You are on page 1of 4

Thiết bị hấp phụ loại đứng:

Cấu tạo: Thân hình trụ, đường kính 2 – 3m, chiều cao 2,2m, lớp than 0,5 – 2m
được đỡ nhờ hệ ghi và lưới.
Nguyên lý làm việc:
+ giai đoạn hấp phụ: khí (hơi) đi vào từ cửa 3 qua lớp hấp phụ và đi ra ở cửa 11
+ giai đoạn nhả: hơi nước bão hòa đi vào từ cửa 8, đi ra cửa 12 (đến thiết bị phân
ly thu cấu tử hấp phụ).
+ giai đoạn sấy khô: không khí nóng đi vào cửa 3, đi ra cửa 11
+ giai đoạn làm nguội: không khí lạnh đi vào cửa 3, đi ra cửa 11
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, vận hành ở quy mô công nghiệp (3000m3/h)
Nhược điểm: cồng kềnh (thể tích trống nhiều), lớp hấp phụ chiếm tỷ lệ của toàn
không gian thiết bị, trở lực qua lớp hấp phụ lớn.
Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, dùng tốt cho năng suất nhỏ dưới 3000 m3/h.
Trường hợp có năng suất lớn hơn thiết bị loại đứng được làm với dạng lớp hấp phụ hình
xuyến.
Thiết bị hấp phụ loại nằm ngang:
Loại này bớt cồng kềnh, nhưng nhược điểm là phần lớp hấp phụ cũng chỉ sử dụng
được 1 đoạn giữa thì trở lực mới phân bố đều.

Thiết bị hấp phụ có lớp hấp phụ hình xuyến:

Cấu tạo: Thân hình trụ, lớp hấp phụ hình xuyến
Nguyên lý làm việc:
+ giai đoạn hấp phụ: khí (hơi) đi vào từ cửa 2 qua lớp hấp phụ và đi ra ở cửa 4
+ giai đoạn nhả: hơi nước bão hòa đi vào từ cửa 2, đi ra cửa 4 (đến thiết bị phân ly
thu cấu tử hấp phụ), nước ngưng ra ở cửa 3.
+ giai đoạn sấy khô: không khí nóng đi vào cửa 2, đi ra cửa 4
+ giai đoạn làm nguội: không khí lạnh đi vào cửa 2, đi ra cửa 4
Ưu điểm: năng suất lớn hơn thiết bị hấp phụ dạng đứng (không gian trống ít), trở
lực nhỏ do dòng khí đi xuyên tâm.
Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, kích cỡ lớn, giá thành cao
- Hệ thống xúc tác - khử hấp phụ than hoạt tính
Giai đoạn hấp phụ than hoạt tính: khí thải VOCs được xử lý sơ bộ bằng thiết bị phun
nước, mùi và bụi ban đầu được lọc, sau đó qua bộ lọc khô để loại bỏ sương nhỏ, sương
dầu và bụi, cuối cùng đi vào thiết bị hấp phụ than hoạt tính. Lúc này, các thành phần hữu
cơ ô nhiễm trong khí thải được hấp phụ vào các vi hạt của than hoạt tính và được cô đặc,
thu gom và giữ lại trong đó, khí sạch được quạt ra ngoài đạt tiêu chuẩn.
Giai đoạn đốt xúc tác: Sau khi than hoạt tính được sử dụng một thời gian, độ hấp
phụ gần hoặc đạt đến độ bão hòa thì khả năng hấp phụ sẽ giảm hoặc mất đi, lúc này than
hoạt tính cần được khử hấp phụ và tái sinh, than hoạt tính tái sinh sẽ lấy lại được chức
năng hấp phụ. Quạt giải hấp cung cấp không khí đến bộ trao đổi nhiệt, sau đó đi vào hộp
carbon cần giải hấp phụ đi vào lò đốt xúc tác để đốt xúc tác và phân hủy tạo ra CO2 và
H2O và không khí nóng như hơi nước đi vào bộ trao đổi nhiệt để trao đổi nhiệt và làm
mát, sau đó đi qua ống khói để phóng điện ở nhiệt độ cao.
Thiết bị sử dụng vật liệu hấp phụ - xúc tác than hoạt tính nano oxit kim loại được tổ
hợp ở dạng khay lọc. Các khay lọc sau khi hấp phụ đầy VOCs sẽ đucợ hoàn nguyên đế tái
sử dụng. Khác biệt quan trọng giữa than hoạt tính thường và than hoạt tính nano oxit kim
loại là ở điều kiện và đặc điểm khi thực hiện hoàn nguyên than. Đối với than thường, quá
trình hoàn nguyên yêu cầu nhiệt độ từ 200 – 250 độ C và sản phẩm đầu ra vẫn là VOCs ở
nồng độ cao hơn nhiều lần so với nồng độ quá trình hấp phụ. Tức là, cần phải có hệ thống
thứ cấp để thu hồi hoặc đốt cháy VOCs sau hoàn nguyên. Đối với than hoạt tính nano oxit
kim loại, các hạt oxit kim loại ở kích thước nano có tác dụng làm giảm nhiệt độ cháy của
VOCs xuống còn 150 -160 độ C và quá trình cháy xảy ra ngay trên bề mặt hạt than, do đó
không cần thêm hệ thống thứ cấp để xử lý khí sau hoàn nguyên
- Ưu điểm:
+ Làm sạch và thu hồi nhiều chất ô nhiễm dạng hơi, khí. Các chất có giá trị kinh tế
cao có thể thu hồi và tái sử dụng được cho quá trình sản xuất mà vẫn giảm được tác hại
của ô nhiễm.
+ Xử lý triệt để khi nồng độ khí thải trong không khí là rất nhỏ mà quá trình khác
không thể xử lý được, sản phẩm thải ra môi trường là CO2 và H2O
+ Chất khí ô nhiễm không cháy được hoặc khó đốt cháy
+ Thiết bị nhỏ gọn, hiệu quả xử lý cao, chi phí đầu tư thấp.

You might also like