You are on page 1of 18

Tự động hóa trong hệ thống điện

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ


TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

I. Khái niệm chung:


1. Khái niệm
Hệ thống điện: tập hợp các nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây, phụ tải, làm
việc song song với nhau. Nhiều hệ thống điện kết nối với nhau tạo thành hệ thống điện
liên hợp. Nhiều hệ thống điện liên hợp kết hợp với nhau tạo thành 1 hệ thống lớn
Trong ngành điện lực muốn việc khai thác, phân phối và cung cấp điện cho các
hộ tiêu thụ được liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng, tính kinh tế, phải nối các nhà
máy điện lại thành hệ thống.
Việc điều khiển trong các hệ thống điện lực lớn rất phức tạp hiện nay phải dùng
các thiết bị tự động điều khiển. Người ta điều khiển hệ thống điện theo từng cấp nhỏ,
chẳng hạn như:
- Điều khiển cấp nhà máy điện
- Điều khiển cấp trạm biến áp
- Điều khiển cấp đường dây
- Điều khiển cấp phụ tải
2. Đặc điểm hệ thống điện trên phương diện điều khiển:
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời và liên tục, tại bất kỳ
thời điểm nào cũng phải đảm bảo điều kiện cân bằng công suất, do vậy điều
khiển hệ thống điện phải điều khiển trong thời gian thực (bất kỳ thời điểm nào
hệ thống điều khiển phải giàm sát và thực hiện). Điều khiển theo thời gian thực
rất phức tạp và khó khăn, nó không điều khiển được theo chương trình, nó phải
đảm bảo thông tin liên tục, thời gian tác động phải rất nhanh.
- Các số lượng liên kết trong hệ thống điện rất lớn, động học của hệ thống điện
rất phức tạp (động học là quy luật biến thiên của tham số trong hệ thống điện ví
dụ như sự biến thiên của từ trường trên đường dây truyền tải, sự biến thiên của
tần số trong hoạt động của hệ thống điện, v.v...). Các tham số trong hệ thống
điện phụ thuộc lẫn nhau.
- Thời gian quá độ trong hệ thống điện xảy ra rất nhanh khoảng vài ms, khoảng
cách địa lý xa do đó việc điều khiển sẽ khó vì vậy công việc điều khiển hệ
thống điện là hết sức phức tạp và khó khăn.
Trang 1
Tự động hóa trong hệ thống điện

3. Nhiệm vụ của tự động hóa:


- Thực hiện những công việc mà vì khả năng giới hạn của mình con người không
làm được.
- Thay thế con người trong một số công việc để loại trừ các sai sót có thể xảy ra
để tăng mức độ chính xác.
- Thay thế con người làm một số công việc nặng nhọc, nguy hiểm
- Giải phóng con người ra khỏi những công việc thu hút nhiều lao động để tăng
mức sản xuất và giảm giá thành.
- Trong ngành điện lực tự động hoá kết hợp với bảo vệ rơ le làm nhiệm vụ đề
phòng ngăn chặn và giải quyết nhanh gọn sự cố, nâng cao chất lượng điện và
giảm giá thành điện năng.

II. Chế độ làm việc của hệ thống điện


1. Chế độ làm việc bình thường
- Tất cả các thiết bị trong hệ thống điện lớn đều làm việc ở thông số định mức
(thông số định mức được quyết định bởi nhà sản xuất). Trong chế độ định mức
người ta không cần điều khiển tham số mà người ta tiến hành tối ưu hoá chế độ
làm việc (gọi là quá trình tốu ưu) trên 1 cơ sở chỉ tiêu nào đó (thường là chỉ tiêu
kinh tế) quá trình điều khiển tương tự điều khiển hệ thống điện (theo nguyên tắc
từ nhỏ đến lớn).
- Đặc điểm quá trình điều khiển
o Điều khiển địa phương (nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây): chỉ tiêu
là tối ưu hoá chi phí sản xuất điện năng.
o Cấp hệ thống nhỏ: Chỉ tiêu là giảm tổn hao
o Cấp hệ thống lớn hơn: Chỉ tiêu lớn nhất là ổn định hệ thống
o Cấp độ cao nhất (Cấp hệ thống lớn): Điều khiển toàn bộ hệ thống năng
lượng: quan tâm đến bài toán quy trình quy hoạch năng lượng và vai trò
của nó trong nền kinh tế quốc dân, của 1 quốc gia, 1 châu lục hoặc toàn
thế giới, đây là mô hình không tưởng, không giải quyết được.
2. Chế độ làm việc không bình thường
- Khi có 1 tham số của hệ thống làm việc ngoài định mức thì các hệ thống điều
khiển tự động lập tức tham gia ngay vào quá trình điều khiển trực tiếp tham số
bất thường trong hệ thống. Vai trò đó đặt nặng lên các thiết bị điều khiển địa

Trang 2
Tự động hóa trong hệ thống điện

phương (tại chỗ) ví dụ: bộ điều chỉnh công suất trên đường dây, bộ điều tốc của
turbin, v.v.... do đó tự động hoá hoàn toàn không có con người tham gia..
- Độ sai lệch của chế độ bất thường này so với định mức là không lớn.
3. Chế độ làm việc sự cố
- Hệ thống điện không thể làm việc được trong chế độ này. Vai trò tự động hoá
không còn là điều chỉnh nữa mà vai trò của nó là lập tức cách ly thiết bị sự cố ra
khỏi hệ thống điện (vai trò của bảo vệ rơle là rất quan trọng) muốn vậy hệ thống
phải nhận dạng được sự cố (loại sự cố, vị trí sự cố). Có thêm chức năng là tự
khôi phục lại chế độ nếu là sự cố thoáng qua (cần có các thiết bị tự đóng lại).
4. Bộ điều khiển:
- Để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chế độ vận hành trong hệ thông điện, ngoài
thiết bị động lực ta cần phải có bộ điều khiển. Bộ điều khiển gồm 2 thành phần
cơ bản:
o Thành phần tạo tín hiệu điều khiển tác động vào đối tượng
o Cơ cấu chấp hành tác động trực tiếp vào đối tượng làm thay đổi đối
tượng theo yêu cầu của người vận hành.
- Để bộ điều khiển hoạt động được trong hệ thống điện cần có hệ thống đo lường
và thông tin liên lạc nhằm đảm bảo cho ta quan sát được ở mọi thời điểm với
mọi thông số, xử lý được tín hiệu đó. Hệ thông tin liên lạc phân thành nhiều cấp
tùy thuộc vào vai trò và nhiệm vụ:
o Cấp thấp nhất: nằm ngay tại thiết bị (cấp địa phương).
o Điều khiển bậc 2: điều khiển đồng thời nhiều thiết bị trong hệ thống để
đáp ứng chỉ tiêu.
5. Nhận xét:
- Cấp trên không điều khiển cấp dưới do cấp trên nắm được rất nhiều thông tin,
còn cấp dưới chỉ biết thông tin ở cấp của nó mà không biết thông tin của các
cấp khác nên nó không điều khiển được.
- Không thể khảo sát hệ thống tự động trên toàn hệ thống vì nó quá phức tạp nên
người ta chỉ khảo sát trên từng thiết bị, từng nhóm thiết bị.
- Tự động hoá nhà máy điện: đảm bảo điện áp & tần số, công suất phát, hoà đồng
bộ, tự động hoá hoạt động máy phát, tự động sa thải máy phát.
- Tự động hoá trong trạm biến áp: thực chất là tự động hoá vận hành (không điều
chỉnh được tham số vì hầu hết các tham số đều là hằng số).

Trang 3
Tự động hóa trong hệ thống điện

- Tự động hoá đường dây: vận hành đường dây rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn
đến tính ổn định của hệ thống do đó nó đòi hỏi tự động hóa rất cao. Tự động
hoá trên đường dây bao gồm: tự đóng lại, sa thải phụ tải, tự điều khiển điện áp
trên lưới truyền tải & phân phối.

III. Vai trò cán bộ vận hành trong hệ thống điện


Cấp 1: giao tiếp giữa người và hệ thống

Người HT

Cấp 2: Giao tiếp giữa người và hệ thống có máy tính trợ giúp nhưng máy tính không
tác động trực tiếp vào hệ thống (thường gặp ở khu điều khiển trung tâm)

Người HT

PC

Cấp 3: Giao tiếp giữa người và hệ thống có máy tính trợ giúp, máy tính không tác
động trực tiếp lên hệ thống được nhưng máy tín nhận tín hiệu từ hệ thống (có nhiều ở
các điều khiển trung tâm). Cấp 3 có độ tin cậy cao hơn cấp 2 do lượng thông tin PC
nhận được thông tin đầy đủ hơn.

Người HT

PC

Cấp 4: Đây là hệ thống tương đối hoàn hảo. Trong hệ thống này con người vẫn giữ vai
trò chủ đạo.

Người HT

PC

Trang 4
Tự động hóa trong hệ thống điện

Cấp 5: Trong hệ thống này máy tính giữ vai trò chủ đạo.

Người HT

PC

IV. Quy ước về cách biểu diễn các sơ đồ của thiết bị tự động
1. Sơ đồ
Sơ đồ của thiết bị tự động cần phải làm việc bảo đảm, nhất là trong các điều
kiện không bình thường.
Muốn vậy, cần phải sử dụng các sơ đồ đơn giản về cấu tạo, có số lượng tiếp
điểm ít nhất, số lượng các bộ phận chuyển động ít nhất.
Sơ đồ của thiết bị tự động gồm ba loại:
- Sơ đồ nguyên lý:
o Là sơ đồ nêu lên được nội dung lý học và sự liên quan giữa các bộ phận
trong sơ đồ.
o Ưu điểm: Đối với những loại máy đơn giản nên dùng sơ đồ nguyên lý.
o Khuyết điểm: Đối với những loại phức tạp, sơ đồ nguyên lý ít dùng vì có
nhiều đường nét cắt nhau, khó theo dõi.
- Sơ đồ khai triển:
o Là sơ đồ khi vẽ không chú ý đến vị trí kích thước của thiết bị điện. Các
nhánh song song được vẽ thành dòng, mục đích để dễ đọc và phân tích
mạch điện. Cuộn dây rơ le có thể vẽ ở chỗ này còn tiếp điểm lại vẽ ở chỗ
khác.
o Ưu điểm của sơ đồ khai triển: Đọc mạch điện dễ dàng, dễ theo dõi các
quá trình và thứ tự làm việc của các bộ phận ít bị nhầm lẫn.
o Khuyết điểm của sơ đồ là không nêu lên được sự liên quan về lý học của
mạch điện, đọc không quen thì khó theo dõi.
- Sơ đồ khối (Sơ đồ cấu tạo)
o Sơ đồ khối dùng để giải thích khái quát sự làm việc của một thiết bị tự
động, mỗi nhóm các phần tử làm một công việc nào được biểu diễn bằng
một hình chữ nhật, trong đó có ghi nhiệm vụ của các phân tử đó.
Trang 5
Tự động hóa trong hệ thống điện

Ví dụ: Sơ đồ khối của bảo vệ máy biến áp (hình 1-1)

cắt 521, 522


1 I
1- Bảo vệ so lệch có RK 2 B
hãm. A 521 522
2- Rơ le khí. 1
2 RK
3- Bảo vệ quá dòng 2
điện có thời gian. 0 5
4- Bảo vệ quá dòng
I>,t I>,t I
chống quá tải và 3 3
nhiệt độ tăng cao. 1
5- Bảo vệ phản ứng 4 I
4 I
theo nhiệt độ.
(a)
(b) 5 0
Báo hiệu
Hình 1.1- Sơ đồ khối bảo vệ máy biến áp

2. Các ký hiệu cần thiết dùng trong sơ đồ.


- Để ký hiệu các bộ phận của sơ đồ dùng các chữ cái biểu thị cho chức năng của
chúng.
o RG: Rơ le trung gian
o RK: Rơ le khí (hơi)
o TĐL: Rơ le tự đóng lại
o RU> : Rơ le quá điện áp
- Nếu rơ le có nhiều tiếp điểm thì các tiếp điểm được ghi theo thứ tự 1, 2, 3 … ở
đằng sau ký hiệu.
o RG1: rơ le trung gian thứ 1
o RG2: Rơ le trung gian thứ 2
- Nếu có nhiều rơ le giống nhau và cùng có nhiều tiếp điểm:
o RG11: tiếp điểm 1 của rơ le RG1
o RG12: tiếp điểm 2 của rơ le RG1
o RG21: tiếp điểm 1 của rơ le RG2
o RG22: tiếp điểm 2 của rơ le RG2

V. Phân loại chức năng tự động hoá trong hệ thống điện

Trang 6
Tự động hóa trong hệ thống điện

Trong hệ thống điện lực có rất nhiều thiết bị tự động hoá nhằm đảm bảo cho hệ thống
làm việc bình thường và nâng cao chất lượng điện. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, vai trò
chức năng của thiết bị mà có các loại thiết bị tự động hoá sau:
- Tự động đóng nguồn dự trữ (TĐD) nhằm nâng cao tính đảm bảo cung cấp điện
liên tục cho hộ tiêu thụ bằng cách tự động đóng nguồn dự phòng vào thay thế
khi nguồn cung cấp chính bị sự cố.
- Tự động đóng trở lại nguồn điện (TĐL) nhằm nâng cao tính đảm bảo cung cấp
điện liên tục bằng cách tự động đóng lại máy cắt điện của chính đường dây sự
cố vừa bị cắt ra.
- Tự động hoà đồng bộ: Khi hệ thống điện bị thiếu công suất thiết bị hoà động bộ
sẽ tự động đưa các máy phát điện vào làm việc song song để đảm bảo được tính
an toàn cung cấp điện, đảm bảo được tính kinh tế trong vận hành và nâng cao
được chất lượng điện năng.
- Tự động sa thải phụ tải theo tần số.
- Tự động điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng trong hệ thống điện
- Tự động điều chỉnh tần số và công suất tác dụng
- Các hệ thống chống sự cố trong hệ thống điện như hệ thống tự động chống mất
ổn định.hệ thống tự động chống dao động điện, v.v...

Trang 7
Tự động hóa trong hệ thống điện

CHƯƠNG 2: TỰ ĐỘNG ĐÓNG NGUỒN DỰ TRỮ (TĐD)

I. Nhiệm vụ và các yêu cầu đối với thiết bị TĐD


1. Đóng máy cắt nguồn dự bị khi đã mở máy cắt trên mạch đang làm việc.
Trong chế độ nguồn điện chính làm việc bình thường:
- Máy cắt nguồn điện chính ở trạng thái đóng
- Máy cắt nguồn dự trữ ở trạng thái mở
Trong chế độ nguồn điện chính mất điện đột ngột
Mất điện nguồn điện chính thông thường do các nguyên nhân :
- Nguồn cung cấp bị mất điện
- Đường dây tải điện sự cố (ngắn mạch, hở mạch . . . )
- Ngắn mạch ngay tại thanh cái của hộ tiêu thụ.
Trong các nguyên nhân trên, khả năng xảy ra ngắn mạch trên đường dây tải điện
tương đối lớn (đường dây AC trên hình 2 - 1), đặc biệt đối với đường dây trên không
và dài.
Trường hợp 1: Khi có ngắn mạch ở đường
dây làm việc thì máy cắt 521 mở, thanh cái C của A ~ ~ B
hộ tiêu thụ bị mất điện. Nếu chưa mở máy cắt 522
mà đã đóng máy cắt 524 sẽ làm cho chỗ ngắn mạch 521 523
bị hư hỏng thêm vì dòng điện ngắn mạch từ nguồn
Làm việc Dự trữ
dự trữ tới.
Trường hợp 2: Nguồn điện chính A mất điện 522 524
đột ngột, nếu máy cắt nguồn điện chính 521 và 522 C
vẫn ở trạng thái đóng mà máy cắt 524 đóng lại để Hình 2.1
cung cấp nguồn cho thanh cái C, thì khi nguồn điện Sơ đồ nguyên lý mạng điện có
chính A cung cấp điện trở lại thì có thể xảy ra mất đường dây dự trữ
đồng bộ giữa 2 nguồn, gây nguy hiểm.
Trường hợp 3: Ngắn mạch thánh cái C, máy cắt 521, 522 cắt thanh cái C khỏi
nguồn đang làm việc A. Nếu ngắn mạch trên thanh cái C là thoáng qua thì sau khi
đóng máy cắt 524 hộ tiêu thụ lại tiếp tục nhận được điện, còn trường hợp ngắn mạch
trên thanh cái C là vĩnh viễn, bảo vệ rơ le đặt ở 524 sẽ mở nó ra.
 Vậy chỉ được đóng máy cắt 524 sau khi đã mở máy cắt 522.

Trang 8
Tự động hóa trong hệ thống điện

2. Thiết bị TĐD chỉ được tác động một lần


Sau khi thiết bị TĐD tác động đóng máy cắt nguồn dự trữ, nếu bảo vệ rơ le của
nguồn dự trữ tác động mở máy cắt nguồn dự trữ thì ngắn mạch trong mạch điện vẫn
còn và sự cố ngắn mạch đó là ngắn mạch lâu dài. Vì vậy việc đóng máy cắt nguồn dự
trữ lần nữa cũng không có kết quả mà chỉ làm các thiết bị hư hỏng thêm
Ví dụ : (Sơ đồ hình 2.1)
Khi xảy ra ngắn mạch lâu dài trên thanh cái C, bảo vệ nguồn điện chính tác động
mở máy cắt 522, sau khi 522 mở thì TĐD sẽ tác động đóng máy cắt 524. Nếu rơ le bảo
vệ phía nguồn dự trữ lại tác động mở 524 thì sự cố ngắn mạch trên thanh cái C là lâu
dài nên có đóng 524 lại lần nữa cũng không có kết quả
3. Thiết bị TĐD phải làm việc khi mất điện vì bất cứ lý do nào
Để đảm bảo tính cung cấp điện liên tục cho hộ tiêu thụ, khi máy cắt nguồn điện
chính bị mở ra làm cho hộ tiêu thụ mất điện thì TĐD phải đóng máy cắt nguồn dự trữ
để cung cấp điện cho hộ tiêu thụ.
Trong ba trường hợp trên, Nếu xảy ra mất điện do một trong hai nguyên nhân
đầu, chắc chắn hộ tiêu thụ lại nhận được điện sau khi máy cắt 524 đóng lại. Duy chỉ có
trường hợp ngắn mạch lâu dài tại thanh cái của hộ tiêu thụ thì việc tác động của thiết
bị TĐD là không có kết quả.
4- Thời gian mất điện phải nhỏ nhất
Thời gian hộ tiêu thụ bị mất điện (tmđ) phụ thuộc các yếu tố sau:
a) Thời gian mất điện không được lâu quá để khi máy cắt nguồn dự trữ đóng lại
các động cơ nối vào thanh cái của hộ tiêu thụ có thể tự khởi động được
tmđ < ttKđ
Trong đó ttKđ là khoảng thời gian lớn nhất kể từ khi mất điện đến lúc đóng nguồn
dự trữ mà các động cơ còn có thể tự khởi động được.
b) Thời gian mất điện phải lớn hơn thời gian khử môi trường bị ion hoá do hồ
quang sinh ra tại chỗ ngắn mạch (trên thanh cái hộ tiêu thụ)
tmđ > tkhử ion

II. Nguyên tắc khởi động TĐD


1. Khởi động thiết bị TĐD

Trang 9
Tự động hóa trong hệ thống điện

a. Khởi động bằng rơ le quá dòng


- Dùng rơ le bảo vệ của máy biến áp
A B
TĐD. Khi có ngắn mạch trong máy
521 523
biến áp hay trên thanh cái C của hộ
tiêu thụ, bộ bảo vệ rơ le nhận được
TĐD
tín hiệu dòng điện lớn sẽ tác động
cắt máy cắt 522. Tiếp điểm phụ 522b
522b –_
của máy cắt đóng lại làm khởi động 524
RL
thiết bị TĐD. Sau đó thiết bị TĐD 522
+ C
cho tín hiệu đến đóng máy cắt 523 và
524 (hình 2.2a).
Hình 2.2a
- Khởi động thiết bị TĐD theo nguyên Khởi động thiết bị TĐD bằng rơ le bảo vệ
tắc này đơn giản không cần thêm rơ le
làm nhiệm vụ khởi động; nhưng có khuyết điểm là nếu đường dây nối từ nguồn
đến thanh cái A đứt (hở mạch) thì thiết bị TĐD không được khởi động (không
có dòng điện ngắn mạch qua máy biến dòng của bộ bảo vệ rơ le).
b. Khởi động bằng rơ le kém áp
- Thanh cái đang làm việc bị mất
điện, rơ le điện áp thấp RU< sẽ A B
tác động làm khởi động rơ le thời 521 523
gian RT. Sau một thời gian chậm
trễ cần thiết (do yêu cầu chọn lọc TĐD
của bảo vệ rơ le) rơ le RT sẽ RU< RT 522b _
đóng tiếp điểm cho tín hiệu đi 524
BU 522
mở máy cắt 522, tiếp điểm phụ +
của 522b đóng lại làm khởi động C
thiết bị TĐD. Sau đó thiết bị
Hình 2.2b - Khởi động thiết bị TĐD bằng
TĐD cho tín hiệu đi đóng máy rơ le điện áp thấp
cắt 523 và 524 (hình 2.2b).
- Khởi động thiết bị TĐD theo nguyên tắc này rõ ràng có lợi hơn phương pháp
khởi động bằng rơ le quá dòng.
- Tất nhiên ở đây ta cần chú ý rằng máy cắt 522 có thể được mở ra vì cả các
nguyên nhân khác; chẳng hạn nhờ bảo vệ rơ le của máy biến áp. Đó là điều hiển
nhiên vì máy cắt 522 mở ra do bất cứ nguyên nhân nào cũng làm cho thanh cái
C của hộ nhận điện bị mất điện, và thiết bị TĐD cũng cần được khởi động để
đóng nguồn dự trữ.

Trang 10
Tự động hóa trong hệ thống điện

2. Đề phòng sơ đồ TĐD làm việc nhầm khi cháy cầu chì ở mạch điện áp
- Vì mạch điện thứ cấp của biến điện
áp BU có đặt cầu chì bảo vệ. Nếu + RT
RU<
chỉ đặt một rơ le điện áp thấp thì RU<

khi đứt cầu chì, tiếp điểm của nó


đóng lại giống như trường hợp CC
CC
BU
đường dây tải điện đang làm việc bị
Thanh cái bộ tiêu thụ
mất điện.
- Lúc này thiết bị TĐD sẽ làm việc Hình 2.2c - Sơ đồ dùng hai rơ le kém áp
nhầm. Để tránh khuyết điểm đó
người ta đặt hai rơ le RU<, tiếp điểm của nó nối tiếp với nhau. Nếu đường dây
tải điện bị mất điện, phía thứ cấp máy biến điện áp không có điện sẽ làm cho cả
hai tiếp điểm của hai rơ le RU< đóng đồng thời, do đó thiết bị TĐD được khởi
động. Nhưng nếu đứt cầu chì ở một mạch RU<, tiếp điểm của rơ le kia vẫn mở,
và thiết bị TĐD không bị khởi động nhầm (hình 2.2c). Còn khả năng xảy ra
hiện tượng đứt cả hai cầu chì cùng một lúc là rất nhỏ.
3. Kiểm tra nguồn dự bị
Làm việc Dự trữ
- Nếu mạch điện dự trữ cũng không có
TĐD
điện thì việc khởi động thiết bị TĐD 522b
522 _
là vô ích. Ta cũng dễ dàng nhận thấy
524
rằng việc khôi phục lại đường dây +
đang làm việc có thể tiến hành nhanh
chóng hơn đường dây dự trữ, nên PT1 PT2
người ta chỉ cho thiết bị TĐD tác động + _
RU< RU>
khi đường dây dự trữ có điện. Thường RT
dùng rơ le điện áp cao (RU>) nối qua + Hình 2.2d - Sơ đồ dùng rơ le
máy biến điện áp PT2 để kiểm tra điện quá áp kiểm tra nguồn dự trữ
áp ở nguồn dự trữ. Nếu nguồn dự trữ có điện, tiếp điểm của rơ le RU> luôn
đóng mạch và TĐD được phép làm việc khi nguồn điện đang làm việc bị mất
điện (tiếp điểm RU>, RU< cùng đóng nên cuộn dây RT có điện).
4. Đề phòng sơ đồ TĐD làm việc lặp lại nhiều lần
Sau khi thiết bị TĐD làm việc, máy cắt ở mạch dự trữ đóng lại. Nếu ngắn mạch
trên thanh cái của hộ tiêu thụ xảy ra lâu dài thì bảo vệ rơ le đặt trên mạch dự trữ sẽ mở
máy cắt ở trên mạch đó ra. Thiết bị TĐD lại tác động đóng máy cắt trở lại, chu kỳ cắt
tiếp tục cho đến khi máy cắt bị phá hỏng vì quá trình đóng cắt này có dòng điện ngắn
mạch. Để tránh tình trạng hư hỏng trên, mạch đóng máy cắt của đường dây dự trữ
được nối qua tiếp điểm của rơ le trung gian có thời gian chậm trễ lúc trở về (rơ le RGT
ở hình 2 .2e). Sơ đồ làm việc như sau:
Trang 11
Tự động hóa trong hệ thống điện

- Khi vận hành bình thường máy


LV DP
cắt 522 đóng, máy cắt 524 mở. Ở
vị trí đóng của máy cắt 522, tiếp
điểm phụ 522a đóng, còn tiếp RGT
điểm phụ 522b mở. Do đó cuộn _ 524
522
dây của rơ le RGT luôn có điện CĐ
522a
trong suốt thời gian máy cắt 522b 524b
522 đóng
- Khi xảy ra mất nguồn điện làm + + _
việc, hệ thống bảo vệ rơ le sẽ tác
động mở máy cắt 522, khi đó tiếp Hình 2-2,e
điểm 522a mở, tiếp điểm 522b Sơ đồ dùng rơ le RGT chống đóng lặp lại
đóng. Khi 522a mở, cuộn dây rơ
le RGT không có điện nên RGT không tác động, tiếp điểm RGT mở ra sau t(s)
(vì rơ le RGT là rơ le thời gian tác động đóng nhanh, mở chậm). Trong khi tiếp
điểm rơ le RGT chưa mở thì 522b đóng, tiếp điểm 524b đóng (vì 524 đang mở),
nên cuộn đóng máy cắt 524 có điện sẽ tác động đóng máy cắt 524 để cung cấp
nguồn dự trữ cho thanh cái hộ tiêu thụ.
III. Một số sơ đồ TĐD tiêu biểu
1. Sơ đồ thiết bị TĐD đường dây
a. Sơ đồ
 A  B

527 521 525 526 523


N3
+
_
RT
LV DP RU>

+ BU2
RGT
RU< RU< -

a1 a2 CĐ
b
522 524
BU1
CC - + + - C

N1 N2

Hình 2.3 – Sơ đồ thiết bị TĐD đường dây

b. Nguyên lý làm việc của sơ đồ


- Ở trạng thái làm việc bình thường đường dây AC làm việc (521, 522 đóng) còn
đường dây BC dự trữ (523 đóng, 524 mở). Các tiếp điểm của rơ le trong hình 2.3

Trang 12
Tự động hóa trong hệ thống điện

vẽ ở trạng thái cuộn dây rơ le không có điện. Trong suốt cả thời gian đường dây
làm việc vận hành bình thường rơ le RGT có điện, tiếp điểm của nó đóng.
- Vì một lý do nào đó thanh cái C mất điện (ngắn mạch trên đường dây AC, thao
tác nhầm, v.v. . .)
o Khối khởi động bằng rơ le kém áp, đề phòng sơ đồ TĐD làm việc nhầm
khi cháy cầu chì ở mạch điện áp: mất nguồn thanh cái C, UC = 0 nên các
rơ le kém áp RU< tác động, các tiếp điểm RU< đóng lại.
o Khối kiểm tra nguồn dự bị: nếu trên đường dây dự trữ có điện thì rơ le
quá áp RU> tác động, tiếp điểm của rơ le RU> đóng.
 Khi các tiếp điểm RU< và RU> đều đóng thì cuộn dây của rơ le thời gian
RT có điện (+  RU<  RU<  RT RU>  -). Sau một thời gian
chậm trễ do yêu cầu chọn lọc của bảo vệ rơ le, tiếp điểm RT đóng. Cuộn
cắt CC của máy cắt 522 có điện, máy cắt 522 mở ra nên tiếp điểm 522a
mở và 522b đóng.
o Khối đề phòng sơ đồ TĐD làm việc lặp lại nhiều lần: Khi 522a mở, cuộn
dây rơ le RGT không có điện nên RGT không tác động, tiếp điểm RGT
mở ra sau t(s) (vì rơ le RGT là rơ le thời gian tác động đóng nhanh, mở
chậm). Trong khi tiếp điểm rơ le RGT chưa mở thì 522b đóng, tiếp điểm
524b đóng (vì 524 đang mở), nên cuộn đóng máy cắt 524 có điện sẽ tác
động đóng máy cắt 524 để cung cấp nguồn dự trữ cho thanh cái hộ tiêu
thụ. Sau t(s) tiếp điểm của RGT mở ra không cho phép đóng 524 lần nữa.
c. Chỉnh định các thông số của các phần tử trong sơ đồ
c.1. Chỉnh định thời gian đóng chậm của RT
Nhằm tránh trường hợp tác động nhầm khi có ngắn mạch ở trên đường dây khác
cùng nối vào trạm A (điểm ngắn mạch N3 trên hình 2.3). Khi ngắn mạch ở điểm N3,
điện áp dư trên thanh cái A có thể rất thấp, do đó rơ le điện áp thấp đặt ở trạm C có thể
tác động làm cho rơ le RT có điện. Trong trường hợp này cần phải cắt máy cắt 527 để
tách điểm ngắn mạch N3 ra khỏi mạng điện mà không được cắt máy cắt 522 vì đường
dây AC không bị hỏng. Muốn vậy phải chỉnh định thời gian tác động chậm của rơ le
RT lớn hơn thời gian tác động của bảo vệ rơ le đặt ở 527. Sau khi ngắn mạch N3 được
tách ra khỏi mạng, điện áp trên thanh cái C được phục hồi, tiếp điểm của các rơ le
RU< mở ra, rơ le RT trở về vị trí cũ. Vì thế việc cung cấp điện qua đường dây AC vẫn
được tiếp tục.
Thời gian đóng chậm của rơ le RT phải lớn hơn thời gian tác động của bảo vệ đặt
ở đường dây nối với trạm C.
c.2. Chỉnh định thời gian mở chậm của RGT

Trang 13
Tự động hóa trong hệ thống điện

Để đảm bảo cho máy cắt 524 chỉ đóng một lần. Muốn vậy thời gian mở chậm tiếp
điểm của nó phải lớn hơn thời gian đóng máy cắt 524.
tRGT = tCĐ + t
Trong đó:- t là thời gian dự trữ thường lấy bằng 0,2  0,3 giây. Chú ý là thời gian này
phải thoả mãn điều kiện: t < tRL + tCC + tCĐ
Ngắn mạch còn
(của máy cắt 524) để cho máy cắt 524 không tồn tại
thể đóng lại lần thứ hai.
- tRGT : Thời gian mở chậm của rơ le tCĐ tRL tCC tCĐ
RGT Máy cắt
4MC t
- tCĐ : thời gian đóng máy cắt 4MC
tRGT
- tCC : thời gian mở máy cắt 4MC
Rơ le
- tRL : thời gian tác động của bảo vệ rơ RGT t
le đặt ở máy cắt 524 khi còn ngắn mạch tồn
Hình 2.4 – Thời gian mở chậm của RGT
tại.
c.3. Chỉnh định điện áp khởi động của rơ le điện áp thấp RU<
Theo hai điều kiện
o Rơ le điện áp thấp phải đóng tiếp điểm khi mất điện ở thanh cái C của
hộ tiêu thụ, nhưng không được đóng tiếp điểm khi có ngắn mạch ở sau
kháng điện đường dây hoặc các máy biến áp nối từ thanh cái ra (ngắn
mạch ở N1, N2 trên hình 1.4). Vì thế điện áp khởi động của rơ le RU<
phải chọn bằng:
U N . min
U Kd RU  
kat .nU

Trong đó: UN.min: điện áp còn dư bé nhất ở thanh cái C khi có ngắn mạch ở N1, N2 .
kat = 1,2  1,3 là hệ số an toàn.
nU là tỷ số biến đổi của máy biến điện áp 1BU.
o Khi máy cắt điện 524 đóng, thanh cái C có điện trở lại, các động cơ còn
nối vào thanh cái này sẽ tự khởi động, vì thế điện áp cũng sụt xuống.
Trường hợp này rơ le điện áp thấp RU< cũng không được đóng tiếp
điểm. Theo điều kiện này ta có:
U tKd
U Kd RU  
k at .nU

Trang 14
Tự động hóa trong hệ thống điện

Trong đó: UtKđ là điện áp nhỏ nhất trên thanh cái C mà các động cơ có thể tự khởi
động được.
c.4. Chỉnh định điện áp khởi động của rơ le điện áp tăng RU>
Rơ le điện áp tăng không được mở tiếp điểm của nó khi trên đường dây dự trữ có
điện áp cao hơn điện làm việc cực tiểu (điện áp làm việc cực tiểu là điện áp nhỏ nhất
mà các động cơ vẫn có thể tự khởi động được)
kV U lv . min
UKđ(RU>) =
kat .nU

kV = 0,85  0,9 hệ số trở về của RU> .


kat = 1,1  1,2 hệ số an toàn.
UKđ(RU>) : điện áp khởi động của RU> .
Sở dĩ phải kiểm tra điện áp trên đường dây dự trữ là vì: Nếu trên đường dây dự
trữ không có điện thì TĐD có tác động cũng vô ích. Riêng trường hợp máy biến áp dự
phòng nối chung vào thanh cái của máy biến áp đang làm việc thì không cần kiểm tra
điện áp nữa.
c.5. Chỉnh định dòng điện khởi động của rơ le bảo vệ đặt ở máy cắt 523 trên
đường dây dự trữ
Khi đường dây dự trữ bắt đầu làm việc, qua máy cắt 523 có dòng điện tự khởi
động của các động cơ nối vào thanh cái C. Lúc này rơ le bảo vệ đặt ở máy cắt 523
không được làm việc. Muốn vậy dòng điện khởi động của rơ le này phải lớn hơn dòng
điện tự khởi động của các động cơ.
IKđ = kat.kmm.Ilvmax
Với: kat = 1,3  1,4 hệ số an toàn.
Kmm: hệ số mở máy các thiết bị
Ilvmax: dòng điện làm việc cực đại

Trang 15
Tự động hóa trong hệ thống điện

2. Sơ đồ thiết bị tđd máy biến áp


a. Sơ đồ
BU2

Làm việc Dự trữ

+
521 523
+ -
+ -
- _ CC CĐ
+
RU> RG2
+
RG1
_
+ _
T1 RGT T2
RT
Từ bảo vệ T1
+ _

RU< RU<
CC CĐ
a1 a2 b
522 524
BU1
-
- + +
C

Hình 2.5- Sơ đồ thiết bị TĐD của máy biến áp

b. Nguyên lý làm việc của sơ đồ


- Ở chế độ làm việc bình thường máy biến áp T1 làm việc, máy biến áp T2 dự
trữ. Trạng thái các máy cắt:
o Máy cắt 521 và 522 đóng nên các tiếp điểm 521a, 522a ở trạng thái đóng,
tiếp điểm 521b, 522b ở trạng thái mở
o Máy cắt 523 và 524 Mở, nên các tiếp điểm 523a, 524a ở trạng thái mở ;
tiếp điểm 523b, 524b ở trạng thái đóng
- Thanh cái C mất điện UC = 0 vì một lý do nào đó (hư hỏng trong máy biến áp
T1 hoặc mất điện của nguồn làm việc, v.v…) các rơ le điện áp thấp RU< đóng
tiếp điểm. Nếu nguồn dự trữ có điện thì rơ le điện áp cao RU> đóng tiếp điểm,
cuộn dây của rơ le RT có điện. Sau một thời gian chậm trễ tiếp điểm đóng lại
đưa điện đến rơ le trung gian RG2, tiếp điểm của RG2 đóng đưa điện đến các
cuộn cắt của máy cắt 521 và 522. Các máy cắt này mở ra, tiếp điểm phụ 522b
đóng lại cho dòng điện đi vào cuộn dây của RG1, các tiếp điểm của nó đóng lại,
các cuộn đóng của máy cắt 523, 524 có điện. Các máy cắt này được đóng lại.
Trang 16
Tự động hóa trong hệ thống điện

Máy biến áp T2 cung cấp điện cho phụ tải nối vào thanh cái C. sau thời gian t(s)
tiếp điểm của RGT mở ra cấm đóng máy cắt 523 và 524 lần nữa.
3. TĐD qua máy cắt phân đoạn
a. Sơ đồ

+ +
521 523

1B RGT T2

+
+
CC a1 a 2 a3 b a1 a2 a3 b CC

- -
I + II
+

Hình 2.6 - Sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn

b. Nguyên lý làm việc của sơ đồ


- Ở chế độ làm việc bình thường máy biến áp T1 và T2 cùng làm việc, và cùng
đóng vai trò dự trữ cho nhau. Trang thái các máy cắt
o Máy cắt 521 và 522 đóng nên các tiếp điểm 521a, 522a ở trạng thái đóng,
tiếp điểm 521b, 522b ở trạng thái mở
o Máy cắt 523 và 524 đóng, nên các tiếp điểm 523a, 524a ở trạng thái
đóng ; tiếp điểm 523b, 524b ở trạng thái mở.
o Máy cắt 525 mở, nên các tiếp điểm 525a ở trạng thái mở; tiếp điểm 525b
ở trạng thái đóng.
- Thanh cái I mất điện UI = 0 vì một lý do nào đó (hư hỏng trong máy biến áp T1
hoặc mất điện của nguồn làm việc, v.v…) các rơ le bảo vệ sẽ tác động mở các
Trang 17
Tự động hóa trong hệ thống điện

máy cắt 521 và 522. Các máy cắt này mở ra, tiếp điểm phụ 522b đóng lại cho
dòng điện đi vào cuộn dây của RGT, do máy cắt 524 đang đóng nên 524a đóng,
nên cuộn đóng của máy cắt 525 có điện, Máy cắt 525 đóng lại. Máy biến áp T2
cung cấp điện cho phụ tải nối vào thanh cái I. sau thời gian t(s) tiếp điểm của
RGT mở ra cấm đóng máy cắt 525 lần nữa.
Chú ý: Nếu máy biến áp T1 chỉ thiết kế đủ cung cấp cho phụ tải ở phân đoạn
thanh cái I thì cần phải cắt bớt phụ tải không quan trọng hoặc kém quan trọng hơn ở cả
hai phân đoạn I, II trước khi đóng máy cắt 525.
Mạch mở máy cắt 524 qua tiếp điểm phụ của 523 nhằm mục đích khi mở 523 sẽ
đồng thời mở cả 524, làm như vậy tiết kiệm được thời gian mở máy cắt 524..

Trang 18

You might also like