You are on page 1of 36

Đề Cương: Máy điện và Khí cụ điện

Phần 1: Máy biến áp

Câu 1. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha? Vẽ sơ đồ thay
thế đầy đủ, các thông số trên sơ đồ thay thế? Ý nghĩa năng lượng của các thông
số đó?
I. Cấu tạo máy biến áp
1.1. Lõi thép
- Lõi thép của máy biến áp được chế tạo bằng những vật liệu có độ dẫn từ cao vì nó
được dùng để dẫn từ thông chính trong máy.
- Vật liệu chế tạo lõi thép là thép kỹ thuật điện (còn gọi là tôn silic).
- Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy trong lõi (dòng Fuco), người ta không làm
thành khối liền mà dùng các lá thép có chiều dày từ 0,3mm - 0,5mm, có phủ cách
điện ghép
- Hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình xuyến...
1.2. Dây quấn
- Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng (hoặc nhôm), tiết diện
chữ nhật, hoặc tròn, phía ngoài có bọc cách điện.
- Dây quấn gồm nhiều vòng dây quấn quanh trụ từ. Giữa các vòng dây, giữa các dây
quấn được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.
- Máy biến áp thường có 2 hoặc nhiều dây quấn.
+ Dây quấn nhận điện áp vào → sơ cấp
+ Dây quấn đưa điện áp ra → thứ cấp
1.3. Các phần phụ khác
Hệ thống làm mát: Nhiệt lượng sinh ra trong dây quấn và lõi thép của máy biến áp cầ
được thải ra môi trường xung quanh nhằm tránh hiện tượng tăng nhiệt độ làm hỏng
máy.
- Làm mát khô: Làm mát bằng không khí, có loại không cưỡng bức và cưỡng bức
- Làm mát ướt: Đặt lõi thép và dây quấn trong một thùng chứa dầu máy biến áp và hệ
thống tản nhiệt (đối với các máy công suất lớn).
Ngoài ra, còn có các sứ xuyên ra để đấu dây quấn ra ngoài, có bộ phận chuyển mạch
để điều chỉnh điện áp, rơle để bảo vệ máy, bình dãn dầu, thiết bị chống ẩm
II. Nguyên lý làm việc của máy biến áp
-Để nghiên cứu nguyên lý làm việc của máy biến áp ta xét máy biến áp một pha hai
dây quấn
-Dây quấn sơ cấp có W1 vòng, dây quấn thứ cấp có W2 vòng.
-Cấp điện xoay chiều, điện áp U1 vào dây quấn sơ cấp, sẽ có dòng điện sơ cấp i1.
-Dây quấn thứ cấp nối với tải.
-Dòng i1 sinh ra từ thông  biến thiên chạy trong lõi thép có chiều như hình vẽ
(chiều của  thep quy tắc vặn nút chai), xuyên qua cả 2 dây quấn sơ cấp W1 và thứ
cấp W2 và là từ thông chính của máy
-Dòng điện i1 biến thiên theo qui luật hàm sin → từ thông  biến thiên → theo định
luật cảm ứng điện từ, ở các dây quấn có sức điện động cảm ứng.
-Dây quấn sơ cấp → sức điện động e1
-Dây quấn thứ cấp → sức điện động e2

III. Vẽ sơ đồ thay thế đầy đủ, các thông số trên sơ đồ thay thế? Ý nghĩa năng
lượng của các thông số đó?

-R1 điện trở 1 pha của dây quấn sơ cấp


-X1 điện kháng tản của cuộn dây sơ cấp đặc trưng cho từ thông tản
-E1 sdđ sinh ra trong cuộn sơ cấp
-I1 dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp
Câu 2: Trình bày thí nghiệm không tải và ngắn mạch của máy biến áp?
1. Thí nghiệm không tải
Thí nghiệm không tải xác định hệ số biến áp k, tổn hao sắt từ và các thông số không
tải của máy

Sơ đồ thí nghiệm: V1, V2 đo điện áp sơ cấp và thứ cấp; A đo dòng điện không tải; W
đo công suất tác dụng không tải.
Điện áp đặt vào máy là điện áp định mức U1đm.
2. Thí nghiệm ngắn mạch
Thí nghiệm ngắn mạch xác định tổn hao trên các điện trở dây quấn sơ cấp và thứ cấp,
các thông số ngắn mạch của máy

-Để tránh chế độ ngắn mạch, trong thí nghiệm ngắn mạch ta phải đưa vào điện áp
ngắn mạch Un bằng cách tăng bộ phận điều chỉnh điện áp từ 0 đến khi dòng điện ở
dây quấn sơ cấp bằng dòng định mức.
-Các dụng cụ đo: A1, A2 đo dòng điện sơ cấp và thứ cấp; V đo điện áp ngắn mạchi;
W đo công suất tác dụng ngắn mạch.
-Điện áp Un nhỏ, từ thông trong mạch từ nhỏ, có thể bỏ qua tổn hao sắt từ.
-Công suất đo được ở thí nghiệm ngắn mạch Pn chính là tổn hao trong điện trở 2 dây
quấn sơ cấp và thứ cấp (điện trở ngắn mạch).

Phần 2: Động cơ không đồng bộ

Câu 1: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3
pha? Thành lập các phương trình điện từ của động cơ không đồng bộ? Vẽ sơ đồ
thay thế 1 pha của động cơ?
I. Cấu tạo máy điện không đồng bộ ba pha
1. Stato (phần tĩnh)
-Bộ phận dẫn từ của máy, có dạng hình trụ.
-Vì từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay nên để giảm tổn hao, lõi thép được làm
bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35mm 0,5mm phủ sơn cách điện.
- Phía trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn
b) Dây quấn
- Dây quấn stato làm bằng dây đồng, bọc cách điện, đặt trong các rãnh của lõi thép.
- Sơ đồ khai triển dây quấn ba pha đặt trong 12 rãnh:
+ Dây quấn pha A trong các rãnh 1,4,7,10
+ Dây quấn pha B trong các rãnh 3, 6, 9, 12
+ Dây quấn pha C trong các rãnh 5,8,11,2
- Dòng xoay chiều ba pha chạy trong ba pha dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay
c) Vỏ máy:
- Giữ chặt lõi thép và cố định máy trên bệ.
- Được làm bằng nhôm hoặc gang.
- Hai đầu có nắp máy, trong nắp có ổ đỡ trục.
- Vỏ và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy
2. Rôto (phần quay)
a) Lõi thép:
- Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong
khi dập lá thép stato.
- Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rôto, ở giữa có lỗ để gắn với trục máy.
- Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt
b) Dây quấn:
- Dây quấn được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rôto kiểu lồng
sóc và loại rôto kiểu dây quấn.
- Rôto dây quấn: Giống dây quấn stato.
+ Dây quấn ba pha của rôto đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm
bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục.
+ Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên
ngoài. Khi làm việc bình thường, dây quấn rôto được nối ngắn mạch
+ Điều chỉnh điện trở phụ mạch điện rôto có thể cải thiện tính năng mở máy, điều
chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy
+ Máy điện công suất trung bình trở lên, dây quấn rôto thường là kiểu dây quấn sóng
hai lớp.
+ Máy điện cỡ nhỏ, thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp.
- Rotor lồng sóc:
+ Rôto lồng sóc của các máy công suất lớn hơn 100kW là các thanh đồng đặt trong
rãnh của lõi thép, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng sóc.
+ Đối với động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các
rãnh lõi thép rôto, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch và cánh làm
mát.
+ Động cơ điện rôto lồng sóc gọi là động có không đồng bộ rôto lồng sóc.
II. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.
- Cho dòng điện ba pha tần số f đi vào ba dây quấn stato của động cơ không đồng bộ,
trong máy sẽ có từ trường quay p đôi cực quay với tốc độ n1 = 60.f / p
- Từ trường quay quét qua các thanh dẫn của dây quấn rôto, cảm ứng trong dây quấn
sđđ.
- Dây quấn rôto khép kín mạch (ngắn mạch) nên sđđ cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện
chạy trong các thanh dẫn rôto.
- Lực điện từ do trường quay của máy tác động vào dòng điện chạy trong thanh dẫn
rôto, kéo rôto quay với tốc độ n cùng chiều với từ trường quay và n<n1.
- Từ trường quay tốc độ n1 có chiều thuận kim đồng hồ. Thanh dẫn chuyển động
tương đối với từ trường tốc độ n1 ngược chiều kim đồng hồ.
- Theo qui tắc bàn tay phải, xác định chiều của sđđ trong các thanh dẫn (như biểu
diễn trên hình).
- Mạch rôto nối tắt, trong thanh dẫn có dòng điện trùng chiều với sđđ.
- Theo qui tắc bàn tay trái, xác định chiều của lực điện từ, tác động vào thanh dẫn
(như biểu diễn trên hình).
- Lực điện từ cùng chiều với chiều quay của từ trường, rôto quay theo từ trường với
tốc độ n.
III. Phương trình điện từ của động cơ không đồng bộ 3 pha
1. Phương trình cân bằng điện trong dây quấn stato.

2. Phương trình cân bằng điện ở dây quấn rôto


3.Phương trình cân bằng từ của động cơ KĐB

IV. Sơ đồ thay thế 1 pha của động cơ

Câu 2: Trình bày các phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ 3 pha rotor
lồng sóc đã học, ưu khuyết điểm và phạm vi ứng dụng của từng phương pháp?
I. Mở máy động cơ lồng sóc
a) Mở máy trực tiếp.
- Đây là phương pháp đơn giản nhất, chỉ việc đóng trực tiếp động cơ điện vào lưới
điện.
- Khuyết điểm của phương pháp này là dòng điện mở máy lớn, làm tụt điện áp mạng
điện rất nhiều, nếu quán tính của máy lớn, thời gian mở máy sẽ rất lâu, có thể làm
chảy cầu chì bảo vệ.
- Phương pháp này dùng được khi công suất mạng điện (hoặc nguồn điện) lớn hơn
công suất động cơ rất nhiều, việc mở máy sẽ rất nhanh và đơn giản
b) Giảm điện áp stato khi mở máy
- Khi mở máy, giảm điện áp đặt vào động cơ, để giảm dòng điện mở máy. Khi động
cơ hoạt động bình thường cấp điện áp định mức.
- Điện áp giảm → dòng điện giảm
- Điện áp giảm → mômen giảm
- Khuyết điểm của phương pháp này là mômen mở máy giảm rất nhiều, vì thế nó chỉ
sử dụng được đối với trường hợp không yêu cầu mômen mở máy lớn.
c)Dùng điện kháng nối tiếp vào mạch stato
- Điện áp mạng điện đặt vào động cơ qua điện kháng Đ.K.
- Lúc mở máy, cầu dao D2 mở, D1 đóng.
- Khi động cơ đã quay ổn định thì đóng cầu dao D2, mở cầu dao D1.
- Do điện áp rơi trên điện kháng, điện áp trực tiếp đặt vào động cơ giảm đi k lần.
-Dòng điện sẽ giảm đi k lần, song mômen giảm đi k2 lần (vì momen tỷ lệ với bình
phương điện áp)

d) Dùng máy biến áp tự ngẫu


-Điện áp mạng điện đặt vào sơ cấp máy biến áp tự ngẫu, thứ cấp đưa vào động cơ.
-Thay đổi vị trí con chạy để cho lúc mở máy điện áp đặt vào động cơ nhỏ, sau đó dần
dần tăng lên bằng định mức.
-Gọi k là hệ số biến áp của máy tự biến áp; U1 là điện áp pha lưới điện; Zn là tổng trở
động cơ lúc mở máy.
-Điện áp pha đặt vào động cơ và dòng điện khi mở máy
-Dòng điện I1 lưới điện cung cấp cho động cơ lúc có máy biến áp tự ngẫu chính là
dòng điện sơ cấp của máy tự biến áp:

-Khi mở máy trực tiếp, dòng điện I1:

-Khi có máy tự biến áp, dòng điện của lưới điện giảm đi k2 lần. Đây là một ưu điểm
so với dùng điện kháng (dòng điện giảm k lần). Phương pháp được dùng nhiều đối
với động cơ công suất lớn. -Điện áp đặt vào động cơ giảm k lần, nên mômen sẽ
giảm k2 lần
e) Phương pháp đổi nối sao – tam giác
- Phương pháp này chỉ dùng được với những động cơ khi làm việc bình thường dây
quấn stato nối hình tam giác
- Khi mở máy ta nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm Sau khi mở máy ta nối
lại thành hình tam giác như đúng quy định của máy.
Trên hình khi mở máy ta đóng cầu dao sang phía Y, mở máy xong đóng sang phía 
Dòng điện dây khi nối hình tam giác

-Dòng điện dây khi nối hình sao

-Mở máy kiểu đổi nối sao tam giác dòng điện dây giảm đi 3 lần, mômen giảm 3 lần

Phần 3: Máy phát điện đồng bộ


Câu 1: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ ba
pha? Vẽ và giải thích các đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh của máy phát
ứng với các phụ tải thuần trở, mang tính chất điện cảm, mang tính chất điện
dung?

I. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ ba pha?
1. Cấu tạo máy điện đồng bộ
-Máy điện đồng bộ gồm 2 phần chính là Stato và Rôto.
-Thông thường:
+ Stato → Phía ngoài: Lõi thép, dây quấn Stato.
+ Rôto → Phía trong: Lõi thép, dây quấn Rôto
1.1Stato (phần tĩnh) Stato của máy điện đồng gồm lõi thép và dây quấn.
a, Lõi thép
- Làm từ lá thép kỹ thuật điện dày 0,35-0,5mm, phủ cách điện.
- Mặt trong xẻ rãnh để đặt dây quấn.
- Ép lại thành hình trụ, và được ép vào vỏ bảo vệ.
b, Dây quấn
Dây quấn được làm bằng dây dẫn được bọc cách điện (đồng, nhôm), dduwwocj đặt
trong các rãnh của lõi thép
1.2 Rotor
- Rôto của máy điện đồng bộ được cấu tạo từ lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép gồm phần thân Rôto và các cực từ.
- Dây quấn Rôto được gọi là dây quấn kích từ và được cấp điện một chiều nhờ hai
vành trượt.
- Rôto của máy điện đồng bộ có hai loại: cực ẩn và cực lồi (phụ thuộc vào tốc độ của
máy)
a) Rôto cực ẩn
- Lõi thép:
+ Làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được đúc thành khối hình trụ, có rãnh để
đặt dây quấn kích từ.
+ Phần không phay rãnh tạo thành mặt cực từ.
+ Đường kính rôto không quá 1,5m.
+ Để tăng công suất → tăng chiều dài l của rôto (l  6,5m).
- Dây quấn:
+ Đặt trong rãnh của rôto, dây đồng, tiết diện chữ nhật và được quấn tạo thành các
bối đồng tâm và cách điện với nhau.
+ Hai đầu dây quấn kích từ nối với hai vành trượt đặt ở đầu trục, thông qua chổi than
để lấy điện một chiều từ ngoài làm nguồn kích từ.
+ Rôto cực ẩn thường có số đôi cực là 1, hoặc 2 nên tốc độ có thể tới 3000vg/ph và
động cơ sơ cấp thường là các tuabin khí, hơi.
+ Cấp nguồn điện cho dây quấn Rôto thường là máy phát một chiều công suất từ
0,3%-2% công suất của máy điện đồng bộ.
+ Truyền động cho máy phát một chiều:
> Nối trục với trục của máy điện đồng bộ
>Có trục chung với máy điện đồng bộ (máy phát điện đầu trục).
b) Rôto cực lồi
Số lượng cực từ lớn, dùng trong trường hợp động cơ sơ cấp là các tuabin nước (thuỷ
điện) có tốc độ chậm.
- Lõi thép:
+ Các máy công suất nhỏ và trung bình, Rôto co kích thước không lớn nên lõi thép
được chế tạo bằng thép đúc, gia công thành khối hình trụ hoặc lăng trụ trên mặt là các
cực từ.
+ Các máy công suất lớn, lõi thép làm từ các tấm thép dày 1-6mm, dập hoặc đúc định
hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ. Cực từ được ghép từ lá thép dày 11,5mm,
ghép cố định với lõi nhờ bulông xuyên qua mặt cực hoặc đuôi hình chữ T.
- Dây quấn:
+ Dây quấn kích từ bằng dây đồng, quấn xung quanh cực từ, các vòng dây được quấn
cách điện với nhau.
+ Hai đầu nối với vành trượt ở một đầu trục, thông qua chổi than nối với nguồn điện
một chiều.
+ Máy điện đồng bộ cực lồi có tốc độ thấp.
+ Tốc độ rôto n  1000 vg/ph.
+ Đường kính rôto (D) có thể lớn tới 15m, trong khi chiều dài nhỏ.
+ Tỉ lệ (chiều dài / đường kính) = 0,15 ÷ 0,2.
- Máy điện đồng bộ được chia thành phần cảm và phần ứng.
+ Phần máy điện có dây quấn cảm ứng sức điện động → Phần ứng Phần nam châm
điện (nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường chính trong máy → Phần cảm.
+ Các máy điện đồng bộ công suất lớn và trung bình, phần tĩnh (stato) thường là phần
ứng, còn phần quay (rôto) là phần cảm.
+ Một số máy công suất nhỏ, phần quay đóng → phần ứng, phần tĩnh → phần cảm
2. Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
- Dùng động cơ sơ cấp quay rôto của máy phát điện đồng bộ tới tốc độ n và cho dòng
một chiều vào dây quấn rôto thì rôto trở thành một nam châm điện quay. Từ trường
của rôto quét qua dây quấn phần ứng stato và cảm ứng sức điện động xoay chiều hình
sin.
- Trị số sức điện động cảm ứng

- Rôto có p đôi cực, khi quay được một vòng, sđđ phần ứng sẽ biến thiên p chu kỳ.
- Tốc độ rôto n (vg/s) → tần số sđđ:

- Tốc độ rôto n (vg/ph) → tần số sđđ:


- Dây quấn ba pha stato có trục lệch nhau 1200 trong không gian nên sđđ các pha
lệch nhau góc pha 1200. Khi nối dây quấn stato với tải, trong dây quấn có dòng điện
ba pha → từ trường quay, với tốc độ n1

II. Vẽ và giải thích các đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh của máy phát ứng
với các phụ tải thuần trở, mang tính chất điện cảm, mang tính chất điện dung?
1. Đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ
- Đặc tính ngoài của máy phát là quan hệ điện áp trên cực máy phát và dòng điện tải,
U = f (I) khi tính chất tải không đổi (cos = const, tần số và dòng điện kích từ máy
phát không đổi).
- Từ phương trình điện áp
- Vẽ đồ thị điện áp máy phát ứng với các loại tải khác nhau: R, L, C
- Đồ thi quan hệ U = f (I) khi cosφ = const, Ikt = const và tần số không đổi.
- Ta thấy khi phụ tải của máy phát điện tăng:
+ Đối với tải dung điện áp tăng.
+ Đối với tải cảm và trở, điện áp giảm (tải cảm điện áp giảm nhiều hơn).
+ Khi tải có tính chất cảm phản ứng phần ứng dọc trục khử từ làm từ thông tổng giảm
do đó đặc tính ngoài dốc hơn tải điện trở.

- Với các loại tải khác nhau, để điện áp U = Uđm khi tải định mức → phải thay đổi
E0 bằng cách điều chỉnh dòng điện kích từ Ikt. Đường đặc tính ngoài ứng với điều
chỉnh kích từ sao cho khi I = Iđm có U = Uđm hình bên.
- Trong đó: E0 = U0L tải cảm,
E0 = U0R tải trở
E0 = U0C tải dung

- Độ biến thiên điện áp đầu cực của máy phát khi làm việc định mức so với khi không
tải xác định:
2. Đặc tính điều chỉnh
- Đường đặc tính điều chỉnh là quan hệ giữa dòng điện kích từ và dòng điện tải khi
điện áp U không đổi và bằng định mức.

Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ ba
pha? Thành lập phương trình cân bằng điện áp ở dây quấn phần ứng máy phát
đồng bộ, vẽ đồ thị véctơ?
1.Phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực lồi
2.Phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực ẩn

Phần 4: Máy điện một chiều


Câu 1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều?
Các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ đối với động cơ điện một chiều,
ưu nhược điểm của từng phương pháp?
I. Cấu tạo máy điện một chiều
- Máy điện một chiều cũng có tính thuận nghịch, nên có thể dùng làm máy phát hoặc
động cơ.
- Những phần chính của máy điện một chiều gồm stato với cực từ, rôto với dây quấn,
cổ góp và chổi điện.
1. Stator (phần tĩnh)
- Stato còn gọi là phần cảm, lõi thép bằng thép đúc, mặt trong có gắn cực từ chính và
cực từ phụ.
- Dây quấn cực từ chính được đặt trên các cực từ chính.
- Dây quấn cực từ phụ được đặt trên các cực từ phụ (giữa các cực từ chính).
1.2. Rôto (phần quay): Rôto của máy điện một chiều được gọi là phần ứng gồm
lõi thép và dây quấn phần ứng.
a, Lõi thép:
- Dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5mm, phủ sơn cách điện,
ghép lại.
- Trên các lá thép có dập lỗ thông gió để làm mát và rãnh để đặt dây quấn rôto.
b, Dây quấn
Dây quấn rôto gọi là dây quấn phần ứng, thường làm bằng dây đồng, có cách điện với
nhau và với lõi thép. Dây quấn phần ứng có những đặc điểm sau:
- Đặt trong các rãnh lõi thép rôto thành 2 lớp: trên và dưới.
- Gồm nhiều phần tử (bối dây), mỗi phần tử có các vòng dây và hai đầu nối với hai
phiến góp.
- Hai cạnh tác dụng của phần tử (phần của bối dây đặt trong rãnh) đặt dưới hai cực từ
khác tên.
- Tạo thành các mạch nhánh gồm nhiều cạnh tác dụng của các phần tử ghép lại. Vì
mỗi rãnh có hai lớp → một cạnh tác dụng đặt ở lớp trên, thì cạnh tác dụng kia được
xếp ở lớp dưới.
- Dây quấn phần ứng của máy điện có 4 phần tử (1-2, 3-4, 5-6 và 7-8).
3. Cổ góp và chổi điện
- Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở
đầu trục.
- Hình vẽ cắt cổ góp để dễ thấy rõ hình dạng các phiến góp và hình phiến góp. Chổi
điện (chổi than) làm bằng than graphit.
- Các chổi tì chặt lên cổ góp nhờ lò so và giá chổi điện gắn trên nắp máy
II. Nguyên lý và phương trình điện áp động cơ điện một chiều
- Xét động cơ điện một chiều gồm 1 phần tử.
- Cho điện áp một chiều U vào hai chổi điện (dương phía trên và âm phía dưới), trong
khung dây abcd có dòng điện.
- Khung dây abcd có điện nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực điện từ F
(quy tắc bàn tay trái), sinh ra mômen làm quay khung dây.

- Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab, cd đổi chỗ cho nhau,
nhưng do có phiến góp đổi chiều dòng điện, nên chiều lực tác dụng không đổi, đảm
bảo chiều quay của khung dây (tức rôto) không đổi.
- Khi rôto quay, các thanh dẫn rôto cắt từ trường sẽ cảm ứng sđđ Eư, chiều sđđ xác
định theo quy tắc bàn tay phải.
- Ở động cơ, chiều sđđ Eư ngược chiều với dòng điện Iư nên Eư được gọi là sức
phản.
Phương trình cân bằng điện áp của động cơ điện một chiều

III. Các phương pháp mở máy


- Phương pháp mở máy động cơ một chiều (Imở= 1,52 Iđm):
1. Dùng biến trở mở máy Rmở
- Biến trở mở máy được mắc vào mạch phần ứng. Dòng điện mở máy lúc có biến trở

mở máy là
- Lúc bắt đầu mở máy, biến trở R mở để ở vị trí có trị số lớn nhất, trong quá trình mở
máy, tốc độ tăng lên, sđđ Eư tăng, và điện trở mở máy phải giảm đến không, lúc đó
quá trình mở máy kết thúc.
2. Giảm điện áp đặt vào phần ứng
- Phương pháp này được sử dụng khi có nguồn điện một chiều có thể điều chỉnh được
(trong hệ thống máy phát - động cơ F-Đ) nguồn một chiều chỉnh lưu.
- Phương pháp mở máy nhờ biến trở mở máy đối với các động cơ lớn thường cồng
kềnh và tiêu hao một phần năng lượng đáng kể (tổn hao trong biến trở) nhất là với
động cơ yêu cầu mở máy liên tục.
- Do đó, để mở máy động cơ công suất lớn, người ta sử dụng nguồn một chiều độc
lập có thể điều chỉnh được như hệ thống máy phát - động cơ (F-Đ).
- Cấp điện cho phần ứng động cơ Đ, người ta dùng máy phát F, trong khi mạch kích
từ được đặt dưới điện áp U = Uđm của nguồn một chiều đang sử dụng, có như vậy,
mới đảm bảo lúc mở máy có từ thông lớn nhất để có mômen mở máy lớn.
IV. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều

-Phương trình tốc độ:

Các phương pháp muốn điều chỉnh tốc độ:


1. Mắc điện trở điều chỉnh vào mạch phần ứng.
- Khi thêm điện trở vào mạch phần ứng, tốc độ giảm.
- Do dòng điện phần ứng lớn nên tổn hao công suất trên điện trở điều chỉnh lớn.
- Phương pháp này chỉ sử dụng ở động cơ công suất bé
2. Thay đổi điện áp U
- Dùng nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp cung cấp điện cho động cơ. Phương
pháp này được sử dụng nhiều.
3.Thay đổi từ thông
- Thay đổi từ thông bằng cách thay đổi dòng kích từ. Để thay đổi dòng kích từ, người
ta mắc thêm Rđc vào mạch kích từ.
Khi điều chỉnh tốc độ, kết hợp các phương pháp Ví dụ phương pháp thay đổi từ thông
với phương pháp thay đổi điện áp thì phạm vi điều chỉnh rất rộng, đây là ưu điểm lớn
của động cơ điện một chiều
Câu 2: Hãy trình bày cấu tạo của máy phát điện một chiều? Sự thành lập điện
áp của máy phát điện một chiều kích từ song song? Vẽ và giải thích các đặc tính
ngoài và đặc tính điều chỉnh của máy phát điện một chiều?
I.Cấu tạo
Máy có cấu tạo gồm 2 phần đó là: Phần cảm và Phần ứng.
+ Phần cảm: là phần tạo ra từ trường thông ban đầu của máy, có thể được làm bằng
nam châm vĩnh cửu hoặc từ nam châm điện.
+ Phần ứng: Là phần có đặt các cuộn dây để cấp điện dẫn ra ngoài.

Phần cảm và phần ứng của thiết bị có thể chuyển động tương đối so với nhau.

II.Sự thành lập điện áp của máy phát điện một chiều kích từ song song

* Máy phát điện kích từ song song

Sơ đồ máy phát điện kích từ song song.

- Máy cần thực hiện một quá trình tự kích từ để hoạt động.

- Khi mở máy, không có dòng điện kích từ, từ thông (từ thông dư Φdư) trong máy do
từ dư của cực từ tạo ra, bằng khoảng 23% từ thông định mức.
- Khi phần ứng quay, trong dây quấn phần ứng sẽ có sức điện động cảm ứng do từ
thông dư sinh ra (có trị số nhỏ).

- Sức điện động này khép mạch qua dây quấn kích từ (điện trở điều chỉnh mạch kích
từ ở vị trí nhỏ nhất), sinh ra dòng điện kích từ, làm tăng từ trường cho máy.

- Quá trình tiếp tục cho đến khi đạt điện áp ổn định.

- Để máy có thể thành lập điện áp, cần thiết phải có từ dư và chiều từ trường dây
quấn kích từ phải trùng chiều từ trường dư.

- Nếu không còn từ dư, ta phải mồi để tạo từ dư.

- Nếu chiều hai từ trường ngược nhau, ta phải đổi cực tính dây quấn kích từ hoặc đổi
chiều quay phần ứng.

III. Vẽ và giải thích các đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh của máy phát điện
một chiều.
Câu 3: Thế nào là phản ứng phần ứng của máy điện một chiều, ảnh ưởng của
nó đến máy phát như thế nào? Cách khắc phục? Phân tích các nguyên nhân gây
ra tia lửa điện trên máy điện một chiều và biện pháp khắc phục?

I. Phản ứng phần ứng của máy phát điện một chiều

Từ trường trong máy là từ trường tổng hợp của từ trường cực từ và từ trường phần
ứng. Ảnh hưởng của từ trường phần ứng lên từ trường cực từ → phản ứng phần ứng

II.Ảnh hưởng của nó đến hoạt động của máy phát:


Phản ứng phần ứng làm cho từ trường của máy biến dạng:
- Một mỏm cực được tăng cường (ở đó từ trường phần ứng cùng chiều với từ trường
cực từ).
- Mỏm cực từ kia, từ trường bị yếu đi (từ trường phần ứng ngược chiều với từ trường
cực từ)
- Đường trung tính dịch chuyển đến vị trí mới (trung tính vật lý) m’n’, lệch với (trung
tính hình học) mn góc β
III.Cách khắc phục:
Để khắc phục hậu quả trên, người ta dùng cực từ phụ và dây quấn bù. Từ trường của
cực từ phụ và dây quấn bù ngược với từ trường phần ứng. Để kịp thời khắc phục từ
trường phần ứng khi tải thay đổi, dây quấn cực từ phụ và dây quấn bù đấu nối tiếp
với mạch phần ứng.

IV. Phân tích các nguyên nhân gây ra tia lửa điện trên máy điện một chiều và
biện pháp khắc phục.
1. Nguyên nhân cơ khí
Sự tiếp xúc giữa cổ góp và chổi điện không tốt, do cổ góp không tròn, không nhẵn,
chổi than không đúng quy cách, do chổi than cố định không tốt hoặc lực lò xo không
đủ để tỳ sát chổi điện vào cổ góp gây ra sự rung động của chổi than
2. Nguyên nhân điện từ
Khi rôto quay, liên tiếp có phần tử dây quấn chuyển từ mạch nhánh này sang mạch
nhánh khác (gọi là phần tử đổi chiều). Trong phần tử đổi chiều xuất hiện các sđđ sau:
a) Sđđ tự cảm eL do sự biến thiên dòng điện trong phần tử đổi chiều
b) Sđđ hỗ cảm eM do sự biến thiên dòng điện của các phần tử đổi chiều khác lân cận
c) Sđđ cảm ứng eq do từ trường của phần ứng gây ra.
Thời điểm chổi điện làm ngắn mạch các phiến góp của phần tử đổi chiều, các sđđ trên
sinh ra dòng điện i chạy quẩn trong phần tử ấy, tích luỹ năng lượng và phóng ra dưới
dạng tia lửa khi vành góp chuyển động.
3.Biện pháp khắc phục:
- Để khắc phục tia lửa, ngoài việc loại trừ nguyên nhân cơ khí, ta phải tìm cách giảm
trị số các sđđ trên và dùng cực từ phụ và dây quấn bù để tạo nên trong phần tử đổi
chiều các sđđ nhămg bù (triệt tiêu) tổng 3 sđđ eL, eM, eq.
- Từ trường của dây quấn bù và cực từ phụ phải ngược chiều với từ trường phần ứng.
- Đối với máy công suất nhỏ, người ta không dùng cực từ phụ mà chuyển chổi than
đến đường trung tính vật lý.

Phần 5: Khí cụ điện


Câu 1: Hồ quang điện, hậu quả và các biện pháp dập hồ quang?
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường
hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thế rất lớn (do dẫn điện tự lực trong
không khí cần điện trường lên đến 3,4.10 6 V/m). Trên thực tế, Hồ quang điện là dạng
đặc biệt thứ tư của plasma, được tạo ra qua sự trao đổi điện tích liên tục. Nó thường
sản sinh ra ánh sáng nhìn thấy được và sự tỏa nhiệt mạnh. Hồ quang điện đặc trưng
bởi điện áp thấp hơn sự phóng điện phát sáng [1] (hiện tượng xảy ra trong các bóng đèn
khí như đèn neon từ 100 V đến vài nghìn V) và phụ thuộc vào sự phát xạ nhiệt của
các electron từ hai điện cực
- Tác hại của hồ quang điện
+ Đối với thiết bị điện
 Gây hư hỏng các thiết bị điện như cầu chì, cầu dao, trạm biến áp,… khi
hiện tượng phóng hồ quang điện xảy ra. Vì sự thay đổi đột ngột của điện
áp, làm ngắt mạch hệ thống cục bộ, các tiếp điểm động lực sẽ bị đánh
mòn và hỏng hóc dưới nền nhiệt tăng cao.
 Gây vấn đề về chi phí cho các doanh nghiệp khi phải thay thế các thiết bị
đóng cắt hàng năm ở số lượng lớn.
+ Đối với con người
 Với tia hồ quang có sức mạnh lớn và nhiệt độ xung quanh vùng phóng hồ
quang rất cao nên có khả năng làm biến dạng các vật chất xung quanh nó.
Nếu chúng ta nhìn vào trực tiếp, các tia hồ quang có thể làm chết các tế
bào niêm mạc mắt. Trong quá trình hàn, khi không trang bị các thiết bị
bảo hộ cũng có thể bị bong da mặt, da tay do các tế bào bên ngoài bị chết.
Một số trường hợp, gây bỏng nặng, rất nguy hiểm.
 Nếu sử dụng hồ quang điện ở môi trường có chất dễ cháy, rất dễ gây cháy
nổ, hỏa hoạn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Các biện pháp dập tắt hồ quang điện


+ Các yêu cầu cần đảm bảo
 Phải dập tắt được hồ quang trong thời gian ngắn, phạm vi cháy hồ quang
cần hạn chế sao cho nhỏ nhất.
 Tốc độ đóng mở của tiếp điểm phải lớn
 Năng lượng hồ quang sinh ra phải nhỏ, điện trở hồ quang cần phải tăng
nhanh
 Trách hiện tượng quá điện áp trong khi dập hồ quang
+ Nguyên tắc cơ bản để dập hồ quang điện
 Kéo dài ngọn lửa hồ quang
 Sử dụng năng lượng hồ quang sinh ra dể tự dập tắt
 Sử dụng nguồn năng lượng ngoài để dập
 Phân chia hồ quang thành nhiều phần ngắn để dập
 Dùng thêm điện trở song song để dập
+ Dập tắt hồ quang điện trong thiết bị điện hạ áp

- Biện pháp dập tắt hồ quang điện:

+ Biện pháp cơ khí


Đây là biện pháp đơn giản thường được sử dụng ở cầu dao có công suất nhỏ hoặc ở
rơle. Việc kéo dài hồ quang làm cho đường kính hồ quang giảm, điện trở của nó sẽ
tăng dẫn đến tăng quá trình phản ion làm dập tắt hồ quang. Tuy nhiên, phương pháp
này chỉ nên áp dụng cho các mạng hạ áp có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 220V với
dòng điện tới 150A.

+ Dùng cuộn dây thổi từ kết hợp buồng dập hồ quang

Có thể sử dụng một cuộn dây mắc nối với tiếp điểm chính nhằm tạo ra một từ trường
tác dụng lên hồ quang để sinh ra một lực điện từ giúp kéo dài hồ quang. Thông
thường, biện pháp này sẽ được kết hợp với trang bị thêm buồng dập bằng amiăng.
Lực điện từ của cuộn dây sẽ thổi hồ quang vào tiếp giáp amiăng từ đó làm tăng quá
trình phản ion.

+ Dùng buồng dập hồ quang có khe hở quanh co

Buồng được dùng bằng amiăng sẽ có hai nửa lồi lõm và ghép lại tạo thành các khe hở
quanh co (nếu đường kính của hồ quang lớn hơn so với bề rộng khe được gọi là khe
hẹp). Khi cắt tiếp điểm, lực điện động được sinh ra sẽ đẩy hồ quang vào khe quanh
co, làm kéo dài và giảm nhiệt độ hồ quang.
+ Phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn

Trong buồng hồ quang ở phía trên, người ta sẽ đặt thêm những tấm thép non. Khi hồ
quang xuất hiện, do lực điện động hồ quang sẽ bị đẩy vào giữa các tấm thép và bị
chia thành nhiều đoạn ngắn. Loại này thường được áp dụng cho lưới một chiều dưới
220V và xoay chiều dưới 500V.
+ Tăng tốc độ chuyển động của tiếp điểm động
Người ta bố trí các lá dao động, gồm có một lá chính và một lá phụ (thường là ở cầu
dao). Hai lá này được nối với nhau bằng một lò xo.

+ Kết cấu tiếp điểm kiểu bắc cầu


Một điểm cắt được chia thành hai tiếp điểm song song nhau, khi cắt mạch hồ quang
sẽ được phân ra làm hai đoạn, đồng thời dưới lực điện động ngọn lửa hồ quang sẽ bị
kéo dài ra, giúp tăng hiệu quả dập.

- Dập tắt hồ quang điện trong thiết bị điện trung và cao áp

+ Dập hồ quang trong dầu biến áp kết hợp phân chia hồ quang
Ở các máy cắt trung áp, các tiếp điểm cắt sẽ được ngâm trong dầu biến áp. Khi hồ
quang xuất hiện làm đốt cháy dầu sinh ra hỗn hợp khí (phần lớn là H) từ đó tăng áp
suất vùng hồ quang, đồng thời cũng giảm nhiệt độ của hồ quang. Đới với các máy
điện áp cao, mỗi pha thường được phân thành nhiều chỗ ngắt.
+ Dùng khí nén
Sử dụng khí nén trong bình có sẵn hoặc hệ thống ống dẫn khí nén để đến khi hồ
quang xuất hiện (tiếp điểm khi mở) sẽ làm mở van của bình khí nén, khí nén được
thổi dọc hoặc ngang thân hồ quang giúp giảm nhiệt độ và kéo dài hồ quang.
+ Dùng vật liệu tự sinh khí
Thông thường dùng trong cầu chì trung áp. Khi hồ quang xuất hiện làm đốt cháy một
phần vật liệu sinh khí, sinh ra hỗn hợp khí giúp tăng áp suất vùng hồ quang.
+ Dập hồ quang trong chân không
Đặt tiếp điểm cắt tại môi trường áp suất chỉ khoảng 10-6 – 10-8 N/cm2. Ở môi trường
này thì có độ bền điện cao hơn rất nhiều so với độ bền điện của không khí, vì vậy hồ
quang nhanh chóng bị dập tắt.
+ Dập hồ quang trong khí áp suất cao
Khi khí được nén ở áp suất tới khoảng 200 N/cm 2 hoặc cao hơn sẽ làm tăng độ bền
điện gấp nhiều lần không khí. Trong các loại máy cắt điện áp cao hoặc siêu cao hiện
nay, thường dùng khí SF6 được nén trong các bình khí nén để dập hồ quang.

Câu 2: Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của khởi động
từ?

 Cấu tạo khởi động từ


Khởi động từ bao gồm các thành phần: nam châm điện, hệ thống dập hồ quang, hệ
thông tiếp điểm.
- Nam châm điện: Gồm 4 thành phần: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, Lõi
sắt, Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
- Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, một số các tiếp điểm bị cháy và mòn
dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.
- Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần
lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.
Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm thành hai
loại.
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp
điểm thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp
điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
- Tiếp điểm thường đóng: là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam châm
trong contactor ở trạng thái nghỉ. Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt
động.
 Nguyên lý hoạt động của khởi động từ
Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động, cuộn dây Contactor có
điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại. Làm đóng các tiếp điểm chính để
khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường hở để duy trì mạch điều khiển khi
buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng, khởi động từ bị ngắt điện,
dưới tác dụng của lò xo nén làm phần lõi di động trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm
trở về trạng thái thường hở. Động cơ dừng hoạt động. Khi có sự cố quá tải động cơ,
Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và
dừng động cơ điện.
Ứng dụng của khởi động từ
– Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ
hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng
phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng
nó đơn giản và ổn định cao dễ sửa chữa.
Công dụng của công tắc tơ dùng để điều khiển bơm
– Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức
tạp và khó khăn. Nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện
tử ra đời để đáp. ứng được những quá trình đóng gói sản phẩm, ép nhựa. Contactor
vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.

You might also like