You are on page 1of 15

Relay bảo vệ trong hệ thống điện

I) Các sự cố trong hệ thống điện


1. Ngắn mạch
Ngắn mạch là loại sự cố có thể xảy ra và nguy hiểm nhất trong
hệ thống điện
Gây ra hậu quả:
 Sụt áp phần lớn hệ thống điện
 Phá hủy các phần tử bị sự cố
 Phá hủy các thiết bị có dòng điện sự cố đi qua
 Phá hủy sự ổn định của hệ thống điện
2. Quá tải
Là một trong những tình trạng làm việc không bình thường
của hệ thống điện. Quá tải làm tăng nhiệt độ của các thiết bị
điện khiến cho lớp cách điện của các thiết bị này bị già hóa
hoặc bị phá hủy.
3. Yêu cầu của bảo vệ
Tính chọn lọc: chỉ cát các phần tử bị sự cố ra khỏi hệ
thống. Tính chọn lọc gồm hai loại: chọn lọc tương đối
và chọn lọc tuyệt đối
Tác động nhanh: càng cắt nhanh các phần tử bị hư hỏng
ra khỏi hệ thống càng nhanh thì càng hạn chế được mức
độ phá hoại của các phần tử đó.
Độ nhạy: rơ le cần có đủ độ nhạy với các sự cô shuw
hỏng trong hệ thống và các tình trạng làm việc khong
đại lượng tác động tói thiệu
bình thường. k n= dòng khỏi động
II) Các sơ đồ bảo vệ
Sơ đồ các BI và rơ le nối theo hình Y hoàn toàn
Sơ đồ nối các BI và rơ le nối theo hình sao khuyết
Sơ đồ 1 rơ le nối vào dòng 2 pha (số 8)
III) Bảo vệ dòng điện cực đại
1. Nguyên tắc tác động
Bảo vệ dòng điện cực đại là loại bảo vệ phản ứng với dòng trong
phần tử được bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện qua chỗ
đặt thiết bị bảo vệ tăng quá một giá trị định trước.
Dòng khởi động bảo vệ I kđ , tức là dòng điện nhỏ nhất đi qua phần
tử được bảo vệ khởi động, cần phải lớn hơn dòng phụ tải cực đại
của đi qua phần tử được bảo vệ.
Có hai phương pháp bảo vệ khác nhau:
 Phương pháp một: bảo vệ có thời gian làm việc lớn hơn sẽ
được đặt gần phía nguồn cấp. Bảo vệ được thực hiện như
vậy được gọi là bảo vệ dòng điện cực đại làm việc có thời
gian.
 Phương pháp thứ hai: dòng khởi động của bảo vệ I kđ được
chọn lớn hơn trị số lớn nhất của dòng điện trên đoạn được
bảo vệ khi xảy ra ngắn mạch ở đoạn liền kề. Đây được gọi
là bảo vệ dòng ddienj cắt nhanh.
IV) Bảo vệ cực đại làm việc có thời gian
Xét mạng điện được mô tả ở hình bên dưới

Khảo sát chọn dòng khởi động cho bảo vệ 3’ đặt ở đầu đoạn AB, khi
có hỏng ở điểm N trên đoạn BC kề phía sau nó.
Khi xảy ra hư hỏng trên đoạn BC, máy cắt 2’ sẽ cắt đoạn BC ra khỏi
hệ thống, còn đoạn AB do có thời gian bảo vệ lớn hơn nên không kịp
tác động sẽ trở về trạng thái ban đầu. Dòng sơ cấp lớn nhất mà ở đó
bảo vệ trở về vị tí ban đầu phải lớn hơn dòng mở máy của các động
cơ tại trạm B để đảm bảo điều kiện chọn lọc.Khi tính dòng mở máy
tại B cần chú ý đến việc đường dây BC đã bị cắt ra và hệ số mở máy.
1. Bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập
Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập được
chọn theo nguyên tắc từng cấp( để đoạn bảo vệ sau gần nguồn hơn
có thời gian làm việc lớn hơn thời gian làm việc lớn nhất của các bảo
vệ đoạn trước một bậc chọn lọc về thời gian.
2. Bảo vệ có đặc tính thời gian phụ thuộc có giới hạn
 Khi bội số dòng lớn, bảo vệ làm việc ở phần độc lập của đặc
tính thời gian
 Khi bội số dòng nhỏ, bảo vệ làm việc ở phần phụ thuộc của
đặc tính thời gian: các bảo vệ làm việc liền kề nhau có sự phối
hợp thời gian làm việc có thể giảm thời gian cắt mạch ( ngắn
mạch càng gần nguồn dòng ngắn mạch càng tăng, vì vậy khi
ngắn mạch gần thanh góp trạm A thời gian làm việc của bảo
vệ đường dây AB giảm xuống và trong một số trường hợp có
thể nhỏ hơn so với thời gian làm việc của bảo vệ đường dây
BC).
3. Đánh giá bảo vệ dòng cực đại
Bảo vệ dòng cực đại chỉ đảm bảo được tính chọn lọc trong các mạng
hình tia có một nguồn cung cấp bằng cách chọn thời gian làm việc
theo nguyên tắc bậc thang tăng dần theo hướng từ xa đến gần nguồn.
Bảo vệ này được áp dụng rộng rãi trong các mạng phân phối hình tia
điện áp từ 35KV.
V) Bảo vệ dòng cắt nhanh
1. Nguyên tắc làm việc
Bảo vệ dòng cắt nhanh là loại bảo vệ đảm bảo tính chọn lọc bằng
cách chọn dòng khời động lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất qua
chỗ đặt bảo vệ khi hư hỏng ở ngoài phần tử được bảo vệ, BNCN
thường làm việc không thời gian hoặc có thời gian rất bé để nâng
cao độ nhạy và mở rộng vùng BV.
VI) Bảo vệ có đặc tính thời gian nhiều cấp
VII) Bảo vệ dòng có kiểm tra áp
VIII) Bảo vệ dòng có hướng
Để đảm bảo cắt chọn lọc hư hỏng trong mạng hở có một vài nguồn
cung cấp, cũng như trong mạng vòng có một nguồn cung cấp.
Bảo vệ dòng có hướng là loại bảo vệ phản ứng theo giá trị dòng điện
tại chỗ nối bảo vệ và góc pha giữa dòng điện đso với điện áp trên
thanh góp của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động nếu dòng dòng
điện vượt quá giá trị định trước (dòng khởi động I kđ ) và góc pha phù
hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ.
Thí dụ khi ngắn mạch trên đoạn AB (tại N'1) của các mạng đó, để
bảo đảm tính chọn lọc, bảo vệ 2 phải có thời gian làm việc t2 bé hơn
thời gian làm việc t3 của bảo vệ 3. Mặt khác,khi ngắn mạch trên
đoạn BC (tại N2), muốn cắt có chọn lọc lại phải chọn t3 < t2. Cùng
một lúc không thể thực hiện được hai yêu cầu ngược nhau đó. Vì thế
bảo vệ dòng điện cực đại không thể dùng được trong các mạng kể
trên.
Chọn thời gian làm việc cho bảo vệ theo nguyên tắc bậc thang không
phụ thuộc vào thời gian làm việc của nhóm kia. Đặc tính thời gian
của các bảo vệ được chọn theo nguyên tắc bậc thang ngược chiều
nhau.
Thời gian tác động của rơ le lớn, nhất là khi cso hiện tượng khởi
động đồng thời. Bảo vệ có độ nhạy không cao, nhất là khi chọn dòng
điện khởi động theo điều kiện dòng mở máy động cơ.
IX) Nguyên tắc bảo vệ khoảng cách
Bảo vệ quá dòng điện và bảo vệ quá dòng có hướng có thời gian làm
việc chọn theo nguyên tắc từng cấp đôi khi quá lớn và trong một số
mạng vòng, không thể đảm bảo được tính chọn lọc.
Nguyên lý đo tổng trở được dùng để phát hiện sự cố trên hệ thống
truyền tải điện hoặc máy phát điện bị mất đồng bộ hay thiếu kích
thích. Đối với hệ thống truyền tải, tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo
vệ trong chế độ làm việc bình thường (bằng thương số giữa điện áp
chỗ đặt bảo vệ và dòng điện phụ tải) phải cao hơn nhiều so với tổng
trở đo được trong chế độ sự cố. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp
tổng trở của mạch vòng sự cố thường tỷ lệ với khảng cách từ chỗ đặt
bảo vệ đến chỗ ngắn mạch.
Tổng trở của mạch đo được tại chỗ đặt bảo vệ còn phụ thuộc vào đặc
tính của tải.
Việc lựa chọn thời gian cho bảo vệ khoảng cách cũng được chọn
theo nguyên tắc từng cấp như bảo vệ quá dòng cực đại.
X) Bảo vệ so lệch
Bảo vệ so lệch dòng điện là loại bảo vệ làm việc dựa trên nguyên tắc
so sánh trực tiếp biên độ dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ, từ
đó nhận tín hiệu dòng điện để so sánh. Sơ đồ nối các phần tử như
hình vẽ bên dưới:
Hình 1 bảo vệ dòng điện so lệch

Bảo vệ so sánh góc pha làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh pha của
hai dòng điện ở hai đầu của phần tử bảo vệ. Ở chế độ làm việc bình thường và
khi có ngắn mạch ngoài, góc pha dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ
gần như nhau nên ∆ φ = 0. Khi ngắn mạch trong vùng được bảo vệ, dòng điện
ở hai đầu phần tử được bảo vệ ngược pha nhau nên ∆ φ=180 .
XI) Các loại bảo vệ đường dây
Phương pháp và chủng loại thiết bị bảo vệ các đường dây tải điện
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đường dây trên không hay dây cáp,
chiều dài đường dây, công suất truyền tải và tầm quan trọng của
đường dây, số mạch truyền tải và vị trí của đường dây…
Theo cấp điện áp người ta phân biêt thành:
 U<1kV Đường dây hạ áp
 1kV<= U <=35kV Đường dây trung áp
 66kV <=U<=220kV Đường dây cao áp
 330kV<=U<=1000kV Đường dây siêu cao áp
 U>1000kV Đường dây cực cao áp
Đường dây có điện áp danh định từ 220kV trở lên được gọi là đường
dây truyền tải và từ 110kV trở xuống được gọi là đường dây phân phối.
Để bảo vệ các đường dây trung áp người ta thường dùng các loại bảo vệ
sau: quá dòng có hướng, so lệch dùng cáp thứ cấp chuyên dùng, khoảng
cách, quá dòng cắt nhanh hoặc có thời gian.
Để bảo vệ đường dây cao áp và siêu cao áp thường dùng các loại bảo vệ
sau: so lệch dòng điện, khoảng cách, so sánh tín hiệu, so sánh pha, so
sánh hướng (công xuất hoặc dòng điện).
1. Bảo vệ quá dòng điện
 Bảo vệ dòng điện cắt nhanh
 Bảo vệ quá dòng điện có thời gian
 Bảo vệ quá dòng điện có khóa điện áp thấp
 Bảo vệ quá dòng có hướng
 Bảo vệ quá dòng cắt nhanh có hướng’
2. Bảo vệ so lệch dọc đường dây tải điện
 Bảo vệ so lệch dòng điện có hãm
 Bảo vệ so lệch dùng dây dẫn phụ
 Bảo vệ so sánh pha dòng điện
3. Bảo vệ khoảng cách
4. Bảo vệ so sánh hướng
Để loại trừ nhanh sự cố, người ta xác định hướng công suất ngắn
mạch từ hai đầu đường dây và so sánh với nhau (qua kênh truyền tín
hiệu). Nếu sự cố xảy ra đúng trên đường dây được bảo vệ thì hướng
công suất ở cả hai đầu đều dương (từ thanh góp vào đường dây), sự
trùng hợp vè hướng này cho phép tác động cắt máy cắt ở cả hai đầu
với thời gian nhanh nhất.
Để bảo vệ chống ngắn mạch chạm đất trong mạch điện có điện trở
chạm đất lớn (từ vài chục đến vài trăm ôm) thường dùng sơ đồ so
sánh hướng công suất hướng dùng rơ le khoảng cách không đủ độ
nhạy, vì vậy người ta dùng thêm bảo vệ so sánh hướng công suất thứ
tự không. Cả hai bảo vệ này có thể dùng chung kênh thông tin hoặc
mỗi bảo vệ một loại kênh riêng biệt.
Khi ngắn mạch chạm đất xảy ra trên đường dây được bảo vệ các bộ
định hướng công suất sẽ gửi tín hiệu cắt đến máy cắt ở đầu của mình
đồng thời gửi tín hiệu chp phép (CP) sang bảo vệ đầu đối diện. Tín
hiệu cắt xuất hiện đồng thời với tín hiệu cho phép từ đầu đối diện
thông qua cổng “VÀ” tác động cắt máy cắt với thời gian rất bé
(khoảng thời gian truyền tín hiệu cho phép qua kênh thông tin).
XII) Nguyên lý bảo vệ chống chạm đất
1. Nguyên tắc tác động
Trong lưới điện có dòng chạm đất thông qua tín hiệu dòng chạy
qua điểm trung tính hoặc tín hiệu điện áp thứ tự không xuất hiện
ở trung điểm của hệ thống trong chế độ quá độ hoặc chế độ các
lập. Những tín hiệu này còn có thể được sử dụng để định vị phần
tử bị chạm đất trong hệ thống.
Thường dùng những loại tín hiệu sau để phát hiện chạm đất và
xác định vị trí điểm chạm đất:
 Dòng điện chạm đất xác lập
 Công suất chạm đất xác lập
 Dòng điện chạm đất quá độ
 Hài bậc cao của công suất hệ thống hoặc tín hiệu cao tần
do chạm đất tạo nên.
 Bao vệ quá dòng điện thứ tự không
 Bảo vệ quá dòng điện thứ tư không có hướng
 Bảo vệ để phát hiện chạm đất không ổn định
 Bảo vệ thứ tự không có hướng phản ứng theo hài bậc cao

XIII) Bảo vệ máy biến áp


1. Các hư hỏng và những loại bảo vệ rơ le thường dùng
Với hư hỏng của máy biến áp và máy biến áp tự ngẫu có thể phân
thành hai nhóm: hư hỏng bên trong và hư hỏng bên ngoài.
Hư hỏng bên trong MBA bao gồm:
 Chạm chập giữa các vòng dây
 Ngắn mạch giữa các cuộn dây
 Chạm đất và ngắn mạch chạm đất
 Hỏng bộ chuyển đổi đầu phân áp
 Thùng dầu bị thủng hoặc rò dầu
Những hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường bên ngoài
MBA bao gồm:
 Ngắn mạch nhiều pha trong hệ thống điện
 Ngắn mạch một pha trong hệ thống điện
 Quá tải
 Quá bảo hòa mạch từ
Tùy theo công suất của máy biến áp, vị trí và vai trò của máy
biến áp trong hệ thống mà người ta lựa chọn phương thức bảo vệ
thích hợp cho máy biến áp. Những loại bảo vệ thường dùng để
chống các loại sự cố và chế độ làm việc không bình thường của
MBA:
Loại hư hỏng Loại bảo vệ
Ngắn mạch một pha hoặc So lệch hãm (bảo vệ chính)
nhiều pha chậm đất Khoảng cách (bảo vệ dự phòng)
Quá dòng có thời gian (chính
hoặc dự phòng tùy theo công
suất)
Quá dòng thứ tự không
Chạm chập các vòng dây Rơ le khí (BUCHHOLZ)
thùng dầu thủng hoặc bị rò
dầu
Quá tải Quá dòng điện
Hình ảnh nhiệt
Quá bão hòa mạch từ Chống quá bão hòa

2. Bảo vệ so lệch dọc


Khác với bảo vệ so lệch của máy phát điện, dòng điện ở hai phía
của MBA thường khác nhau về trị số và về góc pha. Vì vậy để
cân bằng dòng điện thứ cấp ở các phía của bảo vệ so lệch trong
cheess độ làm việc bình thường, người ta sử dụng máy biến dòng
trung gian BIG có tổ đấu dây phù hợp với tổ đấu dây của máy
biến áp và tỷ số biến đổi được chọn sao cho các dòng điện đưa
vào so sánh trong rơ le so lệch có trị số gần bằng nhau.
Một đặc điểm khác của bảo vệ so lệch máy biến áp là dòng điện
từ hóa của máy biến áp sẽ tạo nên dòng điện không cân bằng
chạy qua rơ le. Trị số quá độ của dòng điện không cân bằng này
có thể rất lớn tong chế độ đóng máy biến áp người ta sử dụng
dòng điện từ hóa của máy biến áp.

Hình 2 cân bằng pha và trị số dòng điện bằng máy biến dong BIG

3. Bảo vệ quá dòng điện


Bảo vệ quá dòng điện có thời gian thường được dùng làm bảo vệ
chính cho các máy biến áp cso công suất bé và làm bảo vệ dự
phòng cho máy biến áp có công suất trung bình và lớn để chống
các dạng ngắn mạch bên trong và bên ngoài máy biến áp.
Với máy biến áp hai cuộn dây dùng một bộ bảo vệ đặt ở hai phía
nguồn cung cấp. Với máy biến áp nhiều cuộn dây thường mỗi
phía đặt một bộ.
Dòng điện khởi động của bộ bảo vệ chọn theo dòng điện danh
định của máy biến áp nhiều cuộn dây thường mỗi phía đặt một
bộ.
Dòng điện khởi động của bảo vệ chọn theo dòng điện danh định
của máy biến áp có xét đến khả năng quá tải. Thời gian làm việc
của bảo vệ chọn theo nguyên tắc bậc thang, phối hợp với thời
gian làm việc của các bảo vệ lân cận trong hệ thống.
Nếu máy biến áp nhiều cuộn dây nối với nguồn từ nhiều phía thì
cần đặt bộ phân định hướng công suất ở phía nối với nguồn có
thời gian tác động bé hơn.
4. Bảo vệ khoảng cách
Đối với máy biến áp công suất lớn (>100 MVA), người ta thường
dùng bảo vệ khoảng cách để làm bảo vệ dự phòng thay cho bảo
vệ quá dòng điện.
Bảo vệ khoảng cách để bảo vệ cho máy biến áp được đặt ở cả hai
phía của máy biến áp với 3 vùng tác động về phía trước và một
vùng tác động về phía sau.
Bảo vệ khoảng cách ở hai phía của máy biến áp làm nhiệm vụ dự
phòng cho bảo vệ so lệch của máy biến áp và cho các bảo vệ
chính đặt ở thanh gớp và các đường dây lân cận với máy biến áp.

Hình 3 sơ đồ nguyên lý và đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách đặt ở MBA hao cuộn dây

5. Bảo vệ bằng rơ le khí


Những hư hỏng bên trong thùng của MBA có cuộn dây ngâm
trong dầu đều làm cho dầu bốc hơi và chuyển động. Các MBA có
dầu công suất lớn hơn 500kVA thường được bảo vệ bằng rơ le
khí có cấp tác động (với biến áp từ 500kVA đến 5 MVA) hoặc 2
cấp tác động ( lớn hơn 5MVA). Rơ le khí thường đặt trên đoạn
ống nối từ thùng dầu đến bình dãn dầu của MBA. Rơ le tác động
cấp 2 tác động gồm có 2 phao bằng kim loại mang bầu thủy tinh
con có tiếp điểm thủy ngân hoặc tiếp điểm từ.
6. Bảo vệ chống chạm đất của MBA
Thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc bậc thang phối hợp với
thời gian bảo vệ chóng chạm đất đặt ở các phần tử lân cận.
Với các MBA công suất lớn, để đảm bảo chống chạm đất trong
cuộn dây nối hình sao của MBA người ta dùng sơ đồ bảo vệ
chống chạm đất có giới hạn. Thực chất đây là loại bảo vệ so lệch
dòng điện thứ tự không có miền bảo vệ giới hạn giữa máy biến
dòng đặt ở trung tính của MBA và tổ máy biến dòng theo bộ lọc
dòng điện thứ tự không đặt ở phía đầu ra của cuộn dây nối hình
sao của máy biến áp.
Nguyên lý so lệch dòng điện thứ tự không cũng có thể được sử
dụng để bảo vệ chống chạm đất cho các máy biến áp tự ngẫu.
7. Bảo vệ quá nhiệt cho máy biến áp
XIV) Bảo vệ các hệ thống thanh góp
1. Các dạng hư hỏng
Trên thanh góp của các nhà máy điện và trạm biến áp có thể xảy
ra ngắn mạch giữa các pha và ngắn mạch một pha trạm đất.
Trong các hệ thống hiện đại khả năng phát sinh hư hỏng trên
thanh góp ít hơn rất nhiều so với trên đường dây. Tuy nhiên nếu
như việc loại trừ các sự cố trên thanh góp thực hiện không tốt thì
hậu quả đối với toàn bộ hệ thống điện sẽ rất tai hại. Bởi vậy cần
phải bảo vệ bằng các rơ le bảo đảm cắt nhanh và có chọn lọc
ngắn mạch giữa các pha và ngắn mạch một pha trên thanh góp.
Để bảo vệ thanh góp có thể dùng các bảo vệ của các phần tử nối
vào thanh góp như bảo vệ dòng điện cực đại, bảo vệ khoảng cách
của các đường dây hoặc bảo vệ riêng biệt.
2. Các trường hợp không cần đặt bảo vệ riêng
Đối với thanh góp không phân đoạn của nhà máy điện công suất
bé cung cấp điện chủ yếu cho phụ tải câp điện áp máy phát điện
hoặc thanh góp phía thứ cấp không phân đoạn của trạm biến áp
cũng không cần đặt bảo vệ thanh góp riêng mà dùng bảo vệ
chống ngắn mạch ngoài của máy phát điện hoặc của máy biến áp
để bảo vệ cho thanh góp.

Hình 4 ví dụ các sơ đồ nối điện không cần đặt bảo vệ thanh góp riêng

3. Những trường hợp cần đặt bảo vệ riêng cho thanh góp
Đặt bảo vệ riêng cho thanh góp nhằm các mục đích sau:
 Đảm bảo yêu cầu tác động nhanh để giữ vững tính ổn định
của hệ thống.
 Đảm bảo cắt có chọn lọc ngắn mạch trên thanh góp có
phân đoạn khi cả hai phân đoạn cùng làm việc và máy cắt
phân đoạn đóng, trên hệ thống hai thanh góp làm việc song
song với máy cắt nối dòng.
Để bảo vệ thanh góp có thể dùng các bảo vệ dòng điện cực đại,
bảo vệ dòng điện có hướng, bảo vệ khoảng cách và thông dụng
nhất là bảo vệ so lệch vì bảo vệ này đảm bảo cắt nhanh và có
chọn lọc các sự cố trong sơ đồ nối điện bất kỳ.

Hình 5 các sơ đồ điện cần bảo vệ riêng cho thanh góp


4. Các loại sơ đồ thanh góp
Trong các nhà máy điện, trạm biến áp và trạm phân phối tùy
thuộc vào vai trò, vị trí của nó trong hệ thống điện có thể sử dụng
các loại sơ đồ thanh góp như sau:
 Sơ đồ một hệ thống thanh góp
 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng hai dao
cách ly
 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng máy cắt
điện.
 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng

Hình 6 các loại sơ đồ bảo vệ hệ thống thanh góp

a) Sơ đồ hai hệ thống thanh góp cso một máy cắt trên mạch
Hình 7 sơ đồ hệ thống thanh góp

Hình 8 sơ đồ hai hệ thống thanh góp có phân đoạn thanh góp làm việc

Hình 9 sơ đồ hẹ thống thanh góp có thanh góp vòng


Hình 10 sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng

b) Sơ đồ thanh góp mỗi mạch điện được nối với hệ thống thanh góp qua hai máy cắt điện

Hình 11 sơ đồ hai hệ thống thanh góp có hai máy cắt trên mạch

Hình 12 sơ đồ hệ thống thnah góp có ba máy cắt trên hai mạch


Hình 13 sơ đồ hai hệ thống thanh góp có bốn máy cắt trên ba mạch

Hình 14 sơ đồ tứ giác

You might also like