You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1.

CÔNG NGHỆ PHÁT ĐIỆN CỦA CÁC NGUỒN NLTT

1.1 Sơ lược các loại máy phát điện cho nguồn NLTT
1.2 Máy phát điện AC
MFĐ đồng bộ nối lưới trực tiếp

Tốc độ đồng bộ
60𝑓
𝑛=
𝑝
Với n là tốc độ (vòng/phút), f là tần số (Hz) và p là số cặp cực.
Quan hệ giữa công suất cơ Pmech và momen xoắn M
𝑃𝑚𝑒𝑐ℎ = 2𝜋. 𝑛. 𝑀
Với n là tốc độ (vòng/s), Pmech (W), M (Nm)
Công suất phát ra lưới
𝑈 ∗ 𝑈𝑝
𝑃 = −3. sin(𝛿)
𝑋𝑑
𝑈 ∗ 𝑈𝑝 𝑈2
𝑄 = −3. ( cos(δ) − )
𝑋𝑑 𝑋𝑑

MFĐ cảm ứng (loại 1 và loại 2)


❖ Đặc điểm
+ Các dòng điện trong rotor MFĐ cảm ứng đều sinh ra do cảm ứng điện từ từ
stator, do đó cả stator và rotor đều là dòng xoay chiều
+ Các cuộn dây stator 3 pha tương tự như máy điện đồng bộ

1
+ Tốc độ quay rotor chậm hơn tốc độ quay của từ trường stator
❖ Rotor lồng sóc (loại 1)
+ Khi cấp điện 3 pha vào dây quấn, trong lòng stator xuất hiện từ trường cảm
ứng Fs. Từ trường này móc vòng qua Rotor gây ra điện áp cảm ứng trên các
thanh dẫn của lồng sóc, từ đó sinh ra dòng điện ngắn mạch chạy trong các
thanh dẫn. Dòng điện này sinh ra từ trường Fr (từ trường cảm ứng của rotor).
Tương tác giữa Fs và Fs sinh ra momen kéo rotor chuyển động theo từ
trường quay Fs của rotor
❖ Rotor dây quấn (loại 2)
+ 1 đầu của cuộn dây được nối tắt (nối sao), đầu kia được nối ra ngoài thông
qua các vành trượt
+ Thay đổi độ trượt s bằng cách thay đổi điện trở ngoài, từ đó cải thiện phạm
vi tốc độ, thay đổi công suất đầu ra. Tuy nhiên lại tăng tổn thất tại điện trở
ngoài đó.
+ Gió dao động làm tăng ứng suất cơ học trên trục tuabin
+ Trong trường hợp lưới điện yếu, điện áp dao động nghiêm trọng
+ Nhu cầu Q cảm ứng của MF yêu cầu cần lắp đặt thiết bị bù
+ Cần có hộp số
+ Mạch điện tương đương

Hệ số trượt (pu)
𝜔𝑠 − 𝜔𝑟
𝑠= = 𝜔𝑠𝑙𝑖𝑝
𝜔𝑠
Dòng điện rotor
𝑠 𝑈1̇
𝐼𝑟̇ = ∗
𝑛 𝑇 𝑅𝑟 + 𝑗𝜔𝑠𝑙𝑖𝑝 𝐿𝑟
Hệ số trượt cực đại (vị trí ứng với momen kéo cực đại)
𝑅𝑟′
𝑠𝑚𝑎𝑥 ≅
𝑋𝑠 + 𝑋𝑟′
Momen kéo cực đại

2
3 𝑈2
𝑀𝑚𝑎𝑥 = ∗
2𝜔𝑠 𝑅𝑠 + √𝑅𝑠2 + (𝑋𝑠 + 𝑋𝑟′ )2
Trong đó: nT là tỉ số vòng dây rotor và stator. I1 và Ir lần lượt là dòng điện của
stato và rôto, và U là điện áp đầu cực. I2 là dòng điện giả định thu được sau khi
trừ dòng điện từ hóa Ih khỏi dòng I1. Dòng điện I1 được xem là đi từ điện áp đầu
cực U về phía rôto. Rs và Xs là điện trở và điện kháng rò của cuộn dây pha stato
trong khi Rr và Lr là điện trở của rôto và độ tự cảm rò trên mỗi pha. Xh là điện
kháng từ hóa và chính dòng điện Ih chạy qua điện kháng này tạo ra từ trường quay.
Cuộn dây ba pha của stato tạo ra từ trường quay với tốc độ đồng bộ ωs và nếu rôto
đang quay với tốc độ ωr khác với tốc độ này thì một suất điện động cảm ứng trong
rôto với tần số tỷ lệ với sự chênh lệch giữa các tốc độ này và tỷ lệ nghịch với số
cặp cực và tần số trượt f.
Các phương trình này cho thấy mômen kéo max không phụ thuộc vào điện trở R’r
của rôto. Xét hệ thống điện yếu, hệ thống có trở kháng lưới cao hơn trong hệ thống
điện mạnh, điện kháng stato trở nên lớn hơn (vì điện kháng lưới và điện kháng
stato X mắc nối tiếp) và do đó khi Xs tăng mômen kéo ra sẽ giảm.
Hình (a) cho thấy trạng thái ổn định ổn định của máy phát điện. Điều này sẽ rõ
ràng nhất trong một hệ thống yếu, nơi điện kháng của hệ thống là lớn nhất.
Ngoài ra, mômen kéo sẽ giảm nếu điện áp U của hệ thống bị giảm vì bất kỳ lý do
gì, nhưng hệ số trượt tại momen kéo đó không bị ảnh hưởng. Hiệu ứng này được
mô tả trong Hình (b).
Ngược lại, phương trình đầu tiên cho thấy rằng độ trượt ứng với mômen xoắn cực
đại (𝑠𝑚𝑎𝑥 ) xảy ra được xác định bởi điện trở rôto R’r; vì vậy, tăng điện trở rôto làm
tăng độ trượt cực đại. Hiệu ứng này được thể hiện trong Hình c. Không chỉ tăng
điện trở rôto làm cho kết nối hệ thống chặt chẽ hơn mà còn làm tăng tốc độ xuất
hiện mômen kéo.

3
Máy phát điện cảm ứng nguồn kép (loại 3)
❖ Các thành phần
- WRIG (MFĐ rotor dây quấn): Stato của máy điện được nối trực tiếp vào
lưới điện ở tần số hệ thống trong khi rôto được cấp nguồn từ bộ biến đổi
điện ở tần số trượt. Điện áp ở các cực của stato và rôto có thể thay đổi tùy
thuộc vào kích thước của tuabin và máy phát.
- Bộ biến đổi nguồn áp (VSCs): gồm 2 mạch cầu IGBT, 1 là bộ biến đổi phía
máy phát (MSC), được nối với rotor thông qua các vòng trượt và bộ thứ 2
là bộ biến đổi phía lưới (LSC), được kết nối với lưới điện. MSC đưa điện
áp vào các vòng trượt ở tần số trượt được điều khiển cả độ lớn và pha và
cho phép điều khiển cả mô-men xoắn (điều khiển P) và hệ số công suất của
máy (điều khiển Q) trên một phạm vi tốc độ lớn (thường là +/- 30%) trong
khi LSC đưa điện áp vào lưới ở tần số lưới và thường được điều khiển để
duy trì điện áp liên kết DC không đổi. Giữa lưới và LSC có điện cảm để cải
thiện chất lượng điện được cung cấp từ bộ chuyển đổi.
- DC-link: là kết nối giữa MSC và LSC mang dòng điện một chiều. Tụ điện
được kết nối trong DC-link hoạt động như một nguồn áp DC không đổi,
không gợn sóng. Liên kết DC tách hai hệ thống AC không đồng bộ với hai
tần số. Tần số đầu tiên là tần số lưới tại LSC trong khi tần số thứ hai tại
MSC có thể được điều chỉnh tự động theo đến độ trượt của máy phát.

4
- Bảo vệ AC Crowbar (CR): được thiết kế để bỏ qua MSC, tức là làm ngắn
mạch rôto, để tránh quá dòng trên MSC cũng như quá áp trên tụ điện liên
kết DC. CR có thể bao gồm các thyristor hoặc IBGT có điện trở bên ngoài.
- Bảo vệ DC Chopper (CH): tiêu tán năng lượng dư thừa trong tụ điện liên
kết DC khi xảy ra sự cố lưới điện. Bao gồm 1 bộ IGBT có điện trở ngoài.
❖ Các chế độ hoạt động
- Hệ thống điều khiển
+ Điều khiển góc Pitch (𝛽): khai thác tối ưu lượng gió bởi các cánh tuabin
+ Điều khiển MSC: Điều khiển công suất P, Q của MF
+ Điều khiển LSC: Giữ điện áp tụ C không đổi và điều khiển Q
- Chế độ 1: dưới tốc độ đồng bộ (s > 0, 𝜔𝑟 < 𝜔𝑠 )
+ Thông thường, tình huống này diễn ra khi tốc độ gió chậm.
+ Công suất rôto sẽ được cung cấp bởi tụ DC thông qua MSC, khiến cho
điện áp tụ DC có xu hướng giảm.
+ LSC làm tăng điện áp DC này và có xu hướng giữ cho nó không đổi.
+ Kết quả là, công suất được hấp thụ từ lưới điện qua LSC và được chuyển
đến rôto thông qua MSC.
+ Do đó, LSC hoạt động như một bộ chỉnh lưu và MSC hoạt động như
một bộ nghịch lưu.
+ Công suất cũng sẽ được cung cấp vào lưới bởi stator Ps
- Chế độ 2: trên tốc độ đồng bộ (s < 0, 𝜔𝑟 > 𝜔𝑠 )
+ Thông thường, tình huống này diễn ra khi tốc độ gió lớn.
+ Công suất rôto sẽ được truyền đến tụ DC, khiến cho điện áp tụ DC có
xu hướng tăng.
+ LSC giảm điện áp DC này và có xu hướng giữ cho nó không đổi.
+ Kết quả là, công suất được trích xuất từ MSC và chuyển đến lưới điện
thông qua LSC.
+ Do đó, MSC hoạt động như một bộ chỉnh lưu và LSC hoạt động như
một bộ biến tần.
+ Công suất sẽ được cung cấp vào lưới bởi stato (Ps) và thông qua LSC
bởi rôto (Pr)
- Chế độ 3: tốc độ đồng bộ (s = 0, 𝜔𝑟 = 𝜔𝑠 )
+ Hoạt động như máy điện đồng bộ
+ MSC cấp dòng kích từ (dòng DC) cho rotor
+ Công suất Pr = 0, còn công suất cấp cho lưới là Ps

5
❖ Các phương trình công suất
- Mạch điện tương tương

- Tần số rotor
60|𝑓𝑠𝑡𝑎𝑡𝑜𝑟 − 𝑓𝑟𝑜𝑡𝑜𝑟 |
𝑛𝐷𝐹𝐼𝐺 =
𝑝
Trong đó 𝑛𝐷𝐹𝐼𝐺 là tốc độ quay của rotor (vòng/phút), p là số cặp cực

- Trào lưu công suất tác dụng

- Công suất phản kháng

6
❖ Đặc tính công suất
+ Đoạn AB: Tốc độ gió nhỏ, tuy
nhiên tốc độ MF tối thiểu chỉ
0,7pu.
+ Đoạn BC: Điều chỉnh tốc độ để
bắt được đúng công suất cực
đại.
+ Đoạn CD: Tốc độ đạt max
khoảng 1,2pu. Do đó đường
công suất thẳng đứng đến điểm
D. Tại điểm này công suất MF đạt 1pu (tối đa). Nếu tốc độ gió tiếp tục tăng,
góc pitch phải làm việc để giảm năng lượng nhận vào.

Máy phát điện với bộ biến tần toàn phần (loại 4)


Khá giống với loại 3, không cần thiết phải có hộp số, MFĐ có thể là máy điện đồng
bộ, máy điện cảm ứng rotor lồng sóc hoặc rotor dây quấn.
So với DFIG, FRC cung cấp phạm vi điều khiển tốc độ rộng nhất. Hơn nữa, Bộ
VSCs cách ly cả động lực của máy phát điện và quá độ đến từ phía lưới điện. Hạn
chế của tuabin gió FRC là chi phí của hệ thống chuyển đổi phải được đánh giá để
đáp ứng với công suất toàn phần của máy phát cộng với khả năng phản kháng của
tuabin gió. Do đó, tổng tổn thất trong mỗi bộ chuyển đổi (thường 1-1,5% trên mỗi
bộ chuyển đổi) đối với hệ thống FRC cao hơn nhiều so với hệ thống DFIG, khi mà
bộ chuyển đổi này chỉ phải chịu 30-35% tổng công suất của hệ thống.
❖ Sơ đồ điều khiển

7
Tổng kết
Hình bên
cho thấy
tóm tắt các
phân loại
tuabin gió.
Nó tóm tắt
các thuộc
tính quan
trọng nhất
của các
loại tuabin gió và gán chúng cho dải tốc độ tương ứng. Công nghệ tuabin gió tốc
độ thay đổi hiện đại (Loại 3 và 4) đang thay thế công nghệ tuabin gió tốc độ cố
định (Loại 1 và 2) vì những lý do sau:
• người vận hành hệ thống có toàn quyền kiểm soát hoạt động của tuabin gió tốc
độ thay đổi
• tuân thủ các grid code tiên tiến của các quốc gia có lượng gió cao (không thể thực
hiện được với các tuabin gió tốc độ cố định)
• cải thiện hiệu quả hệ thống và thu năng lượng tối đa
• giảm ứng suất cơ học trên trục
• giảm tiếng ồn âm thanh
• hệ số công suất máy phát có thể điều khiển được với tuabin gió tốc độ thay đổi
• điều khiển tách rời P và Q do việc sử dụng các hệ thống điện tử công suất
• Có thiết bị bảo vệ: DC-chopper (Loại 3+4) và Crowbar (Loại 3)
Có một số hạn chế đối với công nghệ tuabin gió tốc độ thay đổi:
• hoạt động phức tạp hơn nhiều so với tuabin gió tốc độ cố định
• rất tốn kém so với tuabin gió tốc độ cố định
• nhiều điểm hỏng hóc (mặc dù hiếm gặp) do điện tử công suất và các thành phần
nhạy cảm khác
• tổn thất trong bộ chuyển đổi điện tử công suất
CHƯƠNG 2. CÁC BỘ CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

8
2.1 Các bộ đo lường và biến đổi
Bộ khóa pha (PLL – Phase Lock Loop)
- PLL là bộ đo lường tần số và góc pha, để cung cấp cho các bộ biến đổi và
phục vụ cho mục đích điều khiển
- Nguyên lí điều khiển

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lí bộ PLL

+ Tín hiệu sin đầu vào được kết hợp với tín hiệu phản hồi qua bộ cos
1 1
sin(𝑎) ∗ cos(𝑏) = sin(𝑎 + 𝑏) + cos (𝑎 − 𝑏)
2 2
+ Tín hiệu kết hợp được tính trung bình trong khoảng thời gian T=1/Freq. Do
ban đầu chưa có tín hiệu tần số Freq, do đó bộ PLL lấy bằng tần số khởi tạo
ban đầu Freq0 trong 1 chu kì đầu.
+ Bộ PLL bắt được tần số và góc pha khi giá trị trung bình đó được bộ PID
điều khiển về 0.
+ Giá trị trung bình = 0 khi tín hiệu kết hợp có dạng dao động điều hòa, xảy ra
1
khi a = b (khi đó tín hiệu kết hợp là sin(2𝑎)). Điều này cho thấy bộ PLL
2
giả lập 1 tín hiệu (b) bám theo tín hiệu đầu vào (a), từ đó lấy ra được tín hiệu
tần số và góc pha khi bộ PID điều khiển tín hiệu giả lập bám thành công.
Bộ biến đổi tọa độ vuông góc (abc-to-dq0)
- Ưu điểm của việc điều khiển theo hệ tọa độ vuông góc (dq0) là từ việc điều
khiển các điện áp đầu ra hình sin thành điều khiển điện áp đầu ra là hằng số.
Hơn nữa, nếu chọn góc pha thích hợp cho bộ dq0, ta có thể rút từ điều khiển 3
tín hiệu thành 1 tín hiệu (ở chế độ đối xứng).
- Công thức biến đổi:

2.2 Bộ biến đổi nguồn áp 3 pha sử dụng PWM


- Sơ đồ mạch lực

9
- Phương pháp điều chế độ rộng xung PWM là phương pháp điều chỉnh điện áp
đầu ra của bộ nghịch lưu dựa trên điều chỉnh việc đóng cắt của các van. Bằng
cách sử dụng sóng mang kiểu xung răng cưa và so sánh với điện áp tham
chiếu (dạng điện áp mà ta mong muốn ở đầu ra bộ nghịch lưu), các van
được điều khiển đóng cắt theo quy luật:

- Hệ số điều chế tần số (𝑚𝑓 )


𝑓𝑡𝑟𝑖
𝑚𝑓 =
𝑓𝑟𝑒𝑓
Với 𝑓𝑡𝑟𝑖 và 𝑓𝑟𝑒𝑓 lần lượt là tần số sóng mang (xung răng cưa) và sóng điện
áp tham chiếu (sóng sin chuẩn).
Nhìn chung, 𝑚𝑓 càng lớn thì điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu càng có chất lượng
tốt. Tuy nhiên, do tần số của sóng mang (𝑓𝑡𝑟𝑖 ) quyết định tần số đóng cắt của các
van điện tử công suất trong bộ biến đổi nên giá trị tần số này không nên chọn quá
cao để hạn chế tổn thất do đóng cắt trên các van điện tử công suất. Do đó, khi chọn
giá trị cho hệ số 𝑚𝑓 , cần xem xét đến cả hai chỉ tiêu chất lượng điện áp đầu ra và
tổn thất công suất trên bộ biến đổi.
- Hệ số điều chế biên độ (𝑚𝑎 )
𝑣𝑡𝑟𝑖
𝑚𝑎 =
𝑣𝑟𝑒𝑓
Với 𝑣𝑡𝑟𝑖 và 𝑣𝑟𝑒𝑓 lần lượt là biên sóng mang và sóng sin chuẩn.
Với điều kiện lí tưởng, mối quan hệ về biên độ giữa thành phần sóng hài cơ bản
của điện áp dây đầu ra (𝑉𝑛𝑜𝑚 ) và điện áp trên tụ DC (𝑉𝐷𝐶 ) như sau:
1 𝑉𝑛𝑜𝑚 √2
𝑚𝑎 = ∗
√3 𝑉𝐷𝐶 /2
Như vậy khi đã có 𝑉𝐷𝐶 , ta chỉ cần điều khiển hệ số 𝑚𝑎 để thu được điện áp đầu ra
mong muốn.
2.3 Mục tiêu điều khiển của DFIG
10
Năng lượng gió thông qua các cánh quạt sẽ làm rotor trong tuabin quay. Khi
tốc độ quay này đạt đến một tốc độ nhất định thì máy phát DFIG sẽ quay dựa trên
nguyên lý cảm ứng điện từ.
Cuộn dây stator của máy phát điện DFIG phát điện trực tiếp lên lưới.
Ngoài ra, phần rotor cũng được kết nối với lưới thông qua bộ biến đổi công suất
(back-to-back converter). Máy phát điện DFIG sẽ được cấp điện từ stator và
rotor nên được gọi là máy phát điện nguồn kép.
DFIG sẽ vận hành như một máy phát ở tốc độ trên hoặc dưới đồng bộ. Trong
trường hợp tốc độ trên đồng bộ, máy phát đẩy năng lượng lên lưới thông qua rotor
và ngược lại, với trường hợp tốc độ dưới đồng bộ, máy phát nhận năng lượng từ
lưới thông qua rotor. Như vậy, để đảm bảo DFIG vận hành ở cả hai chế độ đã nêu
thì phải có bộ biến đổi công suất ở hai phía: phía máy phát (Rotor Side Converter
- RSC) và phía lưới (Grid Side Converter - GSC). Một tụ điện DC-link ở giữ cho Đã chú thích [HQV25]: DC link điều khiển công suất như thế
nào?
điện áp của converter được ổn định.
Mục tiêu điều khiển máy phát điện DFIG gồm có:
Điều khiển công suất phát: Điều khiển công suất tác dụng bám các điểm
vận hành tối ưu của turbine nhằm tối ưu công suất thực nhận được từ gió hoặc để
hạn chế công suất đầu vào, tránh quá tải cho máy phát khi tốc độ gió lớn và điều
khiển công suất phản kháng trao đổi giữa máy phát DIFG và lưới điện nhằm
nâng cao chất lượng phát điện, góp phần ổn định hệ thống điện. Điều khiển công
suất tác dụng và phản kháng lên lưới một cách độc lập với nhau, thông qua
điều khiển các thành phần dòng điện rotor.
Điều khiển giữ điện áp trên tụ: Công suất phát ra từ rotor sẽ được chuyển
hết lên lưới và ngược lại trong trường hợp lưới đẩy công suất về rotor. Do vậy,
điện áp trên tụ sẽ được duy trì trị số không đổi, bảo đảm cân bằng trong quá trình
trao đổi điện năng giữa rotor của máy phát với lưới.
Điều khiển giữ điện áp đầu cực: Điền khiển giữ điện áp đầu cực stator của máy
phát điện ổn định nhằm nâng cao chất lượng phát điện. Bộ biến đổi GSC sẽ tạo ra
điện áp với biên độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với điện áp lưới để bơm công suất
phản kháng lên lưới hoặc nhận về, qua đó điều chỉnh được công suất phản
kháng hay điện áp đầu cực stator của máy phát điện.

2.4 Các mạch vòng điều khiển chính của nhà máy điện gió
❖ Mạch vòng điều khiển khâu đo lường

11
Khâu này có nhiệm vụ tính toán, quy đổi các giá trị đầu vào sử dụng trong quá
trình điều khiển.
Giá trị đầu vào điện áp stator qua mạch khoá pha (Phase Lock Loop - PLL) cho
ra giá trị điện áp đầu cực (𝑉𝑚𝑒𝑎𝑠 ), tốc độ góc stator (𝜔𝑠 ) và góc stator (𝜃𝑠 ) cùng
với giá trị dòng điện ba pha stator và phía lưới được đưa qua khối tính toán, quy
đổi các giá trị từ hệ trục toạ độ abc sang hệ trục toạ độ dq0. Các giá trị 𝑉𝑑𝑞𝑠 ,
𝑖𝑑𝑞𝑠 và 𝑖𝑑𝑞_𝑔𝑐 , sau khi qua khối tính toán (Calculation Block) sẽ cho ra giá trị
công suất tác dụng, công suất phản kháng đầu cực máy phát. Ngoài ra, góc mở Đã chú thích [HQV26]: Cho ra để điều khiển gì?

cánh quạt tuabin và dòng điện phía rotor cũng là giá trị đầu vào khối đo lường.

❖ Mạch vòng điều khiển công suất và tốc độ tuabin


Mục đích của khâu này nhằm tìm ra điểm vận hành tốc độ tuabin sao cho công
suất đạt được ứng với tốc độ gió hiện tại là lớn nhất có thể hoặc bằng với công suất
định mức, nghĩa là khi tốc độ gió thay đổi, tốc độ tuabin sẽ thay đổi để công suất
đạt được là lớn nhất.

❖ Mạch vòng điều khiển phía rotor

12
Mục đích khâu này là để hiệu chỉnh lại giá trị điện áp đặt lên bộ biến đổi
phía lưới và điều khiển công suất phản kháng stator Qs
❖ Mạch vòng điều khiển phía lưới
Bộ biến đổi phía lưới (GSC) có nhiệm vụ chuyển công suất từ rotor lên lưới và
ngược lại thông qua việc giữ điện áp trên tụ là hằng số. Còn việc điều khiển điện
áp hay công suất phản kháng, bộ biến đổi GSC sẽ tạo ra điện áp với biên độ lớn
hơn hoặc nhỏ hơn so với điện áp lưới để bơm công suất phản kháng lên lưới hoặc
nhận về.

❖ Bộ giới hạn phát nóng inverter

Bộ inverter có giới hạn về công suất truyền qua nó và P (điều khiển qua Idg) phát
hết, từ đó yêu cầu một giới giạn về Q (điều khiển qua Iqg). Một vài chế độ đặc biệt
như khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra, việc điều khiển Q ưu tiên hơn thì có thể
tạo giới hạn phát P.
CHƯƠNG 3. KẾT NỐI NHÀ MÁY ĐIỆN NLTT VỚI LƯỚI ĐIỆN
13
3.1 Hiện tượng ngắn mạch và sự làm việc của bảo vệ
Đặc điểm của DFIG khi có sự cố ngắn mạch
+ Dòng ngắn mạch: dòng không quá cao, nhất là dòng ngắn mạch xác lập. Vì
có bộ khống chế dòng điện ở bộ điều khiển phía lưới quyết định
+ Điện áp tụ DC: dâng cao, gây nguy hiểm đến bộ ĐTCS. Tuy nhiên khi có Đã chú thích [HQV27]: Tại sao khi ngắn mạch thì điện áp DC
lại dâng cao?
các bộ bảo vệ, với điện trở thích hợp, điện áp này bị giới hạn ở mức an toàn.
+ Tốc độ máy phát: không rõ ràng (thay vì tăng liên tục như ở MFĐB)
+ Tần số PLL: tăng (thực tế tần số lưới điện gần như không đổi)
Mô tả DFIG trong ngắn mạch
+ Sự cố rất gần/tại thanh cái nhà máy: crowbar kích hoạt. MF có đáp ứng như
máy điện không đồng bộ

+ Sự cố không dẫn đến crowbar tác động: dòng ngắn mạch chịu điều khiển hoàn
toàn bởi bộ điều khiển phía lưới. Hành vi như nhà máy loại 4 (Is = 1,1pu).

+ Sự cố dẫn đến crowbar hoạt động sau đó tách ra: Đáp ứng phức tạp
Crowbar
Trong tuabin gió, crowbar được lắp ở các đầu cực của rôto và ngăn ngừa quá
áp gây ra trong trường hợp điện áp giảm làm hỏng bộ biến đổi phía máy. Nó được
kích hoạt khi phát hiện tình huống bất thường (quá dòng trong rôto, quá áp tụ DC
hoặc điện áp stato thấp). Dòng điện rôto sau đó được chuyển qua crowbar và bộ Đã chú thích [HQV28]: Điện áp stator xuống thấp cũng cần kích
hoạt?
biến đổi phía máy được tách ra.

Tham số quan tâm đầu tiên của Crowbar là điện trở. Nếu điện trở thấp, khi
kích hoạt gây ra dòng điện ngắn mạch lớn chạy qua rôto và stato (Iconv + Icrow),
gây ra sụt áp lớn tại tổng trở nội rotor và từ đó làm giảm điện áp đầu cực rotor (Vr)
xuống đủ thấp để bảo vệ bộ biến đổi. Mặt khác, vấn đề dòng lớn lại đặt ra vấn đề
về tản nhiệt điện trở và các công tắc sẽ quá to. Có thể giảm dòng ngắn mạch này
bằng cách tăng giá trị điện trở, nhưng nếu sử dụng điện trở quá lớn, điện áp rôto
có thể quá cao và crowbar không bảo vệ được bộ biến đổi nữa.

14
Một tham số quan trọng nữa của crowbar, thời gian kích hoạt. Thời gian rất
dài có thể ngăn cản máy phát đáp ứng đầy đủ yêu cầu CSPK khi sụt áp. Mặt khác,
thời gian quá ngắn có thể không đủ để khử từ tính của máy, bộ chuyển đổi sẽ bão
hòa, việc kiểm soát dòng điện bị mất và các vấn đề về quá dòng rôto hoặc quá áp
tụ DC xuất hiện.
Trong điều kiện sụt giảm không đối xứng nghiêm trọng, crowbar phải luôn
được nối, gây cản trở tuabin đưa dòng điện phản kháng vào và thậm chí tệ hơn là
làm cho tuabin tiêu thụ công suất phản kháng. Điều này xảy ra do từ thông cảm
ứng ngược trong rôto đủ sức điện động để bão hòa bộ biến đổi rôto. Những vấn đề
này có thể được khắc phục nếu dòng điện khử từ được đưa vào rôto khi crowbar
bị ngắt kết nối. Do đó, việc sử dụng kỹ thuật khử từ làm tăng đáng kể hoạt động
của crowbar trong điều kiện điện áp ba pha và không đối xứng.
DC-Chopper
Hệ thống bảo vệ này sử dụng một điện trở được lắp đặt trong mạch trung gian
(DC-link) của bộ biến đổi rôto. Điện trở được kết nối để giảm áp khi điện áp tụ
DC quá cao và nó bị ngắt kết nối khi không còn cần thiết.
Khi chỉ có DC-Chopper, nó ngăn ngừa quá áp tụ DC bởi quá trình giảm điện
áp nhưng nó không làm giảm dòng điện rôto. Do đó, bộ biến đổi rôto phải vẫn phải
tải lượng dòng điện lớn.
Nhược điểm này thường được khắc phục bằng cách kết hợp DC-chopper với
Crowbar. Việc bổ sung bộ DC-Chopper cho phép ngắt Crowbar nhanh hơn và do
đó đáp ứng được yêu cầu về CSPK khi sụt áp tốt hơn.
3.2 Các vấn đề kết nối cơ bản
Tần số

15
+ Các dải tần vận hành, trong đó không có máy phát nào bị ngắt kết nối, phải
được điều chỉnh cho tất cả các loại máy phát (thông thường và tái tạo) và cho
các điểm đấu nối ở mọi cấp điện áp.
+ Chia ra làm 2 dải tần vận hành: Chế độ thường và Chế độ bất thường
• Ở chế độ thường: yêu cầu vận hành không hạn chế đầu ra về CSTD và CSPK.
• Ở chế độ bất thường (thấp tần hoặc quá tần): Cần yêu cầu về lượng CSTD min
ở chế độ thấp tần hoặc có droop về CSTD ở chế độ quá tần (xem hình trên).
+ Ngoài 2 chế độ trên, dải tần vận hành còn có thể chia như bảng sau

+ Ảnh hưởng tần số về mặt kĩ thuật:


• Dải tần vận hành và khoảng vận hành cho phép của nguồn NLTT giống với
nguồn truyền thống, vì tần số là biến toàn cục.
• Yêu cầu về dải tần số luôn xem xét các nguồn NLTT không phát hết công suất
khả dụng
• Các biến đổi về tần số gần như không ảnh hưởng nhiều tới MFĐ loại 4 và PV
vì các bộ biến đổi ĐTCS về cơ bản có thể vận hành ở bất kì tần số nào. Có ảnh
hưởng lớn hơn tới MFĐ loại 2 và 3 tuy nhiên không gặp nhiều thách thức như
các MFĐ truyền thống
+ Ảnh hưởng tần số về mặt an ninh hệ thống
• Chỉ ảnh hưởng khi dải tần vận hành không được xác định đúng.
• Đặt ra vấn đề về quán tính quay khi có sự thâm nhập cao của nguồn tái tạo.
Điện áp tại điểm kết nối
+ Cao áp: Các nhà máy điện tái tạo có điểm kết nối ở lưới cao áp thường kết nối
thông qua máy biến áp điều áp dưới tải. Do đó phạm vi điện áp yêu cầu tại điểm
kết nối có thể ảnh hưởng tới nấc phân áp nhưng không ảnh hưởng tới điều khiển
điện áp của nhà máy điện tái tạo.
+ Trung áp: Các nhà máy điện tái tạo có điểm kết nối ở cấp này được kết nối trực
tiếp vào lưới điện trung áp. Trong trường hợp này, các ảnh hưởng về kinh tế kĩ
thuật phụ thuộc vào lượng CSPK và điện áp nhà máy cấp vào lưới.
+ Dải điện áp vận hành cần xác định chính xác và máy điện tái tạo phải hoạt động
tin cậy, không giới hạn khi điện áp nằm trong giới hạn yêu cầu. Đối với điện
áp nằm ngoài giới hạn, chỉ bổ sung thêm ràng buộc về thời gian kết nối. Vấn
đề này sẽ dẫn tới HVRT và LVRT (khả năng trụ lưới quá áp và thấp áp).

16
Sóng hài
+ Các nhà máy điện gió loại 3, 4 và PV đều phát sóng hài vào lưới do sử dụng bộ
điện tử công suất. Tuy nhiên hiện nay các van đóng cắt sử dụng IGBT với tần
số đóng cắt rất cao, do đó mức độ sóng hài không còn đáng kể như công nghệ
cũ dựa trên mạch thyristor.
+ Vì mức độ sóng hài (điện áp/dòng điện) trong thực tế là kết quả của tổng tất cả
các nguồn sóng hài (tải, máy phát) và lưới điện. Nên không thể xác định các
giới hạn mức độ sóng hài mà các nhà máy điện tái tạo phải tuân theo.
+ Một quy trình phổ biến dựa trên việc phân bổ các giới hạn điện áp hài cho từng
vị trí và từng ứng dụng kết nối riêng lẻ. Điều này xem xét tới tất cả các máy
phát và phụ tải hiện có cũng như tất cả các máy phát và phụ tải có thể được kết
nối với lưới điện trong tương lai.
+ Ngoài ra, một số grid code đặc biệt cho lưới MV và LV lại sử dụng phân bổ
các giới hạn dòng điện hài. Ưu điểm của việc xác định giới hạn đối với dòng
điện hài là sự tuân thủ có thể dễ dàng được xác nhận bằng cách so sánh lượng
phát ra dòng điện hài thực tế với các giá trị cho phép. Tuy nhiên, các nhà máy
điện tái tạo kết nối với lưới qua một lượng lớn cáp, ảnh hưởng đáng kể đến
tổng trở lưới. Mặt khác đánh giá dựa trên dòng điện hài lại đơn giản và độ chính
xác không cao. Do đó, kết quả của các sơ đồ phân bổ dòng điện hài không cho
phép đánh giá tác động của nhà máy phát điện tái tạo đối với sóng hài trước khi
đưa vào vận hành.
Điều khiển điện áp/CSPK
❖ Chế độ điều khiển 1: Điều khiển điện áp
Nhà máy điện tái tạo đấu nối ở cấp truyền tải có bộ điều khiển hỗ trợ: điều khiển
điện áp và “Droop Control”.
“Droop Control” được định nghĩa là một đường đặc tính giữa điện áp và công suất
phản kháng. Khi điện áp tại điểm kết nối tăng thì nhà máy giảm Q và ngược lại.
Đường đặc tính này cũng cho phép phân bổ lượng Q vào các nhà máy cùng đấu
vào điểm đấu nối khi có hiện tượng tăng giảm điện áp tại điểm đấy.
❖ Chế độ điều khiển 2: Giữ CSPK/hệ số công suất không đổi, điều khiển hệ số
công suất theo công suất tác dụng
❖ Chế độ điều khiển 3: Đáp ứng lại các biến động và nhiễu loạn.
+ Điều khiển điện áp nhanh
+ Điều khiển điện áp chậm
Điều khiển CSTD
❖ Chế độ phát tự do: Vận hành phát điện công suất lớn nhất có thể theo sự biến
đổi của nguồn năng lượng sơ cấp (gió hoặc mặt trời);
❖ Chế độ điều khiển công suất phát:
Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng giới hạn công suất phát
theo lệnh điều độ trong các trường hợp sau:
- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên thấp hơn giá trị giới hạn theo
lệnh điều độ thì phát công suất lớn nhất có thể;

17
- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên bằng hoặc lớn hơn giá trị giới
hạn theo lệnh điều độ thì phát công suất đúng giá trị giới hạn theo lệnh điều độ với
sai số trong dải ± 01% công suất định mức.
Các chế độ điều khiển nâng cao
+ Zero Power Mode (ZPM), hoặc Momentary cessation: Tua bin duy trì kết nối
lưới với điện áp tạo ra đồng bộ với điện áp lưới, nhưng không trao đổi P, Q.
+ QUM: Hỗ trợ điện áp lưới tại vị trí kết nối bằng cách cung cấp dòng điện pk
trong tỉ lệ với mức độ sụt áp.
+ Q over P: khi sụt áp, ưu tiên phát Q. Nếu Q quá giới hạn của bộ ĐTCS, có thể
giảm P để tăng thêm Q.
LVRT (Low Voltage Ride Through)
Vài thập kỷ trước, tuabin gió được coi là hoạt động tương tự như các tải công
nghiệp lớn và các tiêu chuẩn chất lượng giống nhau được áp dụng cho cả hai. Nhìn
chung, các yêu cầu tập trung vào việc bảo vệ bản thân các tuabin và ngăn ngừa các
tuabin gió hoạt động trong điều kiện ngoài đảo. Theo đó, grid codes yêu cầu ngắt
các tuabin trong trường hợp quá dòng và trong trường hợp tần số hoặc điện áp bất
thường trong lưới.
Điều này có thể chấp nhận được khi đó là trang trại điện gió nhỏ. Đối với các
trang trại điện gió lớn đấu nối trực tiếp với lưới truyền tải, ngắt kết nối lưới trong
thời gian điện áp hệ thống thấp, khi kết nối lưới trở lại, các nhà máy điện gió có
xu hướng hút 1 lượng lớn CSPK như máy điện không đồng bộ, gây sụt áp lớn và
chúng có thể bị ngắt ra tiếp. Do đó khi có sự cố giảm điện áp, máy phát điện gió
cần phải duy trì kết nối với lưới trong một khoảng thời gian trước khi được phép
cắt ra. Điều đó để đảm bảo rằng không có sự mất mát về nguồn trong trường hợp
sự cố được giải trừ. Việc cắt ngay một trang trại điện gió ra khỏi lưới sẽ ảnh hưởng
xấu đến sự ổn định của hệ thống điện, đặc biệt đối với các trang trại điện gió lớn
như đã phân tích ở trên. Như vậy trong vận hành hệ thống điện yêu cầu mỗi trang
trại điện gió phải có khả năng chịu được sự cố giảm điện áp (LVRT – Trụ lưới khi
thấp áp).

18
Hỗ trợ CSPK trong tình huống LVRT/HVRT
Theo nguyên tắc chung, yêu cầu hỗ trợ CSPK phải được quy định sao cho
hoạt động của các nhà máy điện gió / PV trong thời gian xảy ra sự cố lưới điện có
hành xử càng giống máy điện đồng bộ càng tốt. Tức là để chủ động hỗ trợ điện áp
trong trường hợp LVRT, máy điện tái tạo cần bơm vào lưới thêm CSPK. Ngược
lại, trong trường hợp HVRT thì tiêu thụ bớt CSPK trong lưới.

Vùng chết của đặc tính hỗ trợ CSPK như trên hình, là khoảng +-10% điện áp
định mức. Điều này có nghĩa rằng nếu độ lệch điện áp nằm trong khoảng +-10%
thì không cần hỗ trợ CSPK.
+ LVRT với yêu cầu hỗ trợ CSPK phức tạp hơn nhiều so với LVRT chỉ yêu cầu
thời gian kết nối
+ Với Windtype4/PV, việc hỗ trợ CSPK khá dễ dàng và ít tốn kém
+ Với Windtype3, hỗ trợ CSPK phụ thuộc vào chiến lược xử lí LVRT. Như đã
mô tả ở trên, crowbar ảnh hưởng lớn tới việc điều khiển hỗ trợ CSPK.
+ Với Windtype2, chỉ có thể thực hiện yêu cầu hỗ trợ khi lắp thêm STATCOM.
Tuy nhiên bộ bù này cực đắt tiền.
3.3 Kết nối yếu
+ Đánh giá lưới yếu:
• SIR: Tỉ số điện kháng của hệ thống chia cho điện kháng đối tượng. Điện kháng
hệ thống tính từ POC về hệ thống còn điện kháng đối tượng là điện kháng
đường dây tính từ POC về nhà máy NLTT. SIR cao tức là phân bố dòng ngắn
mạch tại đối tượng là không rõ ràng dọc toàn tuyến, dẫn tới việc phối hợp bảo
vệ gặp khó khăn. Ngoài ra SIR cao còn gây khó khăn về điều khiển điện áp.
• SCR: Tỉ số công suất ngắn mạch min của hệ thống tại POC chia cho công suất
đặt của nhà máy. SCR thấp tức là nhà máy xa lưới → liên kết yếu, khó khăn
trong điều khiển điện áp. Có 1 nhược điểm là công thức này chỉ đúng cho 1 nhà

19
máy đấu nối vào POC, nhiều nhà máy cùng đấu nối vào POC hoặc các POC
gần nhau thì công thức không còn chính xác nữa.
• Tỉ số X/R nhỏ cũng tức là nhà máy xa lưới
+ Đặc điểm phổ biến của nhà máy NLTT: Kết nối với lưới điện thông qua đường
dây truyền tải dài.
+ Kết nối yếu gây ra các vấn đề kĩ thuật: Khả năng điều khiển điện áp, khả năng
sụp đổ điện áp, giới hạn truyền tải công suất, dòng ngắn mạch và bảo vệ
• Khả năng điều khiển điện áp kém dẫn tới khả năng bị tách khỏi lưới khi có sự
cố
• Điện áp dao động mạnh ảnh hưởng tới sự làm việc của bộ PLL → mất ổn định
hệ thống điều khiển nhà máy

20
CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NLTT ĐẾN LƯỚI ĐIỆN

4.1 Các ảnh hưởng hệ thống


Ảnh hưởng của sụt giảm quán tính
❖ Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng quán tính
+ Kích thước sự cố: sự cố phần tử lớn nhất – sự cố tổ máy có P khả phát max
+ Khả năng điều chỉnh phụ tải (load damping)
+ Số lượng tổ máy đồng bộ vận hành
+ Đáp ứng quán tính từ các nguồn inverter: về mặt vật lí các nguồn inverter
không có phần tử quay → không có quán tính. Tuy nhiên nó có thể tạo ra
đáp ứng tương đương đáp ứng quán tính – phản ứng theo tốc độ biến thiên
tần số df/dt
+ Đáp ứng quán tính từ các hệ thống liên kết
• Kết nối AC: tăng cường quán tính chung của hệ thống
• Kết nối HVDC : thuật toán điều khiển HVDC có thể tạo ra đáp ứng quán
tính ảo.
+ Khi NLTT vào, xu hướng là đẩy nguồn truyền thống phát vào giờ thấp điểm.
Và do đó giờ thấp điểm lại có quán tính hệ thống cao hơn.
❖ Các biện pháp đảm bảo quán tính
+ Quán tính tối thiểu
+ Ràng buộc số máy phát tối thiểu
+ Hạn chế kích thước sự cố: giảm phát nhà máy hạt nhân tại giờ thấp điểm,…
+ Giám sát quán tính
+ Thị trường phụ trợ cho đáp ứng quán tính
❖ Hậu quả của sụt giảm quán tính
+ Cùng với 1 sự cố, tần số của hệ thống có quán tính thấp sẽ tăng/sụt giảm
lớn hơn hệ thống có quán tính cao → Tăng khả năng cắt tải, tăng chi phí
vận hành
+ ROCOF (df/dt) tăng
• Các rơ le bảo vệ hoạt động kém chính xác
• Mô hình hệ thống trong các phân tích sự cố trở nên phức tạp
• Khả năng cắt điện ở các nhà máy điện NLTT do đột biến góc pha
❖ Đo lường quán tính hệ thống
+ Sử dụng thông tin về động năng quay và trạng thái on/off máy điện đồng
bộ → tổng động năng quay là quán tính hệ thống
+ Đánh giá thông qua sự cố
+ Chủ động tạo sự cố bằng cách bơm vào hệ thống 1 lượng công suất và đánh
giá đáp ứng tần số
Đáp ứng sơ cấp/thứ cấp
+ Các nhà máy PV có khả năng tăng giảm công suất với mục đích điều khiển tần
số

1
+ Các nhà máy PV khi đó cần phát công suất dưới khả dụng → Cần thị trường
phụ trợ
+ Tốc độ đáp ứng nhanh cho phép nhà máy điện tham gia dịch vụ giả lập quán
tính, FFR.
Độ tin cậy cấp điện
+ Cần xác suất hỏng hóc và profile nguồn thay vì chỉ cần cs khả phát như nguồn
truyền thống.
+ Phát nhiều hơn công suất NLTT vào ban ngày → Ban đêm cần huy động nhanh
nguồn truyền thống để bù phần NLTT bị mất (chỉ vài giờ) → Cần tăng tính linh
hoạt của hệ thống.

You might also like