You are on page 1of 6

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 8 : CÔ ĐẶC HAI NỒI XUÔI CHIỀU

I. Cơ sở lý thuyết:
Cô đặc là quá trình làm bay hơi một phần dung môi của dung dịch chứa chất tan
không bay hơi, ở nhiệt độ sôi, với mục đích:
- Làm tăng nồng độ chất tan
- Tách chất rắn hòa tan ở dạng tinh thể (kết tinh)
- Thu dung môi ở dạng nguyên chất (cất nước)
Cô đặc được tiến hành ở nhiệt độ sôi, ở một áp suất (áp suất chân không, áp
suất thường hay áp suất dư), trong hệ thống thiết bị cô đặc một nồi hay nhiều
nồi, quá trình có thể gián đoạn hay liên tục.
Hơi dung môi bay ra trong quá trình cô đặc gọi là “hơi thứ”. Hơi thứ bay ra
thường có nhiệt độ cao, ẩn nhiệt hóa hơi lớn nên được sử dụng làm hơi đốt cho
các nồi cô đặc.
Phương pháp cô đặc chân không để cô đặc các dung dịch có nhiệt độ sôi cao và
dễ bị phân hủy vì nhiệt khi cô đặc chân không thì nhiệt độ sôi của dung dịch
giảm nên có thể sử dụng được hơi thứ của nồi cô đặc trước làm hơi đốt cho nồi
sau, làm tăng hiệu số nhiệt độ giữa nhiệt độ của hơi đốt và nhiệt độ sôi trung
bình của dung dịch ( gọi là hiệu số nhiệt độ hữu ích), dẫn đến giảm bề mặt
truyền nhiệt. Mặt khác, cô đặc chân không thì nhiệt độ sôi của dung dịch thấp
nên có thể tận dụng nhiệt thừa của các quá trình sản xuất khác.
Cô đặc ở áp cao hơn áp suất khí quyển thường dùng cho các dung dịch không
bị phân hủy ở nhiệt độ cao như các dung dịch muối vô cơ, để sử dụng hơi thứ
cho cô đặc và cho các quá trình đun nóng khác.
Cô đặc ở áp suất khí quyển thì hơi thứ không được sử dụng mà được thải ra
ngoài không khí. Đây là phương pháp tuy đơn giản nhưng không kinh tế.
Trong hệ thông thiết bị cô đặc nhiều nồi thì nồi đầu tiên thường làm việc ở áp
suất lớn hơn áp suất khí quyển, các nồi sau làm việc ở áp suất chân không.
II. Mục đích thí nghiệm :
- Nắm vững cấu tạo, nguyên tắc làm việc của các thiết bị và máy trong sơ đồ dây
chuyền hệ thống cô đặc hai nồi xuôi chiều.
- Tính cân bằng vật liệu
- Tính cân bằng nhiệt lượng của nổi thứ nhất ( xác định D và Q1 )
III. Sơ đồ hệ thống
III.1. Sơ đồ cấu trúc hệ
III.2. Sơ đồ hệ thống cô đặc hai nồi xuôi chiều:
IV. Cách tiến hành thí nghiệm
IV.1.1: Chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống cô đặc
IV.11.1. Tìm hiểu hệ thống
-Các thiết bị chính:2 nồi cô đặc
-Các thiết bị phụ:bơm ly tâm,bơm chân không vòng nước,thiết bị gia nhiệt hỗn
hợp đầu,thiết bị ngưng tụ,đường tháo nước ngưng.
-Các thùng chứa dung dịch
-Các hệ thống đường ống,van,khóa
-Hệ thống điều khiển(cảm biến,bộ phận chấp hành)
-Hệ thống phụ trợ:nồi hơi,máy nén khí,thiết bị xử lý nước cứng bằng phương
pháp trao đổi ion
IV.1.1.2. Chuẩn bị vận hành
-Mở van nước cấp cho thiết bị trao đổi ion
-Tháo bớt một phần nước trong nồi hơi(nếu đầy):mở đồng thời van xả nước và
van xả khí trên đường ống dẫn hơi đốt. Khi nước trong nồi hơi đã đạt mức cần
thiết,đóng hai van đó lại.
-Đóng các cầu dao điện cấp điện cho máy tính,nồi hơi và hệ thống cô đặc.
-Kiểm tra áp suất nồi hơi,khi không đạt 5 at phải thay đổi giá trị đặt của áp suất
hơi bằng cách chỉnh các Role áp suất.
-Bật các công tắc của máy tính công nghiệp và bộ điều khiển bằng tay.Nếu đèn
không sang,kiểm tra lại nguồn điện.
-Mở van cấp hơi nước hai bơm chân không P2,P3.
-Kiểm tra mức nước ở hai bình chứa nước ngưng S4 và S7.Nếu đầy phải tháo
ra ngoài.Chú ý nên để lại 1 lượng nhỏ nước ngưng ở bình S4.
IV.2. Vận hành
IV.2.1.Vận hành bằng tay:
-Chuyển nút “chế độ vận hành” sang chế độ “Manual”
Xả khí không ngưng ở 2 nồi cô đặc(van V41 và V42)
-Tháo nước ngưng ở thiết bị đun nóng dung dịch đầu(van V50) và ở buồng đốt
của 2 nồi cô đặc(van V32 và V36)
-Mở các van (V2,V3) trên đường ống hút và đẩy của bơm P1.Mở van cấp hơi
đốt vào hệ thóng(van nằm trên đườn ống dẫn hơi đốt,gần nói hơi).Bật bơm P1.
-Khi mức nước ở nồi 1 đã đạt,bơm P1 ngừng.Bật các bơm chân không P2 và
P3.
-Các công tắc tắt/bật nằm trên bộ điều khiển bằng tay đặt trên máy tính công
nghiệp.
IV.3. Kết thúc vận hành.
- Tắt tất cả các bơm
- Sau khi kết thúc quá trình cô đặc ,cần :
 Đóng van cấp hơi đốt
 Bơm dung dịch trong nồi 2 về thùng chứa sản phẩm S2 hoặc bơm tuần
hoàn dung dịch trong cả hai nồi về thùng chứa dung dịch trong cả hai
nồi về thùng chứa dung dịch đầu S1:
 Phá chân không trong các nồi cô đặc bằng van V41,V42
 Khi bơm về S2: mở van V9,V14,khởi động bơm P4 .
 Khi bơm tuần hoàn về S1: mở van V23,V20,V11,V15,khởi động
bơm P4.
 Đóng các cầu dao diện ,tắt nước ,đóng van V39,V40 cấp nước và bơm
chân không ,dọn vệ sinh sạch sẽ .

IV.4. Một số lưu ý khi gặp sự cố:

- Khi áp suất trong nồi hơi cao quá mức cho phép mà Rơle không ngắt, cần
tắt điện nồi hơi
- Khi có sự cố trong hệ thống cô đặc cần phải tắt ngay cầu dao tổng
- Báo cáo với cán bộ thí nghiệm những hiện tượng không bình thường, không
được tự tiện xử lý nếu không được phép.
V. Bảng số liệu thực nghiệm:

TG Mức đ trong bình Nồng độ % Khối Mức nước ngưng tụ bình


S1x2.56l lượng S4x177l
(s) Khi bắt khi kết xđ x1 xc Khi bắt Khi kết thúc
đấu S01 thúc S1 đầu S40 S4
282 32 cm 12 cm 0.4 1.2 7.2 0 96.2
0

VI. Xử lý số liệu

Nhiệt độ, áp suất hơi đốt tại nồi 1: T1 = 118.22 °C , P1= 0.0085 atm

Nhiệt độ dung dịch đầu : Tđ = 38°C

Nhiệt độ, áp suất hơi thứ tại nồi 1: Tht=106.48°C, Pht=1.29

VI.1.1. Tính toán cân bằng vật liệu

Với xđ= 0.4% suy ra tra sổ tay hóa công 1 bảng I-86 trang 58, ta được:

Khối lượng riêng của dung dịch đường là ρ= 1001.55 kg/m3 = 1001.55x10-3kg/l
Lượng dung dịch đầu đi vào trong hệ thống cô đặc là:

( S 01−S 11 )∗2.56∗ρ
Gđ =
∆t

( 32−12 )∗2.56∗1001.55∗10−3
¿ = 1.82.10-2 kg/s
2820

Lượng nước ngưng tụ thu được là:

( S 41−S 40 )∗0.17∗ρnước ( 96.2−0 ) .0 .177.1


W2 = = = 6.03.10-3 kg/s
∆t 2820

Với 𝜌nước =1 kg/m3

Tổng lượng hơi thứ bay hơi trong thời gian cô đặc ∆ t là
xđ 0.4
W= Gđ ( 1- xc ¿=¿1.82.10^-2 (1- 7.2 ¿= 1.72 .10−2 kg/ s

Lượng hơi thứ bay hơi sau thời gian cô đặc ∆ t ở nồi A

W1 = W – W2 = 1.72.10^-2 -6.03.10^-3 =11.17.10^-3 kg/s

Nồng độ dung dịch ra khỏi nồi A

Gđ . xđ 1.82 .10−2.0 .4
X1 = = = 1.04%
Gđ−W 1 1.82 .10−2 −11.17 .10−3

VI.2.2. Tính cân bằng vật liệu của nồi 1

Nhiệt hơi đốt I= 118.22 °C

Tra hàm nhiệt ở bảng I-250, trang 312- sổ tay hóa công 1 và sủ dụng nội suy ta được:
i1= 2708.508.10^-3 J/kg

Nhiệt độ hơi thứ tại nồi 1 là:

Tht= 106.48°C

Tương tự dùng công thức nội suy yừ bảng I-250 trang 312 sổ tay hóa conge 1 ta tìm
được hàm nhiệt hơi thứ 1:

I’= 2689.66.10^-3 J/kg

Gọi m là số gam đương mía có trong 100 g nước suy ra


m
100 %=x 1=1.04 %
m+100
Suy ra m=1.051g

Tra sổ tay hóa công 1 bảng I-256 trang 245 , dùng nội suy ta được mức tăng nhiệt độ
sôi tương ứng với m=1.051g là
∆ t=0.0159

Nhiệt độ sôi của dung dịch trong nồi 1 là :

Ts1= 100+0.0159= 100.0159° C

Vì x<20% nên nhiệt dung riêng của dung dịch tính bằng

C= 4186.(1-x) J/kg.s.độ

Nhiệt dung riêng của dung dịch đầu

Cđ= 4186.( 1-0.004)= 4169.25 J/kg.s.độ

Nhiệt dung riêng của dung dịch ra từ nồi 1

C1= 4186.(1-0.0104) =4142.46 J/kg.s.độ

Áp suất tuyệt đối trong bình nước ngưng là

Pnước = 1+ 1.02.0.76=1.7752 at

Tra bảng I-251 trang 314 sổ tay hóa công 1 tìm được nhiệt độ nước ngưng ở áp suất
1.7752 at dựa vào conge thức nội suy θ=115.85 °C

Tra bảng I-249 trang 310 sổ tay hóa công 1 và dùng công thức nội suy ta được;

Nhiệt dung riêng của nước ngưng ở 115.85° C là Cn = 4242.95 J/kg. độ

Tra bảng I-250 trang 312 sổ tay hóa công 1 và dùng công thức nội suy ta được;

ẩn nhiệt hóa hơi của nước ngưng ở 115.85° C là:

r1 =2218.62.10-3 J/kg

ta có:

phương trình cân băng nhiệt lượng nồi thứ nhất có dạng:

D.i1 + Gđ.Cđ.tđ = W1.C1’ + D.Ɵ.Cn + Qm +Qcđ1 (1)

Chấp nhận Qm +Qcđ1 = 0.05Q1

Với Q1 =D(C1- Ɵ.Cn) =D. r1 (2)


Thay các số liệu trên đã tìm được, giải hệ (1) và (2) ta tìm được:

Lượng hơi đốt : D = 13.85 kg/s

Lượng nhiệt do hơi đốt cấp cho nồi 1: Q1 = 30.73 J/s

VII. Nhận xét

Ưu điểm của thiết bị này là dung dịch tự di chuyển từ nồ trước sang nồi sau nhờ chênh
lệch áp suất giữa các nồi, hơi thứ của nồi trước được tận dụng làm hơi đốt cho nồi sau.
Vận hành thuận lợi có thể tự động hóa được, hiệu quả sử dụng năng lựng lớn.

Nhược diểm là nhiệt độ của dung dịch ở các nồi sau thấp dần, nhưng nồng độ của
dung dịch lại tăng dần làm cho độ nhớt của dung dịch tăng nhanh, dẫn đến hệ số
truyền nhiệt giảm từ nồi đầu đến nồi cuối

You might also like