You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ

SINH VIÊN : NGÔ QUANG ĐỨC


GIẢNG VIÊN: ĐỖ PHÚ NGƯU
LỚP HP : 221THDKDC03
MSV : 1911504210110

Đà Nẵng, tháng 3, năm 2022


I Cảm biến trục khuỷu (Cảm biến Ne)
1 Vị trí
+ Các thế hệ động cơ sau này sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp, cảm biến nằm ở
đầu máy, đuôi máy, đuôi bánh đà hoặc giữa lock máy.
2 Chức năng
Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ đo tín hiệu tốc độ của trục khuỷu, vị trí
trục khuỷu gửi về cho ECU và ECU sử dụng tín hiệu đó để tính toán góc đánh lửa
sớm cơ bản, thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ.
3 Nguyên lí hoạt động
Một tín hiệu xung hình sin hoặc sung vuông sẽ gửi về ECU khi trục khuỷu quay,
và bằng những lập trình có sẵn của bộ ECU, chúng sẽ phân tích đếm các xung này
trên 1 đơn vị đo để xác định được vị trí và tốc độ của trục khuỷu.
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
Cảm biến vị trí trục khuỷu loại cảm biến từ:
Gồm có cuộn dây điện từ, lõi nam châm vĩnh cửu và vành răng tạo xung.
Cảm biến vị trí trục khuỷu loại Hall:
Gồm 1 phần tử Hall ở đầu cảm biến, IC và nam châm vĩnh cửu trong cảm biến
II Cảm biến trục cam (Cảm biến G)
1 Vị trí
Cảm biến vị trí trục cam thằng nằm trên nắp dàn cò hoặc gang bên cạnh nắp dàn
cò.
2 Chức năng
Cảm biến vị trí trục cam đảm nhận một vài trò vô cùng quan trọng trong hệ thống
điều khiển của động cơ.ECU sẽ sử dụng tìn hiệu nhận được từ cảm biến trục cam
để  xác định điểm chết trên của máy số 1 hoặc các máy khác, đồng thời có thể tính
toán thời điểm đánh lửa hoặc phun nhiên liệu thích hợp nhất.
3 Nguyên lí hoạt động
Khi trục khuỷu quay, trục cam sẽ quay thông qua dây cam dẫn động. Trên trục cam
có 1 vành tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu các cảm biến,
khép kín mạch từ và cảm biến tạo thành 1 xung tín hiệu gửi về ECU. Từ đó ECU
nhận biết được điểm chết trên của xylanh số 1 hay các máy khác.
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
Cảm biến vị trí trục cam loại cảm biến từ

Cảm biến vị trí trục cam loại Hall


III Cảm biến nhiệt độ không khí nạp
1 Vị trí
+ Vị trí cảm biến nhiệt độ khí nạp loại nằm rời bên ngoài gần bầu lọc gió
+ Vị trí cảm biến nhiệt độ khí nạp loại nằm liền cảm biến đo gió
2 Chức năng
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi về
hộp ECU để ECU thực hiện hiệu chỉnh:
+ Hiệu chỉnh thời gian phun theo nhiệt độ không khí
+ Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ không khí
3 Nguyên lí hoạt động
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được đặt ở đường ống nạp (sau bầu lọc gió), hoặc nằm
chung với cảm biến khối lượng khí nạp (MAF) hay cảm biến áp suất đường ống
nạp (MAP).  Khi nhiệt độ không khí thấp điện trở cảm biến sẽ cao và ngược lại khi
nhiệt độ không khí tăng điện trở của cảm biến sẽ giảm. sự thay đổi điện trở của
cảm biến sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở chân cảm biến.
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
Là một điện trở nhiệt có trị số điện trở âm ( điện trở tăng lên khi nhiệt độ thấp và
ngược lại).

IV Cảm biến nhiệt độ nước làm mát


1 Vị trí
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát nằm trên lock máy hoặc trên đường ông nước
nước làm mát, đầu cảm biến tiếp xúc với nước làm mát
2 Chức năng
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ
và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh sau:
– Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm
– Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu
– Điều khiển quạt làm mát
– Điều khiển tốc độ không tải
– Điều khiển chuyển số
3 Nguyên lí hoạt động
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát nằm trong khoang nước của động cơ, tiếp xúc
trực tiếp với nước của động cơ. Vì có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ nước
làm mát thấp điện trở cảm biến sẽ cao và ngược lại khi nhiệt độ nước làm mát tăng
lên điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. Sự thay đổi điện trở của cảm biến sẽ làm
thay đổi điện áp đặt ở chân cảm biến.
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
- Cấu tạo của cảm biến ECT có dạng trụ rỗng với ren ngoài, bên trong có lắp một
nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm.( điện trở tăng lên khi nhiệt độ thấp và
ngược lại).

V Cảm biến vị trí chân ga


1 Vị trí:
- Nằm ở cụm bàn đạp chân ga, (Chân bên phải tài xế)
2 Chức năng:
- Cảm biến bàn đạp chân ga được sử dụng để đo độ mở của bàn đạp chân ga khi
người lái xe nhấn vào bàn đạp. Lúc này, tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga sẽ được
gửi về ECU và ECU sẽ sử dụng các dữ liệu này để điều khiển mô tơ bướm ga mở
bướm ga cho động cơ tăng tốc theo độ mở của bàn đạp chân ga và theo chế độ lái
hiện thời hợp lý nhất.
3 Nguyên lí hoạt động
Do có cấu tạo giống như cảm biến bướm ga, nên cảm biến vị trí bàn đạp ga cũng
có nguyên lý hoạt động như sau:

– Loại tuyến tính (giống như biến trở): Cảm biến được cấp nguồn Vc (5V) và mát ,
cấu tạo gồm 1 mạch trở than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi trục của bàn
đạp ga xoay thì sẽ làm cho lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm thay đổi
điện áp đầu ra (chân signal), Lưu ý là trong cảm biến có cấu tạo như là 2 biến trở
nên nó có 2 tín hiệu ( Chân Signal) báo về ECU để tăng độ tin cậy của cảm biến.

– Loại hall (đời mới): cảm biến bàn đạp ga cũng được cấp nguồn VC (5V), và
Mass, có 2 dây tín hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay
đổi theo độ mở của bướm ga nhưng dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall (có 2 loại):

* Loại thuận: 2 tín hiệu cùng tăng cùng giảm.

* Loại nghịch: 1 tín hiệu tăng 1 tín hiệu giảm.


4 Sơ đồ mạch điện
5 Cấu tạo
- Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu
cầu về sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô
đều sử dụng 2 tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU. Một số xe tải sử dụng
1 tín hiệu cảm biến và 1 công tắc IDL ở cảm biến bàn đạp chân ga.
Cảm biến bàn đạp ga có 2 loại chính đó là: Loại tuyến tính và loại phần tử hall.
– Cấu tạo của cảm biến bướm ga loại tuyến tính
– Cấu tạo của cảm biến bướm ga loại phần tử Hall

VI Cảm biến oxy


1 Vị trí:
Có vị trí nằm ngay trên ống xả, gần chỗ nối chung cửa xả của các máy, những xe
đời cũ chưa có bầu catalytic sử dụng 1 con cảm biến oxy, những xe đời mới có bầu
catalytic thường có 2 con trên 1 nhánh, 1 con trước bầu trung hòa khí thải 1 con
phía sau.
2 Chức năng:
Cảm biến oxy được sử dụng để đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả gửi về ECU,
ECU dựa vào tín hiệu cảm biến ô xy gửi về sẽ hiểu được tình trạng nhiên liệu đang
giàu (đậm) hay đang nghèo (nhạt) và từ đó đưa ra tín hiệu điều chỉnh lượng phun
cho thích hợp. 
3 Nguyên lý hoạt động
- Khí xả từ động cơ sẽ lần lượt đi qua đường ống đã lắp đặt cảm biến oxy, tiếp xúc
với đầu dò cảm biến. Lúc này, thiết bị phát sinh ra dòng điện thế có tỷ lệ nghịch
với lượng oxy có trong khí thải và truyền tín hiệu về ECU. 
- Khi lượng oxy thải ra cao, dòng điện thế sẽ đạt mức 0.1V. Trong khi đó, lượng
oxy thải ra thấp thì dòng điện sẽ đạt mức 0.9V. Khi có số liệu cụ thể của dòng điện,
ECU sẽ tự động điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu hợp lý để lượng xăng đạt mức
độ lý tưởng. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ.
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
 Cảm biến Oxy loại narrowband Cảm biến Oxy loại Wideband:

VII Cảm biến bướm ga


1 Vị trí:
- Nằm trên cụm bướm ga
2 Chức năng
Cảm biến vị trí bướm ga được sử dụng để đo độ mở vị trí của cánh bướm ga để báo
về hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng thông tin tín hiệu mà cảm biến vị trí bướm ga
gửi về để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm hiệu chỉnh thời gian phun nhiên
liệu, cắt nhiên liệu, điều khiển góc đánh lửa sớm, điều chỉnh bù ga cầm chừng và
điều khiển chuyển số, và điều chỉnh một số hệ thống khác như EGR, hệ thống trục
cam biến thiên thông minh,….
3 nguyên lí hoạt động
Nguyên lý hoạt động của cảm biến TPS thực chất là dựa trên khả năng vận hành
của một biến thể trượt. Khi nhấn ga, đường tín hiệu không tải bị ngắt kết nối, thiết
bị theo chuyển động quay để phát hiện giá trị điện áp và các dữ liệu liên quan
4 Sơ đồ
5 Cấu tạo

VIII Cảm biến kích nổ


1 Vị trí
Thường gắn trên thân xy-lanh hoặc nắp máy
2 Chức năng
 Chức năng của Knock Sensor là để phát hiện các tiếng gõ của động cơ, sau đó
phát một loại tín hiệu gửi về ECU để phân tích và điều khiển góc đánh lửa sớm
hợp lý nhất
3 Nguyên lí hoạt động
Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ
nóng quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và
ECU sẽ điều chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.
Cụ thể: Các phần tử áp điện của cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với
tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra
hiệu ứng cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).

4 Sơ đồ
5 Cấu tạo
Cảm biến kích nổ có cấu tạo bởi 1 vật liệu áp điện, tinh thể thạch anh. Khi có tiếng
gõ, cảm biến với tinh thể thạch anh sẽ tự phát ra điện áp và gửi về ECU.

You might also like