You are on page 1of 78

Học phần: Máy điện 2 -010103620601

Chương 2: Máy điện không đồng bộ

Câu 1 : Hai phần của một động cơ cảm ứng là gì? Hai mạch
của động cơ cảm ứng giống với các mạch của máy biến áp như
thế nào?
 Hai phần cả động cơ cảm ứng là:
o Stator: Gồm vỏ máy, lõi sắt và dây quấn
o Rotor: là phần quay gồm lõi thép, trục và dây quấn
 Giống: Làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi
động cơ cảm ứng được cấp điện nhưng Rotor đứng yên thì
Stato dc coi như cuộn thứ cấp MBA và Rotor như cuộn sơ
cấp .
 Khác:
o MBA dùng để biến đổi điện áp, là máy điện tĩnh.
o Động cơ KĐB biến điện năng thành cơ năng, là máy
điện quay
Câu 2 :
1/ Các thông số cơ bản trên nhãn động cơ cảm ứng 3 pha?
Công suất định mức (W, kW, HP): là công suất đầu ra trên
trục (động cơ), công suất điện đưa ra (máy phát).
Điện áp dây định mức Uđm (V): là U dây (động cơ 3 pha), U
là điện áp đặt trên đầu cực động cơ (động cơ 1 pha) (L-N or
L-L).
Dòng điện dây định mức Iđm (A).
Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút),(RPM)
Tần số định mức (Hz)
Cấp cách điện (Ins.class)
Loại động cơ (NEMA): Có 6 loại A, B, C, D, E, F.
Ngoài ra còn có: hệ số công suất (cosφ ), số pha (PHASE), tên
nhà sản xuất, năm sản xuất, kiểu máy, mã vòng bi,…
2/ Cho nhãn máy dưới đây:
- Vẽ sơ đồ nguyên lí các kiểu đấu nối dây quấn, chỉ ra vị trí và các
giá trị thông số dòng điện và điện áp trên các sơ đồ này.
- Loại máy điện gì? Mấy pha?
- Giải thích: I.Cl. F; S1; kW; Hz; min-1; IP 55; cosφ;
- Khi tần số 50Hz thì momen định mức là bao nhiêu?

 Là loại máy điện xoay chiều động cơ không đồng bộ 3 pha.


 Giải thích:
 I.CL F: Insulation Class cấp cách nhiệt loại F (nhiệt độ
cho phép 155oC)

 S1: (continuous running duty) chế độ vận hành liên tục


 kW là đơn vị công suất của động cơ.
 Hz là đơn vị tần số hoạt động của động cơ.
 min-1 tốc độ của động cơ v/ph
 IP55 cấp bảo vệ chống bụi và chống nước. Động cơ kiểu
kín (Bảo vệ được giọt nước hay bụi rơi vào bất kỳ hướng
nào, vật lạ kích thước nhỏ hơn 1mm cũng không thâm
nhập vào động cơ được).

 Cos- phi=0,77: Hệ số công suất của động cơ điện.


 /Y: 230/400 Điện áp cấp cho động cơ (Động cơ hoạt
động ở điện áp nguồn 230V nối tam giác , ở điện áp
400V nối sao Y)
 Khi tần số 50 Hz, Moment quay định mức:
 Pđm= 1.5kW, nđm= 1410 rpm
=>Mđm =9550 Pđm(kW)/nđm =9550.1,5/1410= 10,2 N/m

Câu 3 : Phân loại động cơ theo phương pháp làm mát & bảo vệ:
drip-proof motor, splash-proof motors, totally enclosed
nonventilated motors, totally enclosed fan cooled motors,
explosion proof motors
 Drip-proof motor:
Vỏ của động cơ này bảo vệ cuộn dây chống lại chất lỏng và bụi rơi
vào, góc bảo vệ của nó là từ 0 > 150 so với trục đứng hướng
xuống , động cơ làm mát theo phương pháp cánh quạt gắn trực tiếp
vào roto, không khí được đưa vào động cơ qua các lỗ của vỏ động
cơ , thổi qua cuộn dây sau đó ra ngoài, độ tăng nhiệt độ lớn nhất
cho phép (60, 80, 105, 120) tùy thuộc vào lớp cách điện được sử
dụng trong cuộn dây.
 Splash-proof motors:
Vỏ bảo vệ cuộn dây chống lại chất lỏng và hạt rắn rơi vào, góc bảo
vệ của nó là từ 0>1000 so với trục đứng hướng xuống, phương
pháp làm mát giống như Drip-proof motor, động cơ này thường
sử dụng ở những nơi ẩm ướt .
 Totally enclosed, nonventilated motors:
Động cơ này thường có vỏ kín, ngăn ngừa sự trao đổi tự do của
không khí giữa bên trong và bên ngoài động cơ, chúng được thiết
kế cho những nơi rất ẩm ướt và nhiều bụi, phần lớn động cơ này
thường dưới 10 kw , bởi vì nó rất khó thể thoát khỏi sự nóng lên
của thiết bị lớn, tổn hao của động cơ này tiêu tán qua đối lưu tự
nhiên, và phóng xạ từ vỏ. Độ tăng nhiệt độ là 65, 85, 110,130 tùy
thuộc vào lớp cách điện.
 Totally enclosed fan cooled motors:
Những động cơ trung bình và lớn, kín hoàn toàn thường được làm
mát bằng luồng không khí bên ngoài, một cánh quạt bên ngoài
thường được gắn trực tiếp với trục động cơ, và nó sẽ thổi không
khí qua vỏ động cơ được làm rảnh bên sường. Độ tăng nhiệt độ cho
phép giống như Drip-proof motor.
 Explosion proof motors:
Động cơ này được sử dụng ở những nơi dễ cháy nổ, như mỏ than,
nhà máy lọc dầu, chúng kín hoàn toàn nhưng không kín gió, vỏ
được thiết kế để chịu đựng được áp suất lớn có thể được tạo ra bên
trong động cơ do các tiếng nổ bên trong.
Câu 4 : Cấu tạo của động cơ rotor lồng sóc khác với động cơ
rotor dây quấn như thế nào? Mô tả cấu tạo của mỗi loại.

 Khác biệt giữa Rotor dây quấn và Rotor lồng sóc ?


- Loại Rotor kiểu dây quấn: Dây quấn được đặt trong rãnh
của lõi thép rôto. Dây quấn 3 pha của rôto thường đấu hình
sao (Y), ba đầu còn lại được nối với ba vòng trượt làm bằng
đồng cố định ở đầu trục, tì lên ba vòng trượt là ba chổi than.
Thông qua chổi than có thể ghép thêm điện trở phụ hay đưa
sức điện động phụ vào mạch rôto để cải thiện đặc tính mở
máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện cos. Khi làm việc bình
thường dây quấn rôto được nối ngắn mạch.
- Loại Rotor lồng sóc (còn gọi là rôto ngắn mạch): Trong
mỗi rãnh của lõi thép rotor đặt vào thanh dẫn bằng đồng hoặc
bằng nhôm, hai đầu dài ra khỏi lõi thép. Các thanh dẫn được
nối tắt lại với nhau ở hai đầu bằng hai vòng ngắn mạch cũng
bằng đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng (quen gọi là
lồng sóc). Để cải thiện tính năng mở máy, trong các máy có
công suất tương đối lớn rãnh rotor thường làm rãnh sâu hoặc
lồng sóc kép (2 rãnh lồng sóc ). Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh
rôto thường làm chéo đi một góc so với tâm trục để cải thiện
dạng sóng sức điện động.

 Cấu tạo từng loại:


- Loại Rotor lồng sóc: kết cấu của loại dây quấn này rất
khác với dây quấn stato. Loại rotor lồng sóc công suất
>100kW, trong các rãnh của lõi thép đặt các thanh đồng,
hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng
sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng
cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rôto, tạo thành thanh
nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch. Động cơ điện rôto
lồng sóc gọi là động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc. Các
thanh dẫn được nối tắt lại với nhau ở hai đầu bằng hai
vòng ngắn mạch. Để cải thiện tính năng mở máy, trong
các máy có công suất tương đối lớn rãnh rôto thường làm
rãnh sâu hoặc lồng sóc kép (2 rãnh lồng sóc). Trong máy
điện cỡ nhỏ, rãnh rôto thường làm chéo đi một góc so với
tâm trục để cải thiện dạng sóng sức điện động.
• Ưu điểm: Làm việc đảm bảo. Giá thành rẻ.
• Nhược điểm: Điều chỉnh tốc độ khó. Dòng khởi động
lớn.
- Loại Rotor dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn
stato. Trong máy điện công suất trung bình trở lên. Dây quấn
ba pha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với
ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện
với nhau và với trục. Thông qua chổi than và vành trượt, có
thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện
tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số
công suất của máy. Khi làm việc bình thường, dây quấn rôto
được nối ngắn mạch. cách nối dây rôto dây quấn với điện trở
bên ngoài và ký hiệu của nó trong các sơ đồ điện
• Ưu điểm: Có ưu điểm về mở máy và điều chỉnh tốc độ.
• Nhược điểm: Giá thành cao và vận hành kém tin cậy.

Câu 5 : Mô tả vắn tắt từ trường quay được sinh ra bởi các


dòng điện ba pha ở stator như thế nào? Các yếu tố quyết định
tốc độ đồng bộ của động cơ là gì?
 Do trục các dây quấn đặt cách nhau 120 0 nên dòng điện ba pha
lệch nhau 1200
iA = Imax sinωt
iB = Imax sin (ωt – 1200 )
iC = Imax sin (ωt – 2400 )
 Ở thời điểm ωt = 900 dòng pha A cực đại dương thì dòng pha
Imax
B, C là âm và bằng 2 , chiều từ trường cùng chiều từ
trường của pha có dòng điện cực đại (pha A) và có độ lớn bằn
3/2 từ trường cực đại pha A.

 Ở thời điểm ωt = 900 + 3 dòng pha B cực đại dương thì
Imax
dòng pha A, C là âm và bằng 2 , từ trường tổng đã quay đi

một góc 3 theo chiều kim đồng hồ so với thời điểm ωt = 900.

 Ở thời điểm ωt = 900 + 3 dòng pha C cực đại dương thì
Imax
dòng pha A, B là âm và bằng 2 , từ trường tổng đã quay đi

một góc 3 theo chiều kim đồng hồ so với thời điểm ωt = 900
.

 Các yếu tố quyết định tốc độ đồng bộ của động cơ:

N1 = 60f/p tốc dộ đồng bộ phụ thuộc vào tần số và số cặp cực

Chi tiết: Hình 1


Câu 6 : Từ trường quay được đảo chiều như thế nào (đảo chiều
quay của động cơ)? Chứng minh.
 Để đảo chiều quay của động cơ KĐB, cần đảo chiều quay của từ
trường quay do stator tạo ra. Muốn vậy, chỉ cần đổi thứ tự 2
trong 3 pha nguồn cấp cho stator với nhau. 
 Chứng minh: Hình 1

Câu 7 : Tại sao tốc độ của một động cơ cảm ứng chậm hơn tốc
độ của từ trường? Sự khác biệt khi gọi tốc độ đồng bộ và tốc độ
rotor?
 Tốc độ của một động cơ cảm ứng chậm hơn tốc độ của từ trường
 Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato sẽ
tạo ra từ trường quay với  tốc độ là ns = 60f/p.
 Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và cảm
ứng các sức điện động. Vì dây quấn rôto nối kín mạch, nên sức
điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn
rôto. 
 Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh
dẫn mang dòng điện rôto, kéo rôto quay với tốc độ n < ns   và
cùng chiều với ns  
 Giả sử tốc độ của một động cơ cảm ứng bằng tốc độ của từ
trường thì đường sức từ sẽ không còn cắt các thanh đồng →
suất điện động cũng như dòng điện sẽ trở về 0 → lực điện từ =
0 nên vì vậy tốc độ quay của động cơ cảm ứng chậm hơn tốc
độ quay của từ trường.
 Hệ số trượt của tốc độ : s = (n1-n)/n1

Tốc độ của động cơ : n= 60fi/p. (1-s) (vòng/phút)


 Sự khác biệt khi gọi tốc độ đồng bộ và tốc độ rotor
 Tốc độ đồng bộ là tốc độ từ trường quay.
 Tốc độ rotor là tốc độ quay trên trục rotor do lực tác dụng
tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn mang
dòng điện rôto, kéo rôto quay với tốc độ n < n s   và cùng
chiều với ns

Câu 8 : Chỉ ra tại sao tần số rotor bằng độ trượt nhân với tần số
stator. Tần số rotor bằng gì khi rotor đứng yên nhưng stator
được cấp điện.

Tốc độ của rotor so với tốc độ của từ trường

n2 = n1 – n = s.n1

Tần số suất điện động và dòng điện trong dây quấn roto

f2 = = = s.f

Khi rôto đứng yên (n=0, s=1) f2=f1

Câu 9 : Tốc độ từ trường? Tốc độ rotor? Tốc độ định mức? Độ


trượt? Độ trượt tới hạn? Khi không tải, sự chênh lệch giữa tốc độ
đồng
bộ & tốc độ rotor là khoảng bao nhiêu phần trăm?
 Tốc độ từ trường quay:
 Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato sẽ
tạo ra từ trường quay với  tốc độ là n1 = 60f/p.
 Tốc độ từ trường quay phụ thuộc vào tần số dòng điện stato f
và số đôi cực p.
 Tốc độ từ trường quay là n1 =60f/p ( vòng /phút)

 Tốc độ quay của rôto: n luôn luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường
quay n1 vì tốc độ bằng nhau thì trong dây quấn rôto không còn
sức điện động và dòng điện cảm ứng, cho nên lực điện từ bằng
không.
 Tốc độ định mức là tốc độ quay trên trục động cơ
Hệ số trượt của tốc độ : s = (n1-n)/n1
60 f
Tốc độ của động cơ : n = p (1-s) (vòng/phút)
Hệ số trượt: kí hiệu s
Ta có : n2= n1 - n với n2 là tốc độ trượt.
Hệ số trượt là tỉ số giữa tốc độ trượt và tốc độ từ trường quay.
s = n2/n1 (tốc độ trượt/tốc độ từ trường)
Theo công thức hệ số trượt, ta có :
n=n1(1-s)
 Trong đó s=Pcu/Pdt. Khi động cơ không tải Pcu<<Pdt nên s~0 động cơ điện
quay gần tốc độ đồng bộ n~n1. Khi tăng tải thì tổn hao đồng cũng tăng lên n
giảm 1 ít, nên đường đặc tính tốc độ là đường dốc xuống.

 Khi không tải, sự chênh lệch giữa tốc độ đồng bộ & tốc độ rotor là khoảng
0,1% tốc độ đồng bộ

Câu 10 : Động cơ cảm ứng 3 pha:


- Mô tả cấu tạo rotor lồng sóc và rotor dây quấn (bao gồm vẽ sơ
đồ nguyên lý đấu nối rotor dây quấn). Để động cơ rotor dây quấn
hoạt động được thì 3 đầu chổi than hở mạch hay kín mạch, giải
thích;
- Ưu và khuyết điểm của động cơ rotor lồng sóc và động cơ rotor
dây quấn trong vấn đề giảm dòng khởi động. Ứng dụng của động
cơ cảm ứng 3 pha rotor dây quấn.
 Cấu tạo của roto bao gồm: lõi thép, dây quấn và trục máy
 Lõi thép: gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stato, các lá
thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stato. Mặt
ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rôto .ở giữa có lỗ để gắn với
trục máy. Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng
thép tốt.
 Dây quấn: được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại
chính: loại rôto kiểu lồng sóc và loại rôto kiểu dây quấn.
 Cấu tạo của roto lồng sóc: khác với dây quấn starto, dây quấn
là những thành đồng hoặc nhôm đăt trên các rảnh lõi thép rotor.
Loại rotor lồng sóc công suất >100kW, trong các rãnh của lõi
thép đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng
đồng tạo thành lồng sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc
được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor,
tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch. Mỗi thanh
dẫn của lồng sóc được xem như một pha. Động cơ điện rotor
lồng sóc gọi là động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc.
(Tại sao roto lồng sóc gồm những lá thép kỹ thuật điện ghép lệch với
nhau mà không ghép thẳng song song và dọc trục ?
Roto lồng sóc gồm những lá thép kỹ thuật điện ghép lệch với nhau
mà không ghép thẳng song song và dọc trục là vì không cho từ trường
Stator cắt các thanh dẫn 1 góc 90 độ
Các rãnh của rotor lồng sóc ghép lệch với nhau, để triệt tiêu lực điện từ
họa tần bậc cao, làm cho rotor quay êm hơn)
 Cấu tạo rotor dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn
stato. Trong máy điện công suất trung bình trở lên, dây quấn
rôto thường là kiểu dây quấn sóng hai lớp vì bớt được dây đầu
nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ,
thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp.
 Dây quấn ba pha của rotor thường đấu sao, ba đầu còn lại
được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở một đầu
trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và
vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên
ngoài để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc
cải thiện hệ số công suất của máy. Khi làm việc bình thường,
dây quấn rôto được nối ngắn mạch. cách nối dây rôto dây
quấn với điện trở bên ngoài và ký hiệu của nó trong các sơ đồ
điện.
 Động cơ roto dây quấn:
 Ưu điểm:Có ưu điểm về mở máy và điều chỉnh tốc độ.
 Nhược điểm:Giá thành cao và vận hành kém tin cậy.
 Động cơ lồng sóc:
 Ưu điểm: Làm việc đảm bảo. Giá thành rẻ.
 Nhược điểm:Điều chỉnh tốc độ khó. Dòng khởi động
lớn.

Câu 10 :
1/ Mô tả hoạt động của động cơ rotor lồng sóc kép. So sánh
momen và dòng điện khởi động của động cơ rotor lồng sóc kép
với động cơ rotor lồng sóc tiêu chuẩn.

2/ So sánh và phân biệt các dòng điện trong động cơ cảm ứng:
dòng điện không tải, dòng điện đầy tải, dòng điện định mức, dòng
điện ngắn mạch, dòng điện khởi động.
 Dòng điện không tải: hoạt động ở chế độ không tải.
 Dòng điện đầy tải: hoạt động ở chế độ full tải
 Dòng định mức: dòng điện hoạt động bình thường của động
cơ.
 Dòng điện ngắn mạch: biểu hiện của ngắn mạch là dòng điện
tăng rất lớn và điện áp giảm xuống còn rất nhỏ (có thể bằng
0);
 Dòng điện khởi động: thường được gọi là dòng rotor, dòng
này sẽ tăng lên khi thiết bị lão hoá hoặc vòng bị bị khô.
3/ Các thông số của một độn cơ cảm ứng 3 pha như sau:
-Động cơ này có mấy cực? tốc độ từ trường? Tốc độ trên trục động
cơ? Tại sao tốc độ trên trục của động cơ cảm ứng chậm hơn tốc độ
của từ trường?
- Dòng điện định mức? Dòng điện khởi động?
- Khi nào động cơ có hiệu suất cao nhất và giá trị? Giải thích?
- Khi nào động cơ có hệ số công suất cao nhất và giá trị? Tại sao?
- S.F: 1.0 có nghĩa là gì?
- Phân biệt: momen điện từ, momen đầu ra của động cơ, momen cản,
momen tới hạn, momen max, momen ngắn mạch, momen khởi động
của động cơ cảm ứng? Ghi giá trị của những momen có trong bảng
thông số trên.

 Động cơ có 6 cực
Tốc độ từ tường = 1000. Tốc độ trên trục động cơ = 915. Tốc độ
quay của rôto n luôn luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1 vì
tốc độ bằng nhau thì trong dây quấn rôto không còn sức điện
động và dòng điện cảm ứng, cho nên lực điện từ bằng không.
 Dòng điện định mức = 1.25A. Dòng điện khởi động = 5A.
 Khi động cơ hoạt động full tải. Giá trị cosphi= 65%. Vì khi đó
tốc độ của moonmen là lớn nhất (P=T*n/9.55)
 Khi full tải thì hiệu suất đạt giá trị cao nhất 6.5%. khi full tải ĐC
làm việc giá trị định mức
 SF: service factor khả năng cho phép chạy vượt định mức (hệ
số phục vụ). Có 3 cấp SF:
 Cấp 1: cho phép chạy >1.0 trong vòng 8-10h/ngày
 Cấp 2: cho phép chạy >1.2 trong vòng 8-10h/ngày
 Cấp 3: cho phép chạy >1.4 trong vòng 8-10h/ngày
Momen điện từ = 3.856 N/m(nếu không có tổn hao), momen
đầu ra của động cơ = 3.856N/m, momen cản = 215% , momen
tới hạn = 260% = momen max = 260% = momen ngắn mạch ,
momen khởi động của động cơ cảm ứng = 230%
Câu 11 : Phương pháp khởi động Sao- Tam giác:
Vẽ mạch động lực;Trình bày ngắn gọn nguyên lý hoạt động;Điện áp
lưới điện là 380V, chọn điện áp định mức Y/Δ của động cơ?
Phương pháp khởi động Sao- Tam giác:
Vẽ mạch động lực:
Trình bày ngắn gọn nguyên lý hoạt động;
 Khi mở máy đóng CB ở mạch động lực (đồng thời ta cấp điện
cho cuôn hút contator K11, K12 để đóng tiếp điểm chính trên
mạch động lực. Động cơ hoạt động ở chế độ sao.
 Sau 1 thời gian định trước ta ngưng cấp điện cho cuộn hút
contactor K12 để mở tiếp điểm chính trên mạch động lực và
đồn thời cấp điện cho contactor K21 để đóng tiếp điểm K12
trên mạch động lực, động cơ hoạt động ở chế độ tam giác
đúng như quy định của máy lúc này. Động cơ làm việc ở chế
độ định mức)
Khi mở máy thì U giảm căn3 lần,suy ra I giảm 3 lần và momen
giảm đi 3 lần
Điện áp lưới điện là 380V, điện áp định mức Y/Δ của động cơ
660/380.
Câu 12 : Điều quyết định một động cơ rotor lồng sóc có thể khởi
động đầy áp là
Động cơ có công suất nhỏ và công suất của lưới điện phải lớn
hơn công suất của động cơ để lưới điện không bị tuột áp ảnh
hưởng đến các thiết bị khác.

Câu 13 :
1/ So sánh dòng điện không tải của máy biến áp với dòng điện không
tải của động cơ cảm ứng ba pha.
Máy biến áp ở chế độ không tải:
 Dòng điện thứ cấp I 2 =0 .
 Ở cuộn sơ cấp, điện áp U 1 đặt vào có giá trị bằng điện áp định
mức, dòng qua cuộn sơ cấp là I1=I 0 .
 Dòng I 0 qua cuộn sơ cấp tạo trong mạch từ một từ thông φm đi
qua cả hai cuộn dây, tạo các sức điện động cảm ứng E1 và E2 và
góc pha chậm sau từ thộng một góc 900. Ngoài từ thông chính
φm , dòng I 0 còn có từ thông tản φt1 vòng qua không khí bao
lấy cuộn sơ cấp . Từ thông tản này tạo ra sức điện động tự cảm
Et 1 , đặc trưng bởi hệ số tự cảm Lt 1 và điện kháng tản X t 1
tương ứng.
Khi động cơ hoạt động ở trạng thái không tải (nếu xét ở trạng thái lí
U1
I 1 =I μ =
tưởng ω=ω 0 , s=0) thì dòng không tải : √ R μ + X μ với I μ là
2 2

dòng điện từ hóa có tác dụng tạo ra từ trường quay khi động cơ quay
với tốc độ đồng bộ.
Dòng điện không tải của máy biến áp là 2% so với dòng điện
định mức còn dòng điện không tải của động cơ cảm ứng ba pha
là 30-50% dòng định mức.

2/ Trong động cơ cảm ứng ba pha, dòng điện không tải thường
bằng bao nhiêu phần trăm dòng điện định mức?
Trong động cơ cảm ứng ba pha, dòng điện không tải thường
bằng 30-50% dòng điện định mức

Câu 14 : Giải thích tại sao điện áp và tần số được cảm ứng trong
rotor của động cơ cảm ứng giảm khi tốc độ tăng?

Câu 15 : Khi thay đổi điện trở rotor của động cơ cảm ứng rotor
dây quấn thì momen tới hạn có thay đổi không? Tại sao?
Khi thay đổi điện trở rotor của động cơ cảm ứng rotor dây quấn thì
momen tới hạn không thay đổi. Vì momen tới hạn không phụ thuộc
vào điện trở R2'

Câu 16 : Giảm dòng khởi động của động cơ cảm ứng 3 pha rotor
dây quấn bằng cách nào? Momen tới hạn có thay đổi không? Ứng
dụng của động cơ cảm ứng rotor dây quấn?
 Phương pháp giảm dòng khởi động là mắc thêm điện trở phụ
vào dây quấn rotor, moment khởi động thay đổi theo điện áp
 Moment tới hạn không đổi (xem ảnh ưởng của điện trỏe mạch
rotor của Truyền động điện Chương 3)

 Ứng dụng động cơ cảm ứng rotor dây quấn: thường dc sử dụng
cho các loại động cơ có công suất lớn
 Ưu điểm: Phương pháp thay đổi điện trở phụ mạch rôto để điều
chỉnh tốc độ động cơ như trên có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ
điều chỉnh tốc độ động cơ. Hay dùng điều chỉnh tốc độ cho các phụ
tảI dạng thế năng (Mc = const).
 Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là
điều chỉnh không triệt để; khi điều chỉnh càng sâu thì sai số tĩnh càng
lớn; phạm vi điều chỉnh hẹp, điều chỉnh trong mạch rôto, dòng rôto
lớn nên phải thay đổi từng cấp điện trở phụ, công suất điều chỉnh
lớn, tổn hao năng lượng trong quá trình điều chỉnh lớn.

Câu 17 : Nêu các đặc điểm về điện áp, dòng điện và momen của các
phương pháp giảm dòng khởi động của động cơ rotor lồng sóc bằng
cách giảm áp. Phạm vi ứng dụng của từng phương pháp?
 Dùng cuộn kháng mắc nối tiếp vào mạch stator:
Các thông số khởi động :
Điện áp đặt vào dây quấn stato:
U1’ = k.U1 (hệ số k < 1)
Dòng điện khởi động:
Ik’ = k.Ik
(Ik – dòng khởi động trực tiếp với điện áp U1)
Momen khởi động:
M’k = k2 .Mk
 Khởi động dung máy biến áp tự ngẫu:
Các thông số khởi động:
Điện áp trên stator:
Uk= kT.U1 (hệ số kT<1)
Dòng điện khởi động:
I’k= kT.Ik
Dòng điện máy biến áp nhận từ lưới:
I1= kT.I’k= kT2.Ik
Momen khởi động:
M’k= kT2.Mk
 Khởi động bằng cách đổi nối Y → Δ
Điện áp pha khi khởi động:
U’kf= Uk/√ 3
Dòng điện khởi động nối Y:
IkY= I’kf= Ikf/√ 3
Dòng điện khi khởi động trực tiếp:
Ik∆ = Ikf.√ 3
Vậy IkY/Ik∆ = 3
Momen khởi động giảm đi 3 lần
Phương pháp này chỉ dùng cho động cơ lúc máy làm việc bình thường nối
Δ, khi khởi động nối Y, sau khi tốc độ quay gần ổn định chuyển về nối Δ
để làm việc.

Câu 18 : Kể tên các phương pháp thay đổi tốc độ động cơ cảm ứng 3
pha
 Điều khiển bằng điện trở phụ mạch rotor Rf.
 Điều khiển bằng điện áp stato
 Điều khiển bằng số đôi cưc p.
 Điều khiển bằng tần số

Câu 19 : Bằng cách nào mà một động cơ rotor lồng sóc được vận
hành trong một dãy tốc độ có thể điều chỉnh liên tục? Các giới
hạn của phương pháp điều khiển tốc độ này?
Sử dụng phương pháp thay đổi tần số
Giới hạn của phương pháp này : Ví dụ: khi giảm f < fđm để điều
chỉnh tốc độ mà giữ U,E = const thì , từ thông sẽ tăng lên,
mạch từ động cơ sẽ bị bảo hòa, điện kháng mạch từ giảm xuống
và dòng từ hóa sẽ tăng lên làm cho động cơ quá tải về từ, làm
phát nóng động cơ, giảm tuổi thọ của động cơ, thậm chí nếu
nóng quá nhiệt độ cho phép của động cơ thì động cơ có thể bị
cháy.
Để khắc phục (mạch từ máy ở giới hạn định mức), ta phải điều
chỉnh đồng thời cả tần số và điện áp giữ cho tỷ lệ U/f không đổi
=> momen tới hạn không đổi.

Câu 20 : Làm thế nào mà cùng một động cơ rotor lồng sóc có thể
được vận hành tại hai tốc độ xác định? Xét về bộ dây quấn, động
cơ này có mấy loại?
Thay đổi số đôi cực trên stator
Xét về bộ dây quấn động cơ này có 2 loại:
 Dây quấn có 1 bộ dây nhưng có hai cách đấu nối
khác nhau để thay đổi số cực
 Dây quấn có 2 bộ dây khác nhau với 2 số cực khác
nhau
Câu 21 : Vẽ đặc tính cơ của động cơ cảm ứng và chỉ ra vùng hoạt
động bình thường của động cơ?
Câu 22 : Khi tải cơ đặt vào động cơ cảm ứng tăng thì tốc độ rotor
và dòng điện rotor như thế nào?

Câu 23: Tốc độ của động cơ rotor dây quấn được thay đổi như
thế nào, vẽ sơ đồ nguyên lý? Khuyết điểm của phương pháp điều
khiển tốc độ này?
* Phương pháp thay đổi tần số :

Sơ đồ nguyên lý
_ Tần số nguồn điện cung cấp cho động cơ KĐB quyết định giá trị tốc độ từ
trường quay cũng là tốc độ không tải lý tưởng . Ta có:
n0 = 60.f1/P hay ω0 = f1.2π/P
_ Do vậy bằng cách thay đổi tần số nguồn cấp cho phần cảm ta có thể điều
chỉnh được tốc độ động cơ.
_ Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao.
* Phương pháp thay đổi số đôi cực:

Sơ đồ nguyên lý
_ Để thay đổi số đôi cực P, người ta thay đổi cách đấu dây ở stato của
động cơ. Những máy đặc biệt này người ta gọi là máy đa tốc độ , số đôi cực của
nó thay đổi bằng hai cách khác nhau, cách thứ nhất : dùng hai tổ nối dây riêng
biệt mỗi tổ có hai số đôi cực riêng, cách thứ hai: dùng một tổ dây quấn stato
nhưng mỗi pha được chia thành hai đoạn . Thay đổi cách nối giữa hai đoạn đó ta
sẽ thay đổi một đôi cực P, cách thứ nhất tạo được hai tốc độ bất kỳ không lệ
thuộc nhau. Cách thứ hai có sơ đồ đấu dây phức tạp và có hai cấp tốc độ lệ
thuộc nhau.
_ Nhược điểm lớn của phương pháp này là có độ tinh kém ( nhảy cấp),
dải điều chỉnh không rộng và kích thước động cơ lớn nên động cơ đa tốc độ
được chế tạo với công suất dưới 20÷30 KW và được sử dụng trong một số máy
cắt kim loại và nâng bơm ly tâm và cả quạt gió.
* Điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB rôto dây quấn bằng phương pháp thay
đổi hệ số trượt:
_ Như ta đã biết mômen của động cơ tỷ lệ với bình phương điện áp đặc
vào stato phụ thuộc công suất trượt của động cơ, phụ thuộc vào điện trở rôto.
Như vậy khi thay đổi các thì Mmax động cơ thay đổi do đó Smax cũng thay đổi.
Nói cách khác tốc độ ω max của động cơ thay đổi, vậy điều chỉnh tốc độ động
cơ bằng cách điều chỉnh hệ số trượt S chính là thay đổi điện áp đặt vào stato,
thay đổi công suất trượt (sơ đồ nối tầng ), thay đổi điện trở mạch rôto.

Câu 24: Mô tả vắn tắt momen được sinh ra trong động cơ cảm
ứng như thế nào? Chiều quay của rotor cùng hay ngược chiều
quay của từ trường?
_ Khi ta cấp vào công suất điện đầu với 1 giá trị dòng điện thì nó sẽ tạo moment
quay. Nếu ta sử dụng với công suất lớn thì moment quay sẽ lớn là động sẽ quay
nhanh; và ngược lại.
_ Chiều quay của rotor cùng chiều quay của từ trường, và tốc độ của rotor nhỏ
hơn tốc độ của từ trường quay.

Câu 25: Trở kháng của rotor ảnh hưởng gì vào độ trượt?
_ Độ trượt tới hạn :

(2.29)
_ Nhìn vào công thức 2.29 ta thấy khi thay đổi điện trở với điện kháng của rotor
thì độ trượt cũng sẽ thay đổi. Cụ thể là nếu ta them R’2f, X’2f vào mạch rotor
động cơ thì sm sẽ tang; và ngược lại.

Câu 26:
1. Mô tả các thay đổi về tốc độ, dòng điện rotor, và moment khi thêm tải
vào một động cơ cảm ứng. Động cơ có thể điều chỉnh dòng điện stator của
nó với những thay đổi ở tải cơ như thế nào?
Khi thêm tải vào động cơ cảm ứng tốc độ roto sẽ giảm dòng điện roto
không đổi momen được giữ nguyên
Khi điện trở hoặc điện kháng mạch stato bị thay đổi, hoặc thêm điện trở phụ
(Rlf), điện kháng phụ (Xlf) vào mạch stato thì dòng thay đổi.
2. Ảnh hưởng của sự thay đổi tần số của rotor khi tải được tăng từ không
tải đến đầy tải? Ảnh hưởng khi tải được tăng đáng kể trên mức đầy tải?
Câu 27:
1. Momen điện từ là gì? Momen điện từ của một động cơ cảm ứng phụ
thuộc vào các yếu tố nào?
 Momen điện từ là momen quay của động cơ được tạo nên bởi sự tác
dụng tương hỗ của dòng điện trong cuộn dây roto và từ trường quay
của stato.
 Ta có công thức tính momen điện từ


 Mđt phụ thuộc vào các yếu tố như tỉ lệ với bình phương điện áp và tỉ
lệ nghịch với điện kháng.Ngoài ra còn các yếu tố như tần số độ trượt
và số cực.
2. Thế nào là momen đầu ra, momen cản, momen tới hạn, momen ngắn
mạch, momen khởi động của động cơ cảm ứng?
 Momen đầu ra là momen xuất hiện ở đầu trục.
 Momen cản là momen xuất hiện và cản trở khi động cơ từ trạng thái
đứng yên sang quay. Do tải
 Momen tới hạn là lượng momen lớn nhất mà động cơ có thể tạo ra. ... Khi
động cơ tăng tốc đến tốc độ định mức của nó, momen động cơ lúc này
bằng khoảng 80% đến 100% momen định mực của nó.
 Momen khởi động (tạm gọi là Momen kéo tải) là lượng momen dùng để tăng
tốc động cơ về tốc độ định mức của nó.
Câu 28: Khi tải cơ đặt vào động cơ cảm ứng tăng thì tốc độ rotor và dòng
điện rotor như thế nào?
-Khi đặt tải cơ vào động cơ cảm ứng tăng thì tốc độ roto và dòng điện roto
đều giảm.
Câu 29: Khi gắn biến trở vào rotor dây quấn của động cơ cảm ứng, ta có
thể điều chỉnh tốc độ động cơ được không? Vẽ sơ đồ nguyên lý.
Khi gắn biến trở vào rotor dây quấn của động cơ cảm ứng, ta có thể điều
chỉnh được tốc độ của roto.

Câu 30: Tại sao khi tải nhẹ thì hệ số công suất của động cơ cảm ứng rất
thấp? Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ số công suất khi tăng tải?
 Hệ số công suất là tỉ lệ giữa công suất thực và công suất biểu kiến,là tỉ lệ
giữa điện trở và trở kháng trong mạch xoay chiều nên khi cho tải nhẹ thì
hệ số công suất giảm.
 Khi tải tăng hệ số công suất cũng tăng theo nếu là tải thuần trở công suất
có thể gần bằng 1.
Câu 31: Khi không tải và tải tăng, hệ số công suất thay đổi như thế nào? Tại
sao?
Ta có cos =P/S
Khi đó nếu không có tải thì P=0 thì hscs=0
Khi tải tăng tức P tăng thì hscs cũng tăng theo
Câu 32: Quá trình biến đổi năng lượng của động cơ cảm ứng? Phân biệt:
công suất đầu vào, công suất đầu ra, công suất định mức.
Động cơ không đồng bộ là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay
của Rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator.Ta thường gặp
động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn
dạng dây quấn.
Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về không gian (thường là 3 cuộn dây
lệch nhau góc 120°). Khi cấp điện áp 3 pha vào dây quấn, trong lòng Stator xuất
hiện từ trường Fs quay tròn với tốc độ n=60*f/p, với p là số cặp cực của dây
quấn Stator, f là tần số.
Từ trường này móc vòng qua Rotor và gây điện áp cảm ứng trên các thanh dẫn
lồng sóc của rotor. Điện áp này gây dòng điện ngắn mạch chạy trong các thanh
dẫn. Trong miền từ trường do Stator tạo ra, thanh dẫn mang dòng I sẽ chịu tác
động của lực Bio-Savart-Laplace lôi đi. Có thể nói cách khác: dòng điện I gây
ra một từ trường Fr (từ trường cảm ứng của Rotor), tương tác giữa Fr và Fs gây
ra momen kéo Rotor chuyển động theo từ trường quay Fs của Stator.
1. Công suất đầu vào là công suất ta cung cấp để động cơ hoạt động
được.
2. Công suất đầu ra là công suất có ích có được sau khi bỏ qua các công
suất hao tổn.
3. Công suất định mức công suất định mức là công suất của dụng cụ điện
khi nó hoạt động ở trạng thái bình thường.
Câu 33: Ở động cơ cảm ứng, khi tải được tăng từ không tải đến đầy tải thì
điều gì sẽ xảy ra đến độ trượt, tốc độ, momen, dòng điện stator, hệ số công
suất và hiệu suất của động cơ?
*Khi tải được tăng từ không tải đến đầy tải các thông số sẽ thay đổi cụ thể
 Độ trượt càng nhỏ
 Tốc độ càng thấp
 Momen không đổi
 Dòng stato giữ nguyên
 Hscs tăng
 Hiệu suất tăng
Câu 34: Mô tả hoạt động của động cơ rotor lồng sóc kép. So sánh momen và
dòng điện khởi động của động cơ rotor lồng sóc kép với động cơ rotor lồng
sóc tiêu chuẩn.
Trong mỗi rãnh của lõi thép rôto đặt vào thanh dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm,
hai đầu dài ra khỏi lõi thép. Các thanh dẫn được nối tắt lại với nhau ở hai đầu
bằng hai vòng ngắn mạch cũng bằng đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng
(quen gọi là lồng sóc) . Để cải thiện tính năng mở máy, trong các máy có công
suất tương đối lớn rãnh rôto thường làm rãnh sâu hoặc lồng sóc kép (2 rãnh lồng
sóc ). Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh rôto thường làm chéo đi một góc so với tâm
trục để cải thiện dạng sóng.
Câu 35: Muốn động cơ không đồng bộ có momen khởi động lớn, dòng điện
khởi động thấp và hiệu suất cao khi làm việc nên chế tạo động cơ không
đồng bộ như thế nào? Trình bày nguyên lý làm việc cơ bản của các phương
pháp chế tạo?
Câu 36: Khi động cơ hoạt động, mạch rotor của động cơ rotor dây quấn hở
mạch hay kín mạch?
-Dây quấn được đặt trong rãnh của lõi thép rôto. Dây quấn 3 pha của rôto
thường đấu hình sao (Y), ba đầu còn lại được nối với ba vòng trượt làm bằng
đồng cố định ở đầu trục, tì lên ba vòng trượt là ba chổi than.
Câu 37: Tại sao động cơ rotor dây quấn có đặc tính khởi động tốt hơn động
cơ rotor lồng sóc? Một vài lý do gì mà trong thực tế động cơ rotor dây quấn
ít được sử dụng rộng rãi hơn động cơ rotor lồng sóc?
Dây quấn được đặt trong rãnh của lõi thép rôto. Dây quấn 3 pha của rôto
thường đấu hình sao (Y), ba đầu còn lại được nối với ba vòng trượt làm
bằng đồng cố định ở đầu trục ,tì lên ba vòng trượt là ba chổi than. Thông
qua chổi than có thể ghép thêm điện trở phụ hay đưa sức điện động phụ
vào mạch rôto để cải thiện đặc tính mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải
thiện cos.
Ta thường gặp động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc vì đặc tính hoạt
động của nó tốt hơn dạng dây quấn.gái thành của động cơ lồng sóc cũng
rẻ và vận hành tin cậy hơn động cơ dây quấn.
Câu 38: Phân tích các ảnh hưởng bên ngoài dẫn đến động cơ hoạt
động không bình thường?
 -Hơi ẩm:
Hơi ẩm có thể làm cho những bộ phận kim loại bị rỉ sét và làm cho sự
cách điện của động cơ mất đi một số những thuộc tính cách điện của nó.
Một động cơ nguội khi nó được tắt, điều này làm cho không khí (với hơi
ẩm) được hút vào trong động cơ. Những motor hoạt động hàng ngày sẽ
đủ nóng để đưa hơi ẩm bên trong motor đi ra bên ngoài. Hơi ẩm thường
là một vấn đề khá rắc rối đối với một động cơ điện hoạt động ít, hoặc
được tắt trong một thời gian lâu.Bất kỳ động cơ điện nào không hoạt
động thường xuyên nên có chứa một phần tử nung nóng để giữ cho động
cơ khô. Nếu thêm vào motor một phần tử nung nóng là không thể được,
thì một lịch trình bảo trì yêu cầu hoạt động motor ngắn để giảm bớt sự tạo
ra hơi ẩm cho motor. Lịch trình này cũng nên được cân nhắc cho việc lắp
đặt motor mới, bởi vì trong một số nhà máy, những động cơ có thể được
lắp đặt một thời gian trước khi nhà máy hoạt động.
 -Bụi :
Bụi trong môi trường có thể ảnh huởng đến sự vận hành của động cơ khi
các chi tiết máy bị bụi bám vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình ma sát các cơ
cấu truyền động dẫn đếm hiệu suất làm việc giảm.
 -Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ khí khi nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ của
các chi tiết cơ khí làm biến dạng các chi tiết.
Câu 39: Động cơ 3 pha sẽ tiếp tục quay nếu một trong các dây nguồn cấp bị
hở mạch? Động cơ có thể tự khởi động khi nguồn 3 pha bị mất 1 pha?
 Khi một trong ba dây điện 3 pha dẫn đến một motor điện 3 pha không còn
phân phối điện áp đến moto, thì moto sẽ mất một pha. Mất một pha là
hoạt động của moto được thiết kế để hoạt động trên ba pha chỉ còn hai
pha do một pha bị mất. Đó là tình trạng lớn nhất của sự không cân bằng
điện áp. Mất pha xảy ra khi một pha bị hở hoặc ở trên nguồn sơ cấp hoặc
thứ cấp của hệ thống phân phối điện. Điều này có thể xảy ra khi một cầu
chì bị đứt có một lỗi về cơ khí trong thiết bị đóng ngắt, hoặc do sét phá
hủy một trong các đường dây.
 Một moto 3 pha chạy trên 2 pha sẽ tiếp tục chạy trong hầu hết các ứng
dụng. Vì thế, sự mất pha có thể đi đến chỗ không nhận biết được trên hầu
hết các hệ thống trong một thời gian đủ dài làm cháy mô tơ. Khi sự mất
pha xảy ra, thì mô tơ sẽ sử dụng tất cả dòng điện của nó từ hai dây nguồn.
Câu 40: Trình bày ba phương pháp khác nhau để khởi động động cơ rotor
lồng sóc bằng cách giảm áp. Phạm vi ứng dụng của từng phương pháp.
+ Khởi động dùng cuộn kháng mắc nối tiếp vào mạch stato ưu điểm phương
pháp này là thiết bị đơn giản ,nhưng nhược điểm là khi giảm dòng điện mở máy
thì momen mở máy giảm bình phương lần.
+ Khởi động dùng mba tự ngẫu ưu điểm là dòng điện mở máy nhỏ, momen mở
máy lớn nhưng nhược điểm là giá thành thiết bị mở máy đắt tiền hơn phương
pháp dùng điện kháng.
+ Khởi động bằng cách đổi nối Y → Δ. Phương pháp này chỉ dùng cho động cơ
lúc máy làm việc bình thường nối Δ, khi khởi động nối Y, sau khi tốc độ quay
gần ổn định chuyển về nối Δ để làm việc.
Câu 41: Trình bày phương pháp giảm dòng khởi động động cơ 3 pha rotor
dây quấn. Phạm vi ứng dụng.
o Khởi động bằng cách thêm Rp vào mạch rôto dây quấn. Khi điện trở roto
thay đổi thì đặc tính M = f(s) cũng thay đổi theo. Điều chỉnh điện trở
mạch roto thích hợp thì Mk = Mmax . Khi roto quay để giữ một mômen
điện từ nhất định trong quá trình khởi động ta cắt dần điện trở nối thêm
vào mạch roto làm cho quá trình tăng tốc động cơ từ đặc tính nầy sang
đặc tính khác và sau khi cắt toàn bộ điện trở thì sẽ tăng tốc đến điểm làm
việc của đặc tính cơ tự nhiên.
o Phương pháp này chỉ dùng cho những động cơ rôto dây quấn vì đặc điểm
của loại động cơ này là có thể thêm điện trở phụ vào mạch rôto.
Câu 42: Liệt kê các tổn thất của một động cơ cảm ứng. Tổn thất nào là hằng
số, tổn thất nào là thay đổi?
-Các loại tổn thất tiêu biểu của động cơ như tổn hao đồng roto và stato
(hằng số),tổn hao thép,tổn hao ma sát(biến đổi)
Câu 43: Dựa vào mạch tương đương của động cơ cảm ứng, giải thích tại sao
khi khởi động và quá tải dòng điện stator tăng.
Khi khởi động và quá tải thì điện áp cảm ứng trên 1 pha dây quấn E1 rất nhỏ ta
lại có công thức :

Nên khi E1 nhỏ => dòng stato tăng


Câu 44:
1. Giải thích các điểm của đặc tính cơ, chỉ ra vùng hoạt động bình thường
của động cơ.

o Lochked rotor torque:momen quay của roto


o Breakdown torque:momen tới hạn
o Pull up torque:momen kéo tải của động cơ
o Full load:momen khi đầy tải
2. Vẽ dạng đặc tính cơ khi thêm biến trở vào rotor, giải thích?

Qua đồ thị ta thấy: với mômen Mkđ = Mnm.f thì đoạn làm việc của đặc tính cơ
có điện kháng phụ (Xlf) cứng hơn đặc tính có Rlf. Khi tăng Xlf hoặc Rlf thì Mth
và Sth đều giảm. Khi dùng Xlf hoặc Rlf để khởi động nhằm hạn chế dòng khởi
động, thì có thể dựa vào tam giác tổng trở ngắn mạch để xác định Xlf hoặc Rlf.
Câu 45: Thông số của một động cơ như sau:
1. Explosion-proof motors nghĩa là gì?
Explosion-proof motors là động cơ chống cháy nổ
2. Dòng điện định mức? Dòng điện khởi động? Điện áp định mức?
Dòng điện định mức là 23.5 và 27.5
Dòng khởi động lần lượt là 23,5*5 và 27.5*5
Điện áp định mức là 200 và 236
3. Hệ số công suất và hiệu suất khi đầy tải?
Hệ số công suất là 0.87 hiệu suất 94.7 và 94.5
4. Momen định mức? momen khởi động? momen tới hạn?
Momen định mức là 643 và 760
Momen khởi động 643*0.9 và 760*0.9
Momen tới hạn là 643*2,3 và 760*2,3
Câu 46: Giải thích các thông số sau:

Current là dòng chia ra 2 loại động cơ với các công việc là không tải và đầy tải
Locked roto là dòng khởi động tính bằng hệ số nhân.
Torque là momen cũng được chia ra 2 loại động cơ với các công việc là không
tải và đầy tải cùng với các hệ số khởi động.
Slip là độ trượt efficiency là hiệu suất.
Power factor là hệ số công suất.
Câu 47: Trình bày các loại động cơ không đồng bộ một pha. Vẽ sơ đồ
nguyên lý và ứng dụng của từng loại.
-Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ thường trực:

-Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ khởi động:


-Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ khởi động và tụ thường trực:
-Động cơ không đồng bộ 1 pha không dùng tụ:

-Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng vòng ngắn mạch:


Câu 48: Từ trường quay được thành lập trong động cơ cảm ứng một pha?
Cái gì quyết định hướng quay của nó?

Chiều của từ trường do lực F quyết định.


Câu 49: Tại sao cuộn dây khởi động của động cơ chia pha được ngắt ra sau
khi động cơ đã được khởi động?
Để có được mômen mở máy, người ta tạo ra góc lệch pha giữa dòng điện qua
cuộn chính Ic và dòng qua cuộn dây phụ Ip bằng cách mắc thêm một điện trở
nối tiếp với cuộn phụ hoặc dùng dây quấn cở nhỏ hơn cho cuộn phụ, góc lệch
nầy thường nhỏ hơn 300 . Dòng trong dây quấn chính và trong dây quấn phụ
sinh ra từ trường quay để tạo ra momen mở máy.
Khi tốc độ đạt được 70÷75 % tốc độ đồng bộ, cuộng dây phụ được cắt ra nhờ
công tắt ly tâm K và động cơ tiếp tục làm việc với cuộn dây chính.
Câu 50:
1. Giữa hai loại động cơ: động cơ chia pha và động cơ có tụ khởi động,
động cơ nào có đặc tính khởi động tốt hơn?
Động cơ có tụ khởi động có đặc tính cơ tốt hơn vì cuộn dây phụ và tụ điện
mở máy được mắt luôn khi động cơ làm việc bình thường.
2. Động cơ có tụ thường trực là gì, ứng dụng?
Khởi động động cơ dùng tụ thường trực:
Phương pháp khởi động đối với loại động cơ này dựa vào nguyên lý mắc nối
tiếp của tụ điện với cuộn dây phụ. Do đó, nó vừa tham gia vào quá trình khởi
động vừa tham gia vào quá trình làm việc. Vì vậy mới được gọi là tụ thường
trực.
Loại tụ thường trực dùng trong khởi động động cơ làm mô men khởi động
không cao nên thường dùng cho các động cơ công suất bé.
VD:máy bơm
3. Loại tải nào có thể cần động cơ có hai giá trị tụ?
Đối với các loại tải cần momen khởi động lớn và thời gian khởi động
nhanh.
Câu 51: Trong các loại động cơ cảm ứng một pha, động cơ loại nào có
momen khởi động lớn nhất? Giải thích.
Loại động cơ có momen khởi động lớn nhất là động cơ không đồng bộ 1 pha
dùng tụ thường trực và tụ khởi động,đệ tạo ra momen khởi động lớn ngta dùng
2 tụ 1 tụ thường trực và 1 tụ khởi động.Khi khởi động điện dung mắc nối tiếp
với dây quấn phụ nhờ thế momen khởi động lớn,thời gian khởi động được rút
ngắn.
Câu 52: Vẽ sơ đồ nguyên lý động cơ cảm ứng một pha đảo chiều quay, ứng
dụng.
Nguyên tắc đảo chiều quay của động chơ không đồng bộ 1 pha là đảo chiều
dòng điện trong dây quấn phụ và giữ nguyên dây quấn chính hoặc ngược
lại.
Câu 53: Ảnh hưởng của vòng ngắn mạch khi nó được sử dụng để khởi động
động cơ cảm ứng? Động cơ sử dụng phương pháp khởi động này thường
được chế tạo đến công suất khoảng bao nhiêu?
Trên cực từ lồi của stato ngta xẻ rãnh và đặt vào vòng đồng kín mạch ôm
lấy khoảng 1/3 cực từ,vòng ngắn mạch đóng vai trò như một dây quấn
phụ.Khi đặt điện áp xoay chiều vào cuộn dây để khởi động động cơ,dòng
xoay chiều chạy trong dây quấn sẽ sinh ra trên các từ thông.
Động cơ sử dụng phương pháp này được chế tạo đến công suất bé từ vài
oát đến hàng trăm oát khi khởi động thường không mang tải hoặc mang tải
rất nhỏ.
Câu 54: Nguyên tắc hoạt động của công tắc ly tâm. Các loại động cơ một
pha nào có sử dụng công tắc ly tâm?
Công tắc ly tâm
Do cuộn dây phụ chỉ hoạt động khi động cơ bắt đầu làm việc, khi tốc độ đạt tới
72%÷83% tốc độ định mức cuộn dây phụ sẽ rời khỏi trạng thái làm việc, cho
nên cần có công tắc ly tâm. Sau khi tốc độ quay tăng cao, vì tác dụng của lực ly
tâm, làm cho tiếp điểm của công tắc ly tâm nhả ra, khiến cho cuộn dây phụ tách
khỏi nguồn điện.
Do cuộn dây phụ chỉ có tác dụng khi khởi động, cho nên số vòng dây tương đối
nhiều, dây dẫn tương đối mảnh. Nếu công tắc ly tâm mất tác dụng thì cuộn dây
phụ sẽ làm việc liên tục, dẫn đến làm việc quá tải có thể làm cuộn dây phụ bị
cháy.
Các loại động cơ không đồng bộ 1 pha có sử dụng tụ đề thường dùng cộng tắc
ly tâm để ngắt tụ ra khỏi mạch.
Câu 57: Những thông tin gì được tìm thấy trên nhãn một máy phát điện

xoay chiều?

Loại máy
Số pha
Hệ số công suất
Tốc độ
Điện áp
Điện áp kích từ
Công suất
Công suất định mức
DÒng điện
Dòng kích từ
Cấp cách nhiệt
Câu 58: Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. Nêu đặc điểm về hình dáng
và ứng dụng của rotor cực từ lồi và rotor cực từ ẩn.
Tương tự như máy phát điện xoay chiều 1 pha, máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng có 2
phần chính là roto và stato. Thế nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt, điển hình nhất là
việc có thêm một số bộ phần ở máy phát điện xoay chiều 3 pha. Ví dụ: giá đỡ, vòng tiếp điện,

- Trong đó, roto là nam châm điện được nuôi dưỡng bằng các dao động 1 chiều. Nhờ đó mà
từ tính không bị mất khi xoay trục cố định. Nhờ vào việc xoay trục có thể tạo ra một lượng từ
trường biến thiên.
- Stato: Gồm 3 cuộn dây có thiết kế số vòng, kích thước giống hệt nhau. Ba cuộn dây sẽ được
đặt trên một vòng tròn lệch nhau một góc 120 độ.
- Nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều 3 pha có phức tạp hơn đôi chút so với máy
phát điện xoay chiều 1 pha. Cụ thể hơn: khi hoạt động nam châm sẽ xoay với một tốc độ
không thay đổi. Từ trường biến thiên sẽ tạo ra điện áp ở hai đầu cuộn dây trên thành nam
châm. Và dòng điện xoay chiều sẽ được sinh ra từ phần điện áp này.
Rotor cực lòi : P<1000MVA
Rotor cực ẩn
Vì vậy thƣờng đƣợc sử dụng ở những máy điện đồng bộ có tốc độ từ 1500v/phút trở lên,
công suất lớn (1000 – 1500 MVA)
Câu 59: Vẽ nguyên lý cấu tạo và giải thích nguyên lý hoạt động của máy
phát điện xoay chiều không chổi than.

Phần ứng của máy phát điện đầu trục (không chổi than) được ghép đồng trục với phần cảm
của máy phát chính.
Phần cảm của máy phát đầu trục được bố trí cố định bên ngoài, tương tự như phần ứng của
máy phát chính.
Phần cảm của máy phát đầu trục cũng được cấp nguồn áp một chiều để tạo ra từ trường kích
thích (loại một chiều)
Khi phần cảm của máy phát đầu trục tạo ra từ trường kích thích và động cơ nổ sơ cấp quay
phần ứng của máy phát đầu trục .
Các pha dây quấn trên phần ứng máy phát đầu trục hình thành các sức điện động cảm ứng.
Câu 60: Tại sao các máy phát điện xoay chiều công suất lớn thường được chế tạo với
phần ứng tĩnh và phần kích từ quay (ưu điểm)? Tại sao dây quấn stator thường được
đấu sao?
Các máy điện đồng bộ công suất lớn và trung bình, phần tĩnh (stato) thường là phần ứng, còn
phần quay (rôto) là phần cảm
Tại sao các máy phát điện xoay chiều công suất lớn thường được chế tạo với phần ứng tĩnh
và phần kích từ quay (ưu điểm):
Dễ dàng lấy điện ra, đấu phần kích từ quay đấu đơn giản ích tốn chi phí hơn cực ẩn. Muốn
lấy điện ra phải có vành trượt và chổi than.
Điểm khác biệt chính giữa đấu sao và tam giác
Đấu sao Đấu tam giác

    Đấu tam giác: Đầu đầu


    Đấu sao: Đầu đầu hoặc đầu cuối của 3 cuộn của cuộn dây này được nối
dây được nối với nhau tạo thành điểm trung tính. với đầu cuối cuộn dây kia, 3
Kết nối với nó được gọi là dây trung tính. dây pha được lấy từ 3 điểm
nối
    Không có điểm trung tính
    Có điểm trung tính
trong đấu tam giác
    Tạo nên hệ thống lưới điện 3 pha 4 dây, cũng     Chỉ tạo ra hệ thống lưới 3
có thể 3 pha 3 dây từ kiểu đấu sao pha 3 dây từ đấu tam giác
    Điện áp dây bằng điện áp
    Dòng điện dây bằng dòng điện pha pha
        IL = IPH         VL = VPH
 
    Điện áp dây bằng √3 lần điện áp pha     Dòng điện dây bằng √3
lần Dòng điện pha
        VL = √3 .VPH
      IL = √3.IPH
    Tổng công suất 3 pha
được tính bằng:
    Tổng công suất 3 pha được tính bằng:
        P = √3 x VL x IL x
        P = √3 x VL x IL x CosФ …. Or
CosФ … or
        P = 3 x VPH x IPH x CosФ
        P = 3 x VPH x IPH x
 
CosФ
 
    Điện áp đặt vào cuộn dây
    Điện áp đặt vào cuộn dây stato là điện áp pha,
stato là điện áp dây, nên tốc
nên tốc độ động cơ thấp.
độ động cao hơn.
    Trong đấu sao, ta sử dụng điện áp pha (điện áp     Trong khi đấu tam giác,
nhỏ) nên cần ít vòng dây > tiết kiệm kim loại do sử dụng điện áp dây nên
đồng cần nhiều vòng dây hơn
    Cách điện của thiết bị
    Cách điện của thiết bị được thiết kế theo điện
được thiết kế theo điện áp
áp pha( VD: Cấp điện áp 220kV, 500kV đấu sao
dây (VD: Cấp điện áp 35kV
có trung tính nối đất trực tiếp)
đấu tam giác)
Câu 61: Các loại nguồn DC cấp cho cuộn dây kích từ của máy phát AC, vẽ sơ đồ
nguyên lý.
Câu 62: Các sự khác biệt chính giữa máy phát điện cực từ ẩn và máy phát
điện cực từ lồi.
Rôto của máy điện đồng bộ có hai loại: cực ẩn và cực lồi (phụ thuộc vào tốc độ của máy)
a) Roto cực ẩn:

Lõi thép: Làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được đúc thành khối hình trụ, có rãnh để
đặt dây quấn kích từ. Phần không phay rãnh tạo thành mặt cực từ. Đường kính rôto không
quá 1,5m. Để tăng công suất → tăng chiều dài l của rôto (l  6,5m) a .

Dây quấn
Đặt trong rãnh của rôto, dây
đồng, tiết diện chữ nhật và được
quấn tạo thành các bối đồng tâm và cách điện với nhau. Hai đầu dây quấn kích từ nối với hai
vành trượt đặt ở đầu trục, thông qua chổi than để lấy điện một chiều từ ngoài làm nguồn
kích từ. Rôto cực ẩn thường có số đôi cực là 1, hoặc 2 nên tốc độ có thể tới 3000vg/ph và
động cơ sơ cấp thường là các tuabin khí, hơi .
- Cấp nguồn điện cho dây quấn Rôto thường là máy phát một chiều công suất từ 0,3%-2%

công suất của máy điện đồng bộ. - Truyền động cho máy phát một chiều: Nối trục với trục
của máy điện đồng bộ Có trục chung với máy điện đồng bộ (máy phát điện đầu trục).
b) Rotor cực lồi :
Số lượng cực từ lớn, dùng trong trường hợp động cơ sơ cấp là các tuabin nước (thuỷ điện) có
tốc độ chậm. b) Rôto cực lồi + Lõi thép: Các máy công suất nhỏ và trung bình, Rôto co kích
thước không lớn nên lõi thép được chế tạo bằng thép đúc, gia công thành khối hình trụ hoặc
lăng trụ trên mặt là các cực từ .

Dây quấn : Các máy công suất lớn, lõi thép làm từ các tấm thép dày 1-6mm, dập hoặc đúc
định hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ. Cực từ được ghép từ lá thép dày 11,5mm,

ghép cố định với lõi nhờ bulông xuyên qua mặt cực hoặc đuôi hình chữ T.
+ Dây quấn: Dây quấn kích từ bằng dây đồng, quấn xung quanh cực từ, các vòng dây được
quấn cách điện với nhau. Hai đầu nối với vành trượt ở một đầu trục, thông qua chổi than nối
với nguồn điện một chiều. Máy điện đồng bộ cực lồi có tốc độ thấp. Tốc độ rôto n  1000
vg/ph. Đường kính rôto (D) có thể lớn tới 15m, trong khi chiều dài nhỏ Tỉ lệ (chiều dài /
đường kính) = 0,15 ÷ 0,2
Câu 63: Cho thông số và sơ đồ nguyên lý máy phát điện:

1. Slip rings : vành trượt


2. Field winding : cuộn dây
3. Stator’s winding : cuộn stator
4. Stator’s harmonic : sóng hài của cuộn statot
5. Silicon rectifier : chỉnh lưu silicon
6. Rheostat : biến trở
7. Indicating lapm winding : cuộn dây đèn báo
8. Indicating lamp : đèn báo
9. Turn switch : công tắc.
50Hz, 115V ( 2 cuộn mắc song song U1U4, U3U2)
50Hz,230V ( 2 cuộn mắc nối tiếp U3U4)
60Hz, 115V ( mắc song song U1U6, U2U5)
60Hz, 230V ( 2 cuộn mắc nối tiếp U6U5)
Câu 65: Chú ý gì khi dừng máy phát điện

Cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc độ tối thiểu và cho tiếp tục làm việc một thời gian
trước khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nước làm mát đã đạt 50-60oC.

Chống mất từ dư
nhưng điện áp xoay chiều ở đầu ra stator chính bằng 0 (zero) dù đã đo ở thang đo nhỏ nhất:
Đầu phát bị mất từ dư. Khi MPĐ khởi động chưa có dòng kích từ, từ dư trong rotor chính sẽ
sinh ra một điện áp nhỏ ở đầu ra của stator. Điện áp này này sẽ được dẫn tới AVR và stator
kích từ để sinh ra dòng kích từ nhỏ. Dòng kích từ nhỏ này sẽ mau chóng gia tăng điện áp của
stator chính và sau vài chu kỳ sẽ đạt được điện áp danh nghĩa 220/ 380V. Khắc phục hiện
tượng bị mất từ dư của rotor chính như sau: mở nắp che (hoặc có thể phải tháo toàn bộ rotor
ra), dùng đồng hồ vạn năng AVO xác định cực dương và cực âm của đầu ra của bộ cầu chỉnh
lưu diode quay, dùng một bình ắc qui 12V và 2 dây dẫn điện, một dây nối cực âm bình với
cực âm rotor, một dây nối với cực dương bình và đầu kia quẹt lên cực dương rotor vài lần.
Sau đó lắp lại rotor như bình thường và chạy thử MPĐ.

Câu 65: Chú ý gì khi dừng máy phát điện?


Cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc độ tối thiểu và cho tiếp tục
làm việc một thời gian trước khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nước
làm mát đã đạt 50-60oC.
 
Câu 66: A.V.R là gì? Giải thích nguyên lý hoạt động của A.V.R trong
mạch sau:
AVR (viết tắt theo tiếng Anh: Automatic Voltage Regulator) là hệ
thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện thông qua tác
động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo điện áp tại
đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép
Câu 67: Vẽ đặc tuyến tải của máy phát đổng bộ và độ thay đổi điện
áp.
U = f(I) ; It = const ; cos = const ; n = const.
Là đồ thị của điện áp tải U theo dòng tải I khi dòng điện kích thích,
tốc độ quay, cos không đổi. Sự thay đổi biến áp phụ thuộc nhiều vào
góc  và là một hệ quả của phản ứng phần ứng.

Độ biến thiên điện áp đầu cực của máy phát khi làm việc định mức
so với khi không tải:
Câu 68: Vẽ sơ đồ nguyên lý và trình bày từ trường của một máy phát
điện xoay chiều được kích thích như thế nào.

Câu 69:
1. Viết công thức tần số của một máy phát điện xoay chiều.
Nếu phần cảm máy phát có p đôi cực từ, tốc độ quay rotor là n thì tần

số sức điện động cảm ứng là:

2. Vẽ mạch tương đương của máy phát đồng bộ và giải thích tất cả
các thông số.
Câu 70: Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 rpm, sinh ra điện
áp không tải 9kV, 60Hz. Điện áp trên đầu cực của máy phát như thế
nào nếu đầu cực được nối với các loại tải sau:
1. Tải trở.
2. Tải cảm.
3. Tải dung.
1. Khi tải thuần trở sức điện động E và I cùng pha.Dòng điện I sinh ra
từ thông cùng pha với nó, từ trường phần ứng vuông góc với từ
trường cực từ làm giảm từ thông tổng hợp.Từ thông giảm kéo theo
sức điện động sinh ra giảm (theo công thức E0= 4,44. f.k dq . N 1 .❑0). U <
9k
2. Khi tải cảm sức điện động E sinh ra sớm pha hơn I một góc
vuông,từ thông phần ứng ngược chiều với từ thông cực từ,làm giảm
từ thông tổng hợp.Đồng thời kéo theo sức điện động sinh ra giảm. U <
9k
3. khi tải dung từ thông phần ứng cùng chiều với từ thông cực từ, từ
thông tổng hợp được cộng thêm,dẫn tới sức điện động tăng lên.U ≥ 9k

Câu 71: Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 r/min, sinh ra điện
áp không tải 9kV,
60Hz, nếu giữ nguyên dòng điện kích từ, tính điện áp không tải và tần
số khi tốc độ là:
a) 1000 r/min b) 5 r/min
a,
pn 60. 60
f=
60 => p=
1200
=1 (đôi cực)
p na 1 . 1000
f a= = =16 , ( 6 ) ( Hz)
60 60
E0 = 4,44. f.k dq . N 1 .❑0
E0 =9000V, f=60Hz => k dq . N 1 .❑0 =33,783 =const ( vì dòng điện kích từ
không đổi)
Ea =4,44. f a.k dq . N 1 .❑0= 4,44. 16,6. 33,783= 2489,9 (V)
p nb 1 . 5
b, f b=
60
=
60
=0,083( Hz)

Eb =4,44. f b.k dq . N 1 .❑0= 4,44. 0.083. 33,783= 12,5(V)

Câu 72: Xác định sức điện động hiệu dụng sinh ra trong mỗi pha của
một máy phát đồng bộ, biết các số liệu sau: f = 50Hz, số vòng mỗi
pha N1 = 230 vòng; từ thông cực đại mỗi cực
m = 0,04 Wb. Xét 2 trường hợp:
1. Dây quấn tập trung (kdq = 1).
2. Dây quấn phân bố với kdq = 0,925.
10
1. Dây quấn có k dq=1 :
Sức điện động hiệu dụng :
E0 = 4,44. f.k dq . N 1 .❑0= 4,44. 50. 1. 230. 0.04 =2042,4V
2. Dây quấn có k dq=0.925
E0 = 4,44. f.k dq . N 1 .❑0= 4,44. 50. 0. 925. 230. 0,04 =1889,22V

Câu 73: Trình bày phương pháp điều chỉnh điện áp của máy phát điện
xoay chiều.
Phương pháp thay đổi điện áp của máy phát điện xoay chiều:
E0 = 4,44 .f.k dq . N 1 .❑0
Theo công thức thì có thể thay đổi 2 thông số tần số và từ thông.
Thay đổi từ thông bằng cách thay đổi dòng điện một chiều kích
từ(dùng biến trở,…),Tần số thì thay đổi tốc độ quay của trục.
Câu 74: Trình bày phương pháp khởi động động cơ đồng bộ.
Phương pháp khởi động động cơ đồng bô:
Đầu tiên, cấp nguồn ba pha cho động cơ. Đồng thời dây quấn kích từ
chuyển mạch với một điện trở tạo thành mạch kín.Khi tốc độ động cơ
lúc này gần bằng với tốc độ từ trường thì ta đến bước tiếp theo là
chuyển mạch dây quấn kích thích với dây quấn kích thích với nguồn
một chiều cấp cho dân quấn kích thích. Lúc đó động cơ lúc này vận
tốc từ trường bằng vận tốc quay của roto
Câu 75: Phản ứng phần ứng của máy phát điện xoay chiều.
Khi máy điện đồng bộ chạy không tải chỉ có dòng kích từ chạy qua
dây quấn rotor, không có dòng chạy qua dây quấn stator, trong máy
chỉ có từ thông chính (0 ) do phần cảm gây ra, từ thông này cắt dây
quấn stator cảm ứng ra sức điện động E chậm
pha so với từ thông 0 góc 90 .
Khi máy mang tải, dòng điện tải qua dây quấn phần ứng gây nên từ
trường gọi là từ trường phần ứng (ư) và tương tự từ trường thứ cấp
máy biến áp và máy điện không đồng bộ. Tuy vậy, từ trường thứ cấp
của 2 loại máy trên làm thay đổi từ trường
trong máy. Ngược lại, từ trường phần ứng máy điện đồng bộ không
làm biến thiên dòng
điện 1 chiều vào dây quấn phần cảm (rotor), do đó nó sẽ có tác dụng
làm thay đổi về trị số và sự phân bố từ trƣờng trong máy. Tác dụng
của từ trƣờng phần ứng lên từ trƣờng chính (từ trường phần cảm) gọi
là phản ứng phần ứng.
Trong máy điện đồng bộ phản ứng phần ứng phụ thuộc vào tính chất
của tải
Câu 76: Độ lớn của sức điện động được sinh ra trong máy phát điện
xoay chiều phụ thuộc vào yếu tố gì? Trong vận hành thực tế, yếu tố
nào là có thể thay đổi được?

Phụ thuộc vào I kích thích, tốc độ quay, góc φ, tải dung, tải cảm.
Trong vận hành thực tế thì ta thay đổi Thay đổi từ thông dưới mỗi cực
từ rotor dòng kích từ (I) =) thay đổi bộ điều chỉnh AVR
Câu 77: So sánh giữa động cơ đồng bộ và động cơ cảm ứng về: chi
phí ở tốc độ thấp, momen khởi động, hệ số công suất và hiệu suất.
So sánh với động cơ không đồng bộ:
Động cơ không đồng bộ:
Cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, bảo trì dễ dàng, giá thành hạ,
thay đổi tốc độ bằng nhiều phương pháp.
Moment động cơ không đồng bộ thay đổi nhiều khi điện áp thay đổi
(tỉ lệ U2), hiệu suất thấp hơn động cơ đồng bộ.
Động cơ đồng bộ:
Động cơ điện đồng bộ do được kích thích bằng dòng điện một chiều
nên có thể làm việc với cos = 1 và không cần lấy công suất phản
kháng từ lưới điện, kết quả là hệ số công suất của lưới điện được nâng
cao, làm giảm được điện áp rơi & tổn hao công
suất trên đường dây.
Động cơ đồng bộ ít chịu ảnh hưởng đối với sự thay đổi điện áp của
lưới điện (moment tỉ lệ với U:

 Khi áp lưới bị sụt, khả năng giữ tải của động cơ điện đồng bộ lớn
hơn, nếu tăng kích thích, động cơ đồng bộ có thể làm việc an toàn và
cải thiện được điều kiện làm việc của cả lưới điện.
Hiệu suất cao hơn động cơ không đồng bộ.
Cấu tạo phức tạp, giá thành cao (do có máy kích từ), mở máy phức
tạp hơn & việc thay đổi tốc độ chỉ có thể thực hiện bằng cách thay đổi
tần số nguồn điện.
Câu 78: Các phương pháp giảm thời gian dừng động cơ đồng bộ
lớn.
Câu 80: Tải kilowatt được chia theo tỉ lệ cần thiết giữa hai máy
phát xoay chiều vận hành song song như thế nào?

Chức năng chia tải sẽ đảm bảo chắc chắn rằng phụ tải tác dụng khi
thiết lập sẽ được phân bố tỉ lệ giữa các máy phát chạy song song. Phụ
tải tác dụng sẽ được phân chia theo tỉ lệ phần trăm công suất định
mức của các máy phát. Xẩy ra điều chỉnh độ lệch tải, trong trường
hợp máy phát có thể chịu tải ở mức khác nhau so với những máy phát
khác.
Câu 81: Cho sơ đồ nguyên lý máy phát điện xoay chiều sau:
1. Trục động cơ
2. Cuộn dây kích từ
3. Kích từ phần ứng
4. Chổi than
5. Vành trượt
6. Cuộn dây kích từ
7. Cuộn stato
Câu 82: Trình bày đặc tuyến không tải của máy phát điện đồng
bộ?
Đặc tính không tải: E0 = f(It), I = 0:
Khi máy phát điện đồng bộ chạy không tải, nếu ta tăng dần dòng điện
kích thích It, sđđ E0 sẽ tăng theo. Nếu ta giữ không đổi tốc độ quay
rotor thì E0 tỷ lệ với ∅ 0. Do đó đƣờng E0 = f(It) có dạng tương tự
đường ∅ 0 = f(It), tức là dạng của đường cong từ hóa vật liệu sắt từ chế
tạo lõi thép.
Câu 83: Độ thay đổi điện áp của máy phát đồng bộ?

Sụt áp:
Câu 84: Hệ số công suất của tải thay đổi sự ảnh hưởng của phản
ứng phần ứng như thế nào?
Tùy thuộc vào tính chất của tải (hệ số công suất của tải) ta có 3 trường
hợp sau khi xét phản ứng phần ứng.
+ Tải thuần trở: sức điện động E cùng pha với dòng điện I (φ=00)

Vậy từ thông phần cảm và phần ứng có phương vuông góc với nhau.
Kết quả của sự tương tác này làm từ thông phần cảm có thay đổi và
ảnh hưởng đến giá trị của sức điện động sinh ra trên mỗi pha. Vì
phương của các từ thông này vuông góc với nhau, ta nói phản ứng
phần ứng là dạng khử từ ngang trục.
+ Tải thuần cảm: sức điện động E lệch pha với dòng điện I một góc
φ=900
Vậy từ thông phần ứng có khuynh hướng khử từ thông phần cảm. Vì
hướng của các từ thông ngược nhau, ta nói phản ứng phần ứng là
dạng khử từ dọc trục.
+ Tải thuần dung: sức điện động E lệch pha với dòng điện I một góc
φ=−90 0

Hình 5.6. Phản ứng phần ứng với tải thuần dung.
Từ thông phần cảm và phần ứng cùng hướng với nhau, ta nói từ thông
phần ứng có khuynh hướng hổ trợ từ thông phần cảm. Phản ứng phần
ứng là dạng trợ từ dọc trục.
Câu 85: Các yêu cầu cần thiết phải được thoả mãn trước khi các
máy phát được mắc làm việc song song với nhau? Khi nói rằng
hai máy phát đang được đồng bộ hóa với nhau có nghĩa là gì?
Các yêu cầu:
-Điện áp của máy phát UF phải bằng điện áp của lưới điện UL.
- Tần số của máy phát fF phải bằng tần số của lưới điện fL.
- Máy phát và lưới điện phải cùng thứ tự pha.
- Điện áp của máy và của lưới điện phải trùng pha nhau.
*Khi nói rằng hai máy phát đang được đồng bộ hóa với nhau có nghĩa
là : hòa đồng bộ
Câu 86: Phương pháp hòa đồng bộ chính xác.
.

Câu 90:Làm thế nào để thay đổi hệ số công suất máy phát điện khi
đang mắc song song với các máy điện khác?
Cos φ là hệ số công suất, giá trị của nó không cố định mà phụ thuộc
vào từng thiết bị, giá trị này dao động trong khoảng 0.2 – 0.8 theo quy
định của nhà sản xuất.
Cách thay đổi hệ số công suất của 1 may phát điện xoay chiều khi
đang làm việc sing song với các máy phát điện khác ta thay đổi dòng
bằng cách chỉnh điện trở trên máy phát điện cần thay đổi theo nguyên
tắctăng R thì dòng càng nhỏ cos φ càng lớn và ngược lại.
Câu 91:Các loại tổn hao trên máy phát điện xoay chiều:
-Tổn hao đồng trên dây quấn stato.
-Công suất tổn hao thép(core,stray).
-Tổn hao đồng roto.
-Công suất tổn hao ma sát.
-Công suất tổn hao trên chổi than khi lấy điện ra
Hệ số công suất càng lớn thì các tổn hao trên càng nhỏ.
Câu 92:Ảnh hưởng của tải không đối xứng:

Ảnh hưởng:khi làm việc ở chế độ tải không đối xứng,máy phát điện
chỉ có các dòng điện thứ tự thuận và ngược còn dòng điện không thứ
tự có chỉ số rất nhỏ hoặc không tồn tại vì dây quấn phần ứng hay mắc
hình sao có trung tính nối đất hoặc không nối đất.
Câu 93:So sánh động cơ động bộ và máy phát đồng bộ:
Cấu tạo của động cơ và mày phát đồng bộ có cấu tạo tương đối giống
nhau đều có 2 phần stato và roto khác biệt lớn nhất là ở máy phát ta
dùng cơ năng tạo ra điện năng và ta lấy điện ra ở 2 đầu chổi than còn
động cơ thì dùng điện năng để tạo ra cơ năng.
Câu 94:Nguyên tắc hoạt động của đồng cơ đồng bộ

Sự khác biệt của động cơ đồng bộ và không đồng bộ:Động cơ đồng


bộ có thêm 1 bộ phận gọi là bộ kích từ mục đích để động cơ đạt tới
tốc độ quay của từ trường quay.
Câu 95:Cái gì quyết định tới tốc độ quay của động cơ đồng bộ?tốc dộ
thay đổi như thế nào?
Ta có công thức:

Trong đó:
F:Tần số
P:Số đôi cực
Vì vậy muốn thay đổi tốc độ ta thay đổi tần số và số đôi cực của động
cơ.
Câu 96:Cách đảo chiều quay của động cơ đồng bộ:
Nguyên tắc đảo chiều quay của động cơ là đảo thứ tự 2 trong 3 pha
bằng cách đấu nối hoặc dùng biến tần cho động cơ ngoài ra ta còn
mội số cách như ngược chiều điện áp.
Câu 97:Tại sao động cơ đồng bộ không tự khởi động được?
Bởi vì sau đó cực nam của từ trường quay sẽ được Thay thế bởi một
cực bắc. và chúng sẽ đẩy nhau. Điều này làm cho rotor
chuyển động ngược lại. Nó làm cho rotor không thể tự khởi động.
Mở máy theo phương pháp không đồng bộ:

Mở máy theo phương pháp hòa đồng bộ:


Câu 98:Phải chú ý điều gì ở mạch từ trong thời gian khởi động?
Dòng điện kích từ máy phát, ngoài việc tạo từ trường cho rotor, còn
có thể dùng để điều chỉnh điện áp máy phát. Ngoài ra, dòng điện này
còn điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát khi máy phát nối
vào lưới.
Câu 99:Các bộ điều khiển nào được sử dụng trong quá trình khởi
động?
Bộ biến đổi AVR được dùng tương đối phổ biến trong quá trình khởi
động nhằm biến đổi điện xoay chiều thành một chiều cung cấp cho bộ
kích từ.
Bộ bảo vệ thường được dùng như bảo vệ quá tải,bảo vệ thấp áp hoặc
bảo vệ quá dòng.
Câu 100:Tốc độ của động cơ có thay đổi khi tải thay đổi?
Ta có cộng thức:

Tốc độ của động cơ không phụ thuộc vào tải


Câu 101:Ưu điểm của động cơ đồng bộ:
Ứng dụng:Cần cẩu,máy xay sinh tố
Câu 102:Giống câu 100
Câu 103:Động cơ đồng bộ điều chỉnh ngõ vào điện của nó với các
thay đổi công suất cơ ngõ ra như thế nào?

Câu 104:Hệ số công suất thay đổi thế nào khi tải đang tăng?Cho một
công suất cơ đầu ra không đổi hệ số công suất vận hành lúc đó như
thế nào?
Tải càng lớn hệ số công suất càng lớn và tải càng bé thì hệ số công
suất càng nhỏ
Khi công suất đầu ra không đổi thì hệ số công suất cũng không đổi vì
khi tải giữ nguyên thì các thông số dòng với áp không đổi nên hệ số
công suất không đổi.

Câu 105:Giải thích sơ đồ:

So đồ này là động cơ đồng bộ với các bộ phận như


Alternator armature winding là cuộn dây quấn xoay chiều
Rotating field winding là cuộn kích từ quay
Ac generator là máy phát xoay chiều
Exciter field winding là cuộn dây kích từ
Exciter control terminals là đầu cấp điện cuộn kích từ
Exciter generator phần cấp điện cho cuộn kích
Câu 105: Giải thích sơ đồ bên dưới:

Đây là sơ đồ nguyên lý của hệ thống kích từ không chổi than.


1: Bộ AVR: AVR (viết tắt theo tiếng Anh: Automatic Voltage
Regulator) là hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát
điện thông qua tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để
đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép.
2: Bộ chỉnh lưu: biến đổi điện xoay chiều thành 1 chiều đưa vào
3: Máy phát kích từ
4: Máy phát

Câu 106: So sánh phương pháp điều chỉnh hệ số công suất của một
động cơ đồng bộ với phương pháp điều chỉnh hệ số công suất của một
máy phát điện đồng bộ vận hành song song với các máy phát điện
đồng bộ khác.
Câu 107: Ưu điểm của động cơ đồng bộ so với động cơ không đồng
bộ. Ứng dụng?
Động cơ điện đồng bộ do được kích thích bằng dòng điện 1 chiều nên
có thể làm việc với cos phi =1 và không cần lấy công suất phản kháng
từ lưới điện => hệ số công suất được nâng cao, giảm điện áp rơi và
tổn hao công suất trên đường dây
Động cơ đồng bộ ít chịu ảnh hưởng đối với điện áp lưới nhờ việc tăng
giảm dòng kích từ
Hiệu suất cao hơn động cơ không đồng bộ
Ứng dụng: máy phát điện

Câu 108: Vẽ và giải thích giản đồ vector đơn giản của máy phát đồng
bộ trong 3 trường hợp: cosφ = 1, cosφ = 0,8 (trễ), cosφ = 0,8 (sớm).

trễ là mang tính cảm (φ >0)


sớm là mang tính dung (φ <0)

Câu 109. Tổn hao và hiệu suất của máy phát đồng bộ ?
Tổn hao:
Tổn hao đồng: Pcu=β2xPn
Tổn hao đồng trên máy phát phụ thuộc vào hệ số tải β
Tăng hệ số công suất tải PF để giảm β: β=Pout/Sđm.PF
Khi vận hành máy phát cần phân bố công suất sao cho tổn hao đồng
đạt giá trị thấp nhất
Tổn hao sắt từ: gồm tổn hao từ trễ và tổn hao do dòng Foucault
Hiệu suất:
Hiệu suất máy biến áp cực đại khi: PCu=PFe hay β2.Pn=P0
Βmax=(P0.Pn)0.5=(PFe/PCu-đm)0.5
Thường máy phát đạt hiệu suất tốt nhất khi hệ số tỉ khoảng 40%
(βmax=0.4)

Câu 110: Một động cơ đồng bộ, nếu quá kích từ thì công suất cơ ngõ
ra có tăng không?

P2 không tăng
Câu 112: Phản ứng phần ứng là gì? Phản ứng phần ứng của máy phát
điện đồng bộ qua các loại tải?
Câu 113: Khi nào một động cơ đồng bộ được nói là (a) quá kích từ;
(b) dưới kích từ?

Câu 114: Các động cơ đồng bộ được phân loại theo tốc độ như thế
nào?
-Tốc độ thấp sử dụng rotor cực từ lồi
-Tốc độ cao sử dụng rotor cực từ ẩn
Câu 115: Các hệ số công suất định mức tiêu chuẩn của các động cơ
đồng bộ là gì?

Câu 116: Phải chú ý gì trong việc vận hành một động cơ đồng bộ tại
một hệ số công suất sớm pha hơn hệ số công suất định mức của nó?

Câu 118: Kể một vài ứng dụng của động cơ đồng bộ.
Động cơ bước, máy phát tốc, máy sấy tóc, máy xay sinh tố, máy
khoan cầm tay, động cơ máy may..
(Dùng động cơ xoay chiều có vành góp, còn gọi là động cơ vạn năng
(Universal motor). Động cơ này có kết cấu giống hệt động cơ điện
một chiều kích thích nối tiếp. Vì thế nó sử dụng được ở cả xoay chiều
lẫn một chiều. Vì thế nên mới gọi là vạn năng. Cổ góp ở động cơ này
có nhiều phiến.)
Câu 119: Tại sao hệ số công suất thấp là không mong muốn?
Khi hệ số công suất thấp dẫn đến công suất thấp ảnh hưởng đến chất
lượng động cơ, tổn hao nhiều.
Câu 120: Giải thích làm thế nào mà một động cơ đồng bộ có thể nâng
cao hệ số công suất của một tải với một hệ số công suất trễ pha thấp?
Câu 121: Bù đồng bộ là gì?
Là động cơ điện đồng bộ làm việc ở chế độ không tải và dòng điện
kích từ điều chỉnh quá kích thích để động cơ phát ra công suất phản
kháng với mục đích nâng cao hệ số công suất lưới điện.

You might also like