You are on page 1of 11

NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG – THPT 105 tiết

Chƣơng I. ĐO LƢỜNG ĐIỆN


1. Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng:
- Nhờ dụng cụ đo có thể xác định được trị số của các đại lượng điện trong mạch.
- Nhờ dụng cụ đo, có thể phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị và mạch
điện.
- Nhờ dụng cụ đo và mạch đo thích hợp, có thể xác định được các thông số kĩ
thuật của các thiết bị điện.
2. Phân loại dụng cụ đo lường điện:
a. Theo đại lượng cần đo:
- Dụng cụ đo điện áp: Vôn kế, kí hiệu: V
- Dụng cụ đo dòng điện: Ampe kế, kí hiệu A
- Dụng cụ đo công suất: Oát kế, kí hiệu W
- Dụng cụ đo điện năng: công tơ, kí hiệu: kWh
b. Theo nguyên lí làm việc:
- Dụng cụ đo kiểu từ điện, kí hiệu:
- Dụng cụ đo kiểu điện từ, kí hiệu:
- Dụng cụ đo kiểu điện động, kí hiệu:
- Dụng cụ đo kiểu cảm ứng, kí hiệu:

Chƣơng 2. MÁY BIẾN ÁP

Câu 2. Khái niệm chung về máy biến áp:


2.1 Công dụng của máy biến áp:
- MBA có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, là khâu không thể thiếu trong
truyền tải và phân phối điện năng.
- MBA sử dụng trong máy hàn, trong kĩ thuật điện tử: dùng ghép nối tín hiệu
giữa các tầng, khuếch đại trong các bộ lọc, nguồn cho các thiết bị điện, điện tử
cần nhiều cấp điện khác nhau.
2.2 Định nghĩa Máy biến áp:
- Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ,
dùng để biến đổi điện áp xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
- Kí hiệu:

- Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện gọi là sơ cấp. {các đại lượng đo
có ghi chỉ số 1}
- Đầu ra của máy biến áp được gọi là thứ cấp.{kí hiệu các đại lượng đo có ghi
chỉ số 2}
2.3 Các số liệu định mức của MBA:
a. Dung lượng hay công suất định mức Sđm: là công suất toàn phần (hay công suất
biểu kiến) của MBA, đơn vị: Vôn – ampe (VA) hoặc Kilô vôn – am pe (kVA).
b. Điện áp sơ cấp định mức U1đm và điện áp thứ cấp định mức U2đm: đơn vị:
vôn(V) hoặc kilô vôn (kV)
c. Dòng điện điện sơ cấp định mức I1đm và dòng điện thứ cấp định mức I2đm, đơn
vị đo: ampe (A) hoặc kilô ampe (kA).
d. Tần số định mức fđm tính bằng Hz
Quan hệ giữa công suất, điện áp, dòng điện định mức:
Sđm = U1đm. I1đm = U2đm. I2đm

2.4 Phân loại máy biến áp:


Theo công dụng:
- Máy biến áp điện lực
- Máy biến áp tự ngẫu.
- Máy biến áp công suất nhỏ, máy biến áp chuyên dùng, máy biến áp đo lường,
máy biến áp thí nghiệm ....
Câu 3. Cấu tạo máy biến áp: (3 phần chính)
3.1 Lõi thép: dùng làm mạch dẫn từ và làm khung quấn dây
Lõi thép được ghép bởi các lá thép kĩ thuật điện dày 0,3; 0,35; 0,5mm, là thép hợp
kim có thành phần silic, bên ngoài phủ lớp cách điện. Các lá thép kĩ thuật được
cán mỏng để giảm tổn hao năng lượng. Chất lượng và tính chất của thép kĩ thuật
thay đổi theo hàm lượng silic.
3.2 Dây quấn máy biến áp: thường làm bằng đồng được tráng men hoặc bọc sợi
cách điện, mềm, có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt.
Dây quấn máy biến áp có 2 cuộn: Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
3.3 Vỏ máy: có nhiệm vụ bảo vệ và cách điện. Bên ngoài có đồng hồ đo, bộ phận
điều chỉnh, bảo vệ, đèn báo ...
Câu 4. Nguyên lí làm việc của Máy biến áp.
4.1. Hiện tƣợng cảm ứng điện từ:
4.2. Nguyên lí làm việc của máy biến áp:

- U1, U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp của MBA.
- N1,N2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
- k là tỉ số biến đổi của MBA (tỉ số biến áp)
+ k >1: (U1 > U2) gọi là máy biến áp giảm áp.
+ k < 1: (U1 < U2) gọi là máy biến áp tăng áp.
Câu 5. Các bước tính toán, thiết kế máy biến áp một pha:
Tính toán thiết kế máy biến áp một pha gồm các bước sau:
1. Xác định công suất của máy biến áp
2. Tính toán mạch từ
3. Tính số vòng dây của các cuộn dây
4. Tính tiết diện dây quấn
5. Tính diện tích cửa sổ lõi thép.
I.Xác định công suất của máy:
Vì hiệu suất máy cao nên: Sđm S1 S2 = U2I2
II. Tính toán mạch từ:
a. Chọn mạch từ
b. Tính diện tích trụ quấn của lõi thép.
Shi = 1,2√ (cm2) trong đó Shi là diện tích hữu ích
Stt = trong đó:

III. Tính số vòng dây của các cuộn dây:


- N1 = U1.n (vòng)
- N2 = (U2 + 10%U2).n (vòng)
Trong đó n: hệ số vòng dây n= (vòng/vôn) (K: chất lượng lõi thép, B: hệ
số tự cảm).
IV. Tính tiết diện dây quấn (hoặc đường kính dây quấn)
V. Tính diện tích cửa sổ lõi thép.
VI. Sắp xếp dây quấn trong cửa sổ:

- Số vòng mỗi lớp = -1


- Số lớp dây quấn = .

Câu 6. Vật liệu chế tạo máy biến áp:


Vật liệu chính dùng để chế tạo máy biến áp gồm:

 Vật liệu dùng làm mạch từ.


 Vật liệu dùng cho các dây quấn.
 Vật liệu cách điện.
I. Vật liệu dùng làm mạch từ
Mạch từ của các MBA được ghép bởi các lá thép ki thuật điện dày từ 0,18 –
0,5mm. Tính chất các lá thép kĩ thuật điện thay đổi theo tỉ lệ silic. Tuy nhiên, tỉ lệ
silic càng nhiều thì càng dễ gãy, do đó không thể tăng quá mức.
Để giảm tổn thất, các lá tôn được cách điện với nhau bằng lớp giấy rất mỏng
dán trên mặt lá tôn hoặc một lớp sơn cách điện.
Mép cắt của các lá tôn phải thật phẳng, không được sần sùi để tránh gây ngắn
mạch giữa các lá tôn. Các lá tôn cần có bề dày như nhau, lá tôn càng mỏng tổn thất
công suất càng nhỏ.
Các lá thép được xếp xen kẽ từng lá một hoặc từng xấp hai hoặc bốn lá thép.
Tiết diện của lõi thép có thể tăng lên bằng cách xếp thêm lá thép nhưng không
được xếp quá mức vì khi bề dày của lõi thép gấp ba lần bề rộng của trụ thì việc
quấn dây sẽ gặp khó khăn.
II. Dây quấn Máy biến áp:
Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp MBA được làm bằng đồng điện phân, có
độ bền cơ học tốt, dễ rát mỏng, không bị đứt khi quấn dây và mềm để liên kết tốt.
Máy biến áp công suất lớn tiết diện dây thường là hình chữ nhật hoặc hình
vuông, còn các máy biến áp công suất nhỏ thường hình tròn.
Khi quấn dây có thể quấn thành lớp hoặc thành bối, vòng này sát vòng kia. Cách
quấn từng bối được quấn nhanh hơn, thường dùng với điện áp không cao. Quấn
thành lớp sẽ cách điện đảm bảo cho máy vận hành an toàn hơn và cuộn dây cũng
sẽ chiếm ít chỗ hơn.
III. Vật liệu cách điện của máy biến áp.
Tuổi thọ của máy biến áp phụ thuộc phần lớn vào chất cách điện. Nếu cách điện
không đủ sẽ nguy hại, còn cách điện quá mức sẽ làm tăng kích thước và giá thành.
1. Cách điện giữa các vòng dây:
- Dây quấn của MBA thường gồm 2 loại:
 Dây bọc được cách điện bằng tơ tự nhiên hay nhân tạo bằng vải sợi: dùng
cho các cuộn dây được ngâm tẩm.
 Dây tráng men được tráng lớp sơn ê may bên ngoài: được dùng rất nhiều để
quấn các máy biến áp nhỏ. Nó có ưu điểm là ít hút ẩm và với độ cách điện
như nhau thì kích thước nhỏ hơn loại dây đọc và có thể chịu được nhiệt độ
cao.
Tuy nhiên, cần chọn loại dây ê may có lớp ê may được tráng đều và bám
chắc vào dây, không tróc ra khi dùng móng tay cạo.
2. Cách điện giữa các lớp dây:
Cách điện giữa các lớp dây bằng một hoặc nhiều lớp giấy paraphin hoặc tẩm nhựa
cách điện.
3. Cách điện giữa các dây quấn với nhau và với vỏ.
Để cách điện giữa dây quấn và lõi thép, người ta dùng giấy bìa làm khuôn cho các
dây quấn.
Câu 7. Quấn máy biến áp một pha.
Quy trình quấn máy biến áp một pha:
1. Quấn dây máy biến áp.
2. Lồng lõi thép vào cuộn dây.
3. Đo và kiểm tra khi chưa nối nguồn.
4. Sấy, tẩm chất cách điện.
5. Lắp ráp máy biến áp vào vỏ.
6. Kiểm tra khi nối với nguồn điện và vận hành thử.

I. Quấn dây máy biến áp:


1. Tính số vòng dây của một lớp và số lớp dây quấn.
2. Quấn dây:
- Khi quấn vòng đầu tiên phải dùng băng vải, vị trí đầu không nằm trong cửa sổ.
- Quấn dây theo từng lớp, mỗi lớp xong lót giấy cách điện, rồi quấn tiếp.
- Sau khi quấn xong sơ cấp, lấy đầu dây ra, lót cách điện. Quấn tiếp cuộn thứ
cấp.
- Trong quá trình quấn: theo dõi để quấn đủ số vòng dây đã tính; giữ dây có sức
căng vừa phải để tránh làm đứt dây.
- Khi quấn đủ số vòng dây, dùng giấy cách điện bọc bên ngoài 2 – 3 lớp, tháo
cuộn dây ra khỏi khuôn gỗ đưa ra ngoài.
II. Lồng lõi thép vào cuộn dây.
- Lồng đảo chiều 2 hoặc 3 lá thép một.
- Lồng hết số lá thép đã tính. Nếu không đủ, khi làm việc máy biến áp sẽ nóng
quá mức cho phép và mau hỏng.
- Khi ghép dùng búa gỗ để vỗ các lá thép cho thật phẳng.
III. Đo và kiểm tra khi chưa nối nguồn
1. Kiểm tra thông mạch:
2. Kiểm tra chạm lõi:
3. Kiểm tra cách điện:
IV. Sấy, tẩm chất cách điện:
1. Một số vật liệu tẩm:
- Chất véc ni béo.
- Chất nhựa cách điện.
- Chất sơn tổng hợp.
2. Trình tự tẩm, sấy:
Công việc tẩm được tiến hành theo trình tự:
- Sấy khô cuộn dây ở nhiệt độ khoảng 60OC trong khoảng 3h.
- Ngâm vào chất cách điện (vecni) cho đến khi không còn bọt khí nổi lên. Chất
cách điện được hâm nóng khoảng 50OC.
- Nhấc khối máy tẩm ra khỏi chất cách điện, để lên giá cho chảy hết vécni thừa.
- Sấy khô ở nhiệt độ 70 – 75OC
Khi tẩm dây ê may cần chú ý để chất hòa tan không làm hỏng ê may. Do đó
cầ chọn loại vécni khô nhanh.
V. Lắp ráp máy biến áp vào vỏ:
VI. Kiểm tra khi nối nguồn với nguồn điện và vận hành thử:
1. Kiểm tra không tải máy biến áp.
2. Kiểm tra có tải máy biến áp.
Chƣơng III. ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Câu 8. Thế nào là động cơ điện? lấy 5 ví dụ về động cơ điện trong sinh hoạt?
1. Thế nào là động cơ điện:
Động cơ điện là thiết bị điện dùng biến đổi điện năng thành cơ năng, làm quay
máy công tác.
Ví dụ: Máy bơm nước, quạt trần, máy nén khí, máy tiện, máy khoan…
Câu 9. Trình bày về phân loại động cơ điện?
1. Theo dòng điện làm việc:
- Động cơ điện làm việc với dòng điện 1 chiều: gọi là động cơ điện 1 chiều:
Ví dụ: quạt pin, xe đạp điện, xe máy điện, ôtô điều khiển ….
- Động cơ điện làm việc với dòng điện xoay chiều: gọi là động cơ điện xoay
chiều.
Ví dụ: quạt trần, máy bơm nước, máy giặt, máy xay sinh tố, máy hút bụi…
2. Theo nguyên lí làm việc:
- Động cơ điện đồng bộ là động cơ có tốc độ quay n bằng tốc độ của từ trường
quay n1.
- Động cơ điện không đồng bộ: là động cơ có tốc độ quay n nhỏ hơn tốc độ từ
trường quay n1.
Câu 10. Các đại lượng định mức của động cơ điện:
- Công suất cơ có ích trên trục: Pđm (W)
- Điện áp Stato: Uđm (V)
- Dòng điện Stato: Iđm (A)
- Tần số dòng điện Stato: f đm (Hz)
- Tốc độ quay Rôto: nđm (vòng/ phút).
- Hệ số công suất: cos
- Hiệu suất: 𝜂đm
Ví dụ: trên nhãn của một động cơ điện một pha có ghi: 125W; 220V; 50Hz,
2845(vòng/phút).
Hãy giải thích các số liệu trên?
Câu 11. Động cơ điện xoay chiều một pha
I. Thí nghiệm về nguyên lí ĐCĐ không đồng bộ:
1. Nội dung thí nghiệm
2. Nguyên lí làm việc của động cơ điện không đồng bộ:
o Khi cho dòng điện vào dây quấn Stato sẽ tạo ra từ trường quay.
o Lực điện từ do từ trường quay tác dụng lên dòng điện cảm ứng ở dây
quấn rôto quay với tốc độ n < n1.
II. Động cơ điện một pha có vòng ngắn mạch (Động cơ vòng chập):
1. Cấu tạo: gồm Stato và Rôto
a. Stato (phần tĩnh):
- Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt
trong có các cực từ để quấn dây.
- Cực từ được xẻ làm 2 phần: một phần được lắp vòng đồng ngắn mạch (khép
kín).
- Dây quấn Stato được đặt cách điện với lõi thép và quấn tập trung quanh cực từ.
b. Rôto (phần quay)
- 1. Lõi thép.
- 2. Thanh dẫn.
- 3. Vòng ngắn mạch.
- 4. Trục
2. Nguyên lí làm việc.
- Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, làm việc bền lâu, vận hành và bảo dưỡng dễ dàng.
- Nhược điểm: Hiệu suất thấp, mô men khởi động yếu, tốn nhiều vật liệu khi chế
tạo.
III. Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện:
1. Cấu tạo:
- LV: cuộn dây làm việc
- KĐ: cuộn dây khởi động.
- C: tụ điện
- Rô to kiểu lồng sóc.
2. Nguyên lí làm việc:
Khi cho dòng điện xoay chiều một pha vào hai dây quấn Stato. Dòng điện trong
hai dây quấn sẽ tạo nên từ trường quay. Từ trường quay tác dụng lên dòng điện
cảm ứng trong rôto lực điện từ F kéo rôto quay với tốc độ n.
Câu 12. Một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha:
1. Đổi chiều quay động cơ điện một pha.
2. Điều chỉnh tốc độ quay của động cơ một pha quạt điện
a. Dùng cuộn điện kháng để điều chỉnh tốc độ
b. Thay đổi số vòng dây Stato để điều chỉnh tốc độ.
c. Dùng mạch điều khiển bán dẫn và tiristo để điều chỉnh tốc độ của quạt điện.
Câu 13. Sử dụng và bảo dưỡng quạt điện:
1. Một số loại quạt điện thông dụng:
a. Quạt bàn: gọn nhẹ, thông dụng. Sải cánh: 200mm – 400mm.
b. Quạt cây: có thể điều chỉnh được cao thấp. Sải cánh: 300mm – 600mm.
c. Quạt tường: có bộ phận để gắn vào tường, có dây giật để thay đổi tốc độ và
hướng gió.
d. Quạt trần: Sải cánh lớn, lắp vào trần (không chiếm diện tích sàn). Cánh quạt
bằng nhựa hoặc kim loại. có loại 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh, 5 cánh.
Sải cánh: 700mm – 1800mm.
Đặc biệt: Có Rôto nằm phía ngoài stato.
e. Quạt hộp tản gió: quạt có hình dạng hộp, có thiết bị để dẫn hướng gió, tấm
hướng gió có dạng cửa chớp.
2. Sử dụng và bảo quản quạt điện:
a. Sử dụng quạt:
- Quạt mới trước khi sử dụng phải bóc lớp chống gỉ ở đầu trục, bỏ đi. Sau đó cho
một vài giọt dầu nhờn vào trục.
- Quạt cũ trước khi dùng phải tra dầu vào các lỗ dầu ở các bộ phận chuyển động.
- Quạt đang hoạt động có mùi khét hoặc bốc khói đen chứng tỏ quạt bị hỏng
nặng phải cắt điện, ngừng sử dụng và kiểm tra sửa chữa.
- Nên để quạt điện nơi khô, thoáng gió.
- Quạt chạy lâu nên cho nghỉ ít phút để nhiệt độ hạ xuống, sau đó cho hoạt động
tiếp.
- Khi khởi động nên ấn nút có tốc độ cao để thời gian khởi động ngắn.
3. Những hư hỏng thường gặp ở quạt điện: nguyên nhân và cách khắc phục

TT Hiện tượng Nguyên nhân và cách khắc phục


Đóng điện vào quạt: quạt -Mất điện nguồn: đứt dây nguồn nối ở ổ, dây phích cắm..
không quay -Công tắc chuyển mạch tiếp xúc xấu, cuộn dây điện
kháng ở hộp tốc độ hỏng, đứt … kiểm tra lại.
1
-Tụ điện hỏng: thay tụ mới.
- Cuộn dây Stato bị cháy, đứt: thay cuộn dây mới hoặc
cuốn lại.
Đóng điện vào, quạt khởi -Nếu nguồn điện bình thường thì do kẹt trục, hoặc bánh
động khó khăn răng bị kẹt…
2
- Kiểm tra trục bạc, điều chỉnh đồng tâm của trục, chêm
dầu, hoặc tóp trục.
Đóng điện: quạt lúc chạy lúc -Các tiếp điểm trong mạch điện không tốt.
không - Dây dẫn, mối hàn bị lỏng, tiếp xúc xấu …
- Dây quấn Stato, các tiếp điểm chuyển mạch xấu.
3
+ Kiểm tra, tìm chỗ tiếp xúc xấu, hàn lại mối.
+ Trường hợp trục tuốc năng bị bó chặt: sửa chữa, điều
chỉnh lại bộ phận tuốc năng.
Bộ chuyển tốc không hoạt -Bộ phím công tắc hỏng: Hàn lại hoặc thay mới.
động - Bộ dây điện kháng của hộp số hoặc của các cuộn dây số
4
Stato bị chập: kiểm tra lại bằng vạn năng kế, quấn lại
hoặc thay mới cuộn điện kháng.
Động cơ điện quá nóng -Nhiệt độ môi trường quá nóng. Đường thông của quạt bị
tắc: cần lau sạch dầu mỡ, bụi bám.
- Điện áp nguồn quá cao: điều chỉnh lại mức điện áp.
5
- Các dây quấn bị chập: tháo ra quấn lại.
- Trục quá mòn, thiếu dầu bôi trơn: thay trục hoặc lau
sạch dầu mỡ ở ổ trục, tra dầu mới.

Câu 14. Máy bơm nước:

1. Các số liệu kĩ thuật của máy bơm nước:


a. Lưu lượng máy, đơn vị m3 hoặc lít.
b. Chiều sâu cột nước hút (đơn vị: m) từ vị trí đặt máy đến mặt nước hút.
c. Chiều cao cột nước bơm (m) theo phương thẳng đứng.
d. Đường kính ống hút và ống xả nước (mm).
e. Công suất động cơ: (w).
f. Điện áp làm việc: 220V – 50Hz.
g. Tốc độ quay động cơ: n 2920 vòng/ phút.
2. Một số hư hỏng máy bơm nước, cách khắc phục:

TT Hiện tượng Nguyên nhân – cách khắc phục


1 Đóng điện vào máy, động cơ -Mất điện áp nguồn cấp: kiểm tra lại nguồn điện, phích
điện không quay cắm, áp tô mát, cầu chì…
- Mạch cấp điện cho máy bị hỏng, tiếp xúc kém: kiểm
tra, sửa chữa và cách điện.
- Với máy tự động điều khiển: kiểm tra phao, công tắc,
các phần tử mạch điều khiển…
2 Có dấu hiệu điện vào: động cơ -Điện áp nguồn vào thấp: kiểm tra, tăng điện áp.
rung nhẹ nhưng máy không - Tụ điện hỏng: thay tụ mới.
quay. - Dây quấn bị chập, khó khởi động: kiểm tra, quấn lại.
- Ổ bi bị mòn, trục cong: kiểm tra, thay ổ bi, chỉnh đồng
tâm.
- Rôto có xát Stato do bị gỉ bám: tháo rôto làm sạch…
3 Máy chạy êm không có nước -Không có nước đầu ống hút: kiểm tra lại.
đẩy ra - Không đủ nước mồi: mồi nước đầy, không bị lọt không
khí vào...
- Ống hút bị nứt, vỡ: kiểm tra thay thế...
4 Động cơ bị rò điện ra vỏ -Chỗ dây nối bị dò điện ra vỏ, máy vân chạy: kiểm tra,
bọc cách điện.
- Dây quấn bị ẩm, bị đọng nước...: Kiểm tra, sấy lại và
tẩm chất cách điện rồi mới sử dụng lại.

Câu 15. Máy giặt:


1. Các số liệu kĩ thuật của máy giặt:
a. Dung lượng máy: đơn vị đo Kg
b. Áp suất nguồn nước cấp: đơn vị đo Kg/cm2.
c. Mức nước trong thùng giặt: có 3 mức hoặc 5 mức.
d. Lượng nước tiêu tốn cho cả lần giặt: khoảng 150 lít – 220 lít.
e. Công suất động cơ: W.
f. Điện áp làm việc: 220V – 50Hz.
g. Công suất gia nhiệt: một số máy có, khoảng 2 – 3 kW.
2. Nguyên lí làm việc của máy giặt:
Gồm 3 quá trình: Giặt – vắt – giũ.
3. Sử dụng máy giặt:
4. Một số hư hỏng các cách khắc phục:
STT Hiện tượng Nguyên nhân và cách khắc phục
1 Cắm điện: đèn báo không - Mất điện áp nguồn cấp: kiểm tra nguồn điện ổ
sáng cắm, áp tô mát, cầu chì…
- Cầu chì máy bị đứt, đứt dây dẫn từ phích đến
máy: kiểm tra, sửa chữa và thay thế.
2 Có điện vào, đèn báo sáng - Mất nước nguồn cấp, van nguồn nước bị hỏng.
nhưng không có dấu hiệu Lưới lọc nước nguồn bẩn, tắc.
nước nạp vào thùng… - Van điện từ bị kẹt, cuộn dây van nạp nước bị
cháy. Không có điện cấp cho van nạp…
- Kiểm tra sửa chữa phần cấp nước.
3 Nạp nước đủ, máy làm việc -Có vật lạ nhỏ cứng( cúc áo, chìa khóa, …) rơi lọt
nhưng mâm khuấy khó quay: dưới khe của mâm khuấy.
kẹt hoặc không quay được. - Cho quá nhiều đồ giặt vào thùng hoặc nước quá
ít.
- Dây cu roa truyền bị nhão, trượt, đứt.
- Động cơ điện chính bị hỏng – tụ điện của động
cơ bị hỏng.
Kiểm tra sửa chữa phần đã nêu.
4 Máy hoạt động bình thường -Dây quấn động cơ bị cháy, bị chập mạch: quấn
nhưng có mùi khét, mâm lại.
khuấy quay yếu, chậm - Tụ điện động cơ bị hỏng: thay mới.
5 Chạm điện ra vỏ máy -Có dây dẫn mang điện bị mất lớp cách điện, dò
điện ra vỏ, máy vẫn chạy: Phải bọc cách điện hoặc
thay dây mới.

Chương IV: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ


Câu 16. Các đại lượng ánh sáng thường dùng:
1. Quang thông: kí hiệu , đơn vị đo: lumen (lm)
- Hiệu suất phát quang của đèn HSPQ = ( ). Bóng đèn có HSPQ càng cao
càng tiết kiệm điện.
2. Cường độ sáng: kí hiệu I, đơn vị đo: Canđêla (Cd)
3. Độ rọi: kí hiệu E, đơn vị đo: lux (lx).
4. Độ chói: kí hiệu L, đơn vị đo: cd/m2.
Câu 17. Các bước thiết kế chiếu sáng bằng phương pháp sử dụng hệ số sử dụng ksd:
1. Xác định độ rọi yêu cầu.
2. Chọn nguồn sáng.
3. Chọn kiểu chiếu sáng.
4. Tính quang thông tổng.
5. Tính số bóng đèn và số bộ đèn.
6. Vẽ sơ đồ bố trí đèn.
Câu 18. Một số yêu cầu sử dụng của mạng điện trong nhà:
1. Đạt tiêu chuẩn an toàn điện.
2. Bổ sung thuận tiện, dễ kiểm tra, sửa chữa.
3. Không ảnh hưởng giữa mạch điện chiếu sáng và các mạch điện cung cấp điện cho
các thiết bị và đồ dùng điện khác.
4. Đạt yêu cầu kĩ thuật và mĩ thuật.
Câu 19. Trình tự các bước tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà.
1. Xác định mục đích, yêu cầu sử dụng của mạng điện trong nhà.
2. Ra phương án thiết kế.
3. Chọn dây dẫn và các thiết bị điện.
4. Lắp đặt và kiểm tra.
5. Vận hành thử và sửa chữa lỗi nếu có.
Câu 20. Bảo dưỡng mạng điện trong nhà:
1. Bảo dưỡng cầu chì.
- Kiểm tra phần tiếp điểm, đầu nối cầu chì: phải đánh sạch gỉ bẩn.
- Làm sạch các điện.
- Kiểm tra các bề mặt liên kết.
2. Bảo dưỡng áp tô mát, cầu dao:
- Làm vệ sinh bên ngoài.
- Quan sát phát hiện chỗ hỏng.
- Kiểm tra phần đầu nối.
- Thử đóng cắt bằng tay kiểm tra cơ cấu truyền động.
- Kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
- Kiểm tra các chi tiết cách điện bề mặt phóng điện.

Phần nội dung thực hành: Vẽ SĐLĐ (sơ đồ đi dây)

A.Đề thi năm 2020


1. Cho các thiết bị: 2 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc 2 cực, 1
bóng đèn 220V. Nguồn ~ 220V.
2. Cho các thiết bị: 1 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc 2 cực, 2
bóng đèn 220V. Nguồn ~ 220V.
3. Cho các thiết bị: 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm, 1 bóng
đèn 220V. Nguồn ~ 220V.
4.
B. Ôn tập 2021
1. Cho các thiết bị: 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc 2 cực; 2
bóng đèn 220V. Nguồn điện ~220V.
2. Cho các thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc 2 cực, 2
bóng 220V. Nguồn ~ 220V.
3. Cho các thiết bị: 2 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc 2 cực, 2
bóng 220V. Nguồn ~ 220V.
4. Cho các thiết bị: 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc, 1 đèn.
Nguồn ~ 220V.
5. Cho các thiết bị: 1 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc, 1 đèn.
Nguồn ~220V.

You might also like