You are on page 1of 68

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO VỆ RƠLE

I. NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ RƠLE


1. Giới thiệu
Trong khi vận hành hệ thống điện, có thể xuất hiện tình trạng sự cố,
và chế độ làm việc không bình thường của các phần tử.
Tình trạng sự cố là trạng thái các thông số của hệ thống hay của
một vài phần tử vượt quá giới hạn cho phép.
- Đa số trường hợp các sự cố là ngắn mạch, thường kèm theo hiện
tượng dòng điện tăng rất cao, và điện áp giảm khá thấp.
- Các thiết bị có dòng điện tăng cao chạy qua có thể bị đốt nóng quá
mức cho phép, và bị hư hỏng.
- Khi điện áp giảm thấp, các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình
thường, và tính ổn định của các máy phát làm việc song song và
của toàn hệ thống bị giảm.
1. Giới thiệu

Chế độ làm việc không bình thường là trạng thái các thông số của hệ
thống hay của một vài phần tử vượt quá giới hạn mong muốn, nhưng vẫn
còn trong giới hạn cho phép.
Đa số trường hợp các chế độ không bình thường là điện áp, dòng điện,
tần số lệch khỏi giới hạn mong muốn, và nếu kéo dài tình trạng làm việc
không bình thường này, có thể xuất hiện sự cố.
❖ Như vậy có thể nói sự cố làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ
thống điện nói chung, và của các hộ tiêu thụ điện nói riêng; còn các chế
độ làm việc không bình thường là nguy cơ có thể làm xuất hiện sự cố.
❖ Để đảm bảo cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, an toàn cho thiết bị, và
ổn định cho hệ thống, phải cắt nhanh các phần sự cố, và mau chóng khắc
phục các trạng thái làm việc không bình thường. Thiết bị tự động bảo vệ
dùng vào việc nêu trên gọi là bảo vệ rơ le.
1. Giới thiệu

❖ Bảo vệ rơ le theo dõi liên tục tình trạng và chế độ làm việc của các
phần tử trong hệ thống điện, như vậy bảo vệ rơ le sẽ nhận biết chế độ
của hệ thống là bình thường hay không bình thường hoặc tình trạng
sự cố.
❖ Khi có sự cố, bảo vệ rơ le phát hiện, và cắt phần hư hỏng khỏi hệ
thống nhờ các máy ngắt điện.

❖ Khi có chế độ làm việc không bình thường, bảo vệ rơ le phát hiện, và
tùy trường hợp, tác động hồi phục làm việc bình thường hay báo
động cho nhân viên trực.

❖ Các hệ thống điện hiện đại không thể thiếu thiết bị bảo vệ rơ le.
2. Các dạng sự cố và các trạng thái làm việc không bình
thường trong hệ thống điện.

a. Các dạng sự cố
Phần lớn các sự cố là các dạng ngắn mạch.
Với mọi phần tử trong hệ thống điện, có thể xảy ra:
- Ngắn mạch 3 pha, ký hiệu N(3).
- Ngắn mạch 2 pha, ký hiệu N(2).
Riêng với các phần tử trong hệ thống điện trung tính nối đất, có thể
xảy ra:
- Ngắn mạch 1 pha (ngắn mạch 1 pha chạm đất), ký hiệu N(1).
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất, ký hiệu N(1,1).
- Ngoài ra, với máy phát điện và máy biến áp còn có dạng ngắn mạch
giữa các vòng dây trong cùng 1 pha.
Nguyên nhân sự cố

Do cách điện già cỗi hư hỏng, do quá điện áp, do các lực cơ học tác động.

Do thao tác sai, nhầm lẫn.

Ngắn mạch rất nguy hiểm, vì :

Hồ quang sinh ra nhiệt lượng lớn phá hủy thiết bị tại chỗ ngắn mạch, dòng ngắn mạch

càng lớn và thời gian tồn tại ngắn mạch càng lâu thì mức độ phá hủy càng nhiều.

Dòng ngắn mạch có trị số lớn, nên các thiết bị có dòng ngắn mạch đi qua bị ảnh

hưởng phát nóng quá mức cho phép và chịu lực điện động lớn, gây hư hỏng phần dẫn

điện và hư hỏng phần cách điện.

Điện áp giảm thấp nên các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình thường: động cơ giảm

tốc độ hay có thể ngừng, đèn giảm quang năng hay có thể tắt…. Cũng vì điện áp giảm

thấp nên hệ thống bị mất ổn định, rã ra từng phần riêng biệt, có thể ngừng cung cấp

điện.
2b. Các trạng thái làm việc không bình thường.
Quá tải: là hiện tượng dòng điện vượt quá giá trị định mức, gây phát nóng

quá trị số cho phép, làm cách điện già cỗi sớm. Thời gian cho phép quá tải đối

với từng thiết bị tùy thuộc vào trị số dòng điện (xem hình vẽ). Biện pháp khắc

phục là giảm bớt tải hay cắt điện khi cần.

- Vùng (A) : 0<Ilv<Iđm, thiết bị làm việc ổn định.

- Vùng (B) : Ilv>Iđm, trong thời gian ngắn, cho


phép quá tải.
- Vùng (C) : Ilv>Iđm, trong thời gian lâu, thiết bị
hư hỏng.

Ví dụ : Ilv=I1>Iđm, cho phép kéo dài thời gian


t<t1(trong vùng B), nếu thời gian kéo dài t>t1 thì
thiết bị hư hỏng (trong vùng C). Hình 2: Quá tải cho phép
2b. Các trạng thái làm việc không bình thường.
Giảm tần :

Khi tần số giảm thấp quá mức cho phép, hiệu suất các thiết bị điện sẽ giảm,

có thể gây sự cố nghiêm trọng trong sản xuất. Biện pháp khắc phục là giảm

bớt tải hay thêm máy phát điện dự bị.

Quá áp :

Khi mất phụ tải đột ngột, các máy phát thường bị vượt tốc làm cho điện áp

tăng vọt quá trị số cho phép, gây nguy hiểm cho cách điện. Biện pháp khắc

phục là giảm bớt dòng kích thích máy phát. Khi đóng cắt một phía đường dây

tải điện dài có điện dung lớn cũng có hiện tượng quá áp.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE
1.Đối với các dạng sự cố.

Có 4 yêu cầu cơ bản :

a.Tính chọn lọc:

Khi có sự cố, chỉ cần cắt phần hư hỏng, còn phần không hư hỏng vẫn làm

việc bình thường, như vậy việc liên tục cung cấp điện sẽ ít bị ảnh hưởng xấu.

Ví dụ :

- Khi ngắn mạch tại A, cần cắt các máy ngắt (7) và (8).

- Khi ngắn mạch tại B, cần cắt các máy ngắt (5) và (6).
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE
b. Tính tác động nhanh:

Cắt nhanh sự cố sẽ hạn chế được phạm vi phá hoại, nâng cao hiệu suất

tự động đóng điện trở lại, giảm thời gian sụt điện áp, như vậy các hộ tiêu

thụ và hệ thống sẽ ít bị ảnh hưởng xấu. Thông thường ở các cấp điện áp

càng cao, các phần tử công suất càng lớn và quan trọng thì đòi hỏi thời

gian tác động càng nhanh.

Ví dụ:

- Đường dây 300 kV ~ 500 kV : 0,10 s ~ 0,12 s.

- Đường dây 110 kV ~ 220 kV : 0,15 s ~ 0,30 s.

- Đường dây 6 kV ~ 10 kV : 1,50 s ~ 3,00 s, vì ở xa nguồn cung


II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE
Thời gian cắt phụ thuộc thời gian tác động của bảo vệ và thời gian tác

động của máy ngắt :

t cắt = t bảo vệ + t máy ngắt

(t máy ngắt = 0,06 s ~ 0,15 s)

- Tính nhanh và tính chọn lọc mâu thuẫn nhau; thường phải chọn một

trong hai hoặc thỏa hiệp 2 tính này sao cho phù hợp với đặc điểm, vị trí

phần tử cần bảo vệ và kinh tế nhất.

- Trường hợp mở máy động cơ, tính nhanh sẽ có thể làm bảo vệ tác động

sai.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE
c. Tính nhạy

- Khi có sự cố ở đoạn BC, bảo vệ (2) sẽ tác động cho máy ngắt (2) cắt.
Nếu bảo vệ (2) bị hỏng hay máy ngắt (2) bị hỏng, bảo vệ (1) sẽ tác động
cho máy ngắt (1) cắt, nghĩa là bảo vệ (1) là dự phòng cho bảo vệ (2). Để
có thể làm dự phòng cho bảo vệ (2), bảo vệ (1) phải có tính nhạy. Bảo vệ
(1) không cần thiết phải làm dự phòng cho bảo vệ (3).

- Đặc trưng độ nhạy bằng hệ số nhạy Knh : Nếu bảo vệ tác động theo dòng
ngắn mạch IN :
Knh = INmin / Ikđ
Nếu bảo vệ tác động theo điện áp ngắn mạch UN :
Knh = Ukđ / UNmax
Với Ikđ, Ukđ là dòng điện khởi động và điện áp khởi động của bảo vệ.
Thông thường Knh = 1,5 ~ 2,0.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE

Tính chắc chắn (tính tin cậy):


Khi có sự cố trong khu vực được giao bảo vệ, thì bảo vệ phải tác động
một cách chắc chắn.
Khi có sự cố ngoài khu vực được giao bảo vệ, thì bảo vệ không được tác
động.

Khi ngắn mạch ở N, nếu bảo vệ (1) hư hỏng không làm việc, bảo vệ (3) sẽ
làm việc, nhưng bảo vệ (4) không được làm việc.
Bảo vệ kém tin cậy thì bản thân nó cũng chính là nguồn gây ra sự cố.
Để bảo vệ có độ tin cậy cao, cần phải :
Dùng thiết bị rơ le tốt, và các chỗ nối, tiếp xúc chắc chắn.
Chọn cấu trúc bảo vệ hợp lý: đơn giản, ít rơ le, ít tiếp điểm.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠLE

2. Đối với các trạng thái làm việc không bình thường.

Có 3 yêu cầu cơ bản : tính chọn lọc, tính nhạy, tính chắc chắn, (giống như

đối với các dạng sự cố đã nêu trên)

Tính tác động nhanh không đặt ra, vì thông thường, các trạng thái làm việc

không bình thường chỉ xuất hiện trong chốc lát, nếu tác động nhanh sẽ

mất điện.
II. CẤU TẠO CỦA RƠLE

1. Khái niệm

Nhìn chung, có thể xem rơ le như một khối xử lý tín

hiệu, có đầu vào (1), đầu ra (2), người dùng chọn (3).

+ Đầu vào của rơ le có thể là các tín hiệu dạng liên tục (analog) như:

- Thông số dòng điện, điện áp. Các thông số dòng điện, điện áp được lấy

từ các biến dòng hay biến điện áp.

- Thông số áp suất, nhiệt độ v…v… được lấy từ các cảm biến, thường gọi

các rơ le này là các rơ le “không điện”.


II. CẤU TẠO CỦA RƠLE

1. Khái niệm

+ Đầu vào của rơ le có thể là các tín hiệu dạng gián đoạn (logic) như:

- Đầu ra của các rơ le khác. Rơ le này làm việc tùy thuộc vào các tác động

xử lý của các rơ le khác.

- Tiếp điểm phụ của các máy ngắt. Rơ le này làm việc tùy thuộc vào tình

trạng đóng hay cắt của các máy ngắt.

- Tiếp điểm của công tắc điều khiển bằng tay.


1.Khái niệm
+ Đầu ra của rơ le có thể là:

- Tiếp điểm: NO (thường cắt), NC (thường đóng), SCR (bán dẫn) tác động
đóng hay cắt.

- Hiển thị: cờ hiệu màu để báo hiệu, LED (diode phát quang) để cho biết
rơ le đã xử lý và tác động thế nào, LCD (màn hình tinh thể lỏng) để cho
biết các thông số đo lường hiện tại như U, I, f, ϕ, …, hoặc các thông số
đo lường ở những lần sự cố trước.

Người dùng chọn có thể là:

Chỉnh định tham số: dòng điện khởi động, điện áp khởi động …

Chọn lựa các phương thức làm việc cho rơ le.

Cấu tạo bên trong của khối xử lý tín hiệu có nhiều dạng, tùy theo yêu cầu
phương thức làm việc của rơ le.
Các thế hệ rơle

a. Thế hệ điện cơ :

Dựa vào nguyên lý điện từ, cảm ứng điện từ, các rơ le thế hệ điện cơ khi

tác động phải “di chuyển” nên có khuyết điểm là bị ma sát, quán tính, mài

mòn, bụi bặm cản trở …, phải thường xuyên chăm sóc bảo trì.

b. Thế hệ điện tử, vi mạch :

Kỹ thuật điện tử thế hệ bán dẫn ra đời thì được áp dụng vào lãnh vực bảo

vệ rơ le khá nhiều. Các rơ le điện tử là các board mạch, nhỏ gọn, tổ hợp

các mạch này tạo thành 1 “rơ le” với các tính năng linh hoạt.

Khi kỹ thuật chế tạo vi mạch ra đời, các board mạch trở nên nhỏ gọn, cho

phép người ta tích hợp nhiều “rơ le” thành 1 khối, và kỹ thuật bảo vệ rơ le

“nhiều trong một” bắt đầu xuất hiện.


Các thế hệ rơle

c. Thế hệ kỹ thuật số, vi xử lý:

Với ứng dụng kỹ thuật số, cộng thêm bộ vi xử lý, các bộ nhớ, v…v… có thể
lập trình được, rơ le ngày nay có độ tin cậy rất cao, khả năng “giao tiếp” với
người dùng rất linh hoạt, và mức độ tích hợp “nhiều trong một” cho phép
chế tạo ra các rơ le “tất cả trong một”, nghĩa là chẳng hạn trong một trạm
chỉ có 1 rơ le!
2. Tính rơle

- Rơ le tác động khi thông số đầu vào

thay đổi qua một trị số nào đó, trị số

này gọi là trị số khởi động (KĐ). (Hình

6a).

- Rơ le trở về khi thông số đầu vào

thay đổi qua một trị số nào đó, trị số

này gọi là trị số trở về (TV). (Hình 6b).


2. Tính rơle

- Rơ le trở về khi thông số đầu vào

thay đổi qua một trị số nào đó, trị số

này gọi là trị số trở về (TV). (Hình 6b).


2. Tính rơle

-Rơ le trở về khi thông số đầu vào

thay đổi qua một trị số nào đó, trị số

này gọi là trị số trở về (TV). (Hình 6b).

- Rơ le có trị số khởi động và trị số trở

về càng gần bằng nhau thì rơ le càng

nhạy. Rơ le lý tưởng có trị số khởi

động bằng trị số trở về.


3a. Rơ le điện từ tác động nhanh (27, 50, 59, …)

-Cấu tạo :

-Lõi sắt (1) làm khung sườn và là mạch từ

tĩnh.

-Phần di động (2) là mạch từ động, và là

giá mang các tiếp điểm (5).

-Lò xo (3) kéo (2) luôn luôn ở trạng thái

nhả khi chưa có điện.

-Cuộn dây điện từ (4) để tạo ra từ thông.

Nếu là điện xoay chiều, mặt cực từ được

xẻ rãnh và đặt vào vòng ngắn mạch

(không thể hiện trên hình vẽ).


3a. Rơ le điện từ tác động nhanh (27, 50, 59, …)

Đặc tính : Khảo sát sự hút / nhả của rơ le:

- Cho IR tăng dần từ 0 :


+ Ban đầu FR < Flò xo nên rơ le nhả.
+ Sau đó FR > Flò xo nên rơ le hút.
- Cho IR giảm dần :
+ Ban đầu FR > Flò xo nên rơ le vẫn hút
+ Sau đó FR < Flò xo nên rơ le nhả.
3a. Rơ le điện từ tác động nhanh (27, 50, 59, …)

- Đầu vào của rơ le là thông số dòng điện,


(3) chọn
hoặc điện áp.
(1) vào (2) ra
- Đầu ra của rơ le là tiếp điểm: NO, NC tác
động đóng hay cắt.
Hình 10: Rơ le nhìn chung

- Người dùng chọn là:

+ Nếu là cuộn dây dòng điện, chỉnh định tham số: dòng điện khởi động Ikđ,
dòng điện trở về Itv.
+ Nếu là cuộn dây điện áp, chỉnh định tham số: điện áp khởi động Ukđ,
điện áp trở về Utv.

- Chỉnh định bằng cách thay đổi lực căng lò xo, thay đổi khe hở không
khí, thay đổi số vòng của cuộn dây.
Phương thức làm việc của rơle

a. Rơ le quá lượng

- Khi thông số đầu vào Ivào≤Ikđ thì rơ le không tác


động, (hoặc Uvào≤Ukđ thì rơ le không tác động).
-Khi thông số đầu vào Ivào>Ikđ (hoặc Uvào>Ukđ) thì
rơ le tác động làm cho đầu ra tiếp điểm NO
chuyển sang đóng và tiếp điểm NC chuyển sang
cắt.
Phương thức làm việc của rơle

b. Rơ le kém lượng:

- Khi đưa thông số Uvào đến đầu vào, bình thường


Uvào=Uđm>Ukđ nên rơ le hút, ở đầu ra tiếp điểm NO
chuyển sang đóng và tiếp điểm NC chuyển sang
cắt. Lúc này rơ le hút, không tác động.
- Khi thông số đầu vào Uvào<Ukđ thì rơ le tác động
(nhả) làm cho đầu ra tiếp điểm NO chuyển sang
cắt và tiếp điểm NC chuyển sang đóng.

- Sau khi rơ le tác động, nếu thông số đầu vào


Uvào>Utv thì rơ le trở về (hút) làm cho đầu ra tiếp
điểm NO đóng và tiếp điểm NC cắt.
3b. Rơ le thời gian chậm trễ (02, 62).

Có 2 loại là loại tác động chậm 02 và loại trở về chậm 62.

- Đầu vào của rơ le thường là thông số điện áp (12VDC, 24VDC, 48VDC,


250VDC, 12VAC, 24VAC, 220VAC …)
- Đầu ra của rơ le là tiếp điểm NO, NC tác động đóng hay cắt.
- Người dùng chọn là chỉnh định tham số t (t là thời gian chậm trễ).
Phương thức làm việc của rơ le là:
Nếu là loại rơ le tác động chậm: khi đầu vào có điện áp, ở đầu ra các tiếp
điểm NO không đóng ngay, các tiếp điểm NC không cắt ngay, đợi sau t
giây các tiếp điểm này mới đóng hay cắt; khi đầu vào không có điện áp, ở
đầu ra các tiếp điểm NO cắt ngay, các tiếp điểm NC đóng ngay.
3b. Rơ le thời gian chậm trễ (02, 62).

- Nếu là loại rơ le trở về chậm: khi đầu vào có điện áp, ở đầu ra các tiếp
điểm NO đóng ngay, các tiếp điểm NC cắt ngay; khi đầu vào không có điện
áp, ở đầu ra các tiếp điểm NO không cắt ngay, các tiếp điểm NC không
đóng ngay, đợi sau t giây các tiếp điểm này mới cắt hay đóng.

- Nếu là loại rơ le trở về chậm: khi đầu vào có điện áp, ở đầu ra các tiếp
điểm NO đóng ngay, các tiếp điểm NC cắt ngay; khi đầu vào không có điện
áp, ở đầu ra các tiếp điểm NO không cắt ngay, các tiếp điểm NC không
đóng ngay, đợi sau t giây các tiếp điểm này mới cắt hay đóng.
3b. Rơ le thời gian chậm trễ (02, 62).

- Cấu tạo.

- Rơ le thời gian loại điện cơ có phần động liên kết với một bộ máy đồng
hồ, thời gian chậm trễ tùy thuộc vào bộ máy đồng hồ này.
- Rơ le thời gian loại điện tử ứng dụng nguyên lý mạch phóng nạp RC, vì
phải chọn khoảng chính xác hẹp nên thời gian chậm trễ chỉ vài giây.

- Rơ le thời gian loại vi mạch ứng dụng nguyên lý mạch đếm xung, thời
gian chậm trễ rất lâu (có thể đến hơn 7 ngày) với độ chính xác 0,01 giây.

- Rơ le thời gian phải có độ chính xác cao về thời gian t (±0,1s), điện áp
giảm 80% vẫn làm việc với t không đổi; phải trở về nhanh để sẵn sàng tác
động lần sau.
3c. Rơ le quá dòng điện tác động chậm (51).

- Đầu vào của rơ le là thông số dòng điện.

- Đầu ra của rơ le là tiếp điểm NO, NC tác động đóng hay cắt.
-Người dùng chọn là chỉnh định tham số dòng điện khởi động Ikđ, dòng điện
trở về Itv, thời gian tác động chậm t.
-Phương thức làm việc của rơ le là:

+Khi thông số đầu vào Ivào≤Ikđ thì rơ


le không tác động.
+Khi thông số đầu vào Ivào>Ikđ thì
sau thời gian t rơ le tác động làm
cho đầu ra tiếp điểm NO chuyển
sang đóng và tiếp điểm NC chuyển
sang cắt.
3c. Rơ le quá dòng điện tác động chậm (51).

- Tham số t được xác định bởi hàm t=f(I) (t phụ thuộc I), hoặc t=const (t độc
lập I). Hàm t=f(I) thường có dạng nghịch biến hyperbole, I càng lớn thì t
càng nhỏ (ví dụ nếu I1<I2 thì t1>t2).
- Sau khi rơ le tác động, nếu thông số đầu vào Ivào<Itv thì rơ le trở về làm
cho đầu ra tiếp điểm NO cắt và tiếp điểm NC đóng.
3c. Rơ le quá dòng điện tác động chậm (51).
Đặc tính:

- Thời gian tác động của rơ le cảm


ứng tùy thuộc vào khoảng hở tiếp
điểm, lực kéo của lò xo, và dòng
điện IR.
- Vì khoảng hở tiếp điểm và lực
kéo của lò xo được chỉnh cố định,
nên thời gian tác động của rơ le
cảm ứng chỉ tùy thuộc vào dòng
điện IR.
- Trên thực tế, vì lõi sắt bị bão hòa, khi đó I tăng mà φ không tăng nên M
không tăng và t không giảm. Trên đồ thị đường cong đặc tính nằm ngang
(phần độc lập).
3c. Rơ le quá dòng điện tác động chậm (51).
3c. Rơ le quá dòng điện tác động chậm (51).

(Vôùi I=INM/IKÑ.)
Ba hoï ñaëc tính thôøi gian ñoäc laäp laø:
D2 t=2s.
D4 t=4s.
D8 t=8s.
3d. Rơ le khóa (86).

- Đầu vào :

+Ngõ tác động: điện áp hay dòng điện


+Ngõ phục hồi : reset
- Đầu ra của rơ le là tiếp điểm NO, NC tác
động đóng hay cắt.

- Phương thức làm việc của rơ le là khi đầu vào có thông số tác động, thì
ở đầu ra tiếp điểm NO chuyển sang đóng và tiếp điểm NC chuyển sang
cắt. Mặc dù sau đó đầu vào không còn thông số tác động, nhưng đầu ra
vẫn giữ nguyên (NO đóng, NC cắt).
-Khi đầu vào có thông số phục hồi, thì ở đầu ra tiếp điểm NO cắt và tiếp
điểm NC đóng.
3d. Rơ le khóa (86).

Rơ le khóa có thể dùng mạch điện “tự


giữ”:
Khi rơ le 50 tác động đóng tiếp điểm 50,
cuộn dây của rơ le trung gian TG có
dòng điện chạy qua, các tiếp điểm TG1,
TG2 đóng để thực hiện các công việc…,
Ngoài ra còn có một tiếp điểm TG nối tiếp với cuộn dây TG, tiếp điểm này
cũng đóng lại. Nếu rơ le 50 trở về cắt tiếp điểm 50, cuộn dây của rơ le
trung gian TG vẫn có dòng điện chạy qua nhờ tiếp điểm TG.
Muốn phục hồi lại tình trạng ban đầu, ấn nút RESET để cắt mạch điện
qua cuộn dây TG.
Khuyết điểm của mạch là nếu nguồn điện cung cấp bị mất, sẽ không tự
giữ được.
3e. Rơ le báo hiệu (74).
Công dụng : để báo hiệu và lưu lại dấu tích đã tác động.
Sau khi tác động đóng hay cắt, hoặc phát hiện chế độ làm việc không
bình thường, hệ thống bảo vệ rơ le phải thông báo cho vận hành viên
biết. Thông tin báo cho vận hành viên có thể ở các dạng: âm thanh (còi,
chuông…), ánh sáng (đèn chớp…), màu sắc (cờ hiệu, đèn LED…), chữ
viết (trên thẻ nhựa trắng đục có đèn sáng phía sau, trên màn hình
LCD…).
Rơ le tác động kích hoạt cho còi, chuông, đèn chớp, cờ hiệu… gọi là rơ le
báo hiệu.
Đầu vào của rơ le là đầu ra của các rơ le khác.
Đầu ra của rơ le là tiếp điểm NO, NC (tác động đóng hay cắt mạch điện
còi, chuông, đèn…); hoặc là hiển thị cờ hiệu màu, đèn LED, màn hình
LCD.
3e. Rơ le báo hiệu (74).

Phương thức làm việc của rơ le là khi đầu vào có thông số tác động, thì ở
đầu ra tiếp điểm NO chuyển sang đóng và tiếp điểm NC chuyển sang cắt;
hoặc là hiển thị cờ hiệu màu, đèn LED, màn hình LCD…. Mặc dù sau đó
đầu vào không còn thông số tác động, nhưng đầu ra vẫn giữ nguyên (bị
khóa, như 86). Muốn phục hồi, vận hành viên phải ấn nút RESET.
Thông thường ở thế hệ điện cơ, cả 3 rơ le điện từ, rơ le khóa, rơ le báo
hiệu được nhập làm một (50, 51, 86, 74).
3f. Rơ le công suất (32).
- Đầu vào của rơ le là 2 thông số dòng điện và điện áp. Đầu ra của rơ le
là tiếp điểm NO tác động đóng.
- Phương thức làm việc của rơ le:

Gọi α là góc lệch pha của i so với u, nếu α1<α<α2 thì tiếp điểm NO tác
động đóng. Tùy trường hợp, α1 và α2 có các trị số tương ứng như –1200
+600; –1500 +300; –1350 +450.
- Người dùng chọn là chỉnh định tham số α1 và α2.
Công dụng: Rơ le công suất dùng để xác định chiều của công suất qua
mạch.
3f. Rơ le công suất (32).

- Đầu vào của rơ le là 2 thông số dòng điện và điện áp. Đầu ra của rơ le
là tiếp điểm NO tác động đóng.
- Phương thức làm việc của rơ le:
3g. Rơ le tổng trở 21

- Đầu vào của rơ le là 2 thông số dòng điện và điện áp.


- Đầu ra của rơ le là tiếp điểm NO tác động đóng.
- Người dùng chọn là tham số khởi động Zkđ.
- Phương thức làm việc của rơ le:
Để đơn giản, gọi Zvào là tỷ số của 2 thông số đầu vào Zvào=Uvào/Ivào. Khi
Zvào< Zkđ thì tiếp điểm NO tác động đóng.
3g. Rơ le tổng trở 21

Khi ngắn mạch, I tăng và U giảm, với ZN=UN/IN.


Nếu ZN>Zkđ: rơ le sẽ không tác động.
Nếu ZN<Zkđ: rơ le sẽ tác động.
Các Rơle khác

h. Rơ le hơi (96) (rơ le Buchholz).


Các Rơle khác

h. Rơ le hơi (96) (rơ le Buchholz).


Các Rơle khác

h. Rơ le hơi (96) (rơ le Buchholz).


Các Rơle khác

h. Rơ le hơi (96) (rơ le Buchholz).


IV. Các mã số chỉ rơle

02 : rơ le thời gian khởi động chậm 55 : rơ le hệ số công suất.


(khác với 62). 59 : rơ le quá áp xoay chiều.
03 : rơ le khóa liên động. 62 : rơ le thời gian trở về chậm
21 : rơ le tổng trở. (khác với 02).
25 : rơ le kiểm tra đồng bộ. 63 : rơ le áp suất.
27 : rơ le kém áp xoay chiều. 64 : rơ le chạm đất.
32 : rơ le công suất định hướng. 67 : rơ le quá dòng định hướng
33 : công tắc vị trí hay mức chất xoay chiều.
lỏng (dầu…). 74 : rơ le báo hiệu.
40 : rơ le mất kích thích. 76 : rơ le quá dòng một chiều.
49 : rơ le nhiệt. 79 : rơ le đóng lại xoay chiều.
50 : rơ le quá dòng tức thời. 81 : rơ le tần số.
51 : rơ le quá dòng có thời gian. 86 : rơ le khóa.
2. Các kí hiệu
V.TAÙC ÑOÄNG CUÛA RÔ LE ÑEÁN MAÙY NGAÉT.
Tieáp ñieåm phuï cuûa maùy ngaét (maõ soá 52a, 52b).
Ngoaøi boä 3 tieáp ñieåm chính, maùy ngaét coøn coù nhieàu
tieáp ñieåm phuï, coù 2 loaïi tieáp ñieåm phuï laø 52a vaø 52b
+Tieáp ñieåm 52a laø tieáp ñieåm phuï cuûa maùy ngaét
+Tieáp ñieåm 52b laø tieáp ñieåm phuï cuûa maùy ngaét, coù
traïng thaùi ñoùng hay caét ngöôïc vôùi tieáp ñieåm chính cuûa
maùy ngaét
V.TAÙC ÑOÄNG CUÛA RÔ LE ÑEÁN MAÙY NGAÉT.
Chöông 1 :
Nhöõng khaùi nieäm chung veà baûo veä rô le.
V.TAÙC ÑOÄNG CUÛA RÔ LE ÑEÁN MAÙY NGAÉT.
Nguyeân lyù laøm vieäc cuûa maùy ngaét
Máy cắt

•Có 2 kiểu: trực tiếp và gián tiếp


•Kiểu trực tiếp: đơn giãn, rẽ tiền, nhưng kém nhạy, kém chính xác.
•Kiểu gián tiếp: chính xác, dễ sửa chữa, công suất tiêu thụ bé. Kiểu gián tiếp được
dùng nhiều hơn.
VI. BIẾN DÒNG ĐIỆN TRONG BẢO VỆ RƠ LE (BI).

1.Điều kiện làm việc của biến dòng


-Tiêu chuẩn dòng điện định mức
thứ cấp của biến dòng là I2đm=5A
hoặc I2đm=1A.
-Chọn biến dòng căn cứ vào: dòng
điện sơ cấp cực đại I1max để bảo
đảm yêu cầu chính xác (tùy thuộc
loại bảo vệ, có thể I1max=I1kđ, có thể
I1max=INM) và phụ tải thứ cấp Zpt.
Qui ước chiều dòng điện
VI. BIẾN DÒNG ĐIỆN TRONG BẢO VỆ RƠ LE (BI).

2. Cấp chính xác của biến dòng


Do tổn hao lõi sắt, dây quấn, từ trễ, … mà I1≠I2’.
Sai số dòng điện là chênh lệch trị số dòng điện sơ và thứ cấp fi=(I1–I2’)/I1
Sai số góc δ là góc lệch giữa dòng điện sơ cấp và thứ cấp.
Giới hạn sai số của biến dòng điện tham khảo từ các bảng.
3. Công suất thứ cấp của biến dòng.
Công suất thứ cấp định mức S2đm là công suất cho phụ tải cực đại khi sai số
không vượt quá quy định (tùy mỗi loại cấp chính xác)
Tính công suất thứ cấp:
S2=U2.I2=(E2–Z2.I2)I2≈E2.I2 (vì Z2 rất nhỏ so với Zpt)
Hoặc S2=U2.I2=(I2.Z)I2= I22.Z.
VI. BIẾN DÒNG ĐIỆN TRONG BẢO VỆ RƠ LE (BI).

2. Cấp chính xác của biến dòng


Do tổn hao lõi sắt, dây quấn, từ trễ, … mà I1≠I2’.
Sai số dòng điện là chênh lệch trị số dòng điện sơ và thứ cấp fi=(I1–I2’)/I1
Sai số góc δ là góc lệch giữa dòng điện sơ cấp và thứ cấp.
Giới hạn sai số của biến dòng điện tham khảo từ các bảng.
3. Công suất thứ cấp của biến dòng.
Công suất thứ cấp định mức S2đm là công suất cho phụ tải cực đại khi sai số
không vượt quá quy định (tùy mỗi loại cấp chính xác)
Tính công suất thứ cấp:
S2=U2.I2=(E2–Z2.I2)I2≈E2.I2 (vì Z2 rất nhỏ so với Zpt)
Hoặc S2=U2.I2=(I2.Z)I2= I22.Z.
4. Sơ đồ nối biến dòng vào rơ le.

a.Sơ đồ sao đủ.

•Khi bình thường hay


khi ngắn mạch 3 pha:
Ia=IA/KI Ic=IC/KI
Ib=IB/KI In=Ia+Ib+Ic=0

Ksđ=IR/Ip = 1
- Khi ngắn mạch 2 pha:
In=0 vì tổng dòng ngắn mạch 2 pha bằng 0. Vì chỉ có 2 pha gặp sự cố nên chỉ
có 2 rơ le có dòng điện chạy qua.
-Khi ngắn mạch 1 pha: 1 rơ le có dòng qua
=> Sơ đồ sao đủ có thể dùng bảo vệ mọi dạng ngắn mạch
4. Sơ đồ nối biến dòng vào rơ le.

b. Sơ đồ sao thiếu.

•Khi bình thường hay


khi ngắn mạch 3 pha:
Ia=IA/KI Ic=IC/KI
In=+(Ia+Ic) In=−Ib
Ksđ=IR/Ip = 1
- Khi ngắn mạch 2 pha: nếu 2 pha có biến dòng thì có dòng qua 2 rơ le và
dòng In=0. Nếu 2 pha trong đó có 1 pha không biến dòng thì dòng qua 1 rơ le
và qua dây chung.
- Khi ngắn mạch 1 pha: nếu ở pha không có biến dòng thì không bảo vệ
được.
- Kết luận: Sơ đồ sao thiếu chỉ bảo vệ dạng ngắn mạch giữa các pha, không
bảo vệ ngắn mạch một pha, Ksđ = 1.
4. Sơ đồ nối biến dòng vào rơ le.

c. Sơ đồ biến dòng nối tam giác


và rơ le nối sao.

- Dòng qua rơ le khi bình thường và khi ngắn mạch 3 pha sẽ lớn hơn dòng
pha lần và lệch 30o.
- Tỷ số dòng qua rơ le và dòng pha tùy dạng ngắn mạch nếu ngắn mạch 3
pha thì
4. Sơ đồ nối biến dòng vào rơ le.

c. Sơ đồ rơ le nối vào hiệu số


dòng điện 2 pha.

- Khi bình thường và khi ngắn mạch 3 pha: IR= sqrt(3)IP.


- Khi ngắn mạch 2 pha: nếu 2 pha có biến dòng thì IA=−IC⇒IR=2IA/KI. Do
đó IR=2Ia.
- Nếu ngắn mạch 1 pha không biến dòng và 1 pha có biến dòng thì IR=IP.
- Khi ngắn mạch 1 pha nếu pha không biến dòng thì không bảo vệ được.
Kết luận : Sơ đồ này chỉ bảo vệ ngắn mạch giữa các pha, không bảo vệ
ngắn mạch 1 pha (để tính toán đơn giản có thể chọn Ksđ= sqrt(3)
4. Sơ đồ nối biến dòng vào rơ le.

c. Sơ đồ bộ lọc dòng thứ_tự_không.

IR=Ia+Ib+Ic=(IA+IB+IC)/KI

Bộ lọc thứ_tự_không chỉ bảo vệ ngắn mạch 1 pha hay 2 pha nối đất.
VII. BIẾN ĐIỆN ÁP TRONG BẢO VỆ RƠ LE (BU).

1.Điều kiện làm việc của biến điện áp.

Theo tiêu chuẩn : U2đm = 100V.


Các ký hiệu và đặt tên đầu mối dây: như ở máy biến áp lực
Có thể dùng nhiều biến điện áp, mỗi một biến điện áp cho 1 bảo vệ. Dùng
một biến điện áp cho nhiều bảo vệ kinh tế hơn.
2.Cấp chính xác của biến điện áp.
Sai số chủ yếu do tổn thất điện áp ΔV. Giảm sai số bằng cách giảm tổng
trở sơ cấp Z1, thứ cấp Z2, giảm dòng từ hóa Io, dòng điện thứ cấp I2.
Tùy thuộc vào phụ tải mà mỗi biến điện áp làm việc với cấp chính xác
khác nhau.
3. SƠ ĐỒ NỐI BU

c. Sơ đồ nối sao
3. SƠ ĐỒ NỐI BU

c. Sơ đồ tam giác thiếu


3. SƠ ĐỒ NỐI BU

c. Sơ đồ bộ lọc điện áp thứ_tự_không.


VII. NGUỒN CUNG CẤP CHO MẠCH NHỊ THỨ.

Nguồn một chiều.

Thường là: 24V, 48V, 110V, 220V.

Ưu điểm: không phụ thuộc vào điện lưới, nên độ ổn định cao, độ tin cậy
cung cấp điện liên tục.

Khuyết điểm: tốn công chăm sóc, đắt tiền, phức tạp.

Để bảo vệ cho nguồn, cần đặt bảo vệ phát hiện chạm đất 1 điểm, và đặt
cầu chì để bảo vệ quá dòng.
VII. NGUỒN CUNG CẤP CHO MẠCH NHỊ THỨ.

Nguồn xoay chiều.

Không dùng biến điện áp hay biến áp tự dùng để tạo nguồn cung cấp cho
bảo vệ rơ le, vì khi có ngắn mạch, điện áp giảm rất thấp.

Có thể dùng biến dòng để tạo nguồn cung cấp cho bảo vệ rơ le, vì khi có
ngắn mạch, dòng điện tăng cao, dòng điện thứ cấp của biến dòng đủ lớn
để cho bảo vệ rơ le làm việc.

Nhưng khi có các trạng thái làm việc không bình thường, thì dòng điện thứ
cấp của biến dòng không đủ lớn để cho bảo vệ rơ le làm việc, vì vậy chỉ
dùng cho bảo vệ ngắn mạch mà thôi.

You might also like