You are on page 1of 17

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

ĐO LƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Nhóm 5 ( thứ 6, tiết 2-6 )


SV1: Nguyễn Viết Thanh - MSSV: 2110668
SV2: Đinh Xuân Vinh - MSSV: 2110535
SV3: Lê Hồng Phước - MSSV: 2110470
………………………….

Giảng viên hướng dẫn :


Nguyễn Đức Hoàng

PTN 300B – BMTĐ – ĐHBKHCM


Ngày , tháng 4, năm 2024
1
BÀI 3: ĐO MỨC, LƯU LƯỢNG

1. Nội dung
Trong bài thí nghiệm này, nhóm đã thực hiện được các phần sau:
 Đo được áp suất của mức nước trong bồn
 Tính được mức chất lỏng trong bồn bằng cách đo áp suất vi sai
 Tính được lưu lượng nước chảy trong đường ống bằng cách đo tần số
 Biết cách calib các cảm biến đo mức và lưu lượng
 Sử dụng phần mềm LabVIEW để xử lý, hiển thị và lưu trữ dữ liệu.

2. Kết quả thí nghiệm


2.1 Đo lưu lượng
2.1.1 Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để đo lưu lượng như hình 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ lập trình Block Diagram tính lưu lượng

2
Hình 2.2 Đồ thị hiển thị lưu lượng đo được

3
2.1.2 Tính toán lưu lượng:
 Tính toán lưu lượng thông qua kiểm tra thể tích chất lỏng bơm được trong 5s:
 Chiều cao mực nước sau khi bơm 5s: ℎ = 1.5 𝑐𝑚
 Thể tích mực nước bơm được sau 5s: 𝑉 = 𝜋𝑟2ℎ = 403,203 𝑐𝑚3= 0.403 𝑙í𝑡
(Với r = 9.25 cm)
 Lưu lượng bơm vào tính theo lý thuyết: 𝑄V = 𝑉 ∗ 60/5 = 4.836 𝑙í𝑡/𝑝ℎú𝑡
 Lưu lượng đọc được trên cảm biến: 4,9 lít/phút

2.1.3 Nhận xét


Qua bài thí nghiệm ta kiểm chứng được cách sử dụng cảm biến đo lưu lượng trong thực tế và
kiểm tra kết quả từ LabView với kết quả đo thực tế.
Ta nhận thấy giá trị lưu lượng trung bình trong 5s thu thập từ LabView và kết quả thực tế có sai
lệch, sai số này do:
 Các giá trị thời gian mở van.
 Chiều cao tăng thêm cột nước đọc được mang tính chủ quan của người đọc bằng mắt
thường.
 Đồng thời do các yếu tố môi trường, ngoại cảnh có thể gây ra nhiễu cảm biến khi đo
lường.

2.2 Đo mức
2.2.1 Đo áp suất
a. Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để đo áp suất như hình 2.3 và 2.4

Hình 2.3: Sơ đồ lập trình Block Diagram


4
Hình 2.4: Giao diện ở Front Panel

b. Bảng số liệu
Bảng 2.1: Bảng giá trị điện áp đo và tính
Level (cm) V1_m (V) V2_m (V) V1_c (V) V2_c (V)

0 3.91 4.33 3.92 3.92


5 3.91 4.73 3.92 4.688
10 3.92 5.05 3.92 5.456

c. Đồ thị chiều cao – điện áp


• Code matlab và đồ thị

d. Nhận xét:
 Điện áp V1_m là điện áp do áp suất khí quyển, theo lí thuyết thì sẽ không thay đổi nhưng do
nhiễu nên giá trị V1_m có sự thay đổi nhẹ theo từng mức level nhưng cũng không đáng kể.
 Điện áp V2_m là điện áp do áp suất khí quyển và nước tạo nên khi mực nước thay đổi thì
điện áp của V2_m cũng sẽ thay đổi, theo dữ liệu đo được và đồ thị ta thấy quan hệ giữa mực
nước và V2_m là tương đối tuyến tính.
5
2.2.2 Calib cảm biến
a. Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để calib cảm biến như hình 2.3 và 2.4

Hình 2.5: Sơ đồ lập trình Block Diagram giao diện lập trình calib mức

Hình 2.6: Giao diện ở Front Panel

b. Bảng số liệu
Bảng 2.2: Khảo sát chiều cao mức nước sau khi calib

Lần đo Chỉnh mức nước (cm) ℎđo(𝑐𝑚) Sai số (cm)

1 0.0 0.051 0.051

2 5.0 5.14 0.14


6
3 10.0 10.175 0.175

Giá trị Calib: d = -2.19465; c = 1.20183

c. Đồ thị mức chất lỏng theo thời gian

d. Nhận xét
• Sau khi calib, tín hiệu ra của cảm biến cho ra giá trị khá chính xác so với thực tế. Chỉ có
một ít sai số nhỏ ở giá trị đầu và cuối nhưng giá trị giữa lại có sai số lớn hơn.
• Nguyên nhân là do ta chỉ điều chỉnh ở zero và span mà không điều chỉnh ở khoảng giữa
nên khoảng giữa có sai số lớn hơn cả. Đồng thời ở trên đồ thị ta thấy những gai nhỏ
trên tín hiệu chứng tỏ cảm biến chịu tác động của nhiễu nhưng không đáng kể . Bên
cạnh đó, áp suất bơm cũng ảnh hưởng đến sai số.
• Như vậy ta kết luận được rằng phương pháp calib này hiệu quả trong việc điều chỉnh độ
chính xác cho cảm biến áp suất dùng để thí nghiệm.

3. Kết luận
Qua bài thí nghiệm,
 Nhóm đã biết cách sử dụng cảm biến lưu lượng để đo lưu lượng nước chảy vào trong bể.
 Biết cách sử dụng cảm biến áp suất để đo chiều cao mực nước trong bể.
 Tính được lưu lượng nước chảy trong đường ống bằng cách đo tần số
7
 Biết cách calib các cảm biến đo mức và lưu lượng
 Biết sử dụng phần mềm Labview để xử lý, hiển thị và lưu trữ dữ liệu.

8
BÀI 4: ĐO KHỐI LƯỢNG

1. Nội dung
Trong bài thí nghiệm này, nhóm đã thực hiện được các phần sau:
 Hiểu đặc tính của cảm biến biến dạng strain gage (gauge), Khảo sát đặc tính cảm biến biến
dạng strain gage (gauge): Đo điện trở, đo điện áp, đo khối lượng.
 Tính được khối lượng bằng cách sử dụng cảm biến loadcell
 Biết cách calib cảm biến loadcell để đo khối lượng

2. Kết quả thí nghiệm


2.1 Khảo sát đặc tính cảm biến biến dạng strain gage
2.1.1 Tiến hành đo điện trở ( Bỏ)
2.1.2 Tiến hành đo điện áp
a. Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để đo điện áp như hình 2.1 và 2.2,
trong đó khối “DAQ Assistant” được cài đặt như hình 2.3

Hình 2.1: Sơ đồ lập trình Block Diagram

9
Hình 2.2: Giao diện ở Front Panel

Hình 2.3: Cài đặt khối DAQ Assistant

10
b. Bảng số liệu
Bảng 2.1: Khảo sát điện áp theo khối lượng

Khối lượng chuẩn Loadcell dạng thanh dầm Loadcell dạng chữ S
(g) Vtính toán(mV) Vđo(mV) Vtính toán(mV) Vđo(mV)
0 0 -858.2 0 108.44
200 333.3 -517.7 50 156.9
500 833.3 -21.9 125 229.4
1000 1666.7 767 250 350.63
2000 3333.3 3205.2 500 592.9

c. Đồ thị quan hệ điện áp (V) – khối lượng (m)

Hình 2.4: Đặc tuyến điện áp (V) – Khối lượng (m) của loadcell dạng thanh dầm

11
Hình 2.5: Đặc tuyến điện áp (V) – Khối lượng (m) của loadcell dạng chữ S

d. Nhận xét và tính toán


- Đặc tuyến điện áp – khối lượng của loadcell dạng thanh dầm là một đường thẳng tuyến
tính. Trong đó, đặc tuyến thực tế bị trôi zero xuống dưới so với đặc tuyến tính toán. Điều này
xuất hiện là do ảnh hưởng của bàn cân đặt trên loadcell. Bên cạnh đó, đặc tuyến thực tế cũng bị
trôi độ nhạy so với đặc tuyến tính toán, do ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Đặc tuyến điện áp – khối lượng của loadcell dạng chữ S cũng là một đường thẳng tuyến
tính. Trong đó, đặc tuyến thực tế bị trôi zero lên trên so với đặc tuyến tính toán. Điều này xuất
hiện là do ảnh hưởng của bàn cân đặt trên loadcell. Đồng thời, đặc tuyến thực tế cũng bị trôi độ
nhạy so với đặc tuyến tính toán do ảnh hưởng của nhiệt độ, tuy nhiên, độ trôi độ nhạy của
loadcell chữ S thấp hơn so với loadcell thanh dầm.
- Xác định giá trị b:
- Loadcell dạng thanh dầm: 𝑏 = 0 − (−858.2) = 858.2
- Loadcell dạng chữ S: 𝑏 = 0 − 108.44 = −108.44
- Nguyên nhân dẫn đến sai số giữa giá trị b trên là do hệ số b của cả 2 khác với giá trị lý
tưởng là 0. Đó là vấn đề thuộc về đặc tính của Loadcell và có thể khắc phục bằng cách
calib cảm biến loadcell trước khi cân.

12
2.1.3 Tiến hành đo khối lượng
a. Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để đo khối lượng như hình 2.6 và 2.7, trong
đó khối “DAQ Assistant” được cài đặt như hình 2.8

Hình 2.6: Sơ đồ lập trình Block Diagram


Hình 2.7: Giao diện ở Front Panel

Hình 2.8: Cài đặt khối DAQ Assistant

13
b. Bảng số liệu
Bảng 2.2: Đo khối lượng cách 1
Khối lượng Loadcell dạng thanh dầm Loadcell dạng chữ S
chuẩn (g) mđo(g) Sai số (g) mđo(g) Sai số (g)
200 201.12 1.12 202.58 2.58
500 498.02 1.98 517.6 17.047
700 703.16 3.16 706.22 6.22
1000 997.94 2.06 1002.52 2.52
1500 1507.03 7.03 1489.32 11.68
2000 1991.63 8.37 1971.6 29.4
2500 2503.62 3.61 2489.03 10.97
3000 3010.2 10.2 2987.82 12.18

c. Nhận xét và thảo luận


- Đối với loadcell dạng thanh dầm: sai số khối lượng là nhỏ khi đo với khối lượng nhẹ và
tăng dần khi đo các khối lượng nặng hơn.
- Đối với loadcell dạng chữ S: sai số khối lượng ở cận trên và cận dưới của span là lớn nhất,
sai số khối lượng ở 1000g là nhỏ nhất.
- Nhìn chung, loadcell dạng chữ S có sai số lớn hơn nhiều so với loadcell dạng thanh
dầm.
- Kết luận: đo khối lượng bằng loadcell dạng thanh dầm cho kết quả tốt hơn so với loadcell
dạng chữ S.
- Các nguyên nhân gây ra sai số ở loadcell: Nhiệt độ làm thay đổi độ nhạy của loadcell, độ phi
tuyến của cảm biến, độ trôi của IA, sai số do đặt quả cân không đúng trọng tâm của đĩa cân,
nhiễu điện từ làm kết quả đọc bị dao động.

2.2 Calib cảm biến loadcell


2.2.1 Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để calid cảm biến loadcell như hình 2.9 và
2.10

14
Hınh 2.9: Sơ đồ lậ p trình Block Diagram

Hình 2.10: Giao diện ở Front Panel

2.2.Bảng số liệu
Bảng 2.3: Bảng tham số calib cảm biến

Tham số calib Loadcell thanh dầm Loadcell chữ S

c 0.6326 4.0306

d -0.8263 -0.3290

15
Hình 2.11: Calib cảm biến loadcell dạng dầm

Hình 2.12 Calib cảm biến loadcell dạng chữ S

2.3 Đo khối lượng


2.3.1 Lập trình LabVIEW
Sơ đồ lập trình khối Block Diagram và Front Panel để đo khối lượng như hình 2.6 và 2.7.

2.3.2 Bảng số liệu:

Bảng 2.4: Bảng đo khối lượng cách 2


16
Khối lượng Loadcell dạng thanh dầm Loadcell dạng chữ S
chuẩn (g)
mđo(g) Sai số (g) mđo(g) Sai số (g)

200 203.14 3.14 204.74 4.74

500 504.81 4.81 707.02 7.02

700 708.25 8.25 509.47 9.47

1000 1004.08 4.08 1007.98 7.98

1500 1497.93 2.07 1506.03 6.03

2000 2007.72 7.18 2007.88 7.82

2500 2504.18 4.12 2503.62 3.62

3000 2997.93 3.17 3004.41 4.41

2.3.3 Nhận xét và thảo luận:


- Sai số khi đo khối lượng bằng loadcell dạng chữ S lớn hơn đáng kể so với sai số khi đo bằng
loadcell dạng thanh dầm.
- Sai số khi đo khối lượng bằng cách 2 nhỏ hơn rất nhiều so với khi đo bằng cách 1.
- Kết luận: Sau khi calib, kết quả đo chính xác hơn đáng kể so với khi chưa calib.
Loadcell dạng thanh dầm cho kết quả chính xác hơn loadcell dạng chữ S.

3. Kết luận
Sau khi thực hiện xong bài thí nghiệm,
- Nhóm đã kiểm chứng được đặc tính của cảm biến biến dạng strain gage, bao gồm quan
hệ giữa R/R0 và khối lượng, quan hệ giữa điện áp ngõ ra và khối lượng.
- Nhóm cũng biết cách xác định các tham số của phương trình đo khối lượng, calib cảm
biến, đo đạc và nhận xét kết quả đo.
- Sử dụng phần mềm LabVIEW để xử lý, hiển thị và lưu trữ dữ liệu.

17

You might also like