You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng


2.1.1. Thông tin thhị trường Việt Nam hiện nay.
Thị trường điện Việt Nam hiện tại chủ yếu do Chính phủ quản lý thông qua Bộ Công
Thương và được các tập đoàn nhà lớn vận hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là
đơn vị sản xuất điện chính tại Viêt Nam, và giữ vị trí độc quyền trong việc phân phối và
bán lẻ điện tại Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành điện đã có những đóng góp quan trọng cho yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.
Cụ thể, đầu tư xây dựng hạ tầng, cung cấp điện (nguồn điện và lưới điện) có sự phát triển
mạnh mẽ, điện lưới quốc gia được đưa tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo; 100% xã, 99,6% hộ dân được tiếp cận với điện lưới quốc gia.
Chất lượng điện được nâng cao, các chỉ số kinh tế, kỹ thuật, an toàn về điện được cải
thiện; việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày một được quan tâm.
Bên cạnh đó, theo EVN, với diễn biến giá nhiên liệu trong năm và nếu căn cứ kế hoạch
vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công thương phê duyệt từ đầu năm nay, thì kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của tập đoàn có thể lỗ lên tới 64.805 tỉ đồng.
Nguyên nhân lỗ do giá nhiên liệu đầu vào như than, khí đốt… tăng mạnh khiến chi phí
của các nhà máy sản xuất điện tăng, làm tăng chi phí mua điện trên thị trường.
Tăng giá điện có thể ảnh hưởng đến thị trường theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là
một số ảnh hưởng có thể xảy ra:
1. Tác động đến chi phí sản xuất: Nếu giá điện tăng, các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện
trong quá trình sản xuất sẽ phải trả nhiều hơn cho điện, làm tăng chi phí sản xuất của họ.
Điều này có thể dẫn đến tăng giá sản phẩm hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Tác động đến chi tiêu của người dân: Nếu giá điện tăng, các hộ gia đình sử dụng nhiều
điện sẽ phải trả nhiều hơn cho tiền điện hàng tháng, làm giảm khả năng chi tiêu của họ
cho các nhu cầu khác.
3. Tác động đến lạm phát: Nếu giá điện tăng, giá thành sản xuất các mặt hàng sử dụng
nhiều điện sẽ tăng, và đây có thể làm tăng lạm phát trong nền kinh tế.
4. Tác động đến các công ty điện: Tăng giá điện có thể làm tăng doanh thu và lợi nhuận
của các công ty điện, nhưng cũng có thể dẫn đến sự phản đối từ phía khách hàng hoặc các
nhà sản xuất sử dụng nhiều điện. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của
các công ty điện.
2.1.2 Thông tin thị trường điện trong năm năm gần đây.

Sản lượng điện tiêu thụ (đơn vị: tỷ kWh)

30
25
20
15
10
5
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Năm 2022:
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 226.51 tỷ kWh
Tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ
thống (10/2022) như sau:
+ Do nước về khu vực miền Trung và miền Nam tốt nên tổng sản lượng thủy điện huy
động cao hơn kế hoạch, đạt 82,42 tỷ kWh, chiếm 36,5%.
+ Nhiệt điện than đạt 86,56 tỷ kWh, chiếm 38,3%. + Tua bin khí đạt 23,87 tỷ kWh, chiếm
10,8%.
+ Năng lượng tái tạo đạt 29,87 tỷ kWh, chiếm 13,2% (trong đó điện mặt trời đạt 22,65 tỷ
kWh, điện gió đạt 6,91 tỷ kWh).
+ Điện nhập khẩu đạt 2,68 tỷ kWh, chiếm 1,2%.

Hình 1: Cơ cấu nguồn điện tháng 10/2022


Giá thị trường điện tiếp tục duy trì mức giá cao, cụ thể như sau:
- Giá mua điện bình quân của các nhà máy điện tính tại điểm mua bán điện trong tháng
10/2022 duy trì ở mức cao: 1.762 đồng/kWh (chưa gồm: tổn thất trên hệ thống điện);
- Giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phân phối bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 282,46 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phụ trợ quản lý ngành theo điện thương phẩm là 7,24 đồng/kWh.
Năm 2021:
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 252.28 tỷ kWh.
Cơ cấu nguồn điện tháng 12/2021 như sau:
+ Thủy điện chiếm 31,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Nhiệt điện than chiếm 45,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Tua bin khí chiếm 10,6% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Năng lượng tái tạo chiếm 11,6% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Nhiệt điện dầu huy động không đáng kể, đạt 02 triệu kWh.
+ Điện nhập khẩu chiếm 0,6% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Hình 2: Cơ cấu nguồn điện tháng 12/2021

Giá thị trường điện tiếp tục duy trì mức giá cao, cụ thể như sau:
- Giá mua điện bình quân của các nhà máy điện tính tại điểm mua bán điện trong tháng
12/2021: 1.578 đồng/kWh (chưa gồm: tổn thất trên hệ thống điện).
- Giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phân phối bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 282,46 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phụ trợ quản lý ngành theo điện thương phẩm là 7,24 đồng/kWh.
Năm 2020:

Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 221.826 tỷ kWh.

Cơ cấu nguồn điện tháng 12 năm 2020:

+ Thủy điện: 6,29 tỷ kWh chiếm khoảng 30,9%;

+ Nhiệt điện than: 10,176 tỷ kWh, chiếm khoảng 50%;

+ Tubin khí: 2,599 tỷ kWh, chiếm khoảng 12,8%;

+ Năng lượng tái tạo: 1,017 tỷ kWh chiếm khoảng 4,7%

+ Điện nhập khẩu: đạt 0,269 tỷ kWh, chiếm khoảng 1,3%.

+ Nguồn khác: 0,058 tỷ kWh, chiểm khoản g 0,3%.

Giá thị trường điện tháng 12 tiếp tục duy trì mức giá cao, cụ thể như sau:

- Giá mua điện bình quân của các nhà máy điện tính tại điểm mua bán điện trong tháng
12: 1.290 đồng/kWh (chưa gồm: tổn thất trên hệ thống điện).
- Giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 102,36 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phân phối bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 288,99 đồng/kWh.
- Giá thành khâu phụ trợ quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,88 đồng/kWh

Năm 2019:

Sản lượng điện sản xuất


Hìnhtoàn
3: Cơhệcấu
thống đạtđiện
nguồn 228.61 tỷ kWh.
thnags 12/2020
Trong tháng 12/2019, mực nước tại các hồ thủy điện thấp nhất trong nhiều năm gần đây,
hệ thống huy động các nhà máy thủy điện đảm bảo yêu cầu hạ du theo quy định điều tiết
liên hồ chứa.

Các nhà máy nhiệt điện được huy động cao nhằm tích nước các hồ chứa thủy điện, các
nguồn điện chạy dầu của nhà máy điện ô môn cũng đã được huy động để tiết kiệm thủy
điện.

Cơ cấu nguồn điện tháng 12 năm 2019:

+ Thủy điện chiếm 18,3% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Nhiệt điện chiếm 60,3% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Tua bin khí + đuôi hơi, chạy dầu chiếm 17% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ
thống.
+ Năng lượng tái tạo chiếm 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Hình 4: Cơ cấu nguồn điện tháng 12/2019


Các nhà máy nhiệt điện tiếp tục được huy động cao nên giá thị trường điện được duy trì
cao, cụ thể:
+ Giá mua điện bình quân: 1.439 đ/kWh
+ Giá truyền tải: 104đ/kWh
+ Giá phân phối bán lẻ: 292,11 đ/kWh
+ Giá dịch vụ phụ trợ: 7,32 đ/kWh
Cả nước được tiếp tục được đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt với chất lượng
an toàn và ổn định.
Năm 2018:
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 214.17 tỷ kWh.
Trong tháng 12 các nhà máy thủy điện được huy động nhằm đảm bảo yêu cầu hạ du và
tuân thủ quy trình điều tiết liên hồ chứa và chủ yếu huy động nhà máy thủy điện miền Bắc
để giảm xả thừa các nhà máy miền Nam được huy động nhằm đảm bảo khả dụng và an
ninh cung cấp điện cho miền Nam đồng thời tận dụng truyền tải Bắc – Trung
Cơ cấu nguồn điện tháng 12 năm 2018:
+ Thủy điện 27,5% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Nhiệt điện 51,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Tua bin khí + đuôi hơi, chạy dầu 18,7% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
+ Nhập khẩu 2% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Hình 5: Cơ cấu nguồn điện tháng 12/2018

Giá thị trường điện tiếp tục duy trì cao, cụ thể:
+ Giá mua điện bình quân: 1.410 đ/kWh (Chưa gồm tổn thất trên hệ thống điện)
+ Giá truyền tải: 104 đ/kWh
+ Giá phân phối bán lẻ: 292,11 đ/kWh
+ Giá dịch vụ phụ trợ: 7,32 đ/kWh
Hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, nguồn điện được đảm bảo an toàn liên tục, chất
lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Thị trường điện Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á, với nhu
cầu sử dụng điện tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thị trường này còn đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức, cần được giải quyết.

2.2. Những thuận lợi, khó khắn và nguyên nhân.


2.2.1 Thuận lợi
 Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng: Thị trường điện Việt Nam đang phát triển nhanh
chóng, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020.
Tốc độ tăng trưởng này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện Việt
Nam trong những năm qua.
 Nhu cầu sử dụng điện tăng cao: Với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, nhu
cầu sử dụng điện của Việt Nam đang tăng cao. Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam sẽ tăng trung bình 8-10%/năm trong
thời gian tới.
 Đầu tư vào hạ tầng điện: Chính phủ Việt Nam đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện để
đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân và các doanh nghiệp. Các dự án điện
lớn như dự án thủy điện Sơn La, dự án thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi...
đã được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực.
 Tiềm năng phát triển điện mặt trời: Việt Nam có tiềm năng phát triển điện mặt trời
rất lớn, với mức bức xạ mặt trời trung bình hàng năm ở mức 1.500-2.600 giờ.
Nhiều dự án điện mặt trời lớn đã được triển khai và giúp tăng cường nguồn cung
điện cho thị trường.
 Thu hút đầu tư nước ngoài: Thị trường điện Việt Nam thu hút được sự quan tâm
của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào tiềm năng phát triển và nhu cầu sử dụng
điện tăng cao. Nhiều doanh nghiệp điện lớn của nước ngoài đã tham gia vào thị
trường này như Chevron, AES, Marubeni...
 Chính sách ưu đãi của chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu
đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện như giảm thuế,
miễn thuế nhập khẩu... Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong ngành điện phát triển và mở rộng hoạt động.
 Cải cách cơ chế giá điện: Chính phủ Việt Nam đã có những cải cách cơ chế giá
điện nhằm tăng cường tính cân đối và đảm bảo bền vững của thị trường. Các biện
pháp cải cách bao gồm tăng giá điện bình quân, giảm giá điện cho các doanh
nghiệp sản xuất, giảm giá điện cho người nghèo... Các cải cách này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp điện.
 Tiên tiến về công nghệ: Thị trường điện Việt Nam đã tiến hành đầu tư và sử dụng
các công nghệ tiên tiến như điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện khí đốt... Điều
này giúp tăng cường sức mạnh và tính đa dạng của nguồn cung điện, đồng thời
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
 Phát triển thị trường phát điện độc lập: Thị trường phát điện độc lập đang phát triển
mạnh mẽ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án phát điện độc
lập và bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này giúp tạo ra thêm nguồn
thu nhập cho các doanh nghiệp và đồng thời đóng góp vào việc đảm bảo nguồn
cung điện ổn định cho thị trường.
2.2.2 Khó khăn
 Chất lượng điện không ổn định và sự cố lưới điện thường xuyên xảy ra.
 Nhà máy điện lớn chủ yếu do nhà nước quản lý, thiếu sự cạnh tranh và khó
khăn trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện độc lập.
 Giá điện thấp hơn giá sản xuất, gây khó khăn cho các nhà sản xuất điện độc lập.
 Khó khăn trong thu hồi nợ và phải đối mặt với rủi ro tài chính do sự chậm trễ
trong thanh toán tiền điện của khách hàng.
 Tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống
và đang cần đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.
2.2.3 Nguyên nhân
 Thiếu đầu tư vào hạ tầng lưới điện, đặc biệt là hạ tầng điện lực phát, dẫn đến
chất lượng điện không ổn định và sự cố lưới điện thường xuyên xảy ra.
 Sự chậm trễ trong việc đưa ra các chính sách, quy định và cơ chế thị trường phù
hợp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện độc lập.
 Các nhà máy điện lớn chủ yếu do nhà nước quản lý, thiếu sự cạnh tranh và khó
khăn trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện độc lập.
 Khó khăn trong thu hồi nợ và phải đối mặt với rủi ro tài chính do sự chậm trễ
trong thanh toán tiền điện của khách hàng.
 Sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, như than đá và dầu mỏ,
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tăng chi phí sản xuất.
Nguồn tài liệu tham khảo :
Kế hoạch Phát triển Năng lượng Tái tạo Việt Nam đến năm 2030 với tầm nhìn đến năm
2050 (RE-EEP) của Bộ Công Thương Việt Nam. được download tại địa chỉ
https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/2018/10/QD2068_signed.pdf
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VNCS – BP PHÂN TÍCH NGÀNH, BÁO CÁO NGÀNH
ĐIỆN VIỆT NAM, được download tại địa chỉ
https://static1.vietstock.vn/edocs/Files/2020/07/27/bao-cao-nganh-dien-viet-
nam_20200727085450.pdf
Vietnam Electricity (EVN). (2021). Giá bán điện của EVN tăng từ 1/3/2021. Retrieved
from https://www.evn.com.vn/evn/detailtin.do?code=332&articleId=13777
Dương, H. (2020). Tăng giá điện làm tăng lạm phát, khó hội nhập. Retrieved from
https://nld.com.vn/kinh-te/tang-gia-dien-lam-tang-lam-phat-kho-hoi-nhap-
20201202112142504.htm
VnExpress. (2021). Bộ Công Thương nói về việc tăng giá điện. Retrieved from
https://vnexpress.net/bo-cong-thuong-noi-ve-viec-tang-gia-dien-4248553.html
Thông tin thị trường điện: Thông tin thị trường điện tháng 12/2020 (evn.com.vn)

You might also like