòng/phút thì công suấ t thay đổ i như thế
nào?
8. Nước được nén với áp suất 5 at (giá trị đọc từ áp kế) chảy từ bể A lên bể B có áp suất
khí quyển. Chênh lệch mực nước giữa hai bể là 10 m, tổng chiều dài đường ống là 20
m, đường kính ống 50 mm, hệ số ma sát đường ống là 0,02, tổng hệ số trở lực cục bộ là
5.
a) Xác định lưu lượng nước chảy trong ống?
b) Xác định lưu lượng nước chảy trong ống nếu đặt một bơm có cột áp là 15 mH2O
ở bể A?
Chương 7: Tính tổn thất áp suất trên đường ống
1. Đoạn ống dẫn dầu (tỉ trọng 0,75; độ nhớt động học  = 0,2 St) có chiều dài
l = 200 m, đường kính d = 100 mm. Lưu lượng khối lượng dầu ṁ = 1,7663 kg/s. Bỏ qua
trở lực cục bộ, xác định tổn thất áp suất của đoạn ống.

2. Đoạn ống dẫn nước có thành nhẵn, d1 = 200 mm; d2 = 100 mm; chiều dài quy chiếu
của đoạn ống l = 8 m, như hình vẽ. Nước chảy trong ống ở nhiệt độ 30 oC với lưu lượng
7,85x10-3 m3/s. Tính trở lực của toàn đoạn ống theo đơn vị mmH2O.
Chương 9: Lắng
1. Xác định vận tốc lắng ở 3 chế độ lắng (dòng, quá độ và rối) của hạt rắn có đường kính
1 mm và khối lượng riêng p = 1200 kg/m3 trong nước ở 10 oC và 50 oC.
2. Như bài 1, nhưng thay nước bằng dầu ở 10 oC có độ nhớt 4 P và khối lượng riêng 870
kg/m3.
3. Đường kính của thiết bị lắng hình trụ thay đổi như thế nào ở chế độ lắng dòng khi
đường kính của hạt rắn thay đổi?
4. Xác định vận tốc lắng của bụi chì có dạng không tròn với đường kính tương đương
de = 1 mm trong nước ở 20 oC. Khối lượng riêng của bụi chì ρl = 7560 kg/m3.
5. Buồng lắng trọng lực có chiều rộng 4 m dùng để lắng bụi có kích thước 10 m và có
khối lượng riêng 2500 kg/m3; Không khí có khối lượng riêng là 1,2 kg/m3 và nhiệt độ 25
oC; Năng suất buồng lắng là 1,4 m3/s. Xác định: chiều dài tối thiểu của buồng lắng?
6. Các hạt rắn có kích thước từ 30 m đến 50 m chuyển động vào bể lắng chứa nước với
vận tốc theo phương nằm ngang 0,015 m/s. Biết chiều dài bể lắng 20 m, chiều cao bể lắng
4 m, khối lượng riêng của hạt 2500 kg/m3, khối lượng riêng của nước 100 0kg/m3, độ nhớt
của nước 1 cP. Phương trình Stokes có thể được áp dụng cho quá trình lắng này.
a) Với kích thước này của bể lắng thì có thể lắng được các hạt này không?
b) Nếu cần lắng hết các hạt này thì bể lắng có chiều dài là bao nhiêu?
Chương 10: Lọc

1. Dùng máy lọc khung bản để lọc huyền phù trong 3h thu được lượng nước lọc 6 m3.
Tiến hành thí nghiệm ở cùng áp suất và cùng lớp bã để xác định các hằng số lọc
C = 1,45x10-3 m3/m2 và K = 20,7x10-6 m2/h. Tính diện tích bề mặt lọc của máy lọc khung
bản.
2. Tiến hành thí nghiệm với thiết bị lọc huyền phù ở áp suất không đổi và diện tích bề
mặt lọc là 1 m2, thu được các kết quả sau:
1 l nước lọc mất 2,5 phút
4 l nước lọc mất 16,5 phút
Tính thời gian lọc để thu được 15 l nước lọc với cùng điều kiện và diện tích bề mặt lọc.

3. Hỗn hợp huyền phù có nồng độ pha phân tán là 30 % được lọc ở áp suất không đổi
với máy lọc khung bản. Khối lượng riêng pha phân tán và pha liên tục lần lượt là 1800
kg/m3 và 1000 kg/m3. Sau quá trình lọc, thu được lượng nước lọc là 2,5 m3 và bã có độ
ẩm 50%. Xác định khối lượng huyền phù cần lọc?
4. Hỗn hợp huyền phù có nồng độ pha phân tán là 30 % được lọc ở áp suất không đổi
với máy lọc có diện tích bề mặt lọc là 5 m2. Khối lượng riêng pha phân tán và pha liên
tục lần lượt là 1800 kg/m3 và 1000 kg/m3. Sau thời gian lọc là 2 giờ, thu được bã có độ
ẩm 50%. Xác định khối lượng huyền phù cần lọc? Cho hằng số lọc: C = 1,5 x 10-2 m3/m2
và K = 1 x 10-3 m2/s.
5. Hỗn hợp huyền phù có: thể tích là 5 m3, nồng độ pha phân tán 10%, khối lượng riêng
của pha phân tán và pha liên tục lần lượt là 2000 kg/m3 và 1000 kg/m3; được đem lọc với
áp suất lọc không đổi với các hằng số lọc là C = 1,8 x 10-2 m3/m2 và K = 0,6 x 10-4 m2/s.
Máy lọc có diện tích bề mặt lọc là 10 m2 và bã sau lọc có độ ẩm 40%.
Xác định thể tích bã ẩm thu được và thời gian lọc?
6. Thiết bị lọc khung bản gồm 15 khung, kích thước 0,3 m x 0,3 m dùng để lọc huyền phù
với áp suất không đổi. Biết hệ số lọc C = 3 x 10-3 m3/m2 và K = 2 x 10-4 m2/s; tỉ số giữa thể
tích bã ẩm và thể tích nước lọc là 0,01. Xác định bề dày lớp bã lọc ứng với vận tốc lọc là
0,5 x 10-3 m/s?
Chương 11: Khuấy
1. Một hỗn hợp axit (tỷ trọng 1,6 và độ nhớt 20x10-3
kg/ms) được hòa trộn trong bình khuấy với đường kính
D = 1200 mm, cao H = 1500 mm. Thể tích chứa đầy
bằng 0,75 thể tích bình. Sử dụng cánh khuấy mái chèo
đường kính dk = 0,4 m, số vòng quay n = 210 vòng/ph.
Xác định công suất khuấy.
Chương 12: Trạng Thái Tầng Sôi Của Khối Hạt
1. Lớp hạt silicagel có đường kính tương đương de = 1 mm được chuyển vào trạng thái
tầng sôi bằng dòng không khí nóng 150 oC. Silicagel có khối lượng riêng ρs = 1100 kg/m3
và khối lượng riêng xốp ρv = 660 kg/m3. Tính vận tốc tới hạn của không khí thổi vào lớp
sôi.
2. Khối cát thạch anh hình cầu có khối lượng riêng ρp = 2640 kg/m3, độ xốp  = 0,4. Dùng
không khí ở 20 oC thổi qua khối cát ở tốc độ 1 m/s thì khối cát bắt đầu chuyển vào trạng
thái tầng sôi. Tính đường kính tương đương của khối thạch anh.
Bài tập làm tại lớp # 6
Phần: Trạng Thái Tầng Sôi Của Khối Hạt
Môn học: Các Quá Trình Cơ Học
Nhóm: RZ01
GV: TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Ngày 29/7/2012

1. Lớp hạt silicagel có đường kính tương đương de = 1 mm được chuyển vào trạng thái
tầng sôi bằng dòng không khí nóng 150 oC. Silicagel có khối lượng riêng ρs = 1100 kg/m3
và khối lượng riêng xốp ρv = 660 kg/m3. Tính vận tốc tới hạn của không khí thổi vào lớp
sôi.
2. Khối cát thạch anh hình cầu có khối lượng riêng ρp = 2640 kg/m3, độ xốp  = 0,4. Dùng
không khí ở 20 oC thổi qua khối cát ở tốc độ 1 m/s thì khối cát bắt đầu chuyển vào trạng
thái tầng sôi. Tính đường kính tương đương của khối thạch anh.

You might also like