You are on page 1of 159

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Bảo vệ rơ le và tự động hóa” được biên soạn với mục đích làm
tài liệu học tập cho sinh viên Đại học chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật điện và cũng
có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ tự động hóa,
Công nghệ cơ điện mỏ của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, phục vụ cho
sự nghiệp đào tạo sau quá trình chỉnh biên chương trình của nhà trường.
Giáo trình còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ
kỹ thuật, kỹ thuật viên hiện đang công tác trong ngành công nghệ kĩ thuật điện.
Ngày nay, do công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển, các phụ tải điện
ngày càng được đưa vào sử dụng nhiều. Vì vậy, không những đảm bảo cho các phụ
tải làm việc liên tục mà còn phải bảo vệ chúng làm việc an toàn, giảm thiểu và tránh
các các sự cố trong quá trình làm việc là cẩn thiết
Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo trình đã giới thiệu một cách có hệ thống các kiến
thức cơ bản, thể hiện tương đối đầy đủ các nội dung, phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu của sinh viên, có khả năng phân tích, tính toán, lựa chọn các thiết bị bảo
vệ cho hệ thống cung cấp điện.
Giáo trình gồm 2 phần được chia thành 8 chương và 4 bải tập thực hành:
Phần 1. Lý thuyết
Chương 1. Đại cương về bảo vệ rơle
Chương 2. Bảo vệ quá dòng điện
Chương 3. Bảo vệ dòng điện so lệch
Chương 4. Các hình thức bảo vệ khác
Chương 5. Tự động điều chỉnh tần số
Chương 6. Tự động điều chỉnh điện áp
Chương 7. Tự động đóng nguồn dự trữ
Chương 8. Tự động đóng trở lại nguồn điện
Phần 2. Thực hành
Bài 1: Thực hành rơle bảo vệ quá dòng cực đại
Bài 2: Thực hành rơle bảo vệ quá dòng cắt nhanh
Bài 3: Thực hành rơle bảo vệ thấp áp quá áp 1 pha

3
Bài 4: Thực hành rơle bảo vệ thấp áp quá áp 3 pha
Giáo trình do tập thể tác giả: Tiến sĩ Bùi Trung Kiên (chủ biên) và Thạc sĩ
Đoàn Thị Bích Thủy, Bộ môn Điện khí hoá - Trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh biên soạn.
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Điện,
các giảng viên bộ môn Điện khí hóa - Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
cùng các phòng ban nghiệp vụ, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ động viên, góp
ý để hoàn thành tốt giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã cố gắng bám sát chương trình môn
học đã được phê duyệt của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, kết hợp với
kinh nghiệm giảng dạy môn học trong nhiều năm, đồng thời có chú ý đến đặc thù đào
tạo các ngành của trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, truy nhiên sai sót trong cuốn giáo trình này là
khó tránh khỏi. Nhóm tác giả mong nhận được bạn đọc đóng góp ý kiến xây dựng để
cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần chỉnh biên sau này. Những ý
kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Điện khí hoá Trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 04 năm 2021
Tác giả.

4
PHẦN 1. LÝ THUYẾT
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO VỆ RƠLE
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Sự cố trong hệ thống điện
Trong bất cứ một hệ thống điện nào cũng luôn tồn tại một mối đe doạ đưa hệ thống
đến chế độ làm việc không bình thường. Những hỏng hóc dẫn đến sự ngừng làm việc của
các phần tử hệ thống điện gọi là sự cố. Trong các sự cố, sự cố ngắn mạch thường xảy ra
nhiều nhất, các sự cố này kèm theo hiện tượng quá dòng, áp giảm trong mạng điện và tần
số lệch khỏi giá trị cho phép. Các phần tử hệ thống điện khi có dòng ngắn mạch chạy qua
có thể bị phá huỷ do đốt nóng quá mức, bị hỏng cách điện do nhiệt lượng lớn của dòng
điện, hồ quang. Một số dạng sự cố thường xảy ra ở các phần tử mạng điện được thể hiện
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các dạng hư hỏng và chế độ làm việc không bình của các phần tử
hệ thống điện
STT Các dạng hư hỏng Máy phát Biến áp Đường dây
1 Ngắn mạch một pha + + +
2 Ngắn mạch giữa các vòng dây + +
3 Ngắn mạch chạm masse (vỏ hoặc đất) + + +
4 Ngắn mạch cuộn kích từ +
5 Quá tải đối xứng + + +
6 Quá tải không đối xứng + + +
7 Quá áp trên cực máy phát +
8 Chế độ không đồng bộ +
9 Mức dầu thấp +
10 Đứt dây + + +
Các sự cố trong hệ thống điện có thể dẫn đến sự mất ổn định của các nhà máy điện,
làm tan rã hệ thống dẫn đến sự đình trệ cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ gây thiệt hại lớn
cho nền kinh tế quốc dân... hiện tượng tần số hoặc điện áp giảm có thể làm cho các động
cơ ngừng làm việc vì mômen quay của chúng nhỏ hơn mômen cản.
Để duy trì được sự làm việc bình thường của hệ thống điện cách tốt nhất nhanh

5
chóng loại các phần tử bị sự cố khỏi hệ thống, nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện bởi
các thiết bị tự động bảo vệ, gọi là rơle.
1.1.2. Khái niệm về bảo vệ rơle
Rơle là một loại thiết bị điện mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu
đầu vào đạt những giá trị xác định.
Quan hệ đại lượng vào và ra của rơ le như hình 1.1. Khi X biến thiên từ 0 đến
X1 thì Y=Y1, (rơ le chưa tác động) đến khi X=X2 thì Y không đổi Y=Y2 (rơ le tác
động). Khi giảm từ X2 đến X= X1 thì Y giảm về Y=Y1 (rơ le trở về trạng thái ban
đầu).
Nếu gọi:
+ X=X2=Xkđ là giá trị khởi động của rơle; giá trị khởi động là giá trị mà tại
đó xuất hiện sự chuyển đổi trạng thái của rơle.

+ X= X1= Xtv - lµ gi¸ trÞ trở về của rơle.


Hệ số trở về
X1 X tv
k xk   (1.1)
X 2 X td

1.1.3. Nhiệm vụ của bảo vệ rơle


Nhiệm vụ cơ bản của bảo vệ rơle là:
- Phát hiện kịp thời sự cố Hình 1.1. Đặc tính vào ra của rơ le
- Nhanh chóng tác động cắt các phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống
- Tác động đến các cơ cấu như: Tự động đóng lặp lại, tự động đóng dự phòng... để
duy trì chế độ làm việc bình thường của phần tử hệ thống điện còn lại.
1.1.4. Một số ký hiệu thường dùng trong sơ đồ bảo vệ rơle
Bảng 1.2. Ký hiệu một số loại rơle thông dụng
STT Tên rơle Ký hiệu VN Ký hiệu của Nga
1 Rơle dòng RI hoặc I PT
2 Rơle điện áp RU hoặc U PH
3 Rơle tổng trở RZ hoặc Z PC
4 Rơle trung gian RG P

6
5 Rơle tín hiệu TH hoặc Th PY
6 Rơle thời gian Rt hoặc Tg PB
7 Rơle công suất RW hoặc W PM
8 Rơle nhiệt RN hoặc R
9 Rơle hơi RH P
Bảng 1.3. Kí hiệu của các thiết bị dùng trong các sơ đồ bảo vệ rơle theo uỷ ban kỹ
thuật điện quốc tế
STT Tên thiết bị Ký hiệu
1 Rơle thời gian t
2 Rơle khoá liên động hoặc kiểm tra KT
3 Rơle tổng trở Z<
4 Rơle điện áp cực tiểu U<
5 Rơle tín hiệu Th
6 Rơle thiếu dòng điện I<
7 Rơle dòng điện thứ tự nghịch I2
8 Rơle thiếu áp thứ tự thuận U1<
9 Rơle nhiệt o
10 Rơle dòng điện cắt nhanh I>>
11 Bảo vệ so lệch cắt nhanh I>>
12 Rơle dòng có thời gian I>
13 Máy cắt MC
14 Tiếp điểm phụ thường mở của máy cắt MCa
15 Tiếp điểm phụ thường đóng của máy cắt MCb
16 Rơle cos cos
17 Rơle quá điện áp U>
18 Rơle lệch pha 
19 Rơle tần số F
20 Rơle khoá K
21 Rơle bảo vệ so lệch SL hoặc I

7
22 Rơle cắt RC
1.2. Các phép Logic dùng trong bảo vệ Rơle
Với việc áp dụng các phép lôgíc có thể đơn giản hoá các sơ đồ bảo vệ rơle và thể
hiện sự làm việc của sơ đồ bảo vệ một cách rõ ràng, do đó có thể thiết lập sơ đồ bảo vệ
chính xác và hoàn chỉnh. Trạng thái tiếp điểm đóng trong các sơ đồ của rơle được mô tả
bằng số 1, còn tiếp điểm mở thì bằng số 0. Các phép lôgíc và sơ đồ tiếp điểm tương ứng
được thể hiện trên hình 1.2.
1.2.1. Phép "HOẶC" (OR)
Phép logic cộng (X=AVB), ký hiệu V đọc là "hoặc" (hay). Phép tính này biểu thị
tín hiệu X sẽ xuất hiện ở cửa ra nếu ở cửa vào có tín hiệu A hoặc tín hiệu B. Điều đó tương
ứng với mạch nối song song của các tiếp điểm.
1.2.2. Phép logic "VÀ" (&)
Phép logic nhân (X=A  B), ký hiệu  đọc là "và". Phép tính này biểu thị tín hiệu
X sẽ xuất hiện ở cửa ra nếu cửa vào có tín hiệu A và tín hiệu B. Điều đó tương ứng với
mạch nối tiếp của các tiếp điểm.
1.2.3. Phép " KHÔNG" (NO)
_
Phép logic âm hay phủ định X  A (X=NA). Phép tính này biểu thị tín hiệu X sẽ
xuất hiện ở cửa ra nếu ở cửa vào không có tín hiệu A và ngược lại. Điều đó tương ứng với
mạch có các tiếp điểm đóng khi không có tín hiệu A và mở khi có nó.
1.2.4. Phép lôgíc "KHOÁ" (BLOCKING)
_
Phép logic khóa X  A  B biểu thị rằng tín hiệu X sẽ xuất hiện khi ở cửa vào có
tín hiệu A và không có tín hiệu B. Phép logic này tương đương với phần tử "nhớ".
1.2.5. Phép "TRỄ" (TIME DELAY)
Đối với phép lôgíc "trễ", nếu sau khi truyền tín hiệu A tại đầu vào, tín hiệu X đầu
ra sẽ xuất hiện với sự chậm trễ k giây thì tín hiệu X có thể viết: X= DKA, trong đó: D- toán
tử trễ; k- số đơn vị làm chậm (s, ms, s).
Ví dụ về phép trễ được thực hiện trên hình 1.2. Ở hình 1.2a tín hiệu X sẽ xuất hiện
chậm 1 đơn vị thời gian so với tín hiệu A; còn ở hình 1.2b tín hiệu X chậm hơn 4 đơn vị
thời gian. Thời gian trễ được thực hiện bởi rơle thời gian có sự điều chỉnh theo từng nấc
hoặc bởi bản thân rơle tác động với một độ chậm trễ riêng k nhất định nào đó X= DKA.

8
Trong quá trình xây dựng các sơ đồ bảo vệ rơle người ta thường kết hợp nhiều dạng
sơ đồ logic khác nhau để có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ một cách hiệu quả và tin cậy
nhất. Các phép lôgíc thường được kết hợp với nhau qua sơ đồ khối, biểu thị sự liên hệ và
chức năng của các phần tử lôgíc tham gia trong sơ đồ. Trên cơ sở phân tích sơ đồ lôgíc có
thể chọn các sơ đồ bảo vệ rơle hợp lý, tiết kiệm thiết bị và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hình 1.2. Biểu diễn các phép logic ứng dụng trong bảo vệ rơle

Hình 1.3. Ví dụ về sự xuất hiện chậm của tín hiệu

9
a) Với k=1; b) Với k=4
1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle
Yêu cầu đối với bảo vệ rơle phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với cùng một sự cố trong
các bảo vệ khác nhau bảo vệ rơle sẽ tác động khác nhau. Chẳng hạn khi có ngắn mạch
chạm đất ở mạng điện trung tính nối đất, bảo vệ rơle sẽ tác động ngay, nhưng ở mạng điện
có trung tính cách ly, bảo vệ rơle sẽ chỉ đưa tín hiệu mà không cắt ngay phần tử bị sự cố.
Như vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có các yêu cầu khác nhau đối với bảo vệ rơle.
Phân biệt hai dạng yêu cầu đối với bảo vệ rơle là yêu cầu bảo vệ sự cố ngắn mạch và yêu
cầu bảo vệ khỏi chế độ không bình thường của hệ thống.
1.3.1. Yêu cầu bảo vệ khỏi sự cố ngắn mạch
1.3.1.1. Tác động nhanh
Sự cố cần được loại trừ càng nhanh càng tốt để hạn chế mức độ tối đa thiệt hại, giữ
sự ổn định cho các máy phát làm việc song song trong hệ thống điện. Thời gian cắt sự cố
bao gồm thời gian tác động của bảo vệ (tbv) và thời gian cắt của máy cắt (tMC). Như vậy
yêu cầu tác động nhanh không chỉ phụ thuộc vào thời gian tác động của bảo vệ mà cả thời
gian cắt của máy cắt. Thời gian tác động của bảo vệ rơle hiện đại khoảng 0,02 đến 0,04
giây.

Hình 1.4. Sơ đồ phân bố các vùng tác động của bảo vệ rơle
1.3.1.2. Tính chọn lọc
Tính chọn lọc là khả năng chỉ cắt phần tử bị sự cố và giữ nguyên vẹn cung cấp điện
cho các phần tử khác. Yêu cầu tác động chọn lọc có ý nghĩa quan trọng với việc bảo toàn
cung cấp điện cho các hộ dùng điện.
Ví dụ: Khi có ngắn mạch tại điểm N (hình 1.4), dòng ngắn mạch IN chạy qua cả 3
bảo vệ 1, 2 và 3; cả 3 máy cắt đều có thể tác động, nhưng tính chọn lọc của bảo vệ chỉ cho

10
phép bảo vệ 1 tác động, do đó các hộ tiêu thụ ở 1' sẽ không mất điện. Tuy nhiên trong
trường hợp máy cắt 1 từ chối tác động thì máy cắt 2 sẽ hoạt động cắt mạch, như vậy bảo
vệ 2 làm nhiệm vụ dự phòng cho bảo vệ 1.
Trong nhiều trường hợp yêu cầu tác động nhanh và yêu cầu chọn lọc mâu thuẫn
nhau, để đảm bảo được tính chọn lọc cần phải có sự tác động chậm trễ của bảo vệ rơle.
Ví dụ: Bảo vệ 2 phải có độ trễ so với bảo vệ 1 (hình 1.4)
Trong thực tế để dung hoà mâu thuẫn giữa hai yêu cầu người ta áp dụng cơ cấu tự
động đóng lặp lại. Đầu tiên bảo vệ rơle cắt nhanh không chọn lọc phần tử có sự cố, sau đó
thiết bị đóng lặp lại sẽ đóng trở lại tất cả các phần tử vừa bị cắt ra, những phần tử bị sự cố
sẽ bị khoá và không cho đóng lặp lại.
1.3.1.3. Độ nhạy
Độ nhạy là khả năng cắt sự cố với dòng điện nhỏ nhất trong vùng bảo vệ. Độ nhạy
là yêu cầu cần thiết của bảo vệ rơle để phản ứng vớ các chế độ làm việc không bình thường
của hệ thống điện dù là nhỏ nhất. Để xác định độ nhạy của bảo vệ rơle trước hết cần thiết
lập vùng bảo vệ của nó.
Ví dụ: Ở hình 1.4 bảo vệ 3 cần phải cắt sự cố trong vùng bảo vệ của mình là trạm
biến áp và cắt sự cố ở vùng dự phòng, tức là khi có ngắn mạch trên đường dây mà bảo vệ
2 từ chối tác động. Độ nhạy được đánh giá bởi hệ số nhạy.
I nm.min
kn  (1.2)
k kd

Trong đó:
Inmmin - dòng ngắn mạch nhỏ nhất ở cuối vùng bảo vệ;
Ikd - dòng khởi động của rơle.
Độ nhạy được coi là đạt yêu cầu nếu:
+ kn  1,52- đối với rơle bảo vệ dòng cực đại.
+ kn  2- đối với rơle bảo vệ so lệch dọc máy biến áp, máy phát, đường dây truyền
tải và thanh cái; kn 1,21,3 đối với vùng bảo vệ dự phòng.
+ kn  1,5- đối với rơle bảo vệ so lệch dọc máy biến áp khi ngắn mạch xảy ra sau
cuộn kháng đặt ở phía hạ áp máy biến áp trong vùng bảo vệ.
1.3.1.4. Độ tin cậy

11
Độ tin cậy là khả năng bảo vệ làm việc chắc chắn trong mọi điều kiện đối với
bất kỳ một sự cố nào trong vùng bảo vệ, đồng thời không tác động đối với chế độ mà
nó không có nhiệm vụ bảo vệ.
Ví dụ: Ở hình 1.4 nếu bảo vệ 1 từ chối tác động thì bảo vệ 2 sẽ tác động, lúc đó
dẫn đến mất điện và gây thiệt hại cho phụ tải ở lộ 1'.
Bởi vậy nếu bảo vệ kém tin cậy thì bản thân nó sẽ là nguồn gây thiệt hại. Để
nâng cao độ tin cậy cần lựa chọn sơ đồ bảo vệ đơn giản, sử dụng các thiết bị có chất
lượng cao, lắp ráp sơ đồ chính xác, chắc chắn đồng thời phải thường xuyên kiểm tra
tình trạng của sơ đồ và các thiết bị.
1.3.1.5. Tính kinh tế
Các bảo vệ rơle cần phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật đồng thời phải được tính
toán sao cho hợp lý về mặt kinh tế. Đối với những thiết bị cao áp, siêu cao áp chi phí
cho trang thiết bị lắp đặt bảo vệ rơle chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ chi phí của
công trình, do đại đa số các thiết bị mạng điện cao áp đều rất đắt, vì vậy hệ thống bảo
vệ rơle chỉ cần phải quan tâm sao cho đảm bảo các yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Trong
khi đó ở lưới điện trung áp và hạ áp số lượng các phần tử được bảo vệ rất lớn, mức độ
yêu cầu bảo vệ không cao do đó cần phải tính đến kinh tế khi lựa chọn sơ đồ và trang
thiết bị bảo vệ rơle sao cho vừa đảm bảo kỹ thuật, vừa có chi phí thấp đến mức có thể.
1.3.1.6. Nhận xét chung
Những yêu cầu trên có thể mâu thuẫn lẫn nhau, ví dụ bảo vệ có tính chọn lọc và
độ nhạy cao cần sử dụng loại nguyên lý và thiết bị phức tạp, đắt tiền do đó khó thoả
mãn được độ tin cậy. Còn nếu tăng yêu cầu về kỹ thuật thì giá thành sẽ tăng. Do đó cần
dung hoà các yêu cầu ở mức độ tốt nhất trong việc tính toán, lựa chọn sơ đồ và thiết bị
bảo vệ rơle.
1.3.2. Yêu cầu đối với chế độ làm việc không bình thường
Đối với chế độ làm việc không bình thường như chế độ quá tải, dao động điện
áp trong hệ thống thì yêu cầu tác động nhanh không được đặt ra vì thông thường các
chế độ này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: Khi khởi động động cơ công suất lớn có thể làm dao động điện áp, trường
hợp này nếu cắt nhanh sẽ làm cho phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện.

12
Thông thường rơle sẽ tác động với một thời gian trễ nhất định.
1.4. Sơ đồ nối các máy biến dòng (BI) và rơle
1.4.1. Sơ đồ các BI và rơle nối theo hình Y hoàn toàn
Khi đấu theo sơ đồ hình sao đủ các cuộn thứ cấp của BI được lắp đặt trên tất
cả các pha và được nối với nhau theo sơ đồ hình sao, tương tự các rơle cũng được nối
với nhau theo sơ đồ hình sao, các điểm zero được nối lại với nhau bằng dây trung
tính. Sơ đồ nối dây và sự phân bố dòng điện được thể hiện trên Hình 1.5.
Các giá trị dòng điện qua rơ le RI1, RI2, RI3 lần lượt tương ứng sẽ là:
. . .
. I . I . I
Ia  A ; Ib  B ;Ic  C (1.3)
kI kI kI
. . .
Dòng điện trong dây trung tính: I a  I b  I c  0 đây cũng là đặc điểm của chế
độ làm việc đối xứng.
Trong trường hợp ngắn mạch hai pha, dòng chỉ xuất hiện ở rơle lắp trên các pha
sự cố, có giá trị bằng nhau và hướng ngược chiều nhau nên dòng tổng sẽ bằng không.
Trong thực tế do sự sai lệch giữa các đặc tính của máy biến dòng, tổng dòng thứ
cấp thường khác không, khi đó trong dây trung tính sẽ xuất hiện dòng không cân bằng
có giá trị dao động trong khoảng 0,010,02A. Khi xảy ra sự cố ngắn mạch dòng từ hoá
sẽ tăng lên dẫn đến dòng cân bằng cũng tăng theo.
Dây trung tính trong sơ đồ hình sao đủ là bộ lọc thứ tự không, còn các thành
phần thứ tự thuận và nghịch có tổng véc tơ bằng không nên không chạy qua dây trung
tính, còn ở chế độ hông đối xứng thì dòng điện chạy trên dây trung tính sẽ bằng ba lần
dòng điện thứ tự không:
. . . .
I a  I b  Ic  3 I0 (1.4)
Với sơ đồ nối dây kiểu này, vì rơle được lắp đặt trên tất cả các pha lên sẽ ghi
nhận tất cả các dạng ngắn mạch, dòng điện qua rơle chính là dòng điện trên các pha,
do đó hệ số sơ đồ ksđ= 1.
Sơ đồ nối dây các máy biến dòng theo hình sao đủ được ứng dụng rộng rãi
trong mạng có điểm trung tính nối đất thường xảy ra các dạng ngắn mạch (một pha,
hai pha và ba pha).

13
Nhược điểm: Sơ đồ được đấu theo kiểu này có nhược điểm là chi phí cao do
phải dùng tới 3BI và 3 rơle.

Hình 1.5. Sơ đồ sao hoàn toàn Hình 1.6. Sơ đồ sao thiếu


1.4.2. Sơ đồ các BI và rơle nối theo hình sao thiếu (hình 1.6)
Dòng vào mỗi rơle bằng dòng pha. Dòng trong dây trở về bằng:
. . . .
I v  I b  (I a  Ic ) (khi không có dòng Io) (1.5)
Dây trở về (hình 1.5) cần thiết để đảm bảo cho BI làm việc bình thường. Trong
một số trường hợp ngắn mạch giữa các pha (có Ib ≠ 0) cũng như khi ngắn mạch nhiều
pha chạm đất, dây trở về cần thiết để đảm bảo cho bảo vệ tác động đúng. Khi ngắn
mạch 1 pha ở pha không đặt BI sơ đồ không làm việc do vậy sơ đồ chỉ dùng chống
ngắn mạch nhiều pha.
1.4.3. Sơ đồ 1 rơle nối vào hiệu dòng 2 pha
Dòng vào rơle là hiệu dòng
IA IB IC
2 pha (hình 1.7)
. . .
IR  Ia  Ic (1.6) R I1
Trong tình trạng đối xứng I
R
. .
thì IR  3 Ia . Giống như sơ đồ
sao khuyết, sơ đồ số 8 không làm BI Ia Ic
(1)
việc khi ngắn mạch một pha N
đúng vào pha không đặt máy biến
dòng. Tất cả các sơ đồ nói trên đều
Hình 1.7. Sơ đồ hiệu hai dòng
phản ứng với N(3) và ngắn mạch
giữa 2 pha bất kỳ (AB, BC, CA). Vì vậy để so sánh tương đối giữa chúng người ta

14
phải xét đến khả năng làm việc của bảo vệ trong một số trường hợp hư hỏng đặc biệt,
hệ số độ nhạy, số lượng thiết bị cần thiết và mức độ phức tạp khi thực hiện sơ đồ.
1.4.4. Sơ đồ nối máy biến dòng theo hình tam giác và rơle- hình sao

Hình 1.8. Sơ đồ nối máy biến dòng theo hình tam giác và rơle nối hình sao
. .
Theo sơ đồ này dòng điện đi vào trong các rơle có giá trị I R  3 If do đó hệ

số sơ đồ k sd  3 . Khi có ngắn mạch hai pha dòng điện đi vào một trong các rơle

bằng 2I2, lúc đó hệ số sơ đồ ksđ= 2.


Khi chọn sơ đồ nối các máy biến dòng và các rơle ta cần xét trên các quan
điểm sau:
Số lượng thiết bị cần thiết và đặc tính thực hiện bảo vệ;
Độ nhạy cần thiết của bảo vệ đối với các dạng ngắn mạch khác nhau.
1.5. Các nguyên lý cơ bản thực hiện bảo vệ rơ le
Dòng ngắn mạch thường chạy từ nguồn cung cấp tới điểm ngắn mạch, do đó
nếu bảo vệ được lắp đặt càng gần nguồn cung cấp thì vùng bảo vệ sẽ càng rộng, vì
vậy bảo vệ dòng cực đại thường được lắp đặt ở đầu tuyến dây gần nguồn cung cấp.
Trên hình 1.9 thể hiện các sơ đồ nguyên lý lắp đặt bảo vệ dòng cực đại.
Khi lắp đặt bảo vệ cực đại ở đầu tuyến dây (Hình 1.9a), vùng được bảo vệ sẽ là
đường dây cung cấp, cáp đầu vào, các cuộn dây máy biến áp (T), máy cắt MC2 và thanh
cái hạ áp (T.C.H). Trong khi đó nếu lắp bảo vệ bên phía hạ áp thì vùng bảo vệ chỉ là
MC2 và thanh cái hạ áp. Do đó bảo vệ dòng cực đại đặt càng gần nguồn cung cấp càng
có lợi hơn.

15
Vị trí lắp đặt của bảo vệ còn phụ thuộc vào sơ đồ nối dây và số lượng các khởi
hành (hình 1.9b). Với đường dây cung cấp riêng cho động cơ thì chỉ cần lắp đặt thiết
bị bảo vệ ở đầu đường dây là đủ. Đối với trạm phân phối hạ áp có nhiều nhánh như Hình
1.9b. (TC2) nếu chỉ đặt một bảo vệ trên đầu đường dây cung cấp chính sẽ không hợp
lý, bởi vì nếu ngắt đường dây L2 sẽ dẫn đến cắt điện đồng thời cả động cơ (Đ2) và
máy biến áp (BA) bất kể sự cố xảy ra ở đâu. Do đó trong trường hợp này bảo vệ cần
được lắp đặt cả ở trên đường cung cấp cho động cơ và trên đường dây cung cấp cho
máy biến áp.
Các sơ đồ nối dây hệ thống rơle bảo vệ dòng cực đại được thể hiện trên hình 1.10.

Hình 1.9. Sơ đồ nguyên lý lắp đặt bảo vệ dòng cực đại.


Phân tích các sơ đồ bảo vệ trên Hình 1.10 a,b có thể nhận thấy, với tất cả các
dạng ngắn mạch xảy ra dòng sự cố đều chạy qua tất cả các rơle, vì vậy bảo vệ sẽ ghi
nhận tất cả các dạng ngắn mạch với độ nhạy như nhau, hệ số sơ đồ ksđ=1. Khi chạm
đất kép với dòng chạm đất nhỏ cả hai khởi hành có thể đều bị cắt nếu như điểm chạm

16
đất xuất hiện ở các pha khác nhau, điều đó sẽ không hợp lý, dòng trong dây trung tính
sẽ là dòng thứ tự không (3I0), vì vậy ở chế độ làm việc bình thường dòng trong dây
trung tính là dòng không cân bằng, và nếu dây trung tính bị đứt cũng sẽ không làm
ảnh hưởng đến sự làm việc của sơ đồ. Mặc dù vậy các máy biến dòng và rơle được
đấu nối theo sơ đồ này cũng không cho phép được thiếu dây trung tính, vì dòng sự cố
sẽ xuất hiện trong dây trung tính khi xảy ra sự cố chạm đất một pha.

Hình 1.10. Các sơ đồ nối của bảo vệ dòng cực đại các khởi hành
a). Sao đủ; b). Chạm đất kép ở các pha khác nhau; c). Hai pha hai rơle;
d). 2 pha 3 rơle. e). Rơle đấu vào hiện số dòng điện 2 pha
Khi nối theo hình sao khuyết sơ đồ sẽ phản ứng với tất cả các dạng ngắn mạch,
loại trừ trường hợp ngắn mạch một pha qua đất ở pha không có lắp máy biến dòng,
vì vậy sơ đồ này chỉ được dùng để bảo vệ ngắn mạch giữa các pha. Trong chế độ đối

17
xứng hệ số sơ đồ ksđ = 1. Dòng trong dây dẫn trở về xuất hiện không những trong các
trường hợp ngắn mạch giữa các pha mà ngay cả trong một số trường hợp chạm đất
một pha, vì vậy việc lắp đặt thêm dây trung tính là cần thiết;
Với sơ đồ thể hiện trên Hình 1.10 e là kinh tế hơn cả, vì chỉ cần lắp đặt hai
máy biến dòng và một rơle. Sơ đồ sẽ ghi nhận tất cả các dạng ngắn mạch trừ ngắn
mạch ở pha không lắp máy biến dòng, do đó sơ đồ này thường chỉ được ứng dụng để
bảo vệ khỏi sự cố hỏng hóc giữa các pha; ở chế độ làm việc bình thường và khi ngắn
mạch ba pha dòng trong cuộn dây rơle sẽ lớn hơn gấp 3 lần dòng pha, do đó hệ số

sơ đồ k sd (3)  3 ; bảo vệ có độ nhạy khác nhau phụ thuộc vào dạng sự cố và tổ hợp

các pha bị sự cố (kém nhạy nhất là khi ngắn mạch giữa các pha A, B hoặc B, C).
Bảo vệ dòng cực đại được ứng dụng rộng rãi để bảo vệ đường dây trên không và
đường cáp 6-35kV, đặc biệt là ở các mạng có trung tính cách ly không xảy ra sự cố ngắn
mạch một pha. Để bảo vệ ngắn mạch giữa các pha có thể sử dụng các sơ đồ hai pha. Các sơ
đồ này cũng có thể được ứng dụng ở mạng có trung tính nối đất để bảo vệ chạm đất một pha
nếu dùng bảo vệ cực đại đấu vào dòng thứ tự không.
Trên Hình 1.11 là sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại tác động trực tiếp với
các bộ truyền động bằng tay hoặc lò xo tự động điện áp dưới 35kV.

a) b)

MC RI1 RI2 MC

BI1 BI2 BI1 BI2

Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại với rơle tác động trực tiếp
a). Nối theo hình sao khuyết; b). nối vào hiệu số dòng hai pha

18
Hình 1.12. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại với dòng thao tác một chiều.
Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại có đặc tính thời gian tác động không phụ
thuộc, nguồn thao tác một chiều (Hình 1.12) gồm hai rơle dòng, một rơle thời gian,
một rơle trung gian và một rơle tín hiệu. Đặc điểm của sơ đồ kiểu này là sử dụng thêm
tiếp điểm khoá liên động (KL) của cuộn cắt (đóng khi máy cắt ở trạng thái đóng và
mở khi máy cắt ở trạng thái ngắt): khi máy cắt tác động, tiếp điểm liên động (KL) mở
ra bảo vệ cho cuộn ngắt khỏi bị “om” điện. Cùng lúc đó dòng điện trong cuộn thứ cấp
của máy biến dòng bằng không, rơle thời gian mất điện, tiếp điểm gửi trong mạch
cuộn rơle trung gian mở ra và rơle trung gian mất điện.
Sơ đồ nguyên lý bảo vệ cực đại hai pha có đặc tính thời gian phụ thuộc, dòng
thao tác xoay chiều được thể hiện trên Hình 1.13.

Hình 1.13. Sơ đồ nguyên lý bảo Hình 1.14. Đặc điểm làm việc của bảo
vệ cực đại hai pha, dòng thao tác xoay vệ cực đại định hướng trong mạch vòng.
chiều.

19
Với mạch vòng có nguồn cung cấp từ một phía (Hình1.14) thời gian duy trì
của bảo vệ cực đại được lựa chọn theo nguyên tắc bậc thang ngược chiều. Tuy nhiên
các bảo vệ 2 và 5 lắp đặt cạnh thanh góp B và C có thể tác động tức thời và chỉ phụ
thuộc vào hướng công suất tại vị trí đặt bảo vệ. Ở chế độ làm việc bình thường và khi
ngắn mạch ngoài phía sau thanh góp B và C, công suất tại vị trí đặt bảo vệ 2 và 5 có
hướng từ đường dây tới thanh góp, vì vậy bảo vệ không tác động.
Khi xảy ra ngắn mạch trong vùng AB và AC bảo vệ công suất định hướng sẽ
tác động và cắt mạch.
Khi ngắn mạch xuất hiện tại điểm K1 gần sát thanh cái A, phần lớn dòng ngắn
mạch sẽ chạy qua máy cắt 1 và chỉ có một phần dòng rất nhỏ I"nm khép mạch qua vòng

kín nên không đủ để bảo vệ 2 tác động. Chỉ sau khi máy cắt 1 tác động, toàn bộ dòng
ngắn mạch sẽ chạy qua bảo vệ 2, lúc đó bảo vệ này mới tác động. Như vậy bảo vệ 2
chỉ tác động sau khi bảo vệ 1 tác động và không phụ thuộc vào thời gian duy trì.
1.6. Tóm lược về tính toán ngắn mạch
Trong hầu hết các bài toán bảo vệ rơle đều có liên quan đến các thông số của mạng
điện ở chế độ ngắn mạch, vì vậy trước khi tiếp xúc với các bài toán đó chúng ta hãy khái
quát lại một số nét cơ bản về tính toán ngắn mạch trong hệ thống điện.
Bảng 1.4. Công thức xác định điện trở, điện kháng của các phần tử hệ thống điện . .

TT Các phần tử Hệ đơn vị có tên,  Hệ đơn vị tương đối


U S
1 Hệ thống X = ℎ = X ∗ = ℎ ∗ =
S . .ℎ
S . .ℎ

U S
2 Máy phát X = x ′′ X ∗ = x ′′
S .
S .

ΔP . U ΔP . S
R = R ∗ =
S . S .

U %. U U .S
3 Máy biến áp Z = Z ∗ =
100. S . 100. S .

X = Z −R X ∗ = Z ∗ −R ∗

20
U S
R =r l R ∗ =r l
U U
4 Đường dây
U S
X =x l x ∗ =x l
U U

U I
5 Kháng điện X =x . X ∗ =x .
√3. I √3. I
U S
6 Phụ tải X = x ,, . X ∗ = x ,, .
S S

Trong đó:
SN.ht - công suất ngắn mạch của hệ thống (nếu không biết trước SN.ht thì có thể
coi SN.ht= Scắt của máy cắt tổng của mạng điện cần tính toán ngắn mạch), MVA;
Scb - công suất cơ bản tuỳ chọn sao cho các phép tính được chọn đơn giản nhất,
MVA;
Ucb - điện áp cơ bản, thường được chọn cấp điện áp nơi xảy ra ngắn mạch, kV;
Icb - dòng điện cơ bản, kA;
Udm - điện áp định mức của đường dây, kV;
Sdm.mp - công suất định mức của máy phát, MVA;
Sdm.BA - công suất định mức của máy biến áp, MVA;
Udm.BA - điện áp định mức của máy biến áp, kV;
x "d - điện kháng siêu quá độ dọc trục của máy phát;

Un% - điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp, %;
PN - tổn hao công suất ngắn mạch trong máy biến áp, MW;
xdk - điện kháng tương đối của cuộn kháng điện;
r0, x0 - suất điện trở và suất điện kháng của đường dây, /km;
l - chiều dài đường dây, km;
Udmkd, Idmkd - điện áp và dòng điện định mức của kháng điện, kV và kA;
Đối với máy biến áp 3 cuộn dây thì điện áp ngắn mạch của các cuộn cao áp UnC,
trung áp UnT và hạ áp UnH được xác định theo điện áp ngắn mạch giữa các cuộn dây như
sau:
UnC%= 0,5.(UnCH%+UnCT%- UnTH%) (1.7)

21
UnT%= 0,5.(UnTH%+UNCT%-UnCH%) (1.8)
UnH%=0,5.(UnCH%+UnTH%- UnCT%) (1.9)
Để xác định dòng ngắn mạch ba pha sau khi đã thiết lập sơ đồ thay thế cần áp
dụng các phương pháp biến đổi sơ đồ như phân tích mạch nối tiếp, song song, biến đổi
sao - tam giác, biến đổi tương đương... để đưa sơ đồ về dạng đơn giản. Trường hợp
trong mạng điện có nhiều nguồn thì sau khi đưa sơ đồ về dạng đơn giản tiếp tục biến
đổi tương đương để đưa sơ đồ về dạng đơn giản nhất với sức điện động tương đương.
Giá trị dòng ngắn mạch ba pha có thể xác định theo biểu thức:
E td
I (3)
N  (1.10)
ZN 

U
Trong đó: Etđ- suất điện động tổng hợp ứng với điện áp pha, E td  ;
3
U- điện áp định mức của nguồn;
ZN- tổng trở ngắn mạch.
Nếu tính toán trong hệ đơn vị tương đối thì các phép tính cũng được thực
hiện tương tự, sau khi đã xác định dòng ngắn mạch cần chuyển đổi giá trị tương đối
sang hệ đơn vị có tên theo biểu thức:
I (3) (3)
N  I N* I cb
(1.11)
Scb
Trong đó: Icb 
3U cb
Giá trị của dòng điện xung kích được xác định theo biểu thức
i xk  k xk 3I(3)
N (1.12)
Trong đó: kxk- hệ số xung kích phụ thuộcvào vị trí xảy ra ngắn mạch.
Công suất ngắn mạch: SN  3UI (3)
N

Dòng ngắn mạch hai pha được xác định theo dòng ngắn mạch ba pha như sau:
3 (3)
I(2)
N  IN (1.13)
2

22
Câu hỏi ôn tập chương 1
Câu 1: Hãy trình bày các chế độ làm việc không bình thường của hệ thống
điện và nhiệm vụ của bảo vệ rơle?
Câu 2: Trình bày các phần tử chính của bảo vệ rơle?
Câu 3: Hãy trình bày nguồn thao tác xoay chiều? Nguồn thao tác bằng tụ điện?
Nguồn thao tác chỉnh lưu?
Câu4: Trình bày các sơ đồ lôgíc dùng trong bảo vệ rơle?
Câu 5: Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle?
Câu 6: Trình bày tóm lược phương pháp tính toán ngắn mạch?
Câu 7: Trình bày các sơ đồ nối các máy biến dòng và các rơle dòng?

23
Chương 2
BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN
2.1. Khái niệm chung
Ngắn mạch trong hệ thống điện sẽ dẫn đến làm dòng điện tăng vọt quá giá trị
định mức, hậu quả là các thiết bị và dây dẫn sẽ chịu tác động cơ và nhiệt và sẽ bị phá
huỷ nếu không ngăn chặn kịp thời. Để loại trừ dòng ngắn mạch cần phải sử dụng hệ
thống bảo vệ dòng cực đại (Hình 2.1).Khi dòng qua dây dẫn là định mức, dòng điện
qua rơle bên phía thứ cấp của máy biến dòng sẽ không đủ để rơle tác động. Khi xảy
ra sự cố ngắn mạch dòng tăng vọt, bảo vệ sẽ tác động và truyền lệnh cắt tới máy cắt.
Giá trị dòng để bảo vệ tác động được gọi là dòng tác động của rơle.
Khi sự cố ngắn mạch xảy ra, dòng ngắn mạch có thể phá huỷ cả các phần tử
bị sự cố và các phần tử không bị sự cố trong hệ thống mà nó chạy qua. Do đó bảo vệ
dòng điện cực đại cần phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản sau đây:
a/ Xác định chuẩn xác thời điểm xuất hiện sự cố hỏng hóc và giá trị chỉnh định
để bảo vệ tác động;
b/ Lựa chọn đúng phần tử hỏng hóc.

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại với nguồn thao tác một chiều.
Để thực hiện các yêu cầu này, hệ thống bảo vệ dòng cực đại cần phải được
trang bị hai phần tử chính: phần tử khởi động để xác định thời điểm xuất hiện ngắn
mạch hoặc chế độ làm việc không bình thường và phần tử duy trì thời gian để đảm

24
bảo tính chọn lọc. Các rơle thực hiện có thể dùng loại rơle dòng điện, rơle thời gian,
rơle tổng hợp và các rơle phụ trợ như rơle trung gian và rơle tín hiệu. Rơle trung gian
tạo điều kiện làm việc nhẹ nhàng cho bộ phận bảo vệ chính và làm trễ thời gian tác
động sau thời điểm hoạt động của ống phóng sét. Rơle tín hiệu thông báo về sự tác
động của bảo vệ.
Rơle dòng cực đại sử dụng trong hệ thống rơle bảo vệ có thể được phân loại thành
bảo vệ dòng cực đại với đặc tính thời gian phụ thuộc và không phụ thuộc (Hình 2.2).

Hình 2.2. Các đặc tính thời gian tác động của bảo vệ dòng cực đại
1- không phụ thuộc; 2- phụ thuộc.
Bảo vệ dòng cực đại được ứng dụng rộng rãi để bảo vệ các máy phát, máy biến
áp, động cơ và các tuyến dây được cung cấp từ một phía hoặc có thể từ hai phía.
2.2. Bảo vệ dòng điện cực đại
2.2.1. Nguyên lý tác động của bảo vệ dòng điện cực đại
Bảo vệ dòng điện cực đại là một trong những bảo vệ đơn giản nhất, được xây
dựng trên đặc điểm tăng dòng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Nếu giá trị của dòng
điện chạy trong mạch lớn hơn giá trị dòng khởi động, được chỉnh định theo điều kiện
làm việc nặng nề nhất của mạng điện thì bảo vệ dòng cực đại sẽ tác động.
Sơ đồ bảo vệ dòng điện cực đại đối với mạng điện một nguồn cung cấp được
thể hiện trên Hình 2.3. Giả sử có 3 phần tử cần bảo vệ, mỗi phần tử có một bảo vệ
riêng, đặt ở phía nguồn cung cấp. Khi ngắn mạch xảy ra tại điểm N1, dòng điện ngắn
mạch IN1 sẽ chạy qua cả 3 bảo vệ 1, 2 và 3, để đảm bảo tính chọn lọc, chỉ máy cắt MC1

25
tác động cắt điểm ngắn mạch ra khỏi mạng. Để thực hiện được điều đó cần phải đặt
thời gian tác động của bảo vệ 1 nhỏ hơn của bảo vệ 2 và bảo vệ 3, tức là t1< t2< t3.
Như vậy theo nguyên lý tác động thì bảo vệ dòng điện cực đại có 2 tham số
đặc trưng là dòng khởi động Ikd và thời gian duy trì của bảo vệ tbv .
Mặc dù bảo vệ dòng cực đại được áp dụng rộng rãi trong các sơ đồ bảo vệ rơle,
nhưng do cần phải duy trì thời gian để đảm bảo sự chọn lọc, cho nên đôi khi bảo vệ
này không thể đáp ứng được các yêu cầu nhanh nhạy, vì vậy bảo vệ này thường đóng
vai trò phụ trợ cho các bảo vệ khác có độ nhạy cao hơn.

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại


2.2.2 Lựa chọn và chỉnh định bảo vệ dòng cực đại
2.2.2.1. Dòng điện khởi động của bảo vệ
Bảo vệ dòng cực đại được sử dụng để loại trừ sự cố ngắn mạch nhưng không
thể đồng thời sử dụng để bảo vệ quá tải được, vì thời gian duy trì của bảo vệ quá tải
thường kéo dài. Việc xác định dòng tác động của bảo vệ cần thoả mãn các yêu cầu
sau đây:
1. Không tác động với dòng tải cực đại cho phép;
2. Làm việc tin cậy trong vùng bảo vệ chính với hệ số nhạy từ 1,5 trở lên;
3. Làm việc tin cậy trong vùng bảo vệ dự trữ với hệ số nhạy từ 1,2 trở lên.
Để thoả mãn yêu cầu thứ nhất dòng tác động của bảo vệ được xác định theo
biểu thức:
Itđ>Itmax (2.1)
Trong đó: Itmax - dòng tải cực đại cho phép, A (có thể chọn bằng dòng tải lớn
nhất cho phép của cáp dẫn Itmax = Icf).
Dòng điện khởi động của bảo vệ dòng điện cực đại được lựa chọn theo các
điều kiện sau:

26
Theo nguyên tắc tác động, dòng điện khởi động của bảo vệ phải lớn hơn dòng
điện phụ tải cực đại qua chỗ đặt bảo vệ
Ikđ > Ilvmax (2.2)
Trong đó: Ikđ- dòng điện khởi động của bảo vệ rơle;
Ilvmax- dòng điện làm việc cực đại.
Tuy nhiên trong thực tế việc chọn dòng điện khởi động còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác.
Xét một ví dụ cụ thể: Chọn dòng điện khởi động và dòng điện trở về cho bảo
vệ số 3 (Hình 2.4).

IN

Imm
Ikđ
Itv Immmax
Ilvmax Ilv

0 t1 t2 t

Thời gian dòng ngắn


mách đi qua bảo vệ b)
Hình 2.4. giải thích các chọn dòng khởi động củ bảo vệ của dòng điện cực đại
a) Sơ đồ mạch; b) Biểu đồ của dòng điện khi ngắn mạch
Giả sử trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 mạng điện làm việc với phụ tải cực
đại Ilvmax, dòng điện qua bảo vệ là Ilvmax, ở thời điểm t1 xảy ra ngắn mạch tại điểm N,
ở thời điểm t2 bảo vệ 2 cắt ngắn mạch.

27
Trong thời gian ngắn mạch điện áp trên thanh góp B giảm thấp, một số động
cơ gần đấy tự hãm lại, sau khi bảo vệ 2 đã cắt ngắn mạch điện áp trên thanh góp B
trở lại bình thường và các động cơ tự mở máy, dòng điện mở máy Immmax chạy qua
bảo vệ 3 lớn hơn dòng điện làm việc cực đại.
Immmax= Kmm.Ilvmax (2.3)
Trong đó: Kmm- hệ số mở máy trung bình của các động cơ, Kmm= 1,63,5.
Rơle sau khi tác động phải trở về một cách chắc chắn, tại thời điểm t2 bảo vệ
3 phải trở về, dòng điện trở về phải lớn hơn dòng điện mở máy cực đại
Itv= Kat.Immmax= Kat . Kmm.Ilvmax (2.4)

Trong đó: Kat- hệ số an toàn thường lấy (kat = 1,1-1,2- đối với rơle PT-40, PT-
80, PT-90; kat=1,2-1,4- đối với rơle PTB; kat= 1,1 - đối với rơle kỹ thuật số).
Quan hệ giữa dòng điện khởi động và dòng điện trở về được đặc trưng bởi hệ

số trở về k =

ktv=0,85 đối với rơle có mã hiệu PT- 40, PT- 80, PT - 90;
ktv=0,6 - 0,7 đối với rơle có mã hiệu PTB;
ktv=0,98 đối với rơle kỹ thuật số.
Đối với rơle điện từ hệ số trở về có giá trị khoảng 0,70,85 còn đối với
rơle kỹ thuật số thì Ktv= 0,950,99, đôi khi có thể coi gần bằng 1.
Từ đó dòng điện khởi động của bảo vệ bằng:
k at
I kd  k mm I lv max
k tv

(2.5)Các rơle thường được mắc qua máy biến dòng, vì vậy dòng điện khởi
động của rơle IkđR được xác định theo biểu thức:
I kd k
I kdR  k sd  k sd at k mm I lv max (2.6)
nI k tv

Trong đó: ksd - hệ số sơ đồ, phụ thuộc vào sơ đồ mắc của các rơle
nI- hệ số biến dòng
Căn cứ vào giá trị dòng điện khởi động của rơle IkđR cần chọn dòng đặt của
rơle IdR theo giá trị gần nhất của thang dòng điện về phía trên

28
IdR  IkđR (2.7)
Dòng điện khởi động thực sự của bảo vệ dòng điện cực đại được xác định theo
biểu thức sau:
I dR .n i
I kdcd 
K sd

(2.8)2.2.2.2. Độ nhạy của bảo vệ


Độ nhạy của bảo vệ được đánh giá bởi hệ số nhạy
I N.min
kn  (2.9)
I kdcd

Trong đó: IN.min- dòng ngắn mạch nhỏ nhất được tính tại thời điểm cuối vùng
bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng.
Giá trị cho phép của độ nhạy:
kn  1,5 đối với bảo vệ chính
kn  1,2 đối với bảo vệ dự phòng
Từ biểu thức (2.9) ta nhận thấy độ nhạy của bảo vệ không chỉ phụ thuộc vảo
giá trị dòng ngắn mạch INmin mà còn phụ thuộc vào sơ đồ mắc của các rơle và giá trị
dòng điện làm việc, nếu dòng điện làm việc càng lớn thì việc tăng độ nhạy càng khó.
2.2.2.3. Đặc tính thời gian của bảo vệ dòng điện cực đại

Hình 2.5. Đặc tính thời gian của bảo vệ dòng điện cực đại
1. Đặc tính thời gian độc lập 2. Đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn

29
Để đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ, thời gian tác động của cơ cấu bảo vệ
càng gần điểm ngắn mạch càng phải nhỏ. Việc phân bố thời gian giữa các bảo vệ
như thế nào cho phù hợp. Trước hết ta xét đặc tính thời gian của các bảo vệ rơle.
Phân biệt hai loại đặc tính thời gian: Đặc tính thời gian độc lập và đặc tính thời gian
phụ thuộc giới hạn.
Đặc tính thời gian độc lập
Là đặc tính mà thời gian tác động của rơle không phụ thuộc vào giá trị
dòng điện chạy trong mạch (đường 1 hình 2.5).
Đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn
Được biểu diễn ở (đường 2 hình 2.5) có hai phần: phần thứ nhất gọi là phần
phụ thuộc (đường 2 nét liền) có thời gian tác động phụ thuộc vào giá trị dòng điện;
phần thứ hai (đường nét đứt) có thời gian tác động không phụ thuộc vào giá trị dòng
điện. Có nghĩa khi giá trị dòng điện vào rơle IR nhỏ hơn giá trị dòng điện giới hạn Igh
thì thời gian tác động của rơle sẽ giảm theo sự tăng dòng điện, còn khi IR> Igh thì thời
gian tác động không phụ thuộc vào giá trị dòng điện. Phần lớn các rơle kỹ thuật số
đều có đặc tính phụ thuộc giới hạn.
2.2.3. Phối hợp bảo vệ
2.2.3.1. Sự phối hợp bảo vệ với đặc tính thời gian độc lập
Việc phối hợp thời gian tác động của các bảo vệ có đặc tính độc lập không cần
quan tâm đến dòng ngắn mạch cũng như dòng khởi động của các bảo vệ. Trước hết
cần chọn thời gian khởi động xa nguồn nhất, trên sơ đồ hình 2.6 đó là bảo vệ 1, sau
đó thêm vào một số gia thời gian cho các bảo vệ gần hơn đủ để đảm bảo độ chọn lọc
cần thiết, tức là:
t2= t1+ t1
t3= t2+ t2
Vậy: t= tn-tn-1

Trong đó: t- cấp chọn lọc về thời gian, khi chọn t cần quan tâm hai vấn đề sau:
t phải nhỏ để giảm thời gian chung của các bảo vệ ở gần nguồn;
t cần phải đủ lớn để đảm bảo tính chọn lọc.

30
Rõ ràng hai điều kiện trên mâu thuẫn với nhau, nên việc chọn cấp thời gian
giữa các bảo vệ phải đảm bảo sự hài hoà.

Hình 2.6. Sơ đồ phối hợp thời gian tác động của bảo vệ rơle với đặc tính thời
gian độc lập
Cấp chọn lọc về thời gian t gồm những thành phần sau:
t= tMC(n-1)+ st.t(n-1)+tqt+tdt (2.10)

Trong đó: tMC(n-1)- thời gian tác động của máy cắt ở bảo vệ trước đó, giá trị này
đối với một số loại máy cắt như sau:
Bảng 2.1. Số liệu của một số loại máy cắt
Loại máy cắt Dầu Không khí Chân không SF6
TMC, s 0,080,12 0,10,2 0,060,08 0,040,05
Trong đó: t(n-1) - thời gian tác động của bảo vệ đoạn trước;
st - tổng giá trị sai số về thời gian của bảo vệ đoạn trước đó và của
bảo vệ bản thân bảo vệ đang xét; (với rơle điện từ st= 0,1s; với rơle số st= 0,030,05s;
với cầu chì st= 0,3s).
tqt - sai số do quán tính; tqt= (0,030,07)s
tdt - sai số do dự trữ; tdt= (0,060,2)s

31
Thường thì cấp thời gian có giá trị khoảng (0,250,6)s. Nhìn chung t của các
cấp khác nhau là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này là không đáng kể, trong tính
toán có thể coi t bằng hằng số đối với tất cả các cấp.
2.2.4.2. Sự phối hợp bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn
Sự phối hợp thời gian bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn
được thể hiện trên hình 2.7. Như ta đã thấy trên hình 2.7 khi điểm ngắn mạch xảy ra
xa nguồn, dòng ngắn mạch nhỏ nên thời gian tác động của bảo vệ tăng, các bảo vệ
phải được phối hợp trong vùng giới hạn của dòng điện mà có thể cả hai bảo vệ đều
tác động.

Hình 2.7. Sơ đồ phối hợp bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn
Sự phối hợp giữa bảo vệ 1 và bảo vệ 2 được thực hiện tại điểm ngắn mạch N1,
tức là tại nơi đặt bảo vệ 1, nơi mà cả hai bảo vệ 1 và 2 có thể cùng tác động. Còn sự
phối hợp giữa bảo vệ 2 và 3 tại điểm ngắn mạch N2. Từ hình 2.7 ta nhận thấy nếu ở
giá trị cực đại của dòng ngắn mạch IN1 đối với BV1 (ngắn mạch tại đầu đường dây
của BV1) ta chỉnh định hiệu số thời gian tác động của BV1 và BV2 bằng cấp chọn
lọc về thời gian t thì ở chế độ cực tiểu hiệu số thời gian sẽ lớn hơn t, có nghĩa là
BV2 sẽ tác động chậm hơn và tính chọn lọc sẽ càng được đảm bảo.
Tương tự như vậy BV2 và BV3 phối hợp với nhau ở giá trị dòng ngắn mạch
IN2 (ngắn mạch tại đầu đường dây của vùng BV2, tại điểm N2). Vì điểm ngắn mạch
càng gần nguồn thì dòng điện ngắn mạch càng lớn nên có thể giảm được thời gian cắt
ngắn mạch nguy hiểm nhất. Để so sánh, trên hình 2.7 ta hiển thị thời gian tác động

32
của bảo vệ với đặc tính thời gian độc lập bằng đường nét đứt. Khoảng gạch chéo cho
thấy hiệu quả giảm thời gian tác động của việc áp dụng đặc tính phụ thuộc.
Nhược điểm của bảo vệ với đặc tính thời gian phụ thuộc:
Thời gian tác động lớn khi dòng ngắn mạch gần bằng dòng khởi động.
- Đối với đường dây ngắn khi dòng ngắn mạch ở đầu và ở cuối không khác
nhau nhiều thì hiệu quả của sự kết hợp sẽ không cao.
2.3 . Bảo vệ dòng điện cắt nhanh
2.3.1. Nguyên lý tác động của bảo vệ dòng điện cắt nhanh

Hình 2.8. Sơ đồ tính toán bảo vệ cắt nhanh


Bảo vệ cắt nhanh (ký hiệu là BVI>>) là một trong các dạng bảo vệ chống quá
dòng tác động một cách tức thời. Khác với bảo vệ dòng điện cực đại, bảo vệ cắt nhanh
được đảm bảo tính chọn lọc bằng cách chọn dòng khởi động không dựa vào dòng
điện làm việc mà dựa vào dòng điện ngắn mạch lớn nhất ngoài vùng bảo vệ. Như đã
biết giá trị của dòng ngắn mạch giảm dần khi điểm ngắn mạch càng ở xa nguồn, biểu
đồ phụ thuộc dòng ngắn mạch và khoảng cách xảy ra ngắn mạch IN được thể hiện
trên hình 2.8.
2.3.2. Tính toán bảo vệ cắt nhanh
2.3.2.1. Dòng khởi động
Xét sơ đồ như hình 2.8, để bảo vệ 2 không tác động khi có ngắn mạch ngoài
vùng bảo vệ của nó:
Dòng khởi động của bảo vệ 2 phải lớn hơn dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất
INngmax (ngắn mạch tại điểm N).

33
I kd  k at I nmng max (2.11)

Trong đó:
Inmngmax- dòng điện ngắn mạch lớn nhất ngoài vùng bảo vệ;
Kat - hệ số an toàn;
- Dòng khởi động của rơle
K sd
I kdRCN  .K at .I Nng max (2.12)
ni

- Căn cứ vào dòng khởi động của rơle IkđRCN cần chọn dòng đặt gần nhất của
rơle bảo vệ cắt nhanh IdR, sau đó xác định giá trị dòng khởi động thực tế của bảo vệ
cắt nhanh
IdR  IkdRCN (2.13)

I dR .n i
I kdCN  (2.14)
k sd

Vì bảo vệ không tác động khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ nên không cần
xét hệ số trở về.
2.3.2.2. Độ nhạy của bảo vệ
Độ nhạy được đánh giá theo hệ số nhạy:
I N.min
kn  (2.15)
I kdCN

Trong đó: IN.min- dòng ngắn mạch nhỏ nhất trong vùng bảo vệ cắt nhanh;
Hệ số nhạy của bảo vệ cắt nhanh phải lớn hơn hoặc bằng 2.
2.3.2.3. Vùng tác động và vùng chết của bảo vệ cắt nhanh
Vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh LCN được xác định bằng hoành độ của
điểm cắt nhau giữa đường cong I= f(L) và đường thẳng IkdCN, phạm vi này luôn luôn
nhỏ hơn chiều dài đường dây cần bảo vệ. Phần đường dây không được bảo vệ gọi là
vùng chết (trên hình 2.8 vùng chết là vùng có nét gạch). Đối với đường dây một nguồn
cung cấp, tỷ lệ vùng tác động bảo vệ cắt nhanh được xác định theo biểu thức.

34
100  E 
m%  .  Zht   % (2.16)
ZN  IkdCN 

Trong đó:
U
E - suất điện động của hệ thống, ứng với điện áp pha ( E  );
3
IkdCN- dòng điện khởi động của bảo vệ cắt nhanh;
ZN- tổng trở của đối tượng được bảo vệ;
Zht- tổng trở của hệ thống tính từ nguồn đến vị trí đặt bảo vệ;
Trong thực tế tỷ lệ vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh m% phải lớn
hơn 30% (nếu là bảo vệ chính) thì mới được coi là có hiệu quả.
2.3.3. Sơ đồ thực hiện bảo vệ cắt nhanh và sơ đồ nối rơle và máy biến dòng
Sơ đồ thực hiện bảo vệ cắt nhanh được thể hiện trên hình 2.9. Khi xảy ra sự
cố ngắn mạch rơle dòng RI khép tiếp
CK
điểm đưa tín hiệu đến rơle trung gian
MC KL§
RG, rơle trung gian RG tác động đưa tín
- +
hiệu đến cuộn cắt KC để cắt máy cắt. TH
+
Đối với bảo vệ cắt nhanh tốt nhất
I>> RG
nên chọn sơ đồ nối máy biến dòng theo
hình sao, khi mà dòng điện đi vào rơle
không phụ thuộc vào dạng ngắn mạch, -
nếu không thì vùng bảo vệ cắt nhanh sẽ BI
cũng phụ thuộc vào các dạng ngắn mạch
này.
Xét biểu thức xác định dòng khởi Hình 2.9. Sơ đồ thực hiện bảo

động của rơle cắt nhanh, nếu mắc một vệ cắt nhanh

rơle theo sơ đồ hiệu hai dòng pha giả sử giữa pha A và C với hệ số ksđ= 2. Trong
trường hợp ngắn mạch xảy ra giữa các pha (AB và BC) thì vùng tác động của rơle sẽ
giảm xuống gần bằng 0, vì dòng điện đi vào rơle sẽ giảm xuống 2 lần. Như vậy đối

35
với bảo vệ cắt nhanh tốt nhất là nên dùng sơ đồ có hệ số Ksđ= 1, lúc đó vùng tác động
của bảo vệ cắt nhanh sẽ cố định.
2.3.4. Đặc điểm tính toán bảo vệ cắt nhanh của các phần tử hệ thống điện
2.3.4.1. Bảo vệ máy biến áp
Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh ICN đối với máy biến được chỉnh định
theo một trong hai điều kiện:
Theo dòng ngắn mạch lớn nhất sau máy biến áp quy về phía điện áp nơi đặt
bảo vệ.
Ikđ1 = Kat.INngmax (2.17)
Theo dòng từ hoá đột biến, xuất hiện khi đóng máy biến áp dưới điện áp và
khi phục hồi điện áp sau khi cắt sự cố ngắn mạch ngoài.
Ikđ2= Kdb.Idm.BA (2.18)
Trong đó:
Idm.BA- dòng định mức của máy biến áp;
Kdb- hệ số từ hoá đột biến, có giá trị trong khoảng 35.
Giá trị dòng điện nào trong hai điều kiện trên lớn hơn thì sẽ được chọn
làm giá trị tính toán.

Hình 2.10. Sơ đồ bảo vệ cắt nhanh máy biến áp


2.3.4.2. Bảo vệ đường dây và máy biến áp
Bảo vệ cắt nhanh chung cho cả đường dây và máy biến áp nên dòng khởi động
được chỉnh định theo dòng ngắn mạch ngoài tại điểm N1 sau máy biến áp (Hình 2.11).

36
Như trên hình 2.11 vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh bao gồm toàn bộ đường
dây và một phần cuộn dây của máy biến áp. Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh
được xác định tương tự như trường hợp bảo vệ máy biến áp. Độ nhạy của bảo vệ ứng
với dòng ngắn mạch tại cuối đường dây (điểm N2).

Hình 2.11. Sơ đồ bảo vệ cắt nhanh đường dây và máy biến áp


2.3.4.3. Bảo vệ máy phát
Bảo vệ cắt nhanh thường được áp dụng
đối với máy phát có công suất nhỏ, máy biến
IN.mf
dòng được mắc ở phía đầu ra của máy phát đến
thanh cái (Hình 2.12). Khi có ngắn mạch trong
các cuộn dây của máy phát, chỉ có dòng điện từ
hệ thống chạy qua các máy biến dòng, còn thành
phần dòng điện ngắn mạch sinh ra bởi suất điện IN.HT
N1
động pha của máy phát sẽ chạy đến điểm trung
HT
tính, thành phần này có giá trị không lớn, đặc
biệt là khi có điện trở quá độ tại điểm ngắn Hình 2.12. Sơ đồ lựa chọn vị trí
mạch. bảo vệ và tính toán ngắn mạch cho
Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh máy phát điện
được xác định theo dòng ngắn mạch ba pha I N(31)

37
tại điểm N1 (Hình 2.12). Thực tế giá trị dòng ngắn mạch này có giá trị bằng dòng
ngắn mạch trên đầu cực của máy phát.
E ''
I(3)
N1  (2.19)
x ''d

Trong đó: E''- xd''- sức điện động và điện kháng siêu quá độ dọc trục của máy
phát.
2.3.4.4. Bảo vệ đường dây hai nguồn cung cấp
Đối với đường dây hai nguồn cung cấp bảo vệ cắt nhanh được đặt ở hai phía.
Khi có ngắn mạch xảy ra tại các điểm gần thanh cái hệ thống 1 và thanh cái hệ thống
2 (điểm N1 và điểm N2 hình 2.13)

Hình 2.13. Sơ đồ bảo vệ cắt nhanh mạng điện hai nguồn cung cấp
1. Đường cong IN1 = f(L); 2. Đường cong IN2 = f(L)

Các dòng điện ngắn mạch I N(31) và I N(32) chạy qua cả hai bảo vệ, do đó dòng
khởi động của cả hai bảo vệ đều phải đặt giống nhau và chỉnh định theo giá trị lớn
nhất IN.ngmax trong số các dòng điện ngắn mạch kể trên (IN.ngmax= max [ I N(31) ; I N(32) ] tức
là ICN.1= ICN.2= kat.IN.ngmax.
Vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh LCN1 và LCN2 được xác định bởi các điểm
cắt nhau giữa đường thẳng IkđCN và các đường cong IN1= f(LN) và IN2= f(LN). Hiệu
quả tác động của bảo vệ cắt nhanh phụ thuộc vào nhiều đặc tính của dòng điện ngắn

38
mạch IN= f(LN). Trong nhiều trường hợp các vùng tác động không thể phủ kín toàn
bộ đường dây cần bảo vệ, phần đường dây đó gọi là vùng chết. Trên hình 2.13 vùng
chết là vùng có gạch chéo.
2.3.5. Phối hợp giữa bảo vệ dòng cực đại và bảo vệ cắt nhanh
Việc kết hợp giữa bảo vệ dòng cực đại (BVI>) và bảo vệ cắt nhanh(BV>>)
cho phép nâng cao hiệu quả của các bảo vệ. Bảo vệ cắt nhanh làm nhiệm vụ cắt nhanh
dòng ngắn mạch trong vùng bảo vệ, ở ngoài vùng bảo vệ việc cắt dòng ngắn mạch do
bảo vệ dòng điện cực đại thực hiện với một thời gian trễ.
Mỗi bảo vệ được trang bị hai rơle dòng mắc nối tiếp và một rơle thời gian.
Một trong số hai rơle dòng làm nhiệm vụ của bảo vệ cắt nhanh còn rơle kia làm nhiệm
vụ bảo vệ dòng điện cực đại.
Khi sử dụng bảo vệ cắt nhanh kết hợp với bảo vệ dòng cực đại, bảo vệ sẽ có
đặc tính thời gian nhiều cấp: cấp thứ nhất cắt nhanh tác động tức thời; cấp thứ hai và
thứ ba bảo vệ dòng cực đại với thời gian duy trì. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ dòng
có đặc tính thời gian nhiều cấp trên hình 2.14.

Hình 2.14. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ dòng cực đại có đặc tính thời gian nhiều cấp.
Nguyên tắc làm việc của bảo vệ được thể hiện trên sơ đồ cung cấp từ một phía
mạng hình tia (hình 2.14).
Cấp thứ nhất của bảo vệ (RI1, RG1, Th1 trên hình 2.14) là cấp cắt nhanh
I I
(tI≤0,1s). Để đảm bảo tính chọn lọc, dòng khởi động I cdA và I cdB được lựa chọn lớn

hơn dòng ngắn mạch ngoài cực đại. Phần LIA và LIB của đường dây (xác định bằng đồ
thị trên hình 2.15) là vùng thứ nhất của bảo vệ A và B, chúng chỉ chiếm một phần
chiều dài của đường dây AB và BC.

39
Cấp thứ hai của bảo vệ (RI2, RT1, RG2, Th2) là cấp bảo vệ dòng cực đại có
II II
thời gian duy trì nhỏ. Dòng chỉnh định của cấp thứ hai I cdA và I cdB đựơc lựa chọn
lớn hơn dòng chỉnh định của bảo vệ cắt nhanh đặt ở phần tử liền kế phía trước:
II I
I cdA  k at .I cdB (2.20)
Trong đó: kat= 1,1- 1,15- hệ số an toàn kể đến sai số của rơle và máy biến dòng.
Vùng bảo vệ của cấp thứ hai bao gồm phần cuối đường dây, thanh cái của trạm
và một phần các phần tử liền kề nối vào thanh cái (phần đầu đường dây BC).
Độ nhạy cấp thứ hai của bảo vệ A và B được kiểm tra trực tiếp theo dòng ngắn
mạch ở cuối đường dây bảo vệ AB và BC tương ứng. Yêu cầu hệ số nhạy k IIn không
được nhỏ hơn 1,5.
Cấp thứ ba bảo vệ dòng cực đại (RI3, RT2,RG3, Th3) có thời gian duy trì lớn
hơn cấp thứ hai một cấp  t, dòng định của bảo vệ I III III
tdA và I tdB lớn hơn dòng làm việc

cực đại.

I (n3 )  f ( L)
I (cdA
I)

I (cdA
II )

I (cdB
I)

L(AI ) L(BI ) L(BII )


L(AII ) L(AIII)

t (AIII)
t (AI ) t (BI )
t (AII ) t (BII )

Hình 2.15. Sơ đồ nguyên lý và đặc tính bảo vệ dòng cực đại


có đặc tính thời gian nhiều cấp

40
Vùng bảo vệ của cấp thứ ba LIIIA và LIII
B bắt đầu từ cuối vùng bảo vệ thứ hai.

Nhiệm vụ bảo vệ của cấp thứ ba làm dự trữ cho sự cố hỏng hóc của máy cắt hoặc bảo
vệ ở các phần tử liền kề. Độ nhạy của cấp thứ ba được kiểm tra theo dòng ngắn mạch
ở cuối phần tử liền kề. Yêu cầu về hệ số nhạy k nIII không được nhỏ hơn 1,2.
Ưu điểm cơ bản của bảo vệ dòng điện cực đại có đặc tính thời gian nhiều cấp
là bảo đảm cắt khá nhanh ngắn mạch ở tất cả các phần của mạng điện.
Nhược điểm chính là độ nhạy thấp, chiều dài vùng bảo vệ phụ thuộc vào tình
trạng làm việc của hệ thống và dạng ngắn mạch, chỉ đảm bảo tính chọn lọc trong
mạng hở có nguồn cung cấp từ một phía.
Bảo vệ cắt nhanh thường được lắp đặt để bảo vệ các động cơ công suất dưới
5000kW, máy biến áp công suất dưới 6300 kVA, các trạm bù bằng tụ điện công suất
trên 400 kVAr.
Bảo vệ cắt nhanh với một rơle được sử dụng để bảo vệ các động cơ có công
suất dưới 2000 kW và các thiết bị điện khác, nếu thoả mãn yêu cầu về độ nhạy. Bảo
vệ cắt nhanh với 2 rơle được lắp đặt để bảo vệ các động cơ điện công suất từ 2000
kW trở lên và được lắp đặt ở các hệ thống điện khác khi hệ thống bảo vệ với 1 rơle
không thoả mãn yêu cầu về độ nhạy.
Bảo vệ cắt nhanh được lắp đặt từ phía nguồn cung cấp. Không phụ thuộc vào
số lượng rơle, các máy biến dòng phải được lắp đặt vào các pha cùng tên để chỉ ngắt
một điểm sự cố khi ngắn mạch hai pha qua đất.
2.4. Bảo vệ dòng điện có hướng
2.4.1. Nguyên lý tác động của bảo vệ dòng điện có hướng
Trong mạng điện kín việc áp dụng các phương pháp bảo vệ thông thường khó
có thể đảm bảo được tính chọn lọc cần thiết. Xét mạng điện hai nguồn cung cấp như
hình 2-21a, nếu ta áp dụng bảo vệ dòng điện cực đại thì khi có ngắn mạch tại điểm
N1 để đảm bảo tính chọn lọc thời gian tác động của bảo vệ 2 phải nhỏ hơn thời gian
tác động của bảo vệ 3, tức là t2<t3, nhưng khi có ngắn mạch tại điểm N2 thì ngược lại
t2>t3. Rõ ràng không thể thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện. Bởi vậy nếu quan sát
kỹ thì ta sẽ thấy khi có ngắn mạch tại điểm N1 dòng ngắn mạch IN2.1 đi từ nguồn A2
qua bảo vệ 2 có chiều từ thanh cái vào đường dây, còn đối với bảo vệ 3 có chiều từ
đường dây vào thanh cái. Từ đặc điểm này người ta trang bị một bộ phận định hướng
để bảo vệ chỉ tác động khi dòng ngắn mạch đi từ thanh cái vào đường dây và sẽ không
tác động trong trường hợp ngược lại. Đó chính là nguyên lý của bảo vệ có hướng
(BVCH). Cơ cấu định hướng được thực hiện bởi rơle công suất.

41
I NB.1 I NB.1 I NB.1
A I NA.1 B
2 3 6
N1 BV2 N2
BV1 BV3

a)

Hình 2.16. Sơ đồ bảo vệ có hướng cho đường dây hai nguồn cung cấp
a) Sơ đồ bố trí các thiết bị bảo vệ b) Sơ đồ mạng điện kín
c) Đồ thị véc tơ dòng ngắn mạch và điện áp
Bảo vệ có hướng gồm ba bộ phận chính:
Bộ phận khởi động: Rơle dòng điện RI.
Bộ phận xác định chiều công suất: Rơle công suất RW.
Bộ phận tạo thời gian trễ: Rơle thời gian Rt.

Hình 2.17. Sơ đồ nguyên lý một pha của bảo vệ có hướng

42
Để phân tích cách làm việc của bảo vệ có hướng ta khảo sát sơ đồ nguyên lý
bảo vệ có hướng cho trên hình 2.17.
Máy biến áp BU cung cấp nguồn cho rơle công suất RW, máy biến dòng BI
cung cấp tín hiệu cho rơle dòng điện RI và rơle công suất RW.
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ như sau: Khi trong mạng điện xảy ra hiện
tượng ngắn mạch thì rơle dòng điện RI sẽ khởi động, đóng tiếp điếp điểm, nếu ngắn
mạch xảy ra trong vùng bảo vệ thì rơle dòng điện sẽ có chiều đi từ thanh cái vào
đường dây, lúc đó rơle công suất RW sẽ khép tiếp điểm gửi tín hiệu đến rơle thời gian
Rt, sau một khoảng thời gian trễ nhất định rơle này đóng tiếp điểm đưa tín hiệu đến
cuộn cắt CK để cắt máy cắt MC, đồng thời rơle tín hiệu cũng khép tiếp điểm báo cho
mạch đèn hoặc còi. Trong trường hợp điểm ngắn mạch xảy ra ở ngoài vùng bảo vệ,
khi đó mặc dù rơle RI khép tiếp điểm của mình nhưng do dòng ngắn mạch có chiều
từ đường dây vào thanh cái nên rơle công suất RW không đóng tiếp điểm do đó sẽ
không có tín hiệu cắt được gửi đi và máy cắt vẫn được làm bình thường.
Bảo vệ có hướng có thể áp dụng theo nguyên lý bảo vệ dòng điện cực đại
cũng như bảo vệ cắt nhanh. Trong trường hợp dòng phụ tải lớn mà dòng ngắn mạch
nhỏ thì rất có khả năng độ nhạy của bảo vệ sẽ không đảm bảo. Để khắc phục, người
ta thường áp dụng sơ đồ bảo vệ có hướng với sự tham gia của khoá điện áp cực tiểu.
2.4.2. Đặc điểm của rơle định hướng công suất
Trường hợp lý tưởng, rơle định hướng công suất làm việc theo nguyên tắc cảm
ứng điện từ và nguyên tắc so sánh phải thoả mãn điều kiện:
Cos(R + )  0 (2.21)
Như vậy, phạm vi góc R mà rơle có thể khởi động được là:
900  R +   -900 (2.22)
hay: (900 - )  R  - (900 + ) (2.23)
Đặc tính của rơle theo (Hình 2.18) được gọi là đặc tính góc và có thể biểu diễn
trên mặt phẳng phức với: ZR = UR/IR (Hình 2.19). Đường thẳng này đi qua gốc toạ độ và
chia mặt phẳng phức thành 2 phần: phần không gạch chéo tương ứng với các góc R rơle
định hướng công suất có thể khởi động được. Trong một số trường hợp, nếu cố định véctơ
điện áp UR (Hình 2.19), phạm vi tác động của bảo vệ được giới hạn bởi một đường thẳng
được gọi là đường độ nhạy bằng 0 [cos(R + ) = 0]; đường thẳng này lệch so với UR một
góc (900-) theo chiều kim đồng hồ. Đường độ nhạy cực đại tương ứng với cos(R+ )=1,

43
vuông góc với đường độ nhạy bằng 0 và lệch so với UR một góc là  ngược chiều
kim đồng hồ.


 (90  )
o

R

(90 o   )

Hình 2.18. Đặc tính góc của rơle Hình 2.19. Đặc tính góc của rơle định
định hướng công suất trong mặt phẳng hướng công suất trong mặt phẳng phức
phức. khi cố định véctơ điện áp ra UR.
2.4.3. Nối rơ le định hướng công suất vào dòng điện pha và điện áp dây theo sơ đồ 900
Sơ đồ nguyên lý bảo vệ định hướng với bộ phận khởi động theo dòng và rơle
công suất 3 pha (Hình 2.20)

Ua
 
IR  Ia


U bc


Uc 
Ub

Hình 2.20. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ định hướng với bộ phận khởi động theo
dòng và rơle công suất 3 pha theo sơ đồ 900.

44
Trong sơ đồ này, dòng điện một pha nào đó được đưa đến các đầu cực rơle (ví
dụ đối với rơle số 1 là dòng IR = Ia) và điện áp giữa hai pha kế tiếp khác tương ứng
UR=Ubc chậm sau dòng pha đó một góc 900 (với giả thiết là dòng Ia và áp Ua trùng
pha nhau). Qua khảo sát cho thấy rằng, để sơ đồ làm việc chính xác góc bù của rơle
thường vào khoảng  = 300 450, do đó rơle sẽ phản ứng với Cos[r + (30  450)].
Để kiểm tra hoạt động của sơ đồ với các dạng ngắn mạch có thể thực hiện bằng cách
cho vị trí của véctơ UR cố định và véctơ dòng IR xoay quanh nó. Đường độ nhạy bằng
0 lúc đó chậm sau véctơ điện áp UR một góc (900 - ), còn đường độ nhạy cực đại
vượt trước UR một góc .
2.4.3.1. Khi ngắn mạch 3 pha đối xứng
Tất cả các rơle của sơ đồ đều làm việc trong những điều kiện giống nhau, vì
vậy chỉ cần xét sự làm việc của một rơle (rơle số 1) có I1R= Ia(3) và U1R = Ubc(3). Đồ
thị véctơ Ubc(3) ở chỗ nối rơle và véctơ dòng Ia(3) như trên hình 2.21. Đường độ nhạy
bằng 0 lệch với điện áp Ubc(3) một góc 900 - 450 = 450 (giả thiết rơle có góc  = 450).
Góc n(3) giữa Ia(3) và Ua(3) được xác định bằng tổng trở một pha thứ tự thuận của phần
đường dây trước điểm ngắn mạch và điện trở quá độ ở chỗ hư hỏng, n(3) nằm trong
phạm vi 0  n(3)  900. Từ đồ thị 2.21a có thể nhận thấy rằng, với các giá trị n(3) bất
kỳ trong phạm vi trên rơle sẽ làm việc chính xác nếu Ubc(3) có giá trị đủ để rơle làm
việc. Khi góc n(3) = 450 hướng véctơ dòng điện trùng với đường độ nhạy cực đại và
do đó sơ đồ sẽ làm việc ở điều kiện thuận lợi nhất. Khi  = 0 sơ đồ có thể không tác
động khi ngắn mạch ở đầu đường dây qua điện trở quá độ Rqđ .
2.4.3.2. Khi ngắn mạch hai pha
Điều kiện làm việc của các rơle nối vào dòng các pha sự cố không giống nhau.
Khi ngắn mạch giữa hai pha B và C cần xét đến sự làm việc của rơle số 2 có I2R = Ib(2)
và U2R= U(2)ca, rơle số 3 có I3R = I(2)c và U3R = Uab(2). Vấn đề sẽ phức tạp hơn so với N(3)
do góc pha giữa UR và IR thay đổi khi dịch chuyển điểm ngắn mạch dọc theo đường
dây. Trên hình 2.21b là đồ thị véctơ điện áp và dòng điện đối với trường hợp điểm ngắn
mạch N nằm ở khoảng giữa đường dây (Hình 2.21c). Các đường độ nhạy bằng 0 lệch
với các vectơ điện áp Uca(2),Uab(2) một góc 450. Vị trí véctơ dòng Ib(2) lệch pha so với
s.đ.đ Ebc một góc n(2). Góc n(2) phụ thuộc vào tổng trở từ nguồn đến điểm ngắn mạch

45
(kể cả Rqt) và có thể thay đổi trong phạm vi 0  n(2)  900. Từ đồ thị vectơ nhận thấy
rằng, trị số của điện áp U2R và U3R luôn luôn lớn và cả hai rơle số 2 và số 3 đều làm
việc chính xác với giá trị bất kỳ của n(2).

cùc ®é
®¹i

a r¬ y
le 3

nh õêng
 ( 3)

b»ng ng ®é n
Ua

§
¹y

0 cñ
 (3)

§õê
Ia  (2)
φ(n3) U ab  (2)
  (3)
U bc Ua
 (2)
 ( 3) Ic
 (3)
(90 o Ub
 ) 
Uc
E bc
cù ®é
¹i
c® φ(n2 )
¹y ng

 (2)
nh õê
§õ y b


 (2)  (2) Ib
nh

Ea  (1 )
ên »ng

Uc Ub
¹

Ua
g® 0

(90 o
 (1 ) 
é

φ(n1) Ia )  (2)
φ Ra  (1) U ca
(90 o U bc
 )
 (1)
Uc  (1 )
Ub

Hình 2.21. Đồ thị véctơ điện áp và dòng điện ở chỗ nối rơle
a) Ngắn mạch ba pha;
b) Ngắn mạch hai pha B, C;
c) Ngắn mạch một pha.
2.4.3.3. Khi ngắn mạch một pha.
Khảo sát sự làm việc của rơle nối vào dòng pha sự cố (rơle số 1 khi ngắn mạch
pha A). Đường độ nhạy bằng 0 lệch 450 so với véctơ điện áp giữa hai pha không bị
. . .
sự cố U bc(1) (hình 2.21c). Góc n(1) giữa sức điện động E a và dòng I a(1) có thể thay
đổi trong phạm vi 0  n(1)  900. Qua đồ thị vectơ có thể nhận thấy rằng, rơle nối vào
dòng pha sự cố hư hỏng luôn luôn làm việc chính xác.
Từ những phân tích ở trên có thể rút ra một số kết luận đối với sơ đồ 900:
Sơ đồ có thể xác định đúng hướng công suất ngắn mạch trong các pha bị sự cố
với các dạng hư hỏng cơ bản, với góc bù  = 450.

46
Vùng chết chỉ có thể xảy ra khi sự cố ngắn mạch ba pha xảy ra ở gần chỗ đặt
bảo vệ (Ur  0).
Khi xảy ra ngắn mạch một pha và hai pha, các rơle nối vào dòng pha không
sự cố có thể tác động nhầm lẫn do tác dụng của dòng tải và dòng sự cố trong các pha
này.
. .
Ngoài ra có thể nối rơle định hướng công suất theo sơ đồ 300 (Khi I R = I a và
. . . . . .
U R = U ab ), hoặc sơ đồ 600 ( I R = I a và U R = - U b). Tuy nhiên các sơ đồ này có một
số nhược điểm so với sơ đồ 900, do vậy sơ đồ 900 vẫn được sử dụng rộng rãi hơn.
2.4.4. Tính toán bảo vệ có hướng
2.4.4.1. Tính toán dòng điện khởi động
Dòng điện khởi động của bảo vệ có hướng được xác định theo hai điều kiện:
a) Dòng điện khởi động của bảo vệ có hướng phải lớn hơn dòng điện làm
việc cực đại có xét đến hệ số mở máy và hệ số trở về, tức là cũng xác định tương tự
đối với bảo vệ dòng điện cực đại.
k at
I kd  k mm I lv max (2.24)
k tv
Để nâng cao độ nhạy cho bảo vệ không cần xét đến phụ tải có hướng từ
đường dây vào thanh cái.
b) Dòng điện khởi động phải lớn hơn dòng điện làm việc ở pha không bị sự
cố khi có ngắn mạch một pha trong mạng điện trung tính nối đất trực tiếp.
I kd  K at .I N.pl (2.25)
Trong đó: IN.pl- dòng điện của pha không bị sự cố khi xảy ra ngắn mạch một
pha và chạm đất ở một pha khác.
Giá trị lớn nhất trong hai điều kiện trên sẽ được chọn làm dòng điện khởi động
của bảo vệ có hướng.
Dòng điện khởi động của rơle IkđR được xác định theo biểu thức:
I kd k
I kdR  k sd  k sd . at .k mm .I lv max (2.26)
nI k tv
Căn cứ vào giá trị dòng điện khởi động của rơle IkđR cần chọn dòng đặt của
rơle IdR theo giá trị gần nhất của thang dòng điện về phía trên
IdR  IkđR (2.27)
Dòng điện khởi động thực sự của bảo vệ có hướng được xác định theo biểu
thức sau:

47
I dR .n i
I kdCH  (2.28)
k sd
Chú ý: Điều kiện thứ hai chỉ áp dụng đối với mạng điện có trung tính nối đất.
Ngoài hai điều kiện trên cần phải đảm bảo là dòng khởi động của bảo vệ kề nhau theo
cùng một hướng phải khác nhau ít nhất 10%, tức là dòng điện Ikđ1> Ikđ3 và Ikđ4>Ikđ2.
2.4.4.2. Thời gian tác động của bảo vệ
Để đảm bảo cho các bảo vệ làm việc chọn lọc, thời gian tác động phải được
chọn theo nguyên tắc bậc thang từ hai phía ngược chiều nhau, cụ thể là thời gian tác
động của bảo vệ 5 phải nhỏ hơn của bảo vệ 3 và càng nhỏ hơn của bảo vệ 1 (Hình
2.22); thời gian tác động của bảo vệ 2 nhỏ hơn của bảo vệ 4 và bảo vệ 6.
t5<t3<t1
t2<t4<t6
t1= t3+t; t3= t5+t; t6= t4+t; t4= t2+t;
Trong đó:
t - là khoảng thời gian trễ cần thiết để đảm bảo sự chọn lọc giữa các bảo vệ
cùng hướng kề nhau.

Hình 2.22. Sơ đồ bố trí thiết bị bảo vệ và đặc tính thời gian của bảo vệ có hướng
Các bảo vệ và các máy cắt từ 1 đến 6 được lắp đặt ở cả hai phía của mỗi đoạn
đường dây. Bộ phận định hướng công suất chỉ hoạt động khi công suất ngắn mạch có
hướng từ thanh cái tới đường dây được bảo vệ (quy ước được vẽ theo chiều mũi tên).

48
Các bảo vệ được chia thành 2 nhóm: 2, 4, 6 và 5, 3, 1. Các bảo vệ có ký hiệu là
số lẻ chỉ hoạt động khi ngắn mạch xảy ra ở bên phải chỗ đặt bảo vệ, còn các bảo vệ có
ký hiệu là số chẵn chỉ hoạt động khi ngắn mạch xảy ra ở bên trái chỗ đặt bảo vệ.
Mỗi nhóm bảo vệ có thể chọn thời gian làm việc theo nguyên tắc bậc thang và
không phụ thuộc vào thời gian làm việc của nhóm kia. Trên hình 2.22b là đặc tính thời
gian duy trì của các bảo vệ được lựa chọn theo nguyên tắc bậc thang ngược chiều nhau.
Từ hình 2.22a có thể nhận thấy, ngắn mạch xảy ra trên một đoạn đường dây
bất kỳ của mạng sẽ được loại trừ bằng bảo vệ ở cả hai phía của đoạn hư hỏng.
Tương tự cũng có thể chọn thời gian làm việc của bảo vệ dòng cực đại có
hướng cho mạch vòng có một nguồn cung cấp (hình 2.22b).
2.4.4.3. Vị trí đặt cơ cấu định hướng
Phân tích đặc tính thời gian tác động của các bảo vệ (Hình 2.22) ta nhận thấy
là không cần thiết phải đặt cơ cấu định hướng ở tất cả các bảo vệ, mà trên mỗi đoạn
dây chỉ cần đặt mỗi cơ cấu ở phía nào có thời gian tác động nhỏ hơn, còn ở đoạn dây
nào mà thời gian tác động ở hai đầu dây như nhau thì không cần đặt cơ cấu định
hướng.
Với nguyên tắc trên ta chỉ cần đặt cơ cấu định hướng tại bảo vệ 2 và bảo vệ 5
(Hình 2.22), vì trên đoạn 3-4 thời gian tác động t3= t4 nên không cần có cơ cấu định
hướng, trên đoạn 1-2 có t2<t1 nên chỉ cần đặt tại bảo vệ 2 và tương tự trên đoạn 5-6
chỉ cần đặt tại bảo vệ 6.
Rõ ràng khi xảy ra ngắn mạch trên đoạn 3-4 thì cả hai bảo vệ 3 và 4 đều tác
động do đó có cùng thời gian tác động nhỏ nhất, bảo vệ 1 và bảo vệ 6 mặc dù đã sẵn
sàng nhưng do thời gian trễ lớn hơn nên không kịp tác động dòng đi từ đường dây
vào thanh cái. Khi sự cố xảy ra trên đoạn 1-2 trước tiên bảo vệ 2 tác động vì thời gian
t2 nhỏ nhất sau một khoảng thời gian trễ khá lớn bảo vệ 1 sẽ tác động.
2.4.4.4. Độ nhạy
Độ nhạy của bảo vệ có hướng phụ thuộc vào hai cơ cấu định hướng. Độ nhạy
theo cơ cấu dòng được xác định tương tự như đối với bảo vệ dòng điện cực đại.
I N.min
kn   1,5 (2.29)
k kd.CH

49
Độ nhạy theo cơ cấu định hướng phụ thuộc vào công suất ảo của rơle SR, về
phần mình giá trị công suất này lại phụ thuộc vào hai đại lượng áp UR và dòng IR qua
nó. Giá trị của đại lượng UR thay đổi trong phạm vi rất lớn, nếu ngắn mạch xảy ra
gần nơi đặt bảo vệ thì có thể rơle sẽ không tác động, vì vậy độ nhạy của bảo vệ chỉ
có thể đảm bảo trong một vùng xác định.
2.4.4.5. Vùng chết
Trong trường hợp ngắn mạch xảy ra ở quá gần nơi đặt bảo vệ tại điểm N1
(Hình 2.23) thì giá trị điện áp vào rơle gần bằng không U R(3)  0 dẫn đến Mq= 0 và rơle
sẽ không tác động. Từ đây xuất hiện một khái niệm: Vùng chết là vùng giới hạn mà
khi có ngắn mạch, rơle không thể tác động được.

Hình 2.23. Vùng chết của bảo vệ có hướng


Trong sơ đồ nối 900 vùng chết chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp ngắn mạch
3 pha ở gần.
- Điện áp dư trên thanh cái khi có ngắn mạch 3 pha được xác định:
U(3) (3)
du  I N .Z0 .l k (2.30)

Trong đó:
I N(3) - dòng ngắn mạch 3 pha;

Lk- chiều dài từ điểm đặt bảo vệ đến điểm ngắn mạch;
Z0- tổng trở suất của dây dẫn.
Điện áp đưa đến rơle
3.U(3)
du 3.I(3)
N .Z0 .l k
UR   (2.31)
nu nu
Trong đó: nu- hệ số biến áp.
Công suất đưa tới rơle

50
3I(3) (3)
N Z0 l k I N
SR  U R IR Cos(R  )  U R I R Cos((3) 0
bv  90  )  Cos((3) 0
bv  90  )
nu ni
(2.32)
Trong đó: ni- hệ số biến dòng
Như vậy chiều dài vùng chết được xác định theo biểu thức:
Skd.min .n i .n u
lchet  (2.33)
3.I (3) 2
N .Z 0 .cos  (3)
bv  90   
0

Trong đó: Skđ.min- công suất khởi động nhỏ nhất của rơle.
Nhìn chung chiều dài của vùng chết không lớn hơn 10% tổng chiều dài đường
dây được bảo vệ.
2.4.5. Sơ đồ thực hiện bảo vệ có hướng
Sơ đồ bảo vệ dòng cực đại có hướng có thể được thực hiện với dòng thao tác
xoay chiều hoặc một chiều. Trên hình 2.24 là sơ đồ thực hiện bảo vệ có hướng với
dòng thao tác một chiều.

Hình 2.24. Sơ đồ nguyên lý thực hiện bảo vệ có hướng với nguồn thao tác một chiều
Các rơle dòng mắc theo sơ đồ hình sao thiếu ứng với dòng điện pha A và pha
C. Các rơle công suất được mắc theo sơ đồ 900, các máy biến dòng BI và biến điện áp

51
BU cung cấp nguồn dòng và áp cho các cơ cấu khởi động và định hướng của sơ đồ. Sơ
đồ khai triển mạch dòng, mạch áp và mạch thao tác được biểu thị trên hình 2.25.
Sau khi các rơle RI và rơle công suất RW tác động, các tiếp điểm thường mở
của chúng đóng lại cung cấp nguồn cho rơle thời gian Rt và rơle này sau một khoảng
thời gian trễ sẽ khép tiếp điểm của mình để cấp nguồn cho cuộn cắt CK và rơle tín
hiệu TH. Để tránh sự tác động nhầm người ta thường bố trí một tiếp điểm liên động
KLĐ, chỉ cho phép cấp điện cho cuộn cắt CK khi máy cắt đang đóng.

Hình 2-25. Sơ đồ khai triển bảo vệ dòng điện cực đại có hướng
nguồn thao tác một chiều
a) Mạch dòng b) Mạch áp c) Mạch dòng thao tác
2.4.6. Đánh giá phạm vi áp dụng của bảo vệ có hướng
Bảo vệ có hướng cũng giống như bảo vệ dòng điện cực đại bình thường có
thời gian tác động tương đối lớn, đặc biệt là khi đặt ở gần nguồn. Độ nhạy của cơ cấu
dòng không phải bao giờ cũng đáp ứng được khi phụ tải trong mạng lớn. Để tăng
cường độ nhạy của của bảo vệ trong rất nhiều trường hợp cần phải kết hợp bảo vệ với
sự tham gia của rơle điện áp cực tiểu. Đối với bảo vệ có hướng luôn luôn tồn tại một
vùng chết khi có ngắn mạch ba pha. Tuy nhiên do xác suất xảy ra ngắn mạch ba pha
rất nhỏ nên nhược điểm này có thể coi như không tính.
Phạm vi áp dụng: Bảo vệ dòng điện cực đại có hướng được áp dụng rộng rãi
với vai trò chính trong mạng điện hai nguồn cung cấp từ 35 kV trở xuống. Đối với
các mạng điện áp cao hơn bảo vệ dòng điện cực đại có hướng được áp dụng với vai
trò bảo vệ dự phòng.

52
2.5. Ví dụ và bài tập
2.5.1. Ví dụ
Ví dụ 1: Hãy tính toán bảo vệ dòng cực đại cho đường dây 22 kV như hình vẽ. Biết
dòng điện làm việc cực đại IlvMax= 357 A, hệ số mở máy kmm= 1,6; hệ số an toàn kat=
1,2; dòng ngắn mạch cuối đường dây I(3)
N  1,32kA .

Giải: Căn cứ vào dòng điện làm việc chọn máy biến dòng có IsBI= 400A; ItBI=5A; ni=
80; máy biến dòng được đấu theo sơ đồ hình sao thiếu, nên hệ số sơ đồ ksđ= 1.
Với rơle số hệ số trở về ktv= 0,98. Dòng khởi động của rơle được xác định theo
biểu thức:
k at
I KdR  .k sd .k mm .I lvM  8,74 A
k tv .n i
Chọn dòng đặt của rơle: IdR= 9 A
Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:
IdR .n i
I kdI   720 A
k sd
Độ nhạy của bảo vệ:
I N min I N.min .k sd 3 IN
k nh    .  1,6  1,5
IkdI IdR .n i 2 IkdI
Vậy bảo vệ đáp ứng độ nhạy cần thiết
Kiểm tra máy biến dòng theo điều kiện làm việc tin cậy của cuộn cắt.
Icc  0,05.I(3)
K  0,05.1320  52,8  I n1BI  400A

Như vậy máy biến dòng đã chọn đảm bảo yêu cầu làm việc tin cậy cho
cuộn cắt.
Ví dụ 2: Tính toán bảo vệ dòng điện cực đại cho mạng điện 35 kV như hình vẽ. Biết
dòng điện làm việc và dòng điện ngắn mạch trên các đoạn dây:
Dòng điện làm việc; A Dòng điện ngắn mạch; kA
I1 I1.b I2.b IN1 IN2 IN3 IN4
83 76 167 0,758 1,4 1,89 6,47

53
Các hệ số: kmm=1,6; kat=1,2; thời gian tác động của bảo vệ 1 là t1=0,4 s; các
máy cắt thuộc loại ít dầu; thời gian quán tính và dự trữ lấy bằng 0,1 s. Dùng các rơle
số với đặc tính thời gian độc lập.

Giải:Xác định dòng điện chạy trên các đoạn dây


- Dòng điện làm việc qua bảo vệ 1: Ilv1= I1= 83 A
- Dòng điện làm việc qua bảo vệ 2: Ilv2= Ilv1+ I1.b= 83+76= 159 A;
- Dòng điện làm việc qua bảo vệ 3: Ilv3= I2+ I2.b= 159+167 =326 A;
* Căn cứ vào dòng điện làm việc trên các đoạn dây ta chọn máy biến dòng sao
cho dòng điện định mức sơ cấp lớn hơn dòng điện làm việc (I1BI> Ilv). Các máy biến
dòng được mắc theo sơ đồ hình sao thiếu có hệ số sơ đồ ksđ= 1, dự định chọn rơle số
có hệ số trở về ktv= 0,98.
- Đối với bảo vệ 1: Ta chọn máy biến dòng có dòng điện sơ cấp InBI1= 100 A,
dòng định mức thứ cấp In2= 5A, hệ số biến dòng ni1= 100/5= 20. Dòng khởi động của
rơle bảo vệ 1.
k at 1,2
IKdR1  .k sd .k mm .IlvM  .1.1,6.83  8,34A
k tv .n i 0,98.20
Chọn rơle số với dòng đặt của rơle là IdRl= 8,4 A
Dòng khởi động thực tế của bảo vệ.
I dR1.n i 8, 4.20
I Kd.BV    168A
k sd 1

Độ nhạy của bảo vệ.


I N min I(2) 0,87.I(3) 0,87.758
k nh   N  N
  3,92  1,5
I Kd.BV I Kd.BV IKd.BV 168
Vậy bảo vệ đáp ứng độ nhạy cần thiết.
Kiểm tra máy biến dòng làm việc theo điều kiện tin cậy của cuộn cắt.
InBI1= 100 ≥ Icc= 0,05. IN1= 0,05. 758 = 56,1 A.
Như vậy máy biến dòng đã chọn đảm bảo yêu cầu làm việc cho cuộn cắt.

54
Các bảo vệ khác tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng sau:
* Tính toán thời gian bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập:
Xác định độ phân cấp thời gian: Đối với máy cắt dầu tMC= 0,1s; sai số thời
gian đối với rơle số lấy bằng 4%, tức sai số rơle của cả hai bảo vệ là St = 2.0,04=
0,08; sai số do quán tính và dự trữ lấy bằng tqt+dt= 0,1s. Vậy cấp thời gian giữa bảo vệ
1 và bảo vệ 2 sẽ là.
t1= tMc1+ St.t1+ tqt+dt= 0,1+ 0,08.0,4+0,1= 0,23s
Thời gian tác động của bảo vệ 2:
t2= t1+ t1= 0,4+ 0,23= 0,63s
Độ phân cấp thời gian giữa bảo vệ 2 và bảo vệ 3 là:
t2= tMc2+ St.t2+ tqt+dt= 0,1+ 0,08.0,63+0,1= 0,25s
Thời gian tác động của bảo vệ 3:
t2= t2+ t2= 0,63+ 0,25= 0,88 s
Bảng tổng hợp kết quả tính toán bảo vệ dòng điện cực đại:
Tham số tính toán Ký hiệu Bảo vệ 1 Bảo vệ 2 Bảo vệ 3
Dòng làm việc, A Ilv 83 159 326
Dòng sơ cấp của BI, A I1BI 100 200 400
Hệ số biến dòng ni 20 40 80
Dòng khởi động của rơle, A IKd.R 8,34 8,72 8,94
Dòng đặt của rơle, A Id.R 8,4 8,8 9
Dòng khởi động của bảo vệ, A IKd.bv 168 352 720
Độ nhạy Knh 3,92 3,47 2,28
Dòng tin cậy của cuộn cắt, A Icc 56,1 75,4 258,6
Thời gian tác động với đặc tính, s tbv 0,4 0,63 0,88
Ví dụ 3: Đường dây 35 kV có dạng như hình vẽ: Chiều dài 18,5 km, được làm bằng
dây dẫn AC-95 (r0=0,34 /km; x0=0,384/km); công suất ngắn mạch của hệ thống
là SN.ht= 286 MVA; dòng điện làm việc cực đại Ilvmax= 315 A; hệ số an toàn kat= 1,2.
Hãy tính toán bảo vệ dòng điện cắt nhanh.

55
Giải:
* Xác định dòng điện ngắn mạch. Tra sổ tay thiết kế (bảng 4 pl) ứng với mã
hiệu dây dẫn AC-95, ta tìm được r0= 0,33 /km và x0= 0,403 /km. Chọn cấp điện
áp cơ bản là Ucb= 35 kV, ta xác định điện trở của các phần tử mạng điện trong hệ
thống đơn vị có tên.
Xác định điện trở của hệ thống:
2
U cb 352
X HT    4, 28
SN.HT 286

Xác định điện trở và điện kháng đường dây:


Rd= r0.l= 0,33.18,5= 6,105
Xd= x0.l= 0,403.18,5= 7,46
Xác định tổng trở đường dây:

Zd  R d2  Xd2  6,1052  7,462  9,64

Xác định tổng trở ngắn mạch:


2 2
Z N  R d2   X HT  X d   6,1052   4, 28  7, 46   13, 23

Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm N1:


SN.HT 286
I N1    7,42kA
3Ucb 3.35
Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm N2:
U cb 35
I N2    1,527kA
3Z N 3.13, 23

* Chọn máy biến dòng loại 4MA74 có I1BI= 5A, tức là hệ số biến dòng
ni=400/5= 80, dự định mắc biến dòng theo sơ đồ hình sao thiếu, nên hệ số sơ đồ ksd=1.
* Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh được xác định theo biểu thức:
k at 1, 2
I KdCN.R  .k sd .I N 2  .1.1527  22,91A
ni 80

56
Chọn rơle EOCR-SS20 với dòng đặt của rơle IdRCN=23A
* Dòng khởi động thực tế của bảo vệ cắt nhanh
I dRCN 23
I KdCN  .n i  .80  1840A
k sd 1

Độ nhạy của bảo vệ


I N.min 0,87.I(3)
N2 0,87.1564
kn     0,72
Ikd.CN I kd.CN 1840
Để đạt độ nhạy cần thiết bảo vệ cắt nhanh chỉ tác động với dòng ngắn mạch
là:
IN= 2. IKd.CN= 2.1840= 3680
Tỷ lệ vùng tác động cắt nhanh:
100  E  100  35 
m%  .  X ht   .  4, 28  69,52%  30% 
Z d  I kd.CN  9, 64  3.1,84 
Như vậy bảo vệ đảm bảo yêu cầu
Kiểm tra máy biến dòng theo điều kiêệnlàm việc tin cậy của cuộn cắt
Icc= 0,05.IN1= 0,05.4720= 188,7A<I1.BI= 400A
Như vậy máy biến dòng đã chọn đảm bảo yêu cầu làm việc tin cậy cho cuộn
cắt.
Ví dụ 4.Tí nh toán bảo vệ cho mạng điện 35 kV có hai nguồn cung cấp như hình vẽ.
Đường dây được làm bằng dây dẫn AC-120 (r0=0,27 /km; x0= 0,393/km), chiều
dài các đoạn dây l12= 16,7 km; l34= 21,5 km; l56= 23,8 km; công suất ngắn mạch tại
thanh cái A là SNA= 218 MVA và tại thanh cái B SNB= 295 MVA. Dòng điện phụ tải
tại các điểm tương ứng là Ia= 74,8 A; Ib= 93,5 A, hệ số mở máy trung bình kmm= 1,5,
thời gian tác động của bảo vệ sớm nhất là 0,05 s, các máy cắt thuộc loại ít dầu có thời
gian cắt là tMc1= 0,15 s, sai số thời gian đối với rơle số lấy bằng 4% (St= 2.0,04= 0,08
s), sai số thời gian do quán tính và thời gian dự trữ lấy bằng tqt+dt= 0,1 s, coi các rơle
có đặc tính độc lập theo kiểu bậc thang.

57
Giải:
Cơ cấu định hướng đặt ở bảo vệ 2 và bảo vệ 5.
Xác định dòng điện làm việc chạy qua các bảo vệ
Bảo vệ 1: Điều kiện làm việc nặng nề nhất của bảo vệ 1 là khi máy cắt 6 mở,
tức là khi không có nguồn B, lúc đó dòng làm việc chạy qua bảo vệ 1 là:
IlvM1= Ia+ Ib= 86+ 72= 158 A
Căn cứ vào giá trị dòng điện làm việc cực đại ta chọn máy biến dòng có dòng
định mức sơ cấp In1BI= 200A và dòng định mức thứ cấp là In2= 5A, tức hệ số biến
dòng ni1= 40. Chọn rơle có hệ số trở về Ktv= 0,98. Dự định mắc máy biến dòng theo
sơ đồ hình sao thiếu.
Dòng khởi động của rơle
k at .k mm .k sd 1,2.1,5.1
I kdR1  .Ilv.M1  .158  7, 26A
K tv .n i 0,98.40
Chọn dòng đặt của rơle là: IdR= 7,3A
Dòng điện khởi động thực tế
IdR .n i 7,3.40
IkdBV    292A
k sd 1
Để kiểm tra độ nhạy của bảo vệ 1 ta cần xác định dòng ngắn mạch chạy qua
bảo vệ này. Vùng bảo vệ chính của BV1 là đoạn 1-2, tức là ta kiểm tra độ nhạy của
bảo vệ khi xảy ra ngắn mạch tại điểm 2 tính với dòng ngắn mạch từ nguồn A tới. Điện
trở và điện kháng của đoạn dây 1-2 được xác định theo biểu thức:
R12= r0l12= 0,34.7,4= 2,516 
X12= x0l12= 0,384.7,4= 2,842 
Điện kháng của hệ thống A
U 2 222
X htA    3,781
SNA 128
Tổng trở ngắn mạch tính đến điểm 2
2 2 2
Z N 2  R 12   X12  X htA   2,516 2   2,842  3, 781  7, 085

Dòng ngắn mạch ba pha tại điểm 2 tính từ hệ thống A

58
U 22
I(3)
NA    1,793kA
3.ZN 2 3.7,085
Độ nhạy của bảo vệ:
I N min 0,87.I(3)NA 0,87.1793
kn     5,34  5
Ikd.BV I kd.BV 292

Như vậy là đảm bảo yêu cầu với chức năng là bảo vệ chính
Thời gan tác động của bảo vệ 2 và bảo vệ 5 là các bảo vệ tác động nhanh nhất
lấy bằng:
t2= t5= 0,05 s
Một cách gần đúng có thể coi độ phân cấp thời gian
t= tMC+st.t(n-1)+tqt+tdt= 0,1+0,08.0,05+0,1= 0,204s.
Thời gian tác động của bảo vệ 3 và bảo vệ 4 là:
t3= t4= t2+t= 0,05+0,204= 0,254s
Tương tự bảo vệ 1 và bảo vệ 6 là:
t1= t6= t3+t= 0,254+0,204= 0,458s
Các bảo vệ cũng tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng sau:

Bảo vệ Ilv.M, A ni IkdR, A IdR, A ZN,  I N( 3) , A Knh t, S


1 158 40 7,26 7,3 7,08 1,79 5,34 0,458
2 158 40 7,26 7,3 16,32 0,78 2,32 0,05
3 72 20 6,61 6,7 11,42 1,11 7,22 0,254
4 86 20 7,9 8 12,57 1,01 5,49 0,254
5 158 40 7,26 7,3 16,71 0,76 2,26 0,05
6 158 40 7,26 7,3 8,17 1,56 4,63 0,458
2.5.2. Bài tập
Bài tập 1: Hãy tính toán bảo vệ dòng cực đại cho đường dây 10 kV như hình vẽ.
Biết dòng điện làm việc cực đại IlvMax= 126 A, hệ số mở máy kmm= 1,5; hệ số an toàn
kat= 1,2; dòng ngắn mạch cuối đường dây I(3)
N  0,873kA .

59
Bài tập 2: Hãy tính toán bảo vệ dòng điện cực đại cho đường dây 35 kV như hình
vẽ. Biết dòng điện làm việc cực đại IlvMax= 215 A; hệ số mở máy kmm= 1,5; hệ số an
toàn kat= 1,2; dòng ngắn mạch cuối đường dây I(3)
N  1, 28kA .

Bài tập 3: Tính toán bảo vệ dòng điện cực đại cho mạng điện 35 kV như hình vẽ.
Biết dòng điện làm việc và dòng điện ngắn mạch trên các đoạn dây:
Dòng điện làm việc; A Dòng điện ngắn mạch; kA
I1 I1.b I2.b IN1 IN2 IN3 IN4
115 98 196 2,27 3,3 3,76 5,34
Các hệ số: kmm=1,6; kat=1,2; thời gian tác động của bảo vệ 1 là t1=0,15 s; các
máy cắt thuộc loại ít dầu; thời gian quán tính và dự trữ lấy bằng 0,1 s. Dùng các rơle
số với thời gian độc lập giới hạn.

Bài tập 4: Đường dây 22 kV có dạng như hình vẽ: Chiều dài 12 km, được làm bằng
dây dẫn AC-95 (r0=0,34 /km; x0=0,384/km); công suất ngắn mạch của hệ thống
là SN.ht= 178 MVA; dòng điện làm việc cực đại Ilvmax= 289 A; hệ số an toàn kat= 1,2.
Hãy tính toán bảo vệ dòng điện cắt nhanh.

Bài tập 5: Tính toán bảo vệ cắt nhanh cho trạm biến áp 110/ 35 kV như hình vẽ. Biết
công suất định mức của máy biến áp là Sba= 10.000 kVA; điện áp định mức U1= 115
kV, U2= 37 kV; hệ số đột biến dòng từ hóa kdb=4; dòng ngắn mạch ngoài tại điểm N
là I(3)
N  2, 24kA ; hệ số an toàn kat= 1,2.

60
Bài tập 6: Tính toán bảo vệ cắt nhanh cho trạm biến áp TMH 2500/ 110 kV như hình
vẽ. Biết điện áp định mức U1= 110 kV, U2= 11 kV; hệ số đột biến dòng từ hóa kdb=4;
Công suất ngắn mạch ngoài tại đầu vào máy biến áp SN.HT= 640 MVA; hệ số an toàn
kat= 1,2.

Bài tập 7: Tính toán bảo vệ cho mạng điện 35 kV có hai nguồn cung cấp như hình
vẽ. Đường dây được làm bằng dây dẫn AC-120 (r0=0,27 /km; x0= 0,393/km),
chiều dài các đoạn dây l12= 16,7 km; l34= 21,5 km; l56= 23,8 km; công suất ngắn mạch
tại thanh cái A là SNA= 218 MVA và tại thanh cái B SNB= 295 MVA. Dòng điện phụ
tải tại các điểm tương ứng là Ia= 74,8 A; Ib= 93,5 A, hệ số mở máy trung bình kmm=
1,5, thời gian tác động của bảo vệ sớm nhất là 0,05 s, các máy cắt thuộc loại ít dầu có
thời gian cắt là tMc1= 0,15 s, sai số thời gian đối với rơle số lấy bằng 4% (St= 2.0,04=
0,08 s), sai số thời gian do quán tính và thời gian dự trữ lấy bằng tqt+dt= 0,1 s, coi các
rơle có đặc tính độc lập theo kiểu bậc thang.

Câu hỏi ôn tập chương 2


Câu 1: Trình bày nguyên lý tác động của bảo vệ dòng điện cực đại?
Câu 2: Phương pháp tính toán bảo vệ dòng điện cực đại?
Câu 3: Trình bày các đặc tính thời gian của bảo vệ dòng điện cực đại? Nguyên lý
phối hợp bảo vệ với các đặc tính thời gian khác nhau?
Câu 4: Trình bày một số sơ đồ thực hiện bảo vệ dòng điện cực đại?
Câu 5: Hãy trình bày nguyên lý tác động và phương pháp tính toán bảo vệ cắt nhanh?
Câu 6: Trình bày sơ đồ thực hiện bảo vệ cắt nhanh?
Câu 7: Sơ đồ kết hợp giữa bảo vệ dòng điện cực đại và bảo vệ cắt nhanh?
Câu 8: Hãy trình bày nguyên lý tác động của bảo vệ có hướng?
Câu 9: Hãy trình bày các đặc tính và sơ đồ nối của rơle công suất?
Câu 10: Hãy trình bày phương pháp tính toán bảo vệ có hướng?
Câu 11: Hãy trình bày các sơ đồ thực hiện bảo vệ có hướng?

61
Chương 3
BẢO VỆ SO LỆCH DÒNG ĐIỆN
3.1. Khái niệm chung
Khi xảy ra sự cố ngắn mạch nhiều pha cần phải cắt nhanh và loại trừ các phần
tử sự cố hư hỏng, để ngăn ngừa khả năng phá huỷ thiết bị.
Các dạng bảo vệ phổ biến nhất hiện nay có thể thực hiện và thoả mãn được yêu
cầu này là bảo vệ dòng cắt nhanh và bảo vệ so lệch. Ngoài ra có thể sử dụng các dạng
bảo vệ khác như bảo vệ khoảng cách, bảo vệ định hướng khoá liên động tần số cao
(bảo vệ tần số cao). Việc lựa chọn dạng bảo vệ phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu thực
tế và sơ đồ cung cấp điện.
Bảo vệ so lệch được phân loại thành bảo vệ so lệch dọc và bảo vệ so lệch
ngang. Bảo vệ so lệch dọc được ứng dụng chủ yếu để bảo vệ các động cơ, máy biến
áp có tải tập trung và các đường dây có chiều dài không lớn. Bảo vệ so lệch ngang
được sử dụng để bảo vệ các đường dây song hành.
3.2. Bảo vệ so lệch dọc
3.2.1. Nguyên tắc làm việc
Bảo vệ so lệch dọc dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện theo giá trị
và góc lệch pha giữa hai điểm đầu và cuối vùng được bảo vệ. Nguồn cung cấp cho
bảo vệ là các máy biến dòng có tỷ số biến đổi (Ki) như nhau, được lắp đặt ở hai đầu
của vùng bảo vệ. Các cuộn sơ cấp của máy biến dòng được đấu trực tiếp vào đường
dây, các cuộn thứ cấp và cuộn dây của rơle có pha cùng tên được đấu nối với nhau
theo sơ đồ so lệch, sao cho khi xảy ra sự cố ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ dòng điện
qua rơle không đủ để rơle tác động, còn khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ thì dòng
điện qua rơle được xác định bởi trị số dòng ở chỗ hư hỏng (hình 3.1).
Trên hình 3.1a thể hiện hướng của các dòng sơ cấp và thứ cấp khi ngắn mạch
ngoài vùng bảo vệ tại điểm K1. Theo định luật Kirkhop I có :
. . .
I1T  I 2T  I R (3.1)
.
. .
trong đó : I1T và I 2T - dòng thứ cấp của BI1 và BI2 ;
.
I R - dòng chạy qua rơle của bảo vệ.

62
Từ đó sẽ có:
. . .
I R  I1T  I 2T (3.2)


IR
   

I 1S I 1T I 1S I 1T I 1T

 
IR   IR

 I 1T I 2 T
I2S   
I2T I2S I2T I2T

IR  0

Hình 3.1. Sự phân bố dòng trong sơ đồ bảo vệ so lệch dọc và đồ thị véctơ dòng điện
a) Khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ và ở chế độ làm việc bình thường;
b) Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ.
Từ biểu thức này có thể nhận thấy, khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ, nếu tỷ
. .
số biến dòng như nhau thì dòng điện qua rơle sẽ bằng 0 ( I 1T = I 2T), nghĩa là bảo vệ
so lệch sẽ không tác động.
Qua đó có thể rút ra kết luận, bảo vệ không cần tới thời gian duy trì, vẫn hoàn
toàn có thể bảo đảm được tính chọn lọc theo nguyên lý tác động.
Do sai số của các máy biến dòng mà các dòng thứ cấp có thể có trị số khác
nhau và lệch pha nhau, nên có thể xuất hiện dòng không cân bằng qua rơle (Ikcb).
Như đã biết:
. . .
I 1T = I 1s/KI - I 1  (3.3)

63
. . .
I 2T = I 2s/KI - I 2  (3.4)
trong đó : I1  và I2  - Các dòng từ hoá của các máy biến dòng.
Thay vào biểu thức (3.2) sẽ có :
. . . .
I R = I 2  - I 1  = I kcb (3.5)
Qua biểu thức (3.5) có thể nhận thấy, để giảm bớt dòng không cân bằng cần
phải cân bằng các thành phần dòng từ hoá. Dòng từ hoá phụ thuộc vào từ cảm B hoặc
S.đ.đ thứ cấp của máy biến dòng E2 (Hình 3.2). Dòng không cân bằng sẽ bằng 0 nếu
các đường đặc tính 1 và 2 trùng nhau.
Bm , E 2 I2
a) b)

1
3 4
Bbh, Ebh

a 2
Ikcb
I ,Ikcb
I1 Ikcb In
I2

Hình 3.2. Các đặc tính dòng từ hoá và dòng không cân bằng của máy biến dòng
1 - E1T = f ( I 1 ) ; 2 - E2T = f ( I 2 ) ; 3 - dòng không cân bằng Ikcb = f (E 1T ) ;

4 - đặc tính của máy biến dòng thông thường; 5 - đặc tính của máy biến dòng nhóm D;
Tuy nhiên trong thực tế luôn luôn tồn tại sự sai khác giữa các đường đặc tính,
vì vậy luôn luôn tồn tại dòng không cân bằng phụ thuộc vào từ cảm B, từ cảm sẽ tăng
lên khi dòng ngắn mạch và tải thứ cấp tăng. Do sự khác biệt giữa các dòng từ hoá nên
dòng không cân bằng sẽ tăng lên khi biến dòng bão hoà.
Để khắc phục hiện tượng này, các lõi sắt từ của biến dòng phải không được
bão hoà khi ngắn mạch ngoài, do đó cần phải sử dụng các máy biến dòng nhóm D
chế tạo cho các bảo vệ so lệch (Hình 3.2b) bảo vệ khi xảy ra sự cố ngắn mạch.
Việc hạn chế s.đ.đ thứ cấp E2 được tiến hành bằng cách giảm tải Zt của máy
biến dòng và tăng hệ số biến dòng kI:

64
.
. .
Imn
E 2 = I 2(Z2 + ZT) = . ( Z2 + Zt ) (3.6)
kI
Tải ngoài của mỗi máy biến dòng là tổng trở các dây nối từ vị trí lắp đặt máy
biến dòng đến rơle (bỏ qua điện trở của bản thân rơle vì khi ngắn mạch ngoài dòng
không chạy qua nó).
3.2.2. Dòng chỉnh định và độ nhạy
Để bảo vệ so lệch không tác động nhầm lẫn, dòng chỉnh định của bảo vệ cần
phải được lựa chọn để tránh khỏi dòng không cân bằng lớn nhất khi ngắn mạch ngoài
vùng bảo vệ:
Icđ = kat.Ikcbmax (3.7)
trong đó : kat = 1,3 - hệ số tin cậy của bảo vệ.
Trên hình 3.1b thể hiện hướng của dòng sơ cấp và thứ cấp khi ngắn mạch trong
vùng bảo vệ. Dòng ngắn mạch trong trường hợp này chủ yếu chỉ chạy qua cuộn dây
sơ cấp của BI1 chứ không chạy qua cuộn sơ cấp của BI2 (I2T = 0).
Dòng thứ cấp của BI1 (I1T = Inm/kI) tại điểm a được phân theo hai nhánh song
song, một trong hai nhánh đó là cuộn dây của rơle, còn nhánh kia là cuộn thứ cấp của
máy biến dòng BI2. Vì điện trở của cuộn thứ cấp BI ở chế độ không tải lớn hơn nhiều
lần điện trở của cuộn rơle thực hiện, nên dòng tập trung chủ yếu qua rơle và được xác
định theo biểu thức:
IR = I1T = Inm/kI (3.8)
Dưới tác dụng của dòng này rơle sẽ tác động và truyền lệnh cắt tới cắt máy cắt.
Dòng không cân bằng cực đại có thể xảy ra khi dòng ngắn mạch ngoài lớn
nhất và được tính toán như sau :
Ikcb = fi.kđn.kkcb.In.ng.max (3.9)
Trong đó : fi - sai số lớn nhất cho phép của BI (fi = 10 0 0 );
kđn - hệ số đồng nhất của các BI (kđn = 0 khi các BI cùng chủng loại và
dòng điện qua cuộn sơ cấp của chúng bằng nhau; kđn = 1 khi các BI khác chủng loại,
một BI có thể có sai số rất nhỏ còn BI kia có thể có sai số lớn nhất);
kkcb - hệ số kể đến thành phần không chu kỳ của dòng ngắn mạch
(kkcb=1- đối với các rơle có biến dòng bão hoà từ trung gian);

65
In.ng.max - thành phần chu kỳ của dòng điện ngắn mạch ngoài lớn nhất.
Độ nhạy của bảo vệ được đánh giá thông qua hệ số độ nhạy :
I n. min
kn = (3.10)
I cd
trong đó: In.min - dòng ngắn mạch nhỏ nhất ở cuối vùng bảo vệ;
Yêu cầu độ nhạy của bảo vệ dòng so lệch là: kn  2.
3.2.2.1. Đối với đường dây
Bảo vệ so lệch dọc cho đường dây chỉ có thể áp dụng khi đường dây không
dài với cấp điện áp thông thường từ 110 kV trở lên. Để giảm phụ tải của máy biến
dòng và giảm nhẹ tiết diện dây nối, các rơle so lệch được mắc qua máy biến dòng
trung gian với hệ số biến đổi lớn hơn 1. Thường để giảm số dây nối người ta thường
sử dụng các bộ lọc thành phần đối xứng. Đối với đường dây dài người ta thường áp
dụng bảo vệ so lệch ngang thay cho bảo vệ so lệch dọc.
3.2.2.2. Đối với máy biến áp
Đối với sơ đồ bảo vệ cho máy biến áp, ngoài các yếu tố đã trình bày, dòng
điện không cân bằng còn phụ thuộc vào sai số do điều chỉnh điện áp Udc(thường lấy
bằng 10%) và sai số do sự chênh lệch giữa các dòng điện thứ cấp của máy biến dòng
ở hai phía của máy biến áp s2i. Để giảm bớt sự chênh lệch về pha của các dòng điện
thứ cấp ở hai phía máy biến áp sơ đồ nối của các máy biến dòng phải được chọn đối
ngược với các tổ nối dây của máy biến áp.
Ví dụ: Máy biến áp có tổ nối dây là sao - tam giác, thì sơ đồ nối các biến dòng
phải chọn là tam giác- sao.
Dòng điện không cân bằng được xác định theo biểu thức:
IkcbMax= (Kkck.Kdn.fi+ Udc +s2i ) I NMaxng (3.11)
Sai số tương đối do sự chênh lệch dòng điện thứ cấp của các biến dòng được
xác định theo biểu thức:

I 2I  I 2II
s 2i  (3.12)
I 2I

Dòng khởi động của rơle

66
k sd
I kdR  .k at .I kcb max (3.13)
ni
Căn cứ vào giá trị tính toán của IkđR chọn dòng đặt của rơle ứng với thang gần
nhất IdR, sau đó xác định dòng khởi động thực tế của bảo vệ so lệch:
I dR .n i
I kdsl  (3.14)
k sd

3.2.2.3. Đối với máy phát


Dòng khởi động được chọn theo một trong hai điều kiện
Dòng khởi động phải lớn hơn dòng định mức của máy phát:
Ikđ = Kat.Idm.F (3.15)
Trong đó:
SdmF
IdmF  (3.16)
3.U dmF
Sdm.F- công suất định mức của máy phát;
Udm.F- điện áp định mức của máy phát.
Dòng khởi động phải lớn hơn dòng điện không cân bằng cực đại:
Ikđ= Kat.IkcbMax (3.17)
Trong đó: IkcbMax= Kkck.Kdn.fi.INMaxng
Giá trị lớn hơn trong số các giá trị của Idm.F và IkcbMax được chọn làm điều kiện
tính toán.
3.2.3. Các biện pháp nâng cao độ nhạy
Để nâng cao độ nhạy của bảo vệ cần dùng các biện pháp để hạn chế dòng
không cân bằng:
Cho bảo vệ làm việc với thời gian duy trì từ 0,3s đến 0,5s để tránh khỏi những
trị số quá độ lớn của dòng không cân bằng. Phương pháp này ít được sử dụng vì làm
mất tính tác động nhanh của bảo vệ.
Mắc nối tiếp với cuộn dây rơle một điện trở phụ (Hình 3.3). Khi tăng điện trở
trong mạch so lệch sẽ làm giảm dòng không cân bằng cũng như dòng ngắn mạch thứ
cấp. Tuy nhiên mức độ giảm thấp không như nhau do tính chất khác nhau của dòng

67
không cân bằng quá độ và dòng ngắn mạch. Mức độ giảm dòng không cân bằng lớn
hơn do trong nó chứa thành phần không chu kỳ đáng kể.

Hình 3.3. Bảo vệ so lệch dùng điện trở phụ trong mạch rơ le
+ Nối rơle vào các đầu ra của máy biến dòng bão hoà từ trung gian (BIG).
+ Dùng rơle có cuộn hãm
Hai phương pháp cuối cùng được sử dụng rộng rãi, dưới đây sẽ khảo
sát chi tiết hơn.
3.2.4. Bảo vệ so lệch dọc dùng bão hoà từ trung gian (BIG)
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dọc dùng BIG được thể hiện trên hình 3.4.
Hoạt động của sơ đồ dựa trên cơ sở là khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ dòng không
cân bằng có chứa thành phần không chu kỳ đáng kể nên thường dịch chuyển về một
phía của trục thời gian, còn khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ thành phần không chu
kỳ thường tắt nhanh nên dòng ngắn mạch hầu như không lệch khỏi trục thời gian, do
đó mức độ ảnh hưởng tới độ từ cảm và s.đ.đ cảm ứng bên phía thứ cấp của BIG sẽ
khác nhau.
Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ (Hình 3.4b), thành phần không chu kỳ
thường tắt nhanh do vậy dòng ngắn mạch hầu như không lệch khỏi trục thời gian. Từ
cảm thay đổi trong phạm vi rộng từ - BC đến + BC, nên s.đ.đ được cảm ứng bên phía
thứ cấp của BIG lớn, dòng chạy qua rơle sẽ lớn hơn dòng chỉnh định bên phía thứ cấp
của rơle (IkđR) và bảo vệ sẽ làm việc. Bảo vệ tác động chậm sau khoảng (30÷40)s do

68
ở thời điểm ban đầu, dòng ngắn mạch có chứa thành phần không chu kỳ nên gây cho
BIG bão hoà ngắn hạn.
. . .
IR  I2I  I2II
I2I  I2II
s 2i 
I2I
k sd
IkdR  .k at .Ikcb max (3.18)
ni
IdR .n i
Ikdsl 
k sd
SdmF
IdmF 
3.U dmF
Khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ (Hình 3.4c), dòng không cân bằng lệch hoàn
toàn so với trục thời gian do đó lõi từ BIG bị bão hoà, từ cảm chỉ thay đổi trong một
phạm vi hẹp từ Bb.h đến B và khi dòng không cân bằng giảm đến 0 thì từ cảm giảm
đến từ dư Bdư. Dòng vào rơle trong trường hợp này khá bé, bảo vệ sẽ không tác động.
a) b) c)

Hình 3.4. Bảo vệ so lệch dùng rơle nối qua BIG.


a) Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ;
b) Hoạt động của sơ đồ khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ;

69
c) Hoạt động của sơ đồ khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ.
.
Khi đường cong I kcb càng đối xứng với trục thời gian thì bảo vệ có BIG càng
kém nhạy, vì vậy việc ngăn chặn dòng không cân bằng quá độ đôi khi kém hiệu quả.
Để tăng cường khả năng ngăn chặn dòng không cân bằng người ta thường sử dụng
BI bão hoà có cuộn ngắn mạch tăng cường. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ được thể hiện
trên hình 3.5. BI bão hoà gồm mạch từ 3 trụ, trên đó có bố trí cuộn làm việc sơ cấp
(WLV) nối trong mạch so lệch; cuộn thứ cấp (WT) và cuộn dây ngắn mạch phụ (Wn)
dùng để cải thiện đặc tính làm việc của rơle.

RI
W" n W' n

Wlv Isl WT

Hình 3.5. BIG tác động tăng cường


Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ, dòng ISL chạy qua WLV sẽ nhanh chóng có
dạng hình sin gây ra từ thông xuyên qua cuộn dây W'n, dòng In cảm ứng trong cuộn
dây này sẽ khép mạch qua cuộn dây W''n. Từ thông tổng của hai cuộn dây đó xuyên
qua cuộn thứ cấp và dòng cảm ứng thứ cấp sẽ chạy qua rơle. Như vậy dòng Isl được
chuyển qua cuộn WT bằng sự biến đổi hai lần, khi IR  IkđR bảo vệ sẽ tác động.
Khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ thành phần không chu kỳ của dòng không
cân bằng (Ikcb) thực tế không biến đổi qua cuộn dây W'n mà chỉ làm ảnh hưởng xấu
đến sự biến đổi của thành phần chu kỳ trong dòng không cân bằng sang cuộn W'n và
WT do mạch từ bị bão hoà.
3.2.5. Bảo vệ so lệch có hãm
Trong các trường hợp nếu dòng không cân bằng do dòng ngắn mạch ngoài
vùng bảo vệ gây ra quá lớn, sẽ làm cho dòng chỉnh định của bảo vệ so lệch dọc tăng
cao, ảnh hưởng đến độ nhạy của bảo vệ.
Để khắc phục, nâng cao độ nhạy của bảo vệ cần phải sử dụng hình thức bảo
vệ so lệch dọc có cuộn hãm dòng. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dọc có hãm và

70
đồ thị vectơ dòng thứ cấp trong mạch bảo vệ được thể hiện trên hình 3.6. Cuộn hãm
được đấu vào phía có dòng ngắn mạch ngoài chạy qua, làm cản trở sự tác động của
rơle.
Dòng so lệch thứ cấp bằng hiệu các dòng thứ cấp:
. .
Ilv = ISLT = I 1T - I 2T (3.19)
Dòng hãm lấy bằng 1/2 tổng dòng thứ :
Ih = 0,5(I1T + I2T) (3.20)

  
2 I h  I1 T  I 2 T

2T
I 
 

1T
I 
I 1S I1T

 Ilv
 I lv  
Ih I2T I 1T



I2S I2T

Hình 3.6. Bảo vệ so lệch có hãm


a. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ;
b. đồ thị véctơ dòng thứ cấp trong mạch bảo vệ.
Khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ, trị tuyệt đối của hiệu dòng luôn luôn
nhỏ hơn 1/2 tổng dòng thứ, tức là:
. . . .
I1T  I2T  0,5.(I1T  I 2T ) (3.21)

hay:
Ilv < Ih (3.22)
Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ, trị tuyệt đối của hiệu lớn hơn 1/2 tổng:
. . . .
I1T  I2T  0,5.(I1T  I2T ) (3.23)

hay: Ilv > Ih (3.24)

71
Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ và có nguồn cung cấp chỉ từ một phía thì
I2T = 0; Ilv = I1T; Ih = 0,5I1T .
Biểu thức (3.23) và (3.24) có thể được coi là cơ sở để thực hiện rơle có hãm:
khi Ilv<Ih – rơle không tác động; khi Ilv>Ih – rơle tác động.
Các rơle này dựa vào việc so sánh hai đại lượng :
. . . .
I1T  I 2T và 0,5.(I1T  I2T ) (3.25)
Sơ đồ nối dây BI với rơle được đấu vào các cực ra của BIG có tỉ số biến đổi
kI=1, trên hình 3-6a: cuộn sơ cấp của BIG chia thành hai phần bằng nhau, cuộn thứ
cấp có dòng hãm đưa vào bộ phận hãm của rơle, dòng so lệch cung cấp cho bộ phận
làm việc của rơle được lấy từ điểm giữa của cuộn sơ cấp BIG.

Rơle hãm mã hiệu д3T được sản xuất chế tạo có các loại một cuộn hãm, ba

cuộn hãm và bốn cuộn hãm (д3T- 11;13;14).

3.2.6. Đánh giá bảo vệ so lệch dọc


a ) Tính chọn lọc
Theo nguyên tắc tác động, bảo vệ so lệch dọc không phản ứng với sự cố ngắn
mạch xảy ra ở ngoài vùng bảo vệ, do vậy bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối.
b) Tính tác động nhanh
Do bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối nên không cần phải phối hợp về thời gian
với các bảo vệ liền kề. Bảo vệ thực hiện thao tác cắt nhanh phần tử bị sự cố.
c) Độ nhạy
Do dòng khởi động của bảo vệ có thể được lựa chọn nhỏ hơn dòng làm việc
của đường dây nên bảo vệ có độ nhạy tương đối cao.
d) Tính chắc chắn
Sơ đồ không phức tạp, làm việc chắc chắn và đảm bảo tin cậy.
3.3. Bảo vệ so lệch ngang
Bảo vệ so lệch ngang được sử dụng để bảo vệ các đường dây song hành có
tổng trở giống nhau. Nguyên tắc hoạt động của bảo vệ so lệch ngang dựa trên sự so
sánh giữa các trị số và góc pha của dòng chạy trên hai đường dây. Do tổng trở của
đường dây ở chế độ làm việc bình thường và ở chế độ sự cố ngắn mạch ngoài vùng

72
bảo vệ giống nhau, nên dòng chạy trong các nhánh bằng nhau cả về trị số và góc pha
(Hình 3.7).
Khi xảy ra sự cố ngắn mạch trên một đường dây cung cấp, do tổng trở khác
nhau nên dòng chạy trên các nhánh tới điểm ngắn mạch sẽ khác nhau.
Bảo vệ so lệch ngang được phân loại theo nguyên lý hoạt động và phụ thuộc
vào phương pháp cung cấp và đặc điểm của tuyến dây: Đối với các tuyến dây song
hành có một máy cắt chung có thể ứng dụng hình thức bảo vệ so lệch ngang dòng cực
đại, đối với các tuyến có máy cắt riêng biệt dùng bảo vệ so lệch ngang định hướng.

 
 
I1 I2 I1 I2


I2
   
I1  I 2 I1  I 2

Hình 3.7. Sơ đồ phân bố dòng trong các nhánh cung cấp song hành.
a. Khi tải bình thường; b. Khi ngắn mạch trên một nhánh.
3.3.1. Bảo vệ so lệch ngang dòng cực đại
Bảo vệ dựa trên cơ sở so sánh dòng giữa các pha cùng tên của các đường dây
song hành (Hình 3.8) cấp điện áp dưới 10kV.
Các máy biến dòng được lắp đặt có cùng hệ số biến dòng. Rơle dòng điện được
đấu vào hiệu số của dòng hai pha. Nếu hướng của dòng bên phía sơ cấp theo quy ước
chạy từ thanh cái vào đường dây, thì dòng chạy trong rơle được xác định:
. . .
I R  I 2I  I 2II (3.26).
Vì vậy ở chế độ làm việc bình thường và khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ
(tại điểm K1), dòng điện trong cuộn dây rơle sẽ là dòng không cân bằng.

73
Do thành phần không chu kỳ của dòng không cân bằng ở chế độ quá độ không
lớn, nên có thể sử dụng rơle dòng thông thường mà không cần dùng tới máy biến
dòng bão hoà từ nhanh.

Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ so lệch ngang các tuyến dây song hành
a. Sơ đồ đấu dây; b. Sự phân bố dòng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch.
Dòng chỉnh định của bảo vệ được xác định như sau:
Icđ = kat.Ikcbmax (3.27)
trong đó: kat = 1,3 - hệ số an toàn;
Ikcb.max - dòng không cân bằng cực đại.
Dòng không cân bằng cực đại được xác định theo biểu thức:
Ikcb.max = 0,1.kđn.kkck.In.m.max/2kI (3.28)
Trong đó : kđn - hệ số đồng nhất ( 0,5;...;1);
kkck - hệ số kể đến ảnh hưởng của thành phần không chu kỳ của
dòng ngắn mạch (khi t = 0, kkck = 2).
Khi ngắn mạch xảy ra trên một đường dây cung cấp (tại điểm K2), dòng I2I và
I2II sẽ sai khác nhau, do đó trong rơle sẽ xuất hiện dòng, và nếu IR  Ikđ thì bảo vệ sẽ
tác động và truyền lệnh cắt tới máy cắt để cắt đường dây cung cấp.

74
Khi điểm ngắn mạch càng cách xa vị trí lắp đặt bảo vệ thì sự sai khác giữa các
dòng sơ cấp II và III càng giảm, do tổng trở của các nhánh được cân bằng dần. Vì vậy
khi ngắn mạch xảy ra càng gần thanh cái phụ tải thì hiệu số của các dòng (II - III) càng
giảm, khi hiệu số này có giá trị nhỏ hơn dòng khởi động của rơle thì bảo vệ sẽ không tác
động. Vùng mà bảo vệ không tác động được gọi là '' vùng chết '' của bảo vệ. Theo qui
định thì vùng chết không được vượt quá 10% chiều dài của đường dây được bảo vệ.
3.3.2. Bảo vệ so lệch ngang có hướng
Bảo vệ so lệch ngang có hướng bao gồm hai khối được lắp đặt từ hai phía của
trạm cung cấp A và trạm tiêu thụ B (hình 3.9).
Nguyên tắc hoạt động của bảo vệ dựa vào sự so sánh giữa các dòng chạy trong
đường dây song hành. Ở chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài, các
dòng này có trị số bằng nhau và cùng hướng, còn khi phát sinh sự cố hư hỏng trên
một đường dây sẽ khác nhau.
Các cuộn dòng của các rơle định hướng của một khối bảo vệ được mắc nối
tiếp với nhau và được cung cấp từ các cuộn thứ cấp mắc nối tiếp với nhau của máy
biến dòng lắp trên hai đường dây song hành. Các cuộn áp của rơle công suất (RW)
được cung cấp từ máy biến điện áp (BU). Ở chế độ làm việc bình thường và khi sự
cố ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ sẽ không tồn tại dòng trong các cuộn dây.
Khi ngắn mạch xảy ra tại điểm K trên đường dây cung cấp L2, dòng IK2 chạy
tới điểm ngắn mạch trên đường L2 sẽ lớn hơn dòng IK1 cũng chạy tới điểm ngắn mạch
theo đường dây L1 và theo phía kia của đườn dây L2. Dòng điện qua các cuộn dòng
của rơle ở bên phía cung cấp sẽ tỷ lệ với hiệu các dòng IK2 và IK1, các tiếp điểm của
rơle dòng và rơle định hướng công suất trong mạch cuộn cắt của máy cắt MC2 được
đóng lại truyền lệnh cắt tới máy cắt (MC2), cắt đường dây cung cấp L2 khỏi nguồn
cung cấp.
Trong khi đó dòng điện qua cuộn dòng của rơle bên phía tiêu thụ sẽ tỷ lệ với
hai lần dòng IK1 (2IK1). Các rơle sẽ tác động và đóng các tiếp điểm của mình trong
mạch máy cắt MC4 từ phía tiêu thụ của đường dây hư hỏng. Như vậy đường dây L2
sẽ được ngắt từ cả hai phía nguồn cung cấp và phụ tải. Đồng thời nguồn thao tác của

75
cả hai khối bảo vệ cũng được ngắt khỏi mạch để loại trừ khả năng cắt nhầm đường
dây không bị sự cố.

Hình 3.9. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ so lệch ngang định hướng.


Khi ngắn mạch xảy ra trên đường dây cung cấp L1, các dòng điện qua các cuộn
dòng của rơle ở cả hai khối sẽ lệch pha một góc 1800 so với dòng điện trong đường
dây L2. Các rơle dòng và rơle định hướng tác động, đóng tiếp điểm trong mạch cuộn
cắt, truyền lệnh cắt tới cắt máy cắt MC1 và MC3 để cắt phần tử sự cố hỏng hóc từ cả
hai phía.
Dòng chỉnh định của bảo vệ được xác định theo biểu thức:
k at .I dm
I cd  (3.29)
kI

Hệ số nhạy:

76
I (n2.m) . min
kn = , (3.30)
k I .I cd
Trong đó : I (n2. m) . min - thành phần chu kỳ của dòng ngắn mạch hai pha ở cuối vùng
bảo vệ;
kn - hệ số nhạy (kn = 2 khi ngắn mạch xảy ra ở giữa vùng bảo vệ; kn
= 1,5 khi n.m ở cuối vùng);
Iđ.m - dòng tải định mức của một đường dây cung cấp;
kat = 1,3 - hệ số dự trữ.
Bảo vệ so lệch ngang có hướng cũng có vùng bảo vệ ''chết''.
3.4. Bảo vệ máy biến áp lực
Đối với máy biến áp lực có thể sử dụng các hình thức bảo vệ khỏi các sự cố
hỏng hóc và các chế độ làm việc không bình thường như: ngắn mạch giữa các pha
trong cuộn dây và giữa các đầu ra; ngắn mạch một pha; chạm chập một số vòng dây;
quá tải; mức dầu giảm quá mức; lõi thép bị đốt cháy.
3.4.1. Bảo vệ so lệch dọc
3.4.1.1. Các yêu cầu cơ bản
Bảo vệ so lệch dọc được lắp đặt để bảo vệ khỏi các sự cố hỏng hóc và các chế
độ làm việc không bình thường của các máy biến áp vận hành độc lập công suất từ
6300 kVA trở lên; các máy biến áp vận hành song song công suất từ 4000 kVA trở
lên; các máy biến áp công suất từ 1000 kVA trở lên có trang bị bảo vệ cắt nhanh
nhưng không đảm bảo độ nhạy cần thiết (kn < 2) hoặc bảo vệ dòng cực đại có thời
gian duy trì lớn hơn 0,5s khỏi ngắn mạch giữa các pha, chạm chập giữa các vòng dây
và chạm đất.
Khi tính toán bảo vệ so lệch dọc máy biến áp cần phải kể tới các đặc điểm ảnh
hưởng trực tiếp đến sai số và độ tin cậy của bảo vệ.
Ngay cả khi máy biến áp có hệ số biến áp bằng 1 và sơ đồ đấu dây bên các
phía ngắn mạch giống nhau thì dòng từ phía cung cấp bao giờ cũng lớn hơn dòng ở
phía tải một lượng bằng dòng từ hoá, dòng từ hoá ở chế độ làm việc bình thường
thường chiếm vào khoảng (1÷5) 0 0 dòng định mức của máy biến áp, làm tăng dòng
không cân bằng. Khi đấu máy biến áp không tải vào nguồn hoặc khi điện áp phục hồi

77
sau sự cố sẽ xuất hiện dòng từ hoá nhảy vọt, ở thời điểm đầu thường chiếm vào
khoảng (5÷8)Iđb và qua 1s thường giảm xuống còn 1,2 Iđ. Vì vậy dòng tác động của
bảo vệ cũng cần phải chỉnh định lớn hơn dòng từ hoá nhảy vọt.
Do dòng định mức ở các phía cao, trung và hạ áp thường khác nhau, nên các
máy biến dòng thường được lựa chọn theo dòng định mức của các cuộn dây ở các
phía sẽ gồm nhiều chủng loại khác nhau, hệ số biến dòng, đường đặc tính từ hoá và
sai số sẽ khác nhau. Các máy biến dòng được lựa chọn thường có dòng định mức lớn
hơn dòng định mức của máy biến áp được bảo vệ nên gây ra dòng không cân bằng
phụ.
Như vậy khi tính toán và lựa chọn dòng chỉnh định của bảo vệ so lệch dọc cần
phải thoả mãn các điều kiện:
Tránh khỏi dòng từ hoá nhảy vọt sau khi đóng máy biến áp không tải vào
nguồn hoặc sau khi phục hồi điện áp sau sự cố;
Tránh khỏi dòng không cân bằng do sai số của các máy biến dòng (I'kcb), do điều
chỉnh điện áp ở các phía (I''kcb) và do không có khả năng chọn chính xác số vòng dây của
các cuộn cân bằng ở các rơle bão hoà từ nhanh và có cuộn hãm (I'''kcb).
Dòng không cân bằng (Ikcb) của bảo vệ so lệch dọc máy biến áp được xác định
theo biểu thức:
Ikcb = I'kcb + I''kcb + I'''kcb (3.31)
Điều kiện đầu là dòng khởi động của rơle cần phải được lựa chọn để tránh khỏi
dòng không cân bằng này:
Icđ = kat . Ikcb (3.32)
trong đó: kat - hệ số tin cậy kể đến sai số của rơle và dự trữ cần thiết (kat = 1,3
đối với rơle PHT và kat = 1,5 đối với rơle Д3T);
Điều kiện thứ hai để chọn dòng khởi động của rơle là cần phải tránh khỏi dòng
từ hoá nhảy vọt khi đấu máy biến áp không tải vào nguồn:
Icđ = kat .Iđb (3.33)
Trong đó: kat - hệ số tin cậy, có các giá trị cũng tương tự như trên;
Iđb - dòng định mức của máy biến áp tương ứng với công suất định mức
của máy biến áp (công suất định mức của cuộn dây có công suất lớn nhất); khi dùng

78
máy biến áp có các nấc điều chỉnh điện áp thì có thể lấy Iđb tương ứng với vị trí điều
chỉnh (-) ngoài cùng.
Hệ số nhạy của bảo vệ so lệch dọc được xác định theo biểu thức:
I R. min
kn = 2 (3.34)
I cd
(trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho phép giảm xuống 1,5)
Trong đó: IR.min - dòng chạy trong cuộn sơ cấp của rơle PHT hoặc Д3T;
Icđ - dòng chỉnh định của rơle ở cùng phía với dòng IR.min chạy qua.
3.4.1.2. Tính toán, xác định dòng không cân bằng
Dòng không cân bằng bao gồm 3 thành phần: dòng không cân bằng do sai số
của các máy biến dòng gây ra; dòng không cân bằng do điều chỉnh điện áp của máy
biến áp; dòng không cân bằng do không thể đặt chính xác số vòng dây của các cuộn
cân bằng.
Các thành phần dòng không cân bằng này lần lượt được tính toán xác định như
sau:
Thành phần dòng không cân bằng do sai số của các máy biến dòng gây ra được
xác định theo biểu thức:
I'kcb = kđ.n.kkck. .I n . max (3.35)
trong đó : kđn - hệ số kể đến sự đồng nhất của các máy biến dòng (kđn = 1 nếu
mỗi phía có 1 máy cắt; kđn = 0,5 nếu máy biến áp đấu với mạng qua 2 máy cắt và khi
ngắn mạch ngoài xảy ra ở phía đó);
kkck - hệ số kể đến thành phần không chu kỳ của dòng ngắn mạch
(kkck =1 Nếu dùng rơle có biến dòng bão hoà từ trung gian);
 = 0,1 - sai số của máy biến dòng;
In.max - dòng ngắn mạch 3 pha lớn nhất ngoài vùng bảo vệ.
Thành phần dòng không cân bằng do điều chỉnh điện áp của máy biến áp gây ra:
I''kcb =  U* . I.n.max +  U* . I.n.max (3.36)
Trong đó: I.n.max , I.n.max - dòng ngắn mạch chù kỳ 3 pha lớn nhất ngoài vùng
bảo vệ ở các phía có điều chỉnh điện áp;

79
 U* và  U* - sai số do điều chỉnh điện áp ở các phía của máy
biến áp được bảo vệ (có thể lấy bằng 1/2 dải điều chỉnh điện áp ở các phía tương
ứng).
Thành phần dòng không cân bằng do không thể đặt chính xác số vòng dây các
cuộn cân bằng ở phía không cơ bản (phía có dòng thứ cấp nhỏ hơn chạy qua):
WItt - W1 WIItt - W2
I'''kcb = . II.n.max + .III.n.max (3.37)
WItt WIItt
Trong đó: WItt , WIItt - số vòng dây tính toán của các cuộn dây cân bằng ở các
phía không cơ bản;
II.n.max, III.n.max - dòng ngắn mạch chu kỳ 3 pha lớn nhất ngoài vùng
bảo vệ ở các phía tương ứng.
Trong hai công thức trên, dòng ngắn mạch có hướng chạy tới máy biến áp
mang dấu dương, các công thức này được áp dụng để tính toán cho các máy biến áp
3 cuộn dây; nếu áp dụng để tính toán cho máy biến áp 2 cuộn dây thì bỏ thành phần
thứ hai ở phía bên phải.
Thành phần dòng không cân bằng I'''kcb chỉ được tính sau khi đã chọn được số
vòng dây của các cuộn cân bằng. Trong trường hợp nếu thành phần dòng không cân
bằng I'''kcb đáng kể dẫn đến làm tăng dòng chỉ định lớn hơn giá trị tự chọn sơ bộ ở
phía trên, yêu cầu phải tính toán lựa chọn lại số vòng dây các phía để làm giảm thành
phần dòng không cân bằng.
3.4.1.3. Tính toán số vòng dây của các cuộn cân bằng
Sau khi xác định dòng thứ cấp trong các nhánh của bảo vệ so lệch, chọn phía
có dòng lớn hơn làm phía cơ bản, phía có dòng nhỏ hơn làm phía không cơ bản.
Đối với phía cơ bản xác định dòng khởi động của rơle theo biểu thức:
I cd ( cb ) .k sd ( cb )
Ikđ(cb) = (3.38)
k I ( cb )
trong đó: + Icđ(cb) - dòng chỉ định của bảo vệ, tính theo các công thức 3.32 và
3.33, quy đổi theo điện áp phía cơ bản;
+ ksđ(cb) - hệ số sơ đồ bên phía cơ bản;
+ kI(cb) - hệ số biến dòng của máy biến dòng bên phía cơ bản.

80
Đối với các máy biến áp có dải điều chỉnh điện áp bên phía cao áp rộng (  U10%)
thì thuận tiện hơn cả là tiến hành tính toán quy đổi về phía cao áp, ngay cả khi ở phía
đó có dòng thứ cấp của bảo vệ so lệch nhỏ hơn.
Số vòng dây của cuộn so sánh đấu vào phía cơ bản được xác định theo biểu
thức:
Ft .d
Wtt(cb) = (3.39)
I kd ( cb )
trong đó: Ftđ - sức từ động cần thiết để rơle tác động, A (Ftđ = 100  5A đối với
rơle PHT-565).
Để chọn làm cuộn cơ bản có thể sử dụng một trong các cuộn so sánh (Hình
3.10a) hoặc cuộn làm việc (cuộn so lệch) của rơle (hình 3.10b).
Khi đấu rơle theo hình 4.10a, điều kiện cân bằng của sức từ động ở chế độ
làm việc bình thường hoặc ngắn mạch ngoài như sau:
I2cb. Wcb = I2kcb. Wkcb(tt) (3.40)
Từ quan hệ trên có thể xác định được số vòng dây đấu vào phía không cơ bản:
I 2cb
Wkcb(tt)  Wcb . (3.41)
I 2kcb

 

I cb I cb  I kcb
 
I cb I cb

I kcb



I kcb I kcb

Hình 3.10. Sơ đồ đấu nối các cuộn dây rơle mã hiệu PHT
a. Khi không sử dụng tới cuộn làm việc
b. Khi sử dụng cuộn làm việc
Khi đấu rơle theo sơ đồ hình 3.10b, cuộn làm việc (cuộn so lệch) là cuộn cơ
bản (Wlv = Wcb), còn một trong các cuộn so sánh còn lại sẽ là cuộn không cơ bản, số
vòng dây được xác định như sau:

81
Wss = Wkcb - Wl.v (3.42)
Khi dòng khởi động của rơle PHT-565 dưới 2,87A (nhưng không thấp hơn
1,45A) có thể dùng cả hai cuộn dây so sánh và cuộn làm việc. Cuộn làm việc và cuộn
so sánh đấu ở phía cơ bản có số vòng dây được chọn tuỳ ý sao cho tổng số vòng dây
bằng Wcb xác định theo (3.39) . Số vòng dây của cuộn so sánh phía không cơ bản
được xác định bằng hiệu số giữa số vòng tính toán phía không cơ bản theo biểu thức
(3.41) với số vòng đã được chọn của cuộn làm việc.
Đối với máy biến áp 3 cuộn dây có hai phía không cơ bản nên biểu thức 3.32
được viết lại như sau:
I2cb.Wcb = I2I. W1tt = I2II.WIItt (3.43)
trong đó: + I2cb ,I2I ,I2II - tương ứng là các dòng định mức bên phía thứ cấp các
nhánh bảo vệ ở các phía cơ bản và không cơ bản;
+ Wcb, W1tt, W2tt - tương ứng là số vòng dây tính toán của các phía
cơ bản và không cơ bản I và II.
Sơ đồ nguyên lý bên trong rơle PHT - 565 được giới thiệu trên hình 3.11

Hình 3.11. Sơ đồ nguyên lý bên trong rơle PHT-565

82
Thông số kỹ thuật rơ PHT-565 thể hiện trên bảng 3.1
Bảng 3.1
Số liệu
Tên gọi Cuộn dây Thông số kỹ thuật cuộn dây
trụ
Làm việc Wlv = 35 vòng, ΠCД1,56
W1 = WII = 34 vòng,
So sánh I,II
ΠCД1,56
Biến dòng bão
Thứ cấp Wtc = 110 vòng, ΠCД 0,8 Tiết diện
hoà từ trung
Ngắn mạch trụ W'n = 100 vòng, trụ sắt từ
gian
giữa ΠЭД2/0,8 Ssắt =
Ngắn mạch trụ W''n = 200 vòng, ΠCД 1,25 cm2
cạnh 0,8
Rơle thừa
2xWc = 2x750 vòng, ΠЭB
hành PT40

Giới hạn chỉnh định của rơle PHT - 565: 1,45  12,5A;
Trở kháng của cuộn làm việc, cuộn so sánh I và II là 0,1Ω;
Dòng điện lâu dài cho phép lớn nhất của cuộn làm việc và cuộn so sánh là: 10A;
+ Lực từ hoá để khởi động rơle PHT - 565 là 100 A.vòng;
+ Thời gian tác động của rơle là 0,04  0,05s;
+ Điện trở Rn= 10Ω ; Rs = 39 Ω;
+ Công suất của rơle trong chế độ sự cố là 105 VA.
3.4.2. Bảo vệ so lệch dọc có hãm
3.4.2.1. Nguyên tắc hãm dòng
Để tăng độ nhạy của bảo vệ so lệch dọc thường sử dụng loại bảo vệ dựa trên
nguyên lý hãm dòng. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dọc có hãm được giới thiệu
trên hình 3.12.
Dựa trên sơ đồ nguyên lý của bảo vệ có hãm khi ngắn mạch ngoài vùng bảo
vệ (Hình 3.12a), dòng ngắn mạch sẽ chạy qua cuộn hãm (Wh) của rơle so lệch, dòng
không cân bằng (Ikcb) sẽ qua cuộn làm việc (Wlv), sức từ động của cuộn làm việc có
hướng làm rơle tác động, còn sức từ động của cuộn hãm ngăn cản sự tác động của
rơle khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ.

83
Hình 3.12. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ so lệch dọc có hãm
Để đảm bảo cho rơle không tác động khi có ngắn mạch ngoài, số vòng dây của
cuộn hãm được xác định theo biểu thức:
k at .I kcb .Wlv
Wh  (3.44)
I n . max .tg
Trong đó: kat = 1,5 - hệ số tin cậy kể tới sai số của rơle và dự trữ cần thiết;
Ikcb - dòng không cân bằng;
Wlv - số vòng dây tính toán của cuộn làm việc ở phía có đấu cuộn hãm ;
In.max - dòng ngắn mạch chu kỳ ngoài vùng bảo vệ quy đổi về phía máy biến
áp có đấu cuộn hãm;
tg - góc nghiêng của đường tiếp tuyến kẻ từ gốc toạ độ với đường đặc tính
hãm của rơle ứng với điều kiện hãm tối thiểu (đối với rơle Д3T - 11, tg = Flv/Fh
=0,87 - đường 2 hình 3.13).
A
Fl.v
600
1

2
400

200

 Fh

0 200 400 600


Hình 3.13. Đặc tính hãm của rơle Д3T-11

84
Đặc tính hãm của rơle được xây dựng dựa trên quan hệ giữa dòng làm việc
(Ilv) và dòng hãm (Ih) tương ứng với điều kiện hãm cực đại (đường 1) và hãm cực tiểu
(đường 2) (Hình 3.13).
Vùng nằm dưới đường 2 là vùng rơle không hoạt động, còn vùng nằm trên
đường 1 là vùng tác động chắc chắn. Để đảm bảo cho bảo vệ hoạt động tin cậy khi
ngắn mạch trong vùng bảo vệ thì các giá trị Flv và Fh cần có toạ độ nằm cao hơn 10%
so với đường đặc tính 1.
Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ (Hình 3.12b), dòng chạy qua cả cuộn làm
việc và cuộn hãm (Ilv= Ih). Việc chọn số vòng dây của cuộn làm việc và cuộn hãm
cần đảm bảo cho Wlv > Wh ( Flv > Fh ) để cho rơle tác động chắc chắn.
3.4.2.2. Chọn vị trí đấu cuộn hãm
Bảo vệ so lệch dọc máy biến áp có nguồn cung cấp từ một phía có một cuộn hãm,
khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ có thể xảy ra khả năng cuộn hãm mất tác dụng. Để
ngăn ngừa khả năng đó có thể xảy ra, cuộn hãm thường được đấu vào nhánh đối diện
với nhánh thuộc phía nguồn cung cấp (đối với máy biến áp hai cuộn dây).
Đối với máy biến áp ba cuộn dây có nguồn cung cấp từ một phía, vị trí đấu
của cuộn hãm thường được chọn để thoả mãn điều kiện sau đây:
Icđ = kat.Iđb = 1,5 Iđb (3.45)
Với mục đích đó, cuộn hãm thường được đấu vào phía nhánh có dòng ngắn
mạch ngoài lớn hơn (phía có điện trở cuộn dây biến áp bằng khoảng  0). Để tránh
khỏi dòng không cân bằng khi có ngắn mạch ngoài ở phía khác, đòi hỏi phải tăng Icđ
lớn hơn so với 1,5Iđb, nên đấu cuộn hãm của rơle hãm dòng vào nhánh tổng dòng của
các phía được cung cấp (nhưng không phải phía nguồn). Không nên đấu cuộn hãm
vào nhánh của phía nguồn cung cấp vì khi dòng ngắn mạch đủ lớn và tỷ số Wh/Wlv 
0,4 có thể làm giảm đáng kể bội số dòng trong cơ cấu thực hiện và do đó rơle có thể
từ chối tác động.
Việc tính toán số vòng dây của các cuộn còn lại được tính toán tương tự như
đối với rơle bão hoà từ nhanh.
3.4.2.3. Bảo vệ so lệch dọc và bảo vệ cực đại máy biến áp ba cuộn dây 110/6/6

85
Máy biến áp ba cuộn dây 110/6/6 có đặc điểm là dòng ngắn mạch bên phía hạ
áp không lớn và sai lệch giữa dòng ngắn mạch cực đại (In.max) và dòng ngắn mạch cực
tiểu In.min là đáng kể. Tính toán chỉnh định bảo vệ so lêch dọc theo điều kiện để tránh
dòng không cân bằng do dòng từ hoá nhảy vọt gây ra (Icđ = 1,3  1,5 Iđb), có thể dẫn
đến làm cho độ nhạy không đảm bảo. Khi đó cần phải lắp đặt bảo vệ nhạy hơn với
thời gian duy trì 0,5 ÷1s. Dòng chỉnh định của bảo vệ bằng dòng định mức của máy
biến áp:
Icđ = Iđb (3.46)
Đối với máy biến áp có hai cuộn hạ áp cung cấp cho các động cơ có công suất
lớn, dòng tự khởi động của động cơ ở cả hai phía thanh cái hạ áp có thể lớn hơn dòng
ngắn mạch trên thanh cái hạ áp. Khi đó cần thay dòng ngắn mạch bằng dòng tự khởi
động vào các công thức tính ở trên.
Sơ đồ nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch dọc được giới thiệu trên hình 3.14.
Các đặc tính kỹ thuật chủ yếu của rơle bảo vệ so lệch dọc Д3T- 11.
Rơle có một cuộn hãm
Khi sử dụng rơle để bảo vệ máy biến áp ba cuộn dây, cho phép điều chỉnh
dòng tác động nhảy cấp ở phía có dòng lớn hơn (cuộn làm việc) từ 2,87 đến 12,5A.
Khi sử dụng rơle để bảo vệ máy biến áp hai cuộn dây, dòng tác động có thể
điều chỉnh ở giới hạn 1,45  12,5A.

2 3 6 4 41
PT

10 11
2
282114 7 0
1 3 5 7 9 11131824 R
0 1 23456
9 8 1

0 1 23456 3210
5 7
28 21 14 7 0 8 16 24 32
PT
12 20 28

1 42
Hình 3.14. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ so lệch dọc có cuộn hãm Д3T- 11

86
Dòng điện lâu dài lớn nhất cho phép chạy trong các cuộn dây làm việc, cuộn
cân bằng (so sánh) và cuộn hãm ở chế độ bình thường là 10A; điện trở cuộn làm việc
và các cuộn cân bằng đo bằng dòng một chiều không lớn hơn 0,1  .
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật của rơle Д3T- 11
Tên gọi Cuộn dây Số vòng (vòng) Cỡ dây (mm)
Làm việc Wlv = 35  CД 1,81

Biến dòng bão hoà từ Cân bằng 1, 2 Wcb1 = Wcb2 = 34  CД 1,81


trung gian Hãm Wh = 200  ЭД - 2- 0,8
Thứ cấp WT = 24  CД 1,81

Bộ phận thừa hành 2xWcđ = 2x750  ЭB- 2- 0,2


Điện trở,R  ЭB- 2 . 20 

Tiết diện trụ sắt cạnh S = 1,25 cm2


3.5. Bài tập
Bài tập 1: Tính toán bảo vệ so lệch dọc cho máy biến áp TДH-10000/110 có công
suất định mức Sđm= 10000 kVA; điện áp định mức là 115/22 kV; máy có bộ phận tự
động điều chỉnh điện áp với Uđc = 10%. Dòng điện ngắn mạch 3 pha tại thanh cái
phía thứ cấp là IN(3)= 2,14 kA; tổ nối của máy biến áp là Y/. Hệ số an toàn Kat= 1,2.

Ghi chú: Bảng thông số kỹ thuật của máy biến dòng loại 4MA76 do hãng
SIEMENS chế tạo
IS( 10 20 40 80 10 15
A) 0 0 0 0 00 00
I T(
5 5 5 5 5 5
A)
Bài tập 2: Hãy tính toán bảo vệ so lệch dọc cho thanh cái 35 kV. Biết dòng ngắn
mạch ba pha ngay phía sau thanh cái I N(3)  1,02kA , dòng điện làm việc cực đại qua
thanh cái là IlvMax= 258 A, hệ số an toàn Kat= 1,25.

87
Bài tập 3: Tính toán bảo vệ so lệch cho máy phát có công suất định mức SF= 40
MVA, điện áp định mức là 10,5 kV, suất điện động trong hệ tương đối là E*= 1,05
điện trở siêu quá độ dọc trục x d,, =0,125.59
Câu hỏi ôn tập chương 3
Câu 1: Hãy trình bày nguyên lý tác động của bảo vệ so lệch dọc?
Câu 2: Hãy trình bày nguyên lý tác động của bảo vệ so lệch ngang?
Câu 3: Hãy trình bày phương pháp tính toán đối với bảo vệ so lệch ?
Câu 4: Hãy trình bày các phương pháp nâng cao độ nhạy đối với bảo vệ so lệch?

88
Chương 4
CÁC HÌNH THỨC BẢO VỆ KHÁC

4.1. Bảo vệ khoảng cách


4.1.1. Nguyên lý tác động
Một trong những nguyên lý bảo vệ có tính chọn lọc cao là dựa trên đặc điểm
phân bố điện áp khi ngắn mạch.
Điện áp tại điểm ngắn mạch N1 bằng không và tăng dần khi càng xa điểm ngắn
mạch. Nếu đo được tỷ số U/IN thì sẽ biết được tổng trở ngắn mạch, có nghĩa là tổng
trở ngắn mạch tỷ lệ khoảng cách đến điểm ngắn mạch.
Loại bảo vệ được thực hiện theo nguyên lý xác định khoảng cách từ nơi đặt
bảo vệ đến điểm ngắn mạch gọi là bảo vệ khoảng cách (BVKC). Thời gian trễ của
bảo vệ phụ thuộc vào khoảng cách lN, nó tăng dần cùng với lN, có nghĩa là các bảo vệ
đặt gần điểm ngắn mạch sẽ tác động trước, các bảo vệ đặt càng xa càng tác động sau,
điều đó cho phép duy trì được sự chọn lọc của bảo vệ đối với mạng điện có cấu trúc
bất kỳ.
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ khoảng cách được bố trí trên hình 4.1

Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ khoảng cách


Cơ cấu chủ yếu của bảo vệ khoảng cách là rơle khoảng cách hay còn gọi là
rơle tổng trở, nó phản ứng theo tỷ lệ của áp và dòng chạy qua cuộn dây. Trên sơ đồ
(Hình 4.1) giả sử ngắn mạch xảy ra tại điểm N1 điện áp dư của mạng U tại điểm ngắn
mạch bằng 0 và tăng dần về phía nguồn, bảo vệ ở một khoảng cách lN so với điểm
ngắn mạch có giá trị điện áp pha là:

89
U  I(3)
N .Z0 .l N (4.1)

Trong đó:
I(3)
N - dòng điện ngắn mạch ba pha;

Z0 - suất tổng trở của một đơn vị chiều dài đường dây;
lN - khoảng cách từ nguồn đến điểm ngăn mạch
Điện áp đưa đến rơle
U I(3) .Z .l
UR   N 0 N (4.2)
kU kU

Trong đó: kU - hệ số biến áp


Dòng điện đưa đến rơle
I(3)
N
IR  (4.3)
ki
Trong đó: ki - hệ số biến dòng
Như vậy tổng trở giả tưởng hay tổng trở ảo trên cực của rơle là:
UR I(3) .Z .l .k Z .l .k
ZR   N 0 (3)N i  0 N i (4.4)
IR k U .I N kU
Từ biểu thức (4.4) cho thấy ZR không phụ thuộc vào giá trị dòng và áp mà chỉ
được xác định bằng khoảng cách đến điểm ngắn mạch. Trên sơ đồ hình 4.1 khi ngắn
mạch xảy ra tại điểm N1 thì trước hết bảo vệ 1 sẽ tác động, nếu bảo vệ 1 từ chối tác
động vì một lý do nào đó thì bảo vệ 2 sẽ tác động.
4.1.2. Những bộ phận chính của bảo vệ khoảng cách và tác động tương hỗ giữa chúng
Bộ phận khởi động làm nhiệm vụ bảo vệ khi xảy ra sự cố ngắn mạch:
Thường dùng rơle dòng điện cực đại hoặc rơle tổng trở làm nhiệm vụ khởi
động;
Cơ cấu khởi động làm nhiệm vụ đo khoảng từ nơi đặt thiết bị bảo vệ đến nơi
xảy ra ngắn mạch;
Bộ phận tạo thời gian làm việc, duy trì một khoảng thời gian trễ cho bảo vệ.

90
Hình 4.2. Sơ đồ nguyên lý một pha bảo vệ khoảng cách
Bộ phận xác định chiều công suất được xác định cho mạng điện kín làm nhiệm
vụ ngăn chặn không cho bảo vệ tác động khi chiều công suất ngắn mạch đi từ đường
dây vào thanh cái. Người ta thường dùng rơle hướng công suất làm nhiệm vụ xác
định chiều công suất.
Sau đây trên hình 4.2, chúng ta xét một ví dụ bảo vệ khoảng cách có đặc tính
thời gian ba cấp:
Cấp I: Khi ngắn mạch xảy ra trong vùng 1, các rơle RI; RZ1; RG; TH làm việc
với một thời gian t1 không lớn lắm gửi tín hiệu đi cắt máy cắt MC.
Cấp II: Nếu ngắn mạch ở vùng thứ 2 xa hơn, các rơle RI; RZ2; Rt1; RG; TH
làm việc với một thời gian t2 gửi tín hiệu đi cắt máy cắt MC.
Cấp III: Nếu ngắn mạch ở vùng thứ 3, các rơle RI; Rt2; RG; TH làm việc với
một thời gian t3 gửi tín hiệu đi cắt máy cắt MC. Các rơle tổng trở không kiểm soát
được vùng thứ 3 và bảo vệ trong trường hợp này làm việc như bảo vệ theo chiều dòng
điện.
4.1.3. Đặc tính thời gian làm việc và vùng tác động của bảo vệ khoảng cách
4.1.3.1. Đặc tính thời gian
Đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách là sự phụ thuộc thời gian tác động
và khoảng cách đến điểm ngắn mạch. Hiện nay người ta thường dùng loại bảo vệ
khoảng cách có đặc tính thời gian từng cấp số lượng vùng bảo vệ và cấp thời gian
thường là 3. Chiều dài vùng bảo vệ và thời gian mỗi vùng có thể điều chỉnh được.

91
Hình 4.3. Đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách
Vùng bảo vệ 1: Thời gian tác động t1 rất bé (gồm thời gian làm việc của bản
thân rơle và của máy cắt), chiếm 8085% chiều dài của đoạn dây để bảo vệ có thể tác
động chọn lọc khi ngắn mạch ở đoạn đường dây sau.
Vùng bảo vệ 2: Thời gian tác động t2, chiếm khoảng 3040% chiều dài của
đoạn dây sau (để phối hợp với vùng thứ 2 của đoạn này về chọn lọc)
t2= t1+ t
Vùng bảo vệ 3: Thời gian tác động t3 dùng làm bảo vệ dự trữ cho các đoạn tiếp
theo và bọc lấy toàn bộ những đoạn này.
t3= t2+ t
4.1.3.2. Vùng tác động của bảo vệ khoảng cách ba cấp
Bảo vệ khoảng cách ba cấp là dạng bảo vệ thường được dùng đối với đường dây.
Các vùng bảo vệ cấp 1 và cấp 2 được thiết lập theo sự hiệu chỉnh của rơle tổng trở với
điều kiện tổng trở giả tưởng trên cực của rơle nhỏ hơn tổng trở của đường dây được bảo
vệ ZR< Zdd. Nguyên tắc xây dựng vùng bảo vệ được thể hiện trên hình 4.4.
Trong vùng 1 rơle tác động tức thời không có thời gian trễ và để đảm bảo điều
kiện làm việc chọn lọc của bảo vệ thì tổng trở khởi động của bảo vệ vùng 1 phải nhỏ
hơn tổng trở của đoạn dây được bảo vệ: ZIA  ZAB

ZIA  K1.ZAB (4.5)


Trong đó: K1- hệ số dự trữ kể đến sự tác động thiếu chính xác của rơle và ảnh hưởng
của điện trở quá độ tại nơi ngắn mạch, thường có giá trị trong khoảng 0,8 0,85.
ZAB - tổng trở của đoạn dây AB

92
Hình 4.4. Vùng tác động của bảo vệ khoảng cách
Trên hình 4.4 vùng 1 của bảo vệ đường dây AB và đường dây BC chỉ phủ
được một phần chiều dài của các đường dây này.
Bảo vệ cấp 2 của đường dây AB và đường dây BC có cùng thời gian trễ (t2.A=
t2.B) vì vậy để đảm bảo sự chọn lọc cần phải có sự kết hợp bảo vệ theo điều kiện khởi
động là:
ZIIA  K 2 (ZAB  K1.ZBC ) (4.6)

Trong đó: ZIIA - Tổng trở khởi động của bảo vệ cấp 2 đường dây AB;

ZBC- Tổng trở đường dây BC liền sau đường dây AB;
K2- hệ số dự trữ lấy trong khoảng 0,70,8.
Trong trường hợp liền sau đoạn AB có nhiều nhánh dây khác nhau thì ZBC lấy
bằng giá trị nhỏ nhất trong số các tổng trở của các nhánh.
Ngoài ra giá trị tổng trở khởi động của vùng 2 có thể được xác định theo biểu
thức sau:
Zmin
ZIIA  (4.7)
1   
Trong đó: Zmin - tổng trở nhỏ nhất từ điểm đặt bảo vệ A đến các điểm cuối của mạng
điện;
- hệ số tính đến sai số của rơle khoảng cách, thường lấy giá trị trong
khoảng = (0,050,1);
- hệ số tính đến sai số của các máy biến dòng và máy biến áp đo
lường, thường lấy bằng 0,1.

93
Vùng bảo vệ cấp 2 bao trùm phần còn lại của đường dây ĐD1 (1520)%
và (3040)% chiều dài của đoạn dây tiếp theo.
Tính tương tự tổng trở khởi động của vùng 3 là:

A  K 2  Z AB  K 2 .(Z BC  K1.ZCD ) 
ZIII (4.8)
Ngoài ra tổng trở khởi động của vùng 3 cũng có thể được xác định theo biểu thức:
k at 1    II
ZIII
A  k at .ZAB  .ZB (4.9)
kP

Trong đó: - hệ số tính đến khoảng an toàn của vùng biên, thường lấy bằng 0,1;
kat- hệ số an toàn, thường lấy bằng 1,2;
kP- hệ số phân dòng, tính đến sự ảnh hưởng của phụ tải các nhánh dây;
Z IIB - tổng trở khởi động vùng 2 của bảo vệ B.
Giá trị tổng trở khởi động của rơle vùng 1 bảo vệ A:
ki k
ZIR.A  ZIA .  k1.ZAB . i (4.10)
ku ku

Trong đó: ZAB- tổng trở của đường dây Ab cần bảo vệ;
Căn cứ vào giá trị dòng khởi động của rơle ZIR.A ta chọn nấc chỉnh định

gần nhất về phía dưới Z dI . A và xác định tổng trở khởi động thực tế của bảo vệ khoảng
cách:
nu
Z Ikd.A  Zd.A
I
. (4.11)
ni

Hệ số nhạy rơle vùng 1 được xác định theo biểu thức:


ZAB
k nh   1,5 (4.12)
ZIkd.A

Trong đó: ZIkd.A - tổng trở khởi động của bảo vệ khoảng cách.

Đối với các vùng khác quá trình tính toán cũng được thực hiện tương tự.
Với việc thực hiện nhiều vùng bảo vệ, cho phép nâng cao độ tin cậy nhờ sự
kết hợp hỗ trợ của các vùng bảo vệ. Chẳng hạn khi có sự cố ngắn mạch xảy ra trong
vùng 1 của đoạn dây AB (điểm N1 hình 4.4) bảo vệ vùng 1 sẽ tác động cắt máy cắt
MCA với thời gian t1.A0, nếu vì một lý do nào đó bảo vệ vùng 1 từ chối tác động thì

94
bảo vệ vùng 2 sẽ tác động với thời gian trễ t2.A và nếu vùng 2 lại cũng từ chối tác
động thì bảo vệ vùng 3 sẽ tác động với thời gian trễ t3.A. Nếu ngắn mạch xảy ra tại
điểm N2 thuộc vùng 2 của ĐD2 thì bảo vệ vùng 2 sẽ tác động cắt MCB với thời gian
t2.B, nếu vì lý do nào đó mà bảo vệ vùng 2B không tác động thì bảo vệ vùng 3A sẽ tác
động cắt máy cắt MCA với thời gian trễ là t3A.
4.1.4. Yêu cầu đối với các sơ đồ nối bộ phận khoảng cách
Để bảo vệ làm việc đúng, các bộ phận khoảng cách cần phải làm việc một cách
rành rọt khi tổng trở từ chỗ đặt rơle đến chỗ ngắn mạch ZN< Zđặt và không làm việc
khi ZN> Zđặt, tổng trở không phụ thuộc vào giá trị của dòng điện và điện áp đặt vào
các cực của rơle.
Đối với những rơle nối vào một điện áp và một dòng điện điều này sẽ thực
hiện được khi đảm bảo ZR trên các cực của chúng tỷ lệ với khoảng cách đến chỗ ngắn
mạch.
Nếu như bộ phận khoảng cách dùng để bảo vệ chống nhiều dạng ngắn mạch
khác nhau, thì chúng cần phải làm việc độc lập với các dạng ngắn mạch đó. Khi không
thực hiện được điều kiện này thì hoặc là bảo vệ có thể cắt không chọn lọc hoặc là
vùng bảo vệ bị thu hẹp lại.
4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của bảo vệ khoảng cách
4.1.5.1. Ảnh hưởng của điện trở quá độ
Điện trở quá độ làm tăng tổng trở trên đầu cực của các rơle làm cho điểm ngắn
mạch dường như lùi xa hơn và bảo vệ sẽ tác động với thời gian trễ lớn hơn nhưng vẫn
không mất tính chọn lọc. Giá trị tổng trở đo được đến chỗ ngắn mạch Z d' có tính đến
điện trở quá độ là:
Z'd  Zd  0,5R qd (4.13)
Trong đó: Zd- tổng trở thực tế của đường dây;
Rqd- giá trị điện trở siêu quá độ (điện trở hồ quang).
Sở dĩ có hệ số là 0,5 là do điện trở quá độ tại chỗ ngắn mạch được chia đều
cho cả hai pha. Giá trị điện trở quá độ thường rất khó xác định, trong thực tế người ta
áp dụng một số biểu thức thực nghiệm như biểu thức Warringtion:

95
28700(a  v.t N )
R qd  (4.14)
I1,4
N

Trong đó: a - khoảng cách trung bình giữa các pha, m;


v- vận tốc gió cực đại tác động đến đối tượng bảo vệ, m/s;
tN- thời gian cắt dòng ngắn mạch, s;
IN- dòng điên ngắn mạch, A;
4.1.5.2. Ảnh hưởng của dòng điện bổ sung từ trạm biến áp
Trong trường hợp giữa chỗ đặt bảo vệ và điểm ngắn mạch có thêm nguồn phụ
(Hình 5.5a). Điện áp trên cực của rơle lúc này là:
UR= IAC.ZAC+ ICN.ZCN (4.15)
Trong đó: ICN= IAC+IBC
Vậy: UR= IAC.ZAC+ (IAC+IBC).ZCN (4.16)
Dòng điện đi vào rơle trong trường hợp này là IR= IAC

Hình 4.5. Sơ đồ giải thích ảnh hưởng của dòng điện bổ xung đối với bảo vệ
khoảng cách
Vậy tổng trở đầu cực của rơle:
UR  I 
ZR   Z AC   1  BC  .ZCN  Z AC  k P .Z CN (4.17)
IR  I AC 
Trong đó: kP - hệ số phân dòng
I BC
kP  1 1 (4.18)
I AC
Như vậy khi có nguồn điện bổ sung thì điểm ngắn mạch dường như xa hơn và
tổng trở trên đầu cực của rơle sẽ lớn hơn.
Trường hợp có sự phân dòng như sơ đồ hình 4-5b:

96
Dòng điện chạy trong cuộn dây rơle
IAC= ICN+ICM ICN= IAC- ICM (4.19)
Điện áp trên cực rơle
UR= IAC.ZAC+ ICN.ZCN= IAC.ZAC+(IAC- ICM).ZCN (4.20)
Dòng đi vào rơle trong trường hợp này được xác định
IR= IAC
Vậy tổng trở trên đầu cực rơle
UR I
ZR   ZAC  (1  CM ).ZCN  ZAC  k P .ZCN (4.210)
IR I AC
ICM
Trong đó hệ số phân dòng: k P  1  1 (4.22)
I AC
Như vậy điểm ngắn mạch gần như rút gần lại phía đặt thiết bị bảo vệ khoảng cách.
4.2. Bảo vệ bằng rơle khí
Bảo vệ rơle khí được lắp đặt để bảo vệ cho các máy biến áp, máy biến áp tự
ngẫu, các thiết bị biến đổi và các cuộn cản kháng làm mát bằng dầu có bình dãn nở
dầu. Bảo vệ bắt buộc phải sử dụng đối với các máy biến áp có công suất từ 6300kVA
trở lên hoặc từ 1000 ÷ 4000kVA nếu không được trang bị các hình thức bảo vệ so
lệch dọc hoặc bảo vệ cắt nhanh. Đối với các máy biến áp trang bị cho nội bộ phân
xưởng có công suất từ 630kVA trở lên cũng bắt buộc phải trang bị hình thức bảo vệ
này, không phụ thuộc vào các hình thức bảo vệ cắt nhanh khác có hay không.
Bảo vệ bằng rơle khí được ứng dụng rộng rãi và rất nhạy cảm với các sự cố
hỏng hóc ở bên trong thùng dầu (ngắn mạch giữa các vòng dây) sinh ra các tia lửa
điện hoặc do các phần tử bị nung nóng quá mức dẫn đến dầu bị bốc hơi.
Cường độ hình thành luồng khí và thành phần hóa học của hơi phụ thuộc vào
đặc điểm và qui mô hỏng hóc. Do đó khi sự cố nhẹ bảo vệ chỉ cần tác động báo tín
hiệu, khi sự cố nặng truyền tín hiệu tới cắt máy cắt.
Sự cố hỏng hóc nguy hiểm nhất là cháy lõi thép do cách điện giữa các lõi thép
bị phá huỷ, dẫn đến làm tăng tổn hao sắt từ và dòng điện xoáy (dòng Fucault).
Phần tử cơ bản của bảo vệ khí là rơle khí mã hiệu  -22 và PЧЗ –66.
4.3. Bảo vệ quá tải
Quá tải là chế độ làm việc không bình thường của máy biến áp và động cơ.
Quá tải máy biến áp về tổng thể thường không ảnh hưởng đáng kể đến sự làm việc

97
của hệ thống, bởi vì nó không làm giảm áp. Dòng quá tải thường tăng không nhiều
so với định mức nên có thể cho phép tồn tại trong thời gian ngắn. Theo định mức nếu
quá tải 1,6.Iđm thì có thể cho phép làm việc kéo dài trong thời gian 45 phút.
Quá tải máy biến áp thường là đối xứng, do đó để bảo vệ quá tải thường chỉ
cần sử dụng một rơle dòng cực đại đấu vào dòng một pha là đủ. Bảo vệ sẽ tác động
với thời gian duy trì báo tín hiệu cho người trực trạm biết để cắt bớt phụ tải hoặc
truyền tín hiệu cắt tới cắt máy cắt.
Sơ đồ nguyên lý bảo vệ quá tải được thể hiện trên hình 4.6a.
Đối với máy biến áp 3 cuộn dây được cung cấp từ một phía, bảo vệ quá tải chỉ cần
lắp bên phía cung cấp là đủ. Nếu công suất của các cuộn dây khác nhau thì cần phải lắp
đặt thêm bảo vệ phụ bên phía các cuộn dây có công suất nhỏ hơn (hình 4.6b).

Hình 4.6. Các sơ đồ bảo vệ quá tải.


Bảo vệ quá tải được lắp đặt để bảo vệ các máy biến áp có công suất từ 400kVA
trở lên. Đối với các máy biến áp 3 cuộn dây có hai cấp điện áp, bên phía hạ áp có hai
cuộn dây thì bảo vệ được lắp đặt trên cả hai phía hạ áp.
Thời gian tác động của bảo vệ thường được chọn lớn hơn 30% thời gian
khởi động hoặc tự khởi động của động cơ nhận nguồn cung cấp từ máy biến áp
được bảo vệ.
Dòng chỉnh định của bảo vệ quá tải:

98
k at
Icd  Id.b (4.23)
k tv
Dòng khởi động của rơle:
k at .k sd
I kd  Id.b (4.24)
k tv .k I

Trong đó: kat = 1,05 – hệ số an toàn;


Iđb – dòng định mức của cuộn dây máy biến áp.
Thời gian duy trì tác động thường lấy từ 79s.
Bảo vệ khỏi quá tải có thể được lắp đặt để bảo vệ các động cơ truyền động cho
máy mỏ khỏi bị quá tải hoặc khởi động hay tự khởi động kéo dài (thời gian khởi động
trực tiếp thường không dưới 20s).
Bảo vệ khi tác động có thể truyền tín hiệu sự cố nếu như quá tải nhẹ chỉ xuất
hiện trong thời gian ngắn cho phép, hoặc có thể truyền lệnh cắt nếu quá tải nặng xuất
hiện trong thời gian dài quá mức cho phép.
Để bảo vệ khỏi quá tải có thể sử dụng hình thức bảo vệ dòng cực đại đấu theo
sơ đồ một rơle có thời gian duy trì phụ thuộc hoặc không phụ thuộc. Đối với động cơ
không đồng bộ truyền động cho các cơ cấu phụ có thời gian khởi động và tự khởi
động không vượt quá 13s, có tải trên trục thay đổi thì có thể sử dụng bảo vệ có thời
gian duy trì phụ thuộc (rơle PT-82). Trong các trường hợp còn lại có thể sử dụng bảo
vệ có thời gian duy trì không phụ thuộc (rơle PT-40).
Thời gian duy trì của bảo vệ quá tải thường được chọn lớn hơn 20÷30% thời
gian khởi động của động cơ. Thời gian duy trì cần được chuẩn xác lại trong quá trình
vận hành và hiệu chỉnh động cơ.
Để bảo vệ khỏi quá tải đối với các thiết bị biến đổi cũng sử dụng hình thức bảo
vệ dòng cực đại theo sơ đồ một rơle đấu vào một pha của mạng.
Dòng khởi động của bảo vệ cũng được xác định theo biểu thức (4.25), trong
đó dòng định mức (Iđ.m) là giá trị nhỏ nhất từ hai giá trị định mức của trạm kéo và
thiết bị biến đổi quy về phía cao áp. Để chuyển từ dòng chỉnh lưa (Id) sang phía cao
áp (I1) có thể sử dụng công thức sau đây:

99
k i .U dx
Ir  Id (4.25)
k u .U1

Trong đó: ki và ku- các hệ số đặc trưng cho sơ đồ của thiết bị biến đổi;
Udx và U1- tương ứng là điện áp chỉnh lưu ở chế độ không tải và
điện áp pha bên phía sơ cấp của trạm chỉnh lưu;
Id – giá trị trung bình của dòng tải chỉnh lưu.
4.4. Ví dụ và bài tập
4.4.1. Ví dụ
Hãy tính toán bảo vệ khoảng cách cho đường dây 35kV như hình vẽ. Biết đoạn
AC dài l1=24 km được làm bằng dây dẫn có mã hiệu AC-120; đoạn CD dài l2=35 km
làm bằng dây AC-150, dòng điện chạy trên đoạn dây AC là IAC=185A và trên đoạn
BC là IBC=124 A.

Giải: Trước hết căn cứ vào mã hiệu dây dẫn ta tra bảng 4PL xác định các giá
trị điện trở, điện kháng và tổng trở của các đoạn dây.
Đoạn Dây dẫn, km Suất điện trở, điện kháng, tổng Z, 
dây trở; /km
AC AC-150 35 0,21 0,391 0,444 15,53
CD AC-120 24 0,27 0,391 0,481 11,54

Dòng điện chạy trên đoạn dây CD:


ICD= IAC+ IBC= 124+185= 309A
Chọn máy biến điện áp có Un1=35kV và máy biến dòng điện có
In1=400A, từ đó các hệ số biến điện áp và biến dòng điện:
Un1 35.103
nu    350
Un2 100

100
I n1 400
ni    80
In 2 5

I BC 124
Hệ số phân dòng: k P  1   1  1,67
I AC 185

Tổng trở của đường dây AD có tính đến ảnh hưởng của hệ số phân dòng
ZAD= ZAC+ kP.ZCD= 11,54+1,68.15,53= 37,49 
Tổng trở khởi động tính toán của rơle
ni 80
Z KdR  k1.Z AD  0,85.37, 49  7, 28
nu 350

Tổng trở đặt của rơle: Zd.R= 7


Tổng trở khởi động thực tế của bảo vệ khoảng cách
nu 350
Zkd.B  Zd.R .  7.  30,63
ni 80

Độ nhạy của bảo vệ khoảng cách vùng 1


ZAD 37, 49
k nh    1, 224  1, 2
Z kd.B 30,63

Vậy độ nhạy đảm bảo yêu cầu.


4.4.2. Bài tập
Bài tập 1: Hãy tính toán bảo vệ khoảng cách đặt tại điểm A ở đường dây 110 kV (có
xét đến điện trở quá độ) với sơ đồ trên hình vẽ. Công suất ngắn mạch trên thanh cái
A là SN.HT=1580MVA; hệ số an toàn Kat=1,2; hệ số mở máy trung bình Kmm=1,65;
khoảng cách trung bình giữa các dây dẫn là a=5,5 m; tốc độ gió lớn nhất của môi
trường xung quanh là V=26 m/s; thời gian tác động của bảo vệ nhanh nhất là t1=0,03
s, phân cấp thời gian các bảo vệ tiếp theo là t=0,4s.

Số liệu của các đoạn dây dẫn cho trong bảng sau:

101
Đoạn dây AB B1C B2D
l, km 136 84 105
Dây dẫn ACO, 450 ACO, 300 ACO, 240
r0, /km 0,06 0,10 0,12
x0, /km 0,4 0,4 0,4
Máy biến áp TPДH.80000/220 TPДH.63000/220
Ghi chú: Bảng thông số kỹ thuật của máy biến dòng loại 4MA76 do hãng
SIEMENS chế tạo
IS(A) 100 200 400 800 1000 1500
IT(A) 5 5 5 5 5 5
Bài tập 2: Hãy tính toán bảo vệ khoảng cách cho đường dây 110kV trên sơ đồ như hình
A 110 kV MCA B MCB C
lAB lBC N

vẽ. I

Biết dòng điện chạy trên đường dây là I=320A, suất điện trở của đường dây
r0=0,45/km, thời gian tác động của bảo vệ vùng 1 là 0,3 s, thời gian dự trữ t=0,45
s; lAB=76km; lBC=92km.
Bài tập 3: Hãy tính toán bảo vệ khoảng cách cho đường dây 22kV như hình vẽ. Biết
đoạn AC dài l1=11,5km được làm bằng dây dẫn có mã hiệu AC-95; đoạn CD dài
l2=13,2km làm bằng dây AC-120, dòng điện chạy trên đoạn dây AC là IAC =127A và
trên đoạn BC là IBC= 96,4 A.

Bài tập 4: Hãy tính toán bảo vệ cho đường dây 220 kV với sơ đồ cho trên hình vẽ.
Công suất ngắn mạch trên thanh cái A của hệ thống là SN.HT= 2140MVA; hệ số an
toàn kat=1,2; hệ số mở máy trung bình kmm=1,5; khoảng cách trung bình giữa các dây
dẫn là a= 7m. Tốc độ gió lớn nhất của môi trường xung quanh là v= 5 m/s, thời gian

102
tác động của bảo vệ nhanh nhất là t1= 0,04s; phân cấp thời gian của các bảo vệ tiếp
theo là t= 0,5s.

Số liệu của các đoạn dây cho trong bảng sau:


Đoạn dây AB B1 C B2D B3 E
l, km 128 86 95 135
Dây dẫn ACY,450 ACY,240 ACY,240 ACY,300
r0, /km 0,06 0,12 0,12 0,1
x0, /km 0,42 0,424 0,424 0,43
Máy biến áp TДΓ.40000/220 TДΓ.60000/220 TДΓ.70000/220

Câu hỏi ôn tập chương 4


Câu 1: Hãy trình bày nguyên lý tác động của bảo vệ khoảng cách?
Câu 2: Hãy trình bày phương pháp xác định tham số của các vùng bảo vệ khoảng
cách 3 cấp?
Câu 3: Trình bày sơ đồ thực hiện bảo vệ khoảng cách?
Câu 4: Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của bảo vệ khoảng cách?
Câu 5: Hãy đánh giá bảo vệ khoảng cách và phạm vi ứng dụng của bảo vệ khoảng
cách?
Câu 6: Trình bày sơ đồ thực hiện bảo vệ quá tải?

103
Chương 5

TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TẦN SỐ

5.1. Khái niệm chung

Tần số là một trong nhưỡng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng điện năng. Tốc
độ quay và năng suất làm việc của các động cơ đồng bộ và không đồng bộ phụ thuộc
vào tần số của dòng xoay chiều. Khi tần số giảm thì năng suất của chúng cũng bị giảm
thấp. Tấn số tăng cao dẫn đến sự tiêu hao năng lượng quá mức. Do vậy và do một số
nguyên nhân khác, tần số luôn được giữ ở định mức. Đối với hệ thống điện Việt nam,
trị số định mức của tần số được quy định là 50Hz. Độ lệch cho phép khỏi trị số định
mức là ± 0,1Hz.

Việc sản xuất và tiêu thụ công suất tác dụng xảy ra đồng thời. Vì vậy trong chế
độ làm việc bình thường, công suất PF do máy phát của các nhà máy điện phát ra phải
bằng tổng công suất do các phụ tải tiêu thụ Ptt và công suất tổn thất Pth trên đường dây
truyền tải và các phần tử khác của mạng điện, nghĩa là tuân theo điều kiện cân bằng
công suất tác dụng:

PF = Ptt + Pth = PPT (5.1)

với PPT - phụ tải tổng của các máy phát.

Khi có sự cân bằng công suất thì tần số được giữ không đổi. Nhưng vào mỗi
thời điểm tùy thuộc số lượng hộ tiêu thụ được nối vào và tải của chúng, phụ tải của hệ
thống điện liên tục thay đổi làm phá hủy sự cân bằng công suất và làm tần số luôn biến
động. Để duy trì tần số định mức trong hệ thống điện yêu cầu phải thay đổi công suất
tác dụng một cách tương ứng và kịp thời.

Như vậy vấn đề điều chỉnh tần số liên quan chặt chẽ với điều chỉnh và phân
phối công suất tác dụng giữa các tổ máy phát và giữa các nhà máy điện. Tần số được
điều chỉnh bằng cách thay đổi lượng hơi hoặc nước đưa vào tuốc-bin. Khi thay đổi
lượng hơi hoặc nước vào tuốc-bin, công suất tác dụng của máy phát cũng thay đổi.

5.2. Điều chỉnh và phân phối công suất tác dụng giữa các máy phát làm việc song song

Bộ điều chỉnh tốc độ quay sơ cấp, cũng như thiết bị điều chỉnh tần số thứ cấp

104
có thể có 2 dạng đặc tính điều chỉnh: độc lập và phụ thuộc. Bộ điều chỉnh có đặc tính
độc lập duy trì tốc độ quay n hay tần số f của hệ thống không đổi khi phụ tải của máy
phát thay đổi từ không tải đến định mức.

Nhược điểm của dạng điều chỉnh này là không thể cho một số máy phát làm việc
song song vì sự phân phối phụ tải giữa chúng không xác định. Nếu 2 máy phát có đặc
tính điều chỉnh độc lập làm việc song song với nhau, thì ở tần số định mức mỗi máy sẽ
có một phụ tải nhất định nào đó, còn khi tần số giảm xuống cả 2 bộ điều chỉnh đều tác
động tăng tải cho máy phát của mình nhằm để khôi phục tần số. Trong trường hợp này,
các máy phát được tăng tải hoàn toàn tùy tiện và thậm chí một máy phát có bộ điều
chỉnh nhạy hơn sẽ nhận hết tất cả phần phụ tải tăng thêm, còn máy phát kia không được
tăng tải, hoặc chỉ bắt đầu tăng tải khi nào phụ tải của máy phát thứ nhất đạt giá trị cực
đại mà tần số vẫn không được khôi phục.

Việc áp dụng bộ điều chỉnh tốc độ quay có đặc tính phụ thuộc cho các máy
phát làm việc song song sẽ đảm bảo sự làm việc ổn định của chúng và sự phân phối
phụ tải định trước.

Hệ số phụ thuộc đặc trưng cho độ dốc của đặc tính điều chỉnh (hình 5.1):

f
S  tg (5.2)
P

Biểu diển hệ số phụ thuộc trong đơn vị tương đối (đối với tần số định mức fdm
và công suất định mức Pdm của máy phát), ta có:

f Pdm
S*  . (5.3)
f dm P

f Pdm
Hay S%  . .100 (5.4)
f dm P

Nếu các máy phát làm việc song song có đặc tính điều chỉnh phụ thuộc thì độ
thay đổi công suất tác dụng tổng sẽ được phân phối giữa chúng tỷ lệ nghịch với hệ
số phụ thuộc của mỗi máy (Hình 5.2).

Thay đổi độ dốc của đặc tính có thể đảm bảo phần đóng góp cần thiết của máy

105
phát trong việc điều chỉnh phụ tải của nhà máy điện. Nhược điểm của dạng điều chỉnh
theo đặc tính phụ thuộc là không thể duy trì không đổi tần số của hệ thống.

f kt
 2 f dm 1
f
f'

P2 P1

P2' P2" P1' P1"


Hình 5.1. Sự phân phối công suất tác dụng giữa các máy phát làm việc song song

5.3. Tự động giảm tải theo tần số (TGT)

5.3.1. Ý nghĩa và các nguyên tắc chính thực hiện TGT

Khi xảy ra sự thiếu hụt công suất tác dụng làm giảm thấp tần số trong hệ
thống điện, nếu còn công suất tác dụng dự trữ thì hệ thống điều chỉnh tần số và công
suất đã xét ở trên sẽ hoạt động để duy trì được mức tần số định trước. Tuy nhiên, sau
khi huy động toàn bộ công suất tác dụng dự trữ có thể có trong hệ thống điện nếu
tần số vẫn không được khôi phục, thì biện pháp duy nhất có thể áp dụng lúc ấy là cắt
bớt một số phụ tải ít quan trọng nhất. Thao tác đó được thực hiện nhờ một thiết bị tự
động hóa có tên gọi là Thiết bị tự động giảm tải theo tần số (tgt). Cần lưu ý rằng, tác
động của TGT luôn luôn liên quan đến những thiệt hại về kinh tế. Dầu vậy, TGT vẫn
được áp dụng rộng rãi trong hệ thống điện.

Mức độ giảm thấp tần số không những phụ thuộc vào lượng công suất thiếu hụt,
mà còn phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Các dụng cụ chiếu sáng và các thiết bị
khác có phụ tải thuần tác dụng thuộc về nhóm các hộ tiêu thụ có công suất tiêu thụ
không phụ thuộc vào tần số, khi tần số giảm công suất tiêu thụ vẫn giữ không đổi. Một
nhóm các hộ tiêu thụ khác như động cơ điện xoay chiều có công suất tiêu thụ giảm
khi tần số giảm. Phụ tải của các hộ tiêu thụ thuộc nhóm thứ 2 được coi là có khả năng

106
tự điều chỉnh vì khi tần số giảm thấp đồng thời công suất tiêu thụ của chúng cũng bị
giảm xuống. Khi thực hiện tự động giảm tải theo tần số cần tính đến tất cả các trường
hợp thực tế có thể dẫn đến việc cắt sự cố công suất phát và phân chia hệ thống điện
thành các phần bị thiếu hụt công suất tác dụng.

Công suất thiếu hụt càng lớn thì công suất phụ tải cần cắt ra càng lớn. Để tổng
công suất phụ tải bị cắt ra do thiết bị tự động giảm tải theo tần số TGT gần bằng
với công suất tác dụng thiếu hụt, thiết bị TGT cần được thực hiện để cắt tải theo từng
đợt, tần số khởi động của mỗi đợt cắt tải là khác nhau.

Hình 5.2. Sự thay đổi tần số khi thiếu hụt công suất tác dụng I khi không có
TGT II khi có TGT
Hình 5.2 là đường cong biễu diễn quá trình thay đổi tần số khi đột ngột xuất
hiện thiếu hụt công suất tác dụng. Nếu trong hệ thống không có thiết bị TGT, do
tác dụng tự điều chỉnh của phụ tải và tác động của bộ điều chỉnh tốc độ quay tuốc- bin
nên tần số sẽ ổn định ở một giá trị xác lập nào đó (Đường I). Để khôi phục tần số về giá
trị định mức, cần cắt tải bằng tay.
Quá trình thay đổi tần số khi có thiết bị TGT sẽ diễn ra theo đường II. Giả sử
thiết bị TGT có 3 đợt cắt tải với tần số khởi động của đợt là: 48; 47,5; 47 Hz. Khi tần
số giảm xuống đến 48Hz (điểm 1) thì đợt 1 tác động cắt một phần phụ tải, nhờ vậy
giảm được tốc độ giảm thấp tần số. Khi tần số tiếp tục giảm xuống đến 47,5Hz (điểm 2)
thì đợt 2 tác động cắt thêm một số phụ tải, sự thiếu hụt công suất và tốc độ giảm

107
thấp tần số được giảm nhiều hơn. Ở tần số 47 Hz (điểm 3), đợt 3 tác động cắt một
công suất phụ tải không những đủ để chấm dứt tình trạng giảm tần số mà còn đủ để
khôi phục tần số đến hay gần đến giá trị định mức. Cần lưu ý là nếu lượng công suất
thiếu hụt ít, thì có thể chỉ có đợt 1 hoặc chỉ có đợt 1 và đợt 2 tác động. Ngoài các đợt tác
động chính, thiết bị tự động giảm tải theo tần số cần phải có một đợt tác động đặc biệt
để ngăn ngừa hiện tượng “tần số treo lơ lửng”. Hiện tượng này có thể sinh ra sau khi
các đợt chính tác động nhưng tần số vẫn không trở về giá trị gần định mức mà duy trì
ở một giá trị nào đó thấp hơn định mức. Tần số khởi động của đợt tác động đặc biệt
vào khoảng 47,5 đến 48 Hz. Tác động của thiết bị TGT phải phối hợp với các loại
thiết bị tự động hóa khác trong hệ thống điện. Ví dụ như, để thiết bị TGT tác động có
kết quả, các hộ tiêu thụ đã bị cắt ra khi tần số giảm thấp không được đóng lại bởi thiết
bị TĐL hoặc TĐD.
5.3.2. Ngăn ngừa TGT tác động nhầm khi tần số giảm ngắn hạn
Khi mất liên lạc với hệ thống (cắt cả 2 đường dây nối với hệ thống hoặc cắt
máy biến áp B1 trong sơ đồ hình 5.4), các hộ tiêu thụ điện nối vào phân đoạn I thanh
góp hạ áp của trạm sẽ bị mất điện. Sau một thời gian ngắn nhờ tác động của các thiết
bị tự động hóa như TĐL đường dây hoặc TĐD máy cắt phân đoạn, nguồn cung cấp
lại được khôi phục cho các hộ tiêu thụ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó các hộ
tiêu thụ của trạm có thể bị cắt ra bởi tác động nhầm của thiết bị TGT.

Tình huống này xảy ra là do sau khi mất nguồn cung cấp, điện áp trên thanh góp
trạm có máy bù đồng bộ hoặc động cơ không bị mất ngay mà duy trì trong một thời gian
nào đó do quán tính.

Các động cơ không đồng bộ có thể duy trì điện áp trên thanh góp trạm vào
khoảng 40 ÷ 50% điện áp định mức trong vòng 1 giây, còn máy bù và động cơ đồng
bộ duy trì điện áp cao hơn trong khoảng vài giây. Tốc độ quay của các máy bù và động
cơ đồng bộ lúc này bị giảm thấp, nên tần số của điện áp duy trì cũng bị giảm xuống
và TGT nối vào điện áp đó có thể tác động nhầm cắt các hộ tiêu thụ trước khi TĐL
và TĐD kịp tác động.

108
Hình 5.3. Ngăn ngừa tác động nhầm của TGT khi các hộ tiêu thụ tạm thời bị mất điện

Thực tế để ngăn ngừa tác động nhầm trong trường hợp này, người ta đặt một
bộ khóa liên động vào sơ đồ thiết bị TGT. Rơle tần số Rf (Hình 5.3) của thiết bị TGT
sẽ bị khống chế tác động bởi rơle định hướng công suất tác dụng RW (làm nhiệm vụ của
bộ khóa liên động). Khi còn liên lạc với hệ thống, trạm sẽ tiêu thụ công suất tác
dụng và rơle RW cho phép thiết bị TGT làm việc khi cần thiết. Sau khi mất nguồn
cung cấp, sẽ không có công suất tác dụng đi qua máy biến áp hoặc công suất tác
dụng sẽ hướng về phía thanh góp cao áp của trạm, rơle RW khóa rơle Rf và ngăn ngừa
tác động nhầm của thiết bị TGT. Khi không đặt bộ khóa liên động, người ta cũng có thể
sửa chữa tác động nhầm của thiết bị TGT bằng cách áp dụng biện pháp TĐL sau tác
động của TGT.

5.3.3. Tự động đóng trở lại sau TGT (TĐLT)

Thiết bị tự động đóng trở lại theo tần số (TĐLT) là thiết bị tự động hóa cần
thiết để tăng nhanh tốc độ khôi phục nguồn cung cấp cho các phụ tải đã bị cắt ra do
thiết bị TGT. Thiết bị TĐLT tác động ở tần số 49,5 ÷ 50 Hz, cũng được thực hiện bao
gồm một số đợt, thời gian tác động của đợt đầu tiên khoảng 10 đến 20 sec. Khoảng thời
gian nhỏ nhất giữa các đợt kề nhau là 5 sec. Công suất phụ tải của các đợt TĐLT
thường được phân chia đồng đều. Thứ tự đóng các phụ tải bằng thiết bị TĐLT ngược
với thứ tự cắt các phụ tải do tác động của thiết bị TGT.

Để ngăn ngừa khả năng tần số giảm thấp trở lại sau khi thiết bị TĐLT làm việc

109
(có thể làm cho thiết bị TGT khởi động một lần nữa), trong sơ đồ TĐLT cần phải
đảm bảo chỉ tác động một lần. Cũng cần phải loại trừ khả năng chuyển mạch các hộ
tiêu thụ sang một nguồn cung cấp khác nhờ thiết bị TĐD sau khi chúng đã bị cắt ra
bởi thiết bị TGT, đồng thời khi tần số khôi phục cần phải đóng trở lại những hộ tiêu
thụ đó nhanh nhất có thể được. Hình 5.4 là sơ đồ một lần TGT có kèm TĐLT. Trong
sơ đồ sử dụng một rơle tần số Rf có tần số khởi động tự động thay đổi.

Hình 5.4. Sơ đồ kết hợp thiết bị TGT và TĐLT

Khi tần số f giảm đến giá trị tần số khởi động của rơle Rf (tương ứng với trị số
đặt của thiết bị TGT), tiếp điểm của Rf khép lại, rơle 1RT bắt đầu tính thời gian, sau
khoảng thời gian t1RT các rơle 1RG, 2RG tác động cắt bớt một số phụ tải. Tiếp điểm
1RG4 đóng làm cho bộ phận đo lường của rơle tần số Rf có giá trị đặt tương ứng với
tần số khởi động của thiết bị TĐLT. Lúc này tiếp điểm của rơle Rf chỉ mở ra khi tần số
của hệ thống khôi phục đến trị số đặt mới vào khoảng 49,5 ÷ 50 Hz. Tiếp điểm 1RG2
đóng mạch cuộn dây rơle 3RG, tiếp điểm 3RG1 đóng lại để tự giữ, tiếp điểm 3RG2 đóng
lại nhưng rơle 2RT lúc này chưa tác động được do tiếp điểm 1RG3 đã mở. Khi tần số
khôi phục trở lại giá trị định mức hoặc gần định mức, tiếp điểm Rf và sau đó tiếp điểm
1RT mởra. Các rơle trung gian 1RG và 2RG trở về, tiếp điểm 1RG3 đóng làm cho rơle

110
2RT khởi động, sau một thời gian tiếp điểm 2RT2 đóng mạch cuộn dây rơle trung gian
4RG. Tiếp điểm 4RG1 đóng lại để tự giữ, tiếp điểm 4RG2 và 4RG3 đóng đưa xung đi
đóng máy cắt của các hộ tiêu thụ đã bị cắt ra bởi thiết bị TGT.

Sơ đồ sẽ trở về trạng thái ban đầu sau khi tiếp điểm 2RT3 đóng lại. Rơle 3RG
trở về và mở tiếp điểm 3RG2 trong mạch cuộn dây rơle 2RT. Các rơle tín hiệu 1Th và
2Th để báo tín hiệu về trạng thái khởi động của thiết bị TGT và TĐLT.

Câu hỏi ôn tập chương 5


Câu 1: Trình bày mục đích của tự động điểu chỉnh tần số?
Câu 2: phương pháp điều chỉnh và phân phối công suất tác dụng giữa các máy phát
làm việc song song?

Câu 3: Ý nghĩa và các nguyên tắc chính thực hiện TGT?

Câu 4: Trình bày biện pháp ngăn ngừa TGT tác động nhầm khi tần số giảm ngắn hạn?

Câu 5: Trình bày nguyên lý làm việc mạch tự động đóng trở lại sau TGT?

111
Chương 6

TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP

6.1. Khái niệm chung

Duy trì điện áp bình thường là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo
chất lượng điện năng của hệ thống điện. Điện áp giảm thấp quá mức có thể gây nên
độ trượt quá lớn ở các động cơ không đồng bộ, dẫn đến qúa tải về công suất phản
kháng ở các nguồn điện. Điện áp giảm thấp cũng làm giảm hiệu quả phát sáng của các
đèn chiếu sáng, làm giảm khả năng truyền tải của đường dây và ảnh hưởng đến độ ổn
định của các máy phát làm việc song song. Điện áp tăng cao có thể làm già cỗi cách
điện của thiết bị điện (làm tăng dòng rò) và thậm chí có thể đánh thủng cách điện làm
hư hỏng thiết bị.

Điện áp tại các điểm nút trong hệ thống điện được duy trì ở một giá trị định
trước nhờ có những phương thức vận hành hợp lí, chẳng hạn như tận dụng công
suất phản kháng của các máy phát hoặc máy bù đồng bộ, ngăn ngừa quá tải tại các phần
tử trong hệ thống điện, tăng và giảm tải hợp lí của những đường dây truyền tải, chọn
tỷ số biến đổi thích hợp ở các máy biến áp ...

Điện áp cũng có thể được duy trì nhờ các thiết bị tự động điều chỉnh kích từ
(TĐK) của các máy phát điện và máy bù đồng bộ, các thiết bị tự động thay đổi tỷ số biến
đổi của máy biến áp, các thiết bị tự động thay đổi dung lượng của các tụ bù tĩnh ...

6.2. Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK)

Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) được sử dụng để duy trì điện áp theo
một đặc tính định trước và để phân phối phụ tải phản kháng giữa các nguồn cung cấp
trong tình trạng làm việc bình thường của hệ thống điện.

6.2.1. Các nguyên tắc thực hiện tự động điều chỉnh kích từ

Máy phát được đặc trưng bằng sức điện động EF và điện kháng XF (hình 10-1).
Áp đầu cực máy phát được xác định theo biểu thức :
  
U F  E F  jI F .X F (6.1)

112
 
Nếu E F = const, khi IF thay đổi thì UF thay đổi, để giữ U F = const thì phải thay

đổi E F tức là thay đổi kích từ máy phát.

Theo nguyên tắc tác động, thiết bị tự động điều chỉnh điện áp được chia thành
3 nhóm: Điều chỉnh điện áp theo độ lệch của đại lượng được điều chỉnh (ví dụ, theo
độ lệch của UF). Điều chỉnh điện áp tùy thuộc vào tác động nhiễu (ví dụ, theo dòng
điện của máy phát IF, theo góc giữa điện áp và dòng điện của máy phát ...).

Điều chỉnh điện áp theo độ lệch của đại lượng được điều chỉnh và theo tác
động nhiễu.

Hình 6.1. Sơ đồ thay thế và đồ thị véc tơ điện áp của máy phát

Đối với các máy phát điện dùng máy kích thích một chiều, các thiết bị điều
chỉnh điện áp có thể chia thành 2 nhóm:

1. Thay đổi kích từ máy phát nhờ thay đổi RKT trong mạch cuộn kích từ WKT
của máy kích thích KT một cách từ từ nhờ con trượt (Hình 6.2a) hoặc nối tắt một phần
RKT theo chu kỳ (Hình 6.2b).

Hình 6.2. Thay đổi kích từ máy phát nhờ thay đổi Rkt

113
2. Thay đổi kích từ máy phát nhờ dòng kích từ phụ IKTf tỷ lệ với ∆U hoặc IF hoặc
cả 2 đại lượng ∆U và IF. Dòng kích từ phụ có thể đưa vào cuộn kích từ chính WKT (hình
6.2a) hoặc cuộn kích từ phụ WKTf (hình 6.2b) của máy kích thích.

6.2.2. Compun dòng điện

Compun dòng điện là thiết bị tác động theo nhiễu dòng điện IF của máy phát.
Sơ đồ cấu trúc của thiết bị compun kích từ máy phát như hình 6.3. Dòng thứ cấp I2 của
BI tỷ lệ với dòng IF. Dòng này biến đổi qua máy biến áp trung gian BTG, được chỉnh lưu
và được đưa vào cuộn kích từ WKT của máy kích thích. Dòng đã được chỉnh lưu IK
gọi là dòng compun đi vào cuộn WKT cùng hướng với dòng IKT từ máy kích thích.
Như vậy dòng tổng (IKT + IK) trong cuộn kích từ WKT của máy kích thích phụ thuộc
vào dòng IF của máy phát.

Biến áp BTG để cách ly mạch kích từ của máy kích thích với mạch thứ BI có
điểm nối đất, ngoài ra nhờ chọn hệ số biến đổi thích hợp có thể phối hợp dòng thứ I2 của
BI với dòng compun IK. Biến trở đặt Rđ để thay đổi một cách đều đặn dòng IK khi đưa
thiết bị compun vào làm việc, cũng như khi tách nó ra.

Hình 6.3. Sơ đồ cấu trúc của thiết bị Compun kích từ máy phát

114
Hình 6.4. Đặc tính thay đổi điện áp UF của máy phát ứng với các Cos  khác nhau

Ưu điểm của thiết bị compun là đơn giản, tác động nhanh. Nhưng có một số
nhược điểm:

Compun tác động theo nhiễu, không có phản hồi để kiểm tra và đánh giá kết
quả điều chỉnh. Đối với sơ đồ nối compun vào cuộn kích từ WKT của máy kích thích
như hình 6.2a, khi IF< IFmin thì UF thay đổi giống như trường hợp không có compun
(Hình 6.3). Dòng IFmin gọi là ngưỡng của compun. Thường IFmin = (10 ÷ 30)%IFđm.
Tuy nhiên máy phát thường không làm việc với phụ tải nhỏ như vậy nên nhược điểm
này có thể không cần phải quan tâm.

Compun không phản ứng theo sự thay đổi của điện áp và cosϕ, do vậy không

thể duy trì một điện áp không đổi trên thanh góp điện áp máy phát. Trên hình 6.4 là đặc
tính thay đổi điện áp UF theo IF. Ta thấy với cùng một giá trị IF, thiết bị compun sẽ điều
chỉnh điện áp UF đến những giá trị khác nhau ứng với các trường hợp cosϕ khác nhau.

6.2.3. Correctơ điện áp

Correctơ điện áp là thiết bị tự động điều chỉnh kích từ tác động theo độ lệch
điện áp, thường được dùng kết hợp với thiết bị compun kích từ để điều chỉnh điện áp
ở đầu cực máy phát một cách hiệu quả.

Hình 6.5 là sơ đồ cấu trúc của correctơ điện áp, trong đó bao gồm: bộ phận đo
lường ĐL và bộ phận khuyếch đại KĐ. Bộ phận đo lường ĐL nối với máy biến điện

115
áp BU qua tự ngẫu đặt TNĐ. Khi
điện áp thay đổi, bộ phận đo lường
ĐL sẽ phản ứng và điều khiển sự làm
việc của bộ phận khuyếch đại KĐ. Tự
ngẫu đặt TNĐ để thay đổi mức điện
áp máy phát cần phải duy trì bởi
correctơ. Bộ phận khuyếch đại KĐ
cũng được cung cấp từ BU và đưa Hình 6.5. Sơ đồ cấu trúc
dòng correctơ đã được chỉnh lưu IC
vào cuộn kích từ phụ WKTf của máy kích thích. Dòng IC đi qua cuộn kích từ phụ cùng
hướng với dòng trong cuộn kích từ chính WKT của máy kích thích.

Bộ phận đo lường gồm 2 phần tử (hình 6.a): phần tử tuyến tính TT và phần tử
không tuyến tính KTT. Phần tử tuyến tính TT tạo nên dòng điện tuyến tính ITT tỷ lệ với
điện áp UF của máy phát, phần tử không tuyến tính KTT tạo nên dòng điện IKTT phụ
thuộc một cách không tuyến tính vào điện áp UF của máy phát (Hình 6.6b).

Bộ phận đo lường làm việc theo nguyên tắc so sánh dòng ITT và IKTT. Từ đặc
tính trên hình 6.6b ta thấy rằng: khi UF = U0 (U0 là một điện áp xác định trên thanh góp
nối máy phát), dòng ITT = IKTT, lúc ấy sẽ có dòng ICmin nhỏ nhất đưa ra từ correctơ.
Khi UF giảm, ví dụ giảm đến U1 thì ITT > IKTT và tín hiệu từ bộ phận đo lường ĐL sẽ
điều khiển bộ phận khuyếch đại KĐ làm tăng dòng IC đưa vào cuộn kích từ phụ WKTf
của máy kích thích để tăng UF lên.

Hình 6.6. Bộ phận đo lường

116
a) Sơ đồ khối chức năng; b) đặc tính quan hệ của dòng Ikt và Iktt với áp đầu vào

Khi điện áp UF tăng, ví dụ tăng tới U2 thì IKTT > ITT, lúc này cũng xuất hiện dòng
IC > ICmin làm tăng UF thêm nữa. Để ngăn ngừa correctơ tác động không đúng như
vậy, trong sơ đồ của correctơ có bố trí một phần tử khóa khi IKTT>ITT.

Đặc tính của correctơ là quan hệ giữa dòng IC với điện áp trên thanh góp nối
máy phát như hình 6.7. Điểm a, tương ứng với khi IC = IC max, xác đinh khả năng tăng
cường kích từ lớn nhất có thể đảm bảo bởi correctơ. Dòng IC min tại điểm d xác định
khả năng giảm kích từthấp nhất khi UF tăng. Sự giảm thấp của đặc tính ở đoạn ac là do
điện áp nguồn cung cấp cho correctơ bị giảm thấp cùng với sự giảm thấp UF. Đoạn de
nằm ngang do tác dụng của phần tử khóa khi IKTT > ITT Sơ đồ correctơ đã khảo sát trên
là loại một hệ thống. Đầu ra của correctơ một hệ thống thường nối như thế nào để IC
đi qua cuộn kích từ phụ WKTf thuận chiều với dòng IKT trong cuộn kích từ chính
WKT. Correctơ nối như vậy được gọi là correctơ thuận. Trong một số trường hợp người
ta nối đầu ra của correctơ thế nào để dòng IC đi qua cuộn WKTf ngược hướng với dòng
IKT trong cuộn kích từ chính WKT. Correctơ nối như vậy được gọi là correctơ
nghịch.

Hình 6.7. Đặc tính của correctơ

Ở những máy phát thủy điện công suất lớn, người ta dùng correctơ 2 hệ thống
(Hình 6.8a) bao gồm 2 correctơ một hệ thống. Một hệ thống là correctơ thuận đưa
dòng vào cuộn WKTf1 thuận chiều với dòng trong cuộn WKT. Hệ thống thứ 2 là correctơ
nghịch đưa dòng vào cuộn WKTf2 theo hướng ngược lại.

117
Đặc tính của correctơ 2 hệ thống (hình 6.8b) được lựa chọn thế nào để khi
UF giảm thì correctơ thuận làm việc, còn khi UF tăng thì correctơ nghịch làm việc.

Hình 6.8. Sơ đồ nguyên lý của correctơ 2 hệ thống

CP: thiết bị compun; TNĐ tự ngẫu đặt

a) Sơ đồ nối b) đặc tính của correctơ

6.2.4. Compun pha

Phần tử chính của compun pha là một máy biến áp đặc biệt có từ hóa phụ
BTP (Hình 6.9). Trên lõi của BTP bố trí 2 cuộn sơ cấp (cuộn dòng WI và cuộn áp WU),
một cuộn thứ cấp WT và một cuộn từ hóa phụ WP. Từ thông của cuộn WI tỷ lệ IF, còn
của cuộn WU tỷ lệ UF. Do đó, dòng trong cuộn WK tỷ lệ với tổng các thành phần này.
Dòng này được chỉnh lưu và đưa vào cuộn kích từ của máy kích thích. Như vậy, compun
pha thực hiện việc điều chỉnh kích từ máy phát không chỉ theo dòng điện, mà còn
theo điện áp và góc lệch pha giữa chúng. Nhờ đó đảm bảo hiệu quả điều chỉnh cao.

Tuy nhiên compun pha là một thiết bị tác động theo nhiễu nên không thể giữ
không đổi điện áp của máy phát, do đó cần có hiệu chỉnh phụ. Việc hiệu chỉnh điện
áp được thực hiện nhờ correctơ cung cấp dòng IC cho cuộn từ hóa phụ WP của BTP.

118
Hình 6.9. Sơ đồ cấu trúc của compun

6.3. Điều chình điện áp trong mạng điện phân phối

Như đã biết, để nâng cao mức điện áp trong mạng điện người ta thường áp
dụng phương pháp bù công suất phản kháng. Ứng với mỗi giá trị của phụ tải cần một
dung lượng bù công suất phản kháng nhất định. Trong thực tế do phụ tải luôn luôn
thay đổi nên việc điều chỉnh dung lượng bù thích hợp rất khó khăn. Một số nguyên
lý tự động điều chỉnh dung lượng bù được áp dụng là bù theo điện áp, theo dòng điện
làm việc, theo hệ số công suất, theo thời gian, theo hướng dòng công suất phản kháng
v.v... Dưới đây chúng ta xét một số sơ đồ tự động điểu chỉnh dung lượng bù cơ bản
nhất.

6.3.1. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo tín hiệu điện áp

Bộ phận tín hiệu điều chỉnh gồm hai rơle điện áp 1RU và 2RU, rơle 1RU cho
biết điện áp thấp cần đóng thêm số lượng tụ, còn rơle 2RU cho biết điện áp quá cao,
cần phải cắt bớt tụ. Để tránh tác động nhầm khi có sự dao động điện áp, một rơle thời
gian 1Rt được cho phép trì hoãn tác động đến 2 phút.

119
RI1

RI 2

RI3

Hình 6.10. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo tín hiệu điện áp

a) Sơ đồ mắc tụ bù; b) Sơ đồ triển khai mạch điều khiển

Nguyên lý tác động: Khi điện áp tụt quá mức cho phép, rơle 1RU tác động khép
tiếp điểm cấp nguồn cho rơle thời gian 1Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle này khép
tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn đóng KĐ đưa một số tụ điện vào làm việc. Khi điện áp
quá cao, rơle 2RU sẽ tác động cấp nguồn cho rơle thời gian 2Rt, rơle này sẽ khép tiếp
điểm sau một khoảng thời gian trễ để cấp nguồn cho cuộn cắt KC, loại bớt một số tụ ra
khỏi mạng điện. Như vậy dung lượng công suất phản kháng luôn luôn được điều chỉnh
theo sự thay đổi của điện áp trong mạng, giữ cho điện áp luôn luôn ổn định ở mức cho
phép.

6.3.2. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo dòng điện

Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo dòng điện được thể hiện trên
hình 6.11, các rơle 1RI hoặc 3RI sẽ tác động đóng tụ khi phụ tải vượt quá ngưỡng khởi
động, còn các rơle 2RI hoặc 4RI sẽ tác động cắt bớt tụ khi phụ tải giảm. Giả sử phụ tải
tăng quá ngưỡng khởi động của rơle dòng 3RI, rơle này tác động đóng tiếp điểm 3RI để
cấp nguồn cho rơle trung gian 4RG, rơle này sẽ khép tiếp điểm của mình ở mạch cấp

120
điện cho rơle thời gian 3Rt, sau một khoảng thời gian trễ tiếp điểm của rơle thời gian
3Rt sẽ đóng mạch để cấp nguồn cho cuộn đóng 2KĐ.

Hình 6.11. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo tín hiệu dòng điện

a) Sơ đồ mắc tụ bù; b, c) Sơ đồ triển khai mạch điều khiển

121
Khi phụ tải tiếp tục tăng quá ngưỡng khởi động của rơle 1RI, rơle này tác động
đóng tiếp điểm của mình ở mạch 11- 8 cấp điện cho rơle trung gian 2RG, rơle này khi
tác động sẽ đóng tiếp điểm ở mạch 15-10 cấp điện cho rơle thời gian 1Rt. Sau một
khoảng thời gian trễ rơle 1Rt khép tiếp điểm ở mạch 1 - 2 đưa tín hiệu đi đóng máy cắt
1MC đưa bộ tụ KB1 vào làm việc.

Khi tải giảm quá ngưỡng khởi động của rơle dòng 2RI, rơle này sẽ khởi động
đóng tiếp điểm của mình ở mạch 13 - 8, do lúc này máy cắt 1MC đang đóng nên tiếp
điểm liên động của nó ở mạch này cũng đóng, nguồn sẽ được cung cấp đến rơle trung
gian 2RG, rơle này đóng tiếp điểm của mình ở mạch 17-12 cấp điện cho rơle thời gian
2Rt, sau một khoảng thời gian trễ 2Rt sẽ đóng tiếp điểm của mình ở mạch 1- 4 để cấp
điện cho cuộn cắt KC cắt máy cắt 1MC để loại bộ tụ KB1 ra khỏi mạng điện. Tương tự
đối với bộ tụ 2KB, khi phụ tải giảm quá ngưỡng khởi động của rơle 4RI thì rơle này tác
động đóng tiếp điểm của mình ở mạch 33 - 28, do lúc này tiếp điểm 2MC đóng nên
nguồn được cung cấp cho rơle trung gian 4RG rơle này đóng tiếp điểm của mình ở mạch
37 - 32 cấp điện cho rơle thời gian 4Rt, sau một khoảng thời gian trễ 4Rt sẽ đóng tiếp
điểm của mình ở mạch 21 - 24 để cấp điện cho cuộn cắt 2KC cắt máy cắt 2MC để loại
bộ tụ KB2 ra khỏi mạng điện.

6.2.3. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên lý thời gian

Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo thời gian được thể hiện trên hình
6.12. Thời gian cài đặt của chương trình đóng ngắt được bố trí dựa trên đồ thị phụ tải.

Để thời điểm đã định, tiếp điểm của đồng hồ ĐH được đóng lại cấp nguồn cho
rơle thời gian 1Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle này khép tiếp điểm cấp nguồn cho
cuộn đóng KĐ đưa một số tụ điện vào làm việc. Nếu tụ đang làm việc mà thời gian cắt
đã đến thì tiếp điểm của đồng hồ ĐH sẽ khép lại cấp nguồn cho rơle thời gian 2Rt, rơle
này sẽ khép tiếp điểm sau một khoảng thời gian trễ để cấp nguồn cho cuộn cắt KC, loại
bớt một số tụ ra khỏi mạng điện. Như vậy dung lượng công suất phản kháng luôn luôn
được điều chỉnh theo trình tự thời gian đã xác định. Thường thì người ta kết hợp các
nguyên lý hoạt động khác nhau của sơ đồ điều khiển dung lượng bù như nguyên lý
dòng, áp và thời gian.

122
RI1

RI 2

RI 3

Hình 6.12. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng bù theo thời gian

a) Sơ đồ mắc thiết bị; b) Sơ đồ triển khai mạch điều khiển

Câu hỏi ôn tập chương 6

Câu 1. Trình bày các nguyên tắc thực hiện khi điều chỉnh kích từ máy phát điện.
Câu 2. Trình bày nguyên lý sơ đồ cấu trúc của thiết bị Compun kích từ máy phát điện.
Câu 3. Trình bày nguyên lý tự động điều chỉnh dung lượng bù theo tín hiệu điện áp.
Câu 4. Trình bày nguyên lý tự động điều chỉnh dung lượng bù theo tín hiệu dòng
điện.
Câu 5. Trình bày nguyên lý tự động điều chỉnh dung lượng bù theo thời gian.

123
Chương 7
TỰ ĐỘNG ĐÓNG NGUỒN DỰ TRỮ
7.1. Ý nghĩa của tự động đóng nguồn dự trữ (TĐD)
Sơ đồ nối điện của hệ thống điện cần đảm bảo độ tin cậy cung cấp cho các hộ
tiêu thụ điện. Sơ đồ cung cấp từ hai hay nhiều nguồn điện đảm bảo độ tin cậy cao, vì
cắt sự cố một nguồn không làm cho hộ tiêu thụ bị mất điện.
Dù việc cung cấp cho hộ tiêu thụ từ nhiều phía có ưu điểm rõ ràng như vậy
nhưng phần lớn các trạm có hai nguồn cung cấp trở lên đều làm việc theo sơ đồ một
nguồn cung cấp. Tự dùng của nhà máy điện là một ví dụ. Cách thực hiện sơ đồ như trên
sẽ ít tin cậy nhưng đơn giản hơn và trong nhiều trường hợp làm giảm dòng ngắn mạch,
giảm tổn thất điện năng trong MBA, đơn giản bảo vệ rơle... Khi phát triển mạng điện,
việc cung cấp từ một phía thường là giải pháp được lựa chọn vì những thiết bị điện và
bảo vệ đã đặt trước đó không cho phép thực hiện sự làm việc song song của các nguồn
cung cấp.

Hình 7.1. Các nguyên tắc thực hiện TĐD


Nhược điểm của việc cung cấp từ một phía là cắt sự cố nguồn làm việc sẽ làm
ngừng cung cấp cho hộ tiêu thụ. Khắc phục bằng cách đóng nhanh nguồn dự trữ hay đóng

124
máy cắt mà ở đó thực hiện việc phân chia mạng điện. Để thực hiện thao tác này người ta
sử dụng thiết bị
7.2. Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ (TĐD)
Tất cả các thiết bị TĐD cần phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Sơ đồ TĐD không được tác động trước khi máy cắt của nguồn làm việc bị cắt
ra để tránh đóng nguồn dự trữ vào khi nguồn làm việc chưa bị cắt ra. Ví dụ trong sơ đồ
hình 11.1a, khi ngắn mạch trên đường dây AC thì bảo vệ đường dây chỉ cắt 1MC còn
2MC vẫn đóng, nếu TĐD tác động đóng đường dây dự trữ BC thì có thể ngắn mạch sẽ
lại xuất hiện.
2. Sơ đồ TĐD phải tác động khi mất điện áp trên thanh góp hộ tiêu thụ vì bất cứ
lí do gì, chẳng hạn như khi cắt sự cố, cắt nhầm hay cắt tự phát máy cắt của nguồn làm
việc, cũng như khi mất điện áp trên thanh góp của nguồn làm việc. Cũng cho phép
đóng nguồn dự trữ khi ngắn mạch trên thanh góp của hộ tiêu thụ.
3. Thiết bị TĐD chỉ được tác động một lần để tránh đóng nguồn dự trữ nhiều
lần vào ngắn mạch tồn tại.
Ví dụ, nếu ngắn mạch trên thanh góp C (Hình 7.1) thì khi TĐD đóng 4MC, thiết
bị bảo vệ rơle lại tác động cắt 4MC, điều đó chứng tỏ ngắn mạch vẫn còn tồn tại, do vậy
không nên cho TĐD tác động lần thứ 2.
4. Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện, việc đóng nguồn dự trữ cần phải
nhanh nhất có thể được ngay sau khi cắt nguồn làm việc.
Thời gian mất điện tmđ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a) tmđ < ttkđ
ttkđ : khoảng thời gian lớn nhất từ lúc mất điện đến khi đóng nguồn dự trữ mà các
động cơ nối vào thanh góp hộ tiêu thụ còn có thể tự khởi động.
b) tmđ > tkhử ion
tkhử ion : thời gian cần thiết để khử môi trường bị ion hóa do hồ quang tại chổ
ngắn mạch (trường hợp ngắn mạch trên thanh góp C - hình 7.1)
5. Để tăng tốc độ cắt nguồn dự trữ khi ngắn mạch tồn tại, cần tăng tốc độ tác động
của bảo vệ nguồn dự trữ sau khi thiết bị TĐD tác động. Điều này đặc biệt quan trọng khi
hộ tiêu thụ bị mất nguồn cung cấp được thiết bị TĐD nối với nguồn dự trữ đang mang

125
tải. Cắt nhanh ngắn mạch lúc này là cần thiết để ngăn ngừa việc phá hủy sự làm việc
bình thường của nguồn dự trữ đang làm việc với các hộ tiêu thụ khác.
7.3. TĐD đường dây
7.3.1. Sơ đồ
Trong chế độ vận hành bình thường, đường dây AC làm việc (1MC, 2MC đóng),
đường dây BC dự trữ (3MC đóng, 4MC mở). Rơle RGT có điện (hình 7.2), tiếp điểm
của nó đóng. Nếu vì một lí do nào đó thanh góp C mất điện (ví dụ do ngắn mạch trên
đường dây AC, do thao tác nhầm... .), tiếp điểm của các rơle RU<, RU> sẽ đóng mạch
rơle thời gian RT (đường dây dự trữ BC đang có điện). Sau một thời gian chậm trễ do
yêu cầu chọn lọc của bảo vệ rơle, tiếp điểm RT đóng lại. Cuộn cắt CC của máy cắt có
điện, máy cắt 2MC mở ra. Tiếp điểm phụ 2MC3 đóng, cho dòng điện chạy qua cuộn
đóng CĐ của máy cắt 4MC và đường dây dự trữ BC được đóng vào để cung cấp cho
các hộ tiêu thụ.
7.3.2. Tính toán tham số của các phần tử trong sơ đồ
7.3.2.1. Thời gian của rơle RT
Khi ngắn mạch tại điểm N1 hoặc N2 (hình 7.2), điện áp dư trên thanh góp C có
thể giảm xuống rất thấp làm cho các rơle điện áp RU< khởi động. Muốn TĐD tránh
tác động trong trường hợp này cần phải chọn thời gian của rơle RT lớn hơn thời gian
làm việc của các bảo vệ đặt tại máy cắt 7MC và 9MC:
tRT = tBVA + ∆ t (7.1)
tRT = tBVC + ∆ t (7.2)
trong đó:
tBVA, tBVC : thời gian làm việc lớn nhất của các bảo vệ phần tử
nối vào thanh góp A và thanh góp C.
∆ t : bậc chọn lọc về thời gian, bằng (0,3 ÷ 0,5 sec).
Thời gian của rơle RT được chọn bằng trị số lớn hơn khi tính theo các biểu thức
(7.1) và (7.2). Tuy nhiên, thời gian này càng nhỏ thì thời gian ngừng cung cấp điện cho
các hộ tiêu thụ càng bé, vì vậy khi tính chọn cần phải đặt điều kiện thế nào để thời gian
của rơle RT là nhỏ nhất có thể được.
7.3.2.2. Thời gian của rơ le RGT

126
Để đảm bảo thiết bị TĐD tác động đóng máy cắt 4MC chỉ một lần, cần chọn:
tRGT = tĐ(4MC) + tdự trữ (7.3)
Trong đó:
tĐ(4MC) : thời gian đóng của máy cắt 4MC.
tdự trữ : thời gian dự trữ.

Hình 7.2. Sơ đồ thiết bị TĐD đường dây


Nếu thiết bị TĐD tác động đóng nguồn dự trữ vào ngắn mạch tồn tại và thiết bị
bảo vệ rơle cắt nó ra, thì rơle RGT sẽ ngăn ngừa việc đóng trở lại vào ngắn mạch một
lần nữa trong trường hợp thời gian của rơle RGT chọn theo (7.3) thỏa mãn điều kiện:
tRGT = tĐ(4MC) + tBV + tC(4MC) (7.4)
tBV : thời gian làm việc của bảo vệ đặt tại máy cắt 4MC của mạch dự trữ.
tC(4MC) : thời gian cắt của máy cắt 4MC.
7.3.2.3. Điện áp khởi động của rơ le điện áp giảm RU<
Điện áp khởi động của rơle điện áp giảm RU< được chọn theo 2 điều kiện:

127
a) Rơle RU< phải khởi động khi mất điện ở thanh góp C (hình 7.2), nhưng không được
khởi động khi ngắn mạch sau các kháng điện đường dây (điểm N2 -hình 7.2) hoặc sau
các máy biến áp (điểm N3) nối vào thanh góp C:
U N min
U kdRU   (7.5)
K at .n u

Trong đó: UNmin- điện áp dư bé nhất trên thanh góp C khi ngắn mạch ở điểm N1 hoặc điểm N2
Kat - hệ số an toàn, vào khoảng 1,2 ÷ 1,3;
nU - hệ số biến đổi của máy biến điện áp 1BU.
b) Rơle RU< không được khởi động khi tự khởi động các động cơ điện nối vào
thanh góp C sau khi khôi phục nguồn cung cấp:
U tkd
U kdRU   (7.6)
K at .n u

Utkđ : điện áp nhỏ nhất trên thanh góp C khi các động cơ điện tự khởi động
7.3.2.4. Điện áp khởi động của rơle điện áp tăng RU>
Rơle RU> không được trở về khi trên mạch dự trữ có điện áp cao hơn điện áp
làm việc cực tiểu Ulv min (Ulv min là điện áp nhỏ nhất mà các động cơ còn có thể tự khởi
động được):
U lv min
U kdRU   (7.7)
K at .K tv .n u

Trong đó:
nU - hệ số biến đổi của máy biến điện áp 2BU (Hình 7.2)
7.4. TĐD trạm biến áp
Ở các trạm biến áp người ta sử dụng các loại TĐD khác nhau như TĐD máy
biến áp, TĐD máy cắt phân đoạn, TĐD máy cắt nối...
Trên hình 7.3 là sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn. Bình thường cả hai máy biến
áp làm việc, máy cắt 5MC mở. Giả thiết máy biến áp B2 bị hư hỏng, thiết bị bảo vệ rơle
tác động cắt máy cắt 3MC và 4 MC, sau đó thiết bị TĐD sẽ khởi động và đóng máy cắt
5MC. Lúc này máy biến áp B1 sẽ làm nhiệm vụ cung cấp cho phụ tải 1 và phụ tải 2 ở
cả hai phân đoạn.

128
Hình 7.3. Sơ đồ tự động TĐD máy cắt phân đoạn
Lưu ý là nếu máy biến áp B1 được thiết kế chỉ đủ để cung cấp cho phụ tải phân
đoạn I thì trong thiết bị TĐD cần phải có thêm mạch đưa tín hiệu đi cắt bớt những phụ
tải kém quan trọng ở cả hai phân đoạn trước khi đóng máy cắt 5MC.
Trong sơ đồ, mạch điện mở máy cắt 4MC được nối qua tiếp điểm phụ của 3MC
nhằm tạo sự liên động để khi mở máy cắt 3MC sẽ đồng thời mở luôn cả máy cắt 4MC.
Để cắt nhanh máy cắt phân đoạn khi ngắn mạch tồn tại trên thanh góp hạ áp của trạm,
trong sơ đồ TĐD cần có thêm bộ phận tăng tốc độ tác động của bảo vệ máy cắt phân
đoạn sau TĐD (không vẽ bộ phận này trên hình 7.3). Khác với sơ đồ TĐD đường dây
đã xét trước đây (hình 7.2), trong sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn không có bộ phận
khởi động điện áp giảm vì không cần thiết trong trường hợp này. Cả 2 máy biến áp đều
được cung cấp từ một thanh góp cao áp chung của trạm, khi mất điện trên thanh góp
này tác động của thiết bị TĐD là vô ích.

129
Câu hỏi ôn tập chương 7
Câu 1. Nêu ý nghĩa của tự động đóng nguồn dự trữ.
Câu 2. Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ.
Câu 3. Trình bày nguyên lý sơ đồ tự động TĐD máy cắt phân đoạn của trạm biến áp.
Câu 4. Phương pháp tính toán các phần tử trong sơ đồ tự động đóng nguồn dự trữ.

130
Chương 8
TỰ ĐỘNG ĐÓNG TRỞ LẠI NGUỒN ĐIỆN (TĐL)
8.1. Ý nghĩa của tự động đóng trở lại nguồn điện (TĐL)
Kinh nghiệm vận hành cho thấy, đa số ngắn mạch xảy ra trên đường dây truyền
tải điện năng đều có thể tự tiêu tan nếu cắt nhanh đường dây bằng các thiết bị bảo vệ
rơle. Cắt nhanh đường dây làm cho hồ quang sinh ra ở chỗ ngắn mạch bị tắt và không
có khả năng gây nên những hư hỏng nghiêm trọng cản trở việc đóng trở lại đường dây.
Hư hỏng tự tiêu tan như vậy được gọi là thoáng qua. Đóng trở lại một đường dây
có hư hỏng thoáng qua thường là thành công.
Những hư hỏng trên đường dây như đứt dây dẫn, vỡ sứ, ngã trụ ... . không thể tự
tiêu tan, vì vậy chúng được gọi là hư hỏng tồn tại. Khi đóng trở lại đường dây có xảy ra
ngắn mạch tồn tại thì đường dây lại bị cắt ra một lần nữa, việc đóng trở lại như vậy
là không thành công.
Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, thao tác đóng trở
lại đường dây cần được thực hiện một cách tự động nhờ các thiết bị tự động đóng trở
lại (tđl). Thiết bị TĐL cũng có thể tác động cả khi máy cắt bị cắt ra do thao tác nhầm
của nhân viên vận hành hoặc do thiết bị bảo vệ rơle làm việc không đúng.
Áp dụng TĐL có hiệu quả nhất là ở những đường dây có nguồn cung cấp một
phía, vì trong trường hợp này TĐL thành công sẽ khôi phục nguồn cung cấp cho các
hộ tiêu thụ. Ở mạng vòng, cắt một đường dây không làm ngừng cung cấp điện, tuy nhiên
áp dụng TĐL là hợp lí vì làm tăng nhanh việc loại trừ chế độ không bình thường và
khôi phục sơ đồ mạng đảm bảo vận hành kinh tế và tin cậy. Khả năng TĐL thành công
ở những đường dây trên không vào khoảng 70÷90%.
8.2. Phân loại thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện (TĐL)
Trong thực tế người ta có thể áp dụng những loại TĐL sau: TĐL 3 pha, thực
hiện đóng cả 3 pha của máy cắt sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ rơle. TĐL 1 pha, thực
hiện đóng máy cắt 1 pha sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ chống ngắn mạch một pha.
TĐL hỗn hợp, đóng 3 pha (khi ngắn mạch nhiều pha) hay đóng 1 pha (khi ngắn mạch
một pha). Riêng TĐL 3 pha được phân ra thành một số dạng: TĐL đơn giản, TĐL tác
động nhanh, TĐL có kiểm tra điện áp, TĐL có kiểm tra đồng bộ...

131
Theo loại thiết bị mà TĐL tác động đến có: TĐL đường dây, TĐL thanh góp,
TĐL máy biến áp, TĐL động cơ điện. Theo số lần tác động có: TĐL một lần và TĐL
nhiều lần.
Theo cách thức tác động đến cơ cấu truyền động của máy cắt có: TĐL điện và
TĐL cơ khí.
8.3. Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện (TĐL)
Tùy điều kiện cụ thể, sơ đồ TĐL dùng cho đường dây hoặc những thiết bị điện
khác có thể khác nhau nhiều. Nhưng tất cả các thiết bị TĐL phải thỏa mãn những yêu
cầu cơ bản sau:
1) Tác động nhanh: Thời gian tác động của TĐL cần phải càng nhỏ càng tốt để
đảm bảo thời gian ngừng cung cấp điện là nhỏ nhất. Ở các đường dây có nguồn cung
cấp từ 2 phía tác động nhanh của TĐL cần thiết để rút ngắn thời gian khôi phục tình
trạng làm việc bình thường của mạng điện. Tuy nhiên thời gian TĐL bị hạn chế bởi
điều kiện khử ion hoàn toàn môi trường tại chỗ ngắn mạch nhằm đảm bảo TĐL thành
công:
tkhử ion < tTĐL < ttkđ (8.1)
Khi TĐL máy cắt dầu không cần quan tâm đến tkhửion , nhưng đối với máy
cắt không khí do thời gian đóng của nó rất bé nên phải xét đến điều kiện khử ion.
Ngoài ra thời gian tác động của TĐL còn bị giới hạn bởi thời gian cần thiết để
phục hồi khả năng truyền động của máy cắt khi đóng nó trở lại và khả năng cắt nếu ngắn
mạch tồn tại.
2) TĐL phải tự động trở về vị trí ban đầu sau khi tác động để chuẩn bị cho các
lần làm việc sau.
3) Sơ đồ TĐL cần phải đảm bảo số lần tác động đã định trước cho nó và
không được tác động lặp đi lặp lại. Phổ biến nhất là loại TĐL một lần, trong một số
trường hợp người ta cũng sử dụng TĐL hai lần và TĐL ba lần.
4) Khi đóng hay mở máy cắt bằng tay thì TĐL không được tác động. Khi đóng
máy cắt bằng tay, nếu nó bị cắt ra ngay lập tức bởi bảo vệ rơle, chứng tỏ là đã đóng
máy cắt vào ngắn mạch tồn tại, lúc ấy chắc chắn việc đóng trở lại sẽ không thành
công. Sơ đồ TĐL cũng cần dự tính đến khả năng cấm TĐL trong trường hợp máy cắt bị

132
cắt ra bởi một số bảo vệ nào đó. Ví dụ, thường không cho phép TĐL máy biến áp tác
động khi bảo vệ so lệch máy biến áp làm việc (hư hỏng bên trong nó).
8.4. TĐL đường dây có nguồn cung cấp 1 phía
8.4.1. Hoạt động của sơ đồ
Trên hình 8.1 là sơ đồ của thiết bị TĐL một lần khởi động bằng phương pháp
không tương ứng của đường dây có nguồn cung cấp 1 phía. Hoạt động của sơ đồ trong
một số chế độ làm việc của mạng điện như sau:
Ở chế độ vận hành bình thường, khóa điều khiển KĐK ở vị trí đóng Đ2, tiếp
điểm KĐKIV mở, rơle 3RG có điện phản ảnh vị trí đóng của MC; tiếp điểm KĐKI đóng,
tụ C được nạp đầy điện qua điện trở nạp R. Trong khi đó, do máy cắt đang đóng nên
tiếp điểm phụ của nó MC2 mở ra và rơle 2RG không có điện. Sơ đồ đang ở trong tình
trạng sẵn sàng để tác động.
Khi xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ rơle BV tác động cắt máy cắt, tiếp điểm
phụ MC2 đóng lại, rơle 2RG có điện và đóng tiếp điểm trong mạch khởi động TĐL
(điện trở R1 hạn chế dòng trong mạch vừa đủ để 2RG làm việc nhưng không đủ để
máy cắt đóng lại). Rơle RT có điện, sau một thời gian tRT đặt trước tiếp điểm RT1 khép
lại. Tụ C phóng điện qua cuộn dây điện áp của rơle 1RG, tiếp điểm 1RG1 của nó khép
lại và cuộn đóng CĐ của máy cắt có điện theo mạch: (+)→KĐKI→1RG1→cuộn
dòng 1RGI→Th→ĐN→4RG2→MC2→CĐ→(-). Lúc này máy cắt sẽ được đóng trở lại.
Nếu ngắn mạch tự tiêu tan: Máy cắt sau khi được TĐL đóng lại sẽ giữ nguyên vị trí
đóng, tụ C lại được nạp đầy để đưa sơ đồ trở lại trạng thái ban đầu chuẩn bị cho các lần
làm việc sau.
Nếu ngắn mạch tồn tại: bảo vệ rơle lại tác động cắt máy cắt và TĐL lại khởi
động như trình tự đã nêu trên. Nhưng vì tụ C đã phóng hết điện trong lần tác động
trước, đến lúc này chưa được nạp đủ nên không thể làm cho rơle 1RG tác động được và
máy cắt sẽ không thể đóng lại. Điều đó đảm bảo cho TĐL chỉ tác động một lần như đã
định trước cho nó.
Khi mở máy cắt bằng tay (chuyển KĐK sang vị trí C1): tiếp điểm KĐKI mở ra
cắt nguồn vào RT và nguồn nạp tụ, tiếp điểm KĐKII nối tụ C vào điện trở phóng R4,
năng lượng tích lũy ở tụ C sẽ phóng qua R4 biến thành nhiệt năng và tiêu tán ở R4.

133
Hình 8.1. Sơ đồ thiết bị TĐL một lần đường dây có nguồn cung cấp 1 phía

Hình 8.2. Biểu đồ thời gian chu trình TĐL một lần

134
Nhờ vậy đảm bảo TĐL không thể tác động khi mở máy cắt bằng tay. Trong
một số trường hợp, tiếp điểm “cấm TĐL” đóng lại, tụ C phóng điện và TĐL cũng
không thể làm việc. Khi đóng máy cắt bằng tay (KĐK ở vị trí Đ1): tụ C bắt đầu được
nạp điện, nếu máy cắt lại mở ra thì TĐL cũng không tác động được vì cho đến lúc này
tụ C vẫn chưa nạp đầy.
8.4.2. Đặc điểm của sơ đồ
Sơ đồ khởi động theo phương pháp không tương ứng giữa vị trí của khóa điều
khiển (tiếp điểm KĐKI) và vị trí của máy cắt (tiếp điểm 2RG của rơle phản ánh vị trí
cắt của máy cắt).
Tiếp điểm RT2 và điện trở R3 nối song song để tăng lực khởi động ban đầu của
RT và khi duy trì thì RT không bị phát nóng nhờ R3 cản bớt dòng.
Rơle 1RG có hai cuộn dây, khi RT1 khép, tụ C phóng qua cuộn dây điện áp
1RGU, cuộn dây dòng điện 1RGI làm nhiệm vụ tự giữ vì tụ C chỉ cung cấp một xung
ngắn hạn đủ để khởi động 1RG chứ không duy trì được.
Rơle 4RG có hai cuộn dây, để chống máy cắt đóng lặp đi lặp lại khi ngắn mạch
tồn tại và hỏng hóc TĐL. Ví dụ khi hỏng tiếp điểm 1RG1 (dính) và xảy ra ngắn mạch,
cuộn cắt của máy cắt có điện, đồng thời cuộn dòng 4RGI cũng có điện. Máy cắt mở
ra và các tiếp điểm 4RG1 đóng lại, 4RG2 mở ra. Nếu tiếp điểm 1RG1 bị dính thì ngay
lập tức cuộn áp 4RGU có điện để duy trì trạng thái của các tiếp điểm 4RG1 , 4RG2. Do
vậy mạch cuộn đóng của máy cắt bị hở và máy cắt không thể đóng lặp đi lặp lại.
8.5. Phối hợp tác động giữa bảo vệ rơle và TĐL
8.5.1. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL
Sau khi cắt chọn lọc đường dây bị hư hỏng, thiết bị TĐL sẽ tác động đóng máy
cắt trở lại đồng thời nối tắt bộ phận tạo thời gian của bảo vệ chính (hoặc đưa bảo vệ tác
động nhanh vào làm việc) trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó, nhờ vậy đảm
bảo cắt nhanh máy cắt trong trường hợp đóng trở lại đường dây vào ngắn mạch tồn
tại.
Xét sơ đồ mạng điện hình 8.3a và sơ đồ thực hiện tăng tốc hình 8.3b. Khi xảy
ra ngắn mạch tại điểm N thì các tiếp điểm của rơle 1RI, 2RI của bảo vệ 1BV đóng
mạch cuộn dây RT, tiếp điểm RT1 đóng tức thời nhưng tiếp điểm RGT1 đang mở nên

135
cuộn dây RG không có điện. Sau thời gian tRT thì tiếp điểm RT2 đóng mạch cuộn dây
RG để đi cắt máy cắt 1MC. Lúc này thiết bị TĐL sẽ đưa xung đi đóng lại 1MC đồng
thời khởi động RGT, tiếp điểm RGT1 đóng. Nếu ngắn mạch tồn tại 1RI, 2RI và RT
lại có điện nên RT1 đóng mạch cuộn dây RG và cắt nhanh máy cắt 1MC. Nếu ngắn
mạch tự tiêu tan (TĐL thành công), thì sau một thời gian đủ để đóng chắc chắn 1MC
tiếp điểm RGT1 mở ra và bảo vệ 1BV lại làm việc với thời gian đặt trước cho nó.

Hình 8.3. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL

a) Sơ đồ mạng điện b) Mạch tăng tốc

Như vậy tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL cho phép rút ngắn thời gian
cắt trở lại một hư hỏng tồn tại. Tuy nhiên cần lưu ý là bộ phận khởi động dòng của
bảo vệ được tăng tốc phải chỉnh định khỏi dòng tự khởi động của các động cơ (các
động cơ bị hãm lại do mất điện trong quá trình ngắn mạch và trong chu trình TĐL).
8.5.2. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL
Cắt máy cắt lần thứ 1 bằng bảo vệ tác động nhanh không chọn lọc (ví dụ, bảo
vệ dòng cắt nhanh), sau đó bảo vệ này bị khóa lại trong trong một khoảng thời gian
nhất định để việc cắt máy cắt lần thứ 2 (nếu TĐL không thành công) được thực hiện
bởi các bảo vệ tác động chọn lọc.
Trong phương pháp tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL, cắt lần thứ 1 có
thể xảy ra khi hư hỏng ở phần tử kề, tức là tác động không chọn lọc. Nếu hư hỏng tự
tiêu tan và TĐL thành công, thì tác động không chọn lọc trước đó của bảo vệ được sửa
chữa bằng tác động của thiết bị TĐL. Nhờ cắt nhanh ngắn mạch sẽ tạo khả năng TĐL
thành công lớn hơn.

136
Hình 8.4. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL

a) Sơ đồ mạng điện b) Mạch tăng tốc

Sơ đồ bộ phận tăng tốc độ bảo vệ trước TĐL như trên hình 8.4b, tiếp điểm 1RI
là của bảo vệ cắt nhanh 3I>>, tiếp điểm 2RI là của bảo vệ dong cực đai 3I>. Thiết bị
TĐL đặt ở đoạn đường dây đầu tiên AB (hình 8.4a). Khi ngắn mạch trên một đoạn bất
kỳ của đường dây ABCD (ví dụ, tại điểm N), lúc đầu bảo vệ cắt nhanh 3I>> tác động
không thời gian đi cắt 3MC. Sau đó TĐL sẽ khởi động và đóng 3MC lại, đồng thời
đưa tín hiệu đi khóa bảo vệ 3I>>. Nếu ngắn mạch tồn tại thì các bảo vệ sẽ làm việc
một cách chọn lọc theo đặc tính thời gian của chúng, trong trường hợp này bảo vệ dong
cực đai 1I> có thời gian làm việc nhỏ nhất sẽ tác động cắt máy cắt 1MC. Cần lưu ý là
việc khóa bảo vệ cắt nhanh 3I>> trên sơ đồ hình 8.4b được thực hiện nhờ tín hiệu từ
thiết bị TĐL đưa đến RGT để làm hở mạch tác động của rơle 1RI.
Nhược điểm của phương pháp tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL là
nếu TĐL hoặc máy cắt 3MC bị hỏng thì tất cả các hộ tiêu thụ trên đường dây đều bị
mất điện mặc dù ngắn mạch có thể chỉ ở đoạn cuối.

137
Muốn bảo vệ cắt nhanh 3I>> không tác động mất chọn lọc khi ngắn mạch sau
các máy biến áp 1B, 2B cần phải chọn dòng khởi động của nó lớn hơn dòng ngắn
mạch lớn nhất khi ngắn mạch sau các máy biến áp này. Điều này làm hạn chế phạm vi
sử dụng của phương pháp, nhất là khi các đoạn đường dây khá dài và công suất các
máy biến áp 1B, 2B khá lớn.
8.5.3. TĐL theo thứ tự
Trong các mạng điện bao gồm nhiều đoạn đường dây nối tiếp nhau có thể thực
hiện cắt nhanh ngắn mạch tồn tại cũng như thoáng qua nhờ phối hợp tác động của bảo
vệ cắt nhanh và tác động theo thứ tự của thiết bị TĐL đặt tại máy cắt của những đoạn
kề nhau.

Hình 8.5. Tự động TĐL theo thứ tự

Xét sơ đồ mạng điện hình 8.5, tại các máy cắt 1MC, 2MC, 3MC tương ứng có
trang bị: các thiết bị tự động đóng trở lại 1TĐL, 2TĐL, 3TĐL; các bảo vệ cắt nhanh
không chọn lọc 1I>>, 2I>>, 3I>> và các bảo vệ dòng cực đại tác động chọn lọc 1I>,
2I>, 3I>. Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh được chọn lớn hơn dòng khi ngắn
mạch sau các máy biến áp 1B, 2B; vì vậy vùng bảo vệ sẽ bao gồm toàn bộ đoạn đường
dây được bảo vệ và một phần đoạn kề.

138
Hình 8.6. Biểu đồ thời gian trong chu trình TĐL theo thứ tự
Thời gian làm việc của các thiết bị TĐL được chọn tăng dần theo hướng từ
nguồn trở đi: t3TĐL < t2TĐL < t1TĐL
Khi xảy ra ngắn mạch tại điển N trên đoạn BC, các bảo vệ cắt nhanh 2I>> và
3I>> tác động cắt 2MC và 3MC. Thiết bị 3TĐL có thời gian nhỏ hơn nên tác động trước
đóng trở lại 3MC. Vì đoạn AB không hư hỏng nên TĐL thành công. Sau đó 2TĐL sẽ
tác động đóng 2MC lại. Nếu ngắn mạch là thoáng qua thì TĐL thành công. Nếu ngắn
mạch tồn tại, bảo vệ cắt nhanh 2I>> sẽ tác động cắt 2MC của đoạn đường dây hư hỏng
BC vì cho đến thời điểm này bảo vệ cắt nhanh 3I>> của đoạn AB đã bị khóa lại (xem
biểu đồ thời gian trên hình 8.6).

Câu hỏi ôn tập chương 8

Câu 1. Nêu ý nghĩa của tự động đóng nguồn lặp lại.


Câu 2. Phân loại các thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện.
Câu 3. Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tự động đóng lại nguồn điện.
Câu 4. Trình bày nguyên lý sơ đồ thiết bị TĐL một lần đường dây có nguồn cung cấp
1 phía.

139
PHẦN 2. THỰC HÀNH
Bài 1
THỰC HÀNH RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG CỰC ĐẠI
1.1. Nguyên lý làm việc
a. Rơle nhiệt
Rơ le nhiệt là một thiết bị khí cụ điện bảo vệ hiện tượng quá nhiệt do dòng
điện vượt quá mức cho phép không quá nhiều trong thời gian hoạt động đáng kể.
Rơ le nhiệt là rơ le có đại lượng tác động đầu vào là nhiệt độ, đại lượng đầu
ra là sự thay đổi các thông số điện hay trạng thái đóng mở tiếp điểm của rơ le.
b. Rơle quá dòng EOCR-SSD
Rơ le quá dòng là một thiết bị khí cụ điện bảo vệ hiện tượng dòng điện vượt
quá mức cho phép không quá nhiều trong thời gian hoạt động đáng kể.
EOCR-SSD tích hợp trong nó 3 chứ năng bảo vệ động cơ với thời gian điều
chỉnh độc lập.
- Quá tải với thời gian tác động chỉnh định tại O-time.
- Mất pha với thời gian tác động chỉnh định tại O-time.
- Chức năng đồng hồ Ampe 3 Pha digital.
- Lựa chọn nhanh giữa tải 1Pha và 3Pha
- Chuyển đổi từ loại N sang R và ngược lại.
Rơle dòng EOCR-SSD là loại có màn hình hiển thị và đo được dòng
điện khi động cơ đang hoạt động. Giá trị đặt của rơle có thể thay đổi trong khoảng
0,5 đến 6A
c. Rơle quá dòng EOCR-SS
Rơ le quá dòng là một thiết bị khí cụ điện bảo vệ hiện tượng dòng điện vượt
quá mức cho phép không quá nhiều trong thời gian hoạt động đáng kể.
EOCR-SSD tích hợp trong nó 3 chứ năng bảo vệ động cơ với thời gian điều
chỉnh độc lập.
- Quá tải với thời gian tác động chỉnh định tại O-time.
- Mất pha với thời gian tác động chỉnh định tại O-time.
- Lựa chọn nhanh giữa tải 1Pha và 3Pha

140
- Chuyển đổi từ loại N sang R và ngược lại.
Rơle dòng EOCR-SSD là loại không có màn hình hiển thị và không đo được
dòng điện khi động cơ đang hoạt động.
1.2. Tìm hiểu các bộ phận
a. Sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle nhiệt
Sơ đồ bảo vệ bằng rơle nhiệt bao gồm các thiết bị sau đây:
- Aptomat 3 pha bảo vệ mạch lực
- Aptomat 1 pha bảo vệ mạch điều khiển
- Bộ công tắc tơ và rơle nhiệt
- Bộ nút bấm
- Động cơ không đồng bộ 3 pha
- Bộ dây cắm an toàn
b. Sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SSD
Sơ đồ bảo vệ bằng rơle nhiệt bao gồm các thiết bị sau đây:
- Aptomat 3 pha bảo vệ mạch lực
- Aptomat 1 pha bảo vệ mạch điều khiển
- Bộ công tắc tơ
- Rơle dòng EOCR-SSD
- Bộ nút bấm
- Động cơ không đồng bộ 3 pha
- Bộ dây cắm an toàn
c. Sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SS
Sơ đồ bảo vệ bằng rơle nhiệt bao gồm các thiết bị sau đây:
- Aptomat 3 pha bảo vệ mạch lực
- Aptomat 1 pha bảo vệ mạch điều khiển
- Bộ công tắc tơ
- Rơle dòng EOCR-SS
- Bộ nút bấm
- Động cơ không đồng bộ 3 pha
- Bộ dây cắm an toàn

141
1.3. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối
a. Sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle nhiệt
Cấu tạo và hình ảnh của Môđun công tắc tơ, rơle nhiệt, nút bấm

a) b)
Hình 1. Cầu tạo của công tắc tơ (a) và cấu tạo rơ le nhiệt (b)

Hình 1.2. Modul công tắc tơ và rơ le nhiệt

142
1L1, 3L2, 5L3: các tiếp điểm mạch đầu vào mạch lực.
2T1, 4T2, 6T3: các tiếp điểm đầu ra mạch lực.
N: Dây trung tính.
A1, A2 : đầu vào điện áp cuộn hút 220VAC.
13, 14, 43, 44: các tiếp điểm thường mở điều khiển.
21, 22, 31, 32: các tiếp điểm thường đóng điều khiển.
97-98 : tiếp điểm thường mở rơ le nhiệt.
95- 96: tiếp điểm thường đóng rơ le nhiệt.

Hình 1.3. Modul nút ấn


Trên modul nút ấn, mỗi nút ấn có 1 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở.
Công tắc chuyển mạch 2 vị trí có nhiệm vụ đảo chiều dòng điện nguồn cấp cho tải.
Công tắc hành trình thường được đấu nối tiếp với tiếp điểm thường mở trên mạch
điều khiển có nhiệm vụ khống chế hành trình của đối tượng điểu khiển

143
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý điều khiển dùng công tắc tơ và rơle nhiệt
Ấn nút chạy, công tắc tơ K có điện, đóng tiếp điểm K trên mạch lực cấp điện
cho động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm K trên mạch điều khiển để duy trì cho nút
chạy khi nút chạy mở ra.
Khi có quá tải động cơ, rơle nhiệt tác động, tiếp điểm thường đóng RN
trên mạch điêu khiển mở ra, ngắt điện cho công tắc tơ, làm dừng động cơ.
b. Nguyên lý làm việc của sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SSD
Cấu tạo và hình ảnh của Môđun

Hình 1.5. Sơ đồ mạch điện rơ le quá dòng điện EOCR-SSD

144
Hình 1.6. Modul rơ le quá dòng EOCR-SSD

- A1, A2 : chân cấp điện áp hoạt động cho thiết bị 220VAC.


- 95-96: tiếp điểm thường đóng.
- 97-98: tiếp điểm thường mở.
 D-time: Xác định thời gian khởi động của động cơ, trong thời
gian này EOCR-SSD không tác động
 O-time: Xác định thời gian cho phép quá tải, khi động cơ đang
hoạt động bình thường nếu xảy ra quá tải mà thời gian quá tải
thực nhỏ hơn thông số xác định tại Otime thì EOCR-SSD
không tác động
 LOAD: Nút chỉnh định dòng bảo vệ.
 A1, A2 : Cấp nguồn nuôi relay.
 95-96 : Tiếp điểm điều khiển, khi không có nguồn nuôi, 95-96
đóng lại, khi có nguồn nuôi đầy đủ và relay không có sự cố thì
95-96 mở
 95-98 : Ngược lại với 95-98.
 2 CT màu đen trên EOCR dùng để xỏ 2 đây động lực nối với
động cơ. Lưu ý : Chỉ luồn theo chiều từ trên xuống dưới.
Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động

145
Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý điều khiển dùng công tắc tơ và rơle nhiệt
và rơ le quá dòng
Ấn nút chạy, công tắc tơ K có điện, đóng tiếp điểm K trên mạch lực cấp điện
cho động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm K trên mạch điều khiển để duy trì cho nút
chạy khi nút chạy mở ra.
Khi có quá dòng, rơle dòng tác động, tiếp điểm thường đóng RI trên mạch điêu
khiển mở ra, ngắt điện cho công tắc tơ, làm dừng động cơ.
c. Nguyên lý làm việc của sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SSD
Cấu tạo và hình ảnh của Môđun

Hình 1.8. Sơ đồ nối dây rơ le quá dòng

146
- A1-A2 : Chân cấp nguồn cho rơ le hoạt động 220VAC.
- 95-96 : cặp tiếp điểm thường đóng.
- 95-98 : cặp tiếp điểm thường mở.
1.4. Đấu nối các sơ đồ của bảo vệ
a. Đấu nối sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle nhiệt
- Mạch lực:
+ Nối các chân R, S, T của Aptomat 3 pha với các chân L1, L2, L3 của
công tắc tơ
+ Bộ công tắc tơ và rơle nhiệt đã được đấu sẵn với nhau.
+ Nối các chân T1, T2, T3 của công tắc tơ với các chân U1, V1, W1
của động cơ
+ Động cơ đấu kiểu tam giác.
- Mạch điều khiển:
+ Lấy điện 1 pha từ At 3 pha sang At 1 pha
+ Từ chân đỏ đầu ra của Aptomat 1 pha đấu với chân NC1 của nút dừng
+ NC2 của nút dừng đấu với NO1 của nút chạy
+ NO2 của nút chạy đấu với chân A1 của công tắc tơ K
+ Chân 13(hoặc 43) của công tắc tơ đấu với NC2 của nút dừng hoặc
NO1 của nút chạy
+ Chân 14(hoặc 44) của công tắc tơ đấu với NO2 của nút chạy hoặc
chân A1 của công tắc tơ.
+ Chân A2 của công tắc tơ đấu với chân 96 của rơle nhiệt
+ Chân 95 của rơle nhiệt đấu với chân mát đầu ra Aptomat 1 pha
b. Đấu nối sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SSD
- Mạch lực:
+ Nối các chân R, S, T của Aptomat 3 pha với các chân L1, L2, L3 của
công tắc tơ
+ Nối chân T1 và T3 của công tắc tơ với các chân đầu vào máy biến
dòng
+ Nối các chân đầu ra máy biến dòng với U1, W1 của động cơ.

147
+ Nối chân T2 của công tắc tơ với các chân V1 của động cơ
+ Động cơ đấu kiểu tam giác.
- Mạch điều khiển:
+ Lấy điện 1 pha từ At 3 pha sang At 1 pha
+ Từ chân đỏ đầu ra của At 1 pha đấu với chân NC1 của nút dừng
+ NC2 của nút dừng đấu với NO1 của nút chạy
+ NO2 của nút chạy đấu với chân A1 của công tắc tơ K
+ Chân 13(hoặc 43) của công tắc tơ đấu với NC2 của nút dừng hoặc
NO1 của nút chạy
+ Chân 14(hoặc 44) của công tắc tơ đấu với NO2 của nút chạy hoặc
chân A1 của công tắc tơ.
+ Chân A2 của công tắc tơ đấu với chân 96 của rơle dòng
+ Chân 95 của rơle dòng đấu với chân mát đầu ra At 1 pha
+ Mắc song song 2 chân nguồn rơle dòng với At 1 pha.

c. Đấu nối sơ đồ bảo vệ cực đại bằng rơle quá dòng EOCR-SS
- Mạch lực:
Nối các chân R, S, T của Aptomat 3 pha với các chân L1, L2, L3 của công tắc tơ
Nối chân T1 và T3 của công tắc tơ với các chân đầu vào máy biến dòng
Nối các chân đầu ra máy biến dòng với U1, W1 của động cơ.
Nối chân T2 của công tắc tơ với các chân V1 của động cơ
Động cơ đấu kiểu tam giác.
- Mạch điều khiển:
Lấy điện 1 pha từ At 3 pha sang At 1 pha
Từ chân đỏ đầu ra của At 1 pha đấu với chân NC1 của nút dừng
NC2 của nút dừng đấu với NO1 của nút chạy
NO2 của nút chạy đấu với chân A1 của công tắc tơ K
Chân 13(hoặc 43) của công tắc tơ đấu với NC2 của nút dừng hoặc NO1 của
nút chạy

148
Chân 14(hoặc 44) của công tắc tơ đấu với NO2 của nút chạy hoặc chân A1
của công tắc tơ.
Chân A2 của công tắc tơ đấu với chân 96 của rơle dòng
Chân 95 của rơle dòng đấu với chân mát đầu ra At 1 pha
Mắc song song 2 chân nguồn rơle dòng với At 1 pha.
1.2. Bảo vệ cực đại có hướng
1.2.1 Nguyên lý làm việc
Đối với một số cấu hình lưới điện như mạng vòng, mạnh hình tia có nhiều
nguồn cung cấp..., bảo vệ quá dòng điện với thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc
bậc thang không đảm bảo được tính chọn lọc hoặc thời gian tác động của các bảo vệ
gần nguồn quá lớn không cho phép. Để khắc phục người ta dùng bảo vệ quá dòng có
hướng. Thực chất đây cũng là một bảo vệ quá dòng thông thường nhưng có thêm bộ
phận định hướng công suất để phát hiện chiều công suất qua đối tượng được bảo vệ.
Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện qua bảo vệ lớn hơn dòng điện khởi động IKĐ và
hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp vào đường dây.
1.2.2. Tìm hiểu các bộ phận
- Máy biến dòng BI: cấp nguồn dòng cho rơle dòng và rơle công suất
- Máy biến điện áp BU: cấp nguồn áp cho rơle công suất
- Rơle dòng RI: Ghi nhận sự cố
- Rơle công suất RW: định hướng chiều của công suất ngắn mạch
- Rơle thời gian Rt: duy trì thời gian trễ, đảm bảo tính chọn lọc
- Rơle trung gian RG
- Rơle tín hiệu Th
- Cuộn cắt và máy cắt
1.2.3. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối
Nguyên lý hoạt động của sơ đồ:
Khi có ngắn mạch trong vùng bảo vệ, rơle dòng RI tác động đóng tiếp điểm
Nếu ngắn mạch có chiều chạy từ thanh cái về đường dây thì RW tác động đóng
tiếp điểm, gửi tín hiệu sang rơle thời gian Rt, Rt duy trì thời gian trễ rồi gửi tín hiệu

149
sang RG rồi tới cuộn cắt máy cắt để cắt mạng điện. Đồng thời RG gửi tín hiệu đến
rơle tín hiệu Th để thông báo tín hiệu về sự cố.

Hình 1.9. Sơ đồ nối dây rơ le quá dòng với máy cắt


Nếu ngắn mạch có chiều chạy từ đường dây về thanh cái thì RW không tác
động, máy cắt vẫn ở trạng thái đóng.
1.2.4. Đấu nối các sơ đồ của bảo vệ
Đấu 2 chân nguồn dòng của RI và RW nối tiếp với nhau và đấu với BI
Đấu đầu ra tiếp điểm thường mở của RI với đầu vào thường mở của RW
Đấu đầu ra thường mở của RW với chân dương của Rt
Đầu ra tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rt với chân dương của RG
Đầu ra tiếp điểm thường mở của RG với đồng thời chân dương của cuộn cắt
và chân dương của rơle tín hiệu Th.

150
Bài 2
THỰC HÀNH RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG CẮT NHANH
2.1. Nguyên lý làm việc
Khi trong mạng có dòng ngắn mạch nếu dùng bảo vệ cực đại tác động với thời
gian duy trì thì sẽ không đảm bảo được khả năng cắt nhanh sự cố, khiến sự cố làn
truyền về sau. Vì vậy phải dùng hình thức bảo vệ cắt nhanh để đảm bảo ổn định tốt
cho hệ thống.
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh là một trong các dạng của bảo vệ chống quá dòng
tác động một cách tức thời. Khác với bảo vệ quá dòng điện có thời gian (bảo vệ dòng
điện cực đại), bảo vệ cắt nhanh được đảm bảo tính chọn lọc bằng cách chọn dòng
khởi động không dựa vào dòng điện làm việc mà dựa vào dòng điện ngắn mạch lớn
nhất ngoài vùng bảo vệ (như ta đã biết, giá trị của dòng điện ngắn mạch giảm dần khi
điểm ngắn mạch càng xa nguồn).
Để ngăn chặn bảo vệ cắt nhanh làm việc sai khi có sét đánh vào đường dây (khi ấy
các chống sét van làm việc, tháo dòng điện sét gây ra ngắn mạch tạm thời) hoặc khi
đóng các máy biến áp vào đường dây (dòng điện kích từ không tải của máy biến áp có
thể vượt quá trị số đặt của bảo vệ cắt nhanh) thông thường người ta cho bảo vệ làm
việc với độ trễ khoảng 50-80 mili giây. Với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp,
để chống cả ngắn mạch 1 pha người ta sử dụng sơ đồ ba máy biến dòng và ba rơle
nối hình sao đầy đủ, hoặc ba máy biến dòng nối theo bộ lọc thứ tự không và một rơle
dòng điện phản ứng theo dòng thứ tự không.
Dòng khởi động của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh:

151
Bảo vệ cắt nhanh thứ tự không thường có độ nhạy cao hơn và vùng bảo vệ ổn
định hơn khi chế độ vận hành của hệ thống thay đổi. Ở lưới diện có trung tính cách
điện có thể sử dụng sơ đồ bảo vệ cắt nhanh với hai máy biến dòng và hai rơle nối
hình chữ V. Đối với các đường dây có hai nguồn cung cấp, nếu bảo vệ cắt nhanh đặt
ở hai đầu đường dây không có bộ phận định hướng công suất thì dòng điện khởi động
ở cả hai đầu phải chọn theo dòng điện ngắn mạch lớn nhất xảy ra trên một trong hai
thanh góp đầu đường dây.

Hình 2.1. Rơ le bảo vệ quá dòng cắt nhanh


2.2. Tìm hiểu các bộ phận
- Máy biến dòng BI: cấp nguồn dòng cho rơle dòng và rơle công suất
- Rơle dòng RI: Ghi nhận sự cố
- Rơle trung gian RG
- Rơle tín hiệu Th
- Cuộn cắt và máy cắt
2.3. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối
Khi có ngắn mạch trong vùng bảo vệ, rơle dòng RI tác động đóng tiếp điểm
Nếu ngắn mạch có chiều chạy từ thanh cái về đường dây thì RW tác động đóng
tiếp điểm, gửi tín hiệu sang rơle thời gian Rt, Rt duy trì thời gian trễ rồi gửi tín hiệu
sang RG rồi tới cuộn cắt máy cắt để cắt mạng điện. Đồng thời RG gửi tín hiệu đến
rơle tín hiệu Th để thông báo tín hiệu về sự cố.

152
Nếu ngắn mạch có chiều chạy từ đường dây về thanh cái thì RW không tác
động, máy cắt vẫn ở trạng thái đóng.

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý đấu rowle bảo vệ cắt nhanh


2.4. Đấu nối các sơ đồ của bảo vệ
Đấu 2 chân nguồn dòng của RI và RW nối tiếp với nhau và đấu với BI
Đấu đầu ra tiếp điểm thường mở của RI với đầu vào thường mở của RW
Đấu đầu ra thường mở của RW với chân dương của Rt
Đầu ra tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rt với chân dương của RG
Đầu ra tiếp điểm thường mở của RG với đồng thời chân dương của cuộn cắt
và chân dương của rơle tín hiệu Th.

153
Bài 3
THỰC HÀNH RƠLE BẢO VỆ THẤP ÁP QUÁ ÁP 1 PHA
3.1. Nguyên lý làm việc
Khi trong mạng có điện áp thấp sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của
thiết bị. Nặng nề hơn động cơ sẽ không khởi động được hoặc sẽ bị dừng cưỡng bức
gây cháy hỏng động cơ.
Bảo vệ thấp áp là hình thức bảo vệ khi điện áp trong mạng giảm quá thấp dưới
1 mức cho phép thì bảo vệ sẽ tác động ngắt điện cho động cơ, ngăn nguy cơ động cơ
bị cháy hỏng.
3.2. Tìm hiểu các bộ phận
- Rơle thấp áp: EUVR hoặc 900VPR
- MBA tăng giảm áp có điều chỉnh
- Công tắc tơ
- Động cơ điện 1 pha, 3 pha
- Các nút bấm

Hình 3.1. Rơ le bảo vệ quá áp, thấp áp


Chức năng của rơ le
Rơle bảo vệ điện áp
Bảo vệ thấp áp
Bảo vệ mất cân bằng pha
Bảo vệ quá áp

154
Bảo vệ mất pha
Delay-on
Bảo vệ ngược pha
2 tiếp điểm ngõ ra
Có thể không kết nối với dây N
Hiển thị tần số và điện áp hệ thống
Giám sát điện áp pha - pha, pha với dây trung tính
3.3. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối

Hình 3.1. Modunl rơ le bảo vệ thấp áp, quá áp.


Nguyên lý hoạt động của sơ đồ:
- Khi có điện áp thấp, sau 1 khoảng thời gian trễ rơle thấp áp tác động đóng
tiếp điểm, ngắt điện cho cuộn hút công tắc tơ. Công tắc tơ mất điện sẽ nhả tiếp điểm
trên mạch lực, ngắt điện cho động cơ. Động cơ dừng hoạt động.
3.4. Đấu nối các sơ đồ của bảo vệ
Đấu 2 chân nguồn dòng của RI và RW nối tiếp với nhau và đấu với BI
Đấu đầu ra tiếp điểm thường mở của RI với đầu vào thường mở của RW
Đấu đầu ra thường mở của RW với chân dương của Rt
Đầu ra tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rt với chân dương của RG
Đầu ra tiếp điểm thường mở của RG với đồng thời chân dương của cuộn cắt
và chân dương của rơle tín hiệu Th.

155
Bài 4
THỰC HÀNH RƠLE BẢO VỆ THẤP ÁP QUÁ ÁP 3 PHA
4.1. Nguyên lý làm việc
Khi trong mạng có điện áp cao sẽ gây nguy hiểm đến cách điện của thiết bị.
Nặng nề hơn thiết bị điện sẽ bị cháy hỏng cách điện.
Bảo vệ quá áp là hình thức bảo vệ khi điện áp trong mạng cao quá 1 mức cho
phép thì bảo vệ sẽ tác động ngắt điện cho động cơ, ngăn nguy cơ động cơ bị cháy
hỏng.

Hình 4.1. Rơ le quá áp, thấp áp 3 pha


Thông số kỹ thuật cơ bản
Sau đây là một số những thông số kỹ thuật cơ bản mà mỗi loại rơ le bảo vệ điện áp
3 pha đều phải đáp ứng được.

Nguồn cấp 115 – 480 VAC


Quá áp: -30% đến 25% của mức lớn nhất điện áp đầu
vào
Thấp áp: -30% đến 25% của mức lớn nhất điện áp
đầu vào
Dải cài đặt
Đặt trễ điện áp 5% giá trị điện áp hoạt động (cố định)
0,1 – 30s (giá trị khi đầu vào nhanh chóng thay đổi từ
Thời gian trễ 0% đến 120%

156
Thời gian khởi động 1s hoặc 5s
Ngõ ra Rơ le 2 SPDT 6A/250 VAC
Cấp bảo vệ IP20
Pha 3
Dãy cảm biến điện áp 300 – 500 VAC
Độ nhạy pha Mất pha, thứ tự pha
Dải cảm biến tần số 45 – 65 Hz
Nhiệt độ hoạt động
tối thiểu -25 độ C
Nhiệt độ hoạt động
tối đa 60 độ C
Mô tả:
+ Đây là hệ thống lắp đặt rơ le theo dõi cho đường dây ba pha. Giám sát các giai
đoạn pha như mất pha, cao áp và thấp áp. Các giá trị ngưỡng cao áp và thấp áp có
thể được điều chỉnh.

+ Giám sát nguồn điện ba pha cho thứ tự pha (có thể tắt), mất pha, điện áp quá tải

+ Các giá trị ngưỡng cho cao và thấp áp được điều chỉnh theo các giá trị tuyệt đối

+ Độ trễ có thể điều chỉnh hoặc tắt

+ ON-delayed hoặc OFF-delay tripping delayable selectable

+ Nguyên lý đo RMS True

+ 2 C/O(SPDT)

+ 3 đèn LED hiển thị trạng thái

4.2. Tìm hiểu các bộ phận


- Rơle quá áp: EOVR hoặc 900VPR
- MBA tăng giảm áp có điều chỉnh
- Công tắc tơ
- Động cơ điện 1 pha, 3 pha
- Các nút bấm

157
4.3. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối

Hình 4.2. Sơ đồ đấu rơ le


4.4. Đấu nối các sơ đồ của bảo vệ
Đấu trực tiếp điện áp 3 pha với các đầu L1, L2, L3 và N của rơ le
Các đầu ra 14-11, 24-21 là tiếp điểm thường mở của rơ le khi quá áp và thấp áp
thường nối với đèn tín hiệu sự cố.
Các đầu ra 12-11, 22-21 là tiếp điểm thường đóng của rơ le khi quá áp và thấp áp
thường mắc nối tiếp với mạch điều khiển đóng mở tải.

158
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Anh Nghĩa. Rơle bảo vệ trong hệ thống điện mỏ. NXB Giao thông
vận tải, 2016
Trần Quang Khánh. Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện. NXB
Giáo dục, 2005.
Lê Kim Hùng, Đoàn Ngọc Tú. Bảo vệ rơ le và tự động hóa trong hệ thống
điện. NXB Giáo dục 1998.
Trần Đình Long. BẢo vệ các hệ thống điện. NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2000
Nguyễn Anh Nghĩa, Trần Bá Đề. Giáo trình Điện khí hóa mỏ. NXB Giao
thông vận tải, 1997.
Nguyễn Hồng Thái, Vũ Văn Tẩm. Rơ le số lý thuyết và ứng dụng. NXB
Giáo dục, 2001.
Nguyễn Hoàng Việt. Bảo vệ rơ le và tự động hóa trong hệ thống điện. NXB
đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005

159
MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu 3
Phần 1. LÝ THUYẾT 5
Chương 1. Đại cương về bảo vệ rơle 5
1.1. Khái niệm chung 5
1.2. Các phép logic dùng trong bảo vệ rơle 8
1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle 10
1.4. Sơ đồ nối các máy biến dòng và rơle 13
1.5. Các nguyên lý cơ bản thực hiện bảo vệ rơle 15
1.6. Tóm lược về tính toán ngắn mạch. 20
Câu hỏi ôn tập chương 1 23
Chương 2: Bảo vệ quá dòng điện 24
2.1. Khái niệm chung 24
2.2. Bảo vệ dòng điện cực đại 25
2.3. Bảo vệ dòng điện cắt nhanh 33
2.4 . Bảo vệ dòng điện có hướng 41
2.5. Ví dụ và bài tập 53
Câu hỏi ôn tập chương 2 61
Chương 3. Bảo vệ so lệch dòng điện 62
3.1. Khái niệm chung 62
3.2. Bảo vệ so lệch dọc 62
3.3. Bảo vệ so lệch ngang 72
3.4. Bảo vệ máy biến áp lực 77
3.5. Bài tập 87
Câu hỏi ôn tập chương 3 88
Chương 4. Các hình thức bảo vệ khác 89
4.1. Bảo vệ khoảng cách 89
4.2. Bảo vệ bằng rơle khí 97
4.3. Bảo vệ quá tải 97
4.4. Ví dụ và bài tập 100
Câu hỏi ôn tập chương 4 103
Chương 5. Tự động điều chỉnh tần số 104
5.1. Khái niệm chung 104
5.2. Điều chỉnh và phân phối công suất tác dụng giữa các máy
104
phát làm việc song song
5.3. Tự động giảm tải theo tần số 106
Câu hỏi ôn tập chương 5 111

160
Chương 6. Tự động điều chỉnh điện áp 112
6.1. Khái niệm chung 112
6.2. Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ 112
6.3. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện phân phối 119
Câu hỏi ôn tập chương 6 123
Chương 7. Tự động đóng nguồn dự trữ (TĐD) 124
7.1. Ý nghĩa của tự động đóng nguồn dự trữ 124
7.2. Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐD 125
7.3. TĐD đường dây 126
7.4. TĐD Trạm biến áp 128
Câu hỏi ôn tập chương 7 130
Chương 8. Tự động đóng trở lại nguồn điện (TĐL) 131
8.1. Ý nghĩa của TĐL 131
8.2. Phân loại thiết bị TĐL 131
8.3. Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐL 132
8.4. TĐL đường dây có nguồn cung cấp một phía 133
8.5. Phối hợp tác động giữa bảo vệ rơle và TĐL 135
Câu hỏi ôn tập chương 8 139
Phần 2. THỰC HÀNH 140
Bài 1: Thực hành rơle bảo vệ quá dòng cực đại 140
Bài 2: Thực hành rơle bảo vệ quá dòng cắt nhanh 151
Bài 3: Thực hành rơle bảo vệ thấp áp, quá áp 1 pha 154
Bài 4: Thực hành rơle bảo vệ thấp áp, quá áp 3 pha 156
Tài liệu tham khảo 159
Mục lục 160

161

You might also like