You are on page 1of 11

Câu 1: Trình bày các đặc tính cơ bản của vật liệu dẫn điện

1. Khái niệm: Vật liệu dẫn điện là vật chất mà ở trạng thái bình thường có các
điện tích tự do. Nếu đạt những vật liệu này vào trong 1 trường điện, các điện tích sẽ
chuyển động theo hướng nhất định của trường và tạo thành dòng điện. Người ta gọi
vật liệu có tính dẫn điện.
2. Các đặc tính của vật liệu dẫn điện :
- Điện trở R: là quan hệ giữa hiệu điện thế không đổi đặt ở 2 đầu dây dẫn và cường
độ dòng điện 1 chiều tạo nên trong dây dẫn đó.
l
R= p S
+ Điện trở suất p là điện trở của dây dẫn có
+ chiều dài là l
+ tiết diện là S
- Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ:
pt = p0 (1+α p Δt ¿
+ α : Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ
- Điện trở suất của kim loại thay đổi theo áp suất:
p = p0 (1± kσ )
+ Dấu “+” ứng với biến dạng do kéo, dấu “-“ do nén
+ σ : ứng suất cơ khí của mẫu
+ k: hệ số thay đổi điện trở suất theo áp suất

Câu 2:Trình bày chức năng và tính chất của vật liệu dẫn từ
1. Chức năng:
- Có khả năng dẫn tử, tùy thuộc vào tính chất dẫn tử của mỗi loại vật liệu mà ta có thể
pha chế tạo ra hỗn hợp có đặc tính cần thiết đối với mục đích sử dụng của mạch từ
đó.
- Để có khả năng dẫn từ tốt nhất thì mạch từ phải được chế tạo bằng các vật liệu có
tính mạnh (độ thẩm từ >1).
- Trong máy điện ta thường dùng các loại thép có từ tính khác nhau nhưng chủ yếu
vẫn là thép lá kỹ thuật điện có hàm lượng Si ≤ 4,5%, bề dày khoảng 0,35-0,5mm
được chế tạo bằng phương pháp cán nóng hoặc nguội.
2. Tính chất:
- Tính chất nhiễm từ được biểu diễn dưới dạng đường cong từ hóa hoặc bằng quan hệ
giữa cảm ứng từ B và cường độ từ trường H là B=f (H)
- Bản thân vật liệu dẫn từ khi có từ trưởng biến thiên thì sẽ xuất hiện hiện tượng tổn
hao do hiện tượng tử trễ và dòng xoáy, công thức là:
PFe = (XT .Bm1,6 + Xx .f .Bm²) .f .G
Trong đó:
• PFe - tổn hao sất từ (W)
• Bm - biên độ của từ cảm (T)
• f - tần số của lưới điện (Hz)
• XT, Xx: - hệ số tổn hao do từ trễ và dòng xoáy
• G: - khối lượng của mạch từ
Câu 3: Mục đích và tính chất của cách điện
1. Mục đích của cách điện: Là duy trì khả năng cách điện của vật liệu cách điện,
không để xảy ra trong vật liệu cách điện các hiện tượng sau:
- Phóng điện trong vật liệu cách điện.
- Đánh thủng toàn phần hoặc bộ phận bên trong vật liệu cách điện
- Phóng điện bề mặt ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật liệu cách điện
2. Tích chất của vật cách điện:
- Có tính chất cách điện tốt
- Chịu được sự thay đổi của nhiệt độ
- Có sức bền cơ học tốt
- Chịu được ảnh hưởng của độ ẩm và các tác dụng về hóa học
- Tính dẫn nhiệt cao, đàn hồi tốt
- Độ bền vững của máy điện phụ thuộc vào độ bền vững của độ bền của vật cách
điện. Còn tuổi thọ của vật liệu cách điện phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, độ rung
động..

Câu 4: Ưu nhược điểm và tính chất của vật liệu cách điện thể lỏng dầu biến áp
1. Ưu điểm:
- Có độ bền cách điện cao đạt tới 160kV/cm
- Có khả năng phục hồi sau khi bị đánh thủng
- Có thể thâm nhập các khe rãnh hẹp
- Có thể dùng làm môi trường dập tắt hồ quang trong máy cắt
2. Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào độ bẩn, độ ẩm và có tính chất hút ẩm
- Ở nhiệt độ cao dầu bị già hóa nhanh
- Dễ cháy, dễ tạo thành hỗn hợp nổ
3. Tính chất:
- Có độ bền cách điện cao, đạt 200-250kV/cm bị ảnh hưởng bởi chất bẩn và độ ẩm
nên dầu phải làm sạch và sấy trong chân không.
- Điện trở suất lớn nhưng khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 100oC thì giảm 10 lần
- Nhiệt độ làm việc ở chế độ dài hạn là 90-95oC dầu không bị già hóa nhiều
- Đồng là chất xúc tác đối với quá trình oxy hóa của dầu nên không để đồng tiếp xúc
với dầu.
Câu 5: Trình bày các phương pháp xác định nhiệt độ trong các khí cụ điện
a) Đo bằng nhiệt kế:
- Loại nhiệt kế thường dùng là loại thủy ngân, có thể đo được tới 300oC.
- Ưu điểm: đơn giản, trực tiếp, song tín hiệu không truyền được đi xa và khó đo nhiệt
độ ở các điểm, quán tính nhiệt lớn.
b) Đo bằng nhiệt ngẫu (Cặp nhiệt):
- Nếu 2 sợi kim loại khác nhau được hàn một phía, điểm chung cố định ở nơi có nhiệt
độ cao, còn đầu tự do đặt ở nơi có thiẹt độ thấp thì sẽ xuất hiện một suất điện động.
eT = k . τ = k.(θ1 - θ2)
k – là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào vật liệu làm nhiệt ngẫu
- Trong phạm vi nhất định k là một hằng số vì vậy đo sđđ eT ta biết được nhiệt độ
tăng.
- Ưu điểm: có thể đo nhiệt độ từng điểm, quán tính nhiệt bé, có thể đo được đến
2000oC và có thể truyền tín hiệu đi xa.
c) Đo bằng điện trở:
- Với kim loại, khi nhiệt độ tăng thì điện trở cũng thay đổi theo quan hệ:
Rθ α θ
= Ro(1+ T. )
- Đo trực tiếp: Đo điện trở cuộn dây trước lúc làm việc và sau khi làm việc, qua đó có
thể xác định được độ tăng nhiệt độ trung bình của cuộn dây.
- Đo gián tiếp: có thể đo nhiệt độ của thiết bị khi chúng đang làm việc, có thể truyền
đi xa và dễ dang khống chế công suất hay nhiệt độ.
d) Đo bằng phát xạ hồng ngoại
- Thiết bị đo nhận tín hiệu từ bộ phận phát xạ hồng ngoại từ điểm cần đo, sau đó phân
tích phổ và so sánh với phổ chuẩn từ đó biết được nhiệt độ điểm cần đo.

Câu 6 :Giải thích các thông số của máy cắt, nêu những yêu cầu cơ bản của máy
cắt.
- Máy cắt điện áp cao là một thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện có điẹn áp từ
1000V trở lên ở mọi chế độ vận hành: Chế độ không tải, định mức, sự cố trong đó
chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là nặng nề nhất.
1. Các thông số của máy cắt
- Điện áp định mức – là trị số hiệu dụng của điện áp dây đặt lên thiết bị với thời gian
làm việc dài hạn mà cách điện của máy cắt không bị hỏng.
- Dòng điện định mức – là trị số hiệu dụng của dòng điện chạy qua máy cắt trong thời
gian làm việc dài hạn mà máy cắt không bị hư hỏng.
- Dòng điện ổn định nhiệt ứng với thời gian tương ứng – là trị số hiệu dụng của dòng
ngắn mạch chạy qua thiết bị với thời gian cho trước mà nhiệt độ của mạch vòng dẫn
điên không vượt quá giá trị cho phép ở chế độ làm việc ngắn hạn.
- Dòng điện xung kích – là trị số lớn nhất của dòng điện mà lực điện động do nó sinh
ra không làm hư hỏng máy cắt:
Ixk = 1,8√ 2.Inm
- Công suất cắt định mức của máy cắt 3 pha được tính theo công thức:
Scđm = √ 3.Uđm.Icđm
- Thời gian đóng là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu “đóng” được đưa vào máy cắt
đến khi máy cắt hoàn toàn đóng.
- Thời gian cắt là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu “cắt” đến khi hồ quang được dập
tắt hoàn toàn.
2. Những yêu cầu cơ bản của máy cắt:
- Độ tin cậy cao cho mọi chế độ làm việc
- Quá điện áp khi cắt thấp
- Thời gian đóng và cắt nhanh
- Không ảnh hưởng tới môi trường
- Dễ bảo quản, bảo dưỡng, thay thế
- Kích thước nhỏ gọn, tuổi thọ cao
- Có thể đóng lặp lại có chu trình:
Cắt – 180s – ĐÓNG CẮT – 180s – ĐÓNG CẮT
180s là khoảng thời gian giữa hai lần thao tác còn đóng cắt là máy cắt đóng dòng
ngắn mạch, sau đó lại cắt ra.

Câu 7: Thế nào là quá điện áp khi ngắt hồ quang điện một chiều, phân tích các
phương pháp làm giảm quá điện áp

1. Quá áp:
- Khái niệm: là hiện tượng xảy khi khi điện áp trên các tiếp điểm lớn hơn điện áp
nguồn khi ngắn mạch, đặc điểm là điện cảm càng lớn, tốc độ ngắn càng lớn thì quá
điện áp càng lớn.
- Phương trình cân bằng điện áp với chiều dài hồ quang không đổi
di
U = i.R + L. dt + uhq
- Khi ngắn mạch: i=0
di
U = L. dt + uhq
di
uhq = U - L. dt
di di
- Vì L. dt < 0, nên: uhq = U + L . dt| |i=0

- Hệ số điện cảm càng lớn thì tốc độ suy giảm dòng điện càng nhỏ:

k=
uhq
U
|L. |
=1+ dt
di
i=0
U
2. Các phương pháp làm giảm quá điện áp
- Điện áp phát sinh trên các tiếp điểm có thể vượt quá điện áp nguồn hàng chục lần.
Khi đó các điện của bản thân khí cụ và mạch bị ngắt lâm vào tình trạng quá tải nguy
hiểm.
- Để tránh hiện tượng này người ta sử dụng các biện pháp sau đây:
+ Mắc một điện trở song song với tải.

+ Mắc song song với tải một tụ điện và một điện trở.

+ Mắc một điốt song song với tải.


Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc

- Vật liệu làm tiếp điểm khác nhau thì điện trở suất p cũng khác Rtx thay đổi.
Độ cứng của vật liệu cũng làm thay đổi lực lên vật liệu S tiếp xúc thay đổi thì
Rtx thay đổi.
- Rtx giảm nếu lực ép lên tiếp điểm tăng vì diện tích tiếp xúc tăng.
- Lực nén cũng làm ảnh hưởng đến Rtx vì khi F thay đổi thì diện tích tiếp xúc S thay
đổi theo tỉ lệ thuận.
- Trạng thái bề mặt tiếp xúc : 3 trạng thái gồm: tiếp xúc điểm, tiếp xúc đường, tiếp
xúc mặt nên hệ số m thay đổi, ta có: Rtx điểm > Rtx đường>Rtx mặt
- Nhiệt độ tiếp điểm cũng thay đổi nên điện trở tiếp xúc cũng thay đổi theo công thức:
2
Rtx = Rtx0(1+ 3 . T tx)
α .θ

- Môi trường khác nhau thì khả năng oxi hóa tiếp điểm khác nhau Rtx thay đổi. Để
tránh tác động của môi trường thì ta cần phải bảo vệ tiếp điểm.
- 2 điểm cực phải đồng nhất, nếu khác nhau thì xuất hiện sự ăn mòn điện hóa.

Câu 9: Khái niệm của cầu chì, trình bày đặc tính Ampe-giây của cầu chì

1.Khái niệm: Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khỏi bị ngắn
mạch, cầu chì sẽ tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải hợc ngắn mạch.
2.Đặc tính Ampe-giây của cầu chì:
- Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt của dây chảy với
dòng điện chạy qua
- Để có tác dụng bảo vệ, đường đặc tính ampe-giây của cầu chì ( đường 1) tại mọi
điểm đều phải thấp hơn đường đặc tính của thiết bị cần bảo vệ ( đường 2)
- Đường đặc tính thực tế của cầu chì ( đường 3) cắt đường cong 2
- Trong miền quá tải lớn ( vùng B) cầu chì bảo vệ được thiết bị, trong vùng quá tải
nhỏ cầu chì không bảo vệ được thiết bị
Câu 10: Vẽ cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của áp-tô-mát bảo vệ dòng
cực đại

 Cấu tạo:
1- Nam châm điện
Wi- Cuộn rơ le dòng
2- Tấm động
3,6- Lò xo
4,5- móc răng và cần răng
7- Tiếp điểm

 Nguyên lý làm việc:


Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái đóng nhờ
móc răng số 4 ăn khớp với cần răng số 5 cùng với cụm tiếp điểm động. Khi xảy ra
quá tải lớn hoặc ngắn mạch, nam châm điện số 1 sinh ra lực từ lớn, thắng lực lò xo 3
và hút tấm động số 2 xuống làm nhả móc 4 khỏi cần 5, kết quả là các tiếp điểm 7 của
aptomat được nhả nhờ lò xo số 6, và mạch điện bị ngắn.

Câu 11: Vẽ, nêu cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của áp-tô-mát bảo vệ
điện áp thấp
 Cấu tạo:
1- Nam châm điện
Wu- Cuộn rơ le điện áp
2- Tấm động
3,6- Lò xo
4,5- móc bảo vệ
7- Tiếp điểm

 Nguyên lý làm việc:


Khi đóng thì aptomat được giữ nhờ điện áp đặt vào cuộn Wu đạt định mức, khi đó lực
điện từ thắng lực lò xo 3. Khi điện áp giảm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đặt thì lực điện
từ đặt trong cuộn dây Wu nhỏ hơn lực lò xo 3, do đó lò xo 3 kéo móc 4-5 tách nhau,
tiếp điểm động 7 của aptomat được kéo mở ra nhờ lò xo 6.
Câu 12: Vẽ, nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và các loại bảo vệ của khởi động từ
đơn

 Giới thiệu phần tử


- Đ: Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- RT: Rơ le nhiệt
- ACB : Áp tô mát cấp nguồn cho hệ thống
- F1, F2, F3, F4: Cầu chì
- BA: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
- K: Công tắc tơ xoay chiều ba pha
- STOP: Nút ấn dừng động cơ
- START: Nút ấn khởi động động cơ
- WL: Đèn trắng báo mạch điều khiển có nguồn
- GL: Đèn xanh báo động cơ đang hoạt động
 Nguyên lí hoạt động
- Đóng Áp tô mát ACB cấp nguồn cho mạch khởi động từ đơn, đèn WL sáng lên báo
hiệu mạch điều khiển và mạch động lực được cấp nguồn và sẵn sàng làm việc.
- Muốn khởi động động cơ điện ta ấn nút START cuộn dây của công tắc tớ K có điện,
các tiếp điểm K1, K2, K3 ở mạch động lực đóng lại, động cơ điện được cấp nguồn và
quay. Đồng thời tiếp điểm K4 ở mạch điều khiển đóng lại để duy trì điện cho cuộn
dây khi ta thả nút ấn START ra, vừa có tác dụng ngăn ngừa tình trạng khởi động lại
khi mất điện hoặc điện áp giảm quá thấp. Tiếp điểm K5 đóng lại cấp nguồn cho đèn
GL sáng báo hiệu động cơ đang hoạt động .
- Muốn dừng động cơ ta ấn nút STOP cuộn dây của công tắc tơ K mất điện, các tiếp
điểm K1, K2, K3 ở mạch động lực mở ra, động cơ mất điện và dừng quay
- Khi động cơ làm việc mà bị quá tải rơ le nhiệt RT sẽ tác động, tiếp điểm RT của nó
ở mạch điều khiển mở ra, cuộn dây công tắc tơ K mất điện và động cơ sẽ được cắt ra
khỏi lưới điện
 Các loại bảo vệ
- Bảo vệ "Không” nhờ tiếp điểm K4, khi động cơ đang chạy mà mất điện, tiếp điểm
duy trì K4 sẽ mở ra, khi có điện trở lại hệ thống sẽ không tự động chạy được
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điều khiển nhờ các cầu chì F1, F2, F3, F4
- Bảo vệ ngắn mạch động cơ nhờ Áp tô mát ACB

Câu 13: Cấu tạo, nguyên lý làm việc / các loại bảo vệ của khởi động từ kép

 Giới thiệu phần tử


- Đ: Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- RT: Rơ le nhiệt
- ACB : Áp tô mát cấp nguồn cho hệ thống
- F1, F2, F3, F4: Cầu chì
- BA: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
- K1, K2: Công tắc tơ xoay chiều ba pha
- STOP: Nút ấn dừng động cơ
- START1: Nút ấn khởi động động cơ theo chiều thuận
- START2: Nút ấn khởi động động cơ theo chiều ngược
- WL: Đèn trắng báo mạch điều khiển có nguồn
- GL: Đèn xanh báo động cơ đang hoạt động theo chiều thuận
- OL: Đèn xanh báo động cơ đang hoạt động theo chiều ngược
 Nguyên lí hoạt động
- Đóng Áp tô mát ACB cấp nguồn cho mạch khởi động từ, đèn WL sáng lên báo hiệu
mạch điều khiển và mạch động lực được cấp nguồn và sẵn sàng làm việc.
- Để điều khiển động cơ quay theo chiều thuận, ta ấn nút START1 cuộn dây của công
tắc tơ K1 có điện đóng các tiếp điểm K11, K12, K13 ở mạch động lực cấp nguồn cho
động cơ quay theo chiều thuận. Tiếp điểm K14 đóng lại duy trì điện cho cuộn dây khi
nhả nút ấn, K15 đóng cấp nguồn cho đèn GL sáng báo động cơ đang quay thuận, tiếp
điểm K16 mở ra để đảm bảo cuộn hút của công tắc tơ K2 không có điện đồng thời.
- Muốn điều khiển động cơ quay theo chiều ngược ta ẩn nút STOP công tắc tơ K1
mất điện hoàn nguyên các tiếp điểm về trạng thái ban đầu. Ấn nút START2 công tắc
tơ K2 có điện điều khiển động cơ quay theo chiều ngược
- Để dừng động cơ ta ấn nút STOP
- Khi động cơ làm việc mà bị quá tải rơ le nhiệt RT sẽ tác động, tiếp điểm RT của nó
ở mạch điều khiển mở ra, cuộn dây công tắc tơ K mất điện và động cơ sẽ được cắt ra
khỏi lưới điện.

 Các loại bảo vệ


- Bảo vệ "Không" nhờ tiếp điểm K4, khi động cơ đang chạy mà mất điện, tiếp điểm
duy trì K14 hoặc K24 sẽ mở ra, khi có điện trở lại hệ thống sẽ không tự động chạy
được
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điều khiển nhờ các cầu chì F1, F2, F3, F4
- Bảo vệ ngắn mạch động cơ nhờ Áp tô mát ACB
- Bảo vệ liên động nhờ các tiếp điểm K16 và K26
Câu 14: Vẽ, nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle nhiệt bimêtal

 Cấu tạo:
(1) phần tử đốt nóng
(2) thanh truyền động
(3) lò xo
(4) tiếp điểm
(5) nút hoàn nguyên

 Nguyên lý làm việc:


+ Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện với một thanh Lưỡng kim gồm 2 kim
loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau, 2 kim loại này được ghép chặt với nhau
bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn, khi đốt nóng tấm kim loại sẽ uống cong
về phía kim loại có hệ số giãn nở bé.
+ Thanh lưỡng kim có một đầu tự do, một đầu cố định, khi đốt nóng tạo một
ứng lực và bị cong có hướng trượt khỏi thanh truyền động (2), nếu dòng diện
quá tải thì trượt khỏi thanh (2), khi đó có sự tác động của lò xo (3) làm quay
thanh truyền động (2) và kéo theo tiếp điểm (4) thay đổi trạng thái. Tiếp điểm
thường đóng sẽ mở ra ngắt tín hiệu điều khiển, khi đó mạch động lực cũng
được ngắt. Sau khi ngắt dòng qua phần tử đốt nóng thì thanh lưỡng kim nguội,
muốn rơ le làm việc trở loại ta phải tác động nút hoàn nguyên (5) đưa thanh
lưỡng kim (1) và tiếp điểm (4) về trạng thái ban đầu.

You might also like