You are on page 1of 5

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 3
CHUẨN ĐỘ CÁC AXIT BẰNG PHÉP ĐO pH

Họ và tên: Dương Lê Hoàng


MSSV: 20212435
Lớp: PFIEV Tin học công nghiệp và tự động hoá K66

I. Mục đích
- Mục đích của bài thí nghiệm là xác định nồng độ của một dung dịch axit bằng
cách sử dụng sự biến đổi pH của nó trước và sau điểm tương đương trong quá trình
chuẩn độ bằng một dung dịch xút có nồng độ đã biết. Ta sẽ chuẩn độ một axit
mạnh (axit clohydric) và một axit yếu (axit etanoic).
- Gọi A là axit (HCl)có nồng độ CA và B là xút với nồng độ đã biết là CB
- Nguyên tắc thí nghiệm : việc xác định nồng độ chưa biết CA được thực hiện bằng
phép chuẩn độ pH. Điều đó có nghĩa là trước hết ta quan tâm tới phản ứng chuẩn
độ và sau đó đến việc xác định điểm tương đương, dựa trên đồ thị biểu diễn mối
quan hệ giữa độ pH và thể tích NaOH.

II. Nguyên tắc tiến hành

 Chuẩn độ axit HCl :


o Phản ứng hoá học :H+ + OH- H2O
o K = 1014 phản ứng là hoàn toàn
o Hệ thức tại điểm tương đương: CA.VA = CB.Ve
o Tiến hành chuẩn các điện cực.
o Dùng pipet lấy 10ml axit clohydric, dùng ống đong thêm vào 140ml
nước để cho các điện cực có thể nhúng vào trong dung dịch vào cốc
loại 250ml.
o Dùng buret thêm từng ml xút cho tới 9ml. Sau đó nhỏ giọt với từng
0,2ml cho tới 11ml. Xung quanh giá trị Ve, các giá trị của pH không
ổn định. Đợi cho pH ổn định trước khi đọc giá trị. Tiếp theo lại thêm
từng ml tới v = 20ml.
oLập bảng các giá trị pH đo được.
oVẽ đường cong pH = f(v).
oXác định điểm tương đương.
oChỉ ra trên đồ thị, từng phần của đường cong (v <Ve và v >Ve) các cặp
axit bazơ quy định độ pH.
o Xác định điểm tương đương của phép chuẩn độ. Cho các toạ độ của
nó.
 Kiểm chứng việc sử dụng chất chỉ thị màu của phép chuẩn độ so màu.
III. Xử lý số liệu và tính toán
V NaOh(ml) pH V pH
0 2.36 10,8 10.32
1 2.39 11 10.56
2 2.44 12 11.21
3 2.5 13 11.48
4 2.56 14 11.65
5 2.64 15 11.75
6 2.74 16 11.82
7 2.86 17 11.89
8 3.04 18 11.95
9 3.33 19 12
9,2 3.46 20 12.03
9,4 3.62
9,6 3.8
9.8 4.12
10 5.58
10,2 7.45
10,4 9.44
10,6 9.96
Từ đồ thị, ta có : tại điểm tương đương với pH = 7, VNaOH =
10,297 ml
Do K = 1014 = >phản ứng là hoàn toàn.
Trước điểm tương đương (v<ve) pH = -lg[H+]dư , sau điểm tương
đương ( v>ve )pH = 14 + lg[OH-]dư
= >Hệ thức tại điểm tương đương : CA.10= CB.Ve

=> CA = 0,1029 N => Nồng độ axit HCl : CA = 0,1029 N


IV. Kết luận
 Đường chuẩn độ là đường cong không đều trước và sau cách xa điểm tương
đương độ dốc của đường cong rất nhỏ (nghĩa là pH ít phụ thuộc vào thể tích
dung dịch chuẩn cho vào), còn ở lân cận điểm tương đương độ dốc đường
cong lớn (nghĩa là pH phụ thuộc nhiều vào thể tích dung dịch chuẩn cho
vào).
B. Axitetanoic(CH3COOH)
Bảng số liệu thu được

VNaOH(ml) pH
0 3.81
1 4.21
2 4.49
3 4.7
4 4.87
5 5.03
6 5.19
7 5.36
8 5.56
9 5.82
9.2 5.89
9.4 5.98
9.6 6.08
9.8 6.17
10 6.29
10.2 6.44
10.4 6.71
10.6 6.96
10.8 7.77
11 9.47
12 10.89
13 11.34
14 11.53
15 11.67
16 11.76
17 11.83
18 11.89
19 11.94
20 11.99
Sau khi fit bằng phần mềm ta có điểm uốn của đồ thị là:
pH = 8.752 tại VNaOH = 10.036ml
Hệ thức tại điểm tương đương : C A.E = CB.Ve
Thay số: CA.10 = 0,1 . 10,036 => CA = 0,10036 N =>nồng độ axit CH3COOH =
0,10036 M

You might also like