You are on page 1of 337

Trần Quang Khánh

V6 N HỜNH
Hệ thống điện

NHÀ XƯẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


HÀ NÔI - 2009
Chương 1

ĐẠI
• CƯOÍNG VÈ VẬN
• HÀNH HỆ• THỐNG ĐIỆN

1.1. Khái niệm chung


Vận hành hệ thống điện (HTĐ) là tập hợp các thao tác nhằm duy trì chế độ làm
việc bình thường của hệ thống điện đáp úng các yêu cầu chất lượng, tin cậy và kinh tế. Như
đã biết, hệ thống điện bao gồm các phần tử có mối Hên hệ chặt chẽ với nhau. Sự làm việc
tin cậy và kinh tế của hệ thống xuất phát từ sự tin cậy và chế độ làm việc kinh tế cùa từng
phần tử. Cùng với sự ra đời của các thiết bị công nghệ mới, những yêu cầu về vận hành các
thiết bị điện nói riêng và hệ thống điện nói chung ngày càng trờ nên nghiêm ngặt. CDng như
đối với tất cả các thiết bị, vấn đề vận hành hệ thống điện trước hết cần phải được thực hiện
theo đúng quy trình quy phạm. Các quy trình sử dụng thiết bị do các nhà chế tạo cung cấp
và hướng dẫn. Quy trình vận hành các phần tử của hệ thống được xây dựng trên cơ sở các
quy trình sử dụng thiết bị có xét đến những đặc điểm công nghệ của hệ thống.

1.1.1. Các đặc điểm công nghệ của hệ thống điện


Hệ thống điện có hàng loạt đặc điểm khác biệt, mà dưới đây là một số đặc điểm nổi
bật nhất có liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành hệ thống điện;
1. Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra hầu như đồng thời.

Đặc điểm này cho thấy điện năng không thể cất giữ dưới dạng dự trữ. Điều đó dẫn
đến sự cần thiết phải duy trì sao cho tổng công suất phát của tất cả các nhà máy điện phải
luôn luôn phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của tất cả các hộ dùng điện. Sự mất cân đối sẽ làm
giảm chất lượng điện, mà trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự cố và mất ổn định hệ
thống. Do phụ tải luôn luôn thay đổi từ giá trị cực tiểu đến giá trị cực đại, cần phải có các
biện pháp điều chỉnh chế độ làm việc hợp lý cùa các nhà máy điện.

2. Hệ thống điện là một hệ thống thống nhất, giữa các phần tử của hệ thống điện
luôn luôn có những mối liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Sự thay đổi của phụ tải của một
nhà máy điện bất kỳ, sự đóng cắt một phần tử bất kỳ của mạng điện như trạm biến áp,
đường dây truyền tải v.v... đều dẫn đến sự thay đổi chế độ làm việc của các nhà máy điện
khác, các đoạn dây íchác, mà có thể ở cách xa nhau đến hàng trăm kilômét. Nhân viên vận
hành của một nhà máy điện hoặc cùa một mạng điện độc lập không phải bao giờ cũng có
thể biết và đánh giá được tất cả những gì diễn ra trong hệ thống điện, bởi vậy cần phải
thống nhất hành động của họ khi có sự thay đổi chế độ làm việc của hệ thống điện. Sự
thống nhất này cần thiết để duy trì chất lượng điện ở mức cho hợp lý.
3. Các quá trình diễn ra trong hệ thống điện rất nhanh, điều đó đòi hỏi hệ thống
điện phải được trang bị các phương ti|n tự động để duy trì chất luợng điện và độ tin cậy
cung cấp điện.
4. Hệ thống điện có liên quan mật thiết đến tất cả các ngành và mọi lĩnh vực sản
xuất sinh hoạt của nhân dân. Đặc điểm này đòi hỏi phải nâng cao những yêu cầu đối với hệ
thống điện nhằm giảm đến mức tối thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế do chất lượng điện và
độ tin cậy giảm. Thêm vào đó việc phát triển hệ thống điện phải luôn luôn đi trước để đảm
bảo cho sự phát triển chắc chắn của các ngành kinh tế khác.
5. Hệ thống điện phát triển liên tục trong không gian và thời gian. Để đáp ứng nhu
cầu không ngừng gia tăng của các ngành kinh tế, hệ thống điện không ngừng được mờ rộng
và phát triển. Sự mở rộng hệ thống điện được thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Việc mở rộng và phát triển hệ thống điện phải được thực hiện dựa
trên cơ sở phát triển của các ngành sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quá trình vận hành hệ thống điện được thực hiện với sự quán triệt chặt chẽ các đặc
điểm trên nhằm đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hệ thống điện.

1.1.2. Yêu cầu cơ bản của hệ thống điện


a. Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

b. Đảm bảo chất lượng điện.


c. Độ tin cậy cung cấp điện liên tục.

d. Tính linh hoạt và đáp ứng đồ thị phụ tải.


Thứ tự ưu tiên của các yêu cầu trên phụ thuộc vào điều kiện cụ thể. Giữa các yêu
cầu luôn luôn có mối liên hệ mà có thể mâu thuẫn nhau, sự ưu tiên của yêu cầu này đòi hỏi
một sự nhượng bộ nhất định của yêu cầu kia. Việc thiết lập sự hài hoà của các mối quan hệ
đó là lời giải của bài toán tối ưu đa mục tiêu. Để đảm bảo được những yêu cầu chặt chẽ đó,
hệ thống điện phải luôn được giám sát, vận hành hợp lý nhất.

Độ tin cậy và sự liên tục cung cấp điện được đảm bảo trước hết bởi sự dự phòng
công suất, sự phân phối hợp lý giữa các nhà máy điện, để có thể sử dụng kịp thời một cách
nhanh nhất khi có yêu cầu. Các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa tiên tiến cũng cần được áp
dụng triệt để. Việc lựa chọn sơ đồ hợp lý, các thao tác chuyển đổi sơ đồ là những biện pháp
hữu hiệu để nâng cao độ tin cậy của hệ thống.

Yêu cầu về chất lượng điện được đảm bảo trước hết bởi sự cân bằng công suất tác
dụng và công suất phản kháng trong hệ thống. Đó là điều kiện tối cần thiết để điều chỉnh tần
số và điện áp trong giới hạn cho phép. Để điều chỉnh điện áp hợp lý điều độ hệ thống cần
phải cỏ biện pháp phân bố và sử dụng tối ưu các nguồn công suất phản kháng, đảm bảo sao
cho dòng công suất phản kháng trên các đoạn dây có giá trị thấp nhất đến mức có thể.
Tính kinh tế của hệ thống điện được đảm bảo bởi sự phân bố tối ưu công suất giữa
các nhà máy điện với điều kiện thoả mãn đầy đủ nhu cầu phụ tải của hệ thống. Một trong
những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện là áp dụng các
biện pháp giảm tổn thất trong các phần tử hệ thống điện và tận dụng tối đa các nguồn năng
lượng rẻ có hiệu quả cao.

1.2. Các chế độ của hệ thống điện và tính kỉnh tế của nó


1.2.1. Các chế độ của hệ thống điện
Chế độ của hệ thống điện là trạng thái nhất định nào đó mà được thiết lập bời các
tham số như điện áp, tần số, dòng điện, công suất v.v... Các tham số này gọi là tham số chế
độ. Khi các tham số chế độ không thay đổi hoặc thay đổi với tốc độ rất chậm thì chế độ
được gọi là xác lập, còn nếu các tham số chế độ thay đổi rất nhanh theo thời gian thì chế độ
được là quá độ. Có thể phân biệt một số chế độ đặc trưng như sau:

a. Chế độ xác lập bình thường-, là chế độ làm việc bình thường, các tham số biến
thiên rất nhỏ quanh giá trị trung bình. Thục ra khó có thể có chế độ bình thuờng vi trong
thực tế phụ tải luôn luôn biến đổi, bởi vậy chế độ bình thường chỉ là tương đối.

b. Chế độ quá độ bình thường: xảy ra thưòng xuyên khi hệ thống chuyển từ chế độ
xác lập này sang chế độ xác lập khác. Trong trường họp thao tác sai thì chế độ quá độ bình
thường sẽ chuyển sang chế độ sự cố.
c. Chế độ quá độ sự cố', xảy ra khi sự cố trong hệ thống điện, tham số thay đổi do
sự cố. Hậu quả của chế độ quá độ sự cố phụ thuộc vào tính chất xẩy ra sự cố.
d. Chế độ xác lập sau sự cố: là trạng thái hệ thống sau khi các phần tử bj sự cố
được loại ra ngoài, đây cũng là chế độ đă được tính đến trước và sự cố là không thể tránh
khỏi trong vận hành hệ thống. Nếu quá trình xẩy ra ngắn mà các tham số chế độ vẫn nằm
trong phạm vi cho phép thì chế độ sau sự cố coi như sự cố đã được xử lý tốt. Nếu các tham
số ở một số nút không nằm trong phạm vi cho phép thỉ sự cố mang tính cục bộ, nếu điều đó
tồn tại ở đa số nút thì sự cố mang tính hệ thống.

1.2.2. Tỉnh kinh tế và sự đều chỉnh chế độ của hệ thống điện


Tính kinh tế của hệ thống điện được đặc trưng bời chi phí cực tiểu để sản xuất,
truyền tải và phân phối điện năng. Bởi vì chi phí này phụ thuộc vào mức độ yêu cầu điện
năng nên chi tiêu kinh tế của chế độ hệ thống điện đặc trưng cho suất chi phí, tức là chi phí
trên 1 kWh, chứ không phải là lượng chi phí tuyệt đổi. Tính kinh tế của hệ thống điện cũng
có thể được thể hiện ở mức thu lợi nhuận cao nhất và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các
hộ dùng điện. Chi tiêu kinh tế có thể được xem xét dưới góc độ giá thành một kWh điện
năng hữu ích. Chi tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tổ: giá nhiên liệu, giá thành thiết bị, yêu
cầu và đặc điểm dùng điện, các điều kiện về thiên văn, thuỷ văn v.v... và đặc biệt là phưcmg
thức vận hành hệ thống điện.
Tính kinh tế của hệ thống điện trước hết được đảm bảo bởi sự tăng cường tính kinh
tế của từng khâu trong hệ thống như tăng hiệu suất của lò hơi, tăng độ chân không cùa
tuabin hơi, tăng cột nước hữu ích cho các tuabin nước vv. Tính kinh tế của từng phần tử
riêng biệt tương ứng với phụ tải đã định. Để đảm bảo tính kinh tế của hệ thống điện cần:
- Xác định sự phân bố công suất tối ưu giữa các phần tử của hệ thống như giữa máy phát
với máy bù đồng bộ, lò hơi v.v...
- Lựa chọn tốt nhất tổ hçfp các phần tử của hệ thống. Hao tổn trong các phần tử bao gồm hai
thành phần là hao tổn không tải, tức là hao tổn cố định và hao tổn thay đổi phụ thuộc vào hệ
số mang tải. Vì vậy khi tăng số lượng các phần tử thì thành phần hao tổn cố định sẽ tăng,
nhưng thành phần hao tổn thay đổi sẽ giảm, tức là sẽ có một tổ họp các phần tử mà tổng hao
tổn sẽ nhỏ nhất. Ngoài ra phí tổn mở máy của các phần tử cũng cần được xét tới trong việc
lựa chọn tổ hợp tối ưu.
- Xác định quy luật vận hành tối UXJ cùa từng phần tử và của cả hệ thống, như quy luật điều
chỉnh điện, quy luật điều chình dung lượng bù công suất phản kháng v.v...

13. Nhiệm vụ vận hành hệ thống điện


1.3.1. Nhiệm vụ chung
Các phần tử trong hệ thống điện có làm việc được tốt và tin cậy hay không phần lớn
là do quá trình vận hành quyết định, khi vận hành các phần tử cần phải hoàn thành các
nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản đã nói ờ trên;

a. Đảm bảo cung cấp điện năng liên tục, tin cậy cho các hộ tiêu thụ và đảm bảo sự
làm việc liên tục của thiết bị.
b. Giữ được chất lượng điện năng cung cấp: tần số và điện áp cùa dòng điện, áp lực
và nhiệt độ hơi cùa nước nóng phải luôn được giữ trong giới hạn cho phép.
c. Đáp úng được đồ thị phụ tải hàng ngày một cách linh hoạt, cung cấp đầy đủ điện
năng chất lưẹmg cho mọi khách hàng.
d. Đảm bào được tinh kinh tế cao của thiết bị làm việc, đồ thị phụ tải phải được san
bằng tốt nhất đến mức có thể. Đảm bảo giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối thấp nhất
đến mức có thể
Để thực hiện tốt các những nhiệm vụ trên cần phải duy tri trạng thái làm việc tốt nhất
cho các thiết bị, điều đó đòi hỏi các nhân viên vận hành cần phải thực hiện các công việc
chủ yếu sau:

1.3.2. Thử nghiệm


Việc thử nghiệm các thiết bị được tiến hành để kiểm tra và đánh giá trạng thái cùa các
thiết bị. Khối lượng công việc thử nghiệm phụ thuộc vào loại thiết bị và mục đích thử
nghiệm. Việc thử nghiệm có thể tiến hành ngay tại hiện trường hoặc tại các phòng thí
nghiệm. Các công việc thử nghiệm được thực hiện:

8
- Sau mỗi lần đại tu, sau khi thay đổi cấu trúc thiết bị và cũng như việc chuyển sang
sử dụng loại nhiên liệu khác.
- Khi có sự sai lệch thông số so với giá trị chuẩn một cách có hệ thống mà cần phải
giải thích rõ nguyên nhân của sự sai lệch này.
- Định kỳ sau một thời gian nhất định tính từ khi thiết bị bắt đầu được đưa vào vận
hành nhằm kiểm tra tình trạng và khả năng làm việc của các thiết bị.

L3.3. Phân tích đánh giả kết quả thử nghiệm


Sau khi đã tiến hành thử nghiệm, các kết quả sẽ được phân tích chi tiết để đưa ra các
kết luận và đánh giá về kết quả bảo dưõng (dựa theo sự so sánh các chi tiêu trước và sau khi
sửa chữa). Những phân tích này bao gồm:
Xác định hiệu quả của việc thay đổi cấu trúc thiết bị;
Xác định các chỉ tiêu vận hành liên quan đến công tác hiệu chỉnh, hoặc khi chuyển
sang đốt loại nhiên liệu khác;
Thiết lập các đặc tính chế độ công nghệ khác nhau. Ví dụ đối với quá ữình cháy:
cần điều chỉnh độ quá nhiệt của hơi, độ chất tải của các cửa trích hơi của tuabin
v.v...
- Giải thích nguyên nhân của sự sai lệch thông số của thiết bị và bằng các thực
nghiệm, xác định được các đặc tính phụ trợ cần thiết, từ kết quả phân tích, xác định
nguyên nhân sai lệch và đưa ra các giải pháp khắc phục.

1.3.4. Sữa chữa định kỳ


Sự làm việc lâu dài, liên tục và ổn định của các thiết bị trong hệ thống điện được
đảm bảo bởi chế độ sửa chữa phòng ngừa theo kế hoạch, tức là sự sửa chữa, bảo dưỡng
được tiến hành sau một khoảng thời gian xác định, trước khi thiết bị có thể bị dừng làm
việc do hao mòn hoặc hỏng hóc, quá trình sửa chữa định kỳ được chia ra các loại:
+ Đại tu.
+ Bảo dưỡng thường kỳ.
Có hai loại sửa chữa đặc biệt không có trong chế độ sửa chữa phòng ngừa theo kế
hoạch đó là sửa chữa sự cố và sửa chữa khôi phục. Sửa chữa khôi phục được thực hiện
trước khi đưa vào vận hành các thiết bị ở trạng thái ngừng hoạt động lâu dài do dự phòng
hoặc do các nguyên nhân khác như thiên tai.
- Khi sửa chữa đại tu người ta tiến hành xem xét thật kỹ các tổ máy và phân tích tình
trạng của máy, khắc phục những hư hỏng ở các bộ phận và chi tiết bằng cách khôi phục
hoặc thay thế. Trong thời gian sửa chữa đại tu đồng thời người ta tiến hành hiện đại hoá
thiết bị đã đề ra trước đó.
- Trong quá trình bảo dưỡng thường kỳ người ta làm các công việc cần thiết để đảm
bảo tổ máy tiếp tục làm việc với năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ví dụ: làm sạch bề mặt
già nhiệt, bề mặt đốt của lò hơi, thay dầu trong các bộ phận khác nhau, khôi phục lớp cách
nhiệt, thay thế các chi tiết bị mài mòn như bi của máy nghiền, cánh của quạt khói và quạt
gió v.v...

1.4. Điều độ và sơ đồ tổ chức hoạt động vận hành hệ thống điện


1.4.1. Khái quát chung
Phụ thuộc vào quy mô của hệ thống điện có thể có những sơ đồ tổ chức điều độ
khác nhau. Sơ đồ tổ chức đơn giản nhất là sơ đồ tập trung, trong đó điều độ hệ thống trực
tiếp điều hành hoạt động của các kỹ sư trực ban ở các nhà máy điện và các trạm biến áp. Sơ
đồ đơn giản này cho phép điều hành các hoạt động trong hệ thống một cách mạch lạc và cơ
động, tuy nhiên nó chi có thể áp dụng đối với các hệ thống điện nhỏ. Đối với các hệ thống
lớn sơ đồ điều độ tập trung đơn giản sẽ làm cho điều độ hệ thống bị quá tải bởi lượng thông
tin qua lại từ rất nhiều điểm. Bởi vậy ở các hệ ửiống phức tạp sơ đồ phân tán từng phần sẽ
có hiệu quả hơn nhiều. Hệ thống điều độ được phân thành nhiều cấp: điều độ quốc gia (hay
điều độ hệ thống), điều độ miền (điều độ vùng) và điều độ địa phương. Mỗi cấp thực hiện
những nhiệm vụ riêng của mình, tuy nhiên sự phân cấp chỉ là tương đối, giữa các cấp luôn
luôn có sự liên kết chặt chẽ, hồ trợ nhau trong quá trình vận hành hệ thống chung, ứng với
tùng nhóm công việc có thể tạm phân thành hai hệ thống thực hiện; nhóm thứ nhất được
thực hiện bởi hệ thống điều độ, nhóm thứ hai - bởi hệ thống quản lỷ. Sơ đồ tổ chức các cấp
điều độ HTĐ được thể hiện trên hình 1.1.

Hình 1.1. S ơ đồ tổ chức hoạt động của hệ thống điều độ.

Các chức danh của các người làm công việc điều hành hệ thống điện: Người chỉ
huy trực tiếp điều độ hệ thống điện quốc gia là kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia trực
ban.
Gấp dưới trực tiếp chịu sự điều hành của kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia là
các nhân viên vận hành trực ban bao gồm;

10
-K ỹ sư điều hành hệ thống điện miền.

-Trường ca nhà máy điện.

-Trưởng kíp trạm biến áp 500kV.

Người trực tiếp chi huy điều độ hệ thống miền là kỹ sư điều hành hệ thống miền trực
ban. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp chịu sự điều hành của kỹ sư điều hành hệ thống
điện miền là:

-Đ iều độ viên lưới điện phân phối miền.

-Trường ca nhà máy điện miền.

-Trường kíp trạm biến áp 500kV, 220kV, 1lOkV, 66kV trong miền.
Người trực tiếp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối là điều độ viên lưới điện phân
phối trực ban. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của điều độ viên lưới điện phân phối
(đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) bao gồm:

- Trưởng kíp trạm biến áp phân phối, trạm trung gian, trạm bù, ừạm diesel và
thủy điện nhỏ trong lưới điện phân phối.

- Trực ban các đơn vị trực thuộc.

- Trưởng kíp trạm biến áp 220kV, 1lOkV, 66kV(đối với các trạm biến áp có cấp
điện cho khu vực địa phương ở cấp điện áp < 35kV).
Trưỏng ca các nhà máy điện (đối với các nhà máy điện có cấp điện áp <35kV).

1.4.2. Điều độ quốc gia


Điều độ quốc gia cỏ nhiệm vụ:

- Thoả mãn nhu cầu của phụ tài về điện năng và công suất đinh.

- Đảm bảo hoạt động an toàn và tin cậy của toàn hệ thống điện cũng như từng phần tử
của nó.

- Đảm bảo chất lượng điện năng: tần sổ và điện áp ở các nút của hệ ứiống.

- Đàm bảo hiệu quả kinh tế cao bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng sơ
cấp.
- Nhanh chóng loại trừ sự cố trong hệ thống điện.

Điều độ quốc gia chia làm hai bộ phận: chỉ huy và thưòrng trực.

Bộ phận chỉ huy theo dõi các hoạt động và chỉ huy cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
được giao.

11
Bộ phận thường trực thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Lập kế hoạch bảo dưỡng tối ưu các tổ máy, đường dây và trạmbiến áp, sao cho
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao nhất;
- Cân bằng năng lượng năm, quý, tháng;
- Xác định đồ thị phụ tải ngày đêm;
- Lập phương thức vận hành ngày gồm:

+ Dự báo đồ thị phụ tải HTĐ Quốc gia;


+ Lập phưcmg thức kết dây HTĐ Quốc gia trong ngày;

+ Phân bổ biểu đồ phát công suất và sản lượng cho các NMĐ đáp ứngđồ thị phụ
tải HTĐ Quốc gia;

+ Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng,
thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc
quyền điều khiển;

+ Xem xét và thông qua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ HTĐ miền
đối với việc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa
vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra.
- Tính phân bố tối ưu công suất tác dụng và phản kháng, tính mức điện áp các nút chính;
- Tính ổn định, chọn và chỉnh định cấu trúc hệ thống bảo vệ rơle và tụi động chống sự
cố;

- Tính toán chế độ vận hành HTĐ Quốc gia ứng với những phương thức cơ bản của
từng thời kỳ và khi đưa các công trình mới vào vận hành;
+ Lập trình tự động điều chinh tần số và điện áp;
+ Tính toán sa thải phụ tải theo tần số của toàn bộ HTĐ Quốc gia.

12
Hình 1.2. S ơ đỏ tổ chức trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (AO).

13
B ảng 1.1. Sự phân cấp điều độ HTĐ Việt Nam
Q U Y ÈN QUYEN
CÁP ĐIỀU Đ ộ MÔ HÌNH
ĐIỀU KHIÊN KIẾM TRA
Các NMĐ lớn Các NMĐ
Lưới điện không thuộc
500kV quyền điều
; i Tần số HTĐ khiển
Điều độ quốc gia L; Điện áp các :; Lưới điện
Điều độ quốc
(AO) nút chính 220kV
gia
ì Trạm phân
phối NMĐ lớn
] Đưòng dây
nối NMĐ với
HTĐ
Các NMĐ đã Các trạm,
được phân cấp đường dây
:: Lưới điện phân phối 110-
Điẻu độ Điồiu độ Điều độ truyền tải 220- 66kV phân cấp
mlẻn miền miền 110-66kV cho ĐĐPP điều
(A l) (A2) (A3)
í ' Công suất vô khiển
Điều độ miền
công của các í Các hộ sử
NMĐ dụng điện quan
! : NMĐ nhỏ, trọng ữong
Diesel, ừạm bù lưới điện phân
rá c Các Các trong miền phối
điều đô điều đô điều đô
MĐ MĐ MĐ '
thuôc thuôc thuôc ! :Lưới điện phân I Các trạm,
CPÌ CP2 CPÌỈ phối 110-66kV đường dây
được phân cấp phân phối cùa
Điều độ lưới Li Lưới điện khách hàng
phân phốỉ phần phối điều khiển
n Các trạm thủy
điện nhỏ, diesel,
trạm bù trong
lưới điện phân
phối

14
- Dự kiến các tình huống sự cố và cách xử lý;
- Tính toán chỉnh định rơle bảo vệ và tự động trênHTĐ Quốc gia thuộc quyền điểu
khiển. Cung cấp thông số tính toán ngắn mạch (công suất ngắn mạch, dòng ngắn mạch...)
tại các nút có điện áp > 220kV ứng với chế độ vận hành cực đại và cực tiểu. Cung cấp các
giới hạn chỉnh định rơle bảo vệ và tự động cho lưới điện truyền tải thuộc quyền điều khiển
cùa cấp điều độ HTĐ miền, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra sự phối hợp các trị số chỉnh
định rơle bảo vệ và tự động của các thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ
Quốc gia.

- Lập sơ đồ sử dụng tối ưu nguồn năng lượng (nước ở thuỷ điện...);


- Điều độ quốc gia chi định biểu đồ phụ tải cho các nhà máy điện và điều chỉnh nó
trong quá trình vận hành;

- Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong toàn HTĐ Quốc gia. Tham gia kiểm tra diễn tập
xử lý sự cố trong HTĐ miền, các NMĐ, các trạm điện;

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh cùa cấp điều độ HTĐ
Quốc gia, nhiệm vụ điều độ cho các cấp điều độ. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện,
kiểm tra chức danh Kỹ sư Điều hành HTĐ miền (KSĐH HTĐ miền), Trưởng ca các NMĐ
thuộc quyền điều khiển và Trường kíp các Trạm biến áp 500kV (T500);

- Quản lý vận hành hệ thống SCADA /EMS và hệ thống máy tính chuyên dụng;

- Tổng kết, báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Việt nam tinh hình sản xuất và
truyền tải hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,hàng năm.Tham gia đánh giá việc
thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị;

- Tham gia công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống thông
tin liên lạc và SCADA /EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ Quốc gia. Theo dõi tình hình vận
hành HTĐ Quốc gia đề xuất các chương trình chổng quá tải các trạm biến áp và đường dây
cấp điện áp 66kV, I lOkV, 220kV, 500kV;
- Điều độ quốc gia có thể đưa ra các yêu cầu đối với qui hoạch thiết kế hệ thống.

Trên cơ sở phân tích các hoạt động của hệ thống điện trong quá khứ điều độ
quốc gia đưa ra các phưong thức vận hành, hoàn thành hệ thống điều độ.

1.4.3. Điều độ HTĐ miền


Nhiệm vụ của điều độ HTĐ miền bao gồm:
- Chấp hành sự chì huy của cấp điều độ HTĐ Quốc gia trong việc ohi huy điều độ
HTĐ miền.
- Chỉ huy điều độ HTĐ miền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn
định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.

15
- Lập sơ đồ kết dây cơ bản HTĐ miền.
- Căn cứ vào phưcmg thức huy động nguồn cùa cấp điều độ HTĐ Quốc gia lập
phương thức vận hành HTĐ miền hàng ngày, bao gồm:
+ Dự kiến nhu cầu phu tải của toàn HTĐ miền, phân bổ công suất và sản lượng cho
các Công ty Điện lực (CTĐL) trong miền dựa vào phân bổ cùa cấp điều độ HTĐ Quốc gia;

+ Lập phưong thức kết dây HTĐ miền trong ngày;

+ Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng,
thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền điều
khiển;

+ Trình duyệt việc giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí
nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra
của cấp điều độ HTĐ Quốc;

+ Xem xét và thông qua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ lưới điện phân
phối đối với việc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận
hành đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra.

- Huy động các nguồn điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền theo
yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia hoặc kế hoạch đã được duyệt.

- Điều chỉnh các nguồn công suất phản kháng (bao gồm các NMĐ và nguồn công
suất phản kháng của ỉchách hàng nằm trong HTĐ miền), nấc phân áp của các máy biến áp
220kV, 1lOkV và 66kV trong HTĐ miền thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các nút quy
định của HTĐ miền trong giới hạn cho phép.

- Phối hợp với Công ty Truyền tải Điện, CTĐL và Điện lực tình, thành phố thuộc
HTĐ miền xác định nơi đặt, ban hành phiếu chỉnh định, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt
động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số phù hợp với yêu cầu của cấp điều độ
HTĐ Quốc gia.
- Trực tiếp chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong HTĐ miền.

- Tính toán trị số chỉnh định rơle bảo vệ và tự động trong HTĐ miền (kể cả MBA
của NMĐ trong miền) thuộc quyền điều khiển. Cung cấp thông số tính toán ngắn mạch
(công suất ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch....) tại các nút có điện áp 66kV, 1 lOkV ứng với
chế độ vận hành cực đại và cực tiểu. Cung cấp giới hạn và kiểm tra trị số chỉnh định rơle
bào vệ và tự động cho lưới điện phân phối thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền.

- Phối hợp với cấp điều độ HTĐ Quốc gia tính toán tổn thất điện năng phục vụ công
tác điều độ HTĐ miền.

16
- Lập phương thức, chi huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình
mới thuộc quyền điều khiển.

- Quản lý vận hành hệ thống SCADA /EMS, thông tin liên lạc, máy tính chuyên
dụng.
- Chi huy điều chỉnh tần số, điện áp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong
trường hợp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) tách khỏi HTĐ Quốc gia hoặc được sự
uỷ quyền của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

- Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong
HTĐ miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

- Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong toàn HTĐ miền, tham gia diễn tập sự cố toàn
HTĐ Quốc gia. - Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện phân phối, các
NMĐ, các trạm điện thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ
miền. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trường ca các NMĐ, Trưởng
kíp các trạm điện, Điều độ viên (ĐĐV) lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển cùa cấp
điều độ HTĐ miền.

- Tổng kết, báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và cấp điều độ HTĐ
Quốc gia tình hình sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của
HTĐ miền. Tham gia đánh giá việc thực hiện phưong thức đã giao cho các đơn vị trong
phạm vi phụ trách.
- Tham gia Hội đồng nghiệm thu các thiết bị và các công trình mới thuộc quyền
điều khiển hoặc theo yêu cầu của Tổng Công ty Điện lực Việt nam hoặc ĐĐQG.

- Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý cảc tàỉ liệu, quy trình liên quan đến
công tác điều độ HTĐ miền.
- Tham gia phân tích và tìm nguyên nhân các sự cố lớn trong lưới điện phối, tại các
NMĐ trong miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

- Tham gia công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống thông
tin liên lạc và SCADA /EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ miền. Theo dõi tình hình vận
hành HTĐ miền đề xuất các chưong trình chống quá tải các trạm biến áp và đường dây cấp
điện áp 66kV, 1lOkV, 220kV.

- Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và
chiến lược phát triển của HTĐ miền.

1.4.4. Điều độ địa phương


Điểu độ địa phương có nhiệm vụ điều khiển việc tiếp nhận và phân phối điện
năng từ các trạm biến áp và trạm phân phối trung gian cho các mạng điện phân phối

17
trung và hạ áp. Sơ đồ tổ chức điều độ địa phương được thể hiện trên hình 1.3. Điều độ
địa phương đảm bảo cung cấp điện tin cậy và chất lượng cho khách hàng với mức tổn
thất thấp nhất.
Nhiệm vụ: Công việc cụ thể của điều độ địa phương là:
* ở chế độ vận hành bình thường
- Thực hiện các thao tác đóng cắt và điều chỉnh trên lưới điện nhằm tối ưu hoá
chế độ của mạng điện;
- Lập sơ đồ kết dây cơ bản lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;
- Huy động các nguồn điện nhỏ (bao gồm các trạm diesel, trạm thuỳ điện nhỏ) trong
lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền;
- Điều chinh các nguồn công suất vô công (gồm trạm bù tĩnh, bù quay kể cả nguồn
công suất phản ỉcháng của khách hàng), nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện phân
phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các nút theo quy định của cấp điều độ HTĐ
miền;

H ình 1.3. Sơ đỏ tổ chức điều độ địa phương.

- Tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong
lưới điện phân phổi thuộc quyền điều khiển;
- Thao tác bảo dưỡng định kỳ;
- Đưa các thiết bị mới vào vận hành;

18
- Điều chỉnh đóng cắt các trạm biến áp cho phù hợp với công suất nguồn;
- Đóng các phụ tải mới và cắt các phụ tải không đạt yêu cầu;
- Đo đếm các tham số trong mạng điện;
- Kiểm tra sự hoạt động của các phụ tải;
- Duy trì hành lang an toàn của mạng điện.
* ở chế độ sự cổ
- Đánh giá nhận định tính chất cùa các sự cố;
- Loại trừ hậu quả của các sự cổ;
- Cô iập các phần tử bị sự cố ra khỏi mạng điện, đóng các nguồn dự phòng để
duy trì sự hoạt động bình thường của các thiết bị còn lại;
- Khắc phục sự cố.
Công việc cụ thể của ban phương thức vận hành địa phương là:
- Lập kế hoạch cấu trúc vận hành mạng điện;
- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp các phần tử hệ thống điện;
- Sa thải phụ tải khi thiếu hụt công suất nguồn;
- Đo đếm và điều chinh các tham số chế độ của mạng điện;
- Lập kế hoạch hoạt động cho các đội công tác.
Nguyên tắc chung
a. Có các thông tin đầy đù về đặc tính cùa các phần từ hệ thống điện và các trạng
thái của chúng;
b. Gia công Xử lý nhanh các thông tin để có quyết định vận hành chính xác;
c. Truyền nhanh và chính xác các thông tin đến nơi thừa hành;
d. Nhận đúng các thông tin phản hồi để kiểm tra và hiệu chỉnh kịp thời;
e. Liru giữ và phân tích các trạng thái cùa các phần tử hệ thống để đúc rút kinh
nghiệm và nghiên cứu đối sách phù hợp;
f. Dự báo và quy hoạch quá trinh vận hành trong tương lai;

g. Các hoạt động được thực hiện trong một hệ thống thống nhất và đồng bộ.

1.4.5. Nhà máy điện


1). Sơ đề tể chức nhà mảy điện
Sơ đồ tổ chức nhà máy nhiệt điện được thể hiện trên hình 1.4. Sự phân bố lực lượng
kỹ thuật trong nhà máy điện được thực hiện như sau:
Các phân xưởng kỹ thuật, vận hành, kiểm nhiệt, lò máy, thuỷ lực, hoá chất, đường

19
sắt v.v... chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật; Các phân xưởng sửa chữa,
bảo dưỡng v.v... chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc sửa chữa.
Các phòng ban nghiệp vụ và các phân xưởng chịu sự lãnh đạo chung của giám đốc
nhà máy, việc điều hành việc sản xuất trong ca của nhà máy là trưởng ca. Người điều hành
cao nhất của mỗi ca trực là trưỏiig ca, dưới ừưởng ca là các trường kíp lò, trưởng kíp điện,
trưởng kíp nhiên liệu, trưỏng kíp trạm phân phối ngoài trời (35-í-500kV), dưới các trưởng
kíp là các trực ban kỹ thuật. Mỗi kíp làm việc có số lượng nhân viên vận hành phụ thuộc
vào từng điều kiện cụ thể. Mỗi vị trí làm việc đòi hỏi học vị, bậc thợ và bậc an toàn tương
ứng.

PX PX
PX PX PX PX PX
VH PX Phòng PX PX
Đại s/c
điện Lò Thủy Hóa Nhiên Đường kỹ Đại tu cơ Cơ

kiểm nhiệt
máy lực liệu sắt tu khí
nhiệt chất thuật nhiệt
điện

H ình 1.4. Sơ đồ tổ chức hoạt động nhà máy điện.

Bên cạnh giám đốc thường có trợ lý giám đốc là người giúp cho giám đốc thực
hiện các công việc cần thiết trong quá trình điều hành nhà máy điện, ngoài ra còn có nhân
viên thư ký giúp giám đốc trong việc soạn thảo văn bản, giao dịch điện thoại w .

20
2). Nhiệm vụ của các Nhà máy điện
- Tổ chức công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo cho thiết bị của nhà
máy vận hành ổn định và dự phòng ở mức độ sẵn sàng vận hành cao nhất.

- Thực hiện phương thức vận hành hàng ngày, tuần, tháng, năm do cáccấp điều độ
giao.

- Lập phương thức kết dây cơ bản của hệ thống tự dùng toàn nhà máy, đảm bảo các
phương thức vận hành cơ bản của các sơ đồ công nghệ trong dây truyền vận hành thiết bị
sao cho NMĐ vận hành an toàn và kinh tế.

- Quản lý công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị thuộc quyền quản lý. Lập lịch theo
dõi, đăng ký sửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa
thiết bị theo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

- Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố trong NMĐ, nhanh chóng bàn giao
thiết bị vào vận hành trong thời gian ngắn nhất sau sự cố. Chủ động phân tích, tìm nguyên
nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

- Báo cáo tỉnh hình sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho các cấp điều độ
liên quan để phối hợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành thiết bị của nhà
máy cho các cấp điều độ để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chinh định rơlebảo vệ và
tự động trên toàn HTĐ quốc gia khi có yêu cầu.

- Tổ chức diễn tập xử lý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa cháy theo kế hoạch để
ra của nhà máy, tham gia diễn tập xử lý sự cố toàn HTĐ quốc gia.

- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo
trình độ theo chức danh vận hành.

3). Nhiệm vụ của Trưởng ca vận hành nhà mảy điện


- Chấp hành lệnh chi huy điều độ của các cấp điều độ theo quyền điều khiển.

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ công tác
với các cấp điều độ và quy định nhiệm vụ riêng của từng nhà máy.

- Khi được sự uỷ quyền của cấp điều độ hoặc khi sự cố dẫn đến nhà máy tách lưới
độc lập, Trưởng ca NMĐ được quyền áp dụng các biện pháp điều chỉnh tần số để đảm bảo
sự vận hành ổn định cuả các tổ máy và phải báo ngay với điều độ cấp trên.

1.4.6, Công ty Truyền tải điện


l). Nhiệm vụ của các công ty Truyền tải điện (CTTTĐ)
- Tổ chức công tác quản lý (gồm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành) đảm bảo vận
hành an toàn và liên tục các thiết bị, đường dây, trạm điện thuộc quyền quản lý.

21
- Quản lý công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị, đường dây, trạm điện thuộc quyền
quản lý. Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chừa các đường dây, thiết bị trong trạm theo đúng
quy định hiện hành.
- Thực hiện công tác sửa chữa các đường dây, thiết bị trong trạm theo lịch đã được
duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số vận hành, thông số kỹ thuật, quy trình vận
hành đường dây, thiết bị trong trạm điện thuộc quyền quản lý cho cấp điều độc HTĐ quốc
gia và cấp điều độ HTĐ miền để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơle bảo
vệ và tự động trên toàn HTĐ - Quốc gia khi có yêu cầu.
- Đảm bảo sự hoạt động tin cậy của hệ thống rơle bảo vệ và tự động thuộc quyền
quản lý.
- Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố đường dây và trạm điện, nhanh chóng
bàn giao thiết bị vào vận hành trong thời gian ngấn nhất sau sụ cố. Chủ động phân tích, tìm
nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.
- Báo cáo tình hình sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho các cấp điều độ
liên quan để phối hợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.
- Đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơle bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý theo
phiếu chinh định của các cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo
trình độ theo chức danh vận hành.
- Tổ chức Hội đồng kiểm tra nhân viên trực ban CTTTĐ và nhân viên vận hành các
trạm điện thuộc quyền quản lý có sự tham gia của cấp điều độ tương ứng.
2). Nhiệm vụ cùa Trực ban Công ty Truyền tải điện
- Nắm chắc sơ đồ kết dây vận hành hiện tại và nắm vững yêu cầu kiểm tra, thí
nghiệm và sử chữa của CTTTĐ để đăng ký với cấp điều độ tương úng.
- Giao và nhận thiết bị đưa ra sửa chữa và đưa vào vận hành cùa CTTTĐ với cấp
điều độ có quyền điều khiển thiết bị đó.
- Theo dõi việc kiểm tra, thí nghiệm và sủa chữa thiết bị thuộc CTTTĐ quàn lý.
- Sau khi nhận nhiệm vụ đại diện cho CTTTĐ trong việc nhận và giao các thiết bị
đưa ra sửa chữa và đưa vào vận hành, trực ban CTTTĐ phải thông báo họ tên của mình với
các cấp điều độ có quyền điều khiển các thiết bị thuộc quyền quản lý của CTTTĐ.
- Trực ban CTTTĐ chịu trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo Công ty và các cấp điều
độ về các vấn đề vận hành lưới điện có liên quan.

1.4.7. Công ty Điện lực


Nhiệm vụ của các công ty Điện lực (CTĐL) bao gồm:

22
- Tổ chức công tác quản lý phụ tài, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo các
đường dây, trạm điện vận hành an toàn và liên tục.
- Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm thuộc quyền
quản lý theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa đường dây, thiết bị
trong trạm theo đúng lịch đã được duyệt đàm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
- Cung cấp tình hình phụ tải, tài liệu kỹ thuật, thông sổ kỹ thuật, quy trình vận hành
đường dây, thiết bị thuộc quyền quản lý cho cấp điều độ HTĐ quốc gia và cấp điều độ HTĐ
miền để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơle bảo vệ và tự động trên toàn
HTĐ khi có yêu cầu.
- Đảm bảo sự hoạt động tin cậy của hệ thống rơle bào vệ và tự động thuộc quyền
quản lý.
- Đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơle bào vệ và tự động thuộc quyền quản lý theo
phiếu chỉnh định của các cấp điều độ theo phân cấp.
- Cung cấp cho các cấp điều độ tương úmg dự kiến thời gian đưa thêm các phu tải
lớn do Công ty quản lý và thời gian chính thức khi phụ tải đã vào làm việc.
- Liên hệ lấy danh sách thứ tự ưu tiên cùa các tổ chức, cá nhân sử dung điện trên địa
bàn do ủ y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định. Phối hợp với các
cấp điều độ tương ứng phân bố công suất và sản lượng cho các đơn vị điện lực trong Công
ty khi có yêu cầu và gửi cho các cấp điều độ để thực hiện.
- Chủ động tuyên truyền, giải thích, phối họp với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện
trong công tác điều hoà nhu cầu sử dụng điện.
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đù cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo
trình độ theo chức danh vận hành.
- Tổ chức Hội đồng kiểm tra ĐĐV lưới điện phân phối, nhân viên vận hành các
trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhò thuộc quyền quản lý có sự tham gia của
cấp điều độ HTĐ miền tương ứng.

1.5. Thủ tục thực hiện công việc vận hành thiết bị điện
1.5.1. Chế độ phỉểu cho phép làm việc với thiết bị điện
Phiếu cho phép làm việc (gọi tắt là phiếu công tác hay phiếu thao tác) là giấy phép
tiến hành công việc trong đó ghi rõ nơi làm việc, nội dung công việc, thời gian bắt đầu, điều
kiện tiến hành làm việc. Phiếu cho phép làm việc được viết bằng bút mực hoặc bút bi làm
hai bản rõ ràng, không tẩy xoá, một bản luu còn một bản được giao trực tiếp cho người tổ
trường phụ trách công việc. Riêng đối với mạng điện hạ áp thì chỉ cần viết một bản và luti
lại cuống.

23
Người ký, phát hành phiếu cho phép làm việc phải do đơn vị khu vực quản lý, vận
hành lưới điện cấp, những người này hiểu biết về kỹ thuật, tình trạng của thiết bị, phương
thức vận hành lưới điện, và được cấp lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền phê chuẩn.

Mục đích của phiếu cho phép làm việc là bảo vệ sự an toàn cho tất cả những người
có liên quan và xác định trách nhiệm về an toàn điện giữa đcm vị công tác với đcm vị cho
phép (đơn vị quản lý vận hành thiết bị điện).

Mỗi một phiếu cho phép làm việc chỉ được dùng cho một đường dây hoặc một số
đường dây nhưng phải đồng nhất một thời gian. Trong thời gian làm việc, phiếu cho phép
làm việc phải được lưu giữ ờ nơi người phụ trách công tác. Trước khi cấp phiếu cho phép
làm việc, người cấp phiếu cần phải thông báo rõ ràng cho người phụ trách công việc những
biện pháp liên lạc có thể sử dụng.

Những công việc sau đây bắt buộc phải được giao theo phiếu công tác:

làm việc trên tất cả các thiết bị cao áp;


làm việc ở các thiết bị đã cắt điện;
làm việc ở độ cao 3 mét trờ lên đối với thiết bị không cắt điện mà khoảng cách an
toàn cho phép;
- làm việc ờ đường dây cắt điện nhưng các dây dẫn khác mắc trên cùng cột điện này
vẫn có điện.
- làm việc trực tiếp trên các thiết bị đang mang điện hạ áp.
Nhiệm vụ công tác do thủ trường đon vị quyết định, nếu công việc được tiến hành trong
nội bộ đơn vị thì thủ trưởng đơn vị có thể uỷ nhiệm cho kỹ thuật viên viết và ký phiếu, nếu
công việc do đơn vị khác đến thực hiện thì đơn vị quản lý thiết bị phải có trách nhiệm viết
phần biện pháp an toàn vào phiếu thao tác.

1.5.2. Nội dung của phiếu cho phép làm việc


Phiếu cho phép làm việc được viết bằng tay với đầy đủ nhiệm vụ, địa điểm, thời
gian bắt đầu công việc, họ và tên người ra lệnh, người giám sát và người thực hiện thao tác.
Trong phiếu thao tác phải ghi rõ sơ đồ, trình tự thực hiện các hạng mục công việc như: cắt
điện, kiểm tra, đặt rào ngăn, mắc tiếp địa, treo biển báo vv. Phiếu thao tác phải được ghi rõ
ràng không tẩy xoá. Mỗi phiếu cho phép làm việc chỉ viết cho một nhiệm vụ và nhất thiết
phải có chữ ký của người viết.

1.5.3. Thực hiện công việc


Phiếu cho phép làm việc sau khi đã được trưởng ca, kíp duyệt được giao cho tổ
trường thực hiện công việc một bản, còn một bản được lưu lại. Tổ trường tổ công tác có
nhiệm vụ phổ biến rõ nhiệm vụ thực hiện các công việc cho các thành viên trong tổ.
Người được giao nhiệm vụ thao tác phải nắm vững sơ đồ, vị trí của các thiết bị cần
thao tác, các hạng mục và trình tự thao tác. Quá trình thao tác được thực hiện dưới sự giám

24
sát của người có bậc an toàn cao. Sau khi đến địa điểm thực hiện công việc, cả người thực
hiện và người giám sát phải kiểm tra lại sơ đồ thực tế cùa thiết bị với phiếu thao tác, chỉ khi
không có sự sai khác thì mới bắt đầu tiến hành công việc.
Người thực hiện các công việc vận hành và sửa chữa thiết bị điện phải có đủ trình
độ về chuyên môn, có bậc an toàn thích hợp, có sức khoẻ theo đúng yêu cầu của ngành
điện. Mọi thao tác đóng cắt ở mạng điện cao áp đều phải do 2 người thực hiện, người trực
tiếp thực hiện các thao tác phải có bậc an toàn không thấp hơn bậc 3, người có bậc an toàn
cao hơn (không thấp hơn bậc 4) làm nhiệm vụ giám sát. Cả hai người này đều phải chịu
trách nhiệm như nhau về các công việc thực hiện. Các thao tác phải được thực hiện một
cách dứt khoát, cẩn thận và mạch lạc.
Trước khi kết thúc công việc người chỉ huy phải trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ công
việc, thiết bị và sơ đồ vừa được thực hiện xong, sau đó ra lệnh tháo tiếp địa di động. Người
chỉ huy trực tiếp đóng điện trả lại cho thiết bị, cất biển báo và thu lại phiếu cho phép làm
việc, ký tên và trả lại phiếu này cho người cấp nó, phiếu này được lưu lại ít nhất một tháng.

Tóm tắt chương 1


Yêu cầu cơ bản của hệ thống điện là
a. Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
b. Đảm bảo chất lượng điện.
c. Độ tin cậy cung cấp điện liên tục.
d. Tính linh động và đáp ứng đồ thị phụ tải.
Các chế độ của hệ thống điện
a. Chế độ xác lập bỉnh thường
b. Chế độ quá độ bình thường
d. Chế độ xác lập sau sự cố
Tmh kinh tế và sự điều chinh chế độ cùa hệ thống điện
Tính kinh tế của hệ thống điện cùng có thể được thể hiện ờ mức thu lợi nhuận cao
nhất và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các hộ dùng điện.
Để đảm bảo tính kinh tế của hệ thống điện cần;
- Xác định sự phân bố công suất tối ưu giữa các phần tử cùa hệ thống;
- Lựa chọn tốt nhất tổ hợp các phần tử của hệ thống;
- Xác định quy luật vận hành tối UXI của từng phần tử và của cả hệ thống.
Những công việc nhiệm vụ vận hành
a. Thử nghiệm.

25
b. Phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm.
c. Sữa chữa định kỳ.
Điều độ Quốc gia chia làm hai bộ phận:
Bộ phận chi huy theo dõi các hoạt động và chỉ huy cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ phận thường trực thực hiện các công việc cụ thể
Điều độ địa phương có nhiệm vụ điều khiển việc tiếp nhận và phân phối điện năng từ
các trạm biến ắp và trạm phân phối trung gian cho các mạng điện phân phối trung và
hạ áp.

Câu hỏi ôn tập chương 1


1. Hãy cho biết những khái niệm cơ bản, đặc điểm và yêu cầu của hệ thống điện;
2. Mục tiêu và nhiệm vụ vận hành hệ thống điện;
3. Các chế độ và tính kinh tế của hệ thống điện;
4. Nhiệm vụvà sơ đồ tổ chức của điều độ quổc gia;
5. Nhiệm vụvà sơ đồ tổ chức của điều độ miền;
6. Nhiệiĩi vụvà sơ đồ tổ chức của điều độ địa phưomg;
7. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của nhà máy điện;
8. Thủ tục thực hiện các công việc vận hành thiết bị điện.

26
Chương 2
CHÉ Đ ộ NHIỆT CỦA THIÉT BỊ ĐIỆN

2.1. Đại cương


Trong quá trình hoạt động dòng điện làm việc cùa các thiết bị điện gây ra một sự tổn
thất điện năng. Lượng điện năng tổn thất được thể hiện dưới dạng nhiệt làm tăng nhiệt độ
của các thiết bị. Sự tăng nhiệt độ của các thiết bị càng làm tăng tổn thất điện năng do điện
trở của các phần dẫn điện tăng, do đó làm giảm khả năng mang tải của chúng. Độ bền cơ
học của các chi tiết trong các thiết bị điện giảm khi nhiệt độ tăng, điều đỏ làm giảm độ tin
cậy của chúng. Khi nhiệt độ tăng tổn thất trong chất điện môi sẽ tăng, làm cho độ bền điện
của chúng giảm, dẫn đến giới hạn đốt nóng cho phép cùa các thiết bị bị giảm. Đó chính là
những nguyên nhân cơ bản làm tăng nhanh quá trinh già hoá cách điện và làm giảm tuổi thọ
của thiết bị điện.
Nghiên cứu chế độ nhiệt của các thiết bị điện là nhiệm vụ quan trọng, vì từ đó có thể
xác định được các điều kiện làm việc an toàn của các thiết bị, đặc biệt là khả năng mang tải
cùa chúng. Việc nghiên cứu chế độ nhiệt của các thiết bị điện là bài toán khá phức tạp vỉ sự
tăng của nhiệt độ, sự truyền nhiệt và ngay cả sự phát sinh nhiệt phụ thuộc vào rất nhiều yểu
tổ như các tham số chế độ (dòng điện, điện áp, tần số,tổn thất v.v...), đặc điểm cấu trúc (vật
liệu, kết cấu lõi thép, cuộn dây, môi chất làm mát vv), tham số cùa môi trường xung quanh
(nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí v.v...) và các tham số vật lý khác như quán tính, độ nhớt
vv. Tuỳ theo mục đích cụ thể để cỏ thể lựa chọn phương pháp tính toán chế độ nhiệt phù
hợp với sai số nằm trong giới hạn cho phép.

2.2. Động học biến đổi nhiệt độ trong thiết bị điện


Khi các thiết bị điện làm việc sự hao tổn công suất trong máy sinh ra một lượng
nhiệt, lượng nhiệt này một phần làm tăng nhiệt độ cùa máy, phần còn lại được toả ra môi
trường xung quanh. Sự truyền nhiệt trong các thiết bị được diễn ra theo các phưcmg thức:
dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu. Theo định lụật bảo toàn năng lượng, nhiệt năng sinh ra
trong thiết bị điện bằng tổng nhiệt năng làm nóng thiết bị và nhiệt năng toả ra môi trương
xung quanh. Phương trình cân bằng nhiệt trong thiết bị điện có thể biểu thị dưới dạng:
AP.dt = cG.d0+qPG.dt (2.1)
trong đó:

27
AP - hao tổn công suất trong thiết bị điện;

t - thời gian tác động của phụ tải;


c - nhiệt dung, W.s/(kg.°C);
G - khối lượng của vật thể;
0 - tăng nhiệt độ của thiết bị so với môi trường làm mát tại thời điểm t, 0 = 0 th b ị-0 o ;

6th bị - nhiệt độ của thiết bị điện;


00 - nhiệt độ của môi trường xung quanh;
q - nhiệt lượng toả ra trên một đơn vị diện tích bề mặt, w/mm^.°c
F - diện tích bề mặt tiếp xúc, tnm^.
Chia 2 vế của biểu thức (2.1) cho dt ta được phương trình vi phân:

AP = cG — +qF0 (2.2)
dt
Nểu coi các đại lượng c, q là không đổi thì phưong trình vi phân này có nghiệm

0 = Ae‘^'+ B (2.3)
trong đó:
A, B là các hằng số, xác định theo các điều kiện ban đầu;
k - là nghiệm của phưomg trình đặc trưng; cGk + qF = 0:

cG
(2.4)

Tức là: e = Ae +B;


Gọi T là hằng sổ thời gian đốt nóng:

T=§
C1F

ta có:

_1
0 = A e 'T+B; (2.5)

28
ở thời điểm ban đầu khi t = 0 thì nhiệt độ của thiết bị và môi trường xung quanh bằng nhau,
tức là độ chênh lệch nhiệt độ giữa thiết bị và môi trường xung quanh bằng không 0 = 0, lúc
đó;
0 = A + B suy ra A = -B
ở thời điểm t = 00 thỉ 0 đạt đến giá trị xác lập 0 = 000
00

000 = A e ^ +B = 0 + B hay B = 000


Thay các giá trị A và B vào biểu thức (2.5) ta có:
_

e = 0«(l - e (2 .6 )
Nhiệt độ của thiết bị tại thời điểm t bất kỳ có thể xác định theo biểu thức;

_i _1
e, = 00,(1 - e '^) + 00. e T’ (2.7)
Biểu thức (2.7) cho phép phân tích động học biển đổi cùa nhiệt độ trong thiết bị
điện. Hằng số thời gian đốt nóng T cùa các thiết bị điện hoàn toàn có thể xác định phụ thuộc
vào công suất định mức và phương thức làm mát của chúng. Đối với các loại máy biến áp,
thường giá trị hằng số thời gian đốt nóng T này dao động trong khoảng (2,5-ỉ-3,5) giờ (xem
bảng 2.1). Hằng số thời gian đốt nóng của các cuộn dây, theo sự tương quan về khối lượng,
có thể nằm trong khoảng 4-Ỉ-7 phút, vì nhiệt dung của các cuộn dây khá cao và bản thân
chúng nằm trong môi trường làm mát tốt là dầu. Giá trị hằng số thời gian đốt nóng máy phát
có thể lấy gần bằng các trị số cho trong bảng 2.2.
Bảng 2.1. H ằng số thòi gian đốt nóng của m ột số loại m áy biến áp
TT Công suất, MVA Hệ thống làm mát T, giờ
1 0,001-1 dầu (TM) 2,5
2 1+6,3 dầu (TM) 3,5
3 6,3-32 dầu + quạt (TM) 2,5
4 32^63 dầu + quạt (TM/\) 3,5
5 lOO-í-125 cưỡng bức dầu và không khí (TMfl4) 2,5
6 > 125 cưỡng bức dầu và không khí (TMflU) 3,5

29
Bảng 2.2. H ằng số thời gian đốt nóng m áy p h á t

Công suất định T - Hằng số thời gian đổt nóng máy phát, phút
mức máy phát, Cuộn dây rotor làm mát trực tiếp Cuộn dây stator mát trực tiếp
MW bằng khí hydro bằng nước
Cực đại Trung bình Cực đại Trung bình
30 5,9 4,4 0,6 0,3
150 3,2 2,5 1,5 0,8
200 2,6 2,0 1,7 0,9
300 2,4 1,9 ,9
500 2,9 2,3 2,9 1,5

2.3. Tuổi thọ của thiết bị điện


Tuổi thọ của thiết bị là thời gian kể từ khi thiết bị bắt đầu được đưa vào vận hành
cho đến khi bị đào thải. Căn cứ vào nguyên nhân bị đào thải phân biệt các dạng tuổi thọ;
-Tuổi thọ vật lý là thời gian tính từ khi công trình bắt đầu sử dụng đến khi thiết bị
không thể đáp úmg đuợc các yêu cầu kỹ thuật.
-Tuổi thọ công nghệ là thời gian tính từ khi công trinh bắt đầu được sử dụng đến khi
công nghệ bị lạc hậu so với các công nghệ mới.
-Tuổi thọ sản phẩm là thời gian tính từ khi bắt đầu dự án đến khi sản phẩm làm ra
không còn được chấp nhận nữa.
Tuổi thọ kinh tế là giá trị nhỏ nhất trong ba loại tuổi thọ trên.
* Tuổi thọ định mức là thời hạn làm việc của thiết bị được ấn định bởi nhà chế tạo với điều
kiện là thiết bị làm việc ở chế độ định mức trong các điều kiện tiêu chuẩn.
Tuổi thọ của các thiết bị phụ thuộc chủ yếu vào chế độ nhiệt cùa chúng. Trong quá
trinh làm việc các vật liệu cách điện bị già hoá do tác động của nhiệt độ, độ ẩm, tác dụng
hoá học vv.. Quá trình già hoá của thiết bị thực chẩt là quá trình suy giảm đặc tính cách điện
do sự biến đổi hoá chất xẩy ra trong cách điện dưới sự tác động của các yếu tố khác nhau
trong quả trình vận hành, đặc biệt là sự tác động cùa nhiệt độ. Các dao động lớn về nhiệt có
thể làm lỏng các kẹp, chêm cuộn dây máy biến áp, làm tăng nguy cơ sự cố nội bộ của cuộn
dây. Một khi cuộn dây không được giữ chặt thì sẽ có nguy cơ bị rung ở tần số làm việc hoặc
bị dịch chuyển do đó có thể sẽ gây phương hại đến cách điện, làm tăng hao mòn vật liệu
cách điện, giảm chất lượng điện môi, kết quả là làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Các dao động

30
nhiệt vượt quá mức của nhiệt độ vận hành theo chu kỳ sẽ gây ra hiện tuợng giảm tuổi thọ
tích luỳ lặp lại, do đó làm giảm tuổi thọ chung của thiết bị.
2.3.1. S ự lão hoả của cách điện
Các loại cách điện dùng trong máy biến áp, ngoài dầu còn có các các loại cách điện
ờ thể rắn như giấy được làm từ glucose. Sự lão hoá cách điện phụ thuộc vào nhiệt độ, hàm
lượng hơi nước, hàm lượng oxy và hàm lượng axit. Thước đo cùa sụ lão hoá cách điện có
chứa các phân tử cellulose là độ khử trùng hợp (depolimeiation) hay còn gọi là độ khử
polime hoá (Dp). Nó được biểu thị bởi số vòng glucose kết hợp bên trong cellulose, ở trạng
thái chua bị bão hoà, trị số Dp cùa cellulose có giá trị trong khoảng 1200, dưới sự tác động
cùa các tác nhân như nhiệt độ, ôxy hoá, thuỷ phân giá trị này bị giảm dần theo thời gian.
a). Sự lão hoá vì nhiệt
Nhiệt là tác nhân lớn làm thúc đẩy các phản ứng hoá học, làm tăng cưcmg quá trình
khử polyme hoá, phá vỡ sự liên kết của các phân tử cellulose, quá trình này bắt đầu ở nhiệt
độ làm việc cùa thiết bị. Sụ tác động nhiệt đối với sự liên kết cùa phân tử cellulose được thể
hiện trên hinh 2.1. Các sản phẩm già hoá điển hình là glucose tụ do, nước, cacbonmonoxide
và cacbondioxide.

/ĩìn h 2.1, Tác động của nhiệt


đổi với sự liên kết cùa phân tử "i
cellulose. ' H 0H
OH “ c ỉỊõ ĩT ^
CHỊOH
6

Quá trình oxy hoá dẫn đến sự tách các vòng glucose và hình thành acid, ketone và
phenol. Quá trình này diễn ra một cách từ từ, khi nhiệt độ càng cao thì quá trình phân tách
các vòng gllucose diễn ra càng nhanh.
b). Sự lão hoả thuỷ phân
Nước cũng là mối đe doạ đáng sợ đối với độ bền của cách điện, sự có mặt của nước
sẽ đẩy nhanh quá trình khử trùng hợp. Quá trình khử trùng hợp mà có sự tham gia của nước
được gọi là quá trình khử polime hoá thuỷ phân. Các phân tử H2O luôn hướng tới sự lôi kéo
các phân tử oxy tham gia vào phản ứng oxy hoá, làm phá vờ các cầu oxy nối giữa các phân
tử glucose (hình 2.2), do đó làm cho các liên kết giữa các phân tử cellulose bị phá huỳ, làm
cho số lượng Dp bị giảm. Quá trình lão hoá cách điện tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. Nước
có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong máy biến áp, trong đó có 3 dạng cơ bản là:

31
Nước không phân huỷ, đó là dạng hydro gắn với các cellulose hydro carbon mà ở đó
có hình thành dầu;
Nước ở dạng nhũ tương, đó là hiện tượng do quá trình bão hoà nhưng chưa hoàn
toàn tách biệt khỏi dầu.
Nước tù là hiện tượng bão hoà nhung chưa ở mức tích tụ đủ tạo thành giọt và tách
khỏi dầu.

„ C H 2O H ^ w OH
^^— 0 0. c --- H
c c c ™ c
/ / Y „ / N
c —-c' H R 9 ----c
H OH CHỒOH

H o 0 o H
c ^ C ĩ " c'
/ ^ ể ỉL |/ h' t ^ r _ c / '
H ° “ ^ ------- ^ C H j O H
O2 H2Ỏ

Hình 2.2. Tác động của nước đổi với sự liên kết của các phân tử celuỉose.

Sự thuỳ phân hoá cách điện diễn ra rất mãnh liệt khi có sự kết hợp của nhiệt độ cao.
Trên thực tế nước và lửa (tức là nhiệt) là hai kè tử thù của nhau, nhung ở đây chúng lại cùng
đồng hành trong việc huỷ hoại cách điện.

2.3.2. Độ bền cơ học và giới hạn đào thải cách điện


Độ bền cơ học được xác định bởi độ dài của các phân tử cellulose. Khi giá trị Dp của
cách điện giảm thì độ bền cơ học của chúng cũng sẽ bị giảm. Ví dụ giấy cách điện Kraft
trong tình trạng mới có độ khử trùng họp Dp là 1000^1200 ứng với độ bền cơ học khoảng
ơ =1004-115 Nm/g. Độ bền này sẽ giảm khi độ Dp giảm, đặc biệt ơ giảm rất nhanh khi
Dp<500. Sự phụ thuộc giữa độ bền cơ học vào độ Dp cùa cách điện được thể hiện trong bảng
2.3.

32
Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của độ bền cơ học vào độ Dp của cách điện

ơ, Nm/g 0 5 50 80 100 110 115

Dp 0 10 250 500 750 1000 1250

Trong quá trinh làm việc dưới sự tác động của các yếu tố trên cho đến một thời điểm
giới hạn mà hệ thống không còn có thể chấp nhận được và cách điện không còn có thể đảm
bảo được tính năng cần thiết, tức là khi cách điện không còn tác dụng thì sẽ dẫn đến sự đào
thải thiết bị. Theo định luật Arrhenius về phản ứng hoá học thì thời gian đạt đến điểm giới
hạn của cách điện được biểu diễn bởi công thức:
N = e‘P®
N -tuổi thọ của thiết bị, năm;
p - hằng số;
0 - nhiệt độ, °c.
H am phu thuoc giua do ben co hoc va đo Dp

Hình 2.3. Sự phụ thuộc của độ bền cơ học vào độ Dp của cách điện.

Tuy nhiên không có tiêu chí đơn giản nào có thể áp dụng cho việc định lượng tuổi
thọ còn lại cùa cách điện mà chỉ có thể đưa ra những so sánh dựa vào độ lão hoá cùa cách
điện, mà được xác định theo biểu thức Montisinger:
M =Ao eP®

33
M - độ lão hoá cách điện;
Ao - hằng số, phụ thuộc vào tính chất cùa cách điện.
Hằng số Ao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thành phần nguyên liệu thô, chất phụ
gia hoá học của cách điện và các tham số của môi trường như hàm lượng ẩm, Oxy tự do
trong môi trường vv. Hệ sổ thay đổi nhiệt độ p có thể được coi là hằng số trong khoảng nhiệt
độ xác định chẳng hạn trong khoảng 80-ỉ-140°C. Giá trị này được xác định ứng với độ lăo
hoá tăng 2 lần cho mỗi khoảng tăng nhiệt là 6 °c.
Với các máy biến áp được chế tạo theo tiêu chuẩn lEC 76 (giấy cách điện không
được nâng cấp), độ lão hoá nhiệt tưong đối được lấy bằng 1 ứng với nhiệt độ tại điểm nóng
nhất là 98°c, ờ nhiệt độ trung binh cùa môi trường xung quanh là 20°c độ lão hoá nhiệt
tương đối được xác định theo biểu thức:
Om -98
M
m, =
M 98

trong đó:
m» - độ lão hoá tương đối;
0M- nhiệt độ điểm nóng nhất;

Mbm- độ lão hoá ờ nhiệt độ nóng nhất;


Mgg- độ lão hoá ở nhiệt độ 98°c.
Sự phụ thuộc của độ lão hoá tương đối vào nhiệt độ đốt nóng được thể hiện trong
bảng 2.4. và hình 2.4.

Bảng 2,4. Sự phụ thuộc của độ lão hoá tư ơ n g đối vào n h iệt độ đốt nóng

m* 0,125 0,25 0,5 1,0 2,0 4,0 8,0 16,0 32 64 128

9m/ C 80 86 92 98 104 110 116 122 128 134 140

Phân tích biểu đồ hình 2.4 ta thấy khi nhiệt độ đốt nóng lớn hơn 100°c thiđộ lão hoá
tưcmg đổi tâng rất nhanh. Điều đó cho thấy tuổi thọ của thiết bị giảm nhanh khi phải làm
việc ở nhiết độ cao.
Nếu nhiệt độ môi trưcmg không đổi thì sau một thời gian làm việc t tổn thất tương
đối của tuổi thọ được xác định theo biểu thức:

AN= m.t

34
Tổng tổn thất tuổi thọ tương đối trong khoảng thời gian làm việc khi chế độ nhiệt
thay đổi được xác định;

ANỵ = ti =jm.(t)dt

H am phu thuoc cua do lao hoa tuong doi vao nhlet do

Hình 2.4. Hàm phụ thuộc giữa độ lão hoá tương đối vào nhiệt độ.

2.3.3. Ảnh hưởng của chế độ mang tải đối với íuổi thọ của thiết bị
Như đâ biết, tuổi thọ cùa thiết bị phụ thuộc vào nhiệt độ đốt nóng thiết bị, về phần
minh, nhiệt độ đốt nóng lại phụ thuộc vào chế độ mang tải. Nếu thiết bị làm việc với phụ tài
định mức thì nhiệt độ được giữ trong giới hạn cho phép ứng với các loại cách điện, thiết bị
sẽ làm việc bình thường với tuổi thọ định mức Nn- Nếu thiết bị làm việc quá tải, tức là khi hệ
số mang tải kmt >1, thì nhiệt độ sẽ có thể vượt quá giới hạn cho phép, khi đó thiết bị sẽ bị
giảm tuổi thọ phụ thuộc vào mức vượt quá nhiều hay ít. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì
ảnh hưởng sẽ lớn hơn so với trường hợp tăng từ từ. Tuổi thọ trung bình của cách điện N phụ
thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh và hệ số mang tải có thể biểu thị dưới dạng
biểu thức sau:

a
N = N„2 = Nn. L, năm (2 .8)

trong đó:
Nn - tuổi thọ định mức thiết bị, năm;

35
a - hệ số, phụ thuộc vào vật liệu, thường cỏ giá trị trong khoảng 6-Ỉ-12;
0cp - nhiệt độ cho phép (nhiệt độ giới hạn của thiết bị điện), °c.
0(b - nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh, ”C;
kmt - hệ số mang tải của thiết bị;
L - hệ số chế độ nhiệt, phụ thuộc vào hệ số mang tải của thiết bị.
(9,p-e„)(i-k^,)
L = 2 “ (2.9)
Phân tích biểu thức (2.8) ta thấy nếu thiết bị làm việc non tải thì tuổi thọ có thể được
kéo dài, còn nếu làm việc quá tải thì tuổi thọ sẽ bị giảm, có nghĩa là tuổi thọ của thiết bị điện
là một đại lượng biến thiên phụ thuộc vào chế độ làm việc và điều kiện làm mát. Khả năng
làm việc quá tải của thiết bị không chỉ phụ thuộc vào hệ số quá tải, mà còn phụ thuộc vào
chế độ mang tải trước đó.
Thời gian phục vụ ở chế độ thứ i ứng với hệ số mang tải kmt i khi quy đổi về chế độ
làm việc định mức sẽ có giá trị:

tqdi= ^ (2.10)

ti - thời gian làm việc thực tế ở chế độ thứ i trong ngày, h.


Thời gian dự trữ t<jt do thiết bị làm việc non tải được xác định theo biểu thức:

= (2. 11)
i= l

m - số lần thay đổi chế độ làm việc trong ngày, h.


Thời gian làm việc quá tải cho phép cùa thiết bị tqtđược xác định theo biểu thức:

tq t = td f L q , (2 .1 2 )

Như vậy, nếu trong quá trình vận hành thiết bị làm việc với phụ tải thấp hơn giá trị
định mức, thì chúng có thể làm việc quá tải trong một khoảng thời giannhất định mà không
làm ảnh hường đến tuổi thọ định mức ấn định bởi các nhà chế tạo.

2.4. Chế độ nhiệt của máy biến áp


2.4. J. Chế độ nhiệt xác lập của máy biến áp
ở chế độ xác lập, khi máy biến áp làm việc bình thường, nhiệt độ cùa máy đạt đến
một giá trị ổn định. Lúc này toàn bộ lượng nhiệt do máy sinh ra sẽ được toả ra môi truờng

36
xung quanh nhờ quá trình trao đổi nhiệt với sự trợ giúp của hệ thống làm mát. Với các tham
số định mức máy biến áp có thể làm việc bình thường trong khoảng thời gian 25-Ì-30 năm,
nếu điều kiện làm mát cùa môi trường đảm bảo đúng trong giới hạn giá trị cho phép, tức là
nếu nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực đại của môi trường nằm trong giới hạn xác định.
Độ đốt nóng của máy biến áp đang vận hành được kiểm tra theo nhiệt độ lớp dầu
trên bằng nhiệt kế. Nhiệt độ lớn nhất của lớp dầu trên cùng không được vượt quá giá trị cho
phép 0cp (xem bảng 2.3). Thêm vào đó, điện áp phía sơ cấp không được vượt quá 5% so với
giá trị định mức. Trong quá trình làm việc, nếu nhiệt độ của các cuộn dây tăng, thì tuổi thọ
của máy sẽ bị giảm. Thực nghiệm cho thấy nếu nhiệt độ của máy biến áp không vượt quá
giá trị cho phép khi máy làm việc liên tục 24 tiếng mỗi ngày thì tuổi thọ của máy sẽ đạt giá
trị định mức. Nếu nhiệt độ cùa máy tăng lên thì tuổi thọ sẽ bị giảm xuống và nếu nhiệt độ
giảm thì tuổi thọ sẽ tăng.

H ình 2.5. Sự phân bố nhiệt độ


trong mảy biến áp:
1-2: trong cuộn dây;
2-3: ở bề mặt tiếp xúc giữa dầu và
cuộn dây;
3-4: trong dầu;
4-5: giữa dầu và thùng;
5-6: ở thùng máy biến áp;
6-7: tiếp xúc với môi trường xung
quanh.

Sự phân bố nhiệt độ trong máy biến áp có thể biểu thị trên hình 2.5. Điểm nóng nhất
cùa máy biến áp là cuộn dây và sẽ giảm dần đến bề mặt tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Kết quả phân tích biểu đồ phân bố nhiệt độ máy biến áp cho thấy sự giảm nhiệt độ trong
cuộn dây chỉ khoảng vài ba độ, trong khi đó sự giảm nhiệt ở điềm tiếp xúc với môi trường
xung quanh chiếm tới 60 % tổng nhiệt giáng cùa máy biến áp. Sự phân bố nhiệt độ cũng
thay đổi theo chiều cao máy biến áp, nhiệt độ ở lớp dầu trên cùng có giá trị cao nhất. Để
thuận tiện cho việc theo dõi chế độ làm việc cùa máy biến áp trong quá trình vận hành, nhiệt
độ kiểm tra không phải là nhiệt độ của cuộn dây mà là nhiệt độ dầu lớp trên cùng.
Sự thay đổi của nhiệt độ máy biến áp phụ thuộc vào sự thay đổi của phụ tải. Như đã
biết, hao tổn công suất trong máy biến áp gồm 2 thành phần: hao tổn không tải và hao tổn
ngắn mạch. Thành phần thứ nhất có giá trị cố định không phụ thuộc vào sự mang tải cùa
máy biến áp, còn thành phần thứ 2 tỷ lệ với bình phương hệ số mang tải:

37
AP = APo + APkkn,,'; (2.13)
trong đó:

kmt=-— hệ số mang tải của máy biến áp;


s„
s - phụ tải của máy biến áp;
Sn - công suất định múc cùa máy biến áp;

APo, APk - hao tổn không tải và hao tổn ngắn mạch cùa máy biến áp.

Nếu ký hiệu b = thì ta có thể biểu thị độ tăng nhiệt độ cùa lớp dầu trên cùng so với
APg
nhiệt độ cùa môi trường làm mát phụ thuộc vào hệ số mang tải và điều kiện làm mát như
sau:

e j = 9d.( ‘ )" (2.14)


1+ b
0d n* độ tăng nhiệt độ dầu khi phụ tải định mức, trong tính toán có thể lấy bằng;
ỡd.n = ỡcp - ôtb
0cp- nhiệt độ cho phép của máy biến áp, phụ thuộc vào chế độ làm mát (bảng 2.3);
0tb - nhiệt độ trung bình cùa môi trường xung quanh;
m - chỉ số phụ thuộc vảo điều kiện làm mát cùa máy biến áp.
Bảng 2.5. G iá trị của chỉ sổ m và nhiệt độ cho phép 6cp phụ thuộc vào phưoìig thức
làm m át máy biến áp
Hệ thống làm mát M A ỈĨU u
m 0,8 0,9 1 1

6cp, °c 95 95 75 70

trong đó:
M - hệ thống làm mát bằng đối lull của dầu biến áp;
- hệ ửiống làm mát máy biến áp bằng sự đối lưu của dầu có sự trợ giúp của các máy quạt;
U- hệ thống làm mát bằng sự lưu thông của dầu và nước;
- hệ thống làm mát bằng tuần hoàn cưõTig bức dầu và không khí.

38
Độ tăng nhiệt 0 của máy biến áp tỷ lệ thuận với hao tổn công suất trong máy và tỷ lệ
nghịch với hệ số truyền nhiệt và diện tích bề mặt toả nhiệt, mối quan hệ này có thể biểu thị
bởi công thức:

e (2.15)
q.F
trong đó:
q - hệ số truyền nhiệt;
F - diện tích bề mặt toả nhiệt của máy biến áp, m^.
Độ tăng nhiệt độ cùa cuộn dây so với nhiệt độ cùa dầu có thể xác định gần đúng theo
biểu thức:
A0cd = AGcd.nCư"’ (2.16)
AGcd n - độ tăng nhiệt độ của cuộn dây tại điểm nóng nhất so với nhiệt độ lớp dầu trên cùng
khi phụ tải định mức (thường có giá trị bằng 20^30% tổng độ tăng nhiệt độ của cuộn
dây so với nhiệt độ không khí);
Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây tại điểm nóng nhất sẽ là:
ecd = 0d+A0cd (2.17)
Trong quá trình vận hành, chế độ nhiệt của máy biến áp cần phải được giám sát chặt
chẽ để đảm bảo nhiệt độ của lớp dầu trên cùng không vượt quá giá trị cho phép ghi trong
bảng 2.5, nếu nhà sản xuất không đưa ra tham số khác. Trong tarờng hợp với phụ tải định
mức mà nhiệt độ dầu vượt quá trị số cho phép thi cần phải xem xét, kiểm tra sự làm việc
bình thường của hệ thống làm mát, hoặc sự xuất hiện sự cổ trong bản thân máy biến áp. Nếu
về mùa hè nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh vượt quá giá trị quy định cùa nhà
sản xuất thì cần phải áp dụng các biện pháp tăng cường cho hệ thống làm mát.

2.4.2. Chế độ nhiệt không xác lập của máy biến áp


Trong quá trình vận hành máy biến áp, phụ tải luôn luôn thay đổi và dĩ nhiên hao tổn
công suất cũng thay đổi, dẫn đến sự tăng nhiệt độ cũng sẽ thay đổi. Sự quá tải của máy biến
áp chỉ cho phép trong thời gian mà nhiệt độ tăng từ giá trị xác lập ở chế độ binh thường đến
giá trị giới hạn cho phép.Ta xét chế độ nhiệt của máy biến áp với các dạng đồ thị phụ tải
khác nhau:

1. Đồ thị phụ tải 2 nẩc


Xét máy biến áp làm việc với biểu đồ phụ tải gồm 2 nấc (hình 2.6.a). Giả sử máy
biến áp chưa đầy tải, tức là ờ trạng thái ban đầu hệ số mang tải kmt = ko < 1, độ tăng nhiệt độ

39
tương ứng là 00, tại điểm A phụ tải bắt đầu tăng quá công suất định mức cùa máy biến áp và
giữ giá trị cố định với hệ số mang tải k2 >1, độ tăng nhiệt độ tưong ứng là 000

Nếu nhiệt độ 0CO lớn hơn giá trị ở chế độ phụ tải định mức 0n , thì sẽ có nguy cơ làm
giảm tuổi thọ, thậm chí có thể gây ra sự cố trong máy, bởi vậy máy biến áp cần phải được
giảm tải sau một khoảng thời gian cho phép tcp. Thời gian cho phép quá tải tcp có thể được
xác định bằng phương pháp giải tích trên cơ sở biểu thức (2.7). Chú ý tới mối quan hệ;

AP. i; ”
Từ đó độ tăng nhiệt độ tương ứng có thể biểu thị:

0o==6nko^ và0*=0nk2^ (2 .1 8 )

H ình 2.6. Đồ thị phụ tải 2 cấp cùa máy biển áp ( a) và độ tăng nhiệt độ của máy biến áp
so với nhiệt độ của môi trường làm mát (b);
1- đường cong tăng nhiệt độ khi phụ tải tăng tại điểm A;
2- đường cong tăng nhiệt độ khi phụ tải giảm tại điểm B.

40
Thay các giá trị tương ứng vào phương trình (2.7), lấy loga 2 vế và sau một vài biến
đổi đơn giản ta được biểu thức cho phép xác định thời gian quá tải cho phép:

t c p - T l n - ^ (2.19)
k í.ị - i
Nếu máy biến áp không được giảm tải thi nhiệt độ của nó sẽ tiếp tục tăng và khi
t = 4,6T thi sẽ đạt gần giá trị xác lập với 8 = 0CC (đường cong 1 hình 2.6.b). Nấu tại điểm B
máy được giảm tải với 1<3 < 1, thi nhiệt độ sẽ giảm ứng với đường cong 2 hình 2.6.b. Chế độ
xác lập mới được thiết lập với 6 = 02x-
Nếu thời gian quá tải không đủ lớn, thì nhiệt độ sẽ không tăng đến giá trị xác lập 000,
mà chỉ đến giá trị 0 ’ ứng với điểm cuối của bậc thang thứ 2 và khi phụ tải giảm thì nhiệt độ
xác lập lúc n à y sẽ chỉ đạt g iá trị 0 ’2oo ch ứ không phải là 02<X) như trường h ợ p đầu.

2. Đồ thị phụ tải nhiều nấc


Giả sử máy biến áp làm việc với phụ tải thay đổi nhiều nấc trong ngày (hình 2.7.a), hệ
số mang tải của các nấc là ki k2, . . . k n . Nhiệt độ xác lập tại điểm cuối của các nấc tưcmg úmg
ký hiệu là 0| 02, . . . 0X... 0n (hình 2.7.b).
Trước hết ta chọn một thời điểm tuỳ ý làm gốc và xác định độ tăng nhiệt độ ban đầu
00 theo biểu thức:
•(I-Ỉ)E
p ..
Í=1
00 -

eT - 1

trong đó:

0di - độ tăng nhiệt độ ở trạng thái xác lập ứng


với hệ số mang tải ki, xác định theo biểu thức (2.13);
tii - khoảng thời gian tính từ thời điểm
được chọn làm gốc đến nấc thứ i;
n - số bậc thang của đồ thị phụ tài.
liỉ.
Đặt: Dj = e ^ ta có:

41
Hình 2.7. Đồ thị phụ tải nhiều cấp
của trạm biển áp (a) và độ tăng nhiệt
độ của máy biển áp so với nhiệt độ
của môi trường làm mát (b);

0 0 = -=!----- — ---------- (2 .20)


° D n. -1
Độ tăng nhiệt độ cuối cùng của nấc thứ X nào đó được xác định theo biểu thức:

eo+ ¿ejD ,-D ^.,)


0 = — ---------------------- (2.21)
D ,-l
Nhiệt độ thực tế của lớp dầu trên cùng ứng với nấc phụ tải thứ x:

0*^d.x = 0x+0tb

Nhiệt độ thực tế của cuộn dây ứng với nấc phụ tải x:

0cd X= ö'^d.x +A0cd

42
A0cd- độ tăng nhiệt độ cùa cuộn dây so với nhiệt độ cùa dầu, xác định theo biểu thức (2.16).
Trên cơ sở biểu thức (2.21) có thể xác định biểu đồ nhiệt độ cùa máy biến áp phụ thuộc vào
chế độ mang tải và sự thay đổi của nhiệt độ môi trưÒTig (xem ví dụ 2.3).

2.5. Chế độ nhiệt của máy phát điện


Quá trình nhiệt ở máy phát phức tạp hơn rất nhiều so với ở máy biến áp, nên chỉ có
thể xác định một cách gần đúng theo phương trình cân bằng nhiệt (2.1) bằng cách thay các
phần tử cấu trúc thực tế bởi vật thể rắn lý tường. Thực chất thi cả máy biến áp và máy phát
đều không phải là nhũng vật thể đồng nhất, do đó sự truyền nhiệt trong chúng không hoàn
toàn tỷ lệ một cách đơn thuần với nhiệt độ như ta đã xét trong phương trình (2.1) này.
Sự thay đổi chế độ nhiệt của các phần tử cấu trúc máy phát có thể diễn ra do sự thay
đổi các điều kiện dẫn nhiệt và điều kiện làm mát. Tổn thất điện năng trong máy phát bao
gồm tổn thất điện từ và tổn thất cơ. Tổn thất điện từ gồm có các thành phần trong lõi thép và
trong các cuộn dây của stator và rotor, chúng phụ thuộc vào phụ tải. Tổn thất cơ có liên
quan với hiện tượng ma sát diễn ra trong máy (ma sát giữa trục và ổ bi, giữa rotor và môi
chất làm mát vv.) Sự làm mát máy phát phụ thuộc vào tính chất của môi chất dẫn nhiệt và
cưcmg độ toả nhiệt ra môi trường xung quanh. Các tham số cùa môi chất làm mát như áp
suất khí hydro, nhiệt độ và lưu lượng nước qua bộ trao đổi nhiệt, hệ số truyền nhiệt w . có
ảnh hưởng rất lớn đến độ tăng nhiệt của máy phát. Tuy nhiên, bất chấp những phức tạp vừa
nêu, với sự trợ giúp của biểu thức (2.7) chúng ta vẫn có thể xác định được phụ tải cho phép
lâu dài của máy phát ứng với các điều kiện làm mát cụ thể với sai số có thể chấp nhận.
Nhiệm vụ cùa nhân viên vận hành là giữ cho nhiệt độ cùa các phần tử nóng nhất
không vượt quá trị số cho phép ở bất kỳ chế độ làm việc nào. Điều đó hết sức quan trọng vì
máy phát có quán tính nhiệt rất thấp. Phụ tải cho phép lâu dài của máy phát phụ thuộc vào
các tham số cấu trúc được giao chõ nhân viên lFực dưới dạng bảng biểu và biểu đồ sau khi
tiến hành các thù nghiệm.

2.6. Chế độ nhiệt của động cơ điện


Sự đốt nóng và chế độ nhiệt của động cơ là yếu tố quan trọng để xác định giới hạn
mang tải cùa chúng. Cũng như máy phát, sự đốt nóng động cơ xẩy ra do tổn thất điện từ và
tổn thất cơ. Khi đóng động cơ vào làm việc, nhiệt độ của nó tăng lên cho đến khi đạt đến chế
độ cân bằng nhiệt khi tất cả lượng nhiệt do tổn thất -gây nên được toả hoàn toàn ra môi
trưcmg xung quanh. Khi đó nhiệt độ của động cơ đạt giá trị xác lập. Tuỳ theo mức độ mang
tải của động cơ mà thời gian đạt đến nhiệt độ xác lập sẽ nhanh hay chậm. Trên hình 2.8 biểu
thị các đặc tính đốt nóng của động cơ phụ thuộc vào mức độ mang tải. Đường cong 1 ứng
với chế độ của động cơ khi phụ tải lớn hơn giá trị định mức; Điròng cong 2 - ứng với chế độ
mang tải định mức và đường cong 3 - ứng với chế độ mang tải thấp hofn giá trị định mức.
Như vậy nhiệt độ xác lập cùa động cơ thay đổi trong phạm vi rộng tuỳ thuộc vào mức độ

43
mang tải của nó, Giá trị đốt nóng cho phép của động cơ được xác định phụ thuộc vào loại
cách điện được dùng trong động cơ.

Hình 2.8. Đặc tính đốt nóng


của động cơ điện
1■ pđc^Pn 5
2- pđc~pn ỉ
3- Pđc”^Pni

Trong thực tế thường giới hạn của nhiệt độ lớn nhất của động cơ được lấy thấp hơn
khoảng 10°c so với nhiệt độ cho phép của loại cách điện đuợc sử dụng cho động cơ (bảng
2.6). Chế độ làm việc của động cơ có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt của chúng. Trên hình
2.9. biểu thị đặc tính nhiệt của động cơ phụ thuộc vào chế độ làm việc. Đối với chế độ làm
việc ổn định lâu dài, nhiệt độ xác lập được duy trì không đổi (đường 1), đối với chế độ làm
việc ngắn hạn lặp lại, nhiệt độ đốt nóng của động cơ sẽ thay đổi theo phụ tải của chúng
(đường cong 2). Khi lựa chọn công suất của động cơ cần phải dựa vào đặc tính mang tài của
chúng.

động cơ điện phụ thuộc vào chế


độ làm việc:
1- chế độ dài hạn;
2- chế độ ngắn hạn lặp lại.

Bảng 2.6. N hiệt độ cho phép lâu dài Ocp của các loại cách điện

Loại cách điện Y A E B F H G

Bcp^C 90 105 120 130 155 180 > 180

44
2.7. Sự đốt nóng tiếp điểm
Các điểm tiếp xúc trong mạch điện là những nơi có nhiệt độ rất cao, vì điện trở quá
độ ở đó thường khá lớn. Điện trở quá độ Rqd phụ thuộc vào lực ép giữa các điện cực, có thể
xác định theo biểu thức:

R,d = (2.22)

trong đó:
Svi - hệ số biểu thị đặc tính cùa vật liệu và phưong pháp xử lý bề mặt tiếp điểm;
F - lực ép;
k - chỉ số, phụ thuộc vào loại tiếp điểm.
Trong quá trình làm việc, điện trờ quá độ cùa tiếp điểm tăng theo nhiệt độ;

R , d = R , d , [ i + | “ R(e;-e,)] (2.23)

0] và 02 - nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ xác định điện trờ R qd ;


Rqdi - điện trở ban đầu ứng với nhiệt độ 0|
ttR - hệ số nhiệt điện trở cùa vật liệu làm tiếp điểm.
Nhiệt độ lớn nhất cùa các tiếp điểm trong quá trình vận hành không được vượt quá
giá trị cho phép ứng với vật liệu cụ thể.

2.8. Đo nhiệt độ của thiết bị điện


2.8.1. K hỉ cụ và phương tiện kiểm tra nhiệt độ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình vận hành thiết bị điện là kiểm
tra chế độ nhiệt của chúng. Thông thường người ta trang bị các phương tiện đo nhiệt độ
ngay trên các thiết bị. Tồn tại một số phương pháp và khí cụ đo nhiệt độ sau:
1. Nhiệt kể thuỷ ngân có độ nhạy rất cao nhung khi để gần trường điện từ thì sẽ bị sai số
lớn, do tác động của dòng điện xoáy.
2. Nhiệt kế áp suất: Trong trường hợp cần truyền tín hiệu đến một khoảng cách chừng vài
mét, người ta có thể sử dụng nhiệt kế kiểu áp suất. Thiết bị này gồm một ống đựng ete nối
với lò xo cùa bộ chỉ thị. Khi nhiệt độ thay đổi làm áp suất cùa hơi ete thay đổi, áp suất này
tác động đến bộ chỉ thị có vạch thang hiển thị số đo.
3. Nhiệt kế trương nở là loại nhiệt kế có phần tử được làm bằng vật liệu có tính năng đặc
biệt là thay đổi chiều dài khi nhiệt độ thay đổi, do đó sẽ dễ dàng khép tiếp điểm đưa tín hiệu
ra khi nhiệt độ đạt giá trị xác định.

45
4. Cặp nhiệt độ làm việc theo nguyên lý hiệu ứng nhiệt-điện, tức là dựa trên mối quan hệ
cùa suất điện động e với sự chênh lệch nhiệt độ A0:
e = C.A9 (2.24)
trong đó: c - hằng số nhiệt ngẫu.
Tức là cặp nhiệt độ làm việc theo nguyên lý chuyển tín hiệu nhiệt độ sang tín hiệu
điện áp dựa trên hiện tượng tượng khuếch tán điện tử tự do của các kim loại khi bị nung
nóng. Khi hai dây dẫn với vật liệu khác nhau được gắn tiếp xúc với nhau thi dây nào có điện
tử tự do nhiều hơn sẽ ỉchuếch tán sang dây kia vì vậy bản thân nó sẽ mang điện tích dương,
còn dây nhận thêm điện tử sẽ mang điện tích âm. Như vậy tại điểm tiếp xúc sẽ xuất hiện một
suất điện động có giá trị phụ thuộc vào bản chất của các vật liệu dẫn và nhiệt độ đốt nóng,
có nghĩa là suất điện động tỷ lệ với nhiệt độ cần theo dõi. Do có đặc điểm UTJ việt là chuyển
đồi nhiệt độ sang tín hiệu điện áp, cặp nhiệt độ được áp dụng rất rộng rãi trong sản xuất.
5. Nhiệt điện trở: Thiết bị đo nhiệt điện trờ làm việc theo nguyên lý thay đổi của điện trở
theo nhiệt độ.

R | _ Ro(l + gR6| )
(2.25)

trong đó:
Ro - điện trở ứng với 0 °C;
Ri và R2 - điện trở ứng với nhiệt độ 01 và O2;
ttR - hệ số nhiệt điện trở, đổi với dây đồng nó có giá trị 0,00425.
Giải phương trình (2.25) ta tìm được

62 = ^ ( 0 . ; (2-26)
R, a« ttR

Điện trở Ri và R2 của các thiết bị (ứng với trạng thái ngụội và nóng) có thể xác định
bằng phương pháp Von-Ampe. Các loại cảm biến nhiệt điện trờ thường được áp dụng nhiều
trong công nghiệp là đồng, bạch kim và nhiệt điện trở bán dẫn (được chế tạo từ những oxit
kim loại khác nhau như CuO, MnO vv.).

2.8.2. Ý nghĩa của việc đo nhiệt độ


1. Kế hoạch chẩt tải
Các thông tin chính xác về nhiệt độ và phụ tải của thiết bị cho phép xác định mức độ
tăng thêm tải theo kế hoạch. Trên cơ sở phân tích thông tin về nhiệt độ sẽ có thể đánh giá

46
được tình trạng hiện tại của thiết bị để ra quyết định cần thiết có liên quan đến việc thay thế,
bồ sung hoặc san tải cho các thiết bị khác.

2. Đánh giá mức độ sử dụng thiết bị


Giá trị cùa nhiệt độ đo được ở các thiết bị cho phép ta đánh giá chính xác mức độ sử
dụng thiết bị để từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến vấn đề quản lý tài sản như việc
tăng thêm hoặc giảm bớt phụ tải mà không gây nên những rủi ro trước mắt hoặc lâu dài.

3. Đảnh giả tuổi thọ của thiết bị


Nhiệt độ có liên quan trực tiếp đến mức độ lão hoá cùa cách điện và do đó có ảnh
hưởng rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị. Do đó các phép đo nhiệt độ sẽ cung cấp những thông
tin quan trọng để xác định lượng phần trăm đời sống hữu ích cùa thiết bị đã được sử dụng.

4. Đảm bảo mức vận hành an toàn thiết bị


Việc giám sát nhiệt độ cho phép cảnh báo trường hợp vận hành không phù hợp và do
đó có thể kịp thời ngăn ngừa tình trạng vận hành quá giới hạn cho phép, đảm bảo sự làm
việc an toàn và tin cậy cho thiết bị.
Việc đo nhiệt độ thiếu chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng vận hành với mức tải không
hợp lý của thiết bị, người vận hành sẽ đánh giá sai khả năng vận hành của thiết bị. Nếu nhiệt
độ đo được cao hơn giá trị thực tế thì nguời vận hành sẽ cắt tải quá sớm hoặc để cho thiết bị
làm việc với mức tải quá thấp, gây lãng phí thiết bị. Ngược lại, nếu nhiệt độ đo được thấp
hơn giá trị thực tế thì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt làm ảnh hưởng đến chế độ làm
việc an toàn và làm giảm tuổi thọ thiết bị.

5. S ử dụng hiệu quả hơn các thiết bị làm mát


Các thông tin về nhiệt độ cho phép sừ dụng một cách hiệu quả nhất các thiết bị làm
mát. Chẳng hạn nếu nhiệt độ thấp thì có thể hạn chế luu luçfng gió của các máy quạt hoặc
thậm chí không cần sử dụng chúng. Nếu bơm và quạt làm việc khi không cần thiết sẽ gây
tốn kém không chỉ về chi phí điện năng mà cả chi phí bảo tri, thậm chí có thể sẽ phải thay
thế hoàn toàn.

2.8.3. Kiểm tra nhiệt độ của các thiết bị


Việc đo nhiệt độ trong các thiết bị điện được thực hiện theo phương thức tự động
hoặc đo bằng tay bời các nhân viên kiểm tra.
* Nhiệt độ thực tể của máy biến áp được kiểm tra thôngqua nhiệt độ cùa lớp dầu trên cùng
được đo bằng nhiệt kế gắn trên bình giãn nở.
* Nhiệt độ của các cuộn dây máy phát điện được kiểm tra bằng phưcmg pháp gián tiếp và
được xác định theo biểu thức (2.26) trong đó Ri và R2 tương ứng là giá trị điện trở ở trạng

47
thái nguội và trạng thái nóng cùa rotor máy phát. Nhiệt độ cùa các cuộn dây và lõi thép
stator, nhiệt độ môi chất làm mát máy phát thưòng được kiểm tra theo phương pháp đo từ xa
với sự trợ giúp của các nhiệt kế. Cùng với việc kiềm tra nhiệt độ máy phát, người ta thường
xác định các tham số khác như áp suất, lưu lưgmg vv. của môi chất làm mát.
* Nhiệt độ thực tế của ruột cáp được xác định trên cơ sở nhiệt độ đo được ở vỏ và hiệu
chỉnh theo biểu thức:

e ^ (2.27)
' 100.F ^ ’
trong đó:
01- nhiệt độ của lõi cáp, °C;
0VO- nhiệt độ đo được ở vỏ cáp, °C;
I - giá trị dòng điện cực đại cùa cáp, xác định trong quá trình đo nhiệt độ vỏ cáp;
n - số lõi cáp;
p - điện trở suất của vật liệu làm lõi cáp, Q.mmVm; (bảng 2.7)
Rq- tổng nhiệt trở của lóp cách điện và các lớp bảo vệ, °C.m/W;
F - tiết diện mặt cắt ngang của lõi cáp, mm^.
Bảng 2.7. Điện trở su ất của m ột số v ật liệu làm lõi cáp

Dây dẫn A AC Al+Mg và Si Cu cứng Cu mềm

p, Q.mmVm. 10'^ 28,5 29,26 28,92 18,2 17,5

* Nhiệt độ bên trong của vật liệu cách điện có thể xác định trên cơ sở nhiệt độ bên ngoài cùa
chúng theo biểu thức:

ỡtr = 0 n g + (2.28)
vl ng

0ng - nhiệt độ đo được trên bề mặt cách điện;


A - hằng số , thường lấy giá trị bằng 1,188;
kvi - hệ số phụ thuộc vào loại vật liệu cách điện.
* Nhiệt độ cùa các tiếp điểm thường được kiểm tra bằng cầu đo gắn trên sào cách điện. Khi
đo, đầu đo được dí vào tiếp điểm trong khoảng 30h-50 giây. Khi kiểm tra nhiệt độ đốt nóng
của các tiếp điểm người ta có thể áp dụng bộ chỉ tín hiệu nhiệt độ dạng băng nhiệt. Trong

48
khoảng nhiệt độ từ 70-i-100°C băng nhiệt sè thay đồi màu sắc từ màu đỏ chuyển sang màu
đen. Khi nhiệỉ độ thấp thỉ từ màu đen lại chuvển sang màu đỏ. Như vậy căn cứ vào màu sắc
cùa băng nhiệt để đánh giá mức độ đốt nóng của tiếp điểm.
Sự kiểm tra theo chu kỳ chế độ nhiệt của các tiếp điểm cần được tiến hành ở thời
điểm phụ tải cực đại. cần lưu ý là do độ dẫn nhiệt và nhiệt dung của các phần tử kim loại
khá lớn. nên đôi khi phép đo không phản ảnh trung thực giá trị thực của nhiệt độ cần kiểm
tra. Bởi vậy trong trưòng hợp yêu cầu độ chính xác cao, cần phải áp dụng phương pháp đo
gián tiếp, tức là đo nhiệt độ qua một đại lượng trung gian. Thông thường có 2 phương pháp
gián tiếp được áp dụng là:
Đo nhiệt độ qua độ rơi điện áp

H ình 2.10. Sơ đồ đo độ rơi điện áp: a) tại điểm nổi; b) trên đoạn dãy dẫn:
1 - phần cách điện của sào đo; 2 - milivonmet; 3 - đầu của sào đo;
4 - dây tiếp xúc nối với milivonmet.

Phương pháp đo nhiệt độ qua độ rơi điện áp của đoạn mạch bao gồm cả các tiếp điểm
cản kiểm tra được tiến hành dưới điện áp làm việc với sự trợ giúp của sào đo có gắn
rrilivonmét (hình 2.1 l.a). Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh độ rơi điện áp cùa đoạn
dầy có chứa điểm nối với độ rơi điện áp cùa đoạn dây nguyên khi có cùng dòng điện chạy qua.

0 -
0
a) b)
©
H ình 2.11. Sơ đồ kiểm tra nhiệt độ điểm tiếp xúc theo các phương pháp:
a) Phương phương pháp đo độ rơi điện áp;
b) Phương pháp đo điện trở. 49
- Phương pháp đo điện trở quá độ
Phưcmg pháp đo điện trở quá độ của tiếp điểm được thực hiện với sự trợ giúp của
milivonmét và ampemét

2.9. Ví dụ và bài tập


Ví dụ 2.1. Một máy biến áp loại TM (với hệ thống làm mát bằng dầu). Hỏi tuổi thọ sẽ thay
đổi thế nào nếu máy làm việc quá tải với hệ số mang tải trung bình của máy là 1,05; biết tuổi
thọ định mức ứng với nhiệt độ trung binh cùa môi trường xung quanh 0tb=25'^c là Nn = 25
năm.

Giải: Căn cứ vào mã hiệu cùa máy biến áp ta xác định nhiệt độ giới hạn của máy là 95'^c
(bảng 2.5), Tuổi thọ cùa máy biến áp được xác định theo biểu thức (2.8), lấy hệ số a = 9.

(9cp-e.b)(i-k^) (9 5 -2 5 X 1 -1 ,0 5 ")

N = Np2 “ =25.2 9 =14, 39 năm

Ví dụ 2.2. Một máy biến áp TM2500/35 làm việc với 2 nấc phụ tải, hệ số mang tải trung
bình của nấc thứ nhất là ko=0,72. Hòi máy có thể làm việc trong thời gian cho phép là bao
lâu nếu hệ số mang tải ở giờ cao điểm là 1C2= 1,25

GìảU Căn cứ vào mã hiệu của máy biến áp ta xác định hằng số thời gian đốt nóng cùa máy
làT = 3,5 (bảng 2.1).
Thời gian làm việc quá tải cho phép cùa máy biến áp được xác định theo biểu thức
(2.19):

. 1 ,2 5 ' - 0 ,7 2 '
tcp = T ln ; ' =3,5 — i— =2,16 giờ.
kỉ-1 1,25^ - 1

Vi dụ 2.3. Một máy biến áp TMH6300/110 có đồ thị phụ tải cho trên hình 2.11, biết nhiệt độ
trung bình cùa môi trường xung quanh là 9tb= 20°c. Các hệ số mang tải và thời gian tương
ứng cho trong bảng 2.8.

B ảng 2.8. Hệ số m ang tải của m áy biến áp ví dụ 2.3

Nấc đồ thị 1 2 3 4 5

Hệ số mang tải, kmi 0,5 1 0,8 1,1 0,63

Thời gian tính từ gốc, h 4 12 17 20 24 ■

50
Hãy xác định nhiệt độ của cuộn dây máy biến áp, cho nhận xét.

Giải: Căn cứ vào mã hiệu của máy biến áp ta tra bảng xác định các tham số APo=10 và
AP|< = 50 kw. Hằng sổ thời gian đốt nóng T = 2,5h (bảng 2.3); Nhiệt độ giới hạn cho phép
9gh =95°C; hệ số m = 0,9

Tỷ lệ giữa hao tổn công ngắn mạch và hao tổn công suất không tải:

AP„ 10
Độ tăng nhiệt độ của dầu khi phụ tải định mức được xác định theo (2.14):
0dn = e c p - e t b = 9 5 - 2 O = 75°C

Nhiệt độ của dầu tương ứng với hệ số mang tải kmt 1 xác định theo (2.13):

9di = 0 d n ( ^ ^ Ặ ^ ) ' " = 7 5 ( i Ì ^ ^ r = 3 1 , O 2 “C


\+h 1+ 5

Xác định tương tự cho các nấc khác, kết quả ghi trong bảng 2.9.

in,
Giá trị: D, = e T = =5,02

02=6"^ = e '-' = 126,24

AD, = D , - D o = 5 ,0 2 - 1 =4,02

A D 2=D 2-D , = 126,24-5,02=121,23

Độ tăng nhiệt độ tại thời điểm gốc xác định theo biểu thức (2.20):

51
ZQd.(D, D,_,) 75767316
1=1________________________________________ —
.... = 47,54 »c
_______________ ’

° D„- l 15936,96-1

Độ tăng nhiệt độ cuối cùng của nấc thứ 1 được xác định theo biều thức (2.21):

^ e„ + e , , ( D , - D „ ) ^ 47,54 + 3 1 .0 2 (5 ,0 2 -1 ) ^
' D ,- l 5,02-1

_ e. + e, ,(D ,- D„)-t-e,;(D, -D ,) 47,54 + 124,61 + 9091.89)


^ D,-l 126,24-1 ’ ’

Các nấc khác cũng tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng 2.9.

Nấc thứ 5:

9o +ìed,(D,-D,,)
03 =^ i=l______________ =_ 4 7 , 5 4 i _ 7 5 7 ^ ^ ^ 3^ 0^^
' D 3 - I’
^ 15936,96-1

Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây so với nhiệt độ dầu xác định theo biểu thức (2.16),
AGcd.nlấy giá trị bằng 30% của độ tăng nhiệt độ cùa lớp dầu trên cùng so vớinhiệtđộ trung
bình của môi trường xung quanh, tức là:

Aecdn= — (95-20)=22,5°C:

A0cd 1 = A0cd n(kn., = 2 2 , 5 . 0 , 5 ' 6 , 4 6 " C;

Nhiệt độ thực tế cùa lớp dầu trên cùng ứng với các nấc phụ tải:

e V i = 0i+0tb= 34,32 + 20 = 54,32 ° c

Nhiệt độ thực tế của cuộn dây ứng với các nấc phụ tải:

0cd 1 = ei+AGcd 1+ e,b= 34,32 + 6,46 + 20 = 60,78 °c


Tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng 2.9.

52
Bảng 2.9. Kết quả tính toán ví dụ 2.3

tt kmt i tis 9d, Di D,-D,.| 0d,(D,-D,i) e, AGcd i 0%, 0cdi


1 0,5 4 31,02 5,02 4,02 124,61 34,32 6,46 54,32 60,78
2 1 12 75,00 126,24 121,23 9091,89 73,38 22,50 93,38 115,88
3 0,8 17 54,41 947,77 821.53 44696,45 56,93 15,06 76,93 91,99
4 1,1 20 86,72 3176,91 2229,14 193299,95 77,83 26,71 97,83 124,54
5 0,63 24 40,00 15936,96 12760,1 510460,27 47,54 9,79 67,54 77,34
z 757673,16

N hận xét: Chế độ nhiệt cùa máy biến áp trong phần lớn thời gian vận hành đều dưới
ngưỡng cho phép, chỉ trong khoảng thời gian từ 17-f-20 h, khi máy làm việc quá tải 10% thì
nhiệt độ lớn nhất cùa lớp dầu trên cùng là 97,83°c, nhìn chung có thể chấp nhận được.
Ví dụ 2.4. Cũng số liệu như bài 2.3. hãy kiểm tra điều kiện làm việc quá tải 10% của máy
biến áp.
Giải : Trước hết ta chọn điểm gốc là là lúc 20h, như vậy thời gian tác động ti tương ứng
với các nấc phụ tải được biểu thị trong bảng 2.10.

Ta xác định trị số Lị ứng với các chế độ iàm việc:

(flçp- 9|b)(l - k m,I ) (95- 20) (l -0,63

L, = 2 “ = 2 = 23

(Scp- 9.b)(l - l i L i ) (95-20)(l-0.5^)

L2 = 2 “= 2 '° = 49,35

Thời gian phục vụ quy đổi về chế độ phụ tảiđịnh mức:

_ t. 4
tqd I = 0,17h
L, 23

Lull ý ti ở đây là thời gian tác động của phụ tải ở nấc thứ i:

tqd2 = — = =0, 08h


^ 49,35

Tính toán tương tự cho các chế độ khác, kết quả ghi trong bảng 2.10.

53
Bảng 2.10. Kết quả tính toán ví dụ 2.4

TT kmti tqdi
0,63 0,17 23,00
0,5 0,08 49,35
8,00 1,00

0,8 0,77 6,50

1,1 0,34

Tổng thời gian dự trữ trong ngày xác định theo biểu thức (2.10):

td, = 24 - ¿ tqdi = 24 - (0,17+0,08+8+0,77) = 24- 9,02 = 14,98h


i=l

Xác định trị số Lqt ứng với chế độ quá tải:


(9 çp -e.b)(l - k ị ) ( 9 5 - 2 0 ) ( |- 1 . | Q

Lqt = 2 “ =2 '° = 0,34


Thời gian quá tải cho phép:
tqt = td,. Lq, = 14,98.0,34 = 5,03h.

Kết quả tính toán cho thấy thời gian quá tải cho phép lớn hơn thời gian tác động thực
tế 5,03 > 3h, (20-17) có nghĩa là máy biến áp sẽ không bị giảm sút tuổi thọ khi làm việc quá
tải.
Vi dụ 2.5. Một máy biến áp TMflH 40000/110 cỏ đồ thị phụ tải cho trong bảng

Hệ số mang tải, kmt 0,2 0,46 0,8 0,9

Thời gian tác động 5 8 6 2

Nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh là 25 °c. Hỏi máy có thể làm việc
quá tải 20% (kmt = 1,2) so với công suất định mức trong khoảng thời gian bao lâu?
Giải: Căn cứ vào mã hiệu máy biến áp ta thấy chế độ làm mát loại /!Ịi(ứng với nhiệt độ giới
hạn cho phép của máy biến áp là 0gh = 75°c
Trước hết ta xác định trị số Li ứng với các chế độ làm việc:

54
(Sçp- 9ib)(l - 1‘ mii) (75-25)(l-0,;^)

L ,= 2 = 2 = 2 7 ,8 6

Thời gian quy đổi về chế độ định mức:

tqdl ~ ^ = -------- = 0,07h


^ L, 27,86
Tính toán tương tự cho các chế độ khác, kết quả ghi trong bảng 2.11.
B ảng 2.11. Kết quả tính toán ví dụ 2.5

TT "qdi Li

0,2 0,07 27,86


0,46 8 0,23 15,37
0,8 1,19 3,48
0,9 0,85 1,93
1,2 0,22

Tổng thời gian dự trữ trong ngày xác định theo biểu thức (2.10):

td, = 24 - ¿ tqdi = 24 - (0,07+0,23+1,19+0,85) = 24 - 2,33 = 21,67h


i=l

Thời gian quá tải cho phép :

tqt = tdt • Lqt = 2 1 ,6 7 = 4,72h.

Ví dụ 2.6. Một máy biến áp TM 1600/35 có đồ thị phụ tải cho trong bảng

Hệ số mang tải, kmt 0,36 0,42 0,75 0,8 1,18

Thời gian tác động 5 7 6 3 3

Nhiệt độ trung bình cùa môi trường xung quanh là 22 °c. Hãy kiểm tra chế độ làm
việc quá tải của máy.
Giải: Căn cứ vào mã hiệu máy biến áp ta thấy chế độ làm mát loại TM ứng với nhiệt độ giới
hạn cho phép của máy biến áp là 0gh=95°c (bảng 2.3).
Trước hết ta xác định trị số L, ứng với các chế độ làm việc:

55
(9cp- e.b)(l - ^Li) (95-22) (l-0.36'
a 10
L ,= 2 “ =2 = 81,79
Thời gian quy đổi về chế độ định mức:

tqdl -
81,79

Tính toán tương tự cho các chế độ khác, kết quả ghi trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. K ết quả tín h toán ví dụ 2.6

TT ỉ^mti t, Li tqdi
1 0,36 5 81,79 0,061
2 0,42 7 64,55 0,108
3 0,75 6 9,15 0,656
4 0,8 3 6,18 0,485
5 1,18 3 0,14 1=1,311

Tổng thời gian dự trữ trong ngày xác định theo biểu thức (2.10)

tdt = 24 - J t,<ji = 24 - (0,061 +0,108+0,656+0,485) = 24 - 1,311 = 22,689h


i=!

ở chế độ quá tải:

(9q.-9|b)(l - kị) (95-22)(l-l.ls0


Lq, = 2 “ =2 =0,14

Thời gian quá tải cho phép:


tq, = td,.Lq, = 22,689.0,14 = 3,12h.

So sánh giá trị tqt với giá trị thời gian vận hành thực tế là 3h ta thấy máy có thể làm
việc an toàn trong thời gian quá tải.

56
Bài tập tự làm
Bài 2.1. Một máy biến áp loại TM có tuổi thọ định mức ứng với nhiệt độ trung binh cực đại
của môi trường xung quanh 9tb=30°c là Nn = 28 năm. Hỏi tuổi thọ sẽ thay đổi thế nào nếu hệ
số mang tải trung bình của máy là 1,04.
Bài 2.2. Một máy biến áp TMH6300/35 làm việc với 2 nấc phụ tải, hệ số mang tải trung
bình của nấc thứ nhất là ko=0,65. Hỏi máy có thể làm việc trong thời gian cho phép là bao
lâu nếu hệ số mang tải ở giờ cao điểm là 1<2= 1,3?
Bài 2.3. Một máy biến áp TP/ỊH25000/110 có đồ thị phụ tải cho trong bảng 2.13, biết nhiệt
độ trung bình của môi trưòng xung quanh là 0tb=25°c.

B ảng 2.13. Hệ số mang tải của máy biến áp bài tậ p 2.3

Nấc đồ thị

kmt.i 0,35 0,76 0,66 1,07 0,87 0,45

ti, h 10 13 17 19 24

Hãy xác định sự thay đổi nhiệt độ cùa máy biến áp, cho nhận xét. Kiểm tra điều kiện
làm việc quá tải cùa máy.

Câu hỏi ôn tập chương 2


1. Hãy trình bày sự cân bằng nhiệt trong thiết bị điện.
2. Tuổi thọ của thiết bị điện.
3. Chế độ nhiệt xác lập của máy biến áp.
4. Chế độ nhiệt không xác lập cùa máy biến áp.
5. Chế độ nhiệt của máy phát và động cơ điện.
6. Sự đốt nóng tiếp điểm điện.
7. Khí cụ và phương tiện kiểm tra nhiệt độ.
8. Kiểm tra nhiệt độ trong các thiết bị điện.

57
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KÉT CẢU CỦA CÁC PHÀN TỬ
HỆ THỐNG ĐIỆN

3.1. Tuabin
3.1.1. Tuabin hơi
I. Đặc điểm kết cẩu
Tuabin hơi là thiết bị có một trục cấu tạo gồm hai xilanh: xilanh cao áp và xilanh hạ
áp, được liên kết với nhau bằng khớp nối nửa mềm theo chiều dọc trục (hình 3.1). Xilanh
cao áp được đúc liền khối bằng thép chịu nhiệt, phần truyền hơi của xilanh cao áp gồm một
tầng điều chỉnh và nhiều tầng áp lực, ví dụ đối với tuabin loại K -100-90-7 có 19 tầng áp lực.
Tất cả có 20 đĩa được rèn liền khối với trục.

Hình 3.1. Cấu tạo tuabin hơi:


1- xilanh cao áp; 2- ống dẫn đi qua; 3- rotor của tuabin;
4-rotor máy phát; 5- xilanh hạ áp; 6 - ống dẫn ra ngoài;
7- ống dẫn hơi nước chính; 8 - van điều chinh hơi nước.

59
Xi lanh hạ áp được chế tạo bằng phương pháp hàn, thoát hơi về 2 phía, mỗi phía có
nhiều tầng cánh. Các đĩa của rotor hạ áp được chế tạo riêng rẽ để lắp ép vào trục. Rotor hạ
áp và rotor máy phát được liên kết với nhau bằng khóp nối cứng. Tuabin có hệ thống phân
phối hơi gồm 4 cụm vòi phun hơi, 4 van điều khiển, hai van đặt ở phần trên xilanh cao áp,
hai van đặt ở phần dưới bên sườn của xilanh cao áp. Xilanh hạ áp của tuabin có hai đường
ống thoát hơi nối với hai bình ngưng kiểu bề mặt bằng phương pháp hàn tại chỗ khi lắp ráp.

Tuabin có 8 cửa trích hơi không điều chỉnh để sấy nước ngưng chính và cấp nước
trong các gia nhiệt hạ áp, khử khí và gia nhiệt cao áp, các cửa trích hơi dùng cho các nhu
cầu gia nhiệt nước cấp cho lò hơi khi tuabin làm việc với thông số định mức.
Các thông sổ định mức của tuabin bao gồm:

- Áp lực hơi mới trước van stop;

- Nhiệt độ hơi mới trước van stop;

- Lưu lưọTig nước làm mát;


- Nhiệt độ nước làm mát;
- Chân không bình ngưng;

2. Hệ thống điều chỉnh tuabin hơi nước


Để đảm bảo việc vận hành bình thường khi có tải, lúc sa thải phụ tải và khi sự cố
tuabin có trang bị hệ thống điều chỉnh tuabin bằng thuỷ lực với môi chất công tác là dầu. Hệ
thống điều chỉnh tuabin bao gồm các phần tử sau: van stop, van điều chỉnh, khối điều chỉnh
tốc độ, ngăn kéo dầu an toàn, máy ngắt điện từ, bộ hạn chế công suất.
Dựa vào nguyên lý của lực ly tâm người ta đã thiết kế hệ thống điều chỉnh tốc độ
vận hành của tuabin hơi ở giá trị định mức 3000 vg/ph.
Tác dụng của các bộ phận điều chỉnh
* Van stop: là van chặn đảm bảo đóng kín không cho hơi từ đường ống hơi chính lọt vào
tuabin. Van stop được thực hiện đóng mở bằng thuỷ lực nhờ áp lực dầu. Van stop có đường
liên hệ với hệ thống dầu điều chỉnh là đối tượng tác động cùa hệ thống điều chỉnh. Nhiệm
vụ của van stop là cung cấp hơi vào tuabin và cách ly hơi từ lò hơi sang tuabin khi tuabỉn bị
sự cố hay bị ngừng theo kế hoạch.
* Van điều chỉnh tốc độ: hệ thống van điều chỉnh gồm 4 van để cấp hơi vào tuabin, do chế
tạo tuabin 4 van hơi được cấp hơi vào 4 cụm phun hơi của tuabin được bố trí ở sườn vỏ
xilanh cao áp tuỳ theo mức độ phụ tải hay số vòng quay khi khởi động mà các van này mờ
nhiều hay ít. Các van điều chình có độ mở khác nhau. Nhiệm vụ cùa van điều chỉnh là cung
cấp hơi vào tuabin và ngừng cung cấp hơi vào tuabin khi tuabin bị sự cố hay ngừng theo kế
hoạch, đồng thời van điều chỉnh còn làm nhiệm vụ quan trọng khác: điều chỉnh độ mở của các
van điều chinh theo phụ tải hoặc theo số vòng quay lúc đó sẽ đưa lượng hơi vào tuabin nhiều
hay ít.

60
* Khối điều chỉnh tốc độ
Khối điều chinh tốc độ gồm các phần: vòng bay điều chỉnh tốc độ, khối ngăn kéo
giữa, ngăn kéo trên và ngăn kéo dưới.
+ Bộ điều chỉnh tốc độ được áp dụng nguyên lý cùa lực văng của con lắc ly tâm
dùng đề điều chỉnh tốc độ của tuabin. Khối này nhận sự thay đổi tốc độ của tuabin biến đổi
do krc ly tâm làm cho miếng đệm thay đổi khe hở giũa miếng đệm và đầu vòi phun của
ngăn kéo giữa sẽ tác động tới các phần tử có liên quan của hệ thống điều chinh để tăng
lượng hơi vào hay giảm lưọng hơi vào tuabin.
+ Khối ngăn kéo giữa; nhận sự thay đổi khe hở giữa vòi phun và miếng đệm hoặc
chuyển động giữa thanh giằng mà tín hiệu đi đến các phần tử đóng, mở van điều chỉnh
thông qua ngăn kéo dưới.
+ Khối ngăn kéo dưới có nhiệm vụ nhận sự thay đổi của khối ngăn kéo 1 và 2 để
phát xung đến để đóng, mở van stop và van điều chỉnh.
* Ngăn kéo dầu an toàn: có nhiệm vụ nhận các xung bảo vệ tác động đến để đóng van stop
và van điều chinh ngừng tuabin.
* Máy ngắt điện tìr là nơi thừa hành các tín hiệu bảo vệ công nghệ gửi đến như di trục chân
không giới hạn 3 và nhiệt độ hơi mới giảm 425°c...van điện từ tác động nhanh chóng ngừng
tuabin để bảo vệ tuabin và các thiết bị phụ.
* Chốt bảo vệ nguy cấp: dùng để ngừng khẩn cấp tuabin khi ở ngoài máy có hiện tượng
không bình thường nguy hiểm đến tính mạng con người và các thiết bị.
* Bộ hạn chế công suất dùng để hạn chế bớt công suất do mọi nguyên nhân nào đó của thiết
bị hay tuabin không thể mang phụ tải theo thiết kế, chỉ có tác dụng giảm bớt công suất đi.
* Zôlônhich có nhiệm vụ nhận và truyền các xung đến các ngăn cùa servomotor để đóng mở
các van điều chỉnh.
* Servomotor có nhiệm vụ đóng mở các van điều chỉnh nhờ áp lực dầu tuabin duy trì sự thay
đổi phụ tải hay tốc độ quay, không cho phép điều chỉnh thực hiện theo bước nhảy để tránh sự
nguy hiểm đối vóã tuabin.
* Hệ thống nước tuần hoàn trong nhà máy.
Hệ thống nước tuần hoàn của nhà máy nhiệt điện được sử dụng theo kiểu trực luxi.
Nguồn nước từ mưcmg đầu hút của trạm bcrm được các máy bơm bonn vào các tuyến ống
tuần hoàn và được phân phối đến các hộ tiêu thụ nước như: bình ngưng, bình làm mát khí
máy phát, bình làm mát dầu tuabin vv. Mỗi máy bơm tuần hoàn được nối với hai tuyến ống
dẫn. Giữa hai đường ống tuần hoàn này có đường ống liên thông ngang cho phép tuabin làm
việc bình thường khi chi có một đưÒTig ống làm việc. Việc cung cấp nước làm mát được xả
hơi theo 2 đường nước tuần hoàn ra kênh thải hở. Nước của các hộ tiêu thụ khác được xả
riêng theo mỗi ống ra kênh thải

61
3. Nguyên lỷ hoạt động
a. Quả trình làm việc của tuabin
Hơi nước từ lò được đưa vào hộp hơi đứng riêng biệt trong có lắp van stop, sau đó
theo 4 đựờng ống chuyển tiếp vào 4 van điều chỉnh rồi đi vào xi lanh cao áp, sau khi sinh
công ở phần cao áp, hơi nước theo 2 đưòng ống chuyển tiếp đi vào xilanh hạ áp, sau khi
sinh công trong xilanh hạ áp, dòng hơi nước đi vào bình ngưng dạng bề mặt.
b. H oạt động của các cụm điều chỉnh và bảo vệ
- Bộ điều chỉnh tốc độ có tác dụng tự động duy trì tốc độ quay tuabin không đổi. Bộ
điều tốc này làm việc dựa trên nguyên lý servomotor thứ cấp với cơ cấu thừa hành được hoạt
động bởi hệ ứiống dầu áp lực.
- Bộ bảo vệ máy vượt tốc có tác dụng bảo vệ tuabin tránh vượt quá tốc độ cho phép.
Khi tốc độ quay cùa rotor tăng đến (3330^3360 vg/ph) thì bảo vệ sẽ đóng van stop và van
điều chinh lại.
- Bộ bảo vệ phụ tác động đóng van stop và các van điều chỉnh khi tốc độ quay của
rotor tuabin đạt tốc độ 3480 vg/ph mà bảo vệ máy vượt tốc không tác động.
- Bộ hạn chế công suất tác dụng bằng cách hạn chế độ mở các van điều chỉnh không
cho máy mang tải cao hơn trị số đã định.
- Bảo vệ trục rotor: khi rotor bị di trục về phía máy phát 1,2 mm hoặc di trục về phía
xilanh cao áp 1,7 mm thì bảo vệ sẽ tác động đóng van stop và các van điều chỉnh đồng thời
phát tín hiệu sự cố.
- Bảo vệ tín hiệu khi chân không bình ngưng tụt xuống còn 650 mmHg và ngắt tráy
ngắt điện từ khi chân không tụt xuống 540mmHg, (- 0,7kG/cm^).
- Thiết bị đóng cuỡng bức các van một chiều trên các đường trích hơi đến các binh
gia nhiệt cao áp 1,2,3 và gia nhiệt hạ áp 3,4,5 khi van stop đóng tách máy phát.
- Thiết bị liên động khởi động các bơm dầu đảm bảo cung cấp dầu cho các gối trục
của tuabin. Khi áp lực của dầu bôi trơn giảm xuống còn 0,6 kG/cm^ thì phát tín hiệu chạy
bơm dầu dự phòng, khi áp lực cùa dầu bôi trcm giảm xuống 0,5 kG/cm^ thì phát tín hiệu
chạy bơm dằu sự cố và tác động dừng tuabin khi áp lực dầu bôi trơn xuống 0,3 kG/cm^

4. Một số lưu ỷ trong quả trình vận hành tuabin hơi


- Nhiệt độ hơi: nhiệt độ của hơi đưa vào không được sai lệch quá mức cho phép
(nhiệt độ thấp hom 510°c hoặc cao hom 540°C).
- Áp lực hơi không được thấp hơn 85 hoặc cao hơn 102 at.
- Chân không bình ngưng không thấp hơn 540mmHg.
- Tần số không thấp hấp hơn 49,5Hz hoặc cao hơn 50,5Hz.
- Tải của tuabin không thay đổi đột ngột.

62
- Hệ thống van của tuabin phải làm việc bình thường.
- Hệ thống dầu làm việc bình thưòng.
- Di trục của rotor phải nằm trong giới hạn quy định.
- Không để nước lọt vào tuabin.
- Độ rung cùa các gối trục tuabin nằm trong mức cho phép.
- Các máy bơm làm việc bình thường.
- Sự làm việc bình thường cùa các gia nhiệt cao áp và hạ áp.
- Sự hoàn hảo của các đường ống dẫn.
- Sư hoàn hảo của các thiết bị đo lường và kiểm tra.

3.1.2. Tuabin thuỷ đìện


Do làm việc với năng lưọng sơ cấp là thế năng của dòng nước, nên tuabin nước có
kết cấu khác nhiều so với tuabin hơi. Sơ đồ kết cấu cùa tuabin nước được thể hiện trên hình
3.2. Tuabin nước liên hệ với máy phát qua trục nối cứng. Đối với các nhà máy thuỳ điện
công suất lớn, tuabin được chế tạo theo kiểu trục đứng, còn đối với các máy phát công suất
nhò thì tuabin thuỷ điện được chế tạo theo kiểu trục ngang. Tuỳ thuộc vào độ cao của cột
nước, tức là sự chênh lệch giữa mức nước của hồ chứa và mức nước phía hạ lưu mà tuabin
thuỷ điện được chế tạo với tốc độ quay khác nhau: 1 0 0 vg/ph (quay chậm); 1 0 0 - 2 0 0 vg/ph.
(quay trung binh và trên 2 0 0 vg/ph. (quay nhanh).

* Đ ặc điểm cẩ u tạo
1) Stator
Stator có cấu tạo gồm đai trên và đai dưới với 4 vầnlì hình quạt được nối với nhau
bằng 18 cột. Stator được làm bằng thép tấm chịu lực, 5 trụ ở vành đầu vào buồng xoáy ốc
được làm bằng thép rèn. Ngoài nhiệm vụ chịu lực các trụ cùa stator còn có công dụng
hướng dòng nước sao cho có hiệu quả nhất.

2) Buồng xoáy ốc
Buồng xoáy ốc được xây dựng theo kiểu hình xoắn có tiết diện thay đổi, nó có
nhiệm vụ dẫn nước từ đường ống vào áp lực tới cánh hướng và phân bố đều lưu lượng nước
theo chu vi. Buồng xoáy ốc cùa tuabin kiểu PO 150/180-8-567,2 (dùng ở thuỷ điện Hoà
Bình) có tới 20 cửa và 1 ống khuếch tán.

ĩ) Bảnh xe công tác


Bánh xe công tác có chức năng biến đổi năng lượng cùa dòng chảy thành cơ năng
làm quay máy phát. Bánh xe này bao gồm vành trên và vành dưới với 16 cánh được hàn
liền với nhau. Phía dưới của tuabin có lắp đặt nắp rẽ dòng, nắp này tạo nên sự thay đổi của
dòng chảy từ hướng tâm chuyển sang hướng trục một cách êm dịu.

63
Máy phát

stator

dòng nước
cửa xoay

cánh tuabin

H ìn h 3.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo tuabìn thuỷ điện.

4) Trục tuabin
Trục tuabin có nhiệm vụ truyền mômen quay từ bánh xe công tác đến máy phát
điện. Trục tuabin có cấu tạo nguyên khối kiểu rỗng, có đường kính cỡ 1,5 m, độ dày của
thành trục đến 13 cm.
5) Cánh hướng nước
Cánh hướng nước có nhiệm vụ điều chinh lưu lượng nước vào tuabin để thay đổi
công suất của tổ máy hoặc dừng tổ máy.

6) Servomotor
Mỗi tuabin nước được trang bị 4 servomotor để điều khiển cánh hướng nước. Việc
điều khiển được thực hiện với sự trợ giúp của dầu áp lực.
* Nguyên lỷ làm việc
Dòng nước với tốc độ khá lớn đổ vào cánh tuabin, truyền thế năng cùa mình cho
tuabin làm quay nó với vận tốc xác định. Để nâng cao hiệu suất, trước khi đổ vào tuabin,
dòng nước được dẫn qua buồng xoáy ốc. Sau khi qua tuabin, dòng nước thoát ra ngoài theo
ống xả ở phía hạ lưu. Tốc độ quay của tuabin có thể được điều chinh bởi lưu lượng nước
chảy vào bàng cách thay đổi độ mở của cửa van.

64
3.2. Máy phát điện
Máy phát chỉ có thể phát ra điện khi nó được cấp một công suất cơ M| để làm quay
rotor và được cấp dòng kích từ vào cuộn dây rotor để tạo ra từ thông chính ộo. Sơ đồ chức
năng của máy phát được thể hiện trên hình 3.3.
Khi công suất cơ Mi thay đổi, sẽ làm cho tần số f và công suất tác dụng Pp thay đổi,
còn khi công suất kích từ (hoặc dòng kích từ) thay đổi sẽ làm cho điện áp u (sức điện
động E) và công suất phản kháng Qf thay đổi. Như vậy về cơ bản, tần số được điều chinh
bởi công suất cơ, còn điện áp được điều chỉnh bời công suất kích từ. Tuy nhiên sự điều
chỉnh công suất cơ M) cũng làm thay đổi chút ít điện áp u và sự điều chinh công suất kích
từ (ộo) cũng làm thay đổi được tần số nhưng không nhiều.

Pf

'

E , Q f

H ình 3.3. Sơ đồ chức năng cùa máy phát điện.

3.2.1. Đặc điểm kết cẩu của mảy phát điện


1. Mảy phát tuabìn hơi
Các máy phát điện (MPĐ) tuabỉn hơi (nhiệt điện) được được chế tạo với rotor cực
ẩn dạng hỉnh trụ dài, trục quay được bố trí kiểu nằm ngang. Để đạt được hiệu suất cao, mà
không cần tăng kích thước, tốc độ quay của các máy phát điện tuabin hơi phải lớn. Mổi
quan hệ giữa tần số và tốc độ quay được thể hiện bởi biểu thức:

(3.1)

trong đó:

p - số lượng cặp cực;

n - tốc độ quay, vòng/phút;

f - tân sô.

65
H ìn h 3.4. Sơ đồ bao quát mảy phát tuabin hơi.

Như vậy ứng với tần sổ 50Hz, nếu máy phát tuabin hơi có một cặp cực thi tộc độ
quay sẽ là 3000 vg/ph. Vì rotor cùa các máy phát tuabin hơi quay nhanh nên đưòng kính rất
nhỏ, kết cấu cực ẩn để đảm bảo độ bền cơ học cao. Mạch tù của stator và rotor máy phát
điện nói chung được các làm bằng thép có độ từ dẫn lớn và độ bền cơ học cao để có thể hạn
chế được tổn hao do dòng điện xoáy. Sơ đồ kết cấu của máy phát được thể hiện trên hình
3.5. Đặc điểm kết cấu của máy phát có thể tóm tắt như sau:

hệ thống làm
mát bằng khí hệ thống làm mát qua
hệ thống dẫn khí các cuộn dây rỗng

hệ thống đỡ
cuộn dây với
cơ cấu trượt
rotor

vùng làm mát hiệu


quả với luồng thổi
xuyên tâm
bộ chèn trục stator
cơ cấu chổng rung

H ình 3.5. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy phát điện tuabin hơi.

66
a. Vỏ stator được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator có
thể không bị hỏng bởi sự biến dạng khi có sự cố nổ, vỏ được đặt trực tiếp lên bệ máy và bắt
chặt bằng bulông.
b. Lõi stator có cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật, trên bề mặt các lá thép này được quét
lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh thông gió.

Cuộn dây của stator có cấu tạo kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây thường dùng
là cách điện loại B sơ đồ nối hình sao kép gồm 9 đầu ra.

c. Rotor được rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ học
trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây cùa rotor có cách điện loại B, lõi được
khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến chổi than, các vòng dây rotor quấn
trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió. Một đầu trục rotor được nối trực
tiếp với trục tuabin hơi, đầu còn lại nối với máy kích từ. Các ổ đỡ thuộc loại ổ trượt được
bôi trơn bằng dầu áp lực cao.
d. Bộ chèn trục dùng để giữ khí H2 không thoát ra ngoài theo dọc trục có kết cấu
đảm bảo nén chặt bạc vào gờ trục nhờ áp lực dầu chèn, dầu nén và đảm bảo tự động dịch
chuyển dọc khi có sự di trục.
e. Bộ làm mát được bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân máy phát.
/ Thông giỏ cho máy phát điện được thực hiện theo chu ưình tuần hoàn kín cùng với
việc làm mát khí H2 bằng các bộ làm mát đặt trong vò stator, căn cứ vào yêu cầu làm mát khí
H;, nhà chế tạo đặt 2 quạt ở 2 đầu trục cùa rotor máy phát.

2. Mảy phát điện tuabin nước


Máy phát điện tuabin nước (ở các nhà máy thuỷ điện) được chế tạo với tốc độ quay
chậm hơn nhiều so với máy phát tuabln hơi. Hơn nừa, tốc độ quay của máy phát ở các nhà
máy thuỷ điện khác nhau thường cũng không giống nhau. Đó là vì để đảm bảo hiệu suất
C80, tuabin nước cần có công suất định mức và tốc độ quay phù hợp với tham số của nguồn
nước (chiều cao hiệu dụng cột nước, luxi lượng dòng nước...). Khi cột nước nhỏ (nhung luxj
luợng nước lớn) tuabin nước có thể có tốc độ quay thấp đến 100 vg/ph.
Do tốc độ quay thấp, số cặp cực cùa máy phát tuabin nước rất lớn, do đó đường kính
cùa rotor phải lớn hơn nhiều so với đường kính của rotor máy phát tuabin hơi. Thường thì
đường kính cùa rotor máy phát tuabin nước lớn hơn nhiều so với chiều dài cùa nó, kết cấu
CC dạng bánh xe rỗng (hình 3.2). Do đường kính lớn, chiều dài ngắn, rotor của máy phát
thuỳ điện thường được bố trí cho trục quay thẳng đứng, điều đó cho phép tiết kiệm được
chiều cao cùa máy. Đổi với máy có công suất nhỏ, tốc độ quay nhanh, trục quay được bố trí
nẩm ngang. Vành bánh xe được nổi với trục quay bởi các trục thép, mặt ngoài gắn các cực
tù có cuộn dây.
Có hai kết cấu ổ đỡ cho máy phát thuỷ điện trục đứng là kiểu treo và kiểu đỡ. Đối
Vữi máy phát kiểu treo, ổ chính được bố trí ở phía trên rotor, còn trong kiểu đỡ - ở phía

67
dưới, ư u điểm của kiểu treo là ổn định, ít chịu ảnh hưởng tác động cùa các phần phụ, còn
UXI điểm cùa kiểu đỡ là giảm được kích thước theo chiều cao và do đó giảm được kích thước
chung của máy. Kiểu đỡ thường áp dụng cho các máy có công suất lớn. Máy phát và tuabin
nước thường có chung trục và ổ đỡ, do đó ổ đỡ chịu lực dọc trục lớn của toàn bộ trọng
lượng các rotor cũng như lực hướng trục cùa dòng nước. Vì thế ổ đỡ của các máy phát
tuabin nước phải có kết cấu rất đặc biệt.

3.2.2. Hệ thổng làm mát máy phát điện


Phụ thuộc vào công suất sự làm mát máyphát điệnđược thực hiện vớimôi chất là
nước, dầu, không khí hoặc khí hydro. Các máy phátđiện côngsuất nhỏ thường đượclàm
mát bằng không khí, còn ở các máy phát công suất lớn việc làm mát được thực hiện bởi môi
chất là khí hydro. Sự thay thế không khí bằng khí hydro cho phép giảm ma sát và tăng hiệu
suất của máy phát. Khí hydro có UTJ điểm là có độ dẫn nhiệt cao gấp 7 lần và tốc độ nhận
nhiệt gấp gần 1,5 lần so với không khí cùng áp suất, thêm vào đó mật độ khí hydro thấp hơn
nhiều nên giảm được ma sát và công suất bơm. Nhung nhược điểm cùa khí hydro là có thể
gây nổ nếu trong máy có lẫn khí ôxy, do đó máy được làm mát bằng khí hydro cần có độ
bền cao và cấu trúc đặc biệt kín. Để tăng cường hiệu quả làm mát, môi chất được thổi qua
các rãnh được chế tạo sẵn ở trục stator và rotor. Quá trình làm mát được thực hiện theo hai
phương pháp: gián tiếp và trực tiếp:

1) Làm mát gián tiếp được thực hiện bằng cách thổi môi chất làm mát (không khí hoặc khí
hydro) qua các khe hở giữa stator và rotor và các khe hở được chế tạo với mục đích làm
mát. Có thể thực hiện theo hai phưoTig thức:

a. Làm mát bằng không khí tuần hoàn tự nhiên.

Các cánh quạt được gắn vào hai đầu trục rotor, khi rotor quay sẽ tạo thành luồng gió
tuần hoàn tự nhiên thổi mát máy theo hướng trục hoặc hướng kính. Phưcmg thức này tuy
đơn giản nhưng có nhược điểm là hiệu suất làm mát thấp; Không khí làm mát còn nhiều bụi
bẩn làm hư hại cách điện. Với những nhược điểm như vậy phưong thức này chỉ được áp
dụng cho các loại máy phát có công suất định mức dưới 3 MW.

b. Làm mát bằng không khí tuần hoàn cưỡng bức.

Phương thức làm mát này thường được áp dụng cho những máy có công suất định
mức trên 3MW. Hệ thống làm mát bao gồm các quạt gió; Buồng làm lạnh và làm sạch
không khí sau khi đã quạt mát máy phát. Hệ thống quạt thổi không khí lạnh vào máy phát,
sau khi hấp thụ nhiệt cùa máy phát gió nóng đi ra được đưa vào buồng làm lạnh và được lọc
sạch rồi lại tái tuần hoàn đi vào hai đầu máy phát.
Nhiệt từ các cuộn dây và lõi thép được truyền vào môi chất làm mát qua cách điện.
Môi chất làm mát của hệ thống gián tiếp chuyển động theo 2 phương thức: thổi qua và tuần
hoàn khép kín. ở phương thức đầu ichông khí sau khi đã thu nhiệt từ máy phát sẽ thoát ra
ngoài, còn ở phưcmg thức sau thì nó sẽ đi qua bộ trao đổi nhiệt và lại trờ về máy. Sự liru

68
chuyển của môi chất làm mát được thực hiện bởi các máy quạt. Hệ thống làm mát gián tiếp
theo nguyên lý khép kín cho máy phát tuabin hơi được thể hiện trên hình 3.6.

C4-

H ìn h 3.6. Hệ thống làm mát khép kín của máy phát điện tuabin hơi:
1 - bộ trao đổi nhiệt; 2 - bộ lọc; 3- đường dẫíi không khí; 4 - buồng khí lạnh;
5 - vùng khí nóng; 6 - vùng khí loãng ; 7 - vùng áp suất.

Không khí làm mát sau khi đã thu nhiệt của các cuộn dây và lối thép được thổi qua
bộ trao đổi nhiệt 1, ờ đây nhiệt được truyền cho nước, không khí từ bộ trao đổi nhiệt ra
được trở lại máy, không khí tươi được bổ sung thêm qua bộ lọc 2 .

ư u điểm của phương thức làm mát cưỡng bức:

- Hiệu suất làm mát cao hơn so với phương thức đổi luxỉ tự nhiên.

- Không khí được làm sạch nên không gây hư hại cho cách điện.

- Có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ làm mát.

2) Hệ thống làm mát trực tiếp


Trong hệ thống làm mát trực tiếp môi chất làm mát (thưòng là không khí, khí hydro,
nước hoặc dầu) được dẫn qua dây dẫn rỗng (hình 3.7) và các rãnh chế tạo sẵn trong lõi thép,

69
do đó hiệu suất làm mát rất cao, tuy nhiên với hệ thống làm mát này đòi hỏi kết cấu máv rất
phức tạp, giá thành đắt. Trong các môi chất làm mát thi nước có nhiều tính năng tốt hon do
không gây cháy nổ, độ dẫn nhiệt cao, độ nhớt thấp nên lưu thông dễ dàng, tuy nhiên cũng
có nhược điểm là có thể gây ăn mòn và dẫn điện nếu nước không tinh khiết. Đổ đưa môi
chất vào hệ thống các ống dẫn người ta chế tạo ra các hộp nối đặc biệt có răng chèn ở rotor.
Trong một số máy phát, để nâng cao hiệu quả, người ta áp dụng hệ thống làm mát hỗn hợp.
Trên hình 3.7.b. biểu thị hệ thống làm mát hỗn hçfp máy phát tuabin hơi.

a)
Hình 3. 7. a) cấu tạo dây dẫn rỗng;
b) Hệ thống làm mát hỗn hợp mảy phát điện tuabin hơi.
1 - lớp cách điện; 2 - dây dẫn; 3 - ống dẫn khí làm m á t.

Đẻ nâng cao hiệu suất làm mát người ta áp dụng giải pháp nâng cao áp lực khí. Trên
hình 3.8 ta thấy khi nâng áp lực khí từ 1,035 lên đến 7 atmosphe thì có thể hạ nhiệt độ còn
70%, điều đó cho phép cải thiện đáng kể chế độ nhiệt cùa máy phát.

100 r

Dây dẫn

?§■ 60 ■ p Cách điện

- i Mạch từ
20 ■ Bề mặt rãnh
Khí
0 .
1,035 7at
H ình 3.8. Tác dụng của việc nâng cao áp lực khí đến sự ph á t nóng cuộn dây.

3.2.3. Hệ thống kích từ


Hệ thống kích từ (hay kích từ) có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho các
cuộn dây kích từ nhằm giữ điện áp không đổi khi phụ tải biến đổi và nâng cao giới hạn công
suất truyền tải tù nhà máy điện vào hệ thống đảm bảo ổn định tĩnh và ổn định động. Trong

70
chế độ làm việc bình thường bộ tự động điều chỉnh kích từ (TDK) sẽ điều chỉnh điện áp trên
đầu cực máy phát, thay đổi lượng công suất phàn kháng đồng thời nâng cao ổn định tĩnh và
ổn định động của hệ thống. Trong chế độ sự cố (ngắn mạch) chỉ có bộ phận kích từ cưỡng
bức làm việc, nó cho phép duy trì điện áp của lưới ổn định. Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
trên phụ thuộc vào đặc trưng và thông số của hệ thống kích từ cũng như kết cấu của bộ phận
TDK.
Để đảm bảo chế độ làm việc chất lượng và tin cậy, dòng một chiều cung cấp cho cuộn
dây kích từ của MPĐ đồng bộ phải đù lớn. Thông thường đòi hỏi công suất định mức của
hệ thống kích từ bằng (0,2-ỉ-0,6)% công suất định mức của MPĐ. Việc tạo ra hệ thống kích
từ có công suất lớn như vậy thường gặp rất nhiều khó khăn. Đó là vì công suất chế tạo của
các máy phát điện một chiều bị hạn chế bởi điều kiện làm việc của bộ phận đổi chiều. Khi
công suất lớn, do tia lửa phát sinh mạnh, nên bộ phận làm việc kém tin cậy và mau hỏng.
Bởi vậy, đối với các MPĐ công suất lớn, thay vì sử dụng hệ thống kích từ một chiều, người
ta thường áp dụng hệ thống kích từ dùng MPĐ xoay chiều kết hợp với bộ chinh luxi. Ngoài
công suất định mức và điện áp định mức, hệ thống kích từ còn được đặc trưng bằng hai
thông số quan trọng khác là điện áp kích từ giới hạn Ufgh và hằng số thời gian Te-
Điện áp kích từ giới hạn là điện áp kích từ lớn nhất để tạo ra dòng điện của hệ thống
kích từ. Điện áp này càng lớn thì phạm vi tác động điều chỉnh dòng kích từ càng rộng và
càng có khả năng điều chỉnh nhanh. Đối với MPĐ tuabin hơi thường có giá trị lớn hơn hoặc
bằng điện áp định mức máy phát (Ufgh > Unp), còn ở MPĐ thuỷ điện thì Ufgh > l,5UnF-
Trong nhiều trường hợp, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo ổn định của hệ thống người ta áp
dụng điện áp giới hạn lớn hơn Ufgh = (3 -H4)UnF • Tuy nhiên Ufgh càng lớn đòi hỏi cách điện
của hệ thống kích từ càng phải cao.
Hằng sổ thời gian Te đặc trung cho tốc độ thay đổi dòng kích từ, nó được xác định bời
quán tính điện từ cùa các cuộn dây điện cảm. Hằng số thời gian có trị số càng nhỏ thì tốc
độ điều chỉnh kích từ càng nhanh. Tính tác động nhanh cùa hệ thổng kích từ được đặc trưng
bời tốc độ tăng điện áp kích từ trong trường hợp kích từ cưỡng bức:

V = 0,632 ~ (3.2)
ư„pt,

trong đó:
ưfgh - điện áp khích từ giới hạn;
UnF - điện áp định mức;
t| - thời gian để tăng điện áp kích từ từ trị số định mức UnF đến trị số

UnF+0,632(Ufgh-UnF).
Đây chính là tốc độ trung bình tăng điện áp ở giai đoạn đầu của quá trinh kích từ cưỡng
bức. Đa số các trường hợp có thể coi điện áp kích từ cưỡng bức tăng theo quy luật hàm mũ:

u < t)= Ufgh - (Ufgh - U^F)e-‘^^ (3.3)

71
Công thức (3.3) cho thấy, tốc độ tăng điện áp kích từ càng nhanh khi Ugh càng lớn và
hằng số thời gian Te càng nhỏ. Các tham số này phụ thuộc vào kết cấu và nguyên lý làm
việc của hệ thống kích từ cụ thể.
Hệ thống kích từ có thể được chế tạo theo 3 loại sau:
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều;
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiềuchỉnh lưu;
- Hệ thống kích từ dùng chinh lưu có điều khiển.

1). Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều


Để quay MPĐ một chiều người ta sử dụng năng lượng của chính trục quay của
MPĐ đồng bộ. Đôi khi cũng có thể sử dụng một động cơ điệnxoay chiềuriêng chomục
đích này. Động cơ xoay chiều được cung cấp từ lưới điện tự dùng của nhà máy qua máy
biến áp hoặc từ một MPĐ đồng bộ riêng ghép cùng trục với MPĐ chính nhưng có công suất
nhỏ.
Trường hợp đầu có ưu điểm là đơn giản, tin cậy , giá thành hạ, tốc độ quay ổn định
không phụ thuộc vào điện áp của lưới điện tự dùng. Tuy nhiên, có nhược điểm là khi cần
sửa chữa máy kích từ nhất thiết khải ngừng máy phát điện đồng bộ, không thay thế được
bằng nguồn kích từ dự phòng. Ngoài ra, tốc độ quay quá lớn của tuabin hơi không thích họrp
với MPĐ một chiều, do đó phương pháp này được sử dụng chỉ ở các MPĐ công suất nhỏ.
Đối với MPĐ thuỷ điện, tốc độ trục quay lại quá nhỏ cũng hạn chế công suất chế tạo MPĐ
kích từ. Nhược điểm của phương án dùng động cơ điện xoay chiều là vận hành phức tạp,
giá thành cao, chịu ảnh hưởng của việc thay đổi tần số và điện áp lưới nhất là trong chế độ
sự cố. v ề mặt này phương án cung cấp cho động cơ từ máy phát điện xoay chiều, nối cùng
trục với máy phát điện chính, tỏ ra có un điểm hơn.
Nhược điểm chung của hệ thống kích từ dùng MPĐ một chiều là hằng số thời gian
Te lớn (0,3-^ 0,6s) và giới hạn điều chỉnh không cao. Ngoài ra do có vành góp và chổi
điện,công suất chế tạo bị hạn chế. Vi vậy hệ thống kích từ loại này thường chỉ được áp dụng
ở các MPĐ nhỏ và trung bình.

2). Hệ thống kích từ máy phát điện xoay chiều và chỉnh lưu
Có hai loại chính: dùng máy phát điện xoay chiều tần số cao và dùng máy phát điện
xoay chiều không vành trư ợ t.

Máy phát điện xoay chiều với tần số cao được chế tạo theo kiểu cảm ứng; rotor
không có cuộn dây, cuộn kích từ cũng đặt ở phần tĩnh. Từ thông thay đổi được nhờ vào kết
cấu thay răng rãnh của rotor. Cuộn kích từ chính của MPĐ kích từ thường được nối trực
tiếp với tải của nó. Các cuộn kích từ phụ được cung cấp và điều chỉnh qua thiết bị TDK với
nhận điện năng từ phía đầu cực của MPĐ đồng bộ (qua các máy biến đổi áp và dòng BU và
BI). Tần số của dòng điện trong MPĐ kích từ tần số cao là 500Hz (khi quay cùng trục với
MPĐ đồng bộ tuabin hơi 3000vg/ph). Dòng điện này được chỉnh lưu ba pha biến đổi thành
dòng điện một chiều.

72
Dùng MPĐ xoay chiều tần số cao, hệ thống kích từ có thể áp dụng cho các MPĐ
đồng bộ công suất lớn (200-7-300) MW. Hạn chế công suất trong trường hợp này chủ yếu
vẫn là do tồn tại vành trượt và chổi điện cung cấp dòng điện kích từ cho rotor của máy phát
điện đồng bộ.
Hằng số thời gian Te và điện áp kích từ giới hạn Ufgh trong trưcmg hợp này gần như
hệ thống kích từ dùng MPĐ một chiều (Te lớn, Ufgh nhò).
Để tăng công suất kích từ lên hon nữa người ta áp dụng hệ thống kích từ không
vành trượt. Trong hệ thống kích từ này người ta dùng MPĐ xoay chiều ba pha quay đồng
trục với MPĐ chính làm nguồn cung cấp. Máy phát xoay chiều có kết cấu đặc biệt: cuộn
kích từ đặt ờ stator, còn cuộn dây ba pha lại đặt ở rotor. Dòng điện xoay chiều ba pha tạo ra
ở máy phát kích từ được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều nhờ bộ chỉnh lưu công suất
lớn cũng gắn ngay trên trục rotor của các máy phát. Nhờ vậy cuộn dây kích từ của MPĐ
chính có thể nhận ngay được dòng điện chỉnh liru không qua vành trượt và chổi điện.
Để cung cấp cho cuộn dây kích từ của máy phát kích từ ( đặt ờ stato) người ta dùng
một bộ chinh lưu khác (thường là chỉnh luxi có điều khiển) mà nguồn cung cấp của nó có
thể là MPĐ xoay chiều tần số cao hoặc nguồn xoay chiều bất kỳ khác. Ngoài ưu điểm có
công suất lón, hằng số thời gian kích từ Te của hệ thống kích từ loại này cũng quá nhỏ (0,1-ỉ-
0,5)s, điện áp kích từ giới hạn lớn hơn.

3). Hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển


Việc áp dụng hệ thống kích từ với các loại chình lưu có điều khiển công suất lớn
(các chỉnh luxj thuỷ ngân có cực điều khiển, các bộ thyristor) cho phép giảm hằng số thời
gian Te. Nguồn điện xoay chiều ba pha cung cấp cho cuộn dây kích từ cùa máy phát
đồng bộ qua bộ chỉnh lưu có điều khiển là một máy phát điện xoay chiều ba pha tần số
(50-h 500)H z, hoặc máy biến áp tự dùng (hình 3.9).

Hình 3.9. Sơ đồ cẩu tạo của hệ thống kích từ máy p hát điện.

73
Khác với chỉnh lưu bình thường, trong chỉnh luTJ có điều khiển, ngoài điều kiện
thuận chiều của điện áp trên chinh lưu, còn đòi hỏi có một tín hiệu (dòng điện) xuất hiện
trên cực điều khiển mới có dòng điện chạy qua. Tốc độ điều chỉnh cùa hệ thống kích từ
dùng chỉnh lưu có điều khiển rất nhanh, có thể coi như tác động tức thời vào điện áp kích
từ. Hằng số thời gian chi còn khoảng (0,02 h-0,04) s Do ưu điểm cùa hệ thống kích từ này,
chúng được áp dụng rộng rãi trong các MPĐ công suất lÓTi, có yêu cầu điều chinh cao.

3.2.4. Bộ tự động điều chỉnh điện áp


Bộ tự động điều chỉnh điện áp của mảy phát điện hoạt động theo nguyên lý sau: Hai
cuộn dây: cuộn thứ nhất nhận tín hiệu được lấy từ máy biến điện áp BU và cuộn dây thứ 2 -
từ máy biến dòng BI ở đầu cực máy phát đưa vào bộ tự động điều chỉnh kích từ (TKT).
Cuộn dây 1 còn nhận thêm dòng kích từ của máy kích từ phụ (khi đã qua chỉnh luxi). Hái
cuộn này tạo nên hiệu ứng corrector thuận và nghịch cho việc điều chỉnh điện áp của máy
phát. Ngoài ra có thêm cuộn thứ 3 mắc nối tiếp với mạch kích từ chính có nhiệm vụ tăng tốc
cho những tín hiệu điều chỉnh (dòng kích từ). Sơ đồ này được thể hiện trên hỉnh 3.10.

TH L

ị-,-

y ■ "
CL2

K ju o jJ c6n
| T V - V - W - \

~ ĩ ì
CLl^^

M ã.
CL4

H ình 3.10. Sơ đồ nguyên lý cơ cẩu phức hợp có hiệu chỉnh điện áp (corrector) :
BIF - máy biến dòng pha phức hợp từ hoá; CI - cuộn dòng; c u - cuộn áp; CL - bộ chỉnh
lưu xelen; KĐT - bộ khuếch đại từ; ĐTH - bộ đo tín hiệu; CĐK - cuộn dây điều khiển của
KĐT; CDN - cuộn dây phản hồi ngoài của KĐT; CDT - cuộn dây phản hồi trong của KĐT;
CDC - cuộn dây phản hồi của bộ điều chỉnh; CTH - cuộn từ hoá;
CTT - cuộn dây của phần tử tuyến tính; CFT - cuộn dây của phần từ phi tuyến;
MCH - mạch cộng hưởng.

74
Bộ phận chính của cơ cấu là máy biến dòng phức hợp từ hoá (BIF). Máy này có 2
cuộn dây sơ cấp: cuộn thứ nhất gọi là cuộn dòng (CI), mắc nối tiếp trong mạch cuộn dây
stator của máy phát, cuộn thứ 2 gọi là cuộn áp (CU), được mắc song song trong mạch, cuộn
dây này được cung cấp bởi điện áp dây cùa máy phát qua cuộn cản có khe hở không khí L.
Cuộn dòng C1 có thể mắc vào một, hai hoặc cả ba pha cùa máy phát, phụ thuộc vào đặc tính
điều chỉnh cần có.
Trên hinh 3.11 biểu thị bộ điều chỉnh điện áp lắp bên trong máy phát điện. Dòng kích
từ cùa máy kích từ (xoay chiều tần số cao) được đưa qua bộ chỉnh luxi bởi các diod. Sau đó
mạch được mắc nối tiếp với một bộ gồm tụ điện và điện trở (nhằm san bằng dòng điện rồi
được đưa vào mạch kích từ). Trong mạch kích từ còn có áptomat khử từ trưòrng. Khi máy
phát bị ngắt đột ngột, áptomat khử từ trường sẽ đóng mạch kích từ vào một điện trở khử từ
trường. Mạch kích từ dự phòng khi cần thiết sẽ được đóng trực tiếp vào cuộn dây kích từ
mà không qua bộ tự động đóng dự phòng. Do đó khi kích từ dự phòng sẽ không tự động
điều chỉnh được điện áp.

Bộ điều chỉnh u

H ình 3,11. Bộ điều chình điện áp lắp trong máy phát điện.

3.2.5. C h ế độ là m việc củ a m á y p h á t
ỉ). C hểđộ làm việc bình thường của máy phát là chế độ làm việc ứng với các tham số định
mức hoặc các tham số gần với định mức. Các tham sổ của máy phát gồm: công suất, dòng
stator, dòng rotor, tần số, hệ số công suất, nhiệt độ và áp suất của môi chất.
Dòng điện lâu dài cùa stator và rotor phải nhỏ hơn giá trị cho phép. Nếu nhiệt độ
cùa môi trường làm mát thấp thì có thể tăng công suất cùa máy phát. Nếu nhiệt độ của môi
trường làm mát cao hcm giá trị cho phép thì dòng điện stator và rotor phải giảm đến giá trị
mà nhiệt độ cùa các cuộn dây không thể vượt quá trị số cho phép.

75
p, %

N® cosọ s%
1 0 ,8 100
2 0,7 94
3 0 ,6 90
4 0,5 87
5 0,4 85
6 0,3 83
7 0 ,2 81,5
8 0 ,1 80,5

Q, %

H ình 3.12. Biểu đồ công suất giới hạn của máy p h á t phụ thuộc vào hệ số c o s ọ :
a - đưòfng giới hạn theo dòng stator; b - đường giới hạn theo dòng của rotor.

Máy phát với hệ thống làm mát gián tiếp khi hệ số cos(p=0,8 có thể làm việc với
công suất tác dụng bằng công suất định mức toàn phần, nếu tuabin cho phép sự quá tải này.
Sự làm việc của rotor khi đó thậm trí còn nhẹ nhàng hơn ở chế độ định mức, vì dòng kích từ
giảm do sự tác động từ hoá của phụ tải phản kháng giảm. Yếu tố giới hạn toàn phần trong
trường hợp này chính là dòng stator. Biểu đồ công suất giới hạn cùa máy phát phụ thuộc
vào hệ số cosọ được thể hiện trên hình 3.12.

Đường thẳng 1 với hệ số công suất COS(P=0,8 ứng với chế độ 100% công suất máy
phát, đường 8 ứng với hệ số COSỌ=0,1 và 80,5%. Khi phụ tải tác dụng nhỏ hơn giá trị định
mức, máy phát có thể nhận phụ tải phản kháng lớn hơn giá trị mà nó có thể gánh được ở chế
độ định mức. Yếu tố xác định giới hạn trên của phụ tải phản kháng ứng với các giá trị giàm
của phụ tài tác dụng chính là dòng rotor, dòng này không được vượt quá giá trị ở chế độ
định mức.
Khả năng của máy phát được giới hạn bởi sự tác động nhiệt đối với các phần khác
nhau của máy. Hình 3.13 biểu thị đường đặc tính khả năng của máy phát, còn gọi là đường
chữ D (vì trông nó giống hình chữ D). Đưòng đặc tính này có ba thành phần giới hạn : đốt
nóng của trường nhiệt, đốt nóng của lõi thép và đốt nóng cùa các đầu cực. Các cuộn dây
được nối với các đầu cực, chính vì vậy giới hạn nhiệt cùa các đầu cực cũng là giới hạn nhiệt
cùa các cuộn dây. Các tuabin thường được thiết kế với công suất thấp hơn so với máy phát,
bởi vì các máy phát thường phải cung cấp hoặc tiêu thụ một lượng công suất phản kháng để
duy trì điện áp (đường 4 hình 3.13 biểu thị giới hạn cùa động cơ sơ cấp).
Nếu các tham số cùa máy phát gần đến giá trị giới hạn thì sẽ có tín hiệu cảnh báo
xuất hiện, lúc đó các thiết bị bảo vệ và nhân viên vận hành sẽ phải áp dụng các biện pháp
thích hợp để khống chế.

76
H ìn h 3.13. Đường cong khả năng máy phát :
1- Giới hạn trường nhiệt ; 2 - Giới hạn đốt nóng lõi thép;
3 - Giới hạn đốt nóng cuộn dây ; 4 - Giới hạn động lực của tuabin;
p - Công suất tác dụng trên cực máy phát ;
Q f- Công suất phản kháng trên cực máy phát ;
Qpt- Công suất phản kháng tiêu thụ.

2). Chế độ làm việc cho phép của mảy phải điện khi điện áp sai lệch so với giả
trị định mức
Khi điện áp ở đầu cực Stator máy phát điện thay đổi trong giới hạn ±5% -ỉ- ±25% so
với điện áp định mức của máy phát thi cho phép duy trì công suất định mức trong điều kiện
hệ số công suất cosọ có giá trị định mức.

Để duy trì điện áp ờ đầu cực máy phát trong phạm vi cho phép, qui định độ sai lệch
điện áp cho phép ở đầu cực máy phát như sau: A Ucp = ±5%Un

Nếu vận hành với điện áp 95% Un thi dòng điện stato Is tăng cao, cuộn dây và mạch
từ stato bị phát nóng dẫn đến hư hại cách điện của cuộn dây và mạch từ. Khi điện áp của
máy phát giảm xuống dưới 90% Un thì máy phát sè mất ổn định với hệ thống.

Nếu vận hành với điện áp u >105% Un thì từ thông chính ộo tăng, mạch từ bị phát
nóng làm hư hại cách điện của các lá thép và cuộn dây. Nếu điện áp u > 110% Un thì cách
điện củạ cuộn dây dễ bị chọc thủng, điều đó không cho phép đối với hộ tiêu thụ, khi điện áp
tăng các thiết bị điện sẽ bị hư hỏng.

Khi điện áp thay đổi từ 90% đến 110% thì dòng điện và công suất toàn phần của

77
máy phát điện được quy định sao cho phù hợp. Ví dụ sự thay đổi cùa công suất và dòng
điện của máy phát ở nhà máy điện PL được cho trong bảng 3.3

Bảng 3.3. Dòng điện và công suất thay đổi theo quy định điện áp

U(V) 11550 11450 11340 11240 1030 11000 10500 9980 9450
S(MVA) 127,1 129,7 133,7 135,6 138,4 141,2 141 ,2 141,2 132

6363 6518 675 6980 7140 7570 7760 8150 8150

3). Chế độ làm việc của máy phát khi tần sổ thay đổi
Quy chuẩn vận hành cho phép tần số của máy phát dao động trong phạm vi
Á fcp = ± 0,2Hz hay A fcp = ± 0,4%fn

Nếu vận hành máy phát với tần số f<50,2Hz thì rotor và tuabin bị vượt trước tốc độ
60 f 'ì
n = —— làm cho cánh tuabin bị rung, gối trục bị phát nóng do tổn hao ma sát ờ gối trục
p /
tăng. Sự tăng nhanh của tần số có thể làm cho góc pha giữa điện áp của máy phát và điện áp
cùa hệ thống vượt quá giới hạn cho phép Ỗ(Uf,Uht)>Ôcp . niáy phát điện sẽ làm việc mất ổn
định (xem hình 3.14).

ú„r
ủ.
Á
Vùng làm
ỉ việc ổĩì'—-
^ a) định

Hình 3.14. a) Đồ thị véctơ điện áp và b) Đặc tỉnh góc - công suất cùa MPĐ.

Nếu vận hành máy phát với tần số f<49,8Hz thì: Do tần số giảm nên tốc độ quay cùa
rotor giảm dẫn đến điều kiện làm mát của máy phát bị kém đi, máy bị phát nóng. Mặt khác
cánh tuabin cũng bị rung động. Công suất phát ra của máy phát sẽ giảm.

4). Chế độ cho phép của máy phát điện khi kh í H 2 thay đồi
Nếu máy phát điện được làm mát bàng khí hydro H2 mà khi áp lực của H2 nhỏ hom
2,5 kG/cm^ thì không cho phép làm việc. Khi nhiệt độ của H2 lớn hơn định mức dòng điện
của stator và rotor của máy phát điện phải giảm đến mức sao cho nhiệt độ của các cuộn dây
không lớn hơn nhiệt độ cho phép vận hành.

78
Việc giảm áp suất khí hydro so với giá trị định mức sẽ gây nguy hiểm, vì có thể sẽ
có không khí lọt vào máy, còn đối với máy phát áp suất cao có thể dẫn đến sự đốt nóng
cuộn dây. Nếu áp suất khí H2 tăng quá giá trị định mức, có thể làm giảm độ tin cậy của hệ
thống làm mát.
Độ ẩm của khí H2 trong vỏ máy không được vượt quá 85% ở áp suất làm việc, độ
ẩm cùa H 2 tăng sẽ làm giảm độ tin cậy và tuồi thọ của cách điện. Máy phát có hệ thống làm
mát trực tiếp bằng khí hydro có thể làm việc với chế độ làm mát bằng không khí nếu giảm
phụ tải.
Đối với các máy phát làm mát gián tiếp bằng khí hydro thì không thể làm việc với
chế độ làm mát bằng không khí được. Độ sạch cùa khí hydro cũng làm ảnh hưởng đến chế
độ làm mát. Nếu độ sạch giảm đi 1% thì hiệu quả làm mát giảm 10^11%. Thành phần ôxy
trong máy phát không được vượt quá 1,2 %, nếu điều kiện này không được đảm bảo thì có
thể dẫn đến nguy cơ hình thành hổn hợp gây nổ.
Ví dụ sự giảm dòng điện của stator máy phát điện theo nhiệt độ của H2 ở nhà máy
điện PL được ghi trong bảng 3.4 sau.
Bảng 3.4. Sự giảm dòng điện của stator máy phát điện theo nhiệt độ của khí hydro H 2
ở nhà máy nhiệt điện PL

t(°C) 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52

5,2
1 siator 7,6 7,53 7,4 7,3 7,2 7,03 6,87 6,72 6,56 6,41 6,17 5,94 5,71 5,5
4

Khi nhiệt độ của H2 tăng hơn định mức trong giới hạn 37 42°c thì cho phép dòng
stator giảm 1,5% (1 16A/1°C), từ 42h-47°C thi dòng cho phép stator giảm 2,5% (ISSA/l^’C),
từ 47^52°C thì dòng của stator giảm 3% (233A/l'’C). Nghiêm cấm máy phát điện làm việc
khi nhiệt độ của H2 ở đầu vào vượt quá giới hạn 52”c. Trong trường hợp này với việc giảm
phụ tải toàn phần của nhà máy thì trong thời gian 3 phút phải tim cách giảm nhiệt độ của H2
xuống bằng cách cắt máy sự cố ra khỏi lưới bằng tay.

5). Chế độ làm việc với phụ tải không đối xứng
Khi phải làm việc ở chế độ không đối xứng, trong dòng điện của stator xuất hiện
thành phần thứ tự nghịch. Thành phần này sinh ra từ thông thứ tự nghịch, dẫn đến sự hình
thành từ trường quay ngược chiều. Điều đó !àm tăng độ đốt nóng, tăng tổn thất, tăng độ
rung, đặc biệt đối với máy có cực từ lồi. Chỉ cho phép máy phát điện làm việc lâu dài khi
hiệu số dòng điện trên các pha không lớn hơn 10 % so với dòng điện định mức (đối với máy
phát tuabin hơi) và không quá 20%In (đối với máy phát tuabin nước). Khi đó không cho
phép dòng điện bất cứ pha nào được lớn hơn trị số cho phép đã quy định trong chế độ đối

79
xứng, dòng điện thứ tự nghịch trong trường hợp này có trị số khoảng 5%-i-7% dòng điện thứ
tự thuận. Khi xẩy ra mất đối xứng quá trị số cho phép cần có các biện pháp loại trừ hoặc
giảm sự mất đối xứng, nếu trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút không thể khắc phục được
thì phải giảm phụ tải và cắt máy phát điện ra khỏi luới.

6). Chế độ cho phép quả tải ngắn hạn


Tốc độ tăng phụ tải tác dụng của máy phát điện được xác định theo điều kiện làm
việc của tuabin, trong trường hợp này dòng điện stator không được tăng nhanh hơn phụ tải
tác dụng của máy phát điện.
Trong chế độ sự cố cho phép máy phát điện quá tải ngắn hạn dòng điện cùa stator và
rotor, trị số quá tải của stator và rotor cho phép các thông sốkhíH2, điện áp và hệ số công
suất ở định mức, các trị số quá tải và thời gian cho phép duy trì được duy trìở nhà máy
nhiệt điện PL cho trong bảng 3.5. và bảng 3.6.

B ảng 3.5. T rị số q u á tải và thòi gian duy trì cho phép theo dòng điện stato r

t (phút) 15 60
Istator ( k A ) 15,52 11,64 10,86 10,09 9,70 9,3 8,9 8,54

Bảng 3.6 T rị số quá tải cho phép của dòng ro to r theo th ò i gian

t (phút) 0,33 1 4 60

írolor(ỉ^) 3,500 2,745 2,196 1,940

* Không áp dụng quá tải sự cố cho các điều kiện làm việc bình thường

8). Chế độ vận hành không đồng bộ


Khả năng máy phát điện vận hành ở chế độ không đồng bộ được xác định theo mức
giảm điện áp và có đủ công suất phản kháng dự phòng của hệ thống, nếu hệ thống cho phép
máy phát điện làm việc ở chế độ không đồng bộ thì khi mất kích từ phải lập tức cắt áptomat
khử từ trường và giảm phụ tải tác dụng đến 60% công suất định mức trong thời gian 30
giây, tiếp theo giảm công suất 40% công suất định mức trong thời gian 1,5 phút.

Trường hợp này cho phép máy phát làm việc ờ chế độ không đồng bộ trong thời 30
phút kể từ thời điểm bắt đầu mất kích từ để tìm ra nguyên nhân sự cố và sửa chữa, nếu sau
30 phút không tìm ra nguyên nhân thì phải đưa kích từ dự phòng vào làm việc.

3.3. Máy biến áp điện lực


Máy biến áp điện lực là thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi điện áp trong mạng
điện xoay chiều. Sơ đề kết cấu của máy biến áp được thể hiện trên hình 3.15.

80
3.3.1. Đ ặc đ iể m k ế t cẩ u
1). Mạch từ: Mạch từ của máy biến áp được làm bằng thép kỹ thuật gồm các lá thép dát
mòng có sơn cách điện để cách ly các lá thép với nhau với mục đích giảm dòng điện xoáy
chạy trong lõi thép, do đó' làm tăng hiệu suất cùa máy biến áp.
2). Các cuộn dây. Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được lồng vào các trụ cùa mạch từ, theo từng
lớp. Các lớp dây được cách điện với nhau. Các cuộn dây của máy biến áp được đấu theo
hình sao hoặc tam giác ứng với các tồ nối dây thích hợp.

H ình 3.15. Sơ đồ kết cẩu máy biến áp dầu 3 ph a 16000/1 lOkV:


a) Cấu tạo máy biến áp; b) Mặt máy biến áp nhìn từ trên xuống;
1- móc vận chuyển; 2- sứ cao áp; 3-sứ tm ng áp; 4- trụ bakelit
5-sứ hạ áp; 6 - khoá chuyển mạch; 7-ống phòng nổ; 8 -rơle hơi
9-bình giãn dầu; 10-thước chỉ dầu; 11-móc nâng ruột máy
12-xà ép gông; 13-bộ lọc khí; 14-đầu ra cuộn cao áp; 15-thiết bị
chuyển mạch cao áp; 16-dây quẩn cao áp; 17-cuộn dây màn
chắn; 18-bộ phin lọc đối lưu; 19-xà tăng cường độ cứng của
đáy; 20-vỊ trí để kích; 21-van tháo dầu; 22-vỏ thùng; 23-bộ tản
nhiệt; 24- cáp cấp điện cho động cơ quạt; 25 -động cơ quạt;
26-bộ truyền động chuyển mạch điều chinh điện áp.

81
3). Vỏ m á y biến áp được chế tạo bằng thép có thể chịu được áp suất cao, bên trong vỏ
máy biến áp cùng với ruột máy (mạch từ và các cuộn dây) là dầu biến thế có nhiệm vụ cách
điện và làm mát cho máy. Quanh thùng máy biến áp người ta lắp các cánh tản nhiệt để tăng
bề mặt tiếp xúc của dầu với môi trường làm mát. Đối với các loại máy biến áp công suất lớn
người ta phải trang bị các hệ thống làm mát bằng quạt hoặc bằng máy bơm nước. Để máy
biến áp làm việc bình thường các tiêu chuẩn của dầu biến thế phải được tuân thủ nghiêm
ngặt. Để đảm bảo thuận tiện cho quá trình vận hành và tránh nhũng sai sót có thể xẩy ra,
trên vỏ của mỗi máy biến áp cũng như trên cửa của tất cả các phòng trong trạm biến áp nhất
thiết phải được ghi số hiệu của máy của trạm và cả của đơn vị quản lý. Trên thùng cùa máy
biến áp một pha phải được biểu thị màu sắc pha tương ứng.

4). Bình giãn nở


Trong quá trình vận hành thể tích của dầu thay đổi theo nhiệt độ đốt nóng, hệ số giãn
nở thể tích của dầu khoảng 0,0007. Nhiệt độ dầu trong thùng có thể đạt tới 110-^ 120 làm
cho khối lượng dầu có thể tăng lên đến 10%. Bình giãn nở được trang bị để chứa lượng dầu
tăng lên này. Với phụ tải định mức, nhiệt độ của dầu không được vượt quá trị số cho phép
ứng với các phương thức làm mát cùa máy (xem phần 2.3.2. chương 2).

5). Bộ hô hấp
Trong quá trình vận hành để giảm hơi ẩm do các tác nhân khác nhau gây nên trong
thùng dầu, người ta sử dụng bộ hô hấp (còn gọi là bộ thở) khử nước trong thùng dầu. Bộ hô
hấp được nối với bình giãn nở qua các ống dẫn, nó có nhiệm vụ hút ẩm cùa không khí trong
bình giãn nở. Các bộ thở khử nước thông thường được dùng với chất hút ẩm silicagel hoặc
các chất làm khô tương tự. Không khí từ môi truờng được dẫn vào bình giãn nở sẽ đi qua
các chất hút ẩm, hơi nước được các hạt hút ẩm giữ lại làm cho không khí khô. Việc kiểm tra
và thay thế các hạt hút ẩm được thực hiện định kỳ (thường khoảng 3-Ỉ-12 tháng phụ thuộc
vào loại hạt hút ẩm). Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ hô hấp được thể hiện trên hình 3.16.

Khi bình dầu phụ (bình giãn nở) hít khí vào (chẳng hạn do phụ tải giảm), dòng
không khí chạy qua bộ hô hấp vào trong thiết bị. Bộ hô hấp (A) sẽ rút không khí ẩm và ấm
từ khoảng trống (B) hoặc từ bên ngoài (C) theo ống dẫn hẹp và đưa nó đi qua chất hút ẩm
silicagel đến buồng sấy (E). Tại đây có một thiết bị tạo nhiệt bằng điện đuợc sử dụng luân
phiên làm nóng và lạnh ống dẫn để loại trừ hơi ẩm và đẩy nó thoát ra theo ống dẫn (F).
Không khí lạnh và khô sau đó được dẫn đến buồng chứa (D). Như vậy một lượng hơi ẩm
của máy sẽ bị đào thải. Trong thực tế người ta áp dụng nhiều model khác nhau cùa bình hô
hấp, dưới đây sẽ trình bày một số dạng cơ bản:

82
H ình 3.16. Sơ đồ nguyên lý của bộ hô hấp làm khô không khí.

a) Bộ hô hấp làm khô H B P (hình 3.17.a) áp dụng cho các loại máy biến áp cỡ nhỏ
có lượng dầu ít. Thân bình và cốc dầu được đúc trong chất polycarbonat cứng cho phép
chống lại sự tác động cơ học và sự ngấm nước. Chất hút ẩm được sử dụng là silicagel. Vật
liệu trong suốt cùa bình cho phép quan sát được chất hút ẩtn từ khoảng cách xa. Mô hình cải
tiến của bộ thờ này là HBP/2 cho phép áp dụng đối với các loại máy biến áp công suất lớn
hơn.

^ .... -
r.,: Ị
ffHHI
không khí đi qua
Nút bình
chất công tác
T h ^ bình
Chất hút ẩm
ệ chất hút ẩm
Màng ngăn
{■ ^%
r

màng chắn

Í

Cửa không khí


Cốc dầu
a) b)
H ình 3.17. Bộ hô hấp HBP (a) và bộ hô hấp HB (b).

83
b) Bộ hô hấp làm khô H B (hinh 3.17.b) áp dụng cho các loại máy biến áp cỡ lớn,
chất công tác được làm từ polycarbonat có bổ sung chất bảo vệ bằng lớp polythen với
màng kim loại.
c) Bộ hô hấp DB 100 (hình 3.18) được coi là bình hô hấp miễn bảo dưSng vi chất
silicagel trong bình không cần phải thay thế trong suốt thời gian vận hành.
Khi binh dầu phụ hít khí vào, dòng không khí chạy qua bộ lọc kim loại đã được làm
nóng vào trong thiết bị. Trong khoang chứa hạt hút ẩm nước sẽ bị giữ lại làm cho không khí
khô trước khi đi vào bình dầu phụ qua các ống dẫn. Trên mặt bích cùa bộ thở này có gắn
một cảm biến độ ẩm, khi độ ẩm vượt quá trị số định trước, chất hút ẩm sẽ được đun nóng
bởi điện trở sấy gắn trong khoang làm khô. Nhiệt độ đốt nóng được kiểm soát bởi một cảm
biến nhiệt độ, đặt tại mặt bích kết nổi. Hơi nước tạo ra bởi quá trình đốt nóng được ngưng tụ
do đối lưu trong bộ thở ở mặt bích kim loại phía đáy. Nước ngụng tụ được thoát ra ngoài
qua bộ lọc.
ưu điểm cùa loại bình hô hấp này là không cần phải thay thế chất hút ẩm vì bản
thân chất hút ẩm cũng được sấy thường xuyên; Hệ thống có thể tự giám sát hoặc được giám
sát từ xa bởi hệ thống tự động điều khiển; Không gây ô nhiễm môi trường và rất dễ lắp đặt
khi nâng cấp thiết bị.

a) b)
H ình 3.18. a) Hình dạng bao quát của bộ hô hấp ọp 100;
b) Bộ hô hấp DP ỉ 00 lắp trên máy biến áp.

84
5). Bộ điều chỉnh điện áp
Một trong những biện pháp điều chỉnh điện áp trong mạng điện có hiệu quả cao
nhất là chuyển đầu phân áp. Các cuộn dây sơ cấp của các máy biến áp được chế tạo với
nhiều đầu ra. Đối với các máy biến áp tiêu thụ thường có 5 cấp là - 5; - 2,5%; 0; +2,5 và
+5%. Đối với các máy biến áp lớn số cấp nhiều hơn và khoảng cách giữa các cấp cũng nhỏ
hcm. Bộ điều áp dưới tải (DAT) được thiết kế để tự động chuyển nấc máy biến áp phụ thuộc
vào sự thay đổi của phụ tải để luôn duy trì trị số điện áp cho phép trên thanh cái của trạm
biến áp. Các đầu phân áp được đặt ở các cuộn dây phía cao áp, chúng được gắn với bộ
chuyển nấc. Sở dĩ bộ điều áp đặt ở phía cao áp là vì phía cao áp có dòng điện bé hơn phía hạ
áp nhiều nên tiết diện dây dẫn bé hơn, kết cấu tiếp điểm gọn nhẹ hơn, sự điều chỉnh nhẹ
nhàng hon và giảm nhỏ được công suất cùa động cơ điều chinh bộ điều áp. Các bộ DAT
làm việc theo các phương pháp dập hồ quang khác nhau như dập trong dầu, trong chân
không, bằng bán dẫn vv. trong số đó phương pháp dập hồ quang trong dầu được áp dụng
nhiều hơn cà.
Căn cứ vào công suất và đặc điểm đặt máy người ta thường chế tạo 2 loại bộ điều áp:
- Bộ điều áp không tải.
- Bộ điều áp dưới tải.
a) Bộ điều áp không tải
Bộ điều áp không tải (hình 3.19) được đặt ờ tất cả các máy biến áp có điện áp từ
6-^220kV. Khi Sn ^ 5600kVA, Un < 38,5kV thì thuòoig bộ điều áp chỉ có 2 nấc điều chỉnh
điện áp, phạm vi điều chinh AUđc= ± 5% U n. Các máy biến áp có Sn trên 5600kVA và tất cả
các máy có Un>38,5kV thì dùng bộ điều áp có 4 nấc điều chỉnh điện áp: ±2x2,5%Un.
Trường hợp đặc biệt thi +2,5% và -3x2,5% hoặc - 4x2,5%Un.

H ình 3.19. Sơ đồ nguyên lý bộ điểu áp không tải có 2 nấc điều chỉnh:


1- Bộ thay đổi đầu phân áp. 2- Tay chuyển nấc phân áp.

Khi máy chuẩn bị làm việc, chọn trước một đầu phân áp thích hợp để trong các chế
độ vận hành khác nhau điện áp cùa mạng đều không lệch quá phạm vi cho phép, sau đó
đóig máy vào vận hành. Khi máy đã mang tải, nếu muốn điều chỉnh điện áp phải cắt phụ

85
tải, tách máy ra khỏi lưới rồi xoay nấc phân áp về nấc muốn chọn, cuối cùng đóng máy vào
làm việc và đóng phụ tải cho máy.
Như vậy, nguyên tẳc làm việc của bộ điều áp không tải chỉ được điều chỉnh đầu phân
áp khi máy không tải.
b) Bộ điều áp dưới tải
Bộ điều áp dưới tải thường được đặt ở những máy có công suất lớn công suất
Sn > 7500RVA và Un>38,5kV. Sự điều chỉnh điện áp được thực hiện một cách linh hoạt và
không bị gián đoạn cung cấp điện. Sơ đồ bộ điều áp dưới tải được thể hiện trên hình 3.20.

H ình 3. 20. Sơ đồ bộ tự động điểu áp dưới tải của máy biến áp:
1- hộp điều khiển; 2- trục truyền động; 3- hộp truyền động; 4- hộp công tắc;
5 - hộp lưỡi dao; 6 - cuộn dây sơ cấp; 7 - sứ trung tính;
8 - sứ cao áp.

Cuộn dây cao áp được chia làm hai phần: Phần có số vòng dây không đổi và phần có
số vòng dây thay đổi (hình 3.21) nhờ các đầu phân áp, phạm vi điều chinh điện áp AUđc =
± (10-ỉ-16)%Un. Việc thao tác chuyển đổi nấc máy biến áp được thực hiện nhờ bộ truyền
động. Nếu bộ truyền động được thiết kế riêng cho từng pha thì cần luxi ý vị trí cùa nó ở các
pha phải hoàn toàn giống nhau. Để việc chuyển đổi nấc không làm hở mạch sơ cấp, bộ
chuyển đổi gồm có 2 chổi động mắc với mạch kháng điện Xkđ (hình 3.21 .b). Khi chuyển từ
nấc này sang nấc kia, đầu tiên chổi thứ nhất chuyển sang nấc bên cạnh trước, lúc đó tạo
thành một mạch khép kín với cuộn kháng điện. Giá trị của cuộn khàng điện được chọn sao
cho dòng điện chạy trong mạch không vượt quá giá trị cho phép đã tính trước. Sau đó chổi

86
thứ hai được chuyển sang, nếu lúc này điện áp thứ cấp đã đạt yêu cầu thì quá trình kết thúc,
nếu điện áp chưa đạt yêu cầu thi chổi động thứ nhất lại tiếp tục di chuyển sang nấc tiếp theo
và quá trinh lặp lại cho đến khi mức điện áp đạt yêu cầu. Các bộ điều áp dưới tải cần phải
đạt đuợc những yêu cầu sau:

- Phải làm việc bình thưỏfng ở nhiệt độ -5 - ỉ- +45°c và nhiệt độ dầu đến 100°c ;
- Chịu được quá tải và có thể điều chỉnh được ngay cả khi quá tải 200%;
- Tác động nhẹ nhàng, thời gian chuyển nấc không quá lOs.

í? A
H ình 3.21. a) Sơ đồ bộ nguyên lý
“2
bộ điều áp dưới t ả i : W
:3 ầ.
TQ-Tay quay; KĐ - Kháng điện; .......
-Ä L
CL - Dao cách ly b
1
b) Sơ đồ cơ cấu thừa hành điều : 6 ■
1
chinh điện áp dưới tải. ; 7 1
%
A
> ^ — ^
b) ■9

Trong những năm gần đây người ta đã cho ra đời bộ điều áp dưới tải với công nghệ
đóng ngắt trong chân không dùng cho kiểu lắp trong thùng (hình 3.22.C) gọi là thiết bị
VACUTAP OLTC của hãng MR (Maschinenfabrik Reinhausen). Đây là loại điều áp dưới
tải tiên tiến có năng lượng tiêu thụ thấp, sự hao mòn tiếp điểm nhỏ, không gây tương tác với

87
môi trường xung quanh, vì vậy không gây sự tác động oxy hoá trong quá trình chuyển nấc,
do đó không gây ảnh hưởng đến dầu cách điện, cho phép kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Thiết
bị này chỉ cần bảo dưỡng sau 300000 lần vận hành mà không cần phải quan tâm trong suốt
thời gian làm việc, điều đó cho phép giảm đáng kể chi phí vận hành và kiểm tra bảo dưỡng,
Tuy nhiên do giá thành khá cao nên hiện tại ờ nước ta các thiết bị loại này mới chỉ được
trang bị cho một số máy biến áp 11 OkV trở lên.

H ình 3,22. Bộ điều áp dưới tải:


a) Bộ điều áp dưới tải chuyển
nấc trong dầu;
b) Bộ điện áp dưới tải chuyển
nấc trong chân Ichông;
c) Hình dạng bao quát của bộ
điều áp VACƯTAP OLTC.

.i
3.3.2. Các phương thức làm mát máy biên áp
Tuỳ thuộc vào công suất định mức cùa máy biến áp mà người ta áp dụng các
phưoTig thức làm mát khác nhau.

1). Làm mát bằng không kh í tự nhiên


Các máy biến áp làm mát bằng không khí tự nhiên gọi là máy biến áp khô, ờ đó
luồng không khí tự nhiên tràn qua máy biến áp và làm mát nó. Cách làm mát này hiệu quả
rất thấp nên người ta phải sử dụng cách điện tăng cường, làm cho giá thành của máy cao
hơn so với các máy biến áp dầu đến trên 3 lần. Loại máy biến áp khô chỉ chế tạo với công
suất đến 750 kVA.

88
2). L à m m á t b ằ n g s ự đ ố i lư u tự n h iê n củ a d ầ u
Các máy biến áp có ký hiệu là TM là các loại máy được làm mát bằng sự đối lưu tự
nhiên của dầu trong máy (hình 3.23), theo nguyên tắc dầu nóng được đẩy lên phía trên còn
dầu nguội hơn thì đi xuống phía dưới. Để tăng bề mặt làm mát, người ta chế tạo các cánh
tản nhiệt dạng hình ống gắn trên thùng biến áp. Kiểu làm mát này thường được áp dụng đối
với các máy biến áp có công suất dưới 16 MVA.

H ình 3.23. Làm mát máy biến áp


bằng sự đổi lưu dầu tự nhiên:
1 - thùng dầu; 2 - phần tản nhiệt;

3- ống tản nhiệt.

3). Làm mát máy biến áp bằng sự đổi lưu của dầu cỏ sự trợ giúp của các máy
quạt (hình 3.24). Các máy biến áp có ký hiệu TMẨ được làm mát theo nguyên tắc kết hợp
giữa dầu và không khí thổi.

H ình 3.24. Hệ thổng làm mát bằng dầu tự nhiên kết hợp với quạt thổi:
1- thùng; 2- phần tản nhiệt; 3 -ống góp; 4 - ống tản nhiệt; 5- hệ thống quạt.

89
4). Làm mát mảy biến áp bằng tuần hoàn cưỡng bức dầu và không khỉ
Các máy biến áp (công suất từ 80 MVA trở lên) có ký hiệu TM^i(, được làm mát
theo nguyên tẳc làm đối lưu cả dầu và không khí (hình 3.25). Một máy bơm được đặt ở mặt
bích trên của máy biến áp để hút dầu đẩy vào bộ phận tản nhiệt cưỡng bức do các máy quạt
thổi. Hiệu suất làm mát theo phương thức này tương đối cao.

H ình 3.25. Hệ thống làm mát bằng


dầu và không khí cưỡng bức:
1 - thùng;
2 - bộ phận tản nhiệt;
3- bơm dầu;
4- bộ phận tản nhiệt;
5- hệ thống quạt.

5). Làm mát bằng sự lưu thông của dầu và nước


Các máy biến áp có công suất rất lớn ký hiệu TMLỊ, được làm mát theo nguyên tắc
luii thông tuần hoàn của cả dầu và nước.
Một máy bơm ly tâm được lắp vào mặt bích trên của máy biến áp để hút dầu nóng
đưa đến bộ phận làm mát bằng nước, nơi có đặt một máy bơm ly tâm khác đưa nước lạnh
tới hệ thống này (hình 3.26). Dầu sau ỉchi đựợc làm nguội lại trờ về thùng từ phía đáy. Loại
làm mát này khá hiệu quả nhưng rất cồng kềnh, nên chỉ áp dụng đối với các loại máy biến
áp đặc biệt có công suất lớn.

dầu

Ị .2 nước lanh

= - □
nước nóng

H ình 3.26. Hệ thống làm mát bằng dầu và nước tuần hoàn cưỡng bức.
1- bơm dầu; 2- bộ phận trao đổi nhiệt; 3-bộ phận phân ly không khí.

90
3.3.3. Khả năng mang tải của máy biển áp:
Tuổi thọ trung bình cùa máy biến áp được xác định theo sự già cỗi cùa cách điện.
Trong quá trình làm việc đôi khi máy biến áp phải làm việc quá tải. Quá tải của máy biến áp
là lượng phụ tải qua máy mà làm cho hao mòn cách điện cùa các cuộn dây vượt quá giá trị
so với chế độ làm việc bình thường. Tồn tại 2 dạng quá tài là quá tải sau sụ cố và quá tải
theo chu kỳ;
- Quá tải sau sự cố: Theo quy trình quy phạm về vận hành trạm biến áp, cho phép trong
thời gian sự cố một trong các máy biến áp làm việc song song, máy biến áp còn lại có thể
làm việc quá tải 40% liên tục không quá 6 giờ trong thời gian không quá 5 ngày, nếu hệ sổ
điền kín đồ thị phụ tải không lớn hơn 0,75 (k<jk<0,75). Tức là điều kiện làm việc quá tải của
^ f ^ r t .1 /
•Ằ
máy biên áp được xác định theo biêu thức:

< 0,75 (3.6)


l ’4.SnBA
Sssc - Phụ tải sau sự cố trong một máy biến áp.

k,

__ 0,60
1,30 --0,65
^ ^ 0 70
1,25 ^ 0.75
ÌO
1,20- ữ;55
^ 0 ,9 0
1,15 J 0.9;
,0 0
1,00

0 8 12 16 20 t, h/ngày

Hình 3.27. Biểu đò quá tải cùa mảy biến áp dầu phụ thuộc vào hệ sổ điền kín
đồ thị phụ tải.

- Quá tái chu kỳ của máy biến áp ở giờ cao điểm được xác định do máy làm việc non tải ở
các thời điểm khác trong ngày. Quá tải chu kỳ và thời gian quá tải cho phép cùa máy biến
áp phụ thuộc vào hệ số điền kín đồ thị phụ tải, hệ số mang tải trước đó, nhiệt độ của môi
trưòng xung quanh, hằng số thời gian đốt nóng vv. Hệ số quá tải chu kỳ phụ thuộc vào hệ
số điền kín đồ thị và thời gian làm việc quá tải cùa máy biến áp dầu biểu thị trên hình 3.28.

91
Sự quá tải theo chu kỳ còn phụ thuộc vào hệ số mang tải trước đó (ký hiệu là ki),
nhiệt độ môi trường xung quanh và hằng số thời gian đốt nóng. Trên hình 3.28. biểu thị
quan hệ phụ thuộc của hệ số quá tải (ký hiệu là k2=kqt) với thời gian quá tải cho phép và hệ
số mang tải trước đó đối với một số loại máy biến áp ờ các điều kiện nhiệt độ môi trường
khác nhau.
Quy tắc quá tải 3 %: Khả năng làm việc quá tải của máy biến áp cũng có thể được xác định
theo quy tắc "quá tải 3 %". Quy tắc này được phát biểu như sau: Tất cả các máy biến áp có
hệ số điền kín đồ thị phụ tải (kđk) nhỏ hơn 1 0 0 % thì cứ mỗi 10 % giảm của kđk sẽ cho phép
quá tải 3 % so với công suất định mức, nếu giá trị trung bình của nhiệt độ môi trường xung
quanh không lớn hon 35°C:

(3.7)
10

1^.
1.9
1,8
1,7 !)h
1,6 1
1,5 \
1,4 1
1,3
1.2 41
1,1
1.0
2^

0 0,5 1,0 k

H ình 3.28. Biếu đồ xác định quá tải chu kỳ của các máy biến áp dầu:
kqt = k 2 - hệ số quá tải; ki - hệ số mang tải trước đó.
a) S n B A -1-lO O O kV A ở 00 = 20°C ; b) SnBA= 1000^32000kVA ở 00 = 20°c.

Đối với các máy biến áp chưa được nhiệt đới hoá mà được chế tạo tại các nước châu
Âu với khí hậu ôn đới nơi có nhiệt độ trung bình 5 °c và nhiệt độ cực đại trung bình 35 °c,
thì công suất định mức của máy biến áp cần phải hiệu chỉnh theo biểu thức sau:

1 _ Qm - 3 5 >
(3.8)
100 100

6 tb và 0M - nhiệt độ trung bỉnh và nhiệt độ cực đại thực tế tại nơi đặt máy biến áp;

92
Sn - công suất định mức cùa máy biến áp (ghi trong lý lịch máy);
- công suất máy biến áp hiệu chinh theo nhiệt độ.

3.4. Động cơ không đồng bộ 3 pha


Động cơ điện không đồng bộ 3 pha còn gọi là động cơ dị bộ 3 pha là thiết bị được sử
dụng hết sức rộng rãi trong sản xuất, nó có cấu tạo gồm 2 bộ phân chính là phần tĩnh hay stator
và phần động hay rotor. Mạch từ cùa cả stator và rotor được ghép bằng các lá thép mỏng quét
son cách điện để giảm tổn thất do dòng điện Fucô gây nên. Tuỳ thuộc vào cấu tạo của rotor
phân biệt động cơ rotor ngắn mạch và động cơ rotor dây quấn. Sơ đồ cấu tạo của động cơ dị bộ
được thể hiện trên hinh 3.29.

Móc để vận
Vò máy chuyển Cuộn dây
Rotor ỵ Stator
Cách điện
Quạt
Mặt bích

Lá thén Rotor
h) , ổ tra mỡ
ổ bi

Hộp đầu
cực

Tấm đệm
của nắp T - ,
LỖ thoát nước
Tấm đệm
cùa vô

H ìn h 3.29. Sơ đồ cẩu tạo của động cơ dị bộ:


a) Hình dạng bao quát; b) Sơ đồ cấu tạo động cơ.

93
Cuộn dây stator cùa động cơ là dây đồng cách điện hoặc thanh đồng cách điện bằng
vải son hoặc mica. Cuộn dây sau khi được đưa vào rãnh của rôto, rãnh đã được cách điện,
rồi nêm chặt và tẩm sơn, sấy như đối với cuộn dây của rôto dây quấn. Các động cơ được
làm mát bằng quạt gắn ngay trên đầu trục. Hộp đầu cực được đặt để có thể dễ dàng chuyển
đổi tổ đấu dây cùa động cơ. Các cuộn dây cùa động cơ 3 pha được nối với nhau theo sơ đồ
hình tam giác hoặc sơ đồ hình sao tuỳ theo mức điện áp đưa đến đầu cực (hình 3.30).
Rotor của máy điện xoay chiều có hai loạiirotor lồng sóc; rotor dây quấn. Trong các
động cơ rôto dây quấn, cuộn dây rôto có hai dạng chính, đó là dạng cuộn dây và dạng thanh,
trong đó dạng thanh thực hiện ở các máy có công suất trung bình và lớn.

Từ lưới Từ lưới

a) b)

H ình 3.30. Bố trí đầu ra của các p h a ở hộp đẩu dây:


a) Khi nối hình sao; b) Khi noi hình tam giác.

Tóm tắt chương 3

Đặc điểm kết cẩu của tuabin


Tuabin hơi có cấu tạo gồm hai xilanh, xilanh cao áp và xilanh hạ áp, có 8 cửa trích hơi
không điều chinh.
* Hệ thống điều chình tuabin
- Van stop là van chặn đảm bảo đóng kín không cho hơi từ đường ống hơi chính lọt vào
tuabin.
- Van điều chinh tốc độ gồm 4 van để cấp hơi vào tuabin
- Khối điều chinh tốc độ gồm vòng bay điều chinh tốc độ, khối ngăn kéo giữa, ngăn kéo
trên và ngăn kéo dưới.
- Ngăn kéo dầu an toàn có nhiệm vụ nhận các xung bảo vệ tác động đến để đóng van stop
và van điều chỉnh ngừng tuabin.
- Máy ngắt điện tìr là nơi thừa hành các tín hiệu bảo vệ công nghệ gửi đến.

94
- Chốt bảo vệ nguy cấp dùng để ngừng khẩn cấp tuabin khi ở ngoài máy có hiện tượng
không bình thường .
- Bộ hạn chế công suất dùng để hạn chế bớt công suất do mọi nguyên nhân.
- Zôlônhich có nhiệm vụ nhận các xung và truyền đến servomotor để đóng mở các van điều
chỉnh.
- Servomotor có nhiệm vụ đóng mở các van điều chỉnh.
Máy phát điện
* Đặc điểm kết cấu
a, Vỏ stator được chế tạo liền khối không thấm khí.
b, Stator có lõi được cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật điện, cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2
lớp sơ đồ nối sao kép gồm 9 đầu ra.
c, Rotor đuợc rèn liền khối bằng thép đặc biệt, lõi được khoan xuyên tâm để đặt các dây nối
các cuộn rotor đến chổi than, các vòng dây rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên
các khe thông gió.
d, Bộ chèn trục dùng để giữ khí H2 không thoát ra ngoài theo dọc trục.
e, Bộ làm mát gồm 6 bộ bố tri bao bọc phần trên và dọc ứieo ửiân máy phát..
f, Thông gió cho máy phát điện được thực hiện theo chu trình tuần hoàn kín.
* Hệ thống làm mát
Làm mát gián tiếp được thực hiện bằng cách thổi môi chất là không khí tự nhiên hoặc khí
hydro qua các khe hở giữa stator và rotor và các khe hở được chế tạo vớimục đích làm mát.

* Hệ thống kích từ
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều.
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiều chỉnh lưu.
- Hệ thống kích từ dùng chinh luxi có điều khiển.

Máy bien áp điện lực


* Đặc điểm kết cấu
- Mạch từ của máy biến áp được làm bằng thép kỹ thuật gồm các lá thép dát mỏng có sơn
cách điện để cách ly các lá thép với nhau .
- Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được lồng vào các trụ của mạch từ, theo từng lớp.
- Vỏ máy đuợc chế tạo bằng thép có thể chịu được áp suất cao, bên trongvỏ máy biến áp
cùng với ruột máy (mạch từ và các cuộn dây) là dầu biến thế có nhiệm vụ cách điện vàlàm
mát cho máy.

95
* Chế độ nhiệt cùa máy biến áp
Các phương thức làm mát máy biển áp
a). Làm mát bằng sự đối lưu tự nhiên của dầu.
b). Làm mát máy biến áp bằng sự đối lưu của dầu có sự trợ giúp cùa các máy quạt.
c). Làm mát máy biến áp bằng tuần hoàn cưỡng bức dầu vàkhông khí.
d). Làm mát bằng sự liru thông của dầu và nước.
e). Làm mát bằng không khí tự nhiên.
* Khá năng mang tải của máy biến áp:
- Quá tải sau sự cố cho phép trong thời gian sự cố, máy biến áp còn lại có thể làm việc quá
tải 40% liên tục không quá 6 giờ trong thời gian không quá 5 ngày, nếu hệ số điền kín đồ thị
phụ tải không lớn hơn 0,75 (kđk^ 0,75).
- Quá tải chu kỳ và thời gian quá tải cho phép của máy biến áp phụ thuộc vào hệ số điền
kín đồ thị phụ tải, hệ số mang tải trước đó, nhiệt độ của môi trường xung quanh, hằng số
thời gian đốt nóng vv.
Quy tắc quá tái 3: Tất cả các máy biến áp có hệ số điền kín đồ thị phụ tải nhỏ hơn 100% thì
cứ mỗi 10 % giảm của k<ík sẽ cho phép quá tải 3 % so với công suất định mức, nếu giá trị
trung bình của nhiệt độ môi trường xung quanh không lớn hơn 35°c.

Câu hỏi ôn tập chương 3


1. Đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc cùa tuabin;
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuabin hơi trong quá trình vận hành và các trường hợp
ngừng tuabin khẩn cấp.
3. Hệ thống điều chinh tuabin
4. Đặc điểm và kết cấu cùa máy phát.
5. Các chế độ làm việc cùa máy phát.
6. Đặc điểm kết cấu của máy biến áp.
7. Chế độ nhiệt và các phương thức làm mát máy biến áp.
8. Khả năng mang tải của máy biến áp.

96
Chương 4
CHẾ Đ ộ LÀM VIỆC KINH TÉ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN

4.1. Đại cương


Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong vận hành hệ thống điện (HTĐ) là
đảm bảo tính kinh tế của việc sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng. Để ửiực
hiện yêu cầu đó cần đảm bảo cho HTĐ làm việc với chi phí thấp nhất, muốn vậy cần phải
giảm đến mức tối thiểu chi phí nhiên liệu, tổn thất điện năng.

* Việc giảm chi phí nhiên liệu gồm:

Sử dụng hiệu quả nguồn nước của các nhà máy thủy điện;
Phối hợp hoạt động giữa các nhà máy điện một cách tốt nhất.
* Việc giảm tổn thất điện năng bao gồm:

- Thiết lập chế độ sử dụng điện hợp lý nhất;


Lựa chọn cơ cấu thiết bị vận hành hợp lý;

Phân bố công suất giữa các phần tử hệ thống điện.


Mỗi một nhà máy điện có một chế độ làm việc kinh tế ứng với một giới hạn phụ tải
xác định, tuy nhiên để đảm bảo sự cân bằng với một lượng dự trữ công suất nhất định, đôi
khi buộc phải giũ phụ tải thực tế khác so với mức giới hạn này. Cũng tương tự như để giữ
mức điện áp xác định trong hệ thống và giảm tổn thất điện năng, đôi khi buộc phài để cho
một số tổ máy làm việc thừa, điều đó mâu thuẫn với chế độ làm việc kinh tế cùa các nhà
máy điện này. Việc kết họp các nhà máy điện trong một hệ thống chung sẽ cho phép dung
hoà được các mâu thuẫn và sẽ nâng cao tính kinh tế cùa toàn hệ thống, ư u điểm của hệ
thống điện hợp nhất là:

- Giảm tổng công suất cực đại;


- Giảm iượng công suất dự trữ;

- Cho phép sử dụng tối đa khả năng của các nhà máy điện với nhiên liệu rẻ;

- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện do có sự hỗ trợ lẫn nhau của các nhà máy điện;

- Giảm nhẹ điều kiện sửa chữa định kỳ, sử dụng hiệu quả các phương tiện sửa chữa.
Chế độ làm việc kinh tế của hệ thống điện được xây dựng trên cơ sờ cân bằng năng
lượng, đó là sự cân bằng giữa tổng năng nượng tiêu thụ và tổng năng lượng của tất cả các
nguồn trong hệ thống năng lượng quốc gia. Nhiệm vụ cơ bản của việc xâydựng cân bằng
năng lượng quốc gia là xác định tỳ lệ tối ưu và phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn
năng lượng, mà chủ yếu ở đây là các nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện.

97
Chế độ làm việc của hệ thống điện phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đã nêu ờ
chương 1. Chế độ này được xây dựng trước theo chu kỳ xác định (ngày, tháng, quý, năm)
bởi ban phương thức của điều độ quốc gia. Do điện năng không thể dự trữ được nên đòi hỏi
phải có sự tính toán để sừ dụng tối ưu các nguồn năng lượng sơ cấp, kết hợp một cách tốt
nhất chế độ làm việc của các nhà máy thuỳ điện và nhà máy nhiệt điện. Một trong những
vấn đề quan trọng cần được xem xét là sự phân bố tối ưu công suất giữa các nhà máy điện.
Do phụ tải luôn luôn thay đổi nên việc phân bổ tối ưu công suất giữa các nhà máy điện cũng
không ngừng thay đổi, tức là phải luôn luôn điều chỉnh phụ tải cùa các nhà máy độc lập.

4.2. Đặc tính kỉnh tế của các tổ máy phát và nhà máy điện
Xuất phát điểm ờ đây là hiệu quả kinh tế của máy phát sử dụng công nghệ khác nhau,
thông số kỹ thuật có thể khác nhau, hiệu quả kinh tế này đo bằng chi phí nhiên liệu cho việc
phát một giá trị công suất (MW). Trong phạm vi giới hạn về công suất mà máy phát ở mỗi thời
điểm có chi phí đcm vị khác nhau, do đó mỗi máy phát có một đường cong biểu diễn chi phí
nhiên liệu theo công suất phát (hình 4.1 ).
Chi phí nhiên liệu ở đây quy ra tiền trong một giờ làm việc (đồng/h). Đặc tírth chi
phí sản xuất cùa nhà máy nhiệt điện có dạng đường cong parabol;

Z = aP^ + bP + c (4.1)

Trong đó: các hệ số a, b, c là các hệ số hồi quy, xác định từ các số liệu thống kê, theo
phương pháp bình phương cực tiểu.
Giả sử ta có tập số liệu về chi phí z phụ thuộc vào công suất p

Zi z, Z2 Z3 Z4 Zn

Pi Pl P2 P3 P4 . . . Pn

Căn cứ vào phương pháp bình phương cực tiểu ta thiết lập hệ phương trình:

a Z P '+ b ^ P ’ + c ^ P i’

a X P’ + b ^ P ' + c ^ P i " S z . - P i t <‘‘ 2)

a l ; p ’ + b ^ p , + nc = ỵz,

Giải hệ phương trình trên ta sẽ xác định được các giá trị của a, b và c.

Ví dụ: Đặc tính chi phí của một số máy phát có dạng như sau:

Pn, MW Hàm chi phí, $/h


100 Z = 0,2P^+15P + 200
120 Z = 0,1P^+ 17P + 300
300 Z = 0,01P^ + 5P + 250

98
a) b)
H ìn h 4.1. a) Đường cong phụ thuộc giữa chi p h ỉ và công suất:
b) Đường cong biểu thị chế độ làm việc kinh tế của tổ máy điện

Suất chi phí trên một đơn vị công suất là ký hiệu là y = Z/P. Trênđồthị hình 4.1.a
đó chính là tang góc ß, tức là y = tgß.

Khi xem xét việc phân bố kinh tế phụ tải, điều được quan tầm nhất không phải lâ
suất chi phí mà là là mức tăng chi phí của mỗi tổ máy khi tăng công suất của nó so với mức
chi phí của tổ máy khác khi giảm công suất (vì phụ tải tổng của cả nhà máy là không đổi)
do đó thay cho suất chi phí Ỵ người ta thường quan tâm đến đại lượng suất tăng chi phí, đó
là giá trị đạo hàm £ = dZ/dP. Suất tăng chi phí 8 biểu thị độ dốc cùa đưòng cong chi phí.
Trên hình 4.1 .a nếu ta kẻ một tiếp tuyến ứng với điểm M(Z„ P|) thì e chính là tga (tang góc
tạo thành giữa tiếp tuyến và đường thẳng song song với trục hoành). R5 ràng khi e = y, tức
là khi góc ß = a thì chi phí sẽ đạt giá trị cực tiểu (hình 4.1.b). Đó chính là chế độ kinh tế
cùa tổ máy. Thông thường công suất kinh tế bằng khoảng 80% công suất định mức cùa tổ
máy.
Đặc điểm của các nhà máy nhiệt điện là có thể phát đến công suất định mức trong
mọi thời điểm cần thiểt. Do đó công suất phát của nhà máy điện trong từng giờ vân hành
không phụ thuộc lẫn nhau. Vì lý do đó, bài toán phân bố tối iru giữa các nhà máy nhiệt điện
chi cần giải cho từng giờ vận hành.

4.3.Phân bố tối ưu công suất tối ưu giữa các tổ máy phát


Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong vận hành là phân bố tối iru phụ tải giữa
các khối, các tổ máy. Sự phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy phát không dựa trên suất
chi phí nhiên liệu vì đại lượng này không đặc trưng cho sự thay đổi thực tế của phụ tải, mà
cần phải đánh giá theo suất tăng chi phí nhiên liệu. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
trước hết cần phải cho các tổ máy có suất tăng chi phí thấp nhất mang tải nhiều. Chẳng hạn
2 nhà máy điện với các đặc tính chi phí như sau:

99
Tham sô Nhà máy I Nhà máy 2

Phụ t ả i , MW 300 340 100 110

Chi phí nhiên liệu, Tấn/h 165 197,2 50 56

Nhà máy nào trong số chúng cần phải chất tải để có hiệu quả kinh tế nhất? Nào, ta thử xem
suất tăng chi phí của cáe tổ máy là bao nhiêu? Muốn vậy trước hết ta cần xác định suất chi
phí nhiên liệu của mỗi tổ máy ứng với các chế độ làm việc khác nhau:

y - Ễ = l Ể l = 0,55kg/kWh;
p 300 ^
Tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng sau:

Tham số Tổ máy 1 Tổ máy 2


p, MW 300 340 100 10

B,T/h 165,00 197,20 50,00 58,00


Ỵ, kg/kWh 0,55 0,58 0,50 0,53
0,001 0,003

Suất tăng chi phí của các tổ máy:

Tổ máy I
' P j-P , 340-300

Tổ máy II
p .-p ,

Như vậy ta thấy 8 i < &2 có nghĩa là cần phải chất tải cho tổ máy thứ nhất mặc dù suất
chi phí của máy này lớn hơn suất chi phí của máy thứ hai. Rõ ràng ở đây nếu chỉ dựa vào
suất chi phí để phân bố tối UTÌ phụ tải giữa các tổ máy sẽ có thể dẫn đến những sai lầm.

Mục tiêu của bài toán phân bố tối ưu phụ tải giữa các tổ máy phát là làm cực tiểu
tổng chi phí. Sự tiêu hao năng lượng của mỗi tổ máy gồm thành phần cố định khi máy chạy
không tải và thành phần thay đổi, phụ thuộc vào công suất, có thể biểu thị dưới dạng
phương trình (4.1)

Giả sử có 2 tổ máy làm việc với phụ tải Ppt, ta có thể biểu thị hàm chi phí tổng dưới
dạng:

Zỵ = Zị + Z2 min

Hay Z i = ai P|^ + b]Pi + Ci + a2 + h jP i + C2-> min

Điều kiện cân bằng công suất sẽ là tổng công suất phát bằng tổng phụ tải:

100
P. + P 2 = l P p .

Hay hàm ràng buộc là:

W = l P p t - ( P i + P2) = 0; (4.3)

Áp dụng phương pháp Lagrange để giải bài toán, ta có hàm Lagrange:

L = Z i + ?.W; (4.4)

Ằ, - hệ sổ bất định Lagrange;

Lấy đạo hàm riêng cùa hàm Lagrange và cho triệt tiêu ta được hệ phưcmg trình:

^ -X =0
ap, ỔP,

ỔP^ ÕP,

Hay: S|-Ằ, = 0 'I (4.5)

82 - = 0

Giải hệ phương trình trên ta dễ dàng tìm được:

E| — 62 — X

Tưong tự đối với n tổ máy điều kiện phân bố tối ưu công suất tác dụng giữa chúng là:

S | = 8 i = . . . =En (4.6)

Như vậy điều kiện phân bố công suất tối ưu giữa các tổ máy là suất tăng chi phí cùa
chúng phải bằng nhau. Trường họp nếu hai tổ máy có suất tăng khác nhau thì sao?

Giả sử có 8 1 < 82, nếu ta tăng phụ tải cùa tổ máy 1 hoặc giảm phụ tải của tổ máy 2
thì sẽ có lợi hcm, sự phân bố lại trong trường hợp này chỉ tiến hành tới lúc suất tăng cùa 2 tổ
máy trở lại bằng nhau. Nếu cứ tiếp tục phân bố lại thì sẽ không còn hiệu quả nữa.

Khi chọn chế độ kinh tế của nhà máy điện được xét về toàn bộ thỉ cần phải quan tâm
đến đặc tính năng lượng của lò hơi, đối với nhà máy điện tuabin hơi kiểu khối thì ta phân bố
phụ tải giữa các tổ máy theo điều kiện suất tăng chi phí ngang nhau.
Đối với nhà máy điện không khối thì cần phải giữ được sự bằng nhau của suất tăng
chi phí của các thiết bị tuabin (s = const) và tách riêng lò hơi. Đối với các nhà máy điện
không khối với các loại nhiên liệu khác nhau thì điều kiện phân bố tối ưu là:

Slgl =E 2g2 = ... =Engn; (4.7)


trong đó gi: giá tiền một đon vị nhiên liệu.

Nhu vậy nếu nhà máy điện dùng loại nhiên liệu rẻ thì các chế độ được chọn với trị số suất
tăng chi phí cao hơn và các nhà máy đó sẽ được mang tải lớn hơn. Nguyên lý cân bằng suất
tăng chi phí sản xuất như sau: Nếu có 2 tổ máy làm việc song song với các suất tăng chi phí
101
sản xuất không bằng nhau thì khi ta tăng công suất cùa tồ máy có suất tăng chi phí sản xuất
s nhỏ hơn lên 1 đơn vị, đồng thời giảm công suất của tổ máy có E lớn hơn xuống 1 đơn vị
thì rõ ràng là chi phí sản xuất điện năng chung sẽ giảm đi. Và độ tăng thêm chi phí ờ tổ máy
có 8 nhỏ hem sẽ bẻ hem độ giảm chi phí ở tổ máy có e lớn hcm. Quá trình sẽ tiếp tục cho đến
khi 8 của 2 tổ máy bằng nhau, đó là chế độ tối ưu.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản để phân phối tối un phụ tải giữa các tổ máy.
Trong thực tế người ta có thể đưa thêm vào hoặc bớt đi một số tổ máy để thay đổi phụ tải
của cả nhà máy. Khi phụ tải giảm mạnh ta có thể chuyển một vài tổ máy sang làm việc ở
chế độ động cơ, khi phụ tải tăng ta lại chuyển trở lại chế độ máy phát, ở đây ta cần phải xét
đến năng lượng tiêu hao do phải duy trì chế độ động cơ vì một số lò hơi khi đó phải làm
việc non tải.

4.4. Phân bố công suất tối ưu giữa các nhà máy điện
Giải sừ hệ thống điện (HTĐ) với hai nhà máy điện 1 và 2 hình 4.2. Phụ tải tổng hợp
Pj;, điện áp của mạng điện là u, cần phân bố phụ tải giữa các nhà máy điện sao tổng chi
phí là thấp nhất, tức là:

Z £ = I g iB i = giB|+g2B2 = Z | + Z 2 = > m i n ; (4.8)


trong đó;

gi - giá thành nhiên liệu tại trạm phát điện thứ i;

Bj - chi phí nhiên liệu của trạm phát điện thứ i.

NMĐi NMĐ 2
S2
0
H ình 4.2. Sơ đồ hệ thống điện. u
. s,

Để đơn giàn, ta coi giá nhiên liệu ờ các nhà máy là như nhau (g=const), lúc đó hàm
mục tiêu chỉ đơn thuần là cực tiểu hóa lượng chi phí nhiên liệu.
Điều kiện ràng buộc là tổng công suất phát bằng tổng phụ tải cộng với tổng tổn thất
trong mạng điện:

P i+ P 2 = Ppt+SAP

Hay: w = EPp, + ZAP -(Pi+P 2)= 0 (4.9)

Tổng hao tổn công suất tác dụng trên đường dây được xác định theo bểu thức:

P,'+Q
u ư

Bài toán có thể được giải gần đúng khi bỏ qua ảnh hưòng cùa tổn thất trong mạng
điện (coi AP là hằng số), lúc đó quá trình giải sẽ đon giản hơn nhiều, nhung phải chấp nhận
một sai số nhất định. Chúng ta xét bài toán trong hai trường hợp.
102
4.4.1 Trong trường hợp không tính đến ảnh hưởng của tổn thẩt trong mạng
Nếu như ta bỏ qua ảnh hưòng của tổn thất trong mạng điện thì bài toán phân bố công
suất tối ưu giữa các nhà máy điện được giải hoàn toàn giống như bài toán phân bố công suất
tối UTJ giữa các tổ máy phát mà ta vừa xét ờ trên. Tức là để có chi phí nhỏ nhất thì suất tăng
chi phí của tất cà các nhà máy điện phải bằng nhau:

8 = const.

Trước hết ta xác định sự phân bố phụ tải giữa các nhà máy điện bằng cách giải hệ
phương trình. Giải hệ phương trình:

£, = 8 2

P| + P2 = IP
Sau khi đã tìm được Pi và P2 ta giả thiết sự phân bố công suất phản kháng tỷ lệ với
sự phân bố công suất tác dụng và giải hệ phương trình:

Q2 P2

Q t + Q 2 = IQ p .

ta dễ dàng tìm được Qi và Q2

Xác định hao tổn công suất trong mạng theo các biểu thức:
2 ,

AP, = S Ỉ ± Q |' R, và a ?2 = R 2

.Q , = ^ x , và
u
Xác định công suất phát thực tế của các máy phát:

p, = p ,+ A P , ; Q, = Q ,+A Q ,

P ii = P 2 + A P 2 Q ii = Q 2 + A Q 2

Thay các giá trị công suất tác dụng tim được vào biểu thức chi phí;

z = aP^ + bP + c
Để xác định chi phí sản xuất điện năng cùa các nhà máy điện và từ đó xác định tổng
chi phí Zỵ.

4.4.2. Trường hợp có xét đển ảnh hưởng của tổn thẩt
Nếu xét đến ảnh hường cùa tổn thất trong mạng điện, tức là coi AP cũng là hàm số
cùa công suất p, lúc đó ta có hàm mục tiêu:

Zỵ_ = Zi+Z 2 ->■ min

= ai p,^ + b|Pi + Ci + 32 + b2p 2 + C2 -> min

103
và hàm ràng buộc có dạng:

p, + P 2 = SPp, + AP

Hay: w = (ZPp,+AP) - (P, + P2) = 0;

+0 ^
AP: = ..^...R.
u
Với cách giải tương tự như trường hợp trên ta có:

ỠL _ a z ÔAP
-X 1- = 0
ỠP, ap, ÕP,

8L ỔAP
-X 1- = 0
5R2 ^dP.
-2 ỔP2

hay E| - Ằ ( l - ơ p i ) = 0 (4.10)

S2 - X(1 - Ơ P2) =0
trong đó:

dầP
ơn = - suất tăng tổn thất tác dụng theo công suất.
ỔP

Giải hệ phương trình trên ta được:

1 -ơ p , 1 -Ơ p 2

Một cách tổng quát:

I _
= const. (4.11)
1-ơ .

Đây chính là điều kiện phân bố tối ưu công suất giữa các nhà máy điện. Nếu tính
đến sự khác nhau của giá thành nhiên liệu thì điều kiện này là;

giEi = const. (4.12)


-ơpi

Trường hợp đom giản nhất nếu coi điện áp trong mạng là không đổi thì ơ có phụ
thuộc tuyến tính với p, tức là:

2R
ơ = kP với k=

2R
do đó: ơ = P; (4.13)
ư'

104
Hao tổn tương đối:

ÄP _ PR
AP* = — = = ơ/2 suy ra ơ = 2AP.;
p " Ũ
Có nghĩa là suất tăng tổn thất trên đoạn dây không có nhánh rẽ bằng hai lần hao tổn
công suất tương đối trên đoạn dây ấy.

4.5. T h à n h p h ầ n tốl iru củ a các tổ m áy p h á t


Nếu chúng ta đã đạt được đặc tính phân bố công suất tối ưu phụ tải giữa các tổ máy
và thoả mân điều kiện cân bằng công suất trong mạng điện:

Z P f= IP p , + AP (4 . 14)

Tức là tổng công suất của các máy phát đáp ứng đầy đù cho phụ tải và hao tổn. Đối
với một công suất tổng của phụ tải ta có thể tìm được tổ hợp tối ưu các máy phát vận hành.

Trong hệ thống năng lượng hiện đại, số tổ hợp các máy phát là rất iớn vì vậy việc
lựa chọn tổ hợp tối ưu không phải là chuyện đơn giản. Trước hết ta giả thiết là công suất
cùa nhà máy điện biến đổi liên tục không xét đến công suất dự trữ thì điều kiện cực tiểu chi
phí sẽ là:

^ ^2 +^2 ^ +^n
l-ÍT p, "1 -%

ô, = Ô 2 = . . . = ô n (b)

¿ p , = ZPp, + A P, ; (c ) (4.15)
k=l

trong đó; ƠK = : Suất tăng chi phí trên 1 đơn vị công suất định mức tăng thêm khi

cho trước phụ tải Pk.

- Điều kiện thứ nhất (a) có nội dung như sau:

Khi tăng công suất của một tổ máy nào đó sẽ làm tăng công suất định mức của nhà
máy, vì vậy suất tăng chi phí không phải là 8 mà là E + 5.

- Với điều kiện thứ hai (b) có thể hiểu là trong chế độ tối ưu các đại lượng 0 phải
bằng nhau.
Trong thực tế công suất định mức của các tổ máy không thể thay đổi liên tục được,
tuy nhiên với những phân tích trên cho phép ta rút ra phưcmg pháp tính gần đúng để giải bài
toán thực tế.

Khi mở thêm một tổ máy nào đó thì sẽ phải tốn thêm một chi phí không tải, nhưng
đồng thời lại giảm phụ tải của các tổ máy khác và do đó suất chi phí của các tổ máy này sẽ
giảm xuống. Như vậy tuỳ thuộc vào sự tương quan giữa các chi phí mới và cũ mà tổng chi

105
phí có thể tăng hoặc giảm. Nếu chi phí tăng tức là AZ > 0, nếu chi phí giảm AZ < 0. Lấy giá
AZ
trị này ứng với một đon vị công suất định mức thay đổi APp để xét ô =
AP.

Nếu ô > 0 thì chi phí sẽ tăng khi mở một tổ máy đó và kinh tế hơn nếu dừng. Điều
đó cho phép ta xác định được thành phần tối ưu của các tổ máy.

Giả thiết rằng nếu các tổ máy làm việc được phân bố phụ tải tối ưu theo các nguyên
tắc đã xét, và ta có thể xác định được tổng chi phí z.

Bây giờ ta tìm giá trị ôd của tất cả các tổ máy đang dừng rồi lấy trị số tuyệt đối lớn
nhất với dấu âm - ôd min- Cũng tương tự như vậy ta tìm ra giá trị ôvh max là số có giá trị tuyệt
đối lớn nhất và dấu dưong trong số các tổ máy đang vận hành, với điều kiện dừng từng tổ
máy một.

Giả thiết rằng việc dừng tối ưu một tổ máy (có ôvh max) không đưa đến giá trị chấp
nhận được. Khi đó ta chọn trong ôd min và ỗvh max lấy một hệ số có trị tuyệt đối lớn nhất và
tuỳ theo kết quả đó ta tiến hành mở hoặc dừng tổ máy tương úmg theo điều kiện kinh tế. Cứ
làm như .vậy cho đến khi tắt cả các tổ máy vận hành đều có ỏd > 0 và tất cả máy dừng có
ôvh < 0. Tiếp theo ta kiểm tra dấu của hiệu số các ô cho động tác phối hợp mở và dừng máy,
lúc này tổ máy có ôd min (nhỏ nhất) được coi là tổ máy có thể mở, còn các tổ máy có ôvh max
được coi là tổ máy có thể bị dừng.

Nếu hiệu: ôd min- Pnd ôvh max • Pnvh Oỉ (4.16)

Thì động tác dừng - mở sẽ không có lợi.

Như vậy có tìiể kết luận: điều kiện tối ưu cùa chế độ ứiấp nhận được sẽ là;0d min>0 và ôvhmax < 0

và: ỗ d min • P n d - ỗ vh max • P nvh ^ 0 ; (4 .1 7 )

trong đó: Pnd, Pnvh: công suất định mức của tổ máy dừng và tổ máy vận hành.

4.6. Xác định cơ cấu tối ưu của trạm biến áp


Trong trạm biến áp có nhiều máy làm việc song song cần xác định điều kiện giới hạn
để thêm hoặc bớt một số máy. Việc lựa chọn số lượng máy làm việc song song được tính
toán dựa trên cơ sở cực tiểu hoá chi phí tổn thất điện năng trong mạng điện. Tổn thất điện
năng trong mạng điện phụ thuộc rất nhiều vào sự tiêu thụ công suất phản kháng Q của máy
biến áp. Lượng công suất Q này thường có giá trị gấp 3-^4 lần công suất tác dụng. Giả sử ở
chế độ a tổng công suất định mức của trạm là SSa và ở chế độ b là ISb. Như đã biết hao tổn
công suất trong máy biến áp gồm hai thành phần: cố định và thay đổi

Tổng hao tổn công suất ở các chế độ tương ứng là:

APa = EAPca + SAP.a( Ý (4.18)


2 .S 3

106
APb = Z A P e b + S A P ,b ( )-
Is ,

trong đó:

EAPca - tổng hao tổn cố định;

SAPca - tổng hao tổn thay đổi;

Đặt APa = APb và giải phưoTig

trình ứng với công suất s ta tìm được giá trị H ình 4.3. Biểu đồ xác định khoảng
giới hạn của chê độ làm việc của
công suất giới hạn là:
trạm biến áp.

(4.19)

Ì(S S J^ (X sj

Khi phụ tải nhỏ hơn công suất giới hạn Sgh thỉ nên vận hành trạm biến áp theo chế
độ a, trong trường hợp ngược lại thỉ vận hành ở chế độ b.

AP
Trường hợp tỷ số k = —^ = const, tức là khi các máy biến áp giống nhau thì:
AP„

S s .ls ,
(4.20)

Công suất giới hạn từ n máy sang n+1 máy được xác định theo biểu thức:

n(n + 1)
s« = Is. (4.21)
i

Sn - công suất định mức của một máy biến áp.

4 .7 . C á c b iệ n p h á p c ả i th i ệ n c h ế đ ộ là m v iệ c c ủ a H T Đ
4.7.1.San bằng đồ thị phụ tải
Trong vận hành mạng điện việc sắp xếp thời gian làm việc của các phụ tải một cách
hợp lý sao cho đồ thị phụ tải được san bằng sẽ tránh được hiện tượng suy giản chất lượng
điện và nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Một trong những giải pháp thông dụng
là lắp đặt công tơ nhiều biểu giá. Điện năng tiêu thụ ở thời điểm phụ tải cực đại sẽ được tính
với giá cao, còn ở thời điểm phụ tải cực tiểu - với giá thấp. Điều đó sẽ khuyến khích các hộ
dùng điện sắp xếp các quy trình sản xuất và sử dụng điện hợp lý hơn.

107
4.7.2. Cân bằng tải giữa các pha
Trong quá trình vận hành do phụ tải Iđiông ngừng phát triển nên không thể tránh
khỗi sự mất đối xứng giữa các pha, vì vậy cần phải có biện pháp đối xứng hoá định kỳ. Biện
pháp này có tác dụng làm giảm tổn thất điện năng do dòng điện trên dây trung tính giảm
xuống.

4.7.4. Loại trừ sự cố điện trên đường dây


Trên đường dây truyền tải các yếu tố dẫn đến tổn thất điện năng do rò điện là:

+ Hảnh lang bảo vệ đường dây;

+ Chất lượng xà, sứ, cột


- Đối với hành lang bảo vệ đường dây cần có biện pháp tổ chức phát quang định kỳ những
cây cối, ngoại vật vi phạm hành lang bảo vệ. Đặc biệt phải kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời
mọi trường họp vi phạm trước và sau mùa mưa bão trong những đợt gió mạnh.

- Đối với xà, sứ ngoài việc thay thế định kỳ theo thời gian mà nhà chế tạo quy định cần tu
bổ kịp thời nhũng sứ bị hỏng trước thời hạn do chất lượng kém hay ngoại lực tác động.

4.7.4. Các biện pháp nâng cao hệ số cosọ


Khi các thiết bị làm việc non tải sẽ dẫn đến hệ số công suất thấp, làm tăng tổn thất
trong mạng điện. Kinh nghiệm thực tế cho thấy khi hệ số mang tải nhỏ kmt < 0,45 thì việc
thay thế bao giờ cũng có lợi, còn khi 0,45<kmt<0,7 thì việc thay thế phải so sánh kinh tế kỹ
thuật mới xác định được hiệu quả kinh tế khi thay.
Do công suất tiêu thụ Q tỷ lệ vái bình phưong của u, nên nếu điện áp u giảm thì Q
sẽ giảm đi rõ rệt. Vì vậy có thể nâng cao hệ sổ coscp bằng cách:

+ Giảm điện áp ở rihững động eơ làm việc non tài, thường ta đổi tổ nối dây cùa
động cơ từ tam giác ra đấu sao;
+ Hạn chế động cơ chạy không tải;

+ Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ (KĐB);

+ Thay thế động cơ KĐB làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hom.

4.7.5. Chương trình “Quản lỷ nhu cầu”- DSM (Demand Side Management)
DSM là tập hợp các giải pháp kỹ thuật- công nghệ, kinh tế - xã hội nhằm sử dụng
điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm. Chương trình DSM một mặt giúp cho khách hàng
sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả, mặt khác giúp cho việc cải thiện đồ thị phụ tài của hệ
thống qua việc phân bố thời gian sử dụng điện hợp lý của các hộ dùng điện. DSM được xây
dựng trên cơ sở hai chiến lược sau:
a. Nâng cao hiệu suất sử dụng của các thiết bị :

- Sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao;

- Giảm sự chi phí điện năng một cách vô ích ở những nơi không cần thiết.

108
b. Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng Gung cấp một cách hợp lý:

- Điều khiển trực tiếp dòng điện: san bằng đồ thị phụ tải (cắt đỉnh, lấp thấp điểm,
chuyển dịch phụ tải);

- Dự trữ năng lượng: kho nhiệt, kho lạnh v.v..,;


- Giá điện theo thời điểm, giá khuyến khích đặc biệt v.v...

4.8. Ví dụ và bài tập


V í d ụ 4.1
Các số liệu thống kê về chi phí của một nhà máy điện cho trong bảng sau. Hãy xác
định hàm chi phí của nhà máy, biết hàm có dạng parabol:

z = a.P^+ b.p+ c.

p, mW 20 30 40 60 80 100

Z.10M/h 8530 12760 17020 26600 40920 55200

Giải: Các hệ số a, b và c được xác định từ hệ phương trình (4.2).

Để tiện tính toán ta thiết lập bảng số liệu

Pi Zi p' p,“ 10^ 10' p,z,. 10 ^ ?ỈZị. 10^

20 8530 400 8 160 170,6 3412

30 12760 900 27 810 382,8 11484

40 17020 1600 64 2560 680,8 27232

60 26600 3600 216 12960 1596 95760

80 40920 6400 512 40960 3273,6 261888

100 55200 10000 1000 100000 5520 552000

£330 161030 22900 1827 157450 11623,8 951776

Theo số liệu của bảng trên ta thiết lập hệ phương trinh (để phương trình không bị
cồng kềnh, ta chia cả hai vế cho 1 0 ^):

157450.a + 1827.b + 22,9.c = 951776

1827.a + 22,9.b + 0,34.c = 11623,8

22,9.a + 0,34.b + 0,006.c =161,03

Các hệ số a,b,c có thể xác định theo định lý Gramer

A.
a =
A

109
trong đóA , Ag ,Aị, ,A^ là các ma trận vuông cấp 3. Kết quả tính toán được biểu thị trong
bảng sau:

Aa Ab Ac A
187432 14913816 183101520 64040

Giá trị của các hệ số:

a = 2,93; b = 232,88; c = 2859,17.

Vậy hàm chi phí của nhà máy điện có dạng:

z = (2,93 + 232,88.p + 2859,17). 10^ đ^.


Vi dụ 4.2. Xác định hàm chi phí của tổ máy phát, biết số liệu sau

p, MW 100 90 80 70 60 50 37

Z.10M/h 12437,2 11037,2 9823,28 8823,22 7756,2 6626,2 5112,40

Hàm chi phí dạng parabol:


z = aP^ + bP + c
Thành lập hệ phương trình tuyến tính.

Các hệ số a,b,c có thể xác định theo định lý Gramer:

a= ,c =
A A A

trong đó A , A g, là các ma trận vuông cấp 3.

Với cách giải tuơng tự như bài trên ta thành lập hệ phương trình:

251664161.a + 2975653.b +36869. c = 371362786

2975653. a + 36869. b+ 487. c = 4626396,6

36869. a + 487. b + 7 .c = 61615,7

Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:

a b c

A 3027,89 2056901,15 32404193,88 21750,55

nghiệm 0,14 94,57 1489,81

Vậy hàm chi phí cùa nhà máy điện có dạng:

z = (0,14 + 94,57.p + 1489,81). 10^ đ/h.


110
Ví dụ 4.3: Nhà máy điện có hai tổ máy với các đặc tính:

z, =(2,2P|^ + 312 p, +4050) lO^đ/h


Z2 = (1,7P2^ + 350 P2 + 5150).10^

Phụ tải Ppt = 270 MW. Hãy phân bố công suất giữa các tổ máy sao cho cỏ hiệu quả
nhất.

Giải: Trước hết ta xác định suất gia tăng chi phí của các tổ máy:

a z,
= ^ = 2 .2 ,2 .p ,+312;
ỠP,

ỔZ,
£2 = - ^ =2.1,7P2 + 350;
ỔP2

Đặt 81 = 82 cùng với điều kiện cân bằng công suất phụ tải ta được hệ phưcmg trình:

4,4.P,+ 3I2 = 3,4.P2 +350 ị

p, + P2 = 270
Giải hệ phương trinh trên ta tìm được:

Pi = 122,564 và P2 = 147,436MW.

Thử lại 122,564 + 147,436 - 270 Mw

Giải theo phương pháp Lagrange


Trong bài toán này tiện nhất là áp dụng phưoíng pháp Lagrange.

Hàm mục tiêu Zj; = Z i+ Z2 = min

Hàm ràng buộc w = Ppz - (pi+p 2)= 2ỜÒ - (P 1+P2) = 0

Hàm Lagrange L = Zỵ, + X.W;

Lấy đạo hàm của L, cho triệt tiêu và giải hệ phương trình tìm được:

— = 4 ,4 P ,+ 3 1 2 -Ầ = 0 p, = - ^ ^ ^ ^ = 0,227X -70,9
ap, ' ' 4,4

— = 3,4P, + 350 - X = 0 P, = = o,294A, -102,94


ỠP^ ' ' 3,4

Cộng 2 phương trình lại ta được:


P2 + ?2 = 270 = 0,52A- 173,85
Từ đó ^ 0,52 A = 44 3 ,8 5 = 851,28

Biết được giá trị X ta dễ dàng xác định công suất cùa các tổ máy:

p, = 0,227.851,28 - 70,9 = 122,564 Mw

111
P2 = 0,294.851,28 - 102,94 = 147,436 MW

Thay các giá trị Pi tìm các giá trị Z\\


Z| = (2,2.122,564^+ 312.122,564+ 4050) 10^= 75,38. 10^ đ/h

Zz = (1,7.147,436^+ 350.147,436+ 5150) 10^= 93,71. 10^ đ/h


Nhận xét. cả 2 phương pháp đều cho kết quả giống nhau, khối lượng tính toán tưcmg đương
nhau, tuy nhiên phương pháp Lagrange sẽ rất có hiệu quả khi số phương trình lớn.
Vi dụ 4.4. Hãy phân bố công suất tối ưu cho các tổ máy của nhà máy nhiệt điện gồm 4 tổ
máy vớí các hàm chi phí sản xuất tương ứng là:

z,= 0,27 P,^+83,2P,+2473,5. lO^đ

Z2= 0,31 P ỉ + 74,5P2 + 2366,7. 1o^đ

Z 3 = 0 ,1 8 P 3 ^ + 9 7 ,4 P 3 + 2105,7. lO^đ

Z4= 0,22 P ỉ + 87,5P4 + 2307,5. 1OM

Biết phụ tải yêu cầu của hệ thống điện quốc gia là 430 MW, tức là :

p, + P2 + P3 + P4 = 430

Giải: Điều kiện phân bố tối ưu là 8 = const.

Trong bài toán này tiện nhất là áp dụng phưcmg pháp Lagrange.

Hàm mục tiêu Zỵ = Z|+ Z2 + Z 3 + Zị= min

Hàm ràng buộc w = 430 - (P| + P2 + P3 + P4)

Hàm Lagrange L = Zs + X,W;

Lấy đạo hàm của L, cho triệt tiêu và giải hệ phương trinh tìm được :

— = 0,54P, + 83,2 - =0 P, = = IS5Ằ - 154,07


ap, ' ' 0,54

— = 0,62P2 + 7 4 , 5 - ầ = 0 = 1,613?1-120,161
ỔP2 0,62

= 0,36P3 + 97,4 - ?. = 0 P3 = = 2,778X - 270,556


ỠP3 ^ ' 0,36

— = 0 ,4 4 P, + 87,5 - X = 0 P4 = h z 3 I A = 2,272Ấ - 1 98,86


a ?4 0,44

Cộng 4 phương trình lại ta được:


p, + P2 + P3 + P4 = 430 = 8,51 .X - 743,655
Từ đó ^ 8,51A = 1173,665 ^ X = 137,83

112
Biết được giá trị X ta dễ dàng xác định công suất của các tổ máy:
p, = 1,85.137,83 - 154,07= 101,166 MW
Tính toán tương tự cho các tổ máy khác, kết quả ghi trong bảng vd.4.4.
Thay các giá trị Pj tìm các giá trị T,:
Z| =(0,27.101,166^+ 83,2.101,166+ 2473,5)10^= 13,654. IO^đ/h
Tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng vd.4.4
Bảng vd.4.4. Kết quả tính toán phân bố công suất tối ưu

Tổ máy Tổng

p, MW 101,166 102,144 12,304 14,385 430

z, lO^đ/h 13,654 13,21 5,314 15,195 57,374

Ví dụ 4.5: Nhà máy điện 1 và 2 có các đặc tính chi phí tương ứng là:

Zi = 0,7.10'^Pi^ + 0,42 P| + 473 (TOE/h) (tấn than tiêu chuẩn/h);

Z 2 = 1 0 'W + 0,33 P2 + 59I

Các nhà máy đuợc hòa vào mạng điện 220 kV với phụ tải Spt = 450 MVA, hệ số
cosọ = 0,8; chiều dài từ điểm tải đến nhà máy 1 là / 1= 132 km và đến nhà máy 2 là /2= 87
km, dây dẫn là loại ACY-240 có điện suất điện trở ro=0,12 Q/km và Xo=0,424 Q/km (hình
4.4).
u = 220 k\ S2 NMĐ2
Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống điện ví dụ 4.5. O "” -— — o
NM Đ, ‘I I2
, s pi

Hãy phân bố công suất tối ưu cùa nhà máy và xác định tổng chi phí sản xuất điện
năng của hệ thống trong hai trường hợp:
A, không tính đến ảnh hưởng cùa hao tổn trong mạng điện;
B, Có tính đến hao tổn.
Cho nhận xét và so sánh kết quả tính toán.

Giải:
Trước hết ta xác định giá trị công suất tác dụng và phản kháng

p = S.coscp = 450.0,8 = 360 MW;

Q = S .s in ọ = 4 5 0 .0 ,6 = 270 MVAr;

xác định giá trị điện trở trên các đường dây:

113
R,= ro./, =0,12.132= 15,84 Q x,= X o i, = 0,424.132 = 55,97 Q

R2= roÌ2 = 0,12.87 = 10,44 Q X2= Ko-h = 0,424.87= 36,89 Q

a. Khi không xét đến ảnh hưởng của hao tổn trong mạng điện
Điều kiện phân bố tối ưu công suất giữa các nhà máy điện là :

S| = S2 ;

az,
8, = ^ = 2.0,7.1 0 '¥ |+0,42;
ÕP,

d Z.
82= ^ =2.10-'P2 + 0,33;
dr^

Giải hệ phương trình:


2 . 0 , 7 . l O - ^ i + 0 ,4 2 = 2,10'^P2 + 0 ,3 3 Ị

Pi + ?2 = 360 J

Ta tìm được p, = 185,3 MW và P2 = 174,7 MW.


Giả thiết sự phân bố công suất phản kháng tỷ lệ với phụ tải tác dụng ta dễ dàng tìm
được :

1,06 ^ Q , = 1,06 Q2, màQi + Q 2 = 270


Q2 P2 174,7

nên dễ dàng tìm được Qi = 138,97 và Q2 = 131,03 MVAr;


Xác định hao tổn công suất trong mạng:

P^+0^ 185,3^+138,97^
AP, = i i - l ^ R , = -----’.............. - 15,84 = 17,56 M W ;
u' 220^
1 7 4 72 , 1 3 1 03^
AP2 = ' ^ 10,44= 10,287 MW;
220 '

p2,o' 1 8 5 ,3 '+ 1 3 8 ,9 7 '


AQ, X, ----- . 55,97 = 62 MVAr;

AQ2 ^ »74,7^+131,03^ 26,89 = 36,35 MVAr


220 '
Công suất phát thực tế của các máy phát:

p, = p, + AP, = 185,3 + 17,56 = 202,85 MW;


p„ = P2 + AP2 = 174,7 + 10,287 = 185 MW.
Tổng công suất phản kháng phát ra của các nhà máy điện:

114
Qi = Qi + AQ, = 138,97 + 62= 201 MVAr;

Qii = Q 2 + AQ2 = 131,03 + 36,35 = 167,38 MVAr;


Chi phí sản xuất điện năng của các nhà máy điện:

z, = 0,7.10-^ 202,85^ + 0,42. 202,85 + 473 = 587 TOE/h;


Z2= lO"* 185^ + 0,34. 185+ 591 =686,27 TOE/h;

Tổng chi phí:


z, + Z 2 = 587+ 686,27 = 1273,27 TOE/h.

b. Trường hợp có xét đến ảnh hưởng của hao tồn trên đường dây
Theo điều kiện phân bố tối ưu công suất trong trường hợp này:

ap, = ^ = l ? Ị ạ i ;
ỔP, u' ÕP, u'

Thay số vào ta có hệ phưong trình:


-3
2.0,7. IQ-^P, + 0,4 2 _ 2.10~^P;+0,33
2.p,.15,84 27p ,.10,44
1 - 1 -

220 ' 220 '

p, + P2 = 360
(vì chưa biết giá trị của AP nên ta giải thăm dò bước 1)
Sau khi biến đổi hệ phương trình trên ta sẽ được một phương trình bậc hai giải ra ta tìm
được;
P| = 183,5 và P2 = 176,5 MW;
Tương tự như cách giải ở phần trên ta có :

183,5
= 1,04 -> Q| = 1,04 Q2, mà Qi + Q2 = 270
Q2 P2 176,5

nên dễ dàng tìm được Qi = 137,62 và Q2 = 132,38 MVAr;


Xác định hao tổn công suất tác dụng và phản kháng :

183,5'+137,2'
AP, = 15,84= 17,22 MW
220 '
2 . 1 -)-, o2
176,5^+132,8
AP2 = 10,44 = 10,5 MW;
220 '
AP= 17,22+ 10,5 = 27,72 MW
115
183,5^ +137,2^
55,97= 60,84 MVAr
220 '

176,5' + 1 3 2 ,8 '
AQ2 = 36,89 = 37,1 MVAr
220 '
Giải lại phưorng trình có xét đến tổn thất trên mạng:

2 .0 ,7 .1 0 - 'p , + 0 ,4 2 2 .1 0 ‘' P 2 +0,33


^ 2 . P , . 15,84 ~ J_?p_ in44
220^ 220^

Pi + P 2 = Ppt+AP = 360 +27,72

ta tìm được p, = 201,6 và P2 = 186,12 M w

và Q, = 199,27 và Q2 - 183,97 MVAr


Tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng sau:

Bảng 4.5. Kết quả tính toán vi dụ 4.5


Phương
Phụ tải, MW Tổn thất, MW Công suất phát Chi phí, TOE/h
pháp
tính Pi P2 AP, AP2 Pi P|| z, Z2
a 185,3 174,7 17,56 10,29 202,85 185 587 686,27 1273,27
b 196,26 191,46 24,92 15,63 221,18 207,1 600 702,23 1302,23

Sai số giữa hai phưcmg pháp:

AZ= 1 2 2 3 ^ ^ , 0 0 = 2 ,2 3 %
1302,23

N hận xét: Có thể nói phưong pháp thứ hai có khối lượng tính toán gấp nhiều lần so với
phương pháp thứ nhất, trong khi đó sai số giữa 2 phuơng pháp không đáng kể, vi vậy trong
thực tế có thể áp dụng phương pháp 1 là phương pháp gần đúng, không cần xét đến ảnh
hường của hao tổn trong mạng điện.
y ỉ dụ 4.6: Trạm biến áp 110/10,5 k v có 2 máy: một máy TPflH 10000/110 và một máy
TPaH 16000/110. Hãy xác định phạm vi làm việc kinh tế của trạm.

Giải: Theo bảng phụ lục ta xác định được các tham số cùa máy biến áp

Máy biến áp APo, kW APk, kW

TPflH 10000/110 14 60

TP a H 16000/110 21 85

116
Sẽ có thể có 3 chế độ làm việc của trạm biến áp :
a. chi một máy TPaH 10000/110;
b. chỉ một máy TPâH 16000/110;
c. cả hai máy.
Áp dụng công thức (4.24):

XAPcb-lAP.

Công suất giới hạn giữa chế độ a và chế độ b:

21-14
s gh-a-b = 5,09 MVA
60 85
10' 16'

Công suất giới hạn giữa chế độ a và chế độ b:

35-21
gh b - c = 10,92 MVA;
85 145
16^ 26^

Như vậy khi:


Pp, < 5,09 MVA thì chỉ cần 1 máy biến áp TPâ H 10000/110.

Ppt = 5,09 -ỉ- 10,92 MVA thì chỉ cần 1 máy biến áp TPaH 16000/110.

Ppt >10,92 MVA thì cả 2 máy biến áp cùng làm việc.

Bài tập tự giải


i. Các số liệu thống kê về chi phí của một nhà máy điện cho trong bảng sau. Hãy xác định
hàm chi phí cùa nhà máy, biết hàm có dạng parabol.

p, mW 25 35 45 60 80 100

Z.10^đ/h 8,7 14,2 18,4 27,6 41,3 57,2

2. Hãy xây dựng hàm chi phí dạng parabol của tổ máy phát, biết số liệu sau

p, MW 30 40 55 70 100 150 180


z.$/h 400 469 527 640 858 1200 1568

J. Nhà máy điện có hai tổ máy với các đặc tính;

Z| = 1,8P,^ + 285 p, + 3200 ngàn đ/h

Z2 =0,15P2^ + 255 P2 + 5 0 0 0

117
Phụ tải Ppt = 220 MW. Hây phân bố công suất giữa các tổ máy sao cho có hiệu quả
nhất.
4. Nhà máy điện có hai tổ máy với các đặc tính:
z, = 3,22P,^ + 180 p, + 3216 ngàn đ/h
Z2 = 4,1 2P2^ + 128,6 P2 + 5350
Phụ tải Ppt = 280 MW. Hãy phân bố công suất giữa các tổ máy sao cho có hiệu quả
nhất.

5. Nhà máy điện 1 và 2 có các đặc tính chi phí tương ứng là:

z, = 0 , 6 2 . + 0,35 p, + 217 (TOE/h) (tấn than tiêu chuẩiVh);

Z2 = 0 ,7 9 .1 0 - ^ + 0,48 P2 + 180

Các nhà máy hòa vào mạng điện 220 kv với phụ tải s = 387 MVA; hệ số coscp =
0,82. Sơ đồ mạng điện trên hình 4.5, dây dẫn được làm bằng ACY-185. Hãy phân bố công
suất tối ưu của nhà máy và xác định tổng chi phí của hệ thống trong hai trường hợp:
a, không tính đến ảnh hưởng của hao tổn trong mạng điện;

b, Có tính đến hao tổn.

Cho nhận xét và so sánh kết quả tính toán.

u = 220 kV
S2

NMĐ,
o ------ T T T -*
li=144km I2 =95 km
0
NMĐ2
▼s pt
H ìn h 4.5. Sơ đồ hệ thống điện bài tập 5.

ố. Trạm biến áp 110/10,5 kV có 3 máy TPflH 63000/110

Hãy xác định chế độ làm việc kinh tế của trạm.

7. Trạm biến áp 110/35 kV có 2 máy: một máy TPỊỊH 40000/110 và một máy TPflH
25000/110. Hãy xác định phạm vi làm việc kinh tế của trạm.

118
Tóm tắt chương 4

Đặc tính kinh tế - hỹ thuật của các nhà máy điện


Đặc tính chi phí của nhà máy nhiệt điện có dạng đưòng cong parabol;

Z = aP^ + bP + c; (4.1)
Sự phán bổ tối ưu công suất tối ưu giữa các tổ máy phát

Điều kiện phân bố công suất tối ưu giữa các tổ máy là suất tăng chi phí của chúng
phải bằng nhau.
Đổi với các nhà máy điện không khối với các loại nhiên liệu ỉchác nhau thì điều kiện
phân bố tối uti là:

Slgl =S2g2= ••• =£ngn;


Phân bổ công suất tối ưu giữa các nhà máy điện:
Trong trường hợp bỏ qua tổn thất trong mạng

Điều kiện phân bố công suất tối ưu giữa các nhà máy điện là suất tăng chi phí của tất
cả các nhà máy điện phải bằng nhau;

s = const.

Trường hợp có tính đến tổn thất


Điều kiện phân bố tối uu công suất giữa các nhà máy điện có tính đến tổn thất:

8
' = const.

Thành phần tối ưu của các tổ mảy phát:

s, +Ô, _ £ 2 +ỏ _
2 8„n +Ô n
1 -Ơ p 1 1-Ơ p2

Ôi - Ô2 - ... - ô n

Xác định cơ cẩu tối tru của trạm biến áp:

u ỵ s .y ~ (ỵ s j

Khi phụ tải nhỏ hom công suất giới hạn Sgh thi nên vận hành trạm biến áp theo chế
độ a, trong trường hợp ngược lại thì vận hành ở chế độ b.

119
n(n + l)

Câu hỏi ôn tập chương 4


1. Đặc tính kinh tế -k ỹ thuật của các nhà máy điện.

2. Sự phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy p h á t.


4. Phân bố công suất tối ưu giữa các nhà máy điện không xét đến ảnh hưởng của tổn thất
trên đường d â y .

4. Phân bố công suất tối ưu giữa các nhà máy điện có xét đến ảnh hưởng của tổn thất trên
đường dây.

5. Phân bố công suất tối U\1 của các nhà máy điện có tính tới phụ tải phản kháng.

6. Xác định thành phần tối ưu của các tổ máy phát.

7. Xác định cơ cấu tối ưu của trạm biến áp.


8. Hãy cho biết các biện pháp cải thiện chế độ làm việc kinh tế của mạng điện.

120
Chương 5
ĐIÈU CHỈNH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN

5.1. Đại cương


5.1.1. Khải niệm về chẩt lượng điện
Chất lượng điện năng là một trong những yêu cầu quan trọng của hệ thống điện.
Chất lượng điện năng xấu sẽ dẫn đến sự gia tăng chi phí vốn đầu tư, chi phí vận hành, giảm
năng suất và hiệu quả làm việc cùa các thiết bị vv. Sự giảm sút chất lượng điện không chi
gây thiệt hại cho bản thân hệ thống điện, mà cho tất cả các ngành kinh tế khác, vì chất lượng
điện có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ làm việc cùa tất cả các thiết bị dùng điện. Trong quá
trình vận hành, chất lượng điện luôn luôn thay đổi dưói tác động của nhiều nhân tố trong đó
có các yếu tổ mang tính ngẫu nhiên, vì vậy việc điều chỉnh chất lượng điện là bài toán khá
phức tạp. Điều chỉnh chất lượng điện là sử dụng các biện pháp khác nhau để đưa giá trị cùa
các chỉ tiêu chất lượng điện về giới hạn cho phép.
Giá trị cho phép của các chỉ tiêu chất lưọng điện được xác định do những nguyên
nhân kỹ thuật, theo điều kiện an toàn của các thiết bị tiêu thụ và khả năng của các thiết bị
này thực hiện những chức năng của mình ví dụ: giới hạn trên của điện áp được xác định theo
điều kiện an toàn và già cỗi của cách điện, còn giới hạn dưới xác định theo điều kiện làm
việc bình thường của thiết bị. Trong một số trường hợp giá trị tối ưu của các chỉ tiêu chất
lưọng điện có thể lấy bằng giá trị định mức, điều này đúng với tần số, giá trị tối ưu cùa điện
áp có thể khác so với trị số định mức nhiều.
Khi điều chinh chất lượng điện sẽ nảy sinh những vấn đề có liên quan đến việc duy
trì các chi tiêu chất lượng tối ưu.
- Quy định cho mỗi điểm nút của hệ thống một giá trị tối ưu và giá trị cho phép của các
chỉ tiêu chất lượng.
- Chọn hệ thống điều chỉnh chất lưọng với mục đích duy trì đại lượng của chúng trong
phạm vi giá trị cho phép càng gần giá trị tối UTJ càng tốt.

5.1.2. Yêu cầu về chất lượng điện


Chất lượng điện có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ làm việc của tất cả các thiết bị
điện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu về chất lượng điện cung cấp cho các
thiết bị này càng nghiêm ngặt. Các yêu cầu này được thể hiện qua các chi tiêu: độ lệch tần
số, độ lệch điện áp, dao động điện áp, độ đối xứng và độ hình sin.

121
* Độ lệch tần số: Theo tiêu chuẩn quy định, độ lệch tần số tronghệ thống điện
không được vượt quá ±0,1 Hz và ở chế độ tức thời không quá + 0,2Hz. Vìmức độ ảnh
hưởng của tần số rất lớn và yêu cầu cùa nó rất nghiêm ngặt, việc tự động hoá điều chỉnh tần
số được thực hiện ngay tại các nhà máy điện.
* Độ lệch điện áp là sự chênh lệch điện áp thực tể so với giá trị định mức, yêu cầu
về độ lệch điện áp đối với các hộ dùng điện khác nhau là khác nhau. Tiêu chuẩn của các
nước khác nhau cũng khác nhau, ví dụ ở Pháp quy định độ lệch điện áp cho phép ở lưới hạ
áp không quá ±10%, còn ờ lưới trung áp - không quá ±7%; ở Singapor là ±6% vv. Tiêu
chuẩn độ lệch điện áp cho phép có thể tham khảo cho trong bảng 5.1.

Bảng 5.1. Tiêu chuẩn độ lệch điện áp tro n g m ạng điện

7T Hộ dùng điện Giới hạn dưới Giới hạn trên


Chiếu sáng -2,5 +5
Động cơ dị bộ -10 +10
Thiết bị khác -5 +5
T.bị điện. n. nghiệp -7,5 +7,5

* Dao động điện áp là sự biến thiên của điện áp xảy ra trong thời gian tưomg đối
ngắn, tốc độ không quá 1%/s. Phụ tải chịu ảnh hưởng của dao động điện áp không những về
biên độ dao động mà cả về tần số xuất hiện các dao động đó. Sự dao động điện áp thường
được gây ra bởi các thiết bị có hệ số cosọ thấp, và có sự thay đổi đột biến phụ tải phản
kháng. Biên độ dao động điện áp trong tnrồmg hợp này có thể xác định theo biểu thức:

100% (5.1)
1-k,

kg = - tỷ lệ công suất phản kháng so với công suất định mức của máy biến áp;
S ba
Q - phụ tải phản kháng thay đổi đột biến, MVAr;

S ba - c ô n g su ấ t đ ịn h m ứ c c ủ a m á y b iế n á p c u n g c ấ p c h o đ iể m tả i x é t, MVA.

Dễ dàng nhận thấy biên độ dao động càng lóm nếu giá trị của hệ số kọ càng lớn. Với
cùng một phụ tải Q nếu công suất của máy biến áp lớn thì biên độ dao động điện áp sẽ giảm,
tức là máy biến áp càng lớn thì độ ổn định điện áp trong mạng sẽ càng cao.

122
* Độ đối xứng là một trong các chỉ tiêu quan trọng của chất lượng điện, khi mạng
điện bị mất đối xứng sẽ dẫn đến những tổn thất phụ do các thành phần dòng điện thứ tự
nghịch và thứ tự không gây nên. Thành phần thứ tự không chỉ có mặt trong mạng điện 3 pha
với các máy biến áp có sơ đồ đấu dây Y/Yo hoặc A/Yo- Trong lưới điện với tổ nối của biến
áp Y/A hoặc Y/Y, thì khi mạng mất đối xúng sẽ không có thành phần thứ tự không mà chỉ
có thành phần thứ tự nghịch. Như vậy độ không đối xứng được biểu thị bởi 2 hệ số là:

u,
- Hệ sô phi đôi xứng: kfđx = — - (5.2)
Uị

- Hệ sổ không cân bằng: kkcb = ; (5.3)

trong đó:
Ui, Ư2, Uo là các thành phần thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không của điện áp,
có thể xác định theo biểu ửiức:

Û, = j ( ú * + a ú . + a = ú e )

Û 2 = j ( Û * + a = U , +aủc)

Ù o = | (ủ*+Ù3+ức)

Toán tử a có thể xác định theo biểu thức:

_ 1 .V3 I _ ^ Ạ
a = —- + j — ; a
2 •* 2 2 ^ 2
Giá trị cho phép của kfđx và kkcb phụ thuộc vào độ đốt nóng các phần tử luới điện, theo
tiêu chuẩn quy định, các giá trị này không được vượt quá 5%. Trong kỹ thuật các hệ số trên
được gọi chung là hệ số không đối xứng.
Đối với mạng điện trung tính cách ly, điện áp tại điểm trung tính chỉ bằng 0 khi
mạng điện hoàn toàn đối xứng. Sự mất đối xứng sẽ dẫn đến sự chuyển dịch trung tính với
giá trị

Ù = êb êc

” gc+Sc+ẽc

123
trong đó:

ỦA = ủ f ; ỦB = a 'ú f và ủ c = a ủ f ;

U f-đ iện áp pha;


ga gb, gc - điện dẫn của các pha đối với đất.

Độ không đối xứng của điện áp được xác định theo biểu thức:

(5 .5 )

Nếu trong hệ thống trung tính có mắc cuộn dây dập hồ quang thì ở mẫu số của biểu
thức (5.4) có thêm thành phần điện dẫn gk cùa cuộn dây. Trong trưcmg hợp này nếu xuất
hiện sự cộng hưỏng thi điện dẫn chỉ còn có thành phần tác dụng, do đó giá trị chuyển dịch
trung tính sẽ khá cao. Nếu sự chuyển dịch trung tính lớn sẽ dẫn đến sự tăng điện áp của các
pha, làrn tầng độ mẩt đối xúng và ảnh hưởng đến cách điện, ngoài ra nó còn có thể gây
nhiễu cho các đường dây thông tin ở xung quanh. Theo quy định độ không đối xứng trong
mạng điện này không được vượt quá giá trị:

=0,15.d.Uf.lOO (5.6)

trong đó:
d - hệ số ổn định cùa mạng điện điều hoà, thường có giá trị bằng 0,05.

Như vậy kkdx = 0,15.0,05.100.Uf= 0,75%Uf. Nêu giá trị kkdx vượt quá giá trị này thì
cần phải san bằng điện dung các pha bằng cách chuyển vị pha (thay đổi vị trí của các pha cứ
sau một số khoảng vượt).
Trong mạng điện có cuộn đập hồ quang nghiêm cấm việc bảo vệ máy biến áp bằng
cầu chảy, vì khi một ữong các cầu chảy bị cháy có thể dẫn đến sự quá điện áp nguy hiểm do
sự điều hoà điện dung bị thay đổi. Điều đó có thể dẫn đến sự huỷ hoại cách điện và lảm
giảm tuổi thọ của thiết bị.
* Độ hình sin: Trong thực tế sự biến đổi của dòng điện và điện áp xoay chiều không
hoàn toàn tuân theo quy luật hình sin, vì luôn có sự hiện diện của Gác thành phần sóng hài
bậc cao trong cáe đại lượng điện áp và dòng điện.

Mức độ hình sin có thể đánh giá theo hệ số không sin:

kks = - ^ ^ - ^ 1 0 0 % ; (5 .7 )
u 1

124
u - điện áp hiệu dụng, có thể được xác định theo biểu thức:

u = ; (5.8)

trong đó; U[ - điện áp của sóng hài cơ bản (50Hz);


Uk - điện áp của sóng hài bậc k.
Theo tiêu chuẩn quy định, giá trị kks không được vượt quá 5%.
Để cải thiện chất lượng điện người ta thường áp dụng các biện pháp sau:
1) Cân bằng phụ tải giữa các pha và điều chình ché độ làm việc hợp lý của các hộ
dùng điện: Việc phân bố tải hợp lý sẽ làm san bằng đồ thị phụ tải như vậy sẽ làm giảm
khoảng giới hạn của độ lệch điện áp và nâng cao hiệu suất sử dụng của lướiđiện. Điều chỉnh
chế độ làm việc của phụ tài hợp lý để kết họp phụ tải phản kháng giữa các hộ dùng điện một
cách hiệu quả nhất
2) Tăng cường sử dụng phụ tải 3 pha đến mức có thể để giảm độ phi của đối xúng.
Đối với lưới điện có nhiều thụ điện 1 pha, nên chọn máy biến áp có tổ nối sao- Ziczac để giảm hao
tổn phụ do dòng điện thứ tự không gây nên.v.v...
3) Chọn thiết bị điện hợp lý: không nên làm việc quá non tải vì như vậy sẽ làm giảm
COS ẹ và tăng công suất phản kháng dẫn đến tăng hao tổn AU.

4) Chọn điện áp ở đầu vào thụ điện thích hợp với chế độ làm việc của các thụ điện.
Thông thường máy biến áp và đưòng dây được tính chọn theo tải cực đại nhưng phụ tải
thường chỉ đạt (0,5-ỉ-0,6)Pn bởi vậy khi tải giảm thấp điện áp tại các điểm gần có thể vượt
quá giá trị cho phép.

5.1.3. S ự liên hệ giữa các tham số chế độ


1. S ự liên hệ giữa phụ tải vởi tần sổ
Khi công suất tác dụng của phụ tải Ppt lớn hơn công suất tác dụng của nguồn phát Pp
thì tần số sẽ giảm và ngược lại (xem hình 5.2). Tức là sự dư thừa công suất phát sẽ dẫn đến
tần số cao và sự thiếu hụt công suất phát sẽ làm cho tần số thấp. Tần số luôn luôn được theo
dõi và điều chỉnh để không vượt qua giới hạn quy định để đảm bảo được sự cân bằng công
suất tác dụng. Do điện năng không thể dự trữ được nên công suất phát phải luôn luôn thay
đổi theo sự thay đổi của phụ tải. Muốn vậy cần phải luôn có một lưọmg dự trữ công suất tác
dụng.
Khi tần số tăng dẫn đến sự tiêu thụ công suất phản kháng Q^ giảm và Qc tăng. Tuy
nhiên do số lượng các phần tử mang tính điện cảm trong mạng điện thực tế nhiều hơn so với
số phần tử mang tính điện dung, nên tổng công suất phản kháng tiêu thụ sẽ giảm. Mặt khác
do công suất phản kháng cùa máy phát Qivif tỷ lệ với bậc hai hoặc bậc ba của tần số (tuỳ

125
thuộc vào sơ đồ kích từ) nên Qmí tăng nhiều, điều đó dẫn đến sự dư thừa công suất phản
kháng trong hệ thống.
Ngược lại khi tần số giảm sẽ dẫn đến sự thiếu hụt công suất phản kháng. Nếu không
có dự phòng thì máy phát có thể lâm vào tình trạng quá tải. Khi tần số giảm mà thiếu dự
phòng công suất phản kháng thi buộc phải giảm dòng kích từ, lúc đó điện áp sẽ bị giảm, điều
này sẽ làm thay đổi hàng loạt các tham số chế độ khác của mạng điện. Bởi vậy nhất thiết
phải có một lượng dự trữ công suất phản kháng nhất định trong hệ thống điện.

2. S ự liên hệ giữa phụ tải và điện áp


Tăng điện áp trong mạng sẽ làm tăng phụ tải tác dụng tổng trong hệ thống vi phụ tải
sinh hoạt có công suất tỷ lệ thuận với điện áp sẽ tăng lên và vì độ trượt của các động cơ
không đồng bộ giảm xuống, mặc dù tổn thất công suất trong mạng có giảm đi. Do tăng phụ
tải tác dụng, việc tăng điện áp sẽ làm cho tần số giảm, nếu có dự phòng công suất tác dụng
các máy tự động điều chỉnh tần số sẽ ngăn chặn việc giảm tần số. Cũng tương tự, việc giảm
điện áp sẽ làm giảm phụ tải tác dụng trong hệ thống do đó làm tăng tần số. ở chế độ sau sự
cố, khi thiếu hụt công suất tác dụng và phản kháng, việc giảm điện áp sẽ phần nào ngăn chặn
được hiện tượng tần số giảm quá mạnh.
Trên hình 5.1 biểu diễn đặc tính tĩnh cùa nguồn Qf = (p(U) và đặc tính tĩnh cùa phụ
tải Qpt = 0(U ) ( khi f = const), điểm gặp nhau của hai đường cong này xác định sự cân bằng
công suất phản kháng giữa nguồn và phụ tải, điện áp Un được xác lập ứng với giá trị định
mức. Khi phụ tải gia tăng, thiết lập sự cân bằng mới mà ở đó điện áp có thể sẽ sụt xuống quá
giá trị Ui, để các thiết bị điện làm việc bình thường cần phải sử dụng các biện pháp gia tăng
điện áp đến múc cần thiết, đặc tính 1 dịch chuyển lên đường 2, thiết lập lại sự cân bằng mới
với Un. Quá trình tiếp diễn giúp cho hệ thống điện làm việc ổn định. Nếu như vì một lý do
nào đó, đường đặc tính tĩnh của hệ thống không thể điều chỉnh được theo sự thay đổi của
phụ tải (đường đặc tính 2 không được thiết lập) nghĩa là hệ thống thiếu công suất phản
kháng, lúc đó vấn đề bù sẽ vô cùng cần thiết, đó sẽ ỉà giải pháp quan trọng để nâng điện áp
của lưới lên giá trị mong muốn.
Vì ở những điểm nút khác nhau trong hệ thống, giá trị điện áp sẽ khác nhau, nên
không những chỉ cần phải đảm bảo cân bằng công suất phản kháng trong hệ thống mà còn
phải phân bố dòng công suất phản kháng sao cho điện áp ở tất cả các điểm không vượt ra
ngoài vùng giá trị cho phép. Việc phân bố công suất phàn kháng một cách tuỳ tiện có thể
dẫn đến hiện tượng dòng công suất phàn kháng ở một số đoạn quá lớn, làm tăng tổn thất
điện áp, gây khó khăn cho việc duy tri điện áp cho phép trong mạng điện, vấn đề đặt ra là
phải thiết lập sự cân bằng cục bộ công suất phản kháng trong từng vùng của mạng điện với
dòng công suất phản kháng truyền tải tối uTa.
Cũng giống như sự cân bằng công suất tác dụng, trong hệ thống luôn luôn thiết lập
một sự cân bằng công suất phản kháng, Nếu như tần số được coi là thước đo của sự cân
bằng công suất tác dụng trong hệ thống điện, thi điện áp là thước đo của sự cân bằng công
suất phản kháng. Để có thể điều chỉnh điện áp cần thiết phải có một lượng công suất phản
kháng dự trữ.

5.2. Điều chỉnh tần số


Do yêu cầu về tần số hết sức nghiêm ngặt, nên tham số này được giám sát chặt chẽ
ngay tại các nhà máy điện. Nếu tần số bị lệch khỏi giá trị cho phép thì có thể làm ảnh huờng
đến chế độ làm việc của hàng loạt thiết bị. Tần số giảm làm cho năng suất của các thiết bị
giảm. Sự giảm năng suất cùa các thiết bị tự dùng trong nhà máy điện đặc biệt nguy hiểm vì
có thể dẫn đến sự ngừng trệ của toàn nhà máy. Nếu không có biện pháp kịp thời khôi phục
thì có thể sẽ dẫn đến sự mất ổn định trong toàn hệ thống. Khi tần số bị giảm xuống giá trị
47,5-f-48Hz trong thời gian quá 1 phút thi có thể dẫn đến các tổ hợp lớn bị cắt bởi các thiết bị
bảo vệ.

Như đã biết, khi tần số công suất phản kháng của máy phát sẽ giảm do điện áp của
hệ thống kích từ giảm, điều đó dẫn đến sự giảm điện áp trong hệ thống, giảm dự trữ ổn định.
Bởi vậy nếu tần số giảm mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ mất đồng bộ của hệ thống do ổn định tĩnh
bị phá vỡ. Biện pháp chủ yếu để hồi phục tần số trong truờng hợp này là sử dụng các cơ cấu
tự động điều chỉnh tần số, tuy nhiên nhân viên vận hành cần phải nhanh chóng thực hiện các
nhiệm vụ sau: trước hết cần sử dụng toàn bộ lượng công suất dự trữ nóng, sau đó nếu lượng
dự trữ này vần chưa đáp ứng thì cho vận hành các tổ máy phát đang ờ trạng thái dự trữ lạnh.
Điều độ quốc gia, người đã được giao nhiệm vụ điều chinh tần số trong hệ thống và
các kỹ sư trực ban của các nhà máy điện, nơi có nhiệm vụ thực hiện điều chỉnh tần số hệ
thống cần phải thuờng xuyên theo dõi không chi giá trị của tần số và điều chỉnh nó trong
giới hạn xác định, mà cả khoảng điều chinh ở các nhà máy điện này. Sự điều chỉnh tần số
được thực hiện một cách tự động nhờ các cơ cấu điều chỉnh đặc biệt. Quá trình điều chjnh
tần số diễn ra trong ba giai đoạn: điều chỉnh cấp I, cấp II và cấp III.

127
5.2.1. Đ iều chỉnh cấp I
Quá trình điều tần cấp I (còn gọi là điều tốc) là quá trình biến đổi tức thời công suất
phát khi phụ tải thay đổi nhờ các bộ phận điều chinh tốc độ của tuabin trong hệ thống.
Sơ đồ động học tự động điều chinh tẩn số với đặc tính tĩnh được thể hiện trên hình
5.2. Bộ tự động điều chỉnh tần số có cấu tạo gồm các phần tử chính sau: bộ ly tâm LT cảm
biến tốc độ quay của tuabin, van trượt VT, servomotor CM. Khi máy phát làm việc, trục của
bộ ly tâm LT gắn với trục tuabin cũng quay theo làm cho các quả tạ được nâng lên bởi lực ly
tâm.

dầu áp lực

môi năng
1____I
a)

H ình 5.2. a) Sơ đồ động học điều chỉnh tần số với đặc tính tình;
b) Sơ đồ động học điều chỉnh tần sổ với đặc tỉnh á tĩnh.

Lực ly tâm có xu hướng nâng các quả tạ đồng thời kéo theo khớp M, lực này được
điều chinh bởi lực cản của lò xo Z. Lực cản cùa lò xo được chỉnh định sao cho ở trạng thái
bình thuờng các lực tác dụng cân bằng giúp cho cánh tay đòn AB ở trạng thái cổ định. Khi
đó các cửa sổ a và b của van trượt ở trạng thái đóng, do đó piston của servomotorờ trạng
thái cốđịnh vì áp suất ở cả 2 phía của xilanh cân bằng nhau làm cho van chắn cùa cửa môi
năng có độ mở cố định.
Khi tần số thay đổi, tức tốc độ quay của tuabin thay đổi, sự cân bằng lực bị phá vỡ,
giả dụ phụ tải tăng từ giá trị Pi đến P2 tốc độ của tuabin giảm từ COI đến ©2, cánh tay đòn AB
quay quanh điểm A, được nối cứng với piston của servomotor. Đầu B của cánh tay đòn bị hạ
xuống làm các cửa sổ của van trượt mở ra, dầu áp lực sẽ chạy qua của sổ a vào phần trên của
xilanh servomotor và từ cửa sổ b vào khoang giữa của van trượt đi ra ngoài. Với sự thay đổi

128
đó đầu B của cánh tay đòn BC bị hạ xuống, làm cho đầu c bị nâng lên, kết quả là cửa môi
năng được mở rộng hơn cung cấp nhiều môi năng hơn vao tuabin làm tuabin quay nhanh
hơn. Khi piston cùa servomotor chuyển động xuống dưới thì đầu B sẽ chuyển lên trên cho
đến khi các cửa sổ a và b của van trượt được đóng lại, lúc đó điểm A sẽ ở một vị trí cố định
mới. Kết quả đó làm cho khớp M chuyển dịch xuống dưới, lực nén của lò xo giảm bớt. Như
vậy với mỗi giá trị của phụ tải bộ điều chỉnh sẽ có một đặc tính tĩnh tương ứng. Khi phụ tải
giảm, tốc độ quay của tuabin tăng và sự tác động của bộ điều chinh diễn ra theo trình tự
ngược lại.
Trong quá trình vận hành cần phải thay đổi phụ tải của máy phát ở vận tốc xác định,
để thực hiện điều đó người ta bố trí hệ thống điều khiển từ xa bằng cách thay đổi độ nén của
lò xo để dịch chuyển đặc tính điều chỉnh trên trục (co, P) lên trên hoặc xuống dưới (trên hình
5.2. Tt - tăng thêm số vòng quay, Gb- giảm bớt).

H ình 5.3. Quan hệ phụ thuộc giữa


p h ụ tải và tần số:
1. Đặc tính tĩnh của máy phát;
2. Đặc tính của phụ tải tác dụng;
vód u = const.

Bây giờ chủng ta xét sự thay đổi cùa tần số khi phụ tải thay đổi diễn ra như thế nào.
Xét hệ thống tối giản gồm một tuabin và một máy phát, đặc tính tĩnh của máy phát và phụ
tải biểu thị trên hình 5.3.
Giao điểm o của đặc tính máy phát và phụ tải ứng với công suất ban đầu Ppto đó là
điểm cân bằng công suất, xác định chế độ xác lập ở tần số định mức fn. Giả sử yêu cầu cần
tăng thêm một lượng phụ tải AP, lúc đó đặc tính tương ứng với đường 2’ là Ppt + AP. Phụ tải
tăng làm cho tần số giảm với điểm cân bằng công suất mới ứng với tần số Ỉ2 , lúc đó bộ điều
tốc hoạt động tăng công suất phát theo đặc tính điều chỉnh đường r . Điểm cân bằng công
suất mới ứng với tần số fi < fn. Sở dĩ tần số giảm hơn so với fn vì bộ điều tốc chi có thể tăng
thêm một lượng APp < AP. Để thích nghi, công suất thực dùng phải giảm đi một lượng APpt-
Như vậy quá trình điều chinh cấp I không cho phép phục hồi tần số ban đầu, nó chỉ làm cho
tần số không giảm thấp hơn giá trị cho phép. Nếu không có điều chinh cấp I thì giá trị của
tần số sẽ giảm đến f2. Đặc tính tĩnh của phụ tải được đặc trưng bởi độ dốc kpt.

129
(5.9)
^pt ^n

ĐỘ dốc cùa phụ tải có giá trị trong khỏang l-í-2,5.

Tương tự, độ dốc của đặc tính tĩnh máy phát được đặc trương bởi:

(5.10)

APpt, APp- lượng thay đổi công suất tác dụng của phụ tải và của máy phát;

A f- lượng thay đổi tần số;

Ppt, Pf - công suất tác dụng của phụ tải và của máy phát;
fn - tần số định mức.

Độ dốc của máy phát có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều chỉnh tần số, các
máy phát c6 công suất dự trữ lớn thì sẽ có độ dốc lớn, nếu giá trị kp lớn thì sụ tham gia điều
chỉnh của máy phát vào quá trình điều tần càng có hiệu quả, nếu kp = 0 thì có nghĩa là máy
phát không thể tham gia vào quá trình điều tần được. Lượng thay đổi công suất tác dụng của
phụ tải khi tần số thay đổi sẽ là:

APp, = + P „ |Ì k „ (5.11)
n

Dấu (+) biểu thị khi tần số tăng thì công suất tiêu thụ của phụ tải tăng.

Lượng thay đổi công suất tác dụng của máy phát khi tần sổ thay đổi sẽ là:

APp = -Ppệí^kp (5.12)


n

Dấu (-) biểu thị khi tần số tăng thì công suất phát của máy phát giảm.

Để có thể điều chỉnh được tần số, trong nhà máy luôn luôn cần một lưọmg công suất
dự phòng, biểu thị bởi hệ số dự phòng:

kdf= (5.13)
V

Từ đó: PF = kdfPp, (5.14)

Lượng công suất AP thay đổi khi tần số thay đổi Af sẽ là:

130
AP = ÄPf - AP„ = - p, M k^+ k ) (5.15)

Từ đó rút ra lưọmg thay đổi tần số do phụ tải thay đổi một lượng AP bằng:

Af ; (5.16)
P p ,(k d fl< F + k p ,)

Độ dốc trung bình của các máy phát trong nhà máy được xác định bời biểu thức;

k F ,b = ^ ^ (5.17)
2^P f,

Ppi, kpi- công suất định mức và độ dốc cùa máy phát thứ i;

Nếu như ở một số tổ máy đã mở hết cửa môi năng vào rồi, thì có nghĩa là phụ tải của
nó không thể tăng thêm được nữa, lúc đó hệ số kp cùa chúng sẽ bằng 0 (khi tần số giảm). Do
đó nếu dự phòng công suất càng bé thì hệ thống càng ít khả năng tự động tăng công suất khi
tẩn số giảm. Đại lượng kp tb còn phụ thuộc cả vào dấu cùa đại lượng thay đổi tần số, tức là
vào dấu của lưọng phụ tải AP. Khi tần số giảm, tức là khi phụ tải của hệ thống tăng, kptb
thấp do đó nếu không có dự phòng công suất thi khi tần số giảm không thể tức khắc nâng
ngay tần số lên được.

5.2.2. Điều chỉnh cấp I I (thứ cấp)


Điều chỉnh thứ cấp còn gọi là điều chỉnh cấp II, là quá trình tăng công suất máy phát
điều tần để đưa tần số về trị số định mức. Tăng công suất máy phát bằng cách tăng thêm môi
năng cho tuabin. Trong các hệ thống nhỏ thường chỉ có một vài tổ máy làm nhiệm vụ điều
tần cấp II, còn các máy khác có đặt tự động điều chinh tố độ thi chỉ tham gia trong quá trình
điều tần cấp I. Khi phụ tải tăng các máy này tạm thời tăng thêm công suất nhờ tự động điều
chỉnh tốc độ. Sau khi quá trình điều tần bắt đầu, tần số tăng lên thì các máy này lại tự động
giảm công suất phát. Toàn bộ công suất yêu cầu thêm sẽ chỉ do các máy điều tần đảm nhận.
Độ dốc cùa các tổ máy điều tần phải lớn hon độ dốc của các tổ máy còn lại để trong quá
trinh điều chỉnh sơ cấp các tổ máy điều tần nhận nhiều phụ tải hơn. Các máy điều tần được
trang bị bộ điều tốc á tĩnh.

5.2.3. Điều chỉnh cẩp III


Mục đích cùa điều chinh cấp 111 là phân phối lại công suất theo điều kiện tối uv.
Khi xẩy ra dao động công suất hệ thống điện phải làm 2 nhiệm vụ là ứiay đổi công suất phát
để duy trì tần số bình thường và phân bố lại công suất giữa các tổ máy theo điều kiện tối uu.
Quá trình phân bố công suất tối UTJ có thể thực hiện chậm hơn, có thể sau 15-Í-20 phút, hoặc
sau khi tổng công suất biến đổi được 2^4%.

131
5.2.4. Điều chỉnh tần số trong trường hợp sự cố
Khi vì một lý do nào đó tần số có thể bị giảm ngoài sự kiểm soát của hệ thống điều
chỉnh, gây nguy hiểm cho hệ thống, ví dụ một số trường hợp tần số bị lệch quá lớn, gây ảnh
hưâmg nghiêm trọng như:
Tần số nhỏ hơn 48,5 Hz chỉ cho phép kéo dài không quá 1 phút vì sự an toàn cho các
cánh dài áp lực thấp cùa tuabin;
- Tần sổ nhỏ hơn 47 Hz chi được kéo dài không quá 20 giây để đảm bảo năng suất
cho các thiết bị phụ như máy bcrm nước, quạt gió vv.
Tần số không được phép giảm quá 45 Hz vì ở tần số này có thể dẫn đến sự ngừng
hoạt dộng của cả nhà máy điện, do các thiết bị phụ không thể đáp ứng được điều
kiện làm việc bình thường.
Để giữ tần số trong các trường hợp này đầu tiên cần phải sa thải phụ tải. Có 3 loại phụ
tải cần sa thài là:
+ Loại 1: có tổng công suất cắt bằng công suất thiết hụt cao nhất có thể cắt lần lượt
từng dçft: bắt đầu sa thảỉ từ tần số 46,5 cho đến 49 Hz, eác đợt cách nhau 0,1 Hz.
+ Loại 2\ chỉnh định ở tần số 49,2 Hz, các đợt cách nhau 5-ỉ-10 giây, đợt cuối 60 giây
làm nhiệm vụ đưa tần số lên cao hơn 49,2 Hz sau khi loại 1 cắt xong. Công suất cắt của tải
loại 2 thường bằng 40% loại 1;
+ Loại 3: sẽ tác động nếu loại 1 không thể ngăn cản được nguy cơ xẩy ra sụt áp
trong hệ thống. v 'r te 'L r i
Phụ tải phải sa thải phụ thuộc vào mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội. Sau khi sự cố
được khắc phục phụ tải được đóng lại từng đợt cách nhau không nhỏ hon 5 giây. Để đảm
bảo an toàn cho các hoạt động tự dùng, có thể tách riêng tổ máy cho các phụ tải này. Việc sa
thải phụ tải được thực hiện bởi cơ cấu tự động sa thải phụ tải theo tần số. Nhiệm vụ cùa các
cơ cấu này là ngăn chặn sự suy sụp tần số khi thiếu công suất phát. Một số cơ cấu tự động
điều chỉnh tần sổ tác động với độ trễ rất lớn vì vậy thời gian tác động của bộ tự động sa thải
phụ tải cũng phải lớn hom quán tính của cơ cấu sa thải phụ tải để loại trừ trường hợp phụ tải
bị cắt trong trường hợp có dự phòng công suất.
Để có thể nhanh chóng khôi phục lại chế độ cung cấp điện cho các hộ phụ tải bị cắt
sau khi sự cổ đã được khắc phục, trong hệ thống đã được lắp đặt các cơ cấu tự động đóng
phụ tải sau sự cố. Đại lượng phụ tải được đóng lại không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc
vào các quá trình công nghệ, sơ đồ cung cấp điện của các xí nghiệp, bởi vậy không ít hơn
một lần mỗi năm cần phải tiến hành kiểm tra, xác định phụ tải thực tể của tẩt cả các đường
đây và trạm biến áp nằm ữong phạm vi điều chỉnh.

132
Sự có mặt hay không của các cơ cấu điều chỉnh tần số không ảnh hưởng đến nhiệm
vụ và tính cấp bách của điều độ viên khi xẩy ra sự cố, bởi vi trong thực tế luôn luôn tồn tại
những sự cố không lường trước mà các cơ cấu tự động có thể không hoạt động theo chưong
trình đã định. Sự thiếu quyết đoán và chậm trễ cùa điều độ viên trong trường hợp này có thể
dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.

5 .3 . Đ iề u c h ỉn h đ iệ n á p t r o n g h ệ th ố n g đ iệ n
5.3.1. Những vẩn đ ể chung
Cũng như tần số, điện áp là tham số cực kỳ quan trọng quyết định chế độ làm việc
của các thiết bị điện. Khi điện áp bị giảm quá mức cho phép sẽ làm giảm mômen quay của
các động cơ, giảm tốc độ và dĩ nhiên sẽ giảm năng suất cùa các máy công tác. Hon thế nữa,
sự giảm điện áp có thể làm tăng sự đốt nóng động cơ, làm giảm tuổi thọ, thậm chí làm cháy
động cơ.
Nếu điện áp tăng quá trị số cho phép sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ của các thiết bị chiếu
sáng và các thiết bị điện khác. Điện áp cao sẽ gây nguy hiểm cho các máy phát và máy biến
áp, tăng tổn thất trong hệ thống điện. Sự giảm áp quá mạnh có thể dẫn đến sự phá vỡ ổn định
của máy phát và phụ tải. Việc duy trì điện áp trong giới hạn xác định là nhiệm vụ quan trọng
của các điều độ viên thực hiện các thao tác điều chinh trung tâm hoặc điều chỉnh phân tán.
* Điều kiện để điều chinh điện áp
- Phải có đủ lượng công suất tác dụng và phản kháng để đáp ứng cho nhu cầu của
phụ tải và bù tổn thất.
- Đảm bảo dòng công suất phản kháng trong mạng là nhỏ nhất. Đây là điều kiện ràng
buộc rất lớn giữa các điểm nút.
- Khi xét đến điều chinh điện áp chúng ta phải chú ý đến các ngưỡng cho phép của
độ lệch điện áp tại đầu vào của các hộ dùng điện, được thể hiện bởi giới hạn dưới và

giới hạn trên v^p.

Điện áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ điện phải đảm bảo giá trị trong phạm vi cho
phép, nếu điện áp lệch khỏi phạm vi này thì cần phải tiến hành điều chỉnh. Có rất nhiều biện
pháp có thể sử dụng để nâng cao chất lượng điện áp, tuy nhiên trước tiên cần ưu tiên cho
những biện pháp không đòi hỏi chi phí lÓTi, tận dụng những trang thiết bị hiện có như áp
dụng các biện pháp vận hành kinh tế mạng điện, chọn đúng nấc biến áp. Nếu như việc áp
dụng các biện pháp này vẫn không đảm bảo độ lệch điện áp cho phép tại đầu vào cùa các hộ
dùng điện, thì phải sử dụng thiết bị bù công suất phản kháng (tụ bù, máy bù...), phưomg pháp
này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, việc lựa chọn thiết bị bù, vị trí đặt phải dựa trên cơ sở tính toán
so sánh các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao chất lưọng điện

133
áp đuợc đánh giá dựa theo mức thiệt hại kinh tế của các hộ tiêu thụ khi điện áp lệch khỏi giá
trị định mức. Hiệu quả càng cao khi mức độ thiệt hại càng lớn.
Khi tính toán điều chinh điện áp thường chỉ cần xét ở 2 chế độ phụ tải cực đại và
phụ tải cực tiểu, ở chế độ phụ tải cực đại mức điện áp được xét đối với các điểm tải xa nhất,
còn ở chế độ phụ tải cực tiểu thì lại xét mức điện áp ở các điểm tải gần nhất.

5.3.2. Điều chỉnh điện áp trung tâm


Điều chỉnh điện áp trung tâm được thực hiện để duy trì mức điện áp cho phép tại các
nút kiểm tra. Nhân viên vận hành nhà máy điện thay đổi đại lượng đặt của máy điều chỉnh
kích từ hoặc thiết bị hiệu chỉnh độc lập tương ứng với đồ thị điện áp hàng ngày cho trước.
Nếu việc điều chỉnh điện áp tại nút kiểm tra do các nhân viên điều độ kiêm nhiệm, thì khi
điện áp lệch khỏi đồ thị cho trước nhân viên điều độ phải yêu cầu nhân viên vận hành các
nhà máy điện gần nhất thay đổi phụ tải phản kháng cho phù hợp.
Điều chinh trung tâm được thực hiện bởi các điều độ quốc gia bằng cách thay đổi
công suất phản kháng của các máy phát và máy bù đồng bộ, thay đổi hệ số các máy biến áp
và biến áp tự ngẫu ở các mạng điện chính. Đối với mỗi điểm kiểm tra cần thiết lập 2 biểu đồ
điện áp: điện áp cực đại cho phép xác định theo giới hạn trên cùa mức điện áp cho phép và
điện áp cực tiểu - theo giới hạn dưới của điện áp cho phép. Điện áp tại các điểm kiểm tra
của hệ thống cần phải được duy trì trong giới hạn xác định phù hợp với biểu đồ cho trước.
Biểu đồ điện áp được thiết lập trên cơ sở đảm bảo mức điện áp phù hợp cho tất cả các hộ
dùng điện có tính đến khả năng hoạt động của các cơ cấu tự động điều chỉnh điện áp.
Để đảm bảo điều chỉnh điện áp hiệu quả điều kiện tối cần thiết là có sự dự phòng
công suất phản kháng. Dự phòng công suất phản kháng đối với một máy phát nào đó, khác
với dự phòng công suất tác dụng, phụ thuộc nhiều vào phụ tải tác dụng của máy phát và
điện áp trên thanh cái của nó. Trên hình 5.4 biểu thị đặc tính giữa công suất phản kháng có
thể huy động được của máy phát với phụ tài tác dụng ứng với các giá trị điện áp khác nhau.
Vùng nằm bên phải đưòng chấm chấm tương ứng với điều kiện giới hạn công suất phản
kháng có thể huy động được theo dòng điện giới hạn của stator (khi dòng điện rotor có dự
trữ); Vùng phía bên trái đường chấm chấm là công suất phản kháng có thể huy động được
theo dòng điện rotor (khi dòng stator còn dự trữ). Đưòìig chấm chấm tương úmg với giới hạn
đồng thời cả dòng điện stator và dòng rotor.
Như biểu thị trên hình 5.4, khi giảm điện áp ở trong vùng bên phải, công suất phản
kháng có thể huy động giảm rất nhanh, còn ở vùng bên trái thì công suất phản kháng thay
đổi không nhiều lắm. Khi phụ tải tác dụn của máy phát khá lớn và điện áp trên cực máy phát
thấp thì ngay cả một lượng giảm công suất tác dụng không đáng kể cũng có thể làm tăng
đáng kể lượng công suất phản kháng. Còn khi phụ tải tác dụng nhỏ thì hiệu ứng gia tăng
công suất phản kháng do giảm công suất tác dụng rất ít.

134
Q
coscp =0,8
— __ í \
H ình 5.4. Đặc tính công suất I roto \. \;
phản khảng có thể huy động M U=1
/ I stato u=0,9
của mảy phát. /
^ u=0.8

PsH p

Sự phụ thuộc của công suất phản kháng có thể huy động được của máy phát vào
điện áp trong một số hệ thống có thể đưa đến những đặc điểm lạ thường sau: Khi tăng đột
ngột phụ tài phàn kháng tổng của hệ thống ừ-ước khi nhân viên vận hành kịp tăng kích từ,
điện áp trong hệ thống có thể giảm đến mức làm cho stator cùa một sổ máy phát bị quá tải,
đặc biệt là những máy phát có phụ tài tác dụng lớn. Đẻ giảm tài cho máy phát, hiển nhiên
nhân viên vận hành sẽ giảm kích từ, điều này càng làm cho điện áp giảm xuống nhiều hơn
nữa và lại gây quả tải cho stator của nhiều máy phát khác, buộc nhân viên vận hành ở các
nhà máy điện khác cũng có những hành động tương tự. Kết quà là điện áp trong hệ thống có
thể giảm xuống rất mạnh.
Để tránh hiện tưọrng trên, trước khi muốn tăng mạnh phụ tải phản kháng của hệ
thống cần phải tăng kích từ của tất cả các máy phát lên cao nhất. Điều này cần phải hết sức
lưu ý trong quá trình vận hành nhà máy điện, nếu không thì có thể dẫn đến những hậu quả
rất nghiêm trọng như đã trình bày ờ trên.
Trong taròmg hợp điện áp suy giảm thấp hcm mức điện áp cực tiểu cùa biểu đồ điện
áp cho trước, điều độ quốc gia và các nhân viên vận hành các nhà máy điện và trạm biến áp,
nơi có máy bù đồng bộ cần sử dụng tất cả lượng công suất phản kháng dự trữ nóng và sau
đó nếu vẫn chưa đáp ứng thì nhanh chóng đưa các máy phát và máy bù đồng bộ ờ trạng thái
dự trữ lạnh vào hoạt động. Nếu điều đó vẫn không thể phục hồi điện áp thì tận dụng khả
năng làm việc quá tải cùa các máy phát trong khoảng thời gian xác định cố gắng không để
điện áp thấp hơn mức giới hạn sự cố. Nếu kể cả biện pháp cuối cùng này vẫn chưa thể khôi
phục được điện áp thì cần tiến hành sa thải phụ tải cho đến khi đạt được yêu cầu cần thiết.

5.3.3. Điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp


Trong mạng điện lớn, điều chỉnh điện áp trung tâm không thể duy trì được mức điện
áp cần thiết trên đầu vào của các hộ dùng điện, bởi vậy cần phải tiến hành điều chỉnh điện
áp phân tán (cục bộ) bằng cách thay đổi các đầu phân áp tại các trạm biến áp trung gian,
trạm biến áp phân phối, thay đổi dung lượng cùa các thiết bị bù v.v...

135
ở cuộn dây cao áp ở các máy biến áp ngoài đầu ra chính còn có các đầu ra phụ thêm
■gọi là đầu phân áp. Thay đổi các đầu phân áp của các máy biến áp có thể cho phép điều
chinh điện áp trong phạm vi ±(2,5 -í-16)%Un. Việc thay đổi các đầu phân áp có thể thực hiện
bằng tay hoặc tự động.
Với các máy biến áp nhỏ dùng trong các trạm biến áp tiêu thụ thường chi có 3^5 đầu
phân áp, giới hạn điều chỉnh ±5%, khi cần thay đổi vị trí đầu phân áp phải cắt điện. Trong
các trạm biến áp khu vực và các trạm biến áp cung cấp điện cho phụ tải quan trọng, các máy
biến áp được chế tạo với khả năng tự động điều chỉnh điện áp, với số đầu phân áp lớn, giới
hạn điều chỉnh rộng hơn. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp cùa các máy
biến áp khá hiệu quả và linh hoạt nhất là các máy biển áp có bộ phận tự động điều chinh
điện áp (hoặc điều áp dưới tải). Với các máy biến áp thông thường không có tự động điều
chinh dưới tải, khi muốn thay đổi đầu phân áp cần phải cắt điện làm ảnh hưởng đến độ tin
cậy cung cấp điện. Mặt khác, để chọn được đầu phân áp thích họp cần phải tính toán trên cơ
sở đồ thị phụ tải điện của trạm và các lộ xuất tuyển, điện áp đầu vào, quy luật sử dụng của
các phụ tải điện...
Tuy nhiên, việc chọn đúng đầu phân áp trong nhiều trường hợp là biện pháp chù yếu
để duy trì mức điện áp ở các hộ tiêu thụ trong giới hạn yêu cầu với chi phí rất thấp, cần luu
ý là việc điều chinh đầu phân áp cần phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo mức
điện áp trên đầu vào của các hộ dùng điện không vượt quá phạm vi cho phép. Đối với các
trạm biến áp tiêu thụ dùng cho sinh hoạt, phụ tải cùa mùa đông và mùa hè thưòng có sự
chênh lệch nhau khá lớn vì vậy mức điện áp cũng thay đổi nhiều, do đó hàng quý cần có sự
điều chinh nấc máy biến áp cho phù họp.
Mức điện áp ở các điểm nút khác nhau của hệ thống phụ thuộc vào sự cân bằng công
suất phản kháng, trong khi đó phụ tải không ngừng thay đổi, bời vậy nhiệm vụ đặt ra cho
các điều độ viên là theo dõi thường xuyên để có các giải pháp điều chỉnh kịp thời và hiệu
quà. Mức điện áp hợp lý được thiết lập bằng cách iựa chọn đúng đầu phân áp cùa các máy
biến áp. Nếu giảm hệ số biến áp cùa các trạm giảm áp thì sẽ làm tăng điện áp phía thứ cấp,
như vậy sẽ tăng lượng tiêu thụ công suất phản kháng, bời vậy việc nâng mức điện áp bằng
cách thay đổi đầu phân áp ở các mạng điện thiếu công suất phản kháng sẽ không có hiệu
quả, thậm chí có thể dẫn đến sự giàm áp ở các trạm biến áp khác của chính mạng điện này.
Trong trường hợp này giải pháp khôn ngoan nhất là chọn đầu phân áp sao cho thoả mãn
được giới hạn dưới của mức điện áp cho phép ở tất cả các hộ dùng điện.
Việc lựa chọn không đúng đầu phân áp của các máy biến áp nối trực tiếp với máy
phát có thể dẫn đến sự hạn chế khả năng phát công suất phản kháng của máy phát. Điều độ
quốc gia có nhiệm vụ phải kiểm tra thường xuyên trạng thái của các đầu phân áp và khả
năng phát công suất phản kháng ở tất cả các nhà máy điện. Bởi vì các nhân viên vận hành
các nhà máy điện hoặc trạm biến áp độc lập không thể biết được trạng thái của các phần còn
lại của hệ thống điện và có thể sẽ không sử dụng hết khả năng phát công suất phản kháng

136
của các máy phát và máy bù đồng bộ ở nhà máy của mình, mặc dù đang có sự thiếu hụt
trong hệ thống.
Quá trình tự động điều chỉnh điện áp tại các trạm biến áp phải được thực hiện với
khoảng giới hạn điện áp cho phép tương ứng với biểu đồ điện áp cho trước. Đặc điểm của
biểu đồ điện áp ở các điểm nút khác nhau là khác nhau. Thời hạn để kiểm tra lại biểu đồ
điện áp là mỗi quý một lần, có nghĩa là biểu đồ điện áp được xây dựng tương úmg với các
mùa đặc trưng trong năm. Trong các trường hợp đặc biệt, khi có sự thay đổi chế độ làm việc
của hệ thống thi nhất thiết phải xây dụng lại biểu đồ điện áp phù họp.
Ngoài phương pháp điều chỉnh nấc máy biến áp người ta còn sử dụng các phương
tiện khác như máy biến áp bổ trợ, bù công suất phản kháng bằng tụ bù tĩnh và tụ bù dọc,
dùng các cuộn kháng điện để ổn định điện áp vv.

5.4. Ví dụ và bài tập


Vi dụ 5.1: Một lò cảm ứng có phụ tải phản kháng Q = 680 kVAr, hãy so sánh độ dao động
điện áp khi đóng cắt phụ tài trong 2 trường hợp:
a) nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất s = 4 MVA;
b) nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất s = 6,3 MVA;
Giải: Trước hết xác định hệ số tỷ lệ công suất trong 2 trường hợp:

^Q1 Q A
^BAl ^
Q 0,68
kn, = ^ = - ^ = 0 ,1 0 8 ;
'BA2

Biên độ dao động điện áp trong các trường hợp:

V, = = - ^ ^ 1 0 0 = 2 0 ,4 8 %
l-k ọ , 1 -0 ,1 7

V2 = = - ^ ^ 1 0 0 = 12,1%
l-kp2 1 -0 ,1 0 8

Nhận xét: Trong trường hợp lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất lớn độ ổn định
điện áp cao hơn
Vi dụ 5.2: Hệ thống điện có 5 tổ máy phát, trong đó 3 tổ máy có công suất Pp = 150 MW
với độ dốc k f= 16; Các tổ còn lại có Pp = 200 MW với kp = 17,2. Phụ tải của hệ thống là
Ppt = 650 MW với kpt = 1,7. Khi phụ tải tăng giá trị cùa tần sổ giảm đi 0,2% so với giá trị

137
định mức. Hãy cho biết lượng tăng của phụ tải là bao nhiêu? Các máy phát tham gia điều tần
sẽ phát thêm công suất bao nhiêu?
Giải: Trước hết xác định hệ số dự phòng của hệ thống:
,...... Pp _ 3.150 + 2.200 ,,,
K -------- — 1,3 1
Pp, 650

Độ dốc trung bình;

,, _ _ 3.150.16 + 2.200.15,2 .. , ^
ỵp, 3.150 + 2.200

Giá trị tần số giảm so với định mửc:

, f = - ^ =- ^ = -O .IH z
100 100

Lượng phụ tải tăng;

W à i l M , 0 , , 6 5 f f i â J W ± y ) , 3 l , 0 l MW
f. 50

sau khi điều chỉnh mỗi máy phát 150 sẽ phát thêm:

AP F , = - P F Y ^ k p = - 1 5 0 ^ 1 6 = 4, 8MW;

Mỗi tổ máy 200 sẽ phát thêm:

AP f2 = 2 0 0 - ^ 1 8 = 7 ,2 MW;
\J
Đây là công suất tăng tạm thời do tần số giảm, khi tần số đã được điều chinh lên giá
trị yêu cầu thì các tổ máy này lại phát công suất như cũ.
Ví dụ 5.3: Hệ thống điện có tổng phụ tài là Ppt = 1450 MW với độ dốc kpt = 1,5, đột nhiên
phụ tải tăng thêm 75 MW. Hãy tính độ lệch tần số khi:
a, không có điều tốc;
b, có điều chình tần số với kp = 18;
c, như trường hợp b, nhưng chỉ có 70 % công suất tham gia điều tốc.
Biết công suất dự trữ nóng củá hệ thống là 350 M w .

138
Giải: a, Độ lệch tần số khi không có điều tốc:

AP 50.75
Af = - = -1,724 Hz;
Pp. kp, 1450 .1,5

b, Khi có điều tốc:


Tổng công suất của hệ thống kể cà dự trữ:
P f = Ppt + Pdf= 1450 + 350 = 1800 MW

Hệ số dự phòng:

Pl = 1 ^ = 1,24;
Pp,
^pi 1450

Độ lệch tần số :

f„A P 50. 75
ủ f= - = -0,109 Hz;
Pp,(k,,k, + kp.) 1450.(1,24.18 + 1,5)

c, Khi chỉ có 70% công suất tham gia điều tốc:


k F .,b = 0,7.kF = 0,7.18 = 12,6;

Độ lệch tần số:


50.75
Af= - = -0,151 Hz.
1450.(1,24.12,6 + 1,5)
Ví dụ 5.4: Hệ thống điện gồm 6 tổ máy phát với các thông số cho trong bảng sau

Máy phát Pf ,M W Số lượng kp


1 200 2 16
II 150 2 19

III 100 2 18

Tổng phụ tải Ppt = 650 MW với kpt = 1,5.

Hỏi cần phải có thêm lưọng dự phòng bao nhiêu để khi phụ tải tăng thêm 80 MW
tần số không lệch quá - 0,2 Hz so với giá trị định mức?

139
Giải

Từ biểu thức: Af = -
fnAP
Ppl (^df )

Ta rút ra:

f AP
= --------- ------------------- J I £ L
A f.P ,.k p kp„

Xác định độ dốc trung bình:

_ 2.200.16 + 2.150.19 + 2.100.18_


^F.tb » -------- -—__ ___ ------- —---------- 1/ 544
2(200 + 150 + 100)
Vậy hệ số dự phòng:

50.80
kdf
0,2.650.17,44 17,44
Tổng công suất cần thiết cùa hệ thống là:

Pi = kdf.Ppt = 1,678. 650 = 1090,6 MW


Vậy lưọmg dự phòng cần thêm là:

Pdf= Pi - I P f = 1090,6 -2(200+150+100)= 190,6 MW.


Vỉ dụ 5.5. Một nhà máy điện gồm 3 nhóm máy phát với8 tổmáy, các thông số (công suất
định mức, số lượng và hệ sổ độ dốc của đặc tính) máy phát cho trong bảng sau:

Máy phát PnF , MW Số lượng kp

I 200 3 19

II 150 3 17.5

III 100 2 17

Phụ tải của hệ thống là 850 MW, đột nhiên tăng thêm 90 MW. Hãy xác định độ lệch
tần số cùa hệ thống khi:
a, không có điều tốc;
b, có điều chinh tần số với sự tham gia của tất cả các máy phát;
c, chỉ có nhóm I và nhóm II tham gia điều tần.

140
Giải: a, Độ lệch tần số khi không có điều tốc:

f ẠP 50.90
= = -3,53 Hz;
Pp.kp. 850.1,5

b, Khi có điều tốc:


Tổng công suất phát của hệ thống;
P f = 3.200 + 3.150 + 2.100 = 1250 MW

Hệ số đự phòng:

Pp 1250

Hệ số độ dốc trung bình của nhà máy điện:

_ 3.200.19 + 3.150.18 + 2.100.17_


Kp ^ ■'"■ 1ỗj 14
3(200+ 150)+ 2.100

Độ lệch tần số ;

M = ______________= -------------- -----------------= -0,188 Hz;


p„(k„k,+k,) 850.(1,47.18,14 + 1,5)

c, Khi chỉ có nhóm máy phát 1 và II tham gia điều tốc thì hệ số độ dốc sẽ là:

3.200.19+3.150.18
XPp 3(200+150)4-2.100

Độ lệch tần số:

f AP _ 50.90
Af= ---- _ V ^ £ _ — = - = -0,22Hz;
Pp,(kdfkF+kp.) ~ ~ 850.(1,47.15,42 + 1,5)

Bài tập tự giải


1. Một thiết bị có phụ tải phản kháng Q = 316 kVAr, hãy so sánh độ dao động điện áp khi
đóng cắt phụ tải trong 2 trường hợp:
c) nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất s = 1,6 MVA;
d) nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất s = 2,5 MVA.

141
2. Hệ thống điện có 6 tổ máy phát, trong đó 3 tổ máy có công suất ?F = 200 M w với độ dốc
kp = 18; Các tổ còn lại có Pp = 300 M w với kp = 19,5. Phụ tải cùa hệ thống là Ppt = 860 M w
với kpt = 1,6. Hãy tính toán điều chỉnh sơ cấp sao cho tần số không vượt quá 0,25% so với
giá trị định mức.
3. Hệ thống điện có tổng phụ tải là Ppt = 2400 MW với độ dốc kpt = 1,6; đột nhiên phụ tải
tăng thêm 100 MW. Hãy tính độ lệch tần số khi:
a, không có điều tốc;
b, có điều chỉnh tần số với kp = 19,5;
c, như trường hợp b, nhưng chỉ có 80 % công suất tham gia điều tốc.
Biết công suất dự trữ nóng của hệ thống là 670 MW.
4. Hệ thống điện gồm 7 tổ máy phát với các thông số cho trong bàng sau

Máy phát Pf , MW Số luợng kp


1 200 3 17,5

II 150 2 18,5

III 100 2 20

Tổng phụ tải Pp, = 1250 MW với kp, = 1,6.


Hỏi cần có lượng dự phòng bao nhiêu để khi phụ tải tăng thêm 120MW tần số không
lệch quá - 0,15 Hz so với giá trị định mức?

Tóm tắt chương 5

Các chi tiêu về chất lượng điện


Độ lệch tần sổ
Độ lệch điện áp
Dao động điện áp cho phép được xác định:
Độ hình sin.
Điện áp hiệu dụng có thể được xác định theo biểu thức:

142
Mức độ hình sin có thể đánh giá theo hệ số:

u - u,
kks = ' 100% ;

* Sự liên hệ giữa phụ tái và tần số


Khi tần số tăng dẫn đến sự tiêu thụ công suất phản kháng, tổng công suất phản
kháng tiêu thụ sẽ giảm. Mặt khác do công suất phản kháng của máy phát QMf tỷ lệ với bậc
hai hoặc bậc ba của tần số (tuỳ thuộc vào sơ đồ kích từ) nên Q mĩ tăng nhiều, dẫn đến sự dư
thừa công suất phản kháng trong hệ thống.
Ngược lại khi tần số giảm sẽ dẫn đến sự thiếu hụt công suất phản kháng. Nếu không
có dự phòng thì máy phát có thể lâm vào tình trạng quá tải.
* Sự liên hệ giữa phụ tải và điện áp
Sự phụ thuộc giữa công suất tác dụng và điện áp có dạng gần tuyến tính còn sự phụ
thuộc giữa công suất phản kháng và điện áp có dạng phi tuyến. Sự phụ thuộc phi tuyến này
do những nguyên nhân sau:
- Công suất Q cho từ hóa các động cơ không đồng bộ và máy biến áp giảm xuống rất
mạnh khi điện áp u giảm;
- Công suất điện kháng tản của đường dây và MBA tăng khi u giảm;
- Công suất nạp của đường dây giảm theo quan hệ bậc hai khi u giảm, do đó làm
tăng phụ tải phản kháng cùa hệ thống.
Tăng điện áp trong mạng sẽ làm tăng phụ tài tác dụng tổng trong hệ thống. Việc tăng
phụ tải tác dụng làm cho tần số giảm, nếu có dự phòng công suất tác dụng các máy tự động
điều chình tần số sẽ ngăn chặn việc giảm tần số.
Quá trình điểu chinh tần số
* Quá trình điều tần cấp I là quá trình biến đổi tức thời công suất phát khi phụ tải thay đổi
nhờ các bộ phận điều chỉnh tốc độ của tuabin trong hệ thống.
Lượng thay đổi công suất tác dụng của phụ tải khi tần số thay đoi sẽ là:

Lượng thay đổi công suất tác dụng của máy phát khi tần số thay đổi sẽ là;

APF = - P p ^ k ,

143
Lượng thay đổi tần số do phụ tải thay đổi một lượng AP bằng:

Pp,(k,fkf + k,,)

* Điểu chỉnh thứ cấp


Điều chỉnh thứ cấp còn gọi là điều chinh cấp II, là quá trình tăng công suất máy phát
điều tần để đưa tần số về trị số định mức.
* Điều chinh cấp III là phân phối lại công suất theo điều kiện tối ưu.
Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
* Điều kiện để điểu chỉnh điện áp
- Phải có đủ lượng công suất tác dụng và phản kháng để đáp ứng cho nhu cầu của
phụ tải và bù tổn thất.
- Đảm bảo dòng công suất phản kháng trong mạng là nhỏ nhất.
- Khi xét đến điều chỉnh điện áp chúng ta phải chú ý đến các ngưỡng cho phép của
độ lệch điện áp tại đầu vào của các hộ dùng điện.
* Điều chình điện áp trung tâm
Trước khi muốn tăng mạnh phụ tải phản kháng tổng cùa hệ thống cần phải tăng kích
từ của tất cả các máy phát lên cao nhất để tránh hiện tượng suy sụp điện áp trong toàn hệ
thống.
Điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp
Điều chinh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp của các máy biến áp. Việc điều
chinh đầu phân áp cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo mức điện áp trên đầu vào
của các hộ dùng điện ỉchông vượt quá phạm vi cho phép.

144
Câu hỏi ôn tập chương 5
1. Các chỉ tiêu cơ bản của chất lượng điện.

2. Sự liên hệ tương hỗ giữa phụ tải và tần số.


3. Sự liên hệ tương hỗ giữa phụ tải và điện áp.
4. Quá trình điều chỉnh tần số cấp I.
5. Quá trình điều chỉnh tần số cấp II và cấp III.
6. Điều chỉnh tần số trong trường họp sự cố được thực hiện như thế nào?
7. Điều chỉnh điện áp trung tâm.
8. Điều chinh điện áp ở các trạm biến áp.

145
Chương 6
NÂNG CAO Đ ộ TIN CẬY CỦA HỆ THÓNG ĐIỆN

6.1. Đ ạ i c ư o n g về đ ộ tín c ậ y c u n g c ấ p đ iện


Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống điện là cung cấp cho các hộ dùng điện đù số lượng và
chất lượng, tuy nhiên, do hàng loại nguyên nhân khác nhau, việc cung cấp điện hoặc bị giảm
về số lượng, hoặc bị giảm về chất lượng. Điều đó phụ thuộc vào độ tin cậy của hệ thống
điện, về phần mình, độ tin cậy cùa hệ thống lại phụ thuộc vào xác suất xẩy ra sự cố hỏng
hóc cùa các thiết bị khác nhau trong hệ thống điện.
Hỏng hóc là sự kiện phá vỡ khả năng làm việc bình thường cùa các phần tử hệ
thống. Sự hỏng hóc của các thiết bị dẫn đến sự cố trong mạng điện.
Sự cố là những hỏng hóc ngẫu nhiên cùa thiết bị, gây gián đoạn cung cấp điện cho
các hộ tiêu thụ. Sự gián đoạn cung cấp điện còn có thể do dự báo nhu cầu năng lượng thiếu
chính xác, các kiện tượng thiên nhiên như hạn hán, bão lụt, sấm sét vv. làm giảm công suất
phát của các nhà máy điện và làm giảm khả năng truyền tải điện năng của các phần tử hệ
thống điện.
Độ tin cậy cung cấp điện (ĐTCCCĐ) là khả năng hệ thống có thể đảm bảo cung cấp
điện liên tục và chất lượng cho các hộ dùng điện. Độ tin cậy trong chừng mực nhất định có
thể coi là xác suất bảo toàn cung cấp điện của hệ thống khi xảy ra các hiện tượng khác nhau
ảnh hưởng đến tính liên tục và chất lượng cung cấp điện. Độ tin cậy cung cấp điện là một
trong những chi tiêu quan trọng của hệ thống điện, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Việc tính toán ĐTCCCĐ phải được quán triệt ngay từ khi thiết kế hệ
thống điện. Thêm vào đó, trong quá trình vận hành mạng điện cần phải thường xuyên khôi
phục độ tin cậy của từng phần tử và cùa cả hệ thống. Có 2 quan điểm về hồi phục chức năng
!àm việc cùa các phần tử là:
- Phát hiện hỏng hóc và tiến hành sửa chữa, khôi phục lại chức năng của thiết bị.
- Phần tử hỏng sẽ bị loại bỏ, thay mới hoàn toàn.
Trong thực tế, phụ thuộc vào vốn đầu tư có thể quan điểm này hay quan điểm kia
được ưu tiên, nhung thường thì người ta kết hợp cả 2 quan điểm. Sau đây chúng ta làm quen
với một số khái niệm, định nghĩa thường gặp.
Độ tin cậy là xác suất để hệ thống (hoặc phần tử) hoàn thành đầy đù nhiệm vụ yêu
cầu trong khoảng thời gian nhất định và trong điều kiện vận hành nhất định. Mức đo độ tin
cậy là xác suất hoàn thành một nhiệm vụ trong khoảng thời gian xác định. Xác xuất này

147
được gọi là độ tin cậy của hệ thống (hay phần tử). Xác suất là đại lượng thống kê, do đó độ
tin cậy là khái niệm có tính thống kê từ kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của hệ thống
(hay phần tử).
Đối với hệ thống phục hồi như hệ thống điện và các phần tử của nó, khái niệm
khoảng thời gian xác định không có ý nghĩa bắt buộc, bởi vì hệ thống làm việc liên tục. Do
đó độ tin cậy được đo bởi một đại lượng thích hợp hơn, đó là độ sẵn sàng.
Độ sẵn sàng là xác suất để hệ thống hoàn thành, hoặc sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ
trong thời điểm bất kỳ. Độ sẵn sàng cũng là xác suất để hệ thống ở trạng thái làm việc tốt
trong thời điểm bất kỳ và được tính bằng tỷ sổ giữa thời gian hệ thống ở trạng thái làm việc
tốt và tổng thời gian làm việc. Ngược lại với độ sẵn sàng là độ không sẵn sàng đó là xác suất
để hệ thống ờ trạng thái hỏng hoặc không thể làm việc (sửa chừa).
Đối với hệ thống điện, độ sẵn sàng (cũng được gọi chung là độ tin cậy) hoặc độ
không sẵn sàng chưa đủ để đánh giá độ tin cậy trong các bài toán cụ thể, do đó phải sử dụng
thêm nhiều chỉ tiêu khác cũng có tính xác suất dưới đây:
- Xác suất thiếu điện cho phụ tải, đó là xác suất công suất phụ tải lớn hơn khả năng
đáp ứng của lưới điện.
- Xác suất thiếu điện trong thời gian phụ tải cực đại.
- Điện năng thiếu (hay điện năng không đáp ứng đủ) cho phụ tải, đó là kỳ vọng điện
năng phụ tải bị thiếu hụt do hỏng hóc, khả năng đáp ứng không đủ cùa hệ thống trong một
năm.
- Thiệt hại về kinh tế tính bằng tiền do mất hoặc thiếu điện.
- Thời gian mất điện trung bình cho một nút phụ tải trong một năm.
- Số lần mất điện trung bình cho một nút phụ tải trong một năm.
Độ tin cậy trên phuơng diện kinh tế được xem xét theo chi tiêu thiệt hại do mất điện.
Khi bị ngừng cung cấp điện, tuỳ thuộc vào loại phụ tải sự thiệt hại có thể rất khác nhau. Bài
toán xác định thiệt hại do mất điện hết sức phức tạp do có nhiều thiệt hại không thể lượng
hoá được trên phưong diện kinh tế như uy tín chính trị, ngoại giao, tinh thần vv. Trên
phương diện kinh tế có thể phân biệt những thiệt hại do:
- ứ đọng vốn đầu tư và tài sản cố định;
- Do hư hỏng sản phẩm;
-D o hư hỏng thiết bị;
- Do đình trệ sản xuất vv.

148
Có 2 khái niệm về thiệt hại kinh tế do mất điện:
a. Thiệt hại kinh tế cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cụ thể. Đó là thiệt hại kinh tế
mà các cơ sở này phải chịu khi mất điện đột ngột hay theo kế hoạch. Khi mất điện đột ngột,
sàn phẩm sẽ bị hỏng, sản xuất bị ngừng trệ gây ra thiệt hại kinh tế. Thiệt hại này có thể phụ
thuộc số lần bị mất điện, điện năng bị mất hoặc đồng thời cả hai. Khi mất điện theo kế
hoạch, thiệt hại này sẽ nhỏ hem do cơ sở sản xuất được chuẩn bị. Các thiệt hại kinh tế này
được tính toán cho từng loại xí nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh cụ thể để phục vụ việc thiết kế
cung cấp điện cho các cơ sở này.
b. Thiệt hại kinh tế nhìn từ quan điểm hệ thống điện. Thiệt hại này được tính toán từ
các thiệt hại thật ở phụ tải và theo các quan điểm cùa hệ thống điện. Nó nhằm phục vụ công
việc thiết kế, quy hoạch hệ thống điện sao cho đáp ứng được các nhu cầu của phụ tải, đồng
thời đảm bảo hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Thiệt hại này được tính cho lưới phân phổi,
lưới truyền tải và nguồn điện một cách riêng biệt. Nó cũng được tính cho từng loại phụ tải
cho một lần mất điện, cho I kW hoặc 1 kWh thiệt hại và cũng được tính theo độ dài thời
gian mất điện.
Để có thể đánh giá thiệt hại do gián đoạn cung cấp điện dễ dàng người ta phân phụ
tải thành 5 nhóm;
1. Nhóm 1 chỉ thiệt hại vì sản xuất bị đình trệ, thiệt hại này do thành phẩm không
sản xuất đủ theo yêu cầu. Mức thiệt hại tỷ lệ với thời gian mất điện;
2. Nhóm 2 không nhũng chỉ thiếu hụt sản phẩm mà còn chù yếu do quá trình công
nghệ bị rối loạn. Để hồi phục đòi hỏi thời gian dài, do đó mức thiệt hại lớn và không tỷ lệ
với thời gian mất điện;
3. Nhóm 3 ngoài việc rối loạn quỵ trình công nghệ sản xuất còn làm hỏng thành
phẩm, do đó làm tăng thiệt hại;
4. Nhóm 4 khi mất điện làm hư hỏng thiết bị máy móc dẫn đến thiệt hại rất lớn;
5. Nhóm 5 khi mất điện gây nguy hiểm cho trang thiết bị và con người như gây nổ,
cháy v.v...
Nhũng điều trình bày trên đặt cơ sở cho việc xây dựng trình tự cắt phụ tải khi có sự
cố trong hệ thống điện với mục tiêu là cực tiểu hoá mức thiệt hại do mất điện. Trong số
những nguyên nhân gây gián đoạn cung cấp điện, nguyên nhân do bản thân người vận hành
gây nên chiếm tỷ lệ khá lớn, vl vậy việc nâng cao trình độ về lý thuyết và tay nghề cho các
nhân viên vận hành là một trong các giải pháp hữu hiệu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
cùa hệ thống. Hơn thế nữa, vấn đề nâng cao trình độ cho người vận hành không chỉ được
thực hiện một lần, mà là thường xuyên, đặc biệt khi một thiết bị mới được đưa vào sử dụng.

149
6 .2 . T r ạ n g t h á i v à h ỏ n g h ó c c ủ a h ệ th ố n g đ iệ n
Trạng thái hệ thống điện là tổ hợp các trạng thái cùa tất cả các phần từ tạo thành nó.
Nói cách khác, mỗi trạng thái cùa hệ thống điện là sự xảy ra đồng thời các trạng thái nào đó
cùa các phần tử. Do đó xác suất trạng thái của hệ thống điện chính là tích của các xác suất
trạng thái của các phần tử với giả thuyết rằng các phần tử trong hệ thống điện làm việc độc
lập với nhau. Đối với hệ thống điện, giả thuyết này là đúng với hầu hết các phần tử và do đó
được áp dụng với hầu hết các bài toán độ tin cậy. Các trạng thái của hệ thống điện được
phân chia theo tiêu chuẩn hỏng hóc trong hệ thống điện, tiêu chuẩn này được lựa chọn khi
nghiên cứu độ tin cậy và phụ thuộc vào mục đích bài toán cụ thể.
Số các trạng thái cùa hệ thống điện rất lớn (bằng 2") trạng thái với: n là số phần tử,
mỗi phần tử chi tính với 2 trạng thái.
Các trạng thái của hệ thống điện cũng được đặc trung bởi:
- Thời gian trung bình hệ thống ở trạng thái đó, gọi là thời gian trạng thái T,;
- Tần suất trạng thái fj, là số lần hệ thống rơi vào trạng thái i trong một đơn vị thời
gian;
- Xác suất trạng thái Pi, là xác suất hệ thống ở trạng thái i, đó chính là thời gian
tương đối hệ thống ờ trạng thái i.
Các ừạng thái của hệ thống điện được chia thành 2 tập:
- Tập trạng thái tốt là tập hợp các trạng thái đảm bảo hệ thống làm việc bình thường;
- Tập trạng thái hỏng trong đó hệ thống bị hỏng ửieo tiêu chuẩn đã chọn.
Trên hình 6.1 thể hiện mối quan hệ giữa các trạng thái hỏng cùa 2 phần tử chính của
hệ thống điện là máy phát và đường dây (bao gồm cả máy biến áp) với các trạng thái hỏng
của hệ thống điện.
Như biểu thị trên sơ đồ 6.1, các trạng thái hỏng của hệ thống điện, tức là các trạng
thái không hoàn thành nhiệm vụ bao gồm:
- Phụ tải bị mất điện.
- Hệ thống điện bị sụp đổ, mất điện một phần hoặc toàn bộ hệ thống.
Các nguyên nhân trực tiếp khiến phụ tài phải mất điện là:
- Thiếu công suất phát.
- Nút tải bị cô lập do sự cố đường dây cấp điện trực tjếp đến.
- Đường dây bị quá tải hoặc điện áp nút không đạt yêu cầu.
- Hệ thống điện bị phân rã.

150
Trạng thái hỏng của máy phát và đưòfng dây có gây ra hỏng hệ thống điện hay không
còn tuỳ thuộc vào cấu trúc hệ thống điện; độ dư thừa công suất phát, độ dư thừa khả năng tải
cùa lưới điện và chính sơ đồ quan hệ trạng thái này cho thấy cần phải tác động thế nào để
tăng độ tin cậy của hệ thống điện.

H ình 6.1. Trạng thái và hỏng hóc của hệ thống điện.

151
6.3 . C ô n g tá c v ậ n h à n h đ ả m b ả o đ ộ tin c ậ y c u n g c ấ p đ iệ n
6.3.1. Yêu cầu chung
Một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng trong vận hành hệ thống điện làđảm bảođộ tin
cậy cho sự hoạt động của các phần tử hệ thống. Dưới góc độ tin cậy,công tác vận hành phải
đạt được những yêu cầu cụ thể sau:
Duy trì đến mức tối đa trạng thái làm việc bình thường của các phần tử;
Giảm ảnh hưỏTig của các hỏng hóc đối với chế độ làm việc của hệ thống điện;
- Ngăn chặn những hậu quả của sự cố như làm phân rã hệ thống, suy sụp tần số và
điện áp vv;
Giảm đến mức tối thiểu thiệt hại kinh tế do sự cố ngừng cung cấp điện gây nên.
Trong mọi trường hçfp nhân viên vận hành cần phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt, thao
tác rành mạch. Việc loại trừ nhanh sự cố phụ thuộc nhiều vào sự thao tác nhanh, kịp thời và
chính xác của người vận hành. Các nhân viên vận hành nhà máy điện và trạm biến áp tự
thực hiện các thao tác cần thiết để loại trừ sự cố, đồng thời thông báo ngay với cấp trên về
dỉễn biến của sự việc. Các điều độ viên mạng điện và hệ thống kiểm tra và giám sát các
hoạt động của nhân viên vận hành trong quá trình loại trừ sự cố.
* Khi xẩy ra sự cố, trước tiên các cơ cấu tự động thực hiện:
- Cô lập các phần tử bị sự cố;
- Đổng nguồn dự phòng cung cấp điện cho các hộ dùng điện;
- Tự động điều tần và điều áp cấp I;
- Tự động sa thải phụ tải;
- Tự động tái đồng bộ.
* Sau 3 phút nhân viên vận hành bắt đầu can thiệp vào chế độ:
- Khởi động các tổ máy dự phòng lạnh;
- Phân bố lại công suất tác dụng và phản kháng để không làm sụt áp và quá tài
đường dây;
- Điều tần cấp II.
6.3.2. Các hoạt động độc lập của nhăn viên vận hành nhà mảy điện và trạm
biến áp khi xẩy ra sự cố
Các hoạt động độc lập khi xẩy ra sự cố là các hoạt động do các nhân viên vận hành
thực hiện theo quy trình, quy phạm đã xác định tại nơi thao tác mà không cần đến sự ra lệnh,
ehỉ đạo cùa cấp trên. Mục tiêu của các hoạt động độc lập là loại trừ nhanh sự đe doạ nguy
hiểm đến tính mạng con người và thiết bị, nhanh chóng khôi phục cung cấp điện cho các hộ

152
dùng điện, tách riêng khu vực có sự cố ra khỏi hệ thống. Dưới đây là một số tarờng hợp cụ
thể:
- Khi có sự đe doạ trực tiếp đến tính mạng con người nhân viên vận hành được phép
cắt bất kỳ một thiết bị nào có liên quan;
- Trong trường hợp hoả hoạn chỉ được phép tiến hành các biện pháp dập lửa sau khi
đã cẳt điện;
- Khi hệ thống tự động cắt máy biến áp iàm cung cấp điện bị ngừng trệ cần đóng
ngay máy biến áp dự phòng;
Khi đã phát hiện ra thiết bị có sự cố trên phần tử nào đó, cần tiến hành cắt ngay nó ra
khỏi mạng điện: đầu tiên là bằng máy cắt, sau đó là dao cách ly. Khi các thiết bị hư hỏng đã
được loại ra thì cần tiến hành trả điện lại cho các phần tử còn lại. Cùng với các thao tác mà
các nhân viên vận hành được phép thực hiện còn có các thao tác bị cấm vì có thể dẫn đến sự
phát triển rộng của sự cố như: đóng đường dây mang tải song song mà chưa kiểm tra sự
đồng bộ cùa chúng; Đóng đường dây bị cắt tự động do thiếu hụt công suất nguồn vv.

6 .4 . S ự c ố h ệ th ố n g v à c á c b iệ n p h á p p h ò n g n g ừ a
6.4.1, S ự cố hệ thống
Nói đến sự cố hệ thống cần phải hiểu đó là nhũng sự cố liên quan đến việc ngừng
cung cấp điện của phần lớn thiết bị dùng điện, cũng như sự cố phá hoại sự làm việc song
song của các nhà máy điện. Hiển nhiên những thiệt hại do sự cố hệ thống gây ra là rất lớn.
Việc ngăn ngừa sự cố trong từng khâu riêng biệt cùa hệ thống có ý nghĩa hàng đầu để đảm
bảo độ tin cậy cung cấp điện của toàn hệ thống. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng có thể
phân các sự cố hệ thống thành các nhóm sau:
a. Nhóm các sự cổ gây phá huỳ hoàn toàn ổn định của hệ thổng làm gián đoạn cung
cấp điện của các hộ dùng điện, trong đó có cả thiết bị tự dùng của các nhà máy điện. Khi đó
điện áp sẽ giảm mạnh và không thể khôi phục lại một cách nhanh chóng.
b. Cũng tương tự như nhóm trên nhimg cỏn giữ được cung cấp điện cho các hộ tự
dùng của các nhà máy điện và một số vùng quan trọng.
c. Nhóm các sự cố làm tách hệ thống ra thành nhiều phần làm việc không đồng bộ,
điện áp và tần số trong tùng phần hệ thống bị giảm nhiều.
d. Nhỏm các sự co làm mất đồng bộ cùa một số nhà máy điện lớn cùa hệ thống
nhưng còn giữ được phần lớn nhà máy điện làm việc song song, điện áp và tần số giảm
nhiều, một số hộ dùng điện vẫn còn được cung cấp điện.
e. Nhóm các sự cố có liên quan đến việc mất đỏng bộ cùa từng tổ máy hoặc của pác
nhà máy điện bé.

153
6.4.2. Các biện pháp phòng ngừa
Loại sự cố đầu tiên đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, vì
vậy trong hệ thổng phải có các nhà máy điện với những tổ máy cung cấp điện cho cáe hộ tự
dùng, những nhà máy điện này khi có sự cố hệ thống sẽ tách ra làm việc độc lập. Trong điều
kiện vừa nêu có thể các nhà máy điện khác bị quá tài gây giảm điện áp và tần số dẫn đến sự
cố lan tràn, do đó để tránh hiện tượng này cần phải lưxi ý giữ cho áp suất hơi trong các lò của
các nhà máy nhiệt điện bình thường và khi cần thiết (lúc áp giảm mạnh) sẽ cất bớt những tổ
máy khác, cần phải lựa chọn một cách hçrp lý để khi tách một phần tổ máy không làm căng
thẳng thêm sự thiếu hụt công suất.

Loại sự cố thứ hai làm phá vỡ hoàn toàn ổn định có thể xẩy ra vì những nguyên nhân
sau:

Phá hoại ổn định tĩnh cùa chế độ làm việc bìrih thường;
Phá hoại ổn định động khi ngắn mạch;
Phá hoại ổn định tĩnh trong chế độ sau sự cố.

Trên thựe tể, việc sử dụng những biện pháp nhu bảo vệ rơle tác động nhanh. Giảm
tải tự động hạn chế trị số điện áp vận hành tối thiểu vv. cho phép khắc phục sự cố làm mất
ổn định hệ thống.
Để loại trừ khả năng làm tan rã hệ thống do mất ổn định động cần phải tiếp tục tăng
tốc độ cắt sự cố làm sao để tổng thời gian cắt giảm xuống còn 0,04-f0, 08s. Điều này đòi hỏi
tăng tốc độ cùa máy cắt. Các diễn biến của việc loại trừ Sự cố hệ thống sẽ nhẹ nhàng hơn
nếu dùng các thiết bị tự động điều chỉrth kích từ và tự động giảm tải theo tần số. Các thiết bị
này cho phép ngăn chặn việc giàm áp và tần số trong mỗi phần hệ thống bị tách ra.

Việc phân chia hệ thống thành từng phằn tại những điểm phân dòng cho phép khôi
phục nhanh chóng hơn, đồng thời cho phép tránh được sự tác động sai của các bảo vệ dẫn
đến cắt nhầm một phần hộ dùng điện. Tuy nhiên nếu việc phân chia điểm phân dòng không
chính xác có thể dẫn đến sự thiếu hụt công suất trong từng phần của hệ thống. Vi vậy việc
phân chia này chỉ nên tiến hành ữong hhững điều kiện nếu không phân chia thì có thể dẫn
đến nguy cơ tan rã toàn hệ thống (ngắn mạch trầm trọng không thể cắt nổi) hoặc không thể
tạo điều kiện bình thường cho cung cấp điện vì dao động điện kéo dài. Để đảm bảo loại trừ
một cách nhanh chỏng các sự cố hệ thống làm giảm điện áp và tần số cần có các thiết bị tự
động tự hoà điện cho các máy phát của nhà máy điện bị mất đồng bộ bằng cách đóng máy
không có kích từ vào lưới.

154
6.5 . X á c đ ịn h x á c s u ấ t th iế u h ụ t c ô n g s u ấ t
6.5.1. X á c s u ấ t g iả m cô n g su ấ t vì s ự cố
Để xác định xác suất thiếu hụt công suất của các tổ máy hay nhà máy điện (Pth)
trước hết ta cần xác định xác suất giảm công suất vì sự cố ( pg ). Gọi q là xác suất sự cố, một
cách gần đúng có thể coi xác suất sự cố:

*LV ^ ‘sc
Tsc - Số giờ sự cố (ở trạng thái sự cố hoặc sửa chữa);

T|v- thời gian làm việc bình thường cùa hệ thống.


Xác suất trạng thái làm việc binh thưòng p:
p = 1 - q; (6.2)
Xét nhà máy điện có n tổ máy, giả thiết là các tổ máy làm việc độc lập với nhau, mỗi
tổ máy có 2 trạng thái; làm việc và hỏng hóc. sổ trạng thái có thể cùa nhà máy sẽ là:
M=2" (6.3)
- ở trạng thái làm việc tốt với xác suất p, công suất phát Pp bằng công suất khả phát
PkF (các tổ máy cO thường PkF < P n ) ; trong đó P n là công suất định múc.
- Trạng thái hư hỏng với xác suất là q, công suất phát Pp = 0 công suất giảm đi bằng
c ô n g su ấ t k h ả p h á t P g = PkF-

Khi có ĩ\2 tổ máy bị sự cố thì công suất phát cùa nhà máy điện bằng tổng công suất
khả phát cùa nhà máy trừ đi công suất phát của số tổ máy bị sự cố.

i=l j=l

( 1 = 1 , 2 , . . . n v à j = 1 , 2 , . . ,n2)

Xác suất trạng thái của nhà máy điện khi có ri) tổ máy làm việc tốt và x\2 tổ máy bị sự
cố (n = rii + H2) là:

PuG)=nPkfỊqj
k=I j= l

k - chỉ Số của các tổ máy làm việc tốt;

j - chỉ số của các tổ máy bị sự cố.

155
Đối với một nhóm gồm n tổ máy cùng loại với xác suất sự cố của mỗi tổ máy là q§,
xác suất có Ü2 tổ máy bị sự cố được xác định theo biểu thức Becnuli:
^n2 _ /^n2 ^n-n2 ^n2 .
Pn = c;; .p , .q , ; ( 6 .6 )

C"^ - Tổ hợp chập n2 từ n phần tử;

^n2 _ n!
n 2 !(n -n 2 )’

Xác suất trạng thái cũng chính là xác suất giảm công suất vì sự cố. X (chú ý phân
biệt hai ký hiệu p (viết thường) là ký hiệu xác suất, còn p (viết in) là ký hiệu công suất tác
dụng). Công suất giảm vì sự cố bằng tổng công suất của các máy phát bị hư hỏng;

P o = lP „ (6.7)
i =l

Sau khi ta xác định được xác suất giảm công suất vì sự cố ta xác định xác suất thiếu
hụt công suất.

6.5.2. Xác định xác suất thiếu hụt công suất nguồn
Xác suất thiếu hụt công suất nguồn là xác suất công suất phát của nhà máy điện nhỏ hơn
yêu cầu của phụ tải P(p ^ p ) để xác định xác suất thiếu hụt công suất nguồn trước hết cần phải biết
đồ thị phụ tải cùa hệ thống, đồ ửiị phụ tải của nhà máy. Giả sừ ta có đồ thị phụ tải của nhà máy
điện như hinh 6.1.

H ình 6.1.
Đồ thị phụ tải của nhà máy điện.

Tương ứng với trục tung cùa đồ thị phụ tải ta có các giá trị tươngứng cùa công suất
phát P f của các tổ máy ứng với mỗi trạng thái.

Thời gian ti tính từ gốc toạ độ đến điểm có phụ tảibằng Ppi chínhlà thợi gian mà phụ
tải đỉnh P p t lớn hơn công suất phát.

Như vậy xác suất: P,(p^<pj=^; (6;8)

156
ở mỗi trạng thái của nhà máy điện vừa có nguy cơ giảm công suất do sự cố vừa có nguy cơ
thiếu hụt công suất nguồn so với phụ tải. Bởi vậy xác suất thiếu hụt công suất ở trạng thái i:

Pthi “ P,(Pp<P|,,)-Pgh (6.9)

Tổng xác suất thiếu hụt công suất cùa tất cả các trạng thái chính là xác suất thiếu
công suất của hệ thống gọi là xác suất tích phân thiếu hụt lượng công suất b và nhiều hơn b:

( 6 . 10)
J ,h = ĩp .h , •
ii =
=ll

trong đó M là số trạng thái.

6.6. C á c g iả i p h á p n â n g c a o đ ộ tin c ậ y
6.6.1. Phăn loại các giải pháp
1. Các giải pháp tồ chức - kỹ thuật
Phương pháp tổ chúc -kỹ thuật không cần sử dụng nhiều vốn đầu tư, thiết bị nên
thường mang lại hiệu quả cao, trong số các giải pháp này gồm:
- Dự trữ thiết bị và vật liệu.
- Nâng cao yêu cầu đối với nhân viên vận hành và đối với thiết bị.
- Xây dựng chế độ vận hành hợp lý, thiết lập quy trình vận hành thiết bị.
- Tổ chức hợp lý việc tìm kiếm và loại trừ sự cố.
- Tổ chức hợp lý việc đại tu sửa chữa định kỳ.
- Tổ chức sửa chữa dưới điện áp (sửa chữa khi cố điện) đảm bảo về kỹ thuật và an
toàn.

2. Các giải pháp kỹ thuật


Các phương pháp kỹ thuật đòi hỏi trang thiết bị và vốn đầu tư, mỗi phương pháp
mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Các phương pháp thường đuợc áp dụng rộng rãi là:
- Hoàn thiện bảo vệ rơle, sử dụng các các loại rơle và phương thức bảo vệ tiên tiến
nhất.

- Hoàn thiện cơ cấu tự động đóng lặp lại. Đây là biện pháp nâng cao độ tin cậy rất
quan trọng mang lại hiệu quả lớn.

- Giảm bán kính lưới phân phối.


- Dự phòng đưcmg dây.

157
- Dự phòng công suất.
- Phân đoạn đường dây.
- Nâng cao độ tin cậy của các phần tử riêng.
Trong khuôn khổ của chương trình chúng ta chỉ xét một số giải pháp quan trọng
nhất.

6.6.2. Phăn đoạn đường dây


1). Vai trò của phân đoạn đường dăy
Phân đoạn đường dây đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện. Xét mạng điện hình tia (hinh 6.2), khi có ngắn mạch tại điểm N, nếu chưa có cơ
cấu phân đoạn MC2 thì máy cắt MCI sẽ tác động, làm toàn bộ lưới bị mất điện. Nếu đặt cơ
cấu phân đoạn MC2 tại điểm 2 thì khi đó chỉ có phụ tải S2 bị mất điện, còn các phụ tải khác
vẫn bình yên vô sự. Như vậy việc phân đoạn đuòng dây cho phép giảm thiệt hại do mất
điện. Hơn thế nữa, việc phân đoạn đường dây sẽ giúp cho việc xác định điểm xẩy ra sự cố đễ
dàng hơn, có nghĩa là giảm được thời gian mất điện của chính các hộ phụ tìii bị cắt.
Trong thực tế thuờng có hai loại cơ cấu phân đoạn đường dây được sử dụng:
- Phân đoạn đường dây bán tụ động được thực hiện bởi cơ cấu dao cách ly, cầu chảy
và các thiết bị thao tác bằng tay khác đặt trên các nhánh rẽ. Khi có sự cố trên đoạn dây, cơ
cấu phân đoạn sẽ tự động tách đoạn dây này ra khỏi mạng điện chính, đảm bảo cho các hộ
dùng điện khác không bị ảnh hưởng và giúp cho việc xác định sự cố ngắn mạch nối đất được
tiến hành dễ dàng. Sau khi đã khắc phục sự cố, mạng điện lại được đóng vào nguồn bằng
tay. Cơ cấu này cũng được sử dụng để cắt điện khi sửa chữa định kỳ và kiểm tra thiết bị.

S5

- Phân đoạn đường dây bằng cơ cấu tự động thường được thực hiện bằng các máy
cắt, có thể tự động đóng cắt hoặc điều khiển từ xa. Khi mạng điện có sự cố cơ cấu phân đoạn
sẽ tự động tách đoạn sự cố ra khỏi mạng điện đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ
dùng điện ở các nhánh dây không có sự cố. Việc đặt cơ cẩu phân đoạn sẽ phải làm tăng chi
phí của lưới điện, vì vậy cần phải lựa chọn giải pháp trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật.

158
Gần đây các nhà sản xuất đã tung ra thị trường một thiết bị tự động phân vùng sự cố cho
phép thực hiện phân đoạn đường dây một cách hiệu quả.

2). H ệ thống tự động hoả phân vùng sự cổ


Hệ thống tụ động hoá lưới điện phân phối DAS (distribution automation system) có
các chức năng điều khiển và giám sát từ xa các dao cách ly phân đoạn tự động
(Sectionalizer), phối hợp giữa các điểm phân đoạn trên lưới phân phối, nhờ đó thực hiện cô
lập nhanh được phân đoạn sự cổ và khôi phục việc cung cấp điện cho phần còn lại của hệ
thống. Hệ thống DAS được triển khai qua ba giai đoạn;

- Giai đoạn 1: Việc tự động hoá lưới phân phối thực hiện bởirơle phát hiện sự cố
FDR (Fault Detecting Relay) và các dao phân đoạn tự động lắp đặt trên cácphân đoạn xuất
tuyến phân phối, kết hợp cùng các chức năng tự đóng lặp lại, trang bị tại máy cắt xuất tuyến.

- Giai đoạn 2: Việc tự động hoá lưới phân phối kèm theo các chức năng giám sát và
điều khiển từ xa các dao cách ly phân đoạn tự động, các chức năng điều khiển giám sát xa
thực hiện nhờ các thiết bị đầu cuối điều khiển xa RTƯ (Remote Terminal Unit) lắp tại các
dao cách ly phân đoạn tự động, các thiết bị chủ điều khiển lắp đặt tại các trung tầm điều
khiển và các hệ thống thông tin.

- Giai đoạn 3: Việc tự động hoá lưới phân phối được vận hành tự động bằng máy
tính (Computer - based Distribution Automation System).

Hệ thống DAS chủ yếu sử dụng các máy cắt (CB) hoặc thiết bị tự động đóng lặp lại
(Recloser) kết hợp với dao cách ly phân đoạn (Sectionalizer).

3) Thìểt bị đỏng lại Recloser


Recloser là thiết bị tự điều khiển dùng để cắt, đóng lại tự động một mạch điện xoay
chiều (hình 6.3), với một chu trình mở, đóng lại định trước, cùng với các chức năng khôi
phục, giữ trạng thái đóng hay cắt hẳn. v ề nguyên lý hoạt động, Recloser là một thiết bị tự
điều khiển với các mạch chức năng cần thiết để phản ứng khi có quá dòng điện, định thời
gian và cắt các sự cố quá dòng điện, sau đó tự động đóng để cấp điện trờ lại. Nếu sự cố duy
trì, Recloser sẽ cắt hẳn, sau một số lần thao tác đóng mở cài đặt trước để cách ly phần tử bị sự
cổ ra khỏi hệ thống. Recloser có thể xem như một thiết bị tự điều khiển hoàn chinh gồm hai khối
chức năng chính là: Khối đóng cắt và khối điều khiển.

159
H ình 6.3: Thiết bị Recloser 3 pha OVR 15 - 38 k v .

* Khối đóng cắt:

Khối đóng cắt là bộ phận động lực dùng để đóng cắt mạch điện trong vận hành binh
thường và cắt dòng ngắn mạch khi sự cố. Khối này bao gồm các buồng cắt chân không đặt
trong môi trường cách điện bằng dầu, hoặc bằng khí SF6 và được bọc ngoài bằng cách điện
rắn. Nó có một cơ cấu truyền động để thực hiện các thao tác đóng cắt. Với việc sử dụng
buồng cắt chân không và các vật liệu cách điện ngoài có đặc tính cách điện uu việt, Recloser
có tính năng đóng cắt cao, có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho lắp đật và có tuổi ứiọ vận hành
cao.
Cơ cấu truyền động thường là loại điện từ gồm các cuộn dây nam châm điện đóng cắt,
phối hợp với cơ cấu lò xo đóng cắt và các chốt cố định vị trí đóng cắt. Các Recloser thế hệ
mới thường sử dụng cơ cấu truyền động bằng nam châm hai trạng thái ổn định (bi-stable
magnetic actuator) sử dụng nam châm loại từ tính cao. Cơ cấu truyền động này có thời gian
đóng cắt nhanh và tiêu hao năng ỉượng thấp. Các bộ biến dòng, biến điện áp được ỉắp trên
khối đóng cắt, cảm nhận và đưa tín hiệu dòng, áp về khối điều khiển xử lý qua cáp điều
khiển. Sơ đồ hợp bộ Recloser được thể hiện trên hình 6.4.

160
Hình 6.4. \ Hợp bộ Recloser của hãng Nuclec.

* Khối điều khiển và bảo vệ:

Khối điều khiển và bảo vệ là bộ phận quyết định tính năng bảo vệ, đo lường, điều
khiển, tự đóng lại v.v..., được đặt trong một tủ điều khiển. Với nhiều module chức năng bổ
sung, tủ điều khiển có thể lun giữ, truy xuất số liệu, ghép nối với các hệ thống tự động lưới
điện phân phối (DAS). Các chức năng này phụ thuộc vào mức độ xử lý của tủ điều khiển.

Tủ điều khiển, bảo vệ hiện nay thường sử dụng loại điện tử, vi xử lý có tính linh hoạt
và độ chính xác cao, dễ điều chỉnh, kiểm tra, giao diện thân thiện với người sử dụng. Việc
cài đặt các chế độ làm việc cho tủ dễ dàng thực hiện từ các phím bấm trên bảng mặt trước tại
tủ, hay có thể cài đặt bằng các máy tính cá nhân sử dụng các phần mềm cài đặt kết nối qua
các cổng dữ liệu RS232...

Tủ điều khiển còn gắn các bộ mạch vào /ra để táng cường các chức năng vận hành
như giám sát, điều khiển từ xa. Trên bảng mặt trước của tù điều khiển được lắp đặt các đèn
LED chỉ thị trạng thái hoạt động của tủ điều khiển, cũng như các chức năng bảo vệ, điều
khiển, giám sát... đang được kích hoạt.

* Bộ phận phụ trợ

Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, các hçfp bộ Recloser còn bao gồm các biến áp cấp
nguồn ngoài, cáp điều khiển, cáp đấu nối giao diện với máy tính, các phần mềm cài đặt, truy
xuất số liệu...

Một số họp bộ Recloser có đi kèm các biến áp tự dùng để cấp nguồn cho các bo mạch
điều khiển, nạp cho các ắcquy để thực hiện chức năng đóng cắt. Trong lắp đặt, vận hành cần
đặt nấc phân áp của máy biến áp tự dùng phù họp với điện áp lưới điện để đàm bảo điện áp

161
phía thứ cấp phù hợp với yêu cầu cấp điện cho các bo mạch, cho các bộ nạp ắcquy cùa tù.
Khi điện áp cấp cho tủ quá thấp sẽ ảnh hưỏng xấu đến chế độ làm việc cùa các bo mạch điều
khiển, ắcquy không được nạp đù có thể bị chai, điện áp cấp cho các cuộn dây đóng không đủ
làm cho Recloser đóng không thành công và phải đóng lại nhiều lần, nguy hiểm cho cuộn dây
đóng. Điện áp cấp nguồn quá cao sẽ gây nguy hiểm cho vận hành cùa tủ điều khiển.

Recloser có thể được sử dụng ờ bất cứ vị trí nào trong hệ thống, miễn là các giá trị
định mức của Recloser thích hcrp với những yêu cầu cùa mạng điện. Các vị trí lắp đặt thích
hợp cùa Recloser thường là:

- Lắp trong một trạm phân phối như một thiết bị bảo vệ đầu nguồn.
- Lắp đặt trên đường dây, cách trạm một khoảng cách nào đó để phân đoạn những
đường dây cung cấp có chiều dài lớn, ngăn chặn được tình trạng mất điện toàn bộ khi có một
sự cố kéo dài ở phần cuối cùa đường dây.
- Lắp đặt trên những nhánh rẽ của đường dây chính nhàm bảo vệ đường dây chính
khỏi bị mất điện khi có sự cố trên những nhánh rẽ này.

Lưu ý khi lắp Recloser ở những đường dây có hai nguồn cung cấp phải trang bị rơle
kiểm tra đồng bộ (RK.Đ) để loại trừ khả năng hoà điện phi đồng bộ giữa hai hệ thống.
Recloser có thể cài đặt số lần cắt đi đến cắt hẳn là 4 lần theo chu trình nhu sau: Mở - t| -
đóng /mở - 12 - đóng /mở - 13 - đóng /mở. Các khoảng thời gian đóng lại ti, t2, t3 có thể điều
chỉnh độc lập với các dải điều chỉnh được cho nhu sau:

Bảng 6.1: Dải thòi gian chỉnh định của các loại R ecloser

Nhà sản xu ất ti t2 Í3

Cooper 0,5-45s 1,8-4 5s 1,8- 4 5 s


Nulec 0,5-180s 2 - 180s 2-180S

Whipp & Boume 0 ,2 5 - 180s 0 ,2 5 - 180s 0 ,2 5 - 180s


ShinSung/SEL 0-180S 0 - 180s 0 - 180s

6.6.3. Dự phòng công suất


I. Các loại dự phòng công suất trong HTĐ
Để duy trì điều kiện cung cấp điện năng bình thường cho các hộ dùng điện dự phòng
công suất phải linh hoạt, nghĩa là phải đưa vào làm việc nhanh. Cách dự phòng như vậy gọi
là “dự phòng nóng” hay còn gọi là dự phòng quay. Dự phòng nóng luôn được nối với hệ

162
thống, tức là với các thiết bị đang làm việc. Ngược lại dự phòng ờ các thiết bị không làm
việc gọi là dự phòng lạnh. Tính linh hoạt của dự phòng công suất phụ thuộc vào hàng loại
yếu tố và trước hết là vào sự làm việc cùa các thiết bị được tự động hoá và khi không có các
thiết bị này thì phụ thuộc vào sự thao tác rành mạch của các nhân viên vận hành. Việc cắt
một sổ phụ tải cũng tương đương với dự phòng nóng, cách làm này không đòi hỏi chi phí,
nhưng dĩ nhiên sẽ phải chịu thiệt hại nhất định do mất điện ở các hộ dùng điện bị cắt ra. Dự
phòng nóng là dạng công suất dư của các tồ máy phát có trang bị các bộ điều tần. Các máy
phát này làm việc với công suất nhỏ hơn công suất khả phát cùa chúng, công suất dư này có
thể được sử dụng tức thời nhờ bộ điều chỉnh tốc độ tự động khi phụ tài tăng vọt. Dự phòng
nóng thường tốn kém hơn dự phòng lạnh vi các máy phát phải làm việc với công suất thấp
nên không kinh tế. Do vậy trong thực tế người ta chỉ để một số máy ở dạng dự phòng nóng,
còn lại là dự phòng lạnh. Việc đặt tỷ lệ dự phòng nóng, lạnh cũng là bài toán tối uii phức
tạp.
Độ tin cậy của hệ thống điện xác định bời độ tin cậy cùa các nhà máy điện, trạm biến
áp, lưới điện, công suất và phân bố nguồn dự phòng năng lượng. Dự phòng công suất là biện
pháp quan trọng để đảm bảo độ tin cậy cùa nguồn điện và hệ thống. Tổng dự phòng công
suất của hệ thống điện là hiệu của tổng công suất khả phát (công suất nàynhỏ hơn hoặc
bằng công suất đặt cùa hệ thống hoặc nhà máy) cùa hệthốngvà phụ tải cực đại năm.

R i = P .j-P m (6 . 1 1 )

Rt . Tổng dự phòng công suất của hệ thống;


P(J - Công suất đặt cùa hệ thống;
Pm - Phụ tài cực đại năm.
Công suất dự phòng tự do Rtd là hiệu quả giữa công suất khả phát Pkp của hệ thống
và phụ tải trong thời điểm bất kỳ.

R,đ=Pkp-Pp,; (6.12)
Công suất dự phòng* vận hành Rvh là phần công suất giữa công suất dự phòng tự do
có thể sử dụng được trong các tinh huống sự cố cụ thể có tính đến khả năng tải của thiết bị
và so đồ lưới điện.
Rvh<Rtd; (6.13)
Các loại dự phòng công suất trong hệ thống điện được thể hiện trên sơ đồ hình 6.5.
Công suất dự phòng vận hành gồm 2 phần: dự phòng nóng và dự phòng lạnh: dự
phòng nóng còn gọi là dự phòng quay là dự phòng mà có thể sử dụng được ngay lập tức khi
cần thiết thường chiếm vào khoảng 1^3% tổng công suất của các tổ máy.

163
Công suất dự phòng của hệ thống điện gồm các loại:
I). Dự phòng phụ tải để dự phòng sự tăng bất ngờ của phụ tải, dự phòng này có thể
xác định theo biểu thức:

Rpt = 0 ,0 1 Pm + 1 ,2 6

Nhìn chung Rpt có giá trị dao động trong khoảng từ (l-ỉ-4% )Pm. là dự phòng thao tác,
tức là dự phòng ửiao tác chiếm khoảng 5-fl2% phụ tải cực đại.
3). Dự phòng báo dưỡng là hiệu công suất khả phát của nguồn điện và công suất khả dụng
ở thời điểm cực đại năm, dự phòng này khoảng ( 1,5 -í- 7%).Pm-
2). Dự phòng sự cổ là hiệu giữa công suất khả dụng của hệ thống và phụ tải cực đại
ở thời điểm phụ tải cực đại năm hoặc trong thời gian xét T, cần thiết để bù vào công suất thiếu
do sự cố ngẫu nhiên của các tổ máy phát điện hoặc đường dây hệ ửiống. Dữ trữ này chiếm khoảng
4 -r8% phụ tải cực đại. Tổng cùa hai loại dự phòng trên gọi.
4). Dữ trữ công nghệ được dự tính để bù vào sự thiếu công suất phát do thiếu nước ở các
nhà máy thủy điện và sự cố kỹ thuật ờ các nhà máy nhiệt điện hoặc do nhiên liệu xấu.
Bốn ứiành phần trên hçrp thành dự phòng kỹ thuật.
5). Dự phòng kinh tể là sự vượt trước của công suất nguồn so với độ tăng phụ tải tối đa, dự
phòng này chiếm khoảng 1 -í- 2% phụ tải cực đại.

164
2. Xác định công suất dự phòng bảo dưỡng
Dự phòng bảo dưỡng thường xuyên Rbdn được xác định theo tiêu chuẩn cho từng loại
máy, chủ yếu là nhiệt điện, đó là tỉ lệ phần trăm công suất khả phát trong thời điểm phụ tải
cực đại.
- Với nhà máy nhiệt điện ngưng hơi công suất

100 -í- 300 MW dự phòng bảo dường chiếm 5 ^ 5,5%


500 ^ 1200 MW khoảng 6 ^7%
Dự phòng cho đại tu đuợc xác định theo công thức:

Rd.= E F iÌ M _ A j ^ ,M W (6.14)

trong đó:
Ppi - công suất tổ máy phát thứ i, MW;

Tdt - tổng thời gian đại tu trong năm, ngày;


S h - diện tích hụt của đồ thị phụ tải cực đại tháng so với cực đại năm, (MW .ngày)
(hình 6.6).

H ình 6.6. Biểu đồ công suất dự phòng trong hệ thổng điện.

165
Diện tích Sh được xác định có tính đến khả năng xuất hiện của phụ tải mới và công
suất cùa các nguồn mới được đưa vào vận hành trong năm. Sh có giá trị dao động trong
khoảng 7-ỉ- 15% tổng diện tích của đồ thị phụ tải.

S,=Ì(P„-Pp.)N thi (6.15)


i=!

Nthi- Số ngày trong tháng thứ 1;

k- Hệ số sử dụng diện tích, thường lấy khoảng 0,85 - 0,9;

tbdi- Thời gian cần thiết để bảo dưỡng tổ máy i có giá trị phụ thuộc vào loại máy phát.
Đối với nhà máy điện nguyên tử tbd = 45 ngày /năm; đối với nhà máy thuỷ điện tbd==I5 ngày
/năm; đối với nhà máy nhiệt điện (xem bảng 6.2) sau:

B ảng 6.2. T hời gian đại tu các tổ máy p h át phụ thuộc vào công su ất của máy

Pf , M W 50 - 200 300-500 600-800 12 0 0

tdt, ngày/năm 18 24 30 36

6 .7 . V í d ụ v à b à i t ậ p

Ví dụ 6.1: Có hai tổ máy phát, tổ máy 1 có công suất Pi 10 MW và xác suất hỏng hóc là qi =
0,01; tổ máy 2 có công suất Pa - 25 MW với xác suất hỏng hóc qa = 0, 02. Hây xác định các
trạng thái có thể của nhà mảy điện.
Giải: Nhà máy có thể có 4 trạng thái sau:
1- Cả 2 máy đều chạy tốt; 2 - Máy 1 hỏng và máy 2 tốt;
3- Máy 2 hỏng và máy 1 tốt; 4- Cả 2 máy đều hỏng.
Xét trạng thái 1: Xác suất trạng thái 1 là Ptti = P 1P2 = 0,99.0,98 — 0, 97 công suất
giảm bằng không;
ở trạng thái 2; Xác suất trạng thái 2 là Ptt2 = qi P2 = 0,01.0,98 = 0, 098 công suất giảm
bằng công suất của tổ máy hỏng, tức là 10 MW. Tính toán tương tự cho các trạng thái khác,
kết quả ghi trong bảng 6.3.

166
B ảng 6.3 Xác suất trạn g thái của nhà máy điện

Trạng thái Công suất phát, MW Công suất giảm Xác suất trạng thái

1 10+25=35 0 0.99.0,98 = 0,97

2 0+25=25 10 0,01.0,98 = 0,0098

3 10+0=10 25 0,99.0,02 = 0,0198

4 0+0=0 10+25-35 0,01.0,02 = 0,0002

Ví dụ 6.2: Với số liệu như bài 1, biết thêmđồ thị phụ tải hình 6.7. Hãy xác định xác suất
thiếu hụt công suất Pth của nhà máy.
Giải'. Từ đồ thị phụ tải ta xác định thời gian tương ứng của công suất phát ở các trạng thái ti,
từ đó xác định xác suất trạng thái P j(p ^ p ) theo biểu thức (6.8), từ đó xác định xác suất
thiếu hụt công suất theo biểu thức (6.9): Pthi= P |(P <p ).pG i, kết quả ghi trong bảng6.4.

Hình 6.7. Đồ thị phụ tải ví dụ 6.2.

Bảng 6.4. X ác su ất thiếu h ụ t công su ất của nhà m áy điện

Trạng thái P p ,M W Pgí ti,h Pi(PF<Pp.) Pthi P ì(Pf< Pp,)-PG'

1 35 0,97 0 0 0

2 25 0,0098 3920 0,45 0,0044


3 10 0,0198 8760 I 0,0198
4 0 0 ,0 0 0 2 8760 1 0 ,0 0 0 2

J*= 0,0244

Đáp số: xác suất thiếu hụt công suất của nhà máy điện là Pth = 0,0244.

167
Ví dụ 6.3: Nhà máy điện có 3 tổ máy phát công suất và xác suất hỏng hóc cho trong bảng
6.5, với biểu đồ phụ tải tương ứng cho trong bảng 6.6; Hãy xác định xác suất thiếu hụt công
suất nguồn, công suất và điện năng thiếu hụt trong năm.

Bảng 6.5. Số liệu về các tổ m áy p h á t điện

TÔ máy Pn, M W
100 0 ,025
150 0,02
200 0,03

Bảng 6.6. Biểu đồ phụ tải của n h à m áy điện

p, M W 450 350 300 25 0 200 < 150


t ,h 0 3127 4380 6685 7760 87 6 0
t,% 0 3 5,70 50,00 76,31 88,58 100

G iải: Số lượng trạng thái M = 2^ = 8, biểu thị trong bảng 6.7.

Trạng thải ỉ:
Tổng công suất phát ở trang thái 1, khi cả 3 tổ máy làm việc tốt là:

P f = 1 0 0 + 1 50 + 200 = 450 MW

xác suất giảm công suất vì sự cố chính là xác suất nhà máy điện nhận trạng thái 1 là
P g i= Ptti = PI-P2-P3 = 0,976.0,98.0,97 = 0,024;

Thòi gian phụ tải đạt giá trị 450 là 0 giờ, vậy xác suất công suất phát nhỏ hơn phụ tải

= li= _ 20 _ =n-
Pl(PF<Pp.) j gygo

Trọng thái 2: ta xác định được Pp = 350;


Pg2 = qi-P2-P3 = 0,026.0,98.0,97 = 0,024;

Xác suất công suất phát nhỏ hơn phụ tải:

168
xác suất thiếu hụt công suất ờ trạng thái 2:

Pth2 = P2<-Pg2 = 0,357. 0,024 = 0,0085;

Công suất thiếu hụt:


Pth = Pth.Po = 0 ,0 0 8 5 . 1 00 - 0 ,8 5 M W

Tính toán tương tự cho các trạng thái khác, kết quả ghi trong bảng 6.7.
B ảng 6.7. Kết quả tính toán ví dụ 6.3

Tình trạng các


M Pf Pg Pg t, h Pi(PF<Pp.) Pth p,h, MW
tổ máy
1 1 1 1 450 0 0,923 0 0 0 0,0000
2 0 1 1 350 100 0,024 3127 0,357 0,0085 0,8483
3 1 0 1 300 150 0 ,0 2 4380 0,5 0,0095 1,4186
4 1 1 0 250 200 0,029 6685 0,786 0,0219 4,3750
5 0 0 1 200 250 0,0005 7760 0 ,8 8 6 0,0004 0,1074
6 0 1 0 150 300 0,0007 8760 1 0,0007 0,2205
7 1 0 0 100 350 0,0006 8760 1 0,0006 0,2048
8 0 0 0 0 450 0,000015 8760, 1 0 0,0068
I 0,04158 7,181

Ghi chứ. 1- Máy ở tinh trạng tốt; 0- máy bị sự cố,


Năng lượng thiếu hụt A,h = P,h-T = 7,1814. 8760 = 62908,8 MWh.
Xác suất tích phân thiếu hụt Jth = 0,0416.

Ví dụ 6.4: Xác định xác suất thiếu hụt công suất của một nhà máy nhiệt điện gồm 4 tổ máy
biết công suất và xác suất sự cố của các tổ máy cho trong bảng 6.8.

B ả n g 6.8 Số liệu về các tổ máy phát của m ột nhà m áy nhiệt điện

Tổ máy p„, MW Xác suất tin cậy p Xác suất hỏng hóc q
1 90 0,947 0,053
2 100 0,86 0,14
3 90 0,75 0,25
4 90 0,955 0,045

(Vì các tổ máy phát đều đã cũ nên không thể phát đù công suất định mức 11 OMW).

169
Giải
a. Trước hết xác định giảm công suất vì sự cố của các tổ máy phát.
Có 4 tổ máy phát nên ta có M = 2'' =16 trạng thái
Thiết lập bàng trạng thái của nhà máy

Bảng 6.9 C ác trạ n g th ái của n h à m áy

TỔ
X, X2 X3 X4 X5 Xs X7 Xg X, x,0 x„ X 12 Xn X |4 x ,5
máy
1 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 0

2 1 1 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0

3 1 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 0 0 I 0

4 1 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1

ờ bảng 6.9 quy ước trạng thái làm việc tốt ký hiệu số 1, và trạng thái sự cố hay sửa
chữa ký hiệu số 0.

Bảng 6.10. X ác su ất trạ n g th ái của n h à m áy n h iệt điện


Trạng Công suất phát Công suẩt giảm
Xác suất trạng t h á i , p„ = P g
thái (MW) (MW)
X, 90+100+90+90 0 0,947.0,86. 0,76.0,955 = 0,583
X2 90+100+90+0 90 0,947.0,86. 0,76.0,045 = 0,0274
Xj 90+100+0+90 90 0,947.0,86. 0,26.0,955 = 0,194
X4 90+0+90+90 100 0,947.0,14. 0,76.0,955 = 0,094
X5 0+100+90+90 90 0,053.0,86. 0,76.0,955 = 0,032
X6 0+100+0+90 90 + 90 0,053.0,86. 0,26.0,955 = 0,01
X7 90+0+0+90 100+90 0,947.0,14. 0,26.0,955 = 0,032
X* 0+0+90+90 90 + 100 0,053.0,14. 0,76.0,955 = 0,0053
X9 90+100+0+0 90 + 90 0,947.0,86. 0,26.0,955 = 0,009
x,0 0+90+0+90 100+ 90 0,947.0,14.0,76.0,045 = 0,0045
x„ 0+100+90+0 90 + 90 0,053.0,86. 0,76.0,045 = 0,0015
x,2 90+0+0+0 100+90+90 0,947.0,14. 0,26.0,045 = 0,0015
x ,3 0+100+0+0 90+90 + 90 0,053.0,86. 0,26.0,045 = 0,0005
Xu . 0+0+90+0 90+100+90 0,053.0,14.0,76.0,045= 0,00025

170
x,5 0+0+0+90 90+100+90 0,053.0,86. 0,14.0,955 = 0,0018
x,6 0+ 0+ 0+ 0 90+100+90+90 0,053.0,14.0,26.0,045 « 0
z= 1

b. Xác định xác suất thiếu hụt công suất nguồn


Dựa vào đồ thị phụ tải năm nhà máy nhiệt điện Phả Lại xác định thời gian tác động
của các tổ máy, các kết quả tính toán cho kết hợp trong bảng 6.11.

Bảng 6.11. X ác su ấ t thiếu h ụ t công su ất

Trạng thái Pf , MW P gì tịh Pi(Pf<Pp.) Pthi


X, 370 0,583 0 0 0
X2 280 0,0274 4000 0,456 0,0125
X3 280 0,194 4000 0,456 0,088
X4 270 0,094 4000 0,456 0,042
X5 280 0,032 4000 0,456 0,014
X6 190 0,01 4800 0,548 0,0055
X7 180 0,032 6800 0,776 0,024
X« 180 0,0053 6800 0,776 0,0041
X, 190 0,009 4800 0,548 0,0049
x ,0 180 0,0045 6800 0,776 0,0035
Xu 190 0,0015 4800 0,456 0,00068
x ,2 90 0,0015 8300 0,947 0,0014
x,3 100 0,0005 8760 1 0,0005
x,4 90 0,00025 8760 1 0,00025
x,5 90 0,0018 8760 1 0,0018
x,6 0 0 8760 1 0
Tông J* 0,198
•'th=

Vậy xác suất thiếu hụt công suất của nhà máy là pVh = 0,198

171
Bài tập tự giải
1. Một nhà máy điện gồm 2 tổ máy, biết các số liệu về công suất định mức và xác suất hỏng
hóc của các tổ máy cho trong bảng sau

p, MW 100 200

q 0,0223 0,0324

Đồ thị phụ tải biểu thị trong bảng sau

p, MW 300 200 < 100


t,h 0 7600 8760

Hãy xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của nhà máy:

(Xác suất thiếu hụt công suất, công suất thiếu hụt và điện năng thiếu hụt).

2. Hãy xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của nhà máy điện gồm 3 tổ máy, biết các số liệu về
công suất định mức và xác suất hỏng hóc cùa các tổ máy cho trong bảng sau:

p, MW 100 150 200

q 0,018 0,02 0,023

Đồ thị phụ tải có dạng

p, MW 450 350 300 250 200 <150


t, h 0 5660 6800 7500 8000 8760

3. Hãy xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của nhà máy điện gồm 3 tổ máy, biết các số liệu về
công suất định mức và xác suất hỏng hóc của các tổ máy cho trong bảng sau:

p, MW 75 60 50
q 0,025 0,033 0,05

Biểu đồ phụ tải có dạng sau:

P,MW 185 135 125 110 75 <60


t,h 0 4500 6050 7100 7650 8760

172
Tóm tắt chương 6

Công tác vận hành đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện
Duy trì đến mức tối đa trạng thái làm việc binh thưòng của các phần tử;
Giảm ảnh hường của các hỏng hóc đối với chế độ làm việc của hệ thống điện;
Ngăn chặn những hậu quả của sự cố như làm phân rã hệ thống, suy sụp tần số và
điện áp vv;
Giảm đến mức tối thiểu thiệt hại kinh tế do sự cố ngừng cung cấp điện gây nên.
* Khi xẩy ra sự cố, trước tiên các cơ cấu tự động thực hiện:
- Cô lập các phần tử bị sự cổ;
- Đóng nguồn dự phòng cung cấp điện cho các hộ dùng điện;

- Tự động điều tần và điều áp cấp I;


- Tự động sa thải phụ tải;
- Tự động tái đồng bộ.
* Sau 3 phút nhân viên vận hành bắt đầu can thiệp vào chế độ:
- Khởi động các tổ máy dự phòng lạnh;
- Phân bố lại công suất tác dụng và phàn kháng để không làm sụt áp và quá tải
đường dây;
- Điều tần cấp II.
Các hoạt động độc lập của nhân viên vận hành
Các hoạt động độc lập khi xẩy ra sự cố [à các hoạt động do các nhân viên vận hành
thực hiện theo quy trình, quy phạm.
- Khi có sự đe doạ trực tiếp đến tính mạng con người ;
- Trong trường hợp hoả hoạn;
- Khi hệ thống tự động cắt làm cung cấp điện bị ngừng trệ cần đóng ngay máy biến
áp dự phòng.

173
Sự cố hệ thống
a. Nhóm các sự cổ gây phá huỷ hoàn toàn ổn định của hệ thống.
b. Cũng tương tự như nhóm trên nhưng còn giữ được cung cấp điện cho các hộ tự
dùng của các nhà máy điện và một số vùng quan trọng.
c. Nhóm các sự cổ làm tách hệ thống ra thành nhiều phần làm việc không đồng bộ,
điện áp và tần số trong từng phần hệ thống bị giảm nhiều.
d. Nhóm các sự cố làm mất đồng bộ của một sổ nhà máy điện lớn của hệ thống nhưng
còn giữ được phần lớn nhà máy điện làm việc song song, điện áp và tần số giảm nhiều, một
số hộ dùng điện vẫn còn được cung cấp điện.
e. Nhóm các sự cố có liên quan đến việc mất đồng bộ của từng tổ máy hoặc của các
nhà máy điện bé.
Xác định xác suất giảm công suất vì sự cố là xác suất trạng thái của nhà máy điện khi có rii
tổ máy làm việc tốt và ĨÌ2 tổ máy bị sự cố (n = ri| + n2) là:
nl n2
Pi(G) = r i P j O ^ k

Công suất giảm vì sự cổ bằng tổng công suất của các máy phát bị hir hỏng:

po= i;p„.
i= l

Xác định xác suất thiếu hụt công suất nguồn


Xác suất tìiiếu hụt công suất nguồn là xác suất công suất phát cùa nhà máy điện nhỏ hơn
yêu cầu của phụ tải:

Pi(PF<Pp,) ^ J ’

Xác suất thiếu hụt công suất ở trạng thái i:

Pthi = P i( P p < Pp,)-PGiỉ

Các loại dự phòng công suất trong HTĐ


Công suất dự phòng của hệ thống điện gồm các loại:
1. Dự phòng phụ tải để dự phòng sự tăng bất ngờ của phụ tải, dự phòng này có giá tị
từ 1+4% phụ tải lớn nhất.

174
2. Dự phòng sự cố là hiệu giữa công suất khả dụng của hệ thống và phụ tải cực đại ở
thời điểm phụ tải cực đại.
3. Dự phòng bảo dưỡng là hiệu công suất khả phát của nguồn điện và công suất khả dụng
ở thời điểm cực đại.
4. Dữ trữ công nghệ để bù vào sự thiếu công suất phát do thiếu nước ở nhà máy ửiùy điện
và sự cố kỹ ửiuật ở nhà máy nhiệt điện hoặc do than xấu.
5. Dự phòng kinh tế là sự vượt trước cùa công suất nguồn so vói độ tăng phụ tải tối đa.

C âu hỏi ôn tậ p c h ư ơ n g 6

1. Đại cưong về độ tin cậy cung cấp điện.


2. Yêu cầu chung về công tác vận hành đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.
3. Trạng thái và hỏng hóc trong HTĐ.
4. Vận hành nâng cao độ tin cậy.
5. Sự cố hệ thống và các biện pháp phòng ngừa.
6. Phưofng pháp xác định xác suất thiếu hụt công suất.
7. Phân đoạn đường dây.
8. Dự phòng công suất trong hệ thống điện.

175
Chương 7
VẶN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN

7.1 . C ô n g tá c t h ử n g h iệ m v à k iể m t r a m á y p h á t đ iệ n
Công tác kiểm tra máy phát được thực hiện sau khi sửa chữa và trước khi đưa máy
phát vào vận hành và kiểm tra máy phát thường xuyên ờ trạng thái làm việc.

7.1.1. Công tác thử nghiệm


Máy phát ở trạng thái dự phòng lâu, hoặc sau khi đã hoàn tất các công việc bảo dưỡng,
sửa chữa, cần được tiến hành đo điện trờ cách điện của mạch stator, mạch kích từ và cách
điện của các đường ống dẫn dầu v.v... Khi kiểm tra cách điện của cuộn stator với vỏ máy,
cần phải đồng thời tiến hành đo điện trở cách điện thanh cái, máy biến áp khối (tự ngẫu),
máy biến áp tự dùng bằng Mêgômmet 2500V, chú ý trong lúc đo phải tháo thanh nối đất của
máy biến điện áp.
Trị số điện trở cách điện cùa mạch stator không được nhỏ hơn 10,5 MQ úmg với
nhiệt độ is'^c, các kết quà thu được cần được so sánh với giá trị đo lần trước để đánh giá
chính xác tình trạng cùa các thiết bị.
Đo điện trở cách điện mạch stator máy phát bàng Mêgôm mét 2500V. Điện trở cách
điện đo được không được thấp hơn trị số cho phép. Nếu điện trở cách điện qui về cùng nhiệt
độ mà nhỏ hơn lần đo trước 3^5 lần thì phải tim biện pháp để xử lý.

Điện trở cách điện cùa toàn bộ mạch kích từ được đo bàng Mêgômmet SOO^IOOOV,
giá trị điện trở cách điện không được nhò hơn 0,5 MQ.
Điện trở cách điện của các gổi đỡ máy phát điện và máy kích từ khi đã lắp đầy đù
hệ thống ống dẫn dầu, được đo bằng Mêgômmet lOOOV, giá trị điện trở cách điện này
không được nhỏ hơn IMQ.
Đo điện trở cách điện cùa các cuộn dây mạch stator và mạch rotor và so sánh với kết
quả đo lần trước, nếu điện trở giảm thì cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Đo điện trở mạch kích từ: điện trở cách điện cùa mạch kích từ không thấp hơn
0,5MQ đối với mạch kích từ bình thường và lOkQ - đối với mạch kích từ ion;
Khi sơ đồ khối đang ở trạng thái tách rời, trường kíp điện cùng với nhân viên trực
điện chính tiến hành thử nghiệm các thiết bị sau:

177
+ Mạch điều khiển từ xa của máy cật;

+ Mạch điều khiển từ xa cùa thiết bị tự động khử từ trưòng (TKT) và aptômát đầu
cực của máy kích từ dự phòng và kích từ làm việc;

+ Liên động giữa TKT và áptomát đầu cực máy kích từ dự phòng và làm việc;
+ Hệ thống tín hiệu cảnh báo và tín hiệu sự cố;

+ Bộ chinh lưu của máy kích từ ;

+ Hệ thống làm mát cho bộ chỉnh lưu;

- Sau khi đã tiến hành thử nghiệm xong, trực ban cần phải kiểm tra:
+ Máy cắt của khối ở trạng thái cắt;

+ Aptomát đầu cực của máy kích từ làm việc và dụ phòng đã cắt;

+ Khoá điều khiển ở vị trí cắt và bóng đèn cùa khoá đã sáng đều.
- Trưởng kíp điện ghi vào sổ nhật ký vận hành tất cả các kết quả thử nghiệm ửiiết bị của máy
phát điện và báo cáo kết quả cho trưởng ca, đồng thời báo cáo cho quản đốc phân xưởng điện
biết những hư hỏng trong quá ữình thử nghiệm.
- Sau khi đã kết thúc công việc xem xét và ghi kết quả vào sổ nhật ký vận hành, trường kíp
điện báo cho trưởng ca về sự sẵn sâng của máy phát.

7.1.2. Đo điện trở cách điện cuộn dây


Điện trở cách điện chù yếu cùa máy phát
điện đồng bộ là cách điện giữa cuộn dây
stator và cuộn dây rotor với masse (mạch từ).
Để đo điện trở người ta dùng Mêgômmét với
các cực đo z và
a). Đo điện trở cách điện cuộn dây stator:
Thực hiện phép đo bằng thiết bị
Mêgômmét 2500V. Các cuộn dây pha được ^
nối tắt hai đầu với nhau như hình 7.1. H ình 7.1. Sơ đỏ đo điện trở cách
điện cuộn stator.

Pha cần đo, đầu nối tắt được đấu vào cực A cùa Mêgômmét, còn cực z cùa
Mêgômmét đấu vào vỏ của stator. Quay Mêgômmét với tốc độ quay định mức rồi đọc trị sổ
sau 60 giây.Các pha khác cũng tiến hành tương tự.

178
b). Đo điện trở cách điện cuộn rotor

Cuộn rotor được nối tắt, đầu nối tắt được đấu vào cực A của Mêgômmẻt, còn cực z
của Mêgômmét đấu vào trục của rotor như hình 7.2. Quay Mêgômmét với tốc độ quay định
mức rồi đọc trị số sau 60 giây. So sánh kết quả đo với điện trở tiêu chuẩn ứng với loại máy
phát điện. Điện trở cách điện tiêu chuẩn cùa một số loại máy phát được thể hiện trong bảng
7.1

H ình 7.2. Sơ đồ đo điện trờ


cách điện cuộn dây rotor:
CK- cuộn kích từ.

B ảng 7.1. Tiêu chuẩn điện trở cách điện của m áy ph át

Các hạng mục thí nghiệm Điện áp MG (V) Trị sô Rcđ qui định ( M Í 2 )
Cuộn dây stator điện áp đên lOOOV. > 0,5 khi nhiệt độ đo từ
2500 10-30°c
Cuôn dây rotor điện áp đên lOOOV. ..1000.......................... > 20000 khi đo ờ 75°c.....
hoặc 500 > 2000Q khi đo ở 20°c
Mạch kích thích máy phát và những thiết ..1000........................
bị phụ thuộc mạch kích thích. hoặc 500 lOOOQ
Cuộn kích thích của máy phát kích thích. > 0,5 khi nhiệt độ đo
1000 từ 10-30®c
Gối đỡ trục của máy phát kich thích. > 0,3 với máy phát thuỷ
1000 > 1 với máy phát nhiệt

7.1.3. Xác định kỷ hiệu đầu dẫy của cuộn dày stator máy phát điện
Có hai phương pháp xác định ký hiệu đầu dây, đó là phương pháp dùng dòng điện
một chiều và phương pháp dùng dòng điện xoay chiều.
a) Phương pháp xác định ký hiệu đầu dây bằng dòng điện một chiều.
Trước hết nối nguồn một chiều vào một cuộn dây CiCoi qua công tắc K như hình
7.3, điện kế một chiều nối vào một trong hai cuộn dây còn lại. Đánh dấu đầu cuộn dây nối
với cực (+) của điện kế (C 3 ), đánh dấu đầu nối với cực (-) cùa điện kế (Co3 ). Sau đó đóng

179
công tắc K, trong quá trình quá độ kim cùa điện kế bị lệch đi một góc, ta ghi nhớ chiều quay
của kim điện kế.

K
C/ C 2 ---
+ + +
G G
E 0) Hình 7.3. Sơ đồ xác định ký hiệu đầu
dây bằng dòng điện một chiều.
C o i C02

Chuyển điện kế sang cuộn dây còn lại và cũng đánh dấu với cực dương (O ), đầu nối
với cực âm của điện kế (C 02). Đóng công tắc K, trong quá trình quá độ điện kế cũng lệch đi
một góc. Nếu chiều quay cùa kim điện kế lần sau trùng với chiều quay lần trước thì các đầu
nối với cực dương của điện kể có cùng cực tính ( C 2, C3 ), tức cùng là đầu đầu hoặc đầu cuối.
Còn nếu chiều quay của kim điện kế ngược với lần trước thì C2 và Cj khác cực tính.
Chuyển nguồn một chiều sang cuộn dây pha khác và thực hiện kiểm tra tương tự như
trên ta sẽ xác định được các đầu cùng cực tính cùa cuộn dây.
b) Phương pháp xác định ký hiệu đầu dây bằng dòng điện xoay chiều.

- Thử lần 1; Giả sử xác định đựơc 1, 2 cùng pha 3, 4 cùng pha và 5, 6 cùng pha. Nối
mạch thử như hình 7.4 a.

Để Vônmét ờ thang đo 6 hoặc 1ov.

4 6
b)

Hình 7.4. Sơ đồ xác định các ký hiệu đầu dây bằng dòng điện xoay chiểu.

Đặt nguồn một chiều điện áp thấp (khoảng 20 - 3 0 % U n của động cơ) vào hai đầu dây
1, 4 rồi quan sát vônmét. Nếu kim của điện kế không quay hoặc chỉ nhích ra khỏi vị trí 0
một ít thì các đầu dây 2 và 3 cùng cực tính (cùng là đầu hoặc cùng là cuối). Neu kim điện kế

180
của vônmét chỉ vài vôn thì 2 và 3 khác cực tính (một đầu là đầu, một đầu là cuối). Giả sử lần
này kim điện kể của vôn mét chỉ vài vôn nghĩa là 2 và 3 khác cực tính.
- Thử lần 2: Nối mạch thử như hình 7.4b. Giả sử lần thử này kim của vônmét không
quay, nghTa là 4, 5 cùng cực tính.

Qua các lần thử ta xác định được 1, 3, 5 cùng cực tính và 2, 4, 6 cùng cực tính.

7.1.4. Kiểm tra thứ tự pha


Sau khi máy phát được bảo dưỡng và sửa chữa xong cần phải tiến hành kiểm tra thứ
tự pha của nó. Thông thường khi chế tạo bộ dây của máy phát điện người ta đã thực hiện
đánh dấu các thanh dẫn và rãnh thuộc mồi pha theo màu sơn theo qui định: Màu vàng chỉ
pha A, màu xanh chỉ pha B, màu đỏ chỉ pha c. Nếu như cuộn dây còn đủ màu sơn thì việc
xác định pha hoàn toàn đơn giản, còn trong trường họp mất màu sơn, ta có thể xác định thứ
tự pha với sự trợ giúp của thiết bị chỉ pha như thiết bị ê-517, ê-500, BA<t>-85 vv. Nếu không
có các thiết bị chỉ pha, ta có thể áp dụng các phương pháp sau:

a) Phương pháp xác định thứ tự pha bằng từ trường dòng điện một chiều

Đưa nguồn điện một chiều vào cuộn dây rotor thông qua chổi than, các đầu cuối cùa
cuộn dây stator đấu lại với nhau (hình 7.5). Đóng công tắc K trong cuộn dây rotor sinh ra từ
trường, từ trường này có giá trị đủ lớn để có thể cảm ứng ra trong các cuộn dây stator những
sức điện động cảm ứng.

Khi rotor quay với tốc độ ỉ 500-3000 vg/ph, trong cuộn dây stator sẽ sinh ra sức điện
động cảm ứng do từ trường cùa cuộn rotor cảm ứng sang, kết quả là các kim điện kế bị lệch
khỏi vị trí 0. Khi trục từ của rotor trùng với trục cùa cuộn dây nào thì kim điện kế nối vào
pha đó quay phải {s.đ.đ. cảm ứng ở pha đó có cực tính âm), còn các kim điện kế khác quay
trái (s.đ.đ. cảm ứng ở pha đó có cực tính dương).

181
■ c ' c

+ /
d ) ''-
'Si--- ^ \ +
Q '' "
+ + ^ 0" ^ \.+
B A B A B A
Khi góc lệch bằng 0° K higóc lệch bằng 120° Khi góc lệch bảng 240‘

H ình 7.6. Vị trí các cực từ rotor so với trục cuộn dây stator.

Theo như hình 7.6, khi trục từ của rotor trùng với trục cùa cuộn dây một pha (coi là
pha C) thì kim điện kế nối vào pha c lệch về bên phải (pha c có cực tính âm), còn các kim
điện kế khác lệch nhau về bên trái (các pha khác có cực tính dương). Khi rotor quay được
120'’ rồi 240° ta cũng được các kết quả như trên (xem hình 7.6). Kết quả thí nghiệm ta lập
thành bảng, nếu bảng đó luôn tuân theo bảng sau thì cho phép ta xác định pha đúng cùa máy
phát điện.

Góc thay đổi của rotor


so vói trục của cuộn dây stator Pha
(độ điện) A B c
0 + + -
............... ... 120.... ............. - + +
240 + - 4-

b). S ử dụng bộ chỉ thứ tự pha

1
Sơ đồ chỉ thứ tự pha được thể hiện trên A 0 B 0 c

hình 7.7. Khi mắc vào mạng, bóng đèn


ở pha nào chậm hon so với pha
R Xc R
có điện dung thì sẽ sáng hơn;
Ví dụ nếu đèn L2 sáng hơn L| thỉ LI L2
thứ tự cùa các pha tưcmg ứng sẽ là
-Ỗ -)
A, B, c. như hình 7.7.
H ình 7.7. Sơ đồ bộ chỉ thử tự pha.

182
7.1.5. Kiểm tra trước khỉ khởi động máy phát
a) Kiểm tra sau sửa chữa bảo dưỡng
Sau khi đã sửa chữa bảo dưÕTig, máy phát được kiểm tra với khối lượng sau:
- Kiểm tra độ kín của máy phát điện, cùng với hệ thống dầu, khí.

- Kiểm tra sự hoàn chỉnh mọi yêu cầu về kỹ thuật an toàn và chống cháynổ.
- Kiểm tra độ làm việc tin cậy của tất cả các thiết bị kiểm nhiệt.
- Kiểm tra áp lực và độ tuần hoàn của dầu ở tất cả các gối đỡ và hệ thống dầu chèn trục
rotor, nhiệt độ của dầu phải nằm trong giới hạn 24-^45°C.

- Kiểm tra và xác định chắc chắn là mạch kích từ máy phát điện cũng như mọi thiết bị
thao tác cùa máy phát phải ở vị trí cắt, hệ thống chổi than ở cổ góp rotor đã được lắp đặt
đúng.

- Khi xem xét kiểm tra hệ thống tự động khử từ trường (TKT), cần đặc biệt xem xét kỹ
tình trạng của khối tiếp điểm, cuộn đóng cuộn cắt, chi được đóng TKT vào để thử khi rotor
máy phát điện đang đứng yên và áptomat đầu vào cùa hệ thống kích từ làm việc và kích từ
dự phòng đang ở vị trí cắt.

- Cùng với việc kiểm tra máy phát điện, cần phải kiểm tra tất cả các máy biến áp điện
lực.

- Khi tiến hành xem xét hệ thống bảo vệ rơle cần phải kiểm tra tinh trạng kẹp chì của
các rơle, trạng thái cùa “con bài“ khối thí nghiệm cũng như trạng thái của con nối bảo vệ.

- Nếu như trong thời gian máy đang ngừng làm việc mà có tiến hành các công việc sửa
chừa trong mạch điện cao áp, thì cần phải kiểm tra độ làm việc chính xác và tin cậy của hệ
thống hoà đồng bộ và xác định thứ tự pha của cả mạch nhất thứ và nhị thứ. Công việc kiểm
tra này do nhân viên thí nghiệm điện tiến hành.

b) Kiểm tra mức độ sẵn sàng cùa máy phát

Việc kiểm tra mức độ sẵn sàng của máy phát bao gồm những công việc sau;
- Quan sát tình ữạng bên ngoài của các bộ phận, khi tiến hành xem xét vỏ máy phát điện
cần chủ ý các điều sau:

+ Tình trạng của bản thân máy phát điện;

+ Tình trạng của các bulông ở mặt bích 2 phía và nắp các gối đỡ;
+ Trạng thái các máy bơm của hệ thống khí làm mát và hệ thống dầu chèn;

183
+ Trạng thái của mặt bích nổi trên các đường ống khí, dầu và nước;
- Kiểm tra các vòng tiếp xúc và các thiết bị chổi than, cần chú ý các điều sau đây:
+ Các chổi than trong các hộp giữ phải có thể tự do di chuyển trong các hộp này;
+ Trạng thái của chổi than không được mòn quá, phải cao hơn thành các hộp ít nhất là
3 đến 4mm, không cho phép chổi vẹt không đều;
+ Các dây dẫn chổi than phải có tiếp xúc tốt, chắc chắn và không được chạm vào các
vỏ thiết bị của hệ thống chổi than, tất cả các thiết bị này đều sạch sẽ nguyên vẹn;
- Kiểm tra mức độ sẵn sàng cùa hệ thống dầu;
- Kiểm tra độ sẵn sàng của hệ thống làm mát;
- Kiểm tra mức dầu, áp suất dầu và nhiệt độ của nó.
Trước lúc khời động cần phải kiểm tra:
- Dầu vào gối đỡ và chèn trục phải chạy bình thường vào ống xả.
- Đã chạy bơm làm mát khí, các bộ làm mát khí đã đầy nước, van đẩy đã mở.
- Thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về đảm bảo tự động tăng áp lực dầu chèn cao hơn lực
khí H2 trong máy từ 0,5h-0,7 kG/cm^ và áp lực dầu nén phải duy trì trong giới hạn 1,2-^1,4
kG/cm^
- Khởi động máy phát điện chỉ được tiến hành khi áp lực cùa H2 trong vỏ máy không thấp
hoTi 2,5 kG/cm^.

7.1.6. Kiểm tra máy phát ở trạng thái vận hành


Các công việc kiểm tra khi máy phát đang vận hành do trưởng ca cùng thợ máy thực
hiện không ít hơn một lần trong ngày. Khi máy phát đang vận hành cần thực hiện các quan
sát sau:
- Có hay không sự xuất hiện tia lừa ở cổ góp của máy kích từ;
- Độ mòn cùa hệ thống chổi;
- Độ rung của các ổ bi;
- Độ ồn của máy phát;
- Nhiệt độ của ổ bi và hệ thống làm mát;
- Áp suất của dầu.

184
7 .2 . K h ở i đ ộ n g tổ m á y p h á t v à k h ố i
Khởi động tổ máy phát là hệ thống thao tác theo trinh tự được tiến hành bởi nhân
viên hoặc thiết bị điều khiển tự động. Khi khởi động tổ máy cần chú,ý đến điều kiện gia
nhiệt đồng đều cùa các tổ máy. Những thao tác quan trọng trong quá trình khởi động gồm:
chẩn bị, khởi động lò hơi, v.v...

7.2.1. Công tác chuẩn bị khởi động máy phát


1) Công tác kiểm tra
- Khởi động máy phát điện cũng như chạy thử tổng hẹrp phải tuân theo chương trình
thử nghiệm đã được đại diện cùa nhà chế tạo thông qua, đồng ý.
- Tất cả mọi công việc có liên quan đến khởi động và chạy thử tổng hợp chỉ được tiến
hành dưới sự chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn của nguời chỉ huy.
- Hoàn tất các công việc sửa chữa, lắp ráp máy phát điện, kết thúccông việc nối sơ đồ
nhất thứ, nhị thứ của máy kích từ và các thiết bị kiểm tra, đo lường.
- Hoàn thành các biên bản về lắp máy kèm theo các phụ lục biên bản cùa quá trình lắp
ráp, các biên bàn thử nghiệm và tài liệu lắp ráp.
- Kiểm tra sự tháo dỡ của các biển báo cho phép làm việc, nếu cần thiết thì phải treo
các biển báo hiệu thích hợp khác.
- Chỉ cho phép vận hành các thiết bị sau khi đã hoàn thành mọi công việc hiệu chỉnh
và hoàn chỉnh mọi biên bản và phụ lục cùa các công việc này cũng như các công việc kiểm
tra và thử nghiệm.
- Trưỏng kíp điện sau khi nhận lệnh cùa trường ca về việc chuẩn bị khởi động máy
phát điện thi cần phải;
+ Kiểm tra theo sổ sách xem xét các phiếu công táccấp cho việc sửa chữamáy phát
điện và các thiết bị của máy đã được trà hết chưa.
+ Kiểm tra xem đã tháo hết dây ngắn mạch chưa(kiểm tratheo sổ nhật ký vận hành
và trên thực tế ở chỗ đã đấu hết bảo vệ và nối đất).
+ Kiểm tra tất cả mọi ghi chép trong sổ nhật ký sửa chữa và nhật ký hệ thống mạch
nhị thứ để xem xét đã tiến hành sửa chữa những gì, những công việc này đã xong chưa và
theo kết quả sửa chữa thì đã có đù điều kiện để cho máy phát vào làm việc chưa.
+ Xem xét tất cả mọi thứ có liên quan đến máy phát điện các thiết bị của máy, kiểm
tra độ tin cậy và mức độ sẵn sàng để khởi động chưa của các thiết bị sau đây: máy phát điện,
hệ thống khí làm mát và các thiết bị cùa hệ thống này, hệ thống dầu khí, hệ thống cầu thanh

185
cái trong ống và các thiết bị đấu nối vào nó, hệ thống hàng kẹp của mạch nhị thứ, bảng điều
khiển, bảng bảo vệ và kích từ máy phát.
+ Thừ tín hiệu liên lạc điện và tuabin và ngược lại, động cơ điều tốc phải đúng chiều
tăng, giảm tốt.
+ Thử đóng cắt áptômát máy kích từ, máy cắt máy phát điện, thử liên động giữa máy
cắt đầu cực máy phát và áptômát mạch kích từ.
Đặc biệt phải xem xét độ nguyên vẹn và sạch sẽ cùa các thiết bị ở hệ thống chổi
than, không có sự rò ri trên các bình làm mát khí, không còn các điểm nối tắt vàtiếpđịa,
không có tạp vật, khoá phải chắc chắn, mạch nhị thứ đã hoàn tất, và không còn “con bài”
nào của hệ thống bảo vệ chưa được nâng lên.

2) Công tác chuẩn bị


Công việc chuẩn bị phải được tiến hành chu đáo, xem xét các tổ máy và thiết bị phụ,
kiểm tra sự hoàn hảo của các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động, đưa các thiết bị vào vị
trí sẵn sàng.
a. Đỗi với lò hơi: khi chuẩn bị cần:
Tiến hành chất đầy nước và hệ thống sinh hơi
- Đóng các cửa nắp trên đường khói và thông gió;
- Kiểm tra sự hoạt động của các van an toàn và của dụng cụ đo nước;
- Đặt các van của sơ đồ khởi động vào vị trí;
- Đánh dấu vị trí các mốc kiểm tra sự giãn nở của các ống góp và bao hơi;
- Kiểm tra khả năng cấp hơi từ nguồn ngoài.
b. Đổi với tuabin
- Kiểm tra hoạt động của các aptômát an toàn;
- Kiểm tra tình trạng của hệ thống dầu và bơm dầu;
- Kiểm tra sự dịch chuyển của các van stop và van điều chinh;
- Kiểm tra thiết bị quay trục;
- Tiến hành sấy đường ống.

7.2.2. Khởi động lò hơi


Việc khởi động lò hơi (nhóm lò) bắt đầu từ thao tác đốt nhiên liệu, nhóm lò tạo
thành ngọn lửa ổn định trong buồng lửa. Khi tiến hành nhóm lò cần phải có các biện pháp

186
bảo vệ bộ quá nhiệt khỏi bị nóng quá mức. ở các lò có bao hơi, bảo vệ được thực hiện bằng
cách cho nước đi qua hệ thống tuần hoàn với số lượng chiếm khoảng 30% lưu iượng nước
định mức. Tiến hành kiểm tra sự giãn nở cùa các ống góp và bao hơi theo các mốc đâ định.
Khi phụ tải nhiệt của buồng lửa đạt đến 30% giá trị định mức, sẽ chuyển sang đốt
nhiên liệu chính. Áp lực ờ ống góp hơi ra được đưa lên đến giá trị định mức ở cuối giai đoạn
khởi động.
Sự khởi động tuabin được bắt đầu bằng việc đưa hơi qua các van điều chỉnh và xung
động rotor. Quá trình sấy tuabin được diễn ra khi tăng dần luu lượng hơi và tăng dần số
vòng quay cùa rotor sao cho tốc độ tăng nhiệt không vượt quá giá trị cho phép.

7.2.3. Khởi động khối từ trạng thái lạnh


Sau khi hoàn tất các thao tác chuẩn bị cần tiến hành các thao tác:
- Mờ bom dầu khởi động;
- Mở bơm tuần hoàn;
- Đưa nước vào bình ngưng;
- Mở ẹịectơ để hút không khí trong bình ngưng và đưa hơi vào chèn tuabin;
- Nâng dần chân không;
- Cho nước vào lò hơi đến mức khởi động;
- Đóng van không khí và van nước;
- Mở van cắt, van bảo vệ và van điều chình trên đường hơi chính giữa lò và tuabin;
- Đặt lò vào tình trạng chân không cùng tuabin;
- Lò hơi được chất đầy nước nóng 70-ỉ-90°C.
Khi xuất hiện chân không thì quá trình hoá hơi trong lò bắt đầu xẩy ra. Hơi có nhiệt
độ thấp được đưa vào đường hơi chính và qua tuabin vào bình ngưng. Quá trình gia nhiệt bắt
đầu. Khi lò hơi đã được nhóm, quá trình hoá hơi diễn ra mạnh hơn, trong đường hơi xuất
hiện áp suất dư. Nhiên liệu được điều chỉnh sao cho áp lực trong lò hơi không tăng quá
nhanh. Thường đảm bảo sự tăng tuyến tính của nhiệt độ bão hoà trong bao hơi với tốc độ
khoảng l-í-l,5°c/phút.

Khi áp lực dư của hơi trước tuabin không lớn lắm (0,2h-0,3 MPa) thì sẽ xẩy ra sự
quay tự phát cùa rotor tuabin do sự tác động của hơi. Lúc này cần đặc biệt theo dõi việc đưa
nhiên liệu vào các vòi phun và theo dõi sự tăng cùa áp lực trong đường hơi, vì điều đó liên
quan đến sự tăng tần số quay của rotor tuabin. Việc tăng tần số quay không được diễn ra quá
nhanh. Khi tốc độ quay gần tốc độ định mức thì hệ thống điều khiển tuabin bắt đầu hoạt
động. Việc tăng tốc độ quay được thực hiện nhờ thiết bị đồng bộ. Lúc đó sự tăng tiếp áp lực
trong đường hơi sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ cùa rotor tuabin nữa.

187
Q, m^/ ti
q OC
1 z '
500 /

32000
/

/
400
p,
2,
/ . ata
24000
300
150
ỵ '3 / 120

/ y
Ifionn
/
>

200 90

8000
J 60
30
100

/
/ â
(b
0
r 0
O

▼ t,h
— Lầ ĩ ;
O ,2 4 6 8
H ìn h 7.8. Che độ khởi động tổ máy từ trạng thái lạnh:
1- nhiệt độ; 2 - nhiệt độ hơi; 3- áp suất; 4 - lưu lượng.
a - đốt vòi phun; b - đóng van xả không khí; c - đóng đường nước đọng
của bộ quá nhiệt bức xạ; d - xả dàn ống; e - nối với ổng hơi; f - mang tải.

Khi việc điều chỉnh chế độ buồng lửa đã đạt được các thông sổ hơi cần thiết để hoà
đồng bộ, máy phát bắt đầu được mang tải (khi khởi động khối những thông số này thường
thấp hơn các thông số định mức). Sau khi các quy trình kiểm tra của các aptômát an toàn của
tuabin được hoàn tất, máy phát được nổi vào lưới và tuabin bắt đầu mang tải; Việc tăng tải
tiếp theo đượG tiến hành theo quy trình với sự tăng tương ứng của các thông số hơi. Biểu đồ
các thông số và các thao tác trong quá trình khởi động tổ máy được thể hiện trên hình 7.8.

7.2.4. Khởi động máy phảt


Trưởng ca nhà máy điện, khi nhận được báo cáo của trưởng kíp điện rằng máy phát
điện đã sẵn sàng khởi động, sẽ ra lệnh khởi động máy. Khi máy phát điện đã bắt đầu nâng

188
tốc độ quay lên đến lOO-í-300 vg/ph thì cả máy phát và mọi thiết bị liên quan của nó đều
được coi là đã có điện áp. Từ lúc này nghiêm cấm làm bất cứ việc gi ở máy trừ những việc
mà quy phạm an toàn cho phép.
Khi tăng tốc độ vòng quay của máy phát điện thì phải chú ý đến vòng quay tới hạn ở 1500
vg/ph, lúc này có thể xuất hiện sự rung nguy hiểm cho máy. Cho nên cần thiết phải vượt qua ữị
số vòng quay này càng nhanh càng tốt. Khi quay xung động tuabin và tăng vòng quay của nó
đến trị số định mức, nhân viên trực chính cần phải theo dõi:
- Xem có tiếng kêu gõ đặc biệt không? khi thấy máy cỏ hiện tượng không bình thường
nói trên cần nhanh chóng ngừng máy lại để sửa chữa khắc phục.
- Sự làm việc của hệ thống bôi trơn, các gối đỡ và các dầu chèn lưu lượng phải vừa đủ,
độ chênh áp lực cùa dầu, khí H2 trong máy phát điện phải ờ trong giới hạn 0,5-r0,7kG/cm^ và
phải được tự động duy trì do bộ điều chỉnh chênh áp lực.

- Sự làm việc tối UT4 của các bộ làm mát khí, nhiệt độ của nước ở đầu vào và của H2 cần
phải duy trì trong giới hạn.
- Độ rung cùa gối đỡ không được lớn hơn 0,03mm.

- Không có sự dò rỉ H2 từ máy phát ra.


Sau khi máy phát đã đạt được tốc độ quay định mức và sau khi nhận đuợc tín hiệu
sẵn sàng hoà vào lưới thì cần phải điều chỉnh sơ đồ khối và các sơ đồ các máy biến
điện áp theo phương thức vận hành quy định. Tiến hành nâng kích từ để nâng cao điện áp
máy phát đến trị số cho phép hoà điện rồi hoà điện theo qui trình. Đưa bộ tự động điều chỉnh
điện áp (TĐA) vào làm việc. Tiến hành phân phối công suất cho máy. Tốc độ tăng phụ tài
hữu công phải từ từ và dựa vào điều kiện vận hành của tuabin, tốc độ tăng của phụ tải vô
công không bị hạn chế.
Cơ cấu tự động điều chinh kích từ (TĐCKT) phải luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng.
Khi cắt dòng điện ngắn mạch, nếu không sử dụng các biện pháp đặc biệt thì sự phục hồi từ
thông diễn ra sẽ khá chậm và có thể dẫn đến sự mất đồng bộ nếu mômen cơ của động cơ sơ
cấp lớn hơn mômen điện từ. Chức năng cơ bàn của cơ cấu tự động điều chỉnh kích từ là
nhanh chóng khôi phục suất điện động cùa máy phát nhằm tăng mômen điện từ và tạo ra
công suất phản kháng để ngăn chặn sự suy giảm điện áp. Chính vì lẽ đó mà cơ cấu TĐCKT
cần phải luôn được mắc trong mạng để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố.

Với mục đích nâng cao độ tin cậy của nhà máy nhiệt điện và duy trì quá trình công
nghệ sản xuất điện năng trong trường hợp cơ cấu kích từ bị ngừng hoạt động do sự cố, ờ các
máy phát luôn được lắp thêm hệ thống kích từ dự phòng. Nhiệm vụ của cơ cấu kích từ dự

189
phòng là thay thế cơ cấu kích từ chính khi cần thiết, thường nó chỉ được thiết kế để làm việc
tạm thời, bởi vậy máy phát chỉ được khởi động với cơ cấu kích từ chính.

7 .3 . H o à m á y p h á t v à o m ạ n g
Khi đóng máy phát vào làm việc song song với mạng điện hoặc với các máy phát
khác thường có thể xuất hiện dòng điện cân bằng có thể gây hư hòng cho máy, đồng thời
làm giảm điện áp trong mạng, làm tăng tổn thất. Bởi vậy quá trình hoà đồng bộ máy phát
phải được thực hiện sao cho ảnh hưởng của dòng điện này nhỏ nhất đến mức có thể, quá
trình diễn ra càng nhanh càng tốt.

7.3,1. Phương pháp hoà đồng bộ


Trong thực tế hiện nay có ba phương pháp hoà đồng bộ được áp dụng là phương
pháp đồng bộ chính xác, phương pháp tự đồng bộ và phương pháp hòa đồng bộ bằng cuộn
kháng điện.
1). Phương pháp đồng bộ chính xác
Theo phương pháp này máy phát được kích từ và tăng tốc độ quay gần bằng tốc độ
đồng bộ. Thời điểm đóng đồng bộ vào mạng được chọn bởi nhân viên vận hành hoặc do
thiết bị tự động theo các điều kiện:

- Vận tốc góc C0 | cùa máy phát bằng vận tốc 0)2 cùa hệ thống;
- Điện áp của máy phát bằng điện áp hệ thống;

- Thứ tự các pha trùng nhau.

Nếu các điều kiện trên thoà mãn thì dòng cân bằng sẽkhông xuất hiện. Tuynhiên
việc thực hiện chính xác các điều kiện trên là rất khó khăn, bởi vậythường lúc đóng máy
phát vào hệ thống vẫn cỏ dòng cân bằng xuất hiện.

2). Phương pháp tự đồng bộ


Trước hết ta cần đóng vào mạch rotor máy phát một điện trở dập tắt và chuẩn bịđưa
cơ cấu tự động điều chỉnh kích từ vào làm việc. Trường hợp không cónó thìbiến trờ trong
mạch kích từ được đặt ứng với vị trí không tải. Sau đó với sự trợ giúp của động cơ sơ cấp,
máy phát được quay không có kích từ, khi tốc độ quay đạt giá trị 96-ỉ-98% tốc độ đồng bộ,
thì đóng máy phát vào làm việc song song và liền sau đó là đóng kích từ. Máy phát tự mình
hoà vào đồng bộ. Sự đóng có thể tiến hành ở độ trượt ± 5-rlO%.
ư u điểm của phương pháp tự đồng bộ là:
- Thao tác đơn giản;

190
- Quá trình diễn ra tự động;
- Loại trừ khả năng đóng nhầm;
- Quá trinh diễn ra rất nhanh (3-r5s) so với phương pháp đồng bộ chính xác (5-í-lO phút).

3). Phương pháp hòa đồng bộ bằng cuộn khảng điện


Ngoài hai phương pháp trên người ta có thể hòa đồng bộ các máy phát với sự trợ
giúp của cuộn kháng điện. Các máy phát cần hòa không nối trực tiếp với nhau mà nối qua
một cuộn kháng điện. Theo phương pháp này không cần xét đến góc lệch pha giữa điện áp
hai máy phát, vì sự có mặt của cuộn kháng điện làm hạn chế dòng điện xung kích trong quá
trình hòa điện. Lúc đó nếu máy phát nào có vectơ điện áp vượt trước thì sẽ có tác dụng gia
tốc như động cơ điện, vì vậy quá trình đồng bộ sẽ diễn ra khá nhanh.
Thời gian của quá trình đồng bộ phụ thuộc vào trị số Xkd cùa cuộn kháng điện. Nếu
trị số này nhỏ thì quá trình hòa sẽ diễn ra nhanh, nhung giá trị dòng điện xung kích có thể sẽ
lớn, gây mất an toàn. Trị số điện kháng có thể xác định theo biểu thức sau:

V8.k.u.
“ U .I.

trong đó:

k - hệ số tính đến thành phần không chu kỳ của dòng điện, có giá trị 1,6 -í-1,9;

Un, In - điện áp và d ò n g điện định mức.

Phương pháp hòa đồng bộ bằng cuộn kháng điện có ưu điểm là đơn giản, có thể tiến
hành ngay cả khi tần số và điện áp của các máy phảt cỏn hơi bị lệch. Tuy nhiên cỏ nhực
điểm là cần thêm một số thiết bị phụ trợ như cuộn kháng điện, cầu dao v.v...

7.3.2. Hoà mảy phái vào lưởi


Hoà vào luới điện do trưởng kíp tiến hành theo lệnh cùa trường ca về nâng điện áp, lấy
đồng bộ và hoà vào lưới. Trước lúc nâng điện áp của máy phát trưởng kíp điện phải chuẩn bị
sơ đồ kích từ theo qui trình vận hành các máy kích từ làm việc dự phòng. Tốc độ nâng điện
áp của máy phát điện không hạn chế dù là khởi động từ trạng thái lạnh hay trạng thái nóng.
Các Ampermét đặt ở Stator dùng để kiểm tra sai sót có thể trong sơ đồ điện cùa máy
phát điện, trong quá trình nâng điện áp, néu có sai sót (thí dụ các thiết bị đóng vào máy phát
bị chập mạch), trong trường hợp này phải cắt kích từ và kiểm tra lại sơ đồ điện của máy phát
điện. Chỉ số Ampemnét của rotor và kilôvônmét của Stator khi máy phát đã được kích từ cần
phải tăng lên đều đặn.

191
Nghiêm cấm tăng dòng điện của rotor cao hơn mức cho phép trong khi máy chạy
không tải và tốc độ quay của tuabin ở trị số định mức. Khi đã nâng điện áp cùa máy phát
điện lên trị số định mức, trưởng kíp điện cần phải kiểm tra;
+ Sự làm việc của chổi than;
+ Nhiệt độ của nước làm mát và khí H2;
+ Tất cả các thiết bị đấu nối vào thanh cái của máy phát điện;
+ Loại trừ các hư hỏng trong hệ thống kích từ, kiểm tra cách điện của mạch kích từ
bằng vôn kế kiểm tra.
Sau khi máy phát đã được hoà vào hệ thống, cần phải báo cáo cho trưởng ca biết máy
đã được đóng vào làm việc song song với lưới. Bằng cách điều chỉnh kích từ và điều chỉnh
tốc độ tuabin, xác lập chế độ công suất tác dụng và phản kháng theo biểu đồ do trưởng ca quy
định, phụ tải phản kháng cần phải được tăng theo phụ tải tác dụng. Trong trường hợp sự cố,
cần đưa bộ tự động điều chỉnh kích từ (TDK) và “cường hành” kích từ vào làm việc. Trong
quá trình này cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số của các đồng hồ tác dụng, không cho phép
máy phát điện chuyển chế độ khi non kích từ.

7.3.3. X ử lý tình huống trong trường hợp hoà đồng bộ không thành công
Trong trường hợp sau khi đã đóng máy phát vào lưới mà có hiện tượng dòng điện của
stator tăng lên rất cao, điện áp hệ thống bị hạ thấp, máy phát điện có tiếng rú mạnh, các đồng
hồ có thể dao động mạnh, kích từ cường hành có thể tác động, thì có thể nhận thấy ngay thời
điểm đóng máy phát vào lưới không phù họp, tức là hoà đồng bộ máy phát khi tần số hoặc
điện áp của máy phát khác với tần số hệ thống.
Khi điều đó xẩy ra thì cần phải tiến hành xừ lý như thế nào? Thực chất đây là tình
huồng thường gặp. Việc xử lý sẽ phụ thuộc vào các tình huống diễn ra tiếp theo đó:
- Nếu chỉ số của các đồng hồ (tần số, điện áp, dòng điện) dao động một vài lần sau đó
trở lại bình thưÒTig thì cho phép tiếp tục vận hành. Những biểu hiện đó chứng tỏ điều kiện
hoà đồng bộ chưa tốt gây nên dòng điện xung kích lớn trong máy.
- Nấu đồng hồ vẫn còn tiếp tục dao động mạnh, thì cần phải kiểm tra:
+ Điện áp stator qua đồng hồ có bình thường không;
+ Thiết bị hoà máy có tốt không, đồng hồ đo có chính xác không.
Nếu kết quả kiểm tra các phần trên không có vấn đề gì mà các đồng hồ vẫn dao động
mạnh, máy vẫn còn mất đồng bộ, thì lập tức tách máy ra khỏi lưới và tiến hành kiểm tra xác
minh xem bản thân máy phát điện có gì khác thưÒTig không. Nếu có sự bất thường thì tiến
hành khắc phục. Trường hợp kiểm tra mà không xác định được máy có hư hỏng gì, thi sẽ

192
cho chạy lại máy phát điện, sau khi đã nhận được sự đồng ý của phó giám đốc kỹ thuật và
trưởng ca, cũng như quản đốc phân xưởng điện.

7 .4 . G iá m s á t , th e o d õ i q u á tr ì n h là m v iệ c c ủ a m á y p h á t đ iệ n
7.4.1. Công tác giám sát mảy phát điện
Khi máy phát đã bắt đầu làm việc, nhân viên vận hành phải thực hiện công việc sau:
- Theo dối chế độ làm việc bỉnh thưòng của máy phát điện, mà các đại lượng đặc trưng
là công suất tác dụng p, công suất phản kháng Q, điện áp u , dòng điện Stator 1st, dòng điện
rotor Iro, hệ sổ coscp, tần số f, nhiệt độ 0, áp suất v.v... Các tham số này phải luôn nằm trong
giới hạn cho phép theo qui chuẩn vận hành.
- Đọc và theo dõi các chỉ số của các đồng hồ đo, các chỉ số này phải luôn giữ ở trị số
định mức (vạch đỏ trên đồng hồ), hoặc gần định mức.
- Ghi chép số liệu : cứ sau nửa giờ phải theo dõi và đọc chính xác các chỉ số của đồng
hồ đo một lần, sau mỗi giờ phải ghi vào sổ nhật ký vận hành tất cả các chỉ số quan sát.
- Điều chỉnh và xử lý khi vận hành: khi các chi số của các đồng hồ sai lệch so với giá
trị quy định bình thường thì phải tiến hành điều chỉnh và báo cáo với trường ca. Phải điều
chỉnh để duy trì các tham số của máy phát ờ giá trị định mức. Trong quá trình vận hành bình
thường cho phép điện áp của máy phát điện biển đổi trong phạm vi ± 5%Un. Khi điện áp
máy phát bé hơn định mức (- 5%Un) thì phải lập tức điều chỉnh kích từ để khôi phục điện áp
đến phạm vi qui định sau đó báo cáo với điều độ viên Quốc gia. Nếu điều chỉnh kích từ hết
cỡ ở ữạng thái định mức mà điện áp máy phát vẫn thấp thì có thể giảm công suất tác dụng
để nâng dần điện áp lên. Khi hệ thống bị sự cố, điện áp giảm thấp, kích từ cường hành tác
động, trong lúc này tuyệt đối không được tiến hầnh cáe điều chinh. Khi hệ thống ổn định mà
mạch kích từ cường hành vẫn còn làm việc thì cần phải cắt ngay nó ra và báo với với trực
ban để tiến hành kiểm tra xử lý.

7.4.2. Ghi nhận xét


Các nhận xét do nhân viên trực chính ghi vào sổ nhật ký vận hành nhằm đánh giá và
phân tích về tình trạng làm việc của máy sau một ca vận hành. Điều đó hết sức cần thiết và
sẽ làm cơ sờ cho các ca trực sau theo dõi. Nội dung cần thiết ghi ừong sổ nhật ký bao gồm:
- Tỉnh trạng làm việc của máy;
- Những công việc, thao tác chính đã được thực hiện trong ca trực;
- Những dấu hiệu lạ xuất hiện trong quá trình vận hành;
- Những lưu ý và đề nghị;
- Ký tên, ghi rõ họ tên, ngày tháng, giờ ghi nhật ký.

193
7.5 . C h u y ể n đ ổ i c h ế đ ộ là m v iệ c c ủ a m á y p h á t
7.5.7. Chuyển mảy phát sang các chế độ làm việc bù đồng bộ
Các máy phát nhiệt điện công suất 100^200 MW vào giờ thấp điểm của biểu đồ phụ
tải đôi khi sè kinh tế hơn nếu để chủng làm việc tạm thời ở chế độ máy bù đồng bộ với các
tham số thấp và lượng hơi nước ít so với việc dừng và sau đó khởi động lại. Trong nhiều
trường hợp do yêu cầu phải giữ điện áp cùa hệ thống ở mức xác định, một số máy phát phải
chuyển sang làm việc ở chế độ bù đồng bộ bằng cách ngừng cung cấp môi năng cho tuabin.
Đối với tuabin nước sau đó chân không bị cắt bỏ và nếu bánh xe làm việc đặt duới mức
nước hạ lưu thì tiến hành đẩy nước ra khỏi buồng bằng áp suất không khí. Đối với tuabin
hơi, không nên để cho tuabin quay quá lâu ở chế độ không hơi nước để đề phòng khả năng
cháy cánh quạt của rotor. Gần đây người ta đã nghiên cửu biện pháp ngăn ngừa sự quá nhiệt
của rotor bằng cách cấp cho tuabin một lượng nhỏ hơi nước, khi chuyển máy phát sang chế
độ bù đồng bộ mà không cần phải cắt ra khỏi tuabin.
Việc điều chỉnh phụ tải phản kháng của máy phát ở chế độ bù đồng bộ được tiến
hành bằng cách thay đổi dòng điện ở rotor. Trong trường hợp này dòng điện của stator và
rotor không được vượt quá trị số cho phép.

7.5.2. Chuyển đỗi hệ thống kích từ chính (kích từ làm việc) sang hệ thống kích
từ dự phòng và ngược lại
Việc chuyển đổi hệ thống kích từ chính sang hệ thống kích từ dự phòng được thực
hiện bằng hai cách:
* Cách thứ nhất: đóng kích từ dự phòng vào làm việc song song với kích từ đang làm
việc, có nghĩa là không cắt kích từ khỏi máy phát, sau đó cắt kích từ làm việc ra khởi sơ đồ;
* Cách thứ hai: cắt kích từ chính và đóng kích từ dự phòng (sau khi thiết bị khử từ
trường đâ được cắt) và chuyển sang chế độ không đồng bộ.
Trong cả hai trường họp máy phát không phải cắt ra khỏi mạng, ư u điểm của
phưcmg pháp thứ nhất là không đòi hỏi phải giảm phụ tài cùa máy phát. Nhược điểm của nó
là .chế độ làm việc song song của kích từ với các đặc tính khác nhau có thể gây ra dòng điện
cân bằng, dẫn đến sự đánh lửa trên cổ góp của kích từ. Vì vậy thời gian thực hiện không
được diễn ra quá lâu (không quá 2-^3 s).
Đối với các máy phát làm việc với dòng kích từ lớn, việc chuyển đổi kích từ được
thực hiện bằng aptômát. Sơ đồ chuyển đổi kích từ được thể hiện trên hình 7.9. Theo phương
pháp thứ hai, khi chuyển máy phát từ kích từ này sang kích từ kia sẽ không thể xuất hiện
dòng điện cân bằng, nhưng việc chuyển máy phát về chế độ không đồng bộ chi cho phép khi
phụ tải không quá 20h-40% giá trị định mức.

194
Trong đa số các trường hợp
nếu việc chuyển đổi kích từ diễn ra
không quá 10 giây và chế độ không
đồng bộ không gây ra sự tác động cùa
các bảo vệ thi cho phép máy phát
mang tải 70-^80% giá trị định mức đối
với tuabin có rotor rèn liền. Khi
chuyển đổi trạng thái kích từ, cần
kiểm tra các cực cho phù họp. Điện áp
ở kích từ làm việc được điều chỉnh
ứng với từng loại sơ đồ kích từ cụ thể.
Khi chuyển từ trạng thái làm việc
sang trạng thái dự phòng mà không
cắt kích từ khỏi máy phát, cần phải
chinh định điện áp trên kích từ dự
phòng cao hơn 10% so với điện áp ở
cổ góp của rotor. Sau khi kiểm tra sự
đồng cực của các kích từ làm việc và
dự phòng bằng Vônmét, tiến hành
đóng kích từ dự phòng vào thanh cái
bằng aptomat hoặc cầu dao rồi liền đó
không quá 3 giây, cắt kích từ làm việc.
Nếu cần thiết có thể điều chinh kích từ
bằng biến trở shun cùa kích từ dự H ình 7.9.
phòng. Sơ đằ chuyển đoi hệ thỗng kỉch từ.

Khi chuyển đổi từ kích từ này sang kích từ khác mà có cắt chúng ra khỏi máy phát,
phụ tải của máy phát cần giảm đến giá trị cho phép ở chế độ không đồng bộ. Tiến hành các
thay đổi cần thiết trong sơ đồ làm việc của tuabin và lò hơi. Kích từ được đóng vào sẽ được
kích đến điện áp như đối với trường họp chuyển đổi mà không cắt chủng khỏi máy phát, cắt
áptomát khử từ trường, sau đó cắt kích từ cũ khỏi máy phát và đóng kích từ mới vào, tiếp đó
đóng áptomát khử từ rồi tiến hành điều chỉnh kích từ máy phát với kích từ mới.

7 .6 . C á c t h a o t á c lo ạ i t r ừ s ự cố tr o n g n h à m á y đ iệ n
7.6.1. Công tác loại trừ sự cổ trong sơ đồ chinh của nhà mảy điện
Sự cố trong sơ đồ chính cùa nhà máy điện là loại sự cố hết sức trầm trọng và nguy
hiểm vì nó thường dẫn đến giảm công suất của máy phát, giảm tần số, phá vỡ chế độ làm

195
việc song song của các tổ máy phát, trực tiếp phá vỡ sự cân bằng công suất trong hệ thống.
Vì vậy người kỹ sư trực trạm phải thông báo kịp thời tiến trình loại trừ sự cố cho điều độ
viên. Trưởng ca trực tiếp thực hiện các thao tác loại trừ sự cổ dưới sự chỉ đạo của kỹ sư trực
ban. Sự mất điện trên thanh cái chính cùa nhà máy điện xẩy ra thường do ngắn mạch trên
các phần tử cùa thanh cái hoặc do máy cắt của các lộ ra không làm việc khi có sự cố ngắn
mạch.
Trong trường hợp đó bảo vệ so lệch sẽ tác động, một phần hoặc toàn bộ nhà máy
điện có thể bị tách ra khỏi hệ thống và làm việc ở chế độ thiếu hoặc thừa công suất phát. Bởi
vậy nhân viên vận hành cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều chỉnh tần số và điện
áp trong giới hạn cho phép. Kiểm tra nguồn tự dùng của nhà máy điện.
Nếu nhà máy điện bị tách ra khỏi hệ thống mà thiếu công suất phát và tần số giảm
đến giá trị khởi động của bộ phận điều chỉnh tần số thì một phần phụ tải sẽ bị cắt tự động.
Nhân viên vận hành cần đưa máy phát dự phòng vào hoạt động và tận dụng tối đa khả năng
quá tải của máy phát. Trong bất cứ trường họp nào cũng phải duy trì nguồn tự dùng của nhà
máy.
Nếu sự cố xẩy ra ngay trên thanh cái chính thì cần tiến hành chuyển tất cả các điểm
nối sang thanh cái dự phòng.
ở các nhà máy điện có khối máy phát - máy biến áp, nếu khối này bị cắt bởi tác
động của bảo vệ rơle thì có thể do sự cố trong máy phát, máy biến áp, hoặc ở các phần tử
khác của khối. Nếu nhà máy điện không khối thì máy phát có thể bị cắt do sự phân phối lại
phụ tải giữa các tổ máy còn làm việc. Trong trường hçrp này cần điều chỉnh hçfp lý phụ tải
giữa các tổ máy phát.

7.6.2. Các trường hợp ngừng íuabin khấn cấp


Tuabin cần phải được dừng khẩn cấp khi có những biểu hiện bất bình thường trong
quá trình vận hành:
- Có sự phá hoại chân không.
- Áp lực dầu bôi trơn giảm thấp đến 0,3 kG/cm^.
- Áp lực dầu tr o n g hệ thống điều chinh giảm xuống đến 10 kG/cm^.
- Dầu bị cháy mà không có khả năng dập tắt đám cháy ngay được.
- Rotor tuabin bị di trục 1,2 mm về phía máy phát hoặc 1,7 mm về phía xilanh cao áp.
- Tốc độ rung tăng đột ngột lên một lượng khoảng 20 ^im ở gối 1 và 2,3 ở gối 3
và gối 4.
- Độ chênh áp lực dầu và H2 giảm hơn mức cho phép.

196
- Xuất hiện ma sát kim loại rõ ràng ở trong tuabin, trong máy phát hoặc khi xuất hiện
các tia lửa bắn ra từ các ổ chèn dầu của tuabin.
- Nhiệt độ dầu trên đường xả ra từ một gối trụcbất kỳ của tuabin độtngột tăng đến
75°c hoặc từ gối trục đó có khói bay ra.
- Xuất hiện khói lửa từ máy phát.
- Tốc độ quay cùa tuabin tăng quá 3300 vg/ph.
- Chân không bị giảm đến 540 mmHg.
- Mức dầu trong bể dầu giảm thấp hơnmức giới hạn 5 vạch theo bộ chỉ báo mức
dầu.
- Tất cả các bcrm dầu của hệ thống dầu chèn máy phát bị ngừng.
- Mất nước làm mát máy phát.
- Các độ giãn nở tương đối cùa rotor cao áp và hạ áp đến các trị số không cho phép.

7.6.3. S ự cố máy phát điện và các biện pháp x ử lý


I) Nhiệt độ máy phát tăng cao quá trị sổ cho phép
a- Hiện tượng
Khi máy phát mang công suất định mức mà có các biểu hiện:
- Nhiệt kế hoặc nhiệt ngẫu chỉ nhiệt độ cuộn dây stator và rotor tăng cao.
- Nhiệt kế chỉ nhiệt độ mạch từ tăng cao.
- Nhiệt kế báo nhiệt độ hệ thống làm mát cho máy phát khác thường.
b- Nguyên nhân
- Có thể do hệ thống làm mát không bình thường: Nhiệt độ cùa nước vàolàm mát quá
30'^C, các đường ống làm mát bị cáu bẩn hoặc bị tắc ở bên trong, cũng có thểbị hư hỏng
bơm đẩy nước tuần hoàn làm mát.
- Do nội bộ máy phát điện: Các đường ống thông gió bị tắc vì bụi bẩn, chỗ hàn nối bộ
dây bị bung ra hoặc tiếp xúc kém, sinh phát nóng cục bộ, có thể do ngắn mạch một số lá tôn
trong mạch từ làm dòng điện xoáy tăng cao ...
- Đôi khi chỉ đơn thuần do đồng hồ đo nhiệt chi thị nhầm.
c- Biện pháp xử lý
- Trước hết cần kiểm tra sự nguyên vẹn của bộ phận đo nhiệt độ bằng điện trở và đo
nhiệt độ thực tế cùa máy phát điện bằng nhiệt kế lưu động.

197
- Kiểm tra nhiệt độ của gió vào, gió ra , kiểm tra độ mở của van nước làm mát, kiểm
tra sự hoàn hảo của hệ thống làm mát.
Nếu giải quyết các biện phát trên mà không có hiệu quả gì tiến hành giảm công suất
phát ra của máy phát theo lệnh của trưởng ca để đưa nhiệt độ xuống trị số qui định. Nếu đã
giảm công suất của máy phát mà nhiệt độ không giảm thì phải ngừng ngay máy phát điện.

2) Mạch stator bị chạm masse một pha


a- Hiện tượng
- Có tín hiệu ‘‘'Chạm masse máy phát điện” (đèn sáng, chuông kêu).
- Đồng hồ kiểm tra chạm masse stator có trị số khác không khi ấn nút kiểm tra.
- Đồng hồ kiểm tra điện áp pha bị chạm masse giảm xuống còn 2 pha kia tăng lên.
b- Nguyên nhân
Cách điện eùa cuộn dây stator bị chọc thủng có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Vận hành máy phát điện ở nhiệt độ cao thường xuyên, hoặc do hệ thống làm mát
không tốt làm cách điện dần bị già cỗi.
- Vận hành máy phát điện với điện áp tăng cao quá qui định.
- Cách điện bị chọc thủng do quá điện áp khí quyển hoặc quá điện áp nội bộ.

Hình 7.10. Sự cổ chạm masse trong mạch stator mảy phát:


a) Ngắn mạch chạm masse giữa các pha;
b) Ngắn mạch chạm masse trong một pha do chọc thủng cách điện.

Khi cách điện của cuộn dây bị chọc thủng, trước hết chọc thủng tại một điểm gây nên
chạm masse một điểm (tức chạm với mạch từ), sẽ có tín hiệu “c/ỉợm masse máy phát điện”,
chuông kêu và đồng hồ kiểm tra chạm masse stator có trị số. Đối với lưới có dòng chạm
masse > 5A thi bảo vệ chống chạm masse mạch stator tác động cắt máy cắt đầu cực máy
phát. Trường hợp dòng chạm masse nhỏ hơn 5A thì do được phép tiếp tục vận hành với
thời gian quy định nên khi đó dễ dàng xảy ra chọc thủng điểm thứ hai (chạm masse điểm thứ

198
hai) vi cách điện của cuộn dây đã già cỗi, làm ngắn mạch các pha với nhau hoặc ngắn mạch
các vòng dây trong cùng một pha (hình 7.10), do đó bảo vệ so lệch dòng điện mạch stator
máy phát tác động cắt máy cắt đầu cực máy phát, cắt máy cắt kích từ, các đồng hồ chỉ về
không.
c- Biện pháp xử lý
- Báo cáo trưòng ca và quản đốc biết.
- Kiểm tra phụ tải nào khả nghi nhất đồng thời báo cho cácbộ phận hữu quan và loại
bỏ dần các phụ tải không quan trọng.
- Phải xử lý nhanh chóng loại trừ điểm chạm masse . Nếu thời gian chạm masse quá
\^2 giờ mà chưa xử lý được thì tách máy phát ra khỏi lưới điện.
- Khi đã tìm và xử lý được điểm chạm masse thì khôi phục lại MFĐ vào vận hành
bình thưòmg.

3) S ự cổ rotor chạm masse hai điểm


a- Hiện tượng:
- Ampemét một chiều chỉ dòng kích từ tăng cao, vônmét một chiều chỉ điện áp kích từ
giảm thấp.
- Chi số cùa đồng hồ đo công suất phản kháng giảm nhiềuhoặc cỏthể đổi dấu.

- Hệ số công suất cosọ tăng hoặc có khi vượt trước.


- Bảo vệ chống rotor chạm masse hai điểm làm việc.

- Tuabin có hiện tượng chấn động.


l*''
Hình 7.11 I'-'
N gan mạch m ột sổ vòng dây kích từ do
chạm masse tại 2 điếm.

b- Nguyên nhân
Do cách điện của cuộn dây kích từ không tốt nên xảy ra chạm masse. Đầu tiên là chạm
masse tại một điểm, nhung do yêu cầu tiếp tục vận hành (với máy phát tuabin hơi) nên sẽ
xảy ra chạm masse tại điểm thứ hai. Khi xảy ra chạm masse tại điểm thứ hai làm nối tắt một
số vòng dây cùa cuộn kích từ (hình 7.11), dẫn đến điện trở cùa cuộn dây kích từ giảm, vì vậy
dòng kích từ Ikt tăng và điện áp kích từ Ukt giảm.

199
Trường hợp số vòng dây bị nối tắt nhiều, dòng kích từ có thể tăng quá cao gây sự đốt
cháy cách điện của mạch kích từ.
Khi bị chạm masse tại hai điểm, số vòng dây cuộn kích từ M>ia giảm đột ngột, trong khi
đó dòng điện kích từ Ikt thì lại tăng có quán tính điện từ, kết quả là sức từ động Fo=lkt-Wk,
sẽ giảm, dẫn đến từ thông chính ệo giảm, do đó công suất phản kháng phát ra cùa máy giảm,
làm cho hệ số coscp tăng.
Trường hợp cuộn kích từ bị nối tắt hoàn toàn do chạm masse tại hai điểm, máy phải
nhận c ô n g su ấ t k íc h từ từ h ệ t h ố n g v ề đ ể d u y trì s ự c â n b ằ n g đ iệ n á p Up = U ht n ên đ ồ n g h ồ
đo công suất phản kháng chỉ ngược lại, hệ số công suất cosọ vượt trước.
Do nối tắt một số vòng dây của cuộn kích từ nên hệ thống từ bị mất đối xứng đối với
các cực từ. Sự tác dụng tương hỗ giữa dòng stator Is với các thành phần từ thông không đối
xứng tạo nên những mômen tác dụng không cân bằng lên vành rotor gây chấn động cho máy
phát. Với máy phát tuabin nước, do số cực từ nhiều nên sự mất đối xứng về từ !à nhiều hơn
so với máy phát tuabin hơi, do đó sự chấn động mạnh hơn.
c- Biện pháp xừ lý
• Với máy tuabin nước tuyệt đối không để xảy ra rotor chạm masse hai điểm, do đó
người ta đặt bảo vệ chống rotor chạm masse một điểm, khi xảy ra chạm masse một điểm,
bào vệ sẽ tác động cắt máy cắt đầu cực máy phát.
- Với máy phát tuabin hơi, khi chạm masse một điểm ở mạch rotor thì cho phép vận
hành và báo tín hiệu nhưng bảo vệ phải sẵn sàng làm việc khi xảy ra chạm masse điểm thứ
hai. Trong khi có tín hiệu chạm masse một điểm nhân viên vận hành phải kiểm tra tìm cho
ra điểm chạm masse để khắc phục.

4) Máy phát điện trở thành động cơ


a- Hiện tượng
Khi mảy phát điện đang làm việc song song với hệ thống mà xẩy ra các hiện tượng:

- Đồng hồ công suất tác dụng chỉ trị số âm, trong khi đó chỉ số của đồng hồ công suất
phản kháng tăng lên.

- Tần sổ và điện áp có thể bị giảm xuống.


- Có thể có đèn báo ‘'Sập van hơi chính”, chuông kêu.

- Có thể có tín hiệu bên tuabin đánh sang "‘máy móc nguy hiểm".

200
b- Nguyên nhân
- Có thể do sụ cố lò hoặc sự cố tuabin.
- Có thể do đóng nhầm van hơi chính hoặc vô ý chạm phải khoá nguy cấp làm phát tín
hiệu "'Tuabin nguy cấp”.

Khi mất công suất cơ Ml, mà máy vẫn đang đóng vào lưới, thì nó sẽ trở thành động cơ
xoay chiều đồng bộ. Lúc đó máy phát không phát ra công suất tác dụng nữa mà nhận từ hệ
thống về một lượng p F để thắng ma sát kéo tuabin quay, vì vậy đồng hồ đo công suất tác
dụng chỉ ngược lại. Nhờ công suất tác dụng cùa hệ thống rotor của máy phát vẫn quay với
tốc độ đồng bộ n = rii. Trong khi đó dòng kích từ vẫn không đổi, do vậy máy vẫn phát ra
công su ấ t phản kháng c h o lư ớ i Q F. s ố liệ u thự c tế ch o th ấy pF < Pp. Q f > Q f , COS <Pf

< COSCPF-

c- Biện pháp xử lý:

- Không nên ngừng máy ngay mà cần báo ngay cho trực máy biết và yêu cầu họ gài
lại van an toàn.

- Điều chỉnh và giữ ổn định công suất các máy còn lại, giảm, công suất phản kháng
của máy sự cố và tăng công suất phản kháng máy khác.

- Nếu bên tuabin gài được van hơi chính thi để máy vận hành bình thường và lúc này
mới tiến hàng điều chỉnh công suất tác dụng lên, điều chỉnh điện áp và tần số trở về trị số
quy định.

- Nếu van an toàn không tác động thì phải kiểm tra tuabin cỏ bị mất hơi làm cho máy
phát điện vận hành như một động cơ đồng bộ khống. Yễu cầu hộ kiểm tra xử lý nhanh
chóng đưa hơi vào để nâng công suất tác dụng lên.

- Nếu tín hiệu bên tuabin đánh sang “mạy nguy hiểm" thi lập tức cắt máy phát ra khỏi
lưới.
- Nếu van an toàn không gài lại được và không có biện pháp khắc phục thì theo lệnh
trưởng ca tách máy phát điện ra khỏi lưới để xử lý.

5) Mảy phát điện mất kích từ


a- Hiện tượng
- Đồng hồ đo dòng điện và điện áp kích từ có chì số gần bằng không.
- Đồng hồ đo công suất phản kháng có chi số âm, công suất tác dụng giảm, tần số dao
động.

201
- Đ ồn g hồ đo d òn g điện sta to r c ó c h ỉ s ố tă n g lê n , đ iệ n á p m á y p h á t g iả m x u ố n g th ấ p .

- Có thể có tín hiệu “máy phát quá tà r.


- Có thể kích từ cường hành tác động.
- Tốc độ kế chỉ hơi tăng.
- Máy phát có hiện tượng chấn động.
b- Nguyên nhân
Máy phát điện bị mất kích từ có thể do các hư hỏng sau:
* Hư hỏng thuộc về mạch kích từ cùa máy phát điện:
- Đứt cuộn dây kích từ CKp của máy phát
- Cuộn dây kích từ CKp bị nối tắt hoàn toàn do chạm masse hai điểm.
- Đ ó n g n h ầ m đ iệ n tr ở d iệ t từ R dt -

* Hư hỏng thuộc về mạch kích từ của máy phát kích từ:


- Đứt cuộn dây kích từ CKkt của máy phát kích t ừ .
- Điện trờ điều chinh Rđc tiếp xúc kém, hoặc chổi than tiếp xúc kém.
Khi bị mất kích từ, máy phát sẽ không phát ra công suất phản kháng nữa mà buộc phải
n h ận c ô n g su ấ t p h ản k h á n g từ lư ớ i đ ể d u y trì s ư c â n b ằ n g đ iệ n á p U f= U ht , do đó đồng hồ
đo công suất phản kháng chỉ ngược lại. Hệ thống bây giờ phải cung cấp cho máy phát một
luçmg công suất phản kháng là QV, tương ứng với nó là dòng kích từ I kt, do đó điện áp cùa
hệ thống giảm xuống, đặc biệt trong trường hợp hệ thống có công suất thấp. Ngoài ra hệ
thống còn phải cung cấp cho máy phát một dòng kích từ phụ, cần thiết cho việc phát ra công
suất tác dụng p F, vì vậy dòng stator cùa máy tăng lên.

Khi máy phát mất kích từ, loại trừ nguyên nhân cuộn CKp bị đứt, mạch rotor vẫn tạo
thành một mạch kín, trong khi đó rotor vẫn quay với tốc độ n (vì vẫn có công suất cơ kéo).
Nhưng do mất kích từ nên công suất phát Pp giảm đột ngột, mômen cản điện từgiảm đột
ngột so với mômen sơ cấp Mcđt < Mi do đó tốc độ của rotor tăng lên, xuất hiện hệ số trượt

s= , máy rơi vào trạng thái làm việc ở chế độ không đồng bộ.
n
ở chế độ không đồng bộ xuất hiện mômen cản không đồng bộ Mckđb làm cho tốc độ
rotor của máy phát không tăng nhiều, máy đi vào làm việc ở một hệ số trượt nhất định, còn
tần số trở về giá trị ổn định ở tần số đồng bộ.

202
Như vậy, ban đầu khi mới mất kích từ, tốc độ của rotor tăng, sau khi xuất hiện mômen
cản không đồng bộ Mc kđ b thì tốc độ của rotor lại giảm xuống, do đó các đồng hồ đo u , I, f, p
dao động và máy phát có hiện tượng chấn động.
c- Biện pháp xử lý
- Nếu như máy cắt kích từ MCkt cắt, trong khi máy cắt đầu cực máy phát chưa cắt mà
điện áp kích từ vẫn binh thường, thì lập tức đóng MCkt lại và nâng điện áp kích từ lên.
- Nếu điện áp kích từ bình thưòng mà dòng kích từ bằng không thì có thể mạch kích tìr
rotor bị đứt, hoặc khi đóng MCkt mà vẫn không nâng được kích từ lên thì lập tức khởi động
máy kích từ dự phòng để thay máy kích từ chính, đưa ra kiểm tra tìm nguyên nhân và xử lý.
Nếu máy kích từ dự phòng đã được thay mà vẫn không có kích từ, thì cần tiến hành
xử lý như sau:
- Với máy phát tuabin nước: không cho phép vận hành ở chế độ không đồng bộ do mất
kích từ.
- Với máy phát tuabin hơi loại rotor có cấu tạo kiểu vành đai thanh đồng: không cho
phép vận hành ở chế độ không đồng bộ do mất kích từ.
- Với các loại máy phát tuabin hơi khác; cho phép vận hành ở chế độ không đống bộ
khi mất kích từ trong thời gian khoảng 30 phút. Nếu sau 30 phút không khôi phục được kích
từ thì tách máy ra khỏi lưới, hoặc nếu đứt mạch rotor thì phải ngừng máy ngay.

6) Không năng được điện áp máy phát


a- Hiện tượng
Sau khi sửa chữa xong, khi khởi động máỵ phát, tốc độ rotor đã đạt đến định mức,
dùng biến trở điều chỉnh R đ c để nâng điện áp kích từ nhưng điện áp máy phát điện không
lên.
b- Nguyên nhân và biện pháp xừ lý
- Đấu ngược ở máy kích từ, khi đó các đồng hồ vôn, đồng hồ ampe một chiều chỉ
ngược lại, khi đó chỉ cần đấu lại đầu dây.
- Nếu điện áp và dòng điện kích từ không có chỉ số, thì có nghĩa là máy đã mất từ dư,
cần phải nạp lại.
- Có thể các chổi than tiếp xúc không tốt, cần kiểm tra các chổi than của máy kích từ,
cổ góp, vành trượt rotor xem tiếp xúc tốt không.
- Kiểm tra cổ góp, vòng trượt xem có bụi bẩn không, nếu có một lớp bám bẩn cần lấy
giấy giáp mịn để đánh và xử lý.

203
- Có thể các mạch nhất thứ, nhị thứ qua quá trình sửa chữa đấu nối không tốt hoặc
chưa đấu.

7.6.4, Đảm bảo độ tin cậy cho sơ đồ tự dùng của nhà mảy điện
Tự dùng nhà máy nhiệt điện là một thành phần tối quan trọng vì nó đảm bảo cho
toàn bộ quá trinh hoạt động sản xuất điện cùa nhà máy. Tất cả các thiết bị của hệ thống tự
dùng được chia làm hai loại: Loại quan trọng là các thiết bị mà nếu ngừng hoạt động thì sẽ
làm ngừng hoạt động của toàn bộ nhà máy điện hoặc làm giảm sản lượng điện phát ra; loại
bình thường là loại thiết bị mà nếu tạm ngừng một thời gian cũng không làm ảnh hưởng
đáng kể đến sự hoạt động của nhà máy điện. Nguồn tự dùng thường được lấy từ các máy
phát lớn. Độ tin cậy của hệ thống tự dùng được đảm bảo bởi các biện pháp sau:
- Phân đoạn hệ thanh cái được cung cấp từ không dưới hai nguồn;
- Áp dụng hệ thống tự động đóng dự phòng;
- Các động cơ của cơ cấu tự dùng đồng chức năng (hút khói, quạt lò vv.) được phân
bố theo các ngăn khác nhau để nếu như một trong các ngăn bị sự cố thì sẽ không dẫn đến sự
ngừng toàn bộ thiết bị;
- ở các nhà máy điện lớn cần sử dụng máy biến áp tự dùng dự phòng nối với hệ
thống chung.

7.7. T h a o tá c d ừ n g tổ m á y
7. 7.1. Khái quát chung
Việc dừng tổ máy có thể là do sự cố hoặc theo quy trình vận hành (sửa chữa trung,
đại tu v.v...) Việc dừng bình thường được tiến hành theo lệnh của người điều độ hệ thống
hoặc theo lệnh cùa kỹ sư trực. Dừng sự cố được thực hiện khi có hỏng hóc hoặc khi thiầ bị bảo vệ
tác động.
Trong điều kiện vận hành có thể có trường hợp sự tháo tải xảy ra do các nguyên
nhân không có liên quan gì đến tổ máy hoặc khối cả, V! dụ như sự cố hư hỏng ở mạng điện
bên ngoài. Để máy không bị ngắt trong trường hçfp này, cần phải có khoá liên động giữ cho
máy phát làm việc ở chế độ không tải, điều đó cho phép đóng lại tải nhanh chóng sau khi sự
cố được khắc phục.
Việc dừng tổ máy phát vì lý do bảo dưỡng định kỳ được ửiực hiện ửieo kế hoạch đã định
trước, ở các nhà máy nhiệt điện quá trình làm việc và dừng các tổ máy phải được ửiực hiện theo
chi thị của hệ thống điều độ quốc gia, vào mùa khô do sự giảm công suất phát ở các nhà máy thuỷ
điện, nhà máy nhiệt điện phải làm việc đầy tải, vì vậy mà hầu như tất cả tổ máy đều đưa vào vận
hành, còn khi sang mùa mưa việc cung cấp điện lại UXJ tiên nhà máy ửiuỳ điện, nên trong thời gian

204
này ở nhà máy nhiệt điện có thể dừng một số tổ máy để tiến hành các công việc sửa chữa trung và
đại tu. Lịch sửa chữa đại tu tổ máy là 4 năm 1 lần và thời gian thực hiện là 3 tháng, còn sửa
chữa trung tu thì 2 năm 1 lần với thời gian thực hiện là I tháng. Như vậy cứ 2 lần trung tu
thì sẽ có một lần đại tu.

7. 7.2. Trình tự ngừng máy phát điện


Sau khi nhận được lệnh cùa trưởng ca, trưởng kíp điện báo cho các nhân viên trong
kíp biết và các phân xưởng hữu quan, đồng thời phân công việc chuẩn bị ngừng máy phát
điện. Quá trình ngừng máy phát được tiến hành theo các bước sau:
- Từ từ chuyển hoặc giảm phụ tải tác dụng và phản kháng của máy sắp ngừng về gần
không, chú ý giữ cho coscp ở phạm vi quy định. Tốc độ giảm tải của máy phát điện theo yêu
cầu của tuabin.
-Cắt bộ tự động điều chinh điện áp (theo quy trình) dùng biến trở điều chinh R đc để
điều chỉnh điện áp máy phát Up.
- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện.
- Đưa Rđc về trị số cực đại, cắt máy cắt kích thích.
- Phát tín hiệu sang tuabin “wợy phát đã cẳi”.
Sau khi máy phát điện ngừng hẳn phải tiến hành:
- Đo điện trờ cách điện cùa stator và rotorr máy phát điện và máy kích từ.
- Áp dụng các biện pháp an toàn theo yêu cầu của phiếu công tác.
- Nếu ngừng máy và không sửa chữa gì thì tiến hành sấy máy phát điện sẵn sàng vận
hành ỉchi cần thiết.

7 .8 . S ử a c h ữ a m á y đ iệ n
7.8.1. Những hư hỏng thường gặp trong máy điện
Máy điện bị hư hỏng là do làm việc lầu dài không sửa chữa, do bảo quản kín hoặc
do vi phạm chế độ làm việc đã qui định. Hư hỏng ở máy điện phổ biến là hỏng cuộn dây,
gối trục và hệ thống vành góp chổi điện. Để ichắc phục những hư hỏng đó ta tiến hành sửa
chữa.
Trước khi bắt tay vào sửa chữa ta cần phải xác định tính chất và nguyên nhân của hư
hỏng, xác định chi tiết nào của máy cần phải sửa chữa và thay thế. Như vậy người thợ sửa
chữa cần phải hiểu kết cấu của máy và những hư hỏng có thể xảy ra trong máy.

205
Sự phá huỷ các tiếp xúc và các mối hàn có thể do quá tài lớn hoặc do tác dụng cơ khí
làm chấn động. Hỏng gối trục chủ yếu do nhiễm bẩn, do bôi trơn không đảm bảo. Sự mòn
không đều của cổ góp và chổi điện là do áp lực của chổi điện lên vành góp hoặc vòng tiếp
điện tăng cao, chổi điện mài mòn lên cổ góp không tốt hoậc do đặc tính và kết cấu cùa chổi
điện không phù hợp...
Khi một bộ phận nào đó của máy bị hư hỏng sẽ làm cho điều kiện làm việc cùa máy bị
xấu đi và có thể dẫn đến những hư hỏng tiếp theo.
Các hư hỏng trong máy điện không phải lúc nào cũng tìm thấy bằng cách xem xét bên
ngoài vì có những hư hỏng mang tính chất kín (ví dụ như ngắn mạch các vòng dây, chọc
thùng cách điện..) và chỉ có thể phát hiện sau khi làm các thí nghiệm điện tương ứng.
Để xác định sự ngắn mạch các vòng dây trong cuộn dây phần ứng ta sử dụng thiết bị
được tạo bởi một bộ ắcqui 6 vôn, một telephon và một bộ phận tạo tiếng kêu (xem hình
7.12).
Cảc đầu của dây dẫn nối với cổ góp 1 cách nhau một khoảng bằng bước cực. Khi máy
2 cực, hai đầu dây nối giữa 1/2 cổ góp, khi máy 4 cực hai đầu dây nối giữa hai điểm bằng
1/4 cổ góp. Cho dòng điện đi qua, bộ tạo tiếng kêu tạo nên một âm thanh đặc biệt, âm thanh
này được nghe bằng telephon 4. Telephon nối lần lưọft với hai phiến cổ góp liên tiếp. Khi có
sự ngắn mạch giữa các vòng dây hoặc có sự ngắn mạch giữa các phiến góp thì âm thanh
trong telephon biến mất

H ỉnh 7.12
Xác định chỗ hỏng của cuộn
dãy phần ứng bằng tai nghe.

1. Cồ góp điện;
2. Ắc quỉ 6 vôn;
3. Bộ tạo tiếng kêu;
4. Telephon;
5. Trục máy.
Để xác định chỗ chạm chập các vòng dây của cuộn dây Stator máy điện xoay chiều ta
dùng rônha (hình 7.13). Sau khi xác định được pha bị chạm chập vòng dáy bằng cách đo
điện trở một chiều, ta rút rotor ra rồi thử bằng rônha. Trước khi thử ta tháo rời các mạch đấu
song song trong từng pha, tháo các đầu đấu sao hay tam giác ra. Dò rônha dọc theo chu vi

206
lõi thép stator, giữa rônha và lõi thép stator đặt lá thép mỏng trên miệng rãnh stator. Khi
không có chạm chập các vòng dây thi lá thép đặt giữa rônha và miệng rãnh không bị hút vào
lõi thép stator. Khi có chạm chập các vòng dây, dưới tác dụng của từ trường biến thiên của
rônha khép mạch qua lõi thép stator, trong các vòng dây ngắn mạch xuất hiện dòng điện cảm
ứng. Dòng điện cảm ứng sinh ra từ thông xoay chiều móc vòng qua phần răng và khép mạch
qua lá thép thử, kết quả là lá thép bị hút chặt xuống rãnh giữa hai răng.

Rônha

H ình 7.13. Dùng rônha để xác định chỗ chạm chập các vòng dãy.

Để xác định chỗ chạm vỏ cùa cuộn dây stator máy điện xoay chiều ta có thể dùng
phương pháp dòng điện một chiều và đo bằng milivôn kế như hình 7.14.
Sau khi xác định được pha chạm vỏ bằng mêgômmét ta đấu hai đầu phađó lạivới
nhau và đấu vào nguồn một chiều, đầu kia của nguồn một chiều đấu với vỏ máy. Giả sử
cuộn dây có 4 tổ bối dây nổi tiếp như hình vễ. Đóng công tắc K, dòng điện đi qua hai đầu
dây pha vào hai phần cùa cuộn dây để đi ra vỏ rồi trở về âm của nguồn.

H ình 7.14. Xác định chỗ pha chạm vỏ bằng dòng điện một chiều.

Dùng milivôn lần lượt đo điện áp ờ hai đầu từng tổ bối dây, ta thấy một bên kim của
milivôn kế chi phía này còn bên kia chỉ chiều ngược lại. ở tổ bối dây chạm vỏ, khi một đầu
của đồng hồ cắm ra vỏ, còn đầu kia lần lượt cắm vào từng đầu của bối dây, kim điện kế sẽ
chỉ hai chiều ngược nhau. Như vậy ta xác định được tổ bối dây nào chạm vỏ.

207
Việc xác định chính xác chỗ hỏng, tính chất của hư hòng cho phép ta tránh được
những thao tác không cần thiết, rút ngắn được thời gian sửa chữa.

7.8.2. Sửa chữa cuộn dây stato của mảy điện xoay chiều
7.8.2.1.Chuẩn bị cách điện và đặt cách điện rãnh
Dây dẫn của cuộn đây máy điện cần phải được bảo vệ chắc chắn để khỏi bị hư hỏng
và đảm bảo cách điện với nhau, cách điện với lõi thép của máy.
Cách điện giữa dây dẫn với lõi thép đặt ở troTig rãnh stator của máy điện. Các máy có
công suất đến 100kW và điện áp đến 500V cách điện được thực hiện bằng các tấm các tông
cách điện (bìa cứng cách điện) dày 0,1 -r 0,3mm và vải sơn cách điện. Một số máy dùng
cách điện tổng hợp như vải thuỷ tinh, băng tổng hợp, các tông có màng cách điện...
Thường thường cách điện của rãnh người ta ứiực hiện 2 lớp các tông cách điện và 1
lớp vải sơn đặt ở giữa, thậm chí chỉ có 1 lớp các tông và 1 lớp vải sơn cách điện (xem hình
7.15).
Lớp các tông cách điện ngoài bảo vệ cho lớp vải sơn 2 và dây dẫn 5 chống sự hư hỏng
thành của nó khi đặt vào rãnh. Lớp các tông cách điện bên trong bảo vệ cho lớp vải som khỏi
sự chèn ép của dây dẫn, còn cách điện của dây dẫn chống sự hư hỏng bởi thân răng.
Tất cả các chi tiết cách điện được làm từ trước với kích thước cần thiết sau đó đặt
vào rãnh của máy sửa chữa. Độ dài của tấm cách điện bên trong cần dài hơn độ dài cùa lõi
20 -ỉ- 40mm để gấp mép sau khi quấn, đề phòng bật dây khỏi rãnh do những hư hỏng cơ khí.
Sau khi gấp mép cách điện thì nêm ehặt bằng nêm gỗ. Trước khi đặt cách điện cho rãnh cần
phải thổi sạch rãnh bằng khí nén.

a)

H ình 7.15: Cách điện rãnh.


a) Trước khi đặt dây vào rãnh. b) Sau khi đặt dây vào rãnh.
1- Lớp các tông cách điện ngoài; 2- Lớp vài sơn cách điện;
3 - Các tông cách điện trong; 4 -N ê ra g ô c ; 5 - Dây dẫn;
6- Lớp các tông cách điện giữa hai lớp của cuộn dây.

208
7.8.2.2. Quẩn các bối dây của cuộn dây và đặt chúng vào rãnh
Trước hết phải nắm vững công nghệ quấn dây của cuộn dây stato, hiểu được các thuật
ngữ liên quan đến cuộn dây như: vòng dây, bối dây, tổ bối dây, bước dây quấn, cuộn dây
pha, bước cực, bước đủ, bước ngắn. Nắm được qui tắc cơ bản chế tạo cuộn dây và sơ đồ
cuộn dây stator.
Khi chế tạo cuộn dây mới để sữa chừa máy điện cần tuân thù các yêu cầu sau:
- Cả 3 pha cuộn dây phải có cùng số vòng; số bối; số tổ bối dây.
- Các bối dây và các tổ bổi dây phải nối như nhau.
- Đầu đầu và đầu cuối cùa các pha phải dịch chuyển so với nhau 120 độ điện tức 1/3
bước cực.
- Trong tất cả 3 pha và các nhánh song song cần phải giống nhau về số lượng và kích
thước bối dây, cùng sổ vòng tác dụng và tiết diện dây dẫn tác dụng. Có như vậy thì điện trờ
tác dụng và cảm ứng của các pha mới bằng nhau.
Chuẩn bị cuộn dây stato; Việc chuẩn bị cuộn dây stato bắt đầu từ việc chuẩn bị các bối
dây riêng biệt. Kích thước cùa bối dây có thể xác định bằng một trong các phương pháp sau:

- Đo cuộn dây cũ.


- Theo anbom mẫu.
- Hoặc xác định độ dài trung binh cùa vòng dây Lfh của bối dây theo công thức sau:
K(Dc + H).y
L .,= + 2Lc +60m m .

trong đó: Dc - là đường kính trong cùa stato (mm);.


H- là chiều cao của rãnh (mm);
y- là bước dây tính theo rãnh;
Z- là số rãnh;
Lc- là chiều dài lõi thép tác dụng (mm);

K- là hệ số phụ thuộc vào số đôi cực như sau:

Số đôi cực 2 4 6 8 và cao hơn

Hệ S Ố K 8,2 8,5 9,1 9,8

209
Các bối dây được quấn trên khuôn có bộ truyền động bàng tay hay cơ khí.
Sau khi chuẩn bị xong các bối dây ta đặt các bối dây vào rãnh. Đối với cuộn dây 2 lớp
lấp đầy, trinh tự đặt các bối dây vào rãnh như sau: Đầu tiên đặt cạnh dưới của bối dây - tức
là cạnh ráp với đáy rãnh. Cạnh trên của chúng được nâng lên cho đến khi chừng nào chưa
đặt các cạnh dưới cùa các bối khác vào tất cả các rãnh ở trong các bước dây quấn. Các bổi
dây tiếp theo được đặt đồng thời với cạnh trên cùa bối trước. Giữa cạnh trên cùa bối nọ với
cạnh dưới cùa bối kia đặt lớp các tông cách điện, còn giữa các bộ phận ở mặt trước cách
điện bằng vải sơn.
Kết thúc công việc đặt bối dây của cuộn dây ta tiến hành kết lại sơ đồ. Nếu như cuộn
dây cùa các pha được quấn riêng biệt từng bối hoặc từng tổ thì trước hết phải hàn nối tiếp
các bổi thành tổ bối dây. Sau khi hoàn thiện việc kết dây theo sơ đồ ta tiến hành kiểm tra
cách điện giữa các pha và giữa pha với vỏ, đồng thời kiểm tra độ chính xác cùa việc nối sơ
đồ.
Để kiểm tra độ chính xác của sơ đồ ta dùng một đĩa sắt tây mỏng có đục lỗ ở tâm và
gắn đinh vào mặt đầu thanh gồ để nó có thể quay tự do, sau đó đưa nhẹ vào trong lõi stato,
đóng điện vào cuộn dây. Nếu sơ đồ đấu đúng thì đĩa sẽ quay.

Tới lưới Tới lưới

a) b)

H ình 7.16: Bố trí đầu ra cùa các pha ở hộp đẩu dây:
a) Khi nối hình sao; b) Khi nối hình tam giác.

Các đầu ra của các pha được đưa ra bảng đấu dây và đánh dấu đầu đầu, đầu cuối
(Ci, C2, C3,C4, C5, Cô) (xem hình 7.16). Cuối cùng tiến hành tẩm sơn và sấy cuộn dây.

210
7.8.3. Sửa chữa cuộn dây cực từ của máy điện 1 chiều
Cuộn dây cực từ của máy điện một chiều bao gồm cuộn dây cực từ chính và cuộn dây
cực từ phụ.

7.8.3.1. Sửa chữa cuộn dây cực tỉnh chính


Việc sửa chữa cuộn dây cực tính chính cùa máy điện một chiều chủ yếu là phục hồi lại
cách điện cho cuộn dây. Khi cuộn dây bị hư hỏng nhiều và phức tạp, việc phục hồi lại cách
điện thực hiện bằng cách quấn lại cuộn dây.
Việc quấn lại cuộn dây cực từ chính có thể thực hiện quấn trực tiếp trên cực từ, cũng
có thể quấn trên khung hoặc khuôn. Kích thước cùa cuộn dây dựa theo số liệu của cuộn dây
mẫu của máy sửa chữa.
Khi quấn cuộn dây trên khung, trình tự thao tác như sau:
- Chuẩn bị khung bàng các tông cách điện.
- Cách điện cho khung bằng vài lớp mica và đặt vải sơn cách điện vào chỗ bắt đầu dây
dẫn của cuộn dây.
- Quấn cuộn dây, khi quấn phải đảm bảo dây dẫn nằm đều đặn, không có khe hở,
không chồng chéo các vòng dây. Trước khi quấn lớp tiếp theo, ta đặt tấm vải sơn cách điện
thứ hai ở chỗ để hàn đầu ra thứ hai cùa cuộn dây.
- Hoàn thành việc quấn dây ta tiến hành tẩm sơn và sấy khô rồi phủ scm bóng, để khô
trong không khí lO-ỉ-12 giờ.
- Đặt cuộn dây vào cực từ rồi cố định cuộn dây.
Phương pháp quấn dây trên khung dùng cho các cuộn dây của máy điện có công suất
nhỏ, dây quấn ờ dạng cuộn dây. Còn quấn trực tiếp trên cực từ dùng cho các máy điện có
công suất lón, khi mà khó thực hiện quấn trên khung, dây dẫn ở dạng thanh.

7.8J.2. Sửa chữa cuộn dây cực từ phụ


Cuộn dây cực từ phụ của máy điện một chiều được quấn bằng dây dẫn cách điện (máy
loại nhỏ) hoặc quẩn bằng dây dẫn trần tiết diện vuông (máy trung bình và lớn), khi đó giữa
các vòng dây cách điện với nhau bằng amiăng dày 0,3mm.
Hư hỏng cuộn dây cực từ phụ chủ yếu là hư hỏng cách điện, vỉ vậy việc sửa chữa thực
chất là phục hồi cách điện cho cuộn dây. Cách điện giữa các vòng dây của cuộn dây cực từ
phụ làm bằng amiăng dày 0,3mm, chúng được cắt theo chu vi cùa vòng dây ờ dạng viền và
đặt vào giữa vòng dây. Còn cách điện bên ngoài cùa cuộn dây thực hiện bằng bằng amiăng
và mica, được giữ chặt bằng băng vải.

211
Trình tự thao tác để sửa chữa các cuộn dây cực từ phụ như sau:
- Chuẩn bị các lớp cách điện.
- Tháo cuộn dây cũ khỏi cực từ, làm sạch cách điện cũ rồi lắp cuộn dây vào một trục
chuyên dùng và tách các vòng dây ra.
- Đặt vào giữa các vòng dây lóp cách điện đã chuẩn bị sẵn, sơ bộ phù cả 2 phía lớp
sơn bakêlít mỏng hoặc gỉiptan.
- Thắt chặt cuộn dây bằng băng vải bông và ép cuộn dây trên trục.
Để thực hiện ép ta đưa vào trục vòng đệm cách điện ở cả hai phía mặt đầu cùa cuộn
dây. Trong lúc ép cuộn dây, ta đóng cuộn dây vào máy biến áp hàn để sấy nóng 1lO-í-130 °c,
sau đó làm mát đến 25^30°c rồi tháo ra và phủ sơn, sấy khô trong không khí 10 H-12 giờ.
Trước khi đặt cuộn dây vào cực từ ta kiểm tra lại xem có sự ngắn mạch của các vòng
dây không, nếu không có khuyết tật gì thì làm sạch các ư bướu của sơn, các chỗ lồi ra ở khe
hở giữa các vòng dây, sau đó cách điện mặt ngoài bằng mica và băng vải.

7.8.4. Sửa chữa cuộn dây rõto và cuộn dãy phần ứng
7.8.4.1. Sửa chữa cuộn dây rôto của máy điện xoay chiều
Rôto của máy điện xoay chiều có hai loại; Rôto lồng sóc; Rôto dây quấn.
Trong các động cơ rôto dây quấn, cuộn dây rôto có hai dạng chính, đó là dạng cuộn
dây và dạng thanh, trong đó dạng thanh thực hiện ở các máy có công suất trung binh và lớn.
Hư hỏng ở cuộn dây rôto dây quấn chủ yếu là hỏng cách điện, vì vậy công việc sửa
chữa chính là phục hồi lại cách điện của cuộn dây. Phương pháp thực hiện tưcmg tự như
thực hiện đối với cuộn dây stator đã nêu ờ mục 7.8.2.
Đối với rôto lồng sóc, hư hỏng phổ biến là nứt và đút vòng ngắn mạch hoặc thanh dẫn
tạo thành lồng sóc.
Vòng ngắn mạch được đổ bằng nhôm, khi bị nứt hoặc bị đứt thi ta hàn lại bằng que
hàn, thành phần que hàn gồm 63% thiếc, 33% kẽm và 4% nhôm. Que hàn có nhiệt độ nóng
chảy 380°c, được đổ ở dạng thanh có đường kính 6h-8 mm.

Trước khi hàn, chỗ hỏng phải được làm sạch và được nung nóng đến nhiệt độ 400 ^
450°c bằng đèn khò. Sau đó chạm que hàn vào chỗ hỏng, que hàn nóng chảy và chảy vào
chỗ nứt.
Trường hợp lồng sóc bị hư hòng nghiêm trọng như đứt thanh dẫn, rỗng trong rãnh và
bị rỗ thi ta khắc phục bằng cách đổ lại rôto bằng hợp kim nhôm - măngan có hàm lượng
măngan 2^3%. Trước khi đồ, ta nung rôto trong lò có nhiệt độ 700^750°c để rút bỏ nhôm

212
cũ, sau đó lắp rôto vào khuôn kim loại và nung nóng đến nhiệt độ 400 -r 450°c trước khi rót.
Việc rót nhôm được thực hiện theo phương pháp rung (đặt khuôn trên bệ dao động), nếu
không thể thì dùng phưong pháp cố định. Khi thực hiện theo phương pháp cố định, ta đặt
rôto có độ dốc không lớn, họrp kim nhôm mangan đã nấu chảy sẵn rồi đổ vào rôto. Trước đó
rôto đã nung nóng đến nhiệt độ gần 500 °c.
Sau khi rót xong, rôto được làm nguội và kiểm tra chất lượng đổ xem có vết nút, vết
rỗ hay không. Cuối cùng mang đi gia công tiện để hoàn thiện rôto.

7.8.4.2. Sửa chữa cuộn dây phần ứng của máy điện một chiều
Hư hòng chủ yếu ờ cuộn dây phần ứng là chọc thủng cách điện ra vỏ hoặc ra đai, sự
ngắn mạch giữa các vòng dây và các bộ phận, hỏng các mối hàn.
Khi chuẩn bị phần ứng để sửa chữa, ta làm sạch các chất bẩn và dầu mỡ, tháo đai phần
ứng, bong các mối hàn ờ vành góp, rút bỏ cuộn dây cũ, ghi chép các số liệu cần thiết để
phục vụ cho việc sửa chữa cuộn dây như: độ dài phần mặt trước, sự phân bố dây, sổ lượng
vòng dây, đường kính dây đai...
Với các máy điện có cách điện bằng mica, thuờng thỉ rất khó lấy dây cũ ra ichỏi rãnh.
Nếu như không lấy được các bộ phận ra được, thi nung nóng phần ứng trong tủ sấy đến
nhiệt độ 70 -í- 80°c và duy trì trong thời gian 40 H- 50 phút, rau đó lấy các bộ phận ra khỏi
rãnh ta dùng cái nêm mỏng được mài nhẵn đưa vào giữa các phần để nâng lên. Sau khi đã
rút bỏ dây CÜ, các rãnh phải được làm sạch hết cách điện cũ và xử lý bằng dũa, sau đó sơn.
Cuộn dây phần ứng cùa máy điện một chiều cỡ trung bình điện áp đến 500 vôn phổ
biến là quấn trên khuôn mẫu. Dây dẫn là dây đồng cách điện hoặc thanh đồng cách điện
bằng vải sơn hoặc mica. Khi quấn các bộ phận phải được kéo căng đảm bảo độ chính xác
cùa cuộn dây. Cuộn dây sau khi chuẩn bị xong được đưa vào rãnh cùa rôto, rãnh đã được
cách điện, rồi nêm chặt và tẩm sơn, sấy như đối với cuộn dây của rôto dây quấn.
Công việc đáng lưu ý hơn cà khi sửa chữa cuộn dây phần ứng là hàn cuộn dây phần
úng với các phiến mỏng của vành góp.

Khi hàn ta sử dụng chât hàn là thiếc và chì có nhiệt độ nóng chày 180-ỉ-200^c mác
nO C-40 hoặc nOC-50. Phương pháp hàn hiệu quả hơn cả là hàn trong thùng. Phần ứng
được đặt thẳng đứng, vành góp ở phía dưới để phần mặt của nó tựa vào tấm đệm bằng
amiăng ở thành cùa vòng thép. Nung nóng vòng thép và cổ góp đến 250 -ỉ- 270 °c sau đó bôi
chỗ hàn bằng nhựa thông, rót chất hàn đã nấu chảy vào rânh giữa vòng và chỗ nối. Mức cùa
chất hàn không được quá chiều cao chỗ nối để chất hàn nóng chảy không chảy vào cuộn
dây.

213
Kết thúc công việc hàn ta làm sạch các u bướu và giọt hàn, rửa bằng xăng và lau sạch
bằng rẻ khô. Nếu mặt cổ góp có rỗ không đều hoặc có mica nhô ra từ khoảng giữa các phiến
góp thì phải làm sạch và xẻ rãnh lại chỗ cổ góp.

7.8.5. Tẩm sơn và sấy cuộn dãy máy điện


Cuộn dây máy điện sau khi quấn xong phải tầm sơn. Trước khi tẩm sơn phải sấy và
sau khi tẩm sơn sũng phải sấy. sấy trước khi tẩm là để loại trừ hết hai ẩm tích tụ trong cách
điện cùa rãnh và cách điện của dây dẫn. sấy sau khi tẩm là để loại trừ khỏi cuộn dây những
dung môi và hơi ẩm thừa, đồng thời làm cho các vòng dây kết dính lại với nhau bền vững
và tạo thành trên bề mặt cuộn dây một màng sơn bền chắc bảo vệ cho cuộn dây khỏi sự tác
động của hơi ẩm và sự ăn mòn cùa môi trường xung quanh.
Có 3 phương pháp tẩm sơn cuộn dây máy điện, đó là:
- Phương pháp nhúng chìm.
- Phưomg pháp rót sơn.
- Phương pháp quét sơn.
Theo phương pháp nhấn chìm, cuộn dây được nhúng chìm trong thùng tẩm. Các
thùng tẩm được trang bị trong các phòng riêng biệt trong đó có trang bị thiết bị dập lửa,
thiết bị thông gió đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Thùng tẩm
được trang bị thiết bị để sấy nóng scm nhằm nâng cao khả năng thấm sâu của scm và cải
thiện điều kiện tẩm.
Sơn tẩm là loại sơn có gốc dầu, dầu - nhựa đường và sơn nhũ. Trong trường hợp đặc
biệt, sử dụng sơn silíc - hữu cơ. Yêu cầu đối với sơn tẩm là phải có độ nhớt nhỏ, khả năng
thấm sâu tốt để đàm bào thấm sâu vào tất cả các lỗ nhỏ ở trong cách điện. Trong scm phải
không có chất gây ảnh hường có hại đến dây dẫn và cách điện, sơn phải chịu được sự tác
động của nhiệt độ làm việc lâu dài mà không bị mất đi các thuộc tính cùa cách điện.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu cùa độ bền điện, điều kiện vận hành, chế độ làm việc... mà
cuộn dây của máy điện có thể tẩm từ 1 ^ 3 lần. Trong quá trình tẩm son ta phải liên tục kiểm
tra độ nhớt và độ sệt của sơn trong thùng tẩm bời vì đung môi của sơn dần dần bị bay hơi
làm cho sơn trở nên đậm đặc dần, khả năng thấm sâu của sơn vào cách điện giảm, đặc biệt là
khi dây dẫn đặt khít trong rãnh. Để đảm bảo độ bền đậm đặc của sơn trong thùng tẩm ta định
kỳ bổ sung dung môi.
Cuộn dây sau khi tẩm xong phải được sấy khô trong các phòng chuyên biệt. Phòng đốt
nóng có thể bằng điện, bằng khí nóng hoặc bằng hơi nước nóng. Không khí nóng có thể tuần
hoàn tự nhiên hoặc nhân tạo - chế độ làm việc của phòng có thể liên tục hay chu kỳ. Trong
thời gian sấy cuộn dây phải liên tục kiểm tra nhiệt độ buồng sấy và nhiệt độ của không khí

214
đưa ra từ buồng . Thời gian sấy phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu của cuộn dây được tẩm,
kích thước chi tiết, thuộc tính của sơn và dung môi, nhiệt độ sấy, phưomg pháp tuần hoàn
không khí trong buồng sấy, công suất cùa thiết bị đốt nóng.
Quá trình sấy được chia làm 2 giai đoạn:
1- Giai đoạn nung nóng để loại trừ chất hoà tan.
2- Giai đoạn làm khô màng sơn.

ở giai đoạn đầu nhiệt độ sấy không được cao hơn 100 10°c vì nếu cao hơn sẽ xảy
ra hiện tượng loại trừ cục bộ sơn từ các lỗ nhỏ và ống dẫn, hơn nữa làm cho màng sơn đông
kết cục bộ khi chưa loại trừ hết dung môi hoà tan. Điều đó làm cho màng sơn có nhiều lỗ rỗ
và gây khó khăn cho việc thoát ra dung môi còn lại.
ở giai đoạn 2 của việc sấy cuộn dây, để rút ngắn thời gian sấy, cho phép nâng cao tức
thời nhiệt độ sấy đến 130 -^140°c với cách điện cấp A trong thời gian 5 -ỉ-6 giờ.
Nếu như cuộn dây không tăng được độ khô (điện trờ cách điện sau 1 vài giờ sấy dừng
lại và giữ nguyên) thì đưa máy ra làm lạnh đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí xung
quanh 10 -J-15°C, sau đó sấy lại 1 lần nữa.

7.9 . S ấ y m á y p h á t đ iệ n
7.9.1. Nguyên tẳc chung
Theo quy trình vận hành máy điện, các máy phát điện và máy bù đồng bộ điện áp
dưới 15 kV có thể đóng vào mạng không cần sấy nếu thoả mãn 3 điều kiện sau :
- Điện trở cách điện cùa các cuộn dây stator (quy về nhiệt độ 75°C) sau 60s kể từ khi
cấp điện áp không thấp hơn giá trị Rộo, xác định theo biểu thức:

Rôo = --------------- — — r - . ;
1000 + 0 ,0 1P„

trong đó:
Un và Pn - điện áp và công suất định mức của máy phát, (V) và (kW);

¡5 - í ______u . . I. _ t. ’ 1______ 1 1. ^ 5 0 ”
- Hệ số hâp phụ không khp nhỏ hơn 1,2; k^p =

Ri5 - điện trở tương ứng ở 15 giây kể từ khi cấp điện áp.
- Hệ số phi tuyến (tỷ số giữa điện trở cách điện ứng với điện áp chinh lưu 0,5Un trên
điện trờ cách điện ứng với điện áp chinh luti 2,5Un) không lófn hofn 1,3-

215
Ngoài các trường hợp trên, tất cả các máy điện khi đưa vào vận hành từ trạng thái dự
phòng hoặc sau sửa chữa đại tu, cần phải được kiểm tra cách điện và sấy. Quá trình sấy máy
điện cỏ thể được thực hiện theo các phương pháp: tủ sấy, tổn thất trong lõi thép eủa stator,
phương pháp đốt nóng bằng dòng điện một chiều hoặc phương pháp đốt nóng bằng dòng
ngắn mạch 3 pha (đối với máy phát thuỷ điện). Các loại máy điện công suất lớn thường
được sấy bằng phương pháp tổn thất trong lõi thép và phương pháp dòng điện một chiều,
phưomg pháp dòng điện ngắn mạch 3 pha thường được áp dụng trong điều kiện vận hành,
khi cách điện bị ẩm không nhiều.

H ình 7.17. Sự thay đổi của điện trở


cách điện trong quá trình sẩy.

Việc đuổi không khí ẩm ra khỏi máy trong quá trinh sấy có thể thực hiện với sự trợ
giúp cùa cáe máy quạt. Nhiệt độ cực đại trong quá trình cần được điều chinh trong phạm vi
gần giới hạn nhiệt độ cho phép ứng với loại cách điện sử dụng trong các cuộn dây, nhìn
chung không thấp hcm 80°c. Tốc độ tăng nhiệt không quá 5°c/giờ.

Sự thay đổi điện trở cách điện trong quá trình sấy được thể hiện trên hình 7.17. Đầu
tiên giá trị điện giảm do sự mềm hoá cách điện, sau đó sẽ tăng dần đến giá trị xác lập. Trong
quá trình sẩy cần tiến hành kiểm tra điện trở cách điện R«) khoảng 2 giờ một lần, đối với
máy lớn kiểm tra 2-3 lần mỗi ngày. Quá trình sấy sẽ kết thúc nếu điện trở cách điện không
thay đổi trong vòng 5 giờ ứng với nhiệt độ xác lập.

7.9.2. Phương pháp dùng tủ sẩy


Máy phảt được đặt trong lò hoặc tủ sấy, phía dưới lò có cửa để dẫn khí vào, phía trên
lò góc đối diện có cửa để thoát khí ra (hình 7.18). Thành lò sấy được làm bằng vật liệu chịu
lửa như kim loại hoặc xi măng amiăng. Nhiệt năng cung cấp cho tủ sấy có thể là hơi nước
hoặc đùng điện. Khí nóng trong tủ được lưu thong với sự trợ giúp của các máy quạt.

216
Nhiệt độ trong tù có thể kiểm tra
bằng nhiệt kế hoặc thiết bị đo từ xa.
Nhiệt độ của không khí nóng ở cửa
vào phải được kiểm tra thường
xuyên không được quá 90°c. Sau
mồi giờ phải đo điện trờ cách điện
một lần. Phương pháp sấy này có ưu
điểm là đcm giản và tin cậy nhưng
tiêu tốn nhiều năng lượng và thời i ^ í nóng
gian sấy dài. 7^ 77777777/ / / / / / / / / / / / / / / / / / / / } / 77777^ /
H ình 7.18. Sấy máy điện bằng lò.
7.9.3. Sẩy bằng dòng điện
Quá trình sấy bàng dòng điện được thực hiện bằng cách cấp cho cuộn dây dòng điện
áp thấp, khi chạy trong cuộn dây dòng điện sinh ra một iượng nhiệt làm tăng nhiệt độ và sấy
cuộn dây. Theo phương pháp này điện năng tiêu thụ sẽ không nhiều do sự đốt nóng trực tiếp
cuộn dầy làm hơi nước thoát ra mạnh. Nhiệt độ đốt nóng có thể thay đổi băng cách điều
chỉnh cuòmg độ dòng điện trong cuộn dây. Nếu dùng dòng điện một chiều thì chì cuộn dây
có điện được đốt nóng, còn nếu dùng dòng điện xoay chiều thì nhiệt năng sẽ được toả ra ở
tất cả các cuộn dây có mạch khép kín. Sơ đồ mạch điện sấy máy điện được thể hiện trên
hỉnh 7.19.

Hình 7.19. Sơ đồ sẩy bằng dòng điện.


1- máy biến áp hàn;
2- cuộn kháng điện;
3- stator máy điện sấy.

217
Quá trình sấy máy phát bằng dòng ngắn mạch 3 pha được thực hiện khi máy đang
quay với tốc độ định mức. Dòng điện sấy được lấy từ nguồn khác, các cuộn dây cùa rotor
được nối ngắn mạch.
Sự điều chỉnh nhiệt độ được thực hiện bằng cách điều chỉnh cường độ dòng điện
kích từ, tăng dần đến giá trị cần thiết.
Điện trở của cuộn dầy stator khi sấy bằng phưcmg pháp dòng điện không được nhỏ
hơn 0,05 MQ, còn điện trở của cuộn dây rotor không nhò hơn 2 M íĩ.
Dòng điện sấy có thể lấy bằng 1,5.In nếu sấy trong khoảng thời gian 1 giờ và bằng
dòng định mức nấu sấy trong vòng 2 giờ.

45.U
0) = vòng,
S.B
trong đó:
U- điện áp đặt vào cuộn dây tù hoá (V);
S- tiết diện gông từ lõi thép stato (cm^);
s = /].hgi;
l\ - chiều dài của gông (cm);
hgi - chiều cao của gông từ (cm);
B - cảm ứng từ trong lõi thép stator, tesla (T)

7.9.4.2. Phương pháp tồn thẩt trong vỏ máy


Phương pháp sấy cảm ứng có thể thực hiện bằng cách quấn trên vỏ máy một số vòng
dây và cấp cho nó nguồn điện xoay chiều điện áp thấp (hình 7.21). Lúc này vỏ của máy điện
có chức năng như cuộn dây thứ cấp được nối ngắn mạch của máy biển áp khô (cuộn sơ cấp
chính là các vòng dây quấn quanh vỏ).

H inh 7.21. Sơ đồ sấy máy p h á t theo


phương pháp tổn thất trong vỏ máy.

218
vỏ của máy sẽ được nung nóng bởi dòng điện cảm úng sinh ra trong nó. Để tăng
cường sụ đối lưu không khí, máy điện khi sấy nên ở trạng thái quay.

Suất điện động cùa cuộn dây từ hoá xác định theo biểu thức:

E = keU

trong đó:

u - điện áp cấp cho cuộn dây từ hoá, V;


k« - hệ số tính đến độ rơi điện áp trong cuộn dây, có thể lấy giá trị trong bảng 7.2
sau.

B ả ng 7.2. G iá trị các hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm vỏ máy

Hệ số Vò băng gang Vỏ nhôm Không vỏ


kc 0,7- 0,8 0,8^ 0,9 1,1^ 1,15
COS(p 0,2^ 0,4 0,1^ 0,2 0,1-0,2

(Giá trị lớn được lấy ứng với máy có công suất cao).
Số vòng dây cần thiết cùa cuộn từ hoá :
E.10*
(ữ =
222B 3F,
trong đỏ :
Ba- giá trị thực tế của cảm ứng từ ;

ks - hệ số từ tàn có giá trị trong khoảng 1,15^1,3 (giá trị lớn ứng vớicông suất nhỏ).
B - cảm ứng từ có giá trị 12000-Ỉ-20000 (giá trị lớnứng vớimáy công suất thấp) ;
Fc - diện tích m ạch từ :

Fc = kc(L - b.n)ha

kc - hệ số lấp đầy lối thép;

L - chiều dài dọc trục của Stator, cm ;


b - bề rộng của rãnh thoát k h í, cm ;

219
n - số lượng rãnh ;
ha - chiều cao hiệu dụng của stator, cm;

2
Dn, Dtr - đường kính ngoài và đường kính trong của lõi thép stator, cm ;

hr - chiều cao răng stator, cm.


Lực từ hoá:
= H ./ ,b

Cường độ từ trường H được xác định theo biểu đồ hình 7.22 hoặc tra bảng 7.3 phụ
thuộc vào giá trị của cảm ứng từ Ba.
/tb - chiều dài trung bình cùa đường sức :
/ tb = (D n -h a )T t

H ình 7.22. Đường cong phụ thuộc cùa cường độ từ trường H =f(Ba).

Dòng từ hoá của cuộn dây :

220
0)

Công suất từ hoá : s = U.1.I0'\ kVA


p = S.cosq), kw
Hệ số coscp có giá trị trong khoảng 0,2-í-0,4 (bảng 7.2).
Tiết diện dây dẫn từ hoá :

P
r =- 1- , mm 2
j
j - mật độ dòng điện (A/mm^) lấy giá trị trong khoảng 3,5-^5 đối với dây đồng và
2-t3 đối với dây nhôm.

B ảng 7.3. C ường độ từ trường H phụ thuộc vào Ba, (A/cm)

Ba, Tesla 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
12000 8,43 8,66 8,91 9,18 9,46 9,76 10,1 10,4 10,7 11
13000 11,4 11,8 12,2 12,6 13,0 13,4 13,8 14,3 14,8 15,3
14000 15,8 16,4 17,1 17,8 18,6 19,5 20,5 21,5 22,6 23,8
15000 25,0 26,4 27,9 29,5 31,1 32,8 34,6 36,6 38,8 41,2
16000 43,7 46,3 49,1 52,2 55,3 58,8 62,3 66,0 69,8 73,3
17000 77,6 82,0 86,3 90,7 96,3 101 106 III 116 122
18000 128 134 142 146 152 159 166 173 180 188
19000 197 206 216 226 236 246 256 268 282 296

ví dụ B= 13000 thi H= 11,4; B= 13100 thì H - 11,8 ; B= 13200 thỉ H= 12,2 vv.

7 .1 0 . V í d ụ v à b à i t ậ p

Ví dụ 7.1. Hãy tính toán sấy cảm ứng cho một máy điện công suất 7 kw, vỏ bằng gang, biết
kích thước như sau

Kích thước, cm
Tham sô Dn L b h, n B, Tesla
Giá trị 25 15 30 2 2,6 4 19000

221
Giải
Trước hết ta chọn điện áp sấy là 220 V
Suất điện động của cuộn dây từ hoá với hệ số ke = 0,8;
E = keU = 0,8.220= 176 V
Chiều cao hiệu dụng cùa stator, cm ;

_ h = — — - 2,6 = 2,4cm
2 ^ 2
Diện tích mạch từ :

Fc = M L - b.n)ha= 0 ,9 (3 0 - 2 .4 ).2 ,4 = 4 7 ,5 2 cm^

Giá trị thực tế của cảm ứng từ :

B.a = — = = 15200 Tesla


k, 1,25

s ố vòng dây cần thiết của cuộn từ hoá :

E.IO* _ 176.10* ,,n -


co = ——— = 109,75œ 110 vòng
222.15200.47,52

ứng với giá trị của Ba= 15200, tra bảng 7.3 xác định cường độ từ trường H=27,9A/cm
Chiều dài trung bình của đường sức :

/,b = (Dn - ha)n =(25 - 2,4)3,14 = 70,96 cm


Lực từ hoá :

= H./,b= 27,9.70,96 = 1980 A


Dòng từ hoá của cuộn dây :

CÖ 110

Công suất từ hoá :


S = U.I.l 0-^=220.18.10'^ = 3,96 kVA
Tiết diện dây dẫn từ hoá bằng đồng với j = 3,5 A/mm^ là :

222
F = - = — = 5,15, mm
j 3,5

Chọn tiết diện dây là Fcu= 6 mm‘


Bài tập 7.1. Hãy tính toán sấy cảm ứng cho một máy điện công suất 63 kw, vỏ bằng gang,
biết kích thuớc như sau :

Kích thước, cm
Tham số D„ D,r L b hr n B, Tesla
Giá trị 55 38 60 3,5 4 6 15000

Đáp số : I = 32 A ; s = 7 kVA ; F = 9,13 mm^, chọn Fcu = 10 mm'

T óm tắ t ch ư ơ n g 7

Kiểm tra mức độ sẵn sàng của máy phát


- Quan sát tình trạng bên ngoài của các bộ phận;
- Kiểm tra độ sẵn sàng cùa hệ thống dầu;
- Kiểm tra độ sẵn sàng cùa hệ thống làm mát;
- Đo điện trờ cách điện của các cuộn dây mạeh stator, mạeh rotor và kích từ;

- Kiểm tra mức dầu, áp suất và nhiệt độ của dầu.


Kiếm tra máy phát ở trạng thải vận hành:
- Sự xuất hiện tia lừa ở cổ góp cùa máy kích t ừ ; Độ mòn cùa hệ thống chổi; Độ rung của các
ổ bi; Độ ồn cùa máy phát; Nhiệt độ cùa ổ bi và hệ thống làm mát; Áp suất của dầu.
Khởi động lò hơi (nhỏm lò): Trước hết tiến hành kiểm tra sự giãn nở cùa các ống góp và bao
hơi theo các mốc đã định. Khi phụ tải nhiệt của buồng lửa đạt đến 30% định mức sẽ chuyển
sang đốt nhiên liệu chính.
Phương pháp hoà đồng bộ: Phương pháp đồng bộ chính xác và tự đồng bộ
Thao tác dừng tổ máy: Thao tác ngắt với lò hơi gồm các công việc:

223
- Đóng các van lò đường hơi sau khi ngừng cấp nhiên liệu ngắt tuabin được thực hiện
bằng cách đóng van stop. Ngẳt máy phát bằng cách ngắt máy cắt.
Chuyển máy phát sang các chế độ làm việc bù đồng bộ bằng cách ngừng cung cấp môi năng
cho tuabin.
Chuyển đổi hệ thống kích từ chính (kích từ làm việc) sang hệ thống kích từ dự phòng và
ngược lại có thể thực hiện bằng 2 cách:
* Cách thứ nhất: Đóng kích từ dự phòng vào làm việc song song với kích từ đang làm việc,
sau đó cắt kích từ làm việc ra khỏi sơ đồ;
* Cách thứ hai: cắt kích từ chính và đóng kích từ dự phòng và chuyển sang chế độ không
đồng bộ.
Công tác loại trừ sự cổ trong sơ đồ chính của nhà máy điện được thực hiện dưới sự chỉ đạo
của kỹ sư trực ban. Trong trường họp một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện bị tách ra khỏi
hệ thống nhân viên vận hành cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều chỉnh tần số và
điện áp trong giới hạn cho phép. Kiểm tra nguồn tự dùng của nhà máy điện.
Tuabin cần phải được dừng khẩn cấp khi có những biểu hiện bất bình thường trong quá
trình vận hành:
Tự dùng nhà máy nhiệt điện là một thành phần tối quan trọng vì nó đảm bảo cho toàn bộ quá
trinh hoạt động sản xuất điện cùa nhà máy. Độ tin cậy cùa hệ thống tự dùng được đảm bào
bởi các biện pháp phân đoạn hệ thánh cái; áp dụng hệ thống tự động đóng dự phòng;
Thao tác dừng sự cổ đuục ứìực hiện khi có hỏng hóc hoặc khi ửiiết bị bảo vệ tác động. Khi dừng bình
thường tổ máy trước hết cần giảm dần phụ tải sau đó ngắt máy.

Sấy máy điện


- Điện trở cách điện cùa các cuộn dây stator (quy về nhiệt độ 75°C) sau 60s phải không nhò

hơn giá tri R.Q = ----------------------------------- , MQ ;


^ “ 1 0 0 0 + 0,01P„

- Phương pháp dùng tù sấy.


- Sấy bằng dòng điện.
Quá trình sấy bằng dòng điện được thực hiện bằng cách cấp cho cuộn dây dòng điện
áp thấp. Dòng điện trong cuộn dây sinh ra một lưọTig nhiệt làm tăng nhiệt độ và sấy cuộn
dây. Có thể sấy bằng dòng điện một chiều hoặc dòng xoay chiều.
- Sấy bằng phương pháp cảm úng

224
* Phương pháp tổn thất ữong lõi thép của stator sử dụng nguồn nhiệt tạo ra bời dòng điện
xoáy trong lõi thép cùa stator.
* Phương pháp tổn thất trong vỏ máy được thực hiện bằng cách quấn trên vỏ máy một số
vòng dây và cấp cho nó nguồn điện xoay chiều điện áp thấp.
* Tính toán cuộn dày sấy cảm ứng

dòng từ tiết diện


sđđ Số vòng dây cảm ứng từ stđ công suất
hoá dây dẫn

keU E.IO® F,=H.l,b S=U.I.10'^


1 = ^» F=i
222B .P . (0 j

C â u hỏi ôn tậ p c h ư ơ n g 7

1. Hãy cho biết công tác kiểm tra máy phát điện.
2. Hãy cho biết chế độ làm việc bình thường của máy phát điện.
3. Công tác kiểm tra trước khi khởi động máy phát.
4. Công tác chuẩn bị khởi động máy phát.
5. Hoà đồng bộ máy phát điện.
6. Khởi động khối từ trạng thái lạnh.
7. Khởi động máy phát điện và hoà vào lưới.
8. Chuyển máy phát sang các chế độ làm việc bù đồng bộ.
9. Chuyển kích từ dự phòng sang chế độ làm việc và ngược lại.
10. Các thao tác loại trừ sự cố trong sơ đồ chính cùa nhà máy điện.
11. Sự cố máy phát và biện pháp xử lý.
12. Nguyên tắc chung sấy máy điện.
13. Sấy bằng dòng điện.
14. Sấy bằng phương pháp cảm ứng.
15. Tính toán sấy cảm ứng máy điện.

225
Chưcmg 8
V Ậ N HÀNH TRẠM BIẺN Á P

8 .1 . Đ ạ i c ư ơ n g
8.1.1. Những vẩn đề chung
Vận hành trạm biến áp (TBA) bao gồm các công việc kiểm tra định kỳ, sửa chữa,
bảo dưỡng định kỳ, thử nghiệm, thao tác đóng cắt duy trì chế độ làm việc bình thường với
hiệu quả kinh tế cao nhất. Công việc kiểm tra định kỳ do nhân viên vận hành có trình độ an
toàn không dưới bậc 3 tiến hành. Đe máv biến áp (MBA) luôn ở trạng thái làm việc bình
thường cần phải đặt nó dưới sự giám sát chặt chẽ. Việc giám sát này bao gồm:
- Giám sát nhiệt độ, mức điện áp và phụ tải;
- Giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật cùa dầu và cách điện;
- Giám sát tình trạng cùa các thiết bị làm mát và thiết bị điều chinh điện áp.
Đối với các trạm biến áp có người trực, việc giám sát các thông số vận hành được
căn cứ vào các chỉ số của các đồng hồ đo. Các chỉ số cùa đồng hồ đo được ghi lại mỗi giờ
một lần, riêng đối với trường hợp MBA làm việc quá tải thi phải ghi nửa giờ một lần. Đối
với các trạm biến áp không có người trực thi các chỉ số của đồng hồ đo được ghi lại ờ mỗi
lần đi kiểm tra, cần đặc biệt chú ý đến sự càn bàng pha trong thời gian cao điểm.
Các MBA phải được kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường. Việc kiểm tra định kỳ
MBA được thực hiện ít nhất mồi ca một lần đổi với trạm có người trực và 15 ngày một lần
đối với các trạm biến áp không có người trực. Khi kiểm tra trạm biến áp cần chú ý đến tinh
trạng cùa các tiếp điểm, mức dầu trong MBA và máy cắt. tiếng kêu cùa máy, trạng thái cùa
các sứ cách điện, cầu chảy v.v... Nếu trong quá trinh kiềm tra phát hiện ra những hiện tượng
lạ như tiếng kêu rú của MBA, tiếp xúc điểm bị nóng, dầu bị chảy vv, thì cần báo ngay cho
trực ban dể kịp thời xử lý. Trường hợp khẩn cấp như đe doạ đến tính mạng người, sự cố
ngắn mạch vv, thì cần tiến hành cắt loại ngay các phần tử bị sự cố ra khỏi mạng điện sau đó
báo cho trực ban về những diễn biến. Tất cả các kết quả khảo sát, kiểm tra được ghi vào sổ
nhật ký lưu trữ. Kiểm tra bất thường được tiến hành khi có các hiện tượng sau;
- Nhiệt độ dầu thay đổi đột ngột;
- Máy bị cắt bởi rơle hơi hoặc rơle so lệch.
Những công việc thực hiện trong trạm biến áp như sừa chữa, chỉnh định, thay đổi đầu
phân áp vv. chỉ được thực hiện theo phiếu thao tác.

227
8.1.2. Một số yêu cầu đối với trạm biến áp
8.1.2.1. Yêu cầu về thông giỏ
Ngoài kết cấu làm mát sẵn có trong máy, khi đặt máy phải xét đến thông gió bên
ngoài cho máy. Phòng đặt MBA phải đảm bảo sự lưu thông không khí trong phòng một cách
liên tục bằng các cửa gió nóng và cửa gió lạnh (hỉnh 8.1).
Cửa gió nóng bố trí ở bên trên,
cửa gió mát bố trí ờ bên dưới đối diện
với cửa gió nóng. Hiệu số nhiệt độ giữa
gió ra và gió vào không vượt quá
ĩo-15°C.

Với các MBA có công suất lớn


khi nhiệt độ cùa cuộn dây và mạch từ
đạt đến 85h-90°C thì tác dụng làm mát
bằng các cửa gió không còn nữa, khi đó
trong kết cấu làm mát cùa máy có hệ
thống quạt cưỡng bức, khi nhiệt độ máy
đến bộ quạt cưỡng bức tự động
làm việc.

H ình 8.1. Sơ đồ thông thoáng trạm biến áp.


8.1.2.2. Yêu cầu về phòng hoả và an toàn
Để đề phòng hoả hoạn có thể xẩy ra trong trạm biến áp, người ta thường xây dụng hố
dầu. Sự có mặt cùa hố dầu để chứa dầu trào ra khi MBA bị hư hỏng, chống cháy lan tràn. Hố
dầu xây bằng xi măng ở phía dưới bệ MBA (hình 8.1), trong hố được đổ đầy sỏi vụn. Trong
trường hợp có dầu trào ra từ máy thì nó sẽ được tiêu dưới lớp sỏi, do đó khó cháy hoặc có
cháy cũng không lan tràn nên dễ dập tắt. Hố dầu thường phải được xây dựng đối với các
MBA có công suất định mức tử 320 kVA trở lên ( S n ^ 320kVA).
Ngoài ra tất cả các trạm biến áp nhất thiết phải được trang bị các thiết bị phòng chống
cháy nổ và an toàn theo quy định như; bình khí, cát, nước, thang, ủng cách điện, mỏ giật,
tiếp địa di động, biển báo, thảm cách điện, sào thao tác cách điện v.v... Tất cả các thiết bị
này phải được kiểm trâ định kỳ để khẳng định trạng thái hoàn hảo và khả năng làm việc an
toàn cùa chủng.
8.L2.3. Yêu cầu về bảng điện
Bảng điện là thiết bị cần thiết đối với mỗi trạm biến áp. Trên bảng điện người ta đặt
các đồng hồ đo lường, các nút bấm điều khiển, đèn tín hiệu. Các thiết bị được bố trí thuận

228
tiện cho quá trình thao tác và dễ dàng xừ lý các tinh huống. Đồng hồ đo lường thường đặt ở
phía nguồn đến. Với những trạm quan trọng hoặc trạm công suất lớn người ta thường lắp đặt
đồng hồ cả hai phía.
.X
8.2. Công tác kiêm tra máy biến áp
8.2.1. Kiểm tra tổ nổi dày của MBA
Theo quy định đầu cùa mồi cuộn dây sơ cấp MBA được ký hiệu bời các chữ A, B, c
và các đầu cuối - X, Y, z, tương ứng đối với các cuộn dây thứ cấp: a, b, c và X , y, z. Các
MBA được nối theo các sơ đồ khác nhau như: sao-tam giác- ] 1 (Y/A-11); sao-sao không 12
( Y / Y o - 12)v .v . ..

Các chỉ số cùa sơ đồ cho biết mối quan hệ giữa góc phacủacuộn dây sơ cấp và cuộn
thứ cấp tương ứng với vị trí của các kim đồng hồ: véctơ điện ápdây của cuộn sơ cấp là kim
giờ còn véctơ điện áp dây cùa cuộn thứ cấp là kim phút, như vậy chỉ số 11 cho biết độ lệch
pha của các véctơ điện áp dây cùa hai phía là 30°. Việc kiềm tra tổ nối dây cùa MBA được
tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau:
8.2.1.1. Sử dụng fazomẻt
Sơ đồ mắc fazomét biểu thi trên hình 8.2.

Hình 8.2. Sơ đồ kiểm tra tổ


noi dãy cùa máy biến áp bằng
thiết bị fazomét.

Theo sơ đồ hình 8.2. khi ta đưa điện áp thấp vào cuộn sơ cấp MBA đủ để fazomét
hoạt động, thì fazomét sẽ chi góc lệch giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp, tức là chi tổ nối dây
cùa MBA.

8.2.I.2. S ử dụng điện kế


a) Phương pháp dùng 2 điện kế một chiểu
Sơ đồ xác định tổ nối dây của MBA bằng 2 điện kế được thể hiện trên hình 8.3.
Cách tiến hành: Cho dòng điện một chiều chạy trong cuộn sơ cấp MBA, k hi đóng
khoá K trong cuộn dây thứ cấp sẽ có một suất điện động cảm ứng có chiều xác định bời điện
kế G2. Nếu các cuộn dây được quấn cùng chiều tương ứng với A và a thì kim cùa hai điện kế

229
sẽ lệch từ trị số 0 về cùng một hướng, tạm quy định là chiều dưong. Neu chiều quấn của các
cuộn dây khác nhau thì kim của G2 sẽ lệch về hướng đối diện theo chiều âm. Tiến hành 9
phép đo lần lượt cho điện áp vào các đầu AB, BC, CA và mỗi iần ghi lại chiều lệch của
các điện kế mắc vào cuộn dây tương ứng ab, bc, ca. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm có
thể xác định được tổ đấu dây cùa MBA theo bảng 8.1.

H ìn h 8.3. Sơ đồ kiểm tra


tổ noi dây cùa máy biến áp
bằng 2 điện kế.

X X

B ảng 8.1. Xác định tổ nối dây theo kết q u ả khảo nghiệm bằng điện kế

Chiêu lệch của điện kê nôi với cuộn dây


ab bc ca ab bc ca

Tổ 12 Tồ 11
AB - - 0 -

BC - + - - + 0
CA - - + 0 - +

b) Phương pháp sử dụng 3 điện kế

c (Ị(_nrm- -m Y uẬ

+ , - B(í—/YTYV,
I----^1----
- B0—rrrrv.
+. I—
0 G

b—onnrv- -iTnnrụ^

a) b)

H ìn h 8.4. Sơ đồ kiểm tra tổ nối dây của máy biến áp bằng 3 điện kế:
a) Sơ đồ nối Y/A-11; b) Sơ đồ nối Y/Y-12.

230
Sơ đồ nối Y/A-1 Sơ đô nôi YA^-12
AB BC AC AB BC AC
ab +
be +
ac + + + +

Theo phưoTìg pháp này ta dựa vào sơ đồ mẫu để nối dây. Sơ đồ thí nghiệm được thể
hiện trên hình 8.4. Khi đóng khóa K, nếu kim của điện kế lệch phải (cùng chiều kim đồng
hồ) thi coi là dương (+), còn nếu kim iệch sang trái thì coi là âm (-). Kết quả thí nghiệm
nhận được phù họp với bảng cùa sơ đồ mẫu nào thì MBA có tổ đấu dây tương ứng.
8.2.1.3. S ử dụng vônntéí
Một phương pháp khác xác định tổ nối dây của MBA áp có tên gọi là phương pháp
vônmét. Trước hết cần nối tắt 2 cực đồng tên của máy, ví dụ A-a (hình 8.5), sau đó cấp
nguồn điện áp thấp cho các cuộn dây sơ cấp và lần lượt đo điện áp giữa các cực còn lại
(B-b), (B-c), (C-b) và (C-c). Các giá trị điện áp đo bằng vônmét đem so sánh với giá trị điện
áp xác định theo biểu thức:

u = U.dV 1+k ( 8 . 1)

trong đỏ:
U2d - điện áp dây phía thú cấp cùa phép đo, V;

k - hệ số biến áp.

Hình 8.5. Sơ đồ thí nghiệm xác


định tổ nối dây máy biến áp.

Kết quả của các phép đo sẽ cho biết tổ nối dây tương ứng (bảng 8.2).

231
Bảng 8.2. Các phương án nối dây MBA

Điện áp đo so sánh với ư


B-b B-c c-b C-c
Y/A A/Y Y/z N B N N
Y/Y A/A A/z N N N
Y/A A/Y Y/z B N B
Y/Y A/A A/z N L
Y/A A/Y Y/z L B
Y/Y A/A A/z L
Y/ A A/Y Y/z B L
Y/Y A/A A/z N L
Y/A A/Y Y/z B N B
10 Y/Y A/A A/z N N L N
11 Y/A A/Y Y/z N N B N
12 Y/Y A/A A/z N N N N

Ghi chú:
N - nhỏ hơn; L - lớn hơn; B - bằng; YA' - sơ đồ nối sao/sao ; A/A - sơ đồ nối tam
giác/tam giác; Y/z - sơ đồ nối sao/zích zẩc.

8.2.2. Định pha


Mục đích của việc định pha là xác định các pha cùng tên của các MBA để có tíiể nối
chúng làm việc song song với nhau. Có nghĩa là phải khẳng định sự vắng mặt của điện áp
giữa các đầu dây cuộn thứ cấp mắc trên cùng một thanh cái. Việc kiểm tra này có thể thực
hiện nhờ vônmét và đèn sợi đốt đối với điện áp u < 380V và sử dụng các thiết bị chi điện áp
đặc biệt - đối với mạng điện cao áp. Có hai phương thức tiến hành định pha phụ thuộc vào
điện áp cùa mạng điện là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
* Phương pháp trực tiếp: Trên sơ đồ hinh 8.6. biểu thị sơ đồ định pha trực tiếp với sự trợ
giúp của vônmét. Trước tiên vônmét cần được kiểm tra để khẳng định sự hoạt động bình
thường, sau đó tiến hành định pha: một đầu của vônmét được đấu vào một trong các đầu của
cuộn thứ cấp (ví dụ 0.2 ) còn đầu thứ 2 sẽ lần lợt cho tiếp xúc với 3 đầu ra của MBA kia
(ai, b|, C |) để đo điện áp. Nếu hai MBA có tổ nối dây như nhau thì 1 trong các phép đo phải
có giá trị 0. Sau đó lại tiếp tục làm lại đối với các đầu dây khác. Nếu sau lần đo thứ nhất tất
cả các giá trị cùa phép đo (a|32, b|a 2 và C|a2) đều khác 0 thi có nghĩa là có sự lệch pha giũa
hai MBA, do đó không thể đóng song song được.

232
* Phương pháp giản tiếp được thực hiện đối với mạng điện cao áp. ở đó điện áp đo
được lấy trên các đầu dây cùa MBA đo lường. Đối với MBA 3 pha 3 cuộn dây, quá trình
định pha được thực hiện theo 2 giai đoạn: Đầu tiên là thực hiện các phép đo giữa cao và hạ
áp. sau đó giữa cao và trung áp.

8.2.3. Đo điện trở cách điện của cuộn dây máy biến áp
Để đo điện trờ cách điện cùa cuộn dây M B A ta dùng Mêgômmét loại 2500V. Sơ đồ đo
điện trờ cách điện của các cuộn dây máy biến áp được thể hiện trên hình 8.7. Các phép đo
tiến hành như đối với điện trở cách điện giữa các cuộn dây với nhau và giữa các cuộn dây
với vỏ máy. Trị số Rcđ được xác định sau 60 giây. Kết quả đo được phải đảm bảo đúng theo
quy chuẩn (hoặc so sánh với số liệu đo cùa nhà máy chế tạo ở cùng nhiệt độ đo). Khi đo, tất
cả các đầu ra của cuộn dây kiểm tra được nối lại với nhau, các cuộn dây khác và vỏ cần
được nối đất.

H ình 8 , 7. Sơ đồ đo điện trở cách


Bc Ac điện cuộn dây máy biến áp.
Z1 a
Bt A
0 {
/

233
Ltniỷ: Trước khi đo điện trở cách điện Rcđ cần phải:
- Kiểm tra sự làm việc hoàn hảo của Mêgômmét (nối tắt 2 cực cùa Mêgômmet rồi
q u a y ta y q u a y , k im c h ỉ 0 . T á c h h ai c ự c ra rồi q u a y ta y q u a y , k im c h ỉ 00 ).

- Nối tắt cuộn dây 2-3 phút để phóng hết điện tích dư có thể còn tồn tại.
- Kiểm tra cách điện của dây đẫn sử dụng để đo.
- Các pha chưa đo phải được tiếp đất.

B ảng 8.1. B ảng qui chuẩn cách điện của cuộn dây MBA

Câp điện áp cùa cuộn dây Trị số Reo (Mfì) ờ nhiệt độ đo (°C)
phía cao áp . 10 20 30 40 50 60 70
Tới35kV, S„f <10MVA 450 300 200 130 90 60 40
Tới35kV, SnF>10MVA 900 600 400 260 180 120 80
và 110 kv với mọi cấp công suất.

Bảng qui chuẩn cách điện trên đây dùng cho mọi cuộn dây MBA. Nếu Rcđ đo được
không đạt qui chuẩn trên thì phải sấy lại cuộn dây MBA và đo lại Rẻo- Trước khi đi đến kết
luận về cách điện của máy cần phải kết hợp với đo Kht, tgS, C 2/C 50 cùng dòng điện rò, thử
điện áp chọc thùng trong điều kiện mức dầu đạt tiêu chuẩn, dầu tốt.

8.2.4 Thí nghiệm không tải và thỉ nghiệm ngắn mạch


8.2.4.1. T hi nghiệm không tải
Thí nghiệm không tải (I2 = 0 ; f = fn ; U | = U i n ) nhằm xác định các tham số không
tài cùa MBA nhu tỷ số biến áp Kb , dòng không tải ỈQ và tổn hao không tải . Việc xảc
định các tham số lo , APg là do nhà máy chế tạo tiến hành vì muốn tiến hành chính xác các
trị số lo và A/*o phải có nguồn phù hợp với điện áp định mức cùa máy biến áp do nhà chế tạo
qui định.
Nếu như vậy thì việc bố tri thiết bị rất phức tạp, mặt khác việc thí nghiệm cũng phải
thật an toàn. Do vậy việc tiến hành thí nghiệm xác định lo , APq chỉ thục hiện khi nào thật
cần thiết, ở đây chúng ta chi thí nghiệm đo tỷ số biến của máy biến áp K b , sơ đồ thí nghiệm
như hình vẽ 8.8:
Trong sơ đồ các vônmét (Vi) và (V2) đo các điện áp dây.

u
Ta có; K b, = ~
u ab u bc u ac

234
Với các MBA có đầu phân áp thì ta phải kiểm tra tỷ số biến áp ứng với từng nấc phân
áp. Kết quả thí nghiệm đo được phải phù họp với số liệu của nhà chế tạo, nếu sai lệch thi
không được vượt quá 2%.

H ình 8 . 8 . Sơ đồ thí nghiệm không tải máy biển áp.

8.2.4.2. Thí nghiệm ngắn mạch


Thí nghiệm ngẳn mạch (U2 = 0) nhằm xác định các thông số ngắn mạch của máy
biến áp như Af(), Uk%. Thí nghiệm này dọ nhà máv chế tạo thực hiện ở khâu thí nghiệm
xuất xưởng.

8 .3 . T h a o t á c v ậ n h à n h t r ạ m b iế n á p

8.3.ỉ . Nhiệm vụ và trách nhiệm của người trực vận hành


Nhân viên vận hành phải thực hiện trực ca theo lệnh đã được kỳ sư chính duyệt. Chỉ
khi nào có phép của lãnh đạo mới được thay thế một nhân viên trực nhật này bằng một nhân
viên trực nhật khác, cấm một người trực hai ca liền cùng như bỏ nhiệm vụ trực khi chưa
giao ca. Nếu người vào nhận ca sau chưa đến thì người đang trực nhật báo cáo với cán bộ
trực nhật cấp cao hơn hoặc xưởng trưởng biết và đợi đến khi người có trách nhiệm trực nhật
đến nhận ca.
Nhân viên trực nhật phải thực hiện chính xác các lệnh và chỉ dẫn cùa nhân viên trực
nhật có chức trách cao hơn.

235
Phải ghi đầy đủ các chi số làm việc của thiết bị vào sổ nhật ký vận hành, ghi tất cả các
hiện tượng không đúng và những thiếu sót thấy được của các thiết bị đang hoạt động.
Nếu trong thời gian trực có hư hỏng thấy được ở các thiết bị hoặc xảy ra sự cố đe doạ
tính mạng con người hoặc sự toàn vẹn cùa thiết bị thì bắt buộc phải báo cáo cho nhân viên
trực nhật có trức trách cao hcm, trong khi chờ đợi họ thì tụ mình phải có những biện pháp
cần thiết phù hợp theo qui trình xử lý sự cố cho đến khi cắt được thiết bị ra khỏi vận hành.

Khi nhận ca phải tìm hiểu tinh trạng và phưong thức làm việc cùa thiết bị trong phạm
vi mình phụ trách theo qui định cùa qui trình. Ngoài ra khi nhận ca phải đọc tất cả những ghi
chép và những lệnh đã cỏ ở ca trước, kiểm tra và tiếp nhận các vật liệu, dụng cụ, chia khoá
phòng, nhật ký vận hành.

Khi giao ca bắt buộc phải thông báo cho người trực ca sau biết về tình trạng cùa thiết
bị, những thiết bị nào cần theo dõi chặt chẽ để đề phòng sự cố và hư hỏng, những thiết bị
nào đã đưa ra sửa chữa.

Nếu xảy ra sự cố hoặc đang thao tác, việc giao nhận ca phải hoãn lại cho đến khi hết
sụ cố hoặc thao tác xong. Khi thời gian sự cố kéo dài (quá hai ca) nếu được phép cùa lãnh
đạo thi cho phép giao ca.

8.3.2. Đóng điện vào MBA


Trước khi đóng máy vào vận hành cần phải thực hiện các công việc sau:

1. Thu hồi tất cả các phiếu công tác có liên quan đến MBA chuẩn bị vận hành.

2. Kiểm tra toàn bộ bên ngoài máy như: máy đã được vệ sinh sạch sẽ chưa, có còn sót
vật gì trên mặt máy không, các bu lông sứ đã siết chặt chưa, máy có hiện tượng rỉ dầu
không, hệ thống làm mát, hệ thống ống tản nhiệt và quạt gió có tốt hay không.

3. Kiểm tra mức dầu, màu dầu, bộ phận chống ẩm, kính phòng nổ xem có còn tốt, còn
đủ tiêu chuẩn Idiông. Kiểm tra các đồng hồ đo nhiệt độ lớp dầu trên xem có bình thường hay
không.

4. Kiểm tra độ chắc chắn cùa hệ thống tiếp đất cùa vỏ máy. Tháo gỡ các dây tiếp đất
tạm thời.
5. Kiểm tra rơle hơi xem có hơi, c'ó dầu không, van dầu của rơle hơi có mở không, mặt
kính của rơle hơi có tốt không.

6. Kiểm tra xem vị trí đầu phân áp có đặt đúng vị trí quy định hay không.

236
7. Đo điện trở cách điện Rcđ giữa các cuộn dây với nhau và giữa các cuộn dây với đất.
Trị số Rcđ phải đảm bảo yêu cầu.

8. Kiểm tra máy cắt và dao cách ly thuộc mạch MBA, chúng phải làm việc tốt.
9. Kiểm tra và thử mạch bảo vệ, điều khiển, tín hiệu.
MBA chỉ được đưa vào vận hành sau khi đã được kiểm tra phân tích cẩn thận các
tham số thử nhiệm, máy phải có đù thời gian ổn định dầu tính từ lần bổ sung cuối cùng; 5-Í-6
giờ đối với MBA 1OkV trở xuống và 12 giờ đối với máy trên 1OkV. Có thể đóng MBA với
điện áp toàn phần hoặc đóng vào và nâng dần điện áp từ giá trị 0 đến giá trị định mức (trong
trường hợp kết nối khối với máy phát).
Khi đóng MBA với điện áp toàn phần, dòng điện từ hoá có thể thay đổi đột biến với
giá trị có thể gấp hàng chục lần dòng từ hoá khi máy làm việc bình thường (dòng không
tải). Tuy nhiên do dòng điện không tải cùa các MBA thường có giá trị khá nhỏ (ở các MBA
công suất thấp khoảng 5-^8%, còn ở các máy lớn chỉ vài ba phần trăm), nên dòng từ hoá đột
biến không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên việc đóng MBA với điện áp toàn phần có thể gây
nên sự quá điện áp do sự phân bổ không đều điện áp trong các cuộn dây và sự xuất hiện quá
trình quá độ trong máy. Bởi vậy khi đóng MBA với điện áp toàn phần từ phía cao áp thì các
cuộn dây trung áp và hạ áp cần phải được nối theo sơ đồ hình sao hoặc hình tam giác và
được bảo vệ chống quá điện áp (trong trường họp có ít nhất 30 mét dây cáp nối với các cuộn
dây thì điều đó có thể không cần thiết). Trong trường hợp nâng điện áp từ giá trị 0, kích từ
cùa máy phát chỉ nâng sau khi máy phát đạt tốc độ quay định mức để ngăn ngừa sự quá kích
thích mạch từ của MBA. Khi đóng các MBA vào làm việc song song, sự phân bố phụ tải tỷ
lệ với công suất định mức chi khi thoả mãn được các điều kiện sau:

- Điện áp sơ cấp và thứ cấp của chúng bằng nhau, tức là có hệ số biến áp giống nhau kba
= const;

- Điện áp ngắn mạch chênh lệch nhau không quá 10%;

- Tổ nối dây như nhau;

- Hoàn toàn đồng pha nhau;

- Sự chênh lệch công suất định mức không quá 4 lần.

Nếu điều kiện 1 không đảm bảo thì điện áp thứ cấp của các MBA sẽ khác nhau, dẫn đến sự
xuất hiện dòng điện cân bằng:

Ub= (8.2)
^BAl ^BA2

237
AU = U| - U2 là độ chênh lệch điện áp thứ cấp cùa các MBA;

Zbai> Zba2 là điện trở của các MBA tương ứng;

---------- (8 .3 )

U|( - điện áp ngắn mạch của MBA, %;

Un - điện áp định mức cùa'MBA, kv ;

Sn - công suất định mức của MBA, kVA.

Dòng điện eân bằng chạy trong mạch sẽ làm tăng tổn thất và làm nóng MBA .
* Sự lệch nhau về điện áp ngắn mạch Uk sẽ dẫn đến sự phân bố phụ tải giữa các MBA
không đều. Công suất truyền tải qua các MBA làm việc song song là;

s =
^nl ^n2 Uk (8 .4 )

Uk - điện áp ngắn mạch đẳng trị của các MBA làm việc song song;

Sni; s „2 - công suất định mức của các MBA;

Uki ; Uk2 - điện áp ngắn mạch cùa các MBA.


Từ biểu thức (8.4) trên ta thấy MBA nào có Uki nhỏ hom sẽ nhận phụ tải lớn hơn. Sự
phân bố công suất tối ưu chỉ đạt được khi các giá trị Uk cùa các máy bằng nhau. Tuy nhiên
trong thực tế cho phép cẩc giá trị này lệch nhau khoảng 10%.

* Khi các MBA có tổ nối dây khác nhau thì không thể làm việc song song với nhau
được, bởi vì khi đó giữa các cuộn dây thứ cấp sẽ xuất hiện điện áp do sự lệch pha giữa các
véctơ điện áp thứ cấp. Dòng điện cân bằng trong trường hợp này được xác định:

200 s i n -

I.,
Ini và I„2 là dòng định mức cùa các MBA;

ô - góc lệch pha giữa các véctơ điện áp thứ cấp.

238
Việc đóng MBA vào làm việc phải tuân thủ theo các quy định:
- Trước khi đóng điện vào MBA cần phải kiểm tra kỹ tình trạng của máy, sự hoàn
hảo cùa hệ thống bảo vệ rơle, cùa các máy cất, hệ thống làm mát, thu hồi phiếu công tác,
tháo gỡ tiếp địa di động, biển báo, rào ngăn tạm thời vv.

- Đóng điện vào MBA được thực hiện từ phía nguồn cấp điện, nếu có máy cắt thì
việc đóng điện được thực hiện bằng máy cắt, nếu không có máy cắt thì dùng dao cách ly.

8.3.3. Kiểm tra, giảm sát trạng thái ỉàm việc của MBA
Việc kiểm tra giám sát trạng thái vận hành cùa MBA được tiến hành để ngăn ngừa
kịp thời sự phát triển cùa những hỏng hóc xuất hiện trong quá trinh làm việc của máy. Thời
hạn kiểm tra được tiến hành như sau:

- Các MBA ở các trạm chính có người trực và MBA nhu cầu riêng được kiểm tra mỗi
ngày 1 lần;
- Các MBA ở các trạm trung gian có người trực mỗi tuần 1 lần;

- Các MBA ở các trạm không có người trực thường xuyên -mỗi tháng 1 lần;

- Các MBA ở các trạm tiêu thụ - 6 tháng 1 lần.

Phụ thuộc vào điều kiện và trạng thái cụ thể cùa MBA, thời hạn trên có thể được
thay đổi. Trong những trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nghi ngờ có hiện tượng
làm việc bất bình thường của máy, cần tiến hành kiểm tra không định kỳ.

Để không mất nhiều thời gian và không gây nguy hiểm, các nhân viên vận hành cần
được trang bị các thiết bị và dụng cụ thuận tiện và an toàn như ống nhòm, dụng cụ bảo hộ,
thang (chú ý không dùng thang gỗ) v.v... Thang dùng cho việc kiểm tra và dịch vụ trong
trạm biến áp là thang kim loại chuyên dùng có mặt rộng ở nấc trên cùng để nhân viên vận
hành có thể đứng trên đó một cách thoải mái ở một cụ ly an toàn so với các phần dẫn điện
cùa MBA. Các chỉ số cần quan sát là mức dầu trong bình giãn nở, trạng thái của rơle hơi,
nhiệt độ dầu, trạng thái của các đầu cực, chi số của ampemét, vonmét, cosíimet v.v... Tất cà
các thông tin thu được trong quá trình quan sát kiểm tra được ghi vào sổ trực vận hành để
dùng làm tài liệu phân tích đánh giá trạng thái và chế độ làm việc cùa MBA. Trong quá trình
quan sát nếu thấy có hiện tượng bất thường như nhiệt độ quá mức quy định, có ám khói trên
đầu cực, có vết rỉ dầu v.v... cần phải thông báo ngay cho người phụ trách để có biện pháp xử
lý kịp thời.

239
8.3.4. Bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ và đại tu MBA
8.3.4.ì. Bảo dưỡng định kỳ

Thời hạn bảo dưỡng MBA được thực hiện mỗi năm một lần ở các trạm biến áp chính
của nhà máy điện và trạm trung gian đầu mối và MBA nhu cầu riêng, còn ở các TBA khác
thì tuỳ theo sự cần thiết nhưng không quá 4 năm một lần.

Trong quá trình vận hành, các phần tử của MBA dưới tác dụng của chế độ nhiệt, tác
động cơ học v.v... sẽ bị giảm sút dần chất lượng ban đầu cùa mình và có thể dẫn đến hiện
tưọng hỏng hóc, bời vậy cần phải tiến hành bảo dưõng định kỳ để khôi phục khả năng làm
việc bình thường cùa các thiết bị. Khối lượng bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ gồm:
- Quan sát bên ngoài và khắc phục các hỏng hóc nểu có ngay tại chỗ;

- Lau chùi sứ cách điện và vỏ máy;


- Kiểm tra, làm vệ sinh và bổ sung dầu nếu cần cho bình dầu phụ;

- Thay chất hút ẩm trong phin lọc;


- Kiểm tra và làm vệ sinh cho hệ thống làm mát, thay thế (nếu cần) ổ bi của động cơ máy
bơm và quạt;

- Kiểm tra các thiết bị chống sét;

- Kiểm tra và lấy mẫu dầu thử nhiệm;

- Tiến hành các thử nghiệm cần thiết như đo điện trở cách điện, đo tgỗ cùa dầu, độ kín
cùa các đầu vào và độ kín của thùng, đo điện trở của hệ thống tiếp đỉa v.v... ;

- Kiểm tra các thiết bị đo lường, tín hiệu và điều khiển v.v...

8J.4.2. Đại tu
Các MBA ở các nhà máy điện, các trạm biến áp đầu mối và biến áp nhu cầu riêng
cần được tiến hành đại tu không quá 6 năm kể từ khi bắt đầu đưa vào vận hành và sau đó tuỳ
theo mức độ cần thiết trên cơ sở phân tích số liệu kiểm tra về trạng thái máy. Đối với các
MBA còn lại việc đại tu được tiến hành trên cơ sở phân tích các kết quả thử nghiệm và trạng
thái cụ thể cùa mảy. Đại tu và sửa chữạ bộ điều chỉnh điện áp được tiến hành sau một số
luợng thao tác xác định theo sự chỉ dẫn cùa nhà chế tạo. Khối lượng đại tu bao gồm:
- Tháo gỡ nắp máy, đưa ruột biến áp ra khỏi vỏ và xem xét chúng;
- Kiểm tra mạch từ và các cuộn dây, bộ chuyển mạch, sứ đầu vào và hệ thống tiếp địa;
- Kiểm tra hệ thống ép cuộn dây;
- Lau chùi, sửa chữa và sơn lại thùng dầu phụ, vỏ máy, ống xả v.v...

240
- Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống làm mát;
- Làm sạch dầu, thay chất hút ẩm trong phin lọc;
- Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều chình điện áp và các thiết bị khác;
- Sấy máy (nếu cần);
- Thay các tấm đệm và lắp ráp máy v.v...

8.3.5. Điểu chỉnh đầu phân áp


Việc điều chỉnh đầu phân áp có thể thực hiện bằng tay khi đã cất MBA ra khỏi
mạng, ở các MBA công suất lớn người ta thường chế tạo hệ thống tự động điều chinh điện
áp dưới tải hay còn gọi là tự động điều áp dưới tải (DAT), ở các loại MBA này quá trình
điều chỉnh đầu phân áp được thực hiện một cách tự động trong khi MBA vẫn làm việc bình
thường. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp dưới tải sẽ tự động thay đổi đầu phân áp phù
họp với mức điện áp đã định tuỳ thuộc vào sự thay đồi cùa phụ tải.

8.3.5.1. Điều chỉnh điện áp với bộ điều áp không tải


Khi máy chuẩn bị làm việc, chọn trước một đầu phân áp thích hợp để trong các chế độ
vận hành khác nhau điện áp cùa mạng đều không lệch quá phạm vi cho phép. Trong trường
hợp máy đã mang tải, nếu muốn điều chinh điện áp thì cần phải cắt phụ tài, tách máy ra khỏi
mạng rồi xoay nấc phân áp về đúng với nấc muốn chọn, cuối cùng đóng máy vào làm việc
và đóng phụ tải cho máy,

Nếu trong trạm biển áp có nhiều máy làm việc song song thì cần thực hiện đồng thời quá
trình chuyển đổi nấc ở tất cả các máy. Sau khi đã chuyển nấc MBA cần kiểm tra lại điện trở
một chiều các cuộn dây (đổi với MBA từ lOOOkVA trở lên) và kiểm tra thông mạch (đối với
MBA dưới lOOOkVA).

8.3.5.2. Thao tác với bộ điểu áp dưới tải


Như đã biết, bộ điều áp dưới tải (DAT) được thiết kế để tự động điều chỉnh điện áp phù
hợp với sự thay đổi cùa phụ tải (xem mục 3.2.4, chương 3). Tuỳ thuộc vào loại DAT mà có
những phương thức vận hành bảo dưỡng thích hợp. Các thao tác vận hành đối với thiết bị
DAT bao gồm:
- Quan sát tổng thể;
- Đo độ nén của các tiếp điểm;
- Đo mômen quay;
- Đo thời gian đóng cắt cùa các tiếp điểm dập hồ quang;
- Đo điện trở một chiều toàn mạch ở 2 vị trí của tiếp điểm đảo chiều;

241
- Kiểm tra độ bền điện;
- Kiểm tra độ kín dầu;
- Kiểm tra trình tự hoạt động của các tiếp điểm.

8 .4 . V ậ n h à n h t r ạ m b iế n á p ở c h ế đ ộ k h ô n g b ìn h t h ư ờ n g
8.4.1. Những vẩn đề chung
Các sự cố xẩy ra trong MBA chù yếu thuộc về hư hỏng cuộn dây (85%), hư hỏng ở
các bộ phận khác chiếm tỷ lệ không nhiều (khoảng 15%). Các sự cố trong trạm biến áp đã
được tính toán phòng ngừa bởi các bảo vệ rơle, tự động đóng lặp lại, tự động phân đoạn
đường dây vv. thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của các nhân viên vận hành cũng đóng vai
trò rất quan trọng. Nếu ở trạm biến áp không có trang thiết bị tự động, hoặc các thiết bị này
không hoạt động thì nhiệm vụ của nhân viên vận hành là đóng phụ tải bị cắt vì sự cố vào
nguồn dự phòng nếu có; kiểm tra phát hiện nguyên nhân xẩy ra sự cố.
Nếu trong thời gian kiểm tra, sự cố được phát hiện thì nhanh chóng tách thiết bị
hỏng hóc ra khỏi hệ thống bằng các máy cắt, sau đó bằng dao cách ly. Khi sơ đồ của trạm
biến áp được khôi phục bình thường thl việc đóng lại đưòng liên lạc với hệ thống phải được
phép của điều độ viên, sau khi đã kiểm tra xong sự đồng bộ của điện áp.
Việc cắt một trong các MBA làm việc song song bởi rơle hơi đồng thời với bảo vệ
so lệch thường là do trong MBA xẩy ra sự cố. Việc đầu tiên cùa nhân viên vận hành là kiểm
tra phụ tải cùa các máy còn lại và nhanh chóng thực hiện các biện pháp hạn chế quá tải nếu
các máy bị quá tải nhiều so với quy định cho phép. Chỉ sau đó mới tiến hành xem xét MBA,
lấy mẫu thừ dầu.
Nếu việc cắt MBA chỉ do một trong các bảo vệ thực hiện thì nguyên nhân có thể
không phải do sự cố mà có thể do các rơle tác động nhầm. Trong trường họp đó có thể đóng
lại MBA vừa bị cắt, và quan sát bên ngoài xem có phát hiện ra điều gì khả nghi như mùi
cháy, khét vv. không ?
Trong trường hợp rơle hơi tác động đa tín hiệu đèn, nhân viên vận hành cần:

- Nếu có MBA dự phòng thì thay máy dự phòng vào làm việc và cắt MBA có tín
hiệu ra.
- Nếu không có MBA dự phòng thì cần xem xét nguyên nhân tác động của rơle hơi.
Khi xem xét cần kiểm tra mức dầu trong bình giãn nờ và hiện tượng rò ri dầu, tiếng
kêu cùa MBA. Đem thử nghiệm mẫu khí lấy tù rơle hơi xem có tạp chất dễ cháy không?
Nếu trong mẫu khí thừ không có tạp chất dễ cháy thì MBA vẫn có thể làm việc lại được.

242
Trường hợp ngược lại cần cắt ngay MBA ra khòi mạng điện. Các hiện tượng sau đây biểu
thị chế độ làm việc không bình thường của MBA:

- Tiếng kêu nặng nhung đều: Phụ tải quá cao, cần chủ ý đến nhiệt độ dầu, cũng có
thể do điện áp nguồn biến đổi đột ngột, cần kiểm tra điện áp và dòng điện, (tiếng kêu vo vo
là MBA làm việc bình thường);

- Tiếng kêu to, máy rung: Có ngắn mạch trên đưòng dây;

- Tiếng kêu pip-pip: Trong máy có hiện tượng phóng điện;


- Tiếng kêu xè xè; Máy bị rung do bu lông bắt không chặt;
- Tiếng kêu lách tách: ống bọc cách điện ở đầu dây bị nứt hoặc bị ẩm, sinh ra phóng
điện;

Khi vận hành nếu gặp các hiện tượng sau thi cần cắt toàn bộ phụ tải và cắt MBA ra khỏi
lưới:
- Nổ cầu chảy cao áp;
- Rì dầu, mức dầu thấp hơn so với quy định;
- Nhiệt độ áâữ vượt quá trị số cho phép, có hiện tượng phụt dầu ở bình dầu phụ;
- Máy có tiếng kêu quá to, không đều;
- Có hiện tưọfng phóng điện trên sứ;
- Màu sắc dầu thay đổi.
Khi nhiệt độ dầu tăng quá mức giới hạn, nhân viên vận hành cần phải kiểm tra phụ
tải của máy và nhiệt độ của môi trường làm mát, kiểm tra các thiết bị làm mát và điều kiện
thông thoáng của buồng đặt máy. Trên cơ sờ kiểm tra cần tìm ra các giải pháp khắc phục
đồng thời báo cáo cho trưởng ca trực. Sau đây chúng ta xem xét chi tiết một số trường hợp
sự cố thường gặp trong quá trình vận hành trạm biến áp.

8.4.2. S ự cổ chạm masse cuộn dăy MBA


a- Hiện tượng

- Bảo vệ chổng chạm masse tác động cắt máy cắt (với cuộn dây có u> ỉ ỉOkV) hoặc
báo tín hiệu chạm masse (với cuộn dây có u <35kV). Có thể bảo vệ rơle hơi tác động.
- Pha nào chạm masse thì điện áp pha đó giảm, dòng điện pha đó tăng.
b- Nguyên nhàn:
- Do MBA vận hành quá lâu ngày nên cách điện bị già hoá dần dần.

243
- Do mức dầu trong MBA quá thấp so với tiêu chuẩn hoặc dầu kém chất lượng, do đó
khả năng làm mát kém, nhiệt độ của dầu tăng cao, nhiệt độ cuộn dây cũng tăng cao làm cho
cách điện cuộn dây chóng bị già hoá.
- Do sự cổ ngan mạch ngoài MBA, dòng ngắn mạch gây ra lực tác dụng lớn làm rạn
nứt cách điện của cuộn dây.
- Cũng có thề do quá điện áp khí quyển làm chọc thủng cách điện (khi chống sét van
bị hỏng).
Khi cách điện bị chọc thủng sẽ gây ra chạm masse một điểm, dòng ngắn mạch chạm
masse tăng cao, khi đó bảo vệ chống chạm masse tác động (cuộn dây U>1Ì0 kV) hoặc
báo tín hiệu chạm masse (cuộn dây u <35 kV), trường hợp có tín hiệu chạm masse, do yêu
cầu tiếp tục vận hành nên nếu xảy ra chạm masse điểm thứ hai thỉ các bảo vệ khác sẽ làm
việc. Khi hơi của dầu nhiều thi bảo vệ rơle hơi sẽ làm việc.
c- Biện pháp xử lý
Cắt MBA ra khỏi lưới nếu bảo vệ chưa tác động, tiến hành đo điện trở cách điện để
xác định pha chạm masse. Đề nghị thí nghiệm kiểm tra lại và đưa đi sửa chữa.

8.4.3. S ự cố ngắn mạch các vòng dây trong cùng một pha
a- Hiện tượng **
- Nhiệt độ của MBA tăng cao hơn bình thường;
- Dòng điện của một trong ba pha tăng cao hơn bình thường;
- MBA có tiếng kêu khác thường.
h-Nguvên nhân
- MBA vận hành’lâu ngày nên cách điện bị già hoá tự nhiên.
- Mức dầu trong MBA quá thấp so với tiêu chuẩn hoặc dầu kém phẩm chất.
- Cũng có khi do khi chế tạo bộ dây, cuộn dây có những góc cong uốn lớn nên dễ gây
chạm chập với mạch từ.
A B C

H ình 8.9
Ngắn mạch các vòng dây trong cùng một
pha do cách điện bị chọc thủng.

Những nguyên nhân trên làm cho cách điện của cuộn dây bị chọc thủng, ban đầu một
điểm bị chọc thủng gây chạm masse một điểm. Nhưng do yêu cầu tiếp tục vận hành với một

244
điểm chạm masse (cuộn dây u ^ 5 kV) nên xảy ra chọc thủng điểm thứ hai vì cách điện của
cuộn dây đã già hoá. Khi bị chọc thùng điểm thứ hai làm ngắn mạch một số vòng dây trong
cùng một pha cùa MBA {hình 8.9), tổng trở cùa pha bị ngắn mạch giảm xuống, dòng điện
pha đó tăng cao dẫn đến nhiệt độ cùa MBA tăng cao.
Do ngắn mạch các vòng dây trong cùng một pha nên xuất hiện hệ thống từ trường ba
pha không đối xứng trong MBA làm cho máy phát sinh tiếng kêu khác thường.
c- Biện pháp xử lý

Cho MBA dùng làm việc, tiến hành đo điện trở của từng pha để xác định pha chạm
chập.
Đo lại mức dầu, nếu thiếu thì bổ sung, nếu dầu kém chất lưọrng thì cần tiến hành thay
thể ngay.

8.4.4. S ự cố ngắn mạch giữa cảc pha


a- Hiện tượng

- Ampemét chỉ dòng điện tăng cao, Vônmét chỉ điện áp giảm thấp.
- Bảo vệ so lệch dọc và bảo vệ rơle hơi cùa MBA tác động.
- Dầu MBA sôi, kính phòng nổ vỡ (khi bảo vệ rơle hơi không tác động hoặc tác động
chậm mà hơi dầu quá nhiều thì kính phòng nổ vỡ).
b- Nguyên nhân
Cách điện bị già hoá dần dần cho đến giới hạn bị chọc thủng,
c- Biện pháp xử lý
Sau khi bảo vệ tác động cắt máy cắt, MBA được loại ra khỏi mạng để tiến hành kiểm
tra và sửa chữa.

8.4.5. Cuộn dây MBA bị đứt


Sự cổ này thường xảy ra với những máy mới đưa vào vận hành.
a- Hiện tượng
Trị số của Ampemét đo dòng điện của pha đứt bằng không, nếu dây chưa bị đứt hoàn
toàn thi dòng điện giảm nhiều kèm theo phát nóng cục bộ bên trong máy.
b- Nguyên nhân
Cuộn dây MBA bị đứt có thể do những nguyên nhân sau:
- Khi chế tạo bộ dây, việc hàn pối hoặc ép các mối nối không đạt yêu cầu.

245
- Khi lắp ráp gây xoắn đứt, hoặc do xây xát với vật cứng, hoặc khi lắp ráp bỏ quên vật
liệu bằng kim loại ở trong thùng dầu, quá trình vận chuyển va đập làm đứt hoặc biến dạng
dây.

c- Biện pháp xừ lý
Cắt MBA ra khỏi lưới, đo điện trờ một chiều của từng pha để tim pha đứt và khắc
phục.

8.4.6. S ự cổ rạn nứt sứ đầu ra


a- Hiện tượng

- Sứ bị rạn nút.
- Dầu trào ra ở chân sứ.
b- Nguyên nhân
- Do lắp đặt hoặc vận chuyển.
- Do lắp đặt chân sứ không chặt với mặt bích MBA, hoặc do gioăng đệm bị hỏng.

- Mặt sứ bị dầu mỡ, bụi bẩn bám vào.

Những hư hỏng trên đều có thể dẫn đến hiện tượng phóng điện quanh chân sứ gây nên
tổn hao công suất lớn do rò điện và có thể phát sinh sự cố tiếp theo.

c- Biện pháp xử lý
Biện pháp xử lý và ngăn ngừa tốt nhất là phải thực hiện tốt các quy trình vận hành
MBA, tăng cường công tác kiểm tra, vệ sinh lau chùi sứ.

8.4.7. S ự cố lõi MBA mất cằn bằng


Lòi MBA bao gồm mạch từ và các cuộn dây sơ cấp, thứ cấp. Khi lắp đặt, lõi MBA
phải được đặt ở vị trí cân bằng theo thiết kế. Vị trí cân bằng của lõi MBA là vị trí lõi máy
được đặt giữa thùng dầu, cách đều các vách thùng và được ngâm sâu dưới mặt thoáng của
dầu từ 150-^200mm, đồng thời phải đảm bảo vị trí tương đối với các màn chắn từ (nếu có).
Khi lõi lệch khỏi vị trí như trên có nghĩa là lõi MBA bị mất cân bằng.
a~ Hiện tượng
- Nhiệt độ của dầu MBA tăng cao;

- Bảo vệ rơle hơi làm việc nếu lõi mất cân bằng nhiều.

- Dầu sôi, kính phòng nổ vỡ (khi bảo vệ rơle hơi không làm việc).

246
b- Nguyên nhân
- Do lắp đặt không đúng vị trí.
- Do vận chuyển máy bị xô đẩy làm iõi mất cân bằng.
c- Biện pháp xử lý
Tách MBA ra khỏi lưới, tiến hành kiểm tra, sửa chữa.

8.5. Q u ả n lý d ầ u b iế n th ế
8.5.1. Kiểm tra dầu biển thế
Dầu trong MBA và trong sứ cách điện cần phải phân tích giản đơn mỗi năm một lần.
Khối lượng công việc phân tích giản đơn gồm:
- Xác định nhiệt độ chớp cháy;
- Thí nghiệm định tính cặn và tạp chất cơ học.
Việc lấy mẫu dầu có thể được tiến hành khi MBA đang vận hành. Công việc này do
nhân viên trực ca thực hiện dưới sự giám sát của người thứ hai với điều kiện là điểm trung
tính cách ly. Hạt hút ẩm trong bình thở của MBA được thay khi màu chỉ thị chuyển từ xanh
ra màu hồng (thường khoảng 6 tháng một lần). Dầu biến thế kể cả cũ lẫn mới đều phải đảm
bảo được các tiêu chuẩn quy định. Một số tiêu chuẩn dầu biến thế được biểu thị trong bảng
8.3.

8.5.2. Lọc dầu biến thể


Dầu biến thế được lọc tại các trạm lọc dầu hoặc ngay tại trạm biến áp. Khi tiến hành
lọc dầu trước hết cần làm vệ sinh và kiểm tra độ kín cùa xtec chứa dầu và hệ thống dẫn. Có
thể thực hiện 1 trong các phương pháp lọc dầu sau:

1). Phương pháp ly tăm: Các máy ly tâm có thể lọc dầu ra khỏi các tạp chất cơ học và
nước ở dạng nhũ tương, thường được dùng lọc dầu đến cấp điện áp 35kV.

2). Dùng phin lọc ép: Các phin lọc có thể được làm bằng giấy các tông hoặc vải, cách
này có ưu điểm là dầu không phải tiếp xúc với không khí.

3). Phương pháp hẩp thụ: Chất hấp thụ thường được dùng để tách nước và các tạp
chất hoà tan trong dầu là zeolit và Silicagel. Zeolit có tính năng hấp phụ nước cao. Chất hấp
phụ khi đã no nước cần được sấy ở nhiệt độ 400°c trong thời gian khoảng 8-Ỉ-9 giờ. Phương
pháp này không dùng để lọc dầu có điện áp chọc thùng dưới 20 k v hoặc dầu có nhiều nước
hoà tan. Khi tách các tạp chất như hắc ín, xà phòng V .V .. ra khỏi dầu, người ta thường dùng
chất silicagel hoặc cao lanh.

247
4). Lọc dầu bằng thiết bị chân không: Phương pháp này được thực hiện dựa trên
ngyên tắc làm bay hơi nước và khí hoà tan trong chân không ở nhiệt độ dầu khoảng
80^85°C. Với độ chân không trên 750 mmHg có thể khừ nước trong dầu xuống còn lOg/tấn
và khí hoà tan còn 0,1% thể tích dầu.

Bảng 8.3. Tiêu chuẩn dầu biến thế

Dâu
Vì Tham số
mới đang VH

1 Điện áp chọc thủng, kV:


Dưới 15 kV 30 25
15-35 kv 35 30
đến 110 kV 45 40
n0H-220kV 60 55
500 kV 70 60
2 Tang góc tổn thất điện môi, tgô , % ở 20°c 0,2 1
90°c 2,2 7
3 Trị số axit mg KOH trong 1 g dầu 0,02 0,25
4 Hàm lượng axit và kiêm hoà tan trong nước 0 0,1
5 Hàm lượng tạp chât % 0 0
6 Nhiệt độ chớp cháy kin, không dưới “c 135 Giảm 5°
7 Khối lượng cặn, % 0,01 -
8 Chỉ số natri 0,4 -

9 Độ nhớt, mVs ở 20 “c 28
Ở50°c 9
10 Hàm lượng nước theo khối lượng, % 0,001 0,0025
11 Hàm lượng khí hoà tan, % ở 220-Ỉ-330 kv 1 2
500 kV 0,5 2

8.5.3. Bơm dầu vào MBA


Dầu có thể bơm dầu vào MBA không cần hút chân không hoặc có hút chân không.

248
1). Trường hợp không hút chân không
Các MBA từ 110 k v trờ xuống có thể không cần hút chân không trong máy. Trong
trường hợp này cần lưu ý nhiệt độ cùa dầu luôn luôn cao hơn nhiệt độ của ruột máy. Dầu
được bơm vào từ đáy vỏ máy. Tất cả các nút xả khí phía trên đều được tháo hết; tốc độ bơm
không quá 3 tấn/giờ. Khi dầu xuất hiện ờ các điểm xả khí thì đậy các nút xả lại. Khi mức
dầu trong bình phụ cao hơn mức dầu vận hành 30-Ỉ-40 mm thì dừng lại. Đe máy ổn định 12
giờ, sau đó lại xả khí lần nữa.

2). Bơm dầu vào MBA có hút chân không


Trong trường hợp này việc bơm dầu được tiến hành như sau:
Đấu bơm chân không vào mặt bích trên của máy, cần đặt một bình trung gian ờ giữa
MBA và bơm chân không;
- Bình dầu phụ và bình phòng nổ không được đấu vào máy mà được bít kín;

- Dầu bơm vào từ phía trên MBA. Máy được coi là kín nếu duới chân không 350 mmHg
để trong một giờ không giảm quá 30 mmHg.

- Mức dầu trong máy được quan sát bằng ống thuỷ tinh công nghệ được đấu hai đầu vào
điểm trên và dưới cùa MBA.
- Bơm dầu được thực hiện trong 3 giai đoạn:

+ Trước tiên hút chân không trong 2 giờ ở mức 350 mmHg;

+ Bơm dầu với tốc độ 3 tấn/h, khi mức dầu cách mặt bích chừng 150-Ỉ-200 mm thì
dừng lại;

+ Hút chân không mặt thoáng dầu trong 2 giờ ờ mức 350 mmHg.
Lượng dầu còn lại được bổ sung qua bình dầu phụ cho đến mức vận hành. Sau khi
bom 12 tiếng cần mở các nút xả khí để xả hết khí còn sót.

8.6. S ấ y m á y b iế n á p
8.6.1. Điều kiện tiến hành sẩy và phụ sẩy
Trong quá trình vận hành, do có hiện tưẹmg nhiễm ẩm nên MBA cần phải được sấy
lại. Tuỳ theo mức độ nhiễm ẩm MBA có thể chỉ cần phụ sấy hoặc sấy chính thức. Máy cần
phải được sấy trong các tnrờng hợp sau:
- Có hiện tưọng nhiễm ẩm lớn (có nước trong ruột máy);
- Sau đại tu, phục hồi;

249
- Thời gian rút ruột vượt quá 2 lần giới hạn cho phép;
- Máy ở trạng thái bảo quản quá 1 năm;
- Sau khi đã tiến hành phụ sấy nhung không đạt kết quả.
Máy chỉ cần phụ sấy trong các trường hợp sau:
- Vỏ máy có hiện tượng bị hở;
- Thời gian máy ở trạng thái không làm việc vượt quá quy định của nhà sản xuất, nhưng
không quá 1 năm;
- Thời gian rút ruột kiểm tra vượt quá mức độ cho phép nhưng không quá 2 lần;
- Các tham số cách điện không đảm bảo yêu cầu cần thiết.

8.6.2. Sẩy mảy biến áp


Các phương pháp thông dụng sấy MBA hiện nay là: lò sấy; bằng gió nóng; phương
pháp tổn thất cảm ứng trong vỏ máy; bằng dòng điện thứ tự không và bằng bẫy hơi nước ở
nhiệt độ siêu lạnh kết họp phun dầu nóng.
1) Sấy bằng lò thường được thực hiện tại xưởng chế tạo MBA, nhiệt độ sấy khi xuất
xưởng vào khoảng 105-ỉ-l 10°c. Ruột máy được đặt trong lò, các đầu dây được đưa ra ngoài
nhờ các sứ xuyên tường. Điện trở cách điện được đo bằng mêgômét ở điện áp 1000h-2500V.
Trong quá trình sấy, đầu tiên điện trở cách điện của các cuộn dây giảm mạnh, sau đó tăng
lên từ từ. Quá trình sấy được coi là kết thúc, nếu trong khoảng thời gian 4-Ỉ-6 giờ điện trở
cách điện không thay đổi ở một nhiệt độ xác định. Để tăng nhanh quá trình sấy, người ta
thường áp dụng biện pháp khuếch tán nhiệt bằng cách luân phiên tầng giảm nhiệt độ. Sau
một khoảng thời gian nhất định nhiệt độ được giảm xuống đến 50-ỉ-60°c rồi lại nânglên đến
105°c. Phương phảp này đòi hỏi nhiều thời gian và tiêu tốn năng lượng,nên thường chỉ áp
dụng đối với các MBA công suất thấp.
2) Phương pháp sẩy bằng giỏ nóng được thực hiện theo nguyên lý thổi gió nóng
nhiệt độ chừng 70-f80°C vào ruột MBA. Phương pháp này nhìn ehung có hiệu quả thấp và
lại có nguy cơ gây nổ, nên không được áp dụng nhiều trong thực tế.
3) Phương pháp sẩy bằtig bẫy hơi nước ở nhiệt độ siêu lạnh là phương pháp hiện
đại đòi hỏi chi phí tốn kém và vật tư đắt tiền như nitơ lỏng, dầu cách điện v.v... Phương
pháp này được áp dụng nhiều ở các nước công nghiệp tiên tiến để sấy các loại MBA công
suất lớn.
4) Phương pháp cảm ứng: Phương pháp này được thực hiện theo nguyên lý phát
nóng của dòng điện cảm ứng được sinh ra khi cho dòng điện xoay chiều vào các vòng dây
quấn quanh vò MBA. Dòng điện cảm ứng chạy trong vỏ máy sinh ra nhiệt năng đốt nóng vỏ

250
máy và sấy ruột máy ở bên trong. Dây quấn quanh vỏ máy có thể là dây bọc cách điện hoặc
dây trần. Nếu dùng dây bọc cách điện thi bước quấn tối thiểu là 5-:-6mm, còn nếu dùng dây
trần thi bước quấn tối thiểu là 20mm. Dây được quấn trên các nẹp gỗ, ghép bên ngoài lớp
bảo ôn bằng amiăng tấm dày khoảng 54-6 mm. Phần dưới vỏ máy cần bố trí nhiều số vòng
dây hcm (khoảng 60^70% tổng số vòng dây) như vậy sẽ giúp cho sự phân bố nhiệt được đều
hơn. Chú ý không được dùng dây kim loại để buộc nẹp gỗ và tấm bảo ôn vỉ như vậy sẽ tạo
ra vòng ngắn mạch rất nguy hiểm, chỉ nên buộc bằng dây thừng. Công suất cần thiết để sấy
được xác định theo biểu thức
p = AP.h./, kW ( 8.6)
h - chiều cao phần vỏ máy cần quấn dây, m;
/ - c h u vi vỏ máy, m;
AP - suất tiêu hao công suất, phụ thuộc vào loại MBA xác định theo bảng 8.4.

Bảng 8.4. S uất tiêu hao công suất phụ thuộc vào chu vi MBA

Chu vi máy, m < 10 1U 15 16^20 2U 26


AP, k w W < 1,9 2^2,8 2,9-3,6 3,7-f4,0

Dòng điện chạy trong cuộn dây sấy có giá trị:

P.IO^
(8.7)
Uị .cosọ

Hệ số C0 S(p lấy giá trị trong khoảng 0,4+0,6.


Us - điện áp sấy, V.
Tiết diện dây quấn F được xác định theo biểu thức:

F = - , mm^ (8 .8)
j
j - mật độ dòng điện (A/mm^), lấy giá trị trong khoảng 3,5^5 đối với dây đồng và 2^3
đối với dây nhôm.
Số vòng dây cần thiết để quấn quanh vỏ máy có thể xác định theo biểu thức :

q-Ư3 (8.9)
0) =
/
q - hệ số phụ thuộc vào kích thước của vỏ máy, có thể xác định theo biểu thức;

251
83 /
q=
d ỵ b.AP
(8.10)

d- khoảng cách từ vòng dây đến vỏ máy, cm;


b - chiều dày vò máy, cm;

Giá trị cùa hệ số q cũng có thể xác định phụ thuộc vào giá trị AP theo bảng 8.5.

B àng 8.5. Giá trị của hệ số q phụ thuộc vào suất tiêu hao công su ất sấy

AP, W/m' 0,5 0,75 1,0 1,25 1,5 1,75 2,5 3,5

2,5 2,3 2,02 ,81 1,68 ,61 ,54 ,43 ,34 ,28 ,22

Có thể tiến hành sấy máy có hoặc không có chân không. Trước khi sấy, máy cần
phải được làm vệ sinh sạch sẽ. Khi sấy, dầu trong thùng được xả hết, tất cả các lỗ được bịt
kín, nếu là sấy chân không, còn nếu sấy không có chân không thì cần bố trí các ống thoát khí
trên mặt máy để thông gió. Trong trưòfng hợp sấy có chân không thì cần bố trí một bình
ngưng giữa máy và bơm chân không với mục đích làm ngưng đọng hơi ẩm và chống sự nhũ
hoá cùa dầu trong bơm chân không. Trong quá trình sấy cần gia nhiệt ở đáy máy bằng gió
nóng hoặc lò điện trở. Quá trình sấy diễn ra như sau:

* Sấy không có chân không


- Đóng điện cho cuộn dây sấy, nâng nhiệt độ không khí trong thùng lên đến 100°C;
tốc độ tăng nhiệt không quá 4-ỉ-6°C/h;

- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết (90°c ở trụ thép, 95°c ở cách điện và
100°c ở vỏ máy). Trước khi đạt đến nhiệt độ 80°c, các lỗ thông gió cần được đậy kín, sau
đó mới mở ra để thông gió. Thời gian gia nhiệt tối thiểu ứng với các MBA với các gam công
suất cho trong bảng 8.6. sau:

Băng 8.6. G iá tri tg„ của q u á trìn h sấy không có chân không đối vói các loại MBA

u dưới 35 k v trên 35 k v
s, M VA 0,1 0,1-6,3 >6,3 <6,3 6,3-ì-16 16-^80 >80
tgn, h 3 5-Ỉ-8 10-25 25 30 35 60

252
- Để tăng nhanh quá trình sấy cần thực hiện sự khuếch tán nhiệt bằng cách luân
phiên cắt sấy và thổi gió lạnh để hạ nhiệt độ xuống còn 50-í-70°C, sau đó lại đóng sấy và
nâng nhiệt độ lên như cũ. Quá trình sấy kết thúc khi các số liệu về điện trở cách điện và tgô
của cách điện đạt giá trị ổn định.
- Cắt sấy, để nhiệt độ giảm dần xuống còn 70°c, sau đó tiến hành rửa đáy và bơm
dầu nóng 50-ỉ-60°C ngập ruột ngâm trong 3 giờ đối với máy dưới 35 k v hoặc 12 giờ đối với
máy trên 35 kv.

* Sấy có chân không được tiến hành theo trình tự sau;

- Đóng điện cuộn dây sấy nâng dần nhiệt độ lên 100°c trong vòng ít nhất 24 giờ (tốc
độ 4H-6°C/h).

- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết (tương tự như trường hợp sấy không có
chân không). Trong quá trình gia nhiệt cứ sau mỗi 2 giờ tiến hành chạy bơm chân không
trong 30 phút, đồng thời mở gió nóng vào đáy máy. Thời gian gia nhiệt tối thiểu tgn ứng với
các loại máy cho trong bảng 8.7. sau:

Bảng 8.7. Giá tr ị tg n đối của quá trìn h sấy có chân không vói các loại MBA

u, kv 35-110 110 110 110^150 220-330 500


S,M V A <6,3 6,3-16 16-f80 >80 200 mọi c s
tgti! h 50 60 70 12(3 160

- Sau khi đã đù thời gian gia nhiệt, tiến hành sấy máy trong chân không. Chân không
được tạo dần dần, cứ 15 phút nâng thêm 100 mmHg cho đến giới hạn cho phép (750mmHg
đối với máy 220 k v và 350 mmHg đối với máy 1lOkV). Quá trình sấy chân không được tiến
hành cho đến khi không còn nước đọng ở bình ngưng và các tham số cần thiết ổn định trong
48 giờ đối với máy 1 lOkV trở lên và 6 giờ đối với máy 35 k v trở xuống.

- Để máy nguội trong chân không cho đến 65°C;

- Bơm dầu vào rửa máy;

- Bơm dầu vào máy trong chân không;

- Duy trì chân không trên mặt thoáng dầu trong vòng 10 giờ đối với máy 11 OkV trờ
xuống và 20 giờ đối với máy 220 k v trờ lên.

253
5) Sấy bằng dòng điện thứ tự không
Nguyên lý sấy MBA bằng dòng điện thứ tự không dựa trên sự phát nhiệt của dòng
điện xoáy trong lõi thép và vỏ mảy. Đường sức của từ trường tạothành mạch khép kín từ lõi
thép qua không khí, qua vỏ rồi trở về lõi thép, do đó phương phápnày chi cóthể áp dụng
cho các MBA kiểu lõi. Để tạo ra dòng điện thứ tự 'diông có giá trị lớn, cần phải bố trí sao
cho từ thông sinh ra ờ các trụ có cùng trị số và cùng chiều. Nếu là loại máy 3pha vớitổ đấu
dây là sao-sao thì cần đấu tắt 3 đầu dây của một cuộn lại (cuộn cao hoặccuộn hạ áp). Điện
áp được đưa vào điểm nối tắt và điểm trung tính (hình 8.10).
Nếu là MBA 3 pha kiểu đấu sao-tam giác thì cần
phải tháo hở mạch cuộn tam giác và đặt điện áp thích hợp
vào đó, còn cuộn đấu sao thì để hở. Hoặc nối tắt 3 đầu dày
của cuộn đấu sao và đưa điện vào điểm nổi tắt và điểm
— —
trung tính còn cuộn tam giác thì để hở. Điện áp sấy đưa
vào mạch phụ thuộc vào kích thước của máy, có thể xác
định theo biểu thức sau:

ưs = ( 8. 11)
3cos(Po
a
coscpo - hệ số công suất sấy, có giá trị trong
khoảng 0,2^0,7 (công suất cành bé thì cosọ càng nhỏ);

Zo - điện trở thứ tự không, Q;

Z o = b -5 )Z sA -^ (8. 12) r r
Dk
A B C
hcd - chiều cao cùa cuộn dây, cm; Hình 8.10. Sơ đồ sấy máy biến áp
bằng dòng điện thứ tự không:
bk - chiều rộng khe hở giữa lõi thép 1 - m áy biển áp hàn;
và thành thùng, cm; 2- cuộn kháng điện;
3- m áy biến áp sấy .
Z ba - điện trở của cuộn dây MBA, íí.

(8 .13 )

Uk - điện áp ngắn mạch của MBA, %;

U n - điện áp định mức phía thứ cấp của MBA, kV;

254
Sn- công suất định mức cùa MBA, kVA;
p - công suất sấy, có thể xác định theo biểu thức;

p= 1+ ^ ,k W (8.14)
100

Điện áp sấy được chọn đối với cuộn dây thứ cấp cùa MBA. Giá trị cos(po lấy trong
khoảng 0,2h-0,7 tuỳ thuộc vào công suất MBA, công suất càng nhỏ thì giá trị cosọo càng
nhỏ. Dòng điện sây có thê xác định theo biêu thức:

A (8.15)
ư„ ’

Quá trình sấy bằng dòng điện thứ tự không cũng tương tự như quá trình sấy cảm
úng. Phương pháp sấy bàng dòng điện thứ tự không có tru điểm là đem giản, chi phí điện
năng ít, nhưng có nhược điểm là chi có thể áp dụng cho một số loại MBA, đòi hỏi nguồn
điện áp phi tiêu chuẩn, tức là cần có thiết bị đặc biệt để điều chỉnh điện áp đưa vào mạch,
ngoài ra còn có nhược điểm là có thể gây quá nhiệt cục bộ. Phương pháp này thường được
áp dụng để sấy các MBA loại vừa và nhò.

8.6.3. P h ụ sẩ y m á y biển áp
Quá trình phụ sấy chỉ có thể làm giảm bớt hơi ẩm trên bề mặt cách điện. Quá trình
phụ sấy được thực hiện bởi sụ gia nhiệt trong ruột máy. Sir gia nhiệt có thể được tiến hành
bằng dòng điện một chiều hoặc dòng điện ngắn mạch. Trong quá trình gia nhiệt, nhiệt độ
dầu được tăng dần cho đến khi lớp dầu trên cùng đạt đến nhiệt độ 80°c. Tốc độ tăng nhiệt
độ phụ thuộc vào quá trình gia nhiệt: dưới 20‘’c là 5-fg°C/h; từ 20-i-50°^ là 3-ỉ-5°C/h và từ
50-ỉ-80°C là 24-3°C/h. Thời gian gia nhiệt tgn được duy trì phụ thuộc vào loại MBA, xem bảng
8.8. sau:

Bảng 8 . 8 . Thời gian gia nhiệt tối thiểu của quá trình phụ sấy đối với các loại MBA

tgn» h Loại MBA


48 máy 35 và 110 kV công suât dưới 80MVA
54 máy 110-í-150kV công suất 80-Í-400MVA;
máy 220kV công suất dưới 200 MVA
72 máy 110-ỉ-150kV công suât trên 400MVA
máy 220kV công suất trên 200 MVA
máy 500kV mọi cấp công suất

255
Trong quá trình gia nhiệt đổi với MBA từ 35kV trở xuống không cần phải tạo chân
không nhưng cần phải tạo sự tuần hoàn dầu từ dưới lên trên sau mỗi 12 giờ. Đối với các
loại MBA 1 lOkV trở lên cần tạo chân không và liên tục tuần hoàn dầu. Sau khi kết thúc quá
trình gia nhiệt, dầu được rút hết ra khỏi máy và để nguội tự nhiên. Đối với máy 1 lOkV trở
lên cần duy trì chân không ít nhất trong vòng 20 giờ.

8.7 . T h a o tá c c h u y ể n đ ổ i s ơ đ ồ tr o n g t r ạ m b iế n á p
8.7.1. Thủ tục và trình lự chuyển đồi sơ đồ
Tất cả các thiết bị trong hệ thống điện có thể nằm trong 1 từ 3 trạng thái: làm việc;
sửa chữa và dự phòng. Sự chuyển đổi trạng thái sơ đồ cùa các phần tử hệ thốngđiệnđược
thực hiện bời sự phối hợp hoạt động của các nhân viên vận hành dưới sự chỉđạocủa kỹ s
trực ban.
1) Lệnh đỏng cắt được trao trực tiếp cho người thực hiện. Trong lệnh ghi rõ trình tự
và mục đích đóng cắt. Nhân viên thừa hành ghi lại lệnh này vào sổ trực. Trình tự thao tác
được kiểm tra trên sơ đồ thao tác.
2) Phiếu thao tác đóng cắt. Theo lệnh đóng cắt, trực ban lập phiếu thao tác, trong
đó ghi rõ tất cả các thao tác và hình thức thực hiện: thao tác bằng cơ cấu điều khiển từ xa,
bảo vệ rơle hay bằng tay vv.
3) Trình tự thực hiện: Khi cán bộ vận hành nhận được phiếu thao tác sẽ phải tiến
hành nhũng công việc sau:
-Kiểm tra sơ đồ hiện trường, nhân diện chính xác các thiết bị cần thao tác;
- Đọc kỹ nội dung của công việc được ghi trong phiếu thao tác và thực hiện chúng;
- Đánh đấu những công việc đã thực hiện trong phiếu thao tác.
Quá trình thao tác có thể được thực hiện bởi 1 hoặc 2 người tuỳ theo mức độ phức tạp
cùa các công việc. Khi 2 người thực hiện thì người có bậc an toàn cao hơn sẽ giám sát chỉ
đạo còn người kia tiến hành các thao tác.
4) Thông tin về sự kết thúc thao tác
Sau khi kết thúc các công việc phải ghi tất cả các thao tác đã thực hiện vào sổ trực,
đồng thời biểu thị nhũng thay đổi trên sơ đồ thao tác, báo cáo với người ra lệnh thao tác về
sự kết thúc công việc.

256
8.7.2. Trình tự thao tác đóng cẳt MBA
Việc đóng MBA vào mạng có liên quan đến chế độ quá độ mà dòng từ hoá tăng đột
ngột có thể vượt giá trị định mức. ở trạm giảm áp khi có trên hai MBA làm việc song song,
việc đóng thêm một máy vào được tiến hành trước tiên là phía cao áp, nếu đóng phía thứ cấp
trước thì sẽ có nguy cơ làm MBA đang làm việc bị cắt bời tác động của dòng từ hoá lên bảo
vệ rơle.
1) K hi đưa M BA vào vận hành trước hết cần đóng các dao cách ly (hình 8.10), tiếp
đó là các máy cắt cao áp phía sơ cấp, sau đó đóng đến máy cắt tổng phía thứ cấp và cuối
cùng là các máy cắt của các lộ ra.
Trình tự đóng máy biến áp vào vận hành như sau:
- Đóng phía sơ cấp (phía nguồn đến). Nếu phía sơ cấp được lắp đặt cả MC và DCL thì
đóng DCL trước, đóng MC sau.
- Đóng phía thứ cấp. Nếu phía thứ cấp có lắp đặt cả MC và DCL thì đóng DCL trước,
đóng MC sau.
- Đóng phụ tải cho máy. Tiến hành đóng từng đường dây của từng phụ tải.
Ví dụ: Đóng máy biến áp sau vào vận hành (xem hinh 8.11):
Sau ỉdii thực hiện các công việc kiểm tra xong, ta tiến hành đóng máy vào vận hành
theo trình tự sau:
- Đóng CL/.I, CL /.2 rồi đóng MCi.
- Đóng CL2. 1 , CL2.2 rồi đóng MCI.
- Đóng điện cho từng lộ: cũng được thực hiện đóng các DCL trước rồi đóng MCĐ sau.
2) Khi cẳt M BA ra khôi mạng thì quá trình được thực hỉện theo quy trình ngược lại, tức là
trước hết cắt các máy cắt ở các lộ ra rồi đến máy cắt tổng phía thứ cấp vv.
Quy trình đóng MBA 3 cuộn dây
Đối với máy biến áp ba cuộn dây, phía sơ cấp có thể có hai cấp điện áp (cao áp và
trung áp), khi đóng trước hết đóng một phía (cao áp hoặc trung áp), phía còn lại trước khi
đóng phải so sánh điều kiện đóng về điện áp và tần số vì thực chất đây là hoà hai nguồn.
Tưomg tự như vậy, phía thử cấp cũng có thể là 2 cấp điện áp (trung áp và hạ áp), việc thao
tác đóng cũng tiến hành đóng một phía trước, phía còn lại trước khi đóng cũng phải kiểm tra
điều kiện hoà hai nguồn.

257
H ình 8.11. Sơ đồ trạm biến áp.

Đóng máy biến áp 3 cuộn dây được thực hiện theo trình tự :
- Đóng dao cách ly thanh cái, dao cách ly biến áp phía cao, trung và hạ áp;
- Đóng máy cắt cao, trung và hạ áp.
4) Quy trình cẳt MBA 3 cuộn dây được thực hiện theo trình tự ngược lại; cắt máy cắt
phía hạ, trung, cao áp sau đó là dao cách ly biến áp ở 3 phía.
ở một số trạm biến áp đơn giản không có máy cắt ở phía sơ cấp cần hết sức chú ý để
không bao giờ cắt dao cách ly khi có dòng điện phụ tải. Việc cắt dòng phụ tải được thực
hiện bỏi máy eắt phía thứ cấp.
5) Một số quy định khi thực hiện các công việc trong trạm biến áp
- Khi vào trạm biến áp phải luôn luôn đảm bảo khoảng cách an toàn: Đối với mạch
cao áp 10 kV khoảng cách này là 0,8 m, với mạng hạ áp là 0,3 m. cấm không được vượt qua
lưới chắn bảo vệ .
- Khi trời có dông, sấtn sét, phải ngừng ngay mọi công việc trong trạm biến áp.
- Trong mỗi trạm biến áp phải có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ;
+ Sổ ghi chép các tình trạng kỹ thuật của các thiết bị;

258
+ Dụng cụ phòng hộ: găng tay, ùng cách điện, sào, thảm cách điện w .
+ Đèn chiếu sáng dự phòng;
+ Biển báo an toàn;
+ Các dụng cụ phòng chống cháy nổ v.v...
8.7.3. Chuyển đồi trạng thái của các phần tử mạng điện
1). Chuyển đổi hệ thanh cái từ trạng thái dự phòng sang trạng thái làm việc và
ngược lại; Giả sử cần chuyển thanh cái II (hình 8.12) từ trạng thái dự phòng sang trạng thái
làm việc và đưa hệ thanh cái I từ trạng thái làm việc sang trạng thái dự phòng ta cần tiến
hành các thao tác sau;
- Kiểm tra sự đồng bộ cùa điện áp trên 2 thanh cái;
- Đóng máy cắt liên lạc MCL và kiểm tra trạng thái cùa nó;

- Đóng các dao cách ly của tất cả các thiết bị vào thanh cái II;

- Cắt tất cả các dao cách ly của các thiết bị ra khỏi thanh cái I, trừ dao cách ly của máy
cắt liên lạc và của MBA đo lường;

- Chuyển nguồn điện áp của mạch bảo vệ rơle và tự động điều khiển và tất cả các thiết
bị đo đếm sang MBA đo lường của thanh cái II;
- Kiểm tra bằng chỉ số cùa Ampemét sự vắng mặt của dòng phụ tải trên máy cắt liên
lạc;
- Đưa dòng thao tác đến bộ truyền động để cắt máy cắt liên lạc MCL;

- Kiểm tra bằng Vonmét sự vắng mặt của điện áp trên hệ thanh cái I.

2). Chuyển một máy cẳt đang làm việc sang trạng thái sửa chữa
Giả sử cần đưa máy cắt MC| từ trạng thái làm việc sang trạng thái sửa chữa ta sẽ đưa
máy cắt liên lạc MCL vào làm việc thay thế cho MCi- Quá trình thao tác được tiến hành
theo các trình tự sau:

- Kiểm tra sự nguyên vẹn của thanh cái dự phòng và máy cắt liên lạc MCL;

- Cắt máy cắt MCi và các dao cách ly cùa nó ra khỏi mạng điện;

- Nối đất MCi và đường dây;

- Nối tắt 2 đầu dây vào ra cùa MC| bằng các dây dẫn mềm;

- Tháo dây tiếp địa của đường dây;

259
- Đóng dao cách ly đường dây và dao cách ly thanh cái dự phòng;
- Đóng máy cắt MCL.

Kết quả là đường dây được nối với hệ thanh cái dự phòng và máy cắt liên lạc.

1
MC

CL.
à L h

I ĩ
II A
CL\
C
y 1

H ình 8,12. Sơ đồ chuyển đổi hai hệ thống thanh cái.

3). Chuyển dao cách ly sang trạng thái sửa chữa


Giả sử ta cần chuyển dao cách ly CLi (hình 8.12) đang từ trạng thái làm việc sang
trạng thái dự phòng để đưa ra sửa chữa, ta cần tiến hành các bước sau:
-C ẳtm áycắtM C i;
- Cắt dao cách ly CLi;
- Tiến hành các thao tác chuyển đổi từ hệ thanh cái I sang hệ thanh cái 11 như đã trình
bày ờ mục 8.7.3.a trên.

8 .8 . V ậ n h à n h c á c t h i ế t b ị p h â n p h ố i
8.8.1. Vận hành máy cẳt điện
1). Công tác kiểm tra
Máy cắt điện được kiểm tra 2 lần mỗi năm và cứ sau mỗi lần cắt sự cố. Trong quá
trình kiểm tra cần lưu ý xem xét đến những dấu hiệu đặc biệt. Kiểm tra mức dầu cùa máy
cắt, trong trường hợp cần thiết cần tăng thêm cho đù. Dầu máy cắt được thay hoàn toàn sau

260
một sổ lần xác định máy cắt cắt ngắn mạch. Khi kiểm tra các bộ phận truyền động cần chú ý
đến tinh trạng của các lò xo, đặc biệt tình trạng của các tiếp điểm liên động. Các công việc
kiểm tra bao gồm:

- Mức dầu, màu dầu, van an toàn, hệ thống dầu (hoặc khí nén);
- Sự liên động giữa máy cắt và dao cách ly;
- Trạng thái của máy cắt tưcmg ứng với tín hiệu (con bài hoặc đèn);
- Tốc độ cắt.
Tất cả các kết quả quan sát cần được ghi vào sồ nhật ký.
2). Bảo dưỡng và sửa chữa
Chu kỳ sửa chữa và bảo dưỡng được xác định phụ thuộc vào số lần máy cắt làm việc
khi có sự cố ngắn mạch. Nếu dòng ngắn mạch có giá trị khoảng 30-ỉ-60% giá trị giới hạn của
máy cắt thì số lần là 10, nếu dòng ngắn mạch lớn hơn thì số lần sẽ giảm đi.

Bảo dưỡng và sừa chữa được tiến hành bởi đội sửa chữa chuyên môn. Máy cắt được
đưa ra khỏi mạng điện và được tháo lắp theo trình tự nhất định. Cùng với việc bảo dưỡng
máy cắt thưòng tiến hành bảo dưỡng luôn các bộ truyền động. Sau mỗi lần bảo dưỡng cần
tiến hành thử nghiệm đóng cắt máy bằng tay và bằng cơ cấu tự động. Kiểm tra sự tác động
chính xác của hệ thống tự động đóng lặp lại, tự động đóng dự phòng.

3). Thao tác đỏng cắt

Việc điều khiển máy cắt có thể được thực hiện từ xa hoặc bằng tay. Sau ỉíhi đã thao
tác đóng cắt máy cắt cần kiểm tra trạng thái thực sự cùa nó, bởi vì đôi khi lệnh đóng cắt
không được thực hiện do nguyên nhân nào đó. Việc kiểm tra này có thể dựa vào đèn hiệu,
các thiết bị đo lưcmg, vị trí cùa các con bài vv. Trong nhiều trường hợp cần định vị trạng thái
của máy cất trước khi tiến hành các thao tác với dao cách ly.

8.8.2. Vận hành dao cách ly và dao ngẳí mạch


1). Dao cách ly
Dao cách ly được thiết kế để đóng cắt mạch điện không có phụ tải hoặc phụ tải rất
nhỏ. Dao cách ly được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, khi bảo dưỡng định kỳ cần làm sạch
các lưỡi dao, kiểm tra lực ép cần thiết cùa các lưỡi dao. Trong chế độ vận hành dao cách ly
cần được thoả mãn các yêu cầu sau:
- Khi làm việc với dòng định mức nhiệt độ tại điểm tiếp xúc của dao cách ly không
được vượt quá 75°c.

261
- Hệ thống tiếp xúc của dao cần phải chịu được tác động nhiệt và cơ học.
- ở chế độ mở, vị trí cùa dao phải được cố định chắc chắn.
- Khi có tác động của dòng ngắn mạch ở chế độ đóng độ tiếp xúc cùa dao phải được
giữ vững bởi các khoá cơ hoặc từ.
- Cơ cấu truyền động của dao cách ly phải có khoá liên động đối với máy cắt và dao
nối đất để đảm bảo dao cách ly chỉ có thể cắt khi máy cắt ở trạng thái mở và lưỡi dao tĩnh
của dao cách ly được nối đất khi dao ở trạng thái mở.
- Cách điện của dao cách ly phải đàm bảo cho mạng làm việc ở mọi thời tiết. Sứ cách
điện phải có độ bền cơ học chịu được các lực tác động trong quá trình vận hành.

Trước khi tiến hành các thao tác với dao cách ly cần kiểm tra tình trạng của chúng.
Nếu có dấuliiệu đe doạ sự an toàn cùa người và thiết bị thì cần thông báo ngay với người ra
lệnh để có biện pháp khắc phục. Khi đóng dao cách ly mà thấy có hiện tượng hồ quang giữa
các lưỡi dao thì không được ngập ngừng hoặc lại cắt ra vì như vậy có thể kéo dài hồ quang
và dẫn đến ngắn mạch giữa các pha. Các thao tác phải được thực hiện dứt khoát đến cùng.

Khi tiến hành cắt dao cách ly đầu tiên phải thử tác động lên cánh tay đòn để khẳng
định không có cản trở gì trong quá trình thao tác. Vào thời điểm các tiếp điểm rời nhau nếu
có hiện tượng hồ quang thì cần đóng ngay lại, vì có thể trong mạch còn có phụ tải, cần kiểm
tra xác minh nguyên nhân gây hồ quang. Chú ý là dao cách ly và dao ngắt mạch chỉ có thể
cắt được dòng không tải của MBA và đường dây. Sau khi đã tiến hành các thao tác đối với
dao cách ly cần kiểm tra tình trạng thực sự cùa nó, vì có thể các lưỡi dao không hoàn toàn ăn
khớp nhau, hoặc đóng không chặt.

2). Dao ngẳí mạch


về cấu trúc, dao ngắt mạch không khác gì nhiều so với dao cách ly. Dao ngắt mạch
cùng với sự phổi hợp của dao ngắn mạch dùng để bảo vệ trạm biến áp khi có sự cố. Cũng nh
dao cách ly, dao ngắt mạch được kiểm tra định kỳ, trong thời gian kiểm tra cần chú ý đến
tình trạng sứ cách điện, các dao tiếp xúc v.v... Các thao tác bảo dưỡng, đóng cắt cũng giống
như đối với dao cách ly.

8.8.3. Vận hành máy biến đổi đo lường


1). Máy biến d ^ g B I
Máy biến dòng được chế tạo với dòng thứ cấp là 5 hoặc 1A; Chúng làm việc gần với
chế độ ngắn mạch. Khi hở mạch phía thứ cấp, từ thông và suất điện động trong mạch tăng
rất lớn gây nguy hiểm đến tính mạng người và thiết bị. Ngoài ra ở chế độ bão hoà từ hao tổn

262
trong lõi sắt tăng làm nóng thiết bị và gây hỏng cách điện. Bởi vậy mạch thứ cấp phải luôn
luôn được khép kín, hom thế nữa, một đầu của nó phải được nối đất. Máy biến dòng được
kiểm tra định kỳ, công việc kiểm tra bao gồm;
- Sơ đồ nối nhất thứ và nhị thứ;
- Mức dầu, màu dầu qua bộ chỉ thị;
- Tình trạng của cách điện và hệ thống nổi đất.
2). Máy biến điện áp BU
Máy biến điện áp đo lường thường được chế tạo với điện áp thứ cấp là lOOV hoặc
100/73 V. Máy biến điện áp làm việc ở chế độ gầnkhông tải.Để bảo vệ máybiến điện áp
khỏi ngắn mạch cần phải đặt cầu chảy hoặc aptômát, với mụcđích antoàn, một đầudây
cuộn thứ cấp luôn luôn được nối đất.
Công việc vận hành máy biến điện áp gồm: kiểm tra, giám sát định kỳ, bảo dưỡng và
sửa chữa định kỳ. Công việc kiểm tra thường được tiến hành cùng với các thiết bị phân phối
khác. Khi kiểm tra cần chú ý đến tình trạng nguyên vẹn cùa thiết bị, không có sự rò ri cùa
dầu, sứ cách điện sạch sẽ vv. Quá trinh thử nghiệm máy biến điện áp gồm:

- Đo điện trở cách điện bằng Mêgômmét 1000 hoặc 2500 V. Điện trở cách điện của
cuộn thứ cấp không được nhỏ hoTi 1 MQ;

- Đo tgô bằng cầu xoay chiều;

- Thử nghiệm điện áp cao;

- Thử nghiệm dầu.

8.8.4. Vận hành các thiết bị chổng sét


Thiết bị chống sét ống và chống sét van cần được chăm sóc bảo dưỡng hàng năm.
Vào mùa dông bão chống sét van cần được kiểm tra hàng tháng. Trong quá trình kiểm tra
cần chú ý đến tinh trạng của sứ cách điện, mà cần được lau chùi thường xuyên; Các bộ phận
bằng kim loại cần được bôi mỡ chống sự ăn mòn, gỉ sét và các tác động cùa môi trường
xung quanh. Một trong những kiểm tra hàng năm là đo dòng điện rò qua bề mặt sứ bằng
điện áp một chiểu.
Chống sét ống được xem xét ở tất cả các lần đi kiểm tra đường dây, cần chú ý đến
trạng thái của tín hiệu chi sự tác động của thiết bị chống sét. Trong trường hợp thiết bị chống
sét đã tác động thì cần quan sát kỹ bằng ống nhòm xem có dấu vết hư hỏng trên ống, trên xà
sứ hay không, có cần phải điều chỉnh lại khoảng phóng điện chưa v.v...? Trong trường hợp
cần thiết thi phải báo ngay cho trực ban để có biện pháp xử lý. Tất cả các dấu hiệu phát hiện

263
trong quá trình quan sát cần phải ghi vào sổ trực. Vào đầu mùa mưa bão cần tiến hành bảo
dưỡng và kiểm tra: chống sét được tháo xuống để kiểm tra các bộ phận dập hồ quang, các
khoảng phóng điện, chinh định lại các cực v.v... Vào cuối mùa mưa bão cần tiến hành bảo
dưỡng ngoài cho các thiết bị chống sét. Tinh trạng cùa các cột và dây thu lôi cũng phải được
kiểm tra thường xuyên, đặc biệt chú ý đến các điểm nối. Tình trạng cùa hệ thống tiếp địa
được kiểm tra 2 năm một lần. Nếu giá trị điện trở nối đất tăng 20% so với giá trị cho phép
thì cần phải đặt thêm tiếp địa và dùng các biện pháp khác để khắc phục.

8.8.5. Vận hành tụ điện


Tụ điện là thiết bị rất nhạy cảm, nên trong mạch của nó cần luôn luôn có các thiết bị
bảo vệ. Các tụ điện cao áp thường là tụ một pha, khi mắc theo hình sao hay tam giác đều cần
có cầu chảy bảo vệ. Các thiết bị đóng cắt có thể dùng máy cắt hoặc máy cắt phụ tải. Đặc
điểm của các tụ điện là sau khi đã cắt khỏi mạch vẫn còn duy trì điện áp dư trên các đầu cực
nên có thể gây nguy hiểm cho người vận hành. Bởi vậy sau khi vừa cắt tụ ra khỏi mạng điện
cần phải phóng hết điện áp dư qua một điện trở. ở mạng điện cao áp người ta sử dụng ngay
các cuộn dây của các máy biến điện áp làm điện trở phóng điện của tụ khi đã ngắt ra khỏi
mạng, vì vậy máy BU được nối vào phía dưới các thiết bị đóng cắt ngay trên đầu cực của
nhóm tụ. Trong trưòng họp tụ được dùng để bù cho động cơ hoặc MBA thi dùng ngay các
cuộn dây của S t a t o r của động cơ hoặc cuộn sơ cấp của MBA để làm điện trở phóng điện. Đối
với tụ điện hạ áp người ta thường dùng các bóng đèn sợi đốt làm điện trở phóng điện. Dùng
đèn sợi đốt có lợi là khi tụ đã phóng điện hết thì đèn cũng tắt nên rất dễ theo dõi. Điện trờ
phóng điện được xác định theo biểu thức

Rpđ= 1 5 . 1 0 ^ ^ ’ (8.16)

Udu - điện áp dư trên các cực của tụ;


Q - công suất của tụ.
Tụ điện phải được đặt ở những nơi khô ráo ít bụi bẩn, trong các buồng riêng có trang
bị các thiết bị phòng chống cháy nổ. Không nên để ánh nắng tự nhiên chiếu trực tiếp vào tụ.
Tụ hạ áp được đặt trong tủ 2 tầng, giữa các tầng có khoảng cách thích hợp đảm bảo độ thông
thoáng.
Như đã biết, tụ điện rất nhạy cảm đối với các thông số chế độ như điện áp, tần số vv.
Khi điện áp quá lớn cưòmg độ điện trường của tụ vượt quá giới hạn cho phép (12-Ỉ-13
kv/mm) khi đó sẽ phát sinh hiện tượng ion hoá dầu cách điện dẫn đến sự cố ngắn mạch.
Nếu nhiệt độ của tụ quá cao sẽ dẫn đến hiện tưọng trưong phình có thể gây nổ. Tóm lai khi
vận hành tụ điện cần đặc biệt lu^l ý các điểm sau:

264
- Tụ điện sau khi cắt khỏi mạng vẫn còn duy trì điện áp dư gây nguy hiểm cần phải
có biện pháp phóng tụ.
- Tụ điện rất nhạy cảm với các thông số chế độ nên cần luôn được bảo vệ chống các
hiện tượng vượt quá các trị số cho phép.

8.8.6. Vận hành cuộn khảng điện và cuộn dập hồ quang


1) Cuộn kháng điện

Các cuộn kháng điện đóng vai trò hạn chế dòng điện ngắn mạch và giữ mức điện áp
trên thanh góp khi có ngắn mạch ờ phía sau. Trong trường hợp ngắn mạch xẩy ra ở mạng
điện phân phối, các cuộn kháng điện phải duy trì điện áp dư trên thanh góp không thấp hơn
70% giá trị điện áp định mức. Các cuộn kháng điện có cấu tạo gồm các vòng dây cách điện
bằng đồng hoặc nhôm gắn trên các giá đỡ bê tông. Sau khi chế tạo các cuộn kháng điện
được trải qua quá trinh sấy và được quét sơn cách điện chống ẩm. Trong quá trình vận hành,
điện trở cách điện của các vòng dây với giá bê tông được kiệm tra định kỳ bằng Mêgômmét
1000^2500V, giá trị điện trở này không được nhỏ hơn 0,5 MQ. Sự suy giảm giá trị điện trở
cùa giá bê tông không thực sự nguy hiểm ở chế độ làm việc bình thường, nhưng trong
trưồng hợp ngắn mạch nó có thể dẫn đến sự phóng điện giữa các vòng dây vi khi đó độ rơi
điện áp ở cuộn kháng điện có giá trị rất lón. Các trụ sứ đỡ giá bê tông được thử nghiệm bằng
điện áp cao theo quy chuẩn.
Trong quá trình làm việc cuộn kháng điện chịu sự đốt nóng cùa dòng điện. Việc làm
mát cuộn kháng có thể được thực hiện bằng sự đối lưu không khí tự nhiên, hoặc bằng dầu,
bời vậy trong quá trình vận hành cần phải xem xét sự thông thoáng cùa nơi đặt kháng điện.
Khi ngắn mạch các vòng dây cùa cuộn kháng điện chịu tác động cùa các lực điện từ lớn,
điều đó có thể dẫn đến sự xuất hiện cùa các vết rạn nứt hoặc làm biến dạng giá bêtông, vì
vậy cuộn kháng phải được kiểm tra sau mỗi lần ngắn mạch. Các cuộn kháng điện làm mát
bằng dầu sử dụng ở các mạng điện 35 kv trở lên cũng được kiểm tra tương tự như đối với
MBA.
2) Cuộn dập hồ quang
Trong mạng điện trung tính cách !y, khi có ngắn mạch một pha chạm masse, điện áp
cùa pha bị ngắn mạch giảm xuống bằng 0, còn điện áp của các pha lành tăng lên V3 lần, tức
là bằng điện áp dây. Dòng điện ngắn mạch có giá trị bằng tổng các dòng điện dung của các
pha lành. Nếu dòng ngắn mạch chạm masse có giá trị lớn thi sẽ dẫn đến hiện tượng cháy tắt
hồ quang (hồ quang chập chờn) và điều đó sẽ dẫn đến sự quá điện áp nội bộ rất nguy hiểm.
Cuộn dập hồ quang được mắc giữa điểm trung tính và đất để trung hoà dòng ngắn mạch
mang tính điện dung và do đó có thể ngăn ngừa sự xuất hiện cùa hồ quang chập chờn. Cuộn
dập hồ quang được chế tạo với các nấc điều chinh. Trong quá trình vận hành cho phép điều

265
chỉnh quá hoặc thiếu điều hoà. Quá điều hoà, tức là dòng qua cuộn kháng điện lớn hơn dòng
điện dung (Ikd^Ic) cho phép điều chinh ở mạng điện mà có thành phần phản kháng cùa dòng

ngắn mạch chạm masse không vượt quá 5A và độ mất điều hưởng ( ) không quá 5%.

Sự điều chỉnh thiếu điều hoà (Ik < ic) được áp dụng trong mạng cáp và đường dây trên
không, nếu sự ngắn mạch không đối xứng bất kỳ trong các mạng điện này không dẫn đến sự
chuyển dịch trung tính quá 70% giá trị điện áp pha. Việc điều chình có thể được thực hiện
theo 3 cách: thay đổi nấc của cuộn dây; thay đổi khe hở cùa mạch từ và thay đổi độ từ hoá
bởi dòng điện một chiều. Sự điều chỉnh chi được tiến hành khi cuộn dây đã được cắt ra khỏi
mạng điện. Trong quá trình vận hành cuộn dập hồ quang được kiểm tra khi mồi lần có sự cố
ngắn mạch chạm masse đồng thời với việc tìm điểm xẩy ra ngắn mạch. Nếu quá trình tìm
kiếm sự cố diễn ra quá lâu thì nhất thiết phải kiểm tra sự gia tăng của nhiệt độ dầu trong
cuộn dập hồ quang. Việc kiểm tra này được thực hiện 30 phút một lần. Nhiệt độ tối đa cho
phép là lOO^C. Đại tu định kỳ cuộn dây dập hồ quang được tiến hành 12 năm một lần.

8.9. V í d ụ v à b à i t ậ p
Vi dụ 8.1. Hãy tính toán sấy bằng phương pháp cảm ứng cho MBA TM 1000/10, biết kích
thước của máy như sau: chiều cao vỏ máy h=l,7m, chu vi /=6,8m.
Giải: Trước hết ta xác định công suất cần thiết để sấy theo biểu thức (8.6)

p = AP.h./ = 1,9.1,7.6,8 = 21,96 kw

Giá trị AP được chọn theo bảng 8.4: ứng với chu vi / < lOm ta lấyAP=l,9kW /m\ hệ
số cos(p=0,5;

Chọn điện áp sấy Us = lOOV. Dòng điện chạy trong cuộn dây sấy có giá trị:

,,^ ,2 L Î ^ ,4 3 9 .2 8 A
Uj.coscp 100.0,5

Dự định dùng dây dẫn bằng đồng với mật độ dòng điện j = 4A/mm^. Tiết diện dây
quấn F được xác định theo biểu thức:

F = - = ^ ^ ^ ^ = 1 0 9 ,8 2 mm^
j 4

Ta chọn dây đồng cỏ tiết diện chuẩn là 120 mm^.

ứng với AP=1,9 kW/m^ ta chọn hệ số q = 1,57 (bảng 8.5). số vòngdây cần thiết để
quấn quanh vỏ máy có thể xác định theo biểu thức:

266
q .u , _ 1,57.100
co = ——5- = — —— = 23,09 chon (ûc = 24 vòng;
/ 6,8

Vi dụ 8.2. Hãy tính toán sấy bằng dòng điện thứ tự không cho MBA TM630/10, biết kích
thước của mày như sau: chiều cao cuộn dây là hcd=90cm, khoảng cách giũa lõi thép và thành
thùng bk=l 5cm, công suất định mức của MBA là 630 kVA, điện áp định mức phía thứ cấp là
Un=0,4kV, điện áp ngắn mạch Uk=5,5%, lấy hệ số cosẹ=0,3-

Giải:
Trước hết ta xác định điện trở ngắn mạch của MBA:

z„ =
630

Điện trở thứ tự không:

90
Zo = ( 3 - 5 ) Z , ^ = 5.0,014— = 0,42Q
b,. 15

Công suât sây:

p = l+- ^ = l+ Ể ^ = 7,3kW
100 100

Điện áp sấy:

P.Z„10^ 7,3.0,42.10'
u .= ^ r . .^58,3,V
3 coscp0 V 3.0,3

Chọn Us = 6 0 V .

267
B à i t ậ p t ự g iả i

8.1. Hãy tính toán sấy bằng phương pháp cảm ứng cho MBA TM630/10, biết kích thước của
mày như sau: chiều cao vỏ máy h = l,3m, chu vi / = 5,8m.

8.2. Hãy tính toán sấy bằng dòng điện thứ tự không cho MBA TM250/10, biết kích thước
của mày như sau: chiều cao cuộn dây là hcd = 85cm, khoảng cách giữa lõi thép và thành
thùng bk=12cm, công suất định mức của MBA là 250 kVA, điện áp định mức phía thứ cấp là
Un=0,4kV, điện áp ngắn mạch Uk= 5,5%, lấy hệ số COSỌ=0,27.

T óm tắ t chư ơ ng 8

Các MBA phải được kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
Kiểm tra tổ nối dây cùa MBA: Việc kiểm tra tổ nối dây của MBA được tiến hành
nhờ thiết bị đo fazomét, hoặc điện kế.
* Phương pháp định pha trực tiếp: Một đầu cùa Vônmét được đấu vào một trong
các đầu của cuộn thứ cấp còn đầu thứ 2 sẽ lần lượt cho tiếp xúc với 3 đầu ra của MBA kia
(ai, bi, Ci) để đo điện áp. Nếu hai MBA có tổ nối dây như nhau thì 1 trong các phép đo phải
có giá trị 0.
* Phương pháp định pha gián tiếp được thực hiện với sự trợ giúp của MBA đo
lường.
Đóng MBA vào làm việc song song cần thực hiện các điều kiện sau:
- Điện áp sơ cấp và thứ cấp của chúng bằng nhau, tức là có hệ số biến áp giống nhau kba
= const;
- Điện áp ngắn mạch chênh lệch nhau không quá 10%;
- Tổ nối dây như nhau;
- Hoàn toàn đồng pha nhau;
- Sự chênh lệch công suất định mức không quá 4 lần.
Lọc dầu biến thế
Phương pháp ly tâm: Các máy ly tâm có thể lọc dầu ra khỏi các tạp chất cơ học và nước
ở dạng nhũ tương.

268
Dùng phin lọc ép\ Các phin lọc có thể được làm bằng giấy cáctông hoặc vải, cách này có
uư điểm là dầu không phải tiếp xúc với không khí.
Phương pháp hấp phụ: Chất hấp phụ thuòmg được dùng để tách nước và các tạp chất
h o à ta n t r o n g d ầ u là z e o l i t v à s i l i c a g e l .

Bơm dầu vào MBA có thể không hoặc có hút chân không.
Sẩy MBA
Sấy bằng lò thường được thực hiện tại xưởng chế tạo MBA, nhiệt độ sấy khi xuất xưởng
vào khoảng 105^110°c.
Phương pháp sấy bằng gió nóng được thực hiện theo nguyên lý thổi gió nóng nhiệt độ
chừng 70-í-80°C vào ruột MBA.
Phưomgpháp sẩy bằng bẫy hơi nước ở nhiệt độ siêu lạnh.
Phương pháp cảm ứng: Phương pháp này được thực hiện theo nguyên lý phát nóng của
dòng điện cảm ứng mà được sinh ra khi cho dòng điện xoay chiều vào các vòng dây quấn
quanh vỏ MBA.
Công suất cần thiết để sấy được xác định theo biểu thức :
P = AP.h.l,kW
Số vòng dây cần thiết để quấn quanh vỏ máy có thể xác định theo biểu thức :

_ «l-Us
1
Dòng điện chạy trong cuộn dây sấy có giá trị:

U 5 .COSỌ

Tiết diện dây quấn F được xác định theo biểu thức:

F = - , mm^
j
* Sấy không có chân không
- Đóng điện cho cuộn dây sấy, nâng nhiệt độ trong thùng lên đến 100°C;
- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết; Thời gian gia nhiệt tối thiểu ứng với các
MBA phụ thuộc vào gam công suất của máy;

269
- Đê tăng nhanh quá trình sấy, cần thực hiện sự khuếch tán nhiệt bằng cách luân
phiên cắt sấy và thổi gió lạnh để hạ nhiệt độ, sau đó lại đóng sấy và nâng nhiệt độ lên như
cũ.
- Cắt sấy, để nhiệt độ giảm dần xuống còn 70°c, sau đó tiến hành rửa đáy và bơm
dầu nóng 50-ỉ-60°C ngập ruột, ngâm trong 3 giờ đối với máy dưới 35 k v hoặc 12 giờ đối với
máy trên 35 kv.
* Sấy có chân không được tiến hành theo trình tự sau:
- Đóng điện cuộn dây sấy nâng dần nhiệt độ lên 100°c trong vòng ít nhất 24 h;
- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết;
- Sau khi đã đủ thời gian gia nhiệt, tiến hành sấy máy trong chân không;
- Để máy nguội trong chân không cho đến 65°C;
- Bơm dầu vào rửa máy;
- Bơm dầu vào máy trong chân không;
- Duy trì chân không trên mặt thoáng dầu trong vòng 10 giờ đối với máy 1lOkV trở
xuống và 20 giờ đối với máy 220kV trở lên.
Sấy bằng dòng điện thứ tự không
Nguyên lý sấy MBA* bằng dòng điện thứ tự không dựa trên sự phát nhiệt cùa dòng
điện xoáy trong lõi thép và vỏ máy. Điện áp đưa vào mạch phụ thuộc vào kích thước cùa
máy, có thể xác định theo biểu thức sau:

P-ZolO^ .cw hed . _10.U,.U^


u. = . vái Zo = (3 H-5)Z,^ ^ =
y 3 c O S(P q b. s„
§
Công suất sấy p = 1 +
100
Quá trình sấy bằng dòng điện thứ tự không cũng giống quá trinh sấy cảm ứng.
Phụ sấy MBA được thực hiện bởi sự gia nhiệt trong ruột máy bằng dòng điện một
chiều hoặc dòng điện ngắn mạch.
Vận hành máy cắt điện
Máy cắt điện được kiểm tra 2 lần mỗi năm và cứ sau mỗi lần cắt sự cố. Chu kỳ sửa
chữa và bảo dưỡng được xác định phụ thuộc vào số lần máy cắt làm việc ỉdii có sự cố ngắn
mạch.

270
Dao cách ly được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, khi bảo dưổng định kỳ cần làm
sạch các lưỡi dao, kiểm tra lực ép cần thiết của các lưỡi dao.
Dao ngất mạch được kiểm tra định kỳ, trong thời gian kiểm tra cần chú ýđến tình
trạng sứ cách điện, các dao tiếp xúc vv.
Mảy biển dòng được kiểm tra định kỳ, công việc kiểm tra bao gồm:
- Sơ đồ nối nhất thứ và nhị thứ;
- Mức dầu, màu dầu qua bộ chỉ thị;
- Tình trạng cùa cách điện và hệ thống nối đất.
Máy biến điện áp được kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
Các thiết bị chổng sét ống và chống sét van được chăm sóc bảo dưỡng hàng năm.
Vào mùa dông bão chống sét van cần được kiểm tra hàng tháng.
Vận hành tụ điện
Khi vận hành tụ điện cần đặc biệt luxi ý các điểm sau:
- Tụ điện sau khi cắt khỏi mạng vẫn còn duy trì điện áp dư gây nguy hiểm cần phải có
biện pháp phóng tụ.
- Tụ điện rất nhạy cảm với các thông số chế độ nên cần luôn được bảo vệ chống các
hiện tuợng vượt quá các trị số cho phép.
Vận hành cuộn kháng điện
Trong quá trình vận hành, điện trờ cách điện của các vòng dây được kiểm tra định kỳ
bằng Mêgômmét ] 000^2500V, giá trị điện trỏf này không được nhỏ hcm 0,5 MQ; kiểm tra
môi trưòng làm mát cuộn kháng điện; kiểm tra trạng thái của giá bêtông. Các cuộn kháng
điện làm mát bằng dầu được kiểm tra tưong tự như đối với MBA.
b) Cuộn dập hồ quang
Sự điều chinh cuộn dập hồ quang chi được tiến hành khi cuộn dây đã được cắt ra khỏi
mạng điện. Trong quá trình vận hành cuộn dập hồ quang được kiểm tra khi mỗi lần có sự cố
ngắn mạch chạm masse. Nếu ngắn mạch tồn tại lâu, việc kiểm tra nhiệt độ dầu trong cuộn
dập hồ quang được tiến hành 30 phút một lần. Nhiệt độ tối đa cho phép là 100°c. Đại tu
định kỳ cuộn dây dập hồ quang được tiến hành 12 năm một lần.
Trình tự thao tác đóng cắt MBA'.

271
Khi đưa MBA vào vận hành trước hết cần đóng các dao cách ly, tiếp đó là các máy
cắt cao áp phía sơ cấp, sau đó đóng đến máy cắt tổng phía thứ cấp và cuối cùng là các máy
cắt của các lộ ra.
Khi cắt MBA ra khỏi mạng thì quá trinh được thực hiện ngược lại, tức là trước hết cắt
các máy cắt ở các lộ ra rồi đến máy cắt tổng phía thứ cấp v.v...

C âu hỏi ô n tậ p c h ư ơ n g 8

1. Phương pháp kiểm tra tổ nối dây của MBA.


2. Phương pháp định pha các MBA.
3. Đóng MBA vào làm việc song song.
4. Thao tác điều chinh đầu phân áp.
5. Vận hành trạm biến áp trong trường hợp sự cố.
6. Công tác quản lý dầu biến thế.
8. Sấy và phụ sấy MBA.
8. Vận hành máy cắt điện, dao cách ly và dao ngắt mạch.
9. Vận hành máy biến đổi đo lường.
10. Vận hành các thiết bị chống sét.
11. Vận hành tụ điện.
12. Vận hành cuộn kháng điện và cuộn dập hồ quaiig.
13. Tổ chức và trình tự chuyển đổi sơ đồ của trạm biến áp.

14. Chuyển đổi trạng thái của các phần tử mạng điện.

272
Chương 9
VẶN HÀNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN

9 .1 . T h ủ tụ c v ậ n h à n h đ ư ờ n g d â y
9.1.1. Tiếp n h ậ n đ ư ờ n g dây vào vận hành
Việc xây dựng đường dây nhìn chung do các đơn vị xây lắp điện thực hiện. Trong
quá trình xây dựng phải có sự giám sát kỹ thuật, nếu có áp dụng các thiết bị hoặc công nghệ
mới trong xây lắp điện thi cần phải có sự tập huấn bởi các chuyên gia. Trước khi bắt đầu
công việc cơ quan quản lý và sử dụng trong tương lai sẽ phải xem xét thiết kế và có nhiệm
vụ giám sát trong suốt quá trình xây dựng. Các cán bộ cùa cơ quan vận hành có trách nhiệm
giúp đỡ đơn vị xây dựng tìm kiếm vị trí sự cố và các hiện tượng sai lệch so với thiết kế.
Sau khi đã hoàn tất công việc xây lắp, các thù tục nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào vận
hành được tiến hành bởi Hội đồng nghiệm thu với các tài liệu cần thiết như bản thiết kế, hồ
sơ kỹ thuật, sơ đồ đường dây, sơ đồ mặt bằng, mặt cắt cùa tuyến dây, hồ sơ đất đai, biên bản
thực hiện các công việc đào đắp và các tài liệu khác có liên quan. Để giúp đỡ hội đồng
nghiệm thu, một hội đồng công tác với sự tham gia của các nhân viên xây dựng lắp ráp. Các
thành viên hội đồng công tác tiến hành xem xét chi tiết đường dây (trèo lên tất cả các cột).
Các thành viên của hội đồng tiến hành xem xét, kiểm tra một cách chi tiết các phần tử của
đường dây mới xây dựng và lập biên bản trong đó có ghi rõ những thiếu sót và tồn tại cần
khắc phục. Sau khi tất cả nhũng thiếu sót đã được đơn vị thi công khắc phục, quá trình xem
xét, nghiệm thu lại lần thứ hai được tiến hành và kết thúc bằng biên bản nghiệm thu bổ sung.
Trên cơ sờ các biên bản của Hội đong nghiệm thu, đường dẩy sẽ được đưa vào chạy thử.
Trước khi đóng điện, đường dây phải được thử nghiệm, định pha. Sau khi đóng tải đường
dây được chạy thử trong thời gian ít nhất một ngày, nếu mọi việc đều diễn ra suôn sẻ thi
biên bản chuyển giao mới chính thức được thirc hiện và đường dây mới xây dựng được bàn
giao cho đơn vị vận hành đưa vào sử dụng. Các công việc thao tác trên đường dây được tiến
hành theo phiếu thao tác như quy định.
Khi xem xét đường đây trên không mới được xây dựng hội đồng nghiệm thu nên lưu
ý đến các cột đã được đánh số thứ tự để loại trừ nhũng sai phạm trong vận hành; những cột
cuối đuợc đánh dấu năm xây dựng tuyến; nhũng cột được ngăn cách bằng các cột bê tông
cốt thép bảo vệ cho cột khỏi bị hư hỏng bởi giao thông đi lại; Sự rỗ và thủng vỡ của cột bê
tông cốt thép được vá bằng vữa xi măng; sứ không có khe nứt hoặc mẻ vờ hoặc phồng rộp
bề mặt; phụ tùng đường dây không có vết nứt, rỗ hoặc sự ăn mòn; cột không bị nghiêng,
không bị giảm nhỏ khả năng chịu tải cơ khí; vị trí chỉ báo sự tác động của chống sét phải
được trông thấy rõ ràng từ dưới đất; trên cột phải có biển báo ờ độ cao 2,5 3m báo trước

273
về sự nguy hiểm khi đến gần cột; khoảng cách từ dây dẫn cùa đườiig dây đến đất và đến các
công trình giao nhau khác phải đảm bảo yêu cầu, được xác định theo qui phạm.

Sau khi kết thúc việc lắp đặt dây dẫn cần ghi trên cột ở độ cao 2-r3 m số hiệu cột. số
hiệu đưcmg dây; các thông tin biểu thị bề rộng hành lang an toàn, các biển báo nghiêm cấm
trèo lên cột đối với các vị trí trong khu dân cư.
Các số liệu sơ lược dưới đây về kiêm tra và thử nghiệm mà đường dây trên không
phải đuợc kiểm tra khi tiếp nhận chúng vào vận hành;
* Độ võng của dây dẫn
Độ võng không được sai lệch so với thiết kế quá 5 %. Khoảng cách từ dây dẫn đến
mặt đất và đến các công trình giao nhau khác không được nhỏ hơn giá trị cho phép theo qui
phạm.
* Tinh trạng các mối nối
Việc kiểm tra việc nối dây tại các mối nối bằng cách xem xét bên ngoài và đo sự giảm
điện áp ờ chỗ nối (hình 9.1). Việc nối dây coi như đạt yêu cầu nếu như bề mặt chồ nối hoặc
chỗ kẹp không có vết nứt, vết ăn mòn (gỉ) và khuyết tật cơ khí đáng kể. Giá trị của điện áp
rơi trên chỗ nối không lớn hơn 1,2 lần điện áp trên phần dây dẫn binh thường cùng chiều
dài, mã hiệu và tiết diện.
£ZZZ

H ình 9.1. Sơ đồ kiểm tra chỗ nổi.


* Điện trở tiếp đẩt của cột
Độ lớn của điện trở tiếp đất cùa thiết bị có điện áp cao hơn 1ooov đo trong thời gian
thích hợp không được quá trị số quy định trong quy trình quy phạm vận hành mạng điện.
* Tinh trạng sứ cách điện
Tình trạng của sứ cách điện cần kiểm tra xem xét bên ngoài và được kiểm tra bằng
một trong những thí nghiệm sau đây:
- Thí nghiệm bằng điện áp tăng cao tần số công nghiệp.
- Đo điện trở cách điện bằng mêgômmét.
- Kiểm tra sứ bàng sào kiểm tra chuyên dùng.

274
Việc kiểm tra xem xét bên ngoài bao gồm: kiểm tra sự nguyên vẹn cùa sứ và các phụ
tùng kèm theo (như tình trạng của matít cốt và lớp men chống ẩm), độ tin cậy cùa việc đặt
cốt bằng các chi tiết kim loại (như mũ, mặt bích, chày...), độ song song các mũ và mặt bích
cùa sứ....Với các sứ treo và sứ có chân cắm thì đồng thời kiểm tra sự cỏ mặt của khe hở
trong các khâu phụ tùng (giữa mép biên cùa mũ và mâm sứ).
Việc tiến hành thử bằng điện áp tăng cao tần sổ công nghiệp là bắt buộc đổi với các sứ
đỡ một phần tử của thiết bị trong nhà và ngoài trời, cũng như đối với các sứ đỡ và sứ treo
nhiều phần tử. Độ lớn của điện áp thử nghiệm được qui định tương ứng với điện áp định
mức của sứ, được qui định cho mồi cấp cách điện của thiết bị. Sứ được coi như chịu được
điện áp thừ nghiệm tăng cao nếu như khi thừ không xảy ra phóng điện bề mặt, sự đánh
thủng hoặc phóng điện vầng quang mạnh không bình thường. Thời gian đặt điện áp thử
nghiệm là 1 phút.
Do việc thử nghiệm sứ bằng điện áp tăng cao tần số công nghiệp đòi hỏi có các thiết
bị cồng kềnh và phức tạp, nên việc đánh giá tình trạng cùa sứ phổ biến là dùng mêgômmét.
Sứ được coi là thích họp để đưa vào vận hành nếu như điện trở cách điện của mỗi phần tử
được đo bằng mẻgômmét 2500V, không được nhỏ hơn 300 MQ
Khi sử dụng mêgômmét để đánh giá tinh trạng cùa sứ cần phải lưu ý đến các yếu tố
sau đây:
- Bề mặt cùa sứ thử nghiệm phải khô và sạch;
- Việc đo phải thực hiện khi nhiệt độ không khí xung quanh lớn hơn 0 ° c để đảm bảo
cho hơi ẩm không bị đông cúng trong các khe hở của vết nứt.
Việc sử dụng mêgômmét có nhược điểm là không thề đánh giá được tình trạng của sứ
vận hành trong vùng có khí hậu khô và nóng, vì trong trưòng hợp này nếu sứ có vết nứt thì
trong vết nứt không có khí ẩm, điện trờ bề mặt cùa nó có thể lớn hơn giá trị bình thường,
cho nên không phát hiện được vết nứt bằng mêgômmét.

9.1.2. Thủ tục tiến hành các công việc trên đường dây
Các công việc thao tác vận hành và sửa chữa đưòmg dây được thực hiện theo phiếu
thao tác và tuân theo đúng quy trình quy phạm an toàn điện. Thủ tục tiến hành các công việc
chính được tiến hành như sau;
1) Cắt điện kiểm tra và treo biển bảo
Khi làm việc ở đường dây đã cắt điện cần thực hiện các biện pháp sau;
- Cắt điện bằng cầu dao hoặc aptômát và phải treo biển báo tại cầu dao (aptômát) với
dòng chữ “Cấm đóng điện, có người làm việc”;
- Kiểm tra sự mất điện trên đường dây bằng bút thừ điện hoặc bộ chi điện áp;

275
- Nếu đường dây được cung cấp từ hai phía thì phải cắt cả hai đầu và treo biển ở tất cả
các nơi có cầu dao cắt điện.
2). Đặt tỉểp địa di động
Sau khi đã kiểm tra không còn sự hiện diện cùa điện áp trên đường dây cần tiến hành
đặt tiếp địa di động ở hai đầu của đoạn dây nơi tiến hành công việc. Trước khi đặt tiếp địa
cấm mọi người trèo lên cột. Khi đặt tiếp địa phải đeo găng tay an toàn, dây tiếp địa được làm
bằng đồng nhiều sợi, tiết diện không nhỏ hơn 25mm^. Trình tự đặt tiếp địa là: đấu trước một
đầu với cọc tiếp địa, sau đó mới mắc đầu thứ hai vào dây cùa cả 3 pha; Quá trình tháo tiếp
địa phải tiến hành ngợc lại. Nếu xung quanh không có cực tiếp đất thì phải dùng cọc tiếp địa
đóng sâu ít nhất 1,2 m.
3). Kết thúc công việc và đóng điện
Trước khi kết thúc công việc người chi huy phải trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ tuyến
dây vừa sửa chữa xong, sau đó ra lệnh tháo tiếp địa di động. Người chỉ huy trực tiếp đóng
điện trả lại cho đường dây, cất biển báo và thu lại phiếu công tác, phiếu này được Iini lại ít
nhất một tháng.

9 .2 . Q u ả n lý v ậ n h à n h đ ư ờ n g d â y t r ê n k h ô n g
9.2.1. Nguyên tẳc chung
- Các đường dây phải c ó hành lang an toàn tiêu chuẩn. Hành lang an toàn là khoảng

không gian giới hạn bởi các mặt phẳng son^g song cách các dây dẫn biên một khoảng /at tuỳ
thuộc vào mức điện áp của mạng điện. Trong các trường hợp đặc biệt khoảng cách từ mép
ngoài dây dẫn đến thiết bị không được nhỏ hon giá trị tối thiểu /min- Các giá trị khoảng cách
an toàn cùa đường dây phụ thuộc vào cấp điện áp đuợc biểu thị trong bảng 9.1.

Bảng 9.1. H ành lang an toàn của đường dây phụ thuộc vào cáp điện áp

u, kV <1 1 -í-22 35 110 220 500

4t, m 2 10 15 20 25 30

^min 0,5 1,5 2 4 6 10

- Các mối nối phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo chắc chắn và tin cậy, trên
mỗi khoảng vượt không có quá 1 mối nối. Không thực hiện mối nối ờ khoảng vượt có giao
nhau với đưòng dây khác hoặc nơi đường dây đi qua các công trình.
- Các phưomg tiện giao thông có chiều cao trên 4,5 m chi cho phép chui qua đường
dây trên không ở những vị trí quy định; Khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn cao áp đến lòng
đường tại nơi giao nhau với đường giao thông được thể hiện trong bảng sau:

276
Bảng 9.2. K hoảng cách tối thiểu từ dây dẫn cao áp đến lòng đường giao thông

u, kV 35 10 220 500
h, m

- Cột điện nhất thiết phải được đánh số thứ tự, số hiệu tuyến dây; Đổi với đường dây
35 k v trở lên, ngoài những ký hiệu trên còn có ký hiệu về số mạch và các biển báo nguy
hiểm. Các cột bằng kim loại phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.
- Nếu số sợi dây của một dây dẫn bị đứt ít hơn 17% thì cần phải quấn dây bảo dưỡng
hoặc dùng ống vá ép; nếu sổ sợi đây đứt nhiều hơn 17% thì cần phải cắt đi và nối lại bằng
ống.
- Đường dây từ 110 kV trở lên phải được trang bị cơ cấu xác định vị trí xẩy ra sự cố;
- Trên các đoạn dây đi qua các khu vực nhiễm bẩn nặng cần phải dùng sứ tăng
cường hoặc sứ đặc biệt và phải có biện pháp làm sạch định kỳ.

9.2.2. Nhiệm vụ quản lý vận hành đường dây


1) Kiểm tra định kỳ
Đường dây trên không phải được kiểm tra định kỳ, thời hạn kiểm tra định kỳ đường
dây cao áp được tiến hành ít nhất mỗi quý một lần đối với đường dây từ 35 kV trở xuống và
mỗi tháng một lần đối với đường dây từ 35 kv trở ỉên. Trong quá trình kiểm tra, quan sát
cần chú ý đến sự nguyên vẹn của dây dẫn, cột, xà, sứ và các thiết bị khác. Nội dung kiểm tra
gồm:
- Xem xét tình trạng cùa dây dẫn, dây chống sét, cột, xà, s ứ , dây néo vv .
- Đo điện trở tiếp địa 3 năm một lần;
- Xem xét trạng thái của các thiết bị chống sét;
- Kiểm tra dọc tuyến đưòmg dây, hành lang an toàn của đưòfng dây.
Những hư hỏng thường gặp ở đường dây trên không là:
+ Hư hỏng trên các dây dẫn và dây chống sét: đứt một sổ sợi dây, dây bị xoắn, sợi dây bị
cháy, các mối nổi bị nóng quá múc hoặc có hồ quang phát sinh, dây rơi xuống xà, dây bị quá
trùng, độ võng quá lớn vv.
+ Hư hỏng trên sứ và linh kiện phụ trợ: Sứ bị rạn nứt hoặc bị sứt mẻ, bề mặt sứ quá bẩn,
hiện tượng rò điện ra xà và cột, hiện tượng phóng điện trên bề mặt sú, sứ bị nghiêng, xà bị
lệch, bu lông bị lỏng vv.

277
+ Hư hỏng trên cột, dây néo và móng: Cột bê tông bị rạn nứt, bị nghiêng lệch hoặc bị sứt
mẻ, dây néo quá trùng, móng cột bị lún, bị nghiêng v.v...
+ Hư hỏng trên các thiết bị chống sét; Chống sét phóng điện khi không có sét, khoảng
phóng điện không phù hợp, thiếu con bài hoặc tín hiệu chỉ sự tác động cùa máy chống sét
v.v...
+ Sự vi phạm hành lang an toàn: Có sự hiện diện cùa các công trình, nhà cửa, thiết bị
trong hành lang an toàn của đường dây, có sự xâm lấn của cây cối, cây đổ vào tuyến dây,
th iế u b iể n b á o , k ý h iệ u c h ỉ d ẫ n tạ i c á c đ iể m g ia o n h a u c ủ a đ ư ờ n g d â y v ớ i c á c tr ụ c đ ư ờ n g
giao thông và các công trình khác v.v...
ĐưÒTig dây hạ áp được kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần, khối lượng công việc gồm:
kiểm tra điện trờ cách điện của sứ, mức độ hư hỏng cùa cột, điện trở tiếp địa của hệ thống
nối đất, phân bố lại phụ tải giữa các pha, kiểm tra tinh trạng của các thiết bị (dây dẫn, cột,
xà, sứ, tiếp địa, độ võng, cầu chảy, áptômát, mối nối v.v...). Mối nối được kiểm tra vào ban
đêm để dễ dàng phát hiện sự đánh lửa. Sau khi kiểm tra cần ghi lại các kết quả vào sổ nhật
ký. Việc kiểm tra được thực hiện bởi hai người với trang bị các phưoTig tiện an toàn.
2) Kiểm tra bẩt thường
Quá trình kiểm tra bất thường được tiến hành trước và sau mùa có thời tiết xấu, hoặc
khi đường dây bị cắt tự động. Sự xem xét bất thường cũng được thực hiện khi xuất hiện
nguy cơ đường dây bị tác động của các nhân tố như sấm sét, bão lụt, hoả hoạn v.v... Quá
trình xem xét kiểm tra bất thường nhằm xác định các giải pháp hợp lý để ngăn ngừa các ảnh
hường xấu có thể xẩy ra đối với mạng điện. Các xem xét bất thường cũng được tiến hành
ngay sau khi các hiện tượng thời tiết xấu đã xẩy ra nhằm khắc phục hậu quả đối với đuờng
dây.
3) Kiểm tra bảo dưỡng
Đường dây trên không cần được kiểm tra bảo dưỡng với mục đích xem xét chi tiết trạng
thái cùa các phần tử đường dây, đo lường các thông số và phát hiện nhũng khuyết tật có thể
dẫn đến sự hỏng hóc cùa các phần tử trong quá trinh vận hành. Nội dung kiểm tra bảo dưỡng
gồm:
- Kiểm tra sự hoen gì của các chi tiết, không ít hơn 3 năm một lần;
- Kiểm tra tình trạng của cột (cột thép hoặc cột bê tông cốt thép);
- Kiểm tra độ bền điện của sứ cách điện sau một năm đưa vào vận hành và sau đó tuỳ
theo mức độ phóng điện trên bề mặt sứ, nhưng không quá 6 năm một lần;
- Kiểm tra điện trở của các mối nối của dây dẫn 35 k v trờ lên sau một năm bắt đầu đưa
vào vận hành và sau đó không quá 6 năm một lần;
- Kiểm tra điện trở tiếp địa cùa đường dây.

278
4) Đại tu và bảo dưỡng định kỳ
Đại tu và bảo dưỡng định kỳ nhằm phục hồi lại khả năng truyền tải của đường dây,
quá trinh đại tu đường dây được tiến hành 34-6 năm một lần. Công việc sửa chữa được tiến
hành đồng bộ trên tất cả các phần tử của đường dây, khắc phục tất cả những khiếm khuyết
của chúng, đưa chúng về trạng thái tốt nhất. Việc thực hiện đồng bộ nhằm giảm đến mức tối
đa thời gian cắt điện.
5) Kiểm nghiệm và bảo dưỡng sứ cách điện
Sứ cách điện được làm bàng gốm hoặc thuỷ tinh, nó có nhiệm vụ cách ly dây dẫn
với xà và cột điện. Sứ cách điện được mắc trên đường dây theo 2 hình thức; sứ đứng và sứ
chuỗi. Có thể nói sứ cách điện là “gót chân Asin” của đưòng dây, nó rất dễ bị tổn thương
trong quá trình vận hành.

ư , kV

18
/
16

7
14 Ị

12

10 /■
8
L i
6

^ ^ ^ ^ D O /

IH H H H H H k
Hình 9.2. Đường cong phân bố điện áp trên các phần tử sứ chuỗi của đường dây 110 kV:
1- Khi sứ ở trạng thái bình thường;
2 - Khi có hư hỏng ờ bát sứ thứ 5.

279
Sứ cách điện của đường dây phải làm việc dưới các điều kiện khí hậu thời tiết thay
đổi liên tục, chúng luôn chịu sự tác động của điện áp làm việc, quá điện áp khí quyển và quá
điện áp nội bộ. Sứ cũng luôn chịu sự tác động của tải trọng cơ học như sức căng của dây
dẫn, sự tác động của gió bão v.v... Cùng với thời gian các đặc tính cơ và điện của sứ bị giảm
sút, vì vậy chúng phải luôn được chăm sóc và kiểm tra trong quá trình vận hành.
Việc kiểm tra tình trạng của sứ được tiến hành cùng với quá trình kiểm tra đường
dây. Sự quan sát bề mặt của sứ được thực hiện với sự trợ giúp của ống nhòm. Độ bền điện
cùa sứ chuỗi được kiểm nghiệm lại không quá 6 năm một lần bằng cách đo sự phân bố điện
áp trên các bát sứ. Dấu hiệu của sự hư hỏng là sự giảm giá trị điện áp trên sứ. Trên hình 9.2
biểu thị đường cong phân bố điện áp trên các phần tử cùa sứ đưòfng dây 1lOkV. Đường cong
1 biểu thị sự phân bố điện áp khi các bát sứ ở trạng thái bình thường, còn đường cong 2 là
khi bát sứ thứ 5 bị rạn nứt.

9.2.3. Bảo hộ đường dây trên không


1). Thiết lộp hành lang an toàn
Những hỏng hóc trên đường dây có thể dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế, vì vậy
vấn đề bảo vệ đường dây cần phải được đặc biệt quan tâm. Mỗi đường dây đều phải có
hành lang an toàn với bề rộng phụ thuộc vào cấp điện áp. Bề rộng cùa hành lang trong khu
vực rừng cây cần phải lón hơn khoảng cách giữa hai dây biên cộng với 3 m về mỗi phía,
tính từ dây biên với điều kiện chiều cao cùa cây không quá 4 m và không nhỏ hcm chiều
dài của xà cộng với khoảng cách bằng chiều cao của cây cối về mỗi phía, nếu chiều cao
cùa cây trên 4 m.
Trong phạm vi hành lang an toàn nghiêm cấm xây dụng các công trinh và thực hiện
các công việc canh tác. Tuy nhiên trong thực tế, thường chỉ có diện tích đất xung quanh cột
điện là được thu hồi, nên việc canh tác trồng trọt trong khu vực hành lang an toàn vẫn được
duy trì, bởi vậy cơ quan quản lý đường dây cần phải thuờng xuyên trao đổi nhắc nhở, tuyên
truyền đối với người nông dân về vấn đề an toàn khi làm việc gần các đường dây dẫn điện.
2). Phương pháp lậm sạch cây cối trong hành lang an toàn
Sự hiện diện của cây cối trong hành lang an toàn làm giảm khoảng cách từ dây dẫn
đến mặt đất, làm hạn chế điều kiện làm việc trên đưòng dây và tạo nguy cơ xuất hiện hỏa
hoạn, vì vậy cần phải tiến hành làm sạch hành lang theo định kỳ. Để làm sạch cỏ và cây thấp
có thể dùng máy cắt cỏ hoặc các dụng cụ thông dụng khác. Hiện nay người ta áp dụng
phưomg pháp diệt cỏ bằng hóa chất. Việc phun thuốc được thực hiện với sự trợ giúp của
bình phun thông thường bằng tay hoặc bằng máy. Để cắt các cành cây có thể sử dụng máy
cưa tay. cần lun ý khi trèo lên cây để cắt cành cần phải sử dụng các phương tiện an toàn như
dây an toàn, găng tay, thang v.v...

280
9.2.4. Bảo dưỡng cột điện
P hư ơng pháp chôn cột thông dụng nhất là đào hố với độ sâu thích họp phụ thuộc
vào tính chất cơ học của đất và dựng cột thẳng đứng, nến đất thật chặt. Nếu đất yếu thi cần
phải đúc móng bằng bêtông, thưòng với mác MI00. Cột điện trong quá trình vận hành có
thể sẽ bị nghiêng do lún hoặc lệch do sự tác động của gió bão. Cột có thể bị rạn nứt, sự rạn
nứt cột có thể dẫn đến khả năng chịu tải cơ học bị giảm. Việc kiểm tra mức độ rạn nứt của
cột bêtông cốt thép được tiến hành 6 năm một lần bằng phương pháp áp dụng thiết bị quang
học. Nếu các vết rạn nứt có độ lớn vượt quá quy định thì cần tiến hành sửa chữa bằng cách
quét lên chồ nứt một hợp chất xi măng tổng hợp.
Khi cột bị nghiêng 2° thì khả năng chịu tài trong cơ học của nó sẽ bị giảm 8-ỉ- 10%.
Việc chỉnh lại cột được thực hiện với sự trợ giúp của các phương tiện như tời, pa lăng hoặc
các máy móc khác. Việc sử dụng néo cột chỉ nên tiến hành khi vấn đề xử lý móng cột gặp
khó khăn (như đất bùn). Néo sẽ chịu tải trọng 20-r 25% tải trọng tính toán.

9 .3 . Q u ả n lý đ ư ờ n g d â y c á p
9,3.1. Tiếp nhận đường cáp vào vận hành
Việc tiếp nhận thiết bị sửa chữa được thực hiện ngay sau khi tất cả các công việc sửa
chữa đã được hoàn tất. Trước tiên là sự tiếp nhận sơ bộ với cảc thao tác kiểm tra trạng thái
chung của thiết bị sửa chữa, các tài liệu kỹ thuật có liên quan, danh mục các công việc, biểu
công nghệ, các số liệu đo đếm. Nấu tất cả đều được thực hiện theo đúng quy trình, thì hội
đồng nghiệm thu ký biên bản cho phép chạy thử thiết bị trong vòng 24 h. Nếu trong khoảng
thời gian chạy thừ không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào về trạng thái không bình thường
của thiết bị thì thiết bị sẽ được nghiệm thu đưa vào vận hành để đánh giá chất lượng sửa
chữa trong vòng 30 ngày. Sau đó mới chính thức cho thiết bị vận hành với tài định mức.
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu các thiết bị chính cùa nhà máy thường là kỹ sư trưởng với các
thành viên là các thù trưởng của các phân ngành kỹ thuật, sửa chữa v.v...
Sau khi đường dây cáp đã được xây dựng xong cần tiến hành nghiệm thu đưa vào vận
hành. Khi nghiệm thu ngoài các hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ đất đai, biên bản thực
hiện các công việc đào đắp và các tài liệu khác có liên quan cần phải có các sơ đồ tuyến dây
có chỉ rõ vị trí các phễu cáp, các đường giao nhau với các hệ thống ngầm như ống nước, ống
dẫn khí, đường dây thông tin v.v... Chương trình nghiệm thu được thực hiện bởi Hội đồng
nghiệm thu. Các thành viên hội đồng kiểm tra các tài liệu có liên quan và nghiệm thu tại
hiện trường. Khi đóng điện vào đường cáp cần tiến hành các công việc sau:
1. Xác định sự nguyên vẹn của cáp;
2. Định pha các sợi cáp;
3. Đo điện trở cách điện, điện trờ nối đất cùa phễu cáp;

281
4. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu bảo vệ chống dòng điện tản mạn trong đất;
5. Thừ nghiệm điện trở cách điện;
6. Xác định điện trở tác dụng của các sợi cáp và điện dung làm việc (đối với đường dây
từ 220 kv trờ lên).
Đối với cáp ngầm trong đất có sử dụng dầu hoặc khí cách điện, ngoài những công
việc nêu trên cần nghiệm thu toàn bộ tổ hợp có liên quan như cơ cấu nạp dầu, đường dẫn
dầu, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ chống ăn mòn vv. Khi bàn giao tuyến cáp đưa vào
vận hành phải trình các tài liệu kỹ thuật sau đây;
- Bản thiết kế đã hiệu chỉnh của tuyến cáp, cỏ cả các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.
- Bản vẽ thi công tuyến với các chỉ dẫn địa điểm đặt các đầu nối. Tỷ lệ 1:200 hoặc
1:500 phụ thuộc vào sự phức tạp của lưới điện.
- Vật liệu phù hợp với tuyến cáp.
- Biên bản thử cáp cùa nhà máy chế tạo.
- Biên bản về trạng thái cáp trên rulô và trong trường hợp cần thiết phải có biên bản
mở cáp và xem mẫu (việc mở là bắt buộc đối với cáp của các hãng nước ngoài).
- Số cáp có ghi rõ sổ lượng và chủng loại mối nối. Ngày lập, họ tên thợ sửa chữa
điện, chiều dài cáp giữa các đầu nối, số hiệu cuộn cáp và sơ đồ tuyến cáp.
- Bản lcê tất cả các chi tiết của tuyến cáp.
- Biên bản công việc xây dựng và lắp cáp có ghi rõ chỗ tuyến cáp cắt hoặc đi gần với
các công trình ngầm dưới mặt đất.
- Biên bản thử cáp sau khi lắp đặt.
- Bản vẽ mặt cắt tuyến cáp ở chỗ cắt các đưòrng giao thông và các công trình ngầm
khác đối với cáp điện áp 35kV và đối với các tuyến cáp đặc biệt phức tạp có điện áp từ 6kV
đến lOkV.
- Biên bản phân tích đất của tuyến cáp ở các đoạn đặc trưng.
- Biên bản kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị tự động cứu hoả cố định.
- Biên bản thử và kiểm tra cáp trên ruỉô trước khi lắp đặt.
- Biên bản kiểm tra mương cáp trước khi đậy nắp.
9.3.2. Vận hành đường dây cáp
Quá trình vận hành cáp được thực hiện bời các công việc kiểm tra định kỳ tuyến
dây. Đối với các đường cáp dưới 35 k v ở trong thành phố việc kiểm tra được tiến hành 6
tháng một lần. Trước khi đưa đưòmg dây cáp vào vận hành cần xác định giá trị dòng điện
giới hạn cho phép của phụ tải . Nhân viên vận hành cần phải biết rõ giới hạn này để có thể

282
sử dụng tối đa khả năng truyền tải của đường dây cáp và không để cho dây cáp làm việc quá
tải. Giá trị dòng điện giới hạn của đường dây cáp phải được biểu thị bằng vạch đỏ trên
ampemet mắc ở đầu mạch.
Nhiệt độ đốt nóng của đường dây cáp được kiểm tra trong trường hợp có nhu cầu
điều chỉnh lại dòng điện giới hạn cho phép cùa cáp. Các vị trí kiểm tra nhiệt độ của cáp được
xác định trước, đó là nơi mà dây cáp có thể bị đốt nóng nhiều nhất. Độ chênh lệch nhiệt độ
giữa lõi và vỏ cáp có thể xác định theo biểu thức

•npR
A0, = (9.1)
100.F
trong đó;
I - giá trị dòng điện cực đại của cáp, xác định trong quá trinh đo nhiệt độ vỏ cáp;
n - sổ lõi cáp;
p - điện trở suất của vật liệu làm lõi cáp, Q.mm^/m;
R q - t ổ n g n h iệ t trở c ủ a lớ p c á c h đ iệ n và c á c lớ p b ảo v ệ , ®C.mAV;
F - tiết diện mặt cắt ngang cùa lõi cáp, mm^.
Nhiệt độ của lõi cáp được hiệu chinh trên cơ sở giá trị nhiệt độ đo đượe ờ vỏ:
01= 0 V O + A0| (9.2)
0| - nhiệt độ cùa lõi cáp, °C;
0V O - nhiệt độ đo được ở vò cáp, °C;
Trên cơ sở số liệu đo đếm tiến hành hiệu chỉnh giá trị của dòng điện cực đại cho
phép Icp theo biểu thức;

e„-e,
(9.3)

0 cp -nhiệt độ cho phép của dây cáp, °C;


00 - nhiệt độ của môi trường xung quanh tại nơi tiến hành các phép đo, °c.
Bảng 9.3. N hiệt độ cho phép của cáp điện lực ứng với nhiệt độ môi trư ờ n g 25®c
0cp."C
Cách điện Giây tâm dầu Cách điện polyme
Cáp < 3 kv 80 65
đên 10 kv 60 60

22^35 kV 50 50

283
Việc đo đếm dòng điện phụ tải và điện áp cùa đường cáp tại các điểm kiểm tra được
thực hiện không ít hcm 2 lần mỗi năm và nhất thiết phải đo vào giờ cao điểm và giờ thấp
điểm. Việc phân tích các kết quả đo phụ tải ở các giờ cao điểm và thấp điểm sẽ cho phép áp
dụng các giải pháp cải thiện chế độ làm việc cùa mạng điện và nâng cao chất lượng điện
năng.
Các đường cáp đến 35 kv trong thành phố cần phải được thử nghiệm bảo dưỡng
bằng điện áp một chiều nâng cao ít nhất một lần trong năm. Việc thử nghiệm cũng phải được
thực hiện sau mỗi lần sửa chữa bảo dưỡng có liên quan đến việc đào bới đường cáp. Đối với
các đường dây cáp đặt trong đất làm việc liên tục không có sự cố, thì việc thử nghiệm định
kỳ được thực hiện 5 năm một lần.

9.3.3. Giám sát và bảo vệ hành lang cáp


Độ tin cậy liên tục cung cấp điện của đường cáp phụ thuộc nhiều vào sự tổ chức
giám sát không chi bản thân rãnh cáp cùng các thiết bị của đường cáp mà cả hành lang an
toàn của nó.- Sự giám sát đường cáp được thực hiện dọc theo tuyến dây để ngăn ngừa các
hành động đào bới, đóng cọc, xây dựng các công trình ảnh hưởng đến sự an toàn của đường
cáp.
Các đuờng cáp ngầm được đánh dấu và có các cọc mốc chi giới, các biển báo chỉ dẫn
cấm mọi hình thức xâm phạm vùng an toàn. Các công việc thực hiện gần đường cáp được
chia theo từng vùng:
Vùng 1: những công việc thực hiện cách đường cáp dưới I mét;
Vùng 2; các công việc thực hiện cách đường cáp trên 1 mét.
Các công việc ở vùng 1 được tiến hành với sự đồng ý bằng văn bản cùa thủ trờng đơn vị
quản lý đường cáp và dưới sự giám sát thường xuyên cùa đơn vị này. Những công việc ở
vùng 2 được thực hiện dưới sự giám sát có chu kỳ cùa thợ điện. Sau khi các công việc hoàn
tất, các biên bản bàn giao sẽ được ký nhận, trong đó có ghi rõ hiện trạng trước và sau khi
tiến hành công việc.
Đơn vị quản lý đường cáp có trách nhiệm nhắc nhở, hướng dẫn có định kỳ cho các
tổ chức và nhân dân nơi có đường dây đi qua, chấp hành những quy định bảo vệ an toàn cho
đường dây.
9.4. C á c p h ư ơ n g p h á p đ ịn h vị sự cố tr o n g m ạ n g đ iệ n
9.4.1. Khái quát chung
9.4.1.2. Trình tự thực hiện các thao tác định vị sự cố
Để xác định vị trí xẩy ra sự cố của đường dây cần thực hiện các thao tác sau: cắt
nguồn cung cấp của đường dây, kiểm tra sơ đồ để khẳng định là không còn có bất kỳ một
điểm rẽ nào có điện. Sau khi đã thực hiện các biện pháp tổ chức - kỹ thuật, tiến hành kiểm

284
tra điện trở cách điện giữa các pha và giữa pha với đất, từ đó phân tích tình trạng của đường
dây và đưa ra kết luận về loại sự cố.
Mắc thiết bị định vị sự cố để xác định sơ bộ vị trí xẩy ra sự cổ, sau đó tiến hành định
vị chính xác nơi xẩy ra sự cố theo các phương pháp thích hợp.Công việc xác định địa điểm
hỏng chia làm ba giai đoạn sau;
- Dự đoán hỏng- xác định đặc tính hỏng, thực hiện sơ bộ đo khoảng cách đến nơi
hỏng và xác định có cần thiết phải đốt nóng sơ bộ hay không.
-Xác định vùng hư hỏng bằng một trong những phương pháp tương đối.
-Xác định chính xác nơi xẩy ra hỏng bằng một trong những phương pháp tuyệt đối.
Phuofng pháp xác định địa điểm hỏng của tuyến dây lựa chọn tuỳ thuộc vào đặc
tính hư hỏng. Việc đo đạc được tiến hành ờ tuyến dây đã được tách toàn với nguồn cung cấp
cũng như với tất cả các hộ tiêu thụ điện. Tuyến dây sau khi bị ngắt sự cố phải được khảo sát.
Để xác định đặc tính hư hỏng, phải tiến hành:
- Đo điện trở cách điện cùa mỗi lõi cáp đối với đất.
- Đo điện trở cách điện giữa các cặp lõi cáp với nhau.
- Xác định lõi cáp không bị đứt.
- Nếu cần thiết có thể dùng th iế t bị P5-5 (hoặc thiết bị tưomg tự).
Để xác định chính xác định sự và kiểm tra chiều dài đoạn dây hỏng. Đo diện trờ
cách điện bằng Mêgôm mét 2500V. Nếu dùng Mêgôm mét không xác địnhđượcđặc tính
hỏng thì phải giảm điện trờ cách điện ở địa điểm hòng xuống bằng cách lần luợt thử cao thế
bổ sung (bằng thiết bị thử nghiệm) về cách điện giữa các lõi cáp với nhau và giữa lõi cáp với
vỏ bọc.
Kết quả thử nghiệm nhằm xác định đặc tính hỏng, phải ghi vào biên bản đo lường
và ghivào sơ đồ xác định điểm hỏng và sử dụng để lựa chọn phưcmg pháp và côngnghệ xác
định địa điểm hỏng. Sau khi xác định đặc tính hỏng của tuyến dây phải lựa chọn phương
pháp phù hợp nhất để xác định điểm hỏng trong tùng trường liçrp cụ thể. Đầu tiên nên xác
định vùng mà trong đó có địa điểm hỏng.
Việc xác định vùng hỏng được tiến hành đầu tiên bằng một trong các phương pháp
tương đối, sau đó bằng phương pháp tuyệt đối. Phương pháp tưong đối bao gồm:
- Phưomg pháp xung (định vị).
- Phóng điện dao động (sáng).
- Phương pháp cầu đo.

285
Phương pháp xung dựa trên cơ sở đo khoảng thời gian giữa thời điểm gửi thăm dò
vào chỗ hỏng vào thời điểm phản xạ về của xung từ nơi hỏng đến điểm đo (đến điểm nối
máy đo với tuyến dây). Phương pháp phóng điện dao động dựa trên việc đo chu kỳ (hoặc
nửa chu kỳ) dao động điện riêng trong cáp, xuất hiện trong cáp tại thời điểm đánh thủng
(phóng điện ở nơi hư hỏng). Phương pháp cầu đo dựa trên hiện tượng là lõi cáp hòng và lỗi
cáp tốt được nối ngắn mạch với nhau từ một phía thành vòng, còn từ đầu đàng kia lõi cáp
được nối với điện trở điều chỉnh phụ để tạo thành sơ đồ cầu. Sau khi xác định vùng hư hỏng
cần xác định địa điểm hỏng trực tiếp trên tuyến dây bằng một trong các phương pháp tuyệt
đổi sau;
- Phương pháp cảm ứng.
- Phương pháp âm học.
- Phương pháp khung đặt.
Phưong pháp cảm ứng dựa trên nguyên lý thu hồi từ trường trên sợi cáp có lõi hư
hỏng để dòng điện có tần số âm thanh (800-fl200)Hz từ máy phát chạy qua. Phương pháp
âm dựa trên việc nghe ngóng trên địa điểm hỏng các dao động âm được tạo nên bởi sự
phóng tia lửa điện trong kênh hòng. Phương pháp khung đặt (biến dạng cùa phương pháp
cảm ứng) dựa trên nguyên lý thu hồi từ trường trên cáp, mà theo dõi hòng và vỏ của nó có
dòng điện tần số âm thanh (800-r 1200Hz từ máy phát chạy qua). Sau đây chúng ta nghiên
cứu chi tiết một số phương pháp xác định sự cố thông dụng nhất.

9.4.2. Các phương pháp định vị sự cố trong mạng điện


Các sự cố xẩy ra trên đường dây thường rất khó xác định do đưỏng dây dài và trong
nhiều trường hợp không thể quan sát bằng trực quan được. Để xác định vị trí xẩy ra sự cố
(ngắn mạch, đứt dây...) người ta áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể của mạng điện. Dưới đây chúng ta xét một số phương pháp định vị sự cố thông
dụng.

9.4.2.I. P h ư ơ n g p h á p tru yền x u n g


Để xác định vị trí xẩy ra sự cố trên đường dây người ta thường dùng phương pháp
đo thời gian truyền xung trên dây dẫn bằng các thiết bị định vị loại MKJI.5; P5.5; P5.7 vv.
Thiết bị định vị sự cố làm việc theo nguyên lý sau: Một xung điện được phóng vào đưòrng
dây nơi có sự cố (hình 9.3), do sự không đồng nhất của điện trở sóng, tại nơi ngắn mạch,
xung bị gửi trở lại. Đo thời gian từ khi phóng xung đến lúc nhận được tín hiệu trở lại có thề
dễ dàng xác định được khoảng cách đến điểm ngắn mạch theo biểu thức
/ = 0.5t.v; (9.4)
/ - khoảng cách từ nơi đặt thiết bị định vị đến nơi xẩy ra ngắn mạch;

286
t - thời gian từ khi phóng xung đến khi nhận được tín hiệu trả lại;
V - vận tốc truyền sóng.
Tốc độ lan truyền dao động điện từ trong cáp lực là160± 3m/ms. Tín hiệu xung có thể
quan sát trên màn hình.

H ình 9.3. X ác định vị trí ngắn


mạch trên đường dây bằng
phương pháp truyền xung.

ọ.4.2.2. P h ư ơ n g p h á p d ù n g s ó n g h à i bậc cao


Như đã biết, khi có ngắn mạch chạm đất dòng điện chạy trong đất có chứa các sóng
hài bậc cao, người ta lợi dụng tính chất này để thiết kế ra loại máy đo cường độ từ trường
của sóng hài bậc cao. Nhân viên vận hành đeo máy đi dọc đường dây nơi xẩy ra sự cố và
quan sát chỉ số của thiết bị đo, tại nơi có sự cố ngắn mạch chạm đất chỉ số của thiết bị đo sẽ
đạt giá trị cực đại. Sóng hài được lựa chọn thường là sóng hài bậc 5. Phương pháp này được
áp dụng nhiều đối với mạng điện có trung tính cách ly.

ọ.4.2.3. Phương pháp dùng cầu đo điện trở


Cầu đo điện trở gồm một đồng hồ đo có độ nhạy cao mắc trên đường chéo cùa mạch
cầu, các điện trở R| và R2 đã được chỉnh định từ trước.
Khi mắc cầu đo vào mạch (hình 9.4) với vị trí cân bằng cùa cầu đo, khoảng cách từ
vị trí đặt thiết bị đo đến điểm ngắn mạch được xác định theo biểu thức:
2LR.
/= (9.5)
R, + R 2
/ - chiều dài cùa toàn bộ đuòmg dây.

H ìn h 9,4. Sơ đồ xác định vị trí ngẳn mạch bằng cầu đo.

287
ọ.4.2.4. P h ư ơ n g p h á p điện dung
Phương pháp này thường được áp dụng để xác định vị trí điểm đứt dây trên đường
cáp ngầm. Nội dung cùa phưong pháp là đo điện dung của đường dây cáp bàng cầu xoay
chiều và so sánh giá trị của phép đo với giá trị điện dung cùa đường dây nguyên vẹn, trên cơ
sở đó xác định khoảng cách đến điểm xẩy ra sự cố theo tỷ lệ cùa các điện dung:

/=^ L (9.6)

C đo- giá trị điện dung theo thiết bị đo;


- tổng điện dung của đường cáp lành.

9.4.2.S. Phương pháp âm học


Bằng máy phát đặc biệt người ta đưa vào đường dây một dòng điện cỡ lO-í-20 A với
tần số ầm thanh khoảng 800-Ỉ-1000 Hz (xem hình 9.5).

Quanh dây dẫn sẽ xuất hiện dao động điện từ. Dùng một thiết bị thu với vòng anten,
qua bộ khuếch đại, đi dọc theo tuyến dây, có thể nghe được âm thanh của sóng điện từ này.
Tại nơi xẩy ra sự cổ, âm thanh tăng vọt lên rồi tắt hẳn. Trên nguyên lý như vậy người ta phát
vào đường dây không phải là dòng điện bình thường mà là một bản nhạc và nhân viên vận
hành sẽ vừa thưởng thức âm nhạc vừa đi dọc theo tuyến dây để tìm đến điểm xẩy ra sự cố,
chính vì lẽ đó mà phương pháp này được gọi là phương pháp âm học.

288
9.5. Phương pháp xác định vỊ trí của đường dây cáp ngầm
VỊ trí của đường dây cáp ngầm thường được xác định theo phương pháp cảm úmg. Cơ
sở của phương pháp cảm ứng là dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ (hình 9.6). Với sự trợ
giúp của máy phát tín hiệu mắc trong mạch cáp, xung quanh nó sẽ được tạo ra một trường
điện từ tần số xác định. Thành phần từ cùa trường này sẽ cảm ứng vào cuộn dây đưa gần vào
khu vực đường dây cáp một dòng điện cùng tần số. Do cường độ từ trường thay đổi trong bề
mặt vòng dây đặt vuông góc với hướng của dòng điện, nên nếu dịch chuyển thiết bị nhận tín
hiệu (anten), quan sát sự thay đổi của dòng điện cảm ứng có thể tìm đuợc vị trí sự cố.

@ Cáp ngầm

H ình 9.6. Sơ đồ xác định vị trí cáp ngầm.

Việc xác định trạng thái tuyến dây có thể tiến hành bằng hai phương pháp:
minimum/maximum và supermax, phản ứng. Sự khác biệt của các phương pháp minimutn
và maximum là ờ sự huớng anten của thiết bị thu tương ứng với trường điện tìr, tức là dòng
cảm ứng trong anten phụ thuộc vào các thành phần dọc hoặc ngang của từ trường.

9.5. ỉ. Cơ sở vật lý của phương pháp cảm ứng


Thành phần dọc có vectơ trùng với hướng của bề mặt cuộn dây cảm ứng, Vec tơ thành
phần ngang của từ trường trong trường họrp này song song với bề mặt khung dây và không
có dòng điện cảm ứng (hình 9.7). Khi thay đổi một góc 90° ta sẽ nhận được giá trị cực đại:
Dòng cảm ứng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần ngang. Trong trường hợp này sự thay
đổi của thành phần ngang của cường độ từ trường được thực hiện từ từ. Ngược lại, thành
phần dọc trong vùng này sẽ thay đổi một cách đột biến.
Để xác định một cách tương đối hướng tuyến dây có thể áp dụng phương pháp cực đại
(maximum). Muốn vậy ta để khung dây ngang quay quanh một trục, khi quay trọn một vòng
360° sẽ xuất hiện trình tụ minimum - maximum-minimum-maximum.
Hướng của tuyến dây được xác định theo trạng thái minimum của ỉchung dây, tức là, nếu
khung dây ở trạng thái minimum, thì tuyến dây sẽ nằm song song với nó. Nếu quay khung
dây đi một góc 90° so với tuyến dây, thì theo phương pháp maximum sẽ xác định được
đường đi của tuyến dây. Tiếp theo việc xác định chính xác sẽ được thực hiện theo phương
pháp minimum.

289
phương pháp phương pháp
minimum maximum

H ình 9.7. Sơ đồ xác định vị trí cáp theo phương pháp cám ứng.

9.5.2. Xác định độ sâu đặt cáp ngầm


Độ chính xác của đường dây cáp không chỉ theo vị trí trên sơ đồ, ma còn theo độ sâu
chôn đưòng cáp. Độ sâu của đường cáp được xác định theo phương pháp liên hệ tương hỗ
giữa điện trường cùa đường dây và của cuộn dây của thiết bị đo. Chằng hạn có thể áp dụng
phương pháp 45° (hình 9.8).
Như chỉ trên sơ đồ hình 9.8 các đường sức của điện trường bao quanh dây cáp hoặc
đường ống, có dạng các đường trọn quy tụ. Nếu cuộn dây rơi vào vùng tác động của các
đường sức, tạo ra bời dòng điện chạy qua dây cáp, thì sẽ có một suất điện động cảm ứng
trong nó. Khi di chuyển cuộn dây sẽ là cho suất điện động thay đổi. ở vị trí nghiêng 45° giá
trị suất điện động là nhỏ nhất. Nếu thực hiện phép đo tưcmg tự đối với phía bên kia của
đường cáp, thì cũng sẽ thu được cùng kết quả. Chiều dài L| và L2 tương ứng với độ sâu
chôn cáp. Li và L2 tương ứng với độ sâu chôn cáp. Phương pháp đo độ sâu chôn cáp này cho
phép áp dụng đối với tất cả các loại liên hệ và tất cả các tần số. Trong trường hợp cáp bị gấp
khúc, bị rẽ nhánh v.v. thì kết quả chỉ là tưcmg đối, vì vậy phương pháp 45° không nên áp
dụng cho các trường họp như vậy.

290
M in im u ii I

CỎ

Đúng Sai
----------

L ,- S â u T \ L, Sâu T

H ình 9.8. Sơ đồ xác định độ sâu cùa cáp ngầm theo phương pháp 45^.

Nếu số liệu đo độ sâu L| và L2 bằng nhau, thì ta coi là vị trí tìm được cùa đường cáp
là khá chính xác (± 10 cm). Nếu hai giá trị này lệch nhau nhiều, thì vị tri của đưòng dây cáp
phải xét khác, do có sự nhiễu của trường điện từ, như thể hiện trên hình 9.9.

Trường hợp này xuất hiện khi dòng điện đo chạy ngược bên cạnh đuờng cáp, chẳng
hạn theo màn chắn hoặc qua đường cáp bên cạnh. Để cải thiện tình trạng này cần lựa chọn
sự liên hệ khác. Có thể cho dòng điện ngược không chạy qua đất mà qua màn chắn của
đường cáp cần tìm, biện pháp này chỉ có thể áp dụng đối với phưong pháp liên hệ điện tích.
Mối liên hệ với khung truyền, có thể cho phép tránh được ảnh hưởng của các dòng điện
ngược. Nguyên lý tác động cùa hệ thống trong các điều kiện nhiễu của trường điện từ.

291
Hình 9.9. Sơ đồ xác định vị trí của cáp ngầm theo phương pháp 45^.
Ghi chú: Hãng SEBA KMT đã tung ra thị trường thiết bị tìm cáp, cho phép đo độ sâu
chôn cáp mà không cần áp dụng phương pháp 45°.

9.6. Ví dụ và bài tập


Ví dụ 9.1. Một đường cáp 10 k v lõi nhôm tiết diện 3x50 mm^ với cách điện bằng polyme,
truyền tải công suất 780 kVA. Nhiệt độ đo được ở vỏ cáp là 45°c. Hãy kiểm tra chế
độ nhiệt và mức mang tải cho phép cùa cáp. Nhiệt trở của cách điện và vò cáp lấy bằng
R q = 5 4 0 °c.m /w .

GỉảL
Căn cứ vào vật liệu lõi cáp ta xác định điện trờ suất ứng với dây nhôm là p=28,5.10'^
Q mm^/m.
Dòng điện chạy trong dây cáp:

, S ™ =45A
V3U V3.10
Độ chênh lệch nhiệt độ giữa lõi và vỏ cáp:

' 100.F 100.50

292
Nhiệt độ thực tế của cáp:
01 = 0 V O + A 0I = 45 + 6,24 = 5 1 , 2 4 ‘’C;

Như vậy nhiệt độ của cáp thấp hơn nhiệt độ cho phép là 0CÌP= 60 °c.
Vi dụ 9.2. Hãy xác định vị trí xẩy ra ngắn mạch cùa đường cáp ngầm theo phương pháp
truyền xung, biết thời gian kể từ khi gửi đến lúc nhận tín hiệu là t=0,0254ms, tốc độ truyền
sóng lấy bằng v=300.000 km/s.

Giải
Khoảng cách từ điểm đặt thiết bị đo đến vị trí xẩy ra ngắn mạch là:

1= 0,5t.v = 0,5.0,0254. 300 = 3,81 km;

Ví dụ 9.3. Hãy xác định vị trí xẩy ra ngắn mạch cùa đường cáp ngầm theo phương pháp cầu
đo, biết tổng chiều dài đường cáp là L = 5,6 km, các giá trị điện trờ R|=2,6 và R2 = 5 Q.

Giải
Khoảng cách từ vị trí đặt thiết bị đo đến điểm ngắn mạch được xác định theo biểu
thức:

u ^ = ? : ^ = 3,83lan
R ,+ R 2 2,5 + 5

Bài tập tự làm


9.1. Một đường cáp 22 kV lõi nhôm tiết diện 3x70 mm^ với cách điện bằng polyme,
truyền tải công suất 1540 kVA. Nhiệt độ đo được ở vò cáp là 40°c. Hãy kiểm tra chế
độ nhiệt và mức mang tải cho phép cùa cáp. Nhiệt trở cùa cách điện và vỏ cáp lấy bằng
R q = 430 °c.m /w .

9.2. Hãy xác định vị trí xẩy ra ngắn mạch của đưcmg cáp ngầm theo phương pháp truyền
xung, biết thời gian kể từ khi gửi đến lúc nhận tín hiệu là t = 0,066^ mS, tốc độ truyền sóng
lấy bằng V = 300.000 km/s
9.3. Hãy xác định vị trí xẩy ra ngắn mạch cùa đường cáp ngầm theo phương pháp cầu đo,
biết tổng chiều dài đường cáp là L = 7,5 km, các giá trị điện trở R| = 0,36 và R2 = 5 Í2.

293
Tóm tắt chư ơ n g 9

Tiếp nhận đường dây vào vận hành


Các tài liệu cần thiết khi nghiệm thu: bản thiết kế, hồ sơ kỹ thuật, sơ đồ đường dây, sơ
đồ mặt bằng, mặt cắt cùa tuyến dây, hồ sơ đất đai, biên bản thực hiện các công việc đào đắp
và các tài liệu khác có liên quan.
Nghiệm thu lần 1: Biên bản có ghi rõ những thiếu sót và tồn tại cần khắc phục.
Nghiệm thu lần 2; Sau khi tất cả những thiếu sót đã đuợc khắc phục, quá trình xem xét lại
lần thức hai được tiến hành và được kết thúc bằng biên bản bổ sung. Đường dây sẽ được đưa
vào chạy thừ trong thời gian ít nhất một ngày, sau đó đuợc bàn giao cho bên vận hành đưa
vào sử dụng.
Quàn lý vận hành đường dãy trên không
- Các đường dây phải có hành lang an toàn tiêu chuẩn.
- Các mối nối phải được ihực hiện đúng kỹ thuật;
- Cột điện nhất thiết phải được đánh số thứ tự, số hiệu tuyến dây;
- Nếu số sợi dây của một dây dẫn bị đứt quá 17% thì cần phải cắt đi và nối lại.
Quản lý vận hành đường dây
Đường dây phải được kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
Đường dây cần được kiểm tra bảo dưỡng và đo lường.
Đại tu và bảo dưỡng định kỳ nhằm phục hồi lại khả năng truyền tải.
Vận hành đường dây cáp
Quá trình vận hành cáp được thực hiện bởi các công việc kiểm tra định kỳ tuyến
dây.
Nhiệt độ đốt nóng của đường dây cáp được kiểm tra trong trường hợp có nhu cầu
điều chỉnh lại dòng điện giới hạn cho phép cùa cáp. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa lõi và vỏ
cáp:

I^npRo
A0, =
' 100.F
Nhiệt độ thực tế cùa ruột cáp được hiệu chỉnh theo biểu thức:
0| ~ 0VO +A0|

294
Giá trị hiệu chỉnh cùa dòng điện cho phép theo biểu thức:

I =I
- v 0, - 0 0

Giám sát và bảo vệ hành lang cáp


Vùng 1: những công việc thực hiện cách đường cáp dưới 1 mét;
Vùng 2; các công việc thực hiện cách đường cáp trên 1 mét.
Sự ăn mòn vỏ kim loại cùa cáp ngầm và các biện pháp bào vệ vỏ cáp
Vỏ cáp bàng kim loại đặt trong đất có nguy cơ bị ăn mòn điện phân và ăn mòn hoá
học.
Xác định vị trí xay ra sự cổ trong mạng điện
Phương pháp truyền xung
Một xung điện được phóng vào đường dây nơi có sự cố, đo thời gian từ khi phóng
xung đến lúc nhận được tín hiệu trở lại để xác định được khoảng cách đến điểm ngắn mạch
/ = 0,5t.v;
Phương pháp dùng sóng hài bậc cao
Dùng máy đo cường độ từ trường cùa sóng hài bậc cao đi dọc đuờng dây nơi có sự
cố, căn cứ vào chỉ số của thiết bị đo có thể xác định ra nơi xẩy ra ngắn mạch.
Phương pháp dùng cầu đo điện trở
Khoảng cách tù vị trí đặt thiết bi đo đến điểm ngắn mạch được xác định theo biểu
thức:

/= 2LR,
R| + R 2

Phương pháp điện dung


Đo điện dung của đường dây bằng cầu xoay chiều và so sánh với giá trị điện dung
cùa đưcmg dây nguyên vẹn để xác định khoảng cách đến điểm xẩy ra sự cố:

/=^ L
c,

Phương pháp càm ứng và âm học


Bơm vào đường dây một dòng điện cỡ 10-ỉ-20 A với tần sổ âm thanh. Quanh dây dẫn
sẽ xuất hiện dao động điện từ. Dùng vòng anten qua bộ khuếch đại có thể nghe được âm
thanh của sóng điện từ. Tại nơi xẩy ra sự cố, âm thanh tăng vọt lên rồi tắt hẳn.

295
C â u hỏi ôn tậ p c h ư ơ n g 9

1. Hãy trình bày thủ tục vận hành đường dây.

2. Quản lý vận hành đường dây trên không.

3. Tiếp nhận đường cáp vào vận hành, giám sát và bảo vệ hành lang cáp.

4. Vận hành đường cáp.

5. Xác định vị trí xẩy ra sự cố trong mạng điện.

296
Chương 10
VẬN
• HÀNH CÁC THIẾT BỊ• ĐIỆN
• MẠCH
• THỨ CẤP

1 0 .1 . C á c t h i ế t b ị c ơ b ả n c ủ a m ạ c h đ iệ n t h ứ c ấ p

10.1.1. Bảng điều khiển


Đe điều khiển và kiểm tra chế độ làm việc của các thiết bị trong các nhà máy điện và
trạm biến áp các bảng điều khiển được lắp đặt bao gồm bảng điều khiển chính, điều khiển
cục bộ (khối, phân xưởng V .V .). ở các bảng điều khiển tập trung các thiết bị điều khiển từ xa
các máy cắt và dao cách ly, thiết bị điều khiển chế độ làm việc của máy phát và máy bù
đồng bộ, thiết bị kiểm tra, đo lường, tín hiệu, thông tin liên lạc v.v...
ở các bảng điều khiển chính cùa trạm điện có các thiết bị kiểm tra các tham số của
phần nhiệt (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng hơi nước v.v...). Thông thường các bảng điều khiển
chính được đặt tại vị trí làm việc của trường ca trực.
ở nhà máy nhiệt điện bảng điều khiển chính thường được đặt gần vị trí cùa tuabin. ở
nhà máy thủy điện nó được đặt trong gian máy. Các panel cùa các cơ cấu bảo vệ rơle và tự
động điều khiển được lắp đặt trong các tủ điều khiển của trạm điện và trạm biến áp. Tất cả
các khí cụ điện điều khiển, tín hiệu, hiệu chỉnh, đo lường, bảo vệ, tự động điều chỉnh v.v...
thuộc các cơ cấu thứ cấp. Các thông tin kiểm tra - đo lưòrng về chế độ làm việc của mạch sơ
cấp được lấy từ các thiết bị biến đổi đo lường (máy biến điện áp và máy biến dòng). Cuộn
thứ cấp của các máy này được nối với các khí cụ thứ cấp qua các dây cáp kiểm tra. Như vậy
các dây cáp kiểm tra cOng thuộc mạch thứ cấp.
Các panel được ký hiệu chì rõ chức năng trong mạch. Khi vận hành thiết bị thứ cấp
cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Tất cả các thiết bị thứ cấp trước khi đưa vào sử dựng hoặc tái sử dụng, cần đượcthử
nghiệm bởi điện áp gia tăng. Cách điện của các thiết bị thứ cấp so với đất phải chịu được
điện áp xoay chiều 1000 V trong vòng 1 phút, Các thiết bị thứ cấp, các khí cụ và các mạch
liên lạc cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Các khí cụ đo lường, rơle bảo vệ và tự
động hóa trong quá trình vận hành phải ở trạng thái kín và được kẹp chi chi những người có
nhiệm vụ mới được phép mở và hiệu chỉnh.

297
10.1.2. N g u ồ n điện thao tác
Các nguồn thao tác, cung cấp năng Iưọng đảm bảo cho sự hoạt động cùa các khí cụ
thứ cẩp thuộc cơ cấu thứ cấp. ở các trạm điện và trạm biến áp nguồn thao tác được sử dụng
dưới hai dạng: nguồn điện xoay chiều và nguồn một chiều. Nguồn một chiều có thể được lấy
qua bộ chinh lưu hoặc qua ắcquy.

1) Nguồn thao tác xoay chiều


Nguồn xoay chiều thường được áp dụng ở các trạm điện và trạm biến áp với sơ đồ
đơn giản (hình 10.1. a). Điện năng được lấy từ các máy biến dòng BI, máy biến điện áp BU
hoặc máy biến áp nhu cầu riêng. Nguồn một chiều thường được áp dụng ở các trạm điện và
trạm biến áp có các thiết bị ắcquy tĩnh tại.
Máy biến dòng cung cấp tín hiệu dòng rất mạnh cho bảo vệ rơle tại thời điểm sự cố,
khi dòng tăng đột biến. Tuy nhiên, nếu dòng trong mạch quá lớn có thể gây nguy hiểm cho
tiếp điểm. Máy biến điện áp BU và máy biến áp nhu cầu riêng chỉ đảm bảo làm việc tin cậy
ở các chế độ sự cố không kèm theo sụt áp lớn, trường hợp sự cố kèm theo sụt áp lớn nguồn
này không thể đảm bảo cung cấp cho các mạch điều khiển một cách tin cậy. Để nâng cao
hiệu quả sử dụng của các nguồn thao tác xoay chiều, cách tốt nhất nhất là kết hợp giữa các
máy BI và BU. Tuy nhiên, đối với phưong pháp này điện áp tổng hợp thường sẽ có sự lệch
pha lón. Sự ảnh hưởng này có thể được loại bỏ nếu sử dụng nguồn điện áp chinh lưu.


BI I
II II I
^ rT T L .
Ĩ J ESI

H ình 10.1. Nguồn điện thao tác:


a) Nguồn thao tác xoay chiều; b) Nguồn thao tác bằng tụ.
NI - Nguồn dòng; NU - Nguồn áp; CĐ - Cuộn đóng; CÁC - Cuộn cắt; D - Diod,

298
Sơ đồ dùng cơ cấu tụ được áp dụng khá phổ biến ở các trạm điện và trạm biến áp.
Điện năng được nạp sẵn trong tụ để cung cấp cho các rơle và các bộ truyền động. Dung
lượng của tụ thường là: 40, 80 hoặc 200|iF (microPara). Sơ đồ nguồn thao tác bằng tụ được
thể hiện trên hình lO.l.b. Khi đóng các tiếp điểm KI hoặc K2 tụ điện sẽ cung cấp nguồn cho
các cuộn đỏng (CĐ) hoặc cuộn cắt (CC) của bộ truyền động. Các diod DI và D2 cung cấp
điện một chiều cho các tụ tưong ứng. Để đảm bảo độ tin cậy điều quan trọng là các bộ tụ
phải thường xuyên ờ trạng thái nạp điện. Bởi vậy cần theo dõi liên tục tình trạng của các bộ
tụ cũng như mạch điện cùa chúng.

2) Nguồn thao tác chỉnh lưu


Thiết bị chỉnh lưu thường được sử dụng nhiều là loại selen và silic. Trên hình 10.2.
giới thiệu sơ đồ chỉnh lưu 3 pha dùng chỉnh luu selen hay diod gécmani, lấy nguồn xoay
chiều từ máy biến áp nhu cầu riêng đưa vào chỉnh 1UTJ CL tạo ra dòng điện một chiều cung
cấp cho mạch điều khiển, mạch bảo vệ rơle, mạch tự động, báo hiệu và dùng để điều khiển
máy cắt. Bộ chinh lưu được đóng vào mạng bằng cầu dao CD và ỉchởi động từ K với các bộ
tiếp điểm 1 và 2 ở hai phía. Bộ chinh lưu được bảo vệ bằng cầu chảy cc và rơle nhiệt RN
mắc trong khởi động từ.
Để tạo nguồn thao tác riêng ở trạm biến áp trung gian người ta còn sử dụng bộ
nguồn dòng lấy từ máy biến dòng trung gian BIT và bộ nguồn áp lấy từ máy biến điện áp
BU. Bộ nguồn này có thể làm việc độc lập hoặc kết hợp lại với nhau tạo nên bộ nguồn tổng
hợp.

cc
K2
1--- 1 ^
t_zl 0
I I 'V
í--- 1n
1 ..1 0

1--- 1 0

H ình 10,2. Sơ đồ nguồn thao tác chỉnh lưu:


K - khởi động từ; RN - rơle nhiệt; CL -chỉnh lưu.

3) Nguồn thao tác một chiều


Nguồn thao tác một chiều được cung cấp từ các bộ ắcquy với điện áp 24; 48; 110
hay 220 V. Các ắcquy được nạp bời máy phát điện một chiều chạy điện xoay chiều, hoặc bộ
nạp chinh lưu. Trong một số trường hợp, nguồn một chiều có thể được lấy từ đầu ra cùa máy
kích từ của máy phát. Đây là nguồn điện độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào tình trạng
cùa mạng điện chính.

299
Hiện nay ở các trạm điện và trạm biến áp người ta thường sử dụng ắcquy thế hệ
thứ hai, nghĩa là ắcquy tĩnh với các tấm điện cực acid - chì có thể quay vòng sử dụng hay
phóng điện và nạp đi, nạp lại nhiều lần. Nguồn điện một chiều dùng ắcquy có đặc tính ổn
định về điện áp, không chịu ảnh hưỏng cuả nguồn điện xoay chiều tại thời điểm công tác.
Các ắcquy thế hệ thứ hai thường có công suất lớn, công suất được đánh giá theo dòng điện
định mức của ắcquy (Ampe), có trị số phóng điện lớn, đặc tính phóng điện bằng phẳng cao
hoạt động ở nhiệt độ thấp tốt. Mật độ năng lượng thấp hơn loại thế hệ thứ nhất, có nghĩa là
gồm nhiều bình ắcquy độc lập có điện áp thấp đấu nối với nhau thành một hệ thống ắcquy
có điện áp 220V. Có hai loại chủ yếu được sử dụng tại các trạm điện là loại ắcquy tấm điện
cực acid và ắcquy nickel- cadmium. Loại ắcquy tấm điện cực acid được dùng rộng rãi hơn,
do chi phí thấp, độ tin cậy và các tính năng hoạt động thuận lợi. Khi ắcquy phóng điện, các
nguyên liệu hoạt động của cả hai điện cực được chuyển thành sulfate chì và nước. Trong
quá trình nạp, diễn ra quá trình chuyển đổi ngược lại.
Thời hạn nạp của ắcquy có thể được xác định bằng cách đo nồng độ của dung
dịch điện phân. Trong quá trình phóng điện nồng độ của dung dịch điện phân giảm nên suất
điện động cũng giảm theo. Khi ắcquy phóng điện, mức độ giảm áp phụ thuộc vào dòng điện
phóng. Trên hình 10.3 biểu thị đặc tính phóng điện của ắcquy axit-chì. Dòng điện phóng
càng lón thì điện áp cho phép nhỏ nhất càng thấp. Đường cong chấm chấm trên hình vẽ là
đường giới hạn cho phép của điện áp.

ỉn n i Í4 lố lỗ
thời gian làm việc của ắcquy

H ình 10.3. Đặc tính phóng điện của ẳcquy axỉt-chì


với các dòng điện phóng khác nhau.

300
Ắcquy được nạp điện theo hai phương thức: phóng - nạp và nạp thường xuyên.
* Phương thức phỏng nạp: Hệ thống ắcquy được nối vào thanh cái chung và được
tích điện nhờ hệ thống nạp điện, sau đó nó được cắt ra và các thiết bị dùng điện được cung
cấp chỉ từ hệ thống ắcquy. Sau khi hệ thống ắcquy phóng điện đến giới hạn nào đó, hệ thống
nạp lại tự động đóng vào thanh cái một chiều. Lúc này hệ thống nạp sẽ mang toàn bộ tải một
chiều và hệ thống ắcquy.
* Phương thức nạp thường xuyên: Trong sơ đồ phóng nạp thường xuyên (còn gọi
là nạp trôi) hệ thống ắcquy AQ và thiết bị nạp cùng nối vào hệ thanh cái một chiều (hình
10.4). Hệ thống nạp điện trong trưòng hợp này phải làm việc với toàn bộ tải một chiều đồng
thời tích điện cho hệ thống ắcquy.

10-220V

cc

íllM
( ■J thiết bị nạp
AQ

H ình 10.4. Sơ đồ thao tác một chiểu làm việc theo phương pháp nạp điện liên tục.

10.2. T à i liệ u k ỹ t h u ậ t v à th a o tá c c ơ b ả n
ở tất cả các trạm điện và trạm biến áp cần phải có các tài liệu cơ bản cần thiết sau:
hộ chiếu kỹ thuật của nhà máy với đầy đủ các bản vẽ sơ đồ nhất thứ và nhị thứ của các

301
mạch; Hộ chiếu kỹ thuật của tất cả các thiết bị, bản hướng dẫn vận hành và các hướng dẫn
thao tác khác.
Hộ chiếu kỹ thuật được thiết lập cho từng loại thiết bị chính và thiết bị phụ trợ, bao
gồm các tham số và các đặc tính kỹ thuật của thiết bị. Trong quá trình vận hành các kết quả,
chi tiêu và hiện tượng về đại tu, thử nghiệm và kiểm tra được ghi vào hộ chiếu. Các thông
tin này cần thiết cho sự phân tích và tiến hành công việc bảo dưỡng tiếp theo.
Các bản hướng dẫn ghi rõ các chức năng trong quá trình vận hành thiết bị thứ cấp.
Trong đó có các yêu cầu đối với người thục hiện nhiệm vụ và trách nhiệm cùa họ đổi với
thiết bị và công việc được giao, ở các bản hướng dẫn cũng ghi rõ trình tự thực hiện các thao
tác kỹ thuật như tình tự mở/dừng thiết bị, trình tự tiến hành sửa chữa, chinh định rơle bảo vệ
và tự động điều khiển v.v.
ở các bản hướng dẫn về chuyển đổi sơ đồ và loại trừ sự cố trong các trạm điện và
trạm biến áp có ghi rõ toàn bộ trình tự thực hiện các thao tác với các thiết bị điều khiển ở
chế độ binh thường và chế độ sự cố. Các tài liệu thao tác dùng cho các nhân viên trực trạm
điện và trạm biến áp bao gồm:
- Nhật ký thao tác: dùng để ghi theo trình tự thời gian các lệnh, các thông báo về
việc thực hiện các thao tác, công việc. Trong đó đặc biệt lun ý đến các thao tác đối với các
thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ và tự động hóa, các thao tác về đặt và dỡ thiết bị nối đất di
động, các thông tin về sự phá vỡ chế độ hoạt động bình thường của các thiết bị.
- Tài liệu về những hư hỏng và trục trặc cùa thiết bị: dùng để ghi tất cả những biểu
hiện bất thường của thiết bị trong quá trinh vận hành;
- Tài liệu về các thiết bị bảo vệ rơie, tự động điều khiển và điều khiển từ xa ghi các
kết quả kiểm tra và bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị thứ cấp, biểu đồ khởi động cùa các rơle
bảo vệ và tự động hóa;
- Sổ lệnh dùng cho các thủ trưởng ghi tát cả các chi thị và yêu cầu cần thực hiện
trong thời gian dài;
- Sơ đồ thao tác mạch sơ cấp dùng để kiểm tra vị trí của các thiết bị điều khiển đóng
cắt;
- Nhật ký về chế độ làm việc của các thiết bị dùng để ghi tất cả các chì sổ cùa các
thiết bị đo lường ở bảng điều khiển.
Tất cả các tài liệu trên cần thiết cho các nhân viên vận hành theo dõi trạng thái chế
độ làm việc của sơ đồ và thiết bị và phân tích dự báo các công việc vận hành và sửa chữa
thiết bị.

302
1 0 .3 . B ả o d ư ỡ n g t h i ế t b ị b ả o v ệ rơ le , tự đ ộ n g đ iề u k h iể n v à đ o lư ờ n g
Sự sẵn sáng tác động của các thiết bị thứ cấp ở các trạm điện và trạm biến áp được
đảm bảo bởi quá trinh duy tu bảo dưỡng định kỳ. Quá trình duy tu bảo dưỡng bao gồm các
công đoạn: kiểm tra, khôi phục, thử nghiệm v.v... Trên cơ sở của các kết quả kiểm tra sẽ cho
phép phát hiện kịp thời những hỏng hóc có thể xuất hiện trong quá trình vận hành thiết bị.
Việc thử nghiệm thường được tiến hành đối với các phần tử của thiết bị thứ cấp có độ tin
cậy thấp nhất như rơle thời gian, bộ truyền động điện từ v.v... Chu kỳ hồi phục thiết bị thứ
cấp nằm trong khoảng 3 ^ 8 năm, tùy thuộc vào loại thiết bị.
Việc kiểm tra đột suất thường được tiến hành trong các trường hợp từ chổi tác động
hoặc tác động không chính xác cùa các thiết bị thứ cấp khi xuất hiện sự cố trong mạng điện.
Công việc bảo dưỡng, hồi phục thiết bị thứ cấp được tiến hành theo giấy yêu cầu và
được điều độ cấp trên chấp thuận. Phụ thuộc vào đặc điểm công việc, nhân viên trực sẽ thực
hiện tất cả các công đoạn ghi trong phiếu thao tác. Trước hết chuẩn bị nơi làm việc: cắt thiết
bị thứ cấp, treo các tấm biển báo cho phép làm việc trên các panel, che phủ các panel bên
cạnh bằng các tấm polyetylen hoặc vải để đề phòng sự tiếp xúc bất ngờ. Xem xét, khẳng
định tất cả các điều kiện về an toàn được đảm bảo. Sau đó tiến hành các công việc cần thiết.
Các công việc ở thiết bị thức cấp được tiến hành theo sơ đồ thừa hành có đánh dấu
các ký hiệu của các đầu đấu dây dẫn, dây cáp. Người làm việc chỉ được phép thực hiện các
công việc được giao và được ghi lại trong nhật ký những thay đổi và hướng dẫn cho các
nhân viên vận hành và quản lý thiết bị.

10.4. Q u ả n lý v ậ n h à n h t ủ ắ c q u y

10.4.1. Nguyên íẳc sử dụng ắcquy


Việc lựa chọn nồng độ sử dụng cho dung dịch điện phân tuỳ thuộc vào yêu cầu sử
dụng. Phải tập trung dung dịch điện phân đù nhiều để dẫn điện tốt và thực hiện các yêu cầu
về hoá điện. Nhưng nồng độ dụng dịch điện phân không được quá cao để hạn chế sự phân
huỷ và ăn mòn các phần khác của ắcquy.
Nồng độ dụng dịch thấp ở khoảng 1,21 thường được dùng cho ắcquy dự phòng tĩnh,
tuy nhiên cần giảm bót nồng độ dung dịch trong điều kiện nhiệt độ cao. Trong quá trình
phóng điện từ íúc nạp đủ để khi phóng hết điện, nồng độ dụng địch giảm 0,125 -ỉ- 0,150
mol. Sự thay đổi này là một phương thức kiểm tra trạng thái nạp điện cùa ắcquy hoàn hảo.
Nếu phóng điện ở giá trị thấp và ở nhiệt độ cao thì tuổi thọ cùa ắcquy cao hơn. Tuổi thọ định
mức của ắcquy từ 15 đến 25 năm, tuỳ thuộc cấu trúc cùa chúng.
Hệ thống ắcquy vận hành phụ thuộc vào nhiệt độ rniôi trường. Nơi đặt ắcquy cần phải
có thông thoáng để tránh trưòfng hợp khí hyđrô giải phóng ra vượt quá ngưỡng 1% , vì điều
đó sẽ có thể gây ra cháy nổ.

303
Buồng đặt ắcquy phải khô ráo, mát, sạch sẽ và có thể tiếp cận dễ dàng để theo dõi và
nạp thêm nước. Nhất thiết không được để bất cứ một vật lạ nào trên mặt ắcquy.
Các đầu nối trên các cực ắcquy cần phải được xiết chặt, tiếp xúc tốt để tránh gây ra
phóng điện làm cháy nổ. v ỏ bình ắcquy phải được cách điện tốt với hệ thống tiếp địa, tiếp
địa các giá đỡ ắcquy cần phải được theo dõi kiểm tra đảm bảo trị sổ tiếp đất luôn là
R ,đ < 4a

Khi pha dung dịch phải làm theo trình tự đổ acid vào nước cất chứ không điỉợc đổ
nước cất vào bình acid, nếu làm trái quy định sẽ gây nổ bình. Khi pha chế dung dịch cần
phải ngoáy đều với tốc độ càng chậm càng tốt mục đích để làm chậm phản ứng hoá học.
- Khi làm việc trong môi trường ắcquy cần phải có trang bị:
+ Kính bảo hộ lao động.
+ Găng tay chống acid.
+ Tạp dề và giầy bảo hộ lao động.
+ Nước để xả sạch mắt và da trong trường hợp bị acid dính vào.
+ Bicarbonate của xô đa hoặc chất trung hoà acid khác.
+ Thiết bị nhấc ắcquy.
+ Dụng cụ bắt bulông đầu nối có tay cầm được cảch điện.
Các đầu cực bằng kim loại phải được bôi mỡ chống gỉ, nếu phát hiện ra điểm tiếp xúc
bị gỉ hoặc có dấu hiệu điểm tiếp xúc bị ăn mồn phải xử lý đánh sạch ngay và bôi mỡ trở lại.
Khi đấu ắcquy phải xoay chiều cực tính theo trinh tự cực dương nằm cạnh cực âm tiếp theo,
tất cả đều phải vặn tương đối chặt bằng tay sau đó mới xiết chặt bằng dụng cụ cơ khí theo
lực căng ổn định.
Trong quá trình xử lý không được để hở mạch ắcquy. Các dây đấu nối từ thanh eái
một chiều phải dùng dây đồng mềm, không đượG dùng thanh đồng cứng dễ gây ra lực dãn
nở vì nhiệt hoặc lực rung động đột biến trayền vào điện cực làm hư hại điện cực.
- Tuyệt đối không được làm xê dịeh các bình ắcquy khi đâ nối xong.
- Khi kiểm tra ắcquy cần phải ghi chép vào sổ để theo dõi với các nội dụng sau:
+ Ngày tháng.
+ Ngày tháng và mô tả lần nạp cân bằng lầh cuối cùng.
+ Điện áp cưỡng bức của ắcquy.
+ Đo thuỷ trọng kể của ắcquy thừ.

304
+ Lượng nước thêm vào các ăcquy tưomg ứng.
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Điện trở nối giữa các binh ắcquy con.
Các ghi chép ban đầu cần thực hiện ngay từ khi nạp lần đầu tiên. Nhiệt độ dung
dịch của mỗi ắcquy được hiệu chỉnh đến 25°c. cần ghi chép lại điện áp, nồng độ dung dịch
và các thông số đo lường nhiệt độ cho mỗi lần nạp cân bàng.

10.4.2. Nạp Ắ c quy


Trong quá trình nạp nhiệt độ của ắcquy không được cao quá 43°c, nếu điều đó xảy
ra, thì phải dừng nạp để cho nhiệt độ hạ thấp xuống hoàn toàn mới được tiếp tục nạp. Nồng
độ của dung dịch điện phân chịu ảnh hưởng cùa độ mất nước do bay hơi và chịu ảnh hường
của quá trình điện phân do dòng điện nạp. Việc mất nước dẫn đến mức dung dịch điện phân
thấp, dung dịch điện phân được tập trung nhiều hơn, do đó nồng độ sẽ cao hơn. Khi mức
dung dịch điện phân thấp xuống 2,54 cm tương ứng với 1/2 inch thi nồng độ dung dịch tăng
xấp xỉ 15mol hay 0,15S p.Gr. Việc đo nồng độ phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ. Với mức
l,67°c của nhiệt độ trên dưới 25°c cộng và trừ đi tương đương với (0,001) đối với nồng độ
dung dịch đo được của thuỳ trọng kế (còn gọi là bômbe kế).
Phải kiểm tra độ sạch cùa ắcquy và làm sạch vỏ ắcquy bằng dẻ lau chuyên dùng
được làm ẩm bằng nước sạch. Tuyệt đối không được lau vỏ ắcquy bằng chất dung môi nào
đó như dầu, thuốc tẩy... Các đầu điện cực được lau bằng một miếng vải giữ ẩm bằng dung
dịch soda bicarbonate sau đó phải lau lại bằng dẻ sạch. Cuối cùng dùng chổi sơn phủ lên các
cực điện một lớp dầu chống ôxy hoá.
B ảng 10.1. Điện áp nạp thực tế trên một ắcquy, ắcquy chì - Antim on

Điện áp nạp cho một bình ắcquy (VPC)


Khởi đâu VPC mới VPC cân băng
VPC Giờ 2,15đên 2,17 2,33

2,39 40 cho 8 đến 24 giờ

2,36 60
2,33 110
2,30 !68
2,24 210

305
Bảng 10.2. điện áp nạp thực tê trên một ăcquy, ăcquy chì - Caicium

Điện áp nạp cho một binh ăcquy (VPC)


VPC trôi Khởi đầu/ Cân bằng(PVC)
SP.GR> của một
Điện áp VPC
bình ắcquy MIN Định mức
ắcquy danh định
,210 2,17 2,20- 2,25 2,13 2,33-2,38
,225 2,18 2,22- 2,27 2,15 2,36- 2,40
,250 2,20 2,25- 2,30 2,18 2,38- 2,43
,275 2,23 2,29- 2,34 2,20 2,40- 2,46
,300 2,27 2,33-2,38 2,30 2,45- 2,50
Cho 48- 72 giờ

10.4.3. Nạp lại ẳcquy


Khi ắcquy phóng điện hết thì cần phải nạp lại, điện áp ra một chiều cùa bộ nạp phải
được tăng đến mức nạp lại nhanh. Nhiều hệ thống ắcquy rất cần nạp lại đù trong 8 đến 12
giờ, vì vậy người ta thường sử dụng mức điện áp 2,33 vôn trên một ắcquy. Mức điện áp nạp
lại hoặc cân bằng phải được đặt ở mức mà các phụ tải nối vào không thể vượt quá mức điện
áp cho phép. Nếu một mức điện áp nạp lại hoặc cân bằng là 2,33 vôn trên một accquy bị
vượt thì phải áp dụng mức điện áp thấp hơn cho khoảng thời gian dài hơn.
Một ắcquy được phóng điện đến 50% trị số dung lượng của nó có thể được nạp lại
đến mức 95% chi trong 7 giờ sừ dụng ắcquy với 2,33 vôn.
Nếu ắcquy thực hiện phóng 10% thì nó được nạp lại đến 95% chỉ trong một giờ với
ắcquy 2,33 vôn.
Nếu ắcquy đó được nạp lại ở mức điện áp cưỡng bức 2,15 vôn thì ắcquy đã phóng
điện 10% sẽ phải cần khoảng 27 giờ để nạp lại đến 95%.
Khi mà khối lượng các nhu cầu xung điện này xuất hiện thấp hơn 10 đến hơn 30 lần một
ngày thì số công suất ampe giờ cùa ắcquy không cần quan tâm. Tuy nhiên nếu nhu cầu về
xung điện cao sẽ làm cạn đi nguồn điện thì cần tiến hành nạp trôi. Các giá trị đinh cùa các
xung phóng điện đối với phụ tải thay đổi một cách đáng kể theo thời gian.
Các biện pháp nạp trôi nói chung được sử dụng để cung cấp dòng điện chạy qua
ắcquy nhằm bổ sung cho những mất mát điện năng bên trong ắcquy và thay thế cho các mất
mát do các xung và các đinh cùa phụ tải là;

306
+ Đổi với các bình ắcquy chì - acid với tấm antimon với một nồng độ xác định, 2,15
vôn một bình.
+ Đối với các bình ắcquy chì - acid với các tấm calcium với một nồng độ xác định,
2,17 Vôn một bình.
Điện áp trôi cùa bộ nạp không điều chinh lại theo các thay đổi về nhiệt độ. Việc điều
chỉnh điện áp trong quá trình nạp không gây ảnh hưởng đến điều chinh điện áp nạp cân
bằng.
Thông thường ắcquy tự bù lại những tổn thất tại chỗ trong khi nhận điện áp trôi. Giá
trị danh định cùa bộ nạp tính bằng ampe không ảnh hưởng đến việc nạp nghiệm thu cùa bộ
ắcquy. Việc nạp trôi cùa ắcquy được thực hiện nghiêm ngặt chù yếu là để đạt được một điện
áp chính xác lên cực của ắcquy.
Một bộ chỉnh lưu hiện đại có thêm bộ hẹn giờ. Thông thường cho nạp đến 72 giờ ờ
mức điện áp cao hoTi điện áp trôi ban đầu. Đồng hồ này cũng có thể sử dụng cho việc nạp lại
các ắcquy cũ hoặc cho việc nạp mới các ắcquy. Đồng hồ này sẽ hoạt động trong khoảng thời
gian đã định trước và đến khi hoàn thành quá trình nạp hệ thống cảm biến điện áp này sẽ tụ
động trở về giá trị điện áp trôi.

10.4.4. Phóng điện thí nghiệm


Quy trình thí nghiệm chức năng phóng điện của ắcquy được thực hiện như sau:
- Ắcquy phải được nạp cân bằng hoàn chinh trên 3 ngày và dưới 7 ngày trước khi bắt
đầu thí nghiệm.
- Tất cả các đầu nối và con nối cùa ắcquy đều được làm sạch, xiết chặt và không bị
ăn mòn.
- Nồng độ dung dịch và điện áp cưỡng bức cùa mồi ắcquy được đo và ghi chép trước
khi bắt đầu thí nghiệm.
- Nhiệt độ trung bình cùa dung dịch điện phân trong ắcquy được tính toán và ghi
chép bằng cách thực hiện đo nhiệt độ ít nhất là 6 ắcquy trước khi bắt đầu thí nghiệm.
- Điện áp cưỡng bức của đầu điện cực ắcquy đã được đo và ghi chép đầy đủ.
- Bộ nạp đã được tách ra khỏi ắcquy.
- Dòng điện phóng thí nghiệm bằng dòng điện phóng danh định của ắcquy chia cho
K, trong đó K là hệ số hiệu chinh dòng điện phóng đối với nhiệt độ của dung dịch điện phân
ban đầu được nêu trong bảng 10.3 sau;

307
Bảng 10.3. Hệ số hiệu chỉnh dòng điện phóng ra theo nhiệt độ

(« o (° F ) Hệ số K
16,7 62 1,098
17,2 63 1,092
17,8 64 1,096
18,3 65 1,080
18,9 66 1,072
19,4 67 1,064
20 68 1,056
20,6 69 1,048
21,1 70 1,040
21,7 71 1,034
22,2 72 1,029
22,8 73 1,023
23,4 74 1,017
23,9 75 1,011
24,5 76 1,006
25 77 1,000
25,6 78 0,994
26,1 79 0,987
26,7 80 0,980
27,2 81 0,976
27,8 82 0,972
28,3 83 0,968
28,9 84 0,964
29,4 85 0,960
30,0 86 0,956
30,6 87 0,952
31,1 88 0,948
31,6 89 0,944
32,2 90 0,940
32,8 91 0,938
33,4 92 0,936

308
cần phải chuẩn bị sẵn các bộ điện trở để điểu chỉnh phụ tải nhằm duy trì một dòng
điện phóng ra không đổi bằng với trị số của ắcquy với khoảng thời gian phóng điện lựa chọn
và được hiệu chỉnh theo nhiệt độ dung dịch điện phân. Sử dụng amper kế và vôn kế để theo
dõi điện áp và dòng điện phỏng ra cùa ắcquy. Nếu thấy dung lượng của ắcquy bằng 80%
dung lượng quy định cùa nhà sản xuất thì phải thay. Điện trở cùa các đầu nối ắcquy lớn hơn
10% điện trở trung bình là phải xử lý ngay.

C â u hỏi ôn tậ p
1. Hãy cho biết các thiết bị cơ bản của mạch thứ cấp.
2. Hãy cho biết các tài liệu kỹ thuật và thao tác cơ bản về mạchthứ cấp ở trạm điện.
3. Hãy cho biết những công việc bảo dưỡng thiết bị bảo vệrơle, tự động và đo lưÒTig.
4. Hãy trình bày công tác quản lý và vận hành tù ắcquy.

309
Chương 11
VẬN

HÀNH TRẠM

PHÁT ĐIỆN

DIESEL

1 1 .1 . Đ ạ i c ư ơ n g
Trạm diesel là nguồn điện chính đối với những nơi nào có nhu cầu dùng điện mà
không thể đưa được điện lưới đến như các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa hoặc hải
đảo v.v... Ngày nay mặc dù hệ thống điện quốc gia đã phát triển ở hầu khắp lãnh thổ cùa
các miền đất nước, nhưng nguồn điện diesel vẫn được sừ dụng khá phổ biến với vai trò là
nguồn dự phòng đối với các hộ phụ tải loại I như các bệnh viện, khu công nghiệp v.v... Các
cụm phát điện diesel đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự duy trì độ tin cậy cung cấp
điện cùa các phần tử độc lập trong hệ thống điện. Trong các trường họp có sự cố ở nguồn
điện chính, các cụm diesel sỗ được đưa vào hoạt động một cách nhanh chóng. Các cụm
diesel cũng thường có mặt ở các công trường xây dựng, trên các phương tiện giao thông lớn
như tàu thủy, ở các tổ công tác lưu động v.v...
Cụm diesel bao gồm hai phần chính: phần phát lực và phần phát điện.
* Bộ phận phát lực là một động cơ nổ (còn gọi là động cơ diesel) làm việc theo
nguyên lý động cơ đốt trong loại hai thi hoặc bốn thì. Việc khởi động động cơ diesel có thể
thực hiện bằng khí nén, bằng máy nổ phụ chạy xăng hoặc bằng động cơ điện một chiều
(quen gọi là máy đềmarơ) chạy bằng ắcquy.
* Phần phát điện bao gồm một máy phát đồng bộ có kèm theo bộ phận kích từ và bộ
điều chinh điện áp bằng tay hoặc tự động.
Để đảm bào cho trạm phát điện diesel làm việc bình thường, ngoài các bộ phận
chính trên còn cần được trang bị các hệ thống phụ trợ như;
- Hệ thống làm mát được thực hiện với nước sạch cấp từ bình đụng nước đặt ngay
trên máy;
- Hệ thống bôi trơn: bởi áp lực làm dầu vận chuyển theo các đường dẫn và trờ về
binh dầu;
- Hệ thống nhiên liệu bao gồm: bình đựng nhiên liệu, phin lọc, đường dẫn, vòi phun;
- Hệ thống điện một chiều: thông thường các tổ phát điện diesel được trang bị hệ
thống điện với bộ khởi động 12 V, hệ thống ắcquy với bộ nạp.

311
Trên thực tế hiện tại có rất nhiều loại trạm phát diesel do các hăng khác nhau sản
xuất nhu máy phát tự kích thích kiểu Fimag DCBS 63-4 của Đức, máy phát kiểu SSED
(Đức), máy MST (Tiệp Khắc), máy GTE (Rumanie), máy Ảíẹè (Nga). Trên hình 11.1 biểu
thị hình ảnh bao quát cùa một số cụm diesel thông dụng. Giá thành của các cụm diesel phụ
thuộc vào công suất, mức độ trang bị tự động hóa, loại động cơ v.v... Nhìn chung hiện tại
suất vốn đầu tư của tổ phát diesel nằm trong khoảng 350 -ỉ- 650 $/kW (máy phát nhỏ có giá
thành lớn).

H ìn h 11.1. Hình dạng bao quái của trạm phái điện diesel.

11.2. Một Số yêu cầu đối với trạm phát điện diesel
1. Việc lắp đặt và chỉnh định các cụm diesel mới phải được thực hiện bời các thợ máy
có tay nghề chuyên môn cao. Trước khi lắp đặt cần phải tiến hành các kiểm tra theo yêu cầu
của nhà sản xuất;
2. Nơi đặt máy phải đảm bảo các yêu cầu an toàn, vệ sinh: thoáng mát, thông gió,
chống ồn v.v... Tổ máy phải được đặt trên bệ chắc chắn, cân đối, có đệm chống rung;
3. Tại trạm phát diesel phải có đầy đủ các thiết bị đo đếm như vônmet, ampemet, tần
số kế, nhiệt kế v.v... Trên mặt các đồng hồ cần phải đánh dấu đỏ các vị trí giới hạn cho
p h ép ;
4. Tất cả eác bộ phận kim loại như bệ, vỏ máy... cần được nối đất theo đúng yêu cầu
kỹ thuật an toàn ;
5. Trong trạm diesel cần phải có đầy đù các thiết bị phòng chống cháy nổ và an toàn
lao động.

312
1 1 .3 . C á c t h a o tá c k h ở i đ ộ n g , v ậ n h à n h v à d ừ n g đ ộ n g c ơ d ie s e l
Trước khi tiến hành khởi động động cơ, cần phải nắm vững những yêu cầu vận hành
cùa nhà sản xuất, tuân thù theo đúng trình tự đã định. Chú ý đến độ chặt của các gioăng để
tránh sự rò rỉ nhiên liệu, dầu bôi trơn và nước làm mát, Tuy nhiên, độ chặtthái quá có thể
dẫn đến sự hư hỏng chất đệm và tăng tổn thất.

11.3.1. Các thao tác chuẩn bị khởi động động cơ


Các thao tác chuẩn bị khởi động động cơ cần phải được thực hiện theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất, bao gồm:
1. Có đầy đù các thiết bị an toàn tại nơi làm việc và biết cách sử dụng chúng;
2. Kiểm tra dầu bôi trơn trong bình bằng thước thăm dầu (thường được bố trí sẵn),
mức dầu bình thường nằm giữa hai vạch đã quy định. Nấu thiếu thì phải bổ sung
đến mức cần thiết, nếu thừa thì phải tháo bớt; cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của loại
dầu bôi trơn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể, phù hợp với điều kiện của môi
truờng nơi đặt máy.
3. Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa và bổ sung nếu thiếu. Lưu ý trong mọi
trường hợp phải giữ cho hệ thống nhiện liệu không bị dơ bẩn. cần thổi đường dẫn
trước khi mắc vào hệ thống. Đường dẫn nhiên liệu thừađược nối với bình nhiên
liệu. Các đường dẫn nhiên liệu phải được kiểm tra kỹ để tránh mọi sự rò ri;
4. Kiểm tra và bổ sung nước làm mát đến mức cần thiết, không nên đổ quá đầy. Bình
này cần được theo dõi và bổ sung thêm trong quá trình vận hành;
5. Khẳng định là bcrm nước đã được bôi trofn bằng cách quay cốc dầu 1/2 vòng theo
chiều kim đồng hồ, đồng thời kiểm tra khớp ly hợp xem có thuận chiều không. Bộ
truyền lực luôn ở trạng thái trung tâm trước khi khời động động cơ;
6. Kiểm tra hệ thống điện: tất cả các điểm nối được xiết chặt, sơ đồ nối dây được nổi
đúng như hướng dẫn, các điểm nối đất đã được thực hiện. Kiểm tra và khẳng định
các bình ắcquy sẳn sàng làm việc, tuyệt đối không để cho các tia lửa hoặc ngọn lửa
tiếp cận bình ắcquy, vì các chất khí do binh ắcquy sinh ra có thể gây nổ rất nguy
hiểm.
7. Dùng tay quay (maniven) quay trục khuỷu khoảng chục vòng để dầu bôi trơn được
tưófi khắp bề mặt làm việc (lưu ý giảm áp cho nhẹ).
8. Đối với các cụm diesel lần đầu đưa vào vận hành hoặc mới qua đại tu, ngoài các
thao tác trên còn càn phải thực hiện thêm một số công việc sau:
- Lấy hết lớp mỡ bảo vệ, xả hết dầu bảo quản trong máy và rửa sạch. Lột bỏ lớp giấy
bọc bình lọc và ống giảm thanh. Tháo bỏ các nút bịt nếu có.

313
- Đổ dầu bôi trơn đúng mã hiệu vào bình chứa và dầu nhờn vào bình lọc không khí
đến mức quy định.
- Đổ nhiên liệu vào bình chứa (chú ý đổ qua bộ lọc).
- Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu: mở nút xả bình lọc nhiên liệu, khi thấy
nhiên liệu chảy ra không còn không khí nữa thì mới vặn lại; Mở đai ốc nối ống dẫn từ bơm
cao áp đến vòi phun, sau đó bơm nhiên liệu bằng tay gạt, khi nhiên liệu chảy ra hết bọt thì
xiết lại; Bơm nhiên liệu tiếp cho đến khi nặng tay thì là lúc nhiên liệu đã được phun vào
xilanh.

11.3.2. Các thao tác khi khởi động


1. Bật máy quạt bốn phút trước khi khởi động động cơ;
2. Chắc chắn rằng buồng đặt trạm diesel đã được thông thoáng;
3. Bật máy quạt trước và sau khi khởi động để làm khô ráo ắcquy;
4. Thanh truyền động phải nằm ở vị trí giữa (trung tâm);
5. Đặt van điều chỉnh ga ở vị trí mở;
6. Mở khóa về vị trí “ON” để tiếp lực cho bơm nhiên liệu và bơm dầu;
7. Chuyển hẳn khóa về vị trí bên phải để quay động cơ và thả ra ngay sau khi khởi
động. Khóa sẽ tự trở về vị trí “ON” (Lưu ý khi khởi động động cơ, chỉ quay khoảng
1Os sau đó nghỉ 1Os và lặp lại cho đến khi động cơ nổ);
8. Tăng từ từ dòng điện kích thích để nâng điện áp lên mức cần thiết;
9. Nếu tất cả các chỉ số (được thể hiện trên các đồng hồ) đều bình thường sau khi động
cơ đã được khởi động vẫn cần tiếp tục theo dõi trong khoảng 10 phút đề chắc chấn là
tất cả các hệ thống đều làm việc bình thường. Khi máy bắt đầu làm việc nâng dần sổ
vòng quay và tăng dần phụ tải

11.3.3. Thao tác trong quả trình vận hành


Khi cụm phát điện làm việc, nhân viên vận hành cần thông báo cho nhân viên cơ khí
về những vấn đề có thể dẫn đến sự mất an toàn hoặc những tình huống nguy hiểm. Để động
cơ mang tải với hệ sổ kmt= 0,3 ít nhất trong 30 phút. Hạn chế máy làm việc không tải, vì có
thể dẫn đến hiện tượng muội bám trong hệ thống xả khói. Nếu sự mang tải cùa máy không
thuận tiện thì có thể mắc máy vào băng tải thí nghiệm cỡ một phần ba giá trị công suất định
mức.
Nhân viên vận hành có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ tình trạng và các tham số của máy
sau mỗi giờ trực. Trong lúc máy đang vận hành, nhân viên trực tuyệt đối không được tự ý
rời khỏi buồng máy khi chưa có người thay thế. Lưu ý không được để máy chạy quá tải trên

314
10% trong thời gian quá 10 phút. Trong quá trình vận hành tổ máy nhân viên trực cần theo
dõi, giám sát tình trạng làm việc của máy như: Quan sát màu khói thải. Nếu máy làm việc
bình thường thì sẽ không có khói đen. Nhiệt độ và áp suất dầu không được vượt quá giá trị
quy định. Tiếng nổ của máy nghe đều, không có tiếng gõ. Tuyệt đối không được tiến hành
các thao tác sửa chừa, bảo dưỡng trong quá trình máy đang hoạt động. Khi cần bổ sung thêm
nước làm mát cần đổ từ từ, tuyệt đối không được tháo hết nước nóng trong bình để thay
bằng nước lạnh, cần phải dừng ngay tổ máy khi có các hiện tượng bất thường như nhiệt độ
quá cao, áp suất dầu nhờn thấp, trong máy có tiếng gõ bất thường vv.

11.3.4. Dừng động cơ


Để dừng máy cần phải tuân thủ các trình tự: Giảm tải từ từ bằng cách cắt từng đường
dây một, đồng thời giảm tốc độ của máy để tránh sự tăng cao cùa tần số và điện áp. Sau khi
tải đã được cắt hết để máy chạy không tải trong vòng vài phút để hạ dần nhiệt độ rồi sẽ tiến
hành các thao tác dừng máy như sau:
1. Chuyển van tiết lưu về trạng thái nghỉ;
2. Đưa cánh tay đòn chuyền động về vị trí trung tâm;
3. Dừng động cơ, giữ cần gạt của van tiết lưu ờ vị trí đối diện với trạng thái mang tải
cho đến khi động cơ dừng hẳn. Sau đó thả van tiết lưu ra, từ vị trí stop nó sẽ tự trờ về
vị trí nghỉ. Lặp lại nếu động cơ không dừng ở lần thực hiện đầu;
4. Chuyển khóa về vị trí “OFF” để khóa bơm và các thiết bị khác;
5. Công tắc của ắcquy chỉ được mở sau khi động cơ hoàn toàn dừng hẳn! Điều đó sẽ
ngăn ngừa sự phá hỏng máy phát và bộ điều chỉnh;
6. Có thể đóng van nhiên liệu và van nước (nếu muốn), tuy nhiên phải nhớ mờ chúng
trước khi khởi động động cơ. Sau khi mảy đã dừng tiến hành lau chùi, làm vệ sinh
sạch sẽ rồi mới rời buồng máy.

11.3.5. Quá trình chạy rà


Chạy rà là giai đoạn quan trọng trong suốt thời gian vận hành cùa cụm diesel, vì mặc
dù khi xuất xường các thiết bị đều đã được kiểm tra cẩn thận nhưng xác suất xẩy ra sự cố
trong thời gian mới bắt đầu làm việc của thiết bị rất cao, do những khuyết tật, ba via còn tồn
tại ở chúng. Bởi vậy cụm phát điện diesel khi mới đưa vào vận hành cần cho chạy rà trong
khoảng thời gian xác định theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Nếu không có tài liệu chỉ dẫn cụ thể thi trước hết cần cho chặy rà không tải khoảng 4
giờ, sau đó nâng dần mức tải lên 25%, 50%, 75% với thời gian tương ứng là 10; 20 và 30
giờ. Trong quá trình động cơ chạy rà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ các diễn biến của
các tham số biểu thị trên các đồng hồ đo để kịp thời hiệu chỉnh. Sau 10 giờ làm việc đầu tiên
cần tiến hành thay dầu bôi trơn và bảo duÕTĩg, kiểm tra xiết chặt tất cả các bu lông v.v... Sau

315
chu kỳ chạy rà, có thể nâng công suất của động cơ lên 80% giá trị định mức, vì theo số liệu
thống kê hiệu suất của động cơ cao nhất khi hệ số mang tải là kmt= 0,8.

1 1 .4 . C ô n g tá c k iể m t r a , g iá m s á t tổ n g t h ể v à b ả o t r ì

11.4.1. K iểm tra, giảm sát tổng thể


Việc kiểm tra thường xuyên cụm diesel sẽ cho phép giữ cho thiết bị luôn ờ trạng thái
sẵn sàng: hệ thống bôi trơn, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát vv. phải được bảo dưỡng
kịp thời, các điểm tiếp xúc điện không bị ôxy hóa. Dưới đây là một số bộ phận cần được
giám sát thường xuyên để duy trì sự vận hành an toàn và tin cậy:
1. Hệ thống khói thải: kiểm tra giám sát hệ thống khói thải kể cả ống góp, bộ giảm
thanh và ống khói, kiểm tra các chỗ rò rỉ tại các điểm nối, mối hàn, miếng đệm lót và
khẳng định ống khói không bị quá nhiệt.
2. Hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra đường dẫn nhiên liệu, phin lọc xem có vết rạn nứt
hoặc xơ sước gì không.
3. Hệ thống điện một chiều: Kiểm tra các đầu cốt cùa ắcquy xem có sạch và chặt
không. Sự lỏng lẻo hoặc ăn mòn sẽ làm tăng điện trở của mạch điện và làm cản trở
sự khởi động của máy
4. Động cơ: kiểm tra thường xuyên mức nhiên liệu, áp suất và nhiệt độ làm mát. Phần
lớn những vấn đề của động cơ thương xẩy ra khi có sự nóng sớm. Quan sát và nghe
xem có sự thay đổi tiếng ồn, độ rung, lưu lượng khói thải vv. không?
5. Hệ thống bôi trơn: kiểm tra mức dầu khi máy dừng, chờ khoảng 10 phút để dầu trên
các đường dẫn trờ về hết. Bổ sung để mức dầu gần với vạch được đánh dấu sẵn trên
thước đo. Thay dầu và phin ỉọc theo thời hạn đã định.
6. Hệ thống làm mát: kiểm tra mức môi chất làm mát như quy định ở bảng 11.1. Mở
nắp bộ tản nhiệt để động cơ mau nguội và nếu cần thì bổ sung môi chất làm mát đến
mức đã định. Sử dụng dung dịch làm mát theo quy định cùa nhà sản xuất. Quan sát
bên ngoài cánh tản nhiệt xem có vết nứt không, làm vệ sinh cánh bằng bàn chải hoặc
giẻ ướt mềm
7. Hệ thống đựng nhiên liệu: nhiên liệu diesel là thành phần dễ bị nhiễm bẩn và giảm
giá trị sử dụng theo thời gian, vì vậy không những cần phải kiểm tra định kỳ hệ
thống dẫn mà cả hệ thống dự trữ nhiên liệu để khẳng định nhiên liệu không bị giảm
chất lượng.
8. Ắcquy khởi động: ẳcquy yếu hoặc xạc chưa đủ độ thường là nguyên nhân dẫn đến sự
khởi động bất thành cùa động cơ. Thậm chí cả ắcquy đầy mà cất giữ lâu cũng có thể
dẫn đến sự khởi động khó khăn. Bời vậy cần phải giám sát và kiểm tra ắcquy thưòfng
xuyên;

316
+ Đo điện áp của bình ắcquy ;
+ Làm vệ sinh ắcquy và xiết chặt các đầu cực;
+ Bổ sung dung dịch đến mức cần thiết;
+ Kiểm tra nồng độ của các ngăn ắcquy. Nồng độ dung dịch của ắcquy axít ban đầu
có giá trị 1,26;
9. Máy phát điện: máy phát phải có khả năng làm việc từ trạng thái nguội, việc kiểm tra
máy phát và các thiết bị phụ trợ phải được tuân thủ nghiêm ngặt: Điện trở cách điện
của các cuộn dây kích thích, rotor và stator được kiểm tra định kỳ và so sánh với tiêu
chuẩn (không thấp hơn 0,5 MQ ờ nhiệt độ 60°C), hệ số hấp thụ Róo/Ris không nhỏ
hơn 1,3

11.4.2. Công tác bảo dưỡng định kỳ cụm phát điện dìeseỉ
Với mục đích duy trì khả năng làm việc lâu bền và tin cậy, việc bảo trì trạm điện diesel
cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình vận hành. Tất cả các thiết bị
khi xuất xưởng đã được kiểm tra thừ nghiệm tại nhà máy trước khi vận chuyển đến nơi sử
dụng,tuy nhiên trong quá trinh sử dụng chúng phải thườngxuyên đượckiểm tra và bảo trì
theo quy định. Việc kiểm tra bào dưỡng định kỳ cụm diesel phảiđược tiến hành theo đúng
quy định ghi trong bảng 11.1. Sự bảo trì phòng ngừa bao gồm các thao tác sau:
- Giám sát tổng thể;
Công tác bôi trơn;
- Bảo dưỡng hệ thống làm m á t;
Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu ;
Bảo dưỡng và thử nghiệm hệ thống ắcquy khởi động ;
- Kiểm tra thường xuyên động cơ.
Cách tốt nhất là thiết lập một lịch trình bảo dường phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
Một số yếu tố liên quan đến định kỳ bảo dưỡng là:
+ Sử dụng trạm diesel để duy trì liên tục nguồn điện;
+ Nhiệt độ cực đại của môi trường xung quanh;
+ Tình trạng thời tiết;
+ Sự nhiễm bẩn của nước;
+ Sụ nhiễm bẩn của không khí v.v...

317
Bảng 11.1. Định kỳ bảo dưỡng trạm phát điện diesel

Thao tác Thời hạn bảo dưỡng


Hàng Hàng Hàng Hàng 6 Hàng
ngày tuần tháng tháng năm
Giám sát +

Kiểm tra nhiệt độ làm mát +


Kiểm tra lưu lượng làm mát +

Kiểm tra mức dầu +

Kiểm tra mức nhiên liệu +


Kiểm tra không khí
Kiểm tra và làm sạch bộ lọc khí +
Kiểm tra bộ nạp ắcquy +
Kiểm tra đường dẫn nhiên liệu +

Kiểm tra đường dẫn nước +

Kiểm tra môi chất làm mát +

Kiểm tra độ căng của dây đai +


Kiểm tra đường dẫn khói +

Kiểm tra ắcquy +

Thay dầu và bộ lọc +


Thay phin lọc làm mát +

Làm sạch bộ thở +

Thay phần tử làm sạch không khí +

Kiểm tra cánh tản nhiệt +

Thay phin lọc nhiên iiệu +

Làm sạch hệ thống làm mát +

Mức dầu phải được kiểm tra thường xuyên hàng tuần, duy trì mức dầu theo quy định
của nhà sản xuất. Khi động cơ mới đưa vào làm việc thì sau 25 giờ vận hành sẽ phải thay lần

318
dầu đầu tiên và sau đó cứ sau mỗi 300 giờ vận hành sẽ thay dầu một lần. Nếu động cơ làm
việc không nhiều thì ít nhất phải thay dầu một lần năm (hoặc mỗi mùa).

11 .5 . S ự cố v à b iệ n p h á p x ử lý
Nhìn chung mỗi loại trạm diesel có những biểu hiện riêng biệt đối với các trường
họp xẩy ra sự cố, ở đây chỉ có thể nêu lên một số sự cố chung thường gặp nhất ờ các tổ máy
diesel.
Hiện tượng 1: Máy phát không phát điện mặc dù quay đủ tốc độ
Nguyên nhân thứ nhất: Máy kích thích bị mất từ dư hoặc bị đảo cực từ. Hiện tượng
này có thể do:
Chổi than bị lệch khỏi trung tính hình học, khi đó trong dòng điện phần ứng sẽ xuất
hiện thành phần làm giảm từ trường chính của máy, tức ià khử bớt từ của máy đến mức
điện áp có thể giảm xuống thấp không đủ sức kích từ cho máy phát. Trường hợp tệ nhất
là máy phát bị đảo cực từ (cực âm thành cực dương và ngược lại).
Ngắn mạch ngoài: khi có hiện tượng ngắn mạch ngoài, do dòng điện chủ yếu là thành
phần điện cảm, nên làm khử tù máy phát làm từ trường cùa rotor bị giảm đột ngột, do
đó cuộn dây của nó cảm ứng ra dòng điện làm đảo cực từ.
Cách xừ lý: Chinh lại các chổi than, nếu các cực đấu sai thì phải đổi lại.Kiểm tra và
khắc phục sự cố ngắn mạch.
Nếu máy phát đã bị mất từ du thì cần phải mồi lại theo trình tư sau:
+ Tháo dây dẫn ờ máy kích thích ra (hoặc nhấc viên than ở rotor lên). Vặn biến trở
kích thích đến vị trí có điện áp cao nhất rồi cho máy phát quay với tốc độ định mức.
+ Dùng vônmet một chiều xác định đầu dương, đầu âm của máy kích thích, sau đó
lấy các cực cùa ắcquy cỡ 24V quệt vài lần theo kiểu xung vào các cực cùng tên của máy
kích thích (chú ý chỉ cần quệt vài lần, không để lâu vì có thể làm hại máy). Lắp mạch lại như
cũ và máy phát đã được mồi sẽ trở lại làm việc binh thuờng.
Nguyên nhân thứ nhì: Máy kích thích bị hỏng do mạch bị đứt, biến trở tiếp xúc tồi
hoặc đấu sai.
Cách xử lý: kiểm tra máy kích từ, dùng ôm kể đo các cuộn dây rotor xem có bị đứt
hoặc chạm masse không; Tiếp theo kiểm tra các chổi than và cách đấu dây để tỉm ra chỗ
hỏng để sửa chữa.
Nguyên nhân thứ ba: Đứt mạch chổi than, vòng đồng tiếp xúc kém, cách điện của
cuộn stator kém hoặc bị ngắn mạch.

319
Cách xử lý: Kiêm tra hệ thông chôi than, điêu chỉnh lại lò xo. Kiêm tra các cuộn dây
bằng cách quan s á t: khi máy mới dừng sờ tay vào từng cuộn dây, nếu thấy chỗ nào bị nóng
hon các cuộn khác thi đúng là chỗ bị ngắn mạch. Thưòng thì những chỗ ngắn mạch có màu
không bình thường.
Hiện tượng 2: Khi đóng tải vào thì điện áp sụt nhiều, còn nếu cắt tải ra thì điện áp
lại bình thường.
Nguyên nhân và cách xử lý: Có thể bất ổn ở bộ điều chỉnh điện áp, cần kiểm tra và
hiệu chinh lại. Kiểm tra dòng điện mồi của máy kích thích. Đối với các máy kích thích hỗn
hợp cần phải kiểm tra cực tính của cuộn dây cực phụ, cuộn dây nối tiếp. Nếu máy kích thích
được kéo bằng dây curoa thì cần kiểm tra sức căng của nó xem có phù hợp không.
Hiện tượng 3: Máy phát chạy không tải mà chổi than có tia lửa.
Nguyên nhân và cách xử lý: Chổi than được đấu sai quy cách hoặc tiếp xúc kém, cổ
góp không đều, cần kiểm tra và điều chinh, khắc phục lại.
Hiện tượng 4\ Máy chạy bình thường khi không tải, nhung nếu đóng tải vào thi trên
chổi than có tia lửa.
Nguyên nhân và cách xử lý: Có thể do đấu sai ở cực từ chính và cực từ phụ, hoặc
cuộn dây nổi tiếp, song song bị chập một số vòng ; Có thể do khe hờ giữa cực từ phụ và
rotor không hợp lý. Cũng có thể do máy phát bị quá tải hoặc tốc độ quay quá mức.
Hiện tượng 5: Máy phát bị nóng quá mức.
Nguyên nhãn và cách xử lý: Có thể do máy bị quá tải. Nếu phần lõi thép bị nóng
nhiều hơn thì là do máy chạy quá tốc độ quy định. Nếu độ nóng ở các phần cùa cuộn dây
stator không đều thì có thể một số vòng dây bị chập. Cũng có thể do hệ thống làm mát có
vấn đề như quá bẩn, thông gió không tốt v.v...
Hiện tượng 6 : Máy kích thích bị nóng quá mức.
Nguyên nhân và cách xử lỷ\ Có thể do chồi than bị ép quá mức ; Có thể do một số vòng dây
của cuộn kích thích bị chập, máy bị ẩm, bụi bẩn, thông gió kém, vòng bi bị mòn v.v... cần
kiểm tra và xử lý từng tình huống cụ thể.
Hiện tượng 7: Khi máy làm việc nghe có tiếng gõ bất thường, máy bị rung nhiều.
Nguyên nhăn và cách xử lý: Có thể do các đai ốc bắt máy bị lỏng, các vòng bi, bạc bị mòn,
rotor mất cân bằng, dầu mỡ bị khô, bẩn v.v... cần kiểm tra và xử lý từng trường hợp cụ thể.

320
C â u h ỏ i ôn tậ p
1. Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản đối với trạm phát điện diesel.
2. Trình bày các tHao tác khởi động, vận hành và dừng máy phát diesel.
3. Hãy trình bày công tác kiểm tra, giám sát tổng thể và bảo trì trạm diesel.
4. Hãy nêu những sự cố thường gặp ở trạm diesel và biện pháp xử lý.

321
ĐÁP SỐ

C hương 2- C h ế độ nhiệt
2 ri.N = 18,61 năm;
2.2. t2= 1,53 h;
2.3.
nấc 1 2 3 4 5 6 7

0.., °c 49,86 64,40 80,91 54,76 92,17 62,42 47,01

e%, 46,46 50,67 58,41 44,11 66,76 44,91 41,67

t<,.= ll,2 h
Chương 4 - CĐ.KT
4.1. z = (2,765 p"+ 297,54.P-210,08). 10’ đ/h
4.2. z = (0,02 p"+ 3,5.P-288,76).$/h
4.3.
Công su ấ t, MW C hiphí, lOM/h

Pi P2 z, Zi
95,45 124,55 46805,37 60026,45 106831,82

4.4.
Công su ấ t, MW Chi p h í, lOM/h

p, P2 z. Zi
153,62 126,38 106861.37 87326,23 194187,60

4.5.
Phương Phụ tải, MW Tổn thất, MW Công suất phát Chi phí, TOE/h
pháp
tính p. P2 AP, AP, p. Pn z, Zz

a 223,90 93,44 37,71 4,33 261,61 97.77 351,00 234,48 585,48


b 123,72 193,62 11,51 18,60 135,23 212,22 275,67 317,45 593,12
A Z = 1,29%

323
4.6. Khoảng làm việc kinh tế của trạm biến áp, MVA
Ppi < 3,98 MVA thì chỉ cần 1 máy biến áp làm việc
Pp, = 3,98 -H6,9 MVA thì chỉ cần 2 máy làm việc
Pp, >6,9 MVA thì cả 3 máy biến áp cùng làm việc.
4.7. Khoảng làm việc kinh tế của trạm biến áp, MVA
Pp, < 12,54 MVA thì chỉ cần 1 máy biến áp TPflH 25000/110
Pp, = 12,54 ^ 18,54 MVA thì chỉ cần 1 máy biến áp 16000/110
Pp, >18,54 MVA thì cả 2 máy biến áp cùng làm việc.
Chương 5 - CLĐ
5.1: V, = 2 4 , 6 1 % ; = 1 4 ,4 7 %

5.2: APp, =9 MW; APp2 = 14,62 MW

5.3: a) Af, = 1,3 Hz; b) Afj = 0,078 Hz; c) Af, = 0,097 Hz


5.4: Pdp = 4 9 6 ,5 5 M W .

Chương 6 - ĐTC
6 . 1.

Trạng thái Pp, MW Pg, MW Pgì Pi(PF<Pp.) Pihi~P,(Pp<Pp,) -Pgì

1 300 0 0,994467452 0 0
2 200 100 0,002292548 0,520548 0,001193381
3 100 200 0,003232548 0,86758 0,002804494
4 0 300 0,000007452 1 0,000007452

I* -
•'th 0,004005327

6.2.

Trạng thái Pp, MW Pg. MW Pgì Pi(PF<Pp.) Plhi~Pi(PF<Pp,) 'Pgì

1 450 0 0,94022572 0,39954338 0,37566096


2 350 100 0,02213428 0,64611872 0,01430137
3 300 150 0,01918828 0,77625571 0,01489501
4 250 200 0,01723428 0,85616438 0,01475538
5 200 250 0,00045172 0,91324201 0,00041253
6 150 300 0,01918828 1 0,01918828
324
7 100 350 0,00035172 1 0,00035172
8 0 450 0,00000828 1 0,00000828
jrt> - 0,43957353
•’ th “

6.3.

T rạ n g thái Pp, MW Po, MW Pgì Pi(PF<Pp,) Pihi“ Pi(PF<Pp,) -Pgì

1 185 0 0,89568375 0,39954338 0,35786451

2 135 50 0,04714125 0,51369863 0 ,0242164

3 125 60 0,03056625 0,69063927 0,02111025

4 110 75 0,02296625 0,81050228 0 ,0186142

5 75 110 0,00160875 0,87328767 0,0014049


6 60 125 0,03056625 1 0,03056625
7 50 135 0,00078375 1 0,00078375
8 0 185 0,00004125 1 0,00004125

•’ th 0,45460151

Chương 7 - V H N M Đ
7 .1 .1 = 32 A ; s = 7 kVA ; F = 9,13 mm^ chọn = 10 mm^
Chương 8 - VHTBA
8.1: F = 71,63 mm^, chọn Fc = 70 mm^; (ù = 21 vòng.
8.2: ư , = 73,4 V, chọn u = 75 V.
Chương 9 - VHĐD
9.1 A9, = 2,86"Cvà 0, = 42,86"c
9.2 /= 1 km
9.3 / = 1 km.

325
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biabciotto et Boyrp. La construction noưnalisée en électrotechnique. Paris 1985.


2. c .w . Taylor. Power system voltage stability. McGraw-Hill, 1994.
3. Guide de Fingenier électrique. Paris 1986
4. G.T.Heydt, c.c. Liu, A.G. Phadke, V.Vittal: “ Solution for the crisis in Electric
power supply” , IEEE Computer aplication in power, 2001.
5. Marek Zima. Special protection schemes in Electric power systems. 2002
6. PerceboisJ. Economie de l'énergie. Paris 1989
7. T.L.Baldwin,L.Mili,M.B.Boisen,R.Adapa:„Power System Observability With
Minimal Phasor Measurement Placement“, IEEE Transactions on Power Systems,
Vol. 8, No. 2, May 1993.
8. A. J. Wood and B. F. Wollenberg, Power Generation, Operation, and Control
(John Wiley and Sons, NewYork, 1984).
9. <I>HJiaTOB A . A . OnepaxHBHoe o6c;iy>KMBaHHe 3JieKTpHHecKHx noAcxaHUHH. —
M.: 3HepPHH, 1980.

10. Trần Quang Khánh. Hệ thống cung cấp điện. NXB KHKT Hà Nội 2008.
11. Vận hành hệ thống điện. Trung tâm điều độ quốc gia. Hà Nội 2002
12. Quy trình vận hành - sửa chữa máy biến áp. EVN. Hà Nội 1998.

327
PHỤ LỤC

Bảng l.pl. Thông số kỹ thuật của máy biến áp do ABB chế tạo

Sba. kVA Điện áp AP„ ,kW APk, kW u,,% lo, %


31,5 35/0,4 0,15 0,7 4,5
6,3/0,4 0,2 1,25 4.0 7
50 10/0,4 0.2 1,25 4,5 8
22/0,4 0,2 1,25 4,0 8
35/0,4 0,24 1,25 4,5 8
75 35/0,4 0,28 1.4 4,5
6,3/0,4 0,32 20,5 4.0 6,5
100 10/0,4 0,32 2,05 4,5 7,5
2 2 /0 ,4 0,3 2 2 ,0 5 4,0 7,5
35/0,4 0 ,3 6 2 ,0 5 4,5 8
63/0,4 0,5 2,95 4,0 6
160 10/0,4 0,5 2 ,9 5 4,5 7
22/0,4 0,5 2,95 4,0 7
35/0,4 0,53 2,95 4,5 8
6.3/0,4 0,53 3,15 4,0 6
180 10/0,4 0,53 3,15 4.5 7
22/0,4 0,53 3,15 4,0 7
35/0,4 0,58 3,15 4,5 8
6,3/0,4 0,64 4,1 4,0 6
250 10/0,4 0,64 4.1 4,5 7
22/0,4 0,64 4.1 4,0 7
35/0,4 0,68 4,1 4,5 8
6.3/0,4 0 ,7 2 4 ,8 5 4 .0 5,5
10/0,4 0 ,7 2 4 ,8 5 4.5 6 .0
315 22/0,4 0 ,7 2 4 ,8 5 4 ,0 6 ,0
35/0,4 0,8 4 ,8 5 4.5 6,5
6,3/0,4 0 ,8 4 5,15 4 ,0 5,5
400 10/0,4 0 ,8 4 5 ,7 5 4,5 6,0
22/0,4 0,84 5,75 4,0 6.0
35/0,4 0,92 5,75 4,5 6.5
6,3/0,4 1.0 7,0 4,0 5,0
500 10/0,4 1,0 1 ,0 4,5 5.5
22/0,4 1,0 7,0 4,0 5.5
35/0,4 1,15 7,0 4,5 6.0

329
6 .3 /0 .4 1.2 8,2 4 .0 5.0
630 10 /0 ,4 1,2 8,2 4.5 5.5
2 2 /0 ,4 1,2 8,2 4 .0 5.5
3 5 /0 ,4 1,3 8,2 4.5 6.0
6 ,3 /0 ,4 1,4 10,5 5,0 4.5
800 10/0,4 1,4 10,5 5,5 5,0
2 2 /0 ,4 1,4 10,5 5,0 5.0
3 5 /0 ,4 1,52 10,5 6,5 5,5
6 ,3 /0 ,4 1,75 13 5,0 4,5
1000 10/0,4 1,75 13 5,5 5,0
2 2 /0 ,4 1,75 13 5,0 5,0
3 5 /0 ,4 1,9 13 6,5 5.5

Bảng 2.pl. Thông sô kỹ thuật của máy biến áp do Việt Nam sản xuất

S ba. kV A Điện áp, kV AP„ ,kW AP k. kW u,,% lo, %


20 6,6/0,4 0,18 0,6 5,5 9
6,6/0,4 0,35 1,325 5,5 7
50 10/0,4 0,44 1,325 5,5 8
35/0,4 0,52 1,325 6,5 9
6,6/0,4 0,6 2,4 5.5 6,6
100 10/0,4 0,73 2,4 5.5 7,5
35/0,4 0,9 2,4 6.5 8,0
6,6/0,4 1,0 4,0 5,5 6
180 10/0,4 1,2 4,1 5,5 7
35/0,4 1,5 4,1 6,5 8
6,6/0,4 1.6 6,1 5,5 6
320 10/0,4 1,9 6,2 5,5 7
35/0,4 2,3 6,2 6,5 7,5
6,6/0,4 2,5 9,4 5,5 6
560 10/0,4 2,5 9.4 5,5 6
35/0,4 3,35 9,4 6,5 6,5
6,6/0,4 4,1 11,9 5,5 6
750 10/0,4 4.1 11,9 5,5 6
35/0,4 4,1 11,9 6,5 6,5
10/0,4 4,9 15 5,5 5
1000 35/0,4 5,1 15 5,5 5
35/6,6 5,1 15 6,5 5,5
35/10 5,1 15 6,5 5,5
1800 35/6,6 8.3 24 6,5 5
35/10,5 8,3 24 6,5 5

330
3200 35/6,6 11,5 37 7,0 4.5
35/10,5 11,5 37 7,0 4,5
5600 35/6,6 18,5 57 7,5 4,5
35/10,5 18,5 57 7,5 4,5

Bảng 3.pl. Thông sô' kỹ thuật của máy biến áp do Liên Xô (cũ) chế tạo

Mã hiệu Sba. kV A Điện áp, kv APo,kW APk kW Uk,% lo %


TM-20/6 20 6.3/0,4 0,18 0,6 5,5 9
TM-20/10 20 10,5/0,4 0,22 0,6 5.5 10
TM-30/6 30 63/0,4 0,25 0,85 5,5 8
TM-30/10 30 10,5/0,4 0,3 0,85 5,5 9
TM-50/6 50 6,3/0.525 0,35 1,3 5,5 7
TM-50/10 50 10,5/0,4 0,44 1,3 5,5 8
™ - 100/6 100 6,3/0,525 0,6 2,4 5,5 6,5
TM-100/10 100 10,5/0,525 0,73 2,4 5,5 7,5
™ - 100/35 100 35/0,525 0,9 2,4 6,5 8
TM-180/6 180 63/0,4 1 4.1 5.5 6
™ - 180/10 180 10,5/0,4 1.2 4,1 5,5 7
TM-180/35 180 35/0,4 1,5 6 5,5 8
TM-320/6 320 6,3/0,4 1,6 6,2 5,5 6
TM-320/10 320 10,5/0,4 1,9 6,2 5,5 7
TM-320/35 320 35/0,4 2.3 9,4 5,5 7,5
TM-560/6 560 6,3/0,4 2,5 9,4 5,5 6
TM-560/10 560 10,5/0,4 3,35 9,4 5,5 6,5
TM-560/35 560 35/0,4 3,35 9,4 5,5 6,5
TC-180/10 180 10,5/0,4 1,6 3 5,5 4
TC-320/10 320 10,5/0,4 2,6 4.9 5,5 3.5
TC-560/10 560 10,5/0,5 3,5 7,4 5,5 3
TC-750/10 750 10,5/0,4 4 8,8 .5.5 2,5
TCM-20/6,3 20 6,3/0,4 0,15 0,51 4,5 9,5
TCM-20/10 20 10,5/0,4 0,15 0,51 4,5 9,5
TCM-35/6,3 35 6,3/0.4 0,23 0,83 4.5 8,5
TCM-35/10 35 10,5/0,4 0,23 0,83 4,5 8,5
TCM-60/6,3 60 6,3/0,525 0,35 1,3 4,5 7,5
TCM-60/10 60 10,5/0,525 0,35 1,3 4,5 7,5
TCM-100/6,3 100 6,3/0,525 0,5 2,07 4,5 6.5
TCM-100/10 100 10,5/0,525 0,5 2,07 4.5 6,5
TCM-180/35 180 35/0,525 0,8 3,2 4,5 6
TCM-180/6,3 180 6,3/0,525 0,8 3,2 4,5 6
TCM-320/6,3 320 6,3/0,525 1.35 4,85 4,5 5.5
TCM-320/10 320 10,5/0,525 1,35 4,85 4,5 5,5
TCM-560/6,3 560 6,3/0,525 2 7.2 4.5 5

331
TM-560/10 560 10,5/0,525 2 7,2 4.5 5
TM-750/6 750 6,3/0,525 4,1 11,9 5,5 6
TM-1000/10 1000 10,5/06,3 4.9 15,9 5,5 5
TM-1000/35 1000 35/10,5 5.1 15,9 5,5 5,5
TM-1800/35 1800 35/10,5 8 24 6,5 5
TM-3200/10 3200 10/6,3 8,3 37 5,5 5
TM-3200/35 3200 35/10,5 11,5 37 7 4,5
TM-5600/10 5600 10/6,3 18 56 5,5 4
TM-5600/35 5600 38,5/10,5 18,5 57 7,5 4,5
TM-5600/35 7500 38,5/11 24 75 7,5 3,5
m-10000/35 10000 38,5/12 29 92 7,5 3

Bảng 4.pl. T hông số kỹ th u ật của máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây

SnMVA U„,kV U„,kV APo,kW APk, kW u,,% Io.%


Lx)ại máy
llOkV
TMH 2,5 110 6,6; 11;22 5 22 10,5 1,5
TflH 4,0 115 6,6;11;22
TflH 6,3 10 50 1,0
TPflH 10 115 11;22;38,5 14 60 10,5 0,9
TPflH 16 21 85 0.85
TPflH 25 6,6; 10,5; 29 120 10,5 0,8
115 38,5 35 145 10,5 0,75
TPflHC 32
TflH 40 42 175 10,5 0,7
TPAHC 63 59 260 10,5 0,65
TPAHC 80 115 10,5; 13,8 70 315 10,5 0,6
TflH 125 121 120 520 10,5 0,55
TflH 200 121 10,5; 13,8 170 700 10,5 0,5
TflH 250 121 200 790 10,5 0,5
TflH 400 121 15,7; 22 230 1350 10,5 0,8
220 kV
Tflr 31,5 220 11 115 220 14 4.2
Tflr 40 220 11 125 350 14 4,2
Tflr 60 242 13,8 125 390 14 4
Tfl 70 230 10,5 75 260 10,6 0,6
TflU 80 240 10,5;13,8 80 320 11 0.6

332
T flu r 90 242 10,5; 22 255 400 12,2 3,8 ,
T flU (T U ) 125 242 10,5; 22 115 380 11 0,5
T flU (T U ) 275 242 10,5; 22 435 1050 13 2.5
Tflr 90 240 10,5:13,8 255 400 12,2 3,8
Tflr 125 242 10,5;13,8 115 380 11 0,5
Tflr 180 242 13,8:15,75 320 760 12 3 ,2

500 kV
T fl 206 52 5 15,75; 20 145 700 13 0 ,3 5

T fl 250 52 5 1 3 ,8 ;1 5 ,7 5 205 600 13 0 ,4 5

TP, 400 52 5 15,75; 20 320 800 13 0 ,4

T fl 630 525 15,75:20 420 1300 14 0,35

Bảng 5.pl. T hông số máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây công su ất s„ (MVA)

Loại Điện áp, kV Hao tổn, kW u. % Io%


máy s„
Uc Ut u„ APo APk C-T C-H T-H 1
Điộn áp sơ cấp 110 kV
TM Tr 5,6 121 38,5 11 30 69,5 17 10,5 6 5
TMT 6,3 121 38,5 11 32 65 17 10,5 6 4,8
TMTH 6,3 115 38,5 11 13 52 10,5 17 6 1
TMTr 7,5 121 38,5 11 35 82 17 10,5 6 4.6
TMTH 10 115 22 6,6 23 80 10,7 17 6 1,1
W H 15 121 38,5 11 47 72 17 10,5 6 5
TflTH 16 115 38,5 11 23 lOO 10,5 17 6 5
TflTHr 20 115 38,5 11 45 127 17 10,5 6 3,5
TflTHlU 25 115 38,5 11 31 140 10,5 17,5 6.6 0.7
W H r 31,5 115 27,5 11 125 260 17,4 10,5 6,2 5
TflTH 40 115 38,5 11 43 200 10,5 17,7 6,5 0,6
TflTH 60 115 38,5 13,5 190 35:5 17,5 10,5 7 3
TflTHr 75 115 38,5 10,5 210 45(0 20 12 7,5 4
TflTHr 80 115 38,5 11 115 39(0 11 18 6,5 1,6
Điện áp sơ cấp 220 kV
TflTHr 25 230 22; 38,5 11 41 13;5 12,5 20 6,5 1,2
TflTHr 40 230 22; 38,5 11 54 24(0 12,5 22 9,5 1,1
TflTHr 63 230 22; 38,5 11 75 32(0 12,5 24 10,5 1

333

1
ng.ó.pl. Thông số tru n g bình của 1 km đường dây trên không loại A và AC
r„ Q/km Điên ttờ kháng và điên dần phu thuôc vào cấp điên áp (kV), X,, o / km và b3, 1/O.km
F, mm^ 0,38 6 -1 0 22 35 110 220 5
A AC
x<„ Xo Xo b(i Xn bn Xo bn X,, bo Xn
5 1,25 1,28 0,35 0,412 0,426 2,64 0,438 2,59
5 0,89 0,92 0,33 0,4 0,414 2,72 0,429 2,65 0,45
0 0,63 0,64 0,32 0,392 0,405 2,78 0,418 2,72 0,441 2,57
0 0,45 0,46 0,31 0,381 0,395 2,86 0,408 2,79 0,430 2,64
5 0,33 0,34 0,30 ỡ,37 0,384 2,94 0,403 2,85 0,423 2,69
120 0,26 0,27 0,30 0,363 0,377 3 0,398 2,90 0,416 2,74
150 0,21 0,21 0,30 0,357 0371 3,05 0,391 2,96 0,409 2,78
185 0,17 0,17 0,401 2,80 0,430 2,64
40 0,12 0,12 0.392 2,84 0,424 2,68
00 OM 0,11 0.382 3,00 0,415 2,74 0,299
00 0,08 0,08 0,419 2,76 0,298
00 0,07 0,07 0,295
00 0.06 0,06 0,293

ảng 7.pl. T hông sô của đường cáp cách điện giấy hoặc chất dẻo
ro,Q/km 0,38 6 kV 10 22 35
F
Cu AI Xo bo X« bo Xo bn X,,
10 1,84 3.1 0,073 0,11 2,3
16 1,15 1,94 0,068 0,102 2,6 0,113. 5,9
25 0,74 1,24 0,066 0,091 4,1 0,099 8,6 0,135 24,8
35 0,52 0,89 0,064 0,087 4,6 0,095 10,7 0,i29 27,6
50 0,37 0,62 0,063 0,083 5,2 0,090 11,7 0,119 31,8
70 0,26 0,443 0,061 0,080 6,6 0,086 13,5 0,116 35,9 0,137
95 0,194 0,326 0,060 0,078 8,7 0,083 15,6 0,110 40,0 0,126
120 0,153 0,258 0,060 0,076 9,5 0,081 16,9 0,107 42,8 0,120
150 0,122 0,206 0,059 0,074 10,4 0,079 18,3 0,104 47,0 0,116
185 0,099 0,167 0,059 0,073 11,7 0,077 20 0,101 51,0 0,113
240 0,077 0,129 0,058 0,071 13,0 0,075 21,5
M ỤC LỤC

Trang
M ở đầu 3
Chương 1. Đại cương về hệ thống điện 5
1.1 Khái niệm chung 5
1.2 Các chế độ của hệ thống điện và tính kinh tế cùa nó 7
1.3 Nhiệm vụ vận hành hệ ứiống điện 8
1.4 Điều độ và sơ đồ tổ chức hoạt động vận hành hệ thống điện 10
1.5 Thủ tục thực hiện công việc vận hành thiết bị điện 23
Chương 2. Chế độ nhiệt của thiết bị điện 27
2.1 Đại cương 27
2.2 Động học biến đổi nhiệt độ trong thiết bị điện 27
2.3 Tuổi thọ của thiết bị điện 30
2.4 Chế độ nhiệt của máy biến áp 36
2.5 Chế độ nhiệt của máy phát điện 43
2.6 Chế độ nhiệt của động cơ điện 43
2.7 Sự đốt nóng tiếp điểm 45
2.8 Đo nhiệt độ của thiết bị điện 45
2.9 Ví dụ và bài tập 50
Chương 3. Đặc điểm kết cấu của các phần tử chính của HTĐ 59
3.1 Tuabin 59
3.2 Máy phát điện 65
3.3 Máy biến áp điện lực 80
3.4 Động cơ không đồng bộ 3 pha 93
Chương 4. Chế độ iàm việc kinh tế của hệ thống điện 97
4.1 Đại cương 97
4.2 Đặc tính kinh tế của các tổ máy phát và nhà máy điện 98
4.3 Sự phân bố tối ưu công suất tối ưu giữa các tổ máy phát 99
4.4 Phân bố công suất tối ưu giữa các nhà máy điện 102
4.5 Thành phần tối ưu của các tổ máy phát 105
4.6 Xác định cơ cấu tối ưu của trạm biến áp 106
4.7 Các biện pháp cải tìiiện chế độ làm việc của HTĐ. 107
4.8 Ví dụ và bài tập 109
Chương 5. Điều chỉnh chất Iưọng điện 121
5.1 Đại cương 121
5.2 Điều chình tần số 127
5.3 Điều chinh điện áp trong hệ thống điện 133

335
5.4 V í dụ và bài tập 137
Chương 6. Nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện 147
6.1 Đại cương về độ tin cậy cung cấp điện 147
6.2 Trạng thái và hỏng hóc của hệ thống điện 150
6.3 Công tác vận hành đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện 152
6.4 Sự cố hệ thống và các biện pháp phòng ngừa 153
6.5 Xác định xác suất thiếu hụt công suất 155
6.6 Các giải pháp nâng cao độ tin cậy 157
6.7 Ví dụ và bài tập 166
Chương 7. Vận hành nhà máy điện 177
7.1 Công tác thử nghiệm và kiểm tra máy phát điện 177
7.2 Khởi động tổ máy phát và khối 185
7.3 Hoà máy phát vào mạng 190
7.4 Giám sát và theo dõi quá trinh làm việc của máy phát điện 193
7.5 Chuyển đổi chế độ làm việc cùa máy phát 194
7.6 Các thao tác loại trừ sự cố trong nhà máy điện 195
7.7 Thao tác dừng tổ máy phát 204
7.8 Sữa chữa máy điện 205
7.9. Sấy máy phát điện 215
7.10 Ví dụ và bài tập 221
Chương 8. Vận hành trạm biến áp 227
8.1 Đại cương 227
8.2 Công tác kiểm tra máy biến áp 229
8.3 Thao tác vận hành ừạm biến áp 235
8.4 Vận hành trạm biến áp ở chế độ không bình thưòmg 242
8.5 Quản lý dầu biến thế 247
8.6 Sấy máy biến áp 249
8.7 Thao tác chuyển đổi sơ đồ trong trạm biến áp 256
8.8 Vận hành các thiết bị phân phối 260
8.9 Ví dụ và bài tập 266
Chương 9. Vận hành đường dây 273
9.1 Thủ tục vận hành đưòng dây 273
9.2 Quản lý vận hành đường dây trên không 276
9.3 Quản lý đường dây cáp 281
9.4 Các phưorng pháp định vị sự cố trong mạng điện 284
9.5 Phương pháp xác định vị trí của đường dây cáp ngầm 289
9.6 Ví dụ và bài tập 292
Chương 10. Vận hành các thiết bị điện mạch thứ cấp 297
10.1 Các thiết bị cơ bản của mạch điện thứ cấp 297

336
0.2 Tài liệu kỹ thuật và thao tác cơ bản 301
0.3 Bảo dưõng thiết bị bảo vệ rơle, tự động điều khiển và đo lường 303
0.4 Quản lý vận hành tủ ắcquy 303
Chương II . Vận hành trạm phát điện diesel 311
1.1 Đại cương 311
1.2 Một số yêu cầu đối với trạm phát điện diesel 312
1.3 Các thao tác khởi động, vận hành và dừng động cơ diesel 313
1.4 Công tác kiểm tra, giám sát tổng thể và bảo frì 316
1.5 Sự cố và biện pháp xử lý 319
Đáp số 323
Tài liệu tham khảo 327
Phụ lục 329
Mục lục 335

337

You might also like