You are on page 1of 24

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC LẮP MÁY HẢI

PHÒNG (DNC)

1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần điện nước lắp máy hải phòng (DCN)

1.1.1. Giới thiệu chung

Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC LẮP MÁY HẢI
PHÒNG
Tên viết tắt : DNC.HP
Trụ sở chính : Số 34 Đường Thiên Lôi, Phường Nghĩa Xá, Quận Lê
Chân,Thành phố Hải Phòng
Website : www.diennuochp.com.vn
Fax : (84.0225)3.785.759
Số điện thoại : (84.0225)3.856.209
Mã cổ phiếu : DNC
Giấy chứng nhận đăng kí : 0200155561 .Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp
doanh nghiệp số ngày 20/08/2022, đăng ký thay đổi lần thứ 15.
Vốn điều lệ : 64.222.580.000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 64.222.580.000 đồng
1.1.2. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng trước đây là Công ty Điện nước lắp
máy, tiền thân là Đội điện nước lắp máy có nhiệm vụ lắp đặt điện nước cho các công
trình.
Ngày 12 tháng 11 năm 1992 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Quyết định
số 1299/QĐ-TCCQ thành lập Công ty Điện nước lắp máy với ngành nghề chính là sản
xuất dây và cáp điện các loại, kinh doanh điện nông thôn. Công ty đã xắp xếp lại tổ chức
sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả bằng nguồn lực sẵn có và trở thành một trong
những đơn vị hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện và kinh doanh
điện nông thôn.
Năm 1995 Công ty Điện nước lắp máy đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn LG
Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanh cáp điện LG-Vina với tổng số vốn lên đến 38
triệu USD và là một trong những công ty sản xuất cáp điện hàng đầu thế giới. Phần vốn
góp của Công ty Điện nước lắp máy là văn phòng, nhà xưởng và các máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất trị giá 25 tỷ đồng.
Thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, năm 1995 Công ty đã lập dự án đầu
tư, cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn đầu tiên của Miền Bắc, tiếp nhận hệ thống lưới điện
tại xã An Đồng, huyện An Dương để xây dựng hệthống lưới điện mới, đồng bộ, đảm bảo
tiêu chuẩn kỹ thuật, vận hành an toàn vàđảm bảo chất lượng điện cung cấp. Dự án đầu tư
điện khí hóa nông thôn tại xã An Đồng đã đánh dấu một bước phát triển bền vững của
Công ty, góp phần to lớn vào thành công chương trình điện khí hóa của cả nước và là
điều kiện tiên quyết để Công ty quyết định hướng đi đúng đắn đồng thời phát triển mạnh
mẽ đến ngày hôm nay.
Thực hiện Quyết định số 1132/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hải Phòng về việc tiến hành cổ phần hoá Công ty Điện nước Lắp máy Hải
Phòng. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là 31/3/2004, vốn phát hành
khi bắt đầu thực hiện cổ phần hóa đạt 11.000.000.000 VND.
Ngày 01 tháng 07 năm 2005 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Quyết định
số 1390/QĐ-UB chuyển Công ty Điện nước lắp máy hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần. Công ty chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 21 tháng 10năm 2005 (Đây được coi
là ngày thành lập Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng).
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200155561 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải Phóng cấp ngày 21/10/2005 và thay đổi đăng ký thứ 15 vào ngày
20/08/2022, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm :

Hiện tại công ty hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính là :

- Truyền tài và phân phối bán lẻ điện


- Khai thác, xử lý và phân phối bán lẻ nước sạch
- Thi công xây lắp xây dựng các công trình điện, nước
1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1. Doanh thu bán hàng và
286.591.415.677 357.734.976.119 396.381.056.674 567.630.676.354 658.676.029.032
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu
3. Doanh thu thuần về bán
286.591.415.677 357.734.976.119 396.381.056.674 567.630.676.354 658.676.029.032
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 260.087.731.676 324.834.961.862 360.445.725.525 521.312.710.594 601.355.946.982
5. Lợi nhuận gộp về bán
26.503.684.001 32.900.014.257 35.935.331.149 46.317.965.760 57.320.082.050
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
462.407.263 1.096.010.697 1.145.631.641 1.369.243.257 1.310.720.055
chính
7. Chi phí tài chính 327.532.373 537.436.617 988.329.790 1.029.983.692 3.857.992.810
- Trong đó: Chi phí lãi vay 327.532.373 537.436.617 886.136.474 810.626.390 795.814.783
8. Phần lãi lỗ trong công ty
liên doanh. liên kết
9. Chi phí bán hàng
10. Chi phí quản lý doanh
11.057.906.634 11.933.114.265 13.474.243.879 14.476.287.476 17.961.733.802
nghiệp
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt
15.580.652.257 21.525.474.072 22.618.389.121 32.180.937.849 36.811.075.493
động kinh doanh
12. Thu nhập khác 4.088.954.607 5.389.967.701 3.066.272.031 1.259.317.465 1.948.722
13. Chi phí khác 64.265.352 732.293.635 32.747.628 80.554.966 5.195.101
14. Lợi nhuận khác 4.024.689.255 4.657.674.066 3.033.524.403 1.178.762.499 - 3.246.379
15. Tổng lợi nhuận kế toán
19.605.341.512 26.183.148.138 25.651.913.524 33.359.700.348 36.807.829.114
trước thuế
16. Chi phí thuế TNDN hiện
3.944.285.872 5.493.243.613 5.168.983.094 6.975.338.530 7.613.413.553
hành
17. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu
15.661.055.640 20.689.904.525 20.482.930.430 26.384.361.818 29.194.415.561
nhập doanh nghiệp
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DNC giai đoạn 2018-2022)
Nhận xét:

 Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 tăng so với năm 2018 . Cụ thể
năm 2018 đạt mức 286.591.415.677 đồng, sang năm 2019 tăng thêm 71.143.560.442
đồng tương đương tăng 24,82% và đạt mức 357.734.976.119 đồng. năm 2020 đạt mức
396.381.056.674 đồng, sang năm 2021 tăng thêm 171.249.619.619.680 đồng tương
đương tăng 43,20% và đạt mức 567.630.676.354 đồng. Năm 2021 tiếp tục tăng thêm
91.045.352.678 đồng và đạt mức 658.676.029.032 đồng tương đương tăng 16,04%.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tương tự cũng có xu hướng tăng từ
năm 2020 đến năm 2022. Năm 2020 đạt mức 396.381.056.674 đồng, năm 2021 đạt mức
567.630.676.354 đồng tương ứng tăng 171.249.619.680 đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Và năm 2022 tăng mạnh thêm 91.045.352.678 đồng và đạt mức 658.676.029.032 đồng
ứng với tăng 16.04%

 Về lợi nhuận gộp


Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Vào
năm 2018, chỉ tiêu này đạt 26.503.684.001 đồng, tăng lên 32.900.014.257 đồng vào năm
2019 và tiếp tục tăng lên 35.935.331.149 đồng vào năm 2020, đạt mức tăng trưởng
3.035.316.892 đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 9,22%, sau đó tăng mạnh vào năm
2021 và tăng mạnh hơn vào năm 2022. Năm 2021 tăng lên 10.375.492.525 đồng so với
năm 2020 và đạt mức 46.340.228.194 đồng tương ứng tăng 28,85%. Năm 2022 vẫn có sự
tăng trưởng nhưng tăng mạnh hơn, tăng 10.979.853.856 đồng so với năm 2021 tương ứng
với tăng 23,69%.

 Về doanh thu hoạt động tài chính


Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng biến động tăng giảm giai đoạn 2018 đến
2022. Chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2019 so với năm 2018 khi tỷ lệ tăng trưởng đạt
mức 1.096.010.697 đồng tương ứng tăng 137,02% so với năm 2018 , sau đó có dấu hiệu
tăng đều từ năm 2019 đến năm 2021. Tuy nhiên năm 2022, chỉ tiêu này lại có xu hướng
giảm xuống khi năm 2021 con số này là 1.369.243.257 đồng, năm 2022 con số này giảm
xuống còn 1.310.720.055 đồng, giảm 58.523.202 đồng so với năm trước tương ứng với
giảm 4,27%

 Về chi phí tài chính


Về chi phí tài chính, chỉ tiêu này có sự biến động tăng qua các năm. Từ năm 2018 đến
năm 2020, chỉ tiêu này tăng đều trong mức tăng trưởng từ 64% đến hơn 83%, sau đó
tăng nhẹ vào năm 2021 với tỷ lệ tăng 4,21%, đạt 1.029.983.692 đồng .Sang đến năm
2022 con số này đã tăng thêm 2.828.009.118 đồng so với năm 2021 ứng với tăng
274,57%.

 Về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng đều từ năm 2018 đến năm 2022. Cụ
thể năm 2018 thu nhập lãi thuần là 15.580.652.257 đồng, tăng lên 21.525.474.072 đồng
năm 2019, năm 2020 thu nhập lãi thuần đạt 22.578.197.565 đồng, đến năm 2021 tăng
lên 32.203.200.283 đồng, chênh lệch 9.625.002.597 đồng so với năm trước tương đương
với tăng 42,63%, sau đó tiếp tục tăng vào năm 2022 con số này tăng lên là
36.811.075.493 đồng, tăng 4.607.875.210 đồng so với năm trước tương ứng với tăng
14,31%

 Về lợi nhuận từ hoạt động khác


Giai đoạn năm 2018-2022, lợi nhuận từ hoạt động khác có xu hướng biến động tăng giảm
không đều. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn năm 2018-2021. Năm
2018, lợi nhuận từ hoạt động khác đạt 4.024.689.255 đồng thì đến năm 2021, lợi nhuận
khác chỉ còn 1.178.762.499 đồng vào năm 2021. Sang đến năm 2022, chỉ tiêu này giảm ở
mức đáng báo động khi con số này là -3.246.379 đồng, đã giảm 1.182.008.878 đồng so
với năm 2021, ứng với giảm 100,28%.

 Về lợi nhuận trước thuế


Tuy lợi nhuận khác của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh giai đoạn 2018-2019
nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nhanh hơn so với tốc độ
giảm của lợi nhuận khác đã bù đắp phần nào vào tổn thất của công ty. Vì vậy mà về lợi
nhuận trước thuế của công ty giai đoạn 2018-2022 vẫn có xu hướng tăng qua các năm.
Chỉ tiêu này tăng từ 19.605.341.512 đồng năm 2018, đạt 26.183.148.138 đồng năm
2019, tương ứng tăng 33,55%. Vào năm 2020 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm nhẹ
xuống chỉ còn 25.611.721.968 đồng, tuy nhiên con số này rất nhanh đã tăng trở lại vào
năm 2021 đã tăng 7.770.240.814 đồng ứng với tăng 30,34% so với năm 2020 và đạt
33.381.962.782 đồng. Năm 2022 tăng 3.425.866.332 đồng ứng với tăng 10,26% đạt mức
36.807.829.114 đồng. Có thể thấy lơi nhuận trước thuế của công ty có sự tăng trưởng
đáng kể qua các năm và bên cạnh đó công ty nên chuyển dịch mô hình kinh doanh với
mục tiêu trở thành công ty bán lẻ hàng đầu thông qua việc thúc đẩy mạnh mẽ các dịch vụ
dành cho phân khúc khách hàng cá nhân để có thể tăng trưởng tối đa lợi nhuận.

 Về lợi nhuận sau thuế


Sự biến động tăng giảm của lợi nhuận trước thuế ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp. Do lợi nhuận trước thuế của DNC năm 2020 giảm so với năm
2021, dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng giảm từ 20.689.904.525 đồng năm 2019 còn
20.482.930.430 đông năm 2020. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng rất nhanh đã tăng trở lại vào
năm 2021, năm 2021 tăng 5.917.758.919 đồng đạt mức 26.319.118.739 đồng so với năm
2020 ứng với tăng 29,01%. Năm 2022 con số này vẫn tiếp tục tăng lên 2.875.296.822
đồng và đạt mức 29.194.415.561 đồng ứng với tăng 10,92% so với năm 2021. Điều này
chứng tỏ khả năng quản lý tài sản Có của công ty đang được phát triển qua các năm. Và
cũng do lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng qua các năm nên lợi nhuận sau thuế cũng
có xu hướng tăng qua các năm từ 2020 đến 2022.
1.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng

1.3.1. Phân tích tỷ lệ chi phí trên doanh thu

TỶ LỆ CHI PHÍ / DOANH THU


CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Doanh thu thuần 286.591.415.677 357.734.976.119 396.381.056.674 567.630.676.354 658.676.029.032
2 Giá vốn hàng bán 260.087.731.676 324.834.961.862 360.445.725.525 521.312.710.594 601.355.946.982
3 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0
4 Chi phí quản lý 11.057.906.634 11.933.114.265 13.474.243.879 14.476.287.476 17.961.733.802
doanh nghiệp
5 Chi phí khấu hao 44.507.526.382 49.455.520.224 54.625.343.739 59.817.683.532 65.804.847.826
6 Chi phí lãi vay 327.532.373 537.436.617 886.136.474 810.626.390 795.814.783
7 Gía vốn hàng bán / 90,75% 90,80% 90,93% 91,84% 91,30%
Doanh thu
8 Chi phí quản lý và 3,86% 3,34% 3,40% 2,55% 2,73%
bán hàng / Doanh
thu
9 Chi phí khấu 15,53% 13,82% 13,78% 10,54% 9,99%
hao/doanh thu
1 Chi phí lãi vay / 0,11% 0,15% 0,22% 0,14% 0,12%
0 Doanh thu
Nhận xét:

 Về chỉ tiêu giá vốn hàng bán/doanh thu


Chỉ tiêu giá vốn hàng bán/doanh thu có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2018,
chỉ tiêu này là 90,75% tăng nhẹ vào năm 2019 lên 90,80% và tiếp tục tăng vào năm 2020
và năm 2021 lần lượt tăng 90,93% và đạt 91,84% vào năm 2021. Tuy năm 2022 có xu
hướng giảm xuống nhưng cũng không đáng kể, giảm 0,54%. Sở dĩ có sự suy giảm này là
do trong năm 2021, doanh thu đang có xu hướng tăng từ 396.381.056.674 đồng xuống
lên thành 567.630.676.354 đồng vào năm 2021, tương ứng tăng 43,20%, bên cạnh đó đó
giá vồn hàng bán cũng tăng khoảng 44,64%.. Tiếp theo là giá vốn của cá nguyên liệu
cũng tăng mạnh trong năm 2022, doanh nghiệp cũng đang giảm mạnh việc bán các
nguyên liệu. Đến năm 2022, doanh thu có xu hướng tăng lên 16,04% so với năm trước
bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán tăng lên khoảng 15,36%. Doanh nghiệp ghi nhận doanh
thu bán thành phẩm là 658.676.029.032 đồng, trong khi giá vốn hàng bán của thành phẩm
đã bán ở mức 601.355.946.982 đồng, Mức giá vốn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá
lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này khá báo động do doanh nghiệp
đang kiểm soát chi phí không được hiệu quả khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nặng.

 Về chỉ tiêu chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu


Chỉ tiêu chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2018-2022 có
xu hướng tăng giảm không đều. Cụ thể chỉ tiêu này năm 2019 giảm 0,52% so với năm
2018, năm 2020 có dấu hiệu tăng lên nhưng không nhiều từ 3,34% năm 2019 tăng lên
3,40% năm 2020 tương ứng tăng 0,06%, sang đến năm 2021 chỉ tiêu này lại có xu hướng
giảm xuống chỉ còn 2,55% và tăng nhẹ trở lại vào năm 2022 là 2,73%. Có thể do vào
trong năm 2021 thì các khoản chi phí bán hàng giảm không nhiều, doanh nghiệp cắt giảm
chủ yếu ở khoản chi phí cho nhân viên bán hàng và chi phí cho nhân viên quản lý doanh
nghiệp. Có thể do trong năm 2021, khi dịch bệnh đang phát triển thì doanh nghiệp đã
phải cắt bớt lượng nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp để đỡ bớt các
khoản chi phí, do doanh thu mamg lại trong năm 2021 cũng giảm khá mạnh, tình hình
kinh doanh không mấy khả quan. Và đến năm 2022, doanh nghiệp cũng tiếp tục cắt giảm
các chi phí nhân công khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp, trong 2 năm thì doanh
nghiệp không thực hiện hoạt động nhập khẩu cá, do vậy mà khoản chi phí vận chuyển
giảm khá mạnh, chi phí khấu hao tài sản cố định cũng giảm, trong năm doanh nghiệp chỉ
đầu tư ít vào máy móc thiết bị.

 Về chỉ tiêu chi phí khấu hao/doanh thu


Chỉ tiêu chi phí khấu hao/doanh thu chiếm một tỷ trọng khá cao, và chỉ tiêu này có xu
hướng biến động giảm qua các năm. Cụ thể chỉ tiêu này giảm từ 15,53% vào năm 2018
xuống chỉ còn 9,99% năm 2022. Nguyên nhân của sự biến động này có thể do năm 2018,
doanh nghiệp đầu tư mạnh vào máy móc, thiết bị để hoạt động sản xuất kinh doanh được
tốt hơn, tuy nhiên vào năm 2020 dịch bệnh phát triển mạnh mẽ nên doanh thu của doanh
nghiệp giảm mạnh, các chi phí khấu hao hầu như đều giảm, tuy do doanh thu giảm quá
mạnh nên tỷ trọng chi phí này mới trở nên tăng mạnh. Đến năm 2021 thì doanh nghiệp
đầu tư một lượng nhỏ vào máy móc, thiết bị, chi phí khấu hao giảm xuống tuy do doanh
thu tăng lên mà khiến tỷ lệ này đucợ cải thiện hơn so với năm trước.

 Về chỉ tiêu chi phí lãi vay/doanh thu


Chỉ tiêu chi phí lãi vay/doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn
2018-2020 và có dấu hiệu giảm xuống giai đoạn 2020-2022. Ta có thể thấy chỉ tiêu này
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống là do
doanh nghiệp tăng cường khoản vay và nợ thuê tài chính. Doanh nghiệp luôn hoạt động
kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu.
1.3.2. Phân tích tỷ lệ hoạt động

TỶ LỆ CHI PHÍ / DOANH THU


CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Giá vốn hàng 260.087.731.676 324.834.961.862 360.445.725.525 521.312.710.594 601.355.946.982
bán
2 Hàng tồn kho 12.507.159.549 8.536.720.402 8.108.919.211 8.640.784.249 9.578.931.047
bình quân
2 Hàng tồn kho 16.213.468.400 8.800.850.698 8.272.590.105 7.945.248.316 9.336.320.182
đầu kỳ
2 Hàng tồn kho 8.800.850.698 8.272.590.105 7.945.248.316 9.336.320.182 9.821.541.911
cuối kỳ
3 Doanh thu thuần 286.591.415.677 357.734.976.119 396.381.056.674 567.630.676.354 658.676.029.032
4 Khoản phải thu 18.781.921.594 17.585.878.034 19.179.521.086 24.911.620.633 24.775.004.081
bình quân
4 Khoản phải thu 21.788.266.673 15.775.576.514 19.396.179.554 18.962.862.618 30.860.378.648
đầu kỳ
4 Khoản phải thu 15.775.576.514 19.396.179.554 18.962.862.618 30.860.378.648 18.689.629.514
cuối kỳ
5 Tài sản ngắn hạn 42.570.112.200 45.217.595.890 49.179.072.684 59.246.366.848 64.585.798.245
bình quân
5 Tài sản ngắn hạn 41.735.653.223 43.404.571.177 47.030.620.603 51.327.524.765 67.165.208.930
đầu kỳ
5 Tài sản ngắn hạn 43.404.571.177 47.030.620.603 51.327.524.765 67.165.208.930 62.006.387.560
cuối kỳ
6 Giá trị TSCĐ 26.993.794.599 27.624.507.517 30.426.386.801 30.806.782.957 35.853.549.226
bình quân
6 Giá trị TSCĐ 25.292.823.615 25.292.823.615 25.292.823.615 25.292.823.615 25.292.823.615
đầu kỳ
6 Giá trị TSCĐ 28.694.765.582 29.956.191.419 35.559.949.986 36.320.742.298 46.414.274.836
cuối kỳ
7 Vòng quay 20,80 38,05 44,45 60,33 62,78
hàng tồn kho
((7) = (1)/(2))
8 Kỳ tồn kho bình 17,55 9,59 8,21 6,05 5,81
quân
((8) = 365/(7))
9 Vòng quay các 15,26 20,34 20,67 22,79 26,59
khoản phải thu
((9) = (3)/(4))
10 Kỳ thu tiền 23,92 17,94 17,66 16,02 13,73
bình quân
((10) = 365/(9))
11 Vòng quay 6,73 7,91 8,06 9,58 10,20
TSNH
((11) = (3)/(5))
12 Hiệu suất sử 10,62 12,95 13,03 18,43 18,37
dụng TSDH
((12) = (3)/(6))
Nhận xét:

 Về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2018-2022 có xu hướng tăng
đều qua các năm. Năm 2018, chỉ số này là 20,80 vòng sang đến năm 2019 tăng
lên 38,05 vòng và tiếp tục tăng lên vào các năm 2020, 2021 và 2022, đạt 62,78
vòng. Có thể thấy chỉ số này của công ty khá cao. Điều này cho thấy sự hiệu quả
về việc sử dụng chính sách hàng tồn kho của công ty. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng việc để chỉ số vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể mang theo những vấn đề
tiềm ẩn. Nếu vòng quay hàng tồn kho quá nhanh, có thể dẫn đến thiếu hàng hoặc
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, điều này có thể làm mất mát cơ hội
kinh doanh. Do đó, cần thiết phải có một sự cân bằng hợp lý trong việc quản lý tồn
kho để đảm bảo rằng mức sản xuất và cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu thị trường
mà không gây lãng phí tài sản.

 Về chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu


Về chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2018-2022 cũng có xu hướng
tăng qua các năm. Cụ thể chỉ số này năm 2018 chỉ đạt 15,26 vòng tuy nhiên đến
năm 2022 chỉ số này đã tăng lên đến 26,59 vòng. Chỉ số vòng quay khoản phải
thu là một chỉ báo quan trọng để đánh giá hiệu suất quản lý các khoản phải thu
của một doanh nghiệp. Khi chỉ số này duy trì ở mức khá cao, nó cho thấy rằng
doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh
chóng và hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian trung bình để thu hồi
một khoản công nợ là ngắn, và do đó, doanh nghiệp có khả năng quản lý các
khoản nợ phải thu của họ một cách rất hiệu quả. Chỉ số vòng quay khoản phải
thu cao thường phản ánh sự hiệu quả trong chính sách bán hàng của doanh
nghiệp, bao gồm các điều khoản thanh toán, các chương trình khuyến mãi và cơ
cấu giá cả. Nó cũng có thể cho thấy sự tín nhiệm của đối tác kinh doanh trong
việc thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số vòng quay khoản
phải thu quá cao cũng có thể có nhược điểm của nó. Nếu doanh nghiệp đòi hỏi
thanh toán quá nhanh từ phía khách hàng mà không cân nhắc đến họ, điều này có
thể gây phát sinh sự bất mãn và mất mát khách hàng. Do đó, cần phải duy trì sự cân
bằng giữa việc thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu và duy trì mối quan hệ tích
cực với khách hàng.

 Về vòng quay tài sản ngắn hạn


Về vòng quay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biến động tăng qua các năm, đặc biệt
tăng mạnh vào năm 2021. Vòng quay tài sản ngắn hạn đo lường hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động
trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng lưu chuyển vốn lưu động
càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh. Vòng quay vốn lưu động
của công ty có sự biến động và xu hướng tăng trong năm 2021. Cụ thể năm 2021 vòng
quay tài sản ngắn hạn tăng 18,4% so với năm 2020. Tuy nhiên năm 2022, vòng quay tài
sản ngắn hạn của công ty tăng thêm 6,47% so với năm 2021. Mặc dù có tăng nhưng tốc
độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty trong 3 năm khá cao và đều lớn 1. Tốc độ
luân chuyển của vốn lưu động nhanh dẫn đến công ty không bị ứ đọng vốn, gây lãng phí
vốn. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần chú ý đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu
động bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu, đề ra các biện pháp hiệu quả để
nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng

 Về vòng quay tài sản dài hạn


Về vòng quay tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng đều qua các năm trong giai đoạn
2018-2022, và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2021. Chỉ số này của công ty cũng đang ở
mức khá cao. Nguyên nhân là do trong năm 2021 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
đang không mấy khả quan, doanh nghiệp có đầu tư một ít vào máy móc, thiết bị tuy nhiên
ta có thể thấy thêm các tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã được sử dụng từ lâu, hao mòn
gần hết, cũng có thể một phần nguyên nhân khiến cho hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp suy giảm. Đến năm 2022, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng
lên lý do chính là doanh thu của doanh nghiệp tăng lên trong khi đó doanh nghiệp hầu
như không đầu tư thêm vào tài sản cố định mà vẫn sử dụng các tài sản từ lâu. Điều này
cũng dễ hiểu là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này đang gặp
khó khăn, doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra các chính sách bán hàng, quản lý hiệu quả
để đẩy tăng doanh thu, chưa đủ tài chính để đầu tư mở rộng thêm các máy móc, thiết bị
mới.
1.3.3. Phân tích chỉ số thanh toán

CHỈ SỐ THANH TOÁN

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tài sản ngắn hạn 43.404.571.177 47.030.620.603 51.327.524.765 67.165.208.930 62.006.387.560
2 Nợ ngắn hạn 25.558.483.161 24.142.092.971 28.267.536.482 30.337.699.654 27.346.133.111
3 Hàng tồn kho 8.800.850.698 8.272.590.105 7.945.248.316 9.336.320.182 9.821.541.911
4 Tiền và các khoản tương 7.346.116.360 19.044.995.875 22.833.025.727 26.118.514.650 9.621.441.686
đương tiền
5 Các khoản đầu tư 11.000.000.000 0 0 0 21.205.101.951
6 EBIT 19.932.873.885 26.720.584.755 26.538.049.998 34.170.326.738 37.603.643.897
7 Lãi vay phải trả 327.532.373 537.436.617 886.136.474 810.626.390 795.814.783
8 Khả năng thanh toán 1,70 1,95 1,82 2,21 2,27
nợ ngắn hạn ((8) =
(1)/(2))
9 Khả năng thanh toán 1,35 1,61 1,53 1,91 1,91
nhanh
((9) = ((1) - (3))/(2))
10 Khả năng thanh toán 0,72 0,79 0,81 0,86 1,13
tức thời
((10) = ((4) + (5))/(2))
11 Khả năng chi trả lãi 60,86 49,72 29,95 42,15 47,25
vay
((11) = (6)/(7))
Nhận xét:

 Về chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Năm 2018, chỉ số này là 1,70 sau đó tăng dần
lên 1,95 và giảm nhẹ xuống 1,82 vào năm 2020 sau đó tăng mạnh trở lại vào năm 2021
lên 2,21 và đạt 2,27 vào năm 2022. Tuy có dấu hiệu giảm xuống vào năm 2020 tuy nhiên
trong 5 năm chỉ số này đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các
khoản nợ vay và nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà
doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp
càng thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn
này quá cao thì không tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc
thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá
nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ. Từ năm 2021
đến năm 2022 chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty lớn hơn 2. Hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá lớn
thì chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản ngắn hạn rất lớn, nếu
nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là rất tốt thế
nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt vì số tài sản
này sẽ không vận động do đó sẽ không có khả năng sinh lãi.

 Về chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh


Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cũng có sự biến động qua các năm. Chỉ số này năm
2018 là 1,53, năm 2019 là 1,61 sau đó giảm xuống còn 1,53 vào năm 2020. Tuy nhiên chỉ
số này đã tăng trở lại vào năm 2021 và giữ nguyên con số 1,91 vào năm 2022 cho thấy sự
phục hồi mạnh mẽ và sự ổn định trở lại. Sự tăng trưởng này có thể kết hợp với các biện
pháp và chính sách đang được triển khai để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương
lai. Chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giao động từ 1 cho đến 2 cho thấy tài
chính doanh nghiệp khả quan. Công ty có đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn. Dù năm
2020 và năm 2021 nền kinh tế có chút khủng hoảng do dịch bệnh

 Về chỉ tiêu khả năng thanh toán


Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có
được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân,
tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Một doanh nghiệp có khả năng thanh
toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt
các khoản nợ của doanh nghiệp. Tong giai đoạn 2018-2022, chỉ số này của doanhh
nghiệp chỉ dao động ở mức 0,72 đến 1,13 vào năm 2022. Tỷ lệ thanh toán hiện hành của
doanh nghiệp thấp, điều đó nói lên rằng hiện tại, doanh nghiệp không có đủ khả năng để
trả hết các khoản nợ đến hạn. Tỷ số này càng gần sát về 0, cho thấy Doanh nghiệp đang
cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh
hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên năm 2022, đã có một dấu hiệu
tăng tích cực khi chỉ số này đạt 1,13 lớn hơn 1, cho thấy tỷ lệ thanh toán hiện hành của
doanh nghiệp cao, có nghĩa là tài sản ngắn hạn mà công ty hiện có đủ để thanh toán hết
khoản nợ ngắn hạn và cũng là nỗ lực của doanh nghiệp để cải thiện chỉ tiêu này.

Về chỉ tiêu khả năng chi trả lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là hệ số đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử
dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết
được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt như nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu,
có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty có
sự biến động tăng giảm không đều. Tuy nhiên giảm mạnh vào năm 2019, khi chỉ số này
là 60,86 năm 2018 giảm xuống chỉ còn 49,72 vào năm 2019, nhưng sau đó năm 2020 là
29,29. Năm 2021 hệ số thanh toán lãi vay của công ty có sự suy giảm, đạt 42,18 tương
ứng tăng 12.89 lần so với năm 2020. Năm 2022, hệ số này tăng lên 5,07 đạt mức 47,25.
Có thể thấy, hệ số thanh toán lãi vay của công ty trong 3 năm giai đoạn 2020-2022 của
công ty >1, điều đó cũng cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp vẫn khá
tốt.
1.3.4. Phân tích chỉ số hiệu quả sinh lời

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ SINH LỜI

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Lợi nhuận sau thuế 26.384.361.818 29.194.415.561
15.661.055.640 20.689.904.525 20.482.930.430
2 Tổng tài sản bình 80.265.051.819 80.018.994.953 90.053.661.028 105.488.654.010 118.133.554.184
quân
2,1 Tổng tài sản đầu kỳ 83.504.127.512 77.025.976.125 83.012.013.781 97.095.308.275 113.881.999.745
2,2 Tổng tài sản cuối kỳ 77.025.976.125 83.012.013.781 97.095.308.275 113.881.999.745 122.385.108.622
3 Vốn chủ sở hữu bình 45.547.107.413 55.168.706.887 63.848.846.302 76.186.035.942 89.291.637.801
quân
3,1 Vốn chủ sở hữu đầu 39.626.721.862 51.467.492.964 58.869.920.810 68.827.771.793 83.544.300.091
kỳ
3,2 Vốn chủ sở hữu cuối 51.467.492.964 58.869.920.810 68.827.771.793 83.544.300.091 95.038.975.511
kỳ
4 Doanh thu thuần 2,86591E+11 3,57735E+11 3,96381E+11 5,67631E+11 6,58676E+11
5 ROS ((5) = (1)/(4)) 5,46% 5,78% 5,17% 4,65% 4,43%
6 ROA ((6) = (1)/(2)) 19,51% 25,86% 22,75% 25,01% 24,71%
7 ROE ((7) = (1)/(3)) 34,38% 37,50% 32,08% 34,63% 32,70%
Nhận xét:

Chỉ số ROS được hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này
cho biết từ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đó. Vào năm 2018, chỉ
số này của doanh nghiệp là 5,46%, đến năm 2019 tăng lên 5,78% và giảm xuống còn
5,17% năm 2020 và tiếp tục giảm xuống vào năm 2021 và 2022, và chỉ còn 4,43% vào
năm 2022 cho thấy việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của doanh nghiệp đang giảm
xuống. Nhìn chung Nhìn chung, sự giảm động của chỉ số trong giai đoạn trên là một tín
hiệu đáng lo ngại cho công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra những biện pháp cụ
thể để đảm bảo sự bền vững và phát triển trong tương lai. Một trong những chiến lược
quan trọng là tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty. Điều này có thể
bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc nâng cao
chất lượng và hiệu suất để thu hút thêm khách hàng và giữ chân họ. Ngoài ra, kiểm soát
chi phí hoạt động của công ty cũng là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận.
Công ty cần xem xét lại quy trình và chi phí hoạt động hiện tại để tìm cách cắt giảm, tối
ưu hóa và nâng cao hiệu suất. Điều này có thể giúp tạo ra sự cân đối giữa doanh thu và
chi phí, từ đó tăng khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu.

ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi
nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản
trong doanh nghiệp. Năm 2018, ROA của DNC là 19,51% và có biến động tăng giảm qua
các năm 2019-2022. Chỉ số này năm 2019 tăng so với năm 2018, tăng từ 19,51% lên
thành 25,86% sau đó lại giảm xuống vào năm 2020 còn 22,75% và tăng trở lại vào năm
2021 là 25,01% sau đó lại tiếp tục giảm xuống còn 24,71% năm 2022. Chỉ số này giảm
xuống năm 2019-2020 có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến chỉ số này giảm
xuống, cũng có thể do sự giảm doanh thu, tăng chi phí và mức nợ vay cao. Năm 2022, tỷ
suất này của công ty có xu hướng tăng trở lại chứng tỏ tỷ suất sinh lời của công ty ba năm
gần đây có sự tăng trưởng. Để tác động tích cực lên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản,
công ty cần áp dụng một loạt biện pháp. Trước hết, việc đẩy mạnh tăng doanh thu là
quan trọng. Công ty có thể xem xét việc mở rộng thị trường, tăng cường quảng cáo và
tiếp thị, hoặc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để thu hút khách hàng và tạo ra
nguồn doanh thu bổ sung. Kiểm soát chi phí là một yếu tố khác quan trọng. Công ty cần
xem xét lại quy trình và chi phí hoạt động để cắt giảm những khoản không cần thiết và
tối ưu hóa hiệu suất. Điều này có thể giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Ngoài ra, tăng tốc độ tiêu thụ tức là gia tăng vòng quay tổng tài sản cũng đóng một vai
trò quan trọng. Công ty có thể tối ưu hóa quản lý tài sản và lựa chọn đầu tư một cách
thông minh để đảm bảo tài sản được sử dụng hiệu quả và tạo ra giá trị.
ROE cho ta biết với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng
lợi nhuận. ROE của doanh nghiệp giai đoạn 2018-2022 có xu hướng giảm xuống. Cụ thể
năm 2018, chỉ tiêu này là 34,38% tăng lên 37,50% vào năm 2019 và sau đó giảm xuống còn
32,08 năm 2020 và tăng trở lại năm 2021 là 34,36% sau đó lại tiếp tục giảm xuống còn
32,70% vào năm 2022. Việc giảm chỉ số ROE cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp
trong giai đoạn trước đã không hiệu quả, và điều này đòi hỏi sự can thiệp để cải thiện hiệu
suất tài chính trong tương lai. Để thực hiện điều này, chúng ta cần tập trung vào việc tăng tỷ
suất lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu bằng cách cải thiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản. Điều này là cần thiết để nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp và tối ưu hóa sử
dụng vốn đầu tư. Mặc dù đã tận dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, nhưng vẫn không thể đạt
được sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân chính là do tác động
giảm của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao hơn so với sự tăng của đòn bẩy tài chính.
Điều này chỉ ra rằng, trong giai đoạn hiện tại, việc tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cần
phải tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu, thay vì
tăng đòn bẩy tài chính.
1.3.5. Phân tích chỉ số đòn bẩy tài chính

CHỈ SỐ ĐÒN BẨY

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tổng nợ 25.558.483.161 24.142.092.971 28.267.536.482 30.337.699.654 27.346.133.111
phải trả

2 Tổng nguồn 77.025.976.125 83.012.013.781 97.095.308.275 113.881.999.745 122.385.108.622


vốn

3 EBIT 19.932.873.885,00 26.720.584.755,00 26.538.049.998,00 34.170.326.738,00 37.603.643.897,00


4 Lãi vay 327.532.373,00 537.436.617,00 886.136.474,00 810.626.390,00 795.814.783,00
5 Tỷ số nợ 33,18% 29,08% 29,11% 26,64% 22,34%
((5) =
(1)/(2))

6 Tỷ số đòn 101,67% 102,05% 103,45% 102,43% 102,16%


bẩy tài
chính
((6) =
(3)/((3) -
(4)))
Nhận xét:

Tỷ số nợ là một tỷ lệ đòn bẩy đo lường số lượng tổng tài sản được tài trợ bởi các chủ nợ
thay vì các nhà đầu tư. Chỉ số này của công ty giai đoạn 2018-2022 có xu hương giảm
xuống từ 33,18% năm 2018 xuống chỉ còn 22,34% vào năm 2022. Đây là một tín hiệu tốt
của doanh nghiệp Tỷ lệ nợ trên tài sản cao có thể có nghĩa là công ty của bạn sẽ gặp khó
khăn khi vay thêm tiền hoặc chỉ có thể vay tiền với lãi suất cao hơn nếu tỷ lệ này thấp
hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính cao có thể tự đặt mình vào nguy cơ mất khả năng
thanh toán hoặc phá sản tùy thuộc vào loại hình công ty và ngành. Một số ngành có thể
sử dụng nhiều vốn vay hơn các ngành khác.

Tỷ số đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc
các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giai đoạn 2018-
2022, chỉ số này của doanh nghiệp có sự tăng giảm không đều khi năm 2018 chỉ số này là
101,67% tăng lên 102,05% năm 2019, sau đó lại tăng lên 103,45% năm 2020 và giảm
xuống 102,43% năm 2021 và giảm xuống còn 102,16% năm 2022 cho thấy công ty dần
không sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Tuy nhiên, đòn bầy tài chính là “lá chắn thuế”
cho doanh nghiệp bởi theo luật thì khoản vay và lãi phải trả được tính vào chi phí của
doanh nghiệp và được khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế khi quyết toán. Do đó, doanh
nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn lợi nhuận vẫn tăng.

You might also like