You are on page 1of 29

NHIỆM VỤ BUỔI 1 – TUẦN 6 Dealine: 20h 24/3/2024

NV1: Tìm hiểu ký hiệu, nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị điện công
nghiệp thường dùng, cách nhận biết thông số và sửa chữa.

Các thiết bị điện công nghiệp:

- Động cơ điện 3 pha; 1 pha


- Máy biến áp
- Contactor
- Aptomat
- Relay
- Biến tần
- PLC
- HMI

NV2: Tìm hiểu chuẩn IEC60617.

Bài Làm

A. Các thiết bị điện công nghiệp thường dùng


I. Động cơ 3 pha
1. Cấu tạo

- Stator: Là phần đứng yên của động cơ. Nó bao gồm một lõi sắt tạo thành
các lá dây cuộn quấn dày đặt xen kẽ nhau. Trong mỗi lõi sắt này, được bố
trí các cuộn dây dẫn điện. Có thể có ba cuộn dây, mỗi cuộn đại diện cho
một pha của điện ba pha.
- Rotor: là phần di động của động cơ, nằm bên trong Stator. Nó thường
được làm từ một tấm sắt dẻo hoặc một chuỗi các lá sắt. Rotor có các thanh
dẫn được ngắn mạch ở hai đầu, tạo điều kiện cho dòng điện cảm ứng.
2. Nguyên lí hoạt động
Động cơ điện không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra
một từ trường quay, kích thích rotor quay và tạo ra công suất cơ học. Khi
đấu nối động cơ vào nguồn điện xoay chiều ba pha, dòng điện sẽ chảy vào
ba dây quấn của stator. Điều này tạo ra một từ trường quay với tốc độ n1,
được tính bằng công thức: n1=60f/p.
Từ trường quay này sẽ cắt các thanh dẫn của dây quấn rotor và tạo ra các
sức điện động. Do dây quấn rotor nối kín mạch, nó sẽ sinh ra dòng điện
trong các thanh dẫn rotor. Sức điện động này tác động lên rotor, kéo nó
quay với tốc độ n, nhỏ hơn n1 và cùng chiều với n1.
Rotor có tốc độ quay luôn luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1 vì tốc
độ bằng nhau sẽ làm dòng điện cảm ứng và sức điện động bằng không
trong dây quấn rotor.

Hệ số trượt (s) được tính bằng công thức: s = (n1-n)/n1


Tốc độ của động cơ được tính bằng công thức:
n = 60f/p.(1-s) (vòng/phút).
Những tiêu chí phân loại động cơ điện ba pha dựa trên nguyên lý hoạt
động này, bao gồm cấu tạo rotor lồng sóc để tránh sự dao động của
momen quay và giảm dòng điện xoáy. Điều này cho phép động cơ điện ba
pha khởi động một cách tự động và hoạt động một cách ổn định.
II. Máy biến áp
1. Cấu tạo

Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn.

- Lõi thép:

Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy,
được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện.
Để giảm dòng điện xoay trong lõi thép, người ta thường dùng lá thép kỹ
thuật điện, ở hai mặt được sơn cách điện và ghép lại với nhau tạo thành
lõi thép.

- Dây cuốn:

Dây cuốn của máy biến áp được chế tạo bằng các loại dây đồng hoặc
nhôm, có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật được bọc cách điện ở bên
ngoài.

Bộ phận làm mát của máy biến áp thì tùy thuộc vào loại máy mà bộ phận
này lại có sự khác nhau. Với những máy biến áp có công suất nhỏ thì
được làm mát bằng không khí, còn đối với máy biến áp lớn thì được làm
mát bằng dầu, và vỏ thùng có cánh tản nhiệt.
2. Nguyên lí hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện
từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến
thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây. Từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và
thứ cấp, trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm
biến đổi điện áp ban đầu.
III. Contactor
1. Cấu tạo
Contactor là một loại khí cụ điện đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động
và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện áp 500V và dòng điện 600A.
với sự hỗ trợ của nút ấn.

Mạch từ: là các lõi thép có hình dạng EI hoặc chữ UI. Nó gồm những lá tôn
silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại để tránh tổn hao dòng điện
xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định
(phần tĩnh), phần còn lại là nắp (phần động) được nối với hệ thống tiếp
điểm qua hệ thống tay đòn.

Cuộn dây: cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong
cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Vì
vậy, không được phép cho điện vào cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây có thể
làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong
phạm vi (85- 100)% Uđm.

2. Nguyên lí hoạt động


Sự làm việc của Contactor điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta
cung cấp một điện áp U = (85  100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ
trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ
thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ
thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường
(khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn
dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi
cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp
điểm sẽ đóng lại.

3. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng tiếp điểm.

Nguyên nhân:

• Chọn không đúng công suất khí cụ điện: chẳng hạn dòng điện định mức,
điện áp và tần số thao tác của khí cụ điện không đúng với thực tế v v…
• Lực ép trên các tiếp điểm không đủ.
• Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng, cong, vêng (nhất là đối với loại tiếp
điểm bắc cầu) hoặc lắp ghép lệch.
• Bề mặt tiếp điểm bị ôxy hóa do xâm thực của môi trường làm việc (có
hóa chất, ẩm ướt vv…
• Do hậu quả của việc xuất hiện dòng điện ngắn mạch một pha với
‘’đất’’hoặc dòng ngắn mạch hai pha ở phía sau công tắc tơ, khởi động
từ vv…

Hiện tượng hư hỏng cuộn dây (cuộn hút)

Nguyên nhân:

• Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện xấu.
• Ngắn mạch giữa các dây dẫn ra do chất lượng cách điện xấu hoặc ngắn
mạch giữa dây dẫn và các vòng dây quấn do đặt giao nhau mà không có
lót cách điện.
• Đứt dây quấn.
• Điện áp tăng cao quá điện áp định mức của cuộn dây.
• Cách điện của cuộn dây bị phá hỏng do bị va đập cơ khí.
• Cách điện của cuộn dây bị phá hủy do cuộn dây bị quá nóng hoặc vì tính
toán các thông số quấn lại sai hoặc điện áp cuộn dây bị nâng cao quá,
hoặc lõi thép hút không hoàn toàn, hoặc điều chỉnh không đúng hành
trình lõi thép.
• Do nước êmunxi, do muối, dầu, khí hóa chất…của môi trường xâm thực
làm chọc thủng cách điện vòng dây.

4. Sửa chữa contacter

Biện pháp sửa chữa:

• Lựa chọn khí cụ điện cho đúng công suất dòng điện, điện áp và các chế
độ
• làm việc tương ứng.
• Kiểm tra và sửa chữa nắn thẳng, phẳng giá đỡ tiếp điểm, điều chỉnh sao
cho
• trùng khớp hoàn toàn các tiếp điểm động và tỉnh của Contactor
• Kiểm tra lại lò xo của tiếp điểm động xem có bị méo, biến dạng hay đặt
lệch
• tâm khỏi chốt giữ. Phải điều chỉnh đúng lực ép tiếp điểm (có thể dùng
lực kế để
• kiểm tra).
• Thay thế bằng tiếp điểm mới khi kiểm tra thấy tiếp điểm bị quá mòn
hoặc bị
• rỗ cháy hỏng nặng.
• Đặc biệt trong điều kiện làm việc có đảo chiều hay hãm ngược, các tiếp
• điểm thường hư hỏng và mài mòn rất nhanh đặc biệt là tiếp điểm động.
• Kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân bên ngoài gây hư hỏng cuộn dây

• quấn lại cuộn dây theo mẫu hoặc tính toán lại cuộn dây đúng điện áp và
công
• suất tiêu thụ yêu cầu.
• Khi quấn lại cuộn dây, cần làm đúng công nghệ và kỹ thuật quấn dây,
vì đó
• là một yếu tố quan trọng để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của cuộn dây.
IV. Aptomat
1. Cấu tạo

Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập
tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ…
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ,
sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ
quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính
để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm
hư hại tiếp điểm chính.

2. Nguyên lí hoạt động

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động.
Bật aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và
phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5
sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1
được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của aptomat được mở ra, mạch điện
bị ngắt.

3. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng


- Các tiếp điểm bị cháy, bị dính do đóng cắt các dòng điện quá lớn so với
- dòng điện định mức của Aptomat.45
- Các tiếp điểm bị rỗ bề mặt vì Aptomat đóng, cắt có tải nên dòng điện lớn
- đặc biệt là khi đóng cắt các thiết bị, mạng điện có công suất lớn thường xảy
ra
- hiện tượng cháy hồ quang làm cho bề mặt bị cháy rỗ.
- Bề mặt tiếp điểm bị dập, do lực đóng cắt quá lớn hoặc vật liệu làm tiếp
- điểm không đạt yêu cầu.
- Cơ cấu truyền động cắt Áptomat bị hư hỏng.
- Các bề mặt bị bụi bám bẩn.
4. Sửa chữa aptomat
Aptomat là loại khí cụ điện có cấu tạo khá phức tạp đặc biệt là cơ cấu truyền
động cắt hơn nữa với những Aptomat nhỏ có dòng điện 5, 10, 15, 20 thường
người ta dùng vỏ của aptomat làm các gối đỡ để lắp đặt các cơ cấu truyền
động đóng, cắt đồng thời hai phần vỏ được cố định lại bằng hai mối ghép
đinh tán nên khi tháo ra các lò xo sẽ bị bung ra và khó lắp lại được chính
xác nên đối với loại này thường không sửa chữa mà phải thay mới. Đối với
Aptomat lớn và có dòng định mức lớn ta có thể tháo ra để làm vệ sinh và
bảo dưỡng hệ thống tiếp điểm, cơ cấu truyền động cắt hoặc thay thế một số
bộ phận đơn giản bị hư hỏng.
V. Relay nhiệt
1. Cấu tạo
Rơ le là một thiết bị dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không
bị hỏng khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Rơ le nhiệt còn có một tên
gọi khác là relay.Về cấu tạo, rơ le nhiệt thường bao gồm các bộ phận sau:
• Đòn bẩy
• Tiếp điểm thường đóng
• Tiếp điểm thường mở
• Vít chỉnh dòng điện tác động
• Thanh lưỡng kim
• Dây đốt nóng
• Cần gạt
• Nút phục hồi

2. Nguyên lí hoạt động

Rơ le nhiệt có nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng
điện. Khi dòng điện quá tải sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn đốt nóng tấm
kim loại của rơ le dẫn đến hiện tượng bị giãn nở. Phiến kim loại kép có vai
trò vô cùng quan trọng trong những thành phần cấu tạo của rơ le nhiệt, nó
giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả. Phiến kim loại kép này được tạo thành
từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau ghép lại.
Thông thường, thanh kim loại thứ nhất sẽ là thanh có chỉ số giãn nở thấp
hơn và thương được làm từ chất liệu invar (64% Fe + 36% Ni). Còn thanh
kim loại thứ 2 sẽ có chỉ số giãn nở lớn hơn và thường được làm từ đồng
thau hoặc thép niken - crom nên có độ giãn nở gấp khoảng 20 lần so với
invar.
Khi dòng điện đi vào có sự thay đổi đột ngột, một nhiệt lượng lớn được
sinh ra và tác động lên thanh thép kép khiến cho nó uốn theo chiều thanh
kim loại có chỉ số giãn nở thấp hơn để cho dòng điện trực tiếp chạy qua
hoặc dây điện trở bao quanh. Độ uốn cong của thanh kim loại sẽ phụ thuộc
vào độ dài và độ dày của nó. Nếu muốn độ uốn cong lớn thì yêu cầu phiến
kim loại dài và mỏng, còn nếu cần lực đẩy mạnh thì cần chế tạo phiến kim
loại rộng, ngắn và dày.

3. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng


- Hiện tượng hưu hỏng tiếp điểm: Do sử dụng lây ngày, do dòng điện vượt
quá dòng định mức của tiếp điểm; do ngắn mạch mạch điều khiển
- Lực ép trên các tiếp điểm không đủ

- Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng, cong, vênh hoặc lắp ghép lệch.
- Bề mặt tiếp điểm bị oxy hóa do xâm thực của môi trường làm việc.
- Hiện tượng hư hỏng phần tử đốt nóng:
- Do sử dụng lâu ngày làm thay đổi hệ số giãn nở của các thanh lưỡng kim.
- Do tác dụng của dòng điện làm cháy hoặc đứt phần tử nhiệt.

4. Sửa chữa relay nhiệt:

- Lựa chọn rơ le nhiệt phải đúng công suất, dòng điện và các chế độ làm việc
- tương ứng.
- Kiểm tra thanh lưỡng kim xem có bị biến dạng, cong vênh.
- Kiểm tra nắn thẳng, phẳng các tiếp điểm của rơ le.
- Kiểm tra các lò xo, nút nhấn phục hồi.
VI. Relay trung gian
1. Cấu tạo

Relay trung gian là thiết bị điện tử có kích thước rất nhỏ, có chức năng chuyển
mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại . Chúng được dùng rất nhiều trong các
bảng mạch điện.Trong sơ đồ điều khiển, rơ le trung gian luôn được đặt ở vị trí
tiếp điểm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị công suất
lớn.
Rơ le trung gian có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây.
Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp hoặc cả 2. Lõi
thép động được bọc bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh. Cơ chế
tiếp điểm bao gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch.
2. Nguyên lí hoạt động
Rơ le trung gian có nguyên lý hoạt động tương tự Contactor nhưng vẫn
có sự khác biệt. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu
cuộn dây của Rơ le trung gian, lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp
điểm sẽ chuyển đổi trạng thái và duy trì ở trạng thái này. Tiếp điểm thường
đóng sẽ hở ra, tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại. Khi ngưng cấp nguồn, mạch
từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Cứ như vậy, nguyên lý
hoạt động này được lặp lại.

VII. Biến tần


1. Các bộ phận cơ bản của máy biến tần
a. Bộ chỉnh lưu

- Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong
muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử
dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt (diode) sóng toàn phần.

- Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong
bộ nguồn, trong đó dòng điện xoay chiều 1 pha (AC) được chuyển đổi thành
1 chiều (DC). Tuy nhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong biến tần cũng có thể
cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha
thành điện một chiều.

- Các đi-ốt chỉ cho phép dòng điện đi theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt
hướng dòng electron của điện năng từ dòng xoay chiều (AC) thành dòng 1
chiều (DC).
* Nguyên tắc hoạt động: Đối với nguồn điện đầu vào xoay chiều 3 pha, bộ
nối 6 đi ốt được sử dung để chỉnh lưu sóng từ nguồn điện AC và tạo ra điện
áp đầu ra như được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

b. Tuyến dẫn 1 chiều


- Tuyến dẫn 1 chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp 1 chiều đã chỉnh
lưu. Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo
cấu hình tuyến dẫn 1 chiều sẽ làm tăng điện dung.
- Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT
tạo ra điện năng cho động cơ.
c. Bộ điện kháng xoay chiều
- Cuộn kháng dòng xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu
trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay
đổi dòng điện.
- Cuộn kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay
chiều. Ngoài ra, cuộn kháng dòng xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng
điện lưới hay nói cách khác là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn một
chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn một chiều sẽ cho phép tụ điện
chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn.

- Cuộn kháng dòng xoay chiều hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ
mạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu nguồn và xung gây ra do bật/tắt các
tải điện cảm khác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ.

- Nhược điểm khi sử dụng cuộn kháng AC là chi phí tăng thêm, cần nhiều
không gian để lắp đặt và đôi khi là giảm hiệu suất.

Trong một số các trường hợp khác, cuộn kháng dòng xoay chiều có thể
được sử dụng ở phía đầu ra của biến tần để bù cho động cơ có điện cảm
thấp (được sử dụng khi khoảng cách dây dẫn từ biến tần đến động cơ xa
50-100 mét), nhưng điều này thường không cần thiết do hiệu suất hoạt
động tốt của công nghệ IGBT.

d. Bộ điện kháng 1 chiều

- Cuộn kháng một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến
dẫn một chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép biến tần phát
hiện các sự cố tiềm ẩn đang chuẩn bị xảy ra và kịp thời ngưng/ ngắt động
cơ ra.

- Cuộn kháng một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện
trên các bộ biến tần 7,5 kW trở lên. Cuộn kháng một chiều có thể nhỏ và
rẻ hơn cuộn kháng xoay chiều.

- Cuộn kháng một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng
không làm hỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất
kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.
e. Modul công suất

- IGBT là linh kiện công suất bán dẫn, là loại transistor lưỡng cực có cổng
cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo
dạng sóng đầu ra cho biến tần.
- Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh.
Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ
rộng khác nhau từ điện áp Tuyến dẫn một chiều được trữ trong tụ điện.
- Bằng cách sử dụng điều biến độ rộng xung hoặc PWM, IGBT có thể
được bật và tắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên
sóng mang.

Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và
đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.
- Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng
mang, độ rộng xung có thể thay đổi.

- PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng
dạng sin. Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men
xoắn của động cơ.
f. Điện trở hãm
- Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ
khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có
thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện.
- Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một
chiều.
- Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở
được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được
tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt.
- Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền
động có thể ngắt do lỗi Quá áp trên Tuyến dẫn Một chiều.

2. Nguyên lí hoạt động

Nguyên lý hoạt động cơ bản của bộ biến tần được thể hiện qua 2 công đoạn
sau:

- Công đoạn 1: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều (AC) 1 pha hoặc 3 pha
được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều phẳng (DC). Công đoạn này
được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nguồn điện đầu
vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ có điện áp và tần số cố
định.
- Công đoạn 2: Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu)
thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Ban đầu, điện áp 1 chiều được
tạo ra sẽ được trữ trong giàn tụ điện. Thông qua trình tự kích hoạt đóng
ngắt thích hợp, bộ nghịch lưu IGBT của biến tần sẽ tạo ra một điện
áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM).
Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn công suất hiện
nay, tần số chuy

VIII. PLC
1. PLC là gì?

PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập trình
thực hiện các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác động các
sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua
ngõ ra (output). PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu
ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa theo logic chương
trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi.
Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên,
mỗi hãng sản xuất sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC
phổ biến hiện nay gồm: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…
2. Cấu tạo và phân loại PLC
Thông thường, hệ thống PLC có các bộ phận chính sau:

• Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM, ngoài ra có thể sử dụng vùng nhớ
ngoài – EPROM.
• Bộ xử lý trung tâm CPU.
• Module input/output. Thông thường module I/O được tích hợp trên
PLC, khi có nhu cầu mở rộng I/O có thể lắp module I/O.

Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:

• Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 thực hiện
đổ chương trình và giám sát chương trình.
•Cổng truyền thông: PLC thường tích hợp cổng truyền thông
Modbus RTU. Tùy hãng và dòng sản phẩm, PLC có thể được
tích hợp thêm các chuẩn truyền thông khác như Profibus,
Profinet, CANopen, EtherCAT…
3. Nguyên lí hoạt động của PLC

Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:

• Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 thực hiện
đổ chương trình và giám sát chương trình.
• Cổng truyền thông: PLC thường tích hợp cổng truyền thông
Modbus RTU. Tùy hãng và dòng sản phẩm, PLC có thể được tích
hợp thêm các chuẩn truyền thông khác như Profibus, Profinet,
CANopen, EtherCAT…

4. Ưu điểm và nhược điểm của PLC


*Ưu điểm:

• Bộ điều khiển PLC chống nhiễu tốt, đáng tin cậy trong môi trường công
nghiệp.
• Đáp ứng các giải thuật phức tạp, độ chính xác cao.
• Gọn nhẹ, lắp đặt dễ dàng.
• Thay thế hoàn toàn mạch điều khiển relay thông thường, dễ dàng đáp
ứng mọi yêu cầu điều khiển.
• Hỗ trợ các chuẩn mạng truyền thông công nghiệp, tạo sự kết nối và trao
đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong và ngoài nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn
công nghiệp 4.0.

*Nhược điểm:

• Giá thành cao: Chi phí sản phẩm cao hơn so với chi phí mạch relay
thông thường. Tuy nhiên, hiện nay thị trường VN đã có mặt rất nhiều
hãng PLC của Đức, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… dẫn đến giá thành
cạnh tranh hơn so với trước.
• Chi phí phần mềm lập trình: Chi phí mua licence phần mềm lập trình
tùy thuộc vào hãng sản xuất. Hiện nay có 2 dạng: hãng sản xuất cho
phép sử dụng miễn phí và hãng sản xuất yêu cầu mua licence.
• Yêu cầu người sử dụng có kiến thức về lập trình PLC: Để thiết bị PLC
đáp ứng tốt trong điều khiển, người sử dụng cần có kiến thức căn bản
về lập trình PLC.
5. Cách thức điều khiển chính PLC
Điều khiển logic:
• Điều khiển tự động, bán tự động quy trình máy.
• Hỗ trợ bộ đếm (Couter) và bộ định thời gian (Timer).
Điều khiển đáp ứng:
• Giải thuật điều khiển PID, Logic mờ.
• Điều khiển động cơ Servo, động cơ bước.
• Điều khiển biến tần.
• Điều khiển đáp ứng nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…
Mạng truyền thông:
• Kết nối nhiều bộ điều khiển PLC.
• Kết nối bộ điều khiển PLC và hệ thống SCADA.

6. Ứng dụng PLC


Bộ lập trình PLC được ứng dụng trong nhiều ngành và nhiều loại máy móc
như:

• Máy in
• Máy đóng gói
• Máy đánh chỉ
• Máy se sợi
• Máy chế biến thực phẩm
• Máy cắt tốc độ cao
Công ty Cổ phần Tập đoàn DAT là nhà cung cấp sản phẩm và phát triển giải
pháp dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa và năng lượng
tái tạo.

Với hơn 17 năm phát triển và sở hữu hệ sinh thái giá trị, DAT Group đã nhận
được sự tin tưởng, hợp tác của hơn 10.000 khách hàng, đối tác trên toàn quốc.

DAT Group là Tổng đại diện INVT và Nhà phân phối chính thức của Siemens
tại Việt Nam. Hiện nay, DAT Group đang cung cấp đa dạng các bộ điều khiển
PLC của INVT và Siemens:

• SIEMENS: LOGO, S7-1200, S7-1500, S7-300


• INVT: IVC1L, IVC3
IX. HMI
1. HMI là gì?
HMI (HMI Screen) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Machine
Interface", và được tạm dịch lại là "giao diện người và máy". Đây là một
giao diện (màn hình), nó có chức năng hiển thị và điều khiển giúp cho
người vận hành dễ dàng điều khiển các thiết bị, máy móc.

2. Cấu tạo HMI


Cấu tạo của HMI bao gồm 3 thành phần chính là:

• Phần cứng: màn hình, chip, nút nhấn, thẻ nhớ và các cổng kết nối.
• Phần mềm: viết chương trình, cấu hình phần cứng, cấu hình giao tiếp và
thiết kế giao diện HMI.
• Về truyền thông: bao gồm các cổng, giao thức truyền thông như: USB,
RS232 /22/85, Ethernet, CAN bus, MODBUS, MQTT, EtherNet / IP,
CANopen, SNMP, .. và các tính năng nâng cao, mở rộng.

Đặc điểm HMI


a. Phần cứng
• Màn hình: Chức năng cảm ứng của màn hình giúp cho người sử
dụng có thể chạm vào để điều khiển các thao tác trên màn hình
giống như chúng ta sử dụng điện thoại cảm ứng hàng ngày.
Ngoài ra, màn hình HMI còn có thể hiển thị các tín hiệu hoạt
động của máy móc trên thiết bị.
• Phím: Được dùng để thực hiện các thao tác điều khiển
• Chip: Đây chính là màn hình CPU
• Bộ nhớ trong/ngoài: ROM, RAM, EEPROM / FLASH,…

b. Phần mềm
• Công cụ xây dựng HMI
• Các hàm và lệnh dùng để điều khiển
• Phần mềm hệ thống
• Công cụ kết nối, trình cài đặt
• Ứng dụng mô phỏng

3. Quá trình xây dựng HMI

Chọn phần cứng

• Kích thước màn hình: tùy thuộc vào mật độ hiển thị dữ liệu, thông số, đồ
thị, biểu đồ,… trên trang HMI
• Phím vật lý hay không (và bao nhiêu phím): tùy theo nhu cầu điều khiển,
môi trường sử dụng thiết bị
• Lựa chọn cổng kết nối: tùy thuộc vào nhu cầu kết nối với các thiết bị
ngoại vi như máy in, máy quét mã vạch và các thiết bị ngoại vi khác
Giao diện

• Thiết lập phần cứng: Kết nối HMI với các thiết bị điều khiển khác (PLC)
và thiết lập tiêu chuẩn giao tiếp
• Thiết kế GUI cho các trang hiển thị trên HMI
• Đính kèm giá trị (thẻ) vào đối tượng
• Viết chương trình cho các liên kết HMI
• Mô phỏng, kiểm tra và gỡ lỗi
• Cài đặt HMI trong hệ thống thực và hoạt động

4. Nguyên lí hoạt động


Khi HMI được tích hợp với phần mềm thích hợp và được kết nối bằng cáp
tín hiệu với PLC của thiết bị. Sau đó, nó là giao diện hoạt động giữa con
người và máy móc thông qua PLC. Khi người vận hành nhấn nút trên màn
hình hoặc cài đặt các thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC, PLC điều
khiển các máy dây chuyền. Mặt khác, hệ thống máy móc dây chuyền có
thể gửi trạng thái làm việc hiện tại hoặc các thông số đến màn hình HMI
thông qua PLC để giúp con người thực hiện quá trình giám sát và điều
khiển.
B. Tìm hiểu chuẩn IEC 60617
1. Giới thiệu về chuẩn IEC 60617
IEC 60617, còn được biết đến với tên gọi "Biểu đồ ký hiệu và ký hiệu
điện", là một trong những chuẩn quan trọng nhất trong lĩnh vực điện và
điện tử. Được phát triển và duy trì bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế
(IEC), chuẩn này cung cấp một hệ thống chuẩn hóa để biểu thị và truyền
thông về các thành phần, mạch điện và các khái niệm liên quan trong
ngành công nghiệp điện.

Mục đích chính của IEC 60617 là tạo ra một ngôn ngữ chung, dễ hiểu và
dễ sử dụng cho người làm việc trong lĩnh vực điện, bao gồm kỹ sư, kỹ thuật
viên, nhà thiết kế mạch điện, và các chuyên gia khác. Bằng cách định nghĩa
và mô tả các ký hiệu chuẩn, chuẩn này giúp tránh nhầm lẫn và hiểu lầm
trong truyền thông kỹ thuật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết
kế, sản xuất, và bảo trì các thiết bị điện.

IEC 60617 bao gồm các biểu đồ ký hiệu và ký hiệu cho nhiều loại thành
phần điện và điện tử, bao gồm điện trở, dây dẫn, tụ, cuộn cảm, cảm biến,
máy biến áp, và nhiều hơn nữa. Các ký hiệu này thường được sử dụng trong
các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn lắp ráp, và các bản vẽ mạch điện.

Mỗi phiên bản của chuẩn này thường được cập nhật và mở rộng để phản
ánh sự tiến triển của công nghệ và yêu cầu của thị trường. Các biểu đồ và
ký hiệu mới được thêm vào để phản ánh các tiêu chuẩn mới, công nghệ
mới, hoặc các ứng dụng mới trong lĩnh vực điện. Điều này giúp chuẩn IEC
60617 duy trì tính cập nhật và áp dụng rộng rãi trong ngành điện hiện đại.

2. Các kí hiệu theo chuẩn IEC


a. CB ( Thiết bị đóng cắt)

b. Nút nhấn (Push Buttons)


c. Các công tắc chuyển mạch

d. Contactor
Một số ký hiệu cơ bản khác:

Tên thiết bị Kí hiệu Mô tả


Rơ le trung gian Cuộn dây

Rơ le thời gian Cuộn dây Timer dạng On delay

Rơ le nhiệt Phần tử đốt nóng ( quá tải)

Cầu chì Cầu chì


Máy biến áp Biến áp cách li 2 dây quấn

Biến dòng CT biến dòng dạng 1

Động cơ Động cơ 1 pha dạng 1

Động cơ 3 pha dạng 1

Động cơ đồng bộ 3 pha


Động cơ DC

Máy phát điện Máy phát điện DC

Cuộn cảm Cuộn cảm dạng tổng quát

Công tắc hành Công tắc hành trình thường mở


trình
Công tắc hành trình thường đóng

Công tắc áp suất Dạng thường mở

Dạng thường đóng

Công tắc nhiệt độ Dạng thường mở

Dạng thường đóng

Cảm biến Cảm biến tiệm cận

Cảm biến điện dung

Cảm biến từ

Cảm biến siêu âm


Cảm biến tiếp xúc

Các kí hiệu linh


kiện điện tử
Điện trở cố định

Chiết áp

Biến trở

Quang trở

Đi ốt

Led

Đi ốt Zener

Diac

Triac

Chỉnh lưu 1 pha

Tụ điện không cực tính


Transistor PNP

Transistor NPN

You might also like