You are on page 1of 16

CHƯƠNG 3: TỰ ĐỘNG ĐÓNG TRỞ LẠI NGUỒN ĐIỆN (TĐL)

I. Ý nghĩa của TĐL, phân loại, các yêu cầu đối với TĐL
1. Mục đích và phân loại thiết bị TĐL
a. Mục đích
Phân tích số liệu thống kê về sự cố của đường dây trên không trên thực tế cho thấy
khoảng 80% đến 90% hư hỏng mang tính thoáng qua, giới hạn dưới (~80%) thường gặp
trong lưới 6 – 110kV còn giới hạn trên thường gặp đối với các đường dây trên không từ
220kV trở lên.
Những hư hỏng thoáng qua như vậy thường xảy ra do sứ bị phóng điện bề mặt, do
sét đánh hoặc do gió mạnh làm dây dẫn chạm nhau hoặc chạm phải các vật bên cạnh …
Khoảng 10 – 20% các trường hợp hư hỏng còn lại là duy trì hoặc bán duy trì.
Hư hỏng bán duy trì có thể do vật lạ (cây cối, rắn, dây diều …) vắt qua đường dây
gây ngắn mạch và sẽ được loại trừ sau khi tia lửa điện (hồ quang) đã đốt cháy vật lạ. Hư
hỏng duy trì có thể do đứt dây dẫn rơi chạm đất, hư hỏng cách điện đường dây hoặc quên
gỡ dây nối đất khi đóng điện sau sửa chữa.
Như vậy đa số trường hợp hỏng hóc trên đường dây tải điện trên không nếu sau khi
cắt máy cắt một khoảng thời gian đủ để cho môi trường chỗ hư hỏng khôi phục lại tính
chất cách điện, ta đóng trở lại đường dây thì đường dây có thể tiếp tục làm việc bình
thường, nhanh chóng khôi phục cung cấp điện cho hộ tiêu thụ, giữ vững chế độ đồng bộ
và ổn định của hệ thống.
b. Phân loại
Các thiết bị tự động đóng lại (viết tắt là TĐL) có thể được phân loại:
+ Theo số lần đóng lại: một lần hoặc hai lần. Đối với loại ngắn mạch bán duy trì có
thể sau lần cắt máy cắt đầu tiên nguyên nhân gây ngắn mạch chưa được loại trừ (vật lạ
gây ngắn mạch chưa bị đốt cháy hoàn toàn) nên khi đóng lại nguồn điện lại phát sinh sự
cố và hồ quang lần này có thể đốt cháy hoàn toàn vật lạ và nếu đóng lại lần thứ hai sẽ
thành công. TĐL hai lần thường chỉ áp dụng cho lưới 110kV trở xuống. Xác suất thành
công của lần đóng lại thứ hai thường không quá 10%, tuy nhiên độ hao mòn máy cắt và
ảnh hưởng xấu đến ổn định của hệ thống hạn chế khả năng áp dụng TĐL nhiều lần. Sau
số lần tác động đã được qui định thiết bị TĐL sẽ bị khoá lại.
+ Theo số pha thực hiện TĐL: phân biệt TĐL 3 pha và TĐL 1 pha. Trong sơ đồ
TĐL 3 pha khi hư hỏng một hay nhiều pha, thiết bị bảo vệ sẽ cắt cả 3 pha và TĐL cả 3

17
pha. Để thực hiện TĐL 1 pha, máy cắt điện và bộ truyền động làm việc riêng rẽ cho từng
pha, sơ đồ bảo vệ phát hiện sự cố rieng từng pha để cắt máy cắt của pha bị hư hỏng và
TĐL lại pha đó. Trong thời gian sự cố một pha, hai pha không bị sự cố vẫn làm việc bình
thường. Nếu ngắn mạch một pha là duy trì, sau khi TĐL không thành công bảo vệ sẽ tác
động cắt cả ba pha và khoá thiết bị TĐL lại.
TĐL 1 pha 1 lần thường dùng cho các đường dây tải điện siêu cao còn TĐL 3 pha
thường dùng cho mọi cấp điện áp từ 220kV trở xuống.
+ Theo sự cần thiết phải kiểm tra đồng bộ: khi thực hiện TĐL 3 pha đường dây có
hai nguồn cung cấp, nếu thời gian đóng trở lại kéo dài cần phải kiểm tra đồng bộ của
nguồn điện ở hai đầu đường dây. Với các đường dây được cung cấp từ một phía có thể sử
dụng TĐL không cần kiểm tra đồng bộ.
2. Những yêu cầu chính đối với TĐL
Khi đặt thiết bị TĐL cần phải chú ý các yêu cầu sau:
- Tác động nhanh: Theo quan điểm bảo đảm cung cấp điện liên tục cho các phụ tải
và đảm bảo ổn định của hệ thống thìđóng lại nguồn điện càng nhanh càng tốt. Tuy
nhiên tốc độ của TĐL bị hạn chế bởi điều kiện khử ion hoàn toàn tại chỗ bị ngắn
mạch, để khi đóng trở lại nguồn điện ngắn mạch không thể tái phát trở lại.
- TĐL phải tự động trở lại vị trí ban đầu sau khi đã tác động để chuẩn bị cho các
lần làm việc sau
- TĐL không được tác động lặp đi lặp lại. Không nên lẫn lộn vấn đề này với vấn đề
TĐL một lần hoặc nhiều lần ở trên. Cần phải đề ra yêu cầu này để tránh hiện
tượng máy cắt đóng lặp đi lặp lại khi ngắn mạch tồn tại lâu dài đẫn đến hậu quả
làm hỏng máy cắt.
- Khi mở máy cắt bằng tay TĐL không được làm việc. Mở máy cắt điện bằng tay
nghĩa là không muốn cho thiết bị điện làm việc trong một khoảng thời gian nào
đó, nó cũng tương tự như trường hợp ngắn mạch còn tồn tại lâu dài. Trong cả hai
trường hợp trên dù TĐL có tác động cũng chắc chắn không có kết quả, do đó
không cần phải cho nó làm việc, tốt nhất là khoá TĐL lại.
- Khi đóng máy cắt điện bằng tay thì thiết bị TĐL không được làm việc. Nếu sau khi
đóng máy cắt điện bằng tay mà rơ le bảo vệ tác động mở máy cắt thì trong lưới
điện còn tồn tại ngắn mạch (quên chưa gỡ bộ phận tiếp địa an toàn dùng trong khi
sửa chữa lưới điện, hoặc chưa phát hiện hết chỗ ngắn mạch, v.v…) Trong trường
hợp này thì nếu cho thiết bị TĐL làm việc chắc chắn sẽ không kết quả.

II. Nguyên tắc khởi động TĐL


Đối với các thiết bị TĐL bằng điện có hai phương pháp khởi động: Khởi động bằng
bảo vệ rơ le và khởi động bằng phương pháp không tương ứng.
18
1. Khởi động bằng bảo vệ rơ le
MC
Muốn cắt và đóng nhanh chóng

trở lại đường dây, người ta dùng các
thiết bị bảo vệ rơ le kết hợp với các
thiết bị tự động đóng trở lại nguồn RL
CC
điện (TĐL) như hình 3.1. + -

Nguyên lý làm việc: khi có ngắn TĐL
+
mạch trên đường dây, bảo vệ tác động
Hình 3.1 – Sơ đồ các thiết bị tự động đóng trở lại
gửi tín hiệu đến cuộn cắt (CC) đi cắt nguồn điện
máy cắt điện. Sau một thời gian TĐL
làm việc gửi tín hiệu đến cuộn đóng (CĐ) đi đóng trở lại máy cắt.
2. Khởi động bằng sự không tương ứng giữa vị trí của máy cắt (đã cắt ra) và vị
trí của khoá điều khiển (đang ở vị trí đóng)
Ở trạng thái vận hành bình thường, máy + _
C1 CC C Đ ĐC Đ1
cắt đóng, tiếp điểm phụ thường đóng của máy MC
cắt mở ra, bộ TĐL không thể khởi động được TĐL

(hình 3.2).
Hình 3.2 – Khởi động TĐL bằng sự không
Vì một lý do nào đó máy cắt đột nhiên mở ra tương ứng
(bảo vệ rơ le làm việc lúc ngắn mạch, hoặc
tuột chốt hãm của máy cắt, v v...) tiếp điểm thường đóng (NC) của máy cắt đóng lại. Lúc
này khoá điều khiển K vẫn đang ở vị trí đóng nên có dòng điện chạy theo mạch + 
KĐK  MC  TĐL  - . Thiết bị TĐL sẽ khởi động.
Phương pháp khởi động TĐL này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi vì nó bảo đảm
đóng trở lại máy cắt không những trong trường hợp ngắn mạch mà còn cả trong những
trường hợp ngẫu nhiên khác. Vì vậy sau đây chúng ta chỉ khảo sát các sơ đồ khởi động
TĐL bằng sự không tương ứng.

III. Các đại lượng thời gian trong quá trình TĐL
- Thời gian làm việc của bảo vệ: thời gian từ lúc bảo vệ nhận tín hiệu sự cố đến lúc
phát tín hiệu cắt máy cắt.
- Thời gian cắt của máy cắt điện: thời gian từ lúc mạch cắt của máy cắt được mang
điện đến lúc hồ quang được dập tắt.
- Thời gian tồn tại của hồ quang điện trong máy cắt điện: thời gian từ khi cá đầu
tiếp xúc chính của máy cắt điện tách nhau ra (phát sinh ra hồ quang) đến khi hồ
quang điện bị dập tắt.
- Độ dài xung đóng của TĐL: là khoảng thời gian tiếp điểm đầu ra của TĐL ở trạng
thái kín.
19
- Thời gian đóng của máy cắt điện: thời gian từ lúc mạch đóng của máy cắt được
mang điện đến khi tiếp điểm chính của máy cắt được thông mạch.
- Thời gian khử ion: thời gian cần thiết để vùng không khí chỗ sự cố khôi phục lại
tính chất cách điện (được khử ion) đảm bảo cho khi đóng điện trở lại không phát
sinh hồ quang lần nữa. Thời gian này phụ thuộc vào cấp điện áp, khoảng cách giữa
các phần mang điện, dòng điện sự cố, tốc độ gió và đièu kiện môi trường, điện
dung của các phần tử lân cận với phần tử được TĐL, trong đó cấp điện áp đóng
vai trò quyết định: nói chung cấp điện áp càng cao thời gian khử ion càng dài.

Cấp điện áp (kV) Thời gian khử ion tối thiểu (giây)

66 0,10

110 0,15

132 0,17

220 0,28

275 0,30

400 0,50

Trường hợp TĐL một pha thời gian khử ion phải kéo dài hơn khi TĐL ba pha khi
TĐL một pha trong thời gian mất điện ở pha sự cố, tại chỗ ngắn mạch có thể phát sinh và
tồn tại hồ quang thứ cấp do các liên hệ điện dung và hỗ cảm giữa các pha không hư hỏng
còn đang mang điện với pha sự cố đã được cắt điện.
- Thời gian sẵn sàng của TĐL: thời gian từ lúc tiếp điểm của rơ le TĐL khép lại gửi
tín hiệu đóng máy cắt đến khi nó sẵn sàng làm việc cho chu kỳ tiếp theo.
- Thời gian tự động đóng trở lại (tTĐL): thời gian từ lúc TĐL được khởi động đến
lúc mạch đóng của máy cắt đượccấp điện.
- Thời gian chết (hoặc thời gian không điện – dead time): thời gian từ lúc hồ quang
điện bị dập tắt đến lúc tiếp điểm chính của máy cắt tiếp xúc trở lại.
- Thời gian dao động của hệ thống: khoảng thời gian từ lúc phát sinh sự cố đến khi
máy cắt đóng trở lại thành công. Đúng ra thời gian này nên gọi là thời gian ảnh
hưởng hoặc thời gian gây nhiễu loạn hệ thống (System Disturbance Time).
Quan hệ giữa các đại lượng thời gian trong quá trình tự động đóng lại nguồn điện
trình bày trên các hình 3.3a.

20
Tác động Trở về
tBV
Bảo vệ (a)
t0 t1 t5
Cuộn cắt được cấp điện Cuộn cắt được cấp điện
Hồ quang được dập tắt Đầu tiếp xúc ở vị trí (Đ) cuối cùng

Máy cắt
t0 t1 t2 t3 t4 t6 t7 t8
Đầu tiếp xúc Đầu tiếp xúc ở Đầu tiếp xúc
tách ra vị trí cuối cùng chạm nhau

tCMC tĐMC
Thời gian mất điện
(Dead Time)
Thời gian sự cố (dao động) của hệ thống
(System Disturbance time)
t(S (b)
t1 t2 t3 t6 t7 t8
0.06 )
0.1 0.1 0.3
0.32
0.4
Thời gian chết tối thiểu theo
điều kiện kỹ thuật của máy cắt t(S
)
0.035 0.065 0.02
0.045 (c)
0.2 - 0.3

Hình 3.3 – Các đại lượng thời gian quá trình tự đóng lại
(a) Quan hệ giữa các đại lượng thời gian trong quá trình tự động đóng lại nguồn
điện
(b) Ví dụ đối với máy cắt điện trung áp, đóng cắt bằng điện từ
(c) Máy cắt điện siêu cao áp 400kV truyền động bằng khí nén

Ví dụ đối với trường hợp máy cắt điện trung áp 11kV đóng cắt bằng cuộn điện từ và
máy cắt điện siêu cao áp 400kV truyền động bằng khí nén trình bày trên các hình 3.3b và
3.3c tương ứng.
Trong chu trình TĐL, đại lượng thời gian chết (thời gian không điện) có ý nghĩa
quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc nhanh chóng phục hồi cung cấp điện và đảm bảo giữ
ổn định cho hệ thống.
Thông thường khi TĐL một pha khoảng thời gian này từ 0,4 đến 1,2s, khi TĐL ba
pha có kiểm tra đồng bộ từ 1 đến 5s.

IV. Phối hợp giữa thiết bị bảo vệ rơ le và Tự Đóng Lại các đường dây
tải điện
Có nhiều cách phối hợp tác động giữa thiết bị bảo vệ và tự động đóng lại đường dây
tải điện. Sau đây sẽ xét một số cách phối hợp thường dùng.
1. Tăng tốc độ của bảo vệ trước TĐL: thường dùng với các đường dây có một
nguồn cung cấp.

21
TĐL
KCL
(a)
CL CL t2 CL t1

MC1 N MC2 MC3 N3

N1 N2

t t1
t t2
(b) t t3
t0 L
IN
(c) t1 Hình 3.4
Ipt Sơ đồ lưới điện (a) giải
thích tăng tốc độ của bảo
Ngắn mạch Bảo vệ cắt ngắn
vệ trước TĐL, đặc tính
mạch t
IN thời gian của bảo vệ (b) và
Cắt không chọn lọc
t0 diễn biến của dòng điện
(d) Ipt trên đường dây khi ngắn
Ipt mạch không có TĐL (c),
td tăng tốc độ bảo vệ trước
TĐL thành công (ngắn mạch thoáng qua) TĐL thành công (d) và
IN IN không thành công (e).
(e) t0 Cắt chọn lọc sự cố td- thời gian chết trước TĐL
td
Ipt
td TĐL vào ngắn mạch duy trì

Đường dây có nhiều phân đoạn, mỗi phân đoạn được trang bị một bộ bảo vệ chọn
lọc CL (chẳng hạn bảo vệ quá dòng điện có đặc tính thời gian độc lập). ở đoạn đầu nguồn
người ta đặt thêm một bộ bảo vệ không chọn lọc KCL (chẳng hạn bảo vệ dòng điện cắt
nhanh) và thiết bị TĐL tác động một lần. Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh chọn
theo hai điều kiện :
+ Bảo vệ phản ứng với mọi loại sự cố xảy ra trên tất cả các đoạn đường dây ;
+ Bảo vệ không tác động khi hư hỏng xảy ra sau các trạm biến áp (tại các điểm N1,
N2, N3).

22
Khi hư hỏng xảy ra trên bất kỳ đoạn đường dây nào, bảo vệ không chọn lọc sẽ tác
động tức thời cắt máy cắt đầu nguồn MC1. Sau đó thiết bị TĐL tác động đóng trở lại
MC1 đồng thời khoá bảo vệ KCL lại. Nếu ngắn mạch là duy trì thì các bảo vệ CL làm
việc với thời gian bậc thang đã chọn đảm bảo cắt chọn lọc đoạn sự cố. Nếu là ngắn mạch
thoáng qua, TĐL sẽ thành công và việc cung cấp điện được nhanh chóng phục hồi.
Trên hình 3.4 trình bày sơ đồ lưới điện (a), đặc tính thời gian của các bảo vệ (b)
cùng diễn biến dòng điện trên đường dây khi ngắn mạch không có TĐl (c), khi tăng tốc
độ của bảo vệ trước TĐL thành công (d) và không thành công (e).
Việc phối hợp tác động giữa thiết bị bảo vệ rơ le và TĐL có thể thực hiện với nhiều
loại bảo vệ khác nhau. Sau đây sẽ xem xét đối với hai loại bảo vệ thường gặp : bảo vệ
quá dòng điện và bảo vệ khoảng cách.
a) Bảo vệ quá dòng điện có thời gian độc lập hoặc phụ thuộc như trên đã nói thường
được sử dụng làm bảo vệ chính cho các đường dây trung áp có nguồn cung cấp từ một
phía (hình 3.4). Khi có ngắn mạch trên đường dây, bảo vệ cắt nhanh đặt ở đoạn đầu
đường dây sẽ làm việc, cắt tức thời đường dây ra khỏi nguồn. Sau khoảng thời gian chết
td thì TĐL đóng trở lại MC1. Nếu ngắn mạch thoág qua TĐL sẽ thành công, các phụ tảI
được cấp điện trở lại. Nếu ngắn mạch duy trì, sau khi TĐL tác động, bảo vệ cắt nhanh sẽ
bị khoá lại và các bảo vệ chọn lọc sẽ cắt ngắn mạch theo trình tự thời gian đặt trước. Sơ
đồ nguyên lý của việc phối hợp tăng tốc độ của bảo vệ quá dòng điện trước TĐL được
trình bày như trên hình 3.5.

Đóng

MC1
Cắt
TĐL
RI
t1
Khoá Hình 3.5
Tăng tốc độ của
bảo vệ quá dòng

điện trước TĐL

b) Bảo vệ khoảng cách: Việc phối hợp với TĐL thực chất là thay đổi tổng trở (hoặc
chiều dài) của vùng tác động thứ nhất (với thời gian tác động t1 0) khi TĐL làm việc. Có
hai phương thức bảo vệ khác nhau: vùng I bị thu hẹp lại sau khi TĐL làm việc và vùng I
được mở rộng ra sau khi TĐL làm việc.
ở phương thức đầu, bình thường vùng I của bảo vệ được chỉnh định lớn hơn
(khoảng 130%) chiều dài đường dây được bảo vệ, vì vậy khi hư hỏng bất kỳ điểm nào
23
trên toàn bộ đường dây bảo vệ sẽ tác động cắt với thời gian bé nhất. Sau khi cắt máy cắt
rơ le TĐL tự động thay vị trí đặt của vùng I xuống còn 80 – 85% chiều dài của đường
dây (trị số đặt bình thường) sau đó mới tiến hành đóng trở lại máy cắt (hình 3.6). Nếu
ngắn mạch là duy trì các bảo vệ sẽ tác động cắt đường dây theo thông số chỉnh định bình
thường.

A TĐL B
(a) Z< MC2
L Hình 3.6
MC3 Phối hợp giữa bảo vệ
MC1 khoảng cách và TĐL.
LAB
a) Sơ đồ lưới điện hình tia
t Sau TĐL tII có đặt bảo vệ khoảng cách.
b) Thu hẹp vùng tác động I
(b) Trước TĐL
tI sau TĐL.
L
A c) Mở rộng vùng tác động I
0.85 LAB B
sau TĐl.
1.30 LAB
t Sau TĐL tII

(c) tI Trước TĐL


L
A B
0.85 LAB
1.30 LAB

ở phương thức thứ hai, vùng I của rơ le khoảng cách được chỉnh định bình thường,
khoảng 80 – 85% chiều dài đường dây được bảo vệ (hình 3.6). Nếu ngắn mạch xảy ra ở
đầu đường dây tiếp theo, bảo vệ khoảng cách đặt ở đường dây này sẽ cắt với thời gian
ngắn nhất, rơ le khoảng cách ở đường dây được bảo vệ sẽ trở về. Nếu ngắn mạch xảy ra ở
phần 15-20% cuối đường dây được bảo vệ, bảo vệ khoảng cách ở đầu đường dây sẽ
không trở về mà sau khi khởi động một thời gian ngắn sẽ tự động thay đổi (tăng) vùng
tác động I lên đến 130% chiều dài đường dây, khi ấy sự cố cuối đường dây sẽ được loại
trừ với thời gian gần bằng thời gian tI của vùng thứ nhất.
Việc phối hợp giữa bảo vệ rơ le và TĐL có thể tiến hành cho cả TĐL 3 pha lẫn
TĐL một pha trong đó TĐL 3 pha thường đi kèm với các bảo vệ chống ngắn mạch nhiều
pha, còn TĐL 1 pha đi kèm với ngắn mạch một pha.
Trên hình 3.7 trình bày sơ đồ nguyên lý việc trao đổi các tín hiệu điều khiển khi sử
dụng TĐL 1 pha.
Với các đường dây siêu cao áp, thông thường người ta sử dụng hai hệ thống bảo vệ
độc lập nhau, mỗi hệ thống làm việc với một rơ le TĐL riêng biệt. Trong trường hợp này
cũng cần phảI phối hợp giữa hai thiết bị TĐL với nhau bởi vì mỗi hệ thống bảo vệ có thể

24
có phản ứng khác nhau đối với những loại sự cố khác nhau. Việc phối hợp hai thiết bị
TĐL của hai hệ thống bảo vệ nhằm đảm bảo:
+ Khoá thiết bị TĐL thứ hai khi đã bắt đầu thời gian chết của thiết bị TĐL thứ nhất.
+ Làm cho thời gian sẵn sàng của thiết bị TĐL thứ nhất cũng có tác dụng đối với
thiết vị TĐL thứ hai.
Việc phối hợp trên đây nhằm loại trừ khả năng gửi tín hiệu đóng trở lại 1 pha sau
khi TĐL 3 pha đã được khởi động.

A Hình 3.7
I Z< B Hệ thống trao đổi tín hiệu
C giữa bảo vệ khoảng cách và
TĐL thiết bị TĐL khi thực hiện
U Cắt
Kiểm tra đóng trở lại một pha
lô gich cắt

MC sẵn sàng

Cắt Đóng
Đường dây
MC

Nếu hệ thống bảo vệ thứ hai làm nhiệm vụ dự phòng (tác động có thời gian) thì chỉ
cần dùng một bộ TĐL phối hợp với hệ thống bảo vệ thứ nhất.
Sơ đồ phối hợp giữa hai hệ thống bảo vệ độc lập và hai thiết bị TĐL trình bày trên
hình 3.8.

Tín hiệu vào Cắt Cắt Tín hiệu vào


HTBV1 HTBV2

TĐL2 TĐL2 Hình 3.8


Máy sẵn
Hệ thống trao đổi tín hiệu giữa
cắt sàng hai bộ phận bảo vệ độc lập và
hai thiết bị TĐL đặt cho các
đường dây truyền tải siêu cao áp
Luồng dữ liệu
Đóng
Luồng tín hiệuđiều khiển

MC

2- Tăng tốc độ của bảo vệ rơ le sau TĐL.


Xét trên sơ đồ lưới điện hình tia có một nguồn cung cấp với nhiều phân đoạn đường
dây nối tiếp trên hình 3.9. ở mỗi phân đoạn đường dây đều có bảo vệ chọn lọc (CL)
chẳng hạn quá dòng điện có thời gian, bảo vệ không chọn lọc (KCL) chẳng hạn quá dòng
cắt nhanh và thiét bị TĐL tương ứng. Bảo vệ không chọn lọc chỉ được đưa vào làm việc

25
sau khi thiết bị TĐL hoạt động. Thoạt đầu nếu ngắn mạch xảy ra trên một phân đoạn nào
đó chỉ có các bảo vệ chọn lọc ở phân đoạn đó làm việc và cắt sự cố với thời gian cho
trước. Chẳng hạn nếu ngắn mạch tại điểm N2 trên đường dây D2 bảo vệ chọn lọc (CL2)
trên đường dây này sẽ cắt MC2 với thời gian t2. Khi MC2 cắt, thiết bị TĐL2 sẽ được khởi
động để đóng trở lại MC2 và cho phép bảo vệ không chọn lọc KCL2 làm việc. Nếu ngắn
mạch thoáng qua, TĐL thành công, đường dây D2 tiếp tục được cấp điện và sau một
khoảng thời gian xác định bảo vệ KCL2 lại bị cấm làm việc, sự cố tiếp theo sẽ được cắt
có chọn lọc. Nếu ngắn mạch duy trì thì bảo vệ cắt nhanh KCL2 sẽ làm việc cắt không có
thời gian D2 ra khoie lưới, đảm bảo được chọn lọc và loại trừ nhanh sự cố. Nếu không
tăng tốc độ sau TĐL thì trong trường hợp này (ngắn mạch duy trì trên D2) khi CL1
không trở về được, chẳng hạn do tác động của dòng mở máy của phụ tải nối với thanh
góp B có thể xảy ra cắt không chọn lọc đường dây D1 (nếu thời gian làm việc t2 của CL2
lớn hơn cấp chọn lọc t = t1 – t2). Ngoài ra sự cố duy trì cũng sẽ được loại trừ với thời
gian t2 lớn hơn.

TĐL1 TĐL2 TĐL3


Hình 3.9
KCL1 t0 KCL2 t0 KCL3 t0 Nguyên lý thực hiện tăng
CL1 t1 CL2 t2 CL3 t3 tốc độ của bảo vệ sau TĐL
và TĐL theo thứ tự đối với
D1 D2 D3 lưới điện hình tia có một
MC2 N2 MC3 nguồn cung cấp
A MC1
B C

3- TĐL theo thứ tự.


Sơ đồ lưới điện, trang bị bảo vệ và TĐL như trên hình 3.9. Bảo vệ cắt nhanh không
chọn lọc trong trường hợp này được chỉnh định bao trùm toàn bộ đường dây được bảo vệ
và một phần của đường dây tiếp theo. Chẳng hạn, khi ngắn mạch tại N2 trên đường dây
D2, KCL1 và KCL2 có thể cùng tác động sau đó thiết bị TĐL sẽ đóng các phân đoạn
đường dây tương ứng theo trình tự gần nguônf đóng trước, đoạn xa nguồn được đống sau,
nghĩa là:
+ Đoạn D1 (gần nguồn nhất) với thời gian tTĐL1;
+ Đoạn D2 (tiếp theo) với thời gian:
tTĐL2 = tTĐL1 + t;
+ Đoạn D3 (xa nguồn nhất) với thời gian :
tTĐL3 = tTĐL2 + t = tTĐL1 + 2. t
Cấp chọn lọc về thời gian t ở đây cần chọn lớn hơn thời gian làm việc của bảo vệ
không chọn lọc khi TĐL không thành công.

26
Như vậy khi ngắn mạch trên D2 cả hai máy cắt MC2 và MC1 có thể cùng cắt đồng
thời, tuy nhiên MC1 ở gần nguồn hơn sẽ được đóng trở lại trước với thời gian bé nhất
tTĐL. Trường hợp này TĐL thành công vì ngắn mạch không xảy ra trên D1, sau khoảng
thời gian xác định (lớn hơn thời gian làm việc của KCL1) bảo vệ KCL1 của D1 sẽ bị
khoá trước khi TĐL2 đóng lại MC2. Nếu ngắn mạch trên D2 là duy trì, KCL2 sẽ cắt tức
thời D2 đảm bảo loại trừ sự cố một cách chọn lọc. Bảo vệ KCL1 của đoạn D1 sẽ được
đưa vào làm việc trở lại sau khoảng thời gian đủ để thực hiện TĐL2 và KCL2 làm việc
nếu ngắn mạch duy trì.
TĐL theo thứ tự đảm bảo nhanh chóng khôI phục cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ
(đặc biệt là các phụ tải gần nguồn) và loại trừ nhanh chóng có chọn lọc sự cố bằng các
bảo vệ không chọn lọc.
4- TĐL đường dây có phân nhánh.
Để tiết kiệm giá thành trong xây dựng lưới điện, trong một số lưới điện hình tia có
một nguồn cung cấp (thường từ 110kV trở xuống) người ta chỉ đặt máy cắt điện ở đầu
đường dây, còn ở đầu các nhánh rẽ chỉ đặt dao cách ly tự động (DCL TĐ) rẻ hơn máy cắt
điện nhiều lần.
Khi có ngắn mạch trên một nhánh rẽ nào đó, chẳng hạn tại N1 (hình 3.10), bảo vệ
vệ đặt ở đầu nguồn sẽ tác động cắt máy cắt ở đầu đường trục. Trong khoảng thời gian
chết DCL TĐ1 ở đầu nhánh rẽ bị sự cố sẽ được tự động cắt ra tách phần tử bị sự cố ra
khỏi lưới điện, Sau đó thiết bị TĐL đặt ở đầu đường dây sẽ đóng trở lại máy cắt nguồn
khôi phục cấp điện cho các không bị sự cố.

TĐL
BV

1 n
MC1 DCL TĐ1 DCL
TĐ(n)
N1
DNM1 DNM(n)

N2
BV BV

N1

Hình 3.10
Sơ đồ TĐL đường dây có phân nhánh
DCL TĐ: Dao cách ly tự động; DNM: dao tạo ngắn mạch

27
Khi ngắn mạch xảy ra trong hoặc sau máy biến áp phân phối (N2 và N3 trên hình
3.10) do điện kháng lớn của máy biến áp dòng ngắn mạch qua bảo vệ đầu đường dây có
trị số bé không đủ độ nhạy cho bảo vệ làm việc. Để tăng độ nhạy cho bảo vệ đầu đường
dây người ta đặt thêm các dao ngắn mạch (DNM) để gây ngắn mạch nhân tạo phía trước
máy biến áp. Khi có ngắn mạch trong hoặc sau máy biến áp, bảo vệ của máy biến áp
(thường dùng các bảo vệ dòng điện đơn giản) tác động đóng dao ngắn mạch, dòng sự cố
tăng lên đủ cho bảo vệ đầu đường dây làm việc. Tiếp theo, trong thời gian không điện,
DCL TĐ trong nhánh biến áp bị sự cố sẽ tách ra và TĐL đóng trở lại MC đầu đường dây
như đã trình bày ở trên.
Sơ đồ TĐL đường dây có phân nhánh thường được dùng trong lưới điện nông thôn
và lưới trung áp cung cấp điện thành phố được thiết kế theo mạng vòng nhưng làm việc
hở (bằng dao cách ly tự động làm nhiệm vụ phân đoạn mạch vòng).

Đ3-5 đặc điểm của tđl đường dây có hai nguồn cung cấp
Đối với đường dây một nguồn máy cắt được đóng trở lại khi tính cách điện của môi
trường nơi xảy ra ngắn mạch đã được phục hồi.
Đối với mạng điện có hai hay nhiều nguồn cung cấp, ngoài yêu cầu trên cần phải
chú ý đến sự làm việc đồng bộ của các nguồn khi đóng trở lại máy cắt. Vì vậy đối với
thiết bị TĐL đường dây có hai nguồn cung cấp cần có thêm bộ phận để kiểm tra điện áp
trên đường dây (RKU) và bộ phận kiểm tra tính đồng bộ của điện áp ở hai đầu đường dây
(RKĐ).
Bộ kiểm tra điện áp trên đường dây RKU chỉ cho TĐL làm việc khi đường dây
hoàn toàn mất điện.
Bộ phận kiểm tra tính đồng bộ của điện áp RKĐ sẽ chỉ cho TĐL làm việc khi điện
áp ở hai đầu đường dây đồng bộ với nhau (hình 3 - 5).
Giả sử có hai nhà máy điện A và B được nối với nhau bằng một đường dây.
Tại hai đầu đường dây đặt các thiết bị TĐL. Khi vận hành một đầu đường dây cho
bộ phận kiểm tra điện áp RKU làm việc còn đầu kia cho bộ phận kiểm tra tính đồng bộ
RKĐ làm việc (hình 3 - 5).
- Khi vận hành bình thường 1MC, 2MC ở cả hai đầu đường dây đều đóng.
- Khi có ngắn mạch máy cắt ở cả hai đầu đường dây đều mở ra, trên đường dây
không còn điện áp nên rơ le 2RKU đóng tiếp điểm, mạch 2TĐL của máy cắt 2MC cho
phép đóng 2MC.
+ Nếu ngắn mạch tự tiêu tan thì máy cắt 2MC vẫn ở vị trí đóng, do đó trên đường
dây lại có điện (do nhà máy B truyền đến). Muốn đóng máy cắt 1MC cần phải kiểm tra

28
tính đồng bộ của điện áp ở hai đầu 1MC. Việc làm đó được thực hiện nhờ 1RKĐ. Khi
điện áp thứ cấp 1BU và 2BU đồng bộ với nhau thì tiếp điểm 1RKĐ đóng lại cho phép
1TĐL đóng trở lại 1MC.

A 1MC 2MC B
 
+ 2BU + 2TĐL
1TĐL 3BU
1ĐN
1RKU 2RKU

2ĐN
1RKĐ 2RKĐ
1BU 4BU

Hình 3 - 5
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị TĐL có kiểm tra tính đồng bộ của điện áp

Nếu điện áp hai đầu máy cắt 1MC chưa đồng bộ thì máy cắt 1MC chưa đóng lại
được. Theo cách bố trí này thì máy cắt 2MC bao giờ cũng đóng trước.
+ Nếu ngắn mạch còn tồn tại bảo vệ lại cắt 2MC ra lần thứ hai. Như vậy máy cắt
2MC phải làm việc nhiều lần hơn máy cắt 1MC nên chóng phải tu sửa hơn.
Để khắc phục khuyết điểm trên người ta đặt thiết bị TĐL ở hai đầu đường dây như
nhau (gồm RKU và RKĐ). Làm như vậy có thể cho phép TĐL ở bất kỳ đầu nào làm việc
trước cũng được, nhờ đó có thể thay đổi chế độ làm việc của các máy cắt ở cả hai đầu
đường dây (bằng cách thay đổi vị trí của đổi nối 1ĐN và 2ĐN).

Đ3-6 tđl ba pha tác động một lần


1. Sơ đồ
R : Điện trở nạp; R1 : Điện trở để hạn chế dòng điện vào cuộn đóng;
R4 : Điện trở phóng; R2 : Điện trở để hạn chế dòng điện vào cuộn cắt;
R3 : Điện trở hạn chế nhiệt cho RT (hình 3 - 3,c)
2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ
+ ở chế độ vận hành bình thường, khoá điều khiển K của máy cắt đang ở vị trí đóng
(Đ). Tiếp điểm của khoá K kín ở hai vị trí: Đ (đã đóng) và Đ2 (đã phát lệnh đóng). Máy
cắt đang đóng nên tiếp điểm thường đóng của nó đã mở ra, cuộn dây 2RG không có điện.

29
Khi khoá K đang ở vị trí đóng, tụ C được nạp điện đến lúc đầy qua điện trở R theo
mạch: +  K3  R  C  - . Đến lúc nạp điện đầy, điện áp hai đầu cực tụ C bằng
điện áp nguồn điều khiển.

+ C1 CC C Đ ĐC Đ1 RT2 - Mạch TĐL


RT
K3 R3

R C

RT1 1RGU

U
R4
1RGI
1RG1
I Đổi nối
1RG2
Đến 4RGU
tăng tốc độ cho BV Mạch chống đóng máy cắt
4RG1 lặp đi lặp lại

K2 MC2
2RG 4RG1
R1

CC Mạch đóng máy cắt


K1 4RG1
I MC1
Mạch rơ le phản ánh vị trí cắt
BVRL R2 3RG
của máy cắt

Mạch cắt máy cắt

Mạch bảo vệ rơ le

Mạch rơ le phản ánh vị trí


đóng của máy cắt

30
Hình 3 - 3,c
Sơ đồ TĐL một lần khởi động theo phương pháp
không tương ứng

+ Vì một lý do nào đó máy cắt mở ra, tiếp điểm phụ MC2 đóng lại, cuộn dây 2RG
có điện. Nhờ có điện trở hạn chế R1 dòng điện đi qua mạch +  2RG  R1  MC2 
CĐ  - chỉ lớn đến mức làm cho rơ le 2RG khởi động mà không đến mức đóng ngay
máy cắt lại (thường thường dòng điện khởi động của rơ le 2RG là vài phần mười ampe,
còn dòng điện làm việc của cuộn dây đóng máy cắt CĐ là hàng chục ampe). Rơ le 2RG
tác động, tiếp điểm 2RG đóng đưa điện qua cuộn dây của rơ le thời gian RT. Bộ tiếp
điểm RT2 và điện trở R3 nối song song với nó nhằm mục đích tăng lực khởi động ban
đầu của rơ le RT. Đến khi rơ le RT tác động, tiếp điểm RT2 mở ra, dòng điện qua cuộn
dây RT bị hạn chế bởi điện trở R3. Như vậy cuộn dây của rơ le RT đỡ bị đốt nóng mà lực
khởi động ban đầu vẫn lớn.
Sau một thời gian tRT chỉnh định từ trước, tiếp điểm RT1 khép lại, điện năng đã tích
sẵn trong tụ C sẽ phóng qua cuộn dây điện áp 1RGU của rơ le 1RG, nó đóng tiếp điểm
1RG1 cho tín hiệu đi cắt máy cắt theo mạch +  K3  1RG1  1RGI  Th  ĐN 
4RG2  MC  CĐ  - . Cuộn dây dòng điện 1RGI của rơ le 1RG làm nhiệm vụ tự
giữ, vì xung qua cuộn điện áp 1RGU do tụ C cung cấp chỉ là một xung ngắn hạn chỉ đủ
sức làm cho 1RG khởi động chứ không duy trì được lâu.
Sau khi máy cắt đóng trở lại nhờ TĐL có thể gặp hai trường hợp:
- Ngắn mạch tự tiêu tan: máy cắt sẽ giữ nguyên ở vị trí đóng tiếp điểm K3 của khoá
điều khiển K vẫn kín, tụ C lại được nạp điện để chuẩn bị cho lần làm việc sau (thời gian
nạp đầy tụ C khoảng 10 giây).
- Ngắn mạch còn duy trì: Bảo vệ rơ le lại tác động cắt máy cắt và TĐL lại khởi
động như đã trình bày ở trên. Nhưng vì tụ C đã phóng hết điện lần tác động trước, đến lúc

31
này mới đang nạp được một lượng điện năng rất nhỏ không đủ để cho cuộn dây 1RGU
của rơ le 1RG tác động. Điện trở của cuộn dây 1RGU rất nhỏ so với điện trở R nên dù tụ
C có tiếp tục được nạp điện thì điện áp ở hai đầu tụ C cũng rất nhỏ (khoảng 5  10V)
không thể làm cho rơ le 1RG tác động được. Tóm lại muốn TĐL không tác động lặp lại
nhiều lần thì phải chọn thông số RC của mạch vòng nạp điện sao cho thời gian nạp khá
lớn (thời gian này nên chọn từ 8  10 giây). Chọn điện trở R lớn còn có tác dụng hạn chế
dòng phóng điện của tụ C qua rơ le RT khi 2RG làm việc.
Khi mở máy cắt điện bằng tay TĐL không đóng máy cắt trở lại được. Thật vậy khi
chuyển khoá điều khiển K sang vị trí cắt thì tiếp điểm K3 mở ra nên cuộn dây của rơ le
thời gian RT bị cắt khỏi nguồn điện dưỡng, tiếp điểm K2 đóng lại máy cắt được mở ra, K4
đóng nên điện năng được chứa ở tụ C sẽ phóng qua điện trở R4 và biến thành nhiệt năng.
Điều này đảm bảo cho TĐL không thể tác động được nữa. Một số trường hợp khác cần
cấm TĐL (như TĐL đặt ở máy biến áp, khi hư hỏng xảy ra trong nội bộ máy biến áp . . .)
tiếp điểm cấm TĐL cũng sẽ khép lại và TĐL không thể tác động được.
Khi đóng máy cắt bằng tay TĐL cũng không thể tác động được. Lúc này K 3 đóng,
tụ C nạp điện dần dầnđến lúc đầy để chuẩn bị TĐL tác động. TĐL chỉ sẵn sàng tác động
khi điện áp trên cực của tụ điện C đạt từ điện áp khởi động của cuộn dây 1RG U của rơ le
1RG. Thời gian để đạt đến mức điện áp đó phải hàng chục giây, nên dù có đóng máy cắt
vào lưới điện vẫn còn ngắn mạch thì bảo vệ rơ le lại mở máy cắt ra mà TĐL vẫn không
đóng trở lại máy cắt được.

32

You might also like