You are on page 1of 5

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 1

XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHẢY CỦA DÒNG


I. Cơ sở lí thuyết
Trong những tính toán có liên quan đến chuyển động của chất lỏng ( khí) thì đặc trưng
chuyển động của dòng có một giá trị quyết định.
Bằng thí nghiệm, người ta phân định được hai dạng chuyển động của chất lỏng thực
và khí: chuyển động dòng (còn gọi là chuyển động tầng) và chuyển động xoáy( còn
gọi là chuyển động rối).
Nếu ta quan niệm rằng, dòng chất lỏng là kết hợp của nhiều nguyên tố thì trong
chuyển động tầng, các dòng nguyên tố sẽ chuyển động song song với nhau, còn trong
chuyển động xoáy, chúng sẽ chuyển động hỗn loạn do chấn động của vận tốc ở mọi
điểm của dòng.
Đặc trưng chuyển động của chất lỏng( khí) phụ thuộc vào kích thước của dòng chảy
( đườn kính tương đương), vận tốc chuyển động, độ nhớt và khối lượng riêng của chất
lỏng( khí). Qua nhiều thí nghiệm, Rây nôn đã được thiết lập được một quan hệ phụ
thuộc không thứ nguyên giữa các đại lượng trên gọi là chuẩn số Rây-nôn:
dtd .W . ρ dtd . W
Re = =
µ υ

Ở đây : dtd : đường kính tương đương m


W: vận tốc trung bình của lưu thể m/s
ρ : khối lượng riêng của chất Kg/m3
µ:độ nhớt động lực của chất lỏng( khí) N.s/m3
µ
υ= : độ nhớt động học của chất lỏng m2/s
ρ

căn cứ vào giá trị chuẩn số Rây-nôn, ta sẽ biết được chế độ chuyển động của chất
lỏng. đối với ống nhẵn, thẳng và có tiết diện tròn thì:
khi: Re< 2320 ta có chế độ chảy tầng
2320< Re≤ 10.000 ta có chế độ chảy quá độ
Re> 10.000 ta có chế độ chảy xoáy bền vững
Trong một chừng mực nào đấy Rây-nôn chỉ là một đại lượng quy ước vì rất khó thấy
sự chuyển tiếp đột ngột từ chế độ tầng sang chế độ chảy xoáy. Thường chỉ quan sát
được khu vực chuyển tiếp, trong đó chế độ chuyển động tầng dần dần biến mất và
xoáy dần dần xuất hiện.
II. Mục đích thí nghiệm
1. Làm quen với hệ thống thiết bị thí nghiệm
2. Quan sát các biến đổi xảy ra trong dòng chảy của chất lỏng( khí) ở các chế
độ chuyển động khác nhau.
3. Xác định chế độ chuyển động của chất lỏng( khí)
III. Sơ đồ thí nghiệm
IV. Trình tự tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm bắt đầu từ việc thiết lập chế độ chảy dòng trong ống thủy tinh, sau
đó tăng dần vận tốc của dòng sang chế độ chảy quá độ rồi cuối cùng là chế độ
chảy xoáy. Quan sát sự biến đổi của tia nước maufvaf đo các đại lượng cần
thiết để tính giá trị của chuẩn số Re.
Trình tự thí nghiệm như sau:
1. Quan sát, tìm hiểu và kiểm tra sơ đồ hệ thống thiết bị.
2. Kiểm tra nguồn cung cấp nước trên thùng cao vị, nước màu trong bình,
các van, khóa, nhiệt kế, thì kế…
3. Đóng chặt các van: van mở nước vào thùng chứa, van điều chỉnh nước
màu, lưu lượng kế điều chỉnh dòng chảy, van tháo nước khỏi thùng
chứa.
4. Mở từ từ van nước vào thùng chứa.
5. Điều chỉnh kim dẫn nước màu đặt đuungs trục tâm của ống thủy tinh.
6. Sau khi nước đã chứa đầy trong ống thủy tinh, thùng nhận và bắt đầu
chảy tràn tử thùng chứa vào phễu xả nước thì đóng bớt van cấp nước.
sau đó điều chỉnh lưu lượng kế.
7. Mở từ từ van dẫn nước màu vào ống thủy tinh kết hợp điều chỉnh lưu
lượng sao cho dòng nước màu chảy vào ống thủy tinh như sọi chỉ và
thẳng theo trục ống, quan sát hiện tượng, đọc lưu lượng kế để xác định
lưu lượng của dòng chảy. Tiến hành đo nhiều lần với các lưu lượng
khác nhau và lấy kết quả.
8. Tăng từ từ lưu lượng của lưu lượng kế đến khi nào tia nước qua giai
đoạn gợn sóng rồi bị cuộn xoáy và biến mất.
9. Đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.
10. Kết thúc thí nghiệm: đóng van nước màu, van mở nước vào thùng
chứa, tắt bơm. Báo cáo bảng số liệu và dọn dẹp, lau chùi phòng thí
nghiệm trước khi ra về.

V. Bảng số liệu thực nghiệm


lần đo V(l/h) V(m3/s) chế độ chảy
1 50 13.89.10-6 thẳng
2 62.5 17.40.10-6 thẳng
3 75 20.80.10-6 thẳng
-6
4 87.5 24.30.10 thẳng
-6
5 100 27.80.10 thẳng
-6
6 112.5 31.35.10 thẳng
-6
7 125 34.70.10 thẳng
8 137.5 38.20.10-6 thẳng
9 150 41.70.10-6 gợn sóng
10 162.5 45.20.10-6 gợn sóng
11 175 48.60.10-6 gợn sóng
-6
12 187.5 52.10.10 gợn sóng
-6
13 200 55.60.10 gợn sóng
-6
14 250 69.40.10 gợn sóng
15 400 111.10.10-6 gợn sóng mạnh
16 500 138.90.10-6 gợn sóng mạnh
17 600 166.70.10-6 gợn mạnh cuộn
18 700 194.40.10-6 tan
-6
19 800 222.20.10 tan
-6
20 1200 333.30.10 tan
-6
21 1500 416.70.10 tan

Ta có: tH2O =27 °C


Tra cứu sổ tay hóa lí ta được:
Khối lượng riêng của nước tại nhiệt độ này là: 𝜌 = 995.9 (kg/m3)
Độ nhớt của nước tại nhiệt độ này là: µ = 0.8545.10-3 (N.s/m3)
VI. Xử lí số liệu
Vận tốc nước chảy trong ống được xác định theo công thức:
Vtb
W= (m/s)
0.785 .(dtd) ²

Với dtd =25mm


Ta tính toán cho lần đầu tiên:Vtb =50 (l/h) =13.89.10-6 (m3/s)
13.89 .10−6
W1 = = 0.02831 (m.s)
0.785 .(25.10−3) ²

Chuẩn số Rây-nôn:
( 25.10−3 ) .0.02831 .995.9
Re = = 821.95
0.8545 .10−3

Tính toán tương tự ta có bảng kết quả sau:

lần đo V(l/h) V(m3/s) chế độ chảy chuẩn số Rây-nôn


1 50 13.89.10-6 thẳng 821,95
-6
2 62.5 17.40.10 thẳng 1033.34
-6
3 75 20.80.10 thẳng 1235.36
4 87.5 24.30.10-6 thẳng 1443.11
-6
5 100 27.80.10 thẳng 1650.97
-6
6 112.5 31.35.10 thẳng 1861.79
-6
7 125 34.70.10 thẳng 2060.74
8 137.5 38.20.10-6 thẳng 2268.6
-6
9 150 41.70.10 gợn sóng 2476.45
-6
10 162.5 45.20.10 gợn sóng 2684.31
-6
11 175 48.60.10 gợn sóng 2886.23
12 187.5 52.10.10-6 gợn sóng 3094.08
-6
13 200 55.60.10 gợn sóng 3301.94
-6
14 250 69.40.10 gợn sóng 4121.48
-6
15 400 111.10.10 gợn sóng mạnh 6597.83
16 500 138.90.10-6 gợn sóng mạnh 8248.9
-6
17 600 166.70.10 gợn mạnh cuộn 9899.2
-6
18 700 194.40.10 tan 11544.9
19 800 222.20.10-6 tan 13195.97
-6
20 1200 333.30.10 tan 19793.81
21 1500 416.70.10-6 tan 24746.71

VII. Nhận xét


 Kết quả đo, tính toán khá đúng với lý thuyết
 Qua bài thí nghiệm ta thấy đặc trưng chuyển động của chất lỏng(khí)
phụ thuộc vào kích thước của dòng chảy (đường kính tương đương),
vân tốc chuyển động, độ nhớt, khối lượng riêng của chất lỏng (khí)
 Căn cứ vào giá trị chuẩn số rây-nôn, ta sẽ biết được chế độ chuyển động
của chất lỏng(khí). Đối với ống nhẵn, thẳng và có tiết diện tròn thì:
+ Re<2320 ta có chế độ chảy tầng
+ 2320<Re<10.000 ta có chế độ chảy quá độ
+ Re>10.000 ta có chế độ chảy xoáy bền vững
- Giá trị Re=2320 là trị số tới hạn dưới, Re=10.000 là giá trị tới hạn
trên. Nhưng trong một chừng mực nào đấy chỉ là đại lượng quy ước
vì rất khó quan sát được sự chuyển tiếp đột ngột từ chế độ tầng sang
chế độ xoáy

You might also like