You are on page 1of 17

Bài 2: Thiết bị bảo vệ mạch điện, điện tử

Chuẩn đầu ra:

L1:Vận dụng được các kiến thức về cấu tạo, nguyên lí làm việc, kí hiệu trên bản vẽ
mạch điện, tính chọn các thiết bị điện-điện tử, máy biến áp điện lực, động cơ điện để thiết
kế, vận hành hệ thống điện-điện tử. ;

Mục tiêu bài học:

Sinh viên trình bày được về cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng, tính chọn các
thông số kỹ thuật phù hợp, tính toán bảo trì, ký hiệu trên bản vẽ mạch điện của các thiết bị
bảo vệ trong mạch điện-điện tử như: Cầu chì hạ áp, Áp tô mát, Rơ le nhiệt để ứng dụng
vào việc thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện-điện tử.`

Nôi dung bài học:

I.Khái niệm khí cụ điện.

Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự
động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong
các trường hợp sự cố.

Phân loại khí cụ điện:

+ Khí cụ điện dùng để bảo vệ: Cầu chì, Aptomat, Rơle nhiệt, ….

+ Khí cụ điện dùng để điều khiển, điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh điện áp và dòng
điện như rờle (relay, relays), công tắc tơ, khở động từ, điện trở, biến trở, …

+ Khí cụ điện dùng để duy trì thông số điện hoặc các thông số khác ở giá trị không
đổi như ổn áp, ổn dòng, ổn tần số, ổn tốc, ổn nhiệt

II. Khí cụ điện bảo vệ

1
Khi hệ thống điện hoặc thiết bị điện, điện tử làm việc có thể xảy ra mất nguồn, nguồn
điện không ổn định, điện áp quá cao, điện áp quá thấp, chập, quá nhiệt  Các thiết bị bảo
vệ

2.1. Cầu chì

Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn
mạch.

Cầu chì (Fuses) được nhà khoa học Thomas Alva Edison phát minh và cấp bằng sáng
chế năm 1890 tại Mỹ. Trong tiếng Anh, cầu chì có nghĩa là ”tự tan chảy”.

a. Cấu tạo:

Hình 2.1 Cấu tạo cầu chì

Phần tử ngắt mạch: Đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử này phải có khả
năng cảm nhận được giá trị hiệu dụng của dòng điện qua nó. Phần tử này có giá trị điện trở
suất bé (thường bằng bạc, đồng hay các vật liệu dẫn có giá trị điện trở suất nhỏ...). Hình
dạng của phần tử có thể ở dạng là một dây (tiết diện tròn), dạng băng mỏng.

Thân của cầu chì: Yêu cầu có độ bền về điệu kiện dẫn nhiệt và chịu đựng được các sự
thay đôi nhiệt độ đột ngột mà không hư hỏng, có độ bền cơ khí do đó thường làm bằng
thuỷ tính, ceramic (sứ gốm) hay các vật liệu khác tương đương. Vật liệu lấp đầy (bao bọc
quanh phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì): Thường bằng vật liệu Silicat ở dạng hạt, nó

2
phải có khả ngăng hấp thụ được năng lượng sinh ra do hồ quang và phải đảm bảo tính cách
điện khi xảy ra hiện tượng ngắt mạch.

Các đấu nối: Các thành phần này dùng định vị cố định cầu chì trên các thiết bị đóng
ngắt mạch; đồng thởi phải đảm boả tính tiếp xúc điện tốt.

b. Nguyên lý làm việc

Cầu chì hoạt động theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện.
Khi dòng điện trên dây dẫn điện tăng lên đột ngột, cầu chì sẽ cháy trước để ngắt nguồn
điện khỏi các thiết bị trước khi sự cố có thể xảy ra. Để thực hiện được công việc này, điện
trở của chất liệu làm dây cầu chì. Phải đáp ứng được nhiệt độ nóng chảy nhất định. Cùng
với thành phần và kích thước cấu tạo bên trong thích hợp.

Trong trường hợp quá dòng càng lớn thì khả năng cắt mạch càng nhanh, mối liên hệ
giữa thời gian cắt mạch của cầu chì và dòng điện được gọi là đặc tính bảo vệ của cầu chì.

c. Lựa chọn cầu chì phù hợp với nhu cầu

Cầu chì là thiết bị có cấu tạo đơn giản, nhưng lại đảm nhiệm chức năng bảo vệ mạch
điện. Tuy nhiên, cầu chì chỉ bảo vệ được đường dây khỏi quá tải điện nhưng không bảo vệ
được cho các động cơ có dòng điện mở máy quá lớn khỏi quá tải.

Trong thực tế khi quá tải không lớn (1,5-2) Iđm, sự phát nóng của cầu chì diễn ra
rất chậm và phần lớn nhiệt lượng đều tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó cầu chì không
bảo vệ được tải quá nhỏ. Trị số dòng điện mà tại đó dây chảy bắt đầu bị chảy đứt gọi là
dòng điện tới hạn Ith. Để dây chảy không bị chảy đứt ở dòng điện định mức cần thỏa mãn
điều kiện Iđm<Ith

Quan hệ dòng điện tới hạn khi biết vật liệu và kích thước của dây chảy cầu chì:

Ith = K0. Iđm (2.1)

Mặt khác để bảo vệ được thiết bị, dòng điện tới hạn phải không lớn hơn dòng điện
định mức nhiều. Theo kinh nghiệm:

3
Ith/Iđm = 1,6 - 2 đối với đồng

Ith/Iđm = 1,25 - 1,45 đối với chì

Ith/Iđm = 1,15 đối với hợp kim chì thiếc

Tìm quan hệ phụ thuộc giữa thời gian tác động và dòng điện tác động của cầu chì

d. Phân loại cầu chì

Cầu chì có thể chia thành hai dạng cơ bản, tùy thuộc vào nhiệm vụ:

+ Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải
hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tải.

+ Cầu chì loại a: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch
trên tải.

e. Ký hiệu cầu chì

Hình 2.2 Ký hiệu cầu chì

f. Một số hình ảnh cầu chì

Hình 2.3 Hình ảnh cầu chì

4
2.2. Aptomat
Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Một số
dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là Aptomat chống
rò hay Aptomat chống giật.
 Phân loại Aptomat.
Phân theo kết cấu
+Loại một cực.
+Loại hai cực.
+Loại ba cực.
Phân theo thời gian tác động
+ Tác động không tức thời.
+ Tác động tức thời.
Phân loại theo công dụng bảo vệ
+ Dòng cực đại.
+ Dòng cực tiểu.
+ Áp cực tiểu.
+ Áptômát bảo vệ công suất điện ngược.
+ Áptômát vạn năng (chế tạo cho mạch có dòng điện lớn các thông số bảo
vệ có thể chỉnh định được) loại này không có vỏ và lắp đặt trong các trạm biến
áp lớn.
+ Áptômát định hình: bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt, bảo vệ quá điện áp
bằng rơle điện từ, đặt trong vỏ nhựa.
 Cấu tao:

Lò xo, nam
châm điện
Đầu vào
cuộn dây Buồng dập
hồ quang
Cuộn dây Tiếp điểm
Cần gạt on/off

Hình 2.4 Cấu tạo Áp to mat

5
 Nguyên lý hoạt động

Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng
tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng
thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút
phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 2 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả
các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

b. Chọn Aptomat

Phải thoả mãn ba yêu cầu sau:

Chế độ làm việc ở định mức của Aptomat thải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị
số dòng điện định mức chạy qua Aptomat lâu tuỳ ý. Mặt khác, mạch dòng điện của
Aptomat phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã
đóng hay đang đóng.

Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA. Sau khi
ngắt dòng điện ngắn mạch, Aptomat đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.

6
Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại
do dòng điện ngắn mạch gây ra, Aptomat phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường phải
kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong Aptomat.

+ Dòng điện tính toán đi trong mạch (Itt)

+ Dòng điện bảo vệ Aptomat: Ibv = (1,25 ÷1,5) Itt (2.2)

 Ký hiệu Aptomat

Hình 2.6 Ký hiệu Aptomat

 Hình ảnh của Aptomat

Hình 2.7 Hình ảnh Aptomat

2.3. Rơle nhiệt

7
Rơle là một thiết bị dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi
dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Rơle nhiệt còn có một tên gọi khác là relay. Rơle nhiệt
không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn, phải có thời gian
phát nóng, do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài phút.

 Cấu tao

Hình 2.8 Cấu tạo Rơ le nhiệt

1: Phần tử phát nóng ; 2, 6: Vít ; 3: Phiến lưỡng kim; 4, 7: trục xoay ; 5: Giá nhựa cách
điện ; 8: lò xo; 9: đòn bẩy; 10: Nút nhấn ; 11: tiếp điểm động; 12: tiếp điểm tĩnh

 Nguyên lý làm việc

Hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ tạo
ra một nhiệt lượng rất lớn. Làm cho tấm kim loại của Rơle bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng
bị giãn nở. Phiến kim loại kép đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành phần cấu
tạo Rơle nhiệt. Phiến kim loại kép này được ghép từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn ở
khác nhau giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

 Cách chọn Rơle nhiệt

Khi chọn Rơle nhiệt người dùng cần quan tâm tới những lưu ý sau:

+ Chọn đúng dòng Rơle nhiệt phù hợp cho nhu cầu của mình.

8
+ Chọn Rơle nhiệt phù hợp với contacror, thông số này đã được nhà sản xuất ghi
ngay trên tờ catologue của sản phẩm.

+ Nên chọn những Rơle có dải chỉnh dòng lớn hơn nhu cầu sử dụng một chút để có
thể điều chỉnh trong quá trình hoạt động thực tải.

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơle nhiệt
bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷
1,3)Iđm

 Ký hiệu Rơle nhiệt

Hình 2.9 Ký hiệu Rơle nhiệt

 Hình ảnh Rơle nhiêt.

Hình 2.10 Hình ảnh Rơle nhiệt

9
2.4 Thiết bị bảo vệ mất pha.

Trong các hệ thống điện 3 pha sự cố mất pha là sự cố đặc biệt nghiêm trọng gây ra
hư hỏng rất lớn cho máy móc thiết bị. Do đó cần thiết phải có biện pháp bảo vệ thiết bị
trong tình huống mất pha.

Rơ le bảo vệ mất pha là 1 thiết bị dùng để phát hiện sự cố mất pha để đưa ra cảnh
báo thông qua trạng thái tiếp điểm của rơ le. Ở trạng thái bình thường tiếp điểm đóng lại,
khi bị mất pha tiếp điểm hở ra (còn được gọi là trạng thái tác động của rơ le). Rơ le bảo vệ
mất pha chỉ có chức năng cảnh báo sự cố chứ không trực tiếp bảo vệ được thiết bị hay ngắt
được nguồn cấp điện. Do đó cần phải kết hợp rơ le bảo vệ mất pha với thiết bị cấp nguồn
khác như contactor.

Hình 2.11 Hình ảnh thiết bị bảo vệ mất pha

2.5 Thiết bị chống rò

2.5.1. Khái niệm

Cơ thể người rất nhạy cảm với dòng điện, ví dụ: dòng điện nhỏ hơn 10mA thì người
có cảm giác kim châm; lớn hơn 10mA thì các cơ bắp co quắp; dòng điện đến 30mA đưa
đến tình trạng co thắt, ngạt thở và chết người. Khi thiết bị điện bị hư hỏng rò điện, chạm
mát mà người sử dụng tiếp xúc vào sẽ nhận dòng điện đi qua người xuống đất ở điện áp
nguồn. Trong trường hợp này, Aptomat và cầu chì không thể tác động ngắt nguồn điện với
thiết bị, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Nếu trong mạch điện có sử dụng thiết bị chống dòng điện rò thì người sử dụng sẽ
tránh được tai nạn do thiết bị này ngắt nguồn điện ngay khi dòng điện rò xuất hiện.

10
2.5.2. Cấu tạo

Thiết bị chống dòng điện rò hoạt động trên nguyên lý bảo vệ so lệch, được thực hiện
trên cơ sở cân bằng giữa tổng dòng điện vào và tổng dòng điện đi ra tiết bị tiêu thụ điện.

Khi thiết bị tiêu thụ điện bị rò điện, một phần của dòng điện được rẽ nhánh xuống
đất, đó là dòng điện rò. Khi có dòng điện về theo đường dây trung tính rất nhỏ và rơle so
lệch sẽ dò tìm sự mất cân bằng này và điều khiển cắt mạch điện nhờ thiết bị bảo vệ so lệch.

Thiết bị bảo vệ so lệch gồm hai phần tử chính:

- Mạch điện từ ở dạng hình xuyến mà trên đó được quấn các cuộn dây của phần
công suất (dây có tiết diện lớn), chịu dòng cung cấp cho thiết bị tiêu thụ điện.

- Rơle mở mạch cung cấp được điều khiển bởi cuộn dây đo lường (dây có tiết diện
bé) cũng được đặt trên hình xuyến này, nó tác động ngắt các cực.

* Đối với hệ thống điện một pha

Hình 2.12 Sơ đồ thiết bị chống rò điện 1 pha

11
Trường hợp không có sự cố I1  I 2

Trường hợp không có sự cố I1  I 2  I sc

Do đó mất sự cân bằng trong hình xuyến từ, dẫn đến cảm ứng dòng điện trong cuộn dây
dò tìm đưa đến tác động rơle và làm mở mạch điện.

* Đối với hệ thống điện ba pha

Hình 2.13 Sơ đồ thiết bị chống rò điện 3 pha

Ghi chú: - I1: Dòng điện đi qua pha 1

- I2: Dòng điện đi qua pha 2

- I3: Dòng điện đi qua pha 3

- I0: Dòng điện đi qua dây trung tính.

- 1: Cơ cấu nhả.

- 2: Lõi từ hình vành xuyến.

Trường hợp thiết bị điện không có sự cố: I1  I 2  I 3  I 0  0

12
Từ thông tổng trong mạch từ hình xuyến bằng 0, do đó sẽ không có dòng điện cảm
ứng trong cuộn dây dò tìm.

Trường hợp thiết bị điện có sự cố: I1  I 2  I 3  I 0  0

Từ thông tổng trong mạch từ hình xuyến không bằng 0, do đó sẽ có dòng điện cảm
ứng trong cuộn dây dò tìm, vậy cuộn dây dò tìm sẽ tác động mở các cực điện.

c) Phân loại RCD theo cực của hệ thống điện.

Hình 2.14 Phân loại thiết bị chống rò điện

RCD tác động tức thời và RCD tác động có thời gian trễ.

2.5.3 Sự tác động của thiết bị chống dòng điện rò

* . Sự tác động tin cậy của RCD

RCD tác động nhạy và tin cậy.

Dòng điện tác động rò thực tế luôn thấp hơn dòng tác động rò danh định (ghi trên
nhãn hiệu của RCD) khoảng 20 ÷ 40% khi dòng điện rò xuất hiện tăng dần hay đột ngột.

Thời gian tác động thực tế đều nhỏ hơn thời gian tác động được nhà sản xuất quy
định (ghi trên nhãn hiệu) khoảng 20 ÷ 80%. Thông thường thời gian tác động cắt mạch
được ghi trên nhãn hiều của RCD là 0,1s và thời gian tác động cắt mạch thực tế nằm trong
khoảng 0,02 ÷ 0,08s.

13
* Sự tác động có tính chọn lọc của RCD bảo vệ hệ thống điện – sơ đồ điện.

Khi xuất hiện dòng điện rò đủ lớn ở đoạn đường dây điện hoặc phụ tải,

RCD được lắp đặt gần nhât sẽ tác động cắt mạch, tách đoạn dây hoặc phụ tải bị rò

điện ra khỏi hệ thống cung cấp điện. Như vậy đảm bảo tính chọn lọc, việc cung cấp

điện không ảnh hưởng đến phần còn lại.

Nếu RCD lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật thì RCD đó sẽ không tác động cắt
mạch khi xuất hiện dòng điện rò ở phần đường dây hay phụ tải tương ứng với chúng, hoặc
tác động không đúng yêu cầu đã đề ra.

a) Khả năng chọn lọc tổng hợp

- Khả năng chọn lọc tổng hợp là nhằm loại trừ duy nhất thiết bị có sự cố. Để đạt
được khả năng này phải thoả mãn hai điểu kiện:

- Dòng điện so lệch dư định mức của RCD ở phía trên phải có giá trị lớn hơn dòng
điện so lệch dư định mức của RCD ở phía dưới.

- Thời gian tối thiểu không làm việc của RCD ở phía trên phải có giá trị lớn hơn
thời gian tối thiểu không làm việc của RCD ở phía dưới.

b) Khả năng chọn lọc từng phần

Tính chọn lọc được gọi là từng phần vì nó không tiêp snhận đối với một số giá trị
dòng điện sự cố. Tính chọn lọc được thoả mãm khi các hệ quả của một số sự cố có thể kéo
theo ngắt điện từng phần hay ngắt điện toàn bộ hệ thống cung cấp điện.

Ví dụ về chọn lọc từng phần:

14
Hình 2.15 Sự tác động của thiết bị chống rò điện

Hệ thống cung cấp điện công nghiệp với khả năng chọn lọc tổng ở 3 mức chậm (trễ)
mức 1: chậm 200ms; mức 2: chậm 50ms; mức 3 không có thời gian trễ.

2.6. Rơle bảo vệ quá tải và ngắn mạch

Cuộn dây hút có ít vòng và quấn bằg dây to mắc nối tiếp với mạch điện vần
bảo vệ, thiết bị thường đóng ngắt trên mạch điều khiển.

Khi dòng điện động cơ tăng lớn đến trị số tác động của Rơle, lực hút
nam châm thắng lực cản lò xo làm mở tiếp điểm của nó, ngắt mạch điện điều khiển qua
công tắc tơ K, mở các tiếp điểm của nó tách động cơ ra khỏi lưới.

Hình 2.16 Rơ le dòng điện

15
2.7. Rơle bảo vệ sụt áp

Cuộn dây hút quấn bằng dây nhỏ nhiều vòng mắc song song với mạch điện cần bảo
vệ. Khi điện áp bình thường, Rơle tác động sẽ làm nóng tiếp điểm của nó. Khi điện áp sụt thấp
dưới mức quy định, lực lò xo thắng lực hút của nam châm và mở tiếp điểm.

16
Tài liệu tham khảo

[1]. Đề cương bài giảng học phần thiết bị điện tử công nghiệp, Khoa Điện tử, Đại
học Công Nghiệp Hà Nội.

[2] Vũ Quang Hồi, Giáo trình Điện tử Công nghiệp, 2005


[3] Đặng Văn Đào, Giáo trình máy điện, 2003
[4] Nguyễn Xuân Phú, Khí cụ điện :Lý thuyết - kết cấu - Tính toán lựa chọn sử
dụng, 2001

17

You might also like