You are on page 1of 14

Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình

2. 1 Giới thiệu công nghệ CAE


2.1.1 Công nghệ CAE là gì ?
Computer aided engineering (CAE) : là thuật ngữ chỉ việc sử dụng công nghệ
thông tin để hỗ trợ người làm công tác thiết kế trong việc phân tích, mô phỏng, thiết kế,
chuẩn đoán và khắc phục lỗi trong quá trình sản xuất.

Hình 2.1 Phân tích ứng suất và biến dạng bằng phần mềm Algor
2.1.2 Qui trình làm việc của CAE
Tiền xử lí : xác định đối tượng khảo sát và các yếu tố tác động
Xử lí : các thao tác tính toán được thực hiện trên máy tính
Hậu xử lí : Phân tích hình ảnh hoặc các trị số do kết quả đưa ra

Hình a : tạo lưới Hình b : phân tích Hình c : kết quả phân tích
Hình 2.2 Phân tích dòng chảy trong khuôn ép nhựa bằng Moldflow
2.1.3 Ưu điểm
Giảm bớt khối lượng tính toán cho nhà thiết kế
Dự đoán trước được những sai hỏng có thể xảy ra cho sản phẩm
Tiết kiệm thời gian và công sức cho việc chế tạo thử nghiệm
2.1.4 Khuyết điểm
Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào dữ liệu đầu vào và cách thức tạo lưới cho
mô hình phân tích
Thời gian tính toán lâu nếu yêu cầu độ chính xác cao
Chi phí đầu tư cao vì phần mềm CAE rất đắt và máy tính chạy chúng có cấu
hình rất cao

35
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam
2.1.5 Ứng dụng
2.1.5.1 Mô phỏng, tính toán các thông số động học và động lực học
Khi thiết kế máy, các thông số về động học và động lực học phải được tính toán
cẩn thận để xác định phạm vi, khả năng làm việc của máy.Bằng kiến thức về nguyên lí –
chi tiết máy ta có thể xác định được những thông số này tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời
gian và công sức trong khi các phần mềm CAE có thể giải quyết chúng nhanh chóng và
chính xác
Xét cơ cấu như hình sau

Hình 2.3 Mô hình cơ cấu Cam trong Pro/ENGINEER


Sử dụng modul Mechanism của Pro/Engineer ta có thể xác định được chiều dài
hành trình của trục bị dẫn, vận tốc của cam, lực đàn hồi và giảm chấn của lò xo…

Hình a Hình b

Hình c Hình d

Hình 2.4a Hành trình của trục bị dẫn Hình 2.4b Vận tốc của trục bị dẫn
Hình 2.4c Lực tác động lên lò xo Hình 2.4d Lực giảm chấn

36
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình
2.1.5.2 Tính toán ứng suất, kiểm nghiệm bền và tối ưu hóa kích thước cơ cấu
Tính toán sức bền cho các chi tiết máy luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu
của các nhà thiết kế máy.Việc tìm ra ứng suất, biến dạng của chúng thường mất rất nhiều
thời gian nhất là với các chi tiết máy chịu lực phức tạp.Ngày nay với sự hỗ trợ của các
phần mềm CAE, công việc đó trở nên nhẹ nhàng với độ tin cậy cao và thời gian được rút
ngắn đáng kể.
Ví dụ bên dưới cho thấy ứng dụng của CosmosWorks (tích hợp vào
SolidWorks) trong việc tính toán sức bền cho một dầm đỡ palăng 5 tấn.Sau khi tính toán
ứng suất, biến dạng và kiểm nghiệm bền cho dầm đỡ, chương trình sẽ tự động tối ưu các
kích thước để đạt được 2 mục tiêu : đảm bảo dầm làm việc an toàn và tiết kiệm vật liệu
nhất.

Hình a Hình b

Hình c Hình d

Hình 2.5a Kkích thước dầm ban đầu Hình 2.5b Ứng suất của dầm ban đầu
Hình 2.5c Kích thước dầm đã được thay đổi Hình 2.5d Ứng suất lúc sau của dầm
2.1.5.3 Tính toán, kiểm nghiệm độ bền mỏi của chi tiết
Độ bền mỏi là một thông số quan trọng của các chi tiết máy làm việc lâu dài
dưới các dạng tải trọng thay đổi.
Ví dụ bên dưới minh họa việc dùng phần mềm Ansys Workbench kiểm nghiệm
độ bền mỏi của thanh truyền với các điều kiện như sau
- Vật liệu : thép carbon kết cấu
- Lực hướng tâm : 4500N
- Số chu kì làm việc : 106 lần
- Phạm vi thay đổi cường độ lực : 50% đến 200%

37
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam

Hình 2.6a Đặt lực vào chi tiết Hình 2.6b Mức độ biến dạng

Hình 2.6c Đồ thị độ bền mỏi Hình 2.6d Hệ số an toàn của chi tiết
2.1.5.4 Tính toán truyền nhiệt
Dùng phần mềm AnsysWorkbench ta có thể so sánh được mức độ truyền nhiệt
của một thân bơm làm bằng nhôm và bằng nhựa PE với các điều kiện ban đầu như sau
- Mặt trong thân bơm có nhiệt độ 90o
- Mặt ngoài được truyền nhiệt đối lưu 20oC
- Toàn bộ thân bơm có nhiệt độ 60oC

Hình 2.7a Mô hình thân bơm Hình 2.7b Gán điều kiện nhiệt độ ban đầu
38
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình

Hình 2.7c Thân bơm bằng nhựa PE Hình 2.7d Thân bơm làm bằng nhôm
2.2 Tính toán động lực học lưu chất bằng máy tính (CFD)
2.2.1 Khái niệm về tính toán động lực học lưu chất
Tính toán động lực học lưu chất (Computational fluid dynamics – CFD) là
một bộ phận của ngành cơ học lưu chất, sử dụng phương pháp số và các thuật toán để
phân tích và giải quyết những bài toán liên quan đến dòng chảy lưu chất.Các máy tính
được dùng để thực hiện hàng triệu phép tính trong một giây nhằm mô phỏng sự tương tác
giữa dòng chất lỏng và khí với những bề mặt phức tạp được dùng trong kĩ thuật.
Cơ sở lí thuyết của bất kì bài toán CFD nào đều là phương trình Navier –
Stokes viết cho dòng lưu chất đơn pha bất kì.Để đơn giản, đôi khi người ta bỏ bớt đi
những yếu tố về độ nhớt, khi đó ta nhận được phương trình Euler.
Vấn đề được khảo sát nhiều nhất trong CFD là việc chia nhỏ dòng lưu chất liên
tục thành những phần tử rời rạc trên máy tính.Khi đã được chia nhỏ thành điểm hoặc
lưới, những giải thuật phù hợp sẽ được áp dụng để giải các phương trình chuyển động.

Hình 2.8 Phân tích dòng nhiệt trong chi tiết máy
2.2.2 Các phương trình cơ bản của lưu chất
2.2.2.1 Phương trình định luật bảo toàn

39
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam
Q : vector chứa các biến được bảo toàn như khối lượng, động lượng, năng
lượng
Phương trình định luật bảo toàn biểu diễn sự bảo toàn của các đại lượng trong
không gian hữu hạn của một thể tích V(t) , bề mặt S(t) trong khoảng thời gian t2 – t1
Trong không gian hai chiều nếu :
- Miền không gian có diện tích A(t) được giới hạn bởi đường cong khép kín
C(t).
- Pháp vector đơn vị hướng ra khỏi bề mặt.F là hợp các vector thông lượng
Q qua một đơn vị thể tích trong một đơn vị thời gian.
- P là tốc độ sinh ra Q trên một đơn vị thể tích trong một đơn vị thời gian.
- Tất cả các biến trên đều liên tục trong một khoảng thời gian
Phương trình (2-1) có thể viết lại như sau

Những phương pháp xấp xỉ bằng số (numerical approximation) khác nhau cho
các biểu thức tích phân và tìm kết quả cho Q bằng những phương pháp đó là tiền đề cho
phương pháp thể tích hữu hạn (finite volume method – FVM)
Mặt khác, phương trình của định luật bảo toàn cũng có thể được viết dưới dạng
các đạo hàm riêng.Áp dụng định luật Gauss cho thông lượng tích phân ở phương trình (2-
2) ta được

: toán tử phân kì được xác định trong hệ trục tọa độ Descarte theo biểu
thức :

i, j, k là các vector đơn vị trong hệ trục tọa độ Descarte


Những phương pháp xấp xỉ bằng số (numerical approximation) khác nhau cho
các biểu thức đạo hàm và tìm kết quả cho Q bằng những phương pháp đó là tiền đề cho
phương pháp sai phân hữu hạn (finite difference method – FDM)
2.2.2.2 Phương trình Navier – Stokes
Phương trình Navier – Stokes là phương trình đạo hàm riêng phi tuyến mô tả
định luật bảo toàn khối lượng, động lượng và năng lượng của lưu chất.Với lưu chất
Newton, phương trình Navier – Stokes được viết

Trong đó

 : khối lượng riêng của lưu chất
v : vận tốc lưu chất
e : tổng năng lượng trên một đơn vị thể tích lưu chất
p : áp suất
T : nhiệt độ
 : hệ số nhớt
 : hệ số dẫn nhiệt
Tổng năng lượng e bao gồm nội năng  và động năng u2/2

40
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình
2.2.3 Các phương pháp phân tích
2.2.3.1 Phương pháp thể tích hữu hạn (Finite Volume Method - FVM)
Phương pháp thể tích hữu hạn biểu diễn các phương trình đạo hàm riêng dưới
dạng các phương trình đại số.Các giá trị được tính toán tại những điểm riêng biệt trên
lưới của đối tượng.
Thể tích hữu hạn là một vi thể tích xung quanh một điểm trên lưới.Trong phương
pháp thể tích hữu hạn, thể tích trong phương trình đạo hàm riêng chứa một số hạng phân
kì được chuyển thành tích phân mặt.Những số hạng này xem như thông lượng xuyên qua
bề mặt của từng thể tích hữu hạn.
Phương pháp thể tích hữu hạn được ứng dụng rất rộng rãi trong các tính toán về
lưu chất do có hai ưu điểm.Thứ nhất, nó đảm bảo các thể tích rời rạc được bảo toàn về
khối lượng, động lượng và năng lượng.Thứ hai, phương pháp này dễ dàng lập công thức
cho những dạng lưới phi cấu trúc.Chính vì vậy hiện có khoảng 80% các phần mềm CFD
dùng phương pháp này làm cơ sở tính toán.
2.2.3.2 Phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method - FEM)

Hình 2.9 phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn
 Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn
Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp số để giải các bài toán được mô tả
bởi các phương trình vi phân riêng phần cùng với các điều kiện biên cụ thể.
Cơ sơ của phương pháp này là làm rời rạc hóa các miền liên tục phức tạp của bài
toán.Các miền liên tục được chia thành nhiều miền con (phần tử).Các miền này được liên
kết với nhau tại các điểm nút.Trên miền con này, dạng biến phân tương đương với bài
toán được giải xấp xỉ dựa trên các hàm xấp xỉ trên từng phần tử, thoả mãn điều kiện trên
biên cùng với sự cân bằng và liên tục giữa các phần tử.
Về mặt toán học, phương pháp phần tử hữu hạn (PPPTHH) được sử dụng để giải
gần đúng bài toán phương trình vi phân từng phần (PTVPTP) và phương trình tích phân,
ví dụ như phương trình truyền nhiệt.Lời giải gần đúng được đưa ra dựa trên việc loại bỏ
phương trình vi phân một cách hoàn toàn (những vấn đề về trạng thái ổn định), hoặc
chuyển PTVPTP sang một phương trình vi phân thường tương đương mà sau đó được
giải bằng cách sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn…
PPTHH không tìm dạng xấp xỉ của hàm trên toàn miền xác định V của nó mà
chỉ trong những miền con Ve (phần tử) thuộc miền xác định của hàm.Trong PPPTHH
miền V được chia thành một số hữu hạn các miền con, gọi là phần tử.Các miền này liên
kết với nhau tại các điểm định trước trên biên của phần tử được gọi là nút.Các hàm xấp xỉ
này được biểu diễn qua các giá trị của hàm (hoặc giá trị của đạo hàm) tại các điểm nút
41
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam
trên phần tử.Các giá trị này được gọi là các bậc tự do của phần tử và được xem là ẩn số
cần tìm của bài toán.
2.3 Ứng dụng công nghệ CAE trong phân tích thiết kế khuôn ép nhựa
2.3.1 Tìm vị trí miệng phun
Vị trí miệng phun đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình ép
phun vì tìm được vị trí thích hợp sẽ đảm bảo chi tiết được điền đầy cùng một lúc tránh
được hiện tượng cong vênh do làm nguội không đồng thời.
Nếu sản phẩm đơn giản, có tính đối xứng cao thì có thể dự đoán chính xác vị trí
miệng phun nhưng nếu sản phẩm phức tạp sẽ không thể dự đoán hoặc dự đoán không
chính xác và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thiết kế khuôn.
Công nghệ CAE ra đời mà cụ thể là những phần mềm chuyên dùng cho ngành ép
phun như Moldflow, Moldex3d, 3TIMON giúp ta giải quyết vấn đề này dễ dàng với độ
tin cậy cao.

Hình 2.10 Tìm vị trí miệng phun trong Moldflow Plastics Insight
2.3.2 Phân tích quá trình điền đầy nhựa vào khuôn
Phân tích quá trình điền đầy nhựa vào khuôn là công việc xuyên suốt quá trình
phân tích tính toán bằng các phần mềm CAE.Nó là bước kiểm tra lại mức độ chính xác
của vị trí miệng phun ; là cơ sở của quá trình cân bằng dòng chảy và là căn cứ để dự đoán
các hư hỏng, khuyết tật trên sản phẩm
Bằng việc giải phương trình Navier – Stokes theo thời gian kết hợp với các kĩ
thuật đồ họa trên máy tính, dòng chảy của nhựa lỏng sẽ được mô phỏng theo thời gian
thực giúp nhà thiết kế có cái nhìn trực quan về quá trình ép phun từ đó đưa ra các giải
pháp xử lí khắc phục những sự cố gặp phải.

42
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình

Hình 2.11 Phân tích quá trình nhựa điền đầy lòng khuôn
2.3.3 Cân bằng dòng chảy trong khuôn
2.3.3.1 Khái niệm và mục đích của việc cân bằng dòng chảy
Cân bằng dòng chảy trong lòng khuôn làm cho tất cả các dòng chảy có thời gian
chảy từ miệng phun đến lớp biên (thành khuôn) là như nhau.Để giải quyết vấn đề này, số
lượng, vị trí miệng phun và độ dày thành sản phẩm là những thông số cơ bản cần xác
định.
Cân bằng dòng chảy trong kênh nhựa đảm bảo dòng chảy nhựa dẻo đến từng vị
trí miệng phun là như nhau (khuôn nhiều lòng khuôn giống nhau) hay quá trình điền đầy
các lòng khuôn giống nhau (khuôn nhiều lòng khuôn khác nhau).Đường kính kênh nhựa
là thông số cơ bản điều khiển bài toán này.
Cân bằng dòng chảy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ép phun
- Đảm bảo các sản phẩm được điền đầy cùng một lúc
- Kính thước kênh nhựa nhỏ nhất, tiết kiệm vật liệu nhất
2.3.3.2 Các dạng cân bằng dòng chảy
Tổng quát, hệ thống kênh nhựa có thể chia làm hai dạng : hệ thống kênh nhựa
cân bằng tự nhiên và hệ thống kênh nhựa cân bằng nhân tạo
 Kênh nhựa cân bằng nhân tạo
Ở hệ thống này, kênh nhựa đến những lòng khuôn khác nhau có chiều dài khác
nhau do đó đường kính của những kênh dẫn này phải có đường kính khác nhau để thời
gian điền đầy các lòng khuôn là như nhau.
Kênh nhựa được cân bằng nhân tạo thường có đường kính nhỏ hơn so với kênh
nhựa được cân bằng tự nhiên do đó tiết kiệm được vật liệu và giảm được thời gian chu kì
ép phun
Trước đây phương pháp này ít được dùng trong thực tế vì khó xác định được các
đường kính kên nhựa, nhưng ngày nay, công việc đó đã được các phần mềm mô phỏng
như Moldflow hay Moldex3D thực hiện tự động với kết quả rất đáng tin cậy.
Với các khuôn dạng Family thường phải áp dụng cân bằng nhân tạo vì kích
thước các lòng khuôn không giống nhau

43
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam

Hình 2.12 Kênh nhựa cân bằng nhân tạo


 Kênh nhựa cân bằng tự nhiên
Hệ thống kênh nhựa cân bằng tự nhiên có các kênh nhựa bố trí đối xứng hoàn
toàn nên chiều dàiBắt
cácđầu
kênh nhựa như nhau và do đó việc thay đổi đường kính các kênh
nhựa là không cần thiết.
Các kênh nhựa được cân bằng tự nhiên thường có đường kính lớn hơn nên hao
tốn vật liệu nhiều hơn hệ thống được cân bằng nhân tạo
Mô hình
Ưu điểm của sản phẩm
nó là đường kính kênh nhựa giống nhau và có thể xác định bằng
kinh nghiệm
Thường dùng cách cân bằng này cho các khuôn có hình dạng và kích thước
giống nhau hoàn toàn
Chọn vật liệu

Xác định vị trí kích thước miệng phun

Chế độ công nghệ

Xác định kích thước kênh nhựa


Hình 2.13 Kênh nhựa cân bằng tự nhiên
Có thể
Không thể
2.3.3.3 Cân bằng dòng chảy trong quá trình xác định chế độ ép phun
Cân bằng dòng chảy Sai
Phương án ưu tiên
nhựa trong khuôn

Đúng

Thông số công nghệ hợp lí

44
Kết thúc
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình

Thông số đầu vào FEMAP Analysis


Diskflow

Design Manager
Mục tiêu F(X0)
Ràng buộc : gj(X0)
Độ nhạy : F(X0) ; gj(X0)

ADS Xnew Mô hình phân tích


Fnew ; gnew gần đúng

FEMAP

No Hội tụ
hoàn toàn
Hình 2.14 Vị trí của cân bằng dòng chảy trong xác định chế độ công nghệ ép phun
Như đã trình bày ở phần trên, mục đíchYEScủa việc cân bằng dòng chảy là tìm ra
đường kính phù hợp cho từng phân đoạn của hệ thống kênh nhựa nhằm đạt được thời
gian điền đầy các lòng khuôn là Làm tròn biếnáp
như nhau.Vì rờisuất
rạc phun tối đa cần thiết để điền đầy
lòng khuôn và thời gian điền đầy những lòng khuôn khác nhau là những hàm phi tuyến
đối với đường kính kênh nhựa nên việc tìm ra kích thước kênh nhựa có thể xem như một
bài toán tối ưu phi tuyến và vì vậy có thể giải được bằng phương pháp số một cách hiệu
FEMAP
quả.

No
RESET Kiểm tra rời rạc

YES

Hội tụ

45
Hậu xử lí
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam

Hình 2.15 Giải thuật cân bằng dòng chảy bằng phần mềm FEMAP

Nội dung bài toán được thể hiện theo hệ phương trình sau

Trong đó :
X : là vector không phụ thuộc giá trị thiết kế
F(X) : hàm mục tiêu
Gj : các điều kiện ràng buộc
46
Đồ án tốt nghiệp GVHD : GVC Hồ Viết Bình
Ví dụ khi tính toán đường kính kênh nhựa phải thỏa mãn những yêu cầu và ràng
buộc như sau
- Áp suất phun nhỏ hơn 20.000 Psi
- Tỉ lệ thể tích kênh nhựa và lòng khuôn Vr/Vc < 0.3
- Đường kính kênh chính nhỏ hơn đường kính cuống phun
- Đường kính kênh phụ nhỏ hơn đường kính kênh chính
Những bài toán như vậy có thể được giải quyết bằng những phần mềm CAE như
FEMAP, ANSYS …sử dụng các phương pháp phần tử hữu hạn, thể tích hữu hạn.Tuy
nhiên việc giải cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thiết lập điều kiện đầu vào.Thay
vào đó, những phần mềm chuyên dùng cho công nghệ ép phun như Molflow, Moldex3D
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.3. 4 Tối ưu hóa việc làm nguội
Làm nguội cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ép phun vì hai lí do
- Quyết định mức độ chính xác về hình dáng hình học của sản phẩm vì nếu
làm nguội không đều sẽ làm sản phẩm bị cong vênh
- Ảnh hưởng đến năng suất của quá trình ép phun vì thời gian làm nguội
thường chiếm hơn 2/3 thời gian chu kì ép phun.
Dùng các phần CAE ta có thể cho phép nhà thiết kế mô phỏng quá trình làm
nguội và thấy được hiệu quả của hệ thống làm nguội trong khuôn bao gồm chu kì làm
nguội, làm nguội lõi khuôn, làm nguội vỏ khuôn, các vị trí có điện trở gia nhiệt.Nó là một
công cụ xử lí sự cố hữu ích để phát hiện các nhược điểm có thể xảy ra của hệ thống làm
nguội như làm nguội không cân bằng, các vùng có nhiệt độ cao tập trung, thời gian làm
nguội kéo dài do hiệu quả làm nguội kém

Hình 2.16 Phân tích quá trình làm nguội trong Moldflow Plastics Insight
2.3.5 Dự đoán hư hỏng khuyết tật
Ép phun là một quá trình không ổn định về nhiệt độ và áp suất nên rất dễ sinh ra
những sai hỏng trên sản phẩm.Các phần mềm CAE cung cấp cho nhà thiết kế những công
cụ hữu ích để phân tích các nguyên nhân tạo nên sự co ngót và cong vênh, có thể kiểm
soát những nhược điểm này trước khi bộ khuôn được chế tạo.Chúng giúp dự đoán trước
hình dạng của sản phẩm sau khi ép và khảo sát những nguyên nhân gây ra cong vênh như
hệ thống làm nguội không cân bằng, sản phẩm co rút không đều, tình trạng sắp xếp cấu
trúc sợi…Với những phần mềm như 3DTIMON, Moldflow hay Moldex3D nhà thiết kế

47
Đồ án tốt nghiệp GVPB : GVC Nguyễn Hoài Nam
dễ dàng kiểm soát được kích thước của sản phẩm, tối ưu hóa thiết kế khuôn mẫu và sản
phẩm.

Hình 2.17 Dự đoán biến dạng, cong vênh trong Moldflow Plastics Insight

48

You might also like