You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


-------------------------------------------------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN PHÂN TÍCH KINH DOANH

Đề bài: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI
SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỒN TY MAI LINH NĂM 2019 - 2020

Lớp học phần: KTQT1107(222)_03


Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Mai Chi
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Ngọc Diệp- 11217786
2. Nguyễn Thị Quỳnh Chi - 11217781
3. Nguyễn Thành Công - 11217783
4. Phạm Thị Thùy Dung- 11211464
5. Đặng Quý Dương - 11217937
6. Nguyễn Tiến Đạt- 11211272

Hà Nội, 2023
PHẦN A. GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh là đơn vị kinh tế tư nhân được thành lập ngày
12/07/1993, khi mới thành lập là Công Ty TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai Linh,
theo QĐ số 788/QĐ-UB do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Sau đó chuyển đổi thành
Công Ty Cổ Phần Mai Linh theo quyết định số 4103001038 ngày 06/06/2002 do Sở Kế
Hoạch Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh cấp phép. Ngày 01/11/2007, Công Ty đổi tên thành Công Ty
Cổ Phần Tập đoàn Mai Linh.

Từ một cơ sở với tài sản đầu tư ban đầu chỉ có 300 triệu đồng, 20 đầu xe và 25 lao động giới
hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đến nay công ty đã phát triển với số vốn đầu tư
980 tỉ với gần 10.500 đầu xe. Mai Linh đã mở rộng tại 54 tỉnh thành trong cả nước với trên
100 công ty thành viên, và đã thu hút được trên 27.000 cán bộ nhân viên làm việc trong cả
nước và nước ngoài.

PHẦN B. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN
VÀ NGUỒN VỐN

I. Phân tích cơ cấu nguồn vốn


1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty Mai Linh

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính: đồng

2019 2020 Chênh lệch 2020 với 2019

Tỷ
Tỷ trọng Tỷ trọng trọng
Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (%)

(7=4-
(1) (2) (3) (4) (5=3-1) (6=5/1*100) 2)

A. Nợ phải trả 3.027.933.248.859 83,566 3.040.671.234.195 86,861 12.737.985.336 0,421 3,294

I. Nợ ngắn hạn 2.102.792.548.455 58,034 2.237.464.348.283 63,916 134.671.799.828 6,404 5,882

1. Phải trả cho


người bán ngắn
hạn 348.592.471.382 9,621 376.895.109.798 10,767 28.302.638.416 8,119 1,146

2. Người mua trả


tiền trước ngắn
hạn 12.460.726.811 0,344 27.931.519.835 0,798 15.470.793.024 124,156 0,454

2
3. Thuế và các
khoản phải nộp
nhà nước 27.995.863.065 0,773 37.637.879.344 1,075 9.642.016.279 34,441 0,303

4. Phải trả người


lao động 40.638.117.893 1,122 25.109.770.411 0,717 (15.528.347.482) (38,211) (0,404)

5. Chi phí phải trả


ngắn hạn 141.245.663.021 3,898 159.259.711.213 4,549 18.014.048.192 12,754 0,651

6. Doanh thu chưa


thực hiện ngắn
hạn 1.553.410.910 0,043 15.268.996.241 0,436 13.715.585.331 882,934 0,393

7. Phải trả ngắn


hạn khác 635.174.563.184 17,530 680.690.294.455 19,445 45.515.731.271 7,166 1,915

8. Vay và nợ thuê
tài chính ngắn hạn 891.329.149.268 24,599 910.873.084.065 26,020 19.543.934.797 2,193 1,421

9. Quỹ khen
thưởng phúc lợi 3.802.582.921 0,105 3.797.982.921 0,108 (4.600.000) (0,121) 0,004

II. Nợ dài hạn 925.140.700.404 25,533 803.206.885.912 22,945 (121.933.814.492) (13,180) (2,588)

1. Phải trả người


bán dài hạn 42.874.412.518 1,183 37.038.955.009 1,058 (5.835.457.509) (13,611) (0,125)

2. Chi phí phải trả


dài hạn 8.952.749 0,000 26.478.194 0,001 17.525.445 195,755 0,001

3. Doanh thu chưa


thực hiện dài hạn 700.000.000 0,019 10.644.463.870 0,304 9.944.463.870 1.420,638 0,285

4. Phải trả dài hạn


khác 618.466.833.668 17,069 557.881.514.795 15,937 (60.585.318.873) (9,796) (1,132)

5. Vay và nợ thuê
tài chính dài hạn 263.090.501.469 7,261 197.615.474.044 5,645 (65.475.027.425) (24,887) (1,616)

B. Vốn chủ sở
hữu 595.449.204.091 16,434 459.952.057.917 13,139 (135.497.146.174) (22,755) (3,294)

1. Vốn góp chủ sở


hữu 1.246.665.030.000 34,406 1.246.665.030.000 35,613 - - 1,207

- Cổ phiếu phổ
thông có quyền
biểu quyết 1.246.665.030.000 34,406 1.246.665.030.000 35,613 - - 1,207

2. Quỹ đầu tư
phát triển 38.277.589.080 1,056 38.277.589.080 1,093 - - 0,037

(689.493.414.989) (19,029) (824.990.561.163) (23,567) (135.497.146.174) 19,652 (4,538)


3. Lợi nhuận sau
3
thuế chưa phân
phối

- LNST chưa
phân phối lũy kế
đến cuối kỳ (750.707.865.046) (20,718) (689.493.414.989) (19,696) 61.214.450.057 (8,154) 1,022

- LNST chưa
phân phối kỳ này 61.214.450.057 1,689 (135.497.146.174) (3,871) (196.711.596.231) (321,348) (5,560)

Tổng Nguồn vốn 3.623.382.452.950 100,000 3.500.623.292.112 100,000 (122.759.160.838) (3,388)

(Nguồn: tính toán dựa vào BCTC năm 2019, 2020 của công ty Mai Linh)

NXET: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty taxi Mai Linh 2020 đã
giảm 122.759.160.838 đ so với 2019, với tốc độ giảm 3,388%. Sự thay đổi này theo hướng
tăng tỷ trọng nợ phải trả, đồng thời giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Sự biến động về cơ cấu
nguồn vốn của Công ty Mai Linh đang có sự chuyển dịch không tích cực.

- Tỷ trọng nợ phải trả tăng 3,294%, đồng thời đây cũng là mức giảm tỷ trọng của vốn chủ sở
hữu. Vào năm 2019, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty Mai Linh là 83,566% nhưng đến năm
2020, tỷ trọng nợ phải trả đã tăng lên tới 86,861%. Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng
5,882% và Tỷ trọng nợ dài hạn giảm 2,588%. Điều đó cho thấy, Công ty đang cần những
nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngắn hạn. Vì
vậy, Công ty cần có biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh khả năng thanh toán trong ngắn
hạn nhưng đồng thời tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có điều kiện và thời gian dài hơn để
không lỡ những cơ hội đầu tư, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong thời gian
tới.

- Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu năm 2019 là 16,434% nhưng tới năm 2020 giảm xuống còn
13,139%. Sự giảm xuống này do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm, đặc biệt là lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối của kỳ này giảm tới 196.711.596.231 đ với tốc độ giảm rất
cao là 321,348%. Điều này khiến cho tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm
mạnh tới 4,538%. Tuy tỷ trọng của của Vốn góp chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển có tăng
nhẹ lần lượt là 1,207% và 0,037% nhưng tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu vẫn giảm. Nguyên
nhân dẫn tới việc thua lỗ của Công ty Mai Linh là do sự cạnh tranh của các hãng taxi công
nghệ như Grab, Be,.... Không chỉ vậy, công ty còn chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
COVID-19 bùng phát từ tháng 4/2020 khiến cho lượng hành khách giảm 80-90%, doanh thu
sụt giảm nghiêm trọng. Trong năm 2021, Công ty taxi Mai Linh cần tái cấu trúc bộ máy, ứng
4
dụng công nghệ, ra mắt các sản phẩm/dịch vụ mới,…Mai Linh tăng tốc phát triển hệ sinh thái
bao gồm taxi, xe công nghệ (Mai Linh SmartCar), xe hợp đồng, xe cho thuê, xe bus, xe đường
dài, tàu cao tốc; logistics đầu cuối (phát chuyển nhanh, vận chuyển hàng hóa); kinh doanh bảo
hiểm; dịch vụ du lịch; dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe; cứu pan, cứu hộ 24/7, tàu cao
tốc…

2. So sánh cơ cấu nguồn vốn của công ty Mai Linh và công ty Vinasun

Chênh lệch của Mai Linh và


Mai Linh Vinasun
Vinasun
Chỉ tiêu
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)

A. Nợ phải
trả 3.040.671.234.195 86,86 518.115.915.208 26,42 2.522.555.318.987 60,44

I. Nợ ngắn
hạn 2.237.464.348.283 63,92 222.460.579.555 11,34 2.015.003.768.728 52,57

II. Nợ dài
hạn 803.206.885.912 22,94 295.655.335.653 15,07 507.551.550.259 7,87

B. Vốn chủ
sở hữu 459.952.057.917 13,14 1.443.254.542.516 73,58 (983.302.484.599) (60,44)

Tổng
nguồn vốn 3.500.623.292.112 100,00 1.961.370.457.724 100,00 1.539.252.834.388

(Nguồn: tính toán dựa và BCTC năm 2020 của Công ty Mai Linh và Vinasun)

Qua bảng phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn của 2 công ty taxi Mai Linh và Vinasun có sự
khác nhau. Công ty Mai Linh có tỷ trọng nợ phải trả là 86,86%, gấp 6,6 lần tỷ trọng của vốn
chủ sở hữu là 13,14%. Trong nợ phải trả, tỷ trọng của nợ ngắn hạn là 63,92% lớn hơn tỷ trọng
nợ dài hạn là 22,94%. Về công ty Vinasun, tỷ trọng nợ phải trả chỉ là 26,42%, trong khi tỷ
trọng vốn chủ sở hữu là 73,58%, lớn gấp 2,7 lần. Trong nợ phải trả, tỷ trọng nợ dài hạn và tỷ
trọng nợ ngắn hạn gần như tương đương nhau. Sự khác biệt đó cho thấy phương hướng và kết
quả kinh doanh của 2 công ty là khác nhau. Công ty Mai Linh tập trung đầu tư vào các hợp
đồng kinh doanh ngắn hạn trong khi công ty Vinasun lại đầu tư song song các hạng mục dài
hạn và ngắn hạn. Kết quả là công ty Mai Linh bị thua lỗ nặng nề, khiến cho tỷ trọng vốn chủ
sở hữu trên tổng nguồn vốn rất thấp, chỉ đạt 13,14%. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà quản lý

5
công ty Mai Linh cần thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để công ty thoát khỏi tình
trạng bị thua lỗ.

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch cuối năm so với đầu
năm

+/- Tỷ lệ(%)

1. Vốn vay 1.154.419.650.737 1.108.488.558.109


(45,931,092,628) 3,98

0,836 0,869 0,033 3,94


2. Hệ số nợ so
với TS (lần)

0,164 0,131 (0,033) (20,12)


3. Hệ số tự tài
trợ TS (lần)

6,085 7,611 1,526 25,1


4. Hệ số TS so
với VCSH

0,319 0,317 (0,002) (0,63)


5. Vốn vay/
tổng NV

0,108 0,118 0,01 9,26


6. Phải trả
người bán /
Tổng NV

(Nguồn: tính toán dựa vào BCTC năm 2019, 2020 của công ty Mai Linh)

- Tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn cũng có xu hướng biến động giảm nhẹ, năm 2019 là
0.319 và năm 2020 là 0.317 nhưng vẫn rất thấp, cho biết chi phí lãi vay thấp và doanh nghiệp
đang không được lợi về thuế TNDN.( Chi phí lãi vay được khấu trừ thuế TNDN )

- Tỷ lệ Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn đang là rất thấp cho thấy doanh nghiệp đang
được hưởng nhiều khoản chiết khấu có lợi từ người bán. Tuy nhiên, trị số này cũng phản ánh
doanh nghiệp đang rất hạn chế trong việc chiếm dụng vốn - việc vốn dĩ rất có lợi cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp

6
II. Phân tích mối quan hệ giữa TS và NV

1. Hệ số nợ so với tài sản = NPT/(Tổng tài sản)

Qua bảng phân tích cho thấy hệ số nợ của công ty so với TS có xu hướng tăng: đầu năm là
0,836 nhưng đến cuối năm tăng lên thành 0,869, với tốc độ tăng 3,94 %. Chỉ tiêu này có trị
số càng cao gần bằng một (=1), cho thấy DN chủ yếu huy động nợ để mua sắm tài sản, phần
còn lại được tài trợ bằng VCSH. Điều này khiến cho tình trạng rủi ro tài chính của DN càng
lớn. Do đó, nếu DN tiếp tục duy trì hệ số này ở mức cao thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong
việc huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài.

2. Hệ số tự tài trợ TS = VCSH/(Tổng TS)

Cùng với đó hệ số tự tài trợ TS có xu hướng giảm từ 0,164 còn 0,131 với tốc độ giảm là
20,12%. Chỉ tiêu này khá xa 1 => Khả năng độc lập tài chính của DN chưa cao khi mà 100đ
tài sản chỉ được tài trợ bởi 13,1 đ VCSH. Điều đó cho thấy, cho thấy những tài sản mà DN
mua sắm được tài trợ từ ít VCSH, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ khiến
cho DN giảm sự độc lập về mặt tài chính.

3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = (Tổng TS)/VCSH

Tuy TS và VCSH đều giảm trong năm 2020 nhưng do mức độ giảm của VCSH mạnh hơn
mức độ giảm của TS nên chỉ tiêu hệ số tài sản so với VCSH có xu hướng tăng từ 6,085 lên
7,611, cụ thể là tăng 25,1% . Cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty càng ngày
càng giảm, VCSH không đủ để đầu tư toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, rủi ro DN
ngày càng tăng.

NXET: Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ko có chiều
hướng tích cực, khi mà 2 chỉ số Hệ số nợ so với TS (lần) và Hệ số TS so với VCSH ở mức
cao, còn Hệ số tự tài trợ TS thì thấp. Do vậy mà DN có đòn bẩy tài chính lớn nhưng khả năng
độc lập về tài chính còn thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp
cần đưa ra các biện pháp để điều chỉnh các chỉ số này, bằng cách giảm các khoản nợ phải trả,
tăng vốn chủ sở hữu, phát hành thêm cổ phiếu,..

7
Chỉ tiêu 2020 So sánh

Mai Linh VinaSun

1. Vốn vay 1.108.488.558.109


296.608.560.477 811.879.997.632

2. Hệ số nợ so 0,869 0,264 0,605


với TS (lần)

3. Hệ số tự tài 0,131 0,736 (0,605)


trợ TS (lần)

7,611 1,359 (6,252)


4. Hệ số TS so
với VCSH (lần)

0,317 0,151 0,165


5. Vốn vay/
tổng NV

(Nguồn: tính toán dựa và BCTC năm 2020 của Công ty Mai Linh và Vinasun)

So sánh 2 công ty cùng ngành nghề là Mai Linh và VinaSun, ta thấy hệ số nợ so với TS của
Mai Linh là 0,869 lần, cao hơn 0,605 lần so với VinaSun, hệ số tự tài trợ thì ngược lại. Còn hệ
số TS so với VCSH của Mai Linh là 7,611 lần, thấp hơn 6,252 lần so với VinaSun. Nguyên
nhân là do VCSH của Mai Linh thấp hơn tổng nợ phải trả, còn VCSH của công ty VinaSun thì
cao hơn nợ phải trả. Do đó, ta thấy rằng, quy mô vốn của VinaSun không lớn bằng Mai Linh
nhưng có sự độc lập về tài chính tốt hơn Mai Linh, khi mà đa phần tài sản của DN này được
tài trợ bằng VCSH. Tuy taxi Mai Linh là một công ty lớn nhưng lại vay nợ khá nhiều. Điều
này có thể làm tăng đòn bẩy tài chính của công ty nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có thể
thấy sai lầm bắt nguồn khi taxi Mai Linh không tiếc tiền của làm thương hiệu và đầu tư dàn
trải khắp 54 tỉnh, thành trong cả nước trong khi nguồn lực còn rất hạn chế và vốn đầu tư chủ
yếu là nợ vay với lãi suất cao; Mai Linh còn có mặt cả ở những khu vực mà việc kinh doanh
chắc chắn sẽ không có lời do nhu cầu ít, hiệu suất khai thác thấp. Do đó mà lợi nhuận thu
được khó có thể bù đắp được chi phí lãi vay. Thứ hai là năng lực quản trị tài chính còn kém
khi các chỉ số tài chính của công ty như đều cho thấy trước đó tình hình tài chính rất rủi ro
nhưng vẫn không hề có giải pháp khắc phục mà vẫn để tình trạng này tiếp diễn trong năm sau.
Vì vậy muốn cải thiện tình hình tài chính trong những năm sau, trước hết công ty cần phải
giảm số nợ vay, đặc biệt là phần vay với lãi suất cao, giảm đầu tư dàn trải và chỉ tập trung vào
thị trường có hiệu quả.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính công ty Mai Linh: https://mailinh.vn/tap-doan-mai-linh.html


2. Báo cáo tài chính công ty Vinasun: https://vinasun.vn/co-dong/bao-cao-tai-chinh
3. Nguyễn Văn Công. 2020. Giáo trình Phân tích kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân

You might also like