You are on page 1of 101

KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
----o0o----

BÀI GIẢNG

THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG


HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ

Biên soạn: ThS. Vũ Thị Nhài


CHỦ ĐỀ 1
Khái niệm về thiết bị điện trong CĐT

1 Khái niệm

2 Phân loại

3 Hồ quang và dập tắt hồ quang

4
3 Chế độ phát nóng của khí cụ
Khái niệm

Thiết bị điện là thiết bị


dùng để đóng cắt, điều khiển,
điều chỉnh và bảo vệ các lưới
điện, mạch điện, máy điện và các
máy móc sản xuất. Ngoài ra nó
còn được dùng để kiểm tra và
điều chỉnh các quá trình không
điện khác.
Khái niệm

Khí cụ điện làm việc lâu dài trong các mạch dẫn
điện, nhiệt độ của khí cụ điện tăng lên gây tổn thất điện
năng dưới dạng nhiệt năng và đốt nóng các bộ phận dẫn
điện và cách điện của khí cụ. Vì vậy khí cụ điện làm việc
được trong mọi chế độ khi nhiệt độ của các bộ phận phải
không quá những giá trị cho phép làm việc an toàn lâu dài.
Khái niệm

Các yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện


 Khí cụ phải đảm bảo sử dụng lâu dài.

 Khí cụ ổn định nhiệt và ổn định điện động.

 Vật liệu cách điện phải tốt.

 Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác.

 Làm việc phải ổn định ở các điều kiện và môi trường.


Phân loại

Các tiêu chí phân loại:

 Theo công dụng.

 Theo tính chất dòng điện.

 Theo nguyên lý làm việc.

 Theo điều kiện làm việc.

 Theo cấp điện áp.


Phân loại

Theo công dụng

 Nhóm khí cụ điện khống chế: dùng để đóng cắt, điều chỉnh
tốc độ chiều quay của các máy phát điện, động cơ điện (như
cầu dao, MCCB, MCB, Contactor).

 Nhóm khí cụ điện bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ các động

cơ, máy phát điện, lưới điện khi có quá tải, ngắn mạch, sụt
áp,… (như Relay, cầu chì, máy cắt,…).
Phân loại

Theo công dụng

 Nhóm khí cụ điện khống chế:

 Nhóm khí cụ điện bảo vệ:

(Nguồn hình: http://hocthatlamthat.edu.vn/tong-quan-ve-khi-cu-dien/)


Phân loại

Theo công dụng


 Nhóm khí cụ điện tự động điều khiển từ xa: làm nhiệm vụ
thu nhận phân tích và khống chế sự hoạt động của các mạch
điện, như khởi động từ.
 Nhóm khí cụ điện hạn chế dòng điện ngắn mạch (như điện
trở phụ, cuộn kháng,…).

Phụ kiện biến tần điện trở hãm Fuji Electric BRU-4.8KW và cuộn kháng
(Nguồn hình: http://hocthatlamthat.edu.vn/tong-quan-ve-khi-cu-dien/)
Phân loại

Theo công dụng


 Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ duy trì ổn định các
tham số điện (như ổn áp, bộ tự động điều chỉnh điện áp
máy phát …)

Máy biến áp
(Nguồn hình: http://hocthatlamthat.edu.vn/tong-quan-ve-khi-cu-dien/)
Phân loại

Theo công dụng


 Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến
dòng điện, biến áp đo lường,…)

Hợp bộ biến dòng đo lường – biến áp đo lường ba pha 24kV (MOF 24)
(Nguồn hình: http://hocthatlamthat.edu.vn/tong-quan-ve-khi-cu-dien/)
Phân loại

Theo tính chất dòng điện

 Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện một chiều.

 Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện xoay chiều.

Theo nguyên lý làm việc

Khí cụ điện được chia các nhóm với nguyên lý điện


cơ, điện từ, từ điện, điện động, nhiệt, có tiếp xúc và không
có tiếp xúc.
Phân loại

Theo điều kiện làm việc

Loại làm việc vùng nhiệt đới khí hậu nómg ẩm, loại
làm việc ở vùng ôn đới , có loại chống được khí cháy nổ,
loại chịu rung động…
Phân loại

Theo cấp điện áp

 Khí cụ điện hạ áp có điện áp dưới 3 kV.

 Khí cụ điện trung áp có điện áp từ 3 kV đến 36 kV.

 Khí cụ điện cao áp có điện áp từ 36 kV đến nhỏ hơn 400 kV.

 Khí cụ điện siêu cao áp có đIện áp từ 400 kV trở lên.


Hồ quang và dập tắt hồ quang

Quá trình phát sinh hồ quang:

• Hồ quang xảy ra ở các tiếp điểm khi cắt dòng điện

• Không khí ở giữa 2 tiếp điểm bị ion hóa rất mạnh nên khối khí
trở thành dẫn điện (gọi là Plasma) – mật độ dòng điện lớn
(104- 105A/cm2) và nhiệt độ 4000 – 5000 độ
• Điện áp càng cao thì dòng hồ quang càng mãnh liệt
Hồ quang và dập tắt hồ quang

Tác hại của hồ quang:

 Kéo dài thời gian đóng cắt

 Làm hỏng các mặt tiếp xúc

 Gây ngắn mạch giữa các pha

 Hồ quang có thể gây cháy và gây tai nạn


Hồ quang và dập tắt hồ quang

Các phương pháp dập hồ quang:

 Kéo dài hồ quang

 Dùng từ trường để tạo lực thổi hồ quang

 Dùng dòng khí hay dầu

 Dùng khe hở hẹp để hồ quang cọ sát vào vách hẹp này

 Dùng phương pháp thổi bằng cách sinh khí

 Chia hồ quang thành các đoạn ngắn nhờ vách ngăn

 Dập hồ quang trong dầu mỏ


Chế độ phát nóng khí cụ điện

Tuỳ theo chế độ làm việc khác nhau, mỗi khí cụ điện
sẽ có sự phát nóng khác nhau:

* Chế độ làm việc lâu dài của khí cụ điện:

Khí cụ điện làm việc lâu dài, nhiệt độ trong khí cụ


điện bắt đầu tăng và đến nhiệt độ ổn định thì không tăng
nũa, lúc này sẽ toả nhiệt ra môi trường xung quanh.
Chế độ phát nóng khí cụ điện

Tuỳ theo chế độ làm việc khác nhau, mỗi khí cụ điện
sẽ có sự phát nóng khác nhau:

* Chế độ làm việc ngắn hạn của khí cụ điện:

Chế độ làm việc ngắn hạn của khí cụ điện là chế độ


khi đóng điện nhiệt độ của nó không đạt tới nhiệt độ ổn
định, sau khi phát nóng ngắn hạn, khí cụ được ngắt nhiệt độ
của nó sụt xuống tới mức không so sánh được với môi
trường xung quanh.
Chế độ phát nóng khí cụ điện

Tuỳ theo chế độ làm việc khác nhau, mỗi khí cụ điện
sẽ có sự phát nóng khác nhau:

* Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại của khí cụ điện:

Nhiệt độ của khí cụ điện tăng lên trong khoảng thời


gian khí cụ làm việc, nhiệt độ giảm xuống trong khoảng
thời gian khí cụ nghỉ, nhiệt độ giảm chưa đạt đến giá trị ban
đầu thì khí cụ điện làm việc lặp lại. Sau khoảng thời gian,
nhiệt độ tăng lên lớn nhất gần bằng nhiệt độ giảm nhỏ nhất
thì khí cụ điện đạt được chế độ dừng.
CHỦ ĐỀ 2
Thiết bị điện đóng cắt mạch điện

1 Cầu dao

2 Công tắc và nút nhấn

3 CB (Circuit Breaker)
Cầu dao

 Khái quát:

Cầu dao là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay
đơn giản nhất được sử dụng trong các mạch điện có điện áp đến
220 VDC hoặc 380VAC
Cầu dao

Phần chính của cầu dao


là lưỡi dao và hệ thống kẹp
lưỡi ,được làm bằng hợp kim Cầu dao 3 Cầu dao có
của đồng, ngoài ra bộ phận nối cực lưỡi dao phụ
dây cũng làm bằng hợp kim
1: tiếp xúc tĩnh 3: Lưỡi dao 6: cực đấu
đồng. (ngàm) phụ dây
Tiếp xúc dạng đóng mở, 2: lưỡi dao 4:dây chảy 7: đế cách điện
tiếp điểm là tiếp điểm kẹp chính 5: tay cẩm
Lưỡi dao được gắn cố
định, dầu kia gắn vào tay nắm.
Cầu dao

Cầu dao được đóng mở nhờ ngoại


lực bên ngoài (bằng tay) tác động. Khi
đóng cầu dao, lưỡi dao tiếp xúc với ngàm
dao, mạch điện được nối. Lưỡi dao rời
khỏi ngàm dao thì mạch điện bị ngắt.
Khi quá tải đặc biệt là ngắn mạch,
nhiệt độ chỗ tiếp xúc của tiếp điểm rất cao
làm giảm tính đàn hồi và cường độ cơ khí
1: Lưỡi dao chính
của tiếp điểm. Nhiệt độ cho phép: đồng 2: Tiếp xúc tĩnh
thau (200 ÷ 300 oC) đối với nhôm (150 ÷ (ngàm)
3: Lưỡi dao phụ
200) oC
4: Lò xo bật nhanh
Cầu dao

Ký hiệu cầu dao không


có cầu chì bảo vệ

Một cực Hai cực Bốn cực


Ba cực

Ký hiệu cầu dao có


cầu chì bảo vệ

Một cực Ba cực Bốn cực


Hai cực
Cầu dao

 Phân loại theo kết cấu: một cực, hai cực, ba cực, bốn cực

 Cầu dao có tay nắm ở giữa hoặc ở bên

 Theo điện áp định mức : 250V, 500V

 Theo dòng điện định mức: 10A, 15V, 20V, 25V, 30V, 60V…

 Theo vật liệu cách điện: loại đế sứ, đế nhựa, đế đá.

 Theo điều kiện bảo vệ: Loại có nắp và không có nắp

 Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch

hoặc không có cầu chì bảo vệ.


Công tắc

 Khái quát:
Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện nhờ
ngoài lực (có thể bằng tay hoặc điều khiển qua một cơ cấu nào
đó…). Thông thường công tắc dùng để đóng, ngắt mạch điện có
công suất nhỏ, điện áp thấp.
Một số công tắc thường gặp

Công tắc
Công tắc Công tắc
ba pha hai
hành trình ba pha
ngả
Công tắc
 Cấu tạo:
Cấu tạo và hình dáng rất đa dạng song nguyên lý
chung đều có các tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh mà ở vị trí
này của công tắc thì tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm
tĩnh, còn ở vị trí khác thì tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm
tĩnh.
Số các tiếp điểm của công tắc tùy theo mục đích sử
dụng.
Công tắc
Giới thiệu một số kiểu công tắc:
Công tắc
 Phân loại:
+ Theo hình dáng bên ngoài:
o Kiểu hở
o Kiểu kín
o Kiểu bảo vệ
+ Theo công dụng làm việc:
o Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
o Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc
đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt chuyển
đổi mạch điện, đổi nối Y/Δ cho động cơ.
o Công tắc hành trình và cuối hành trình, dùng
trong máy cắt gọt kim loại để điều khiển quá trình tự
động hóa hành trình làm việc.
Nút nhấn

 Khái quát và công dụng:


Là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các
thiết bị điện khác nhau.
Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, tủ
điện, hộp nút nhấn. Nút nhấn thường làm việc trong môi
trường không ẩm ướt, không có hơi hóa chất và bụi bẩn.
Nút nhấn

 Cấu tạo:
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm
thường hở- thường đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng
thái. Khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái
ban đầu.
Nút nhấn

 Nút nhấn đơn

Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái ON hoặc OFF

Tiếp điểm thường hở Tiếp điểm thường đóng


Nút nhấn

 Nút nhấn kép:

Mỗi nút nhấn có 2 trạng thái ON và OFF


Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng tháo lắp và trong
quá trình sửa chữa, người ta thường dùng nút nhấn kép.

NO

Liên kết

NC
CB - Aptomat

 Định nghĩa:

CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện (1 pha, 3 pha);


có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp … mạch điện.
CB - Aptomat
 Nguyên lý làm việc

1. Bộ phận tiếp
xúc
2. Móc răng
3. Cần răng
4. Tay đòn
5. Role dòng điện
6. Role điện áp
7. Trục quay
8, 9. Lá sắt non
10, 11. Lò xo
CB - Aptomat
Cấu tạo:

2, 3 : Các tiếp điểm chính


4 : Tiếp điểm phụ
5 : Tiếp điểm hồ quang
6: Buồng dập hồ quang
CB - Aptomat
 Nguyên lý làm việc:

Lúc mạng điện bình thường, các chi tiết ở vị trí như hình vẽ,
mạch được đóng kín.

+ Khi mạch bị ngắn mạch (quá tải), dòng điện tăng cao nên Role
dòng điện (5) sẽ hút lá sắt non (8) làm tay đòn (4) tác động vào cần
răng (3) làm nhả móc (2). Dưới lực kéo của lò xo (11) bộ phận tiếp
xúc sẽ mở ra và mạch được ngắt.

+ Khi mạch sụt áp: Role điện áp (6) sẽ nhả lá sắt non (9). Dưới lực
kéo của lò xo (10) lá sắt non đẩy tay đòn (4) tác động vào cần răng
(3) và móc (2) cũng bị nhả, mạch điện cũng bị cắt.
Áp dụng

(1). Lựa chọn các thiết bị điện công tắc và CB đấu nối cấp điện
cho bóng đèn.

(2). Lựa chọn nút nhấn và CB đấu nối cấp điện cho bóng đèn.

(3). So sánh khi sử dụng công tắc và nút nhấn.

(4). Sử dụng bộ điều khiển (Atmega, Arduino,…) để kết nối và


lập trình điều khiển thiết bị
CHỦ ĐỀ 3
Thiết bị điện bảo vệ

1
3 Cầu chì

2
3 Rơle nhiệt

3 Thiết bị chống dòng điện rò


Cầu chì
Định nghĩa: Cầu chì là KCĐ dùng bảo vệ thiết bị điện và lưới điện
tránh khỏi dòng điện ngắn mạch. Cầu chì là loại KCĐ bảo vệ đơn giản
và phổ biến nhất được dùng bảo vệ cho đường dây, máy biến áp, mạng
điện gia đình…

Ký hiệu:
Cầu chì

Phân loại:
Cầu chì loại gG: cho phép bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch

Bảng dòng nóng chảy và không nóng chảy của cầu chì:
Cầu chì

Cầu chì loại aM: Chỉ đảm bảo bảo vệ chống ngắn mạch và
đặc biệt sử dụng phối hợp với các thiết bị khác (contactor, máy cắt)
nhằm mục đích bảo vệ chống các loại quá tải nhỏ hơn 4Idm vì vậy
không được sử dụng độc lập.

Điện áp và dòng điện của dây chảy dòng điện hạ áp do hãng


ABB chế tạo:
Điện áp xoay chiều (V) 230, 400, 500, 690,750, 1000

Điện áp một chiều (V) 220, 440, 500, 600, 750, 1200, 1500,
2400, 3000

2, 4, 6, 10, 16, 20, 25, 32, 35, 40, 50, 63,


Dòng định mức (A) 80, 100, 125, 160, 250, 315, 400, 500,
630, 800, 1000, 1250.
Cầu chì

Cấu tạo: Bao gồm các thành phần sau

+ Phần tử ngắt mạch (bạc, đồng, các vật liệu dẫn có điện
trở suất nhỏ…) có hình dạng tròn hoặc băng mỏng.

+ Thân cầu chì: bằng thủy tinh, ceramic hay các vật liệu
khác tương đương

+ Vật liệu lấp đầy: bao bọc quanh phần tử ngắt mạch
trong thân cầu chì. Thường bằng vật liều silicat dạng hạt

+ Các đầu nối: các thành phần này dụng định vị cố định
cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt mạch.
Cầu chì

Nguyên lý hoạt động

Dòng điện trong mạch đi qua dây chảy sẽ làm dây chảy nóng
lên theo định luật Junle- Lenx. Khi ngắn mạch hoặc quá tải lớn làm
dòng điện tăng cao, nhiệt lượng sinh ra sẽ làm cho dây chảy bị đứt và
mạch điện bị cắt, thiết bị được bảo vệ.
1. Đường đặc tính của đối tượng được
bảo vệ
2. Đường đặc tính A-Giây của cầu chì
(lý tưởng)
3. Đường đặc tính thực tế của cầu chì
Rơ le nhiệt
 Khái quát và công dụng:
Role nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch
điện khỏi bị quá tải, thường dùng kết hợp với Contactor.
Thường khi dùng role nhiệt bảo vệ quá tải (không thể dùng để
bảo vệ ngắn mạch), ta phải dùng kèm với cầu chì loại aM để bảo vệ
ngắn mạch.

Hình dạng ngoài của


role nhiệt
Rơ le nhiệt
 Cấu tạo

Đầu vào của Đầu ra của


phần tử đốt phần tử đốt
Tiếp điểm
nóng nóng
thường đóng Nút ấn
phục hồi
Phần tử đốt
nóng Bộ phận điều
chỉnh dòng
Bản điện tác động
lưỡng kim 2 cực đấu dây của
cặp tiếp điểm
Thanh thường mở
truyền động
2 cực đấu dây của
mở tiếp
cặp tiếp điểm
điểm
thường đóng
Cấu tạo mặt trong Cấu tạo mặt ngoài
Rơ le nhiệt
 Nguyên lý hoạt động:

Role ở trạng thái


Rơ le được tác động
bình thường

1 : phần tử phát nóng 5 : giá xoay 11 : tiếp điểm động


2, 6 : vít 8 : lò xo 12 : tiếp điểm tĩnh
3 : phiến lưỡng kim 9 : đòn bẩy
4, 7 : trục quay 10 : nút nhấn phục hồi
Rơ le nhiệt
 Nguyên lý làm việc:

Phần tử đốt nóng (1) được nối tiếp với mạch động lực nhờ vít (2) và
ôm phiến lưỡng kim (3). Vít (6) trên giá nhựa cách điện (5) để điều
chỉnh mức độ uốn cong của đầu tự do của phiến (3). Giá (5) xoay
quanh trục (4), tùy theo trị số dòng điện chạy qua phần tử phát nóng
mà phiến lưỡng kim cong nhiều hay ít, đẩy vào vít (6) làm quay giá
(5) để mở ngàm đòn bẩy (9). Nhờ tác dụng của lò xo (8) đẩy đòn bẩy
(9) xoay quanh trục (7) ngược chiều kim đồng hồ làm mở tiếp điểm
động (11) khỏi tiếp điểm tĩnh (12). Nút nhấn (10) để Reset role nhiệt
về vị trí ban đầu sau khi phiến lưỡng kim nguội trở về vị trí ban đầu.
Thiết bị chống rò điện

Khái niệm ELCB, RCD:


ELCB là cái tên đầu tiên được IEC đặt cho các ứng dụng
bảo vệ dòng rò. Và ngày nay cái tên ELCB vẫn còn được sử dụng.
ELCB : Earth Leakage Circuit Breaker
Thiết bị chống rò điện
Khái niệm ELCB, RCD:
ELCB là khí cụ điện bảo vệ an toàn cho con người và bảo
vệ chống cháy nổ trong quá trình vận hành. ELCB gồm 2 loại dựa
vào nguyên lý hoạt động:
 Voltage operated type: Dựa vào nguyên lý điện áp. Ngày
nay nguyên lý này không còn được sử dụng rộng rãi nữa.
 Current operated type : Dựa vào nguyên lý dòng
điện. Nguyên lý này được ứng dụng rộng rãi đến ngày nay.
Thiết bị chống rò điện

Khái niệm ELCB, RCD:


Cả 2 loại trên đều được gọi là ELCB nhưng nguyên lý
hoàn toàn khác nhau. Do đó IEC đã đưa ra thuật
ngữ RCD (Residual Current Device) dùng để chỉ các thiết bị
ELCB theo nguyên lý dòng điện.
Thiết bị chống rò điện

Nguyên lý hoạt động:


Thiết bị chống rò điện

Nguyên lý hoạt động:

RCD dựa vào nguyên lý phát hiện dòng điện dư, cấu tạo
và nguyên lý cũng rất đơn giản, độ tin cậy trong bảo vệ cao hơn
nhiều so với loại Voltage ELCB.
Nguồn vào được xuyên qua lõi sắt từ, số vòng dây w1 và
w2 được quấn bằng nhau nhưng ngược chiều.
Thiết bị chống rò điện

Nguyên lý hoạt động:

- Khi dòng i1=i2 (nghĩa là không có sự rò rỉ dòng điện)


thì từ thông tổng trong lõi sắt từ =0 do từ thông do cuộn w1 và
w2 ngược chiều nhau và cùng độ lớn.
- Khi dòng i1 <> i2 ( nghĩa là đã có sự rò rỉ dòng điện) thì
tổng từ thông trong lõi sắt từ sẽ <> 0, khi đó có sự biến thiên từ
thông trong cuộn trip coil và cảm ứng thành dòng điện i3 làm
cuộn hút tác động ngắt CB. Độ lớn của dòng rò rỉ có thể điều
chỉnh được ở một số loại CB, thông thường bằng 30mmA.
Thiết bị chống rò điện

Nguyên lý hoạt động:

- Chức năng test: Nguyên lý là làm cho từ thông tổng


trong lõi sắt <> 0 bằng cách nối tắt mạch để vô hiệu hóa dòng
điện đi trong cuộn w1 hoặc w2.
Thiết bị chống rò điện

Một số khái niệm khác:

 RCCB (Residual Current Circuit Breaker): Thiết bị chống rò


dòng điện.
 RCBO (Residual Current Circuit Overcurrent): Thiết bị chống
rò và bảo vệ quá tải
 MCB (Miniature Circuit Breaker): Cầu dao tự động
 MCCB (Molded Case Circuit Breaker): Cầu dao tự động,
công suất lớn.
Áp dụng
CHỦ ĐỀ 4
Thiết bị điện điều khiển mạch điện

1 Contactor

2 Khởi động từ

3 Role trung gian

4
3 Role thời gian
Contactor
 Khái niệm: Là một loại khí cụ điện đóng ngắt hạ áp dùng để

khống chế tự động và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện


áp 500V và dòng điện 600A với sự hỗ trợ của nút nhấn.

 Contactor có thể chia thành nhiều loại:

- Theo nguyên lý truyền động: kiểu điện từ, khí ép, thủy lực

(thông dụng nhất là kiểu điện từ)

- Theo nguyên lý dòng điện: Một chiều, xoay chiều


Contactor
Cấu tạo:
Phần
Loxo nắp di
phản động
lực Các cực đấu
dây của các
tiếp điểm phụ
Cuộn thường đóng
dây Các cực đấu
dây của các
tiếp điểm phụ
thường mở

Cực đấu dây


của các tiếp
Mặt cắt dọc điểm chính
của Contactor
Hai đầu cuộn
dây
Contactor
Vỏ nhựa

Cuộn
dây(cuộn
hút)
Mạch từ
phần ứng
Mạch từ
Lò phần cảm
xo
Các tiếp
Các tiếp điểm
điểm phụ chính

Các bộ phận chính


của Contactor
Contactor
Mạch từ (nam châm điện) : bao gồm 4
thành phần
+ Cuộn dây : cuộn dây dùng để tạo ra
lực hút nam châm. Cuộn dây có điện
trở rất bé so với điện kháng
+ Lõi sắt (mạch từ) bao gồm 2 thành
phần- phần cố định và nắp di động. Lõi Trạng thái Trạng thái
thép có hình dạng EE, EI, UI nam châm nam châm tạo
chưa hút lực hút
+ Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần
nắp đi động trở về vị trí ban đầu khi
ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.
Contactor
 Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di độngqua bộ phận

liên động về cơ.

+ Tiếp điểm chính : 100% tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở, đóng lại khi cấp

nguồn vào mạch từ của Contactor. Tiếp điểm chính làm việc với mạch động lực chính

vì thế dòng điện đi qua rất lớn ( từ 10A đến vài nghìn A).

+ Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện nhỏ đi qua (nhỏ hơn 5A)

Tiếp điểm phụ có 2 trạng thái: Thường đóng và thường mở.

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam

châm trong Contactor ở trạng thái ko được cung cấp điện. Tiếp điểm này hở ra khi

Contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Contactor
 Nguyên lý làm việc
Contactor làm việc dựa trên nguyên tắc lực điện từ.

Cấp điện vào 2 đầu cuộn dây


=> lực từ =>hút lõi sắt phần
Tiếp điểm
động (nắp thép) =>Contactor Tay đòn

hoạt động => hệ thống tiếp


điểm thay đổi trạng thái (tiếp Cuộn dây
Nắp thép
điểm chính đóng lại, tiếp điểm Lõi thép

phụ thường mở đóng lại,


thường đóng mở ra).
Khởi động từ
 Khái quát:

Khởi động từ là thiết bị điều khiển gián tiếp từ xa. Được


ứng dụng trong những mạch điện: khởi động động cơ, đảo chiều
quay động cơ…có sự bảo vệ quá tải cho động cơ bằng nguyên lý
của Role nhiệt.
Khởi động từ là thiết bị được hợp thành từ Contactor và
một thiết bị bảo vệ chuyên dung (Role nhiệt) để đóng cắt cho động
cợ hoặc cho mạch điện khi có sự cố.
Khởi động từ có 1 Contactor gọi là khởi động từ đơn

Khởi động từ có 2 Contactor gọi là khởi động từ kép.


Khởi động từ
Khởi động từ

 Phân loại

Khởi động từ thường được phân chia theo:


- Điện áp định mức của cuộn dây hút: 36V, 127V, 220V, 380V,

500V
- Kết cấu bảo vệ chống các tác động của môi trường xung

quanh: hở, bảo vệ, chống bụi, nước nổ…


- Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: Không đảo

chiều quay và đảo chiều quay.


- Số lượng và loại tiếp điểm: thường hở, thường đóng.
Khởi động từ

Nguyên lý hoạt động:


Dùng khởi động từ khởi động động cơ ba pha

CB : Aptomat
F : cầu chì
RN : role nhiệt
D : dừng máy
M : mở máy
K : cuộn dây Contactor,
tiếp điểm thường mở
Khởi động từ

 Nguyên lý hoạt động của mạch:

Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây thông qua nút khởi động M,
cuộn dây Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép lại. Làm
đóng các tiếp điểm chính để khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ
thường hở để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi
động. Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của
lò xo nén làm phần lõi di động trở về vị trí ban đầu, các tiếp điểm trở về
trạng thái bình thường, động cơ dừng hoạt động. Khi có sự cố quá tải
động cơ, Role nhiệt sẽ tác động làm ngắt mạch điện cuộn dây, do đó cũng
ngắt khởi động từ và dừng động cơ.
Rơ le trung gian

 Khái quát:
Role được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các
tiếp điểm đóng cắt, với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và
thay thế.
Rơ le trung gian

 Cơ chế hoạt động


Rơ le trung gian

 Nguyên lý hoạt động


1. Cấu tạo gồm 2 phần: Một là cộn hút( nam châm
điện) có tác dụng khi cấp nguồn thì hút thanh tiếp điểm lại để
đảm bảo trạng thái chân NO và NC
2. Phần mạch tiếp điểm( mạch lực) để đóng cắt tín
hiệu các thiết bị tải với dòng nhỏ và được cách ly với cuộn
hút.
3. Khi cấp nguồn điện định mức vào thì cuộn hút sẽ
trở thành nam châm điện và hút lẫy tiếp điểm. Khi đó tiếp
điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy qua và tải
sẽ hoạt động.
Rơ le trung gian
 Hình ảnh 3D quá trình hoạt động
Rơ le trung gian

 Cách ly giữa mạch động lực và mạch điều khiển


Rơ le trung gian

 Cách ly giữa mạch động lực và mạch điều khiển


Nhờ có sự cách ly giữa mạch động lực (hệ thống tiếp
điểm) và mạch điều khiển (cuộn hút) mà tín hiệu điều khiển và
nguồn điện có thể khác nhau (hai nguồn độc lập) – mục đích an
toàn cho người sử dụng và tránh gây cháy nổ do hoạt động ở điện
áp cao.
Trong thực tế bộ role trung gian gồm nhiều tiếp điểm và
hoạt động với các mức điện áp là khác nhau,tùy theo nhu cầu sử
dụng mà lựa chọn
Mức điện áp phổ biến: 5V, 12V, 24V – DC và 220V - AC
Rơ le thời gian

 Khái quát:
Role thời gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực
điều khiển tự động, với vai trò điều khiển trung gian giữa các
thiết bị điều khiển theo thời gian định trước. Cụ thể là việc duy
trì một thời gian cần thiết khi truyền tín hiệu từ role này đến
một role khác.
Role thời gian trong các hệ thống bảo vệ tự động
thường được dùng để duy trì thời gian quá tải, thiếu áp…trong
giới hạn thời gian cho phép.
Rơ le thời gian

 Phân loại
Rơ le thời gian

Ondelay offdelay

Cuộn dây Role thời gian

Thường đóng Thường đóng


Tiếp điểm tác động không có tính
thời gian
Thường mở Thường mở

Tiếp điểm tác động có tính thời


gian
Rơ le thời gian
 Role thời gian ON DELAY

Khi đặt vào cuộn dây của Role (chân 2


và 7) một điện áp định mức
- Các tiếp điểm thường (1-3 và 1-4) của Role
thay đổi trạng thái tức thời, 1-3 đóng lại và 1-
4 mở ra.
- Các tiếp điểm Role (8-5 và 8-6) sau một
khoảng thời gian (bằng khoảng thời gian chỉnh
định chọn trước, tính từ lúc cuộn dây có điện)
mới thay đổi trạng thái, 8-5 mở ra và 8-6 đóng
lại. Sơ đồ chân Role
- Sau khi các tiếp điểm Role đã chuyển trạng Ondelay
thái, hệ thống hoạt động bình thường
- Khi ta ngừng cấp điện cho cuộn dây Role, các
tiếp điểm lập tức trở về trạng thái ban đầu.
Rơ le thời gian
 Role thời gian OFF DELAY
Khi đặt vào cuộn dây của Role
(chân 2 và 7) một điện áp định mức
- Các tiếp điểm thường(1-3 và 1-4) của Role
thay đổi trạng thái tức thời, 1-3 đóng lại và
1-4 mở ra.
- Các tiếp điểm Role (8-5 và 8-6) thay đổi
trạng thái tức thời, 8-5 mở ra và 8-6 đóng
lại. Role hoạt động bình thường.
- Khi ta ngừng cấp điện cho cuộn dây Role,
các tiếp điểm 1-3 và 1-4 lập tức trở về
trạng thái ban đầu nhưng các tiếp điểm Sơ đồ chân Role
Role vẫn ở trạng thái làm việc một khoảng Offdelay
thời gian bằng chính thời gian chỉnh định
mới trở về trạng thái ban đầu.
Rơ le thời gian

 Bài tập áp dụng

Lựa chọn Role thời gian để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhấn ON động cơ hoạt động sau 10s sẽ dừng lại

2. Nhấn ON thì động cơ sẽ hoạt động sau 5s, đến khi


nhấn OFF thì động cơ mới dừng lại

Sử dụng bộ điều khiển (Atmega, Arduino,…) để kết nối và


lập trình điều khiển thiết bị
CHỦ ĐỀ 5
Thiết kế và mô phỏng một số mạch điện
bằng phần mềm CADe – SIMU

Sử dụng phần mềm CADe-SIMU để vẽ


và mô phỏng mạch điện
Bài tập áp dụng 1: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
MỘT PHA SỬ DỤNG CONTACTOR

Sơ đồ nguyên lý
Bài tập áp dụng 1: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
MỘT PHA SỬ DỤNG CONTACTOR
Bài tập áp dụng 1: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
MỘT PHA SỬ DỤNG CONTACTOR
Nguyên lý hoạt động của mạch điện
a,Khởi động: Đóng cầu dao CD chuẩn bị cấp nguồn cho mạch điện.
Ấn nút M cuộn dây CTT K có điện các tiếp điểm thường mở K trên
mạch điều khiển đóng lại để duy trì, tiếp điểm trên mạch động lực
đóng lại cấp điện cho động cơ hoạt động.
b,Dừng máy: Muốn dừng động cơ ta ấn nút D ngắt điện cho mạch
điều khiển, contactor K mất điện các tiếp điểm thường mở của K mở
ra động cơ bị mất điện dừng tự do.
c,Bảo vệ : Khi động cơ bị quá tải thì dòng điện sẽ tăng cao, dòng điện
chính qua role nhiệt quá lớn làm thanh lưỡng kim giãn nở tác động
cơ học làm tiếp điểm thường đóng(NC) của role nhiệt mở ra ngắt
điện cho toàn bộ mạch điện.Động cơ mất điện dừng tự do
Muốn cho RN hoạt động khi thanh lưỡng kim nguội trở lại ta
ấn nút reset của role nhiệt để các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Bài tập áp dụng 2: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐÈN
TỰ DUY TRÌ SỬ DỤNG RƠLE TRUNG GIAN

Sơ đồ nguyên lý

CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch,


quá tải
D: Nút ấn dừng
M: Nút ấn mở
K: Contactor duy trì
RT: Role trung gian
Rth: Rơ le thời gian
Đ,X: Đèn báo đỏ, xanh
Bài tập áp dụng 2: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐÈN
TỰ DUY TRÌ SỬ DỤNG RƠLE TRUNG GIAN

 Ấn nút ON cuộn dây CTT K có điện, cuộn dây của rơ le thời gian T1 có
điện, đồng thời tiếp điểm thường mở K1 đóng lại để duy trì cho mạch
hoạt động làm cho đèn xanh 2 (X2) ở cột 2 sáng lưu thông theo hướng
ngược xuôi theo hướng ngang phố được thực hiện. Đèn đỏ Đ1 ở cột 1
sáng cấm các phương tiện lưu thông hướng dọc
 Cuộn dây rơ le thời gian Rth1 có điện sau thời gian t (s) thì tiếp
điểm 8-6 đóng lại, cuộn dây rơ le trung gian RT đóng lại đèn đỏ Đ1 tắt ,
đèn xanh X1 sáng lên cho xe lưu thông theo hướng dọc phố lúc này
hướng ngang phố đèn đỏ Đ2 cũng đã sáng cấm xe lưu thông theo hướng
ngang
 Rơ le thời gian Rth2 cũng có điện để tính thời gian và chu kì mới tiếp
tục được thực hiện. Thời gian mỗi chu kì tuỳ thuộc vào việc điều chỉnh rơ
le thời gian Rth1 và Rth2 từ vài giây đến 30 giây.
Bài tập áp dụng 3: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ SỬ DỤNG
BỘ NÚT ẤN
Sơ đồ nguyên lý
Bài tập áp dụng 3: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ SỬ DỤNG
BỘ NÚT ẤN

Trang bị điện cho mạch


CD : Cầu dao đóng cắt cho mạch điện
CC1- CC3 : Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điện
D1 : Nút ấn dừng động cơ 1,2
D2 : Nút ấn dừng động cơ 2
M1 : Nút ấn mở máy cho động cơ 1 làm việc
M2 : Nút ấn mở máy cho động cơ 2 làm việc
K1 : Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 1
K 2: Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 2
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
Đ1,Đ2 : Động cơ điện 1 pha
Bài tập áp dụng 3: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ SỬ DỤNG
BỘ NÚT ẤN
Nguyên lý làm việc của mạch điện
- Mở máy: Đóng cầu dao CD. Ấn nút M1 cấp điện cho cuộn dây CTT K1
có điện làm đóng tiếp điểm K1 duy trì đồng thời đóng tiếp điểm K1 ở mạch
động lực cấp điện cho động cơ Đ1 làm việc và đóng tiếp điểm K1 chuẩn bị
cấp điện cho Đ2 hoạt động.
Ấn M2 CTT K2 có điện làm đóng tiếp điểm K2 để duy trì và
đống tiếp điểm K2 ở mạch động lực cấp điện cho Đ2 hoạt động.
-Dừng máy: Muốn dừng động cơ 2 ta ấn nút D2 cắt điện cho CTT K2 động
cơ Đ2 mất điện dừng tự do. Sau đó ấn D1 cắt điện cho mạch điều khiển tiếp
điểm CTT K2 ở mạch lực mở ra động cơ Đ1 mất điện dừng tự do
- Bảo vệ: Khi xảy ra hiệ tượng ngắn mạch cầu dao CD và cầu chì CC1-CC3
tác động cắt điện cho toàn mạch động cơ được cắt ra khỏi lưới điện.
Khi xảy ra hiện tượng quá tải role nhiệt RN1, RN2 tác động ngắt
điện cho toàn mạch động cơ được cắt ra khỏi lưới điện
Bài tập áp dụng 4: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ CÓ
KHOÁ LIÊN ĐỘNG CƠ
Sơ đồ nguyên lý
Bài tập áp dụng 4: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ CÓ
KHOÁ LIÊN ĐỘNG CƠ

Trang bị điện cho mạch


CD : Cầu dao đóng cắt cho mạch điện
CC1- CC3 : Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điện
D1 : Nút ấn dừng động cơ 1,2
D2 : Nút ấn dừng động cơ 2
M1 : Nút ấn mở máy cho động cơ 1 làm việc
M2 : Nút ấn mở máy cho động cơ 2 làm việc
K1 : Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 1
K 2: Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 2
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
Bài tập áp dụng 4: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ CÓ
KHOÁ LIÊN ĐỘNG CƠ
Nguyên lý hoạt động của mạch điện
-Mở máy: Đóng cầu dao CD.
Muốn mở máy động cơ 1 ta ấn nút M1 cấp điện cho CTT K1 làm đóng
tiếp điểm K11 để duy trì. Mở tiếp điểm K12 để khoá chéo CTT K2. Mặt khác khoá
liên động với M1 là D2 mở ra để ngắt điện cho CTT K2. Tiếp điểm thường mở K ở
mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ1 hoạt động.
Muốn mở máy động cơ 2 ta ấn nút M2 cấp điện cho CTT K2 làm đóng
tiếp điểm K21 để duy trì. Mở tiếp điểm K22 để khoá chéo CTT K1. Mặt khác khoá
liên động với M2 là D1 mở ra để ngắt điện cho CTT K1. Tiếp điểm thường mở K ở
mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ1 hoạt động.Tiếp điểm K1 ở mạch
động lực mở ra ngắt điện cho động cơ Đ1 động cơ Đ1 dừng tự do.
-Dừng máy: Khi 1 trong 2 động cơ đang làm việc ta muốn dừng chỉ việc ấn nút
D1(D2/D) ngắt điện cho toàn mạch động cơ mất điện dừng tự do.
-Bảo vệ: Khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch cầu dao CD và cầu chì CC1-CC3 tác
động cắt điện cho toàn mạch động cơ được cắt ra khỏi lưới điện.
Khi xảy ra hiện tượng quá tải role nhiệt RN1, RN2 tác động ngắt điện
cho toàn mạch động cơ được cắt ra khỏi lưới điện
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN
Sơ đồ nguyên lý
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN

Nguyên tắc điều khiển.


- Ấn ON động cơ 1(làm lạnh) hoạt động sau thời gian t động
cơ 2 (bơm nhiệt) hoạt động.
- Ấn OFF động cơ làm lạnh(1) và động cơ bơm nhiệt (2) đều
ngừng hoạt động
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN

Trang bị điện cho mạch


CD : Cầu dao đóng cắt cho mạch điện
CC1- CC3 : Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điện
OFF : Nút ấn dừng động cơ
ON : Nút ấn mở máy cho động cơ
K1 : Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 1
K 2: Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 2
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
Đ1,Đ2 : Động cơ điện 1 pha
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN
Nguyên lý hoạt động
- Mở máy: Đóng aptomat chuẩn bị cấp nguồn cho mạch điện
Ấn nút ON công tắc tơ K1 và rơle thời gian Rth có điện làm
đóng tiếp điểm thường mở K1 đóng lại làm nhiệm vụ duy trì, tiếp điểm
K1 ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ làm lạnh hoạt động.
Sau khoảng thời gian đặt trước t tiếp điểm thường mở đóng
chậm của Rth đóng lại cấp điện cho CTT K2 có điện. K2 có điện làm đóng
tiếp điểm K2 ở mạch động lực cấp điện cho động cơ bơm nhiệt hoạt động.
Quá trình mở máy kết thúc.
-Dừng máy: Ấn OFF toàn bộ mạch điều khiển mất điện CTT K1 và K2
mất điện làm mở các tiếp điểm của K1 và K2 ở mạch động lực cắt nguồn
cho 2 động cơ. 2 động cơ làm lạnh và bơm nhiệt mất điện dừng tự do.
- Bảo vệ : Khi gặp sự cố ngắn mạch hay quá tải RN và CC, Ap tác động
cắt điện cho toàn mạch động được bảo vệ.
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN
Sơ đồ nguyên lý
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN

Nguyên tắc diều khiển:


- Ấn ON động cơ 1(làm lạnh) hoạt động sau thời gian t động cơ 2
(bơm nhiệt) hoạt động.
- Ấn OFF động cơ bơm nhiệt (2) ngừng hoạt động sau khoảng thời
gian t đặt trước động cơ làm lạnh (1) tự động ngừng hoạt động.
Bài tập áp dụng 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ
MỘT PHA LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ DÙNG
RƠLE THỜI GIAN

Trang bị điện cho mạch


CD : Cầu dao đóng cắt cho mạch điện
CC1- CC3 : Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điện
OFF : Nút ấn dừng động cơ
ON : Nút ấn mở máy cho động cơ
K1 : Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 1
K 2: Công tắc tơ điều khiển sự làm việc của động cơ 2
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
RN1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
Đ1,Đ2 : Động cơ điện 1 pha

You might also like