You are on page 1of 8

Nhóm: 3 Ngày 20 tháng 10 năm 2022

1. Nguyễn Trung Nguyên 19145276


2. Phùng Viết Nhật 19145280
3. Vũ Trọng Nhân 19145279
4. Phạm Trọng Nhân 19145277
5. Trần Hữu Nhân 19145278

BÁO CÁO THỰC TẬP

Tên bài: Tìm hiểu về hệ thống gạt mưa – rửa kính

I. Chuẩn bị
1. Cơ sở lý thuyết

Hệ thống gạt mưa – rửa kính có công dụng làm sạch kính chắn gió hoặc là kính sau
đuôi xe để người lái nhìn rõ đường đi dưới các điều kiện thời tiết
Yêu cầu:
 Có thể nhìn thấy được phía trước và sau xe.
 Có thể điều khiển thuận tiện, dễ dàng.
 Cấu tạo nhiều chế độ để có thể hoạt động tốt dưới các điều kiện thời tiết.
2. Dụng cụ và thiết bị thực hiện( Liệt kê và mô tả ngắn gọn các dụng cụ và thiết bị thực
hành)

Tên dụng cụ/thiết bị Công dụng


Ắc quy (12V) Cung cấp nguồn cho hệ thống
Dây dẫn điện Kết nối các thiết bị rời lại với nhau
Công tắc gạt nước Điều khiển hệ thống
Đồng hồ VOM Đo kiểm
Motor bơm nước Bơm nước rửa kính
Motor gạt nước Quét sạch bề mặt kính

Bảng 1: Dụng cụ và thiết bị thực tập


II. Thực hiện( Trình bày quá trình thực hiện)
Bước 1: Đấu nối trên các thiết bị rời.
1. Nhận diện, liệt kê các thiết bị của hệ thống gạt mưa – rửa kính

Hình 1: Công tắc điều chỉnh gạt mưa Hình 2: Motor gạt nước

Hình 3: Motor bơm nước

2. Phân biệt chân công tắc tổ hợp gạt mưa – rửa kính
Đầu tiên ta đánh dấu thứ tự các chân dây trên công tắc. Đặt công tắc về chế độ
OFF, sử dụng đồng hồ VOM đo thông mạch các chân dây thì ta sẽ được cặp dây
thông là +1 và S. Đặt công tắc về chế độ LOW, ta đo thông mạch và sẽ được cặp dây
thông là dây +1 và B. Tiếp tục đặt công tắc về chế độ HIGH và đo thông mạch, ta
biết được chân B và +2. Bật chế độ Washer, ta sẽ được chân W và E (ở hai chân này
ta sẽ đặt giả thiết đối vời loại công tắc có 8 dây). Còn ở công tắc có 7 chân, thì ở chế
độ Washer chân thông sẽ là chân B và chân và W, hai dây còn lại thì chúng ta đặt giả
thiết để tìm chân E.
Kết thúc quá trình đo kiểm, ta có được kết quả của 2 loại công tắc như sau:

Hình 4: Kết quả phân biệt chân công tắc loại 8 chân

Hình 5: Kết quả phân biệt chân công tắc loại 7 chân

3. Xác định chân của motor gạt mưa (loại 5 chân)

Đầu tiên ta nhìn vào motor ta sẽ thấy từ cuộn dây motor có 3 dây đi lên trong đó
có 1 dây được nối về mass đó là dây E. Xác định được dây E thì 2 dây còn lại từ cuộn
dây motor đi lên là 2 dây +1 và +2. Để xác định được 2 dây này ta sẽ cấp nguồn vào
2 dây và quan sát. Ta nối dây E vào acquy và lần lượt cấp dương cho dây +1 và dây
+2. Quan sát ta thấy motor quay chậm là dây +1, dây nào quay nhanh hơn là dây +2.
Sau khi xác định được 3 dây là dây E và 2 dây +1,+2, ta sẽ xác định 2 dây còn
lại của motor bằng cách cấp nguồn cho motor và đo thông mạch. Ta tiến hành nối dây
E vào cực âm acquy và cấp dương cho dây +2 và đo thông mạch giữa dây E với 2 dây
còn lại. Nếu dây nào thông mạch ngắt quãng thì đó là dây S dây còn lại sẽ là dây B.
4. Đấu nối hệ thống gạt mưa – rửa kính
Mạch gạt mưa – rửa kính số 1

Hình 6: Sơ đồ nguyên lý mạch gạt mưa – rửa kính 1


Mạch gạt mưa – rửa kính số 2

Hình 7: Sơ đồ nguyên lý mạch gạt mưa – rửa kính 2


Nguyên lý hoạt động:
-Ở chế độ OFF: hệ thống không hoạt động.
-Ở chế độ INT: hệ thống gạt mưa hoạt động ngắt quãng, thời gian ngắt quãng
có thể được điều chỉnh bằng INT TIMER.
-Ở chế độ LOW: Hệ thống gạt mưa hoạt động liên tục với tốc độ thấp.
-Ớ chế độ HIGH: Hệ thống gạt mưa hoạt động liên tục với tốc độ cao.
-Ớ chế độ WASH: Hệ thống rửa kính hoạt động song song với hệ thống gạt
mưa.

5. Mạch nối dây thực tế

Hình 8: Mạch nối dây trực tiếp số 1


Hình 9: Mạch nối dây trực tiếp số 2

Bước 2: Đo kiểm tín hiệu điện áp, xác định các chân trên mô hình lẻ.

Hình 10: Mô hình lẻ hệ thống gạt mưa – rửa kính


Thông qua khảo sát và đo kiểm, ta có được kết quả đo điện áp khi mô hình này hoạt
động như sau:

INT (V) LOW (V) HIGH (V)


1 0-0.013 0 0
2 0-0.014 0 0
3 0 0 0
4 0.012-0.13 0.16 0.3
5 0-0.016 0 0
Bảng 2: Kết quả đo điện áp motor gạt mưa trên mô hình lẻ

1 0.4
2 0
Bảng 3: Kết quả đo điện áp motor bơm nước trên mô hình lẻ (V)

III. Kết luận


1. Kết luận(Kết luận về bài thực hành, ý nghĩa và bài học, kỹ năng đạt được)
Sau khi thực tập hệ thống gạt mưa – rửa kính, kết hợp với lý thuyết đã được thầy
giảng dạy trước đó, nhóm em đã có những thấu hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như những
nguyên lý hoạt động của cả hệ thống này. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, nhóm
chúng em đã có nhiều tiếp xúc cũng như hiểu hơn về các thiết bị đo kiểm, các thiết bị
bảo vệ mạch, cách tư duy đấu dây cho hệ thống vận hành và cách giải quyết những vấn
đề phát sinh trong cả quá trình thực tập hệ thống này.
2. Đề nghị( Nêu những kiến nghị về bài học, những điều cần và không cần thiết về bài học)
Việc thực tập trên các thiết bị rời trước tiên thật sự rất cần thiết cho sinh viên để có
những cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống và chức năng nhiệm vụ của từng hệ thống.
Tuy nhiên vẫn có một số thiết bị bị hỏng cũng sẽ gây ra ít nhiều khó khăn trong quá
trình thực tập. Sau đó sẽ được thực tập trên các mô hình để sinh viên có thể kiểm tra đo
kiểm, tuy vậy vẫn có một số mô hình không hoạt động được cũng sẽ gây khó khăn trong
lúc thực hành. Ngoài ra, với sự nhiệt huyết của giảng viên trong quá trình giảng dạy đã
khắc phục được những vấn đề trên và cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức mới.
Chúng em chúc các thầy cô sẽ duy trì và tiếp tục phát huy sự nhiệt huyết đó để có thể
cung cấp cho chúng em những kiến thức mới.
Người trình bày

Tài liệu tham khảo


[1] T.S Lê Thanh Phúc, “Giáo trình thực tập điện ô tô II”,Trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM, Việt Nam.

[2] www.fhqx.hcmute.edu.vn, https://fhqx.hcmute.edu.vn/course/view.php?id=25579

You might also like