You are on page 1of 13

Soạn đề cương câu hỏi khí cụ điện

Câu 1. Phân loại Khí cụ điện. Yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện nói chung là gì? Các chế
độ làm việc của khí cụ điện
 Phân loại khí cụ điện:
- Phân loại theo công dụng:
+ Nhóm khí cụ điện khống chế: Dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các máy
phát điện, động cơ điện (như cầu dao, MCCB,MCB, contactor,…)
+ Nhóm khí cụ điện bảo vệ: Làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện, lưới điện khi có
quá tải, ngắn mạch, sụt áp,…(như Relay, cầu chì, máy cắt,…)
+Nhóm khí cụ điện tự động điều khiển từ xa: Làm nhiệm vụ thu nhận phân tích và khống chế
sự hoạt động của các mạch điện, như khởi động từ.
+ Nhóm khí cụ điện hạn chế dòng điện ngắn mạch ( như điện trở phụ, cuộn kháng,…)
+ Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến dòng điện, biến áp đo lường,…)
- Phân loại theo tính chất dòng điện:
+ Dùng trong mạch điện xoay chiều
+ Dùng trong mạch điện một chiều
- Phân loại theo nguyên lý làm việc:
+ Nguyên lý cơ, điện từ, từ điện, điện động, nhiệt, có tiếp xúc và không có tiếp xúc.
- Phân loại theo điều kiện làm việc:
- Phân loại theo cấp điện áp
+ Khí cụ điện hạ áp có điện áp dưới 3kV.
+ Khí cụ điện trung áp có điện áp từ 3kV đến 36kV
+ Khí cụ điện cao áp có điện áp từ 36kV đến nhỏ hơn 400kV
+ Khí cụ điện siêu áp có điện áp từ 400kV trở lên.
 Các yêu cầu khí cụ điện:
+ Phải đảm bảo sử dụng được lâu dài đúng tuổi thọ thiết kế khi làm việc với các thông số kỹ
thuật ở định mức.
+ Thiết bị phải đảm bảo ổn định lực điện động và ổn định động khi làm việc bình thường, đặc
biệt khi sự cố trong thời gian cho phép của dòng điện và điện áp.
+ Vật liệu cách điện chịu được quá áp cho phép.
+ Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc tin cậy, chính xác an toàn, gọn nhẹ, dễ lắp ráp, dễ kiểm
tra sửa chữa.
+ Ngoài ra còn yêu cầu phải làm việc ổn định ở điều kiện khí hậu môi trường mà khi thiết kế
cho phép.
 Các chế độ làm việc
1. Chế độ làm việc dài hạn
Khí cụ điện làm việc lâu dài, nhiệt độ trong khí cụ điện bắt đầu tăng và đến nhiệt độ ổn định thì
không tăng nữa, lúc này sẽ tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.

2. Chế độ làm việc ngắn hạn


Chế độ làm việc ngắn hạn của khí cụ điện là chế độ khi đóng điện nhiệt độ của nó không đạt tới
nhiệt độ ổn định. Sau khi phát nóng ngắn hạn, khí cụ được ngắt nhiệt độ của nó sụt xuống tới
mức không so sánh được với môi trường xung quanh.

3. Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại


Nhiệt độ của khí cụ điện tăng lên trong khoảng thời gian khí cụ làm việc, nhiệt độ giảm xuống
trong khoảng thời gian khí cụ nghỉ, nhiệt độ giảm chưa đạt đến giá trị ban đầu thì khí cụ điện
làm việc lặp lại. Sau khoảng thời gian, nhiệt độ tăng lên lớn nhất gần bằng nhiệt độ giảm nhỏ
nhất thì khí cụ điện đạt được chế độ dừng.
Câu 2. Thuật ngữ thường đóng, thường mở đề cập đến điều gì khi được sử dụng để định
nghĩa cho việc chuyển đổi của công tắc, nút nhấn?
Các thuật ngữ tiếp điểm cũng được sử dụng để mô tả các biến thể tiếp xúc chuyển đổi.
Câu 3. Khái niệm, quá trình phát sinh, tác hại và phương pháp dập tắt hồ quang điện
xoay chiều, một chiều. Giữa hồ quang điện xoay chiều và hồ quang điện một chiều, cái nào
dễ dập tắt hơn? Tại sao?
- Khái niệm:
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp
suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Trên thực tế nó là một dạng plasma tạo
ra sự trao đổi điện tích liên tục. Nó thường đi kèm theo tỏa sáng và tỏa nhiệt mạnh.
- Tác hại:
Hồ quang điện đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng có một số tác hại nhất định:
+ Ảnh hưởng đến thiết bị điện
Hiện tượng phóng hồ quang điện làm các thiết bị điện bị phá hủy Nguyên nhân là do sự thay
đổi điện áp đột ngột, ngắn mạch hệ thống cục bộ. Cụ thể, các tiếp điểm động lực bị đánh mòn,
hỏng hóc dưới nền nhiệt tăng cao.
Phải thay thế các thiết bị đóng cắt hằng năm, có thể với số lượng lớn sẻ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp.
+ Ảnh hưởng đến con người:
Phóng điện hồ quang có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn làm ảnh hưởng dến sức khỏe và tính mạng
con người.
Tia hồ quang có sức mạnh rất lớn. Nếu nhìn trực tiếp vào tia lửa hồ quang có thể làm cho các tế
bào niêm mạc mắt bị chết, dẫn tới đau mắt hàn. Nếu không trang bị đồ bảo hộ trong quá trình
hàn , có thể làm cho các tế bào bên ngoài da bị chết, làm bong da mặt.
- Phương pháp dập hồ quang điện
+ Dập tắt hồ quang điện một chiều:
Theo định luật Kirchhoff II, ta có phương trình cân bằng điện áp
trong mạch khi mở tiếp điểm và hồ quang bắt đầu cháy như sau:
di
U 0=i. R+iR hq + L
dt
di
U 0=UR+U hq + L
dt

Với:
UR: là điện áp rơi trên điện trở.
Uhq: là điện áp trên hồ quang.
Hồ quang điện mạch một chiều

Khi hồ quang cháy ổn định thì dòng điện không đổi.


di
i=I =const =¿ L =0
dt

Do đó phương trình cân bằng áp sẽ là:


U 0=UR+U hq=I . R+ I .rhq
Để có thể dập tắt hồ quang điện 1 chiều cần loại bỏ được điểm hồ quang cháy ổn định ( điểm
B). Trên đặc tính ta nhận thấy sẽ không có điểm cháy ổn định khi đường đặc tính 3 ( điện áp
trên hồ quang) cao hơn đường đặc tính 2 ( hồ quang tắt khi Uhq > Uo -UR )
Điều kiện:
Thực hiện 2 biện pháp:
+ Tăng độ dài hồ quang ( tăng I)
+ Giảm nhiệt độ vùng hồ quang xuống.

+ Dập tắt hồ quang điện xoay chiều:


- Hồ quang điện xoay chiều khi dòng điện qua trị số 0 thì không được cung cấp năng
lượng. Môi trường hồ quang mất dần tính dẫn điện và trở thành cách điện.
- Nếu độ cách điện này đủ lớn và điện áp nguồn không đủ duy trì phóng điện lại thì hồ
quang sẽ tắt hẳn.
- Để đánh giá mức độ cách điện của điện môi vùng hồ quang là lớn háy bé người ta dung
khái niệm điện áp chọc thủng. Điện áp chọc thủng (Ucht) càng lớn thì mức độ cách điện của
điện môi càng cao.
- Quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều không những tùy thuộc vào tương quang
giữa độ lớn của điện áp chọc thủng với độ lớn của điện áp hồ quang mà còn phụ thuộc tương
quan giữa tốc độ tang của chúng.
Dập tắt hồ quang điện xoay chiều dễ dàng hơn dập tắt hồ quang điện 1 chiều vì:
Với nguồn điện xoay chiều, hồ quang được 'dập tắt' dễ dàng hơn vì điện áp đạt đến 0 tại một
thời điểm nào đó và hồ quang dừng lại.
Với nguồn điện một chiều, hồ quang khó dập tắt hơn:
DC không bao giờ đạt đến 0 vôn, bởi vì nó không đổi hướng ... nó không dao động .... và do
đó các electron tiếp tục chồng chất lên nhau, buộc các electron phía trước phải nhảy qua các
tiếp điểm của công tắc.
Câu 4. Vì sao dòng điện trong hồ quang điện lại chủ yếu là dòng electron chạy từ cathode
đến anode mà không phải ngược lại?
Dòng điện chạy qua khí giữa 2 cực chủ yếu là dòng electron (và cả ion âm) đi từ cathode đến
anode nhưng cũng có một phần là dòng ion dương đi theo chiều ngược lại. Các ion âm và
electron tới va chạm vào anot, làm anot nóng lên, nhiệt độ có thể lên đến 3500 độ C. Do đó,
anot phát sáng mạnh; tại hầu hết vật liệu bị nóng chảy và thậm chí bay hơi, nên anot bị lõm
vào, làm cho mạch điện bị nối tắt. Còn các ion dương khi tới đập vào catot thì cũng làm cho
catot duy trì được trạng thái nóng đỏ ban đầu và phát ra các electron (phát xạ nhiệt e). Chất
khí giữa 2 cực ở nhiệt độ cao nên bị ion hoá và dẫn điện tốt, nhờ đó mà điện trở của khí trong
hồ quang điện rất nhỏ. Cường độ dòng điện trong mạch có thể khá lớn, đạt hàng chục ampe,
hiệu điện thế thấp.
Câu 5. Tại sao khi cắm phích điện vào ổ điện ở nhà, đặc biệt là tải lớn thường phát sinh
những tia điện và tạo ra tiếng nổ hoặc lét đét? Đó là hiện tượng gì? Ảnh hưởng như thế
nào nếu để tình trạng này kéo dài?
Trong trường hợp này. do tiếp xúc không tốt giữa phích cắm và ổ cắm, điện trở tiếp xúc cao
cộng với dòng điện tương đối lớn,chổ tiếp xúc nóng lên, vùng không khí quanh nó bị ion hóa
sinh ra hiện tượng phóng điện(hồ quang). các phần tử khí dãn nở do nhiệt đột ngột, phát sinh
những tia lửa điện và tiếng nổ hoặc lét đét. Đây là hiện tượng hồ quang điện. Nếu kéo dài
tình trạng này phích cắm và ổ cắm sẽ bị hỏng.
Câu 6. Khái niệm, phân loại và các yêu cầu cơ bản về tiếp xúc điện. Các yếu tố ảnh
hưởng tới điện trở tiếp xúc, yêu cầu cơ bản về vật liệu chế tạo dùng làm tiếp điểm như
thế nào?
 Khái niệm:
- Điểm tiếp giáp giữa hai vật dẫn điện, nơi mà dòng điện có thể chạy từ vật dẫn này sang
vật dẫn khác gọi là tiếp xúc điện.
 Phân loại:
Dựa vào mối liên kết tiếp xúc, ta chia tiếp xúc điện ra các dạng sau:
- Tiếp xúc cố định: Là hai vật dẫn tiếp xúc liên kết chặt cứng bằng bulong, đinh vít,…
Yêu cầu cơ bản:
+ Ở chế độ làm việc bình thường không bị phát nóng quá nhiệt độ cho phép.
+ Ổn định nhiệt và lực điện động khi có dòng điện ngắn mạch đi qua.
- Tiếp xúc đóng mở: Là tiếp xúc mà có thể làm cho dòng điện bị ngắt hoặc chạy từ vật
dẫn này sang vật dẫn khác.
Yêu cầu cơ bản:
+ Chịu được hồ quang điện.
+ Có khả năng đóng cắt mạch điện một cách nhanh chóng, dứt khoát. Lúc ngắn mạch các tiếp
điểm không bị dính lại.
+ Các tiếp điểm phải chịu đựng được một số lần thao tác nhất định mà không bị hư hỏng về cơ
học.
+ Tiếp xúc phải có tính đàn hồi để chịu được sức dập cơ học lúc đóng.
+ Khi dòng làm việc lớn (>1000 A) phải có hai hệ thống tiếp điểm.
- Tiếp xúc trượt: Là tiếp xúc mà vật có thể trượt trên bề mặt của vật dẫn kia.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc:
- Vật liệu chế tạo tiếp điểm (độ cứng vật liệu): với cùng một lực F khi vật liệu càng mềm
thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn. Đối với tiếp xúc đóng cắt, người ta không sử
dụng vật liệu mềm vì sau mỗi lần thao tác, lực cơ học sẽ làm tiếp điểm biến dạng.
- Lực ép tiếp điểm: Lực nén lớn sẽ ép các chỗ lồi lõm làm tăng tổng bề mặt tiếp xúc,
giảm điện trở tiếp xúc.
- Nhiệt độ tiếp điểm
- Hình dạng của tiếp điểm.
 Yêu cầu cơ bản về vật liệu chế tạo dùng làm tiêp điểm:
Các yêu cầu chính của vật liệu tiếp điểm là: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, điện trở tiếp xúc bé, không
bị tác động của môi trường như: oxi hóa, ăn mòn điện hóa, ít ăn mòn vì cơ, chịu hồ quang, dễ
gia công, giá thành hạ.
Câu 7. Trình bày thành phần cấu tạo, chức năng chính và nguyên lý hoạt động, công dụng
và vẽ kí hiệu (tiêu chuẩn IEC) của các khí cụ điện: công tắc, nút nhấn thường đóng, nút
nhấn thường hở, nút nhấn đơn, nút nhấn kép, nút nhấn khẩn cấp, cầu dao.
 Công tắc:
- Cấu tạo: Một công tắc được cấu tạo từ 2 điểm của đường dây tải điện và cầu nối giữa
chúng (giúp 2 điểm "tiếp xúc" với nhau). Công tắc có thể là công tắc đơn (2 điểm, kết nối 1-
1) hoặc đa điểm (kết nối 1-n hoặc n-1 hoặc n-n hoặc n-m, trong đó n, m>1).
Một công tắc có bộ phận chính sau:
Tiếp điểm tĩnh
Tiếp điểm động
Cơ cấu tác động: Chuyển trạng thái tiếp điểm
Vỏ bảo vệ
- Phân loại:
Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau:
+ Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
+ Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt
chuyển đổi mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ.
+ Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong các máy cắt gọt
kim loại để điều khiển tự động hoá hành trình làm việc của mạch điện.
- Nguyên lý làm việc:
+ Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi ngắt công tắc, cá
tiếp điểm đổi trạng thái, tiếp điểm thường đóng thì mở, tiếp điểm thường mở thường đóng.
+ Với công tắc xoay, thường có nhiều vị trí, khi tác động xoay công tắc thì trạng thái tiếp
điểm sẽ thay đổi tương ứng vị trí công tắc
- Công dụng: Dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện định mức
nhỏ hơn 6A
- Kí hiệu IEC:
 Nút nhấn:
- Nút nhấn thường mở:

- Nút nhấn thường đóng:

- Nút nhấn đơn:


- Nút nhấn kép:

Cấu tạo cơ bản của nút nhấn bao gồm:


+ Núm nút ấn (1)
+ Lò xo nhả (2)
+ Tiếp điểm thường đóng (3)
+ Tiếp điểm động kiểu cầu (4)
+ Tiếp điểm thường hở (5)
+ Các vít ( ốc đấu day) (6)
+ Trục dẫn hướng (7)

Như hình 14, ta thấy:


• Khi ta ấn lên núm 1, thông qua trục 7 sẽ thực hiện mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp
điểm thường mở.
• Khi ta thôi, không ấn nữa thì phần động (gồm núm điều khiến, trục dẫn hướng và tiếp điểm
động) sẽ trở lại trạng thái ban đầu dưới tác dụng củúa lò xo nhà 2.
• Tất cả các chi tiết của nút ân đều được lắp trên bảng đầu dây
Nút màu đỏ thường dùng để dừng máy, nút màu xanh dùng để khởi động máy.
- Nguyên lý hoạt động:
Nút nhấn có đặc tính tự trả về trạng thái ban đầu, có nghĩa là khi tác động, các tiếp điểm của nút
ấn thay đổi trạng thái, khi ngừng tác động thì các tiếp điểm trở về như cũ.
Loại nút nhấn có chốt cài oại nút ấn thì có thể sử dụng như nút ăn bình thường (tự hoàn
nguyên) hoặc sử dụng ở chế độ cài. Sau khi tác động, các tiếp điểm thay đối trạng thái, nếu
ngừng tác động thì các tiếp diểm tự trở về trạng thái cũ, nhưng nếu thực hiện cài (thường sử
dụng thao tác xoay núm ấn) thì các tiếp điểm vẫn ở trạng thái mới cho đến khi có tác động
ngừng cài.
 Nút nhấn khẩn cấp:
- Khái niệm: Công tắc dừng khẩn cấp, còn được gọi là công tắc E-stop hoặc công tắc nút
nhấn dừng khẩn cấp là một công tắc điều khiển nhằm đảm bảo an toàn cho máy móc và
người sử dụng máy móc.
- Cấu tạo:
Gồm 3 bộ phận:
+ Đầu nhấn hình nấm.
+ Đế.
+ Bộ tiếp điểm (Contactor)

- Phân loại:
Có ba loại công tắc dừng khẩn cấp phổ biến nhất, tùy theo chế độ hoạt động của bộ truyền
động, gồm:
+ Đẩy-kéo: Cơ cấu chấp hành được đẩy vào để dừng và được giải phóng bằng cách kéo cơ cấu
truyền động trở lại.
+ Phát hành xoắn: Cơ cấu chấp hành được đẩy vào để dừng và giải phóng bằng cách vặn cơ cấu
chấp hành.
+ Phím nhả: Bộ truyền động được đẩy vào để dừng và chỉ được nhả bằng một phím.
- Chức năng:
+ Mục đích của nút nhấn khẩn cấp là dừng máy móc nhanh chóng khi có nguy cơ bị thương
hoặc quy trình làm việc yêu cầu dừng lại. Mục đích là để ngăn chặn tác hại hoặc giảm các mối
nguy hiểm hiện có đối với con người, máy móc hoặc nơi làm việc.
- Nguyên lý hoạt động:
+ Nút dừng khẩn cấp là loại nút có thiết kế đầu nút lớn giống hình tán nấm, trong trường hợp
khẩn cấp có thể tác động dễ dàng, khi bị tác động thì nút dừng khẩn cấp duy trì trạng thái, muốn
trở lại ban đầu thì phải xoay tán nấm.
Thông thường tiếp điểm sử dụng là tiếp điểm thường đóng, có nghĩa là lúc nào điện cũng qua
tiếp điểm để cho máy hoạt động. Khi được tác động thì sẽ ngắt điện ra.
- Kí hiệu IEC:

Hoặc

 Cầu dao:
- Cấu tạo:
Cấu tạo chính của cầu dao gồm: Tiếp xúc động và tiếp xúc tĩnh, cốt bắt dây từ nguồn vào cầu
dao và từ cầu dao ra tải, tiếp xúc động thường là lưỡi dao, ngoài ra cầu dao còn có con tay đóng
cắt bằng vật liệu cách điện: gỗ, sứ, nhựa,… để đảm bảo an toàn cho người thao tác, cầu dao còn
được bao bọc bằng vỏ nhựa cách điện. Cầu dao sử dụng trong mạch điện hạ áp thường lắp kèm
theo cầu chì để bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch
- Nguyên lí làm việc:
Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào hệ thống lưỡi dao và hệ thống kẹp, mạch điện dc đóng ngắt.
Trong quá trình ngắt mạch, càu dao thường xảy ra hồ quang, người sử dụng cần thực hiện dứt
khoác để hạn chế sinh ra hồ quang
- Công dụng:
Là một loại khí cụ điện hạ áp được dùng để đóng cắt hoặc nối sơ đồ kết dây của mạch điện,
thao tác trực tiếp bằng tay.
- Kí hiệu IEC:

Cầu dao 1 pha Cầu dao 3 pha

You might also like