You are on page 1of 86

TÓM TẮT

Tên đề tài: Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện
Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.
Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc
Số thẻ SV: 105140167 Lớp: 14D3
Đề tài này tập trung mô hình hóa, mô phỏng lưới điện của Khu liên hợp sản xuất
Gang Thép Hòa Phát Dung Quất, từ đó đưa ra phương án cải thiện chất lượng điện
năng trong Khu liên hợp bằng cách sử dụng bộ bù điện áp Dynamic Voltage Restorer.
Tất cả các công việc của đề tài bao gồm:
- Sử dụng phần mềm ETAP mô phỏng hệ thống điện trên các tiêu chí:
 Trào lưu phân bố công suất trên hệ thống.
 Tính toán giá trị dòng ngắn mạch.
 Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống điện.
- Thiết kế bộ bù điện áp Dynamic Voltage Restorer:
 Tìm hiểu nguyên nhân gây sụt giảm điện áp ngắn hạn.
 Nghiên cứu lý thuyết về vòng khóa pha PLL, bộ điều khiển Fuzzy PI.
 Đề xuất giải pháp đo sụt áp với tốc độ nhanh, sử dụng bộ điều khiển Fuzzy PI
tăng tốc độ đáp ứng cho hệ thống.
 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống trên phần mềm Matlab. Phân tích và đánh
giá hệ thống trong các điều kiện khác nhau.
Đề tài đã nghiên cứu, thiết kế được hệ thống tự động bù sụt giảm điện áp ngắn
hạn với những ưu điểm vượt trội như:
- Có chức năng đo lường giá trị tức thời điện áp, dòng điện của lưới.
- Tốc độ đáp ứng cực nhanh trong 1 đến 2 chu kỳ điện áp lưới nhờ vào bộ điều khiển
Fuzzy PI. Vì thế hệ thống rất phù hợp cho các tải có tính chất điện cảm và nhạy cảm
với sự biến đổi của điện áp lưới.
Từ những ưu điểm đó, hệ thống được thiết kế có thể đáp ứng được việc duy trì ổn
định điện áp trên tải, đặc biệt đối với các loại tải nhạy cảm với sự sụt giảm điện áp có
thể gây gián đoạn sản xuất. Kết quả là nâng cao độ tin cậy của hệ thống, giảm tổn thất
công suất, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA ĐIỆN

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Bùi Văn Bắc Số thẻ sinh viên: 105140167
Lớp: 14D3 Khoa: Điện Ngành: Kỹ Thuật Điện – Điện Tử
1. Tên đề tài đồ án:
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu
liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Trong môi trường sản xuất công nghiệp, việc duy trì tính liên tục sản xuất luôn là
ưu tiên hàng đầu, mà để làm được điều này đòi hỏi chất lượng điện năng phải luôn
luôn ổn định. Tuy nhiên, trong một hệ thống điện lớn thì việc xảy ra sự cố là không thể
tránh khỏi, đặc biệt sụt giảm điện áp ngắn hạn là một trong những yếu tố chính làm
gián đoạn sản xuất. Để khắc phục vấn đề này cần có những giải pháp để nâng cao chất
lượng điện năng, phù hợp về mặt kinh tế và có một cơ sở khoa học rõ ràng.
Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Sử dụng phần mềm Etap mô hình hóa mô phỏng hệ thống điện Khu liên hợp
công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất dựa trên các tiêu chí:
- Trào lưu phân bố công suất trên hệ thống.
- Tính toán giá trị dòng ngắn mạch.
- Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống điện.
Từ đó đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng điện năng của Khu liên hợp bằng
cách sử dụng bộ bù nhanh điện áp Dynamic Voltage Restorer.
4. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
- Đồ thị các hình ảnh liên quan đến đề tài.
- Bản vẽ, đồ thị mô hình hóa mô phỏng hệ thống.
5. Họ tên người hướng dẫn:
- TS. Nguyễn Kim Ánh.
- KS. Nguyễn Đình Tiến.
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 17/02/2019
7. Ngày hoàn thành đồ án: 29/05/2019
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Kim Ánh


LỜI NÓI ĐẦU

Chất lượng điện năng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản
xuất. Để nâng cao chất lượng và ổn định điện áp cho hệ thống điện, hiện nay đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng các thiết bị bù công suất phản kháng hay các bộ
bù điện áp. Tuy nhiên, các thiết bị bù đó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về khả
năng đáp ứng khi hệ thống có thay đổi đột ngột về nhu cầu công suất phản kháng hoặc
sụt giảm điện áp ngắn hạn. Xuất phát từ nhu cầu đó, đồ án này tập trung phần lớn vào
việc nghiên cứu, thiết kế hệ thống bù sụt giảm điện áp ngắn hạn Dynamic Voltage
Restorer (DVR).
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
tập thể giảng viên trong Khoa Điện – Đại Học Bách khoa – Đại Học Đà Nẵng đã hết
lòng tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
TS. Nguyễn Kim Ánh và KS. Nguyễn Đình Tiến, những người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình giúp đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công tác thực tập, tài liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong
Công ty đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình trong thời gian qua.
Vô cùng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình, bạn bè trong
suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa
qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cũng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Xin kính chúc quý thầy, cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo
những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Tôi cũng xin kính chúc tập thể anh, chị
tại Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đạt được những thành công lớn trong
công việc. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan phần nghiên cứu và thể hiện trong đồ án tốt nghiệp là của riêng
tôi, không sao chép các đồ án khác. Các số liệu sử dụng phân tích trong đồ án có
nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ
án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của
khoa và nhà trường đề ra.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

ii
MỤC LỤC

Tóm tắt
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Lời nói đầu ....................................................................................................................... i
Lời cam đoan………………………………………………………………………………....ii
Mục lục ..........................................................................................................................iii
Danh mục các bảng, hình vẽ........................................................................................... v
Danh sách các ký hiệu, chữ viết tắt .............................................................................viii
Mở đầu ............................................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan về khu liên hợp công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung
Quất................................................................................................................................ 3
1.1 Tổng quan về công ty và công nghệ Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát
Dung Quất ...................................................................................................................3
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Hòa Phát ................................................3
1.1.2 Dây chuyền công nghệ của KLH sản xuất Gang Thép Hòa Phát ................3
1.2 Tổng quan về hệ thống điện Khu liên hợp công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung
Quất .............................................................................................................................5
1.2.1 Giới thiệu chung ...........................................................................................5
1.2.2 Thực trạng của hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát
Dung Quất ...............................................................................................................7
1.3. Kết Luận…………………………………………………………………………………......7
Chương 2: Phần mềm ETAP và các ứng dụng đối với hệ thống điện ..................... 8
2.1 Tổng quan về phần mềm ETAP và các tính năng chính ......................................8
2.2 Trào lưu phân bố công suất ..................................................................................8
2.3 Tính toán giá trị dòng ngắn mạch ......................................................................13
2.4 Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống ..............................................17
2.4.1 Tính chọn máy biến dòng ...........................................................................17
2.4.2 Tính chọn RelayPT .....................................................................................18
2.4.3 Tính chọn RelayĐZ ....................................................................................20
2.4.4 Tính chọn RelayTC.....................................................................................21
2.4.5 Tính chọn RelaySC .....................................................................................22
2.5 Kết luận……………………………………………………………………………. 29
Chương 3: Hệ thống bù nhanh điện áp Dynamic Voltage Restorer (DVR) ......... 30
3.1 Tổng quan chất lượng điện năng ........................................................................30
3.1.1 Một số quan điểm chất lượng điện năng.....................................................30

iii
3.1.1.1 Độ tin cậy cung cấp điện ........................................................................30
3.1.1.2 Chất lượng tần số....................................................................................30
3.1.1.3 Chất lượng điện áp .................................................................................31
3.1.2 Vấn đề sóng hài...........................................................................................31
3.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng điện năng IEEE ......................................................32
3.2.2 Nguyên nhân gây ra sụt giảm điện áp ngắn hạn .........................................34
3.2.3 Ảnh hưởng của sụt áp ngắn hạn..................................................................34
3.2.4 Các biện pháp hạn chế sụt giảm điện áp .....................................................34
3.2.5 Một số thiết bị giảm thiểu lõm điện áp .......................................................34
3.2.5.1 Thiết bị bù tĩnh (Distribution Static Compensator-DSTATCOM) ........34
3.2.5.2 Thiết bị bù nhanh (Dynamic Voltage Restorer - DVR) .........................35
3.2.5.3 Nguồn cung cấp không bị gián đoạn (UPS) ...........................................36
3.2.6 Kết luận .......................................................................................................36
3.3 Bộ bù nhanh điện áp DVR .................................................................................36
3.3.2 Cấu trúc của bộ điều khiển DVR ................................................................36
3.3.2.1 Bộ biến đổi nguồn áp VSI ......................................................................36
3.3.2.2 Bộ lọc sóng hài .......................................................................................38
3.3.2.3 Máy biến áp ghép nối tiếp ......................................................................39
3.3.2.4 Khối lưu trữ điện năng ............................................................................41
3.3.3 Các chế độ làm việc của DVR trong lưới điện ...........................................42
3.3.3.1 Chế độ chờ ..............................................................................................42
3.3.3.2 Chế độ hoạt động....................................................................................42
3.3.4 Vị trí của DVR trong hệ thống phân phối...................................................42
3.3.3 Phương pháp điều khiển cho bộ bù điện áp nhanh DVR ...........................44
3.3.3.1 Phương pháp xác định giá trị điện áp bù của DVR ................................44
3.3.3.2. Xây dựng thuật toán điều khiển ............................................................46
3.4 Tính toán và thiết lập các giá trị cho bộ DVR ...................................................58
3.4.1 Vị trí đặt bộ DVR........................................................................................58
3.4.2 Thiết lập thông số các thành phần bộ DVR ................................................59
3.5 Mô phỏng hoạt động của DVR chống sụt áp ngắn hạn trong Hệ thống điện ....64
3.5.1 Xây dựng sơ đồ mô phỏng ..........................................................................64
3.5.2 Kết quả mô phỏng và thảo luận ..................................................................65
3.5.2.1 Các trường hợp sụt giảm điện áp ...........................................................65
3.6 Kết luận..............................................................................................................71
Kết luận và kiến nghị .................................................................................................... 72
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 74

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 2.1.Thông số đường dây và công suất các phụ tải ...............................................10
Bảng 2.2. Thông số công suất các máy biến áp ............................................................11
Bảng 2.3. Thông số máy phát điện ................................................................................11
Bảng 2.4. Kết quả so sánh giá trị phân bố công suất giữa việc tính toán trên ETAP và
tính bằng tay ..................................................................................................................12
Bảng 2.5. Kết quả so sánh giá trị dòng ngắn mạch giữa việc tính toán trên ETAP và
tính bằng tay ..................................................................................................................16
Bảng 2.6. Dòng ngắn mạch khi mô phỏng trên phần mềm ETAP ................................17
Bảng 3.1. Độ biến dạng sóng hài điện áp ......................................................................32
Bảng 3.2. Nhóm, đặc tính của các hiện tượng chất lượng điện năng trong hệ thống điện
theo IEEE 1159-1995 ....................................................................................................32
Bảng 3.3. So sánh các thiết bị tích trữ năng lượng ........................................................41
Bảng 3.4. Xác định giá trị Ki .........................................................................................62
Bảng 3.5. Xác định giá trị Kp ........................................................................................62
Bảng 3.6. Xác định giá trị Ki dựa vào bảng luật mờ và luật hợp thành Max - Min......63
Bảng 3.7. Xác định giá trị Kp dựa vào bảng luật mờ và luật hợp thành Max - Min .....63

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng thể trong KLH ...............................................4
Hình 1.2. Sơ đồ 1 sợi trạm 110kV Thép Hòa Phát giai đoạn 1 .......................................6
Hình 2.1. Kết quả mô phỏng trào lưu công suất trên phần mềm ETAP..........................9
Hình 2.2. Dòng ngắn mạch 3 pha khi mô phỏng trên phần mềm..................................15
Hình 2.3. Dòng ngắn mạch 1 pha khi mô phỏng trên phần mềm..................................15
Hình 2.4. Kết quả khi ngắn mạch tại bus10.5kV’ .........................................................24
Hình 2.5. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn mạch tại bus10.5kV’ ................24
Hình 2.6. Kết quả khi ngắn mạch trên đường dây.........................................................25
Hình 2.7. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn trên đường dây .........................25
Hình 2.8. Kết quả khi ngắn mạch tại bus10.5kV ..........................................................26
Hình 2.9. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn trên đường dây .........................26
Hình 2.10. Kết quả khi ngắn mạch tại máy biến áp ......................................................27
Hình 2.11. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn mạch tại máy biến áp .............27
Hình 2.12. Kết quả khi ngắn mạch tại thanh cái 35kV B ..............................................28
Hình 2.13. Kết quả khi ngắn mạch tại thanh cái máy phát 2.........................................28

v
Hình 3.1. Phân loại các hiện tượng chất lượng điện áp (IEEE 1159-1995) ..................33
Hình 3.2. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ DSTATCOM ..........................................35
Hình 3.3. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ DVR ........................................................35
Hình 3.4. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ UPS .........................................................36
Hình 3.5. Cấu trúc nghịch lưu nửa cầu 3 pha (hai mức) ...............................................37
Hình 3.6. Cấu trúc nghịch lưu nửa cầu ba pha ba mức sử dụng diode kẹp ...................37
Hình 3.7. Vị trí của bộ lọc ở phía tải .............................................................................38
Hình 3.8. Vị trí bộ lọc ở phía biến tần ...........................................................................38
Hình 3.9. Kết nối máy biến áp kiểu sao/sao ..................................................................40
Hình 3.10. Kết nối máy biến áp kiểu tam giác/sao hở ..................................................40
Hình 3.11. Vị trí đặt DVR cấp phân phối trung áp .......................................................43
Hình 3.12. Vị trí đặt DVR cấp điện áp thấp ..................................................................44
Hình 3.13. Phương pháp điều khiển cho bộ bù áp nhanh DVR ...................................45
Hình 3.14. Các bước tổng hợp vector không gian bằng phép chuyển đổi Clarke.........47
Hình 3.15. Phép biến đổi Park .......................................................................................48
Hình 3.16. Thuật toán điều khiển DVR .........................................................................49
Hình 3.17. Mô hình vòng khóa PLL..............................................................................49
Hình 3.18. Cấu trúc vòng khóa cơ bản thực hiện trên tọa độ quay đồng bộ dq ............50
Hình 3.19. Giản đồ vector điện trong toạn độ αβ và dq ................................................50
Hình 3.20. Sơ đồ khối chức năng của bộ điều khiển mờ...............................................52
Hình 3.21. Hàm liên thuộc của luật hợp thành ..............................................................54
Hình 3.22. Giải mờ theo phương pháp cực đại .............................................................55
Hình 3.23. Giải mờ theo nguyên lý trung bình ..............................................................55
Hình 3.24. Giải mờ theo nguyên lý cận trái ..................................................................56
Hình 3.25. Giải mờ theo nguyên lý cận phải .................................................................56
Hình 3.26. Giải mờ theo phương pháp điểm trọng tâm ................................................57
Hình 3.27. Sơ đồ khối bộ điều khiển DVR ...................................................................58
Hình 3.28. Biến đầu vào “dfuzzyPI” .................................................................................61
Hình 3.29. Biến đầu vào “qfuzzyPI” .................................................................................61
Hình 3.30. Biến đầu vào “zerofuzzyPI” ............................................................................61
Hình 3.31. Biến đầu ra “Ki” ..........................................................................................62
Hình 3.32. Biến đầu ra “Kp” .........................................................................................62
Hình 3.33. Sơ đồ mô phỏng trong phần mềm Matlab /Simulink ..................................65
Hình 3.34. Điện áp .........................................................................................................65
Hình 3.35. Giá trị điện áp hiệu dụng của lưới trước khi sụt áp .....................................66

vi
Hình 3.36.Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi khôi phục điện áp (điều khiển trực
tiếp) ................................................................................................................................66
Hình 3.37. Tín hiệu d,q,zero đưa vào bộ điều khiển Fuzzy PI ......................................66
Hình 3.38. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển PI) ...........................................................................................67
Hình 3.39. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển Fuzzy PI) ................................................................................67
Hình 3.40. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV khi sự số .............................67
Hình 3.41. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV sau khi khôi phục điện áp ...67
Hình 3.42. Điện áp .........................................................................................................68
Hình 3.43. Giá trị điện áp hiệu dụng của lưới trước khi sụt áp .....................................68
Hình 3.44. Tín hiệu d,q,zero đưa vào bộ điều khiển Fuzzy PI ......................................69
Hình 3.45. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi khôi phục điện áp (điều khiển trực
tiếp) ................................................................................................................................69
Hình 3.46. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển PI) ...........................................................................................69
Hình 3.47. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển Fuzzy PI) ................................................................................70
Hình 3.48. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV khi sự cố sụt áp...................70
Hình 3.49. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV sau khi khôi phục điện áp ...70

vii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU
P Công suất tác dụng
Q Công suất phản kháng
S Công suất biểu kiến
φ Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện
Cosφ Hệ số công suất
SBA Công suất máy biến áp
RBA Điện trở máy biến áp
XBA Điện kháng máy biến áp
Un% Điện áp ngắn mạch phần trăm
Io% Dòng điện không tải phần trăm
ΔU Tổn thất điện áp
ΔS Tổn thất công suất
SHT Công suất hệ thống
XHT Điện kháng hệ thống
UHT Điện áp hệ thống
XĐZ Điện kháng đường dây
Ilvmax Dòng làm việc cực đại
ICT Dòng điện biến dòng
NCT Tỉ số biến dòng
Ksd-CT Hệ số sử dụng biến dòng
Kđn-CT Hệ số đồng nhất biến dòng
Kat Hệ số an toàn
Kmm Hệ số mở máy
Ktv Hệ số trở về
Kss Sai số giữa 2 biến dòng
PS Hệ số phần trăm giữa các relay
IKĐSC Dòng điện khởi động sơ cấp
IKĐTC Dòng điện khởi động thứ cấp
I>>> Dòng điện bảo vệ cắt nhanh (Chức năng 50)
I> Dòng điện bảo vệ quá dòng (Chức năng 51)
Ikcbmax Dòng điện không cân bằng lớn nhất

viii
I3p Dòng điện ngắn mạch 3 pha lớn nhất
max

t>>> Thời gian tác động bảo vệ cắt nhanh (Chức năng 50)
t> Thời gian tác động bảo vệ quá dòng (Chức năng 51)
Δt Bậc chọn lọc thời gian giữa 2 relay
tmc Thời gian tác động của máy cắt
st Sai số của relay bảo vệ
tqt+dt Thời gian sai số do quán tính cộng với thời gian dự trữ của relay

CHỮ VIẾT TẮT

KLH - Khu liên hợp


HTPP - Hệ thống phân phối
MBA - Máy biến áp
HTĐ - Hệ thống điện
SCADA Supervisory Control And Hệ thống điều khiển giám sát
Data Acquisition và thu thập dữ liệu
DVR Dynamic Voltage Restorer Bù điện áp nhanh
THD Total Harmonic Distortion Tổng méo sóng hài
D-STATCOM Distribution Static Bộ bù đồng bộ tĩnh
Compensator
VSI Voltage Source Inverter Bộ nghịch lưu nguồn áp
PLL Phase Locked Loop Vòng khóa pha
UPS Uninterruptible Power Supply Bộ cấp nguồn liên tục
IEEE Institute Of Electrical And Viện kỹ sư điện và điện tử
Electronics Engineers
IEC International Electrotechnical Ủy ban quốc tế về kỹ thuật
Commission điện
PI Proportional Integral
Bộ điều khiển tích phân tỉ lệ
Derivative

ix
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

MỞ ĐẦU

1 Mục đích thực hiện đề tài


Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đời sống con người,… Điện năng được sản xuất
từ các nhà máy để cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Trong những năm tới nước ta cần xây
dựng thêm nhiều nhà máy điện và trạm biến áp để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của
phụ tải.
Với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống điện, để đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu sử dụng và chất lượng điện năng trên lưới đòi hỏi người vận hành điện phải tính
toán xây dựng các thiết bị bảo vệ để nhanh chóng loại bỏ sự cố tránh ảnh hưởng tới hệ
thống điện. Chất lượng điện năng bao gồm các vấn đề về độ tin cậy cung cấp điện,
chất lượng tần số, chất lượng dòng điện, chất lượng điện áp. Tuy vậy khi xem xét đến
vấn đề điều chỉnh chất lượng điện năng, ta chủ yếu xem xét đến điều chỉnh chất lượng
điện áp. Trong đó, hiện tượng sụt áp ngắn hạn trong thời gian rất ngắn 0,5 chu kỳ điện
áp lưới đến 1 phút là một trong những hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
điện năng do tần suất xảy ra thường xuyên, có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi sụt điện áp, nhiều thiết bị sẽ bị ngừng hoạt động, như biến tần, thiết bị điều khiển
điện tử,… dẫn đến cả dây chuyền có thể phải dừng lại, điều này có thể gây nên những
hậu quả nghiêm trọng như: làm ngắt quãng dây chuyền sản xuất, làm cho các thiết bị
vận hành sai quy trình, sai chức năng ảnh hưởng đến tuổi thọ, năng suất và chất lượng
sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, tăng chi phí của doanh nghiệp. Bởi vậy, sụt
giảm điện áp ngắn hạn đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi trên thế giới cũng
như ở Việt Nam.
Trong hệ thống điện, hiện tượng sụt áp ngắn hạn được hình thành do các nguyên
nhân: có sự cố (ngắn mạch, chạm đất,…) trong hệ thống điện; trong quá trình khởi
động động cơ công suất lớn; đóng điện không tải máy biến áp lực. Những nguyên nhân
trên cũng là thực trạng đang xảy ra trong hệ thống điện của Khu liên hợp sản xuất
Gang Thép Hòa Phát Dung Quất.
Xuất phát từ thực tế này, đề tài này sẽ tập trung “Mô hình hóa, mô phỏng, đánh
giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát
Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP”, đảm bảo quá trình sản xuất có thể diễn ra một
cách liên tục.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 1
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp là nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tính toán trào lưu
công suất, ngắn mạch từ đó xây dựng phối hợp bảo vệ rơ le. Đề xuất xây dựng thiết bị
DVR điều khiển bởi Fuzzy PI nhằm cải thiện chất lượng điện năng của khu liên hợp.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đồ án tốt nghiệp này bao gồm hệ thống trạm điện
110kV, bộ biến tần – động cơ trong nhà máy cán dài của khu liên hợp sản xuất Gang
Thép Hòa Phát Dung Quất.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
- Tính toán phân bố công suất, ngắn mạch, xây dựng phối hợp bảo vệ rơle cho hệ
thống điện 110kV của khu liên hợp.
- Nghiên cứu bộ bù điện áp động DVR điều khiển bởi Fuzzy Pi đảm bảo chất lượng
điện năng cho biến tần – động cơ.
4 Phương pháp nghiên cứu
Tìm kiếm và nghiên cứu thông tin từ sách, bài báo trong và ngoài nước liên qua
đến xây dựng trạm biến áp 110kV, bộ bù điện áp động DVR, cơ sở điều khiển Fuzzy.
5 Bố cục đề tài
Nội dung của đồ án gồm 3 chương chính sau:
- Chương 1: Tổng quan về Khu liên hợp công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung
Quất.
- Chương 2: Phần mềm ETAP và các ứng dụng đối với hệ thống điện.
- Chương 3: Hệ thống bù nhanh điện áp Dynamic Voltage Restorer (DVR).

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 2
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU LIÊN HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN


THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT

1.1 Tổng quan về công ty và công nghệ Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa
Phát Dung Quất
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Hòa Phát
Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng
08/1992, Hòa Phát lần lượt chuyển sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép
(1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái
cấu trúc theo mô hình Tập đoàn. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoáng HPG. Đến tháng
03/2017, Hòa Phát có 12 Công ty thành viên.
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: sắt thép
xây dựng, ống thép và tôn mạ, các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị,
bất động sản,...trong đó sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi, chiếm tỷ trọng
>80% doanh thu và lợi nhuận của toàn Tập đoàn.
1.1.2 Dây chuyền công nghệ của KLH sản xuất Gang Thép Hòa Phát
KLH sản xuất Gang Thép Hòa Phát được sản xuất theo phương pháp đầu tư chế
biến sâu từ quặng sắt với lưu trình công nghệ như sau: (Thiêu kết + Vê viên + Than
Cốc) => Lò Cao => Lò thổi => Đúc phôi => Cán thép.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 3
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Quặng tinh Vôi Dolomite Than


20%

Phối liệu

80%
Trộn, tạo hạt

Thiêu kết

Băng làm nguội

Sàng lần 1 Sàng lần 2

Quặng cỡ Than cốc Đá vôi Quặng thiêu kết

Kho chứa liệu lò cao

Xỉ hạt Bãi chứa xỉ


Trạm phun than Lò cao
Lọc bụi Trạm khí than

Xe gang Lò gió nóng

Xử lý gang lỏng

Lọc bụi Lò hơi

Lò thổi
Trạm khí than Turbine phátđiện

Lò tinh luyện Thùng thép lỏng

Máy đúc phôi vuông và tấm

Lò gia nhiệt nung phôi

Máy cán thép

Thép thành phẩm

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng thể trong KLH

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 4
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

1.2 Tổng quan về hệ thống điện Khu liên hợp công ty cổ phần Thép Hòa Phát
Dung Quất
1.2.1 Giới thiệu chung
Mục tiêu của trạm biến áp 110kV Thép Hòa Phát Dung Quất là tiếp nhận điện
năng từ lưới điện 110kV khu vực, cung cấp điện 35kV cho Khu liên hợp sản xuất gang
thép Dung Quất thuộc xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Trạm biến áp 110kV thép Hoà Phát Dung Quất đang được cấp điện từ trạm
220kV Dung Quất thông qua 2 xuất tuyến 110kV 171 và 172, được đầu tư xây dựng
với quy mô như sau:
- Kiểu trạm: Nửa ngoài trời, có người trực thường xuyên.
- Cấp điện áp: 110/35kV.
- Công suất: Lắp 6 máy biến áp 110/35kV - 100MVA, giai đoạn 1 lắp trước 2 máy
công suất 100MVA, giai đoạn 2 lắp 2 máy công suất 100MVA và dự phòng vị trí
lắp 2 MBA thứ 5 và thứ 6.
- HTPP 110kV: Hệ thống phân phối 110kV được thiết kế theo sơ đồ hệ thống 2 thanh
cái có máy cắt nối bao gồm 13 ngăn 110kV:
 Giai đoạn 1 lắp đặt 5 ngăn: 2 ngăn đường dây 110kV, 2 ngăn lộ tổng 110kV và
01 ngăn máy cắt nối 110kV.
 Giai đoạn 2 lắp đặt 4 ngăn: 2 ngăn đường dây 110kV, 2 ngăn lộ tổng 110kV và
dự phòng vị trí lắp đặt 4 ngăn 110kV.
- HTPP 35kV: Hệ thống phân phối 35kV được thiết kế theo sơ đồ 1 thanh cái có máy
cắt phân đoạn:
 Giai đoạn 1 bao gồm 2 tủ lộ tổng MBA, 2 tủ biến điện áp, 2 tủ máy cắt tự dùng,
16 tủ lộ ra, 2 tủ lộ tổng máy phát, 2 tủ máy cắt phân đoạn và 2 tủ cầu dao cắm.
 Giai đoạn 2 bao gồm 2 tủ lộ tổng MBA, 2 tủ biến điện áp, 16 tủ lộ ra, 2 tủ lộ
tổng máy phát, 4 tủ máy cắt phân đoạn và 2 tủ cầu dao cắm.
Trạm 110kV được trang bị hệ thống điều khiển máy tính theo tiêu chuẩn IEC
61850 và các cổng truyền thông IEC 60870-5-104 kết nối hệ thống SCADA của Trung
tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (A0) và Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung (A3).

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 5
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Hình 1.2. Sơ đồ 1 sợi trạm 110kV Thép Hòa Phát giai đoạn 1

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 6
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

1.2.2 Thực trạng của hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát
Dung Quất
Chất lượng điện ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sản xuất và tuổi đời của
thiết bị. Các thiết bị điện tử, đo lường bảo vệ rất nhạy cảm với sự không ổn định của
nguồn điện cung cấp cho nó. Do vậy, khi có sóng hài, flicker, sụt áp ngắn hạn tác động
có thể làm nhiễu loạn hoặc cháy các vi mạch điện tử, tác động làm sai kết quả thực tế
của thiết bị đo và thiết bị bảo vệ, dẫn đến đưa tín hiệu tác động nhầm. Chất lượng điện
năng thấp, không ổn định sẽ làm giảm năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm…
Trong một dây chuyền sản xuất lớn như tại Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất thì các hiện tượng này là không thể tránh khỏi, điển hình là vào
ngày 19 tháng 08 năm 2018 đã có hiện tượng sụt áp gây lỗi các biến tần điều khiển
động cơ giá cán tại Nhà máy Cán gây dừng sản xuất. Trong hơn 2 tháng thực tập tại
công ty, chúng em đã đúc kết được những yếu tố đã, đang và sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nguồn điện trong Khu liên hợp như sau:
- Khởi động động cơ công suất lớn.
- Đóng điện xung kích máy biến áp.
- Sự cố (ngắn mạch, chạm đất,…) trong hệ thống điện.
Đây là những vấn đề nan giải đối với công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất. Chất lượng điện năng gây ra các hiện tượng cực đoan cho hệ thống điện
Khu liên hợp. Ảnh hưởng rất lớn trong điều kiện nhiều nhà máy sắp tới đấu vào hệ
thống điện dùng chung. Việc tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những vấn đề này
đang là mục tiêu mà công ty hướng đến. Tuy nhiên, ý tưởng là thế nhưng việc có đưa
vào sử dụng hay không là cả một quá trình mà trong đó cần có những cơ sở lý luận
chặt chẽ và mang tính hiệu quả lâu dài.
1.3 Kết luận
Sụt giảm điện áp ngắn hạn là hiện tượng rất hay xảy ra trong hệ thống điện, đặc
biệt trong một hệ thống điện lớn như tại Khu liên hợp thì không thể tránh khỏi. Khi
muốn đưa một phụ tải có công suất lớn vào vận hành hoặc đóng điện xung kích máy
biến áp lực, cần có kế hoạch cụ thể đảm bảo ổn định điện áp. Khi có sự cố (ngắn mạch,
chạm đất,…) xảy ra, các phần tử bảo vệ cần tác động nhanh và chọn lọc bằng việc
phối hợp bảo vệ để loại trừ điểm sự cố ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp sự cố tồn tại lâu dài có thể gây sụt áp ảnh hưởng đến các phụ tải, vì vậy tại
các phụ tải cần phải chủ động đặt các thiết bị bù để giữ điện áp ổn định, đảm bảo quá
trình sản xuất diễn ra liên tục.
Đồ án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích, mô phỏng việc phối hợp bảo vệ giữa
các thiết bị bảo vệ và bộ bù điện áp để cải thiện chất lượng điện năng trong hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 7
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM ETAP VÀ CÁC ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI HỆ


THỐNG ĐIỆN

2.1 Tổng quan về phần mềm ETAP và các tính năng chính
ETAP là một giải pháp toàn diện cho việc thiết kế, mô phỏng, phân tích hệ thống
điện trong quá trình vận hành, truyền tải, phân phối. ETAP tổ chức công việc trên một
nền tảng dự án, mỗi dự án được tạo ra, ETAP cung cấp đầy đủ dụng cụ cần thiết và hỗ
trợ việc mô hình hóa phân tích một hệ thống điện. Với giao diện trực quan, ETAP phù
hợp cho tất cả các đối tượng học tập, nghiên cứu và vận hành.
Phần mềm ETAP được chia thành 2 mảng chính là ETAP Off-line và ETAP Real
Time. ETAP Off-line cung cấp cái nhìn đầu tiên, mô phỏng hệ thống điện cần quy
hoạch trên mô hình và kiểm tra trước khi thi công dự án. ETAP Real Time hướng đến
một hệ thống điện tự hành bao gồm thu nhận dữ liệu, giám sát và dự báo trước những
biến cố có thể xảy ra, quy hoạch động cũng như thao tác tập trung hệ thống đang vận
hành. Bên cạnh đó, các chức năng của ETAP can thiệp được trong tất cả các giai đoạn
của quá trình tính toán, giúp cho quá trình chuyển giao giai đoạn, ghép nối các khâu
hay bảo trì, vận hành dễ dàng do sử dụng một nền tảng.
Được sự giao phó của công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, trong nội dung
đồ án chúng em sẽ tiến hành mô phỏng các bài toán sau đối với lưới điện tại Khu liên
hợp:
- Trào lưu phân bố công suất trên hệ thống.
- Tính toán giá trị dòng ngắn mạch.
- Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống điện.
2.2 Trào lưu phân bố công suất
Xét 1 ví dụ đơn giản đối với sơ đồ gồm các thông số như sau:
- Nguồn: U = 35kV, S = 3000MVA.
- Máy biến áp: S = 31.5 MVA, U = 35/10.5 kV, ΔPn=120.4kW, ΔP0 = 22.72kW,
Un = 9%, Io% = 0.12%.
- Đường dây: L = 5km.
- Phụ tải: S = 5MVA, cosφ = 0.85.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 8
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Kết quả mô phỏng trên phần mềm ETAP như sau:

Hình 2.1. Kết quả mô phỏng trào lưu công suất trên phần mềm ETAP
Kết quả khi tính toán bằng tay:
- Điện trở, điện kháng và tổn hao không tải của MBA:
ΔPn*U2 120.4*103 *(35*103 )2
RBA  =  0.149()
S2 BA (31.5*106 )2
Un%*U 2 9*352
X BA = = =3.5(Ω)
100*SBA 100*31.5
I0 %*SBA 0.12*31.5
ΔQ0 = = = 0.038 (MVAr)
100 100
- Điện áp và công suất tại Bus 10.5kV:
 Tổn thất điện áp và công suất trên MBA:
P*R BA + Q*X BA 4.17*0.149+ 2.606*3.5
ΔU= = = 0.278 (kV)
U 35kV 35

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 9
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

P 2 +Q 2 4.17 2 + 2.6062
ΔS= 2
*(R BA + jX BA )= *(0.149 + j3.5)
U 35kV 352
= 0.003 + 0.069j (MVA)
 Điện áp và công suất tại Bus 10.5 kV:
35-0.278
U10.5kV = *10.5= 10.42 (kV)
35
S10.5kV = S - ΔS0 - ΔS = 4.17 + 2.606j – 0.02272 – 0.038j – 0.003 – 0.069j
= 4.145 + 2.499j (MVA)
- Điện áp và công suất tại Bus 10.5 kV’:
 Tổn thất điện áp và công suất trên đường dây:
P*R + Q*X 4.145*0.08*5+ 2.499*0.105*5
ΔU= = = 0.28 (kV)
U10.5kV 10.42
P 2 +Q2 4.1452 + 2.4992
ΔS'= *(R + jX) = *(0.08+ j0.105)*5 = 0.08+ 0.11j (MVA)
U 210.5kV 10.422
 Công suất và điện áp tại bus 10.5kV’:
S10.5kV’ = S10.5kV - ΔS' = 4.145 + 2.499j – 0.08 – 0.11j = 4.065 + 2.389j (MVA)
U10.5kV’ = U10.5kV - ΔU = 10.42 + 0.28 = 10.14 (kV)
So sánh 2 kết quả, ta nhận thấy kết quả khi tính bằng tay so với kết quả khi mô
phỏng trên phần mềm ETAP khác nhau không đáng kể. Do đó có thể áp dụng phần
mềm này để tính toán đối với lưới điện của công ty cổ phần Thép Hòa Phát. Dưới đây
là các bảng số liệu thu thập phục vụ cho quá trình mô phỏng:
Bảng 2.1.Thông số đường dây và công suất các phụ tải
STT Xuất tuyến Công suất(MVA) Chiều dài(Km) Quy cách
1 Cán 1 27.111 1.266 AC-400
2 Cán 2 39.556 1.11 AC-400
3 Luyện Gang 1 29.839 1.193 AC-300
4 Luyện Gang 2 29.839 1.176 AC-300
5 Luyện Cốc 1 33.333 0.494 AC-300
6 Tinh Luyện 1 25.944 1.183 AC-185
7 Luyện Thép 36.987 1.269 AC-240
8 Thiêu Kết Vê Viên 21.156 2.11 AC-300
9 Bãi Liệu & Cảng 15.034 2.322 AC-400
10 Máy phát 1 60 0.879 AC-400
11 Máy phát 2 60 0.894 AC-400

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 10
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Bảng 2.2. Thông số công suất các máy biến áp


Tổn thất
Cấp điện Công suất
STT Vị trí ngắn mạch Kiểu làm mát
áp (kV) (MVA)
(KW)
Trạm 110kV
1 115/35 100 391.23 ONAN/ONAF
(MBA T1)
Trạm 110kV
2 115/35 100 391.23 ONAN/ONAF
(MBA T2)
Trạm 35kV Cán
3 35/0.7 29.5 115.48 ONAN/ONAF
(MBA1)
Trạm 35kV Cán
4 35/0.7 22 107.04 ONAN/ONAF
(MBA2)
Trạm 35kV Luyện
5 35/10.5 63 226.8 ONAN/ONAF
Gang 1
Trạm 35kV Luyện
6 35/10.5 63 226.8 ONAN/ONAF
Gang 2
Trạm 35kV Luyện
7 35/10.5 63 226.8 ONAN/ONAF
Cốc
Trạm 35kV Luyện
8 35/10.5 50 148.98 ONAN/ONAF
Thép
Trạm 35kV Tinh
9 35/10.5 21 105.55 ONAN/ONAF
Luyện
Trạm 35kV Thiêu
10 35/10.5 63 226.8 ONAN/ONAF
Kết Vê Viên
Trạm 35kV Bãi
11 35/10.5 31.5 120.4 ONAN/ONAF
Liệu
12 Trạm máy phát 1 10.5/35 75 321.3 ONAN/ONAF
13 Trạm máy phát 2 10.5/35 75 321.3 ONAN/ONAF

Bảng 2.3. Thông số máy phát điện


Công suất Điện áp Tần số Điện kháng siêu
STT Vị trí
(MVA) (kV) (Hz) quá độ (%)
1 75MVA 10.5 50 15.6 Trạm máy phát 1
2 75MVA 10.5 50 15.6 Trạm máy phát 2

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 11
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Bảng 2.4. Kết quả so sánh giá trị phân bố công suất giữa việc tính toán trên ETAP và
tính bằng tay
Công suất (kW + kVar) Điện áp (kV)
STT Vị trí
Trên ETAP Bằng tay Trên ETAP Bằng tay
22.919 + 22.235 +
1 Bus 10.5kV TL1’ 10.403 10.1
11.11j 10.34j
23.28+ 23.272 +
2 Bus 10.5kV TL1 10.615 10.25
11.48j 11.33j
29.36 + 29.994 +
3 Bus 10.5kV Coke 1’ 10.387 10.312
14.22j 14.24j
29.484 + 29.479 +
4 Bus 10.5kV Coke 1 10.447 10.372
14.359j 14.304j
10.393 + 10.437 +
5 Bus 0.7kV Cán 2’ 0.674 0.66
5.034j 4.91j
10.614 + 10.613 +
6 Bus 0.7kV Cán 2 0.695 0.68
5.391j 5.369j
25.99 + 26.3 +
7 Bus 10.5kV LG1’ 10.33 10.251
12.588j 12.375j
26.227 + 26.223 +
8 Bus 10.5kV LG1 10.457 10.384
12.84j 12.795j
13.165 + 13.529 +
9 Bus 10.5kV BL1’ 10.357 10.298
6.376j 6.41j
13.258 + 13.256 +
10 Bus 10.5kV BL1 10.465 10.4
6.398j 6.015j
57 + 57 +
11 Bus 10.5kV MF1 10.372 10.372
43.75j 43.75j
51.111 + 51.114 +
12 Bus 35kV MF1 34.565 33.88
34.833j 35.07j
57 + 57 +
13 Bus 10.5kV MF2 10.372 10.372
43.75j 43.75j
51.102 + 51.114 +
14 Bus 35kV MF2 34.565 33.88
34.818j 35.809j
18.482 + 17.945 +
15 Bus 10.5kV TKVV’ 10.345 10.263
8.951j 8.477j

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 12
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

18.693 + 18.691 +
16 Bus 10.55kV TKVV 10.504 10.435
9.11j 9.088j
25.999 + 25.118 +
17 Bus 10.5kV LG2’ 10.331 10.252
12.592j 11.842j
26.233 + 25.225 +
18 Bus 10.5kV LG2 10.457 10.384
12.841j 12.867j
31.356+ 30.55 +
19 Bus 10.5kV LT’ 10.191 10.108
15.186j 15.582j
31.818 + 31.813 +
20 Bus 10.5kV LT 10.381 10.301
15.667j 15.582j
23.388 + 23.227 +
21 Bus 0.7kV Cán 1’ 0.671 0.63
10.843j 10.7j
23.462 + 23.46 +
22 Bus 0.7kV Cán 1 0.718 0.68
12.608j 12.607j

Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy phần mềm ETAP hoàn toàn có thể thay thế con
người trong việc tính toán giá trị phân bố công suất trên lưới điện. Nhờ vào đó, chúng
ta có thể theo dõi được giá trị dòng chảy công suất, kiểm tra khả năng làm việc của các
thiết bị trong hệ thống để từ đó có những phương án điều chỉnh, lựa chọn thiết bị sao
cho hệ thống vận hành một cách tối ưu nhất.
2.3 Tính toán giá trị dòng ngắn mạch
Xét 1 ví dụ đơn giản đối với sơ đồ gồm các thông số như sau:
- Nguồn: U = 35kV, S = 3000MVA.
- Máy biến áp: S = 31.5MVA, U = 35/10.5kV, ΔPn=120.4kW, ΔP0 = 22.72kW,
Un = 9%, Io% = 0.12%.
- Đường dây: L = 5km.
- Phụ tải: S = 5MVA, cosφ = 0.85.
Để tính toán ngắn mạch, ta chọn phương pháp tính gần đúng trong hệ đơn vị
tương đối, chọn các đại lượng cơ bản như sau:
Scb = 31.5MVA, Ucb1 = 37kV, Ucb2 = 10.5kV. Khi đó ta có:
Scb 31.5
Icb1 = = = 0.4915 (kA)
3*Ucb1 3*37
Scb 31.5
Icb2 = = =1.732 (kA)
3*Ucb2 3*10.5

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 13
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Tính toán các tham số trong sơ đồ:


Scb 31.5
 Hệ thống: UHT =1, XHT = = = 0.011
SHT 3000
U N %*Scb 0.09*31.5
 Máy biến áp: XBA = = = 0.09
SBA 31.5
X o *l*Scb 0.105*5*31.5
 Đường dây: XĐZ = = = 0.15
U cb2 2 10.52
- Dòng ngắn mạch 3 pha:
 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 35kV:
SHT 3000
In35kV = = = 49.49 (kA)
3*U 3*35
 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5kV:
U HT 1
I n10.5kV = *Icb2 = *1.732 = 17.23 (kA)
X HT +X BA 0.0105+0.09
 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5’kV:
U HT 1
I n10.5kV = *Icb2 = *1.732 = 6.9 (kA)
X HT +X BA +X DZ 0.0105+0.09+0.15
- Dòng ngắn mạch 1 pha:
 Dòng ngắn mạch 1 pha khi ngắn mạch tại bus 35kV:
SHT 1000
In35kV = = =16.5 (kA)
3*U 3*35
 Dòng ngắn mạch 1 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5kV:
3U HT 3
I n10.5kV = *Icb2 = *1.732 = 17.86 (kA)
2(X HT +X BA ) + X BA 2(0.0105+0.09) + 0.09
 Dòng ngắn mạch 1 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5’kV:
3U HT
In10.5kV = *Icb2
2(X HT +X BA +X DZO ) + X BA +X DZ
3
= *1.732  4.72(kA)
2(0.0105+0.09+0.27) + 0.09+0.27

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 14
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Kết quả mô phỏng trên phần mềm ETAP như sau:

Hình 2.2. Dòng ngắn mạch 3 pha khi mô phỏng trên phần mềm

Hình 2.3. Dòng ngắn mạch 1 pha khi mô phỏng trên phần mềm
So sánh các kết quả tính toán với nhau, kết quả khi tính toán bằng tay so với kết
quả khi mô phỏng trên phần mềm sai số là rất ít. Từ đó tiến hành mô phỏng đối với hệ
thống điện của công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất như sau:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 15
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Bảng 2.5. Kết quả so sánh giá trị dòng ngắn mạch giữa việc tính toán trên ETAP và
tính bằng tay
Giá trị dòng ngắn mạch Giá trị dòng ngắn mạch
STT Vị trí 3 pha (kA) 1 pha (kA)
Trên ETAP Bằng tay Trên ETAP Bằng tay
1 Bus 10.5kV TL1’ 16.33 16.66 16.18 15.86
2 Bus 10.5kV TL1 20.77 20.98 22.29 22.29
3 Bus 10.5kV Coke 1’ 31.66 32 31.16 31.78
4 Bus 10.5kV Coke 1 34.97 34.96 39.28 39.66
5 Bus 0.7kV Cán 2’ 130.1 128.7 109.2 104.83
6 Bus 0.7kV Cán 2 235.4 235.96 248.3 249.96
7 Bus 10.5kV LG1’ 27.17 26.98 26.82 25.38
8 Bus 10.5kV LG1 33.88 33.32 37.91 39.28
9 Bus 10.5kV BL1’ 16.54 17.16 15.62 14.86
10 Bus 10.5kV BL1 21.27 21.79 22.79 22.9
11 Bus 10.5kV MF1 79.61 81.25 68.04 70.32
12 Bus 35kV MF1 29.72 29.51 32.76 32.98
13 Bus 10.5kV MF2 79.61 81.25 68.04 70.32
14 Bus 35kV MF2 29.7 28.05 32.76 32.98
15 Bus 10.5kV TKVV’ 23.5 23.6 21.82 21.43
16 Bus 10.55kV TKVV 33.88 33.32 37.91 39.28
17 Bus 10.5kV LG2’ 27.24 26.94 26.93 25.38
18 Bus 10.5kV LG2 33.88 33.32 37.91 39.28
19 Bus 10.5kV LT’ 24.08 24 23.58 22.3
20 Bus 10.5kV LT 29.96 29.82 33.07 32.35
21 Bus 0.7kV Cán 1’ 136 139.78 112.9 110.5
22 Bus 0.7kV Cán 1 264.7 266.03 282.7 284.37
23 Bus 35kV A 30.92 31.19 34.73 34.33
24 Bus 35kV B 30.92 31.19 34.73 34.33
Nhận xét: Ngắn mạch là sự cố nghiêm trọng và thường xảy ra trong hệ thống điện.
Phần mềm ETAP cho phép người dùng xác định điện áp tại các nút và dòng điện chạy
trên các nhánh trong quá trình xảy ra ngắn mạch. Đó là cơ sở cho việc tính chọn, kiểm
tra khả năng làm việc, ổn định động và ổn định nhiệt của thiết bị khi có sự cố ngắn

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 16
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

mạch xảy ra. Ngoài ra giá trị dòng ngắn mạch còn phục vụ cho việc chỉnh định rơle và
lựa chọn các thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện.
2.4 Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống
Một ưu điểm nữa của phần mềm ETAP so với các phần mềm khác đó là chức
năng phối hợp bảo vệ các thiết bị trong hệ thống điện. Với chức năng này, ta có thể mô
phỏng, theo dõi được đặc tính làm việc, thời gian đóng cắt của các thiết bị trong hệ
thống điện giống như ngoài thật. Dựa vào đó, ta có thể tính toán, cài đặt giá trị của các
bảo vệ sao cho hợp lý nhất.
Xét 1 ví dụ đơn giản đối với sơ đồ gồm các thông số như sau:
- Nguồn: U = 35kV, S = 3000MVA
- Máy biến áp: S = 31.5 MVA, U = 35/10.5 kV, ΔPn=120.4kW, ΔP0 = 22.72kW,
Un = 9%, Io% = 0.12%
- Đường dây: L = 5km
- Phụ tải: S = 5MVA, cosφ = 0.85
Kết quả khi mô phỏng ngắn mạch trên phần mềm ETAP như sau:
Bảng 2.6. Dòng ngắn mạch khi mô phỏng trên phần mềm ETAP
STT Ngắn mạch ba pha (kA) Ngắn mạch một pha (kA)
1 49.49 16.5
2 17.32 17.96
3 6.54 5.1
2.4.1 Tính chọn máy biến dòng
Chọn biến dòng điện trong trạm biến áp:
- Máy biến dòng điện được chọn theo các điều kiện sau:
 Điện áp: Uđm.BI ≥ Umạng
 Dòng điện: Iđm.BI ≥ Ilvmax
- Chọn biến dòng cho phía sơ cấp MBA:
 Điện áp định mức của mạng: Uđm= 35kV
 Dòng làm việc max (Ilvmax): Là dòng cưỡng bức mạch cấp cho máy biến áp khi
MBA làm việc ở chế độ quá dòng.
SBA 31.5*103
Ilvmax = = =519.62(A)
3*Udm 3*35
Căn cứ vào dòng làm việc cực đại ta chọn ICT = 600A (ICT > Ilvmax), dòng định
mức thứ cấp I = 5A ⇒ hệ số biến dòng NCT = 600/5 = 120.
- Chọn biến dòng cho phía thứ cấp MBA:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 17
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

 Điện áp định mức của mạng: Uđm= 10.5kV


 Dòng làm việc max (Ilvmax): Là dòng cưỡng bức mạch cấp cho máy biến áp khi
MBA làm việc ở chế độ quá dòng.
SBA 31.5*103
Ilvmax = = =1732.05(A)
3*U dm 10.5
Căn cứ vào dòng làm việc cực đại ta chọn ICT = 2000A (ICT > Ilvmax), dòng định
mức thứ cấp I = 5A ⇒ hệ số biến dòng NCT = 2000/5 = 400.
 Dòng điện thứ cấp CT1 (phía sơ cấp MBA):
K sd-CT *Ilvmax 1*519.62*5
ICT1 = = =4.3302(A)
N CT 600
 Dòng điện thứ cấp CT2 (phía thứ cấp MBA):
K sd-CT *Ilvmax 1*1732.05*5
ICT2 = = =4.3301(A)
N CT 2000
 Sai số thứ cấp của 2 CT gây ra:
ICT1 -ICT2 4.3302-4.3301
K ss =| |=| |= 0.0002
ICT1 4.3302
- Chọn biến dòng cho mạch đường dây:
Việc sử dụng cáp XLPE300 có dòng định mức bằng 735A nên ta chọn CT có ICT
= 800A, dòng đinh mức phía thứ cấp I = 5A ⇒ hệ số biến dòng NCT = 800/5 = 160.
- Chọn biến dòng cho phụ tải:
 Dòng làm việc max (Ilvmax): Là dòng làm việc lớn nhất của phụ tải.
SPT 5*103
Ilvmax = = = 274.93(A)
3*U dm 3*10.5
Căn cứ vào dòng làm việc cực đại ta chọn ICT = 300A (ICT > Ilvmax), dòng định
mức thứ cấp I = 5A ⇒ hệ số biến dòng NCT = 300/5 = 60.
2.4.2 Tính chọn RelayPT
- Bảo vệ dòng điện cắt nhanh (chức năng 50) IPT>>>:
 Giả sử PS của RelayPT là 100%, ta có:
I NM
I KD =
PSPT .N CT
Trong đó: IKD : Giá trị đặt cho rơle.
PS : Hệ số phần trăm giữa các rơle.
NCT : Tỉ số biến dòng.
 Dòng khởi động thứ cấp:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 18
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

6540*5
IKDTC = =109 (A)
100
*300
100
- Bảo vệ quá dòng (chức năng 51) IPT>:
 Dòng điện khởi động sơ cấp:
K at *K mm *Ilvmax 1.2*1.3*274.93
I KDSC = = = 428.89(A)
K tv 1
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 428.89*5
I KDTC = = = 7.14(A)
N CT 300
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất (50N) IPTN>>>:
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
5100*5
IKDTC = =85 (A)
100
*300
100
- Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì (51N) IPTN>:
 Dòng điện không cân bằng max:
Ikcbmax =Kdn-CT *Kss-CT *I3p
max =0.5*0.1*6540= 327(A)

 Dòng điện khởi động sơ cấp:


IKDSC = Kat*Ikcbmax = 1.2*327 = 392.4 (A)
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 392.4*5
I KDTC = = = 6.54(A)
N CT 300
- Tính toán thời gian cài đặt cho RelayPT:
 Thời gian cài đặt chức năng 50 tPT>>>: Chọn thời gian tác động relay đầu tiên
là 0.1s, tPT>>> = 0.1 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 51 tPT>:
0.14 0.14
tPT> = *tPT>>> = * 0.1= 0.14 (s)
I50 0.02 -1 1090.02 -1
 Thời gian cài đặt chức năng 50N tPTN>>>: Chọn thời gian tác động relay đầu
tiên là 0.1s, tPTN>>> = 0.1 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 51N tPTN>:
0.14 0.14
tPTN> = *tPTN>>> = * 0.1= 0.15 (s)
I50N 0.02 -1 850.02 -1

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 19
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Độ phân cấp giữa 2 RelayĐZ và RelayPT:


Δt 0 = t mc +s t *t PT > + t qt+dp = 0.05+0.14*0.08+0.1= 0.16(s)
Δt 0N = t mc +s t *t PTN > + t qt+dp = 0.05+0.15*0.08+0.1= 0.16(s)
2.4.3 Tính chọn RelayĐZ
- Bảo vệ quá dòng (chức năng 51) IĐZ>:
 Dòng điện khởi động sơ cấp:
K at *K mm *Ilvmax 1.2*1.3*735
I KDSC = = =1146.36(A)
K tv 1
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 1146.36*5
I KDTC = = = 7.17 (A)
N CT 800
- Bảo vệ dòng điện cắt nhanh (chức năng 50) IĐZ>>>:
1.3 1.3
PSDZ > *PSPT = *100% =123%
1.05 1.05
6540*5
Chọn PSPT = 125% ⇒ IKDTC = =32.7 (A)
125
*800
100
- Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì (51N) IĐZN>:
 Dòng điện không cân bằng max:
Ikcbmax =Kdn-CT *Kss-CT *I3p
max =0.5*0.1*6540= 327(A)

 Dòng điện khởi động sơ cấp:


IKDSC = Kat*Ikcbmax = 1.2*327 = 392.4 (A)
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 392.4*5
I KDTC = = = 2.45(A)
N CT 800
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất (50N) IĐZN>>>:
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
5100*5
IKDTC = = 25.5 (A)
125
*800
100
- Tính toán thời gian cài đặt cho RelayĐZ:
 Thời gian cài đặt chức năng 51 tĐZ>:
tĐZ> = tPT> + Δt 0 = 0.14 + 0.16 = 0.3 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50 tĐZ>>> :

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 20
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

0.14 0.14
tĐZ> = * tĐZ>>> = * tĐZ>>> = 0.3
I50 0.02 -1 32.7 0.02 -1
=> tĐZ>>> = 0.15 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 51N tĐZN> :
tĐZN> = tPTN> + Δt 0N = 0.15 + 0.16 = 0.31 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50N tĐZN>>> :
0.14 0.14
tĐZN> = * tĐZN>>> = * tĐZN>>> = 0.31
I50N 0.02 -1 25.50.02 -1
=> tĐZN>>> = 0.15 (s)
- Độ phân cấp giữa 2 RelayĐZ và RelayTC:
Δt1 = t mc +s t *t DZ > + t qt+dp = 0.05+0.3*0.08+0.1= 0.17(s)
Δt1N = t mc +s t *t DZN > + t qt+dp = 0.05+0.31*0.08+0.1= 0.17(s)
2.4.4 Tính chọn RelayTC
- Bảo vệ quá dòng (chức năng 51) ITC>:
 Dòng điện khởi động sơ cấp:
K at *K mm *Ilvmax 1.2*1.3*1372.05
I KDSC = = = 2702(A)
K tv 1
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 2702*5
I KDTC = = = 6.75(A)
N CT 2000
 Bảo vệ dòng điện cắt nhanh (chức năng 50) ITC>>>:
1.3 1.3
PSTC > *PSDZ = *125% =154.76%
1.05 1.05
17320*5
Chọn PSĐZ = 155% ⇒ IKĐTC = = 27.93 (A)
155
*2000
100
- Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì (51N) ITCN>:
 Dòng điện không cân bằng max:
Ikcbmax =Kdn-CT *Kss-CT *I3p
max =0.5*0.1*17320= 866(A)

 Dòng điện khởi động sơ cấp:


IKĐSC = Kat*Ikcbmax = 1.2*866 = 1039.2 (A)
 Dòng điện khởi động thứ cấp:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 21
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

I KDSC *K sd 1039.2*5
I KDTC = = = 2.59(A)
N CT 2000
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất (50N) ITCN>>>:
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
17960*5
IKĐTC = = 28.96 (A)
155
*2000
100
- Tính toán thời gian cài đặt cho RelayTC:
 Thời gian cài đặt chức năng 51 tTC>:
tTC> = tĐZ> + Δt1 = 0.3 + 0.17 = 0.47 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50 tTC>>> :
0.14 0.14
tTC> = * tTC>>> = * tTC>>> = 0.47
I50 0.02 -1 27.930.02 -1
=> tTC>>> = 0.23 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 51N tĐZN> :
tTCN> = tĐZN> + Δt1N = 0.31 + 0.17 = 0.48 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50N 𝑡𝑁≫ :
0.14 0.14
tTCN> = * tTCN>>> = * tTCN>>> = 0.48
I50N 0.02 -1 28.960.02 -1
=> tTCN>>> = 0.24 (s)
- Độ phân cấp giữa 2 RelayTC và RelaySC:
Δt 2 = t mc +s t *t TC > + t qt+dp = 0.05+0.47*0.08+0.1= 0.19(s)
Δt 2N = t mc +s t *t TCN > + t qt+dp = 0.05+0.48*0.08+0.1= 0.19(s)
2.4.5 Tính chọn RelaySC
- Bảo vệ quá dòng (chức năng 51) ISC>:
 Dòng điện khởi động sơ cấp:
K at *K mm *Ilvmax 1.2*1.3*519.62
I KDSC = = =810.6(A)
K tv 1
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd 810.6*5
I KDTC = = = 6.75(A)
N CT 600

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 22
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Bảo vệ dòng điện cắt nhanh (chức năng 50) ITC>>>:


1.3 1.3
PSSC > *PSTC = *155% =191.9%
1.05 1.05
17320*5*10.5
Chọn PSĐZ = 195% ⇒ IKDTC = = 22.23 (A)
195
*600*35
100
- Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì (51N) ISCN>:
 Dòng điện không cân bằng max:
Ikcbmax =Kdn-CT *Kss-CT *I3p
max =0.5*0.1*17320= 866(A)

 Dòng điện khởi động sơ cấp:


IKDSC = Kat*Ikcbmax = 1.2*866 = 1039.2 (A)
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
I KDSC *K sd * N BA 1039.2*5*10.5
I KDTC = = = 2.59(A)
N CT 600*35
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất (50N) ISCN>>>:
 Dòng điện khởi động thứ cấp:
17960*5*10.5
IKĐTC = = 23.02 (A)
195
*600*35
100
- Tính toán thời gian cài đặt cho RelaySC:
 Thời gian cài đặt chức năng 51 tSC>:
tSC> = tTC> + Δt 2 = 0.47 + 0.19 = 0.66 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50 tSC>>> :
0.14 0.14
tSC> = * tSC>>> = * tSC>>> = 0.66
0.02
I50 -1 22.230.02 -1
=> tSC>>> = 0.3 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 51N tSCN> :
tSCN> = tTCN> + Δt 2N = 0.48 + 0.19 = 0.67 (s)
 Thời gian cài đặt chức năng 50N tSCN> :
0.14 0.14
tSCN> = * tSCN>>> = * tSCN>>> = 0.67
I50N 0.02
-1 23.020.02 -1
=> tSCN>>> = 0.3 (s)

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 23
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Kết quả khi mô phỏng trên phần mềm:


 Khi ngắn mạch tại bus 10.5kV’:

Hình 2.4. Kết quả khi ngắn mạch tại bus10.5kV’


 Thời gian tác động của các Relay và máy cắt:

Hình 2.5. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn mạch tại bus10.5kV’

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 24
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

 Khi ngắn mạch trên đường dây:

Hình 2.6. Kết quả khi ngắn mạch trên đường dây
 Thời gian tác động của các Relay và máy cắt:

Hình 2.7. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn trên đường dây

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 25
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

 Khi ngắn mạch tại bus 10.5kV:

Hình 2.8. Kết quả khi ngắn mạch tại bus10.5kV


 Thời gian tác động của các Relay và máy cắt:

Hình 2.9. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn trên đường dây

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 26
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

 Khi ngắn mạch tại máy biến áp:

Hình 2.10. Kết quả khi ngắn mạch tại máy biến áp

Hình 2.11. Thời gian tác động của các Relay khi ngắn mạch tại máy biến áp

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 27
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Áp dụng cho hệ thống điện tại Khu liên hợp, xét 2 vị trí sau:
 Khi xảy ngắn mạch tại thanh cái 35kV B:

Hình 2.12. Kết quả khi ngắn mạch tại thanh cái 35kV B
 Khi ngắn mạch tại thanh cái máy phát 2:

Hình 2.13. Kết quả khi ngắn mạch tại thanh cái máy phát 2

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 28
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Nhận xét: Từ những phân tích và mô phỏng phía trên, ETAP cho ta một cách nhìn
trực quan về cách phối hợp bảo vệ, thứ tự tác động của các phần tử khi xảy ra sự cố.
Đây là những cơ sở để cho ta có thể phát triển đối với các hệ thống phức tạp với nhiều
nguồn cung cấp, qua đó chúng ta có thể dễ dàng theo dõi cũng như điều chỉnh đối với
các thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện.
2.5 Kết luận
Để quá trình vận hành của hệ thống ổn định, đòi hỏi các thiết bị được lựa chọn
phải đảm bảo việc vận hành ổn định và lâu dài. Giá trị dòng chảy công suất trên hệ
thống là điều kiện để ta chọn các loại thiết bị này. Kết quả tính toán bằng tay và mô
phỏng trên phần mềm khá giống nhau, đây là cơ sở giúp ta tính chọn thiết bị một cách
dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo quá trình vận hành ổn định và lâu dài.
Trong quá trình vận hành hệ thống điện, không thể tránh khỏi việc xảy ra các sự
cố (ngắn mạch, chạm đất một pha,…), do đó cần nhanh chóng cô lập, loại bỏ điểm sự
cố để đảm bảo tình trạng vận hành của hệ thống. Việc tính toán, phối hợp giữa các
thiết bị bảo vệ là cực kỳ cần thiết, đảm bảo thời gian tác động nhanh và có tính chọn
lọc. Kết quả khi so sánh các giá trị dòng ngắn mạch giữa việc tính toán bằng tay và
trên phần mềm khá tương đồng nhau, giá trị dòng ngắn mạch là yếu tố quyết định tính
chọn và cài đặt giá trị cho bảo vệ relay. Từ kết quả mô phỏng cho thấy, khi xảy ra sự
cố các thiết bị bảo vệ tác động loại trừ điểm ngắn mạch một cách nhanh chóng, có tính
chọn lọc. Đó là cơ sở để cài cho các thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 29
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BÙ NHANH ĐIỆN ÁP DYNAMIC VOLTAGE


RESTORER (DVR)

3.1 Tổng quan chất lượng điện năng


Điện năng là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của bất kì
quốc gia nào, do đó chất lượng điện năng luôn là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu của đất nước. Có bốn lý do chính để chất lượng điện năng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn:
- Ngày càng có nhiều thiết bị sử dụng điện năng nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng
điện năng.
- Đối với hệ thống phân phối điện, người ta đã sử dụng các thiết bị bù nhằm làm giảm
tổn thất và tăng hệ số công suất. Việc áp dụng các thiết bị mới này sẽ gây ra các
sóng hài trong hệ thống.
- Khách hàng sử dụng điện ngày càng nhận thức được về những vấn đề về chất lượng
điện năng. Họ ngày càng hiểu biết nhiều hơn về những hiện tượng như mất điện, sụt
giảm điện áp, các dao động do việc đóng cắt mạch điện.
- Ngày càng nhiều sự liên kết trong hệ thống điện. Quá trình liên kết cũng cho thấy rằng
nếu có sự cố ở bất kỳ phần tử nào cũng đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
3.1.1 Một số quan điểm chất lượng điện năng
3.1.1.1 Độ tin cậy cung cấp điện
Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống bao gồm:
- Xác suất thiếu công suất cung cấp cho phụ tải.
- Xác suất thiếu điện trong thời gian phụ tải cực đại.
- Thời gian mất điện trung bình cho một phụ tải trong một năm.
- Số lần mất điện cho một phụ tải trong một năm.
3.1.1.2 Chất lượng tần số
- Độ lệch tần số (Δf) so với tần số định mức:
f -f dm
Δf = .100%
f dm
- Độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn cho phép: Δf min  Δf  Δf max
- Hay tần số luôn phải nằm trong giới hạn cho phép:
f min  f  f max
Trong đó: f min = f dm -Δf min
f max = f dm -Δf max

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 30
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Dao động tần số: Đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tần
số khi tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 0.1%. Độ dao động tần số không
được lớn hơn giá trị cho phép.
3.1.1.3 Chất lượng điện áp
- Độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện:
U - U dm
δU= .100
U dm
U là điện áp thực tế trên các thiết bị dùng điện, δU phải thỏa mãn điều kiện:
δU-  δU  δU+
δU- , δU+ là giới hạn dưới và giới hạn trên của độ lệch điện áp.
- Độ dao động điện áp: Sự biến thiên của điện áp (ΔU) được tính theo công thức:
U max - U min
ΔU= .100 %
U dm
- Độ không đối xứng:
Phụ tải không đối xứng dẫn đến điện áp các pha không đối xứng. Sự không đối
xứng này được đặc trưng bởi thành phần thứ tự nghịch của điện áp. Điện áp không đối
xứng làm giảm hiệu quả hoạt động, giảm tuổi thọ của thiết bị điện và tăng tổn thất điện
năng.
- Độ không sin:
Các thiết bị có đặc tính phi tuyến như máy biến áp không tải, thiết bị điện tử
công suất, thiết bị điều khiển… làm biến dạng điện áp khiến cho nó không còn hình
sin và xuất hiện các sóng hài bậc cao. Các sóng hài bậc cao này làm tăng tổn thất sắt từ
trong động cơ, tăng tổn thất trong lưới điện và thiết bị sử dụng điện.
3.1.2 Vấn đề sóng hài
Sóng hài trở nên nghiêm trọng hơn do ngày càng có nhiều loại phụ tải phi tuyến
được sử dụng như các bộ biến đổi bán dẫn, các phụ tải một pha hoặc do các quá trình
phụ tải biến động nhanh.
Sóng hài đặc trưng bởi hệ số méo phi tuyến tổng thể:
N

V
i=2
i
2

THD =
V12
Trong đó:
THD: Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp.
Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài
cần đánh giá.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 31
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

V1 : Giá trị hiệu dụng của điện áp tại bậc cơ bản (tần số 50 Hz).
Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá
giới hạn quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ
Công Thương quy định: Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối
trung và hạ áp không được vượt quá giới hạn như sau:
Bảng 3.1. Độ biến dạng sóng hài điện áp
Cấp điện áp Tổng biến dạng sóng hài Biến dạng riêng lẻ
110 kV 3,0 % 1,5 %
Trung và hạ áp 6,5 % 3,0 %

3.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng điện năng IEEE


Hệ thống thuật ngữ được trình bày trong bảng 3.2 phản ánh những nỗ lực quốc tế
trong thời gian gần đây nhằm định nghĩa một cách chuẩn hóa các thuật ngữ chất lượng
điện năng. Việc phân loại các hiện tượng điện từ trường sử dụng để đo lường và đánh
giá chất lượng điện năng một cách chuẩn xác hơn cũng như đề ra các giải pháp hữu
hiệu để loại bỏ hoặc giảm thiểu đối với từng hiện tượng.
Bảng 3.2. Nhóm, đặc tính của các hiện tượng chất lượng điện năng trong
hệ thống điện theo IEEE 1159-1995
Phạm vi phổ Khoảng thời gian Độ lớn điện
Nhóm
tần điển hình điển hình áp điển hình
1. Quá độ
1.1 Xung
1.1.1 Nano giây 5 ns < 50 ns
1.1.2 Micro giây 1s 50 ns – 1 ms
1.1.3 Mili giây 0,1 ms > 1 ms
1.2 Dao động
1.2.1 Tần số thấp < 5 kHz 0,3 – 50 ms 0 – 4 pu
1.2.2 Tần số trung bình 5 – 500 kHz 20 s 0 – 8 pu
1.2.3 Tần số cao 0,5 – 5 MHz 5s 0 – 4 pu
2. Biến thiên điện áp ngắn 0.5 – 30 chu kỳ < 0,1 pu
hạn 0.5 – 30 chu kỳ 0,1 – 0,9 pu
2.1 Tức thời 0,5 – 30 chu kỳ 1,1 – 1,8 pu
2.1.1 Mất điện áp
2.1.2 Sụt áp (Sag) 30 chu kỳ - 3 s <0,1 pu
2.1.3 Tăng áp (Swell) 30 chu kỳ - 3 s 0,1 – 0,9 pu
2.2 Thoáng qua 30 chu kỳ - 3 s 1,1 – 1,4 pu

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 32
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

2.2.1 Mất điện áp


2.2.2 Sụt áp 3 s – 1 phút < 0,1 pu
2.2.3 Tăng áp 3 s – 1 phút 0,1 – 0,9 pu
2.3 Tạm thời 3 s – 1 phút 1,1 – 1,2 pu
2.3.1 Mất điện áp
2.3.2 Sụt áp
2.3.3 Tăng áp
3. Biến đổi dài hạn
3.1 Mất điện áp duy trì > 1 phút 0.0 pu
3.2 Thiếu điện áp > 1 phút 0.8 – 0.9 pu
3.3 Quá điện áp > 1 phút 1,1 – 1,2 pu
4. Mất cân bằng điện áp Trạng thái ổn định 0,5 – 2 %
5. Biến dạng sóng
5.1 Một chiều Trạng thái ổn định
5.2 Sóng hài Trạng thái ổn đinh
5.3 Đa sóng hài 0 – 6 kHz Trạng thái ổn định
5.4 Vết cắt trên dạng sóng Trạng thái ổn định
5.5 Noise Băng thông Trạng thái ổn định 0 – 1%
6. Dao động điện áp < 25 Hz 0,1 – 7%
7. Các biến thiên tần số < 10 s

3.2 Hiện tượng sụt giảm điện áp


Tiêu chuẩn IEEE 1159-1995, định nghĩa sụt giảm điện áp ngắn hạn (SANH -
voltage sag) là “hiện tượng suy giảm điện áp xuống còn 0.1 đến 0.9 điện áp định mức
ở tần số công nghiệp trong khoảng thời gian từ 0.5 chu kì đến 1 phút”.
Quá độ

Quá điện áp ngắn hạn Quá điện áp


Biên độ điện áp (Uđm)

110%
Điện áp làm việc bình thường

90% Sụt giảm điện áp ngắn hạn


Điện áp thấp
Quá độ

(SANH)
Ngắt điện
10% Thoáng qua Tức thời
duy trì
0.5 cycle 3 sec 1 min
Thời gian
Hình 3.1. Phân loại các hiện tượng chất lượng điện áp (IEEE 1159-1995)

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 33
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

3.2.2 Nguyên nhân gây ra sụt giảm điện áp ngắn hạn


Trong hệ thống điện, các nguyên nhân hình thành sụt áp ngắn hạn điện áp:
- Có sự cố (ngắn mạch, chạm đất,…) trong hệ thống điện.
- Trong quá trình khởi động động cơ có công suất lớn.
- Đóng điện không tải máy biến áp lực.
- Quá trình đưa phụ tải có công suất lớn vào sử dụng.
3.2.3 Ảnh hưởng của sụt áp ngắn hạn
Khi xảy ra sụt áp ngắn hạn có thể gây ra những ảnh hưởng trên diện rộng đến rất
nhiều thiết bị trong hệ thống điện:
- Đối với các thiết bị điện tử thông thường sử dụng trong sinh hoạt, khi sụt áp ngắn
hạn xảy ra có thể gây ra nguy cơ khởi động lại thiết bị và nếu tần suất xảy ra nhiều
có thể gây ra giảm tuổi thọ cho thiết bị.
- Đối với các thiết bị điện tử trong công nghiệp, khi xảy ra sụt áp ngắn hạn có thể gây
ra lỗi sản phẩm, gây hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ thiết bị. Nghiêm trọng hơn có
thể gây ra việc tạm ngừng dây chuyền sản xuất dẫn đến thiệt hại nặng nề.
3.2.4 Các biện pháp hạn chế sụt giảm điện áp
- Hạn chế sự cố xảy ra trên hệ thống.
- Giảm thời gian loại trừ sự cố.
- Thay đổi kết cấu lưới.
- Cải thiện khả năng chịu đựng sụt áp của các thiết bị.
- Sử dụng các thiết bị giúp ngăn chặn sụt giảm điện áp ngắn hạn.
3.2.5 Một số thiết bị giảm thiểu lõm điện áp
3.2.5.1 Thiết bị bù tĩnh (Distribution Static Compensator-DSTATCOM)
Thiết bị DSTATCOM là loại thiết bị bù tĩnh dựa trên bộ nghịch lưu nối song
song vào hệ thống. Thiết bị này kiểm soát điện áp điểm nối bằng cách bù một dòng
điện có điều khiển vào điểm nối thông qua máy biến áp ghép. Thiết bị này được lắp
đặt để ngăn chặn sự lan tỏa của các sóng hài từ lưới điện vào thiết bị của khách hàng.
Cấu tạo của DSTATCOM bao gồm bốn bộ phận chính: Bộ phận cấp năng lượng, bộ
nghịch lưu, bộ lọc và máy biến áp ghép nối song song vào lưới.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 34
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Hệ thống Inguồn Itải


Rnguồn + jLnguồn Tải

Trở kháng
đường dây
Máy biến áp ghép

Ibù

~ VSI
=
Tụ điện một chiều

Bộ phận cung cấp năng lượng

Hình 3.2. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ DSTATCOM


DSTATCOM có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả hoạt động cao nhưng
điều khiển khá phức tạp.
3.2.5.2 Thiết bị bù nhanh (Dynamic Voltage Restorer - DVR)
Thiết bị DVR là loại thiết bị được thiết kế với chức năng cơ bản là khi xảy ra
biến động điện áp trên lưới, thiết bị sẽ thêm một lượng điện áp được điều khiển bởi
nghịch lưu qua máy biến áp ghép vào nút tải để khôi phục lại điện áp cấp của phụ tải.
Do được ghép nối tiếp vào hệ thống nên điện áp trên tải sẽ bằng tổng điện áp cung cấp
từ nguồn và điện áp DVR thêm vào. Hệ thống gồm bốn bộ phận chính đó là bộ phận
cấp năng lượng, thiết bị nghịch lưu, bộ lọc và máy biến áp ghép.
Hệ thống Inguồn Itải
Rnguồn + jLnguồn Tải

Trở kháng Máy biến áp ghép


đường dây

Ibù

~ VSI
=
Tụ điện một chiều

Bộ phận cung cấp năng lượng

Hình 3.3. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ DVR


DVR là khả năng phản ứng nhanh, thuật toán điều khiển tương đối đơn giản, hiệu
quả hoạt động cao, thích hợp với nhiều dạng tải và điều kiện lưới điện khác nhau.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 35
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

3.2.5.3 Nguồn cung cấp không bị gián đoạn (UPS)


Nguồn cung cấp liên tục (UPS), bao gồm một chỉnh lưu diode theo sau là bộ biến
tần. Bộ phận lưu trữ năng lượng thường là một acquy kết nối để liên kết DC. Trong
quá trình hoạt động bình thường, nguồn điện đến từ nguồn cung cấp AC đã được chỉnh
lưu và sau đó qua bộ biến đổi nghịch lưu trở thành nguồn xoay chiều trở lại cung cấp
cho tải. Nếu một lõm điện áp hoặc gián đoạn xuất hiện, năng lượng được cung cấp
bằng acquy giữ điện áp tại thanh cái DC không đổi. Tùy thuộc vào dung lượng lưu trữ
của acquy, nó có thể cung cấp cho tải một vài phút hoặc thậm chí vài giờ.
Bypass

AC/DC DC/AC
Hệ thống
Tải
~ =
= ~

ES Bộ phận năng lượng DC

Hình 3.4. Cấu trúc nguyên lý cơ bản của bộ UPS


UPS là giải pháp cho tải có công suất và điện áp thấp. Đối với các tải công suất
cao hơn các chi phí liên quan với tổn thất do hai bộ chuyển đổi và bảo trì của acquy trở
nên quá cao, do đó, UPS ba pha công suất cao là không khả thi về mặt kinh tế.
3.2.6 Kết luận
Sụt giảm điện áp ngắn hạn là một trong những hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến
chất lượng điện năng trong hệ thống điện. Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử
công suất, máy vi tính, các dây chuyền sản xuất tự động hóa..., đã đặt ra vấn đề hạn
chế ảnh hưởng của hiện tượng sụt giảm điện áp ngắn hạn trên lưới phân phối càng trở
nên quan trọng.
Trong các giải pháp chống sụt giảm điện áp ngắn hạn, thiết bị khôi phục điện
áp động DVR là biện pháp hiệu quả bởi thiết bị này có thể đảm bảo điện áp phụ tải
đạt giá trị cho phép với khả năng phản ứng nhanh trước các sự cố gây sụt giảm điện
áp và thuật toán điều khiển DVR tương đối đơn giản.
3.3 Bộ bù nhanh điện áp DVR
3.3.2 Cấu trúc của bộ điều khiển DVR
3.3.2.1 Bộ biến đổi nguồn áp VSI

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 36
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Có thể sử dụng nghịch lưu nguồn dòng hoặc nghịch lưu nguồn áp làm mạch
nghịch lưu của DVR. Các DVR hiện nay chủ yếu sử dụng nghịch lưu nguồn áp vì:
- Nhiệm vụ của DVR là phục hồi điện áp nên yêu cầu mạch nghịch lưu có khả năng
điều chỉnh linh hoạt điện áp đầu ra.
- Nguồn áp là nguồn được sử dụng phổ biến hơn trong thực tế.
- Nghịch lưu áp có thể sử dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh linh hoạt tần số,
biên độ, góc pha của điện áp ra cũng như giảm thiểu sóng hài tác động vào hệ
thống.
Do đó, trong khuôn khổ luận văn mạch nghịch lưu được lựa chọn sử dụng trong
DVR là mạch nghịch lưu nguồn áp. Đối với mạch DVR ba pha các cấu trúc VSI
thường sử dụng có thể là nghịch lưu hai mức và mạch nghịch lưu đa mức.

Nguồn DC

Udc

VSI

Hình 3.5. Cấu trúc nghịch lưu nửa cầu 3 pha (hai mức)

Udc
2

Udc
2

A B C

Hình 3.6. Cấu trúc nghịch lưu nửa cầu ba pha ba mức sử dụng diode kẹp
Nghịch lưu cầu 3 pha hai mức có cấu trúc đơn giản, dễ điều khiển, số lượng van
bán dẫn ít hơn nghịch lưu cầu 3 pha ba mức. Nghịch lưu cầu 3 pha hai mức sẽ được
mô phỏng trong phạm vi đồ án này.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 37
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

3.3.2.2 Bộ lọc sóng hài


Bộ lọc thụ động thông thấp được dùng để chuyển đổi dạng hình vuông sang dạng
tín hiệu hình sin. Điều này đạt được bằng cách loại bỏ các thành phần sóng hài bậc cao
không cần thiết được tạo ra từ việc chuyển đổi điện áp DC sang AC trong VSI.
Bộ lọc này có thể được đặt ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của máy
biến áp bù.
Lf Cf
Phía nguồn Phụ tải

Nguồn
Nghịch lưu
DC
Hình 3.7. Vị trí của bộ lọc ở phía tải
Phía nguồn Phụ tải

Lf Cf

Nguồn
Nghịch lưu
DC
Hình 3.8. Vị trí bộ lọc ở phía biến tần
Khi đặt bộ lọc ở phía mạch nghịch lưu, bộ lọc sẽ lọc bỏ các sóng hài bậc cao và
ngăn không cho chúng đi vào máy biến áp nên giảm áp lực hoạt động cho máy biến áp
hơn so với trường hợp đặt phía tải. Nhưng đặt bộ lọc phía mạch nghịch lưu sẽ làm dịch
pha và tạo ra điện áp rơi của đầu ra mạch nghịch lưu. Nhưng trong trường hợp này, các
sóng hài bậc cao sẽ thâm nhập vào cuộn dây thứ cấp của máy biến áp ghép dẫn đến
máy biến áp ghép cần có công suất đặt cao hơn. Tuy có những nhược điểm trên nhưng
việc đặt bộ lọc phía mạch nghịch lưu vẫn được sử dụng nhiều hơn bởi nó tận dụng tối
đa khả năng làm việc của máy biến áp ghép nối tiêp đồng thời bộ lọc đặt ở đây cũng
phải chịu điện áp thấp hơn nên có lợi hơn về mặt kinh tế.
Đặc tính của bộ lọc là chỉ cho các thành phần có tần số nhỏ hơn tần số cắt đi qua
nên vấn đề lựa chọn tần số cắt thích hợp là vấn đề rất quan trọng bởi đây là yếu tố
chính quyết định hiệu quả của bộ lọc. Tần số này được chọn phải lớn hơn tần số của hệ
thống (50hz) và nhỏ hơn tần số chuyển mạch của các khóa.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 38
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Từ các phân tích trên, đồ án lựa chọn bộ lọc thông thấp LC phía bộ biến đổi để
lọc bỏ các sóng hài bậc cao từ mạch nghịch lưu. Đặc tính của bộ lọc thông thấp chỉ
cho các thành phần có tần số nhỏ hơn tần số cắt đi qua. Do đó vấn đề lựa chọn tần số
cắt thích hợp là vấn đề rất quan trọng bởi đây là yếu tố chính quyết định hiệu quả của
bộ lọc.
10fn ≤ fc ≤ 0.5fm
Trong đó: fn: Tần số của hệ thống.
1
fc = : Tần số cắt của mạch lọc.
2π Lf Cf
fm : Tần số chuyển mạch của các van điều khiển.
4 0.01
Suy ra:  Cf 
Lf (2πf m ) 2
Lf (2πf n ) 2
3.3.2.3 Máy biến áp ghép nối tiếp
Những lợi thế của các cấu trúc bộ biến đổi nối lưới thông qua máy biến áp:
- Biến áp có thể được sử dụng để đảm bảo cách ly về điện cho DVR với lưới điện.
- Tỷ lệ biến áp có thể được chọn thay vì một cách tùy ý, qua đó, bộ biến đổi cho phép
sử dụng điện áp nhỏ hơn so với mức điện áp lưới.
- Máy biến áp có thể được sử dụng như là một phần của bộ lọc đầu ra, hoặc như điện
cảm gần bộ biến đổi hoặc như một điện cảm gần với tải trong một cấu trúc bộ lọc
LC.
- Điều khiển đơn giản hơn so với các hệ thống bộ biến đổi kết nối trực tiếp.
Một số bất lợi, khi sử dụng máy biến áp nối tiếp:
- Máy biến áp nối tiếp được đặt kín cố định trong vỏ, thiết kế khác với các máy biến
áp song song và điện áp định mức khác nhau theo yêu cầu điện áp chèn vào.
- Các máy biến áp nối tiếp tần số thấp thường cồng kềnh và có giá thành cao.
DVR ba pha có thể sử dụng ba máy biến áp ghép nối một pha hoặc một máy biến
áp ghép ba pha. Tổ đấu dây phía mạch sơ cấp của máy biến áp ghép ba pha có thể là Y
hoặc Δ.
 Cấu trúc bộ biến đổi cầu ba pha kết nối máy biến áp sao/sao hở:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 39
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Phía nguồn Phụ tải

MBA nối tiếp

Nguồn DC

VSI
Hình 3.9. Kết nối máy biến áp kiểu sao/sao
 Cấu trúc bộ biến đổi cầu ba pha kết nối máy biến nối tam giác/sao hở:

Phía nguồn Phụ tải

MBA nối tiếp

Nguồn DC

VSI
Hình 3.10. Kết nối máy biến áp kiểu tam giác/sao hở
Cấu hình về cách đấu dây của biến áp bù chủ yếu là phụ thuộc vào phía đầu
nguồn phân phối của máy biến áp. Nếu như máy biến áp phân phối đấu theo kiểu Δ-Y
với trung tính nối đất, thì khi sự cố không cân bằng hoặc sự cố chạm đất ở bên phía
điện áp cao thì sẽ không có dòng thứ tự không nào chảy về phía thứ cấp. Vì vậy mà
DVR chỉ cần bù thành phần thứ tự thuận và thứ tự nghịch. Trong trường hợp này thì
máy biến áp bù chỉ cho phép bù thành phần thứ tự thuận và nghịch một cách chính xác
khi đó cấu hình đấu tam giác sẽ được sử dụng. Với cấu hình khác của máy biến áp
phân phối thì khi lỗi xảy ra cả 3 thành phần thứ tự (thuận, nghịch, không) đều chảy về
phía sơ cấp. Do đó cấu hình sao được sử dụng cho máy biến áp bù.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 40
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

3.3.2.4 Khối lưu trữ điện năng


Thiết bị lưu trữ điện năng hoạt động theo nguyên lý tích trữ năng lượng lúc tải
nhỏ và giải phóng năng lượng lúc cần thiết để đáp ứng đỉnh phụ tải có thể là chỉ trong
một thời gian ngắn. Nó được sử dụng với hai nhiệm vụ chính là để cung cấp các yêu
cầu về nguồn thực cho việc bù trong trường hợp xảy ra lõm điện áp, còn trong điều
kiện bình thường thì khối này có tác dụng nạp và tích trữ năng lượng.
Các thiết bị có thể làm chức năng của khối tích trữ năng lượng như là:
- Hệ thống tích trữ năng lượng bằng acquy.
- Hệ thống dùng bánh đà vĩnh cửu.
- Hệ thống tích trữ năng lượng dùng cuộn cảm siêu dẫn.
- Siêu tụ.
Bảng 3.3. So sánh các thiết bị tích trữ năng lượng
Thiết bị Cơ chế dự
STT Ưu điểm Hạn chế
dự trữ trữ
- Chi phí bảo dưỡng cao.
- Tuổi thọ hạn chế.
- Giá thành thấp.
- Thời gian huy động toàn bộ
1 Acquy Hóa năng - Mật độ năng
công suất được dự trữ lâu.
lượng cao
- Sử dụng vật liệu không
thân thiện với môi trường.
- Thời gian huy động toàn bộ
công suất được dự trữ chậm
- Mật độ năng hơn so với tụ thông thường,
3 Siêu tụ Điện năng
lượng cao thường được áp dụng cho
cấp điện áp thấp.
- Giá thành rất cao.
- Mật độ năng lượng thấp.
- Mật độ công
Bánh đà - Tổn thất lớn vì sử dụng ở
4 Cơ năng suất
vĩnh cửu trục cơ khí.
cao.
- Chi phí bảo dưỡng cao.
- Thời gian huy
động toàn bộ
Cuộn cảm
5 Từ tính công suất được dự - Giá thành rất cao
siêu dẫn
trữ là nhanh
- Hiệu suất cao.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 41
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Trong thực tế khi lựa chọn thiết bị lưu trữ điện năng phụ thuộc vào yêu cầu về
công suất thiết kế và tổng chi phí. Với tiêu chí đó thì Acquy axit chì được dùng phổ
biến trong số những thiết bị nêu trên bởi khả năng tốc độ đáp ứng nhanh trong quá
trình nạp và xả.
3.3.3 Các chế độ làm việc của DVR trong lưới điện
3.3.3.1 Chế độ chờ
Khi hệ thống ở chế độ bình thường, DVR hoạt động ở chế độ chờ. Lúc này DVR
không cung cấp bất cứ một lượng điện áp nào cho lưới. Đây cũng là chế độ hoạt động
chủ yếu của DVR.
3.3.3.2 Chế độ hoạt động
Khi phát hiện có sụt áp xảy ra trên lưới, DVR sẽ cấp một điện áp bù lượng điện
áp thiếu hụt nhằm đảm bảo hoạt động của tải. Dạng sụt áp, điều kiện của tải, giới hạn
cung cấp năng lượng của DVR là những yếu tố quyết định khả năng làm việc của
DVR ở chế độ này.
3.3.4 Vị trí của DVR trong hệ thống phân phối
Vị trí của các DVR được xác định ở một trong hai cấp, cấp phân phối trung áp
hoặc cấp điện áp thấp hạ áp, cấp gần với các tải hạ áp. Vị trí của DVR liên quan đến
trở kháng, tổn thất trong DVR và cả giá thành của nó.
DVR có thể được biểu diễn như là một nguồn áp lý tưởng (UDVR) với một thành
phần điện kháng được đưa vào XDVR, đại diện chủ yếu cho các thành phần điện kháng
các máy biến áp nối tiếp và các bộ lọc dòng, còn thành phần điện trở RDVR, đại diện
cho tổn thất bên trong DVR. Giá trị của các trở kháng đưa vào có liên quan chặt chẽ
đến giá trị điện áp DVR (UDVR) và công suất DVR (SDVR).
U2DVR
XDVR = .UDVR,X
SDVR
U2DVR
R DVR = .U DVR,R
SDVR
U2DVR
ZDVR = .UDVR,Z
SDVR
2 2
U DVR,Z = U DVR,R + U DVR,X
Một DVR với khả năng bơm vào điện áp cao (UDVR cao) và chỉ bảo vệ một tải có
công suất nhỏ (SDVR thấp) thường có một trở kháng (ZDVR) DVR tương đương lớn.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 42
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Một DVR ở vị trí mức điện áp thấp hạ áp lên một vị trí mức điện áp cao hơn, giá
trị điện kháng của DVR (UDVR,X) có xu hướng tăng, và giá trị điện trở (UDVR,R) có xu
hướng giảm.
- DVR được kết nối ở cấp phân phối trung áp:
Kết nối ở cấp trung áp, DVR bảo vệ được các hộ tiêu thụ lớn hoặc một nhóm các
hộ tiêu thụ.
10.5kV/0.4kV
Tải 1
35kV/10.5kV
DVR Tải 2

Tải 3

Hình 3.11. Vị trí đặt DVR cấp phân phối trung áp


Việc đưa vào một DVR lớn ở cấp phân phối trung áp sẽ chỉ làm tăng trở kháng
nguồn cung cấp như một tải hạ áp nhỏ không đáng kể.
 Ưu điểm:
• Nếu bộ DVR công suất lớn được kết nối vào cấp điện áp trung áp thì trở
kháng tăng bởi DVR và tải ở cấp hạ áp là nhỏ.
• Chi phí trên một MVA có thể nhỏ đi nếu như một bộ DVR công suất lớn
được đặt ở lưới điện trung áp, thay vì phân tán ở cấp điện áp hạ áp.
 Nhược điểm:
• Do đặt ở cấp trung áp nên công suất tải cao, yêu cầu công suất DVR cũng
lớn làm cho tổn thất trong DVR cũng cao.
• Trong sự cố lỗi chạm đất trong cấp trung áp, thì điện áp giữa pha và đất sẽ
tăng lên 3 lần, từ đó đòi hỏi cấp bảo vệ cách ly cho máy biến áp bù cao hơn.
• Bộ DVR kết nối vào cấp điện áp cao thì yêu cầu về cấp cách ly và cấp bảo
vệ ngắn mạch cũng phải cao
- DVR được kết nối tại cấp điện áp thấp hạ áp
Kết nối ở cấp điện áp thấp hạ áp, DVR bảo vệ được các hộ tiêu thụ từng hộ tiêu
thụ nhỏ.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 43
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

10.5kV/0.4kV
DVR Tải 1
35kV/10.5kV
Tải 2

Tải 3

Hình 3.12. Vị trí đặt DVR cấp điện áp thấp


Việc tăng trở kháng khi đưa vào một DVR công suất định mức nhỏ là đáng kể
cho tải được bảo vệ từ các lõm điện áp, dẫn đến sự thay đổi phần trăm trong trở kháng.
 Ưu điểm:
• Bộ bù áp nhanh DVR có thể bảo vệ tốt hơn cho những tải nhạy cảm với lõm
điện áp.
• Phần lớn hộ tiêu thụ điện kết nối thông qua cấp hạ áp vì thế bộ DVR có thể
được lắp đặt bởi hộ tiêu thụ điện ở phạm vi của họ.
• Cấp ngắn mạch được giảm xuống đáng kể bởi máy biến áp phân phối do đó
bộ DVR dễ dàng hơn trong việc bảo vệ tải.
 Nhược điểm:
• Sự gia tăng trở kháng khi vị trí của DVR ở cấp hạ áp để bảo vệ cho tải, có
thể ảnh hưởng đến mức bảo vệ và ngắn mạch. Gây nên sự nhiễu loạn và
biến dạng điện áp tải, mà có thể là do phi tuyến và thời gian thay đổi dòng
tải.
• Điện áp lõm với thành phần điện áp “ không” có thể xuất hiện và để có thể
bù chính xác tải kết nối giữa pha và trung tính, thì phần cứng và phần mềm
của bộ DVR phải có khả năng đưa ra được thành phần thứ tự thuận, nghịch
và “không”.
3.3.3 Phương pháp điều khiển cho bộ bù điện áp nhanh DVR
3.3.3.1 Phương pháp xác định giá trị điện áp bù của DVR
Khi xảy ra sụt áp, điện áp tải thay đổi về biên độ và có thể thay đổi cả góc pha.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu điện áp tải, đặc trưng của sụt áp (điện áp sụt, nhảy góc pha, đối
xứng hay không đối xứng), khả năng bơm của DVR (điện áp, công suất, năng lượng)
mà chúng ta chọn phương pháp tính điện áp bù cho DVR khác nhau. Các phương pháp
tính điện áp bù được sử dụng:
- Phương pháp điều khiển tối ưu chất lượng điện áp - Bù trước khi lõm (UDVR1).
- Phương pháp điều khiển tối ưu biên độ điện áp – Bù đồng pha (UDVR2).

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 44
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Phương pháp điều khiển tối ưu năng lượng – Bù sớm pha (UDVR3).

Điện áp danh định


UDVR,3

UDVR,1
Upre-dip

Φdip UDVR,2

Iload Udip
Hình 3.13. Phương pháp điều khiển cho bộ bù áp nhanh DVR
Trong đó:
Upre-dip là giá trị điện áp nguồn trước khi xảy ra sụt áp.
Udip là giá trị điện áp nguồn khi xảy ra sụt áp.
Φdip là giá trị nhảy pha điện áp.
a. Thuật toán điều khiển tối ưu chất lượng điện áp - Bù trước khi lõm
Khi có sự biến thiên điện áp thì sẽ bơm một điện áp bù để bù cho sự khác nhau
giữa điện áp tại thời điểm trước và khi xảy ra sự cố. Bằng cách này, điện áp tải có thể
được khôi phục lại bình thường như trước khi xảy ra sự cố. Việc bù điện áp sẽ được
thực hiện cả đối với góc pha và độ lớn. Thiết bị DVR sẽ bơm một điện áp bù tương
ứng với độ lệch giữa điện áp trước và khi xảy ra hiện tượng sụt giảm điện áp nhằm đưa
điện áp trở về bình thường cả về độ lớn và góc pha.
b. Thuật toán điều khiển tối ưu biên độ điện áp – Bù đồng pha
Điện áp bù cùng pha với điện áp trong lúc sự cố và thiết bị DVR chỉ bù độ lệch
điện áp. Góc pha của điện áp trước sự cố và điện áp của phụ tải là khác nhau và mục
tiêu của phương pháp này là giữ điện áp của phụ tải không đổi về độ lớn trước và sau
khi sự cố. Do đó phương pháp này thích hợp đối với những phụ tải tuyến tính không
cần phải bù góc pha. Trong thực tế, phương pháp này được áp dụng đối với những phụ
tải không nhạy cảm đối với biến động góc pha.
c. Thuật toán điều khiển tối ưu hóa năng lượng – Bù sớm pha
Trong phương pháp này, công suất hữu công cần thiết cho thiết bị DVR sẽ được
giảm tối thiểu. Lượng công suất hữu công này sẽ lại phụ thuộc vào khả năng của bộ

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 45
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

tích trữ năng lượng một chiều, là một trong những phần đắt nhất của thiết bị DVR.
Việc tối thiểu hóa năng lượng được cấp bởi DVR sẽ đạt được bằng cách để điện áp bù
có góc pha vuông góc với dòng điện phụ tải. Phương pháp bù pha sớm chỉ sử dụng
công suất vô công để thực hiện bù, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp sụt
giảm điện áp ngắn hạn đều có thể được xử lý bù mà không có sự tham gia của công
suất hữu công. Vì vậy, phương pháp bù pha sớm này chỉ phù hợp với một vài trường
hợp sụt điện áp ngắn hạn.
Phương pháp này sẽ có điện áp bù VDVR có giá trị cao hơn điện áp bù của
phương pháp bù đồng pha. Do đó phương pháp bù pha sớm sẽ yêu cầu máy biến áp và
bộ nghịch lưu nguồn áp có công suất lớn hơn so với hai phương pháp trước.
d. So sánh các thuật toán điều khiển DVR
Việc lựa chọn thuật toán điều khiển DVR phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Dạng sụt áp thường xuyên xảy ra: Mức độ sụt giảm điện áp, thời gian sụt giảm, có
kèm hay không kèm sự dịch chuyển góc pha …
- Dạng tải : Hệ số công suất của tải, mức độ nhạy cảm của tải…
- Cấu trúc DVR: Dung lượng bộ phận cấp năng lượng, điện áp, công suất danh
định…
Thuật toán tối ưu biên độ điện áp yêu cầu điện áp bù nhỏ nhất. Thuật toán này
được sử dụng để bù các dạng sụt áp trên các dạng tải không nhạy cảm với sự dịch
chuyển góc pha của điện áp và khi đó biên độ điện áp được phục hồi như danh định
mà không cần quan tâm đến góc pha của điện áp.
Thuật toán điều khiển tối ưu năng lượng yêu cầu lượng điện áp bù vào lớn nhất
nhưng lượng công suất yêu cầu từ bộ phận cấp năng lượng lại là nhỏ nhất. Thuật toán
này chỉ được sử dụng hạn chế đối với một số loại tải ít nhạy cảm và có hệ số công suất
thấp, khi sử dụng thuật toán này có thể gây hiện tượng dịch chuyển góc pha trên tải
ngay cả khi sụt áp không kèm dịch chuyển góc pha.
So sánh với hai thuật toán trên, thuật toán điều khiển tối ưu chất lượng điện áp có
thể được sử dụng với tải tất cả các dạng tải khác nhau kể cả các dạng tải đặc biệt nhạy
cảm, điện áp trên tải sẽ được phục hồi cả về biên độ và pha như ở chế độ bình thường.
Để áp dụng phương pháp tối ưu chất lượng điện áp cần phải phát hiện được sụt
áp, xác định được biên độ điện áp và góc pha tải khi xảy ra sụt áp. Một trong những
phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp biến đổi Clark và Park.
3.3.3.2. Xây dựng thuật toán điều khiển
Trong hệ tọa độ ba pha ABC, điện áp và dòng điện bao gồm ba thành phần hình
sin biến đổi theo thời gian. Ta có hệ 3 pha lý tưởng được biểu diễn theo công thức:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 46
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

ua = Um cos(ωt)

ub = Um cos (ωt −
)
2

{ u c = U m cos (ωt + )
2
Đầu tiên một phép biến đổi tọa độ từ hệ thống ba pha ABC đến một hệ không
gian vector (αβ) sẽ giúp đơn giản hóa việc xem xét các đại lượng này; phép biến đổi
này được gọi là phép biến đổi Clark.

Hình 3.14. Các bước tổng hợp vector không gian bằng phép chuyển đổi Clarke
Công thức tổng hợp vectơ:
2π 4π
2 j j
u(t) = (u A (t) + u B (t).e + u c (t).e 3 ) = u α (t) + ju β (t)
3
3
2 1 1
Hay: u α (t) = (u A (t) - u B (t) - u C (t))
3 2 2
2 3 3
u β (t) = ( u B (t)- u C (t))
3 2 2

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 47
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Viết lại các biểu thức trên dạng ma trận:


1 -0.5 -0.5   u A 
u α  2   u 
u  = 
-  
3 3 B
 β  3 0
 2 2   u C 
Hoặc:
π
u α = Umcos(ωt) ; u β = U m cos(ωt - )
2
Vector điện áp trùng với vị trí của pha a, quỹ đạo của vector là đường tròn, hệ số
2/3 được sử dụng để hiệu chỉnh lại biên độ cho công thức tổng hợp vector.
Phép biến đổi Clark giúp giảm số biến đầu vào nhưng các đại lượng điện áp và
dòng điện trong hệ tọa độ αβ vẫn là các đại lượng hình sin biến đổi theo thời gian. Do
đó, người ta sử dụng thêm phép biến đổi Park chuyển các đại lượng này từ hệ tọa độ
αβ sang hệ tọa độ quay dq nhằm đơn giản hoá hơn nữa việc tính toán và điều khiển các
đại lượng này. Phép biến đổi được tính toán theo biểu thức sau:
u dq (t) = u d (t) + ju q (t) = (u α (t) + ju β (t))e-jθ
Với θ là góc giữa hệ trục dq và hệ trục αβ (θ = ωt + ϕ)
Viết dạng biểu thức tường minh ta có:
u d = u α cos(θ) + u βsin(θ)
u q = -u αsin(θ) + u β cos(θ)
Phép biến đổi này viết dạng ma trận có dạng:
ud   cos  sin   u 
u     
 q   sin  cos   u 

Hình 3.15. Phép biến đổi Park

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 48
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Hoặc dưới dạng biểu thức:


xd = cosθ. Um cosθ + sinθ. Um sinθ = Um
{
xq = −sinθ. Um cosθ − cosθ. Um sinθ = 0
Như vậy với phương pháp biểu diễn vector quay, chúng ta có thể mô tả hệ ba pha
như một đối tượng duy nhất.
usupply,d dq αβ
usupply,q usupply,RST
αβ RST

θpll
usupply,d PLL

uload-ref,d + Bộ điều khiển uconv-ref,d θpll


-
Điện áp uconv-ref,RST uload,RST
usupply,q dq αβ
Hệ thống
αβ RST
uload-ref,q + Bộ điều khiển
-
Điện áp uconv-ref,q
Hình 3.16. Thuật toán điều khiển DVR
Như vậy, sử dụng phương pháp biến đổi Clark và Park có thể phát hiện và tính
toán nhanh chóng mọi dạng sụt áp xảy ra trong hệ thống điện, hơn nữa còn đơn giản
hóa việc điều khiển DVR. Nguyên tắc cơ bản điều khiển DVR ngăn ngừa sụt giảm
điện áp ngắn hạn dựa trên phương pháp biến đổi Clark và Park. Một vòng khóa pha
(PLL) sẽ tính toán giá trị θ = ωt + ϕ phục vụ cho các khối biến đổi.
a. Vòng khoá pha PLL
Để thực hiện được phép biến đổi Clark và Park cần xác định được góc pha θ.
Một trong những phương pháp xác định góc pha là sử dụng vòng khoá pha PLL (Phase
Lock Loop).
PLL là một hệ thống điều khiển phản hồi vòng khép kín tạo ra một tín hiệu cùng
tần số và góc pha của tín hiệu đầu vào, bao gồm 3 giai đoạn: Tách pha, tạo dao động và
vòng phản hồi. Khi có sự thay đổi của tần số và góc pha của tín hiệu đầu vào, bộ tạo dao
động thay đổi tần số góc pha tạo ra bằng với tần số góc pha của tín hiệu đầu vào.

1 V1=Kp. V2=KF(ω).V1 2=KVCO/jω


2
Bộ Tạo Dao
Bộ Tách Pha Bộ Lọc
Động
2

Hình 3.17. Mô hình vòng khóa PLL

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 49
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Góc pha 1 của tín hiệu đầu vào được so sánh với góc pha 2 của tín hiệu đầu ra.
Sai lệch  của phép so sánh được biến đổi sang dạng điện áp V1. Tín hiệu điện áp V1
bao gồm nhiều thành phần sóng hài, do đó cần bộ lọc thông thấp loại bỏ các sóng hài
bậc cao. Nhưng bộ lọc này gây ra trễ cho quá trình phát hiện sụt áp một điều chúng ta
không mong muốn. Tín hiệu điện áp V2 sau bộ lọc được đưa vào bộ tạo dao động. Kết
quả sau bộ này là tín hiệu góc pha 2 mong muốn. Để đơn giản trong tính toán và giảm
thời gian trễ cho khối PLL, người ta áp dụng phương pháp tính toán góc pha trên hệ
tọa độ dq.

θpll uq’ = 0 ωff


uα uq ω
-
+ +

uABC Chuyển đổi αβ PI +

Clark dq
θpll
uβ ud
Hình 3.18. Cấu trúc vòng khóa cơ bản thực hiện trên tọa độ quay đồng bộ dq
Cấu trúc này bao gồm khối biến đổi từ hệ toạ độ ABC sang hệ toạ độ dq, khối
điều khiển PLL. Nó làm việc theo nguyên tắc điều khiển vận tốc góc quay của hệ trục
toạ độ dq sao cho hình chiếu của vectơ điện áp lưới lên trục q bằng 0. Nhờ vậy, tốc độ
quay của hệ toạ độ dq sẽ bám theo tốc độ quay của vector điện áp lưới. Ta xác định tốc
độ quay và góc quay của hệ toạ độ dq sẽ xác định được tần số và góc quay của điện áp
lưới.

Hình 3.19. Giản đồ vector điện trong toạn độ αβ và dq

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 50
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Trong đó:
Vsn là vector điện áp được chọn làm tham chiếu.
Vsdn, VSqn là vectơ hình chiếu của Vsn trên hệ tọa độ dq.
Theo giản đồ vector điện áp ta có :
Vsβn
σ = arctan( )
Vsαn
(σ-θ)  sin(σ-θ) =sin(γ)
Vsqn
sin(γ) =
2 2
Vsdn + Vsqn

Khi Vsqn  0 thì sin(γ)=0  γ = 0  θ = σ


Các bước tính toán góc pha của cấu trúc PLL thực hiện trên hệ tọa độ dq:
- Bước 1: Sử dụng biến đổi Clark biến đổi tín hiệu điện áp từ hệ tọa độ ABC
sang hệ tọa độ αβ.
1 -0.5 -0.5   u sA 
 u sα  2   u 
u  =  3 3   sB 
 sβ  3 0 -
 2 2   u sC 
- Bước 2: Sử dụng biến đổi Park biến đổi tín hiệu điện áp từ hệ tọa độ αβ
sang hệ tọa độ dq.
u sd   cosθ sinθ   u sα 
u  =   
 sq  -sinθ cosθ   u sβ 
- Bước 3: Tính toán Vsdn, Vsqn
Vsd
Vsdn =
Vsd2 + Vsq2
Vsq
Vsqn =
Vsd2 + Vsq2
- Bước 4: Góc θ được xác định bằng cách cho Vsqn tiến tới giá trị 0. Sau đó sử dụng
bộ điều khiển PI giảm thời gian đáp ứng hệ thống. Tín hiệu đầu ra của PI được kết
hợp với góc quay ωs của điện áp nguồn danh định. Cuối cùng để triệt tiêu sai số, ta
sử dụng thêm một khâu tích phân.
b. Bộ điều khiển PI mờ
Giá trị điện áp của nguồn được biến đổi sang hệ tọa độ dq và so sánh với các giá
trị tham chiếu trên, khi giá trị điện áp nguồn nhỏ hơn trở thành sóng Sin tín hiệu cấp

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 51
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

cho bộ VSI. Để nâng cao giá trị điện áp và thời gian đáp ứng của bộ DVR ta sử dụng
bộ điều khiển PI mờ.
Việc thiết kế bộ PI kinh điển thường dựa trên phương pháp Zeigler-Nichols,
Offerein, Reinish … hoặc theo kinh nghiệm. Ngày nay người ta thường dùng kỹ thuật
hiệu chỉnh PI mềm (dựa trên phầm mềm), đây chính là cơ sở của thiết kế PI mờ hay PI
thích nghi.
Một bộ điều khiển mờ gồm 3 khâu cơ bản:
- Khâu mờ hoá.
- Thực hiện luật hợp thành.
- Khâu giải mờ.
Hiện nay có hai quan điểm về mô hình mờ thường được sử dụng. Đó là mô hình
mờ Mamdani và mô hình mờ Sugen.
 Mô hình mờ Mamdani:

Hình 3.20. Sơ đồ khối chức năng của bộ điều khiển mờ


- Khâu mờ hóa:
 Khâu mờ hóa có nhiệm vụ chuyển một giá trị rõ hóa đầu vào x0 thành một
vector  gồm các độ phụ thuộc của các giá trị rõ đó theo các giá trị mờ (tập mờ)
đã định nghĩa cho biến ngôn ngữ đầu vào.
 Mờ hoá được định nghĩa như sự ánh xạ (sự làm tương ứng) từ tập các giá trị
thực (giá trị rõ) xU thành lập các giá trị mờ A.
- Thông thường có 3 phương pháp mờ hóa:
 Mờ hoá đơn trị (Singleton fuzzifier). Mờ hoá đơn trị là từ các điểm giá trị thực
xU lấy các giá trị đơn trị của tập mờ A, nghĩa là hàm liên thuộc dạng:
μA (u) = {1 nếu u = x
0 nếu u ≠ x
 Mờ hoá Gaus (Gaussian Fuzzifier). Mờ hoá Gaus là từ các điểm giá trị thực
xU lấy các giá trị trong tập mờ A’ với hàm liên thuộc Gaus

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 52
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

 Mờ hoá hình tam giác (Triangular Fuzzifier). Mờ hoá hình tam giác là từ các
điểm giá trị thực xU lấy các giá trị trong tập mờ A với hàm liên thuộc dạng
hình tam giác, hoặc hình thang.
- Khâu thực hiện luật hợp thành: Khâu thực hiện luật hợp thành gồm 2 khối đó là
khối luật mờ và khối hợp thành.
 Khối luật mờ (suy luận mờ) bao gồm tập các luật “Nếu … Thì” dựa vào các luật
mờ cơ sở được người thiết kế viết ra cho thích hợp với từng biến và giá trị của
các biến ngôn ngữ theo quan hệ mờ Vào/Ra.
 Khối hợp thành dùng để biến đổi các giá trị mờ hoá của biến ngôn ngữ đầu vào
thành các giá trị mờ của biến ngôn ngữ đầu ra theo các luật hợp thành.
 Khâu thực hiện luật hợp thành, có tên gọi là thiết bị hợp thành, xử lý vector 
và cho giá trị mờ B’ của tập biến đầu ra.
Cho hai biến ngôn ngữ  và . Nếu biến  nhận giá trị (mờ) A với hàm liên thuộc
A(x) và  nhận giá trị (mờ) B với hàm liên thuộc B(y) thì biểu thức:  = A được gọi
là mệnh đề điều kiện và  = B được gọi là mệnh đề kết luận.
Nếu ký hiệu mệnh đề  = A là j và mệnh đề  = B là h thì mệnh đề hợp thành:
 h (từ j suy ra h) (*)
Hoàn toàn tương đương với luật điều khiển :
Nếu  = A thì  = B (**)
Mệnh đề hợp thành trên cho phép từ một giá trị đầu vào x0 hay cụ thể là từ độ
phụ thuộc A(x0) đối với tập mờ A của giá trị đầu vào x0 xác định được hệ số thỏa
mãn mệnh đề kết luận h của giá trị đầu ra y. Hệ số thỏa mãn mệnh đề kết luận này
được gọi là giá trị của mệnh đề hợp thành khi đầu vào bằng A và giá trị của mệnh đề
hợp thành (*) là một giá trị mờ. Biểu diễn giá trị mờ đó là tập hợp C thì mệnh đề hợp
thành mờ (**) chính là một ánh xạ:
A(x0)  C(y)
Ta có công thức xác định hàm liên thuộc cho mệnh đề hợp thành với giá trị mờ
B’= (A  B).
- μB'(y) = Min{μA,μB(y)} , được gọi là quy tắc hợp thành MIN.
- μB'(y) =μA.μB(y) , được gọi là quy tắc hợp thành PROD.
Hàm liên thuộc AB(y) của mệnh đề hợp thành A  B sẽ được ký hiệu là R.
R có một số tên gọi phụ thuộc vào cách kết hợp các mệnh đề hợp thành (max hay sum)
và quy tắc sử dụng trong từng mệnh đề hợp thành (MIN hay PROD).
Các luật hợp thành cơ bản:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 53
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Luật max – Min: nếu các hàm liên thuộc thành phần được xác định theo quy tắc hợp
thành MIN và phép hợp giữa các mệnh đề hợp thành được lấy theo luật max.
- Luật max – Prod: nếu các hàm liên thuộc thành phần được xác định theo quy tắc
hợp thành PROD và phép hợp giữa các mệnh đề hợp thành được lấy theo luật max.
- Luật sum – Min: nếu các hàm liên thuộc thành phần được xác định theo quy tắc hợp
thành MIN và phép hợp được lấy theo công thức Sum.
- Luật Sum – Prod: nếu các hàm liên thuộc thành phần được xác định theo quy tắc
hợp thành PROD và phép hợp được lấy theo công thức Sum.
Xét đầu ra của một luật hợp thành gồm 2 mệnh đề hợp thành:
R1: nếu  = A1 thì  = B1
R2: nếu  = A2 thì  = B2
Cách kết hợp các mệnh đề hợp thành:
- μR = Max{μR1 (y),μR 2 (y)} , phép hợp thành theo luật Max.
- μR = Min{1,μR1 (y) +μR 2 (y)}, phép hợp thành theo luật Sum.
 
A(x) B(y)
(a)

x y
 
A(x) B(y)
(b) A =>B(y)

x0 x y
 
A(x) B(y)
(c) A B(y)
=>

x0 x y
Hình 3.21. Hàm liên thuộc của luật hợp thành
 Hình a, Hàm liên thuộc A(x) và B(y)
 Hình b, AB(y) xác định theo quy tắc MIN
 Hình c, AB(y) xác định theo quy tắc PROD
- Khâu giải mờ:

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 54
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Bộ điểu khiển mờ tổng hợp được như trên chưa thể áp dụng được trong điều
khiển đối tượng, vì đầu ra luôn là một giá trị mờ B’. Một bộ điều khiển mờ hoàn chỉnh
phải có thêm khâu giải mờ. Khâu giải mờ, có nhiệm vụ chuyển đổi tập mờ B’ thành
một giá trị rõ y’ chấp nhận được cho đối tượng. Có 2 phương pháp giải mờ:
 Phương pháp cực đại:
Các bước thực hiện :
• Xác định miền chứa giá trị y’, y’ là giá trị mà tại đó μB’ (y) đạt Max (độ cao
H của tập mờ B’), tức là miền: G = { y∈Y | μB’(y) = H }
B
B1 B2

y
y1 y2

Hình 3.22. Giải mờ theo phương pháp cực đại


• Xét đầu ra của một luật hợp thành gồm 2 mệnh đề hợp thành:
R1: nếu  = A1 thì  = B1
R2: nếu  = A2 thì  = B2
Miền chứa giá trị G là khoảng cách [y1, y2] của miền giá trị của tập mờ đầu ra B2
với y’ được xác định theo một trong 3 cách sau: Nguyên lý cận trái, cận phải và trung
bình với ký hiệu y1, y2 là điểm cận trái và cận phải của G.
'B
B1 B2

y
y1 y' y2

Hình 3.23. Giải mờ theo nguyên lý trung bình

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 55
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

'B
B1 B2

y'

Hình 3.24. Giải mờ theo nguyên lý cận trái


'B
B1 B2

y'

Hình 3.25. Giải mờ theo nguyên lý cận phải


y1 + y 2
Nguyên lý trung bình : y'=
2
Nguyên lý cận trái : chọn y’ = y1
Nguyên lý cận phải : chọn y’ = y2
 Giải mờ theo phương pháp trọng tâm: Điểm y’ được xác định là hoành độ của
điểm trọng tâm miền được bao bởi trục hoành và đường μB’(y). Công thức xác
định y’ theo phương pháp điểm trọng tâm như sau:

 y.μ B' (y)dy


y'= S , trong đó S là miền xác định của tập mờ B’
 μ B' (y)dy
S

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 56
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

'B
B1 B2

y
y'
S

Hình 3.26. Giải mờ theo phương pháp điểm trọng tâm


- Mô hình mờ Sugeno: Trong kỹ thuật điều khiển người ta thường sử dụng mô hình
mờ Tagaki-Sugeno. Thực tế hai phần đầu của quá trình suy diễn mờ (mờ hóa đầu
vào và thực hiện luật hợp thành) là hoàn toàn giống với mô hình mờ Mandani.
Điểm khác nhau chính là cách xác định đầu ra rõ của mô hình. Đối với phương
pháp Mamdani, hàm liên thuộc đầu ra vẫn ở dạng tập mờ. Muốn tìm đầu ra rõ của
hệ phải sử dụng một trong các phương pháp giải mờ đã nêu. Đối với phương pháp
Sugeno, hàm liên thuộc đầu ra đã có dạng tường minh là hằng số hoặc hàm tuyến
tính.
So sánh hai loại mô hình:
- Mô hình Sugeno:
 Hiệu quả tính toán cao.
 Thích hợp với các công nghệ tuyến tính (ví dụ bộ điều khiển PID).
 Thích hợp với các kỹ thuật tối ưu và thích nghi.
 Bảo đảm tính liên tục của mặt phẳng đầu ra.
 Thích hợp với việc phân tích toán học.
- Mô hình Mamdani:
 Trực giác, dễ hiểu.
 Được thừa nhận rộng rãi.
 Gần gũi với đời sống.
Kết luận: Lựa chọn mô hình mờ Sugeno trong đồ án này.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 57
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

c. Sơ đồ khối bộ điều khiển DVR

Điện áp nguồn Điện áp Vref


Vabc đầu vào

Chuyển đổi Chuyển đổi


sang trục dq0 sang trục dq0
Bộ so sánh
Vòng khóa pha
PLL
Tín hiệu sai lệch
điều khiển

Bộ điều khiển
Fuzzy PI

Chuyển đổi sang


Vabc

Phát tín hiệu cho


bộ nghịch lưu PWM

Chuyển đổi từ
AC sang DC

Bù điện áp bằng
máy bù biến áp

Cải thiện điện áp


sau bù

Hình 3.27. Sơ đồ khối bộ điều khiển DVR


3.4 Tính toán và thiết lập các giá trị cho bộ DVR
3.4.1 Vị trí đặt bộ DVR
Biến tần – Động cơ là loại phụ tải nhạy cảm có tính chất điển hình trong công
nghiệp, nó có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng điện áp mà liên quan đến sự suy giảm
của biên độ điện áp, thay đổi của góc pha điện áp lưới hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi tần số và méo dạng điện áp. Khi có biến cố điện áp xảy ra, các tham số của
nguồn thay đổi quá mức, dẫn đến sự thay đổi điện áp, dòng điện hoặc tần số của biến

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 58
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

tần vượt quá giá trị cài đặt của nó, ngay tức khắc các chế độ bảo vệ của biến tần được
kích hoạt và động cơ có thể bị dừng hoạt động.
Đối tượng đưa vào mô phỏng là động cơ 3 pha như : Quạt gió, quạt hút, hay quạt
sơ cấp, động cơ bơm.…trong nhà máy công nghiệp như: nhiệt điện, nhà máy xi măng
với công suất tải là 200kW, hệ số công suất cỡ 0.9, ở cấp điện áp 0.72kV sau máy biến
áp 35kV/0.72kV.
3.4.2 Thiết lập thông số các thành phần bộ DVR
Giả thiết rằng điện áp ba pha là cân bằng thì dung lượng lớn nhất mà bộ DVR
cần để bù điện áp cho tải theo thông số thực nghiệm là cỡ 30-40 % công suất tải.
- Công suất tối đa của bộ bù áp DVR sẽ là:
PDVR 200
SDVR = *40% = *0,4 =88,89 kVA
cosφ 0.9
- Điện áp mỗi pha cần bù:
U dm 720
U Bù = * 2*40% = * 2*40% = 235.15 V
3 3
- Thiết lập thông số MBA bù
- Hệ số của biến áp: Hệ số này được xác định theo khả năng chèn vào của VSI và
mức mong muốn chèn vào hệ thống. Hệ số này được xác định theo:
U dm1 U DVR
n= =
U dm2 U bù
- Chọn hệ số MBA n = 1:2, nên ta có điện áp sau của biến tần là:
U Bù 235.15
U DVR = = =117.575 V
2 2
- Thiết lập thông số biến tần VSI
 Điện áp đầu ra của VSI được xác định:
U dc
u(t) = m sin(ωs + φ)
2
Trong đó:
U dk
m= : hệ số điều biến.
U rc
Udk là biên độ điện áp đưa vào bộ điều khiển VSI.
Urc là điện áp sóng mang.
ωs : tần số sóng cơ bản (bằng tần số điều biến).
: góc lệch pha ban đầu.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 59
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Ta chỉ phân tích trong trường hợp điều khiển trong phần tuyến tính (m < 1). Khi
không tuyến tính (m > 1) thì công thức trên không còn chính xác. Nên ta được Udk <
Urc.
- Giá trị điện áp RMS tối đa:
U dk U dc U Bù *K m U dc
U DVR = * = *
U rc 2 U rc 2
235.15*K m U dc
Hay 117.575= *
U rc 2
Trong đó: Km là hệ số khuếch đại điện áp điều khiển.
Mặt khác, kết hợp với (1) chọn Udc = 250, Urc = 350. Suy ra: Km = 1.4
- Thiết lập thông số bộ lọc:
4 0.01
 Cf 
Lf (2πf m ) 2
Lf (2πf n ) 2
- Áp dụng công thức (abc) với tần số hệ thống fn = 50 Hz và tần số chuyển mạch của
các van điều khiển fm = 2300 Hz. Ta có:
4 0.01 1.9153*105 1.01*10-4
 C f    C f 
Lf (2π*2300) 2 L f (2π*50) 2 Lf Lf
5
Chọn Lf = 1 mH, suy ra: 1.9153*10  Cf 1.01*10
-4

Chọn Cf = 7*10-5 F
- Thiết lập thông số bộ điều khiển Fuzzy PI Controller:
Xét giá trị đầu vào bộ điều khiển gồm 3 thành phần: dfuzzyPI, qfuzzyPI, zerofuzzyPI được
lấy từ việc so sánh giữa điện áp sau khi bù của tải với điện áp tham chiếu mong muốn.
- Bước 1: Xác định tất cả các ngõ vào/ra.
 Ngõ vào: dfuzzyPI, qfuzzyPI
 Ngõ ra: Kp, Ki
- Bước 2: định nghĩa tất cả các biến ngôn ngữ.
 dfuzzyPI = {âm; không; dương; dương vừa; dương lớn}
 qfuzzyPI = {âm; không; dương}
 zerofuzzyPI = {âm; không; dương}
 Kp = {nhỏ; vừa; lớn; rất lớn}
 Ki = {nhỏ; vừa; lớn; rất lớn}
- Bước 3: Lựa chọn mô hình mờ.
Mô hình mờ được xét là mô hình Sugeno với luật hợp thành Max – Min.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 60
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Bước 4: Giá trị ngôn ngữ cho các biến vào/ra.

Hình 3.28. Biến đầu vào “dfuzzyPI”

Hình 3.29. Biến đầu vào “qfuzzyPI”

Hình 3.30. Biến đầu vào “zerofuzzyPI”

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 61
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Hình 3.31. Biến đầu ra “Ki” Hình 3.32. Biến đầu ra “Kp”
- Bước 5: Xây dựng bảng luật mờ:
Bảng 3.4. Xác định giá trị Ki
dfuzzyPI
Âm Không Dương Dương vừa Dương lớn
qfuzzyPI
Âm 0 0 0.15 0.3 0.45
Không 0 0 0.15 0.3 0.45
Dương 0 0 0.15 0.3 0.45

Bảng 3.5. Xác định giá trị Kp


dfuzzyPI
Âm Không Dương Dương vừa Dương lớn
qfuzzyPI
Âm 1 1 1.05 1.1 1.15
Không 1 1 1.05 1.1 1.15
Dương 1 1 1.05 1.1 1.15

- Tính Ki:
Xét khi dfuzzyPI = 2, ta có hàm thuộc lúc này d(2) = {0;0.4;0.6;0;0}
qfuzzyPI = 2, ta có hàm thuộc lúc này q(0.75) = {0;0.4;0.6}
zerofuzzyPI = 0, ta có hàm thuộc lúc này zero(0) = {1}
Dựa vào bảng luật mờ với luật hợp thành Max – Min, ta có giá trị Ki được xét
như bảng dưới sau (phần in đậm):

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 62
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Bảng 3.6. Xác định giá trị Ki dựa vào bảng luật mờ và luật hợp thành Max - Min
dfuzzyPI
Âm Không Dương Dương vừa Dương lớn
qfuzzyPI
Âm 0 0 0.15 0.3 0.45
Không 0 0 0.15 0.3 0.45
Dương 0 0 0.15 0.3 0.45
Áp dụng quy tắc hợp thành Min trong từng mệnh đề, ta có:
d(2): μd (không)= 0.4
q(0.75): μq (không)= 0.4
} (min)  Ki = 0 (40%)

d(2): μd (không)= 0.6


q(0.75): μq (dương)= 0.6
} (min)  Ki = 0 (60%)

Sử dụng quy tắc kết hợp các mệnh đề Max, ta được: Ki = 0 (60%)
Áp dụng quy tắc hợp thành Min trong từng mệnh đề, ta có:
d(2): μd (dương)= 0.6
q(0.75): μq (không)= 0.4
} (min)  Ki = 0.15 (40%)
d(2): μd (dương)= 0.6
q(0.75): μq (dương)= 0.6
} (min)  Ki = 0.15 (60%)

Sử dụng quy tắc kết hợp các mệnh đề Max, ta được: Ki = 0.15 (60%)
Giá trị Ki khi d = 2, q = 0.75 xác định theo phương pháp trọng tâm là:
0.6*0 + 0.6*0.15
Ki = = 0.075
0.6+0.6
- Tính Kp:
Xét khi d = 2, ta có hàm thuộc lúc này d(2) = {0; 0.4; 0.6; 0; 0}
q = 2, ta có hàm thuộc lúc này q(0.75) = {0; 0.4; 0.6}
zero = 0, ta có hàm thuộc lúc này zero(0) = {1}
Dựa vào bảng luật mờ với luật hợp thành Max – Min, ta có giá trị Kp được xét
như bảng dưới sau (phần in đậm):
Bảng 3.7. Xác định giá trị Kp dựa vào bảng luật mờ và luật hợp thành Max - Min
dfuzzyPI
Âm Không Dương Dương vừa Dương lớn
qfuzzyPI
Âm 1 1 1.05 1.1 1.15
Không 1 1 1.05 1.1 1.15
Dương 1 1 1.05 1.1 1.15

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 63
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Áp dụng quy tắc hợp thành Min trong từng mệnh đề, ta có:
d(2): μd (không)= 0.4
q(0.75): μq (không)= 0.4
} (min)  Ki = 1 (40%)
d(2): μd (không)= 0.6
q(0.75): μq (dương)= 0.6
} (min)  Kp = 1 (60%)
Sử dụng quy tắc kết hợp các mệnh đề Max, ta được: Kp = 1 (60%)
Áp dụng quy tắc hợp thành Min trong từng mệnh đề, ta có:
d(2): μd (dương)= 0.6
q(0.75): μq (không)= 0.4
} (min)  Kp = 1.05 (40%)
d(2): μd (dương)= 0.6
q(0.75): μq (dương)= 0.6
} (min)  Kp = 1.05 (60%)

Sử dụng quy tắc kết hợp các mệnh đề Max, ta được: Kp = 1.05 (60%)
Giá trị Ki khi d = 2, q = 0.75 xác định theo phương pháp trọng tâm là:
0.6*1+ 0.6*1.05
Kp = =1.025
0.6+0.6
Tại mỗi thời điểm ứng với mỗi giá trị d, q thì ta có thể xác định được giá trị Ki,
Kp tương ứng để giúp hệ thống đáp ứng nhanh và chính xác.
3.5 Mô phỏng hoạt động của DVR chống sụt áp ngắn hạn trong Hệ thống điện
3.5.1 Xây dựng sơ đồ mô phỏng
DVR thiết lập trong môi trường MATLAB và đưa vào hệ thống điện để bảo vệ
các tải nhạy cảm trong hệ thống phân phối. Đấu nối trong máy biến áp lựa chọn là
hình sao ở bên phía DVR và được đặt phía trước của tải nhạy cảm cần được bảo vệ.
Bộ lọc có thể được cài đặt ở phía máy biến áp để ngăn chặn các sóng hài tần số
cao gây ra bởi chuyển đổi DC sang AC nhằm giảm méo ở đầu ra.
Nguồn điện áp DC là một nguồn Acquy bên ngoài cung cấp điện áp đến biến tần.
Để hiểu chức năng hoạt động của DVR cùng với hệ thống điều khiển trong quá
trình điện áp lõm xảy ra thì môi trường MATLAB / Simulink là một công cụ hữu ích
để thực hiện nghiên cứu này vì nó có rất nhiều hộp công cụ có thể được sử dụng trong
công việc này và dễ hiểu.
Cấu trúc điều khiển của DVR được thiết lập bằng cách sử dụng công cụ
SimPower System Toolbox trong Matlab/ Simulink. Theo định nghĩa về lõm điện áp
thì sự sụt giảm biên độ đến 90%, tuy nhiên trong thực tế thì bộ DVR chỉ bù được tối
đa điện áp cỡ 30-40%. Khi lõm điện áp xảy ra thì bộ bù áp sẽ được kích hoạt thông
qua bộ điều khiển Fuzzy PI với phương pháp điều chế độ rộng xung PWM, chuyển đổi
dòng năng lượng DC sang AC thông qua bộ nghịch lưu VSI và bù vào cho điện áp tải
thông qua máy biến áp bù có công suất phù hợp.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 64
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Hình 3.33. Sơ đồ mô phỏng trong phần mềm Matlab /Simulink


3.5.2 Kết quả mô phỏng và thảo luận
3.5.2.1 Các trường hợp sụt giảm điện áp
Xét các trường hợp sự cố ngắn mạch xảy ra trên lưới điện trước MBA ghép:
- Trường hợp 1: Sụt giảm điện áp 3 pha đối xứng 31.57% giá trị danh định
(a)
V720canTR (V)

500

0 Pha A
Pha B
-500 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
(b)
200
Udvr (V)

0 Pha A
Pha B
Pha C
-200
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
(c)
V720canS (V)

500

0 Pha A
Pha B
-500 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.34. Điện áp(a). Điện áp trên thanh cái 0.72kV khi sự cố; (b). Điện áp bù DVR;
(c). Điện áp tải sau khi khôi phục điện áp

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 65
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Khi Su Co


U720canTR (V)
400

350 Pha A
Pha B
300 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7
Time (s)

Hình 3.35. Giá trị điện áp hiệu dụng của lưới trước khi sụt áp
Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu
430
U720canS (V)

420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.36.Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi khôi phục điện áp (điều khiển trực
tiếp)
dfuzzy
200
dfuzzy

100

-100
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
qfuzzy
50
qfuzzy

-50
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
zerofuzzy
1
zerofuzzy

-1
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.37. Tín hiệu d, q, zero đưa vào bộ điều khiển Fuzzy PI

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 66
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu


U720canS (V) 430
420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.38. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển PI)
Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu
430
U720canS (V)

420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.39. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển Fuzzy PI)

Hình 3.40. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV khi sự số

Hình 3.41. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV sau khi khôi phục điện áp

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 67
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Nhận xét: Sau khi có hiện tượng sụt áp 3 pha đối xứng xảy ra, bộ DVR bù một lượng
điện cần thiết để khôi điện áp dưới tải gần như trở lại trạng thái ban đầu. Khi dùng bộ
điều khiển PI, lượng điện áp bù quá giá trị mong muốn. Dùng bộ Fuzzy PI, hệ số Kp,
Ki tự thay đổi để điện áp bù sát với giá trị mong muốn. Độ méo sóng hài giảm sau khi
được bù điện áp (từ 13.58% xuống 4.99% ).
- Trường hợp 2: Sụt giảm điện áp khi 3 pha không đối xứng
(a)
V720canTR (V)

500

0 Pha A
Pha B
-500 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
(b)
200
Udvr (V)

0 Pha A
Pha B
Pha C
-200
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
(c)
V720canS (V)

500

0 Pha A
Pha B
-500 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.42. Điện áp


(a). Điện áp tải trước khi khôi phục điện áp
(b). Điện áp bù DVR
(c). Điện áp tải sau khi khôi phục điện áp
Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Khi Su Co
U720canTR (V)

400

350 Pha A
Pha B
300 Pha C
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7
Time (s)

Hình 3.43. Giá trị điện áp hiệu dụng của lưới trước khi sụt áp

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 68
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

dfuzzy
dfuzzy 200

100

-100
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
qfuzzy
50
qfuzzy

-50
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)
zerofuzzy
1
zerofuzzy

-1
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.44. Tín hiệu d, q, zero đưa vào bộ điều khiển Fuzzy PI
Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu
430
U720canS (V)

420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.45. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi khôi phục điện áp (điều khiển trực
tiếp)
Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu
430
U720canS (V)

420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.46. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển PI)

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 69
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

Dien Ap Hieu Dung 3 Pha Sau Khi Bu


U720canS (V) 430
420
410 Pha A
Pha B
400
Pha C
390
0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65
Time (s)

Hình 3.47. Giá trị điện áp hiệu dụng của tải sau khi được khôi phục điện áp (điều
khiển qua bộ điều khiển Fuzzy PI)

Hình 3.48. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV khi sự cố sụt áp

Hình 3.49. Chỉ số THD của điện áp tại thanh cái 0.72kV sau khi khôi phục điện áp
Nhận xét: Sau khi có hiện tượng sụt áp 3 pha không đối xứng xảy ra, bộ DVR bù một
lượng điện cần thiết để khôi điện áp dưới tải gần như trở lại trạng thái ban đầu. Khi
dùng bộ điều khiển PI, lượng điện áp bù quá giá trị mong muốn. Dùng bộ Fuzzy PI, hệ
số Kp, Ki tự thay đổi để điện áp bù sát với giá trị mong muốn. Độ méo sóng hài giảm
sau khi được bù điện áp ( từ 6.44% xuống 2.51% ).

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 70
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

3.6 Kết luận


Các trường hợp sự cố ngắn mạch không đối xứng ở trên, biên độ điện áp bị sụt
giảm, kèm theo sự dịch chuyển góc pha và điện áp ba pha trên nguồn không còn đối
xứng, xuất hiện thành phần thứ tự nghịch và thứ tự không chạy trong hệ thống. Khác
với trường hợp ngắn mạch đối xứng, ở đây do điện áp không còn đối xứng nên mức độ
điện áp cần bù thay đổi theo từng pha và yêu cầu đối với bộ điều khiển là phải tính
toán chính xác điện áp cần bù đối với từng pha.
Từ kết quả mô phỏng thu được cho thấy rằng bộ bù áp đã hoạt động tốt, đúng
thời điểm và bù lượng đúng với điện áp nguồn bị lõm trong khoảng thời gian 0.2 (s) (
từ mốc thời gian 0,4 (s) cho đến mốc thời gian 0.6 (s)) điện áp tải được duy trì ổn định,
và không bị ngắt quãng bởi hiện tượng lõm điện áp xảy ra, bào vệ an toàn cho tải nhạy
cảm với trường hợp điển hình là 30% và 40%.
Với mức lõm điện áp 70%, việc bộ DVR bù không đủ điện áp trong thời gian
lõm là do DVR được thiết kế bù công suất tối đa là 40-45% công suất tải, nếu muốn bù
điện áp lõm ở mức cao hơn thì có thế tăng công suất của bộ DVR hoặc là thời gian
lõm nhỏ cỡ một vài chu kỳ.
Bộ điều khiển PI với giá trị Kp, Ki lớn khi bù có thể gây bù quá điện áp, việc
chỉnh định giá trị Kp, Ki khá khó khăn. Khi sử dụng bộ điều khiển Fuzzy PI, điện áp
trở lại sát với giá trị yêu cầu. Việc Kp, Ki hiệu chỉnh phù hợp với sự thay đổi điện áp
đầu vào giúp nâng cao chất lượng cũng như đáp ứng nhanh, đưa hệ thống về lại trạng
thái bình thường.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 71
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Sau gần 3 tháng tìm hiểu và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Kim Ánh và KS. Nguyễn Đình Tiến, nhóm em đã cố gắng hoàn thành đồ án
theo đúng yêu cầu và thời lượng quy định mà công ty và nhà trường đặt ra. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án đã cho thấy:
 So sánh các kết quả tính toán bằng tay và mô phỏng trên phần mềm cho thấy, ETAP
có thể giúp việc tính toán hệ thống điện một cách nhanh chóng:
- Kết quả của trào lưu phân bố công suất là cơ sở để ta chọn, kiểm tra khả năng
làm việc, điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt,… của các thiết bị trong hệ thống
điện.
- Dựa vào việc phối hợp bảo vệ giữa các phần tử giúp ta chọn được các thiết bị bảo
vệ, đồng thời xác định được việc phối hợp bảo vệ giữa các phần tử một cách
chọn lọc, cải thiện khả năng vận hành và độ tin cậy cho hệ thống điện.
 Đối với hệ thống bù điện áp DVR
- Các kết quả mô phỏng đã chứng tỏ hiệu quả của DVR trong vấn đề ngăn ngừa
sụt giảm điện áp ngắn hạn trong hệ thống điện. Với tất cả các dạng sụt giảm điện
áp xảy ra, điện áp trên tải được giữ ổn định gần như về cả biên độ và góc pha với
thời gian đáp ứng nhanh chóng.
- Bộ điều khiển mờ Fuzzy PI giúp tăng khả năng đáp ứng của hệ thống, đảm bảo
một chất lượng điện áp lý tưởng trên tải trong các tình huống sự cố sụt giảm điện
áp ngắn hạn xảy ra.
- Từ những ưu điểm vượt trội của hệ thống mới, nó có thể áp dụng cho các loại
phụ tải đặc biệt nhạy cảm với chất lượng của hệ thống điện. Hệ thống là giải
pháp lý tưởng cho các thiết bị điện tử quan trọng và nhạy cảm tại bệnh viện,
trung tâm dữ liệu, doanh nghiệp sản xuất...
Hướng phát triển
- Nghiên cứu thêm các tính năng khác của phần mềm ETAP như: Phân tích ổn
định quá độ, phân tích sóng hài, đánh giá độ tin cậy của hệ thống,… để có những
cái tổng thể và khách quan hơn đối với 1 hệ thống điện. Từ đó có thể đưa ra
những đánh giá và các giải pháp kỹ thuật để cải thiện khả năng làm việc của hệ
thống.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 72
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

- Nghiên cứu thêm chức năng bảo vệ cho bộ DVR, kết hợp DVR với các phần tử
bảo vệ trong hệ thống điện.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 73
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Lê Kim Hùng, Đoàn Ngọc Minh Tú, “Bảo vệ rơle và tự động hóa trong HTĐ”,
NXB Giáo Dục, 1998.
2. Nguyễn Hoàng Việt, “Ngắn mạch và ổn định HTĐ”, NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh; 2011.
3. Võ Ngọc Điều và các tác giá, “ETAP và ứng dụng trong phân tích HTĐ”, NXB
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2017.
4. Trạm biến áp 110kV Thép Hòa Phát Dung Quất “THP_Thuyết minh”, Công ty
cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, 2018.
5. Trần Duy Trinh, “Nghiên cứu điều khiển bộ khôi phục điện áp động (DVR) để
bù lõm điện áp cho phụ tải quan trọng trong xí nghiệp công nghiệp”, Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2014.
6. Nguyễn Duy Thức, Cù Anh Tuấn, Hồ Anh Tuấn “Nguyên lý và mô phỏng điều
chế vector không gian”, trung tâm Hitech, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2016.
7. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hà, “Lý thuyết điều khiển hiện đại”, Đại học
Bách Khoa tp.HCM, 2008.
8. TS. Nguyễn Nhu Hiền và TS Lại Khắc Lãi, “Hệ mờ và nơron trong kỹ thuật
điều khiển”, NXB khoa học tự nhiên và công nghệ, 2007.
9. Lê Thanh Bình, “Nghiên cứu đánh giá sụt giảm điện áp ngắn hạn trong lưới
điện phân phối”, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2007.
10. Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương.
Tiếng Anh
11. Ms. Rinzin Choden, Mr. Tashi Namgyel, Mr. Tshewang Sither; Overcurrent
relay coordination in distribution system; Royal University Of Science And
Technology Department Of Electrical Engineering, 2017.
12. Ms Rinzin Choden, Mr Tshewang Silther, Mr Tashi Namgyel; Overcurrent
relay coordination in distribution system; 1998.
13. T T Nguyen, W.Derek Humpage Differential protection; 1992.
14. Nielsen, John Godsk, “Design and Control of a Dynamic Voltage Restorer”;
Aalborg Universite, 2002.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 74
Mô hình hóa, mô phỏng, đánh giá và đề ra phương án cải tiến hệ thống điện Khu liên hợp sản xuất Gang Thép
Hòa Phát Dung Quất sử dụng phần mềm ETAP.

15. Massimo Bongiorno, “Control of Voltage Source Converters for Voltage Dip
Mitigation in Shunt and Series Configurations”; Chalmers University Of
Technology, Sweden 2004.
16. R. Omar, N.A. Rahim and Marizan Sulaiman, “Performance of Modification of
a Three Phase Dynamic Voltage Restorer (DVR) for Voltage Quality
Improvement in Electrical Distribution System”; University of Malaysia, 2011.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc Hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Ánh, KS. Nguyễn Đình Tiến 75

You might also like