You are on page 1of 50

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

BÁO CÁO TỔNG KẾT


VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
NĂM 2020

Hà Nội, Tháng 01/2021

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................................................ 2
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................................................................... 3
II. PHỤ TẢI ........................................................................................................................................................ 3
II.1 Một số đặc điểm phụ tải trong năm............................................................................................ 3
I.2 Nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào ............................................................................................ 5
III. NGUỒN ĐIỆN ............................................................................................................................................. 7
III.1 Nguồn mới .......................................................................................................................................... 7
III.2 Tình hình thủy văn .......................................................................................................................... 9
III.3 Nhiên liệu khí .................................................................................................................................. 11
III.4 Khai thác các loại hình nguồn điện trong năm ................................................................... 12
III.5 Vấn đề điều chỉnh tần số và kết nối AGC cho các nhà máy điện .................................. 14
III.6 Tổng kết cắt giảm các nguồn NLTT do thừa nguồn và quá giới hạn truyền tải .... 16
III.7 Các vấn đề về chất lượng điện năng khi nguồn NLTT đưa vào vận hành tăng trong
năm 2020 ................................................................................................................................................... 18
IV. LƯỚI ĐIỆN................................................................................................................................................ 19
IV.1 Các công trình mới và hiệu quả công trình .......................................................................... 19
IV.2 Công tác điều độ, vận hành lưới điện ..................................................................................... 22
V. THỊ TRƯỜNG ĐIỆN................................................................................................................................. 38
V.1 Danh sách các NMĐ tham gia TTĐ năm 2020 ...................................................................... 38
V.2 Đánh giá và tổng kết tình hình vận hành VCGM năm 2020 ............................................. 39
V.3 Công tác phát triển thị trường điện bán buôn và bán lẻ................................................... 43
V.4 Chuyển đổi chu kỳ điều độ và chu kỳ giao dịch xuống 30 phút .................................... 44
V.5 Kiến nghị và đề xuất ...................................................................................................................... 44
VI. Hệ thống SCADA/EMS.......................................................................................................................... 46
VI.1 Hiện trạng hệ thống SCADA ....................................................................................................... 46
VI.2 Tình hình đảm bảo vận hành SCADA...................................................................................... 46
VI.3 Tình tình triển khai thực hiện QĐ 55 ..................................................................................... 47
VI.4 Triển khai vận hành các ứng dụng EMS tại ĐĐQG ............................................................ 47
VI.5 Các kiến nghị với Tập đoàn ........................................................................................................ 49

2
BÁO CÁO TỔNG KẾT VẬN HÀNH HTĐ QG NĂM 2020
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm 2020 là một năm vận hành đầy biến động của hệ thống điện Quốc gia. Từ Quý
II/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phụ tải HTĐ Quốc gia tăng trưởng thấp hơn
nhiều so với kế hoạch năm dẫn đến tình hình cân đối cung cầu điện năng đã trở nên bớt
căng thẳng. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch vận hành và vận hành thời gian thực hệ thống
điện năm 2020 không vì thế mà bớt phần khó khăn do hệ thống đã phải đối mặt thêm
nhiều vấn đề mới như:
- Phụ tải và thủy văn diễn biến bất thường: Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến
nhu cầu phụ tải hệ thống điện là chưa có tiền lệ, từ tháng 4/2020, mức tăng trưởng tháng
bình quân so với cùng kỳ năm 2019 chỉ đạt khoảng 1,15%, trong đó có một số tháng tăng
trưởng âm so với năm 2019 dẫn đến tổng sản lượng năm 2020 đạt 245,89 tỷ kWh, tăng
2,43% so với năm 2019. Công suất cực đại đạt 38.617 MW, tăng 1,04% so với năm 2019.
Sản lượng ngày cao nhất đạt 797,54 tr.kWh, tăng 1,72% so với năm 2019.
Tình hình thủy văn cũng có diễn biến phức tạp, đặc biệt với các hồ miền Trung.
Trong 8 tháng đầu năm, lưu lượng nước về các hồ rất thấp so với TBNN, nhưng chỉ trong
thời gian ngắn từ 18/09 – 15/11 đã có liên tiếp 09 cơn bão và áp thấp thiệt đới làm lưu
lượng nước về tăng đột biến, gây nhiều hậu quả. Mặc dù phụ tải giảm làm giảm áp lực
cung cấp điện, tuy nhiên ảnh hưởng lớn đến công tác trực ca vận hành hệ thống điện ở
A0, A3. Trong năm 2020, tỉ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo đã tăng tương đối
cao. Cụ thể, tổng công suất đặt các nhà máy điện (NMĐ) tự điều độ (bao gồm NMĐ gió,
sinh khối, solarfarm, rooftop và nhà máy thủy điện vận hành theo cơ chế chi phí tránh
được – là các nguồn khó điều độ) trên toàn hệ thống khoảng 24.000 MW (trong đó sinh
khối, gió, mặt trời khoảng 19.740 MW, thủy điện ACT khoảng 4.259 MW) chiếm khoảng
33.8% công suất đặt toàn hệ thống dẫn đến giảm độ linh hoạt trong điều hành hệ thống
điện và thừa nguồn trong điều hành thị trường điện.
Về cơ bản, ĐĐQG đã thực hiện được một số thành công nổi bật như sau:
(i) Vận hành hệ thống điện Quốc gia an toàn, tin cậy, đảm bảo chất lượng và tối ưu;
đạt các chỉ tiêu được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao về độ lệch tần số; độ lệch
điện áp và sai số dự báo phụ tải nằm trong giới hạn cho phép. Không phải tiết giảm phụ
tải.
(ii) Rút ngắn chu kỳ giao dịch thị trường điện từ 60 phút xuống 30 phút từ ngày
01/09/2020.
(iii) Thực hiện vận hành hệ thống điện an toàn trong các cơn bão lớn số 2, số 5, số
6, số 9, số 12, số 13. Các sự cố lớn do bão trên hệ thống điện 500kV, 220kV, 110kV đều
được điều độ viên Quốc gia xử lý trực tiếp hoặc phối hợp với điều độ viên miền xử lý kịp
thời, an toàn, nhanh chóng khôi phục cung cấp điện.
(iv) Phối hợp công tác chuẩn bị và đóng điện hòa lưới lần đầu các nguồn điện mới
đưa vào vận hành năm 2020 với tổng công suất 6.056 MW trong đó có 58 NM ĐMT với
tổng công suất đặt 3.992 MW, nâng tổng công suất đặt HTĐ quốc gia lên 62.234 MW.
(iii) Điều tiết thủy điện đảm bảo tối ưu, đồng thời đảm bảo nhu cầu nước hạ du,
đặc biệt là phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.
(vi) Thao tác xa: Năm 2020, Điều độ miền đã thực hiện thử nghiệm thao tác xa và
phối hợp với các công ty Truyền tải điện đưa thêm 11/15 trạm biến áp 220kV (A1: 5/7,
A2: 5/7, A3: 1/1) vào vận hành không người trực (KNT). Tính đến hết năm 2020, tổng số
TBA 220kV đã đưa vào KNT là 94/136 TBA.

II. PHỤ TẢI


II.1 Một số đặc điểm phụ tải trong năm
Sản lượng

3
Năm 2020, tổng sản lượng toàn hệ thống (tính tại đầu cực máy phát, không tính
điện mặt trời áp mái) đạt 245,89 tỷ kWh, tăng 2,42% so với năm 2019 và bằng 93,8% so
với kế hoạch năm ban hành theo Quyết định số 3733/QĐ-BCT ngày 16/12/2019. Cụ thể:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tổng toàn HT 17633 18617 21048 18548 21579 22018 23053 21567 21322 20235 19925 20351

Tổng toàn HT - EDC 17490 18472 20900 18431 21485 21959 23027 21544 21305 20219 19876 20287

Đơn vị: GWh


Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng toàn HT 120257 130992 145540 164312 182900 198322 220309 240101 245897

Tổng toàn HT - EDC 119033 129655 144655 163501 182160 196838 219578 238785 244994
Đơn vị: MWh

Công suất
Phụ tải cực đại năm 2020 của HTĐ QG là 38617 MW (ngày 23/6), tăng 1,04% so
với năm 2019. Sản lượng ngày cao nhất đạt 797,54 tr.kWh (ngày 27/8), tăng 1,72% so
với cùng kỳ 2019. Chi tiết phụ tải cực đại được thể hiện trong bảng sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Pmax_HTĐ QG 35006 33686 34926 32614 37809 38617 38608 38280 37835 35094 36153 36140

Pmax_Bắc 17067 16656 16209 15326 18604 19149 19271 17966 17852 17158 17707 17989

Pmax_Trung 3094 3216 3205 3119 3287 3365 3233 3270 3144 3036 3171 3081

Pmax_Nam 16152 16511 17362 16109 16971 16095 16508 17046 16554 16681 16409 16158
Đơn vị: MW

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Pmax_HTĐ QG 18603 20010 22210 25809 28067 30931 35126 38249 38617
Pmax_Bắc 8391 9081 10629 11874 13517 14870 17272 18313 19271
Pmax_Trung 2099 2382 2403 2546 2724 3099 3228 3535 3365
Pmax_Nam 9031 9687 10678 11798 12994 14101 15295 17139 17362
Đơn vị: MW

Tốc độ biến thiên phụ tải


Cùng với sự tăng trưởng của phụ tải, tốc độ biến thiên phụ tải của hệ thống cũng
tăng theo. Năm 2020, tốc độ biến thiên phụ tải trung bình ghi nhận từ 7h - 8h hàng ngày
là 79.3 MW/phút, tốc độ biến thiên phụ tải trung bình ghi nhận từ 7h - 7h30 hàng ngày là
88.7 MW/phút . Điều này làm gia tăng áp lực đối với việc huy động nguồn để đảm bảo
công suất dự phòng quay và dự phòng điều tần cho hệ thống, giữ ổn định tần số và chống
quá giới hạn truyền tải trên các giao diện liên kết miền.
Hệ số điền kín
Năm 2020, hình dáng đồ thị phụ tải HTĐ QG tương đương năm 2019. Hệ số K1
trung bình năm là 0,77 (2019 là 0,78), hệ số K2 trung bình năm là 0,53 (2019 là 0,54). Như
vậy, chênh lệch phụ tải giữa cao điểm và thấp điểm toàn hệ thống  1,87 lần, riêng HTĐ
Bắc  2,05 lần. Chênh lệch phụ tải lớn gây nhiều khó khăn cho công tác lập lịch huy động
nguồn trong cả mùa khô và mùa mưa do ràng buộc truyền tải Bắc - Trung và lượng NĐ
than với dải điều chỉnh hẹp tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc.
4
K1 = Ptb/Pmax
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
HTĐ QG 0.68 0.79 0.81 0.79 0.77 0.79 0.80 0.76 0.78 0.78 0.77 0.76 0.77
HTĐ Bắc 0.60 0.68 0.73 0.71 0.70 0.79 0.80 0.75 0.77 0.71 0.68 0.68 0.72
HTĐ Trung 0.68 0.71 0.76 0.73 0.78 0.77 0.79 0.74 0.80 0.71 0.70 0.73 0.74
HTĐ Nam 0.68 0.77 0.78 0.76 0.77 0.78 0.77 0.75 0.78 0.76 0.80 0.80 0.77

K2 = Pmin/Pmax
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
HTĐ QG 0.37 0.52 0.60 0.58 0.45 0.54 0.61 0.52 0.56 0.55 0.55 0.56 0.53
HTĐ Bắc 0.30 0.45 0.53 0.50 0.39 0.54 0.61 0.52 0.54 0.50 0.48 0.48 0.49
HTĐ Trung 0.39 0.42 0.53 0.50 0.49 0.58 0.62 0.53 0.57 0.29 0.43 0.50 0.49
HTĐ Nam 0.35 0.50 0.57 0.52 0.44 0.52 0.55 0.49 0.51 0.53 0.57 0.56 0.51

I.2 Nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào


Nhập khẩu điện Trung Quốc
Việc mua điện từ Trung Quốc được thực hiện trên cả 02 cấp điện áp là 220kV,
110kV. EVN ngừng mua điện tại cấp điệp áp 110kV từ tháng 01/03/2016, chỉ còn hai khu
vực mua điện qua cấp điện áp 220kV là T220 Hà Giang và T220 Lào Cai. Từ ngày 08/08 –
16/11/2020, EVN tạm thời không mua điện từ lưới điện Trung Quốc nhằm đảm bảo khai
thác tối đa lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Tây Bắc trong mùa lũ.
Năm 2020, tổng sản lượng mua điện Trung Quốc đạt 1,962 tỷ kWh, giảm so với
năm 2019 (2,198 tỷ kWh) và bằng 92,6% so với kế hoạch năm (2,05 tỷ kWh).
Đơn vị: MWh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Mua TQ 174 209 271 264 334 268 116 11 0 0 75 240 1962

Nhập khẩu điện Lào


Mua điện từ Lào được thực hiện qua đường dây 220kV mạch kép nối NMĐ
Xekaman 3 với T500 Thạnh Mỹ và đường dây 220kV mạch kép nối NMĐ Xekaman 1 với
T500 Pleiku 2. Tổng sản lượng mua điện từ Lào đạt 1,133 tỷ kWh, tăng so với năm 2019
(1,118 tỷ kWh) và bằng 103,2% kế hoạch năm (1,10 tỷ kWh ).
Đơn vị: MWh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Mua Lào 141 119 53 55 66 60 43 149 130 109 152 58 1133

I.3 Xuất khẩu điện sang Cam-pu-chia


Công suất và sản lượng từng tháng
Trong năm 2020, HTĐ Việt Nam tiếp tục cung cấp điện sang Cam-pu-chia qua hai
đường dây 220kV Châu Đốc – Takeo với công suất cực đại 250 MW. Tổng sản lượng điện
bán sang Cam-pu-chia đạt 894 triệu kWh, giảm so với năm 2019 (1,315 tỷ kWh) và đạt
116,2% so với kế hoạch năm (769 triệu kWh).
Đơn vị: MWh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Bán EDC 144 145 149 118 94 59 26 23 17 16 49 55 894

Vấn đề dao động công suất


Vấn đề dao động công suất do ảnh hưởng từ lưới điện Cam-pu-chia trong năm
2020 có 1 dao động tương đương năm trước (01 lần năm 2019). Theo chỉ đạo của EVN,

5
ĐĐQG vẫn tiếp tục tích cực phối hợp với EDC để giải quyết các vấn đề tồn đọng nhằm giảm
thiểu tối đa các hiện tượng dao động công suất và hạn chế nguy cơ gây sự cố diện rộng.

6
III. NGUỒN ĐIỆN
III.1 Nguồn mới
Công suất đặt toàn hệ thống
Tính đến hết năm 2020, công suất đặt HTĐQG là 62,248 MW, tăng 11,2 % so với
năm 2019. Cụ thể, cơ cấu nguồn điện như bảng sau:
1. Phân loại theo loại hình nhà máy

Loại hình nguồn Công suất đặt (MW) Tỷ lệ (%)

Thủy điện 16,972 27.27%


Nhiệt điện than 22,077 35.47%
Nhiệt điện dầu 1,579 2.54%
Thủy điện nhỏ 3,887 6.24%
Nhiệt điện khí 24 0.04%
Tua bin khí 7,398 11.88%
Điện sinh khối 325 0.52%
Điện gió 538 0.86%
Điện mặt trời 8,852 14.22%
Nhập khẩu 572 0.92%
Diesel 24 0.04%
Total 62,248 100%

Nhập khẩu
Điện mặt trời
0.92%
14.22%
Điện sinh khối
Điện gió Diesel
0.52%
0.86% 0.04%
Tua bin khí
Thủy điện
11.88%
27.27%

Nhiệt điện khí


0.04%

Thủy điện nhỏ


6.24%

Nhiệt điện dầu


2.54% Nhiệt điện than
35.47%

2. Phân loại theo loại Chủ sở hữu

7
Chủ sở hữu Công suất đặt (MW) Tỷ lệ (%)

EVN 8,925 14.34%


EVNGENCO 1 7,929 12.74%
EVNGENCO 2 4,420 7.10%
EVNGENCO 3 8,593 13.80%
PVN 5,005 8.04%
TKV 1,810 2.91%
BOT 5,253 8.44%
Tư nhân 19,670 31.60%
Nhập khẩu 572 1.00%
Khác 72 0.12%
Total 62,248 100%

Nhập khẩu Khác


0.92% 0.12%

EVN
14.34%

Tư nhân
31.60%
EVNGENCO 1
12.74%

EVNGENCO 2
BOT 7.10%
8.44%

EVNGENCO 3
13.80%
TKV PVN
2.91% 8.04%

Các nguồn mới đưa vào vận hành


Năm 2020, Tổng công suất đặt các nguồn mới đưa vào vận hành 6056 MW (bao
gồm 14 tổ máy thủy điện với tổng công suất 119.5 MW, 3 tổ máy nhiệt điện than với tổng
công suất 1810 MW, 3 NMĐ gió với tổng công suất 134 MW và 58 NMĐ mặt trời với tổng
8
công suất 3992 nâng tổng công suất đặt nguồn điện hệ thống điện Quốc gia lên 62248
MW. Trong 58 NMĐMT với tổng công suất đặt 3992 MW, 52 NMĐMT do A0 điều khiển
với tổng công suất là 3886 MW, 6 ĐMT do Ax điều khiển có tổng công suất là 155.8 MW.
Chi tiết về nguồn điện mới đưa vào vận hành năm 2020 được thể hiện tại Phụ lục
22.1 – Phụ lục báo cáo tổng kết vận hành HTĐQG năm 2020.

III.2 Tình hình thủy văn


Tổng quan
Biến đổi khí hậu cực đoan, dị thường hiện hữu rõ nét nhất trong năm 2020 ở Việt
Nam. Từ đầu năm hình thái thời tiết chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nhưng những
tháng cuối năm lại chịu tác động của hiện tượng La Nina. Theo đó, phân kỳ thủy văn được
chia thành 2 giai đoạn rất rõ rệt. Giai đoạn 1, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 là giai
đoạn mùa khô, toàn hệ thống nước về cạn kiệt, thiếu hụt so với TBNN, mặn xâm nhập sâu
vào nội đồng, sông suối. Tổng lượng nước các hồ thủy điện 6 tháng mùa khô đạt 88.3
tỷ.m3 thấp hơn 17.4 tỷ.m3 so với giá trị TBNN, thấp hơn 33.1 tỷ.m3 so với năm 2019.
Bước vào giai đoạn 2, giai đoạn mùa lũ trong vòng 6 tháng cuối năm. Mặc dù mùa lũ đến
muộn nhưng diễn ra hết sức khốc liệt, thiên tai bão lũ dồn dập chưa từng có, các dấu mốc
lịch sử lần lượt bị vượt qua với các kỷ lục mới được xác lập. Đó là kỷ lục về tổng số cơn
bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta, cấp độ bão, thời gian liên tiếp chịu ảnh hưởng của các
cơn bão chồng bão, đỉnh lũ vượt lịch sử trên các sông ở Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng
Nam. Mưa bão lũ dồn dập ở miền Trung, trong khi ở miền Bắc và miền Nam nguồn nước
tiếp tục thiếu hụt so với TBNN. Do đó, tổng lượng nước 6 tháng mùa lũ toàn hệ thống đạt
299.0 tỷ.m3 thấp hơn 23.9 tỷ.m3 so với giá trị TBNN, cao hơn 95.0 tỷ.m3 so với năm 2019.
Nhìn chung, tổng lượng nước về toàn hệ thống thủy điện năm 2020 là 387.3 tỷ m3 thấp
hơn 41.3 tỷ m3 so với giá trị TBNN, cao hơn 61.8 tỷ m3 so với năm 2019.
Mặc dù vậy năm 2020 là năm điều tiết thủy điện đạt hiệu quả và được vận hành
rất tối ưu.
Trong thời gian từ ngày 18/1/2020 đến 20/2/2020, cả 3 hồ Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang đã thực hiện 3 đợt xả nước với tổng lượng xả là 2.68 tỷ m3 tiết kiệm 1.65 tỷ
m3 so với kế hoạch. Vụ Đông Xuân 2019-2020 đã đảm bảo thành công xả nước cho 99.6%
(529.327 ha) diện tích gieo cấy ở Bắc Bộ trong điều kiện rất khó khăn trước thời kỳ đổ ải
như mực nước tích trong các hồ thủy điện đều ở mức thấp, mực nước trên sông Hồng đạt
giá trị thấp nhất trong lịch sử.
Tổng sản lượng thủy điện huy động năm 2020 đạt 72.9 tỷ kWh (~101.4%) so với
kế hoạch năm là do có chiến lược huy động tối ưu, tận dụng hết nguồn nước phát điện
trong điều kiện chưa có lũ, chờ đón lũ về muộn, để nâng cao hiệu quả phát điện, đồng thời
tạo dung tích đón lũ, cắt lũ rất hiệu quả trong mùa mưa lũ năm 2020.
Đến hết mùa lũ, có 41/47 hồ thủy điện điều tiết trên 1 tuần đảm bảo tích nước đến
xấp xỉ cao trình mực nước dâng bình thường. Tỷ lệ tích nước toàn hệ thống so với dung
tích hữu ích (Vtich/Vhi) đến cuối tháng 12/2020 đạt khoảng 92%; Trong đó, thủy điện
miền Bắc đạt tỷ lệ 95%, miền Trung đạt 95%, miền Nam đạt 77%.
Hình thái thời tiết gây mưa lũ năm 2020 là chủ yếu do bão và ATNĐ gây ra, do đó
lũ lên rất nhanh, các công trình thủy điện liên tục thực hiện thao tác xả nhằm duy trì mực
nước theo qui trình liên hồ chứa, chuẩn bị đón lũ tiếp theo. Trong mùa mưa lũ năm 2020,
toàn bộ (36/36) các hồ thủy điện miền Trung, nhiều hồ (37/40) thủy điện ở miền Bắc và
một số (5/12) hồ thủy điện ở miền Nam phải vận hành công trình xả với tổng lượng xả
thừa là 40 tỷ.m3 bằng ~10.2% tổng lượng nước về.

Thủy điện ở miền Bắc


 Khu vực Tây Bắc Bộ

9
Về mùa khô, trên các hệ thống sông lớn ở khu vực Bắc Bộ, nguồn nước thiếu hụt
từ 20%-50% so với TBNN. Mực nước thấp nhất cùng thời kỳ trong chuỗi quan trắc liên
tiếp xuất hiện ở thượng lưu, hạ lưu các hồ chứa trên lưu vực sông Đà và sông Hồng tại Hà
Nội. Riêng hồ Tuyên Quang đạt cao hơn giá trị TBNN khoảng 19%. Tổng lượng nước 06
tháng mùa khô các thủy điện ở Bắc Bộ đạt 46.2 tỷ m3 thấp hơn 8.8 tỷ m3 so với giá trị
TBNN, thấp hơn 21.0 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2019.
Về mùa lũ, trên các sông Bắc Bộ xuất hiện ít lũ, tổng số có 06 đợt lũ, chủ yếu là lũ
vừa và lũ nhỏ; Trong đó có 2 đợt lũ lớn nhất năm gồm 01 đợt vào tháng 8 và 01 đợt vào
tháng 10. Nguồn dòng chảy trên lưu vực sông Đà thiếu hụt khoảng 20% so với TBNN,
lượng nước thiếu hụt tập trung vào các tháng đầu mùa lũ (tháng 7,8) và các tháng cuối
năm (tháng 11,12). Nguồn dòng chảy trên lưu vực sông Gâm (thủy điện Tuyên Quang) và
sông Chảy (thủy điện Thác Bà) cao hơn giá trị TBNN khoảng 20%. Tổng lượng nước 06
mùa lũ các thủy điện ở Bắc Bộ đạt 162.3 tỷ m3 thấp hơn 23.0 tỷ m3 so với giá trị TBNN,
cao hơn 54.6 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2019.
 Khu vực Bắc Trung Bộ
Về mùa khô, các thủy điện trên hệ thống sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có
tổng lượng nước về phổ biến ở mức thấp hơn TBNN, thiếu hụt khoảng 30%-40% so với
giá trị TBNN. Riêng thủy điện Khe Bố đạt tương đương giá trị TBNN.
Về mùa lũ, trên hệ thống sông Bắc Trung Bộ xuất hiện 03 đợt lũ vừa và nhỏ trong
mùa mưa lũ 2020. Nguồn dòng chảy trên lưu vực sông ở Bắc Trung bộ thiếu hụt khoảng
30% so với TBNN. Nguồn nước chính bổ sung trong mùa lũ tập trung vào các tháng cuối
mùa lũ (tháng 10,11) do chịu ảnh hưởng của các cơn bão số cuối mùa. Duy nhất thủy điện
Hủa Na dòng chảy đạt tương đương giá trị TBNN. Tổng lượng nước 06 mùa lũ các thủy
điện ở Bắc Trung Bộ đạt 27.6 tỷ m3 thấp hơn 7.8 tỷ m3 so với giá trị TBNN, cao hơn 6.2
tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2019. Các hồ Cửa Đạt, Bản Vẽ là 2 hồ duy nhất ở miền Bắc không
xả thừa nước.
Thủy điện ở miền Trung
 Khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ
Về mùa cạn, trên hệ thống sông suối ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ đã xảy ra
tình trạng hạn hán, thiếu nước từ cuối năm 2019 đến hết 09 tháng mùa cạn năm 2020.
Lượng nước về trong các tháng mùa cạn trên hệ thống thủy điện ở miền Trung phổ biến
thiếu hụt từ 20%-50% so với giá trị TBNN.
Về mùa lũ, trong vòng hơn 1 tháng, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 liên tiếp xảy
ra 07 cơn bão và 01 ATNĐ ảnh hưởng đến miền Trung, trong đó cơn bão số 9 là cơn bão
lớn nguy hiểm nhất trong vòng 20 năm qua, đã tác động gây mưa lớn toàn miền Trung từ
tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Khánh Hòa. Mưa lớn diện rộng gây ra lũ đặc biệt lớn trên toàn bộ
hệ thống sông ở miền Trung. Lũ trên các sông ở Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế
vượt giá trị lịch sử. Khu vực nhà máy Đăk Mi 3 đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Lượng dòng
chảy 02 tháng mùa lũ (tháng 10, 11) trên các sông ở miền Trung phổ biến cao giá trị TBNN
từ 50%-480% so với giá trị TBNN, trong đó có các thủy điện Quảng Trị, Bình Điền, Hương
Điền, A Lưới, A Vương dòng chảy tháng 10 đạt giá trị lớn nhất trong chuỗi quan trắc. Tổng
lượng nước 06 mùa lũ các thủy điện ở miền Trung đạt 47.4 tỷ m3 cao hơn 15.3 tỷ m3 so
với giá trị TBNN, cao hơn 34.3 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2019.
 Khu vực Tây Nguyên
Về mùa cạn, phân phối nước về các hồ thủy điện ở khu vực Tây Nguyên trung bình
toàn mùa đạt xấp xỉ và vượt giá trị TBNN. Tuy nhiên có các thủy điện bậc trên cùng gồm
hồ Peikrong trên sông Sê San, hồ Buon Tua Srah trên sông Sperok, hồ Đồng Nai 2 trên
sông Đồng Nai thiếu hụt nhiều nhất trong khu vực, thấp hơn khoảng 30% so với giá trị
TBNN.
Về mùa lũ, khu vực Tây nguyên lũ xuất hiện muộn. Đầu mùa lũ, dòng chảy khô cạn,
cuối mùa lũ từ giữa tháng 10, khi các cơn bão đổ bộ vào miền Trung và Tây Nguyên, mới
10
bắt đầu xuất hiện lũ. Chiến lược điều hành tối ưu rất rõ ràng trên hệ thống thủy điện ở
Tây Nguyên. Cụ thể vào đầu mùa lũ chưa lập kế hoạch tích nước ngay, huy động phát điện
hết khả năng theo nước về vừa tăng sản lượng điện đồng thời tạo dung tích chống lũ. Do
đó khi bão đổ bộ vào khu vực Tây nguyên, các hồ đã cắt lượng lũ lớn vừa đảm bảo tích
nước không gây sạt, lở ngập lụt sâu ở hạ lưu. Do lũ chỉ tập trung cuối mùa, thời gian ngắn
nên tổng lượng nước 05 mùa lũ các thủy điện ở miền Trung đạt 44.7 tỷ m3 thấp hơn 5.4
tỷ m3 so với giá trị TBNN, cao hơn 3.6 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2019.
Thủy điện ở miền Nam
 Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Về mùa cạn, phân phối lượng nước về trong mùa cạn ở các hồ thủy điện ở khu vực
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tương đối tốt. Dòng chảy các tháng đều dao động ổn định
tương đương và vượt giá trị TBNN. Hồ Đa Nhim nước về tốt nhưng bị hạn chế huy động
do các nhà máy điện mặt trời phát cao gây ra quá tải lưới điện.
Về mùa lũ, trong các tháng (10-12)/2020 khu vực chỉ chịu ảnh hưởng xa của các
cơn bão nên trong các tháng mùa lũ chỉ xuất hiện các đợt lũ ở mức trung bình. Tuy nhiên
do dòng chảy rất tốt trong mùa cạn và duy trì đến hết mùa lũ nên tổng lượng nước 03
mùa lũ đạt 2.3 tỷ m3 cao hơn 0.54 tỷ m3 so với giá trị TBNN, cao hơn 1.1 tỷ m3 so với
cùng kỳ năm 2019.
 Khu vực Nam Nam Bộ
Về mùa cạn, các thủy điện trên lưu vực sông sông Đồng Nai nước về tốt đều đạt
xấp xỉ và và vượt giá trị TBNN, đạt từ 84%-134%. Riêng nhánh sông Bé, lưu lượng nước
về hồ chứa chỉ đạt khoảng 40% so với giá trị TBNN.
Về mùa lũ, năm nay ở Nam Bộ không có lũ, dòng chảy đều ở mức thấp mặc dù đã
hạn chế huy động, chỉ cấp nước theo yêu cầu quy trình liên hồ chứa nhưng mực nước tích
các hồ ở Nam Bộ (Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ, Cần Đơn, DamBri) đều thấp hơn MNDBT
từ 1.1m-5.8m. Tổng lượng nước 06 tháng mùa lũ các thủy điện ở miền Nam đạt 30.2 tỷ
m3 thấp hơn 11.4 tỷ m3 so với giá trị TBNN, thấp hơn 6.99 tỷ m3 so với cùng kỳ năm
2019.
Chi tiết số liệu thủy văn các hồ trong từng tháng năm 2020 và các năm trước đó
được thể hiện tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10.

III.3 Nhiên liệu khí

Khí Đông Nam Bộ (Cửu Long + Nam Côn Sơn)


Các nguồn cấp khí trong nước tiếp tục giảm mạnh do (i) thường xuyên xảy ra sự
cố các mỏ khí (ii) suy giảm khả năng cấp của các mỏ hiện tại (Lô 06.1) (iii) chưa có nguồn
khí mới bổ sung. Tính từ đầu năm, khả năng cấp khí Đông Nam Bộ trung bình đạt khoảng
16 triệu m3/ngày, giảm 3 – 3,5 triệu m3 khí/ngày so với các năm trước, tương đương
giảm sản lượng điện ~ 15 – 16,5 triệu kWh/ngày.
Tính đến hết năm 2020, tổng lượng khí NCS+CL tiêu thụ đạt ~ 5,28 tỷ m3 khí, bằng
80,2% so với năm 2019 (6,59 tỷ m3).
Do suy giảm các mỏ, khả năng cấp khí từ nguồn khí khu vực Đông Nam Bộ đạt trung bình
~ 14,5 triệu m3/ngày. Ngoài ra, từ cuối tháng 11/2020, sau khi bổ sung thêm khí từ nguồn
Sao Vàng – Đại Nguyệt thì khả năng cấp khí cho khu vực Đông Nam Bộ vào khoảng 16.5 -
17.0 triệu m3/ngày. Khả năng cấp khí khu vực Tây Nam Bộ đạt trung bình khoảng 4.0 –
4.5 triệu m3/ngày. Tổng lượng khí cung cấp được hiện nay đối với cả hai nguồn cấp được
khoảng 21.0 – 21.5 triệu m3/ ngày, so với mức khả năng chạy tối đa các tổ máy là 30.5
triệu m3/ ngày thì khả năng cung cấp khí cho phát điện chỉ đáp ứng khoảng 70.5%.
Trong năm 2020, nguồn khí NCS có 01 đợt công tác bảo dưỡng hệ thống khí vào
ngày 13/09, lưu lượng khí cấp bằng 0. Sửa giếng MT-6P & MT-7P (từ 11 - 18/09) và

11
Vietsovpetrol dừng giàn nén trung tâm của hệ thống khí Cửu Long để bảo dưỡng (từ 22-
28/09), Từ ngày 04/10-13/10: Lô 11.2 dừng cấp khí để BDSC theo kế hoạch.
Khí NCS vận hành không ổn định nhiều lần gặp sự cố gây ngừng/giảm khả năng
cấp khí cho phát điện.
Do suy giảm các mỏ, khả năng cấp khí từ nguồn khí khu vực Đông Nam Bộ trong
năm 2020 đạt trung bình khoảng 14.0 -15.5 triệu m3/ngày. Ngoài ra, từ cuối tháng
11/2020, sau khi bổ sung thêm khí từ nguồn Sao Vàng – Đại Nguyệt thì khả năng cấp khí
cho khu vực Đông Nam Bộ vào khoảng 16.5 -17.0 triệu m3/ngày.
Tổng hợp tình hình tiêu thụ khí Nam Côn Sơn + Cửu Long trong các tháng của năm
2020:
Khí Tây Nam Bộ (PM3-CAA)
Khả năng cấp khí khu vực Tây Nam Bộ đạt trung bình khoảng 4,0 – 4,5 triệu
m3/ngày. Tính đến hết 2020, tổng lượng khí PM3-CAA cấp cho các NMĐ khu vực Tây Nam
bộ đạt ~ 1,279 tỷ m3 khí, bằng 88,9% so với năm 2019 (1,438 tỷ m3). Khả năng cấp khí từ
nguồn khí Tây Nam Bộ chỉ đạt trung bình khoảng 3,51 triệu m3/ngày;
Trong năm 2020, nguồn khí PM3-CAA có 01 đợt công tác bảo dưỡng hệ thống khí
định kỳ từ ngày 19/08 – 25/08, trong giai đoạn này khả năng cấp khí trong thời gian này
là 0 tr.m3 khí/ngày. Từ 29/10 - 19/11 PV Gas phóng thoi tuyến ống biển PM3 Cà Mau,
khả năng cấp khí giảm còn 2.6 tr.m3 khí/ngày. Thực hiện phóng thoi đường ống Resak từ
22/11 - 26/11, lưu lượng khí cấp còn 3.2 – 3.8 tr.m3 khí/ngày. Khí PM3 vận hành không
ổn định nhiều lần gặp sự cố gây ngừng/giảm khả năng cấp khí cho phát điện.

III.4 Khai thác các loại hình nguồn điện trong năm
Nhìn chung, các nguồn điện trên toàn quốc đã được huy động hợp lý, tổng sản
lượng điện phát trong năm sát với kế hoạch năm, riêng sản lượng thủy điện đạt 72,892 tỷ
kWh, bằng 101,3% kế hoạch năm, sản lượng nhiệt điện dầuđạt 0,574 tỷ kWh, bằng 33,5%
kế hoạch năm và sản lượng tua bin khí dầuđạt 0,474 tỷ kWh, bằng 25,1% kế hoạch năm.

Sản lượng năm 2020 theo loại hình nguồn điện (106 kWh) Tỷ lệ
Tổng toàn hệ thống 245,897
Thuỷ Điện 72,892 29.64%
Nhiệt Điện than 123,177 50.09%
TBK chạy khí + Đuôi hơi 34,657 14.09%
Nhiệt Điện dầu 574 0.23%
TBK chạy dầu 474 0.19%
Nhiệt điện chạy khí 145 0.06%
Điện Gió 982 0.40%
Điện mặt trời 9,575 3.89%

12
Điện Sinh khối 340 0.14%
Diesel 15 0.01%
Điện EVN mua Trung Quốc 1,930 0.78%
Điện EVN mua Lào 1,137 0.46%

Thủy điện
Trong mùa khô năm 2020, các hồ thủy điện đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu cấp
nước tưới tiêu cho nông nghiệp và cho sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du.
Tổng sản lượng thủy điện điện khai thác được đạt 72,892 tỷ kWh, cao hơn 908
triệu kWh so với KH năm (71,984 tỷ kWh), đạt 101,3% kế hoạch đã góp phần quan trọng
để giảm giá thành điện và chi phí mua điện của EVN. Tình hình thủy văn thuận lợi, lưu
lượng nước về các hồ thủy điện cuối năm nhiều, đặc biệt các hồ thủy điện miền Trung nên
tăng khai thác thủy điện.
Có tổng số 14 tổ máy thủy điện mới đưa vào vận hành năm 2020 với tổng công
suất đặt 119,5 MW (năm 2019 là 110,6 MW), tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước.
Nhiệt điện than
Trong các tháng mùa khô (T2-T7), nhiệt điện than được huy động cao để đáp ứng
nhu cầu phụ tải trước khi giảm vào các tháng mùa lũ (T8-T11) để tận dụng khai thác tối
đa thủy điện theo nước về. Từ tháng 12/2020, nhiệt điện than được huy động cao để đảm
bảo tích nước cho các hồ thủy điện.
Trong năm 2020, ngoại trừ tháng 1/2020 có hiện tượng thiếu than của các nhà
máy Vũng Áng và Vĩnh Tân 4, nhìn chung khả năng cấp than cho các nhà máy nhiệt điện
là ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu hệ thống.
Tổng sản lượng nguồn nhiệt điện than năm 2020 đạt 123,177 tỷ kWh ít hơn 9,605
tỷ kWh so với kế hoạch năm (132,782 tỷ kWh), đạt 92,8% kế hoạch và cao hơn năm 2019
(120,157 tỷ kWh).
Nguồn nhiệt điện than mới đưa vào năm 2020 gồm 03 tổ máy với tổng công suất
đặt là 1810 MW (năm 2019 là 1304 MW) bao gồm: 2 tổ BOT Hải Dương (2x605 MW), 1
tổ Sông Hậu (600MW).
Nhìn chung, các nhà máy nhiệt điện than thường vận hành không ổn định và hay
bị sự cố và suy giảm công suất, đặc biệt là các tổ máy có công suất lớn, gây ảnh hưởng lớn
đến chất lượng tần số trong năm 2020 và đe dọa chế độ vận hành ổn định của HTĐ nói
chung và truyền tải 500kV nói riêng.
Tuabin khí
Các nguồn cấp khí trong nước đã giảm mạnh và chưa có nguồn bổ sung, năm 2020
khí Nam Côn Sơn cấp chỉ còn khoảng 16,5 triệu m3/ngày, bằng 75% so với các năm trước
đây, việc cấp khí không ổn định, xảy ra nhiều sự cố nên sản lượng khí cấp cho sản xuất
điện thấp hơn so với kế hoạch.
Tổng sản lượng các nhà máy TBK khai thác trong năm 2020 đạt 34,657 tỷ kWh
bằng 90,9% so với kế hoạch năm (38,134 tỷ kWh ) và thấp hơn năm 2019 (42,402 tỷ
kWh).
Nhiệt điện dầu FO và Tua bin khí dầu DO
Chỉ huy động nhiệt điện dầu FO và tua bin khí dầu DO trong các đợt sự cố khí,
ngừng bảo dưỡng hệ thống khí PM3-CAA (19/08 – 25/8), bảo dưỡng hệ thống khí Nam
Côn Sơn 13/09, (02/10 – 11/10) và (07 – 14/11). Đồng thời Huy động nhiệt điện dầu FO
và tua bin khí dầu DO trong các tháng mùa khô (tháng 1, 2, 3). Tổng sản lượng nhiệt điện

13
dầu FO là 574 triệu kWh, tua bin khí dầu DO là 474 triệu kWh thấp hơn nhiều so với KH
năm.
Năng lượng tái tạo (Điện mặt trời và điện gió)
Số lượng các nhà máy ĐMT là 58 nhà máy điện với tổng công suất hơn 3.992 MW
được đưa vào vận hành trước thời điểm 31/12/2020 cũng là một thách thức không nhỏ
đối với bất kỳ một hệ thống điện hiện đại nhất nào trên thế giới. Trong 58 với 52 ĐMT do
A0 điều khiển với tổng công suất là 3836,2 MW, 06 ĐMT do Ax điều khiển có tổng công
suất là 155,8 MW.
Tổng sản lượng các nhà máy NLTT (điện mặt trời, điện gió và Sinh khối) khai thác
được đạt 10,943 tỷ kWh (trong đó ĐMT: 9,622 tỷ kWh, điện gió: 0,982 tỷ kWh và sinh khối
0,34 tỷ KWh) cao hơn 74 triệu kWh so với KH năm (10,808 tỷ kWh), đạt 101,2% kế hoạch
đã góp phần quan trọng đảm bảo vận hành HTĐ Quốc gia an toàn, tin cậy.
Chi tiết sản lượng các NMĐ năm 2020 được thể hiện tại Phụ lục 3.
III.5 Vấn đề điều chỉnh tần số và kết nối AGC cho các nhà máy điện
Chỉ số FDI năm 2020
Chất lượng điện năng cũng được cải thiện so với các năm trước, điều chỉnh tần số HTĐ
QG đảm bảo chỉ số về độ lệch tần số (FDI) là 0,024% thấp hơn năm 2019 (0,043%) và
thấp hơn kế hoạch năm (0,15%). Số lần tần số ra ngoài ngưỡng 50 ± 0,5 Hz năm 2019 là
116 lần ít hơn năm 2019 (202 lần) và thấp hơn so với tiêu chuẩn tần số quy định tại
Thông tư Quy định hệ thống điện truyền tải (116 lần so với 130 lần theo quy định). Trong
năm 2020, A0 đã đưa hệ thống AGC vào vận hành điều chỉnh tần số chủ yếu với các NMĐ
đa mục tiêu Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Ialy, Trị An. Ngoài ra còn sử dụng
AGC để phân bổ công suất cắt giảm nguồn NLTT do thừa nguồn, quá giới hạn truyền tải
ĐD 500kV liên kết, đặc biệt là cung đoạn truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc (Hà Tĩnh
-> Nho Quan).
Tính đến hết năm 2020 tổng số nhà máy điện đã thử nghiệm thành công việc kết nối AGC
là 234 nhà máy với tổng công suất đặt là 36876 MW. Hệ thống AGC đã giúp cải thiện phần
nào chất lượng tần số hệ thống điện QG, hỗ trợ tích cực Điều độ viên trong quá trình phối
hợp nhiều nhà máy điều tần.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TBN

FDI 2019 0.052 0.048 0.041 0.038 0.045 0.049 0.035 0.042 0.036 0.034 0.058 0.041 0.043

FDI 2020 0.086 0.026 0.058 0.082 0.003 0.005 0.005 0.007 0.005 0.006 0.006 0.003 0.024

Thống kê số lần tần số vượt ngưỡng cho thấy năm 2020, số lần tần số ra ngoài phạm vi
cho phép ít hơn ít so với 2019, nên FDI 2020 thấp hơn 2019. Bên cạnh đó, quy luật vượt
ngưỡng có sự thay đổi nhiều: số lần vượt ngưỡng dưới dải đều các tháng trong năm và số
lần vượt ngưỡng trên tăng cao chủ yếu xuất hiện và tháng 1, 3 và tháng 4. Chi tiết như
bảng sau:

Các dải tần số


Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm
(Hz)

2020 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
52,0 > f > 51,25
2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

14
Các dải tần số
Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm
(Hz)

2020-2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2020 46 5 8 29 2 0 0 0 1 2 2 0 95

51,25 > f > 50,5 2019 33 19 8 5 3 9 3 0 0 1 52 20 153

2020-2019 13 -14 0 24 -1 -9 -3 0 1 1 -50 -20 -58

2020 2 1 2 3 0 6 1 1 1 2 1 1 21

49,5 > f > 48,75 2019 2 7 3 2 11 9 1 6 3 2 1 2 49

2020-2019 0 -6 -1 1 -11 -3 0 -5 -2 0 0 -1 -28

2020 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

48,75 > f > 48,0 2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2020-2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2020 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

48,0 > f > 47,0 2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2020-2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Trong thời gian tới, để cải thiện chất lượng tần số, cần thực hiện một số giải pháp
sau:
(i) Rà soát lại phản ứng sơ cấp các tổ máy trong các NMĐ thuộc quyền điều khiển
của ĐĐQG (dải chết, độ đốc đặc tính tĩnh, chế độ làm việc của hệ thống điều tốc ...) và có
cơ chế phạt phù hợp đối với các nhà máy không tham gia đáp ứng sơ cấp.
(ii) Có cơ chế khuyến khích các ĐVPĐ có tổ máy đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tham
gia vào dịch vụ điều tần, dự phòng quay.
(iii) Tiếp tục sử dụng ứng dụng AGC để điều chỉnh tần số thứ cấp.
(iv) Tiếp tục sử dụng ứng dụng AGC để điều khiển công suất các NMĐ mặt trời theo
phân bổ kết hợp giám sát giới hạn truyền tải của lưới điện.
(v) Phê duyệt phương án thanh toán cho các NMĐ trực tiếp tham gia thị trường có
kết nối với hệ thống AGC.
Các nhà máy đã thử nghiệm AGC thành công
Năm 2020, ĐĐQG đã kết nối thành công ứng dụng AGC tới 234 nhà máy điện với
tổng công suất đặt là 36876 MW. Các tổ máy/nhà máy điện kết nối AGC thành công bao
gồm các loại hình thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, nhiệt điện dầu, điện mặt trời, điện
gió và phân bổ ở cả 03 miền Bắc, Trung, Nam. Chi tiết trong phụ lục 32 – Phụ lục báo cáo
tổng kết vận hành 2020.

Trong năm 2021, ĐĐQG sẽ tiếp tục phối hợp với các Đơn vị phát điện để đưa thêm
các tổ máy kết nối thành công ứng dụng AGC, cũng như tiến hành thí nghiệm vận hành
AGC dài ngày với kịch bản phối hợp giám sát trào lưu truyền tải, có thêm sự tham gia của
các nhà máy tuabin khí, nhiệt điện than, cũng như vận hành thường xuyên liên tục đối với
nhà máy đã kết nối AGC thành công có khả năng điều tần thứ cấp.
Các vấn đề tồn tại, vướng mắc
- Hệ thống AGC có tính năng gửi lệnh khởi động, ngừng dự phòng tổ máy. Tuy
nhiên, các nhà máy đều thiết kế theo hình thức có người trực nên ko đáp ứng được khả
năng nhận lệnh từ AGC để khởi động hoặc dừng tổ máy. Ngoài ra, ứng dụng AGC vẫn còn
15
thiếu tính năng gửi tín hiệu từ xa để ra lệnh chuyển bù, chuyển phát các tổ máy. Đây cũng
là một khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng điều chỉnh tần số bằng AGC so với điều chỉnh
tần số theo cách truyền thống;
- Số lượng nhà máy chính thức vận hành AGC để điều chỉnh tần số còn thấp →
dự phòng điều tần, dự phòng quay của hệ thống điện thấp;
- Chất lượng kết nối SCADA chưa tốt (do lỗi mất kết nối kênh truyền, lỗi
Gateway, lỗi hệ thống điều khiển, …), dẫn tới có những thời điểm mất khả năng điều chỉnh
tổ máy;
- Nhiều nhà máy chưa đủ điều kiện kỹ thuật để tham gia AGC;
- Điều độ viên đang vận hành song song 02 hệ thống: DIM và AGC → tăng áp lực
lên Điều độ viên trong điều độ thời gian thực;
- Nhiều nhà máy chưa phân tách khóa điều khiển công suất P và Q độc lập, khóa
điều khiển từng tổ máy độc lập.

Đề xuất, kiến nghị năm 2020


- ĐĐQG chủ trì ký với các NMTĐ đa mục tiêu Quy trình phối hợp vận hành AGC
giữa ĐĐQG và Đơn vị phát điện;
- Kính đề nghị Tập đoàn chỉ đạo các Đơn vị phát điện nâng cao chất lượng kết
nối SCADA;
- ĐĐQG đang tiến hành thử nghiệm và sớm đưa vào vận hành hệ thống điều
khiển tích hợp DIM/AGC cho các NMĐ đã thử nghiệm thành công kết nối AGC để gửi lệnh
giờ tới thông qua AGC;
- ĐĐQG sẽ rà soát và yêu cầu các NMĐ tách riêng quyền điều khiển Q tổ máy và
thao tác sân trạm với quyền điều khiển P tổ máy để đảm bảo độc lập công việc của
AGC/DIM và Trưởng ca NMĐ.

III.6 Tổng kết cắt giảm các nguồn NLTT do thừa nguồn và quá giới hạn truyền tải
Tình hình chung
Trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2020 đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ các
nguồn điện NLTT, đặc biệt là các nguồn điện mặt trời do chính sách ưu đãi về giá FiT 2
hết hiệu lực vào 31/12/2020, với ~ 40 nhà máy tương đương công suất đặt ~ 3000 MW
đã đi vào vận hành.
Với lượng nguồn NLTT lớn được bổ sung vào hệ thống như vậy, cộng với một số
nguyên nhân khách quan bất lợi khác như (i) phụ tải tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của
đại dịch COVID 19; (ii) ảnh hưởng của mưa lũ miền Bắc và đặc biệt là đợt lũ cực đoan kéo
dài ở miền Trung, nhiều hồ thủy điện trên hệ thống có lưu lượng nước về lớn và có những
thời điểm có từ 40-50 hồ miền Bắc và Trung phải xả tràn; (iii) phụ tải cao điểm chiều cao
nhưng không còn ĐMT hỗ trợ, chênh lệch giữa phụ tải cao điểm và thấp điểm trong ngày
rất lớn, từ 10.000 - 15.000 MW, đã gây khó khăn lớn trong công tác vận hành hệ thống
điện, cụ thể:
- Chênh lệch phụ tải lớn giữa 2 thời điểm thấp điểm trưa chủ nhật và cao điểm chiều
thứ 2 gây khó khăn lớn cho công tác vận hành hệ thống điện. Để có thể khai thác
cao các nguồn NLTT cũng như các NMTĐ đang xả và có nguy cơ xả vào các ngày có
phụ tải thấp (cuối tuần, ngày lễ), A0 đã phải ngừng dự phòng nhiều tổ máy nhiệt
điện than (NĐT) và tuabin khí (TBK), thậm chí phải tiết giảm thêm các nguồn NLTT
16
do phụ tải quá thấp (ví dụ trưa chủ nhật 18/10, A0 đã phải tiết giảm gần 900 MW
ĐMT để đảm bảo tần số hệ thống).
- Do áp lực khai thác cao thủy điện và NLTT trong khi phụ tải giảm thấp, các nguồn
NLTT lại tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam, nên thường xuyên xuất
hiện hiện tượng nghẽn mạch trên các đường dây liên kết, đặc biệt là cung đoạn
truyền tải 500kV Hà Tĩnh – Nho Quan, nhiều thời điểm phải tiết giảm nguồn NLTT
khu vực miền Trung, Nam để không vận hành vượt quá giới hạn truyền tải.
Để giải quyết vấn đề cắt giảm nguồn NLTT do hệ thống thừa nguồn hoặc có nguy
cơ quá giới hạn truyền tải trên các đường dây liên kết, ĐĐQG đã cải tiến công cụ AGC sử
dụng thuật toán trần công suất (thuật toán tương tự như đang áp dụng cho các NM ở khu
vực quá tải lưới nội miền) và hiện đang đưa vào vận hành thử nghiệm cho kết quả tốt.
Theo đánh giá hậu kiểm, các nhà máy vận hành trong AGC liên tục, đáp ứng AGC tốt thì
đều cho tỉ lệ cắt giảm đồng đều nhau.
Trong năm 2021 sẽ tiến hành cải tiến công cụ AGC để có thể giám sát đồng thời tất
cả các đoạn ĐD 500kV liên kết dọc trục khi thừa nguồn gây quá tải, cũng như phối hợp cắt
giảm với các khu vực quá tải lưới 220/110kV nội miền hàng ngày một cách tự động; tiến
tới các nhà máy NLTT chủ động ON/OFF tham gia AGC khi có thông báo thừa nguồn từ
phương thức vận hành ngày tới; bổ sung các cảnh báo, thông số để hỗ trợ ĐĐVQG trong
quá trình vận hành AGC.

Tổng kết các sự kiện cắt giảm


- Trong các ngày 26-29/12, do một số nguồn thủy điện miền Trung vẫn phát cao do
xả lũ, cũng như nhiều nhà máy mặt trời hòa lưới lần đầu, phát công suất phục vụ
các thí nghiệm công nhận COD cho kịp hạn cuối 31/12/2020 của FIT2, đồng thời
phụ tải giảm thấp và các nguồn NLTT khác phát cao, công cụ AGC được đưa vào
vận hành để giám sát ngưỡng giới hạn truyền tải trên cung đoạn ĐZ500 kV Nho
Quan – Hà Tĩnh, đặc biệt ngày chủ nhật 27/12 đã cắt giảm tất cả các NM NLTT (kể
cả các NM khu vực quá tải nội miền) với mức công suất cắt giảm lớn nhất khoảng
3000MW.
- Ngày Chủ nhật 20/12 từ 10h50-12h10, do phụ tải giảm thấp và các nguồn NLTT
phát cao, công cụ AGC được đưa vào vận hành để giám sát ngưỡng giới hạn truyền
tải trên cung đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh, điều chỉnh tự động công suất
các nguồn NLTT miền Trung+Nam nằm ngoài khu vực quá tải lưới 220-110kV nội
miền. Mức công suất cắt giảm lớn nhất là khoảng 1000 MW.
- Ngày Chủ nhật 13/12 từ 9h30-13h, do phụ tải giảm thấp và các nguồn NLTT phát
cao, công cụ AGC được đưa vào vận hành để giám sát ngưỡng giới hạn truyền tải
trên cung đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh ở mức 1950 MW, điều chỉnh tự động
công suất các nguồn NLTT miền Trung+Nam nằm ngoài khu vực phải thường
xuyên cắt giảm do quá tải lưới 220-110kV nội miền. Mức công suất cắt giảm lớn
nhất là khoảng 634 MW ghi nhận vào thời điểm 12h24.
- Trong ngày 02-05/12, cung đoạn 500kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng chỉ vận hành 1 mạch
do có công tác trên mạch Hà Tĩnh – Vũng Áng – Đà Nẵng, ĐĐV đã đưa vào sử dụng
công cụ AGC cải tiến để giám sát trào lưu trên ĐZ 500kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng (bị quá
giới hạn truyền tải 1100MW theo chiều Trung – Bắc do nhiều NMTĐ miền
Trung+Nam phát cao do xả lũ). Công cụ AGC đã điều chỉnh công suất các nguồn
NLTT khu vực miền Trung+Nam tốt với tỉ lệ cắt giảm đồng đều cho các NM tham
gia AGC, đồng thời đảm bảo giữ trào lưu truyền tải 500kV trong giới hạn cho phép.

17
- Ngày thứ Hai 16/11, do các nguồn thủy điện miền Trung phát cao do xả lũ, công cụ
AGC được đưa vào vận hành ở chế độ CNI (giám sát ngưỡng giới hạn truyền tải
trên cung đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh ở mức 1800 MW) để điều chỉnh tự
động công suất các nguồn NLTT miền Trung+Nam (nằm ngoài khu vực phải
thường xuyên cắt giảm do quá tải lưới hiện nay). Mức công suất cắt giảm lớn nhất
là khoảng 745 MW ghi nhận vào thời điểm 11h24.
- Trong các ngày 12-14/11, do các nguồn thủy điện miền Trung phát cao xả lũ,
truyền tải 500kV theo chiều Trung – Bắc và Trung – Nam đều ở mức cao tới
ngưỡng GHTT (trong đó truyền tải 500kV Trung – Nam chỉ còn 2/4 mạch do phục
công tác đấu nối T500 Xuân Thiện EaSup), dẫn đến các nguồn NLTT ở miền Trung
(nằm ngoài khu vực phải thường xuyên cắt giảm do quá tải lưới hiện nay) đều phải
cắt giảm công suất qua công cụ AGC vận hành ở chế độ CNI (giám sát ngưỡng giới
hạn truyền tải cố định 1800MW trên cung đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh).
- Ngày Chủ nhật 08/11 từ 9h00-13h, do hệ thống thừa nguồn, công cụ AGC được
đưa vào vận hành ở chế độ CNI (giám sát ngưỡng giới hạn truyền tải trên cung
đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh ở mức 2050 MW) để điều chỉnh tự động công
suất các nguồn NLTT nằm ngoài khu vực phải thường xuyên cắt giảm do quá tải
lưới hiện nay. Mức công suất cắt giảm lớn nhất là khoảng 595 MW ghi nhận vào
thời điểm 11h33.
- Ngày Chủ nhật 01/11 từ 8h30-13h, do hệ thống thừa nguồn, công cụ AGC được
đưa vào vận hành ở chế độ CNI (giám sát ngưỡng giới hạn truyền tải trên cung
đoạn ĐZ500 kV Nho Quan – Hà Tĩnh) để điều chỉnh tự động công suất các nguồn
NLTT nằm ngoài khu vực phải thường xuyên cắt giảm do quá tải lưới nội miền.
- Từ 8h30-14h15 ngày Chủ nhật 18/10, phụ tải hệ thống giảm thấp (~21000 MW),
toàn bộ các nhà máy NLTT không nằm trong khu vực giám sát quá tải các đường
dây được đưa vào AGC để điều khiển tự động công suất theo tần số hệ thống.
Khoảng 80% số NM kết nối và đáp ứng tốt. Hệ thống AGC vận hành duy trì tần số
trong ngưỡng cho phép 49.8-50.2 Hz tốt. Tổng công suất NLTT cắt giảm lớn nhất
ghi nhận vào lúc 12h30 là ~1500MW.
- Từ 10h20-12h20 ngày 11/10 xảy ra sự kiện tần số cao liên tục do thừa nguồn, tần
số cao nhất đạt 50.5Hz duy trì trong 1s tuy nhiên các NM NLTT chưa tự động giảm
công suất, ĐĐV phải giảm phát từng NM qua điện thoại.
III.7 Các vấn đề về chất lượng điện năng khi nguồn NLTT đưa vào vận hành tăng trong năm
2020
Đến hết năm 2020 tổng nguồn NLTT đi vào vận hành đạt 9390 MW, các nguồn
NLTT với đặc điểm công nghệ dùng các bộ biến đổi DC/AC có thể gây ra các vấn đề chất
lượng điện năng như sóng hài, nhấp nháy điện áp…
Trong năm 2020 phòng Phương thức đã phối hợp với các đơn vị để kiểm tra kết
quả đo chất lượng điện năng sau khi hòa lưới lần đầu theo quy định tại Quy trình thử
nghiệm và giám sát thử nghiệm, đồng thời thực hiện giám sát chất lượng điện năng trên
hệ thống PQS đặt tại A0/Ax.
Một số vấn đề về chất lượng điện năng của nguồn NLTT năm 2020 như sau:
- Trên HTĐ 220/110kV khu vực đấu nối NLTT đã có hiện tượng sóng hài điện áp,
sóng hài dòng điện vượt quá giá trị cho phép:
o Lưới 220kV: ĐMT Hồng Phong 1A THDi max 3.87%; Hồng Phong 1B THDi
max 4.04%; ĐMT Trung Nam Trà Vinh THDi 4.23%...lớn hơn quy định là
3%

18
o Lưới 110kV: ĐMT Cư Jut THDi max 4.68%; HCG Tây Ninh THDv 4.43%;
ĐMT Sơn Mỹ 3.1 THDi max12.7%... lớn hơn quy định là 3%
- Trên HTĐ 220/110kV khu vực đấu nối NLTT đã có hiện tượng mức nhấp nháy điện
áp vượt quá giá trị cho phép trong Thông tư:
o Lưới 220kV: ĐMT Đá Bạc: Pst max 6.87%, Plt max 1.28%
o Lưới 110kV: ĐMT Ecoseido Tuy Phong Pst max 3.89; ĐMT Sơn Mỹ 3.1
max Plt 0.8…lớn hơn quy định Pst 0.8, Plt 0.6.
Tuy giá trị cực đại về sóng hài dòng điện, sóng hài điện áp và độ nhấp nháy điện áp
lớn hơn quy định nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo tiêu chuẩn có tối thiểu 95% giá trị chất
lượng điện năng trong thời gian đo không bị vượt ngưỡng quy định.

IV. LƯỚI ĐIỆN


IV.1 Các công trình mới và hiệu quả công trình
Lưới điện 500kV
Thực hiện đóng điện nghiệm thu nhiều công trình ĐD và TBA quan trọng trên lưới
điện 500kV như: (1) Đóng điện mới 16 MBA với tổng dung lượng 11.120 MVA trong đó
có các TBA 500kV: Sông Hậu, Thuận Nam, Chơn Thành, Ea Súp, Nghi Sơn. Đây là các công
trình trọng điểm của HTĐ Quốc gia trong năm 2020, góp phần quan trọng giải tỏa công
suất cho nguồn NLTT, mang lại hiệu quả kinh tế và chính trị to lớn; Nâng công suất 02
MBA với tổng dung lượng 1.800 MW; (2) Đóng điện mới 7 ĐD 500kV với tổng chiều dài
642 km. Trong đó, một loạt những công trình quan trọng có thể kể đến như sau:
 Đóng nghiệm thu 16 MBA mới: AT1 T500 Dốc Sỏi (600MVA), AT5 T500 Nho Quan
(600 MVA), AT2 Mỹ Tho (900 MVA), AT1 T500 Di Linh (450 MVA), AT1 Lai Châu
(450 MVA), AT2 Tân Uyên (900 MVA), MBA T1, T2 T500 Sông Hậu (2x730 MVA),
AT1, AT2 Thuận Nam (2x900 MVA), AT1 Chơn Thành (900 MVA), AT1 Nghi Sơn
(450 MVA), T1 NMĐ Nghi Sơn (700MVA), AT1, AT2 XT Easup (2x700 MVA), T1
NMĐ Duyên Hải 2 (700MVA) .
 Nâng công suất 02 MBA: AT1, AT2 T500 Vĩnh Tân (2x900MVA).
 Đóng điện mới 7 ĐD 500kV: 576 Ô Môn - 572 Sông Hậu, ĐD 585 Mỹ Tho - 573 Sông
Hậu; ĐD 572 Cầu Bông - 574 Chơn Thành, ĐD 577 Vĩnh Tân - 584 Thuận Nam, 577
Vĩnh Tân - 584 Thuận Nam, ĐD 571 Chơn Thành - 572 Xuân Thiện Easup, 571
Xuân Thiện Easup - 573 PleiKu 2 .
 Đóng mới 05 máy cắt 500kV sau thay thế: MC 565 T500 Vĩnh Tân, MC 565 T500
Duyên Hải , MC561 T500 Pleiku 2 , MC562 T500 Pleiku 2, MC 583 T500 Duyên Hải.
Lắp mới 2 máy cắt MC581, 582 T500 Pleiku 2.
 Đóng nghiệm thu 02 kháng bù ngang: KH 591, KH 592 T500 Pleiku 2 (2x65 MVAr),
giúp cải thiện khả năng điều chỉnh điện áp hệ thống.

HTĐ miền Bắc


 Đóng điện nâng công suất 52 MBA 110 kV với tổng dung lượng là 2378.5 MVA
 Đóng mới 45 MBA 110 kV với tổng dung lượng lắp đặt MBA là 1609.4 MVA
 Đóng điện nâng công suất 3 MBA 220kV với tồng dung lượng lắp đặt MBA là 750
MVA
 Đóng mới 4 MBA 220 kV với tổng dung lượng lắp đặt MBA là 1470 MVA
 Đóng mới 40 đường dây và nhánh rẽ 110 kV với tổng chiều dài là 405.938 km
 Đóng mới 7 đường dây và nhánh rẽ 220 kV với tổng chiều dài là 110.84 km
 Đóng điện nâng tiết diện 12 đường dây và nhánh rẽ 110 kV với tổng chiều dài 115
km

19
 Đóng điện nâng tiết diện 6 đường dây và nhánh rẽ 220 kV với tổng chiều dài 61.7
km
 Đóng mới 3 tụ bù ngang 110 kV với tổng dung lượng lắp đặt TBN là 115.07 MVAR
 Cải tạo 4 trạm 110 kV từ đấu nối chữ T sang transit.

Các công trình mới quan trọng lưới 220kV như sau
Đường dây
 22/01: ĐZ 272 Ba Chè - 272 Thanh Nghị 220kV, ĐZ 276 Nho Quan - 271 Thanh
Nghị
 24/02: ĐZ 275 T500 Phố Nối - 271 T500 Thường Tín
 28/02: ĐZ 274 T500 Phố Nối - 273, 274 Hải Dương
 16/03: ĐZ 276 Ninh Bình - 271 Thái Bình
 22/04: ĐZ 271 Lưu Xá - 273 Phú Bình; ĐZ 272 Lưu Xá 220-271 Thái Nguyên
 17/07: ĐZ 275 Hải Dương 2 - 281 NĐ HDương, 276 Hải Dương 2 - 282 NĐ Hải
Dương
 27/09: ĐZ 271 T500 Việt Trì - 273 Việt Trì 220, ĐZ 272 T500 Việt Trì - 272 Việt
Trì 220; ĐZ 273 T500 Việt Trì - 272 Vĩnh Tường 220; ĐZ 274 T500 Việt Trì - 273,
274 Vĩnh Yên 220kV.
MBA
 22/01: MBA AT1 271 Thanh Nghị (250MVA)
 09/03: MBA AT1 Than Uyên 220 (250 MVA)
 18/03: MBA AT2 Phú Thọ 220 (250 MVA)
 27/04: MBA AT4 T500 Nho Quan (250MVA)
 05/08: MBA T1 NĐ Hải Dương (750MVA)
 17/10: MBA AT1 Cao Bằng 220 (250MVA)
 16/11: MBA AT1 Tràng Bạch 220 (250MVA)
HTĐ miền Trung
Trong năm 2020, đã thực hiện đóng điện nghiệm thu cho 69 công trình (kể cả công
trình mới và công trình thay thế, cải tạo, nâng cấp đường dây và các thiết bị). Các công
trình này làm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chống quá tải các máy biến áp còn lại. Cụ
thể như sau:
 26 công trình về đường dây với tổng chiều dài đường dây 220kV, 110kV tăng thêm
khoảng 342.69 km. Trong đó: 17 công trình mới (3 đường dây 220kV, 14 đường
dây 110kV) và 9 công trình nâng cấp, cải tạo (đều thuộc đường dây 110kV);
 43 công trình về trạm biến áp với tổng dung lượng máy biến áp 220kV, 110kV tăng
thêm là 1041 MVA. Trong đó: 14 công trình mới (02 trạm biến áp 220kV, 12 trạm
biến áp 110kV kể cả các TBAPP NMĐ) và 27 công trình nâng cấp, cải tạo, thay thế
(02 trạm biến áp 500kV, 09 trạm biến áp 220kV, 16 trạm biến áp 110kV);
 09 công trình về nguồn điện với tổng công suất nguồn điện tăng thêm là 355.3 MW,
đa số là các NMĐ mặt trời. Trong đó: 05 công trình nguồn điện thuộc quyền điều
khiển của A0 và 04 công trình nguồn điện thuộc quyền điều khiển của A3.
Các công trình mới quan trọng lưới 220kV như sau
 14/02: Đường dây 274/T220 Nha Trang – 272/NMĐMT Thiên Tân Solar NT.
 16/08: Đường dây 273/T220 Quảng Ngãi – 271, 272/TĐ Thượng Kon Tum
 16/08: Đường dây 274/T220 Quảng Ngãi – 273, 274/TĐ Thượng Kon Tum
 01/12: Đường dây 220kV mạch kép Vân Phong – NMĐMT Long Sơn
 11/12: ĐD 220kV mạch kép Phù Mỹ - NMĐ Phù Mỹ 1 và các thiết bị NMĐ MT Phù
Mỹ 1, Phù Mỹ 2, Phù Mỹ 3.
Trạm, MBA
 08/01: Thiết bị sân phân phối 220kV trạm T220 Nha Trang (nâng cấp)
20
 16/08: TBAPP NMTĐ Thượng Kon Tum
 24/08: T220 Tuy Hòa (nâng cấp)
 21/09: T220 Krông Buk(nâng cấp)
 16/11: MBA AT3 T220 Hòa Khánh (250 MVA) nâng cấp
 21/11: MBA AT1 T220 Vân Phong (250 MVA)
 01/12: HTPP 220kV TBA 220kV Vân Phong, SPP NMĐMT Long Sơn
HTĐ miền Nam
Trong năm 2020, đã thực hiện đóng điện nghiệm thu cho 146 công trình (kể cả
công trình mới và công trình thay thế, cải tạo, nâng cấp đường dây, MBA và các thiết
bị). Các công trình này làm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chống quá tải các máy
biến áp. Cụ thể như sau:
 Đóng điện nghiệm thu mới toàn bộ thiết bị phía 220kV trạm 500kV Chơn Thành,
Thuận Nam 500;
 Đóng điện nghiệm thu mới 09 trạm biến áp 220kV (05 NMĐ mặt trời, 04 trạm
220kV) và bổ sung thêm 01 MBA với tổng dung lượng là 1.988MVA;
 Cải tạo, tăng cường công suất 03 MBA 220kV với tổng dung lượng là 750MVA;
 Đóng điện nghiệm thu mới 20 đoạn đường dây 220kV với chiều dài là 284,38km;
 Đóng điện nghiệm thu mới đường dây 220kV 276 Long Thành - 272 Xuân Lộc 2,
272 NMĐ Hàm Thuận 2 - 273 Xuân Lộc 2 (chuyển đấu nối đường dây 220kV vào/ra
tại trạm 220kV Xuân Lộc 2);
 Đóng điện nghiệm thu mới 19 trạm biến áp 110kV (trong đó: 13 NMĐ mặt trời, 01
NM Thủy điện, 01 NMĐ Gió và 04 trạm biến áp 110kV) và bổ sung thêm 12 MBA
110kV với tổng dung lượng là 1.633MVA;
 Cải tạo, tăng cường công suất 01 MBA 110kV với công suất là 40MVA;
 Đóng điện nghiệm thu mới 35 đoạn đường dây 110kV với chiều dài là 203,87km.
Các công trình mới quan trọng lưới 220kV như sau
Đường dây
 15/01: ĐZ 274, 254 Vĩnh Tân - 274 Phan Rí 2, 271 Phan Rí 2 - Trụ 81/6 và trạm
biến áp 220kV Phan Rí 2 (250MVA - 220/110kV)
 15/02: ĐZ 276 Tháp Chàm 2 - 271 NMĐ MT Thiên Tân Solar Ninh Thuận, 272
NMĐMT Thiên Tân Solar Ninh Thuận - 274 Nha Trang và trạm biến áp 220kV NMĐ
MT Thiên Tân Solar Ninh Thuận (MBA T1, T2 - 2x25MVA - 220/35kV).
 25/02: ĐZ 276 Tháp Chàm 2 - 274 NMĐ MT Xuân Thiện Thuận Bắc GĐ1, 273 NMĐ
MT Xuân Thiện Thuận Bắc GĐ1 - 271 NMĐ MT Thiên Tân Solar Ninh Thuận và
trạm biến áp 220kV NMĐ MT Xuân Thiện Thuận Bắc GĐ1 và GĐ 2 (MBA T1 -
150MVA, MBA T2 - 100MVA - 220/35kV).
 03/03: ĐZ 276 Long Thành - 272 Xuân Lộc 2, 273 Xuân Lộc 2 - 272 NMĐ Hàm
Thuận 2 chuyển đấu nối đường dây 220kV vào/ra tại trạm 220kV Xuân Lộc 2.
 11/06: ĐZ 273 Tháp Chàm 2 - 271 NMĐ MT Phước Thái 1, 274 Quán Thẻ - 272
NMĐ MT Phước Thái 1 và NMĐ MT Phước Thái 1 (MBA T2 - 125MVA -
220/110/22kV).
 29/06: ĐZ 274 Quán Thẻ - 276 Ninh Phước 2, 272 NMĐ MT Phước Thái 1 - 273
Ninh Phước 2 và trạm 220kV Ninh Phước 2 (2x250MVA - 220/110kV)
 20/07: ĐZ 253, 273 Vĩnh Tân - 273 Phan Rí 2 và 275 Phan Thiết 2 - 272 Phan Rí 2
 02/08: ĐZ 274 Củ Chi 2 - 272 Trảng Bàng 2 sau khi thay dây siêu nhiệt.
 07/08: ĐZ 272 NMĐ MT Nhị Hà - 271 NMĐ MT Thuận Nam 12 và trạm biến áp
NMĐ MT Thuận Nam 12 (MBA T1 - 63MVA)
 29/08: ĐZ 275 Tân Thành - 271 Châu Đức 2, 271 NMĐ MT Đá Bạc - 274 Châu Đức
2 và trạm 220kV Châu Đức 2 (MBA AT1 - 250MVA ).
 08/09: ĐZ 276 Thuận Nam - 276 Ninh Phước 2, 274 Thuận Nam - 274 Quán Thẻ
21
 09/09: ĐZ 273 Thuận Nam - (252,272) Vĩnh Tân , 275 Thuận Nam - 275 ĐMT Nhị

 09/10: ĐZ 274 Ninh Phước 2 - 272 NMĐ MT Mỹ Sơn HLV và 275 Ninh Phước 2 -
274 NMĐMT Nhị Hà
 12/11: ĐZ 272 Tây Ninh 2 - 271 Bàu Đồn, 274 Bàu Đồn - T49 . Trạm 220kV Bàu
Đồn (MBA AT1 - 250MVA)
 10/12: ĐD 254, 284 Ô Môn 2 – 274 Sóc Trăng 2.
 21/12: ĐD 273 TC Lộc Tấn - 271 ĐMT Lộc Ninh 4,5 và NMĐ MT Lộc Ninh 4, NMĐ
MT Lộc Ninh 5
 25/12: ĐD 276 Tân Uyên 500kV - 273 Thủ Đức, 279 Tân Uyên 500kV - 272 Long
Bình
 28/12: ĐZ 273 Phước Thái 1 - ĐMT Thiên Tân 1.3 và SPP 220kV ĐMT Thiên Tân
1.3
 31/12: ĐD 277 Thuận Nam – NMĐ MT Thiên Tân 1.2 và các thiết bị SPP 220kV
NMĐ MT Thiên Tân 1.2
 31/12: ĐZ 277 Bình Long 2 - 273 Lộc Ninh 4, 278 Bình Long 2 - 274 ĐMT Lộc Ninh
4 và 274 Lộc Tấn - 272 ĐMT Lộc Ninh 4
Máy biến áp:
 11/08: MBA AT2 trạm 220kV Bình Long 2 tăng cường công suất từ 125MVA lên
250MVA
 31/08: MBA AT1 trạm 220kV Bến Tre 2 nâng CS từ 125MVA lên 250MVA
 06/12: MBA AT2 T220 Cai Lậy (125 MVA) sau khi thay máy sự cố
IV.2 Công tác điều độ, vận hành lưới điện
IV.2.1 Sự cố lưới điện
Tính đến 31 tháng 12 năm 2020, tổng số sự cố trên lưới là
Cấp điều Năm 2020 Năm 2019
Thiết bị Tỉ lệ 2020/2019
độ KD TQ Tổng KD TQ Tổng
Trạm 500kV 20 20 7 7 43.8%
A0
ĐD 500kV 25 19 44 17 13 30 97%
Trạm 220kV 39 39 38 38 103%
Trạm 110kV 106 106 130 130 81.5%
A1
ĐD 220kV 6 9 15 9 18 27 55.6%
ĐD 110kV 164 278 442 184 312 496 89.1%
Trạm 220kV 34 34 45 45 75.6%
Trạm 110kV 93 93 95 95 97.9%
A2
ĐD 220kV 9 13 22 5 14 19 115.8%
ĐD 110kV 94 76 170 80 56 136 125.0%
Trạm 220kV 19 19 15 15 126.7%
Trạm 110kV 28 28 49 49 57.1%
A3
ĐD 220kV 15 25 40 6 13 19 210.5%
ĐD 110kV 68 60 128 31 44 75 170.7%
Trạm 220kV 92 92 98 98 93.9%
Trạm 110kV 227 227 274 274 82.8%
Tổng Ax
ĐD 220kV 30 47 77 20 45 65 118.5%
ĐD 110kV 326 414 740 295 412 707 104.7%
22
Tổng 500kV 45 19 64 24 13 37 173.0%
Tổng sự cố 220 kV 122 47 169 118 45 163 103.7%
Tổng sự cố 110 kV 553 414 967 569 412 981 98.6%

Lưới 500kV
Trong năm 2020, tổng sự cố xảy ra trên hệ thống 500kV là 64 sự cố, nhiều hơn 27
sự cố (bằng 173 %) so với cùng kỳ năm 2019 (37 sự cố), trong đó có 44 lần sự cố trên
đường dây (có 25 sự cố kéo dài, 19 lần sự cố thoáng qua 1 pha trên ĐD) và 20 sự cố thiết
bị trạm và MBA.
Các sự cố điển hình
- Ngày 06/02 (17h45): Trưởng kíp T500 Vĩnh Tân nhận lệnh thao tác mở MC 575,
565 theo lệnh A0 để chuẩn bị đưa ĐD 575 Vĩnh Tân – 584 Sông Mây vào vận hành,
khi thực hiện đến bước thao tác mở MC 565 thì xảy ra sự cố nổ máy cắt 565-Pha A
đồng thời nhảy MC 585 (F87L1,2 của của ĐD 585 Vĩnh Tân – MBA TD3 NMĐ Vĩnh
Tân 1) và MC K505 (F50/51G kháng KH505). 18h15: A0 lệnh T500 Vĩnh Tân cô
lập ngăn MC 565, giao T500 Vĩnh Tân kiểm tra tìm nguyên nhân sự cố. Lúc 19h38:
A0 đóng MC 585 T500 Vĩnh Tân khôi phục TD3 của NMĐ Vĩnh Tấn 1. Lúc 21h40:
Khôi phục tốt ĐD 575 Vĩnh Tân-584 Sông Mây.
- Ngày 12/02 (10h22) – 13/02 (02h30): sự cố MBA AT2 T500 Mây (nhảy MC 562,
232) do bảo vệ 87T2 tác động. Tải MBA AT1 Sông Mây ~111% Iđm. A0 điều chỉnh
nguồn để giảm tải MBA AT1. Ngày 13/02 (02h30): A0 khôi phục tốt MBA AT2
T500 Sông Mây sau khi T500 Sông Mây chỉnh định lại bảo vệ quá dòng phía 220kV
MBA AT2 và tiến hành cô lập rơ le F87T2 do rơ le hoạt động bất thường (6h05
ngày 15/02 đã đưa F87T2 vào vận hành sau khi thay relay mới).
- Ngày 06/04 (15h56 - 22h83): (i) Lần 1 (lúc 15h56’37’’): Nhảy sự cố pha C ĐD 585
Cầu Bông (F87L/C; F21/C, L=5.98km; F79 TC) - 576 Phú Lâm (F87L/ABC; F21/C,
L=22.63 km, F79 TC). (ii) Lần 2 (lúc 15h56’46’’): Nhảy sự cố pha B ĐD 585 Cầu
Bông (Nhảy MC 565, 585; F87L/B; F21/B, L=5.8km km; F79 Lockout) - 576 Phú
Lâm (Nhảy MC 575, 576; F87L/B; F21/B, L=22.98 km, F79 Lockout). Do có đám
cháy lớn rừng tràm ở khoảng cột 1126 - 1127 - 1128, gây phóng điện.
- Ngày 06/04 (16h05 - 16h40): Nhảy MC 581, 582 Nho Quan do nhận tín hiệu truyền
cắt từ đầu T500 Thường Tín, MC đầu Thường Tín không nhảy, T500 Thường Tín
không ghi nhận thông tin bảo vệ rơ le. Đồng thời mạch sa thải đặc biệt (STĐB) theo
công suất chiều Nam - Bắc ở T500 Nho Quan gửi tín hiệu cắt tải HTĐ miền Bắc, phụ
tải bị mất khoảng 640MW. 16h26: khôi phục tất cả phụ tải bị cắt. 16h40: Đóng lại
MC 581, 582 T500 Nho Quan.
- Ngày 28/05 (16h35) – 04/06 (20h41): Nhảy sự cố ĐD 583 Quảng Ninh - MBA T2
NMĐ Quảng Ninh do bảo vệ so lệch của MBA tự dùng TD92 NMĐ QN tác động đi
ngừng sự cố tổ máy S2 và gửi lệnh đi cắt MC 583, 563 T500 Quảng Ninh. 17h18 A0
cô lập ĐZ 583 Quảng Ninh - MBAT2 NMĐ Quảng Ninh để NM khắc phục sự cố. Sau
kiểm tra NM phát hiện phóng điện cuộn hạ áp MBA TD92.
- Ngày 02/06 (15h54 - 19h49): Nhảy sự cố ĐD 582 Nho Quan (F87L1, F87L2,
F21/1/BC, d=57 km. F79 block) - 572 Thường Tín (F87L1, F21 Trip 3 pha, nhận
tín hiệu truyền cắt từ đầu Nho Quan). 19h49: A0 khôi phục tốt ĐD 582 Nho Quan
- 572 Thường Tín sau khi B01 kiểm tra, khẳng định ĐD đủ tiêu chuẩn vận hành.
23
Sau kiểm tra B01 phát hiện tại VT 129 pha B,C có vết phóng điện từ lèo vào chuỗi
sứ néo.
- Ngày 10/06 (18h03) – 11/06 (03h10): Nhảy sự cố ĐZ 571 Việt Trì (F87L1,
F87L2/C; F21/C, 45km, F79 KTC) - 572 Hiệp Hoà (F87L1, F87L2/C; F21/C, 30km,
F79 KTC); thời tiết tại khu vực: mưa giông sét. Sau kiểm tra B01 phát hiện do giông
lốc làm tấm tôn bay vào dây dẫn pha C vị trí cột 72 và 1 tấm tôn bay vào dây chống
sét VT 72-73 gây phóng điện.
- Ngày 11/08 (0h36 – 09h15): Nhảy sự cố mạch kép ĐZ 500kV Hiệp Hoà - Quảng
Ninh, cụ thể: Nhảy ĐZ 583 Hiệp Hoà (F87L/A; F21/1/A/72km; F79KTC) - 574
Quảng Ninh (F87L/A, F21/1/A/108,4km; F79 KTC) và Nhảy ĐZ 586 Hiệp Hoà
(F87L/A; F21/A/76km; F79KTC) - 573 Quảng Ninh (F87L/A; F21/1/A/121,4km;
F79KTC). Đồng thời ĐD 585 Hiệp Hòa - 574 Đông Anh không tải do nhảy cả 4 MC
583, 584, 585, 586 T500 Hiệp Hòa. 09h15: A0 khôi phục tốt ĐD 586 Hiệp Hòa -
573 Quảng Ninh. 10h15: A0 khôi phục tốt ĐD 583 Hiệp Hòa - 574 Quảng Ninh. Sau
kiểm tra B01 phát hiện tại vị trí cột 173D pha A của 2 ĐD có vết phóng điện giữa
sừng phóng điện và vòng đẳng thế, sự cố phóng điện do sét đánh.
- Ngày 13/08 (07h05 – 16h09): Sự cố 2 pha AC ĐZ 574 Pleiku 2 (F87L1,L2/AC,
F21/1/AC, 42.6km, F79Lockout) - 573 Cầu Bông (F87L1,L2/AC, F21/1/AC; F79
Lockout). B03 phát hiện tại khoảng cột 141 - 142 có 01 sợi trong 04 dây của dây
dẫn pha C bị đứt rơi xuống pha A gây ngắn mạch pha A, C .
- Ngày 16/09 (19h30 – 23h51): Nhảy sự cố ĐD 572 Sơn La (F87L1, F87L2, F21/ B,
d: 153km, F79 KTC, SOTF) – 575 Việt Trì (F87L1, F87L2, F21/B, d: 122km, F79
KTC, SOTF) và sự cố ĐD 576 Sơn La (F87L1, F87L2, F21/B, F79 KTC, SOTF) – 571
Hiệp Hòa (F87L1, F87L2, F21 pha B-N, Isc = 2.2kA, khoảng cách 153km, F79 KTC,
SOTF). Tại hai đầu trạm có giông sét. Sau khi kiểm tra có vết phóng điện tại vòng
đẳng thế VT214 pha B của cả 2 ĐZ (vị trí 2 đường dây đi chung cột).
- Ngày 27/09 (06h42 – 08h13): Nhảy sự cố ĐD 576 Sơn La (F87 L/B; F21/B, 44km,
F79 KTC, SOTF tác động) - 571 Hiệp Hòa (F87L/B; F21/B, 156km, F79 KTC, SOTF
tác động ). Do sự cố vĩnh cửu ĐZ 576 Sơn La - 571 Hiệp Hoà nên phải giảm C/S
NMĐ Sơn La để tránh quá tải cho các ĐZ 580 Sơn La - Hoà Bình, 575 NM Sơn La -
Nho Quan. B01 sau kiểm tra ĐD phát hiện tại VT120 pha B có vết phóng điện do
sét giữa mỏ phóng và vòng đẳng thế.
- Ngày 07/10 (12h41) – 09/10 (04h08): Nhảy sự cố MBA AT1 T500 Thuận Nam
(bảo vệ F87T2). ĐMT Trung Nam TNam mất một phần công suất (217MW) còn
phát tổng P=187.5MW.13h00: Trưởng kíp T500 Thuận Nam cắt khẩn cấp MC 532,
562, 232 của MBA AT2 do phóng điện cáp 35kV nối giữa T500 Thuận Nam và NMĐ
Trung Nam Thuận Nam đe dọa vận hành an toàn MBA.14h35: A0 khôi phục MBA
AT2 T500 Thuận Nam tốt. Ngày 09/10 (04h08) khôi phục MBA AT1 T500 Thuận
Nam. Do hư hỏng cách điện gây phóng điện tại đoạn cáp ngầm 33kV phía 33kV của
AT1, điểm sự cố nằm trong vùng bảo vệ so lệch 87T2 của MBA AT1 gây cắt MBA.
- Ngày 28/10 (do ảnh hưởng bão số 9) Lúc 10h46 : Nhảy sự cố ĐZ 576 Đà Nẵng –
574 Dốc Sỏi; 11h35: Nhảy sự cố ĐZ 578 Pleiku – 572 Dốc Sỏi. T500 Dốc Sỏi mất
điện toàn trạm, trưởng kíp T500 Dốc Sỏi cắt toàn bộ các máy cắt còn lại trong trạm
theo quy trình xử lý sự cố. 12h17: Nhảy sự cố ĐZ 575 Đà Nẵng – 574 Vũng Áng.

24
12h29 : Nhảy sự cố ĐZ 574 Hà Tĩnh (F87L/C/391km; F79 KTC) - 574 Đà Nẵng
(F87L/C/81km; F79 KTC). Sự cố gây tách đôi hệ thống điện 500kV Bắc – Nam. HTĐ
Bắc, HTĐ Nam và Trung vận hành bình thường do đã giảm công suất truyền tải ĐD
500kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng ~ 0 MW. Lúc 15h25 : Nhảy sự cố ĐD 572 Thạnh Mỹ
(F87L/A; F21/A/10,6 km; F79 đang khóa) - 583 Pleiku 2 (F87L/A; F21/A/208
km; F79 đang khóa). Sự cố dẫn đến lưới điện sau T500 Đà Nẵng, Thạnh Mỹ tách
mảng vận hành độc lập (NMĐ A Lưới điều tần mảng này). Một số tổ máy trong khu
vực tách mảng ngừng sự cố do bảo vệ tần số cao (H1 A Vương, H1, H2 Hương
Điền…).
- Ngày 16/11 (08h21 – 14h42): Nhảy MC 537, 567, 237 (nhảy MBA AT7) T500 Nhà
Bè do bảo vệ F87T1 của MBA AT7 tác động. Nguyên nhân nhảy các MC do do sự cố
nhiễu tín hiệu rơ le nhiệt độ cuộn dây đưa vào đầu IN 201 của rơ le F87T1 của 2
MBA.
Các nguyên nhân chính gây sự cố lưới điện 500 kV:
(a) Sự cố do nguyên nhân phóng điện đường dây do sét và vi phạm khoảng cách
an toàn trên đường dây, do hư hỏng cách điện chuỗi sứ;
(b) Do thiên tai, mưa bão
(c) Do rơ le hoạt động bất thường;
(d) Sự cố do đơn vị công tác;
(e) Do đội công tác đấu sai mạch nhị thứ gây nhảy máy cắt;
(f) Do mạch nhị thứ;
(g) Thiết bị trạm vận hành không tin cậy (hư hỏng TU, bình tụ...).

Lưới điện 110 - 220kV


(i) Tổng số lần sự cố lưới 220kV là 169 lần bằng 103,7% so với năm 2019 (163
lần), trong đó đường dây 220kV là 77 lần (30 lần sự cố kéo dài, 47 lần sự cố TQ) bằng
118.5% năm 2019 (65 lần) và sự cố thiết bị trạm 220kV là 92 lần bằng 93,9% năm 2019
(98 lần).

(ii) Tổng số lần sự cố lưới 110kV là 967 lần bằng 98,6% so với năm 2019 (981
lần), trong đó ĐD 110kV là 740 lần (326 lần sự cố kéo dài, 414 lần sự cố thoáng qua) cao
hơn năm 2019 (707 lần). Đối với các TBA110 xảy ra 227 lần bằng 82,8% năm 2019 (274
lần).

Nhận xét
Trong năm 2020, sự cố trên lưới 500kV và 220kV tăng so với năm 2019, sự cố trên
lưới 110 kV giảm so với năm 2019.

Các sự cố điển hình lưới 110-220kV


- Ngày 01/03 (14h36 – 21h45): sự cố kéo dài ĐZ 272 Ô Môn (F87L, F21/1, F79 KTC)
– 276 Cần Thơ 2 (F87L, F21/1, F79 lock). Do nổ CSV272 Ô Môn. Đồng thời nhảy
sự cố MC 220, 221 T500 Ô Môn do ảnh hưởng từ sự cố nổ CSV272 T220 Ô Môn
(MBA AT1 Ô Môn không tải, ngâm điện từ phía 500kV). 15h06: A0 đóng tại MC

25
220, 221 T500 Ô Môn khép vòng MBA AT1/2 Ô Môn do kiểm tra không có bất
thường khu vực MBA.
- Ngày 19/05 (15h15 – 16h10): Nhảy sự cố ĐD 271 Pleiku (F21/1/B, F79 KLV) –
273, 274 NMĐ SK An Khê (F21/1/B, F79 KLV), đồng thời nhảy Các MC 271, 272,
931, 932 NMNĐ SK An Khê nhảy do tín hiệu 50BF của MC 273, 274. Do thời tiết
mưa to, gió lớn làm bay tôn của nhà dân lên đường dây, gây phóng điện pha B tại
VT 197.
- Ngày 26/05 (08h37 - 09h58): Nhảy sự cố ĐZ 271, 273 Bắc Mê (mất nguồn DC
RLBV) - 274 Thái Nguyên (F87L/AC). Mất tải 65MW khu vực Hà Giang trong 21
phút. Mất nguồn khu vực ~300 MW (cụm các NMĐ Bắc Mê, Thái An, Thuận Hòa,
Sông Bạc 2 và TĐN). Do sự cố nguồn DC RLBV ngăn 271, 273 Bắc Mê.
- Ngày 06/06 (23h32 - 23h54): Nhảy sự cố MC 271, 272, 172,173, 174 T220 Cao
Bằng (bảo vệ quá áp), nhảy MC 271 T220 Bắc Kạn (Không TH) do dao động, gây
mất tải 40MW khu vực Cao Bằng, Bắc Kạn. Ngừng phát Cụm (Nho Quế 3, Nho Quế
2, Nho Quế 1, Bắc Mê) ~ Tổng 210MW.
- Ngày 08/07 (13h30): Sự cố MBA AT2 Cai lậy (F96, F63, F87T, F50/51), Sự cố
không mất tải. Sau kiểm tra phát hiện vỡ sứ xuyên pha A, B; mẻ sứ phía 10,5kV;
cáp nhất thứ, nhị thứ nội bộ MBA AT2 bị hư hỏng. Sự cố hư hỏng pha B MBA.
- Ngày 02/08 (05h59 - 09h37): nhảy ĐD 280 TĐ Hòa Bình (F50BF) - 271 Sơn Tây
(F59/2). Bảo vệ quá áp cấp 2 (F59/2) đầu ĐZ 271 Tây Sơn tác động (chưa rõ
nguyên nhân khi điện áp là 239kV) gửi intertrip đến đầu 280 Hòa Bình đi cắt máy
cắt và khởi động 50BF MC250, 230. Bảo vệ 50BF MC 250, 230 nhận lệnh khởi động
từ Sơn Tây gửi đến nên đi cắt các máy cắt 250, 251, 253, 255, 257, 221 (do 50BF
của MC250) và 240 (do 50BF của MC230). Do trục trặc mạch nhị thứ bảo vệ tại Lộ
280 Hòa Bình.
- Ngày 12/08 (13h12 - 14h01): Nhảy sự cố các MC220kV TC C21, C22 T500 Tân
Uyên: MC231, 232, 235, 236, 274, 275 do bảo vệ 50BF ngăn MC 212 tác động. Do
DCL 231-2 pha B không mở được khi chuyển dàn cô lập thanh cái C22.
- Ngày 15/08 (08h48): Sự cố kéo dài MBA AT2 Trực Ninh ( Bảo vệ F87, áp lực dầu,
bảo vệ dòng dầu). Do nổ sứ pha A phía 220kV, dầu MBA chảy ra gây cháy và hư
hỏng một số bộ phận liên quan của MBA.
- Ngày 23/09 (14h16 - 14h50): Nhảy sự cố ĐZ 273 Pleiku (F87; F21/1, F79 KTC) -
274 Sesan 3A (F87L, F21/1/A, F79 KLV), đồng thời MC 271, 272 nhảy F59. Mất
điện TĐ Sê San 3A (Pphát= 94 MW) & NMTĐ Sê San 3 (Pphát= 260 MW) (ĐZ 220
T500 Pleiku - Sê San 3 đang công tác theo kế hoạch). Lúc 14h50: Khôi phục lần
lượt ĐZ 273/T500 Pleiku - 274 TĐ Sê San 3A và TBAPP NMTĐ Sê San 3, Sê San 3A.
Thời tiết mưa to.
- Ngày 18/10 (01h05 - 08h16): Sự cố nhảy MBA AT2 Lào Cai (F87T tác động) do
cháy nhà 22 kV trạm 220kV Lào Cai. Do ảnh hưởng của sự cố MBA AT2 Lào Cai gây
ngừng sự cố các thủy điện do A0 điều như: Nậm Toóng, Thác Bà, Sử Pán 2, Nậm
Củn, Tà Thàng, Ngòi Phát (bảo vệ quá kích thích tác động) với tổng P = 320 MW
cùng các NM TĐ nhỏ A1, Bx điều khiển. Tần số HTĐ Fmin = 49,54 Hz. A0, A1, Bx
đã khôi phục ngay phát điện của các NMĐ thuộc quyền điều khiển ngay sau sự cố.
Lúc 08h16 A1 khôi phục tốt nhảy MBA AT2 Lào Cai.
26
Các nguyên nhân chính gây sự cố lưới điện miền 220, 110 kV:
(a) Các sự cố phần nhiều do nguyên nhân phóng điện đường dây do sét và vi phạm
khoảng cách an toàn trên đường dây, do hư hỏng cách điện chuỗi sứ: Nguyên nhân sự cố
bao gồm giông bão, sét đánh gây phóng điện đường dây; vỡ sứ cách điện gây phóng điện.
xe cẩu va chạm với đường dây trên không, dân chặt cây đổ vào đường dây, dân thả diều
vào đường dây.
(b) Hư hỏng mạch nhị thứ: chạm chậm mạch nhị thứ, hư hỏng tiếp điểm đầu ra rơ-
le;
(c) Do rơ le hoạt động bất thường
(d) Phóng điện thiết bị trong trạm: MBA, MC, dây dẫn, cáp... bị hư hỏng ;
(e) Đội thí nghiệm thao tác sai gây nhảy các máy cắt, cài đặt sai không đúng theo
trị số chỉnh định trong phiếu.
(f) Khá nhiều sự cố không xác định được nguyên nhân.

IV.2.2 Vấn đề quá tải ĐD, MBA và điện áp thấp – cao trên hệ thống
Mức mang tải

Số lượng Thời gian ĐD/MBA đầy tải, quá tải


Tổng
Đơn vị Thiết bị ĐD/MBA
ĐD/MBA
đầy tải >80 - >90 - >100 - >
Tổng
90% 100% 110% 110%
A0 MBA 500kV 65 45 5609 730 12 0 6351
MBA 220kV 211 89 6385 1568 356 99 8408
MBA 110kV 940 311 69555 14477 1900 0 85932
A1
ĐD 220kV 177 65 5689 2448 195 5 8337
ĐD 110kV 667 216 23401 6007 380 0 29788
MBA 220kV 131 65 14,977 2,939 139 0 18055

MBA 110kV 715 183 30,502 3,335 179 0 34016


A2
ĐD 220kV 197 58 6,652 2,169 132 2 8955

ĐD 110kV 629 152 23,328 7,676 110 0 31114


MBA 220kV 113 8 2188 376 0 0 2564
MBA 110kV 171 7 39 7 0 0 46
A3
ĐD 220kV 94 10 1317 480 26 0 1823
ĐD 110kV 302 20 3126 1166 26 0 4318

(*) Không kể các MBA 500 đầu cực máy phát.

Lưới điện 500kV


Các MBA 500kV ở chế độ cảnh báo (> 90% - 100%): AT1/2 Hòa Bình, AT1 Việt
Trì, AT1/2 Hiệp Hòa, AT1/2 Nho Quan, AT1/2 Thường Tín, AT1 Vũng Áng, AT1/2/5
Pleiku, AT1/2 Pleiku 2, AT2 Di Linh, AT2 Đăk Nông, AT1/2 Sông Mây, AT1/2 Tân Định,
AT1/2 Vĩnh Tân, AT2 Phú Mỹ, AT1 Mỹ Tho, AT2 Ô Môn, AT2 Duyên Hải.
Các MBA 500kV ở chế độ khẩn cấp (> 100% - 110%): AT1 Việt Trì, AT1 Nho Quan,
AT1 Pleiku, AT2 Sông Mây, AT2 Phú Mỹ, AT2 Duyên Hải.
Mức mang tải của ĐD 500 lấy theo giới hạn truyền tải Bắc - Trung, Trung - Nam.
Xu hướng truyền tải trên lưới 500kV chủ yếu truyền tải theo hướng Bắc vào miền Trung
và miền Nam để đáp ứng nhu cầu phụ tải miền Nam, đổ ải đồng bằng Bắc Bộ đồng thời
27
khai thác hiệu quả các nguồn thủy điện miền Bắc và miền Trung, các nhà máy nhiệt điện
than miền Bắc. Mức truyền tải nặng nhất trên đường dây 500kV truyền tải thuộc các ĐZ
truyền tải Nho Quan - Hà Tĩnh, ĐD truyền tải Bắc – Trung, Trung - Trung và Trung – Nam
gồm: ĐD Hà Tĩnh – Đà Nẵng, Vũng Áng – Đà Nẵng; các ĐD mạch kép Pleiku 2 – Cầu Bông,
Pleiku – Di Linh, Đăk Nông – Cầu Bông và ĐD 500kV Dốc Sỏi - Pleiku, Thạnh Mỹ - Pleiku
2.
Từ tháng 7 đến tháng 12/2020, trào lưu truyền tải theo hướng từ miền Trung ra
miền Bắc và vào miền Nam để đáp ứng đảm bảo cung cấp điện an toàn cho miền Bắc do
thời tiết nắng nóng tại miền Bắc, miền Trung và chế độ huy động cao các NMĐ Mặt trời
đưa vào vận hành. Mức truyền tải nặng nhất trên đường dây 500kV truyền tải thuộc các
ĐZ truyền tải Bắc – Trung và Trung – Trung gồm: ĐZ 500kV Nho quan – Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
– Đà Nẵng, Vũng Áng – Đà Nẵng và Dốc Sỏi - Pleiku, Thạnh Mỹ - Pleiku 2.
Công tác vận hành lưới điện đáp ứng được yêu cầu truyền tải điện và nhu cầu sử
dụng điện tại các khu vực. Tính đến hết năm 2020, sản lượng truyền tải trên lưới điện
500kV Bắc  Trung đạt 4.721 tỷ kWh, bằng 67,7% so với năm 2019 (6.969 tỷ kWh); Sản
lượng truyền tải 500kV Trung  Nam đạt 9.913 tỷ kWh, bằng 103,6% so với năm 2019
(9.564 tỷ kWh) và chiếm ~ 8,9% sản lượng HTĐ miền Nam. Công suất truyền tải lớn nhất
trên liên kết 500kV Bắc - Trung là 2,190MW và Trung - Nam trên 3,631MW.
Nếu tính cả truyền tải lưới 500kV và 220kV: đã đảm bảo truyền tải điện từ miền
Bắc, miền Trung cấp cho miền Nam với sản lượng 12.35 tỷ kWh (tương đương ~11.08%
nhu cầu điện miền Nam), nhiều hơn so với năm 2019. Hiện tượng quá tải, điện áp thấp,
điện áp cao đã giảm đáng kể so với năm 2019 do được bổ sung tụ, kháng bù ngang, đặc
biệt là kháng điện có đóng cắt trên hệ thống điện 500kV.
Chi tiết số liệu truyền tải trong năm 2020 được thể hiện tại Phụ lục 25.2.

HTĐ miền Bắc


Điển hình là các ĐD/ MBA 220kV tại miền Bắc trong các ngày nắng nóng tháng 6,
7/2020, vận hành ở chế độ cảnh báo hoặc khẩn cấp, gồm:
- Các ĐD 220kV vận hành ở chế độ cảnh báo (>90 – 100%) gồm: ĐD 275 T500
Thường Tín - 274 Hà Đông, 276 T500 Thường Tín - 275 Hà Đông, 275 Sóc Sơn
- 271 Vĩnh Yên, 275 T500 Nho Quan - 273 Phủ Lý, 275 T500 Thường Tín - 274
Hà Đông, 276 T500 Hà Tĩnh - 274 Hưng Đông, 275 T500 Hà Tĩnh - 275 Hưng
Đông, 274 T500 Hà Tĩnh - 273 NĐ Formosa, 274 Lào Cai - 271 Bảo Thắng, 272
Yên Bái - 272 Bảo Thắng, 272 Tây Hồ - 271 Vân Trì, 271 Sơn Tây - 280 Hòa
Bình, 275 Thái Nguyên - 272 Bắc Kạn, 271 Thái Nguyên - 272 Lưu Xá.
- Các MBA vận hành ở chế độ cảnh báo(>90 – 100%) gồm: AT3 Đông Anh, AT2
Thái Nguyên, AT2 Vĩnh Tường, AT1/2 Việt Trì, AT2 Nam Định, AT1 Phú Bình,
AT3 Bắc Ninh 2, AT2 Thái Bình, AT1 Tây Hồ, AT3/4 Hà Đông, AT1 Quỳnh Lưu,
AT1 Bắc Ninh, AT2 Phố Nối, AT1/2 Đồng Hoà, AT1 Xuân Mai, AT5 Chèm
AT5, AT1 Phú Bình, AT4 Hà Tĩnh, AT1/2 Than Uyên AT2
- Các đường dây, MBA 220kV ở chế độ khẩn cấp (> 100% - 110%): 271 Thái
Nguyên - 272 Lưu Xá, ĐD 220kV Nho Quan - Thanh Nghị, ĐZ 275 Nho Quan -
273 Phủ Lý, 271 Sơn La - 271 Việt Trì, 276 T500 Hà Tĩnh - 274 Hưng Đông,
275 Thái Nguyên - 272 Bắc Kạn.
- MBA: AT2 Bắc Ninh 2, AT2 Hải Dương, AT4 Hưng Đông, AT1 Thanh Nghị, AT5
Hà Đông, AT1 Bỉm Sơn, AT1 Quỳnh Lưu, AT1 Thái Thụy.
- Các đường dây, MBA 220kV ở chế độ cực kỳ khẩn cấp (> 110%): ĐZ 220kV
mạch kép Hà Tĩnh - Hưng Đông, 274 T500 Nho Quan - 271 Ninh Bình; MBA

28
220kV: AT3 Hưng Đông, AT1 Bảo Thắng, AT1/2 Ninh Bình, AT2 Bỉm Sơn, AT1
Thái Bình, AT1 Thanh Nghị, AT1 Phủ Lý.

HTĐ miền Trung


Đối với MBA 220kV, không có trường hợp quá tải, có 08 trường hợp đầy tải (MBA
AT1/T220 Tam Kỳ do phụ tải tăng cao; MBA AT1, AT2/T220 Sơn Hà, MBA AT1, AT2/T220
Đăk Nông, MBA AT1, AT2/T220 Kon Tum, MBA AT2/T220 Thạnh Mỹ do nguồn điện khu
vực phát cao).
Đối với MBA 110kV, không có trường hợp quá tải, có 03 MBA 110kV bị đầy tải do
phụ tải công nghiệp (MBA T1/T110 Hòa Phú; MBA T2, T4/T110 Thép Hòa Phát).
Đối với đường dây 220kV, có 7 trường hợp quá tải do nguồn điện trong khu vực
phát cao đặc biệt là lúc nguồn điện mặt trời phát cao (Đường dây 220kV 274/T220 Nha
Trang – 272/NMĐMT Thiên Tân Solar Ninh Thuận, 271, 272/NMNĐ SK An Khê – 273,
274/NMTĐ An Khê, 271/NMTĐ Buôn Kuốp – 273, 274/NMTĐ SrêPok 3, 271/T220 Tuy
Hòa - 271/T220 Quy Nhơn, 271/T500 Pleiku – 273, 274/NMNĐ Sinh Khối An Khê,
273/T500 Đăk Nông – 274/NMTĐ Buôn Kuốp và 274/T500 Đăk Nông – 271, 272/NMTĐ
Buôn Tua Sarh) và 3 trường hợp mang tải cao do nguồn điện trong khu vực phát cao
(Đường dây 220kV 272/T500 Pleiku – 274/NMTĐ Sê San 4, 276/T500 Pleiku 2 –
271/T220 Krông Buk và 277/T500 Pleiku 2 – 277/T220 Phước An).
Đối với đường dây 110kV, có 7 trường hợp quá tải do nguồn điện trong khu vực
phát cao (Đường dây 110kV 171/T110 EaHleo - 171/NMĐG Tây Nguyên, 172/T110 Sông
Cầu - 172/T110 Sông Cầu 2, 172/T220 Kon Tum – 172/T110 Đăk Hà, 173/T110 Chư Sê
- 171/T110 Diên Hồng, 175/T220 Krông Buk - 172/NMĐG Tây Nguyên, 176/T500 Pleiku
- 171/T110 Kon Tum và 178/T500 Đà Nẵng - 171/T110 Đại Lộc) và có 13 trường hợp
mang tải cao do nguồn điện trong khu vực phát cao (Đường dây 110kV 171/T110 EaTam
– 174/T110 Buôn Ma Thuột, 171/T110 Tây Sơn - 171/T110 Nhơn Tân, 171/T220 Đông
Hà – 171, 172/NMTĐ Quảng Trị, 171/T220 Huế - 171, 172/NMTĐ Bình Điền, 171/T220
Krông Buk - 171/T110 Eakar, 172/T110 Bán Đảo Cam Ranh - 172/NMĐMT KN Cam Lâm,
172/T110 EaHleo - 171/T110 Ayunpa, 172/T110 Huế 2 – 172/T110 Đồng Lâm,
172/T110 Long Mỹ - 171/T110 Sông Cầu, 172/T110 Tây Sơn - 171/T110 Đồn Phó,
174/T110 Ayunpa - 172/NMTĐ Đăk Srông 3A, 174/T220 Phong Điền – 171/T110 Đồng
Lâm và 175/T110 Cam Ranh – 176/T220 Tháp Chàm 2).
HTĐ miền Nam
Tình hình vận hành lưới điện miền Nam vẫn tồn tại nhiều đường dây, MBA mang
tải cao, đầy tải, quá tải nguyên nhân do một số công tác trên lưới điện buộc phải chuyển
tải, phụ tải tăng cao và đa phần các dự án lưới điện bị chậm tiến độ. Số lượng đường
dây/MBA mang tải trên 80% trong năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 cụ thể như sau:
MBA 220kV giảm 10 MBA so với năm 2019 (75 MBA); MBA 110kV tăng 04 MBA so với
năm 2019 (179 MBA), đường dây 220kV tăng 02 đường dây so với năm 2019 (56 đường
dây); đường dây 110kV giảm 24 đường dây so với năm 2019 (176 đường dây);
- Đối với MBA 220kV, có 11 MBA quá tải do vào giai đoạn mùa khô, phụ tải tăng cao.
07 MBA quá tải do chuyển tải công tác, 04 MBA quá tải nhẹ do phụ tải tăng cao;
- Đối với MBA 110kV, có 06 MBA quá tải nhẹ (cao nhất là 109.9%) do trong giai
đoạn mùa khô, phụ tải công nghiệp;
- Đối với đường dây 220kV, có 02 đường dây quá tải > 110% do ngừng cung cấp khí
từ mỏ Nam Côn Sơn (Cụm NMĐ Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1, Bà Rịa, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch
2 ngừng phát điện) và sự cố bật MC 275, 277, 278 trạm 220kV Long Thành. 04 đường dây
quá tải do cụm NMĐ mặt trời phát cao, 08 đường dây quá tải do chuyển tải công tác;
29
- Đối với đường dây 110kV, 03 đường dây quá tải do cụm NMĐ mặt trời phát cao,
24 đường dây quá tải do chuyển tải công tác.
Điện áp
VDI năm VDI kế So sánh (%)
Cấp điện
Đơn vị hoạch
áp 2020 2019 2020/2019 2020/KH
năm
A0 500kV 0.026 0.024 3.0 109.3% 0.90%

220kV 0.070 0.079 0.35 91.32% 20.00%


A1
110kV 0.261 0.294 0.65 88.90% 40.19%

220kV 0.022 0.013 0.35 164.71% 6.20%


A2
110kV 0.055 0.034 0.65 165.92% 8.54%

220kV 0.028 0.004 0.35 774.55% 8.11%


A3
110kV 0.021 0.015 0.65 142.48% 3.23%

Trong năm 2020, vẫn còn hiện tượng điện áp cao tại các nút 500kV khu vực miền
Trung, miền Nam, tổng số lần điện áp vượt ngưỡng là 72 lần bằng 116% so với năm 2019
(62 lần). Đối với lưới điện 220-110kV: chất lượng điện áp trên hệ thống điện miền Trung,
Nam tốt và đã được cải thiện nhiều; tại miền Bắc điện áp 220kV đã được cải thiện nhiều,
điện áp 110kV chưa cải thiện, tương đương hơn 2019, tổng số lần điện áp vượt ngưỡng
vẫn còn rất lớn.

Điện áp cao trên HTĐ 500kV


Chỉ số điện áp vượt ngưỡng VDI: năm 2020 là 0.026% cao hơn năm 2019 (0.024%)
và thấp hơn kế hoạch năm (3.0%).
Nhìn chung, chất lượng điện áp trong trong năm 2020 đã được cải thiện nhiều so
với các năm trước, ở cấp 500kV, hiện tượng điện áp thấp xảy ra 4 lần, hiện tượng điện áp
cao chỉ còn xảy ra 68 lần, cao hơn so với năm 2019 (có 62 lần điện áp cao vượt ngưỡng
cho phép). Các kết quả trên đạt được do các cấp điều độ, các đơn vị quản lý vận hành đã
thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Tính toán tối ưu dung lượng bù trong hệ thống điện; bổ sung, điều chuyển các
thiết bị bù hợp lý; tăng tỷ lệ thiết bị bù có khả năng đóng cắt;
- Tính toán quy định biểu đồ điện áp tuần tại các cấp điều độ A0, Ax, Bx;
- Quán triệt cao nguyên tắc cân bằng công suất vô công tại chỗ trong công tác
lập phương thức, điều độ thời gian thực; hạn chế tối đa việc truyền tải công
suất vô công qua nhiều cấp điện áp, đặc biệt là vào các dịp lễ tết.

Thống kê số lần điện áp vượt ngưỡng năm 2019, 2020 được thể hiện ở bảng sau
Năm 2019 Năm 2020
Tháng Số giờ vượt Số giờ vượt
VDI VDI
ngưỡng ngưỡng
1 0 0.00 18 0.081
2 15 0.077 4 0.019
3 2 0.009 0 0.000
4 5 0.024 5 0.023
5 5 0.022 10 0.045

30
6 2 0.009 10 0.042
7 3 0.013 4 0.017
8 2 0.009 15 0.063
9 8 0.037 0 0.000
10 6 0.027 3 0.013
11 4 0.019 3 0.012
12 10 0.045 0 0.000
Trung bình Năm 0.024% 0.026
Tổng số lần 62 72

Các TBA 500kV có điện áp cao tập trung chủ yếu ở các TBA trên các cung đoạn
500kV liên kết 3 miền Bắc – Trung – Nam, nguyên nhân chủ yếu là tại khu vực miền Trung,
các nguồn điện chủ yếu là thủy điện, vào thấp điểm mùa khô, khi các nguồn này ngừng thì
công cụ điều chỉnh điện áp của khu vực miền Trung không còn nhiều công cụ điều chỉnh
điện áp. Cụ thể các TBA 500kV có điện áp vượt ngưỡng như sau: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thạnh
Mỹ, Pleiku 2, Đăk Nông, Di Linh, Tân Định, Cầu Bông, Mỹ Tho, Ô Môn...
Công tác điều chỉnh điện áp còn gặp nhiều khó khăn do trạng thái hệ thống thay
đổi liên tục, thiếu công cụ hỗ trợ ĐĐV ra quyết định điều chỉnh. Do vậy, việc đưa vào vận
hành hệ thống SCADA/EMS mới cần đi liền với việc tăng cường đảm bảo chất lượng và số
lượng tín hiệu SCADA về các trung tâm Điều độ, làm tiền đề cho việc triển khai chức năng
EMS trong vận hành thời gian thực, hỗ trợ đắc lực cho ĐĐV trong công tác điều chỉnh điện
áp.
Điện áp trên HTĐ miền Bắc
Chỉ số VDI trong năm 2020 là 0.070% đối với lưới 220kV (thấp hơn kế hoạch EVN
giao và thấp hơn năm 2019) và 0.261% đối với lưới 110kV (thấp hơn so với kế hoạch EVN
giao và thấp hơn năm 2019).
Với lưới điện miền Bắc, về cơ bản, chất lượng điện áp được đảm bảo, tuy nhiên còn
một số khu vực có xảy ra tình trạng điện áp ngoài giới hạn cho phép, cụ thể:
- Điện áp thấp tại các khu vực Tây Hồ, Chèm, Vân Trì, Nam Định, Thái Bình, Hải
Dương, Bắc Giang, Việt Trì, Phú Thọ, Chèm, Vĩnh Tường, Quỳnh Lưu, Ba Chè
do Chế độ nắng nóng cực đoan, thủy điện phát cao, nhiệt điện phát thấp, phụ
tải cao, thiếu vô công.

- Điện áp cao xuất hiện ở khu vực miền núi Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, nguyên
nhân chủ yếu là do đường dây truyền tải dài, các thủy điện khu vực không hút
được vô công và tải thấp.
Vào ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán, mặc dù đã sử dụng tất cả các biện pháp để điều
chỉnh điên áp như đóng các kháng bù ngang, tách các tụ bù ngang thuộc quyền điêu khiển,
huy động tối đa khả năng hút vô công của các NMĐ, yêu cầu các đơn vị phân phối tách các
tụ bù ở cấp trung và hạ áp,…nhưng vẫn có hiện tượng điện áp vượt ngưỡng tại các TBA
220kV, 110kV trong miền. Một trong các nguyên nhân là do vẫn còn nhiều tụ bù ngang tại
cấp trung và hạ áp không được tách ra, gây ra hiện tượng truyền ngược công suất vô công
từ cấp điện áp thấp lên điện áp cao.
Vào dịp nắng nóng cực đoan tháng 6,7 của khu vực miền Bắc, có xảy ra hiện tượng
điện áp thấp tại lưới 220/110kV, xuất hiện tại các trạm 220kV: Tây Hồ, Chèm, Vân Trì,
Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Việt Trì, Phú Thọ, Chèm, Vĩnh Tường, Quỳnh Lưu, Ba
Chè. Điện áp thấp tại lưới 110kV tại T110 Tân Quang, Văn Giang, Phố Vàng, Tam Nông,
Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Kim Bảng, Đồng Văn, Bắc Việt Trì, Nam Ninh, Phố Cao, Nghĩa Đàn,
Bắc Á, Truông Bành.
31
Vào các ngày nghỉ lễ 30/4-01/5 và 02/9, đây là các dịp nghỉ lễ không dài, phụ tải
không quá thấp, cùng với áp dụng các biện pháp điều chỉnh điện áp nên chất lượng điện
áp trong các thời điểm này khá tốt, không bị hiện tượng điện áp vượt ngưỡng.
Điện áp trên HTĐ miền Trung
Chỉ số VDI năm 2020 là: 0.028% đối với lưới 220kV và 0.021% đối với lưới 110kV,
thấp hơn so với kế hoạch EVN và cao hơn năm 2019.
Về cơ bản, chất lượng điện áp của HTĐ miền Trung rất tốt, kể cả trong các dịp nghỉ
lễ 30/4-1/5/2018, 02/9, tết Dương Lịch và ngày thường, chỉ có dịp nghỉ Tết Nguyên đán,
tại 4 TBA 220kV (Đồng Hới, Ba Đồn, Đông Hà và Phong Điền) và 8 TBA 110kV có hiện
tượng điện áp cao, cụ thể: T220 Hòa Khánh, Thạnh Mỹ, T110 Lao Bảo, Khe Sanh, Liên
Chiểu, Tà Rụt, Cầu Hai, Quy Nhơn 2.

Điện áp trên HTĐ miền Nam


Chỉ số VDI năm 2020 là: 0.022% đối với lưới 220kV và 0.055% đối với lưới 110kV,
thấp hơn so với kế hoạch và cao hơn năm 2019.
Ngoại trừ các trường hợp điện áp 220/110kV thấp do công tác hoặc sự cố thiết bị
phải chuyển tải trạm biến áp 110kV sang nhận từ nguồn khác. Trong năm 2020 hầu hết
điện áp các nút trên HTĐ miền Nam nằm trong giới hạn cho phép.
Trong các ngày Tết Nguyên đán do phụ tải miền Nam giảm thấp, điện áp HTĐ miền
Nam và HT 500kV khá cao. Vào các giờ có nhu cầu sử dụng điện thấp, điện áp khu vực
Bình Dương, Bình Phước (T220 Mỹ Phước, Bình Long 2) và một số ít khu vực thường
vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân: đa số phụ tải khu vực này là phụ tải công nghiệp
ngừng sản xuất trong dịp Tết, công suất vô công từ khá nhiều các tụ bù trung hạ thế đấu
cứng vào lưới (không có thiết bị đóng cắt) phát ngược từ lưới 22kV lên lưới 110kV, 220kV
khá lớn. Hơn nữa tại T220 Mỹ Phước, Bình Long 2 đa số nhận công suất vô công từ các
xuất tuyến 220kV có liên kết. Ngoài ra trong năm nay, do các nguồn điện mặt trời mới đưa
vào vận hành nhiều, ưu tiên phát nên các nguồn truyền thống như thủy điện, nhiệt điện
khí, ... cũng huy động giảm trong các ngày Tết nên cũng thiếu hụt khả năng hút
Mặc dù Điều độ viên A2 đã dùng rất nhiều biện pháp để giảm điện áp, huy động
hút vô công tối đa các tổ máy của tất cả các nhà máy có khả dụng, tuy nhiên điện áp một
số nút 220kV, 110kV vẫn vượt giới hạn cho phép. Vì vậy Điều độ viên A2 buộc phải cắt
điện thêm 21 đường dây (trong đó: 18 đường dây 220kV, 03 đường dây 110kV thuộc
quyền điều khiển A2)
Hiện tượng truyền ngược vô công từ cấp điện áp thấp lên cấp điện áp cao xảy ra ở
cả thời điểm ngày thường cũng như ngày nghỉ lễ, tết.

IV.2.3 Công tác bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện


Các thiết
Đường dây MBA Thanh cái Tổng
bị khác
500 kV 470 74 544
220kV 110kV 9021
Miền Bắc 6038
708 2275
220kV 110kV 3208
Miền Trung 2300
251 657
220kV 110kV 10842
Miền Nam 6041
1179 3622

Quốc Gia 9162 14453 23615

32
Trong năm 2020, thực hiện tổng số 23,615 phiếu thao tác trên lưới
500/220/110kV an toàn, nhanh chóng và chính xác, giảm 3.3% so với năm 2019 (24,416
công tác), trong đó có 502 phiếu thao tác đóng điện nghiệm thu các công trình mới (trong
đó có 36 phiếu đóng điện nghiệm thu trên lưới điện 500kV). Các công tác chủ yếu có thể
kể đến như:
(i) Bảo dưỡng định kỳ thiết bị, đường dây;
(ii) Đấu nối, thi công công trình mới;
(iii) Xử lý các hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình vận hành (cành cây,
dây vướng vào đường dây, cây nghiêng vi phạm khoảng cách an toàn, nóng đỏ lèo, đầu cốt
DCL, MC, nghiêng cột).
(iv) Tách do hư hỏng kênh truyền bảo vệ.

IV.2.4 Các vấn đề về rơ le bảo vệ


IV.2.4.1 Tình hình sự cố và hoạt động của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động
Năm 2020, nhìn chung các rơle làm việc tin cậy, chọn lọc, tác động nhanh và phát
hiện đúng sự cố, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Tuy nhiên vẫn còn các
rơle làm việc chưa tin cậy và chọn lọc do chạm chập nhị thứ, nhiễu tín hiệu hoặc do lỗi của
đội thí nghiệm, bảo dưỡng như: ĐZ 571 Hà Tĩnh - 571 Vũng Áng và MBA AT2 Hà Tĩnh
ngày 02/03/2020; ĐZ 582 Nho Quan - 572 Thường Tín, Mạch STĐB theo công suất chiều
Nam – Bắc ở T500 Nho Quan ngày 06/04/2020; MBA AT6, AT7 trạm 500 Nhà Bè ngày
16/11/2020.....
Năm 2020 Năm 2019
Thiết bị RLBV % Tổng số vụ % Tổng số vụ
Số lần Số lần
RLBV hoạt động RLBV hoạt động
Tổng số vụ RLBV tác động 64 27
RLBV hoạt động đúng 50 79 17 64
Mạch nhị thứ 5 7.5 6 22
Lỗi TU, TI
Rơ Le 1 1.5 1 11
RLBV hoạt
Giá trị chỉnh định 1 11
động không
đúng Công tác cài đặt,
4 6.0 2 22
thí nghiệm
Máy cắt 2 3.0
Chưa xác định 2 3.0

Đánh giá tình hình vận hành HTRLBV 220kV/110kV

A1 A2 A3 Tổng
Tổng số vụ RLBV tác động 590 316 226 1132
RLBV hoạt động đúng 490 257 196 943
Mạch nhị thứ 39 35 14 88
Lỗi TU, TI 1 1 6
Rơ Le 7 15 4 26
RLBV hoạt động
Giá trị chỉnh định 1 1 2
không đúng
Công tác cài đặt, thí nghiệm 18 5 6 29
Máy cắt 3 3
Chưa xác định 33 2 3 38

33
IV.2.4.2 Công tác tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động
Công tác tính toán thông số chỉnh định rơ-le bảo vệ được thực hiện theo thông tư
quy định Điều độ HTĐ QG, Thông tư quy định HTĐ truyền tải và các Quy trình, quy phạm
liên quan như Quy phạm Trang bị điện... Việc phối hợp giữa cấp Điều độ và các bên liên
quan để thực hiện cài đặt thông số chỉnh định vào rơ-le và giám sát việc cài đặt, thu thập
thông tin và phân tích sự cố được thực hiện theo quy trình “Quy định kiểm soát công tác
trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam” ban hành kèm theo quyết định số 851/QĐ-EVN ngày 25/06/2020 và Quy trình “Quy
trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam” ban hành kèm theo quyết định số 468/QĐ-EVN ngày 26/03/2020.
Tính toán chỉnh định rơ le lưới điện 500/220/110kV
Tính đến hết năm 2020 đã tính toán và ban hành 861 phiếu chỉnh định rơle bảo vệ
(số phiếu năm 2019 là 668 phiếu) phục vụ đóng điện các công trình mới và thay thế thiết
bị trên HTĐ 500kV như: NCS TBA 500kV Nho Quan, NCS TBA 500kV Di Linh, NCS TBA
500kV Dốc Sỏi, MBA AT2 Mỹ Tho, TBA 500kV NMĐ Sông Hậu và đấu nối, TBA 500kV
Chơn Thành và đấu nối, TBA 500kV Thuận Nam và đấu nối, TBA 500kV EASup và đấu nối,
TBA 500kV NMNĐ BOT Nghi Sơn 2 và đường dây đấu nối, Đường dây đấu nối MBA tăng
áp T1, T2 NMNĐ Duyên Hải 2, Công trình đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng – Quảng
Trạch – Dốc Sỏi – Pleiku 2, Cải tạo TBA 500kV Dốc Sỏi, TBA 500kV Đức Hòa và đấu nối,
các công tác hiệu chỉnh, rà soát hệ thống RLBV, các công tác tách bảo vệ so lệch thanh cái,
công tác thay thế các thiết bị TU, TI, MC.…
Đối với các đơn vị điều độ miền, trong năm 2020 đã ban hành tổng cộng 7420
phiếu chỉnh định (A1: 2675 phiếu, A2: 2354 phiếu, A3: 2391 phiếu, năm 2019: 7623
phiếu) .
Nhìn chung công tác tính toán thông số chỉnh định rơ-le bảo vệ trong năm 2020
đáp ứng các yêu cầu vận hành tin cậy, nhanh, chọn lọc, phát hiện đúng sự cố.

Tính toán, kiểm tra chỉnh định rơ le cho nhà máy điện
Công tác tính toán, kiểm tra, thông qua giá trị chỉnh định rơ-le bảo vệ đối với các
nhà máy điện đấu nối với HTĐ Quốc gia được thực hiện theo đúng thông tư quy định Điều
độ HTĐ Quốc gia, Thông tư quy định HTĐ truyền tải, quy trình Phối hợp kiểm soát thực
hiện chỉnh định rơ-le bảo vệ và các quy trình quy phạm liên quan khác.
Tính toán, kiểm tra, thông qua giá trị chỉnh định rơle bảo vệ cho đóng điện đưa vào
vận hành 61 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của A0 và 28 nhà máy điện thuộc
quyền điều khiển của Ax và hiệu chỉnh lại giá trị chỉnh định rơle cho 15 nhà máy điện để
đáp ứng yêu cầu vận hành hiện tại của HTĐ Quốc gia nhằm nâng cao độ an toàn tin cậy
trong vận hành.
Việc kiểm tra, thông qua các trị số chỉnh định rơle bảo vệ cho các NMĐ đảm bảo
các yêu cầu về phối hợp chọn lọc giữa bảo vệ thiết bị điện trong nhà máy và bảo vệ lưới
điện. Thời hạn thực hiện kiểm tra chỉnh định rơ le các nhà máy đều đáp ứng tiến độ đóng
điện các tổ máy.
Hệ thống sa thải phụ tải F81 và sa thải đặc biệt
Việc tính toán mức tần số và tỷ lệ sa thải phụ tải F81 được thực hiện theo văn bản
265-EVN/ĐĐQG - PT ngày 29/07/1999 với các mức cắt tải từ 49.0Hz – 47.8Hz (miền
Nam) và 49.0Hz – 47.4Hz (miền Bắc và miền Trung). Trong năm 2020, ĐĐQG đã phối hợp
với các điều độ miền (A1, A2, A3) thường xuyên kiểm tra, rà soát tình trạng hoạt động của
hệ thống F81, tính toán phân bổ và chỉnh định lại rơle sa thải phụ tải F81 cho các điện lực
để đảm bảo mức độ sa thải phụ tải theo đúng phân bổ và linh hoạt trong thay đổi công
suất cắt cho các Điện lực.
Năm 2020, Đã nghiên cứu đề xuất sửa đổi hệ thống mạch liên động, sa thải đặc biệt
trên hệ thống điện quốc gia:
34
- Đưa mạch sa thải đặc biệt theo theo công suất trên ĐZ 500 kV chiều Nam – Bắc
(cung đoạn Nho Quan – Hà Tĩnh, Hà Tĩnh/Vũng Áng – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Dốc
Sỏi/Thạnh Mỹ, Thạnh Mỹ/Dốc Sỏi – Pleiku/Pleiku 2) vào vận hành.
- Thực hiện bổ sung logic tăng lượng sa thải phụ tải cho mạch sa thải đặc biệt theo
theo công suất trên ĐZ 500 kV chiều Bắc – Nam khi có các nguồn NLTT vào vận
hành.
- Bổ sung mạch chống nhiễu cho các mạch sa thải phụ tải trên ĐZ 500kV.
- Hiệu chỉnh các xuất tuyến sa thải các mạch sa thải phụ tải theo tần số, điện áp tại
miền Nam phù hợp với đấu nối của các nguồn NLTT.
Năm 2020, có 16 lần sa thải F81 làm việc. Thống kê vận hành cho thấy rơ le sa thải
phụ tải theo tần số F81 cơ bản hoạt động tốt, đảm bảo giữ ổn định hệ thống, góp phần
đảm bảo cung cấp điện ổn định, số lần rơ le hoạt động sai giảm nhiều so với các năm trước.
Tuy nhiên, trên lưới điện miền Bắc trong năm 2020 vẫn còn một số rơle tần số thấp làm
việc không tin cậy tại một số ngăn lộ trung áp tại các trạm 110kV: TT Hòa Bình, Đức Thắng,
Phú Bình, Tằng Lỏng... với mức công suất phụ tải bị sa thải từ 3 – 22MW. Các đơn vị điều
độ đã phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để
tránh lập lặp hiện tượng tác động sai.
Bên cạnh hệ thống F81, trong năm 2020 đã liên tục theo dõi tình hình vận hành
mạch sa thải , mạch liên động trên hệ thống điện Quốc gia nhằm nâng cao độ an toàn, tin
cậy trong vận hành HTĐ Quốc gia và phù hợp với thực tế vận hành. Trong năm 2020, mạch
sa thải phụ tải tác động 1 lần:
- Ngày 16/04/2020 xảy ra sự cố nhiễu tín hiệu các đầu vào/ra tác động của các thiết
bị thông tin (F85) của mạch sa thải tại TBA 500kV Nho Quan dẫn đến Mạch sa thải
phụ tải theo công suất trên đường dây 500kV: Nho Quan – Hà Tĩnh – Đà Nẵng –
Pleiku/Pleiku 2 theo chiều từ Nam – Bắc gửi tín hiệu đi cắt các ngăn lộ sa thải trên
HTĐ miền Bắc.
IV.2.4.3 Công tác thu thập thông tin và phân tích sự cố
Trong năm 2020, ĐĐQG đã tiến hành thu thập, phân tích đánh giá đối với các sự cố
trên HTĐ 500kV, sự cố lớn trên HTĐ miền và đề ra giải pháp nhằm nâng cao độ an toàn
tin cậy trong vận hành HTĐ như:
- Sự cố nhảy MBA AT2 Vĩnh Tân ngày 12/02
- ĐZ 571 Hà Tĩnh - 571 Vũng Áng, MBA AT2 Hà Tĩnh ngày 02-03.
- Sự cố ĐZ 575 Pleiku - 574 Di Linh ngày 11-03.
- Sự cố nhảy mạch STĐB tại TBA 500kV ngày 06-04.
- Sự cố ĐZ 576 Phú Lâm – 585 Cầu Bông ngày 06-04
- Sự cố nhảy tổ máy S1, S2 Vĩnh Tân gây sa thải phụ tải HTĐ Quốc gia ngày 11-04.
- Sự cố ĐZ 575 Nho Quan – 575 NMĐ Sơn La ngày 07-05.
- Sự cố 572 Hiệp Hòa – 571 Việt Trì ngày 10-06, sự cố 582 Nho Quan – 572 Thường
Tín ngày 02-06.
- Sự cố mạch kép ĐZ Sơn La – Hiệp Hòa, Sơn La – Việt Trì ngày 16-09.
- ĐD 576 Sơn La – 571 Hiệp Hòa ngày 27-09.
- Sự cố mạch kép Hiệp Hòa – Quảng Ninh ngày 20-08, sự cố AT1 TBA 500kV Thuận
Nam ngày 07-10.
- Sự cố H1, H2 NMTĐ Ia Ly ngày 04-10.
- 5 sự cố các ĐZ 500kV Bắc – Nam trong cơn bão số 9 ngày 28-10.

35
Ngoài ra, các đơn vị Điều độ đang phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành để rà
soát lại các sai khác giữa phiếu chỉnh định và cài đặt trong rơ le để hiệu chỉnh cập nhật
phiếu nhằm giảm các sự cố tác động nhầm do có sai khác chỉnh định.

IV.2.4.4 Công tác thỏa thuận hệ thống rơ le bảo vệ và tự động


Trong năm 2020 đã thực hiện thỏa thuận rơle bảo vệ và tự động cho 76 nhà máy
điện thuộc quyền điều khiển của A0 và 27 Nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Ax,
bao gồm các nguồn điện truyền thống và các nguồn NLTT mới (năm 2019: 105 nhà máy).

IV.2.4.5 Các vấn đề tồn tại về rơ le bảo vệ


Lưới điện 500kV
Từ khi đóng điện vận hành năm 1994 đến nay, hệ thống điện (HTĐ) 500kV đã liên
tục phát triển, nhiều đường dây và trạm biến áp (TBA) mới được đóng điện đưa vào vận
hành, nhiều TBA đã được cải tạo và mở rộng. Ngày nay, lưới điện 500kV đã trở thành lưới
điện xương sống của HTĐ Việt Nam, việc vận hành an toàn, ổn định và tin cậy HTĐ 500kV
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong vận hành an toàn, ổn định và kinh tế HTĐ Việt
Nam. Qua theo dõi vận hành trang thiết bị rơ-le bảo vệ và tự động cũng như công tác tính
toán chỉnh định rơle trên lưới điện 500kV nhận thấy, việc thiết kế hệ thống rơle bảo vệ
trên lưới điện 500kV hiện nay có một số tồn tại bất cập ảnh hưởng đến việc vận hành an
toàn, ổn định và tin cậy của HTĐ 500kV như sau:
- Một số rơle bảo vệ cũ hiện đang được sử dụng trên HTĐ 500kV không có chức
năng ghi sự cố dẫn đến khó khăn trong công tác phân tích sự cố.
- Một số sự cố xảy ra do sai sót của đội công tác thí nghiệm.
Lưới điện 220, 110kV
Lưới điện 220, 110kV hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề như sau:
- Tồn tại 34 ĐZ 220kV (Bắc: 19, Nam: 15) chưa được trang bị bảo vệ có kênh truyền
hoặc thiết kế có trang bị nhưng chưa hoàn thiện để đưa vào vận hành/đang tách.
Điều này dẫn đến hệ thống RLBV có thể tác động không chọn lọc và không đáp ứng
được yêu cầu thời gian loại trừ sự cố theo TT30/2019.
- Tồn tại 6 trạm 500kV và 220kV có trang bị bảo vệ so lệch thanh cái 220kV và 110kV
nhưng bị hư hỏng, trong đó có 1 trạm 500kV bị hư hỏng rơ le bảo vệ so lệch thanh
cái 220kV (TBA 500kV Hà Tĩnh), 1 trạm 500kV có trang bị bảo vệ so lệch thanh cái
220kV nhưng phải cô lập do hư hỏng card truyền thông (TBA 500kV Dốc Sỏi), 04
trạm 220kV đang tách/chưa trang bị rơ le bảo vệ so lệch thanh cái 220kV (TBA
220kV Yên Bái, Trà Nóc, Phú Lâm, Thái Thụy)
- Tồn tại 533 trạm 110kV hiện nay chưa được trang bị bảo vệ so lệch thanh cái
110kV (A1: 148 trạm, A2: 274 trạm, A3: 111 trạm
Vấn đề dao động công suất
Vấn đề dao động công suất do ảnh hưởng từ lưới điện Cam-pu-chia trong năm
2020 có 1 dao động tương đương năm trước (01 lần năm 2019). Theo chỉ đạo của EVN,
ĐĐQG vẫn tiếp tục tích cực phối hợp với EDC để giải quyết các vấn đề tồn đọng nhằm
giảm thiểu tối đa các hiện tượng dao động công suất và hạn chế nguy cơ gây sự cố diện
rộng.
Đánh giá việc khai thác hệ thống FRs/WAMs cảnh báo chế độ vận hành trong điều độ thời
gian thực; thu thập thông tin, phân tích sự cố.

36
Hiện nay, EVNNLDC đang tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống FRs/WAMs đang
được trang bị trong các công tác:
- Thu thập thông tin, phân tích sự cố, hỗ trợ thông tin cho các đơn vị điều độ, vận
hành trong việc phân tích sự cố và ra các lệnh thao tác phù hợp nhằm nâng cao
tính liên tục ổn định của hệ thống.
- Thông qua việc đo lường, hiển thị, tính toán và phân tích các thông số cơ bản của
hệ thống điện như: tần số, điện áp/dòng điện, góc pha, trào lưu công suất...trong
hệ thời gian thực, cảnh báo khi có thông số vượt quá giới hạn cho phép giúp cho
các nhân viên vận hành nắm bắt một cách trực tuyến về chế độ vận hành của hệ
thống qua đó cải thiện và nâng cao khả năng xử lý tình huống trong vận hành hệ
thống điện. Đặc biệt trong năm 2020 cơn bão số 9 và cơn bão số 13 đã làm mất liên
kết HTĐ Bắc - Nam, hệ thống WAMs là công cụ đắc lực để giảm thời gian cần thiết
để khắc phục sự cố, khôi phục sự làm việc tin cậy của HTĐ.
- Bước đầu sử dụng các dữ liệu đo lường từ hệ thống WAMs để tính toán, kiểm tra
thông số ĐZ 500kV.

37
V. THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
V.1 Danh sách các NMĐ tham gia TTĐ năm 2020
Trong năm 2020 đã có thêm 04 nhà máy điện tham gia trực tiếp chào giá trên thị
trường điện, với tổng công suất đặt là 1945 MW; Nâng tổng số nhà máy điện tham gia trực
tiếp chào giá trên thị trường điện lên 100 nhà máy. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng công
suất đặt các nhà máy điện tham gia thị trường điện là 27640 MW, chiếm khoảng 45% tổng
công suất đặt toàn hệ thống. Các nhà máy mới bao gồm:
STT Tên nhà máy Công suất (MW) Thời điểm tham gia TTĐ
1 Thăng Long 620 1/1/2020
2 Vĩnh Tân 4 MR 600 1/1/2020
3 Sông Giang 2 37 1/6/2020
4 Duyên Hải 3 MR 688 1/8/2020

Với việc có thêm 4 nhà máy mới tham gia thị trường năm 2020, nhà máy nhiệt điện
mới vào vận hành như BOT Hải Dương, Sông Hậu và sự phát triển bùng nổ của các nhà
máy điện năng lượng tái tạo, dẫn tới tỉ lệ công suất đặt của các nhà tham gia thị trường so
với tổng công suất đặt toàn hệ thống đã giảm 1% so với năm 2019, chi tiết tăng trưởng
công suất của các nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện như sau:

TĂNG TRƯỞNG CÁC NHÀ MÁY TRỰC TIẾP THAM GIA TTĐ

30000 120
27,640
25,695
25000 22,915 23,015
100

97 100
20000 18,163
90 80
81

Số nhà máy
15,111 15,390
73
MW

15000 13,552 60
12,478 63 66
11,765
9,932 55
9,212 8,946 51
10000 47 40

37
5000 32 31 20

0 0

Công suất đặt Số nhà máy

Danh sách chi tiết các NMĐ trực tiếp tham gia TTĐ thể hiện tại Phụ lục 11.
38
V.2 Đánh giá và tổng kết tình hình vận hành VCGM năm 2020
V.2.1 Công tác vận hành thị trường điện
Tính toán lập kế hoạch vận hành thị trường điện
Theo quy định tại Thông tư cũng như các quy trình kỹ thuật liên quan, EVNNLDC
đã thực hiện tính toán các kế hoạch vận hành thị trường năm - tháng theo chỉ đạo, hướng
dẫn của Bộ Công Thương/Cục Điều tiết điện lực (MOIT/ERAV). Các kế hoạch vận hành
đều được cập nhật liên tục theo tình hình vận hành thực tế của hệ thống. Công tác tính
toán và phân bổ sản lượng hợp đồng của các nhà máy điện cũng được thực hiện đúng với
các giả thiết và dự báo đã được Tập đoàn và Cục Điều tiết chấp thuận. Sản lượng hợp đồng
năm và từng tháng cũng được tính toán đảm bảo các ràng buộc trong việc điều tiết hồ
chứa, đáp ứng nước tưới tiêu cho hạ du theo các yêu cầu của địa phương, đảm bảo hạn
chế số lần khởi động và vi phạm vùng cấm tổ máy… theo đúng quy định tại Thông tư, các
quy trình kỹ thuật liên quan và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương/Cục Điều tiết.
Việc tính toán lập kế hoạch tháng, tuần để đưa ra các thông số chi tiết cho vận hành
thị trường điện cũng được tính toán trình Tập đoàn thẩm định và phê duyệt theo đúng
các quy định hiện hành.
Tình hình chào giá các đơn vị
Trong năm 2020, số lượng bản chào ngày thành công và bản chào giờ thành công
lần lượt như bảng dưới đây:
Bản chào ngày thành công Bản chào giờ thành công

43838 54490

Công tác lập lịch huy động


Trong năm 2020, việc lập lịch huy động và vận hành thị trường điện được thực
hiện đúng theo các quy định thị trường điện để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn,
liên tục, đảm bảo an ninh cung cấp điện. Một số vấn đề chính trong công tác lập lịch huy
động năm 2020 như sau:
- Đánh giá về nguồn cung nhiên liệu sơ cấp:
i. Khả năng cung cấp khí:
Tổng sản lượng khí cấp cho phát điện đạt 6.61 tỷ m3 (trong đó khí cấp cho các
NMĐ khu vực Đông Nam bộ là 5.34 tỷ m3, khí cấp cho các NMĐ khu vực Tây Nam bộ là
1.28 tỷ m3). Do suy giảm các mỏ, khả năng cấp khí từ nguồn khí khu vực Đông Nam Bộ
trong năm 2020 đạt trung bình khoảng 14.0 -15.5 triệu m3/ngày. Ngoài ra, từ cuối tháng
11/2020, sau khi bổ sung thêm khí từ nguồn Sao Vàng – Đại Nguyệt thì khả năng cấp khí
cho khu vực Đông Nam Bộ vào khoảng 16.5 -17.0 triệu m3/ngày. Khả năng cấp khí khu
vực Tây Nam Bộ đạt trung bình khoảng 4.0 – 4.5 triệu m3/ngày. Tổng lượng khí cung cấp
được hiện nay đối với cả hai nguồn cấp được khoảng 21.0 – 21.5 triệu m3/ ngày, so với
mức khả năng chạy tối đa các tổ máy là 30.5 triệu m3/ ngày thì khả năng cung cấp khí
cho phát điện chỉ đáp ứng khoảng 70.5%.
Tổng hợp tình hình tiêu thụ khí Nam Côn Sơn + Cửu Long trong các tháng của năm 2020.
Tháng Trung bình ngày Tối thiểu Tối đa
(triệu m3/ngày) (triệu m3/ngày) (triệu m3/ngày)
1 14.67 17.13 8.38
39
2 17.16 18.97 15.40
3 16.08 19.07 13.34
4 16.07 18.04 9.67
5 16.23 18.20 7.22
6 16.50 18.31 11.61
7 15.56 17.04 12.74
8 13.25 15.42 7.56
9 12.67 15.78 1.44
10 11.40 14.08 4.97
11 12.23 14.48 5.82
12 13.27 16.73 7.21

Tổng hợp tình hình tiêu thụ khí PM3-Cà Mau trong các tháng của năm 2020.
Tháng Trung bình ngày Tối thiểu Tối đa
(triệu m3/ngày) (triệu m3/ngày) (triệu m3/ngày)
1 3.04 4.34 1.61
2 4.03 4.58 2.24
3 4.01 4.48 2.83
4 3.83 4.77 2.31
5 4.22 4.60 2.62
6 4.16 4.52 3.15
7 4.05 4.78 3.03
8 2.49 4.42 0.00
9 3.20 4.19 2.26
10 2.99 3.38 1.73
11 3.09 4.36 2.24
12 2.97 3.92 2.25

ii. Khả năng cung cấp than:


Trong năm 2020, ngoại trừ tháng 1/2020 có hiện tượng thiếu than của các nhà
máy Vũng Áng và Vĩnh Tân 4, nhìn chung khả năng cấp than cho các nhà máy nhiệt
điện là ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu hệ thống.
iii. Tình hình thủy văn:
- Đầu năm 2020, tiếp tục bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên mức nước đầu
năm 2020 thấp, lượng nước thiếu hụt so với mức nước dâng bình thường là
khoảng 11.4 tỷ m3.
- Từ cuối tháng 10, do ảnh hưởng của El Nina nên khu vực miền Trung chịu ảnh
hưởng nặng nề, lượng nước về các hồ thủy điện miền Trung là rất lớn, nhiều
hồ đạt mức kỷ lục trong lịch sử.
- Đến 31/12/2020, theo cân đối điều tiết của ĐĐQG, một số hồ có nguy cơ không
tích được nước lên MNDBT: (i) do đảm bảo nhu cầu hạ du: Sơn La, Hòa Bình,
Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ (ii) do thực hiện công tác sửa chữa cuối năm
2020: Nậm Chiến 1. Tổng sản lượng TĐ cuối năm 2020 là 13.768 tỷ kWh, so
với MNDBT khoảng 1.05 tỷ kWh tương đương với dự kiếm theo kế hoạch năm
2021.

40
Nhìn chung, trong thời gian qua công tác vận hành TTĐ vẫn đảm bảo tốt an toàn
cung cấp điện, không có sự cố chủ quan từ khâu lập kế hoạch đến vận hành thời gian thực.
V.2.2 Kết qủa vận hành thị trường điện
a. Giá điện năng thị trường SMP
Giá trần thị trường điện áp dụng trong năm 2020 là 1342.3 đ/kWh. Năm 2020, do
ảnh hưởng của dịch covid 19, cũng chứng kiến nhiều kịch bản huy động bất thường so với
các năm trước. Diễn biến giá thị trường được chia ra thành các giai đoạn chính như sau:
- Tháng 01 - 03/2020, do lưu lượng nước về các hồ trên hệ thống thấp, huy động
cao các nhà máy nhiệt điện than, tubabin khí trên hệ thống để giữ nước các hồ
đảm bảo cấp điện mùa khô năm 2020 nên giá điện năng thị trường (SMP)
thanh toán ở mức cao (1103 đ/kWh).
- Tháng 04/2020, toàn xã hội thực hiện giãn cách do dịch Covid-19 nên phụ tải
giảm thấp, giá thị trường trung bình giảm thấp còn 825.3 đ/kWh.
- Tháng 05/2020, giá thị trường tăng cao trở lại trung bình đạt 1009 đ/kWh do
dịch Covid 19 đã được kiểm soát, nắng nóng kéo dài khiến phụ tải tăng cao đột
biến.
- Tháng 06 - 09/2020, giá biên cả 3 miền bắt đầu có xu hướng giảm dần do lượng
nước về các hồ ở mức tương đối, các nhà máy thủy điện khai thác cao để hạ
thấp mực nước, đảm bảo dung tích phòng lũ cho mùa lũ; đồng thời tình hình
dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, phụ tải giảm thấp nên giá thị trường trung
bình giảm còn 852.15 đ/kWh.
- Tháng 10/2020, giá thị trường điện giảm mạnh xuống 262 đ/kWh, nhiều chu
kỳ đạt mức giá sàn 1 đ/kWh do lưu lượng về các hồ lớn, tình trạng mưa bão,
lũ xảy ra ở hầu hết cả địa bàn miền Bắc, miền Trung; huy động tối đa các nhà
máy thủy điện trên dãy Sông Đà nên giá thị trường giảm mạnh.
- Tháng 11-12/2020, giá thị trường có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều
so với các tháng đầu năm do thời thời tiết đã chuyển sang mùa lạnh nên nhu
cầu phụ tải giảm, các nguồn nhiệt điện than vào vận hành sau sửa chữa trung
tu, đại tu dẫn đến buổi đêm tải thấp, thừa nguồn, giá thị trường thấp.
Chi tiết biểu đồ giá điện năng thị trường như sau:

41
TƯƠNG QUAN GIỮA PHỤ TẢI VÀ GIÁ ĐIỆN NĂNG THỊ TRƯỜNG
Demand versus system marginal price
2000
30000
27000

Giá điện năng TT (đ/kWh)


24000 1500
Phụ tải (MW)

21000
18000
15000 1000
12000
9000 500
6000
3000
0 0
Time
Phụ tải - Demand Giá điện năng TT - SMP

b. Giá công suất CAN


Giá công suất CAN được tính toán với dự kiến thu hồi chi phí của nhà máy BNE
trong năm 2020 cụ thể là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 MR và tỷ lệ với phụ tải từng chu
kỳ để khuyến khích các nhà máy khả dụng vào các giờ cao điểm của hệ thống. Diễn biến
giá công suất CAN trung bình năm 2020 như sau:

GIÁ CÔNG SUẤT THỊ TRƯỜNG


Capacity-Add-On payment
120 1000

100 800

Tỷ VNĐ (Bil. VNĐ)


80 68.62 63.88 63.64 65.51 66.48 69.54 66.05
VNĐ/kWh

61.16 60.44 61.94 64.21 600


51.21
60
822.7

789.5
775.5

772.8
765.9

400
704.0

703.2
683.3

681.2
657.8

630.2

40
492.9

20 200

0 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Rcan CAN

c. Thanh toán
Trong năm 2020, diễn biến giá thị trường và tổng chi phí cho khâu phát (doanh
thu của các đơn vị phát điện) đối với 100 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường như
sau:

42
SMP trung bình Tổng doanh thu thị trường
Tháng
đ/kWh x1000 tỷ đồng

Tháng 1 1075.1 11132.929


Tháng 2 1127.5 12837.742
Tháng 3 1106.5 13622.534
Tháng 4 825.3 10087.775
Tháng 5 1009.0 13188.484
Tháng 6 901.5 11909.721
Tháng 7 843.3 11098.730
Tháng 8 612.8 7559.951
Tháng 9 789.0 9523.170
Tháng 10 262.0 3552.428
Tháng 11 634.1 8235.384
Tháng 12 689.1 9399.757

Diễn biến doanh thu thị trường điện:

TỔNG DOANH THU THỊ TRƯỜNG


Total market revenue
1127 1107
1200 1009 902 16,000
1075 14,000
1000 825 843 789
689 12,000
800 634
VNĐ/kWh

613 10,000

Bil. VNĐ
13622.534

13188.484
12837.742

11909.721

600 8,000
11132.929

11098.730
10087.775

9523.170

9399.757

262
8235.384

6,000
7559.951

3552.428

400
4,000
200 2,000
0 0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tổng doanh thu thị trường (Total market revenue) SMP

V.2.3 Hiện trạng và tình hình vận hành hệ thống hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin cho vận hành thị trường điện hoạt động tốt, tốc độ
luôn ổn định, đáp ứng việc trao đổi thông tin một cách liên tục, đúng thời điểm giữa A0,
EPTC và các nhà máy điện, các thông tin liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị
trường điện được công bố đầy đủ. Hệ thống thu thập số liệu đo đếm hoạt động tốt, đáp
ứng đầy đủ số liệu thanh toán cho các đơn vị theo đúng quy định.
V.3 Công tác phát triển thị trường điện bán buôn và bán lẻ
Trong năm 2020, EVNNLDC tiếp tục tham gia tích cực trong công tác phát triển thị
trường điện bán buôn và bán lẻ như sau:
- Tham gia xây dựng cơ chế DPPA thí điểm áp dụng cho các nhà máy điện Năng
lượng tái tạo khi tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
43
- tham gia hoàn thiện và xây dựng Đề án Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh Việt Nam.
- Tham gia góp ý đề án tái cơ cấu phục vụ thị trường bản lẻ
- Nghiên cứu phương án xây dựng cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung
- Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về phát triển thị trường điện

V.4 Chuyển đổi chu kỳ điều độ và chu kỳ giao dịch xuống 30 phút
Thực hiện chỉ đạo số 2033/QĐ-BCT ngày 03/08/2020 của Bộ Công Thương về việc
phê duyệt thời điểm điều chỉnh chu kỳ điều độ và chu kỳ giao dịch sang 30 phút trong vận
hành hệ thống điện và thị trường điện; từ thời điểm 0 giờ ngày 01/09/2020, EVNNLDC
đã chính thức chuyển đổi thành công, an toàn, liên tục chu kỳ điều độ, vận hành hệ thống
điện và điều hành giao dịch thị trường điện từ 60 phút xuống còn 30 phút, các hệ thống
phần mềm phục vụ lập kế hoạch vận hành HTĐ & TTĐ ngày tới, chu kỳ tới và điều độ thời
gian thực vận hành tốt, không xảy ra sự cố và gián đoạn trong công tác vận hành thị trường
điện. Để có được bước đột phá như vậy trong công tác vận hành hệ thống điện và thị
trường điện, EVNNLDC đã sớm thực hiện các công tác chuẩn bị, cụ thể như sau:
- Phối hợp và hỗ trợ các đơn vị phát điện thực hiện chuyển đổi sang hệ thống
mới bao gồm: phần mềm chào giá, DIM Operator từ SQL sang Oracle từ 01/03/2020 (CV
538/ĐĐQG-TTĐ ngày 21/02/2020);
- Rà soát đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi xuống chu kỳ 30 phút tại các
đơn vị (CV 660/ĐĐQG-TTĐ ngày 05/03/2020, 851/ĐĐQG-TTĐ ngày 20/03/2020,
2720/ĐĐQG-TTĐ ngày 17/08/2020, 2738/ĐĐQG-TTĐ ngày 18/08/2020);
- Hoàn thành mua license phần mềm Plexos mục vụ tính toán lập kế hoạch vận
hành (tháng 03/2020)
- Hoàn thành kiểm toán phần mềm PLEXOS (tháng 7/2020)
- Công bố giá CAN và áp dụng bản chào 10 blocks từ 01/09/2020 (công văn
2781/ĐĐQG-TTĐ ngày 24/08/2020);
- Thử nghiệm các hệ thống chào giá, công bố công suất SMOV, công bố phụ tải
TCTĐL, hệ thống lập lịch huy động trước khi vận hành chính thức;
- Công bố sản lượng hợp đồng Qc chu kỳ 30 phút bắt đầu từ tháng 09/2020;
Việc chuyển đổi đã đem lại nhiều lợi ích trong tối ưu hóa vận hành hệ thống điện
và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường điện cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dự báo phụ tải, giảm áp lực cho dịch vụ dự
phòng điều chỉnh tần số.
- Nâng cao khả năng dự báo công suất nguồn năng lượng tái tạo.
- Cập nhật thông tin vận hành bám sát thời gian thực.
- Giảm thời gian can thiệp huy động nguồn khi xảy ra sự cố.
- Tín hiệu giá biên phản ánh tốt hơn huy động thực của hệ thống.
- Tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong vận hành.
- Theo kịp trình độ phát triển về công nghệ trong thị trường điện quốc tế.
V.5 Kiến nghị và đề xuất
i. Về công tác phát triển thị trường điện
- Nghiên cứu, chuẩn bị mô hình thiết kế thị trường (bán buôn, bán lẻ) và điều
hành hệ thống điện để cho phép tích hợp với tỷ lệ lớn của nguồn điện sử dụng năng lượng
tái tạo, trong đó khuyến khích các đơn vị tham gia cung cấp điện kết hợp với xây dựng
44
hoàn thiện yêu cầu đấu nối, phối hợp vận hành các nguồn năng lượng gió, mặt trời kết
hợp với các công nghệ tích trữ năng lượng (BESS).
- Xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ phụ đầy đủ, phù hợp với điều
kiện hệ thống điện Việt Nam nhằm khuyến khích các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ
phụ với mục tiêu đảm bảo ổn định, tin cậy hệ thống đồng thời thu hồi đủ chi phí.
ii. Về công tác vận hành thị trường điện
- Tiếp tục có biện pháp cải thiện tỷ lệ kết nối, tín hiệu SCADA từ các đơn vị để
có thể áp dụng các bài toán EMS; hạn chế các sai số trong việc dự báo phụ tải, dự báo công
suất phát NLTT; áp dụng tự động hóa cao hơn trong TTĐ.
- Tiếp tục báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường về các khó khăn của QTLH và
kiến nghị sửa đổi một số điểm như: (i) không đưa ra các ràng buộc vận hành theo mực
nước hạ du, (ii) khung thời gian vận hành các hồ chứa theo tuần để phù hợp với khung
thời gian lập kế hoạch, (iii) bỏ ràng buộc khai thác tối đa các nhà máy thủy điện đang xả
khi làm nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du do việc khai thác phụ thuộc vào hành vi chào giá của
các đơn vị theo quy định thị trường, (iv) cho phép vận hành linh hoạt bậc thang sông Đà
theo liên hồ…
- Giá điện năng thị trường chưa phản ánh toàn bộ chi phí phát điện do hiện
tại mới có khoảng 50% các NMĐ trực tiếp tham gia TTĐ. Khi tính giá điện năng áp dụng
cho các đơn vị mua điện, khách hàng lớn cần phải có cơ chế Uplift để phản ánh các chi phí
ngoài thị trường này. Để đảm bảo tính toán được các khoản Uplift nêu trên, cần các
phương án có thể xem xét như sau: (i) Thực hiện đàm phán, ký kết đầy đủ các hợp đồng
cung cấp dịch vụ phụ trợ; (ii) Xác định được rõ các khoản chi phí mua điện từ các NMĐ
không tham gia hoặc gián tiếp tham gia TTĐ (iii) Tham gia TTĐ của các NM Thủy điện đa
mục tiêu, BOT.
iii. Về vấn đề vận hành nguồn NLTT (một số kiến nghị chính)
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung các thông tư 24 ,45, 40 và các quy định liên quan
để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của NLTT đến vận hành TTĐ, HTĐ (đặc biệt nguyên tắc,
thứ tự huy động nguồn NLTT khi có quá tải, thừa nguồn). Về dài hạn, kiến nghị sửa đổi
thiết kế TTĐ cho phép các NMĐ NLTT trực tiếp tham gia TTĐ.
- Nghiên cứu điều chỉnh quy định đối với các NMTĐ nhỏ trong quy hoạch và
đưa vào vận hành sau này như giảm mức công suất được hưởng giá chi phí tránh được,
thay đổi quy định về giờ cao điểm hưởng giá công suất (như điều chỉnh giờ cao điểm,
không quy định giờ cao điểm trong các ngày nghỉ, lễ, Tết…).
- Về dài hạn, định kỳ tính toán cập nhật đánh giá ảnh hưởng của NLTT đối
với hệ thống một cách bài bản tương tự các nước trên thế giới. Từ đó có thể xác định mức
thâm nhập NLTT tới hạn trong từng khung thời gian.
iv. Về hạ tầng CNTT thị trường điện
- Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đáp ứng được các giai đoạn vận hành thị
trường, đầu tư hệ thống quản lý thị trường MMS hiệu quả, có khả năng mở rộng kết nối
với các hệ thống vận hành khác, từ đó từng bước rút ngắn chu kỳ giao dịch, chu kỳ điều
độ theo thiết kế thị trường để nâng hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí và hạn chế các ảnh
hưởng của các biến động.

45
VI. Hệ thống SCADA/EMS
Hệ thống SCADA/EMS của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia gồm các
thành phần chính:
- Hệ thống máy tính chủ Trung tâm bao gồm 2 hệ thống lắp đặt tách rời độc lập
tại Trụ sở chính của ĐĐQG số 11 phố Cửa Bắc và tại cơ quan dự phòng của ĐĐQG số 18
phố Trần Nguyên Hãn. Hệ thống này do nhà thầu OSI cung cấp và đưa vào vận hành được
hơn 2 năm. Hiện tại hệ thống đang vận hành bình thường phục vụ cho công tác điều độ
Hệ thống Điện với cấu hình 01 hệ thống chính và 01 hệ thống dự phòng.
- Hệ thống nguồn: Bao gồm các máy nổ và Hệ thống UPS đặt tại 18 Trần Nguyên
Hãn và đặt tại 11 Cửa Bắc đều đang hoạt động bình thường.
- Các hệ thống khác như hệ thống tần số, hệ thống camera giám sát, hệ thống
tổng đài và ghi âm đang hoạt động tương đối ổn định, không có sự cố nghiêm trọng, không
có sự cố chủ quan.
VI.1 Hiện trạng hệ thống SCADA
Số lượng các nhà máy/trạm biến áp hiện đang có tín hiệu SCADA đến Trung tâm
Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các Trung tâm Điều độ miền đến tháng 12 năm 2020
như sau:
­ Tổng số NMĐ và trạm đang có tín hiệu SCADA: 1410/1488 đạt 94.76% (Tháng 12 năm
2019 là 1270/1380 đạt 92.03%)
­ Tổng số NMĐ đang có tín hiệu SCADA: 415/448 nhà máy (255 nhà máy> 30MW; 160
nhà máy ≤ 30MW) đạt 92.63% (Tháng 12 năm 2019 là 344/378 đạt 91.00%)
­ Tổng số trạm biến áp đang có tín hiệu SCADA: 926/1002 trạm (36 trạm 500kV, 140
trạm 220kV, 819 trạm 110kV) đạt 95.67% (Tháng 12 năm 2019 là 926/1002 trạm đạt
92.41%).
­ Có 1410 điểm đang kết nối, trong đó có 1275 điểm đủ tín hiệu vận hành tương ứng với
tỷ lệ đang kết nối và đủ tín hiệu vận hành đạt 85.69%.
VI.2 Tình hình đảm bảo vận hành SCADA
Trong năm 2020 triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo sự khai thác an toàn và
ổn định cho hệ thống SCADA:
- Tích cực phối hợp nhà thầu OSI trong việc xử lý sự cố cũng như trong việc rà soát
hiệu chỉnh các tính năng của hệ thống SCADA.
- Thực hiện định kỳ việc chuyển đổi vận hành khai thác hệ thống SCADA giữa Trung
tâm chính tại 11 Cửa Bắc và Trung tâm dự phòng tại 18 Trần Nguyên Hãn.
- Thực hiện thay mới Hệ thống UPS tại 11 Cửa Bắc.
- Tiếp tục duy trì công vệc phối hợp với các đơn vị trong việc đảm bảo kết nối và
hoàn thiện tín hiệu SCADA với các giải pháp tích cực và chủ động như:
- Lập đầu mối A0 và yêu cầu các đơn vị chủ quản TBA/NMĐ cung cấp đầu mối để
xử lý các vấn đề về kết nối và hoàn thiện tín hiệu SCADA.
- Thường xuyên trao đổi với các đơn vị qua Điện thoại/ Email/ Công văn về việc
đảm bảo kết nối và hoàn thiện tín hiệu SCADA.
46
- Tích cực phối hợp với các bên liên quan trong quá trình khôi phục kết nối kênh
truyền cũng như đưa thêm các kênh mới vào vận hành.
- Không để xảy ra sự cố chủ quan với hệ thống thiết bị tại Trung tâm điều khiển.
VI.3 Tình tình triển khai thực hiện QĐ 55
Căn cứ chỉ đạo của Cục điều tiết điện lực tại QĐ 55 phía Trung tâm điều độ Hệ thống
điện Quốc Gia đã chủ động một số biện pháp để nâng cao khả năng xử lý kết nối và hoàn
thiện tín hiệu SCADA, cụ thể:
- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình để phục vụ cho công tác vận hành Hệ thống
SCADA.
- Lập đầu mối tại A0 để phối hợp với các đơn vị trong việc xử lý kết nối và hoàn
thiện tín hiệu SCADA.
- Thực hiện lập và gửi báo cáo hàng tháng theo đúng quy định.
VI.4 Triển khai vận hành các ứng dụng EMS tại ĐĐQG
Trong năm 2020, ĐĐQG tiếp tục thực hiện các công việc cập nhật cơ sở dữ liệu, bảo
trì, bảo dưỡng và khai thác các ứng dụng EMS, đảm bảo cấu hình mô phỏng trong EMS
bám sát tình hình vận hành. Các ứng dụng EMS cũng đã được cấu hình, thử nghiệm với
nhiều kịch bản khác nhau trong Hệ thống điện Việt nam.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thực hiện đánh giá khả năng sẵn sàng
vận hành của các ứng dụng trong năm 2021 và báo cáo Tập đoàn như sau:

Ứng dụng EMS Chức năng sẵn sàng vận hành 2020
1. OpenNet – Tính toán lưới điện
a. State Estimator – SE a. Đã vận hành chính thức OpenNet
với các chức năng SE, PF, CA, VSA.
b. Power Flow – PF Một số thời điểm kết quả chưa ổn
định do tín hiệu SCADA đầu vào
chưa tốt.
c. Contingency Analysis – CA
b. Tiếp tục hiệu chỉnh, thử nghiệm và
nâng cấp chức năng OPF trong
d. Voltage Stability Analysis – VSA năm 2021.

e. Optimal Power Flow - OPF


2. OpenAGC – Tự động Điều chỉnh phát điện Tốt
3. OpenOTS - Mô phỏng đào tạo Điều độ viên Tốt
4. OpenSTLF - Dự báo phụ tải ngắn hạn Tốt
Sử dụng được cho các công tác
5. OpenEOS - Lịch sửa chữa nguồn điện. Sẽ tiếp tục nghiên cứu
bổ sung các công tác lưới điện.
6. OpenSOM - Tự động đóng/cắt Tốt

47
Ứng dụng EMS Chức năng sẵn sàng vận hành 2020

7. OpenTMS - Quản lý trào lưu qua ĐZ Tie line Tốt


8. OpenNERC - Chuẩn đánh giá AGC theo NERC Tốt
Sẽ đưa vào sử dụng trong các giai
đoạn tiếp theo khi chất lượng tín
9. OpenTSA - Ổn định quá độ hiệu SCADA đảm bảo và các chức
năng cơ sở như SE, PF, CA có kết
quả tin cậy, ổn định cho toàn bộ
CSDL.

Kết quả chi tiết cho từng ứng dụng như Phụ lục 32 đính kèm. Trong đó, kết quả triển
khai các ứng dụng EMS chính như sau:
a. Ứng dụng OpenAGC
Sau một thời gian thử nghiệm xác nhận khả năng vận hành tin cậy, ổn định của ứng
dụng, từ tháng 09/2017, ĐĐQG đã chính thức vận hành hệ thống AGC, thực hiện điều tần
thứ cấp HTĐ Quốc gia, hiện tại có 8 nhà máy tham gia là Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Huội
Quảng, Bản Chát, Tuyên Quang, Ialy, Trị An, Sê San 4 theo PTVH HTĐ Quốc gia hàng tuần
được EVN phê duyệt. Ứng dụng OpenAGC là ứng dụng EMS đầu tiên vận hành trong Hệ
thống điện Quốc gia. Đặc biệt trong năm 2020, ĐĐQG đã sử dụng OpenAGC để giám sát,
điều khiển hơn 50 các NMĐ NLTT gió, mặt trời và phối hợp cùng một số nguồn truyền
thống khác (Đa Nhim) khu vực các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang
nhằm tránh quá tải lưới điện 220-110kV khu vực nội vùng và vận hành liên tục, ổn định
đến hiện tại. ĐĐQG liên tục cải tiến thuật toán AGC để đáp ứng nhu cầu vận hành của Hệ
thống điện Việt nam, đảm bảo phân bổ công suất cho các NMĐ được công bằng, minh bạch,
theo đúng nguyên tắc huy động nguồn được EVN quy định.
Ngoài ra, trong năm 2020 ĐĐQG còn bổ sung thêm các chức năng khác trong công
cụ AGC để điều khiển tự động các NMĐ khi xảy ra vấn đề thừa nguồn, giám sát trào lưu
qua các ĐD 500kV liên kết dọc trục Bắc - Nam, đảm bảo HTĐ vận hành an toàn, ổn định
và liên tục trong thời gian thực. Như vậy, tính đến hết năm 2020, ĐĐQG đã sử dụng
OpenAGC để giám sát hàng ngày 11 ĐD 220-110kV quá tải nội vùng do tập trung nhiều
NMĐ NLTT, cũng như 1 ĐD 500kV liên kết dọc trục Bắc – Nam do tải thấp và NLTT miền
Trung,Nam phát cao.
Bên cạnh đó, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia cũng đã phối hợp với các nhà máy
điện thuộc quyền điều khiển để rà soát hiện trạng và khả năng kết nối AGC. Tính đến tháng
12/2020, tổng số NMĐ sẵn sàng kết nối AGC là 234 nhà máy điện với tổng công suất đặt
là 36876 MW. So với 2019, tăng thêm 70 nhà máy tương ứng 5241 MW.
Các ứng dụng phụ trợ cho OpenAGC như OpenTMS, OpenNERC cũng đã được thử
nghiệm vận hành tốt.
b. Ứng dụng OpenNet
Trong các ứng dụng EMS, ứng dụng chính về tính toán lưới điện là OpenNet.
OpenNet mô phỏng toàn bộ các phần tử trong HTĐ và sử dụng các số liệu thu thập được

48
từ hệ thống SCADA nhằm thực hiện các tính toán phân tích chế độ HTĐ. Để các bài toán
OpenNet chạy hội tụ và tin cậy, ĐĐQG luôn cập nhật đảm bảo CSDL của OpenNet đúng
như vận hành. Hiện CSDL của OpenNet bao gồm toàn bộ lưới điện 500kV-220kV và 110kV.
Tỉ lệ số trạm mô phỏng CSLD tăng từ 92% đầu năm 2019 lên 100% hiện tại, chủ yếu là bổ
sung mô phỏng các trạm 110kV miền Bắc cải thiện chất lượng SCADA. Thời gian tới, ĐĐQG
tiếp tục duy trì tỉ lệ 100% các trạm/NMĐ trên hệ thống từ cấp 110kV trở lên được cập
nhật mô phỏng đầy đủ, kịp thời trên OpenNet.
Kết quả tính của OpenNet phụ thuộc nhiều vào chất lượng tín hiệu SCADA. Tỉ lệ tín
hiệu SCADA chính xác sử dụng cho bộ CSDL OpenNet đang là 73% (chỉ xét các trạm có tín
hiệu SCADA cập nhật tốt về A0), chưa đạt yêu cầu theo Quyết định số 55/ĐTĐL ngày
22/8/2017 về tối thiểu là 80% tín hiệu tốt để đạt kết quả tính toán tin cậy. Tuy nhiên, đối
với riêng khu vực lưới điện miền Trung và miền Nam, tỉ lệ chất lượng tín hiệu chính xác
tương ứng đạt 91% và 80%, đã đạt mức độ tin cậy để triển khai vào thực tiễn vận hành.
Trong năm 2020, ĐĐQG đã tiến hành thử nghiệm sâu rộng ứng dụng OpenNet trong
ĐĐQG và các ĐĐM để đánh giá toàn diện khả năng áp dụng vào vận hành thời gian thực.
Hiện một số chức năng đã có thể vận hành theo khu vực bao gồm:
- Chức năng Đánh giá trạng thái, SE - State Estimator gợi ý điểm đo cho các trạm
mất, sai, thiếu tín hiệu. Bài toán Đánh giá trạng thái luôn chạy hội tụ, ổn định. Tỉ
lệ hội tụ đạt 98%.
- Chức năng PF – Power Flow phục vụ cho thao tác lưới, trợ giúp ĐĐV ra quyết định
trước thao tác. Điều độ viên tính toán trào lưu bằng OpenNet trước khi thực hiện
các thao tác mà cần phải kiểm tra trào lưu công suất lưới điện khu vực.
- Chức năng CA – Contigency Analysis đánh giá ảnh hưởng của sự cố trên hệ thống
điện cũng như ảnh hưởng của các công tác trên hệ thống điện đang được vận hành
tốt. Thử nghiệm tính toán độ nhạy thời gian thực của các nguồn ảnh hưởng đến
trào lưu công suất của máy biến áp/đường dây và sẽ triển khai thực tế cho các
máy biến áp/đường dây hay bị đầy/quá tải.
c. Ứng dụng OpenOTS
Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia tiếp tục khai thác hệ thống mô phỏng đào tạo điều
độ viên - OpenOTS trong công tác đào tạo và nghiên cứu. Trong năm 2020, ĐĐQG đã sử
dụng OTS để luyện tập và thi diễn tập xử lý sự cố cho toàn bộ các Điều độ viên mới tại
ĐĐQG và ĐĐM.
Bên cạnh đó, sử dụng OTS trong diễn tập xử lý sự cố định kỳ của ĐĐQG hoặc các
phương thức cấp điện đặc biệt của Điều độ miền (mùa khô, mùa lũ, các sự kiện chính trị
quan trọng). Ngoài ra, trong năm 2020 ĐĐQG còn đẩy mạnh sử dụng OTS trong các tính
toán mô phỏng chuyên sâu như mô phỏng và tính toán mạch sa thải đặc biệt theo chiều
Nam – Bắc có sự tham gia của AGC, mô phỏng và tính toán khả năng sử dụng nguồn TBK
thực hiện điều tần trong chế độ thấp điểm đêm mùa lũ.

VI.5 Các kiến nghị với Tập đoàn


Về SCADA
49
- Các trạm biến áp và nhà máy điện phải có kế hoạch để đảm bảo tín hiệu SCADA
theo các yêu cầu tại Quyết định 55/QĐ – ĐTĐL ngày 22/8/2017 của Cục điều tiết
điện lực về việc quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA.
- Đối với các công trình/dự án mới, đề nghị các đơn vị thực hiện kết nối SCADA theo
nguyên tắc tại điều 24 của Quy định 55.
- Đối với các tín hiệu về Gateway và RTU của các đơn vị ngoài Ax cần thực hiện kiểm
tra định kỳ và có hồ sơ thử nghiệm.
- Các nhà máy điện phối hợp với A0 đảm bảo các nhà máy nhận và đáp ứng theo
lệnh điều khiển công suất gửi từ hệ thống AGC của ĐĐQG.
Về EMS
- Kiến nghị các đơn vị phát điện, truyền tải điện tiếp tục thực hiện các giải pháp
nâng cao chất lượng và độ ổn định/tin cậy của tín hiệu SCADA, đặc biệt các tín
hiệu SCADA sử dụng cho EMS như qui định tại Quyết định số 55/ĐTĐL ngày
22/8/2017.
- Kiến nghị EVN đồng ý về chu trương mô hình điều khiển điện áp trên HTĐ Quốc
gia trên cơ sở nâng cấp chức năng OPF – Optimal Power Flow và đầu tư mới hệ
thống AVC – Automatic Generation Control
- Bổ sung các yêu cầu về nội dung đào tạo áp dụng hệ thống OpenOTS vào quy
trình kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực
tiếp công tác điều độ, vận hành HTĐQG do ERAV ban hành.
- Bổ sung định biên cho nguồn nhân lực tại các Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc
gia/miền phục vụ công tác vận hành và đào tạo sử dụng hệ thống EMS.
- Bổ sung định biên cho lực lượng Điều độ viên của A0/Ax để phục vụ tái đào tạo
trên OTS hàng năm. Trong năm 2021, cố gắng triển khai để các ĐĐV sẽ chỉ đi
ca từ 10-11 tháng trong 1 năm, thời gian còn lại để tái đào tạo.
- Thường xuyên tổ chức khóa đào tạo, học hỏi trao đổi kinh nghiệm triển khai
hệ thống EMS trên thế giới cho đội ngũ kỹ sư vận hành, khai thác, quản lý và
bảo trì hệ thống, nhất là khi các nhà máy năng lượng tái tạo gió, mặt trời chiếm
tỉ trọng cao.
- Thường xuyên tổ chức khóa đào tạo, học hỏi trao đổi kinh nghiệm triển khai
hệ thống EMS trên thế giới.

50

You might also like