You are on page 1of 32

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

PHỐI HỢP BẢO VỆ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Mở đầu

Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự
cố và chế độ làm việc không bình thường của các phần tử. Phần lớn các sự cố
thường kèm theo các hiện tượng dòng điện tăng quá cao và điện áp giảm quá
thấp. Các thiết bị có dòng điện tăng cao chạy qua có thể bị đốt nóng quá mức
cho phép và bị hư hỏng khi điện áp bị giảm thấp, các hộ tiêu thụ không thể
làm việc bình thường mà tính ổn định của các nhà máy phát làm việc song
song và của toàn hệ thống bị giảm. Các chế độ làm việc không bình thường
cũng làm cho áp, dòng và tần số lệch khỏi giới hạn cho phép và nếu để kéo
dài tình trạng này có thể xuất hiện sự cố. Có thể nói sự cố làm rối loạn các
hoạt động bình thường của hệ thống điện nói chung và của hộ tiêu thụ nói
riêng.
Chế độ làm việc không bình thường có nguy cơ xuất hiện sự cố làm
giảm tuổi thọ của máy móc.
Muốn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và các hộ tiêu thụ thì
khi xuất hiện sự cố cần phát hiện càng nhanh càng tốt chổ sự cố để cách ly nó
khỏi phần tử không bị hư hỏng, có như vậy phần tử còn lại mới duy trì được
hoạt động bình thường, đồng thời giảm mức độ bị hư hại của phần bị sự cố.
Vì vậy chỉ có các thiết bị tự động bảo vệ mới có thể thực hiện tốt được yêu
cầu như trên. Các thiết bị này hợp thành hệ thống bảo vệ.
Khi xuất hiện sự cố, bảo vệ phát hiện và cho tín hiệu đi cắt các phần tử
hư hỏng thông qua các máy cắt điện. Khi xuất hiện chế độ làm việc không
bình thường bảo vệ sẽ phát hiện và tuỳ thuộc theo yêu cầu có thể tác động để
khôi phục chế độ làm việc bình thường hoặc báo hiệu cho nhân viên trực.

Các yêu cầu cơ bản của việc phối hợp bảo vệ:
Phối hợp bảo vệ phải thỏa mãn:
 Tính chọn lọc
 Tính đảm bảo
 Độ nhạy
Chương 1: GIỚI THIỆU SƠ NÉT CÔNG DỤNG CỦA CÁC THIẾT BỊ
BẢO VỆ
Các thiết bị bảo vệ được đề cập đến trong tài liệu này bao gồm: máy cắt
trung thế (rơle), recloser và dây chảy (FCO, LBFCO). Các thiết bị được đề
cập đến bao gồm: MBA, AVR, đường dây dẫn điện, ...

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 1/32
1. Dây chảy (fuse link)
Dây chảy là thiết bị bảo vệ đơn giản nhất có thể dùng trong bảo vệ quá
dòng trên lưới phân phối. Chức năng chính của nó là hoạt động như một liên
kết yếu, rẻ tiền trên lưới. Liên kết này sẽ mở giải trừ các quá dòng điện và bảo
vệ thiết bị chống lại các sự cố quá tải và ngắn mạch. Cầu chì còn được sử
dụng phân đoạn đường dây. Một trong những ưu điểm của cầu chì là dễ
dàng thay thế và giá thành rẻ.
Dây chảy sử dụng để bảo vệ quá tải và quá dòng cho các thiết bị lưới
điện. Vì thế, khi sử dụng dây chảy để bảo vệ cho các thiết bị lưới điện chúng
ta phải nắm chắc các tính năng làm việc của nó để phối hợp bảo vệ một cách
chính xác và hạn chế các tác động sai:
Dây chảy là một thiết bị bảo vệ nằm trong FCO và LBFCO, do đó các
thiết bị này thường ứng dụng để:
1.1) Bảo vệ cho máy biến áp phân phối: FCO thường được dùng để bảo
vệ cho máy biến áp phân phối tránh được các sự cố do quá tải MBA
gây nên và bảo vệ cho hệ thống tránh được các sự cố khi xảy ra sự
cố tại MBA. Tùy theo công suất trạm biến áp, điện áp hệ thống mà
ta lựa chọn được FCO có điện áp định mức, dòng định mức và dòng
điện định mức của dây chảy thích hợp.
1.2) Bảo vệ cho các phân đoạn và nhánh rẽ của đường dây trung thế:
LBFCO hoặc FCO thường được dùng để bảo vệ cho các phân đoạn
và các nhánh rẽ của đường dây tránh được các sự cố do hiện tượng
quá dòng trên dây dẫn gây ra nhằm giới hạn nhỏ nhất khu vực mất
điện khi có sự cố xảy ra. Việc dùng LBFCO hay FCO để bảo vệ cho
các phân đoạn và các nhánh rẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dòng tải
làm việc của nhánh đó và mức độ quan trọng của lưới điện khu vực
đó. Căn cứ vào phụ tải làm việc lớn nhất của nhánh rẽ đó và việc
phối hợp bảo vệ với các thiết bị bảo vệ kế cận mà ta sẽ chọn được
dòng định mức làm việc của dây chảy cho LBFCO hoặc FCO thích
hợp.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 2/32
Hình 1.1 Đặc tuyến một số chủng loại dây chảy ở dòng định mức 10A và
10.4A cho dây chảy slow-fast

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 3/32
Hình 1.2 bọc bên ngoài của một dây chảy
Dây chảy trên của hãng Chance, chủng loại dây chảy là loại K có dòng
định mức 10A hoặc cũng có thể viết 10K.

2. Máy cắt tự đóng lại (Recloser)


Recloser là máy cắt tự động đóng cắt mạch điện, các chức năng đóng cắt
mạch điện đã được lập trình theo một chương trình nhất định của mỗi nhà sản
xuất. Các chủng loại recloser hiện có trên lưới Công ty Điện lực 2 bao gồm:
Nuclec, Whipp&Bourne, Cooper và ABB. Chức năng chính của recloser là
loại trừ các sự cố thoáng qua xảy ra trong phạm vi bảo vệ. Để sử dụng
recloser một cách có hiệu quả, chúng ta phải biết được các đặc tính kỹ thuật
cơ bản sau:
- Đặc tính làm việc cắt nhanh để giải trừ các sự cố chạm đất.
- Đặc tính làm việc có thời gian để giải trừ các sự cố mang tính chất
vĩnh cửu.
- Cài đặt dòng điện tác động cho đặc tính cắt nhanh và đặc tính làm
việc có thời gian.
- Khoảng thời gian đóng cắt của recloser.
- Chức năng nâng đặc tuyến bảo vệ để tránh tác động sai khi có hiện
tượng khởi động lại (dòng cold load).
- Chức năng phối hợp giữa 02 recloser hoặc giữa recloser với dây chảy
(sequence coordinated).
- Chức năng cắt nhanh và cắt nhanh đồng thời khóa mạch không tự
đóng lại khi quá dòng cao hơn mức đặt trước.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 4/32
Do recloser có các đặc tính ưu việt trên nên nó thưòng được dùng:
2.1) Bảo vệ cho các phân đoạn đường dây có phụ tải lớn và quan trọng
mà lưới điện ở khu vực này thường xảy ra các sự cố thoáng qua.
2.2) Trong một số trường hợp đặc biệt recloser có thể dùng để làm máy
cắt bảo vệ cho các phát tuyến của các trạm trung gian 35/15-22kV.
3. Rơle
Khi nói đến máy cắt thì nó chỉ là một cơ cấu chấp hành, để cơ cấu chấp
hành này hoạt động được thì phải có một thiết bị cảm nhận, xử lí và ra lệnh
cho máy cắt làm việc. Thiết bị này gọi là rơle. Các rơle không nằm trong máy
cắt, nó chỉ là thiết bị đi kèm theo máy cắt, làm việc dựa trên dòng điện và điện
áp sự cố. Các loại rơle thường dùng để bảo vệ cho các phát tuyến của lưới
điện trung thế bao gồm: 50/50N, 51/51N và 79. Các chức năng của chúng là:
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh: là loại rơle 50/50N có chức năng bảo vệ
quá dòng pha và quá dòng chạm đất, loại bảo vệ này thường làm việc
với thời gian tức thời hoặc thời gian rất bé.
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh có thời gian: là loại rơle 51/51N có chức
năng bảo vệ quá dòng pha và quá dòng chạm đất có thời gian, đặc
tính làm việc theo thời gian của loại bảo vệ này phụ thuộc vào độ lớn
của dòng điện sự cố.
- Tự đóng lại: là loại rơle 79 có chức năng xuất tín hiệu điều khiển để
đóng lại máy cắt.
Do có tính chất quy mô của máy cắt như trên nên nó chỉ dùng để đóng
cắt và bảo vệ tại các trạm biến áp truyền tải và trạm biến áp trung gian.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 5/32
Chương 2: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH CHO HỆ THỐNG ĐIỆN

I. Khái niệm
Ngắn mạch trong hệ thống điện là hiện tượng các dây pha chạm nhau,
chạm đất hoặc chạm dây trung tính. Lúc ngắn mạch xảy ra, tổng trở của hệ
thống giảm đi và dòng điện tăng đột ngột gọi là dòng điện ngắn mạch.
II. Các dạng ngắn mạch
Các dạng ngắn mạch trong hệ thống điện:
- Ngắn mạch 3 pha là hiện tượng ba pha chạm nhau và được ký hiệu N(3).
- Ngắn mạch 2 pha là hiện tượng hai pha chạm nhau và được ký hiệu N(2).
- Ngắn mạch 1 pha là hiện tượng một pha chạm đất hoặc chạm dây trung
tính và được ký hiệu N(1).
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất là hiện tượng hai pha chạm nhau và chạm đất
được ký hiệu N(1,1).
Trong các dạng ngắn mạch trên thì ngắn mạch 1 pha chiếm vào khoảng
70-80%, các dạng ngắn mạch còn lại chiếm khoảng 20-30% và xác suất xảy
ra trong trường hợp này được sắp xếp theo: 2 pha chạm đất; 2 pha; 3 pha.
Trong các dạng ngắn mạch trên chỉ có ngắn mạch 3 pha là ngắn mạch đối
xứng còn các dạng ngắn mạch còn lại là ngắn mạch không đối xứng.
III. Nguyên nhân và hậu quả của ngắn mạch
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngắn mạch:
- Cách điện bị hỏng: già cỗi khi làm việc lâu ngày, chịu tác động cơ khí
gây vỡ nát, nhiệt độ môi trường tác động,...
- Những tác động do con người gây nên: thả diều, rơm rạ bay lên
đường dây khi tuốt lúa, xe đụng, cẩu xáng va quẹt ...
- Những tác động do loài vật: rắn bò, chim đậu,...
- Hiện tượng gió bão gây nên: đỗ cột, dây chập nhau,...
- Quá điện áp khí quyển: do sét đánh vào đường dây gây phóng điện.
- Do thao tác nhầm: chuyển lưới khi cả 2 bên đều mang điện (chưa
đồng vị pha), đóng điện vào đường dây đang sửa chữa, cắt nhầm dao
cách ly của tuyến đang vận hành …
Hậu quả của hiện tượng ngắn mạch: Khi ngắn mạch xảy ra, dòng điện
ngắn mạch chạy qua các thiết bị trong lưới điện và gây ra những hậu quả có
thể là:
- Gây mất ổn định hệ thống điện do hiện tượng bất đối xứng xảy ra
trong hệ thống.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 6/32
- Gây sụt áp lưới điện làm cho các thiết bị không hoạt động được.
- Nhiệt độ tăng cao, phát nóng cục bộ gây ra hiện tượng cháy nổ.
- Sinh ra lực điện động lớn giữa các pha của các thiết bị lưới điện gây
ra biến dạng hoặc làm gãy vỡ các thiết bị lưới điện (thanh dẫn, sứ
đỡ,...)
IV. Mục đích của việc tính toán ngắn mạch
Tính toán ngắn mạch trong hệ thống điện nhằm các mục đích sau:
- Lựa chọn các thiết bị lưới điện cho phù hợp để chịu được dòng điện
ngắn mạch trong thời gian cho phép.
- Chỉnh định các thiết bị bảo vệ cho hợp lý như: rơle, recloser và dây
chảy.
V. Các phương pháp tính toán ngắn mạch:
Phần nầy khá phức tạp, có tài liệu riêng, sẽ gửi cho các đơn vị tham
khảo. Phòng Điều độ đã thiết lập file tính dòng ngắn mạch đơn giản, qua kiểm
tra đối chiếu với thực tế cũng khá chính xác, các điện lực có thể áp dụng để
xác định dòng ngắn mạch khu vực mình quản lý.
Các điện lực nên ứng dụng phần mềm PSS-ADEPT để xác định dòng
ngắn mạch tại các vị trí cần tính toán.
Một cách khái quát có thể tóm tắt như sau:
Trước tiên cần thành lập sơ đồ thay thế thứ tự thuận, nghịch và không
của đường dây, trạm phân phối nhìn về hệ thống, tính toán ngắn mạch
Thành lập sơ đồ thứ tự thuận, nghịch và không của đường dây :
- Xác định tổng trở thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không của hệ thống
đến thanh cái 22kV: số liệu được cung cấp từ Phòng Rơle của Trung Tâm
Điều độ HTĐMN qua phần mềm quản lý toàn hệ thống điện Miền Nam. Tổng
trở nầy thay đổi theo phương thức vận hành HTĐQG.
- Để thành lập sơ đồ thứ tự thuận, nghịch và không của mạng phân phối ta
cần xác định tổng trở thứ tự thuận, nghịch và không nhìn về phía hệ thống.
Ví Dụ: Tổng trở thứ tự thuận, nghịch của dây pha phát tuyến AC-185 :
- Khoảng cách tương đương giữa các pha :
Dm , pha = 3 Dab .Dbc .Dca = 3 0, 675.1, 65.2,325 = 1,37 m
- Bán kính tự thân của dây pha : dây pha AC-185 có d = 19 mm.
Ds , pha = rpha
,
= 0, 779.r = 0, 779.9,5 = 7, 4 mm
- Khoảng cách tương đương giữa dây pha và dây trung tính :
Dm ,n = 3 Dan .Dbn .Dcn = 3 1,8.1,35.1,5 = 1,53 m
- Bán kính tự thân của dây trung tính : dây trung tính AC-120 có d = 15,2 mm.
Ds ,n = rn, = 0, 779.r = 0, 779.7, 6 = 5,92 mm
- Cảm kháng thứ tự thuận và nghịch của dây AC-185 :

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 7/32
= cảm kháng phân cách xd,pha + cảm kháng dây dẩn xa,pha ở khoảng cách pha1
mét.
Dm, pha 1
x1 = x 2 = 2.10  4.2 f . ln = 2.10  4.2 f ln Dm, pha + 2.10  4.2 f . ln
Ds . pha Ds , pha
x1 = x2 = 0, 0197 + 0,308 = 0,3277 W / km

- Tính tổng trở thứ tự không :


Theo tài liệu Electric Power Distribution của A.S Pabla :
- Điện trở thứ tự không :
3 .104.
r0 = r + W / km
2
- Trong đó r là điện trở 1km dây dẫn.
- Cảm kháng thứ tự không :

x0 = 6. .104.ln W / km
3
0,779.R.dm2

Trong đó :  độ sâu hiệu dụng của dòng điện trở về đất ( m) :


660.
= (m)
f
 : điện trở suất của đất : đất sét lấy  = 70 W.m ; tần số f = 50Hz ;  = 2..f,
dm = 3 Dab.Dbc .Dca = 1,373m.

Sau khi thành lập sơ đồ thay thế nhìn về hệ thống, đưa tổng trở hệ thống vào
để tính toán dòng ngắn mạch 3 pha, 1 pha chạm đất để làm điều kiện phối hợp
bảo vệ và chọn thiết bị.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 8/32
Chương 3: DÂY CHẢY BẢO VỆ CHO MÁY BIẾN ÁP

Hiện nay, có rất nhiều các thiết bị khác nhau để bảo vệ quá dòng cho
MBA như: recloser, máy cắt, FCO,... thông thường người ta thường chọn dây
chảy (fuse link) để bảo vệ cho MBA vừa đảm bảo được các đặc tính ưu việt
của chức năng bảo vệ vừa lại giảm được giá thành đầu tư cho công trình.
I. Các yêu cầu kỹ thuật
Để một dây chảy bảo vệ được cho MBA, nó phải thỏa mãn các điều kiện
sau:
1. Bảo vệ cho hệ thống tránh khỏi sự cố khi có sự cố xảy ra bên trong
MBA.
2. Bảo vệ cho MBA tránh được các sự cố do quá tải MBA gây ra.
3. Tách MBA ra khỏi hệ thống nhanh chóng.
4. Chịu được dòng quá tải của MBA trong một thời gian ngắn mà không
bị hỏng.
5. Chịu được dòng khởi động của phụ tải MBA khi có hiện tượng khởi
động đồng thời.
6. Chống lại các tác hại do sét lan truyền gây ra.
II. Cách chọn dây chảy cho MBA
Khi biết được các thông số kỹ thuật của MBA, dây chảy có thể phối hợp
bảo vệ cho MBA rất đơn giản. Để làm được điều này cần phải hiểu được đặc
tính đường cong dòng điện theo thời gian (TCCs) của dây chảy và MBA.
Đặc tính TCC của dây chảy thể hiện trên hình vẽ qua 2 đường cong:
- Minimum melting time: thời gian chảy nhỏ nhất của dây chảy theo
dòng điện.
- Maximum clearing time: thời gian cắt cực đại của dây chảy theo dòng
điện.
Đặc tính TCC của MBA thể hiện trên hình vẽ qua các đường cong:
- Transformer damage curve: đặc tuyến hư hỏng của MBA thể hiện
theo dòng điện và thời gian.
- Transformer inrush curve: đặc tuyến dòng điện quá độ xảy ra khi
đóng điện MBA. Nó có độ lớn phụ thuộc vào từ thông dư trong lõi từ
của MBA khi có hiện tượng đóng điện lại xảy ra.
- Transformer coldload pickup curve: đặc tuyến dòng điện tải nguội
này xảy ra khi MBA được đóng điện trở lại sau khi mất điện. Nó có
độ lớn phụ thuộc vào tính chất phụ tải của lưới điện phân phối.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 9/32
Nguyên lý sử dụng dây chảy để phối hợp bảo vệ cho MBA có thể được
tính toán như sau. Thiết lập một tỷ số của dây chảy bằng cách lấy dòng điện
nhỏ nhất để làm chảy dây chảy chia cho dòng điện đầy tải của MBA. Ta có
thể viết lại như sau:
I fuse minimum melt
T fuse = 3.1
I full-load MBA

I fuse minimum melt : Dòng điện nhỏ nhất làm chảy chì
I full – load MBA: Dòng điện định mức MBA

Nếu tỷ số tính được từ công thức (3.1) lớn thì dây chảy sẽ bảo vệ cho hệ
thống tránh được các sự cố bên trong MBA nhưng sẽ hạn chế bảo vệ quá
dòng.
Nếu tỷ số tính được từ công thức (3.1) bé thì dây chảy sẽ bảo vệ quá tải
tốt nhất nhưng sẽ bị tác động khi dòng khởi động lại chạy qua MBA (cold
load).
Vậy để chọn được dây chảy thỏa mãn các điều kiện trên thì ta phải dung
hòa mọi tác động có thể sinh ra từ dây chảy: cấp điện liên tục, sự cố bên trong
MBA, hiện tượng khởi động lại, ...
Tóm lại, khi biết được các đường đặc tuyến hư hỏng (damage curve) và
đặc tuyến khởi động (cold load curve) của MBA, để dây chảy có thể bảo vệ
được cho MBA tránh được các sự cố quá dòng điện thì đường đặc tính chảy
của dây chảy phải nằm trước đường đặc tính hư hỏng MBA, mặt khác để khi
phụ tải MBA khởi động trở lại mà dây chảy không đứt thì đường đặc tính của
dây chảy phải nằm sau đường cong khởi động của MBA. Điều này có nghĩa là
để phối hợp bảo vệ được giữa dây chảy và MBA thì đường đặc tính chảy của
dây chảy phải nằm xen giữa 2 đường đặc tuyến của MBA.

III. Các ví dụ:


Ví dụ 1: hãy chọn chì để bảo vệ cho MBA 3 pha 630kVA 22/0,4kV.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 10/32
MBA đã cho trên có dòng định mức về phía trung thế Iđm=16.53A, vậy
ta phải chọn dây chảy có dòng điện định mức lớn hơn hoặc bằng dòng điện
định mức về phía trung thế của MBA và có đặc tuyến làm việc nằm giữa 02
đường đặc tuyến của MBA. Từ điều kiện trên ta chọn được chì K-30A có đặc
tuyến làm việc như hình vẽ dưới là thỏa mãn.

Hình 3.1: phối hợp bảo vệ giữa dây chảy 30K và MBA 3 pha 630kVA

Ví dụ 2: hãy chọn chì để bảo vệ cho MBA 1 pha 50kVA 12,7/0,2kV.


MBA đã cho trên có dòng định mức về phía trung thế Iđm=3,94A, vậy ta
phải chọn dây chảy có dòng điện định mức lớn hơn hoặc bằng dòng điện định

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 11/32
mức về phía trung thế của MBA và có đặc tuyến làm việc nằm giữa 02 đường
đặc tuyến của MBA. Từ điều kiện trên ta chọn được chì K-8A có đặc tuyến
như hình vẽ dưới là thỏa mãn.

Hình 3.2: phối hợp bảo vệ giữa dây chảy 8K và MBA 1 pha 50kVA

IV. Bảng tra dây chảy khi sử dụng để bảo vệ cho MBA.
CỠ DÂY CHẢY SỬ DỤNG CHO CÁC MBA 1 PHA VÀ 3 PHA

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 12/32
Điện áp cuộn dây MBA (22/12,7)kV
Công suất
(kVA)
Iđm MBA (A) Cỡ dây chảy (K)
Máy biến áp 1 pha
10 0,79 3
15 1,18 3
25 1,97 3
37,5 2,95 6
50 3,94 8
75 5,91 10
100 7,87 12
Máy biến áp 3 pha
75 1,97 3
100 2,62 6
125 3,28 6
160 4,20 8
180 4,72 10
200 5,25 10
225 5,90 12
250 6,56 12
300 7,87 15
315 8,27 15
375 9,84 20
400 10,50 20
450 11,81 25
500 13,12 25
560 14,70 25
630 16,53 30
750 19,68 30
800 20,99 40
1000 26,24 40
Ghi chú: các dòng in đậm là các gam chuẩn của MBA phân phối
Chương 4: DÂY CHẢY BẢO VỆ CHO BỘ TỤ ĐIỆN

I. Các yêu cầu kỹ thuật


Để phối hợp bảo vệ giữa dây chảy và bộ tụ điện ta phải chọn các thông
số dây chảy theo các điều kiện sau:

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 13/32
- Dây chảy phải có khả năng chịu đựng được dòng điện xác lập và quá
độ để tránh tác động sai.
- Dây chảy phải có khả năng tách các sự cố của các bộ tụ ra khỏi hệ
thống để tránh gây sự cố cho hệ thống.
II. Cách chọn dây chảy cho bộ tụ điện.
Để một dây chảy bảo vệ được cho bộ tụ điện, dòng điện định mức của
dây chảy phải chọn như sau:
Về mặt lý thuyết và thông qua tiêu chuẩn của tụ điện thì dòng điện định
mức làm việc liên tục của dây chảy được chọn lớn hơn hoặc bằng 135% dòng
điện định mức của bộ tụ.
Theo kinh nghiệm vận hành thì dòng điện định mức làm việc liên tục của
dây chảy nên chọn nằm trong khoảng 1,61,8 lần dòng điện định mức của bộ
tụ điện.
Do đó, dòng điện làm việc liên tục của dây chảy trong lưới nối đất lặp lại
được tính toán như sau:
Q
I link = (1,6  1,8)  (A) 4.1
3U p  p

Q: công suất của bộ tụ điện (kVAr)


Up-p: điện áp dây của hệ thống (kV).
Công thức 4.1 áp dụng cho dây chảy mang dòng định mức 100%, nếu
dây chảy có khả năng mang tải 150% dòng định mức ( loại tin links) thì giá trị
dòng điện tính toán được từ công thức 4.1 phải chia thêm cho hệ số 1,5 ( tức
là Ifuse150%=Ilink/1,5).
III. Ví dụ
Để nắm rõ hơn chúng ta cùng khảo sát đường cong giới hạn vùng làm
việc an toàn và vùng làm việc không an toàn của bộ tụ điện như hình vẽ dưới
đây:

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 14/32
Vùng làm việc an
toàn của bộ tụ điện
Vùng làm
việc không
an toàn của
bộ tụ điện

Hình 4.1: Đường cong làm việc của bộ tụ điện theo dòng điện và thời gian.
Từ hình vẽ trên ta nhận thấy, để bộ tụ làm việc an toàn thì đặc tuyến làm
việc của dây chảy phải nằm thấp hơn đặc tuyến làm việc của bộ tụ. Điều này
có nghĩa là đặc tuyến làm việc của dây chảy phải nằm về bên trái đặc tuyến
làm việc của bộ tụ.
I. Bảng tra dây chảy khi sử dụng để bảo vệ cho bộ tụ điện.
CỠ DÂY CHẢY SỬ DỤNG CHO CÁC BỘ TỤ ĐIỆN CÓ DUNG
LƯỢNG CHUẨN THÔNG DỤNG NHƯ SAU:

Dung lượng bộ tụ Điện áp 22kV


(kVAr) Itính toán của bộ tụ (A) Loại dây chảy (K)
300 13,38 15
600 26,77 30
900 40,15 40
1200 53,54 65
1800 80,30 80
2400 107,07 100

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 15/32
Chương 5: PHỐI HỢP BẢO VỆ GIỮA RƠLE VÀ DÂY CHẢY

Sự phối hợp giữa rơle bảo vệ của máy cắt và dây chảy trong phần này đề
cập đến sự phối hợp giữa rơle bảo vệ của máy cắt về phía nguồn và dây chảy
(fuse link) về phía tải.
Các yêu cầu kỹ thuật.
- Để đảm bảo phối hợp bảo vệ được giữa dây chảy và rơle đầu nguồn
ứng với mọi giá trị dòng điện sự cố thì dây chảy phải đứt trước khi
rơle đầu nguồn tác động. Điều này có nghĩa là đặc tuyến làm việc của
dây chảy phải nằm trước đặc tuyến làm việc có thời gian của rơle đầu
nguồn, hay đường đặc tuyến làm việc của dây chảy thấp hơn đường
đặc tuyến của rơle đầu nguồn trên cùng một đồ thị.
- Một biên sai số cho phép khoảng 0,2-0,3 giây giữa đặc tuyến thời
gian đứt lớn nhất của dây chảy với đường cong làm việc của rơle
thường được thiết lập nhằm phòng ngừa trong trường hợp CT bị lỗi,
sai số lớn, ...

Phối hợp bảo vệ giữa rơle và dây chảy

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 16/32
Chương 6: PHỐI HỢP BẢO VỆ GIỮA RƠLE VÀ RECLOSER

Sự phối hợp giữa rơle bảo vệ của máy cắt và recloser trong phần này đề
cập đến sự phối hợp giữa rơle bảo vệ của máy cắt về phía nguồn và recloser
nằm về phía tải.
I. Các yêu cầu kỹ thuật
- Khi có một sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của recloser ứng với mọi
giá trị của dòng điện sự cố thì các đặc tuyến của recloser khởi động
và làm việc để loại trừ sự cố thoáng qua hoặc cắt phần lưới điện bị sự
cố vĩnh cửu nhằm giới hạn nhỏ nhất khu vực mất điện.
- Khi phối hợp bảo vệ giữa các rơle của máy cắt đầu nguồn và các
recloser bảo vệ trên đường dây thì các rơle bảo vệ của máy cắt đầu
nguồn phải cài đặt ở chế độ dự phòng cho các thiết bị bảo vệ trên
đường dây. Điều này có nghĩa là các đường cong làm việc của các
thiết bị bảo vệ trên đường dây phải nằm thấp hơn đường cong bảo vệ
của rơle máy cắt đầu tuyến.
II. Ví dụ
Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ dưới, hãy tính toán lựa
chọn rơle và recloser để phối hợp bảo vệ cho mạch điện.

MC Imax=85A

Imax=450A B
1749 785 Imax=220A
A 1623 586
MC Recloser

Tại vị trí A có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 1749A và
1623A, ta chọn máy cắt 24kV - 630A, bảo vệ dùng rơle 50/51 Westinghouse
loại CO.8, TI 600:5, TD:1, Tap:6 có đường đặc tuyến làm việc như hình dưới.
Tại vị trí B có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 785A và
586A, ta chọn recloser Cooper có tủ điều khiển F4C. Chọn đặc tuyến cắt
nhanh cho dòng chạm đất (TCC:101) và cài đặt dòng chạm đất nhỏ nhất là
165A, đặc tuyến ngắn mạch 3 pha chọn là (TCC:117) và cài đặt dòng điện tác
động nhỏ nhất 330A.
Sở dĩ các giá dòng điện nhỏ nhất được cài đặt như trên là do khuyến cáo
của nhà sản xuất và kinh nghiệm vận hành thực tế, từ đó ta có được công thức
tính như sau:

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 17/32
I p min = 1,4  2   I tai max (A) 6.1
I G min = 0,5  I P min (A) 6.2
Hai công thức trên chỉ là cơ sở để cài đặt giá trị ban đầu cho recloser do
nó phụ thuộc vào các thông số của hệ thống lưới điện phân phối khu vực. Để
giá trị cài đặt này phù hợp cho mỗi khu vực thì phải thường xuyên theo dõi để
điều chỉnh cài đặt lại thông số một cách hợp lí hơn.

765A
586A

Hình 6.1: Phối hợp bảo vệ giữa rơle và recloser


Kiểm tra: Từ đặc tuyến phối hợp bảo vệ giữa máy cắt đầu nguồn và
recloser trên đường dây ở hình 6.1 ta nhận thấy:
Nếu có một sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của recloser thì giá trị dòng
điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lớn nhất có thể đạt đến là 765A và 586A, ứng
với các giá trị dòng điện ngắn mạch ba pha và một pha chạm đất này, ta đem
gióng lên trên biểu đồ hình 6.1 thì recloser sẽ tác động và loại trừ sự cố trong

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 18/32
vùng bảo vệ trước khi rơle bảo vệ của máy cắt đầu nguồn khởi động. Vậy các
thông số cài đặt cho recloser tại vị trí B là chấp nhận được.
Kết luận: từ các lựa chọn và kiểm tra trên ta nhận thấy, sơ đồ lưới điện
trên đã chọn được các bảo vệ đúng.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 19/32
Chương 7: PHỐI HỢP BẢO VỆ GIỮA RECLOSER VÀ RECLOSER

Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành tự động hóa, các tủ điều khiển
của các chủng loại recloser hiện nay được cài đặt nhiều đường cong làm việc
cũng như các giá trị dòng điện tác động nhỏ nhất hầu như đã đáp ứng được
các yêu cầu về phối hợp tự đóng lại của đường dây trên không.
I. Các yêu cầu kỹ thuật
Các tủ điều khiển của recloser đưa ra một số lượng khá lớn đường cong
làm việc, qua đó dể dàng phối hợp để thỏa mãn yêu cầu bảo vệ của hệ thống
lưới điện. Đối với tất cả các recloser, để có thể phối hợp được với nhau phải
xác định được:
1. Giá trị dòng cắt nhỏ nhất cài đặt cho các tủ điều khiển recloser khi có
sự cố chạm đất và sự cố ngắn mạch pha.
2. Đặc tuyến đường cong làm việc (TCC) của recloser.
3. Sự phối hợp tác động giữa các đường cong của recloser
4. Khoảng thời gian đóng lại của recloser.
Để các tủ điều khiển của các recloser có thể phối hợp với nhau mà không
xảy ra hiện tượng cắt vượt cấp khi có sự cố xảy ra ứng với mỗi dòng điện sự
cố trong vùng bảo vệ thì recloser phía tải phải ngắt cô lập sự cố trước khi
recloser phía nguồn tác động.
Để phối hợp bảo vệ giữa các recloser tin cậy chúng ta phải chú ý khi đặt
giá trị cắt nhỏ nhất cho sự cố chạm đất và sự cố pha, giá trị này phải có khả
năng chống lại được giá trị đỉnh của dòng tải khi có hiện tượng khởi động lại
(tham khảo công thức 6.1 và 6.2).
Để 02 recloser có thể phối hợp một cách chính xác và không bị tác động
nhầm thì recloser về phía nguồn phải cài đặt ở trạng thái thứ tự phối hợp
(sequence coordinated ON).
II. Ví dụ
Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ dưới, hãy tính toán lựa
chọn các recloser để phối hợp bảo vệ cho mạch điện.

Imax=450A Imax=350A
1749 785
1623 586
A B

Tại vị trí A có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 1749A và
1623A, ta chọn recloser Cooper có tủ điều khiển F4C. Chọn đặc tuyến cắt

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 20/32
nhanh cho dòng chạm đất (TCC:101) và cài đặt dòng chạm đất nhỏ nhất là
300A, đặc tuyến ngắn mạch 3 pha chọn là (TCC:116) và cài đặt dòng điện tác
động nhỏ nhất 675A (tham khảo công thức 6.1 và 6.2).
Tại vị trí B có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 785A và
586A, ta chọn recloser Cooper có tủ điều khiển F4C. Chọn đặc tuyến cắt
nhanh cho dòng chạm đất (TCC:101) và cài đặt dòng chạm đất nhỏ nhất là
200A, đặc tuyến ngắn mạch 3 pha chọn là (TCC:116) và cài đặt dòng điện tác
động nhỏ nhất 525A (tham khảo công thức 6.1 và 6.2).

1749A
1623A

765A
586A

Hình 7.1: đặc tuyến đường cong phối hợp bảo vệ giữa recloser 1 và recloser 2
Kiểm tra:
Từ đặc tuyến phối hợp bảo vệ của các thiết bị trên ta nhận thấy, khi có sự
cố xảy ra trong vùng bảo vệ của recloser 2 thì thứ tự tác động của 02 recloser
sẽ được phối hợp như hình vẽ sau:

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 21/32
Khi đặt chương trình thứ tự phối hợp
(Sequence coordinated ON)
Recloser1
Đóng

Mở Khóa
Recloser2
Đóng A A B

Hình 7.2: Sơ đồ hoạt động của recloser khi đặt sequence coordination cho
recloser phía nguồn.
Giả sử ngắn mạch phía sau recloser 2. Đầu tiên cả hai recloser cùng khởi
động do dòng điện qua nó vượt ngưỡng cài đặt. Với cùng dòng sự cố, theo
đặc tuyến cắt nhanh (A), thời gian cắt của recloser 2 ngắn hơn thời gian cắt
của recloser 1, recloser 2 sẽ cắt và khởi động đặc tuyến dòng điện theo thời
gian (B). Với chức năng sequence coordination recloser 1 tuy không cắt
nhưng bộ nhớ ghi nhận và xem như đã cắt lần thứ nhất và cũng khởi động đặc
tuyến dòng điện theo thời gian (B). Sau một thời gian định trước, recloser 2
đóng lại lần 1. Trường hợp sự cố chưa giải trừ, cả hai recloser cùng khởi động
bảo vệ theo đặc tuyến thời gian B nên recloser 2 sẽ cắt trước cô lập điểm sự
cố và khóa mạch. Nếu vì một lý do nào đó mà recloser 2 không cắt ra được
lúc đó dòng điện sự cố tiếp tục duy trì, recloser 1 sẽ cắt ứng với thời gian theo
đặc tuyến, bộ đếm chu trình sự cố ghi nhận lần 2 và khóa mạch điện không
cho đóng lại.
Nếu có một sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của recloser 1 (vùng nằm
giữa recloser 1 và recloser 2) thì đặc tuyến cắt nhanh của recloser 1 vẫn hoạt
động bình thường để cô lập sự cố thoáng qua (do bộ phận điện tử không cảm
nhận được các xung dòng điện sự cố từ phía recloser 2 nên chức năng cắt
nhanh của nó hoạt động bình thường).
Từ đặc tuyến phối hợp bảo vệ giữa recloser đầu nguồn và recloser trên
đường dây ta nhận thấy, nếu có một sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của
recloser 2 thì giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lớn nhất có thể đạt
đến là 765A và 586A, ứng với các giá trị dòng điện ngắn mạch ba pha và một
pha chạm đất này, ta đem gióng lên trên biểu đồ hình 7.1 thì recloser 2 sẽ tác
động và loại trừ sự cố trong vùng bảo vệ mà không làm cho recloser 1 tác
động. Vậy các thông số cài đặt cho recloser 2 là chấp nhận được.
Kết luận: từ các lựa chọn và kiểm tra trên ta nhận thấy, sơ đồ lưới điện
trên đã chọn được các bảo vệ đúng.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 22/32
Chương 8: PHỐI HỢP BẢO VỆ GIỮA RECLOSER VÀ DÂY CHẢY
Sự phối hợp giữa recloser và dây chảy trong phần này đề cập đến sự phối
hợp giữa recloser về phía nguồn và dây chảy (fuse links) về phía tải.
I. Các yêu cầu kỹ thuật
Để phối hợp bảo vệ giữa recloser và dây chảy phải tuân theo các yêu cầu
sau:
1. Khi có sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy ứng với mọi giá
trị của dòng điện sự cố thì thời gian chảy nhỏ nhất của dây chảy phải
luôn lớn hơn thời gian cô lập sự cố theo đặc tuyến cắt nhanh của
recloser.
2. Khi có sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy ứng với mọi giá
trị của dòng điện sự cố thì thời gian cắt cực đại của dây chảy không
được vượt quá thời gian cắt theo đặc tuyến trì hoãn của recloser.
3. Đối với các nhánh không được chỉ định phối hợp tuần tự với recloser,
khi có sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy đó, ứng với mọi
giá trị của dòng điện sự cố thì thời gian cắt cực đại của dây chảy
không được vượt quá thời gian cắt theo đặc tuyến cắt nhanh của
recloser.
II. Ví dụ :
VD1. Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ dưới, hãy tính
toán lựa chọn recloser và dây chảy để phối hợp bảo vệ cho mạch điện.

Imax=35A
987
B
Imax=250A 767 Imax=50A
1749 785
A C
1623 586

Tại vị trí A có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 1749A
và 1623A, ta chọn recloser Cooper có tủ điều khiển F4C. Chọn đặc tuyến cắt
nhanh cho dòng chạm đất (TCC:101) và cài đặt dòng chạm đất nhỏ nhất là
80A, đặc tuyến ngắn mạch 3 pha chọn là (TCC:116) và cài đặt dòng điện tác
động nhỏ nhất 400A.
Tại vị trí B có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 987A
và 767A, ta chọn dây chảy phải có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng tải
max (Itải max=35A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng điện định
mức 40A có đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.
Tại vị trí C có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 785A
và 586A, ta chọn dây chảy phải có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng tải

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 23/32
max (Itải max=50A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng điện định
mức 65A có đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.

1749A
1623A

785A
586A

987A
767A

Hình 8.1: phối hợp bào vệ giữa recloser và dây chảy


Kiểm tra: Từ đặc tuyến phối hợp bảo vệ giữa recloser đầu nguồn và các
dây chảy trên đường dây ở trên hình 8.1 ta nhận thấy:
Nếu có một sự cố chạm đất 1 pha xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy
B thì giá trị của dòng điện sự cố lớn nhất có thể đạt đến là 767A, ứng với các
giá trị dòng điện ngắn mạch một pha chạm đất này ta đem gióng lên trên biểu
đồ hình 8.1 thì dây chảy sẽ chảy trước khi đặc tuyến cắt nhanh của recloser
tác động. Vậy dây chảy đã chọn cho vị trí B là không thỏa mãn điều kiện phối
hợp bảo vệ nên ta phải chọn lại. Ta chọn dây chảy tăng thêm một cấp là 50A
có đặc tuyến làm việc trên hình 8.2.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 24/32
Tương tự, nếu có sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy C thì giá
trị của dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lớn nhất có thể đạt đến là 785A
và 586A, ứng với các giá trị dòng điện ngắn này ta đem gióng lên trên biểu đồ
hình 8.1 thì đặc tuyến cắt nhanh của recloser sẽ tác động trước dây chảy. Vậy
dây chảy chọn cho vị trí C đã chọn đúng.

1749A
1623A

785A
586A

987A
767A

Hình 8.2: phối hợp bào vệ giữa recloser và dây chảy


Từ các đặc tuyến làm việc trên hình 8.2 ta nhận thấy, khi có sự cố xảy ra
trong vùng bảo vệ của recloser A hoặc dây chảy B, C. Ứng với các giá trị
dòng điện ngắn mạch ba pha và một pha chạm đất này ta đem gióng lên trên
biểu đồ hình 8.2 thì đã thỏa mãn điều kiện phối hợp với nhau.
Kết luận: từ các lựa chọn và kiểm tra trên ta nhận thấy, sơ đồ lưới điện
trên đã chọn được các bảo vệ đúng.

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 25/32
VD2: Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ dưới, hãy tính
toán lựa chọn đặc tuyến recloser và dây chảy để phối hợp bảo vệ cho mạch
điện.

Imax=250A Imax=60A Imax=45A


Imax=450A
3069 2162 1565 1195
4286 1956 1332 965

471TĐ ChợTB C D

Tại vị trí MC 471TĐ có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là
3069A và 4086A, máy cắt 471TĐ loại 24kV- 630A, bảo vệ dùng rơle 50/51
loại P-122 TI 600:1, có đường đặc tuyến bảo vệ chạm đất như hình dưới.
Tại vị trí recloser Chợ Trung bình có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1
pha lần lượt là 2162A và 1956A, recloser phải được chọn có dòng pha lớn
hơn hoặc bằng dòng tải max (Itải max=250A), dòng chạm đất thường được
chọn bằng 1/2 dòng pha.
Tại vị trí C có dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 1565A và
1332A, dây chảy phải được chọn có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng
tải max (Itải max=60A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng định
mức 100A có đường đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.

Hình 5.1: Phối hợp bảo vệ giữa rơle, recloser và dây chảy T475TĐ

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 26/32
MC 476ĐN RCS Bà Hành 100K 65K

Chì 65K không phối


hợp bảo vệ tuần tự
với recloser

Hình 5.2: Phối hợp bảo vệ giữa rơle, recloser và dây chảy T476ĐN

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 27/32
Chương 9: PHỐI HỢP BẢO VỆ GIỮA DÂY CHẢY VÀ DÂY CHẢY
I. Các yêu cầu kỹ thuật
- Dây chảy phải đảm bảo vận hành với dòng tải lớn nhất.
- Khi có sự cố, dây chảy phía tải phải đứt, dây chảy phía nguồn không đứt
- Khi vận hành dây chảy sẽ chịu các tác động:
1. sai số;
2. nhiệt độ môi trường;
3. ảnh hưởng khi phải mang dòng tải;
4. ảnh hưởng khi phải mang dòng sự cố;
Do các ảnh hưởng trên, khi các dây chảy phối hợp với nhau người ta đưa
ra nguyên lý cho sự phối hợp giữa các dây chảy là: ứng với mỗi giá trị của
dòng điện sự cố thì tỷ số giữa thời gian lớn cắt cực đại (maximum clearing
time) của dây chảy bảo vệ với thời gian chảy nhỏ nhất (minimum melting
time) của dây chảy được bảo vệ không nên vượt quá 75%.
Để phối bảo vệ được chính xác, người ta thường dùng các đường cong
dòng điện theo thời gian của dây chảy để phối hợp với nhau.
II. Ví dụ
Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ dưới, hãy tính toán lựa
chọn các dây chảy để phối hợp bảo vệ cho mạch điện.

Dòng điện làm việc


max: Imax=105A
B
A
1749
987 Dòng điện làm việc
1623
767 max: Imax=36A
785
Trạm biến 1120 A
áp 110/22kV 586
C
Dòng điện làm việc
max: Imax=21A

Tại vị trí A có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 1749A
và 1623A, ta chọn dây chảy phải có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng
tải max (Itải max=105A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng điện
định mức 140A có đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.
Tại vị trí B có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 987A
và 767A, ta chọn dây chảy phải có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng tải

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 28/32
max (Itải max=36A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng điện định
mức 40A có đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.
Tại vị trí C có giá dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha lần lượt là 785A
và 586A, ta chọn dây chảy phải có dòng định mức lớn hơn hoặc bằng dòng tải
max (Itải max=21A), do đó ta chọn được dây chảy loại K có dòng điện định
mức 25A có đặc tuyến làm việc như hình vẽ dưới.

1749A
1623A

987A
767A

785A
586A

Hình 9.1: phối hợp bảo vệ giữa dây chảy tại các vị trí A, B và C
Kiểm tra:
Khi có sự cố ngắn mạch xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy C ta sẽ
có các giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha là 785A và 586A. Tại giá
trị dòng điện ngắn mạch 3 pha (785A) thời gian cắt cực đại của dây chảy tại
vị trí C và thời gian chảy cực tiểu của dây chảy B lần lượt là 0.045 sec và
0.054 sec do đó ta thiết lập được tỷ số 0.045/0.054=83%. Vậy dây chảy đã
chọn cho vị trí C và B không thỏa mãn nguyên lý phối hợp bảo vệ giữa các

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 29/32
dây chảy với nhau, do đó ta phải chọn lại dây chảy cho vị trí B. Chọn tăng
thêm một cấp là 50A có đặc tính làm việc như hình vẽ dưới.

Hình 9.2: sự phối hợp đặc tuyến bảo vệ của dây chảy tại các vị trí A, B và C

Khi có sự cố ngắn mạch xảy ra trong vùng bảo vệ của dây chảy C ta sẽ
có các giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha là 785A và 586A. Tại giá
trị dòng điện ngắn mạch 3 pha (785A) thời gian cắt cực đại của dây chảy tại
vị trí C và thời gian chảy cực tiểu của dây chảy B lần lượt là 0.045 sec và
0.075 sec do đó ta thiết lập được tỷ số 0.045/0.075=60%. Vậy theo nguyên lý
phối hợp bảo vệ giữa các dây chảy thì dây chảy tại vị trí B đã chọn đúng để
phối hợp với dây chảy tại vị trí C.
Tương tự, khi có sự cố ngắn mạch xảy ra trong vùng bảo vệ của dây
chảy B ta sẽ có các giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha là 987A và
767A. Tại giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha (987A) thời gian cắt cực đại của

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 30/32
dây chảy tại vị trí B và thời gian chảy cực tiểu của dây chảy A lần lượt là
0.092 sec và 0.78 sec do đó ta thiết lập được tỷ số 0.092/0.78=12%. Vậy theo
nguyên lý phối hợp bảo vệ giữa các dây chảy trên thì dây chảy tại vị trí A đã
chọn đúng để phối hợp với dây chảy tại vị trí B.
Kết luận: từ các lựa chọn và kiểm tra trên ta nhận thấy, sơ đồ lưới điện
trên đã chọn được các bảo vệ đúng.
III. Các bảng tra dây chảy khi phối hợp bảo vệ kề nhau theo
dòng điện sự cố lớn nhất.
Dây chảy được bảo vệ (A)

8K 10K 12K 15K 20K 25K 30K 40K 50K 65K 80K 100K 140K 200K

Dòng điện sự cố lớn nhất (A)


Dây chảy bảo vệ (A)

6K 190 350 510 650 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200

8K 210 440 650 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200

10K 300 540 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200

12K 320 710 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200

15K 430 870 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200

20K 500 1100 1700 2200 2800 3900 5800 9200

25K 660 1350 2200 2800 3900 5800 9200

30K 850 1700 2800 3900 5800 9200

40K 1100 2200 3900 5800 9200

50K 1450 3500 5800 9200

65K 2400 5800 9200

80K 4500 9200

100K 2400 9100

140K 4000

Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 31/32
Phối Hợp Bảo Vệ Cho Lưới Điện Trung Thế Trang: 32/32

You might also like