You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY CÔNG NGHIỆP

LỚP TN: L12 - HK 221


Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Huỳnh Nhật

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Nguyễn Hữu Nghĩa 2013872

Bùi Quốc Đạt 2012908

Huỳnh Thiêng Phú

Nguyễn Gia Linh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


Contents
BÀI 1: MẠCH RLC......................................................................................................
1. Giới thiệu...............................................................................................................
2. Thiết bị thí nghiệm................................................................................................
3. Nội dung thí nghiệm..............................................................................................
4. Kết quả thí nghiệm:...............................................................................................
BÀI 2: LINH KIỆN BÁN DẪN...................................................................................
Mục tiêu:.........................................................................................................................
2. Thiết bị thí nghiệm...................................................................................................
3. Nội dung thí nghiệm.................................................................................................
4.2. Mạch chỉnh lưu bán kỳ........................................................................................
4.3. Mạch chỉnh lưu cầu diode...................................................................................
4.4. Mạch driver cầu H...............................................................................................
Bài 3: KHẢO SÁT VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH SỐ...........................................
1. Giới thiệu...............................................................................................................
2. Thiết bị thực hành/thí nghiệm.............................................................................
3. Nội dung thực hành, thí nghiệm..........................................................................
4. Kết quả thực hành, thí nghiệm:..........................................................................
4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:....................................................................................

2
BÀI 1: MẠCH RLC

1. Giới thiệu
Mạch điện RLC là một mạch điện gồm một điện trở, một cuộn cảm và một tụ điện,
mắc nối tiếp hoặc song song. Các chữ cái RLC là những ký hiệu điện thông thường
tương ứng với trở kháng, điện cảm và điện dung. Mạch tạo thành một dao động điều
hòa cho dòng điện và cộng hưởng giống như mạch LC. Điểm khác biệt chính là có
điện trở sẽ làm tắt dần dao động nếu như mạch không có nguồn nuôi. Một mạch bất
kỳ luôn luôn tồn tại trở kháng ngay cả khi mạch không có điện trở. Mạch LC lý tưởng
không trở kháng là một mô hình trừu tượng chỉ sử dụng trong lý thuyết.
Mạch RLC có nhiều ứng dụng. Chúng được sử dụng trong nhiều loại mạch dao động
khác nhau. Một ứng dụng quan trọng là mạch điều chỉnh, chẳng hạn như trong các bộ
thu phát radio hoặc truyền hình (rà đài), được sử dụng để lựa chọn một dải tần hẹp của
sóng vô tuyến từ môi trường xung quanh. Mạch RLC có thể được sử dụng như một bộ
lọc thông dải (band- pass), bộ lọc chặn dải (band-stop), bộ lọc thông thấp hay bộ lọc
thông cao. Bộ lọc RLC được mô tả như là một mạch bậc hai, có nghĩa là điện áp hoặc
cường độ dòng điện tại thời điểm bất kỳ trong mạch có thể được biểu diễn bằng một
phương trình vi phân bậc hai khi phân tích mạch.
Mục tiêu:
 Làm quen với bảng breadboard đa năng và các dụng cụ đo cơ bản: VOM, dao động
ký.
 Làm quen các loại nguồn điện DC, AC.
 Nhận biết và đọc giá trị các loại điện trở, cuộn cảm, tụ điện.
 Thực hiện và đo đạc các thông số điện áp, dòng điện, độ lệch pha trong các mạch
RLC.

2. Thiết bị thí nghiệm

2.1. Thành phần


- Bảng breadboard

3
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
- Các loại điện trở, biến trở với các mức công suất khác nhau.
- Các loại tụ điện.
- Các loại cuộn cảm.
- Đèn LED
- Bộ nguồn 5VDC, 12VDC, 220VAC.
- Đồng hồ vạn năng VOM
- Dao động ký hai kênh
- Dây nối
2.2. Sơ lược đặc tính thiết bị
2.2.1. Breadboard (test board đa năng)
Breadboard là một dạng đế cắm nhiều lỗ, cho phép cắm các linh
kiện điện tử, IC và dây nối để tạo thành mạch điện tử mà không
cần hàn nối. Vì thế nên nó có thể được sử dụng lại và giúp cho
việc thiết kế một mạch điện tử thí nghiệm được dễ dàng hơn.
Về cấu tạo breadboard gồm có hai phần chính:
 Terminal strip: là vùng gắn các linh kiện. Vùng này có 5
cột bên trái (A, B, C, D, E) và 5 cột bên phải (F, G, H, I, J).
Trong đó, cột E và cột F cách nhau khoảng 0.3 inch (khoảng cách
giữa hai hàng chân IC) nên hai cột này được ưu tiên để gắn IC.
Với vùng này, mỗi hàng nối với nhau như hình vẽ.
 Bus strip: là vùng cung cấp nguồn cho các linh kiện điện
tử. Một bus strip có hai cột, mỗi cột được nối với nhau như hình
vẽ.

2.2.2. Đèn LED


LED (Light Emitting Diode – diode phát quang), là diode có khả năng phát ra
ánh sáng, hay tia hồng ngoại, tử ngoại. LED có hai chân với độ dài khác nhau:
chân dài là cực dương (+), chân còn lại là cực âm hay GND. Khi có dòng phân
cực thuận đi qua, LED sẽ phát sáng. LED chiếu sáng thường có điện áp khoảng
2V và dòng điện khoảng 10mA.
* Đo kiểm tra LED
Để thang đo điện trở x1, dây đen đặt ở chân Cathode, dây đỏ ở Anode. LED sáng là tốt. Nếu đảo
chiều 2 dây LED không sáng. Nếu đồng hồ có vạch chia LV, LI thì ta sẽ biết điện áp trên LED
và dòng điện qua LED.

Faculty of Mechanical Engineering 4


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
2.2.3. Điện trở (Resistor)
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong một mạch điện, hiệu điện thế giữa hai đầu của
nó tỉ lệ với cường độ dòng điện qua nó theo định luật Ohm.
Nếu phân loại dựa trên công suất, thì điện trở thường được chia làm 3 loại: công suất nhỏ, công
suất trung bình và công suất lớn. Tuy nhiên, thông thường điện trở được chia thành 2 loại: điện
trở thường và điện trở công suất.
Nếu phân loại dựa trên cấu tạo, điện trở có thể phân thành 4 nhóm:
1. Điện trở than: làm từ muội than hoặc
bột than chì, công suất nhỏ

2. Điện trở màng hoặc gốm kim: làm từ


bột ôxit kim loại dẫn điện, công suất rất
nhỏ

3. Điện trở dây quấn: có vỏ kim loại để


gắn tấm tản nhiệt, công suất rất lớn

4. Điện trở bán dẫn: sử dụng kỹ thuật


màng mỏng, các điện trở chính xác và
hoạt động ở tần số cao

Trong thực tế, để đọc được giá trị của một điện trở thì ngoài việc nhà sản xuất in trị số của nó lên
linh kiện thì người ta còn dùng một qui ước chung dùng vạch màu để đọc trị số điện trở và các
tham số cần thiết khác. Giá trị được tính ra thành đơn vị Ohm.

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
Lưu ý: Để tránh lẫn lộn trong khi đọc giá trị của các điện trở, đối với các điện trở có tổng số
vòng màu từ 5 trở xuống thì có thể không bị nhầm lẫn vì vị trí bị trống không có vòng màu sẽ
được đặt về phía tay phải trước khi đọc giá trị. Còn đối với các điện trở có độ chính xác cao và
có thêm tham số thay đổi theo nhiệt độ thì vòng màu tham số nhiệt sẽ được nhìn thấy có chiều
rộng lớn hơn và phải được xếp về bên tay phải trước khi đọc giá trị.

2.2.4. Tụ điện (Capacitor)


Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng
được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo
dao động, ...
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm, mica, làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo
tên gọi của các chất điện môi này. Cách ghi giá trị điện dung của tụ điện cũng tùy theo loại tụ.
Loại Hình dáng Đặc điểm Đọc giá trị điện dung
Tụ hóa Tụ hoá là tụ có phân cực Ghi trực tiếp trên thân tụ. Ví
(-) , (+) và luôn luôn có dụ: 185 µF / 320 V
hình trụ

Tụ Loại tụ hóa nhưng có Ghi trực tiếp trên thân tụ.


Tantali điện áp thấp hơn so với
tụ hóa, điện dung lớn
nhưng kích thước nhỏ.
Tụ giấy  Dạng: xyzK hoặc xyzJ
Giá trị: xy × 10z (pF).
K(J) là sai số 5% (10%).
 Dạng: .xyz
Giá trị: 0,xyz (F).
Tụ gốm Đọc giá trị như tụ giấy

Faculty of Mechanical Engineering 4


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
Tụ nhỏ Các loại tụ này thường  Dạng: xyz
không chịu được các điện áp Giá trị: xy × 10z (pF).
phân cao mà thông thường là  Dạng ghi trên thân tụ:
cực, tụ khoảng 50V hay 250V. Giá trị tính bằng F.
đĩa

Tụ Đọc giá trị như tụ giấy


polyester
màng
mỏng

Tụ xoay Thường có các giá trị rất


nhỏ, thông thường nằm
trong khoảng từ 100pF
đến 500pF, thường có
vòng xoay ngắn nên
không có dải biến đổi
rộng.

Tụ chặn Là tụ xoay có giá trị rất


nhỏ, thường được gắn
trực tiếp lên bản mạch
điện tử và điều chỉnh sau
khi mạch đã được chế tạo
xong.

Tụ Ít khi được sử dụng, dễ bị Ghi trực tiếp trên thân tụ.


Polyester hỏng do nhiệt hàn nóng đơn vị là pF.

Bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị
điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ. Khi lắp tụ vào trong một mạch điện
có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4
lần. Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V, ....

Faculty of Mechanical Engineering 5


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
* Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm
Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị rò rỉ hoặc bị chập. Dùng VOM, để ở thang đo điện trở
x1K hoặc x10K, chạm 2 que đo vào 2 chân tụ. Nếu kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ
là tụ còn tốt. Nếu kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ là tụ bị rò. Nếu
kim lên 0 Ω và không trở về là tụ bị chập.
* Đo kiểm tra tụ hóa
Tụ hóa ít khi bị rò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô (khô hóa
chất bên trong lớp điện môi) làm điện dung của tụ bị giảm. Để kiểm tra tụ hóa, ta thường so sánh
độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung.

2.2.5. Cuộn cảm (Choke)


Một số loại cuộn cảm có cấu trúc tương tự như điện trở. Quy định màu và cách đọc màu đều
tương tự như đối với các điện trở.

Tuy nhiên, do các giá trị của các cuộn cảm thường khá linh động đối với yêu cầu thiết kế mạch
cho nên các cuộn cảm thường được tính toán và quấn theo số vòng dây xác định. Với mỗi loại
dây, với mỗi loại lõi khác nhau thì giá trị cuộn cảm sẽ khác nhau

3. Nội dung thí nghiệm

3.1. Thời lượng: 5 tiết cho mỗi nhóm sinh viên.


3.2. Thực hành
3.2.1. Đọc giá trị điện trở
Faculty of Mechanical Engineering 6
@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
Đọc giá trị các điện trở và giá trị tối đa của biến trở có trong kit thí nghiệm. Báo cáo trong
phần 5.1.
3.2.2. Phân loại tụ điện và đọc giá trị tụ điện
Phân biệt các loại tụ điện có trong kit thí nghiệm và đọc giá trị của chúng. Báo cáo trong phần
5.2.
3.2.3. Phân loại cuộn cảm và đọc giá trị cuộn cảm
Phân biệt các loại cuộn cảm có trong kit thí nghiệm và đọc giá trị của chúng. Báo cáo trong
phần 5.3.
3.2.4. Thí nghiệm với điện trở và LED
Thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Nối tín hiệu +5V của nguồn lên dãy bus strip trên cùng của breadboard.
- Nối tín hiệu GND của nguồn lên dãy bus strip dưới cùng của breadboard.
- Nối vào giữa hai hai cực của nguồn điện một mạch gồm 1 điện trở (bất kỳ) và 1 đèn
LED mắc nối tiếp.
Yêu cầu: Bật công tắc nguồn cho mạch và quan sát điện trở, đèn LED. Báo cáo trong phần 5.4.
3.2.5. Thí nghiệm với mạch R–L–C nối tiếp
Thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Mắc nối tiếp một điện trở và một tụ điện (hoặc một cuộn cảm).
- Cấp nguồn 220VAC cho mạch.
Yêu cầu:
- Dùng dao động ký quan sát dạng tín hiệu điện áp trên điện trở, đọc các giá trị: tần số,
điện áp đỉnh, điện áp đỉnh – đỉnh, điện áp hiệu dụng và điện áp trung bình
- So sánh pha của điện áp trên điện trở và điện áp trên tụ điện (hoặc cuộn cảm).
- Báo cáo trong phần 5.5

4. Kết quả thí nghiệm:

5.1. Liệt kê các điện trở có trong kit thí nghiệm (theo thứ tự giá trị tăng dần).
STT Loại Giá trị Sai số
1 Điện trở gốm 220Ω 5%
2 Điện trở gốm 3300Ω 5%
3 Điện trở gốm 6800Ω 5%
4 Điện trở gốm 39000Ω 5%

5.2. Liệt kê các tụ điện có trong kit thí nghiệm (theo thứ tự giá trị tăng dần).

Faculty of Mechanical Engineering 7


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
STT Loại Giá trị
1 Tụ hóa 0,1µF
2 Tụ hóa 0,22µF
3 Tụ hóa 1µF

5.3. Liệt kê các cuộn cảm có trong kit thí nghiệm (theo thứ tự giá trị tăng dần).
STT Loại Giá trị
1 Cuộn cảm vòng màu 470mH
2 Cuộn cảm vòng màu 100mH
5.4. Mạch sử dụng điện trở 220  và đèn LED màu đỏ

Tình trạng của mạch: đèn LED sáng, mạch hoạt động bình thường

Giá trị dòng điện theo tính toán lý thuyết là: 0,023 A.

Do đó, tình trạng thực tế trên mạch là phù hợp

5.5. Mạch sử dụng điện trở 220  và tụ điện/cuộn cảm có giá trị 1µF

Vp= 12V Vp–p =24V Vrms = 6 √ 2V Vavg = 0V


Kết quả sự lệch pha giữa điện áp trên điện trở và điện áp trên tụ điện (hoặc cuộn cảm)
là 90o Lý do là vì trong mạch RC, tự điện luôn trễ pha hơn so với điện trở là một góc 90o

Faculty of Mechanical Engineering 8


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp
(ME2006)
BÀI 2: LINH KIỆN BÁN DẪN
1. Giới thiệu
- Các linh kiện bán dẫn hay phần tử bán dẫn là các linh kiện điện tử khai thác tính chất
điện tử của vật liệu bán dẫn như silic, germane và arsenua galli cũng như chất bán dẫn hữu
cơ.
- Các linh kiện bán dẫn được sản xuất ở cả hai dạng là linh kiện rời và mạch tích hợp (IC).
Trong IC có từ vài (thấp nhất là hai) đến hàng tỷ linh kiện, được gia công và kết nối với
nhau trên một nền bán dẫn duy nhất là tấm wafer. Trong phạm vi bài thí nghiệm, nội dung
là khảo sát hoạt động của diode, MOSFET, thực hiện một số mạch đơn giản ứng dụng linh
kiện bán dẫn đã học.

Mục tiêu:
 Hiểu và kiểm nghiệm đặc tính hoạt động của diode bán dẫn. Làm quen với các
linh kiện bán dẫn
 Quan sát được đặc tính chỉnh lưu dòng điện của diode bán dẫn, vận dụng kiến thức
về lý thuyết của dòng điện trong bán dẫn, giải thích được kết quả thực nghiệm
 Nắm vững và có khả năng thiết kế mạch driver điều khiển động cơ DC bằng
MOSFET, vận dụng kiến thức về lý thuyết về MOSFET, giải thích nguyên lý hoạt
động của mạch
 Rèn luyện kỹ năng mắc mạch điện, sử dụng dụng cụ đo điện như Volt kế, Ampe
kế, dao động kí điện tử

2. Thiết bị thí nghiệm


2.1 Thành phần: tất cả 4 kit, mỗi kit bao gồm như sau
- Bảng breadboard (Hình 1)

Hình 1
- Các loại điện trở, biến trở với các mức công suất khác nhau
- Diode bán dẫn

Faculty of Mechanical Engineering 9


@HCMUT
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

- Tụ điện 10μF
- Bộ nguồn 12VDC
- Đồng hồ vạn năng VOM
- Dao động ký hai kênh
- Dây nối
- MOSFET J306
- MOSFET K2638
- Transistor C1815
2.2 Sơ lược đặc tính thiết bị:
a) Breadboard
-Breadboard (Hình 2) là một dạng đế cắm nhiều lỗ, cho phép cắm các linh kiện điện tử, IC và
dây nối để tạo thành mạch điện tử mà không cần hàn nối. Vì thế nên nó có thể được sử dụng lại
và giúp cho việc thiết kế một mạch điện tử thí nghiệm được dễ dàng hơn. Về cấu tạo breadboard
gồm có hai phần chính:
Terminal strip: là vùng gắn các linh kiện. Vùng này có 5 cột bên trái (A, B, C, D,
E) và 5 cột bên phải (F, G, H, I, J). Trong đó, cột E và cột F cách nhau khoảng 0.3 inch (khoảng
cách giữa hai hàng chân IC) nên hai cột này được ưu tiên để gắn IC. Với vùng này, mỗi hàng nối
với nhau như hình vẽ.
Bus strip: là vùng cung cấp nguồn cho các linh kiện điện tử. Một bus strip có hai cột, mỗi
cột được nối với nhau như hình vẽ.

Hình 2
b) Diode
- Khi tạo thành mối nối pn giữa khối bán dẫn loại n và khối bán dẫn p ta có diode cơ bản.
Diode là linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện qua nó theo một hướng định trước.
- Trong hình 3, trình bày cấu tạo cơ bản của mối nối pn, trong vùng p có nhiều lổ trống
(hạt tải đa) và có vài điện tử tử do (hạt tải thiểu) sinh ra do tác dụng nhiệt

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 10


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

- Trong vùng n chứa nhiều điện tử tự do (hạt tải đa) và một số rất ít lỗ trống (hat tải
thiểu). bán dẫn loại p tạo nên từ nguyên tử silicon kết hợp với tạp chất là nguyên tử có
hóa trị 3 như boron. Các lỗ trống hình thành khi có các nối cộng hóa trị giữa nguyên tử
boron và nguyên tử silicon. Tuy nhiên tổng số proton và tổng số điện tử bằng nhau trong
vật liệu; nên vật liệu có tính trung hòa về điện.
- Tương tự , bán dẫn loại n tạo nên từ nguyên tử silicon kết hợp với tạp chất là nguyên tử
có hóa trị 5 như antimony. Các điện tử hình thành khi có các nối cộng hóa trị giữa một
nguyên tử tạp chất với bốn nguyên tử silicon. Tuy nhiên tổng số proton và tổng số điện tử
(bao gồm các điện tử tự do) bằng nhau trong vật liệu; nên vật liệu có tính trung hòa về
điện.

Hình 3
- Trong hình 4, trình bày hình dạng của diode dùng trong thực tế. Mục tiêu chính của
diode dùng thực hiện mạch chỉnh lưu. Vùng n của mối nối pn được gọi là cathode, ký
hiệu là K. Vùng n được gọi là anod, ký hiệu là A.

Hình 4
- Đặc tuyến Volt Ampere (Hình 5) là đồ thị hay đường biểu diễn mô tả quan hệ điện áp
giữa hai đầu diode với dòng điện qua diode

VF: điện áp đặt ngang qua hai đầu diode lúc phân cực thuận

VBIAS: điện áp phân cực cấp vào mạch diode
Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 11
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)


IF: dòng điện qua diode lúc phân cực thuận

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 12


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)


VR: điện áp đặt ngang qua hai đầu diode lúc phân cực nghịch

IR: dòng điện qua diode lúc phân cực nghịch

Hình 5
c) MOSFET:
- MOSFET là viết tắt của cụm Meta Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor tức
Transisor hiệu ứng trường có dùng kim loại và oxit bán dẫn. Hình 6 mô tả cấu tạo của
MOSFET kênh n và hình 7 ký hiệu của 2 loại MOSFET kênh n và kênh p.
 N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong
vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input
 P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào
ngỏ Gate

Hình 6
- MOSFET có 3 chân gọi là Gate (G), Drain (D) và Source (S) tương ứng với B, E và C
của BJT. Về nguyên lý cơ bản, đối với MOSFET kênh N, nếu điện áp chân G lớn hơn
chân S khoảng từ 3V thì MOSFET bão hòa hay dẫn. Khi đó điện trở giữa 2 chân D và S
rất nhỏ
Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 13
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

(gọi là điện trở dẫn DS), MOSFET tương đương với một khóa đóng. Ngược lại, với MOSFET
kênh P, khi điện áp chân G nhỏ hơn điện áp chân S khoảng 3V thì MOSFET dẫn, điện trở dẫn
cũng rất nhỏ. Vì tính dẫn của MOSFET phụ thuộc vào điện áp chân G (khác với BJT, tính dẫn
phụ thuộc vào dòng IB), MOSFET được gọi là linh kiện điều khiển bằng điện áp, rất lý tưởng
cho các mạch số nơi mà điện áp được dùng làm mức logic (ví dụ 0V là mức 0, 5V là mức 1)

Hình 7

- Hoạt động của MOSFET có thể được chia thành ba chế độ khác nhau tùy thuộc vào
điện áp trên các đầu cuối. Với N-MOSFET thì ba chế độ đó là:
 Chế độ cut-off hay sub-threshold (Chế độ dưới ngưỡng tới hạn).
 Triode hay vùng tuyến tính
 Bão hòa
3. Nội dung thí nghiệm
3.1 Thời lượng: 5 tiết cho mỗi nhóm sinh viên.
3.2 Thực hành
3.2.1 Khảo sát đặc tuyến V-A của Diode

Hình 8
- Trong phạm vi bài thí nghiệm, diode như hình 8 được khảo sát trong mạch.
Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 14
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 15


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

- Thực hiện mạch điện với diode D1, điện trở R1 như hình
9

Hình 9
a.
Đo điện áp trên R1. Hãy xác định diode phân cực thuận hay phân cực nghịch
b.
Dùng định luật Ohm để tính dòng điện I1 qua R1
c.
Tính điện áp trên diode trong trường hợp này
-Thực hiện lại mạch điện với diode D1 như
hình 10

Hình 10
d.
Đo điện áp trên R1. Hãy xác định diode phân cực thuận hay phân cực nghịch
e.
Dùng định luật Ohm để tính dòng điện I1 qua R1
f.
Tính lại điện áp trên diode trong trường hợp này
3.2.2 Mạch chỉnh lưu bán kỳ
- Cho mạch điện như
hình 11 (a,b) bao gồm
nguồn áp xoay chiều
hình sin, 1 diode và 1
điện trở tải RL tạo
thành mạch chỉnh lưu
Hình 11.a bán kỳ

- Áp nguồn Vin cấp đến ngõ vào mạch chỉnh lưu có dạng sin, khi Vin > 0V (tương ứng
bán kỳ dương) diode phân cực thuận và cho dòng đi qua điện trở tải. Dòng điện này hình
thành áp trên tải RL có cùng dạng với áp Vin

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 16


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

- Khi Vin < 0V (tương


ứng bán kỳ âm) diode
phân cực nghịch không
cho dòng đi qua nên áp
trên tải bằng 0V
Hình 11.b

- Thực hiện mạch như hình 11 (a,b). Sử dụng dao động ký điện tử để hiển thị tín hiệu
a. Dùng đồng hồ VOM đo và ghi điện áp ngõ vào
b. Sử dụng dao động ký để đo lại ngõ vào và ngõ ra của mạch. Điều chỉnh dao động
ký bằng cách nhấn nút Measure, sau đó lựa chọn kênh, giá trị cần đo. Ghi lại giá
trị điện áp hiệu dụng và trung bình tại ngõ vào và ngõ ra của mạch
c. Quan sát dạng sóng ngõ ra Vo. Biên độ xung âm hay xung dương bằng bao nhiêu ?
d. Từ quan sát trên dao động ký, hãy cho biết đây là mạch chỉnh lưu bán kỳ dương
hay âm ?
3.2.3 Mạch chỉnh lưu cầu diode
-Nguồn điện xoay chiều truyền phát đơn giản và kinh tế hơn nguồn điện một chiều nên nguồn
xoay chiều được phát và phân phối trong mạng điện thực. Nhưng các mạch điện tử yêu cầu có
nguồn một chiều. Mạch chỉnh lưu được sử dụng để biến đổi nguồn xoay chiều thành nguồn một
chiều. Mạch chỉnh lưu bán kỳ sử dụng 1 diode được sử dụng trong những mạch cần dòng điện
thấp. Phương pháp hiệu quả cao hơn là sử dụng các nhóm diode vào mạch chỉnh lưu toàn sóng

Hình 12.a
-Tại bán kỳ dương của áp thứ cấp trên biến áp như trong hình 12.a, điện thế tại các nút a và b là
Va > Vc > Vn > Vb, suy ra diode D1 và D2 phân cực thuận hay các diode D1 và D2 dẫn, các diode
D3 và D4 ngưng dẫn: dòng điện từ nút a thứ cấp qua diode D1 đến nút c, qua tải đến n, qua diode
D2 đến nút b, quay về thứ cấp.

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 17


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Hình 12.b
-Tại bán kỳ âm của thứ cấp như trong hình 12.b, điện thế tại các nút a và b là V a < Vc < Vn < Vb,
suy ra diode D1 và D2 phân cực nghịch và các diode D3, D4 dẫn: dòng điện từ nút b thứ cấp qua
diode D4 đến c, qua tải đến n, qua diode D3 đến nút a, quay về thứ cấp.
-Thực hiện mạch điện như hình 13, biết diode được sử dụng là loại như hình 8. Cấp nguồn đầu
vào AC cho mạch điện hoạt động. Dùng dao động ký đo 2 kênh (đầu vào, đầu ra) của mạch điện.

Hình 13
a. Quan sát dạng sóng ra trên dao động ký, điều chỉnh chế độ Measure để đo các
thông số sau: điện áp đỉnh-đỉnh (Vpk-pk), tần số (fin-fout) của ngõ vào Vin-ngõ ra Vo
b. Tính điện áp ngõ ra trung bình (Vavg = Vpp x 0.636)
-Lắp thêm lần lượt vào mạch (hình 13) các phần tử sau: lắp điện trở R vào mạch, kiểm tra các
cực dương và cực âm giữa hai đầu điện trở R, sau đó lắp tụ C theo đúng phân cực trên tụ. Kết
quả mạch điện như hình 14.

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 18


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Hình 14
c. Nêu công dụng của tụ C trên mạch.
d. Quan sát dạng sóng ra trên dao động ký, điều chỉnh chế độ Measure để đo các
thông số sau: điện áp đỉnh-đỉnh (Vpk-pk), tần số (fin-fout) của ngõ vào Vin-ngõ ra Vo
e. Tính điện áp ngõ ra trung bình (Vavg = Vpp x 0.636)
3.2.4 Mạch driver cầu H
- Mạch cầu H là được gọi là mạch cầu vì nó được cấu tạo bởi 4 MOSFET như hình 15.
Tác dụng của MOSFET trong mạch cầu H là đóng mở dẫn dòng điện từ nguồn cấp cho
tải với công suất nhỏ đến lớn. Tìn hiệu điều khiển là tín hiệu nhỏ (điện áp hay dòng điện)
và cho dẫn dòng và điện áp lớn để cung cấp cho tải.
- Mạch cầu H có thể đảo chiều dòng điện qua tải nên thế hay được dùng trong các mạch
điều khiển động cơ DC và các mạch băm xung áp ...

a)Mosfet b) Kênh N c) Kênh P


Hình 15
- MOSFET thường được dùng thay các BJT trong các mạch cầu H vì dòng mà linh kiện
bán dẫn này có thể dẫn rất cao, thích hợp cho các mạch công suất lớn. Do cách thức hoạt
động, có thể hình dung MOSFET kênh N tương đương một BJT loại npn (Hình 15.a) và
MOSFET kênh P tương đương BJT loại pnp (Hình 15.b). Thông thường các nhà sản xuất

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 19


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

MOSFET thường tạo ra 1 cặp MOSFET gồm 1 linh kiện kênh N và 1 linh kiện kênh P, 2
MOSFET này có thông số tương đồng nhau và thường được dùng cùng nhau. Một ví dụ dùng 2
MOSFET tương đồng là các mạch số CMOS (Complemetary MOS). Cũng giống như BJT, khi
dùng MOSFET cho mạch cầu H, mỗi loại MOSFET chỉ thích hợp với 1 vị trí nhất định,
MOSFET kênh N được dùng cho các khóa phía dưới và MOSFET kênh P dùng cho các khóa
phía trên.

Hình 16
- Như hình 16a, một MOSFET kênh N được dùng điều khiển motor DC. Ban đầu
MOSFET không được kích, không có dòng điện trong mạch, điện áp chân S bằng 0. Khi
MOSFET được kích và dẫn, điện trở dẫn DS rất nhỏ so với trở kháng của motor nên điện
áp chân S gần bằng điện áp nguồn là 12V. Do yêu cầu của MOSFET, để kích dẫn
MOSFET thì điện áp kích chân G phải lớn hơn chân S ít nhất 3V, nghĩa là ít nhất 15V
trong khi chúng ta dùng vi điều khiển để kích MOSFET, rất khó tạo ra điện áp 15V. Như
thế MOSFET kênh N không phù hợp để làm các khóa phía trên trong mạch cầu H (ít nhất
là theo cách giải thích trên). MOSFET loại P thường được dùng trong trường hợp này.
Tuy nhiên, một nhược điểm của MOSFET kênh P là điện trở dẫn DS của nó lớn hơn
MOSFET loại N. Vì thế, dù được thiết kế tốt, MOSFET kênh P trong các mạch cầu H
dùng 2 loại MOSFET thường bị nóng và dễ hỏng hơn MOSFET loại N, công suất mạch
cũng bị giảm phần nào. Hình 16b và 16c là mạch cầu H sử dụng 2 khóa trên là L1, R1 và
2 khóa dưới là L2, R2. Giả sử khóa (L1, R2) đóng, động cơ quay theo chiều kim đồng hồ.
Khi (L2, R1) đóng thì động cơ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 20


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

a. Thực hiện mạch như hình 17: 2 MOSFET kênh N K2638 và 2 kênh P J306
làm các khóa cho mạch cầu H
b. Sử dụng 2 đèn LED giữa 2 đầu A, B để chỉ thị chiều quay của động cơ
c. Sử dụng nguồn một chiều DC dùng làm nguồn kích cho mạch cầu H
d. Phần kích cho các MOSFET kênh N như sau: dùng nguồn kích trực tiếp vào các
đường L2 hay R2. Các khóa trên (J306, kênh P) phải dùng thêm BJT C1815
để làm mạch kích
e. Khi chưa kích BJT C1815, chân G của MOSFET J306 được nối lên VS bằng điện
trở 1K, điện áp chân G vì thế gần bằng VS cũng là điện áp chân S của J306 nên
MOSFET J306 không dẫn. Quan sát trạng thái đèn LED
f. Khi kích các đường L1 hoặc R1, các BJT C1815 dẫn làm điện áp chân G của J306
sụt xuống gần bằng 0V (vì khóa C1815 đóng mạch). Khi đó, điện áp chân G nhỏ
hơn nhiều so với điện áp chân S, MOSFET J306 dẫn. Do đó, kích đồng thời
đường L1 và R2, đèn LED nào sáng ? Tương ứng với chiều quay nào của động cơ
?
g. Để đảo chiều động cơ, kích đồng thời R1 và L2, đèn LED nào sáng ?

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 21


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Hình 17

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 22


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

4. Kết quả thí nghiệm:


4.1. Khảo sát đặc tuyến V-A của diode
a.
Điện áp trên R1 = 4,2 V
Trong trường hợp này, diode là phân cực thuận

b.
Dòng điện qua R1 =
c.
Điện áp trên diode = 0,8V
d.
Điện áp trên R1 ≈ 0V
Trong trường hợp này, diode là phân cực nghịch
e.
Dòng điện qua R1 ≈ 0A
f.
Điện áp trên diode = 5V
4.2. Mạch chỉnh lưu bán kỳ
a.
Đo bằng VOM, điện áp ngõ vào Vin = 13V
b.
Đối với ngõ vào, giá trị điện áp hiệu dụng
V msVin =13 , 1V

Đối với ngõ vào, giá trị điện áp trung bình


V avg Vin=21 mV
Đối với ngõ ra, giá trị điện áp hiệu dụng
V msV out =103 mV

Đối với ngõ ra, giá trị điện áp trung bình


V avg V out =1 ,56 mV
c.
Biên độ xung âm hay xung dương là
d.
Đây là mạch chỉnh lưu bán kỳ dương (+)
4.3. Mạch chỉnh lưu cầu diode
a.
Trong trường hợp chưa có tụ C và điện trở tải R:
-
Ngõ vào Vin, điện áp đỉnh Vpp = 6,6V, tần số fin = 50Hz
-
Ngõ ra Vo, điện áp đỉnh Vpp = 261mV, tần số fout = 50Hz
b.
Điện áp ngõ ra trung bình Vavg =1,53mV
c.
Công dụng của tụ C: Lưu trữ năng lượng điện và điện tích, cho phép dòng điện
xoay chiều đi qua.
d.
Trong trường hợp có tụ C và điện trở tải R:
-
Ngõ vào Vin, điện áp đỉnh Vpp = 19,8V,tần số fin = 50Hz
Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 23
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

-
Ngõ ra Vo, điện áp đỉnh Vpp = 16,2V, tần số fout = 50Hz
e.
Điện áp ngõ ra trung bình Vavg = 33,5mV

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 24


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Bài 3: KHẢO SÁT VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH SỐ


1. Giới thiệu
Cổng logic biểu diễn các chức năng logic cơ bản và là thành phần chủ yếu của mạch số tích hợp.
Ngõ vào và ngõ ra của mạch tích hợp đều đại diện cho giá trị số Boolean hoặc số nhị phân, ví dụ
như vol (chuẩn TTL sử dụng 0V cho mức 0 và +5V cho mức 1). Sự kết hợp giữa các cổng logic
cơ bản như cổng AND, OR, NAND, NOR, NOT, và XOR tạo nên các mạch tổ hợp (mạch mà tín
hiệu ngõ ra tại mỗi thời điểm chỉ phụ thuộc vào trị các tín hiệu ngõ vào ở thời điểm đó). Sự kết
hợp của chúng còn có thể tạo nên các phần tử nhớ (Flip-Flip). Cùng với những phần tử nhớ này,
sự kết hợp giữa các cổng logic còn có thể tạo thành mạch tuần tự (mạch mà tín hiệu ngõ ra không
những phụ thuộc vào các tín hiệu ngõ vào mà còn phụ thuộc vào trang thái hiện tại của một số
ngõ ra).
Mục tiêu:
 Làm quen với bảng test board đa năng và các đặc điểm nhận dạng chung của IC số.
 Giới thiệu vài loại IC cơ bản: 7408, 7411, 7432, 7400, 7402, 7486.
 Thực thi mạch số tổ hợp.
 Thực thi mạch số tuần tự thông qua IC đếm 74193 và IC giải mã 7447

2. Thiết bị thực hành/thí nghiệm


2.1 Thành phần:
- Bảng breadboard

- Hộp linh kiện:

IC 7408 7411 7432 7400 7402 7486 74193 7447 Led 7 đoạn Led & 220  Dây nối
Số lượng 2 1 2 2 1 1 1 1 1 5 30

- Bộ nguồn 5V:

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 25


Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

2.2 Sơ lược đặc tính thiết bị:


a) Breadboard (test board đa năng):
Breadboard là một dạng đế cắm nhiều lỗ, cho phép cắm các
linh kiện điện tử, IC và dây nối để tạo thành mạch điện tử mà
không cần hàn nối. Vì thế nên nó có thể được sử dụng lại và giúp
cho việc thiết kế một mạch điện tử thí nghiệm được dễ dàng hơn.

Về cấu tạo breadboard gồm có hai phần chính:


 Terminal strip: là vùng gắn các linh kiện điện tử. Vùng này
có 5 cột bên trái (A, B, C, D, E) và 5 cột bên phải (F, G, H, I,
J). Trong đó, cột E và cột F cách nhau khoảng 0.3 inch
(khoảng cách giữa hai hàng chân IC) nên hai cột này được ưu
tiên để gắn IC. Với vùng này, mỗi hàng nối với nhau như
hình vẽ.
 Bus strip: là vùng cung cấp nguồn cho các linh kiện điện tử.
Một bus strip có hai cột, mỗi cột được nối với nhau như hình
vẽ bên.

b) Các IC họ 74:
Các IC họ 74 thông thường có 14 chân / 16 chân. Các chân VCC
14 13 12 11 10 9 8
được đánh số theo ngược chiều kim đồng hồ với chân đầu tiên là chân
ở hàng dưới bên trái.

1 2 3 4 5 6 7
GND

STT Linh kiện Đặc điểm


1 IC 7408 Mạch tích hợp 4 cổng AND 2 ngõ vào
2 IC 7411 Mạch tích hợp 3 cổng AND 3 ngõ vào
3 IC 7432 Mạch tích hợp 4 cổng OR 2 ngõ vào
4 IC 7400 Mạch tích hợp 4 cổng NAND 2 ngõ vào
5 IC 7402 Mạch tích hợp 4 cổng NOR 2 ngõ vào
6 IC 7486 Mạch tích hợp 4 cổng XOR 2 ngõ vào
7 IC 74193 Mạch đếm song song lên/xuống 4 bit
8 IC 7447 Mạch giải mã 4 bit sang Led 7 đoạn

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 2


6
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

VCC 7408 VCC 7411 VCC 7432


14 13 12 11 10 9 8 14 13 12 11 10 9 8 14 13 12 11 10 9 8

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

GND GND GND

VCC 7400 VCC 7402 VCC 7486


14 13 12 11 10 9 8 14 13 12 11 10 9 8 14 13 12 11 10 9 8

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

GND GND GND

 Đối với IC 74193:

MR PL CPU CPD Mode


H X X X Asynchronous reset
L L X X Asynchronous preset
L H H H No change
L H  H Count up
L H H  Count down

 IC 7447 và Led 7 đoạn

Led 7 đoạn cần được chọn cho phù hợp với IC giải mã. Trong trường hợp của IC 7447, các
ngõ ra a,b, …, g là tích cực mức thấp, do đó Led cần được chọn theo kiểu cực Anode chung.

c) Led:

LED (Light Emitting Diode – diode phát quang), là diode có khả năng phát ra ánh
sáng, hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Led có hai chân với độ dài khác nhau: chân dài
là cực dương (+), chân còn lại là cực âm hay GND. Khi có dòng phân cực thuận đi
qua, Led sẽ phát sáng.

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 2


7
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

3. Nội dung thực hành, thí nghiệm


3.1 Thời lượng: 5 tiết cho mỗi nhóm sinh viên.
3.2 Nội dung thí nghiệm
3.2.1 Thí nghiệm về cổng AND

+5V

LED 220 GND

Thực hiện lần lượt theo các bước sau (như được minh họa trên hình vẽ):
- Nối tín hiệu +5V của nguồn lên dãy bus strip trên cùng của breadboard.
- Nối tín hiệu GND của nguồn lên dãy bus strip dưới cùng của breadboard.
- Nối tương ứng chân 7, chân 14 của IC 7408 với GND và +5V.
- Đặt Led lên breadboard: cực dương của Led được nối chân số 3, cực âm nối GND qua
điện trở 220 Ω.
- Nối chân số 1 và chân số 2 xuống mức thấp (GND).
Yêu cầu:
a) Bật công tắc nguồn cho mạch và quan sát đèn Led.
b) Nối 2 tín hiệu vào lên mức cao (+5V) và quan sát ngõ ra.
c) Đưa bất kỳ một ngõ vào xuống mức thấp và quan sát ngõ ra.
d) Để hở hai ngõ vào (không nối lên mức cao hoặc nối xuống mức thấp), quan sát đèn Led. Rút
ra được kết luận gì?

3.2.2 Thiết lập bảng chân trị


Lập lại các bước của bài trên cho IC 7486 và thiết lập bảng chân trị tương ứng.

3.2.3 Thực thi mạch logic


Cho hàm F(A, B, C) = (0, 1, 3, 4, 6, 7).

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 2


8
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

Yêu cầu:
a) Viết biểu thức hàm F.
b) Dùng bảng Karnaugh để đơn giản hàm F.
c) Thực hiện mạch logic sử dụng cổng AND và OR (sử dụng cổng NAND thực hiện chức
năng NOT).
d) Chọn các IC thích hợp để nối mạch như đã thiết kế ở câu c. Sau đó, đưa tất cả các tổ hợp
ngõ vào và quan sát ngõ ra.
e) Thực hiện mạch logic chỉ sử dụng toàn cổng NAND sao cho số cổng là ít nhất.

3.2.4 Thực thi mạch tuần tự


Thực hiện lần lượt theo các bước sau (như được minh họa trên hình vẽ) để thực hiện mạch đếm lên
Mod 16:
-
Nối chân CPD của 74193 lên +5V.
-
Nối chân PL của 74193 lên +5V.
-
Nối chân MR của 74193 xuống GND.
-
Nối 4 ngõ ra của 74193 vào 4 ngõ vào của 7447 tương ứng.
-
Nối 7 ngõ ra của 7447 vào 7 ngõ vào của Led 7 đoạn tương ứng (nối tiếp qua 220 ).
-
Cấp nguồn cho IC 74193 và IC 7447.
-
Nối chân chung của Led 7 đoạn lên +5V.

Yêu cầu:
a) Bật công tắc nguồn cho mạch và quan sát giá trị trên Led 7 đoạn khi lần lượt đưa tín hiệu
ngõ vào chân CPU xuống GND rồi lại nối lên +5V.
b) Thay đổi sơ đồ đấu dây để mạch đếm xuống.
c) Thay đổi trạng thái của chân MR và quan sát giá trị Led 7 đoạn.

d) Thay đổi trạng thái của chân PL và quan sát giá trị Led 7 đoạn.
e) Kết hợp các cổng logic để mạch đếm ở trên trở thành mạch đếm lên Mod 10.

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 2


9
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

4. Kết quả thực hành, thí nghiệm:


4.1 Khi ngõ vào IC để hở như trong bài thí nghiệm này, thì ngõ vào được hiểu là mức:
Mức thấp
4.2 Bảng chân trị của cổng XOR
Input 1 Input 2 Output
0 0 0
1 0 1
0 1 1
1 1 0

4.3 Sơ đồ đấu dây trong mạch 74193 và 7447 để tạo thành mạch đếm lên Mod 10.

4.4 Đánh giá mạch logic đã được đấu dây:


Không chạy Chạy không hoàn chỉnh Chạy tốt

- Mạch ở phần 3.2.3. d)   


- Mạch ở phần 3.2.4. e)   

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 3


0
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006)

BÀI 4: MẠCH 3 PHA

1. Giới thiệu
Vì sao phải khởi động động cơ không đồng bộ?
Khi đóng điện trực tiếp vào động cơ không đồng bộ để mở máy thì do lúc đầu rôto chưa
quay, độ trượt lớn (vận tốc tương đối giữa rôto và stato lớn) nên sức điện động cảm ứng và
dòng điện cảm ứng lớn. Dòng cảm ứng này là dòng điện có hại. Thứ nhất nó làm giảm nguồn
điện cấp cho động cơ vì sức điện động cảm ứng ngược chiều với nguồn cấp. Thứ hai nó sẽ làm
nóng động cơ gây hại cho động cơ. Dòng mở máy thông thường nằm trong khoảng 5-8 lần dòng
định mức của động cơ.
Dòng điện này có trị số đặc biệt lớn ở các động cơ công suất trung bình và lớn, tạo ra nhiệt
đốt nóng động cơ và gây xung lực có hại cho động cơ. Tuy dòng điện lớn nhưng mômen mở
máy lại nhỏ. Do vậy cần phải có biện pháp mở máy. Trường hợp động cơ có công suất nhỏ thì
có thể mở máy trực tiếp: động cơ mở máy theo đặc tính tự nhiên với mômen mở máy nhỏ.
Những động cơ không mở máy trực tiếp thì có thể thực hiện một trong các phương pháp mở
máy gián tiếp sau:
 Phương pháp dùng điện trở mở máy ở mạch rôto
 Phương pháp dùng điện trở mở máy ở mạch stato
 Phương pháp mở máy dùng máy biến áp tự ngẫu
 Phương pháp đổi nối Y - D khi mở máy
Trong các phương pháp trên thì phương pháp đổi nối Y - D khi mở máy được dùng khá phổ
biến và tương đối dễ thực hiện.
Do đặc điểm Ud  3U nên khi khởi động ta sử dụng dạng nối sao để có nguồn cấp là
p

Up nhỏ để giảm tiêu hao năng lượng do trượt. Sau khi động cơ đạt vận tốc cần thiết thì ta chuyển
về dạng nối tam giác để sử dụng nguồn cấp là Ud lớn hơn nhằm tăng công suất hoạt động.
Do đó trong bài thực hành này, sinh viên sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện
khởi động động cơ KĐB dùng đổi nối Y - D khi mở máy, đấu mạch thực tế và vận hành mạch
điện.
Mục tiêu:
 Hiểu rõ nguyên lý khởi động sao - tam giác.
 Biết cách đấu dây sơ đồ mạch khởi động sao - tam giác động cơ không đồng bộ.

Department of Mechatronic Engineering @FME-HCMUT 3


1
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp Bài 4
(ME2006)
 Thực hành đấu dây mạch điện thực tế từ sơ đồ nguyên lý.
 Thực hiện kiểm tra mạch điện trước khi đóng điện.
2. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
- Bảng mạch đấu điện 3 pha - 03 nút nhấn
- 01 timer
- 01 CB tổng - 01 động cơ không đồng bộ 3 pha
- 05 cầu chì - 01 VOM
- 01 đoạn dây điện ngắn
- 03 contactor
- 01 rơle nhiệt

3. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

3.1. Thời lượng: 5 tiết cho mỗi nhóm sinh viên.


3.2. Thực hành
3.2.1. Lắp mạch
Từ sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển như ở dưới, thành lập sơ đồ nối dây và
thực hiện lắp mạch.

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT 2
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp Bài 4
(ME2006)

Lưu ý: Sinh viên tự chọn các khí cụ điện thích hợp và lựa chọn nguồn phù hợp cho mạch
điều khiển.
3.2.2. Kiểm tra mạch khi chưa cấp điện (kiểm tra nguội)
Không cấp điện cho mạch, sử dụng VOM ở chế độ đo điện trở, thang đo x1 hoặc x10. Thực
hiện lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra ngắn mạch nguồn khi mạch chưa có tác động, khi tác động Contactor K1, khi
tác động Contactor K2, và khi tác động Contactor K3.
- Kiểm tra kết nối của động cơ theo hình sao khi tác động Contactor K2.
- Kiểm tra kết nối của động cơ theo hình tam giác khi tác động Contactor K3.
- Kiểm tra sự kết nối với nguồn của cuộn dây của Contactor K2 và K3 khi Timer T1 vẫn
còn trong mạch.
- Rút Timer T1 ra khỏi mạch, dùng một đoạn dây nối ngắn mạch tiếp điểm thường mở
đóng trễ của T1, kiểm tra sự kết nối với nguồn của cuộn dây của Contactor K2 và K3
có thay đổi như dự tính không.
3.2.3. Kiểm tra hoạt động của mạch khi cấp điện
Cấp điện cho mạch và quan sát sự chuyển từ nối sao sang nối tam giác của động cơ.

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT 3
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp Bài 4
(ME2006)
4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:

4.1. Vẽ lại sơ đồ nối dây thực tế

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT 4
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp Bài 4
(ME2006)

4.2. Đánh giá hoạt động của mạch: Chạy đúng  Chạy sai  Không chạy 

Họ và tên:
2. ...............................................................
4. ...............................................................
6. ...............................................................
Nhóm: .......................................................
Kit số: .......................................................

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT 5
Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp Bài 4
(ME2006)
1. ...............................................................
3. ...............................................................
5. ...............................................................
7. ............................................................... Ngày thí nghiệm: ......................................
Tiết: ..........................................................

Faculty of Mechanical Engineering 3


@HCMUT 6

You might also like