You are on page 1of 56

182 QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN KHỐI

Tổng hợp đề thi Giữa kỳ & Cuối kỳ (Không đáp án)

Họ & Tên: Tổng hợp bởi Lê Minh Trung – HC17KSTN

MỤC LỤC
Lớp:
GK TRANG CK TRANG CK TRANG

182 7 182 25 141 45


Khoa: 182TP 9 182OI 27 122 49
173 11 181OI 29 121 51
CÁC PHẦN CHÍNH 172 13 172 31 111 55
162 15 172OI 33
Đề thi giữa kỳ
152 17 162 35
Đề thi cuối kỳ
M01 19 152DT 37
M02 21 15101 39
15102 41
143 43

NGUỒN ĐỀ SỬ DỤNG

Đại học Bách Khoa TP.HCM Khoa Kỹ thuật Hóa học Bộ môn Quá trình & Thiết bị

Tài liệu lưu hành nội bộ


Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu bao gồm các đề thi giữa kỳ và cuối kỳ của môn Quá trình và thiết bị truyền khối
(MSMH: CH2051), được tổng hợp từ các đề thi các năm trước.

Nội dung các đề thi trong tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, luyện tập, KHÔNG
MÔ TẢ CHÍNH XÁC ĐỀ THI THỰC TẾ do cấu trúc và nội dung đề thi thay đổi theo từng học
kỳ. Do đó, cần kết hợp việc theo dõi bài giảng trên lớp, dặn dò trước khi thi và chỉ xem bộ tài liệu
này như tài liệu để luyện tập.

Hướng dẫn giải trong tài liệu này (nếu có) đều do các anh/chị sinh viên khóa trước thực hiện,
chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo sự chính xác hoàn toàn và dựa trên các kiến thức
đã được giảng dạy của môn học vào học kỳ 182. Mọi sai sót, khác biệt trong cách giải, kết quả
giữa bài tự làm và hướng dẫn giải trong tài liệu đều nên được kiểm tra kỹ với kiến thức trong sách
cũng như tham khảo ý kiến thầy cô giảng viên nếu cần thiết.

Chúc các bạn thành công !

TP.HCM, Tháng 01 năm 2020

L.M.T

Trang 3
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 4
Phaàn I
Ñeà thi giöõa kyø

Trang 5
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 6
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 182

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm) (L.O.1)

Hãy trình bày về thuyết màng: Các giả thiết cơ bản, cách thiết lập biểu thức toán học, ứng dụng,

những tồn tại và biện pháp khắc phục các vấn đề đó.

Câu 2. (2,5 điểm) (L.O.4)

Hãy cho biết những yêu cầu chung đối với các thiết bị truyền khối. Nêu sơ đồ cấu tạo, nguyên lý

làm việc để đáp ứng các yêu cầu trên, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của tháp đệm.

Câu 3. (5,0 điểm) (L.O.1)

Để làm sạch 90% ammonia từ không khí, người ta cho dòng khí đi ngược chiều với nước trong

tháp đệm ở 25oC và 1 atm. Nước đi vào là nước sạch, đi ra chứa 0,02 kmol NH3/kmol H2O. Dòng

khí đi vào chứa 2,9 vl.% NH3. Hãy xác định:

a) (L.O.3) Lượng nước (m3/h) cần để tách 170 kg/h ammonia từ dòng khí.

b) (L.O.4) Số đơn vị truyền khối của quá trình.

c) (L.O.3, L.O.4) Biết thiết bị có đường kính 500 mm, chứa đệm vòng sứ 50  50  5 mm. Hệ

số truyền khối bằng 0,001 kmol/m2.s.(kmol NH3/kmol không khí). Hãy tính chiều cao lớp

đệm. Các thông số của đệm được trình bày ở trang sau. Biết rằng hệ đệm có hệ số thấm

ướt bằng 0,85. Số liệu cân bằng của hệ ở điều kiện trên được cho trong bảng sau.

Bảng 01. Số liệu cân bằng của hệ ở điều kiện 25oC và 1 atm

X 0 0.005 0.010 0.013 0.015 0.020 0.023

Y* 0 0.0045 0.0102 0.0138 0.0183 0.0273 0.0327

Trang 7
Bảng 02. Thông số của đệm

Bề mặt Đường kính Khối lượng


Kích thước Độ xốp
Tên gọi riêng tương đương, riêng xốp,
mm m3/m3
m2/m3 m kg/m3
Xếp thứ tự

Tấm gỗ gợn sóng, 10 100 0.55 0.0055 210


bước 10  100 mm 20 65 0.68 0.0105 145

50  50  5 110 0.735 0.0067 650

Vòng sứ 80  80  8 80 0.720 0.0090 670

100  100  10 60 0.720 0.0120 670

Đổ lộn xộn

15  15  2 330 0.700 0.0021 690

Vòng sứ 25  25  3 200 0.740 0.0037 530

50  50  5 90 0.785 0.0087 530

10  10  0.5 500 0.880 0.0018 960

Vòng thép 15  15  0.5 350 0.920 0.0026 660

25  25  0.8 200 0.920 0.0042 640

25  25  3 220 0.740 0.0034 610


Vòng sứ có gân
50  50  1 120 0.780 0.0065 520

25  25  0.6 235 0.900 0.0038 525


Vòng thép có gân
50  50  0.1 108 0.900 0.0083 415

Yên ngựa sứ 12,5 460 0.680 0.0015 720

25 260 0.690 0.0027 670


Berla
38 165 0.700 0.0042 670



Trang 8
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 60 phút
Học kỳ: 182 – CNTP

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng đồ thị: y – x, T – x – y của hệ nước – acetic acid và hệ ethanol – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (4,0 điểm)

Một tháp mâm xuyên lỗ được dùng để phân tách hỗn hợp ethanol – nước (15 wt.% ethanol) ở áp

suất thường. Yêu cầu nồng độ sản phẩm đỉnh là 90% wt. ethanol và hiệu suất thu hồi ethanol đạt

95%. Chỉ số hoàn lưu R = 1, 7 Rmin . Hãy xác định:

a) Cân bằng vật chất tổng nếu năng suất nhập liệu là 300 kg/h.

b) Chiều cao của tháp. Biết rằng khoảng cách giữa hai mâm là 0,3 m; bề dày của mâm là

không đáng kể và hiệu suất mâm tổng quát là 0,75.

Câu 2. (6,0 điểm)

Hỗn hợp Acetic acid – Nước được phân tách trong hệ thống chưng cất liên tục ở áp suất thường

bằng tháp mâm chóp bằng dòng nhập liệu có nồng độ 20 wt.% acetic acid ở trạng thái lỏng sôi.

Nồng độ sản phẩm đáy là 90 wt.% acetic acid và hiệu suất thu hồi acid đạt 90%. Giả thiết sản

phẩm đỉnh được ngưng tụ hoàn toàn và dòng hoàn lưu được cấp về đều ở nhiệt độ sôi. Ở nhiệt

độ của tháp, áp suất hơi bão hòa của ethanol và nước lần lượt là 5,98 kPa và 20,8 torr. Hãy xác

định:

a) Cân bằng vật chất tổng nếu năng suất nhập liệu là 100 kg/h và chỉ số hồi lưu là 4.

b) Chiều cao của tháp. Biết rằng độ nhớt dòng nhập liệu là 1,3 cP, khoảng cách giữa hai mâm

là 0,25 m và bề dày của mâm là không đáng kể. Giả thiết rằng hiệu suất mâm tổng quát

được tính ở mâm nhập liệu. Giản đồ hiệu suất mâm tổng quát của tháp chưng cất mâm

chóp được cho ở trang sau.

Trang 9
Hình 1. Giản đồ hiệu suất mâm tổng quát của tháp chưng cất mâm chóp.



Trang 10
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 173

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày: giả thiết, thiết lập biểu thức, ý nghĩa và ứng dụng của thuyết màng. Thuyết màng

có ưu nhược điểm gì ? Để khắc phục nhược điểm của thuyết màng có thể dùng thuyết nào ?

Câu 2. (3,0 điểm)

Các thiết bị truyền khối cần đáp ứng những yêu cầu gì ? Hãy trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên

lý hoạt động của tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền. Nguyên lý hoạt động của tháp như thế

nào để đáp ứng những yêu cầu trên về thiết bị truyền khối ? Để đáp ứng những yêu cầu trên, các

chi tiết bên trong tháp cần có cấu tạo như thế nào ? Hãy trình bày ưu nhược điểm, phạm vi sử

dụng và biện pháp khắc phục nhược điểm của tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cho nước sạch đi ngược chiều với dòng không khí qua khối đệm có đường kính 500 mm, chiều

cao 2000 mm ở cùng điều kiện 30oC, 1 atm. Dòng khí có chứa 2,2 vl.% NH3 và quá trình đã tách

được 95% NH3. Nước đi ra chứa 0,02 kmol NH3/kmol H2O. Hãy trình bày:

a) (1,5 điểm) Phương pháp tính cân bằng vật chất của thiết bị truyền khối có bề mặt tiếp xúc

pha liên tục ngược chiều.

b) (1,5 điểm) Áp dụng phương pháp nêu trong câu a, tính lưu ượng nước (m3/h) đi qua tháp

để thu hồi 160,77 kg/h NH3 từ pha khí.

c) (2,0 điểm) Số đơn vị truyền khối của thiết bị khi nồng độ đầu ra pha lỏng đạt 75% nồng

độ cân bằng.

Biết rằng số liệu cân bằng pha của hệ ở điều kiện đã cho được mô tả trong bảng sau:

X 0 0.005 0.010 0.013 0.015 0.020 0.023

Y* 0 0.0045 0.0102 0.0138 0.0183 0.0273 0.0327



Trang 11
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 12
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 172

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Hãy trình bày thuyết màng về truyền khối: các giả thuyết cơ bản, thiết lập biểu thức tính hệ số

cấp khối, ứng dụng của thuyết màng trong truyền khối; những tồn tại và biện pháp khắc phục

của thuyết này.

Câu 2. (2,5 điểm)

Nêu những yêu cầu chung đối với các thiết bị truyền khối. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt

động của tháp đĩa chóp. Để đáp ứng những yêu cầu trên, các chi tiết bên trong tháp cần có cấu

tạo như thế nào ? Tháp chóp có ưu nhược điểm gì và khắc phục nhược điểm bằng cách nào ?

Tháp được sử dụng trong những trường hợp nào ?

Câu 3. (5,0 điểm)

Amoniac (NH3) được tách từ khí thải bằng nước sạch đi ngược chiều trong tháp đệm ở 1 atm,

25oC. Hàm lượng (%V) của NH3 trong dòng khí vào là 4; khí đi ra là 0,3. Dòng nước đi ra chứa

0,02 kmol NH3 / (kmol H2O). Hãy xác định:

a) Lượng nước (m3/h) cần để tách 113,34 kg/h NH3 từ dòng khí thải ?

b) Số đơn vị truyền khối của lớp đệm. Biết phương trình đường cân bằng là Y* = 0,45X với X

và Y* là nồng độ phần mol tương đối của NH3 đối với khí trơ và dung môi.

c) Chiều cao lớp đệm là bao nhiêu ? Biết hệ số truyền khối tính theo pha khí bằng 0,001 kmol

NH3/m2.s.  = 1); diện tích tiết diện tháp 0,2 m2; bề mặt riêng của đệm 110 m2/m3; độ xốp

đệm 0,753 m3/m3; tháp làm việc ở chế độ màng, hệ số thấm ướt đệm bằng 0,9.



Trang 13
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 14
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 162

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày các chuẩn số đồng dạng được dùng trong truyền khối: Tên gọi, ký hiệu, định nghĩa,

ý nghĩa của các chuẩn số đó.

Câu 2. (2,0 điểm)

Thiết bị truyền khối cần đáp ứng những yêu cầu gì ? Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu

nhược điểm, phạm vi sử dụng của tháp đệm (chêm). Tháp đệm đáp ứng các yêu cầu của thiết bị

truyền khối như thế nào ?

Câu 3. (3,0 điểm)

Cho khí thải có chứa 0,2% mol Chlorine tiếp xúc với dung dịch nước chứa 2,6  10 −3 kmol

Chlorine/m3 ở áp suất 1,013  10 5 Pa ( dd = 1000 kg/m3). Hệ số cấp khối (truyền khối trong một

pha, khi động lực biểu diễn bằng phần mol) của pha khí bằng 1 kmol/m2.h. ( y = 1) và của pha

lỏng bằng 10 kmol/m2.h. ( x = 1) . Hệ số Henry bằng 6,13  10 4 Pa/(kmol/m3). Hãy xác định:

a) Hệ số truyền khối K giữa hai pha tính theo pha lỏng.

b) Nồng độ Chlorine ở hai bên bề mặt phân chia pha.

c) Trở lực truyền khối trong pha lỏng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng trở lực.

Câu 4. (3,0 điểm)

Cho nước chảy thành màng trong ống trụ có đường kính 30 mm, cao 1 m với lưu lượng 1 kg/h

tiếp xúc với không khí đi ngược chiều ở cùng nhiệt độ 20oC, 1 atm. Khi ra khỏi ống thu được 997,5

gam nước. Dòng khí đi vào có độ ẩm là 75%, đi ra có độ ẩm 85,3%. Hãy:

a) Trình bày các phương pháp xác định hệ số cấp khối (hệ số truyền khối trong một pha).

b) Áp dụng một trong các phương pháp nêu trong câu a để xác định hệ số cấp khối của quá

trình bốc hơi nước vào không khí ?

Trang 15
Biết rằng áp suất hơi bão hòa của nước PHo (kPa) phụ thuộc vào nhiệt độ toC theo biểu thức:
2O

2  3991,11 
PHo 2 O = exp 18,5916 −
15  t + 233,84 



Trang 16
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 152

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Trình bày định nghĩa và phân loại, chiều di chuyển chính của cấu tử chính của các quá trình

truyền khối. Nêu ví dụ đối với mỗi quá trình.

Câu 2. (2,5 điểm)

Trình bày về số đơn vị truyền khối: định nghĩa, phương pháp xác định, ứng dụng của số đơn vị

truyền khối và chiều cao của một đơn vị truyền khối.

Câu 3. (2,5 điểm)

Khi một mẫu xà phòng để trong không khí ở nhiệt độ 49oC và áp suất 1 atm, số liệu cân bằng hơi

ẩm giữa không khí và xà phòng như sau:

x, wt.% 0 2,40 3,76 4,76 6,10 7,83 9,90 12,63 15,40 19,02
p, torr 0 9,66 19,20 28,4 37,2 46,4 55,0 63,2 71,9 79,5

Ký hiệu: x là phần trăm khối lượng của hơi nước (ẩm) trong xà phòng; p là áp suất riêng phần của

hơi nước trong không khí.

Cần làm khô xà phòng từ 16,7 đến 4,0 wt.% khối lượng ẩm một cách liên tục trong dòng không

khí ngược chiều có áp suất riêng phần của hơi nước ban đầu là 12 torr. Áp suất và nhiệt độ của

hệ thống được duy trì ở 1 atm và 49oC. Với năng suất nhập liệu 1 kg xà phòng/h, hãy xác định

lượng không khí tối thiểu cần thiết trong một giờ để làm khô xà phòng.

Câu 4. (2,5 điểm)

Cho không khí chứa 6,0 vl.% ammonia ở 25oC, 1 atm tiếp xúc với nước chứa 2,5 wt.% ammonia ở

cùng điều kiện. Hãy xác định:

a) Chiều di chuyển của cấu tử ammonia.

b) Động lực quá trình truyền khối theo mỗi pha.

Trang 17
Biết rằng hệ khí – lỏng trên tuân theo định luật Henry với hằng số Henry của hệ nói trên ở 1 atm

cho trong bảng sau: ( K H là hệ số Henry)

t , oC 0 10 20 40 50 70
K H , MPa 0,427 0,612 0,852 1,546 2,022 3,298



Trang 18
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: (-) M01

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng đồ thị: y – x, T – x – y của hệ ethanol – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 1 trang.
Câu 1. (1,5 điểm)

Đường cân bằng pha cho các quá trình truyền khối là gì ? Vì sao cần phải xác định đường cân bằng

pha ? Xác định đường cân bằng pha như thế nào ?

Câu 2. (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm đường cân bằng vật chất (đường làm việc). Vì sao trong thực tế thường hay sử

dụng quá trình ngược chiều (nghịch dòng) ?

Câu 3. (1,5 điểm)

Trình bày khái niệm về độ bay hơi tương đối. Hãy xác định độ bay hơi tương đối của hỗn hợp ethanol

– nước ở 20oC và nêu ý nghĩa kết quả tính được. Biết rằng ở 20oC, áp suất hơi bão hòa của ethanol và

nước lần lượt là 5,98 kPa và 20,8 torr.

Câu 4. (1,0 điểm)

Khi nào cần thực hiện quá trình chưng cất ở áp suất thấp hoặc áp suất cao ?

Câu 5. (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm, phân loại hỗn hợp đẳng phí và cho 1 ví dụ ở mỗi loại.

Câu 6. (1,0 điểm)

Trình bày định nghĩa, ứng dụng của quá trình hấp thu và tiêu chí lựa chọn dung môi cho quá trình

hấp thu.

Câu 7. (3,0 điểm)

Cho quá trình chưng cất hỗn hợp methanol – nước trong tháp mâm hoạt động liên tục ở áp suất

thường. Năng suất theo nguyên liệu đầu vào là 1 tấn/h ở trạng thái lỏng sôi. Phường trình đường làm

việc (theo nồng độ phân mol) của phần cất là y = 0, 48 x + 0, 48. Tung độ của giao điểm hai đường

làm việc là 0,68. Suất lượng hơi từ đỉnh tháp vào thiết bị ngưng tụ là 38 kmol/h và ngưng tụ hoàn toàn

thành lỏng sôi. Hãy xác định:

a) Suất lượng của các dòng sản phẩm (kg/h) và tỉ lệ thu hồi methanol.

b) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.


Trang 19
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 20
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 45 phút
Học kỳ: (-) M02

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng đồ thị: y – x, T – x – y của hệ acetic acid – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (4,0 điểm)

a) Trình bày định nghĩa, phân loại quá trình truyền khối và nêu một ví dụ cho mỗi quá trình.

b) Thế nào là một quá trình ổn định ? Phân biệt quá trình ổn định và không ổn định.

Câu 2. (6,0 điểm) Sinh viên chọn 1 trong 2 câu sau. Bài làm chọn cả 2 câu sẽ bị loại.

2.1 Bài toán Chưng cất

Tháp chưng cất hỗn hợp acetic acid – nước từ nguyên liệu ban đầu có nồng độ 10% mol acetic

acid cho sản phẩm là dung dịch acetic acid đậm đặc có nồng độ 95% mol acid. Quá trình chưng

cất nhằm thu hồi 90% acid trong nhập liệu. Nhập liệu ở trạng thái lỏng sôi, ngưng tụ hoàn toàn

và hoàn lưu ở điểm sôi. Hãy xác định:

a) Lưu lượng các dòng sản phẩm đỉnh và đáy với lưu lượng nhập liệu là 100 kg/h.

b) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu của tháp chưng cất.

c) Nhiệt tải cho thiết bị ngưng tụ.

Cho biết: Tỉ số hoàn lưu R = 8, nhiệt hóa hơi của nước và acetic acid lần lượt là 2270 kJ/kg và 405

kJ/kg.

2.2 Bài toán Hấp thu

Một thiết bị hấp thụ ammonia từ hỗn hợp khí với lưu lượng hỗn hợp khí vào tháp là 6300 m3/h ở

30oC, áp suất 1,2 at. Nồng độ ammonia trong dòng nhập liệu vào tháp là 8% thể tích, sau khi qua

thiết bị hấp thụ, nồng độ ammonia trong dòng khí giảm xuống còn 1,25% thể tích. Dung môi là

nước sạch ở 30oC. Cho biết lượng dung môi được dùng bằng 1,3 lần lượng dung môi tối thiểu và

thành phần cân bằng của hai pha tuân theo phương trình: Y * = 1, 45 X . Hãy xác định:

a) Lưu lượng dung môi cần sử dụng.

b) Nồng độ pha lỏng khi ra khỏi thiết bị


Trang 21
Trang 22
Phaàn II
Ñeà thi cuoái kyø

Trang 23
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 24
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 120 phút
Học kỳ: 182

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ acetic acid – nước.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm) (L.O.6.1, L.O.6.2)

Hãy trình bày sơ đồ, nguyên lý trích ly lỏng – lỏng nhiều bậc chéo dòng. Tính cân bằng vật chất

và giới hạn của quá trình trên đồ thị tam giác và đồ thị y – x. Trích ly lỏng – lỏng nhiều bậc chéo

dòng có ưu nhược điểm gì ? Làm thế nào để khắc phục nhược điểm ? Phạm vi ứng dụng của

phương pháp này là gì ?

Câu 2. (4,0 điểm)

Để thu được 210 kg/h acetic acid với nồng độ 94% mol, người ta tiến hành nhập lieju cho tháp

chưng cất (tháp đệm) hỗn hợp nước và acetic acid ở nhiệt độ sôi. Hàm lượng của acetic acid trong

dòng nhập liệu là 30% mol. Sản phẩm đỉnh là nước chứa 4% mol acetic acid. Áp suất trong tháp

và áp suất thường. Hãy cho biết:

a) (2 điểm) (L.O.5.5) Định nghĩa, phương pháp xác định và ứng dụng của đại lượng chỉ số

hồi lưu.

b) (1 điểm) (L.O.5.4, L.O.2.3) Xác định lượng acetic acid mất mát theo kg/h.

c) (1 điểm) (L.O.5.6, L.O.2.6) Xác định chiều cao lớp đệm với chỉ số hồi lưu bằng 4, chiều cao

đĩa lý thuyết bằng 0,45 m.

Câu 3. (3,5 điểm)

Để sấy 1,5 kg vật liệu X từ 35% xuống 20% (theo vật liệu khô tuyệt đối) mất 6,19 giờ. Hãy cho

biết:

a) (2 điểm) (L.O.7.7) Định nghĩa, phương pháp xác định và ứng dụng của đại lượng tốc độ

sấy.

b) (1,5 điểm) (L.O.7.7, L.O.7.8) Xác định thời gian để sấy tiếp 1,5 kg vật liệu trên từ 20%

xuống 3%. Biết vật liệu có độ ẩm tới hạn bằng 17%, độ ẩm cân bằng 2% (theo vật liệu khô

tuyệt đối).
Trang 25
Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetic Acid 118,1 2,187 377,1

Nước 100 4,19 2260



Trang 26
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 110 phút
Học kỳ: 182 – OISP

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ nước – acetone.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (3,0 điểm) (L.O.7.2)

Acetic acid được tiến hành trích ly từ 100 kg dung dịch acetic acid 40 wt.% bằng isopropyl ether

trong thiết bị trích ly làm việc giao dòng ở nhiệt độ 20oC. Số liệu cân bằng pha của hệ nước –

acetic acid – isopropyl ether được cho trong bảng bên dưới.

Thành phần cân bằng của các pha tồn tại (tính theo % khối lượng)

Lớp nước Lớp ether

Acetic acid Nước Ether Acetic acid Nước Ether

0,69 98,1 1,2 0,18 0,5 99,3


1,41 97,1 1,5 0,37 0,7 98,9
2,89 95,5 1,6 0,79 0,8 98,4
6,42 91,7 1,9 1,93 1,0 97,1
13,30 84,4 2,3 4,82 1,9 93,3
25,50 71,1 3,4 11,40 3,9 84,7
36,70 58,9 4,4 21,60 6,9 71,5
44,30 45,1 10,6 31,10 10,8 58,1

46,40 37,1 16,5 36,20 15,1 48,7

a) (0,5 điểm) Giới hạn của quá trình trên theo quan điểm kỹ thuật hóa học là gì ? Vì sao ?

b) (1,0 điểm) Hãy xác định lượng dung môi isopropyl ether tối thiểu nếu quá trình trích ly

là một bậc giao dòng và thành phần của pha trích sau trích ly.

c) (1,5 điểm) Hãy xác định khối lượng và thành phần dung môi sử dụng, các pha raffinate

và pha trích nếu nồng độ của acetic acid trong pha raffinate là 10 wt.%. Biểu diễn quá

trình này trên giản đồ tam giác.


Trang 27
Câu 2. (4 điểm) (L.O.5.4)

Một tháp mâm xuyên lỗ được sử dụng để chưng cất hỗn hợp acetone và nước. Nhập liệu vào

tháp là hỗn hợp acetone và nước có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 7 ở điểm sôi. Năng suất nhập liệu

là 1 kmol/h. Sản phẩm đỉnh chứa 5% nước và sản phẩm đáy chứa 1% acetone.

a) (0,5 điểm) Trình bày ảnh hưởng của chỉ số hoàn lưu đến hiệu quả của quá trình và quá

trình vận hành.

b) Hãy xác định:

1. (0,5 điểm) Chỉ số hoàn lưu tối thiểu.

2. (2,0 điểm) Nhiệt tải ở thiết bị ngưng tụ. Biết rằng nhiệt hóa hơi của nước và acetic

acid lần lượt là 2240 và 860 kJ/kg.

3. (1,0 điểm) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu với chỉ số hoàn lưu

R = 2, 0 Rmin .

Câu 3. (3 điểm) (L.O.8.3)

Một thiết bị sấy lý thuyết năng suất 500 kg/h (theo vật liệu khô tuyệt đối) được dùng để sấy một

loại vật liệu từ độ ẩm ban đầu 50% đến độ ẩm cuối 5% (theo vật liệu ướt). Không khí sử dụng có

nhiệt độ bầu khô và bầu ướt lần lượt là 30 và 25oC. Không khí sau khi sấy có nhiệt độ bầu khô và

bầu ướt lần lượt là 50 và 40oC.

a) (1,0 điểm) Hãy biểu diễn quá trình sấy đã nêu trên đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không

khí ẩm.

b) (1,0 điểm) Hãy xác định lượng không khí khô tuyệt đối và lượng nhiệt cần sử dụng cho

quá trình sấy.

c) (1,0 điểm) Hãy xác định nhiệt độ đối của không khí sau khi ra khỏi calorife.



Trang 28
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 100 phút
Học kỳ: 181 – OISP

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ ethanol – nước.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,0 điểm)

Xét một dung dịch hỗn hợp chứa 4 cấu tử: methanol, ethanol, propanol và isobutanol. Thành

phần và khối lượng riêng của từng cấu tử được cho trong bảng bên dưới. Hãy xác định phân khối

lượng, phân mol và nồng độ mol của từng cấu tử trong dung dịch.

Cấu tử Thành phần (kg) Khối lượng riêng (kg/m3)


Methanol 160 792
Ethanol 180 789
Propanol 170 803
Isobutanol 140 802

Câu 2. (4,0 điểm)

Một thiết bị sấy lý thuyết năng suất sản phẩm 500 kg/h (theo vật liệu khô tuyệt đối) được dùng

để sấy một loại vật liệu từ độ ẩm ban đầu 40% đến độ ẩm cuối 2% (theo vật liệu ướt). Không khí

sử dụng có nhiệt độ bầu khô và bầu ướt lần lượt là 30 và 26oC. Không khí sau khi sấy có nhiệt độ

bầu khô và bầu ướt lần lượt là 50 và 40oC. Hãy xác định:

a) (1,0 điểm) Nhiệt độ của không khí sau khi ra khỏi calorife.

b) (2,0 điểm) Lưu lượng không khí khô tuyệt đối (kg/h) và lượng nhiệt cần sử dụng cho quá

trình sấy.

c) (1,0 điểm) Đề xuất các thiết bị sấy có thể sử dụng cho loại vật liệu đã nêu và trình bày ưu

điểm của các thiết bị sấy đó.

Câu 3. (4,0 điểm)

Để cung cấp nguyên liệu cho một quá trình đang được nghiên cứu và phát triển, người ta tiến

hành chưng cất 100 kmol/h hỗn hợp ethanol – nước ở điểm sôi có nồng độ ethanol là 30% mol để
Trang 29
thu lấy sản phẩm đỉnh chứa 80% mol ethanol. Biết rằng quá trình có chỉ số hoàn lưu R = 2, 0 Rmin

và nồng độ ethanol trong sản phẩm đáy là 1% mol. Giả thiết sản phẩm đỉnh được ngưng tụ hoàn

toàn về trạng thái lỏng sôi và hoàn lưu ở điểm sôi.

a) (0,5 điểm) Trình bày khái niệm và phân loại hỗn hợp đẳng phí. Hỗn hợp được chưng cất

trên thuộc hỗn hợp đẳng phí loại nào trong các loại đã nêu ?

b) Hãy xác định:

1. (0,5 điểm) Chỉ số hoàn lưu tối thiểu.

2. (2,0 điểm) Nhiệt tải ở thiết bị ngưng tụ và nồi đun.

3. (1,0 điểm) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Ethanol 78,4 3,06 826

Nước 100 4,19 2260



Trang 30
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 120 phút
Học kỳ: 172

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ ethanol – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Hãy trình bày sơ đồ, nguyên lý trích ly lỏng – lỏng một bậc. Tính cân bằng vật chất và giới hạn

của quá trình trên đồ thị tam giác và đồ thị y – x. Trích ly lỏng – lỏng một bậc có ưu nhược điểm

gì ? Làm thế nào để khắc phục được nhược điểm ? Phạm vi ứng dụng của phương pháp này là

gì ?

Câu 2. (2,5 điểm)

Hãy trình bày các phương thức sấy đối lưu, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của chúng.

Biểu diễn sự biến đổi trạng thái tác nhân sấy của các phương thức sấy này trên biểu đồ Ramzin.

Câu 3. (5,0 điểm)

Dùng tháp đệm để chưng cất liên tục hỗn hợp rượu etylic và nước ở áp suất thường với lưu lượng

nhập liệu 3250 kg/h. Dòng nhập liệu chứa 31 wt.% ethanol, trong sản phẩm đỉnh chứa 91,1 wt.%

etylic. Nước cung cấp cho thiết bị ngưng tụ hồi lưu với lưu lượng 52,5 m3/h và được gia nhiệt từ

30o đến 45oC. Hãy:

a) Trình bày sơ đồ hệ thống thiết bị chưng cất hỗn hợp ethanol – nước nói trên.

b) Xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu và chỉ số hồi lưu làm việc với R = 1,75Rmin.

c) Xác định lượng rượu (kg/h) mất mát mỗi giờ ?

d) Xác định chiều cao lớp đệm.

Biết: Bề mặt riêng của đệm 110 m2/m3; độ xốp đệm 0,735 m3/m3; chiều cao của đĩa lý thuyết đoạn

chưng, đoạn cất bằng nhau và bằng 0,45 m.

Các thông số khác được cho trong bảng ở trang sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi

trong khoảng nhiệt độ chưng cất).

Trang 31
Bảng 1. Các thông số khác

r,
Công thức  , kg/m3 CP , J/kgK  , W/mK  , N.s/m2
kJ/kg
Nước H2O 988 3855 324 0,80 2258,4

Etylic C2H5OH 741 2116 0,167 1,87 867,3

Acetic acid CH3COOH 1049,1 2187 0,168 1,04 377,1



Trang 32
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 120 phút
Học kỳ: 172 - OISP

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ ethanol – nước.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (4 điểm)

Một tháp mâm chóp được dùng để chưng cất liên tục 881 kg/h hỗn hợp ethanol – nước chứa 30 wt.%

ethanol ở điểm sôi để thu được sản phẩm đỉnh chứa 85% wt.% ethanol. Biết rằng nồng độ ethanol ở

sản phẩm đáy là 2 wt.% và chỉ số hoàn lưu R = 1, 7 Rmin . Hãy xác định:

a) (0,5 điểm) Chỉ số hoàn lưu tối thiểu.

b) (0,75 điểm) Lưu lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy.

c) (0,75 điểm) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.

d) (2,0 điểm) Nhiệt tải ở thiết bị ngưng tụ và nồi đun.

Câu 2. (2,5 điểm)

Để thu hồi ammonia từ dòng khí thải trong quá trình sản xuất urea, người ta sử dụng tháp đệm hoạt

động liên tục ngược chiều với năng suất dòng khí nhập liệu 1000 m3/h ở 25oC, 1 atm. Nồng độ

ammonia trong dòng khí thải nhập liệu và yêu cầu trong dòng ra lần lượt là 200 ppm và 10 ppm.

Phương trình đường cân bằng giữa ammonia trong không khí và nước ở điều kiện đang khảo sát là

y A = 2,5 xA . Biết rằng lượng dung môi sử dụng gấp đôi lượng dung môi tối thiểu.

a) (1,5 điểm) Trình bày phương pháp xác định lượng dung môi tối thiểu cần sử dụng cho quá

trình hấp thu và hãy xác định giá trị này dựa trên phương pháp đã nêu.

b) (1,0 điểm) Xác định số mâm lý thuyết cần cho quá trình chưng cất

Câu 3. (3,5 điểm)

Dùng thiết bị sấy lý thuyết có năng suất nhập liệu 500 kg/h (theo vật liệu khô tuyệt đối) để sấy một

loại vật liệu từ độ ẩm ban đầu 50% xuống độ ẩm cuối 5% (theo vật liệu ướt). Không khí vào calorife

Trang 33
có nhiệt độ 25oC và nhiệt độ điểm sương 10oC còn không khí ra khỏi thiết bị sấy có enthalpy 100

kJ/kg với áp suất riêng phần của hơi nước là 3, 29 10−3 atm.

a) (0,5 điểm) Hãy biểu diễn quá trình sấy lên giản đồ nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm.

b) (1,5 điểm) Hãy xác định lưu lượng không khí khô tuyệt đối và nhiệt lượng cần sử dụng cho

quá trình sấy.

c) (0,5 điểm) Hãy xác định nhiệt độ không khí sau khi ra khỏi calorife.

d) (1 điểm) Xác định lưu lượng không khí nhập liệu vào thiết bị sấy nếu quá trình sấy hoàn lưu

50% lượng khí thải.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Ethanol 78,4 3,06 826

Nước 100 4,19 2260



Trang 34
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 120 phút
Học kỳ: 162

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ benzene – toluene.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Hãy trình bày phương thức trích ly (lỏng – lỏng) nhiều bậc ngược dòng; sơ đồ nguyên lý tiến hành,

phương pháp xác định số bậc thay đổi nồng độ trên đồ thị tam giác và đồ thị y – x, ưu nhược điểm

và ứng dụng của phương pháp này.

Câu 2. (2,5 điểm)

Vẽ sơ đồ và mô tả phương thức sấy có đốt nóng giữa chừng. Biểu diễn quá trình sấy có đốt nóng

giữa chừng trên giản đồ Nhiệt hàm – Hàm ẩm (giản đồ trạng thái hỗn hợp không khí ẩm). Nêu ý

nghĩa của phương thức sấy này.

Câu 3. (3,0 điểm)

Hỗn hợp Benzene – Toluene được phân tách trong hệ thống chưng cất liên tục ở áp suất thường

bằng tháp mâm xuyên lỗ. Năng suất nhập liệu là 1200 kg/h. Nồng độ nhập liệu là 30% mol, nồng

độ sản phẩm đỉnh là 95% mol, nồng độ sản phẩm đáy là 2% mol. Nhập liệu ở nhiệt độ sôi, thiết bị

ngưng tụ hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. Hãy:

a) Xác định tỉ số hoàn lưu tối thiểu. Đại lượng này cho biết (có ý nghĩa) gì ?

b) Xác định số mâm lý thuyết của tháp chưng cất, biết tỉ số hoàn lưu R = 1,6Rmin.

c) Xác định lượng nước cần cấp cho thiết bị ngưng tụ hồi lưu sử dụng nước với chênh lệch

nhiệt độ là 17oC. Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem

như không đổi trong khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Benzene 80,2 1,945 392
Toluene 100,6 1,850 347,3
Nước 100 4,19 2260

Trang 35
Câu 4. (2,0 điểm)

Sấy 1,5 kg vật liệu xốp dạng tấm mỏng, có độ ẩm tới hạn bằng 15%, độ ẩm cân bằng 2% (theo vật

liệu khô tuyệt đối). Khi sấy vật liệu này từ 33% xuống 15% (theo vật liệu ướt) mất 5 giờ.

a) Để xác định thời gian sấy vật liệu từ độ ẩm U1 đến U2 cần biết những đại lượng nào ? Làm

thế nào để xác định được những đại lượng đó ?

b) Xác định thời gian để sấy vật liệu trên từ 15,0% xuống 3%.



Trang 36
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 152 – DT

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ nước – acetic acid.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (3 điểm)

Để làm tinh khiết dòng khí nitrogen có lẫn một lượng nhỏ khí sulfur dioxide, dòng khí được hấp

thu bằng nước sạch ở áp suất thường (760 mmHg) trong một tháp hoạt động liên tục ngược chiều.

Nồng độ ban đầu của sulfur dioxide trong dòng khí là 6 vl.% và quá trình hấp thu được 95% sulfur

dioixde. Nhiệt độ của nước ở đầu vào là 20oC và lượng nước sử dụng lớn hơn lượng nước tối thiểu

20%. Biết rằng áp suất hơi của sulfur dioxide ở 20oC là 2477 mmHg. Hãy xác định:

a) Lưu lượng nước cần để hấp thu 100 kg/h sulfur dioxide.

b) Số đơn vị truyền khối tổng quát

Câu 2. (3 điểm)

Thực hiện quá trình chưng cất liên tục hỗn hợp nước – acetic acid ở áp suất thường trong tháp

mâm. Cho biết năng suất nhập liệu là 340 kmol/h. Phương trình đường làm việc ở phần cất là

y = 0,84 x + 0,15. Giao điểm giữa hai đường làm việc phần cất và phần chưng có tung độ là 0,48.
Nhập liệu được gia nhiệt đến trạng thái lỏng sôi. Lượng hơi ở đỉnh đi vào thiết bị ngưng tụ là 500

kmol/h được ngưng tụ hoàn toàn và hoàn lưu tại điểm sôi. Nồi đun được cấp nhiệt gián tiếp bằng

hơi nước bão hòa có áp suất tuyệt đối là 4 at. Giả sử không có tổn thất nhiệt. Xác định:

a) Lượng sản phẩm đáy (kg/h), phân khối lượng của acetic acid trong hai dòng sản phẩm đỉnh

và đáy và tỷ lệ thất thoát của acetic acid.

b) Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của nồi đun ở đáy tháp, biết hệ số truyền nhiệt tổng quát là

580 W/m2K.

c) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu của tháp chưng cất trên.

Trang 37
Câu 3. (4 điểm)

Một thiết bị sấy dùng để sấy thực phẩm có năng suất sản phẩm là 2 tấn/h. Độ ẩm ban đầu của vật

liệu là 30%, độ ẩm của vật liệu sau sấy là 10% (tính theo vật liệu ướt). Không khí vào calorife có

nhiệt độ 30% và độ ẩm 80%. Không khí ẩm ra khỏi máy sấy có nhiệt độ 45oC, hàm ẩm tuyệt đối

0,04 (kg ẩm/kg không khí khô). Giả thiết quá trình sấy là sấy lý thuyết. Hãy:

a) Dựng chu trình sấy lên giản đồ không khí ẩm.

b) Xác định năng suất nhập liệu của thiết bị sấy này.

c) Xác định lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy và nhiệt độ không khí ra khỏi

calorife.

d) Xác định lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho calorife để thực hiện quá trình sấy nóng

không khí, nếu bỏ qua tổn thất nhiệt.


Các thông số khác được cho trong bảng sau:

Bảng 1: Thông số ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong khoảng nhiệt độ chưng cất

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetic acid 118,1 2,187 377,1
Nước 100 4,19 2260

Bảng 2: Thông số hơi nước bão hòa ở 4 at

Nhiệt độ, o C Thể tích riêng, m3/kg Nhiệt hóa hơi, kJ/kg

142,9 0,4718 2117



Trang 38
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 151 – Mã đề: 01

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ nước – acetic acid.

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (3,0 điểm)

Để hấp thụ ammonia từ hỗn hợp không khí – ammonia ở 25oC, áp suất khí quyển bằng nước

sạch, người ta nhập liệu 5500 m3/h không khí có lẫn 2,0 vl.% ammonia vào tháp đệm hoạt động

liên tục ngược chiều để hấp thụ 95% ammonia. Vận tốc biểu kiến của pha khí trong tháp bằng

80% tốc độ sặc, tháp hấp thụ sử dụng đệm vòng sứ 50  50  5 mm. Lượng dung môi sử dụng lớn

hơn 30% lượng dung môi tối thiểu. Độ nhớt và khối lượng riêng của nước ở điều kiện làm việc

lần lượt là 1,0 cP và 1000 kg/m3. Hãy xác định:

a) Lượng nước (kg/h) cần dùng.

b) Đường kính và chiều cao lớp đệm khi chiều cao của đơn vị truyền khối bằng 0,55 m.

Số liệu cân bằng của hệ ở điều kiện làm việc cho trong bảng sau:

X 0 0,005 0,010 0,013 0,015 0,020 0,023

Y* 0 0,0045 0,0102 0,0138 0,0183 0,0273 0,0327

Thông số của đệm được cho trong bảng sau (biết rằng đệm được xếp thứ tự với hệ số thấm ướt

bằng 0,85):

Đường Khối
Bề mặt
Loại Kích thước Độ xốp, kính lượng
Cách đệm riêng  ,
vật chêm (mm) m /m
3 3 tương riêng xốp,
m2/m3
đương, m kg/m3

Vòng sứ 50  50  5 Xếp thứ tự 110 0,735 0,00067 650

Trang 39
Câu 2. (3,5 điểm)

Hỗn hợp acetic acid - nước được đưa vào tháp chưng cất hoạt động liên tục với lưu lượng 3 tấn/h.

Nồng độ (% khối lượng) của acetic acid trong nhập liệu và trong sản phẩm đỉnh lần lượt là 55%

và 5,5%. Lượng acid mất mát là 2,5% và chỉ số hồi lưu R = 2,5Rmin . Hãy xác định:

a) Lượng nước cung cấp và bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ hồi lưu.

b) Chiều cao tháp khi hiệu suất mâm tổng quát là 0,52 và khoảng cách giữa hai mâm liên

tiếp bằng 0,45 m. Bỏ qua bề dày của mâm.

Biết rằng nước làm nguội khi đi qua thiết bị ngưng tụ hồi lưu được đun nóng từ 30oC lên 50oC,

hệ số truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ bằng 750 W/m2K. Các thông số khác được cho trong bảng

sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetic acid 118,1 2,187 377,1
Nước 100 4,19 2260

Câu 3. (3,0 điểm)

Dùng thiết bị sấy đối lưu có tuần hoàn 75% khí thải, để sấy một loại vật liệu từ độ ẩm ban đầu

50% đến độ ẩm cuối 5% (theo vật liệu ướt). Năng suất thiết bị (theo khối lượng nhập liệu) là 1,5

tấn/h. Khí thải có nhiệt hàm 160 kJ/kg và nhiệt độ 47oC, không khí bên ngoài thiết bị sấy có nhiệt

hàm 50 kJ/kg và hàm ẩm 0,01 (kg ẩm/kg không khí khô). Hãy:

a) Trình bày sơ đồ nguyên lý và biểu diễn trên đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí

quá trình sấy tuần hoàn khí thải và trình bày ưu nhược điểm của phương pháp sấy tuần

hoàn khí thải.

b) Xác định lượng không khí và lương hơi nước sử dụng (ở 2 atm, chứa 5% ẩm).



Trang 40
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 151 – Mã đề: 02

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ nước – acetic acid

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (3,0 điểm)

Hỗn hợp acetic acid và nước được đưa vào tháp chưng cất dạng đệm hoạt động liên tục ở áp suất

thường nhằm thu được 1500 kg/h sản phẩm chứa 90 wt.% acetic acid từ 3000 kg/h nguyên liệu

chứa 48 wt.% acetic acid. Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ hồi lưu là 60 m2, hệ

số truyền nhiệt 815 W/m2K. Hãy xác định:

a) Chỉ số hồi lưu và lượng nước sử dụng ở thiết bị ngưng tụ nếu nước được gia nhiệt từ 30oC

lên 50oC.

b) Chiều cao của lớp đệm, nếu chiều của một đĩa lý thuyết bằng 0,42 m.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetic acid 118,1 2,187 377,1
Nước 100 4,19 2260

Câu 2. (3,5 điểm)

Tiến hành trích ly 15 kg hỗn hợp nước chứa 50 wt.% acetone bằng chlorobenzene ở 25oC, 1 atm.

Hãy:

a) Cho biết ưu nhược điểm của quá trình trích ly so với chưng cất khi dùng để tách hỗn hợp

lỏng.

b) Xác định lượng dung môi cần để trích ly lượng dung dịch nói trên khi nồng độ acetone

trong pha raffinate còn 2%.

Số liệu cân bằng của hệ nước – acetone – chlorobenzene ở 25oC được cho trong bảng sau:

Trang 41
Thành phần cân bằng của các pha tồn tại (tính theo % khối lượng)

Lớp nước Lớp chlorobenzene

Nước Acetone Chlorobenzene Nước Acetone Chlorobenzene

99,89 0 0,11 0,18 0 99,82


89,79 10 0,21 0,49 10,79 88,72
79,69 20 0,31 0,79 22,33 76,98
69,42 30 0,58 1,72 32,48 60,80
58,64 40 1,36 3,05 49,44 47,51
46,28 50 3,72 7,24 59,19 33,57
27,41 60 12,59 22,85 61,07 15,08
25,66 60,58 13,76 25,66 60,58 13,76

Câu 3. (3,5 điểm)

Thiết bị sấy dùng calorife hơi nước có bề mặt truyền nhiệt 41 m2, tiêu hao hết 200 kg/h hơi nước

bão hòa, có áp suất 2,0 atm và độ ẩm 10%. Tiến hành sấy vật liệu có độ ẩm ban đầu 50%, độ ẩm

cuối 5% (theo vật liệu ướt). Không khí vào calorife có nhiệt độ 25oC và nhiệt hàm 50 kJ/kg, ra khỏi

thiết bị sấy có nhiệt hàm 100 kJ/kg, hàm ẩm 0,03 (kg ẩm/kg không khí khô). Hãy xác định:

a) Hệ số truyền nhiệt của calorife.

b) Năng suất thiết bị sấy theo nhập liệu.

Biết rằng nhiệt tổn hao trong quá trình nhập liệu chiếm 10% nhiệt tiêu hao khi sấy lý thuyết và

hơi nước bão hòa ở 2,0 atm có nhiệt độ 120,5oC, nhiệt hóa hơi 2205,6 kJ/kg.



Trang 42
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 143

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Trình bày định nghĩa, phương pháp xác định và ảnh hưởng của đại lượng chỉ số hồi lưu tối thiểu

đến quá trình chưng cất.

Câu 2. (2,5 điểm)

Trình bày sơ đồ, nguyên lý, tính cân bằng vật chất bằng đồ thị tam giác, ưu nhược điểm và phạm

vi sử dụng của quá trình trích ly một bậc. Để khắc phục các nhược điểm đã nêu của quá trình cần

làm như thế nào ?

Câu 3. (5,0 điểm)

Để thu 1 tấn/h vật liệu có độ ẩm 5%, người ta cho vật liệu có độ ẩm ban đầu 50% vào máy sấy

bằng không khí nóng. Không khí xung quanh thiết bị có hàm ẩm 0,01 kg/kg, nhiệt độ 20oC; sau

khi sấy không khí có hàm ẩm 0,03 kg/kg và nhiệt độ 35oC. Hãy xác định:

a) Lượng nguyên liệu đưa vào sấy.

b) Lượng không khí cần thiết cho máy sấy.

c) Lượng nhiệt và lượng hơi (chứa 5% ẩm) tiêu hao trong calorife.

Cho biết độ ẩm vật liệu tính theo vật liệu ướt và lượng nhiệt tổn thất chiếm 15% lượng nhiệt cung

cấp.


Trang 43
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 44
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 141

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ acetone – nước

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 3 trang.

Lưu ý: Sinh viên tự chọn 3 trong 4 câu dưới đây và làm những câu đã chọn. Bài làm thực hiện cả

4 câu sẽ bị loại.

Câu 1. (3,5 điểm)

Hấp thu khí sulfur dioxide có nồng độ 10 vl.% trong dòng khí thải bằng tháp mâm xuyên lỗ với

dung môi là nước sạch. Cho biết lưu lượng dòng khí thải vào tháp là 5000 m3/h ở 30oC, áp suất

1,5 atm và lưu lượng nước tối thiểu để quá trình xảy ra là 6 m3/h. Thành phần cân bằng của hai

pha tuân theo phương trình: Y * = 1, 4 X . Hãy xác định:

a) Nồng độ sulfur dioxide trong dòng khí sau khi xử lý.

b) Nồng độ sulfur dioxide trong dòng lỏng khi ra khỏi tháp với lưu lượng nước sử dụng

bằng 1,2 lần lưu lượng nước tối thiểu.

Câu 2. (3,5 điểm)

2.1

Trình bày định nghĩa độ bay hơi tương đối của hỗn hợp lỏng gồm 2 cấu tửu hòa tan. Tính độ bay

hơi tương đối của hỗn hợp acetone – nước ở 56,3oC và nêu ý nghĩa của giá trị tính được. Biết rằng

ở 50oC, áp suất hơi bão hòa của nước và acetone lần lượt là 610,7 và 92,3 torr.

2.2

Tháp mâm chóp được dùng để chưng cất 5000 kg/h hỗn hợp acetone – nước có nồng độ nhập liệu

10% mol acetone ở trạng thái lỏng sôi. Nồng độ của acetone trong sản phẩm đỉnh và đáy lần lượt

là 95% mol và 2% mol. Chỉ số hoàn lưu R = 1,5Rmin . Hãy xác định:

a) Suất lượng các dòng sản phẩm đỉnh, đáy theo kg/h và tỷ lệ thất thoát acetone.

b) Chỉ số hoàn lưu tối thiểu.


Trang 45
c) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.

d) Số mâm thực tế cho tháp chưng cất và vị trí mâm nhập liệu. Giả sử hiệu suất tháp lấy bằng

hiệu suất tại mâm nhập liệu và độ nhớt pha lỏng tại mâm nhập liệu là 1 cP.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetone 56,3 1,293 31,3
Nước 100 4,19 2260

Giản đồ hiệu suất mâm tổng quát của tháp chưng cất mâm chóp được cho như sau:

Câu 3. (3,5 điểm)

Một hỗn hợp 3 cấu tử A, B và C được tách ra làm hai pha R và E có tỷ lệ 1 : 2 về khối lượng. Hỗn

hợp R có phân mol của A và B lần lượt là 0,7 và 0,2. Hỗn hợp E có phân mol của A và B lần lượt là

0,1 và 0,5.

a) Xác định điểm biểu diễn thành phần của R và E trên giản đồ tam giác đều 3 cấu tử.

b) Xác định điểm biểu diễn thành phần của hỗn hợp tổng.

Câu 4. (3,5 điểm)

Dùng một calorife với diện tích 50 m2 để đun nóng không khí có nhiệt độ 30oC, hàm ẩm 0,01 kg/kg

để cung cấp không khí cho một thiết bị sấy dùng dể sấy vật liệu có độ ẩm 52% xuống còn 4,5%

Trang 46
(theo vật liệu ẩm). Khi ra khỏi thiết bị sấy, không khí có nhiệt độ 45oC, nhiệt hàm 125 kJ/kg. Hãy

xác định:

a) Năng suất của thiết bị sấy.

b) Hệ số truyền nhiệt của calorife.

Biết: Quá trình sấy là sấy lý thuyết và calorife đã tiêu hao hết 250 kg/h hơi bão hòa có áp suất 2,0

atm (có ẩn nhiệt ngưng tụ 2,25 MJ/kg và nhiệt độ ngưng tụ 120oC).



Trang 47
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 48
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 122

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ acetone – nước

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (3,5 điểm)

Cho phương trình đường cân bằng cho hệ acetone (C) – nước (A) – 1,1,2-trichloroethane (B) là

Y = X với X là tỉ lệ khối lượng acetone/nước và Y là tỉ lệ khối lượng acetone/1,1,2-trichloroethane.


Cho biết nước và 1,1,2-trichloroethane không hòa tan vào nhau.

a) 60 kg 1,1,2 trichloroethane được trộn lẫn với 100 kg dung dịch acetone và nước có nồng

độ 40% khối lượng acetone, sau đó để đạt đến cân bằng. Tính thành phần và khối lượng

hai pha sau khi đạt cân bằng và tách pha.

b) 100 kg dung dịch acetone và nước có nồng độ 40% khối lượng acetone được trích bằng

quá trình hai bậc giao dòng, mỗi bậc sử dụng 60 kg dung môi 1,1,2-trichloroethane. Hãy

xác định lượng pha trích và acetone trích được trong quá trình. Nồng độ trung bình của

acetone trong pha trích là bao nhiêu ?

Câu 2. (3 điểm)

Tháp mâm chưng cất hỗn hợp acetone – nước có nồng độ nhập liệu 20%, sản phẩm đỉnh 95% và

sản phẩm đáy 5% mol acetone. Suất lượng nhập liệu là 2 tấn/h và ở trạng thái lỏng sôi khi đi vào

tháp. Cho biết tỉ số hoàn lưu R = 1,5Rmin .

a) Tính suất lượng các dòng sản phẩm đỉnh, đáy theo kg/h và tỷ lệ thu hồi acetone.

b) Tính số mâm lý thuyết cho tháp chưng cất và vị trí mâm nhập liệu.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong

khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Acetone 56,3 1,293 31,3
Nước 100 4,19 2260

Trang 49
Câu 3. (3,5 điểm)

Để thực hiện quá trình sấy ở nhiệt độ thấp cần biến đổi 1000 m3/h không khí ban đầu từ trạng

thái M (40oC, 70%) sang trạng thái Q (40oC, 20%).

a) Mô tả quá trình và tính các đại lượng có liên quan.

b) Một sản phẩm được đem sấy và thí nghiệm cho thấy sản phẩm giảm khối lượng với suất

lượng bốc hơi ẩm không đổi là 0,64 kg/h từ độ ẩm đầu là 50% đến độ ẩm 30%, sau đó

lượng ẩm bốc hơi bắt đầu giảm. Sau một thời gian sấy dài, độ ẩm vật liệu còn 5%. Diện

tích bề mặt riêng của sản phẩm là 2 m2/kg vật liệu khô. Tính thời gian sấy cho sản phẩm

trên từ độ ẩm 75% đến độ ẩm 10% ở cùng điều kiện sấy. Các giá trị độ ẩm nói trên đều

tính theo vật liệu ướt.



Trang 50
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 121

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị y – x, T – x – y của hệ ethanol– nước

Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 3 trang.

PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Nicotine trong dung dịch với nước có nồng độ 2 wt.% được trích ly bằng xăng ở nhiệt độ 25oC.

Tại điều kiện này, nước và xăng hoàn toàn không hòa tan và phương trình đường cân bằng cho
hệ là Y = 0,85 X với X là tỉ lệ khối lượng nicotine/nước và Y là tỉ lệ khối lượng nicotine/xăng. Quá

trình trích với 200 kg dung dịch nhập liệu được xem là lý tưởng và tỷ lệ nicotine trích là 90%.

Hãy xác định khối lượng nicotine trích được; nồng độ nicotine trong các pha; khối lượng các pha

raffinate và pha trích và khối lượng dung môi cần dùng cho hai trường hợp sau:

a) Trích một bậc.

b) Trích hai bậc với lượng dung môi sử dụng cho mỗi bậc là bằng sau.

Câu 2. (3,0 điểm)

Tiến hành quá trình sấy vật liệu có độ ẩm ban đầu 30% đến độ ẩm cuối 5% khối lượng (theo vật

liệu ướt) trong một thiết bị sấy tuần hoàn 70% khí thải. Năng suất nhập liệu là 3000 kg/h. Các

trạng thái dòng khí như sau: Ban đầu ở 30oC và độ ẩm tương đối 30%; sau khi sấy ở 50oC và độ

ẩm tương đối 70%. Giả thiết quá trình sấy là sấy lý thuyết.

a) Biểu diễn quá trình trên trên đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm, trong đó ký

hiệu rõ: điểm đầu, điểm hòa trộn dòng khí, quá trình đun nóng, quá trình sấy và điểm

cuối.

b) Hãy xác định lượng ẩm bốc hơi, năng suất sản phẩm, lưu lượng không khí mới bổ sung

và công suất nhiệt cần thiết cho calorife.

Trang 51
PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm): Sinh viên chọn 1 trong 2 câu 3.1 hoặc 3.2 và làm câu đã chọn. Bài

làm thực hiện cả 2 câu sẽ bị loại.

Câu 3.1

a) Trình bày định nghĩa và giới hạn của quá trình chưng cất.

b) Tháp mâm chóp chưng cất hỗn hợp ethanol – nước có nồng độ nhập liệu 15%, sản phẩm

đỉnh 85% và sản phẩm đáy 5% mol ethanol. Lưu lượng nhập liệu là 1000 kg/h và dòng

nhập liệu đi vào tháp ở trạng thái lỏng sôi. Cho biết chỉ số hoàn lưu R = 1,5Rmin .

- Tính lưu lượng các dòng sản phẩm đỉnh, đáy theo kg/h và tỉ lệ thu hồi ethanol.

- Tính số mâm thực tế cho tháp chưng cất và vị trí mâm nhập liệu. Giả sử hiệu suất tháp

lấy bằng hiệu suất tại mâm nhập liệu. Độ nhớt của pha lỏng tại mâm nhập liệu bằng 1 cP.

Các thông số khác được cho trong bảng sau (ở áp suất khí quyển, xem như không đổi trong
khoảng nhiệt độ chưng cất):

tso ( o C ) CP (kJ/kgK) r (kJ/kg)


Ethanol 78,4 3,06 826
Nước 100 4,19 2260

Giản đồ hiệu suất mâm tổng quát của tháp chưng cất mâm chóp được cho như sau:

Trang 52
Câu 3.2

Phương trình đường cân bằng của carbon dioxide trên dung dịch monoethanolamine (MEA) ở

25oC là p* = 150 x (với p* là áp suất riêng phần của carbon dioxide cân bằng với pha lỏng, x là

nồng độ phân mol của carbon dioxide trong dung dịch).

Một dòng khí nitrogen có lẫn 15 wt.% carbon dioxide được dẫn vào tháp ở 2 atm, 25oC để hấp

thu carbon dioxide vào dung dịch MEA. Dung dịch MEA được thu hồi và hoàn lưu từ tháp giải

hấp có nồng độ 0,058 mol CO2/mol MEA. Dòng khí rời tháp hấp thu còn chứa 2% mol CO2. Tháp

hoạt động liên tục ngược chiều và giả sử quá trình đẳng nhiệt. Hãy xác định:

a) Lượng dung môi tối thiểu cần sử dụng.

b) Lưu lượng dung dịch MEA đi vào tháp cho mỗi m3/h pha khí nếu sử dụng lượng dung

dịch bằng 1,2 lần lượng dung môi tối thiểu.

c) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.



Trang 53
Trang này không chứa nội dung tài liệu.

Trang 54
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI CUỐI KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 111

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng: Đồ thị nhiệt hàm – hàm ẩm của không khí ẩm

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (4,0 điểm)

a) Acetone được trích từ dung dịch nước – acetone bằng dung môi chlorobenzene không

tinh khiết có lẫn 15 wt.% acetone. 1 tấn dung dịch acetone có nồng độ 50 wt.% được trích

một đoạn bằng dung môi nói trên. Xác định lượng dung môi tối thiểu và tối đa sử dụng

cho quá trình trích ly.

Số liệu cân bằng của hệ nước – acetone – chlorobenzene được cho ở bảng sau:

Thành phần cân bằng của các pha tồn tại (tính theo % khối lượng)

Lớp nước Lớp chlorobenzene

Nước Acetone Chlorobenzene Nước Acetone Chlorobenzene

99,89 0 0,11 0,18 0 99,82


89,79 10 0,21 0,49 10,79 88,72
79,69 20 0,31 0,79 22,33 76,98
69,42 30 0,58 1,72 32,48 60,80
58,64 40 1,36 3,05 49,44 47,51
46,28 50 3,72 7,24 59,19 33,57
27,41 60 12,59 22,85 61,07 15,08
25,66 60,58 13,76 25,66 60,58 13,76

b) Phương trình đường cân bằng cho hệ acetone – nước – 1,1,2-trichloroethane là Y = 1,5 X

với X là tỉ lệ khối lượng acetone/nước và Y là tỉ lệ khối lượng acetone/1,1,2-trichloroethane.

Cho biết nước và 1,1,2-trichloroethane không hòa tan vào nhau.

Trang 55
1.1 60 kg dung môi 1,1,2-trichloroethane nguyên chất được trộn lẫn với 100 kg dung

dịch acetone và nước có nồng độ 40 wt.% acetone, sau đó để đạt đến cân bằng.

Tính thành phần khối lượng hai pha sau khi đạt cân bằng và tách pha.

1.2 100 kg dung dịch acetone và nước có nồng độ 40% wt.% acetone được trích 90%

lượng acetone bằng quá trình nhiều bậc giao dòng, mỗi bậc sử dụng 60 kg dung

môi 1,1,2-trichloroethane tinh khiết. Hãy xác định số bậc trích, nồng độ trung bình

của acetoen trong pha trích và tổng lượng pha trích thu được.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho 2 tấn/h vật liệu có độ ẩm 50 wt.% (theo vật liệu ẩm) với dòng không khí nóng vào buồng sấy

có nhiệt độ 100oC, hàm ẩm 0,01 kg/kg; nhiệt độ không khí trước khi vào calorife là 30oC; sau khi

qua máy sấy, không khí có nhiệt độ 50oC, hàm ẩm 0,03 kg/kg, Vật liệu sau khi sấy có độ ẩm 5

wt.% (theo vật liệu ẩm). Quá trình xảy ra theo sấy lý thuyết. Hãy xác định:

a) Lượng sản phẩm thu được, suất lượng không khí khô và công suất nhiệt tại calorife.

b) Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của calorife.

Cho biết: Calorife sử dụng hơi nước bão hòa ở 2,0 atm (ẩn nhiệt ngưng tụ 2,25 MJ/kg, nhiệt độ
120oC), hệ số truyền nhiệt K = 45 W/m2(oC).

Câu 3. (4,0 điểm)

Dẫn vào tháp hấp thụ (tháp mâm chóp) hoạt động liên tục ngược chiều 4500 m3/h dòng khí có

lẫn 5,8 vl.% ammonia ở 30oC, 1 atm. Dung môi trơ sử dụng là nước sạch với lượng dung môi lớn

hơn 40% lượng dung môi tối thiểu. Hãy xác định:

a) Lượng nước cần sử dụng theo kg/h.

b) Số mâm thực tế cho quá trình hấp thu và vị trí mâm nhập liệu.

Cho biết phương trình đường cân bằng của hệ trên ở 30oC có dạng: Y * = 0, 61X và hiệu suất tháp

bằng 0,55.



Trang 56

You might also like