You are on page 1of 28

PHẦN4

THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ


ĐỒNG BỘ BA PHA
CỰC LỒI

1
PHẦN 4: THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ BA PHA CỰC LỒI

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ đồng bộ 3 pha cực lồi.
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Máy điện đồng bộ có cấu tạo gồm dây quấn stator đấu vào lưới điện xoay chiều 3 pha, còn rotor là
một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu. Như vậy, trong máy điện đồng bộ, từ trường stator
và từ trường rotor đều là từ trường quay với tốc độ bằng nhau và không thay đổi theo tải.
Máy điện đồng bộ có thể làm việc như một máy phát điện hoặc động cơ điện. Do đặc tính tốc độ
rotor luôn được giữ không đổi, máy điện đồng bộ được sử dụng để phát điện trong ngành năng
lượng khi được nối với động cơ sơ cấp là tuabin hơi, nước, khí, động cơ diesel. Công suất tổ máy
có thể đạt tới 500MW. Đồng thời, máy điện đồng bộ là thiết bị chủ yếu truyền động các máy
không cần điều chỉnh tốc độ (như động cơ kép tổ máy biến đổi, máy nén khí, máy bơm, …) trong
công nghiệp, trong giao thông vận tải, hàng không,…. Ngoài ra, trong các thiết bị công suất nhỏ
đòi hỏi tốc độ không biến thiên như đồng hồ chạy điện, máy tự ghi, máy quay phim,… cũng
thường sử dụng máy điện đồng bộ.
B.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
B.1.1. Cấu tạo
Như đã khảo sát trong mô hình động cơ điện không đồng bộ 3 pha, khi stator có dòng điện xoay
chiều đi qua, nó tạo ra từ trường quay với tốc độ nm = 60.f/p , với f là tần số dòng điện qua dây
quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường này quét qua dây quấn rotor làm sinh ra sức điện
động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm ứng sẽ tác dụng với từ trường quay, tạo ra moment
quay. Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ rotor khác với tốc độ từ trường (n  nm).
So với máy điện 1 chiều, máy điện đồng bộ đơn giản hơn, do đặc tính bù nên có chỉ tiêu năng
lượng tốt hơn, giá thành không cao. Ở dải công suất lớn (2000-3000Kw), động cơ đồng bộ rẻ hơn
động cơ không đồng bộ.
Máy điện đồng bộ có cấu tạo gồm phần cảm, phần ứng và hệ thống kích từ (hình 6.1)

a) Stator b) Rotor
1- Vỏ, 2- Mạch từ, 3- dây quấn, 4- cực từ, 5-
vòng tiếp xúc
Hình 6.1: Cấu tạo máy điện đồng bộ.

2
- Phần cảm để tạo ra từ thông chính 0 trong máy. Phần cảm thường được đặt trên rotor. Phần
cảm là nam châm điện (máy lớn) hoặc nam châm vĩnh cửu (máy nhỏ) có hai dạng cực ẩn và cực

lồi (hình 6.2).


a) Rotor cực lồi b) Rotor cực ẩn
(1- Cực từ, 2- Cuộn dây)
Hình 6.2: Cấu tạo rotor máy điện đồng bộ.
Rotor cực lồi cho phép chế tạo rotor nhiều cực, áp dụng cho máy điện tốc độ thấp (tua bin nước).
Do có nhiều cực nên đường kính rotor cực lồi thường lớn và chiều dài thường bé.
Rotor cực ẩn cho phép tận dụng khả năng chắc bền của lõi thép, chịu lực ly tâm, có số cực ít
(thường 2p=2), áp dụng cho máy điện tốc độ cao (tuabin hơi 3000v/ph). Rotor cực ẩn có dạng lõi
thép hình trụ có phay rãnh và đặt cuộn dây, đường kính rotor nhỏ, chiều dài lớn.
-Phần ứng của máy điện đồng bộ thường đặt ở stator. Stator có cấu tạo tương tự máy điện không
đồng bộ – gồm lõi bằng thép lá kỹ thuật điện có rãnh và cuộn dây quấn xoay chiều 3 pha. Lưu ý:
với các máy điện công suất nhỏ, phần ứng có thể được đặt ở rotor, còn phần cảm ở stator.
-Hệ thống kích từ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện 1 chiều cho phần cảm để luyện từ. Hệ thống
này chỉ sử dụng cho phần cảm là nam châm điện. Ở các máy điện đồng bộ công suất lớn nguồn
kích từ là một máy điện 1 chiều (máy kích từ) lắp trên cùng trục với máy điện đồng bộ. Hiện nay
máy kích từ đã được thay thế bằng bộ chỉnh lưu bán dẫn, lấy điện từ lối ra máy điện đồng bộ
(stator) để tạo điện 1 chiều cho kích từ.
B.1.2. Nguyên lý hoạt động
1/. Chế độ máy phát điện
Sơ đồ trên hình 6.3 mô tả đấu nối máy điện đồng bộ ở chế độ máy phát (trục rotor máy điện đồng
bộ nối với trục quay của động cơ sơ cấp). Cuộn dây stator được nối với mạng điện 3 pha lối ra,
còn rotor đấu với nguồn kích từ.

3
Hình 6.3: Sơ đồ đấu nối máy điện đồng bộ ở chế độ máy phát

Dòng điện kích từ qua cuộn dây phần cảm tạo ra từ thông phần cảm 0. Khi rotor quay (bởi động
cơ sơ cấp), từ thông này quét qua dây quấn 3 pha phần ứng, tạo ra trên nó thế điện động cảm ứng 3
pha.
Do cuộn dây ba pha lệch nhau trong không gian 1200, nên các sức điện động cảm ứng CA, CB, CC
trên các cuộn dây lối ra lệch nhau lần lượt là 1200.

C A=E0 √2 sin ωt
0
C B=E0 √2 sin(ωt −120 )
0
CC =E 0 √ 2 sin(ωt−240 )
Trị số hiệu dụng E của sức điện động bằng:
E0 = 4,44 kqd1 W10 f
Trong đó: kqd1 là hệ số quấn dây phần ứng
W1 là số vòng nối tiếp 1 pha của dây quấn phần ứng
f = pn/60 là tần số sức điện động
Tần số góc của sức điện động  = 2f
Sức điện động 3 pha sẽ cung cấp dòng điện 3 pha cho mạch ngoài. Dòng điện qua dây quấn phần
ứng sẽ tạo từ thông quay, gọi là từ thông phần ứng, ký hiệu là , có tốc độ xác định theo biểu thức:
n1 = 60f/p = n. Như vậy khi máy điện đồng bộ làm việc, tốc độ từ trường quay luôn bằng tốc độ
rotor.
Khi máy điện làm việc ở chế độ không tải, moment sơ cấp M 1 vừa đủ để thắng moment cản do ma
sát – gọi là moment không tải M0 . Lúc đó từ trường phần cảm và phần ứng trùng trục với nhau,
góc lệch giữa chúng  = 0. Trên hình 6.4a mô tả quan hệ này (cực N và S biểu thị từ trường phần
ứng, còn N0, S0 – cho phần cảm). Khi đó không có sự truyền công suất qua khe không khí.

a) không tải b) máy phát c) động cơ


Hình 6.4: Quan hệ từ trường trong máy điện đồng bộ

4
Khi moment động cơ sơ cấp tăng - M 1> M0. Lúc đó từ thông phần cảm 0 sẽ vượt trước từ thông
phần ứng  với góc lệch > 0. Trên hình 6.4b mô tả quan hệ này (cực N và S biểu thị từ trường
phần ứng, còn N0, S0 – cho phần cảm). Khi đó xuất hiện lực hút giữa các cực N-S 0, S-N0, có xu
hướng kéo cho hai từ thông trùng trục nhau. Điều đó làm xuất hiện moment điện từ giữa rotor và
stator có chiều ngược với moment sơ cấp M1, làm cản trở sự quay của rotor. Để rotor vẫn quay với
góc  như cũ, moment sơ cấp phải lớn hơn moment điện từ M và moment không tải:
M1 = M + M0
Công suất điện từ tính bằng:
Pđt = M .  = M . 1
Công suất này được truyền qua khe hở không khí từ rotor sang cấp cho tải. Khi công suất tải tăng,
moment điện từ đòi hỏi tăng theo và góc  càng lớn.
Khi máy điện đồng bộ hoạt động, có hai từ trường xuyên qua khe hở là từ trường phần cảm 0 và
từ trường phần ứng . Tác dụng của từ trường phần ứng đối với phần cảm gọi là phản ứng của
phần ứng. Ảnh hưởng của phản ứng này phụ thuộc vào tính chất dòng điện của phần ứng – tức là
phụ thuộc loại tải sử dụng.
Khi tải là thuần điện trở, dòng điện phần ứng I đồng pha với sức điện động E 0. Từ trường dòng
điện phần ứng làm giảm từ cực vào và tăng từ cực ra, tức là làm biến dạng từ trường phần cảm mà
không làm thay đổi trị số. Phản ứng được gọi là phần ứng ngang.
Khi tải là thuần điện cảm, dòng điện phần ứng chậm pha 90 0 so với sức điện động E0. Từ trường
dòng điện phần ứng khử bớt trị số từ trường phần cảm. Từ thông tổng bị giảm trị số, sức điện động
bị giảm theo và điện áp trên cực máy phát bị giảm. Phản ứng được gọi là khử từ dọc.
Khi tải là thuần điện dung, dòng điện phần ứng trước pha 90 0 so với sức điện động E 0. Từ trường
dòng điện phần ứng làm tăng trị số từ trường phần cảm. Từ thông tổng tăng lên, sức điện động
tăng theo và điện áp trên cực máy phát tăng. Phản ứng được gọi là phần ứng trợ từ dọc.
Đối với tải hỗn hợp có tính điện cảm hoặc điện dung, bằng cách phân tích đồ thị vector, có thể xác
định các thành phần ứng ngang, dọc. Các máy điện đồng bộ có thông số cơ bản điện kháng . Máy
càng lớn  càng nhỏ.
2/. Chế độ động cơ điện
Sơ đồ nối máy điện đồng bộ hoạt động ở chế độ động cơ tương tự như trên hình 6.3. Cuộn dây
Stator được nốivới lưới điện 3 pha, cuộn rotor được nối với nguồn kích từ. Trục rotor khi đó
không còn được nối với động cơ sơ cấp nữa mà nối với máy công tác.
Rotor lúc này không có moment sơ cấp M 1 mà có moment cản = M2 + M0, trong đó M2 là moment
hữu ích trên trục. Vì vậy, rotor bị kéo lùi lại và từ thông phần cảm 0 sẽ chậm hơn từ thông phần
ứng với góc lệch < 0 (hình 6.4c ). Khi đó xuất hiện lực hút giữa các cực N-S 0, S-N0, có xu
hướng kéo cho hai từ thông trùng trục nhau. Điều đó làm xuất hiện moment điện từ giữa rotor và
stator có chiều ngược với trường hợp máy phát, làm quay rotor. Để rotor động cơ quay được bình
thường, moment điện từ phải lớn hơn moment cản:
M = MC = M2 + M0
Qua phân tích ở trên, ta thấy rõ mối quan hệ hai từ thông của phần cảm và phần ứng quyết định
tính chất hoạt động của máy điện động bộ.
Trong chế độ không tải, cả hai từ thông này không bị cản trở, cùng quay đồng bộ và không có lực
tác dụng giữa chúng.
5
Trong chế độ có tải, moment sơ cấp tăng, lực điện từ từ rotor sẽ qua khe hở truyền sang stator để
cung cấp cho tải ngoài.
Trong chế độ động cơ, khi có moment cản làm ghì trục rotor, moment điện từ sẽ truyền từ stator
sang rotor làm quay trục rotor và do đó, quay máy công tác liên quan.
B.2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ
Để sử dụng hợp lý máy điện, cần nắm vững đặc tính kỹ thuật của chúng. Khi khảo sát quan hệ
giữa hai đại lượng của máy và giữ không đổi các đại lượng khác, ta thu được đường biểu diễn gọi
là đường đặc tính hoặc đặc tuyến. Đối với máy điện đồng bộ, các đặc tính quan trọng nhất là đặc
tính phụ tải, đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh.
1/. Đặc tính góc
Moment điện từ M hình thành bởi lực tương tác giữa từ trường phần cảm với từ trường phần ứng
(dòng điện stator - I). Thông số này đặc trưng cho sự truyền công suất qua khe không khí giữa
rotor và stator, do đó đặc trưng cho sự biến hoá năng lượng trong máy điện đồng bộ.
Moment điện từ tỷ lệ với từ thông 0 , dòng điện phần ứng I và góc lệch  giữa 2 từ trường. Khi
biết 0 tỷ lệ với0, I tỷ lệ với U – là điện áp pha đặt vào cuộn stator và phụ thuộc vào điện kháng
của dây quấn stator, ta có công suất điện từ trong máy điện đồng bộ bằng:

m1 UE 0
Pdt =M . ω1 = sin θ
x
Moment điện từ của máy điện đồng bộ bằng:

P dt m1 UE 0 m1 UE 0
M= = sin θ= sin θ
ω1 ω1 x 2 π fx
Trong đó m1 = 3 là số pha dây quấn stator, f là tần số dòng điện stator.
Khi làm việc bình thường, U, F và x hầu như không đổi. Vì vậy, M và Pdt sẽ thay đổi theo E0 và .
Giá trị E0 thường thay đổi trong khoảng nhỏ, nên thực tế M và P dt là hàm số của . Biểu diễn trên
đồ thị mối quan hệ này ta có đường M(), thường gọi là đặc tính moment hay đặc tính góc của
máy điện đồng bộ (hình 6.5).

Hình 6.5: Đặc tính góc của máy điện đồng bộ


Khi  thay đổi từ 0 đến 900, moment điện từ M có giá trị dương và thay đổi tương ứng từ 0 ->
Mmax. Góc > 0 ứng với chế độ máy phát. Khi  vượt quá 900, moment điện từ M giảm. Đây là
6
miền không ổn định. Máy phát chỉ làm việc ổn định trong khoảng  900. Để đảm bảo máy phát
làm việc bình thường giá trị cp (giá trị cho phép). Thông thường cp 300. Khi đó tương ứng ta
có Mcp. Tỷ số xác định khả năng quá tải của máy điện đồng bộ được tính theo công thức:
Kqt = M max / Mcp
Tương tự, khi làm việc ở chế độ động cơ, góc  âm và thay đổi từ 0 đến -90 0. Động cơ đồng bộ
cũng chỉ làm việc trong khoảng  -cp ( 300).
2/. Đặc tính không tải và phụ tải
Đặc tính phụ tải là sự biến thiên của điện áp U trên cực máy phát theo sự biến thiên của dòng điện
kích từ, ứng với dòng điện stator I nhất định, tần số dòng điện không đổi.
U = f (Ikt) với I = hằng số, f = hằng số (const)
Trường hợp I = 0 thì đặc tính phụ tải được gọi là đặc tính không tải.
U = f (Ikt) với I = 0, f = hằng số (const)
Đặc tính không tải chính là đặc tính luyện từ của máy, cho biết sự tăng sức điện động máy phát
theo dòng kích từ.
Sơ đồ xác định đặc tuyến không tải và phụ tải trình bày trên hình 6.6. Trong đó, dòng kích từ có
thể điều chỉnh nhờ biến trở và đo bằng đồng hồ đo dòng 1 chiều A. Điện thế và dòng ra được đo
bằng đồng hồ đo thế V1 và A1-A3.

Hình 6.6: Sơ đồ thí nghiệm xác định đặc tính máy phát điện
 Đặc tính không tải:
Đặc tính không tải được xác định khi khoá K1 ngắt, lối ra máy phát không nối với tải. Đặc tuyến
không tải được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định
mức và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm. Điều kiện này đảm bảo tần số tín
hiệu ra f = hằng số.
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 -> max (cực đại). Ghi giá trị điện áp U lối ra tương ứng với
mỗi Ikt .

7
- Vẽ đồ thị biểu diễn E0 =U0 = f(Ikt ), khi I = 0, f = hằng số.
Trên hình 6.7 biểu diễn đường đặc tuyến không tải của máy phát đồng bộ (đường I=0).
Đó chính là đặc tính luyện từ của lõi thép. Ban đầu điện áp U tăng tuyến tính theo I kt . Khi thép đã
bão hoà từ, điện áp tăng chậm dần, sau đó không tăng nữa. Trị số điện áp định mức U đm ở đầu
khoảng bão hoà của đặc tính.
 Đặc tính phụ tải:
Đặc tính phụ tải được xác định khi đóng K1, lối ra máy phát được nối với tải. Đặc tuyến phụ tải
được lấy tương tự như không tải, theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định
mức và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm ( giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 -> max (cực đại). Ghi giá trị điện áp U lối ra tương ứng với
mỗi Ikt . Chú ý luôn giữ cho dòng ra I = hằng số = dòng định mức = Iđm .
- Vẽ đồ thị biểu diễn U = f(Ikt ), khi I = Iđm , f = hằng số.
Trên hình 7 biểu diễn đường đặc tuyến phụ tải của máy phát đồng bộ (đường I= Iđm).
Đường cong có dạng tương tự như trường hợp không tải. Tuy nhiên do tổn thất điện áp và phản
ứng phần ứng khi có tải, nên với cùng một giá trị Ikt , điện áp ra trong trường hợp có tải thấp hơn.

Hình 6.7: Đặc tính phụ tải của máy điện đồng bộ.
3/. Đặc tính ngoài
Đặc tính ngoài là sự thay đổi điện áp trên cực máy phát U theo dòng điện tải I, khi dòng điện kích
từ Ikt không đổi, tần số f (tốc độ động cơ sơ cấp) không đổi, và hệ số công suất không đổi:
U = f(I), khi I kt = hằng số, f = hằng số, cos  = hằng số
Sơ đồ thí nghiệm như trên hình 6.6. Đặc tuyến ngoài được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định
mức và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm ( giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ I kt từ 0 tới giá trị I kt định mức mà tại đó các giá trị điện thế trên
cực máy phát và dòng ra đạt giá trị định mức (I = I đm và U = Uđm ). Sau đó giữ nguyên I kt
trong suốt quá trình thí nghiệm.
8
- Tăng dần tải để giảm dòng I về 0. Ghi giá trị điện áp U lối ra tương ứng với mỗi I. Chú ý
luôn giữ cho dòng I kt = hằng số = I kt đm .
- Vẽ đồ thị biểu diễn U = f(I), khi Ikt = hằng số = Ikt đm, f = hằng số.
Trên hình 6.8 biểu diễn đường đặc tuyến ngoài của máy phát đồng bộ khi tải là thuần trở, tải có
tính điện cảm và điện dung.

Hình 6.8: Đặc tính ngoài của máy điện đồng bộ.
 Tải thuần điện trở
Với tải thuần điện trở, không có sự lệch pha giữa dòng I và thế U,  = 0 và cos  = 1.
Khi đó trong máy chỉ có phản ứng ngang, chỉ làm biến dạng từ thông mà không làm thay đổi trị
số . Sức điện động của dây quấn stator chỉ bù lại sụt áp trên điện kháng tản và điện trở phần ứng,
mà giá trị này thường rất nhỏ. Kết quả là điện áp biến thiên ít, chênh lệch giữa điện áp không tải và
điện áp định mức (gọi là biến thiên điện áp U = U0 – E0) thường nhỏ. Đặc tính ngoài xuống dốc
với độ nghiêng bé (hình 8 – đường cos =1).
 Tải có tính điện cảm
Với tải mang tính điện cảm, dòng điện phần ứng I chậm pha thế U, > 0. Khi đó trong máy có
phản ứng khử từ dọc. Kết quả là điện áp giảm nhiều. Đặc tính ngoài xuống dốc với độ nghiêng lớn
(hình 8 – đường > 0). Độ nghiêng càng lớn khi cos càng nhỏ.
 Tải có tính điện dung
Với tải mang tính điện dung, dòng điện phần ứng I trước pha thế U, < 0. Khi đó trong máy có
phản ứng trợ từ dọc. Kết quả là điện áp có xu hướng tăng. Đặc tính ngoài lên dốc với độ nghiêng
lớn (hình 8 – đường < 0).
Biến thiên điện áp U biểu thị mức độ thay đổi điện áp khi tải biến thiên, thường được tính theo %
của điện áp định mức:
U(%) = (U0 – E0) x 100 / Uđm
4/. Đặc tính điều chỉnh
 Đặc tính điều chỉnh:

9
Đặc tính điều chỉnh là sự thay đổi (điều chỉnh) dòng điện kích từ I kt theo dòng điện tải I, nhằm giữ
điện áp trên cực máy phát U không đổi, trong khi giữ nguyên tần số f (tốc độ động cơ sơ cấp) và
hệ số công suất:
I kt = f(I), khi U – Uđm , f = hằng số= 50Hz, cos  = hằng số
Đặc tuyến điều chỉnh được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định
mức và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm ( giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 tới giá trị Ikt định mức mà tại đó các giá trị điện thế trên cực
máy phát và dòng ra đạt giá trị định mức (I = Iđmvà U = Uđm).
- Tăng dần tải để từng bước giảm dòng I về 0. Tại mỗi giá trị tải, thay đổi dòng kích từ để
giữ giá trị điện áp U lối ra không đổi. Ghi giá trị dòng kích từ Ikt tương ứng với mỗi I.
- Vẽ đồ thị biểu diễn Ikt = f(I), khi U = hằng số = U đm, f = hằng số.
Trên hình 6.9 biểu diễn đường đặc tuyến điều chỉnh của máy phát đồng bộ khi tải là thuần trở, tải
có tính điện cảm và điện dung. Đặc tính điều chỉnh có dạng ngược với đặc tính ngoài.
Trường hợp tải điện trở hay điện cảm, khi dòng điện tải I tăng, thế U ra sẽ giảm. Vì vậy để giữ U
không đổi, phải tăng dòng điện kích từ.
Ngược lại, đối với tải điện dung, khi dòng I tăng, điện áp U tăng theo, nên phải giảm dòng kích từ
để giữ U không đổi.

Hình 6.9: Đặc tính điều chỉnh máy điện đồng bộ.
 Điều chỉnh điện áp máy phát đồng bộ:
Khi sử dụng máy điện đồng bộ để cung cấp điện, nếu tải thay đổi làm điện áp ra thay đổi khỏi giá
trị định mức, nên cần phải điều chỉnh để duy trì điện áp định mức.
Điện áp ra của máy điện đồng bộ có thể điều chỉnh bằng cách vặn biến trở định dòng kích từ Rp
(hình 6.6) theo hướng đưa điện áp U về định mức. Để máy phát cấp thế ra ổn định, cần có bộ tự
động điều chỉnh điện áp.
B.3. Đặc điểm quá trình khởi động động cơ đồng bộ
Sơ đồ nối và khởi động máy điện đồng bộ ở chế độ động cơ được giới thiệu trên hình 6.10. Điện
lưới qua các tiếp điểm cấp nguồn K1 tới các cuộn stator của động cơ. Trục rotor được nối với cơ
chế cơ khí vận hành.
Khi khởi động, công tắc K1 đóng, cuộn dây stator được nối với lưới điện xoay chiều làm quay
rotor. Trong thời gian đầu động cơ sẽ khởi động ở chế độ không đồng bộ với hệ số trượt S lớn. Do
10
hệ số trượt lớn nên thế điện động cảm ứng Ecư trên cuộn kích từ khá và yêu cầu phải “Dập từ”
ngay Ecư để bảo vệ cuộn kích từ.
Để dập từ, cuộn dây kích từ khi khởi động được nối mạch qua trở Rp qua các tiếp điểm của rơ le
thời gian K. Khi khởi động, cuộn kích từ được mắc song song với trở dập. Rơ le thời gian thường
chọn thời gian trễ khoảng 10-20 giây, để khi tần số Rotor còn khoảng 2,5 đến 4 Hz hoặc dòng khởi
động còn khoảng 2 đến 2,5 lần dòng định mức của động cơ, tiếp điểm trễ sẽ ngắt mạch khởi động
Rp và đóng cuộn kích từ với nguồn kích từ. Giá trị Rp (chọn tương ứng với điện trở cuộn dây kích
từ) chọn đủ nhỏ để tại thời điểm khởi động không tạo thế quá lớn trên đôi vành trượt cấp điện cho
cuộn kích từ và đủ lớn để hạn chế dòng qua cuộn kích từ và moment do nó sinh ra không làm giảm
moment động cơ.
Quá trình khởi động và làm việc của động cơ đồng bộ có các đặc tính cơ khác nhau. Trên hình
6.11a mô tả đặc tính cơ của 2 động cơ có điện trở tác dụng của lồng sóc (R td) khác nhau. Đường
cong 2 (với Rtd lớn hơn) cho moment khởi động lớn hơn, nhưng độ trượt ứng với moment tĩnh định
mức Mdm trên trục động cơ lớn hơn so với đường 1 (SV 2 > SV1), điều đó gây khó khăn cho việc
đưa động cơ vào đồng bộ

Hình 6.10: Sơ đồ khởi động động cơ đồng bộ

a) Khi khởi động b) Khi làm việc


Hình 6.11: Đặc tính cơ của động cơ đồng bộ
11
Động cơ có trở tác dụng lồng sóc lớn sử dụng để truyền động những máy có moment cản tĩnh lớn
như máy cán. Những máy có moment cản tĩnh tăng dần trong quá trình khởi động (quạt gió), động
cơ đặc tính 1 sẽ thích hợp hơn.
Cần chú ý là quá trình khởi động được thiết kế trong khoảng 2030 giây. Nếu quá thời gian này,
lồng sóc sẽ chịu quá tải và có thể bị hỏng.
Quan hệ giữa độ trượt và moment của động cơ đồng bộ khi khởi động nhờ lồng sóc được biểu diễn
tương tự cho động cơ không đồng bộ với rotor lồng sóc và được biểu diễn như đồ thị hình 6.11a
cho động cơ đồng bộ khi khởi động.
Quá trình sau khởi động (đồng bộ hoá), tốc độ góc của động cơ đồng bộ được xác định theo công
thức: 0 = 2f1 / p
trong đó: f1 là tần số lưới điện; p là số đôi cực.
Đặc tính cơ của động cơ đồng bộ là 1 đường thẳng song song trục hoành (hình 6.11b). Khi thay
đổi phụ tải trên trục động cơ, tốc độ của nó được giữ không đổi. Do đó, mô đun độ cứng của đặc
tính cơ của động cơ đồng bộ ở mọi điểm đều bằng vô cùng.
Tuy nhiên, tốc độ tức thời của rotor động cơ đồng bộ có thể khác chút ít so với tốc độ đồng bộ 0.
Chẳng hạn, khi tăng phụ tải trên trục, tốc độ rotor bị tụt lại sau tốc độ từ trường stator vì khi đó
góc giữa vector điện áp lưới và sức điện động stator do từ thông sinh ra sẽ tăng lên.
Trong bài thí nghiệm này, đặc tính của động cơ đồng bộ được khảo sát theo sơ đồ hình 6.12. Trong
sơ đồ này, bộ tải sử dụng là cơ cấu phanh hãm bột từ có bộ đo moment trên trục. Khi cấp nguồn
điều khiển DC1 thực hiện việc hãm động năng, cho phép đo đặc tính cơ và tốc độ của động cơ
đồng bộ khi thay đổi tải.

Hình 4.12: Mô hình thí nghiệm khảo sát đặc tính của động cơ đồng bộ

12
AM-2 10 -4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA AM-21 0 -8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
N G CÔ

K1
L1 L1
S PEED MOMENT
L2 (RP M) ( N. m )

L2 MAIN POWER S UPPLY


L3
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

CB1
N1
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ

K3 A
OFF MT1
MAÙY 0 ÑOÄ
NG +T1
M3 PHAÙ
T CÔ M4 /G
ÑOÄN G CÔ KHOÂ NG 1 2 ÑOÄ
N G CÔ ÑOÀ N G BOÄ
ÑOÀN G BOÄ3 PHA 3 P HA
K4 OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON
ROTO LOØ N G S OÙ
C DC MOTOR

N1
S w1 Sw2 S w3 S W4 ENCODER
-T1
ÑOÄ
NG CÔ QUAY MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y P HAÙ
T H
Ckt

RP
2 1 2 1 120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
J K
A1
K2
K1 + 2 2 0 VAC INPUT
0 . . 30 VDC OUTPUT
1 9 0 VDC OUTP UT
+
A1 DC2
DC FUS E MIN MAX
DC CURRENT METER VOLT. Ad j
2A

13
PS -3 4 0 2 2 0 /38 0 VAC POWER S UPPLY PS -3 3 0 3 -PHAS E POWER S UPPLY PS -1 0 0 2 20 VAC POWER S UPPLY PS -D0 1 DC POWER S UPPLY PS -1 0 1 2 2 0 VAC POWER S UPPLY

FUS E/5 A
MAIN POWER
L1 3 PHAS E OUTPUTS 2 20 VAC ON + DC OUT 22 0 VAC
MAIN POWER S UPPLY EMERGENCY POWER ON

F1 F2 F3 F4
L N
ON
Thiết bị thí nghiệm về động cơ đồng bộ 3 pha trên hình 4.13

L2 OFF

3 00 VDC
FUS E 5 ADC
L3
OFF
MIN MAX

N
Hig h v o lta ge PE

Hình 4.13: Thiết bị thí nghiệm động cơ động bộ


ÑOÄ
N G CÔ KHAÛ
O S AÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
N G CÔ
M4 MT1
AM-2 1 0 -4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅN ÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA

K1
L1 L1
L2
L3 L2
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

N1
K3
OFF
MAÙY 0 ÑOÄN G
M3 P HAÙ
1
T CÔ
2
M4 /G
ÑOÄ
N G CÔ KHOÂ NG ÑOÄ
N G CÔ ÑOÀN G BOÄ
ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA 3 PHA
K4
ROTO LOØN G S OÙ
C

N1

ÑOÄN G CÔ QUAY MAÙ


Y P HAÙT ÑOÀN G BOÄ CHE ÁÑOÄÑOÄN G CÔ / MAÙY P HAÙT
C kt

RP
2 1 2 1
A1
K2
K1 + 0 . . 30 VDC OUTPUT

A1
DC FUS E MIN MAX
VOLT. Adj
DC CURRENT METER 2A

Hình 4.14: Khối thí nghiệm động cơ động bộ / máy phát.

14
D. THỰC HÀNH
D.1. ĐẤU NỐI THIẾT BỊ
- Các khí cụ điện trên khối đã được nối với các chốt vào/ra. Khi thực hành, học viên dùng dây kết
nối sơ đồ theo từng bài thí nghiệm
Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện với thế AC 220V. Vì vậy học viên cần tuân thủ quy tắc an
toàn điện, trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt nguồn điện. Trong quá trình đo
đạc, chú ý không tiếp xúc vào các điểm hở điện.

15
BÀI 1: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ
CÓ TẢI SAU KHI ĐÃ VÀO ĐỒNG BỘ

Sơ đồ đấu dây động cơ kéo và máy phát trên hình 4.15

Các bước thí nghiệm


1. Khóa K3 ở vị trí động cơ (nguồn 3 pha cấp cho động cơ đồng bộ)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 1A.
4. Chuyển khóa K2 qua vị trí 1 (Cuộn kích từ nối vào điện trở khởi động)
5. Tắt các công tắc tải SW1 -> SW4 trên khối AM-210-8
6. Nhấn ON K1, động cơ M4 quay ở chế độ không đồng bộ
7. Chuyển khóa K2 sang vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ), động cơ M4 quay ở chế độ đồng
bộ.
8. Đóng công tắc tải SW1, SW2. Ở mỗi trạng thái ghi Moment, vận tốc n (vòng/phút của
động cơ). Tính  = 2n/60=0.105 n. Ghi kết quả vào bảng:

M [N.m] n (v/p) 
SW1=OFF,
SW2=OFF
SW1=ON,
SW2=OFF
SW1=ON,
SW2=ON

9. Đóng tiếp SW3=ON, quan sát nhanh tốc độ ở trạng thái mất động bộ. Tắt động cơ :OFF
K1

16
AM-2 1 0 -4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA AM-2 1 0 -8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
N G CÔ

K1
L1 L1
S PEED MOMENT
L2 (RPM) ( N. m )
L2 MAIN POWER S UPPLY
L3
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

CB1
N1
K3 A
OFF MT1
MAÙ Y 0 ÑOÄ
NG +T1
M3 P HAÙ
T CÔ M4 /G
ÑOÄ
N G CÔ KHOÂ NG 1 2 ÑOÄN G CÔ ÑOÀN G BOÄ
ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA 3 PHA
K4
OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON
ROTO LOØN G S OÙC DC MOTOR

N1
Sw1 Sw 2 Sw3 S W4 ENCODER
-T1
ÑOÄ
N G CÔ QUAY MAÙ
Y P HAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y P HAÙ
T H
Ckt

RP
2 1 2 1 12 0Ω 1 20 Ω 12 0Ω 1 20 Ω
R1 500 W R2 5 00W R3 50 0W R4 500 W
J K
A1
K2
K1 + 2 2 0 VAC INPUT
0. . 3 0 VDC OUTPUT
1 9 0 VDC OUTPUT
+
A1 DC2
DC FUS E MIN MAX
VOLT. Ad j
DC CURRENT METER 2A

17
PS -3 4 0 2 2 0 /3 8 0 VAC POWER S UPPLY P S -3 3 0 3 -PHAS E POWER SUPPLY PS -1 0 0 2 20 VAC POWER S UPPLY PS -D0 1 DC POWER SUPPLY PS -1 0 1 22 0 VAC P OWER S UPPLY

FUS E/5 A
3 PHASE OUTPUTS
MAIN POWER ON 2 20 VAC
L1 2 20 VAC + DC OUT
MAIN POWER S UPPLY EMERGENCY POWER ON

F1 F2 F3 F4
L N
ON
L2 OFF

3 0 0 VDC
FUS E 5 ADC
L3
OFF
MIN MAX

N
Hig h vo ltage PE

ÑOÄ
N G CÔ KHAÛ
O S AÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
N G CÔ
M4 MT1
Hình 4.15:Sơ đồ đấu dây thí nghiệm động cơ đồng bộ.

10. Biểu diễn trên đồ thị đặc tính cơ động cơ đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm: = f(M). Trục
tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục hoành đặt giá trị moment M.

9. Nhận xét kết quả .


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

18
BÀI 2: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH KHÔNG TẢI
CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ

U = f (Ikt1), khi I = 0, f = hằng số.

Sử dung động cơ KĐB 3 pha M3 để quay máy phát đồng bộ M4.


Sơ đồ đấu dây trên hình 4.16
Sơ đồ đấu dây tải cho máy phát 3 pha trên hình 4.17
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 ở các mức khác
nhau và ghi giá trị điện áp Upha1 tương ứng vào bảng

Ikt(A) Upha1(V) f (Hz)


0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1.0

19
AM-2 1 0 -4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
N G BOÄ3 PHA

K1
L1 L1
L2
L3 L2
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

N1
K3
OFF
MAÙY 0 ÑOÄN G
M3 PHAÙ
1
T CÔ
2
M4/G
ÑOÄN G CÔ KHOÂ NG ÑOÄNG CÔ ÑOÀNG BOÄ
ÑOÀN G BOÄ3 PHA 3 PHA
K4
ROTO LOØ N G S OÙ
C

N1

ÑOÄN G CÔ QUAY MAÙY P HAÙ


T ÑOÀ
N G BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
N G CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T

OR
Ckt

OR
RP

T
S TAT

STA
2 1 2 1
A1

t?
K2
K1 +

k í ch
0. . 30VDC OUTPUT

A1
DC FUS E MIN MAX
VOLT. Adj
DC CURRENT METER 2A

PS -3 30 3 -PHASE P OWER SUPPLY PS -1 0 0 220 VAC P OWER S UPPLY

MAIN POWER
L1 3 PHAS E OUTPUTS 22 0 VAC
L N
POWER ON

ON
L2

L3
OFF

N
PE

MAÙ
Y PHAÙ
T KHAÛ
O S AÙ
T ÑOÄ
N G CÔ KÑB 3 PHA
M4 ROTOR LOØN G S OÙ
C M3

Hình 4.16: Sơ đồ đấu nối máy phát đồng bộ 3 pha

20
ES -MEAS -0 1 ETS -1 27 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N DUNG E TS -1 2 6 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N TRÔÛ ETS -12 8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N CAÛ
M
R1 1 R2 1 R31

L1 L1 L1 L1 L1 L1 L1 L1

L2 L2 L2 L2 L2 L2 L2 L2

L3 L3 L3 L3 L3 L3 L3 L3

R12 R22 R32


N N N N N N N N

N L1 N L2 N L3 N L1 N L2 N L3

ON ON ON ON ON ON
I1 I2 I3
S1 S2 S1 S2 S1 S2 N L1 L2 L3 K1 1 K2 1 K3 1 K1 1 K2 1 K31

21
C11 C21 C3 1 L11 L21 L31

R13 R23 R33


L ON ON ON ON ON ON
220VAC
MFM 38 4 K1 2 K2 2 K3 2 K1 2 K2 2 K32
INPUT
C12 C22 C32 L12 L22 L32
N

ON ON ON ON ON ON

K1 3 K2 3 K3 3 L1 ON
L2 ON
L3 ON
K1 3 K2 3 K33
K1 1 K1 2 K1 3 K2 1 K2 2 K2 3 K3 1 K3 2 K3 3
C13 C23 C33 L13 L23 L33
MULTIFUNCTION METER
OFF OFF OFF
R11 R12 R13 R21 R22 R23 R3 1 R3 2 R3 3
UNIVERS AL MEAS URING UNIT
CAPACITIVE LOAD UNIT IN D U C T IV E L O A D U N IT
N N N

Hình 4.17: Sơ đồ đấu nối đầu ra máy phát đồng bộ 3 pha và tải 3 pha
7Biểu diễn trên đồ thị đặc tính không tải máy phát điện đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm:
U=(Ikt). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ Ikt(A) .

11. Nhận xét kết quả


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

22
BÀI 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI
CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI TRỞ (R)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải R


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu
ra máy phát là Upha1 =220VAC
7. Đóng lần lượt tải 3 pha điện trở (bóng đèn). Ở mỗi giá trị thay đổi tải R lần lượt ghi vào bảng
giá trị Upha1(V), Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
R
R/2
R/3

8. Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện trở của máy phát điện đồng bộ sử dụng trong
thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

23
14. Nhận xét kết quả
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

24
BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI
CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI CẢM (L)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải L


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
8. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
9. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
10. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
11. Tắt tất cả các tải.
12. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
13. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
14. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu
ra máy phát là Upha1 =220VAC
9. Đóng lần lượt tải 3 pha điện cảm. Ở mỗi giá trị thay đổi tải L lần lượt ghi vào bảng giá trị
Upha1(V), Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
L
L/2
L/3

10. Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện cảm của máy phát điện đồng bộ sử dụng trong
thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

25
14. Nhận xét kết quả
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

26
BÀI 5: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI
CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI DUNG (C)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải C


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
15. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
16. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
17. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
18. Tắt tất cả các tải.
19. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
20. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
21. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu
ra máy phát là Upha1 =220VAC
11. Đóng lần lượt tải 3 pha điện dung. Ở mỗi giá trị thay đổi tải C lần lượt ghi vào bảng giá trị
Upha1(V), Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
C
2C
3C

12. Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện dung của máy phát điện đồng bộ sử dụng
trong thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

27
14. Nhận xét kết quả
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

28

You might also like