You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

Thiết kế bộ nguồn đa năng

GVHD : ThS. Phạm Hữu Chiến


SVTH :Nguyễn Tuấn Anh_CQ13DH0192
Nguyễn Thành An_CQ13DH0435
LỚP : Tự động hóa K13
LỚP HỌC PHẦN : Đồ án tự động hóa

Quảng Ninh
2023
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LINH KIỆN ........................................................................ 4
1.1. Điện trở .................................................................................................................... 4
1.2. Tụ điện...................................................................................................................... 5
1.3. IC 78XX.................................................................................................................... 6
1.4. IC 79XX.................................................................................................................... 7
1.5. Biến áp ...................................................................................................................... 8
1.6. Diode ......................................................................................................................... 9
1.7. LM317 .................................................................................................................... 10
1.8. Màn LCD hiển thị điện áp. ................................................................................... 11
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO…………………………………..…12
2.2. Khối nguồn ............................................................................................................. 12
2.3. Khối điều khiển ..................................................................................................... 13
2.4. Sơ đồ nguyên lý toàn mạch................................................................................... 14
2.5. Sơ đồ bố trí linh kiện............................................................................................. 16
2.6. Hình ảnh mạch thực tế ......................................................................................... 17
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ............................................................................................ 18
3.1. Kết quả ................................................................................................................... 18
3.2. Hạn chế ................................................................................................................... 18
3.3. Hướng phát triển đề tài ........................................................................................ 18

Page 2
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, trên con đường công
nghiệp hóa và hiện đại đất nước ngành điện –điện tử nói chung, hay điện tử nói riêng
đã có những bước tiến vượt bậc và mang lại những thành quả đáng kể cho xã hội và
đất nước. Làm theo lời Bác học phải đi đôi với làm, bên cạnh những giờ lý thuyết trên
lớp vẫn cần chau dồi thêm kiến thức thực tế bằng cách thực tập tự học tự tìm tòi
thêm.Vì vậy, đồ án môn học chế tạo sản phẩm là điều kiện tốt giúp chúng em kiểm
chứng được lý thuyết đã được học trên lớp và cũng là trau dồi thêm kiến thức thực tế.

Trong đồ án lần này, chúng em đã được nhận đề tài :


“Thiết kế bộ nguồn đa năng ”

Sau thời gian nghiên cứu, chúng em đã chế tạo thành công đáp ứng được cơ bản
yêu cầu của đề tài.

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng em đã gặp một số vướng mắc về lý
thuyết và khó khăn trong việc thi công sản phẩm. Tuy nhiên, chúng em đã nhận được
sự giải đáp và hướng dẫn kịp thời của thầy Phạm Hữu Chiến cùng với sự góp ý của các
thầy cô trong khoa và các bạn trong lớp. Đựơc như vậy chúng em xin chân thành cảm
ơn và mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo
và các bạn trong các đồ án sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Tuấn Anh

Nguyễn Thành An

Page 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LINH KIỆN

1.1. Điện trở


a) Khái niệm, cấu tạo, kí hiệu
Khái niệm:

Điện trở là linh kiện điện tử thụ động, dùng để cản trở dòng điện.

Ký hiệu và hình dạng:

Ký hiệu hình dạng

Hình 1.1: ký hiệu và hình dạng của điện trở

Cấu tạo :

Điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điển trở suất cao như làm bằng than, magie
kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn.

b) Phân loại
Điện trở thường: điện trở thường là các loại điện trở có công suất nhỏ từ 0,125W
đến 0,5W.
Điện trở công suất: là các điện trở có công suất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Là cách gọi khác của các điện trở công suất, điện trở
này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng tỏa nhiệt.
Điện trở dây cuốn: Loại điện trở này dùng dây điện trở quấn trên lõi than và có 1
lớp cách điện thường bằng sứ hoặc nhựa tổng hợp để tạo ra điện trở có giá trị nhỏ
và chịu được công suất tiêu tán lớn. Thường được sử dụng trong các mạch cung
cấp điện của các thiết bị điện.
Điện trở điều chỉnh: hay còn gọi là biến trở, giá trị điện trở có thể thay đổi được
tùy ý.

Page 4
1.2. Tụ điện
a) Khái niệm

Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động có khả năng tích và giải phóng năng lương lượng
dưới dạng điện trường.

Khái niệm và hình dạng:

Ký hiệu

Hình dạng

Hình 1.2: ký hiệu và hình dạng của tụ điện

Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sửdụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử,
chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay
chiều, mạch tạo dao động.
b) Cấu tạo

Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là
điện môi.

Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và
tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như tụ giấy, tụ
gốm, tụ hoá.

Page 5
1.3. IC 78XX

Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp
thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản.Các loại ổn áp thường
được sử dụng là IC 78xx,79xx, với xx là điện áp cần ổn áp.
VD: 7805 ổn áp 5V,7812 ổn áp 12V.
Việc dùng các loại IC ổn áp họ 78xx tương tự nhau.

Hình 1.3: sơ đồ chân ic78XX


Sơ đồ chân của IC 78XX
 Chân số 1 là chân IN (hình vẽ trên)
 Chân số 2 là chân GND (hình vẽ trên)
 Chân số 3 là chân OUT (hình vẽ trên)
Một số thông số kĩ thuật:
Dòng cực đại có thể duy trì 1A.
Dòng đỉnh 2.2A.
Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W.
Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W
Nếu vượt quá ngưỡng 4 ý trên 7805 sẽ bị cháy.
Thực tế ta nên chỉ dùng công suất tiêu tán =1/2 giá trị trên. Các giá trị cũng không nên
dùng gần giá trị max của các thông số trên. Tốt nhất nên dùng ≤ 2/3 max. Hơn nữa các
thống số trên áp dụng cho điều kiện chuẩn nhiệt độ 25 độ C.

Page 6
1.4. IC79XX
Cấu tạo và hình dạng của họ IC 79XX

* Chức năng họ IC 79XX nói chung:

Họ IC 79XX có chức năng tạo điện áp ở đầu ra cố định ở mức -XX

Page 7
1.5. Biến áp

Cấu tạo:

Bộ phận chính của máy biến áp là một khung sắt non (có pha silic) gồm nhiều lá sắt
mỏng ghép cách điện lại với nhau để hạn chế dòng điện Fu-cô (Foucalt). Hai đầu có
hai cuộn dây. Cuộn thứ nhất có N1 vòng dây nối với nguồn phát điện gọi là cuộn sơ
cấp, cuộn thứ 2 có N2 vòng dây nối với các thiết bị tiêu thụ điện năng gọi là cuộn thứ
cấp.

Hình 1.4: Mô hình máy biến áp với khung sắt,cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp

Hình 1.5: Ký hiệu máy biến áp trong mạch điện

Nguyên lý của biến áp:

Một điện áp hàm sin sẽ tạo ra dòng điện hàm sin trong cuộn dây sơ cấp, dòng điện này
sẽ tạo ra một từ trường biến đổi luân phiên theo quy luật hàm sin. Trong biến áp, từ

Page 8
trường biến thiên này được cảm ứng tới một cuộn dây thứ hai qua một lõi sắt từ. Điện
áp hàm sin được tạo ra trong cuộn dây thứ hai bởi sự thay đổi của từ thông ΔΦ.

Tùy theo số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp mà quyết định biến áp là tăng áp hay
hạ áp.

1.6. Diode

Diodelà một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều
mà không theo chiều ngược lại.

Cấu tạo:

Hình 1.6: Cấu tạo của diode

Diode được cấu tạo từ là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N.
Diode có hai cực là Anot (A) và Katot (K), nó chỉ cho dòng một chiều từ A sang K và
nó được coi như van một chiều trong mạch điện và được ứng dụng rộng rãi trong các
máy thu thanh thu hình, các mạch chỉnh lưu, ổn định điện áp.

Phân loại:

Có nhiều loại diode,như diode chỉnh lưu thôngthường,điode Zener, diode phát
quang (LED)…

Page 9
1.7. IC LM 317
Thông số của LM317:
Điện áp đầu vào Vi = 40V
Nhiệt độ vận hành t = 0 - 125°
Dòng điện điều chỉnh là từ : 5
Công suất tiêu thụ lớn nhất là 20W
Dòng điện đầu ra lớn nhất Imax = 1.5A
Đảm bảo thông số Vi - Vo >= 3V
IC LM317 là một linh kiện chuyển đổi khá là tiện dụng. Dùng để chuyển đổi điện
áp dương từ +1.25 đến +37V. Và có khả năng cung cấp dòng quá 1.5A.

IC ổn áp LM317

IC ổn áp LM317 là bộ điều chỉnh biến đổi điện áp có độ dải điện áp khá là rộng
từ +1.25V đến +37V với dòng điện là 1.5A. Cái này rất tiện dụng cho những thiết bị
cần nguồn điều chỉnh.

IC ổn áp LM317 có thể ứng dụng làm điều chỉnh hay cố định điện áp đầu ra
để sạc acquy 12V hay 6V vói lưu lượng acquy nhỏ.

Page 10
1.8. Đồng hồ hiển thị

Điện áp cung cấp: DC 0 – 30V

Công suất tiêu thụ: <0.5VA

Dải đo: DC 0-30V DC

Độ đo chính xác: 1% ± 2

Màn hình hiển thị: Led 7 thanh

Page 11
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO

2.1. Sơ đồ khối

Khối nguồn Khối điều


khiển

Hình 2.1: Sơ đồ khối toàn mạch

2.2. Khối nguồn

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn


Nguồn cũng cấp cho toàn mạch là nguồn 24V 1 chiều. Nguồn ta dùng ở đây có tính ổn
định cao , nên chúng ta dùng tụ 1000uf 35v để lọc phẳng điện áp.
Điện áp đầu vào sau khi đi qua biến áp ha áp xuống từ 220V AC-50Hz xuống còn 24V
AC.Tiếp theo được đi qua cầu diode để chuyển từ điện áp xoay chiều thành một chiều.

Page 12
Hình 2.3: Dạng sóng điện áp trước và sau chỉnh lưu
Điện áp hiện tại là 24V DC Sau chỉnh lưu và ổn áp điện áp còn nhấp nhô ta cho qua tụ
để san phẳng điện áp.
Tụ điện có điện dùng càng lơn thì điện áp đầu ra càng phẳng. cùng với tụ phân cực ta
dùng thêm tụ gốm để lọc nhiễu cao tần.

Hình 2.4: Dạng sóng điện áp sau khi được lọc bằng tụ điện

2.3. Khối điều khiển

Hình 2.5: Sơ đồ khối tạo tín hiệu


Khối điều khiển , tạo ra điện áp có thể điều chỉnh từ 0v đến 24vdc

Page 13
2.4. Sơ đồ nguyên lý toàn mạch

Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch


Nguyên lý làm việc :
Khi điện áp xoay chiều đi qua biến áp đầu ra ta được 24v AC, sau khi chỉnh lưu ta
được điện áp 1 chiều 30v DC,sau đó sẽ đi qua 2 tụ 1000uf 35v để san phẳng điện áp,
điện áp đầu vào được đưa vào IC LM317 để có thể tùy chỉnh điện áp đầu ra ta xoay
biến trở để thay đồi mức điện áp đầu ra theo ý muốn, điện áp sẽ được chia ra làm 2
nguồn -15 và +15 2 nguồn này sẽ được đi qua các ic ổn áp để ra được mức điện áp cố
định +5-5, +12-12, +15-15.

Page 14
2.5. Sơ đồ mạch boar

Hình 2.8: Sơ đồ boar mạch

Page 15
2.6. Sơ đồ bố trí linh kiện và hình ảnh thực tế

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí linh kiện

Page 16
Page 17
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

3.1. Kết quả


Sau thời gian thực hiện đồ án môn học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Phạm Hữu Chiến em đã hoàn thành đồ án theo quy định. Để thực hiện được yêu cầu
của đề tài, chúng em đã không ngừng học hỏi, những vấn đề về các linh kiện điện tử
và các vấn đề khác liên quan. Vì thế kiến thức về điện tử, kinh nghiệm thực tế về làm
mạch đã có sự tiến bộ. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

3.2. Hạn chế


- Vì sản phẩm làm ra chỉ mang tính nghiên cứu nên còn mang tính cơ bản và chưa
được sử dụng rộng rãi ngoài thực tế.
- Do thời gian và điều kiện của sinh viên nên sản phẩm chưa được hoàn hảo.

3.3. Hướng phát triển đề tài


Mạch hoạt động tốt nhưng công suất còn nhỏ, chúng ta có thể tăng công suất của mạch
lên cao hơn.
Trên đây là đồ án môn học của em sau một thời gian nguyên cứu tìm hiểu đã hoàn
thành. Vì kiến thức còn hạn chế cùng với thời gian có hạn đồ án còn nhiều thiếu sót
và bất cập rất mong mọi ý kiến đóng góp để em có thể sửa đổi và được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Page 18

You might also like